Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Tiểu luận hợp đồng mua bán hàng hóa – Tài liệu text

Đăng ngày 01 October, 2022 bởi admin

Tiểu luận hợp đồng mua bán hàng hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.02 KB, 38 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cuộc sống luôn luôn vận động không ngừng kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường bao gồm sự trao đổi, mua bán của nhiều loại
hình dịch vụ và hàng hóa. Đặc biệt, hoạt động mua bán hàng hóa chiếm phần lớn trong
hoạt động của nền kinh tế.
Việc trao đổi mua bán hàng hóa là hoạt động chính trong hoạt động thương mại, là
cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, không chỉ giới hạn ở phạm vi một quốc gia mà còn mở
rộng ra cả các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới. Khi hai bên tiến hành mua bán hàng
hóa với nhau thì nảy sinh một hình thức được hai bên thỏa thuận có thể bằng miệng, bằng
văn bản, bằng email, fax mà người ta gọi là hợp đồng mua bán hàng hoá. Hợp đồng
mua bán hàng hóa rất phong phú, được điều chỉnh bởi nhiều nguồn luật và khá phổ biến
trong hoạt động kinh doanh của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào. Trong hệ thống pháp luật
nước ta đã có những quy định cụ thể về sự điều chỉnh quan hệ hợp đồng ngay từ Pháp
lệnh hợp đồng kinh tế 1989, tiếp đến là Bộ luật Dân sự 1995, Luật Thương mại 1997 và
hiện tại tiêu biểu là hai văn bản pháp luật mới được ban hành: Bộ luật dân sự 2005 và
Luật Thương mại 2005. Vì vậy, có thể nói hợp đồng mua bán hàng hóa là một nội dung
không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh.
Việc nắm vững, hiểu rõ các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hoá sẽ
giúp các chủ thể kinh doanh ký kết và thực hiện hợp đồng được thuận lợi, an toàn và hiệu
quả, tránh các tranh chấp.
1
MỤC LỤC
Trang
NHẬN XÉT 1
MỤC LỤC 2
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4
I/ Một số khái niệm 5
II/ Một số quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa 7
III/ Mục đích chủ thể hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại 8
IV/Hình thức và nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa 8

CHƯƠNG II:MỘT SỐ LƯU Ý TRONG HỢP ĐỒNG 20
I/ Về tạo lập hợp đồng 21
II/ Về thực hiện hợp đồng 23
III/ Hạn chế và giải pháp 29
CHƯƠNG III: HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THỰC TẾ 32
I/Ví dụ 33
II/Phân tích 35
LỜI KẾT 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
2
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN
3
I. Một số khái niệm:
1.Hợp đồng:
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hợp đồng đã trở thành một khái niệm khá quen
thuộc đối với mọi người. Chúng ta có thể định nghĩa hợp đồng một cách chung nhất như
sau: “Hợp đồng là một cam kết thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên (pháp nhân) để làm
hoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp luật. Hợp đồng thường gắn liền
với dự án, trong đó một bên thỏa thuận với các bên khác thực hiện dự án hay một phần dự
án cho mình. Và cũng giống như dự án, có dự án chính trị xã hội và dự án sản xuất kinh
doanh, hợp đồng có thể là các thỏa ước dân sự về kinh tế (hợp đồng kinh tế) hay xã hội”
(1)
Ở Việt Nam, hợp đồng được pháp luật quy định trong Bộ luật Dân sự: “Hợp đồng dân
sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ
dân sự.”
(2)
. Trong đó, nghĩa vụ dân sự là việc theo đó bên có nghĩa vụ phải chuyển giao
vật chất chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc
không thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của bên có quyền. Như vậy, khái niệm hợp

đồng dân sự được quy định trong bộ luật dân sự là khái niệm gốc về hợp đồng, nó bao
trùm lên tất cả các loại hợp đồng cụ thể phát sinh trong các lĩnh vực chuyên biệt như bất
động sản, sở hữu trí tuệ, thương mại, lao động… Căn cứ vào đối tượng hợp đồng, các
quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia giao kết hợp đồng mà Bộ luật Dân sự quy
định một số loại hợp đồng thông dụng như: hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng thuê tài
sản, hợp đồng vay tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng ủy quyền…
2. Hợp đồng kinh tế:
Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết
về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định
rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Hợp đồng kinh tế được ký kết giữa: Pháp nhân với pháp nhân; Pháp nhân với cá nhân
có đăng ký kinh doanh. Hợp đồng kinh tế được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có
lợi, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp
luật. Hợp đồng kinh tế được ký kết bằng văn bản, tài liệu giao dịch: công văn, điện báo,
đơn chào hàng, đơn đặt hàng.
Hợp đồng kinh tế được coi là đã hình thành và có hiệu lực pháp lý từ thời điểm các
bên đã ký vào văn bản hoặc từ khi các bên nhận được tài liệu giao dịch thể hiện sự thoả
thuận về tất cả những điều khoản chủ yếu của hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy
định khác đối với từng loại hợp đồng kinh tế.
1
http://luathopdong.com/thong-tin/kien-thuc-ve-hop-dong/1619-khai-niem-ve-hop-dong.html
2
Điều 388, Bộ luật Dân sự, 2005.
4
Như vậy, hợp đồng kinh tế thể hiện mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể ký kết. Đây
là mối quan hệ được xác lập một cách tự nguyện, bình đẳng thông qua văn bản.
3. Hợp đồng thương mại:
Trong Luật thương mại Việt Nam không có khái niệm Hợp đồng thương mại, nhưng
có thể hiểu: Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa

thuận giữa hai hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc các chủ
thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các
bên trong việc thực hiện hoạt động thương mại
(3)
.
Các hoạt động thương mại ở đây được xác định: hoạt động thương mại thực hiện trên
lãnh thổ Việt Nam; hoạt động thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam trong
trường hợp các bên thỏa thuận chọn áp dụng Luật này hoặc Luật nước ngoài, điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên; hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi của một bên
trong giao dịch với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên
thực hiện hoạt động không nhằm mục đích sinh lợi đó áp dụng luật này
(4)
.
4. Hợp đồng mua bán hàng hóa:
Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực hiện dựa trên cơ sở thuận mua vừa
bán, tức là dựa trên cơ sở thống nhất ý chí giữa các bên. Sự thống nhất ý chí (hay còn gọi
là sự thỏa thuận) đó được gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng
hóa có bản chất là hợp đồng mua bán nói chung. Đó là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm
xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ trong quan hệ mua bán dù là mua bán
hàng hóa trong thương mại hoặc mua bán hàng hóa trong dân sự thì bản chất của nó
không có gì thay đổi. Một hợp đồng có thể là sự thỏa thuận về việc mua bán hàng hóa ở
hiện tại hoặc mua bán hàng hóa sẽ có ở một thời điểm nào đó trong tương lai. Bất cứ khi
nào một người mua bán hàng hóa bằng tiền hoặc phương thức thanh toán khác và nhận
quyền sở hữu hàng hóa khi đó hình thành nên quan hệ mua bán hàng hóa.
Mua bán hàng hóa theo pháp luật Việt Nam: Mua bán hàng hoá là hoạt động thương
mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua
và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở
hữu hàng hoá theo thỏa thuận.
(5)
Từ khái niệm trên, ta có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại văn bản có

tính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cánh bình đẳng, tự nguyện
giữa các chủ thể nhằm xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt một quan hệ trao đổi hàng hóa.
3
http://luathopdong.com/thong-tin/kien-thuc-ve-hop-dong/1611-hop-dong-thuong-mai-la-gi html
4
Điều 1, Luật Thương mại 2005.
5
Điều 3, Luật thương mại, 2005
5
Trong đó hàng hóa là đối tượng của hợp đồng, nó là sản phẩm của quá trình lao động,
được sản xuất ra nhằm mục đích mua bán, trao đổi để thoả mãn các nhu cầu của xã hội,
thông qua trao đổi và mua bán sản phẩm của lao động đã nối liền sản xuất với tiêu dùng
bằng khâu phân phối lưu thông mà nội dung pháp lý của nó chính là Hợp đồng mua bán
hàng hoá.
Hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm:
• Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước.
• Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng ngoại thương).
II. Một số quy định pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa:
1. Chủ thể của hợp đồng:
Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa là các bên tham gia giao kết và thực
hiện hợp đồng. Theo Bộ luật Dân sự thì các bên có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình,
tổ hợp tác trong đó pháp nhân được chia thành nhiều loại: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ
trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính
trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ
thiện, tổ chức khác có đầy đủ điều kiện quy định tại điều 84 Bộ luật Dân sự.
Đối với quan hệ hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì còn có sự tham gia của: cơ quan,
tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc người Việt Nam ở nước ngoài. Các chủ thể nêu trên đều
có quyền tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng để đạt được quyền lập hợp pháp của
mình.
Theo luật thương mại 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa có chủ thể chủ yếu là

thương nhân. Thương nhân bao gồm: Tổ chức kinh tế được thành lập một cách hợp pháp,
cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng kí kinh doanh.
Về mặt hình thức cá nhân tổ chức kinh tế sau khi đăng kí kinh doanh trở thành thương
nhân và có quyền tham gia kí kết thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa đáp ứng mục
đích lợi nhuận của mình.
2.Đối tượng của hợp đồng:
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì cả bên mua và bên bán đều hướng tới hàng hóa
do đó hàng hóa là đối tượng của hợp đồng. Hàng hóa ở đây bao gồm tất cả các loại tài sản
được phép tự do lưu thông và không nằm trong danh mục bị cấm lưu thông theo quy định
của pháp luật.
Hiểu theo nghĩa thông thường thì hàng hóa là sản phẩm lao động của con người, được
tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu con người. Dưới vấn đề pháp lý, Luật Thương mại 2005
đưa vào phạm vi điều chỉnh các quan hệ mua bán có các đối tượng hàng hóa như sau:
Hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản được hình thành trong tương
6
lai và những vật gắn liền với đất đai
(6)
. Bộ luật Dân sự năm 2005 (Điều 163, Điều 174)
giải thích rõ ràng tài sản bao gồm là vật, tiền, giấy tờ có giá trị và các quyền tài sản. Vật
gồm có động sản và , là các tài sản bao gồm:
– Đất đai
– Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kế cả các tài sản gắn liền với nhà,
công trình xây dựng đó;
– Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
– Các tài sản khác do pháp luật quy định(ví dụ: các công trình xây dựng ở thềm lục
địa )
Động sản là những tài sản không phải là , như tiền, giấy tờ có giá như
sách, bút, ti vi, tủ lạnh…có thể trao đổi mua bán được.
Nếu đối tượng hợp đồng mua bán là vật thì vật đó phải được xác định rõ, ví dụ tính
chất của vật là vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng bộ hay vật tươi sống; kích thước, mầu

sắc, số lượng, trọng lượng, thể tích của vật….
Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng nhấn mạnh tới một loại đối tượng đặc biệt, còn gọi là
hàng hóa đặc biệt của hợp đồng mua bán, đó là quyền tài sản. Quyền tài sản là quyền trị
giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí
tuệ
7
. Quyền tài sản bao gồm:
– Quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, ví dụ như quyền sao chép tác phẩm; quyền
phân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm; quyền cho thuê bản gốc hoặc bản sao
chương trình máy tính…
– Quyền tài sản phát sinh từ quyền sở hữu công nghiệp, ví dụ như quyền tài sản đối
với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp
– Quyền tài sản phát sinh từ quyền đối với giống cây trồng, quyền đòi nợ, quyền
được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm, quyền tài sản đối với phần vốn góp
trong doanh nghiệp, quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng và các quyền tài sản hợp pháp
khác;
– Quyền sử dụng hạn chế liền kề.
Cần lưu ý rằng, Luật thương mại không coi đất đai – quyền sử dụng đất là hàng hóa
trong thương mại điều này phù hợp với Luật đất đai: “Đất đai thuộc quyền sở hữu của
toàn dân do nhà nước đại diện là chủ sở hữu”(điều 5 luật đất đai 2003).
6
Khoản 2, Điều 3, Luật Thương mại năm 2005.
7
Điều 181, Bộ luật Dân sự 2005.
7
Song một vấn đề đặt ra là nhà, công trình xây dựng luôn tồn tại cùng đất đai. Vậy hợp
đồng mua bán hàng hóa là nhà, công trình gắn liền với đất đai không chỉ chịu sự điều
chỉnh của Luật thương mại, luật dân sự mà còn chịu sự điều chỉnh của luật
và luật đất đai. Đây cũng là một vấn đề phức tạp trong việc áp dụng pháp luật đối với việc
mua bán hàng hóa gắn liền với đất đai.

