997_1644638444_901620730ecd4447.docx CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc … … … …., ngày … tháng …. năm … .. HỢP ĐỒNG...
Thành Lập Công Ty Hợp Danh
Hiện nay, công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp ít được lựa chọn để thành lập ở Việt Nam. Tuy nhiên, công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp kết hợp được uy tín cá nhân của nhiều người. Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy của các bạn hàng, đối tác kinh doanh. Với bài viết dưới đây, hãy cùng Viện Kế Toán tìm hiểu về điều kiện và thủ tục thành lập công ty hợp danh theo Luật doanh nghiệp.
1. Điều kiện thành lập công ty hợp danh
1.1 Thành viên công ty hợp danh
– Công ty hợp danh là loại hình công ty đối nhân, được thành lập trên cơ sở sự tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau giữa các thành viên. Với đặc trưng này, số lượng thành viên công ty hợp danh thường là rất ít.
– Công ty hợp danh có hai loại thành viên: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
- Thành viên hợp danh là những cá thể thỏa thuận hợp tác góp vốn với nhau, cùng chịu nghĩa vụ và trách nhiệm vô hạn và trực tiếp. Một công ty hợp danh phải có tối thiểu hai thành viên hợp danh .
-
Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi vốn đã góp vào công ty.
Bạn đang đọc: Thành Lập Công Ty Hợp Danh
1.2 Tư cách pháp lý
Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được ĐK doanh nghiệp .
1.3 Vốn trong công ty hợp danh
– Công ty hợp danh không được phát hành bất kì loại chứng khoán nào.
– Việc chuyển nhượng phần vốn góp: Thành viên hợp danh chỉ được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình nếu được tất cả các thành viên hợp danh khác đồng ý.
– Nếu thành viên hợp danh chết, người thừa kế chỉ có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được ít nhất ba phần tư số thành hợp danh còn lại đồng ý.
1.4 Cơ cấu tổ chức
Công ty hợp danh có cơ cấu, tổ chức bao gồm:
– Hội đồng thành viên, gồm tất cả các thành viên của công ty. Hội đồng thành viên bầu một thành viên hợp danh làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, đồng thời kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty nếu Điều lệ công ty không có quy định khác.
– Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
– Trong khi điều hành công ty, thành viên công ty hợp danh phân công nhau đảm nhiệm các các chức danh quản lý và kiểm soát công ty.
2. Thủ tục thành lập công ty hợp danh
2.1 Chuẩn bị hồ sơ
1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
2. Dự thảo Điều lệ công ty
3. Danh sách thành viên công ty hợp danh. Kèm theo danh sách thành viên có
a) Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