Tóm lại, đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ là động sản (kể cả động sản
hình thành trong tương lai) và (trừ đất đai), còn các loại tài sản khác như
tiền, giấy tờ có giá (cổ phiếu, trái phiếu) và các quyền tài sản, luật thương mại không đưa
vào phạm vi điều chỉnh do đó việc mua bán những loại tài sản này không chịu sự điều
chỉnh của luật thương mại.
III.Mục đích của chủ thể hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại:
Mục đích của chủ thể hợp đồng thường được xác định thông qua tư cách pháp lý của
chủ thể khi giao kết hợp đồng do đó chủ thể mua hàng hóa thương mại không nhất thiết là
thương nhân (mà có thể chỉ bên bán là thương nhân), nên lợi nhuận chỉ có thể là mục đích
của một bên chủ thể hợp đồng.
Để xác định mục đích của các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa thì ta phải
xem xét từng trường hợp:
– Trường hợp 1: Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhân và thương nhân.
Trường hợp này các thương nhân thực hiện việc mua bán hàng hóa đồng nghĩa với việc
thực hiện hoạt động thương mại nhằm mục đích sinh lời.
+ Ví dụ: Công ty gang thép Thái Nguyên (bên bán) kí hợp đồng mua bán sắt
thép xây dựng với công ty xây dựng CIENCO 5 (bên mua). Mục đích bên bán là bán sắt
thép để kiếm lời còn mục đích bên mua là mua sắt thép xây nhà kiếm lời.
– Trường hợp 2: Hợp đồng mua bán hàng hóa với các cơ quan tổ chức cá nhân
không phải là thương nhân. Trường hợp này chỉ có bên thương nhân nhằm mục đích kiếm
lời còn bên không phải thương nhân hướng tới nhu cầu thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hoặc
tiêu dung.
+ Ví dụ: Trường đại học Ngân Hàng TP HCM (bên mua) kí hợp đồng mua màn
hình máy vi tính với công ty điện tử X (bên bán). Trong quan hệ này chỉ có công ty X
hướng tới mục đích kiếm lợi nhuận còn trường đại học Ngân hàng TP HCM hướng tới
mục đích tiêu dùng (sử dụng).
IV. Hình thức và nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa:
1.Hình thức:
Về hình thức, hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thiết lập theo cách thức nào mà
hai bên thể hiện được sự thỏa thuận mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa có

thể được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể giữa các bên giao kết. Trong
8
trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải thiết lập hợp đồng mua bán hàng
hóa bằng văn bản. Điếu 24, Luật thương mại cũng quy định:
– Hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập bằng lời nói bằng văn bản hoặc được xác
lập bằng hành vi cụ thể.
– Đối với các hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được xác lập
bằng văn bản thì phải tuân theo quy định đó.
Các hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên
tham gia quan hệ mua bán hàng hóa có thể lựa chọn hình thức phù hợp nhất đảm bảo
quyền lợi của mình.
2.Nội dung:
Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập quyền và
nghĩa vụ của họ trong việc mua bán. Do đó, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa
trước hết là những điều khoản do các bên thỏa thuận các bên có quyền quyết định nội
dung của hợp đồng. Bởi quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng phát sinh chủ
yếu từ những điều khoản mà các bên đã thỏa thuận. Vì vậy, các bên thỏa thuận các điều
khoản trong hợp đồng càng rõ ràng bao nhiêu thì càng thuận lợi trong việc thực hiện hợp
đồng bấy nhiêu.
Xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng pháp luật không giới hạn các điều khoản mà
các bên thỏa thuận với nhau. Pháp luật chỉ quy định nội dung chủ yếu của hợp đồng hoặc
các điều khoản mang tính khuyến nghị để định hướng các bên trong quá trình xác lập hợp
đồng.
Nội dung hợp đồng trước hết là những điều khoản mà các bên phải thỏa thuận với
nhau. Điều 402, Bộ luật Dân sự cũng chỉ quy định các bên “Có thể thỏa thuận” mà không
đòi hỏi các bên phải thỏa thuận theo những nội dung chủ yếu nào. Mặc dù nội dung chủ
yếu của hợp đồng mua bán hàng hóa có thể xác định được dựa trên những quy định mang
thính “khuyến nghị”, “định hướng” của pháp luật, thói quen và tập quán thương mại,
nhưng trong điều kiện nhận thức của nhà kinh doanh còn nhiều hạn chế, thì tiềm ẩn nguy
cơ pháp lý, những tranh chấp trong hoạt động mua bán hàng hóa đặc biệt là trong điều

kiện nước ta hiện nay.
Trên cơ sở quy định của Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, xuất phát từ tính chất
của quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, có thể thấy những điều khoản
quan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm
(8)
:
– Tên gọi của hàng hóa
8
http://luanvan.co/luan-van/phan-tich-nhung-dieu-khoan-chu-yeu-trong-hop-dong-kinh-te-mua-ban-hang-hoa-3473/
9
Trong điều khoản này, hàng hóa phải được ghi một cách đầy đủ, rõ ràng, chính xác, có
kèm theo tên thương mại. Nếu đối tượng của việc mua bán gồm nhiều mặt hàng, chủng
loại hàng khác nhau thì phải ghi rõ danh mục của mặt hàng đó. Danh mục các loại mặt
hàng này có thể được coi là phụ lục của hợp đồng.
– Số lượng hàng hóa
Đây là một trong những điều khoản quan trọng của hợp đồng bởi vì nó liên quan đến
việc xác định rõ đối tượng của hợp đồng mua bán cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của
các bên. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế việc lựa chọn đơn vị đo lường phải
căn cứ vào tính chất của hàng hóa, vào tập quán thương mại quốc tế đối với các mặt hàng
cụ thể.
Theo nguyên tắc, số lượng của hàng hóa có thể được xác định bởi một số liệu cụ thể
hoặc có thể được quy định trong một giới hạn. Ví dụ: số lượng gạo là đối tượng của việc
mua bán là 10.000 tấn (2%). Do tính chất của một số loại hàng hóa nên cần phải quy định
tỷ lệ dung sai, như đối với hàng hóa có sự bốc hơi hay có sự thay đổi độ ẩm.
Ngoài ra, các bên cần phải thỏa thuận rõ là có hay không tính trọng lượng của bao bì
và khối lượng của hàng hóa. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trong thực tế
bao giờ cũng nói rõ hai loại trọng lượng: trọng lượng cả bao bì và trọng lượng tịnh.
– Chất lượng của hàng hóa
Đây là điều khoản quan trọng nhất của mọi hợp đồng mua bán hàng hóa. Điều khoản
về chất lượng của hàng hóa là thỏa thuận của các bên liên quan đến việc xác định chất

lượng và cách thức kiểm tra chất lượng của hàng hóa. Thông thường điều khoản này cần
phải quy định cụ thể:
+ Thứ nhất, những yếu tố chủ yếu vể quy cách, phẩm chất của hàng hóa và
phương pháp xác định.
+ Thứ hai, nghĩa vụ của các bên trong việc xác định thời gian, địa điểm và cách
thức kiểm tra chất lượng. Thông thường địa điểm kiểm tra chất lượng của hàng hóa do
các bên tự thỏa thuận có tính đến tính chất của từng loại hàng và điều kiện giao hàng.
Hàng hóa có thể kiểm tra toàn bộ hay một phần theo xác suất tùy theo tính chất của hàng
hóa. Đối với hàng không đặc định thường kiểm tra theo xác xuất, đối với hàng đặc định
thì kiểm tra toàn bộ. Các bên có thể thuê các cơ quan chức năng hay các giám định viên
thực hiện việc kiểm tra chất lượng hàng hóa.
-Thời gian, địa điểm giao hàng
Đây là điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bởi vì nó liên
quan đến một số quyền và nghĩa vụ của các bên, thời điểm chuyển quyền sở hữu và rủi ro,
liên quan đến giá cả của hàng hóa.
10
Việc quy định địa điểm giao hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng không những về mặt
pháp lý mà còn trong khía cạnh thương mại bởi trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
cho phí vận chuyển trong nhiều trường hợp chiếm 40-50% giá trị của hàng hóa. Thông
thường địa điểm giao hàng do các bên quy định trong hợp đồng bằng cách lựa chọn điều
kiện giao hàng theo INCOTERMS (các điều khoản thương mại quốc tế).
– Giá cả
Điều khoản giá cả là điều khoản gắn liền với các điều khoản đối tượng hợp đồng. Giá
trong hợp đồng thường được xác định dựa trên những căn cứ như đơn giá, điều kiện cơ sở
tính giá, điều khoản bảo lưu về giá hàng hóa…
Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, giá cả cần phải được xác định trên cơ sở
giá quốc tế và xuất phát từ điều kiện giao hàng. Theo nguyên tắc giá cả cần phải được quy
định rõ, đúng và chính xác. Trong nhiều trường hợp người mua yêu cầu người bán ghi giá
ít hơn giá thực tế để trốn thuế nhập khẩu ở nước mình, hoặc ngược lại để tránh việc kiểm
soát ngoại tệ của nước mình, người mua cũng có thể yêu cầu người bán ghi giá cao hơn

giá thực tế để chuyển phần chênh lệch vào tài khoản của người mua ở nước ngoài.
Mặc dù pháp luật Việt Nam chưa có quy định về hậu quả pháp lý của việc hạ thấp hay
nâng cao giá ghi trong hợp đồng so với giá thực tế được các bên thỏa thuận, tuy nhiên
trong thực tiễn thương mại quốc tế, việc trong hợp đồng ghi giá không đúng với thực tế
thường dẫn đến việc hợp đồng không có hiệu lực pháp lý.
– Thanh toán
Thời hạn thanh toán cần phải quy định hết sức rõ ràng và chặt chẽ.
Khi thỏa thuận thời hạn thanh toán không bao giờ sử dụng từ “sau”. Ví dụ: Trong một
hợp đồng mua bán hàng thủy sản giữa 2 công ty quy định rằng người mua phải thanh toán
cho người bán sau 3 ngày tính từ ngày hàng đến cảng. Rõ ràng thời hạn thanh toán được
quy định không rõ ràng như trên hoàn toàn bất lợi cho người bán. Theo điều khoản này
thì trong khoản thời gian 3 ngày sau khi hàng cập cảng, việc thanh toán không thể xảy ra
mà việc thanh toán chỉ được thực hiện khi hết thời hạn 3 ngày đó nhưng vào chính ngày
nào thì không thể xác định được.
Để tránh những rủi ro đáng tiếc, trong mọi trường hợp cần phải xác định thời hạn
thanh toán bằng cách thỏa thuận: “thanh toán trước thời điểm…” hoặc “thanh toán trong
khoản thời gian từ…đến…”. Ví dụ: người mua phải có nghĩa vụ thanh toán trong khoảng
thời gian 20 ngày làm việc của ngân hàng tính từ ngày hàng được giao cho người vận
chuyển.
– Bao bì đóng gói
11
Đối với mỗi loại hàng hóa đòi hỏi phải có một loại bao bì hoặc được đóng gói phù hợp
bởi vì bao bì và quy cách đóng gói ảnh hưởng đến chất lượng và nhiều khi đến cả giá cả
của hàng hóa, đặc biệt là trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong trường hợp
hợp đồng không có quy định khác, người bán có nghĩa vụ đóng gói bằng cách nào để
hàng đến nơi an toàn cũng như có thể dễ dàng xếp dỡ trong thời gian quá cảnh hay tại
điểm đến.
Trong một số trường hợp người mua có thể từ chối nhận hàng nếu chúng không được
đóng gói phù hợp với chỉ dẫn hay tập quán thương mại. Hiện nay, ở nhiều nước việc gắn
nhãn hiệu lên bao bì được quy định một cách nghiêm ngặt, do vậy nên thỏa thuận về bao

bì và đóng gói với người mua khi đàm phán hợp đồng.
– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
Trong trường hợp này, các bên có thể thỏa thuận mức phạt do chậm thực hiện nghĩa
vụ. Ngoài ra các bên nên thỏa thuận điều khoản miễn trừ trách nhiệm trong trường hợp
bất khả kháng.
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các bên đừng bao giờ quên đưa vào hợp
đồng điều khoản “trách nhiệm sản phẩm”.Điều khoản này xác định ai là người phải chịu
trách nhiệm trong trường hợp hàng hóa vì có khuyết tật mà gây thiệt hại cho người
khác.Thông thường trong những trường hợp nói trên thì nhà sản xuất phải chịu trách
nhiệm bồi thường.
-Trách nhiệm đối với sản phẩm
Hiện nay, trong thế giới hiện đại khi mà hầu hết các nước, đặc biệt là các nước phát
triển, dành sự quan tâm đặc biệt đến thương mại công bằng, đến sức khẻo của con người
thì luật pháp có khuynh hướng hướng đến sự điều chỉnh những quan hệ phát sinh từ chất
lượng của sản phẩm, tức là xác định trách nhiệm của người bán hay của người mua trong
trường hợp hàng hóa, do những khuyết tật của mình, đã gây ra thiệt hại cho người khác.
Về vấn đề này, có thể nói pháp luật của Việt Nam nói chung, các quy định của pháp luật
về hợp đồng nói riêng chưa có sự điều chỉnh. Vì vậy để tránh những rủi ro đáng tiếc các
doanh nghiệp Việt Nam khi kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần phải có sự
thỏa thuận trước trong hợp đồng về việc phân chia trách nhiệm.
– Luật áp dụng cho hợp đồng (hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế)
Các bên có thể tự thỏa thuận luật áp dụng cho hợp đồng.
– Giải quyết tranh chấp.
Ở điều khoản này, các bên thỏa thuận thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong quá
trình thực hiện hợp đồng. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế các bên phải thỏa
12
thuận và thống nhất tòa án hay trọng tài thương mại của nước nào giải quyết tranh chấp
trong trường hợp các bên không thể giải quyết bằng con đường thương lượng.
Mặc dù hợp đồng là do các bên thỏa thuận nhưng trong quan hệ hợp đồng nói chung
và trong quan hệ mua bán hàng hóa nói riêng các bên không chỉ chịu sự ràng buộc của

các điều khoản mà các bên đã thỏa thuận mà còn chịu sự điều chỉnh của những quy định
pháp luật. Ví dụ: Các bên không thỏa thuận trong hợp đồng về điều khoản bồi thường
thiệt hại cho nhau khi một bên vi phạm hợp đồng. Nhưng trong thực tế bên vi phạm hợp
đồng vẫn phải có nghĩa vụ bồi thường nếu việc vi phạm đó gây thiệt hại cho bên đối tác.
Như vậy, nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa không chỉ là các khoản do các bên thỏa
thuận mà còn có thể bao gồm các điều khoản do các bên không thỏa thuận nhưng theo
quy định của pháp luật các bên phải có nghĩa vụ thực hiện.
3.Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa bằng văn bản
(9)
:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
9
http://luatminhgia.vn/Mau-Hop-dong-mua-ban-hang-hoa-newsview-237-467.aspx
13
Hợp đồng số: …………… – HĐMB
– Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế của Hội đồng Nhà nước và các văn bản hướng
dẫn thi hành của các cấp, các ngành;
– Căn cứ vào đơn chào hàng (đặt hàng hoặc sự thực hiện thỏa thuận của hai bên).
Hôm nay ngày …. Tháng … năm ……
Tại địa điểm:

Chúng tôi gồm:
Bên A
– Tên doanh nghiệp:
– Địa chỉ trụ sở chính:
– Điện thoại: …………………. Fax:
– Tài khoản số:

– Mở tại ngân hàng:
– Đại diện là:
– Chức vụ:
– Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: …………… ngày …. Tháng … năm
Do …………………………… chức vụ ………………… ký.

Bên B
– Tên doanh nghiệp:
– Địa chỉ trụ sở chính:
– Điện thoại: …………………. Fax:
14
– Tài khoản số:
– Mở tại ngân hàng:
– Đại diện là:
– Chức vụ:
– Giấy ủy quyền (nếu thay giám đốc ký) số: …………… ngày …. Tháng … năm
Do …………………………… chức vụ ………………… ký
Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau:
Điều 1: Nội dung công việc giao dịch
1. Bên A bán cho bên B:
s
Số
thứ
tự
Tên hàng
Đơn
vị
Số
lượng
Đơn giá Thành tiền Ghi chú

Cộng …
Tổng giá trị bằng chữ:

2. Bên B bán cho bên A:
Số
thứ
tự
Tên hàng
Đơn
vị
Số
lượng
Đơn giá
Thành
tiền
Ghi chú
Cộng …
Tổng giá trị (bằng chữ):

15
Điều 2: Giá cả
Đơn giá mặt hàng trên là giá ………… theo văn bản ……… (nếu có) …… của

Điều 3: Chất lượng và quy cách hàng hóa
1. Chất lượng mặt hàng ……… được quy định theo
Điều 4: Bao bì và ký mã hiệu
1. Bao bì làm bằng:
2. Quy cách bao bì ………………… cỡ ………………… kích thước
3. Cách đóng gói:
Trọng lượng cả bì:

Trọng lượng tịnh:

Điều 5: Phương thức giao nhận
1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau:
Số
thứ
tự
Tên hàng Đơn vị
Số
lượng
Thời
gian
Địa điểm
Ghi
chú
2. Bên B giao cho bên A theo lịch sau:
Số
thứ
tự
Tên hàng Đơn vị
Số
lượng
Thời
gian
Địa điểm
Ghi
chú
16
3. Phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển do bên …chịu.

4. Chi phí bốc xếp (mỗi bên chịu một đầu hoặc
)
5. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịu
chi phí lưu kho bãi là ……………… đồng/ngày. Nếu phương tiện vận chuyển bên mua
đến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu chi phí thực tế cho việc điều
động phương tiện.
6. Khi nhận hàng, bên mua có trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóa
tại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v… thì lập
biên bản tại chỗ, yêu cầu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịu
trách nhiệm (trừ loại hàng có quy định thời hạn bảo hành).
Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chở
về nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian
(Vinacontrol) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biên
bản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có ý kiến gì thì coi như
đã chịu trách nhiệm bồi thường lô hàng đó.
7. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bản
kiểm nghiệm; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ:
– Giấy giới thiệu của cơ quan bên mua;
– Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán;
– Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 6: Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa
1. Bên bán có trách nhiệm bảo hành chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng
……………… cho bên mua trong thời gian là …………… tháng.
2. Bên bán phải cung cấp đủ mỗi đơn vị hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng (nếu
cần).
Điều 7: Phương thức thanh toán
1. Bên A thanh toán cho bên B bằng hình thức …………… trong thời gian
2. Bên B thanh toán cho bên A bằng hình thức …………… trong thời gian
Điều 8: Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần).
Lưu ý: Chỉ ghi ngắn gọn cách thức, tên vật bảo đảm và phải lập biên bản riêng.

Điều 9: Trách nhiệm vật chất trong việc thực hiện hợp đồng
1. Hai bên cam kết thực hiện nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trên, không
được đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực hiện hoặc đơn
phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới
………… % giá trị của hợp đồng bị vi phạm (cao nhất là 12%).
17
2. Bên nào vi phạm các điều khoản trên đây sẽ phải chịu trách nhiệm vật chất theo
quy định của các văn bản pháp luật có hiệu lực hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, số
lượng, thời gian, địa điểm, thanh toán, bảo hành v.v… mức phạt cụ thể do hai bên thỏa
thuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã quy định trong các văn bản pháp luật về hợp đồng
kinh tế.
Điều 10: Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng
1. Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn
đề gì bất lợi phát sinh các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc
giải quyết (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung).
2. Trường hợp các bên không tự giải quyết được mới đưa vụ tranh chấp ra tòa án.
Điều 11: Các thỏa thuận khác (nếu cần)
Các điều kiện và điều khoản khác không ghi trong này sẽ được các bên thực hiện
theo quy định hiện hành của các văn bản pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Điều 12: Hiệu lực của hợp đồng
Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ……… ……. Đến ngày

Hai bên sẽ tổ chức họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lực
không quá 10 ngày. Bên ……… có trách nhiệm tổ chức và chuẩn bị thời gian địa điểm
thanh lý.
Hợp đồng này được làm thành …………… bản, có giá trị như nhau.Mỗi bên giữ …
bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
Chức vụ Chức vụ
Ký tên Ký tên

(Đóng dấu) (Đóng dấu)
18
CHƯƠNG II
MỘT SỐ LƯU Ý
TRONG HỢP ĐỒNG
MUA BÁN HÀNG HÓA
19
I.Tạo lập hợp đồng:
1.Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa (Offer):
Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự
ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định cụ thể
(10)
.
Hình thức của đề nghị giao kết hợp đồng: văn bản, lời nói, hành vi cụ thể, hoặc kết
hợp giữa các hình thức khác. Hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng do bên đề nghị ấn
định. Nếu bên đề nghị không ấn định thời điểm có hiệu lực thì đề nghị giao kết hợp đồng
có hiệu lực tại thời điểm bên được đề nghị nhận được đề nghị giao kết hợp đồng.
Bên đề nghị phải chịu trách nhiệm về lời đề nghị giao kết hợp đồng của mình.
Bên đề nghị có thể hay đổi lời đề nghị hay rút lui giao kết của mình trong những
trường hợp sau:
+ Bên đề nghị nhận được nhận được thông báo về việc thay đổi hay rút lui lại đề
nghi trước hoặc cùng thời điểm nhận được đề nghị.
+ Điều kiện thay đổi hay rút lui lại đề nghị giao kết phát sinh trong trường hợp bên
đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lui lại đề nghị khi điều kiện đó phát sinh.
Đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực trong những trường hợp sau đây
(11)
:
+ Bên nhận lời đề nghi giao kết không chấp nhận.
+ Hết hạn trả lời chấp nhận.
+ Thông báo về việc hủy bỏ đề nghị giao kết có hiệu lực.

2.Chấp nhận lời đề nghị giao kết hợp đồng mua bán (Acceptance):
10
Điều 390, Bộ luật Dân sự 2005.
11
http://thoimocua.com/dan-su-hinh-su/dan-su/1040-cham-dut-de-nghi-giao-ket-hop-dong.html
20
Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị với bên đề
nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của bản hợp đồng.
Thời hạn trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng được xác định khác nhau trong các
trường hợp sau
(12)
:
+ Nếu bên đề nghị có ấn định thời gian trả lời thì lời chấp nhận có hiệu lực trong
thời gian qui định của bên đề nghị. Trong trường hợp thông báo của bên kia về việc chấp
nhận giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa đến chậm vì do một số yếu tố khách quan do
vấn đề vận chuyển thì thông báo đó vần có hiệu lực.
+ Khi các bên trực tiếp bàn bạc với nhau như gặp trực tiếp, qua điện thoại, hoặc các
phương tiện khác thì bên được đề nghị phải trả lời ngay có chấp nhận hay không chấp
nhận, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận về thời hạn trả lời.
Bên được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp
đồng, nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời
chấp nhận giao kết hợp đồng
(13)
.
3.Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa:
Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết vào thời điểm các bên đạt được sự thỏa
thuận. Thời điểm giao kết hợp đồng được pháp luật qui định tại điều 404 của bộ luật dân
sự. Vì vậy, thời gian xác định thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong các
trường hợp sau đây:
+ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng kí vào văn

bản.
+ Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là các bên đã thỏa thuận về nội dung. Các
bên có thể sử dụng những biện pháp, chứng cứ hợp pháp để chứng minh việc “các bên đã
thỏa thuận” về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa bằng lời nói.
Hợp đồng cũng được xem như được giao kết khi hết hạn trả lời mà bên nhận được lời
đề nghị vẫn im lặng, nếu có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết.
4. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng hàng hóa:
Luật thương mại không qui định cụ thể về điệu kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán
hàng hóa. Vì vậy, khi xem xét về hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa thì căn cứ vào
qui định của Bộ luật Dân sự và các điều khoản khác có liên quan.
Tại điều 122 của Bộ luật Dân sự năm 2005 có qui định về điều kiện hiệu lực của hợp
đồng mua bán hàng hóa:
+ Thứ nhất, các chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa phải có năng lực
hành vi dân sự để thực hiện những nghĩa vụ theo hợp đồng.
12
Điều 397, Bộ luật Dân sự 2005.
13
Điều 400, Bộ luật Dân sự 2005.
21
+ Thứ hai, đại diện của các bên giao kết hợp đồng mua bán phải đúng thẩm quyền.
Đại diện hợp đồng của chủ thể hợp đồng có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện
theo ủy quyền. Phạm vi đại diện của người đại diện được qui định tại điều 144 của bộ luật
dân sự năm 2005. Điều cần lưu ý trong qui định của pháp luật trong trường hợp người
thực hiện giao dịch dân sự không được coi là người đại diện của chủ thể. Được qui định
tại điều 145 của bộ luật dân sự năm 2005. Nội dung của điều luật như sau:
• Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ cho người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện
hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện
phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong
thời gian ấn định, nếu hết hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh

quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện
vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã
giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có người đại diện.
• Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện, có quyền chấp dứt hoạt
thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch để xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp
người đó biết trước hoặc biết nhưng vẫn đi đến kí kết.
+ Thứ tư, hợp đồng mua bán được giao kết đảm bảo các nguyên tắc của hợp đồng
theo qui định của pháp luật. Việc qui định những nguyên tắc trong việc giao kết hợp đồng
nhằm đảm bảo sự thỏa thuận của các bên phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng, ý chí thực
của họ, nhằm hướng tới lợi ích chính đáng của các bên đồng thời không xâm hại tới lợi
ích mà pháp luật bảo vệ. Theo qui định của pháp luật tại điều 389 Bộ luật Dân sự năm
2005, thì việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau: tự do giao kết nhưng
không trái pháp luật, đạo đức xã hội, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực,
ngay thẳng. Những hành vi cưỡng ép, đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng… sẽ dẫn đến
hợp đồng mua bán hàng hóa không có hiệu lực.
+ Thứ năm, hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa phải phù hợp với qui định của
pháp luật. Để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực, buộc nội dung của hợp đồng phải
được trình bày theo những hình thức được pháp luật qui định. Tại điều 24 Luật thương
mại năm 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản,
hoạc được xác lập bằng những hành vi cụ thể. Đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa
mà pháp luật qui định phải được thành lập bằng văn bản thì phải tuân theo các qui định
đó.
III.Thực hiện hợp đồng:
1.Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa:
Những thỏa thuận trong hợp đồng có hiệu lực sẽ có giá trị ràng buộc các bên, hợp
đồng có tính luật giữa các bên. Các bên phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận theo đúng
hợp đồng. Để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng mang lại lợi ích cho các bên đồng thời
không xâm hại đến lợi ích mà pháp luật bảo vệ. Pháp luật qui định những nguyên tắc có
22
tính chất bắt buộc phải tuân theo đối với các chủ thể trong quá trình thực hiện hợp đồng

tại điều 412 của Bộ luật Dân sự năm 2005. Những nguyên tắc đó như sau:
+ Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng,chủng loại, thời
hạn, phương thức cũng như các thỏa thuận khác.
+ Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các
bên,bảo đảm tin cậy lẫn nhau.
+ Không được xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, lợi ích cộng đồng,quyền và lợi
ích hợp pháp của người khác.
2.Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa:
Quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập bởi hợp đồng giữa các bên và qui định
của pháp luật. Chính vì vậy, chúng ta chỉ phân tích những nghĩa vụ cơ bản của các bên
trong hợp đồng mua bán phát sinh khi các bên không có thỏa thuận (hoặc thỏa thuận trái
pháp luật) trong hợp đồng.
2.1 Nghĩa vụ cơ bản của bên bán:
Giao hàng là nhiệm vụ cơ bản nhất của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa.
Các qui định của pháp luật đối việc giao hàng của bên bán cho bên kia như sau:
+ Giao hàng đúng đối tượng và chất lượng:
+ Giao giấy chứng từ kèm theo hàng hóa: Trong nhiều trường hợp, việc giao hàng
hóa còn bao gồm cả việc giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa như chứng nhận về
chất lượng, chứng nhận về nguồn gốc, chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ, vận đơn.
+ Giao hàng đúng thời hạn.
+ Giao hàng đúng địa điểm.
+ Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng.
Đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán: Đối với việc đảm bảo quyền sở
hữu cũng như việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua được pháp luật qui
định tại điều 443 của bộ luật dân sự năm 2005 và điều 46 của bộ luật thương mại.
Chuyền giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua.
Rủi ro đối với hàng hóa: Về vấn đề xác định rủi ro trong quá trình vận chuyển như
mất mát, hư hỏng…trước hết phải căn cứ vào sự thỏa thuận của các bên có ghi trong hợp
đồng. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì áp dụng qui định của pháp luật. Tại
điều 57-điều 61 luật thương mại có qui định các trường hợp sau đây:

• Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: Nếu bên bán
có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mặt mất mát
hay hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa được giao cho bên mua
hoặc người được bên mua ủy quyền đa nhận hàng tại thời điểm đó, kể cả trong trường
hợp bên bán được ủy quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hóa.
23
• Chuyển rủi ro khi không có địa điểm giao hàng xác định: Nếu hợp đồng có
qui định về việc vận chuyển hàng hóa và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một
thời điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng về hàng hóa được chuyển cho bên
mua khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển đầu tiên
• Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận để giao mà không
phải là người vận chuyển: Nếu hàng hóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà
không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hư hỏng hàng hóa được chuyển cho
bên mua trong một số trường hợp sau đây: khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng
hóa, khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu đối với bên mua.
• Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vận
chuyển: Nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hóa đang trên đường vận chuyển thì thì rủi
ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết
hợp đồng.
Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa: Do bên bán thực hiện nghĩa vụ bảo hành hàng hóa
trong một khoản thời gian nhất định nào đó sau khi đã giao hàng cho bên mua. Việc bảo
hành thực hiện theo những thỏa thuận có trong hợp đồng hoặc theo qui định của pháp
luật. Bên bán phải chịu các chi phí bảo hành hàng hóa, trừ trường hợp thỏa thuận
khác(điều 49 Luật thương mại).
2.2 Nghĩa vụ cơ bản của bên mua.
Nghĩa vụ nhận hàng và thanh toán tiền: Việc nhận hàng và thực hiện việc thanh toán
được coi là nghĩa vụ cơ bản của bên mua tương xứng với nghĩa vụ giao hàng và chuyển
quyền sở hữu hàng hóa của bên bán. Nhận hàng có nghĩa là việc tiếp nhận trên thực tế
hàng hóa từ bên bán. Bên mua hàng hóa có nghĩa vụ nhận hàng theo thuận. Cần lưu ý,
việc nhận hàng trên thực tế không có nghĩa là bên mua đã chấp nhận về hàng hóa được

giao. Theo luật thương mại, sau khi hoàn thành việc giao nhận, bên bán vẫn phải chịu
trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa được giao cho bên mua, nếu các khiếm
khuyết của hàng hóa không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp
thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khuyết điểm đó nhưng không báo
cho bên mua. Nếu bên bán giao hàng đúng theo qui định của hợp đồng nhưng bên mua lại
không nhận hàng theo qui định, khi đó bên mua đã vi phạm hợp đồng và khi đó bên mua
phải chịu các biện pháp chế tài được qui định trong hợp đồng hoặc theo pháp luật.
Nghĩa vụ thanh toán: Thanh toán là nghĩa vụ quan trọng nhất của bên mua trong quan
hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên mua phải có nghĩa vụ thực hiện việc thanh toán theo
đúng qui định của hợp đồng. Nghĩa vụ thanh toán được qui định trong bộ luật thương mại
tại điều 50
+ Địa điểm thanh toán: Được pháp luật qui định tại điều 54 của luật thương mại
• Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định tại vào thời điểm giao kết hợp
đồng, nếu không có địa điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán
• Địa điêm giao hàng hoặc giao chứng từ nếu việc thanh toán được tiến hành
đồng thời với việc giao hàng và giao chứng từ
+ Thời hạn thanh toán: Được qui định tại điều 54 của luật thương mại. Trường hợp
các bên không có thỏa thuận, thời hạn thanh toán được xác định như sau:
24
• Bên mua phải thực hiện việc thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán
giao hàng hoặc giấy tờ chứng từ liên quan đến hàng hóa.
• Bên mua không có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể
kiểm tra xong hàng hóa trong trường hợp có thỏa thuận bên mua có quyền kiểm tra hàng
hóa trước khi giao
• Bên mua vẫn có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng
hóa bị mất mát, hư hỏng, sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang cho bên mua,
trư trường hợp mất mát, hư hỏng do bên bán gây ra.
+ Xác định giá: Giá cả được xác định trong hợp đồng, trong trường hợp hai bên
không xác định giá trong hợp đồng, cũng như phương thức xác định giá thì giá của hàng
hóa được xác định theo giá của các loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về

phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng, thị trường địa lí, phương thức thanh
toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng tới giá
3.Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa.
3.1Khái niệm và vai trò của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa.
Khi một hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập có hiệu lực pháp luật, các bên phải
có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Việc vi phạm các nghĩa
vụ theo hợp đồng mua bán (không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa
vụ) sẽ dẫn đến bên vi phạm phải chịu những chế tài do pháp luật qui định. Về bản chất,
trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là dạng cụ thể của trách nhiệm pháp
lí phát sinh trong lĩnh vực mua bán hàng hóa.
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc điểm cơ bản
(14)
:
được áp dụng trên cơ sở hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực; nội
dung gắn liền với việc thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng mua bán hàng hóa; do cơ
quan tổ chức có thẩm quyền áp dụng hoặc do bên vi phạm áp dụng cơ sở pháp luật.
Chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa có nội dung chủ yếu lá
các qui định về căn cứ áp dụng trách nhiệm, các hình thức trách nhiệm và các trường hợp
miễn trách nhiệm. Các qui định này mục đích bảo vệ quyền lợi của các bên đồng thời đảm
bảo tính nghiêm minh trong pháp luật về việc buôn bán hàng hóa
Vai trò của chế định trách nhiệm hợp đồng mua bán hàng hóa thể hiện ở những khía
cạnh cơ bản sau
(15)
:
+ Chế định trách nhiệm hợp đồng bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên
trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa
luôn tiêm ẩn nguy cơ xâm hại lợi ích của bên kia. Để bảo vệ lợi ích của các bên vi phạm,
chế định trách nhiệm hợp đồng mua bán cho phép bên bị vi phạm tự mình hoặc yêu cầu
cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức trách nhiệm đối với bên bị vi phạm(như
buộc thực hiện hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng thực hiện hợp

đồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng). Bên cạnh đó, chế định trách nhiệm hợp đồng
14
,15
http://luanvan.co/luan-van/tim-hieu-ve-che-do-trach-nhiem-do-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-theo-luat-
thuong-mai-viet-nam-38081/
15
25
CHƯƠNG II : MỘT SỐ LƯU Ý TRONG HỢP ĐỒNG 20I / Về tạo lập hợp đồng 21II / Về thực thi hợp đồng 23III / Hạn chế và giải pháp 29CH ƯƠNG III : HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TRONG THỰC TẾ 32I / Ví dụ 33II / Phân tích 35L ỜI KẾT 37T ÀI LIỆU THAM KHẢO 38CH ƯƠNG ICƠ SỞ LÝ LUẬNI. Một số khái niệm : 1. Hợp đồng : Trong nền kinh tế thị trường lúc bấy giờ, hợp đồng đã trở thành một khái niệm khá quenthuộc so với mọi người. Chúng ta hoàn toàn có thể định nghĩa hợp đồng một cách chung nhất nhưsau : “ Hợp đồng là một cam kết thỏa thuận hợp tác giữa hai hay nhiều bên ( pháp nhân ) để làmhoặc không làm một việc nào đó trong khuôn khổ pháp lý. Hợp đồng thường gắn liềnvới dự án Bất Động Sản, trong đó một bên thỏa thuận hợp tác với những bên khác thực thi dự án Bất Động Sản hay một phần dựán cho mình. Và cũng giống như dự án Bất Động Sản, có dự án Bất Động Sản chính trị xã hội và dự án Bất Động Sản sản xuất kinhdoanh, hợp đồng hoàn toàn có thể là những thỏa ước dân sự về kinh tế tài chính ( hợp đồng kinh tế tài chính ) hay xã hội ” ( 1 ) Ở Nước Ta, hợp đồng được pháp lý pháp luật trong Bộ luật Dân sự : “ Hợp đồng dânsự là sự thỏa thuận hợp tác giữa những bên về việc xác lập, biến hóa hoặc chấm hết quyền, nghĩa vụdân sự. ” ( 2 ). Trong đó, nghĩa vụ và trách nhiệm dân sự là việc theo đó bên có nghĩa vụ và trách nhiệm phải chuyển giaovật chất chuyển giao quyền, trả tiền hoặc sách vở có giá, thực thi việc làm khác hoặckhông thực thi việc làm nhất định vì quyền lợi của bên có quyền. Như vậy, khái niệm hợpđồng dân sự được pháp luật trong bộ luật dân sự là khái niệm gốc về hợp đồng, nó baotrùm lên toàn bộ những loại hợp đồng đơn cử phát sinh trong những nghành chuyên biệt như bấtđộng sản, sở hữu trí tuệ, thương mại, lao động … Căn cứ vào đối tượng người dùng hợp đồng, cácquyền và nghĩa vụ và trách nhiệm cơ bản của những bên tham gia giao kết hợp đồng mà Bộ luật Dân sự quyđịnh 1 số ít loại hợp đồng thông dụng như : hợp đồng mua bán gia tài, hợp đồng thuê tàisản, hợp đồng vay gia tài, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng ủy quyền … 2. Hợp đồng kinh tế tài chính : Hợp đồng kinh tế tài chính là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu thanh toán giao dịch giữa những bên ký kếtvề việc triển khai việc làm sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật và những thoả thuận khác có mục tiêu kinh doanh thương mại với sự quy địnhrõ ràng quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi bên để thiết kế xây dựng và triển khai kế hoạch của mình. Hợp đồng kinh tế tài chính được ký kết giữa : Pháp nhân với pháp nhân ; Pháp nhân với cá nhâncó ĐK kinh doanh thương mại. Hợp đồng kinh tế tài chính được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, cùng cólợi, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm, trực tiếp chịu nghĩa vụ và trách nhiệm gia tài và không trái phápluật. Hợp đồng kinh tế tài chính được ký kết bằng văn bản, tài liệu thanh toán giao dịch : công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng. Hợp đồng kinh tế tài chính được coi là đã hình thành và có hiệu lực thực thi hiện hành pháp lý từ thời gian cácbên đã ký vào văn bản hoặc từ khi những bên nhận được tài liệu thanh toán giao dịch biểu lộ sự thoảthuận về tổng thể những pháp luật hầu hết của hợp đồng, trừ trường hợp pháp lý có quyđịnh khác so với từng loại hợp đồng kinh tế tài chính. http://luathopdong.com/thong-tin/kien-thuc-ve-hop-dong/1619-khai-niem-ve-hop-dong.htmlĐiều 388, Bộ luật Dân sự, 2005. Như vậy, hợp đồng kinh tế tài chính bộc lộ mối quan hệ kinh tế tài chính giữa những chủ thể ký kết. Đâylà mối quan hệ được xác lập một cách tự nguyện, bình đẳng trải qua văn bản. 3. Hợp đồng thương mại : Trong Luật thương mại Nước Ta không có khái niệm Hợp đồng thương mại, nhưngcó thể hiểu : Hợp đồng thương mại là hình thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏathuận giữa hai hay nhiều bên ( tối thiểu một trong những bên phải là thương nhân hoặc những chủthể có tư cách thương nhân ) nhằm mục đích xác lập, biến hóa, chấm hết quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của cácbên trong việc triển khai hoạt động giải trí thương mại ( 3 ) Các hoạt động giải trí thương mại ở đây được xác lập : hoạt động giải trí thương mại thực thi trênlãnh thổ Nước Ta ; hoạt động giải trí thương mại triển khai ngoài chủ quyền lãnh thổ Nước Ta trongtrường hợp những bên thỏa thuận hợp tác chọn vận dụng Luật này hoặc Luật quốc tế, điều ướcquốc tế mà Nước Ta là thành viên ; hoạt động giải trí không nhằm mục đích mục tiêu sinh lợi của một bêntrong thanh toán giao dịch với thương nhân thực thi trên chủ quyền lãnh thổ Nước Ta trong trường hợp bênthực hiện hoạt động giải trí không nhằm mục đích mục tiêu sinh lợi đó vận dụng luật này ( 4 ) 4. Hợp đồng mua bán hàng hóa : Quan hệ mua bán hàng hóa được xác lập và thực thi dựa trên cơ sở thuận mua vừabán, tức là dựa trên cơ sở thống nhất ý chí giữa những bên. Sự thống nhất ý chí ( hay còn gọilà sự thỏa thuận hợp tác ) đó được gọi là hợp đồng mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hànghóa có thực chất là hợp đồng mua bán nói chung. Đó là sự thỏa thuận hợp tác giữa những bên nhằmxác lập, đổi khác hoặc chấm hết quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm trong quan hệ mua bán dù là mua bánhàng hóa trong thương mại hoặc mua bán hàng hóa trong dân sự thì thực chất của nókhông có gì đổi khác. Một hợp đồng hoàn toàn có thể là sự thỏa thuận hợp tác về việc mua bán hàng hóa ởhiện tại hoặc mua bán hàng hóa sẽ có ở một thời gian nào đó trong tương lai. Bất cứ khinào một người mua bán hàng hóa bằng tiền hoặc phương pháp thanh toán giao dịch khác và nhậnquyền chiếm hữu hàng hóa khi đó hình thành nên quan hệ mua bán hàng hóa. Mua bán hàng hóa theo pháp lý Nước Ta : Mua bán hàng hoá là hoạt động giải trí thươngmại, theo đó bên bán có nghĩa vụ và trách nhiệm giao hàng, chuyển quyền chiếm hữu hàng hóa cho bên muavà nhận giao dịch thanh toán ; bên mua có nghĩa vụ và trách nhiệm thanh toán giao dịch cho bên bán, nhận hàng và quyền sởhữu hàng hoá theo thỏa thuận hợp tác. ( 5 ) Từ khái niệm trên, ta hoàn toàn có thể hiểu hợp đồng mua bán hàng hóa là một loại văn bản cótính chất pháp lý được hình thành trên cơ sở thỏa thuận hợp tác một cánh bình đẳng, tự nguyệngiữa những chủ thể nhằm mục đích xác lập, triển khai hoặc chấm hết một quan hệ trao đổi hàng hóa. http://luathopdong.com/thong-tin/kien-thuc-ve-hop-dong/1611-hop-dong-thuong-mai-la-gi htmlĐiều 1, Luật Thương mại 2005. Điều 3, Luật thương mại, 2005T rong đó hàng hóa là đối tượng người tiêu dùng của hợp đồng, nó là loại sản phẩm của quy trình lao động, được sản xuất ra nhằm mục đích mục tiêu mua bán, trao đổi để thoả mãn những nhu yếu của xã hội, trải qua trao đổi và mua bán loại sản phẩm của lao động đã tiếp nối sản xuất với tiêu dùngbằng khâu phân phối lưu thông mà nội dung pháp lý của nó chính là Hợp đồng mua bánhàng hoá. Hợp đồng mua bán hàng hóa gồm có : • Hợp đồng mua bán hàng hóa trong nước. • Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ( hợp đồng ngoại thương ). II. Một số lao lý pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa : 1. Chủ thể của hợp đồng : Chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa là những bên tham gia giao kết và thựchiện hợp đồng. Theo Bộ luật Dân sự thì những bên hoàn toàn có thể là cá thể, pháp nhân, hộ mái ấm gia đình, tổ hợp tác trong đó pháp nhân được chia thành nhiều loại : Cơ quan nhà nước, đơn vị chức năng vũtrang nhân dân, tổ chức triển khai chính trị, tổ chức triển khai chính trị – xã hội, tổ chức triển khai kinh tế tài chính, tổ chức triển khai chínhtrị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức triển khai xã hội, tổ chức triển khai xã hội nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từthiện, tổ chức triển khai khác có vừa đủ điều kiện kèm theo lao lý tại điều 84 Bộ luật Dân sự. Đối với quan hệ hợp đồng có yếu tố quốc tế thì còn có sự tham gia của : cơ quan, tổ chức triển khai, cá thể quốc tế hoặc người Nước Ta ở quốc tế. Các chủ thể nêu trên đềucó quyền tham gia giao kết và triển khai hợp đồng để đạt được quyền lập hợp pháp củamình. Theo luật thương mại 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa có chủ thể hầu hết làthương nhân. Thương nhân gồm có : Tổ chức kinh tế tài chính được xây dựng một cách hợp pháp, cá thể hoạt động giải trí thương mại một cách độc lập, liên tục và có đăng kí kinh doanh thương mại. Về mặt hình thức cá thể tổ chức triển khai kinh tế tài chính sau khi đăng kí kinh doanh thương mại trở thành thươngnhân và có quyền tham gia kí kết thực thi hợp đồng mua bán hàng hóa cung ứng mụcđích doanh thu của mình. 2. Đối tượng của hợp đồng : Trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì cả bên mua và bên bán đều hướng tới hàng hóado đó hàng hóa là đối tượng người dùng của hợp đồng. Hàng hóa ở đây gồm có tổng thể những loại tài sảnđược phép tự do lưu thông và không nằm trong hạng mục bị cấm lưu thông theo quy địnhcủa pháp lý. Hiểu theo nghĩa thường thì thì hàng hóa là loại sản phẩm lao động của con người, đượctạo ra nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nhu yếu con người. Dưới yếu tố pháp lý, Luật Thương mại 2005 đưa vào khoanh vùng phạm vi kiểm soát và điều chỉnh những quan hệ mua bán có những đối tượng người dùng hàng hóa như sau : Hàng hóa gồm có toàn bộ những loại động sản, kể cả động sản được hình thành trong tươnglai và những vật gắn liền với đất đai ( 6 ). Bộ luật Dân sự năm 2005 ( Điều 163, Điều 174 ) lý giải rõ ràng gia tài gồm có là vật, tiền, sách vở có giá trị và những quyền gia tài. Vậtgồm có động sản và , là những gia tài gồm có : – Đất đai – Nhà, khu công trình kiến thiết xây dựng gắn liền với đất đai, kế cả những gia tài gắn liền với nhà, khu công trình kiến thiết xây dựng đó ; – Các gia tài khác gắn liền với đất đai ; – Các gia tài khác do pháp lý pháp luật ( ví dụ : những khu công trình kiến thiết xây dựng ở thềm lụcđịa ) Động sản là những gia tài không phải là , như tiền, sách vở có giá nhưsách, bút, TV, tủ lạnh … hoàn toàn có thể trao đổi mua bán được. Nếu đối tượng người tiêu dùng hợp đồng mua bán là vật thì vật đó phải được xác lập rõ, ví dụ tínhchất của vật là vật cùng loại, vật đặc định, vật đồng nhất hay vật tươi sống ; size, mầusắc, số lượng, khối lượng, thể tích của vật …. Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng nhấn mạnh vấn đề tới một loại đối tượng người tiêu dùng đặc biệt quan trọng, còn gọi làhàng hóa đặc biệt quan trọng của hợp đồng mua bán, đó là quyền gia tài. Quyền gia tài là quyền trịgiá được bằng tiền và hoàn toàn có thể chuyển giao trong thanh toán giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trítuệ. Quyền gia tài gồm có : – Quyền gia tài phát sinh từ quyền tác giả, ví dụ như quyền sao chép tác phẩm ; quyềnphân phối, nhập khẩu bản gốc và bản sao tác phẩm ; quyền cho thuê bản gốc hoặc bản saochương trình máy tính … – Quyền gia tài phát sinh từ quyền sở hữu công nghiệp, ví dụ như quyền gia tài đốivới sáng tạo, mẫu mã công nghiệp – Quyền gia tài phát sinh từ quyền so với giống cây cối, quyền đòi nợ, quyềnđược nhận số tiền bảo hiểm so với vật bảo vệ, quyền gia tài so với phần vốn góptrong doanh nghiệp, quyền gia tài phát sinh từ hợp đồng và những quyền gia tài hợp phápkhác ; – Quyền sử dụng hạn chế liền kề. Cần chú ý quan tâm rằng, Luật thương mại không coi đất đai – quyền sử dụng đất là hàng hóatrong thương mại điều này tương thích với Luật đất đai : “ Đất đai thuộc quyền sở hữu củatoàn dân do nhà nước đại diện thay mặt là chủ sở hữu ” ( điều 5 luật đất đai 2003 ). Khoản 2, Điều 3, Luật Thương mại năm 2005. Điều 181, Bộ luật Dân sự 2005. Song một yếu tố đặt ra là nhà, khu công trình kiến thiết xây dựng luôn sống sót cùng đất đai. Vậy hợpđồng mua bán hàng hóa là nhà, khu công trình gắn liền với đất đai không chỉ chịu sự điềuchỉnh của Luật thương mại, luật dân sự mà còn chịu sự kiểm soát và điều chỉnh của luật và luật đất đai. Đây cũng là một yếu tố phức tạp trong việc vận dụng pháp lý so với việcmua bán hàng hóa gắn liền với đất đai. Tóm lại, đối tượng người tiêu dùng của hợp đồng mua bán hàng hóa chỉ là động sản ( kể cả động sảnhình thành trong tương lai ) và ( trừ đất đai ), còn những loại gia tài khác nhưtiền, sách vở có giá ( CP, trái phiếu ) và những quyền gia tài, luật thương mại không đưavào khoanh vùng phạm vi kiểm soát và điều chỉnh do đó việc mua bán những loại gia tài này không chịu sự điềuchỉnh của luật thương mại. III.Mục đích của chủ thể hợp đồng mua bán hàng hoá trong thương mại : Mục đích của chủ thể hợp đồng thường được xác lập trải qua tư cách pháp lý củachủ thể khi giao kết hợp đồng do đó chủ thể mua hàng hóa thương mại không nhất thiết làthương nhân ( mà hoàn toàn có thể chỉ bên bán là thương nhân ), nên doanh thu chỉ hoàn toàn có thể là mục đíchcủa một bên chủ thể hợp đồng. Để xác lập mục tiêu của những bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa thì ta phảixem xét từng trường hợp : – Trường hợp 1 : Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa thương nhân và thương nhân. Trường hợp này những thương nhân triển khai việc mua bán hàng hóa đồng nghĩa tương quan với việcthực hiện hoạt động giải trí thương mại nhằm mục đích mục tiêu sinh lời. + Ví dụ : Công ty gang thép Thái Nguyên ( bên bán ) kí hợp đồng mua bán sắtthép kiến thiết xây dựng với công ty kiến thiết xây dựng CIENCO 5 ( bên mua ). Mục đích bên bán là bán sắtthép để kiếm lời còn mục tiêu bên mua là mua sắt thép xây nhà kiếm lời. – Trường hợp 2 : Hợp đồng mua bán hàng hóa với những cơ quan tổ chức triển khai cá nhânkhông phải là thương nhân. Trường hợp này chỉ có bên thương nhân nhằm mục đích mục tiêu kiếmlời còn bên không phải thương nhân hướng tới nhu yếu thỏa mãn nhu cầu nhu yếu hoạt động và sinh hoạt hoặctiêu dung. + Ví dụ : Trường ĐH Ngân Hàng TP Hồ Chí Minh ( bên mua ) kí hợp đồng mua mànhình máy vi tính với công ty điện tử X ( bên bán ). Trong quan hệ này chỉ có công ty Xhướng tới mục tiêu kiếm doanh thu còn trường ĐH Ngân hàng TP TP HCM hướng tớimục đích tiêu dùng ( sử dụng ). IV. Hình thức và nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa : 1. Hình thức : Về hình thức, hợp đồng mua bán hàng hóa hoàn toàn có thể được thiết lập theo phương pháp nào màhai bên biểu lộ được sự thỏa thuận hợp tác mua bán hàng hóa. Hợp đồng mua bán hàng hóa cóthể được bộc lộ bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi đơn cử giữa những bên giao kết. Trongtrường hợp nhất định, pháp lý bắt buộc những bên phải thiết lập hợp đồng mua bán hànghóa bằng văn bản. Điếu 24, Luật thương mại cũng pháp luật : – Hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập bằng lời nói bằng văn bản hoặc được xáclập bằng hành vi đơn cử. – Đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp lý lao lý phải được xác lậpbằng văn bản thì phải tuân theo pháp luật đó. Các hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa đó đã tạo điều kiện kèm theo thuận tiện cho những bêntham gia quan hệ mua bán hàng hóa hoàn toàn có thể lựa chọn hình thức tương thích nhất đảm bảoquyền lợi của mình. 2. Nội dung : Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận hợp tác giữa những bên về việc xác lập quyền vànghĩa vụ của họ trong việc mua bán. Do đó, nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóatrước hết là những lao lý do những bên thỏa thuận hợp tác những bên có quyền quyết định hành động nộidung của hợp đồng. Bởi quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm những bên trong quan hệ hợp đồng phát sinh chủyếu từ những lao lý mà những bên đã thỏa thuận hợp tác. Vì vậy, những bên thỏa thuận hợp tác những điềukhoản trong hợp đồng càng rõ ràng bao nhiêu thì càng thuận tiện trong việc thực thi hợpđồng bấy nhiêu. Xuất phát từ nguyên tắc tự do hợp đồng pháp lý không số lượng giới hạn những pháp luật màcác bên thỏa thuận hợp tác với nhau. Pháp luật chỉ lao lý nội dung hầu hết của hợp đồng hoặccác lao lý mang tính khuyến nghị để khuynh hướng những bên trong quy trình xác lập hợpđồng. Nội dung hợp đồng trước hết là những pháp luật mà những bên phải thỏa thuận hợp tác vớinhau. Điều 402, Bộ luật Dân sự cũng chỉ pháp luật những bên “ Có thể thỏa thuận hợp tác ” mà khôngđòi hỏi những bên phải thỏa thuận hợp tác theo những nội dung đa phần nào. Mặc dù nội dung chủyếu của hợp đồng mua bán hàng hóa hoàn toàn có thể xác lập được dựa trên những lao lý mangthính “ khuyến nghị ”, “ xu thế ” của pháp lý, thói quen và tập quán thương mại, nhưng trong điều kiện kèm theo nhận thức của nhà kinh doanh còn nhiều hạn chế, thì tiềm ẩn nguycơ pháp lý, những tranh chấp trong hoạt động giải trí mua bán hàng hóa đặc biệt quan trọng là trong điềukiện nước ta lúc bấy giờ. Trên cơ sở pháp luật của Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại, xuất phát từ tính chấtcủa quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại, hoàn toàn có thể thấy những điều khoảnquan trọng trong hợp đồng mua bán hàng hóa gồm có ( 8 ) – Tên gọi của hàng hóahttp : / / luanvan.co/luan-van/phan-tich-nhung-dieu-khoan-chu-yeu-trong-hop-dong-kinh-te-mua-ban-hang-hoa-3473/Trong pháp luật này, hàng hóa phải được ghi một cách vừa đủ, rõ ràng, đúng chuẩn, cókèm theo tên thương mại. Nếu đối tượng người dùng của việc mua bán gồm nhiều mẫu sản phẩm, chủngloại hàng khác nhau thì phải ghi rõ hạng mục của mẫu sản phẩm đó. Danh mục những loại mặthàng này hoàn toàn có thể được coi là phụ lục của hợp đồng. – Số lượng hàng hóaĐây là một trong những lao lý quan trọng của hợp đồng do tại nó tương quan đếnviệc xác lập rõ đối tượng người tiêu dùng của hợp đồng mua bán cũng như nghĩa vụ và trách nhiệm và nghĩa vụ và trách nhiệm củacác bên. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế việc lựa chọn đơn vị chức năng đo lường và thống kê phảicăn cứ vào đặc thù của hàng hóa, vào tập quán thương mại quốc tế so với những mặt hàngcụ thể. Theo nguyên tắc, số lượng của hàng hóa hoàn toàn có thể được xác lập bởi một số liệu cụ thểhoặc hoàn toàn có thể được pháp luật trong một số lượng giới hạn. Ví dụ : số lượng gạo là đối tượng người tiêu dùng của việcmua bán là 10.000 tấn ( 2 % ). Do đặc thù của 1 số ít loại hàng hóa nên cần phải quy địnhtỷ lệ dung sai, như so với hàng hóa có sự bốc hơi hay có sự đổi khác nhiệt độ. Ngoài ra, những bên cần phải thỏa thuận hợp tác rõ là có hay không tính khối lượng của bao bìvà khối lượng của hàng hóa. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, trong thực tếbao giờ cũng nói rõ hai loại khối lượng : khối lượng cả vỏ hộp và khối lượng tịnh. – Chất lượng của hàng hóaĐây là pháp luật quan trọng nhất của mọi hợp đồng mua bán hàng hóa. Điều khoảnvề chất lượng của hàng hóa là thỏa thuận hợp tác của những bên tương quan đến việc xác lập chấtlượng và phương pháp kiểm tra chất lượng của hàng hóa. Thông thường lao lý này cầnphải lao lý đơn cử : + Thứ nhất, những yếu tố đa phần vể quy cách, phẩm chất của hàng hóa vàphương pháp xác lập. + Thứ hai, nghĩa vụ và trách nhiệm của những bên trong việc xác lập thời hạn, khu vực và cáchthức kiểm tra chất lượng. Thông thường khu vực kiểm tra chất lượng của hàng hóa docác bên tự thỏa thuận hợp tác có tính đến đặc thù của từng loại hàng và điều kiện kèm theo giao hàng. Hàng hóa hoàn toàn có thể kiểm tra hàng loạt hay một phần theo Xác Suất tùy theo đặc thù của hànghóa. Đối với hàng không đặc định thường kiểm tra theo xác xuất, so với hàng đặc địnhthì kiểm tra hàng loạt. Các bên hoàn toàn có thể thuê những cơ quan chức năng hay những giám định viênthực hiện việc kiểm tra chất lượng hàng hóa. – Thời gian, khu vực giao hàngĐây là pháp luật quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế do tại nó liênquan đến 1 số ít quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của những bên, thời gian chuyển quyền chiếm hữu và rủi ro đáng tiếc, tương quan đến giá thành của hàng hóa. 10V iệc pháp luật khu vực giao hàng có ý nghĩa rất là quan trọng không những về mặtpháp lý mà còn trong góc nhìn thương mại bởi trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tếcho phí luân chuyển trong nhiều trường hợp chiếm 40-50 % giá trị của hàng hóa. Thôngthường khu vực giao hàng do những bên lao lý trong hợp đồng bằng cách lựa chọn điềukiện giao hàng theo INCOTERMS ( những lao lý thương mại quốc tế ). – Giá cảĐiều khoản Chi tiêu là pháp luật gắn liền với những pháp luật đối tượng người dùng hợp đồng. Giátrong hợp đồng thường được xác lập dựa trên những địa thế căn cứ như đơn giá, điều kiện kèm theo cơ sởtính giá, pháp luật bảo lưu về giá hàng hóa … Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Chi tiêu cần phải được xác lập trên cơ sởgiá quốc tế và xuất phát từ điều kiện kèm theo giao hàng. Theo nguyên tắc giá thành cần phải được quyđịnh rõ, đúng và đúng mực. Trong nhiều trường hợp người mua nhu yếu người bán ghi giáít hơn giá trong thực tiễn để trốn thuế nhập khẩu ở nước mình, hoặc ngược lại để tránh việc kiểmsoát ngoại tệ của nước mình, người mua cũng hoàn toàn có thể nhu yếu người bán ghi giá cao hơngiá thực tiễn để chuyển phần chênh lệch vào thông tin tài khoản của người mua ở quốc tế. Mặc dù pháp lý Nước Ta chưa có lao lý về hậu quả pháp lý của việc hạ thấp haynâng cao giá ghi trong hợp đồng so với giá thực tiễn được những bên thỏa thuận hợp tác, tuy nhiêntrong thực tiễn thương mại quốc tế, việc trong hợp đồng ghi giá không đúng với thực tếthường dẫn đến việc hợp đồng không có hiệu lực hiện hành pháp lý. – Thanh toánThời hạn giao dịch thanh toán cần phải pháp luật rất là rõ ràng và ngặt nghèo. Khi thỏa thuận hợp tác thời hạn giao dịch thanh toán không khi nào sử dụng từ “ sau ”. Ví dụ : Trong mộthợp đồng mua bán hàng thủy hải sản giữa 2 công ty pháp luật rằng người mua phải thanh toáncho người bán sau 3 ngày tính từ ngày hàng đến cảng. Rõ ràng thời hạn giao dịch thanh toán đượcquy định không rõ ràng như trên trọn vẹn bất lợi cho người bán. Theo pháp luật nàythì trong khoản thời hạn 3 ngày sau khi hàng cập cảng, việc giao dịch thanh toán không hề xảy ramà việc giao dịch thanh toán chỉ được thực thi khi hết thời hạn 3 ngày đó nhưng vào chính ngàynào thì không hề xác lập được. Để tránh những rủi ro đáng tiếc đáng tiếc, trong mọi trường hợp cần phải xác lập thời hạnthanh toán bằng cách thỏa thuận hợp tác : “ giao dịch thanh toán trước thời gian … ” hoặc “ thanh toán giao dịch trongkhoản thời hạn từ … đến … ”. Ví dụ : người mua phải có nghĩa vụ và trách nhiệm giao dịch thanh toán trong khoảngthời gian 20 ngày thao tác của ngân hàng nhà nước tính từ ngày hàng được giao cho người vậnchuyển. – Bao bì đóng gói11Đối với mỗi loại hàng hóa yên cầu phải có một loại vỏ hộp hoặc được đóng gói phù hợpbởi vì vỏ hộp và quy cách đóng gói ảnh hưởng tác động đến chất lượng và nhiều khi đến cả giá cảcủa hàng hóa, đặc biệt quan trọng là trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong trường hợphợp đồng không có lao lý khác, người bán có nghĩa vụ và trách nhiệm đóng gói bằng cách nào đểhàng đến nơi bảo đảm an toàn cũng như hoàn toàn có thể thuận tiện xếp dỡ trong thời hạn quá cảnh hay tạiđiểm đến. Trong một số ít trường hợp người mua hoàn toàn có thể phủ nhận nhận hàng nếu chúng không đượcđóng gói tương thích với hướng dẫn hay tập quán thương mại. Hiện nay, ở nhiều nước việc gắnnhãn hiệu lên vỏ hộp được pháp luật một cách khắt khe, do vậy nên thỏa thuận hợp tác về baobì và đóng gói với người mua khi đàm phán hợp đồng. – Trách nhiệm do vi phạm hợp đồngTrong trường hợp này, những bên hoàn toàn có thể thỏa thuận hợp tác mức phạt do chậm triển khai nghĩavụ. Ngoài ra những bên nên thỏa thuận hợp tác pháp luật miễn trừ nghĩa vụ và trách nhiệm trong trường hợpbất khả kháng. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế những bên đừng khi nào quên đưa vào hợpđồng lao lý “ nghĩa vụ và trách nhiệm loại sản phẩm ”. Điều khoản này xác lập ai là người phải chịutrách nhiệm trong trường hợp hàng hóa vì có khuyết tật mà gây thiệt hại cho ngườikhác. Thông thường trong những trường hợp nói trên thì đơn vị sản xuất phải chịu tráchnhiệm bồi thường. – Trách nhiệm so với sản phẩmHiện nay, trong quốc tế văn minh khi mà hầu hết những nước, đặc biệt quan trọng là những nước pháttriển, dành sự chăm sóc đặc biệt quan trọng đến thương mại công minh, đến sức khẻo của con ngườithì lao lý có khuynh hướng hướng đến sự kiểm soát và điều chỉnh những quan hệ phát sinh từ chấtlượng của mẫu sản phẩm, tức là xác lập nghĩa vụ và trách nhiệm của người bán hay của người mua trongtrường hợp hàng hóa, do những khuyết tật của mình, đã gây ra thiệt hại cho người khác. Về yếu tố này, hoàn toàn có thể nói pháp lý của Nước Ta nói chung, những pháp luật của pháp luậtvề hợp đồng nói riêng chưa có sự kiểm soát và điều chỉnh. Vì vậy để tránh những rủi ro đáng tiếc đáng tiếc cácdoanh nghiệp Nước Ta khi kí kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cần phải có sựthỏa thuận trước trong hợp đồng về việc phân loại nghĩa vụ và trách nhiệm. – Luật vận dụng cho hợp đồng ( hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ) Các bên hoàn toàn có thể tự thỏa thuận hợp tác luật vận dụng cho hợp đồng. – Giải quyết tranh chấp. Ở lao lý này, những bên thỏa thuận hợp tác thủ tục xử lý tranh chấp phát sinh trong quátrình triển khai hợp đồng. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế những bên phải thỏa12thuận và thống nhất TANDTC hay trọng tài thương mại của nước nào xử lý tranh chấptrong trường hợp những bên không hề xử lý bằng con đường thương lượng. Mặc dù hợp đồng là do những bên thỏa thuận hợp tác nhưng trong quan hệ hợp đồng nói chungvà trong quan hệ mua bán hàng hóa nói riêng những bên không chỉ chịu sự ràng buộc củacác pháp luật mà những bên đã thỏa thuận hợp tác mà còn chịu sự kiểm soát và điều chỉnh của những quy địnhpháp luật. Ví dụ : Các bên không thỏa thuận hợp tác trong hợp đồng về lao lý bồi thườngthiệt hại cho nhau khi một bên vi phạm hợp đồng. Nhưng trong trong thực tiễn bên vi phạm hợpđồng vẫn phải có nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường nếu việc vi phạm đó gây thiệt hại cho bên đối tác chiến lược. Như vậy, nội dung hợp đồng mua bán hàng hóa không chỉ là những khoản do những bên thỏathuận mà còn hoàn toàn có thể gồm có những pháp luật do những bên không thỏa thuận hợp tác nhưng theoquy định của pháp lý những bên phải có nghĩa vụ và trách nhiệm triển khai. 3. Mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa bằng văn bản ( 9 ) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúcHỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓAhttp : / / luatminhgia.vn/Mau-Hop-dong-mua-ban-hang-hoa-newsview-237-467.aspx13Hợp đồng số : … … … … … – HĐMB – Căn cứ pháp lệnh hợp đồng kinh tế tài chính của Hội đồng Nhà nước và những văn bản hướngdẫn thi hành của những cấp, những ngành ; – Căn cứ vào đơn chào hàng ( đặt hàng hoặc sự triển khai thỏa thuận hợp tác của hai bên ). Hôm nay ngày …. Tháng … năm … … Tại khu vực : Chúng tôi gồm : Bên A – Tên doanh nghiệp : – Địa chỉ trụ sở chính : – Điện thoại : … … … … … … …. Fax : – Tài khoản số : – Mở tại ngân hàng nhà nước : – Đại diện là : – Chức vụ : – Giấy ủy quyền ( nếu thay giám đốc ký ) số : … … … … … ngày …. Tháng … nămDo … … … … … … … … … … … chức vụ … … … … … … … ký. Bên B – Tên doanh nghiệp : – Địa chỉ trụ sở chính : – Điện thoại : … … … … … … …. Fax : 14 – Tài khoản số : – Mở tại ngân hàng nhà nước : – Đại diện là : – Chức vụ : – Giấy ủy quyền ( nếu thay giám đốc ký ) số : … … … … … ngày …. Tháng … nămDo … … … … … … … … … … … chức vụ … … … … … … … kýHai bên thống nhất thỏa thuận hợp tác nội dung hợp đồng như sau : Điều 1 : Nội dung việc làm giao dịch1. Bên A bán cho bên B : SốthứtựTên hàngĐơnvịSốlượngĐơn giá Thành tiền Ghi chúCộng … Tổng giá trị bằng chữ : 2. Bên B bán cho bên A : SốthứtựTên hàngĐơnvịSốlượngĐơn giáThànhtiềnGhi chúCộng … Tổng giá trị ( bằng chữ ) : 15 Điều 2 : Giá cảĐơn giá loại sản phẩm trên là giá … … … … theo văn bản … … … ( nếu có ) … … củaĐiều 3 : Chất lượng và quy cách hàng hóa1. Chất lượng mẫu sản phẩm … … … được pháp luật theoĐiều 4 : Bao bì và ký mã hiệu1. Bao bì làm bằng : 2. Quy cách vỏ hộp … … … … … … … cỡ … … … … … … … kích thước3. Cách đóng gói : Trọng lượng cả bì : Trọng lượng tịnh : Điều 5 : Phương thức giao nhận1. Bên A giao cho bên B theo lịch sau : SốthứtựTên hàng Đơn vịSốlượngThờigianĐịa điểmGhichú2. Bên B giao cho bên A theo lịch sau : SốthứtựTên hàng Đơn vịSốlượngThờigianĐịa điểmGhichú163. Phương tiện luân chuyển và ngân sách luân chuyển do bên … chịu. 4. Chi tiêu bốc xếp ( mỗi bên chịu một đầu hoặc5. Quy định lịch giao nhận hàng hóa mà bên mua không đến nhận hàng thì phải chịuchi phí lưu kho bãi là … … … … … … đồng / ngày. Nếu phương tiện đi lại luân chuyển bên muađến mà bên bán không có hàng giao thì bên bán phải chịu ngân sách trong thực tiễn cho việc điềuđộng phương tiện đi lại. 6. Khi nhận hàng, bên mua có nghĩa vụ và trách nhiệm kiểm nhận phẩm chất, quy cách hàng hóatại chỗ. Nếu phát hiện hàng thiếu hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng v.v … thì lậpbiên bản tại chỗ, nhu yếu bên bán xác nhận. Hàng đã ra khỏi kho bên bán không chịutrách nhiệm ( trừ loại hàng có pháp luật thời hạn Bảo hành ). Trường hợp giao nhận hàng theo nguyên đai, nguyên kiện, nếu bên mua sau khi chởvề nhập kho mới hiện có vi phạm thì phải lập biên bản gọi cơ quan kiểm tra trung gian ( Vinacontrol ) đến xác nhận và phải gửi đến bên bán trong hạn 10 ngày tính từ khi lập biênbản. Sau 15 ngày nếu bên bán đã nhận được biên bản mà không có quan điểm gì thì coi nhưđã chịu nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường lô hàng đó. 7. Mỗi lô hàng khi giao nhận phải có xác nhận chất lượng bằng phiếu hoặc biên bảnkiểm nghiệm ; khi đến nhận hàng, người nhận phải có đủ : – Giấy trình làng của cơ quan bên mua ; – Phiếu xuất kho của cơ quan bên bán ; – Giấy chứng minh nhân dân. Điều 6 : Bảo hành và hướng dẫn sử dụng hàng hóa1. Bên bán có nghĩa vụ và trách nhiệm bh chất lượng và giá trị sử dụng loại hàng … … … … … … cho bên mua trong thời hạn là … … … … … tháng. 2. Bên bán phải phân phối đủ mỗi đơn vị chức năng hàng hóa một giấy hướng dẫn sử dụng ( nếucần ). Điều 7 : Phương thức thanh toán1. Bên A giao dịch thanh toán cho bên B bằng hình thức … … … … … trong thời gian2. Bên B giao dịch thanh toán cho bên A bằng hình thức … … … … … trong thời gianĐiều 8 : Các giải pháp bảo vệ thực thi hợp đồng ( nếu cần ). Lưu ý : Chỉ ghi ngắn gọn phương pháp, tên vật bảo vệ và phải lập biên bản riêng. Điều 9 : Trách nhiệm vật chất trong việc thực thi hợp đồng1. Hai bên cam kết thực thi tráng lệ những lao lý đã thỏa thuận hợp tác trên, khôngđược đơn phương đổi khác hoặc hủy bỏ hợp đồng, bên nào không thực thi hoặc đơnphương đình chỉ thực thi hợp đồng mà không có nguyên do chính đáng thì sẽ bị phạt tới … … … … % giá trị của hợp đồng bị vi phạm ( cao nhất là 12 % ). 172. Bên nào vi phạm những pháp luật trên đây sẽ phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm vật chất theoquy định của những văn bản pháp lý có hiệu lực hiện hành hiện hành về phạt vi phạm chất lượng, sốlượng, thời hạn, khu vực, giao dịch thanh toán, Bảo hành v.v … mức phạt đơn cử do hai bên thỏathuận dựa trên khung phạt Nhà nước đã pháp luật trong những văn bản pháp lý về hợp đồngkinh tế. Điều 10 : Thủ tục xử lý tranh chấp hợp đồng1. Hai bên cần dữ thế chủ động thông tin cho nhau quy trình tiến độ triển khai hợp đồng. Nếu có vấnđề gì bất lợi phát sinh những bên phải kịp thời thông tin cho nhau biết và tích cực bàn bạcgiải quyết ( cần lập biên bản ghi hàng loạt nội dung ). 2. Trường hợp những bên không tự xử lý được mới đưa vụ tranh chấp ra TANDTC. Điều 11 : Các thỏa thuận hợp tác khác ( nếu cần ) Các điều kiện kèm theo và pháp luật khác không ghi trong này sẽ được những bên thực hiệntheo lao lý hiện hành của những văn bản pháp lý về hợp đồng kinh tế tài chính. Điều 12 : Hiệu lực của hợp đồngHợp đồng này có hiệu lực thực thi hiện hành từ ngày … … … … …. Đến ngàyHai bên sẽ tổ chức triển khai họp và lập biên bản thanh lý hợp đồng này sau khi hết hiệu lựckhông quá 10 ngày. Bên … … … có nghĩa vụ và trách nhiệm tổ chức triển khai và chuẩn bị sẵn sàng thời hạn địa điểmthanh lý. Hợp đồng này được làm thành … … … … … bản, có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ … bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN BChức vụ Chức vụKý tên Ký tên ( Đóng dấu ) ( Đóng dấu ) 18CH ƯƠNG IIMỘT SỐ LƯU ÝTRONG HỢP ĐỒNGMUA BÁN HÀNG HÓA19I. Tạo lập hợp đồng : 1. Đề nghị giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa ( Offer ) : Đề nghị giao kết hợp đồng là việc bộc lộ rõ dự tính giao kết hợp đồng và chịu sựràng buộc về ý kiến đề nghị này của bên đề xuất so với bên đã được xác lập đơn cử ( 10 ) Hình thức của đề xuất giao kết hợp đồng : văn bản, lời nói, hành vi đơn cử, hoặc kếthợp giữa những hình thức khác. Hiệu lực của ý kiến đề nghị giao kết hợp đồng do bên ý kiến đề nghị ấnđịnh. Nếu bên ý kiến đề nghị không ấn định thời gian có hiệu lực hiện hành thì ý kiến đề nghị giao kết hợp đồngcó hiệu lực thực thi hiện hành tại thời gian bên được đề xuất nhận được đề xuất giao kết hợp đồng. Bên đề xuất phải chịu nghĩa vụ và trách nhiệm về lời đề xuất giao kết hợp đồng của mình. Bên đề xuất hoàn toàn có thể hay đổi lời ý kiến đề nghị hay rút lui giao kết của mình trong nhữngtrường hợp sau : + Bên ý kiến đề nghị nhận được nhận được thông tin về việc biến hóa hay rút lui lại đềnghi trước hoặc cùng thời gian nhận được đề xuất. + Điều kiện biến hóa hay rút lui lại đề xuất giao kết phát sinh trong trường hợp bênđề nghị có nêu rõ về việc được biến hóa hoặc rút lui lại đề xuất khi điều kiện kèm theo đó phát sinh. Đề nghị giao kết hợp đồng chấm hết hiệu lực thực thi hiện hành trong những trường hợp sau đây ( 11 ) + Bên nhận lời đề nghi giao kết không đồng ý. + Hết hạn vấn đáp đồng ý. + Thông báo về việc hủy bỏ đề xuất giao kết có hiệu lực thực thi hiện hành. 2. Chấp nhận lời ý kiến đề nghị giao kết hợp đồng mua bán ( Acceptance ) : 10 Điều 390, Bộ luật Dân sự 2005.11 http://thoimocua.com/dan-su-hinh-su/dan-su/1040-cham-dut-de-nghi-giao-ket-hop-dong.html20Chấp nhận ý kiến đề nghị giao kết hợp đồng là sự vấn đáp của bên được đề xuất với bên đềnghị về việc đồng ý hàng loạt nội dung của bản hợp đồng. Thời hạn vấn đáp gật đầu giao kết hợp đồng được xác lập khác nhau trong cáctrường hợp sau ( 12 ) + Nếu bên ý kiến đề nghị có ấn định thời hạn vấn đáp thì lời đồng ý có hiệu lực hiện hành trongthời gian qui định của bên đề xuất. Trong trường hợp thông tin của bên kia về việc chấpnhận giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa đến chậm vì do một số ít yếu tố khách quan dovấn đề luân chuyển thì thông tin đó vần có hiệu lực hiện hành. + Khi những bên trực tiếp đàm đạo với nhau như gặp trực tiếp, qua điện thoại thông minh, hoặc cácphương tiện khác thì bên được đề xuất phải vấn đáp ngay có gật đầu hay không chấpnhận, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hợp tác về thời hạn vấn đáp. Bên được đề xuất giao kết hợp đồng hoàn toàn có thể rút lại thông tin gật đầu giao kết hợpđồng, nếu thông tin này đến trước hoặc cùng với thời gian bên ý kiến đề nghị nhận được trả lờichấp nhận giao kết hợp đồng ( 13 ) 3. Thời điểm giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa : Hợp đồng mua bán hàng hóa được giao kết vào thời gian những bên đạt được sự thỏathuận. Thời điểm giao kết hợp đồng được pháp lý qui định tại điều 404 của bộ luật dânsự. Vì vậy, thời hạn xác lập thời gian giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa trong cáctrường hợp sau đây : + Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời gian bên sau cùng kí vào vănbản. + Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là những bên đã thỏa thuận hợp tác về nội dung. Cácbên hoàn toàn có thể sử dụng những giải pháp, chứng cứ hợp pháp để chứng tỏ việc “ những bên đãthỏa thuận ” về nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa bằng lời nói. Hợp đồng cũng được xem như được giao kết khi hết hạn vấn đáp mà bên nhận được lờiđề nghị vẫn im re, nếu có thỏa thuận hợp tác im re là sự vấn đáp gật đầu giao kết. 4. Điều kiện có hiệu lực thực thi hiện hành của hợp đồng hàng hóa : Luật thương mại không qui định đơn cử về điệu kiện hiệu lực thực thi hiện hành của hợp đồng mua bánhàng hóa. Vì vậy, khi xem xét về hiệu lực hiện hành của hợp đồng mua bán hàng hóa thì địa thế căn cứ vàoqui định của Bộ luật Dân sự và những lao lý khác có tương quan. Tại điều 122 của Bộ luật Dân sự năm 2005 có qui định về điều kiện kèm theo hiệu lực hiện hành của hợpđồng mua bán hàng hóa : + Thứ nhất, những chủ thể tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa phải có năng lựchành vi dân sự để triển khai những nghĩa vụ và trách nhiệm theo hợp đồng. 12 Điều 397, Bộ luật Dân sự 2005.13 Điều 400, Bộ luật Dân sự 2005.21 + Thứ hai, đại diện thay mặt của những bên giao kết hợp đồng mua bán phải đúng thẩm quyền. Đại diện hợp đồng của chủ thể hợp đồng hoàn toàn có thể là đại diện thay mặt theo pháp lý hoặc đại diệntheo ủy quyền. Phạm vi đại diện thay mặt của người đại diện thay mặt được qui định tại điều 144 của bộ luậtdân sự năm 2005. Điều cần quan tâm trong qui định của pháp lý trong trường hợp ngườithực hiện thanh toán giao dịch dân sự không được coi là người đại diện thay mặt của chủ thể. Được qui địnhtại điều 145 của bộ luật dân sự năm 2005. Nội dung của điều luật như sau : • Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện thay mặt xác lập, thực thi khônglàm phát sinh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cho người được đại diện thay mặt, trừ trường hợp người đại diệnhoặc người được đại diện thay mặt chấp thuận đồng ý. Người đã thanh toán giao dịch với người không có quyền đại diệnphải thông tin cho người được đại diện thay mặt hoặc người đại diện thay mặt của người đó để vấn đáp trongthời gian ấn định, nếu hết hạn này mà không vấn đáp thì thanh toán giao dịch đó không làm phát sinhquyền và nghĩa vụ và trách nhiệm so với người được đại diện thay mặt, nhưng người không có quyền đại diệnvẫn phải triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm so với người đã thanh toán giao dịch với mình, trừ trường hợp người đãgiao dịch biết hoặc phải ghi nhận về việc không có người đại diện thay mặt. • Người đã thanh toán giao dịch với người không có quyền đại diện thay mặt, có quyền chấp dứt hoạtthực hiện hoặc hủy bỏ thanh toán giao dịch để xác lập và nhu yếu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợpngười đó biết trước hoặc biết nhưng vẫn đi đến kí kết. + Thứ tư, hợp đồng mua bán được giao kết bảo vệ những nguyên tắc của hợp đồngtheo qui định của pháp lý. Việc qui định những nguyên tắc trong việc giao kết hợp đồngnhằm bảo vệ sự thỏa thuận hợp tác của những bên tương thích với nhu yếu, nguyện vọng, ý chí thựccủa họ, nhằm mục đích hướng tới quyền lợi chính đáng của những bên đồng thời không xâm hại tới lợiích mà pháp lý bảo vệ. Theo qui định của pháp lý tại điều 389 Bộ luật Dân sự năm2005, thì việc giao kết hợp đồng phải tuân theo những nguyên tắc sau : tự do giao kết nhưngkhông trái pháp lý, đạo đức xã hội, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực, ngay thật. Những hành vi cưỡng ép, rình rập đe dọa, lừa dối để giao kết hợp đồng … sẽ dẫn đếnhợp đồng mua bán hàng hóa không có hiệu lực thực thi hiện hành. + Thứ năm, hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa phải tương thích với qui định củapháp luật. Để hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực thực thi hiện hành, buộc nội dung của hợp đồng phảiđược trình diễn theo những hình thức được pháp lý qui định. Tại điều 24 Luật thươngmại năm 2005, hợp đồng mua bán hàng hóa được biểu lộ bằng lời nói, bằng văn bản, hoạc được xác lập bằng những hành vi đơn cử. Đối với những hợp đồng mua bán hàng hóamà pháp lý qui định phải được xây dựng bằng văn bản thì phải tuân theo những qui địnhđó. III.Thực hiện hợp đồng : 1. Nguyên tắc thực thi hợp đồng mua bán hàng hóa : Những thỏa thuận hợp tác trong hợp đồng có hiệu lực thực thi hiện hành sẽ có giá trị ràng buộc những bên, hợpđồng có tính luật giữa những bên. Các bên phải triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm đã thỏa thuận hợp tác theo đúnghợp đồng. Để bảo vệ việc thực thi hợp đồng mang lại quyền lợi cho những bên đồng thờikhông xâm hại đến quyền lợi mà pháp lý bảo vệ. Pháp luật qui định những nguyên tắc có22tính chất bắt buộc phải tuân theo so với những chủ thể trong quy trình triển khai hợp đồngtại điều 412 của Bộ luật Dân sự năm 2005. Những nguyên tắc đó như sau : + Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng người dùng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thờihạn, phương pháp cũng như những thỏa thuận hợp tác khác. + Thực hiện một cách trung thực, theo ý thức hợp tác và có lợi nhất cho cácbên, bảo vệ đáng tin cậy lẫn nhau. + Không được xâm phạm tới quyền lợi của Nhà nước, quyền lợi hội đồng, quyền và lợiích hợp pháp của người khác. 2. Quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của những bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa : Quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của những bên được xác lập bởi hợp đồng giữa những bên và qui địnhcủa pháp lý. Chính thế cho nên, tất cả chúng ta chỉ nghiên cứu và phân tích những nghĩa vụ và trách nhiệm cơ bản của những bêntrong hợp đồng mua bán phát sinh khi những bên không có thỏa thuận hợp tác ( hoặc thỏa thuận hợp tác tráipháp luật ) trong hợp đồng. 2.1 Nghĩa vụ cơ bản của bên bán : Giao hàng là trách nhiệm cơ bản nhất của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Các qui định của pháp lý đối việc giao hàng của bên bán cho bên kia như sau : + Giao hàng đúng đối tượng người dùng và chất lượng : + Giao giấy chứng từ kèm theo hàng hóa : Trong nhiều trường hợp, việc giao hànghóa còn gồm có cả việc giao những chứng từ tương quan đến hàng hóa như ghi nhận vềchất lượng, ghi nhận về nguồn gốc, ghi nhận về nguồn gốc nguồn gốc, vận đơn. + Giao hàng đúng thời hạn. + Giao hàng đúng khu vực. + Kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng. Đảm bảo quyền sở hữu so với hàng hóa mua bán : Đối với việc bảo vệ quyền sởhữu cũng như việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua được pháp lý quiđịnh tại điều 443 của bộ luật dân sự năm 2005 và điều 46 của bộ luật thương mại. Chuyền giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua. Rủi ro so với hàng hóa : Về yếu tố xác lập rủi ro đáng tiếc trong quy trình luân chuyển nhưmất mát, hư hỏng … trước hết phải địa thế căn cứ vào sự thỏa thuận hợp tác của những bên có ghi trong hợpđồng. Trường hợp những bên không có thỏa thuận hợp tác thì vận dụng qui định của pháp lý. Tạiđiều 57 – điều 61 luật thương mại có qui định những trường hợp sau đây : • Chuyển rủi ro đáng tiếc trong trường hợp có khu vực giao hàng xác lập : Nếu bên báncó nghĩa vụ và trách nhiệm giao hàng cho bên mua tại một khu vực nhất định thì rủi ro đáng tiếc về mặt mất máthay hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua khi hàng hóa được giao cho bên muahoặc người được bên mua ủy quyền đa nhận hàng tại thời gian đó, kể cả trong trườnghợp bên bán được chuyển nhượng ủy quyền giữ lại những chứng từ xác lập quyền sở hữu so với hàng hóa. 23 • Chuyển rủi ro đáng tiếc khi không có khu vực giao hàng xác lập : Nếu hợp đồng cóqui định về việc luân chuyển hàng hóa và bên bán không có nghĩa vụ và trách nhiệm giao hàng tại mộtthời điểm nhất định thì rủi ro đáng tiếc về mất mát hoặc hư hỏng về hàng hóa được chuyển cho bênmua khi hàng hóa được giao cho người luân chuyển tiên phong • Chuyển rủi ro đáng tiếc trong trường hợp giao hàng cho người nhận để giao mà khôngphải là người luân chuyển : Nếu hàng hóa đang được người nhận hàng để giao nắm giữ màkhông phải là người luân chuyển thì rủi ro đáng tiếc về mất mát hư hỏng hàng hóa được chuyển chobên mua trong một số ít trường hợp sau đây : khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hànghóa, khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu so với bên mua. • Chuyển rủi ro đáng tiếc trong trường hợp mua bán hàng hóa đang trên đường vậnchuyển : Nếu đối tượng người dùng của hợp đồng là hàng hóa đang trên đường luân chuyển thì thì rủiro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển cho bên mua kể từ thời gian giao kếthợp đồng. Nghĩa vụ bh hàng hóa : Do bên bán thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm Bảo hành hàng hóatrong một khoản thời hạn nhất định nào đó sau khi đã giao hàng cho bên mua. Việc bảohành triển khai theo những thỏa thuận hợp tác có trong hợp đồng hoặc theo qui định của phápluật. Bên bán phải chịu những ngân sách bh hàng hóa, trừ trường hợp thỏa thuậnkhác ( điều 49 Luật thương mại ). 2.2 Nghĩa vụ cơ bản của bên mua. Nghĩa vụ nhận hàng và giao dịch thanh toán tiền : Việc nhận hàng và triển khai việc thanh toánđược coi là nghĩa vụ và trách nhiệm cơ bản của bên mua tương ứng với nghĩa vụ và trách nhiệm giao hàng và chuyểnquyền chiếm hữu hàng hóa của bên bán. Nhận hàng có nghĩa là việc đảm nhiệm trên thực tếhàng hóa từ bên bán. Bên mua hàng hóa có nghĩa vụ và trách nhiệm nhận hàng theo thuận. Cần quan tâm, việc nhận hàng trên trong thực tiễn không có nghĩa là bên mua đã đồng ý về hàng hóa đượcgiao. Theo luật thương mại, sau khi hoàn thành xong việc giao nhận, bên bán vẫn phải chịutrách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa được giao cho bên mua, nếu những khiếmkhuyết của hàng hóa không hề phát hiện được trong quy trình kiểm tra bằng biện phápthông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về những khuyết điểm đó nhưng không báocho bên mua. Nếu bên bán giao hàng đúng theo qui định của hợp đồng nhưng bên mua lạikhông nhận hàng theo qui định, khi đó bên mua đã vi phạm hợp đồng và khi đó bên muaphải chịu những giải pháp chế tài được qui định trong hợp đồng hoặc theo pháp lý. Nghĩa vụ giao dịch thanh toán : Thanh toán là nghĩa vụ và trách nhiệm quan trọng nhất của bên mua trong quanhệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Bên mua phải có nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi việc thanh toán giao dịch theođúng qui định của hợp đồng. Nghĩa vụ giao dịch thanh toán được qui định trong bộ luật thương mạitại điều 50 + Địa điểm thanh toán giao dịch : Được pháp lý qui định tại điều 54 của luật thương mại • Địa điểm kinh doanh thương mại của bên bán được xác lập tại vào thời gian giao kết hợpđồng, nếu không có khu vực kinh doanh thương mại thì tại nơi cư trú của bên bán • Địa điêm giao hàng hoặc giao chứng từ nếu việc giao dịch thanh toán được tiến hànhđồng thời với việc giao hàng và giao chứng từ + Thời hạn thanh toán giao dịch : Được qui định tại điều 54 của luật thương mại. Trường hợpcác bên không có thỏa thuận hợp tác, thời hạn giao dịch thanh toán được xác lập như sau : 24 • Bên mua phải thực thi việc giao dịch thanh toán cho bên bán vào thời gian bên bángiao hàng hoặc sách vở chứng từ tương quan đến hàng hóa. • Bên mua không có nghĩa vụ và trách nhiệm triển khai nghĩa vụ và trách nhiệm thanh toán giao dịch cho đến khi có thểkiểm tra xong hàng hóa trong trường hợp có thỏa thuận hợp tác bên mua có quyền kiểm tra hànghóa trước khi giao • Bên mua vẫn có nghĩa vụ và trách nhiệm thanh toán giao dịch tiền mua hàng trong trường hợp hànghóa bị mất mát, hư hỏng, sau thời gian rủi ro đáng tiếc được chuyển từ bên bán sang cho bên mua, trư trường hợp mất mát, hư hỏng do bên bán gây ra. + Xác định giá : Giá cả được xác lập trong hợp đồng, trong trường hợp hai bênkhông xác lập giá trong hợp đồng, cũng như phương pháp xác lập giá thì giá của hànghóa được xác lập theo giá của những loại hàng hóa đó trong những điều kiện kèm theo tựa như vềphương thức giao hàng, thời gian mua bán hàng, thị trường địa lí, phương pháp thanhtoán và những điều kiện kèm theo khác có tác động ảnh hưởng tới giá3. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. 3.1 Khái niệm và vai trò của nghĩa vụ và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa. Khi một hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập có hiệu lực thực thi hiện hành pháp lý, những bên phảicó nghĩa vụ và trách nhiệm thực thi những nghĩa vụ và trách nhiệm đã thỏa thuận hợp tác trong hợp đồng. Việc vi phạm những nghĩavụ theo hợp đồng mua bán ( không triển khai, thực thi không đúng, không khá đầy đủ nghĩavụ ) sẽ dẫn đến bên vi phạm phải chịu những chế tài do pháp lý qui định. Về thực chất, nghĩa vụ và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là dạng đơn cử của nghĩa vụ và trách nhiệm pháplí phát sinh trong nghành nghề dịch vụ mua bán hàng hóa. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa có những đặc thù cơ bản ( 14 ) được vận dụng trên cơ sở hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa có hiệu lực hiện hành ; nộidung gắn liền với việc thực thi những nghĩa vụ và trách nhiệm theo hợp đồng mua bán hàng hóa ; do cơquan tổ chức triển khai có thẩm quyền vận dụng hoặc do bên vi phạm vận dụng cơ sở pháp lý. Chế độ nghĩa vụ và trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa có nội dung đa phần lácác qui định về địa thế căn cứ vận dụng nghĩa vụ và trách nhiệm, những hình thức nghĩa vụ và trách nhiệm và những trường hợpmiễn nghĩa vụ và trách nhiệm. Các qui định này mục tiêu bảo vệ quyền hạn của những bên đồng thời đảmbảo tính nghiêm minh trong pháp lý về việc kinh doanh hàng hóaVai trò của chế định nghĩa vụ và trách nhiệm hợp đồng mua bán hàng hóa bộc lộ ở những khíacạnh cơ bản sau ( 15 ) + Chế định nghĩa vụ và trách nhiệm hợp đồng bảo vệ quyền hạn và quyền lợi hợp pháp của những bêntrong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Hành vi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóaluôn tiêm ẩn rủi ro tiềm ẩn xâm hại quyền lợi của bên kia. Để bảo vệ quyền lợi của những bên vi phạm, chế định nghĩa vụ và trách nhiệm hợp đồng mua bán được cho phép bên bị vi phạm tự mình hoặc yêu cầucơ quan có thẩm quyền vận dụng những hình thức nghĩa vụ và trách nhiệm so với bên bị vi phạm ( nhưbuộc thực thi hợp đồng, phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, tạm ngừng triển khai hợpđồng, đình chỉ hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng ). Bên cạnh đó, chế định nghĩa vụ và trách nhiệm hợp đồng14, 15 http://luanvan.co/luan-van/tim-hieu-ve-che-do-trach-nhiem-do-vi-pham-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-theo-luat-thuong-mai-viet-nam-38081/1525

Source: https://vh2.com.vn
Category : Vận Chuyển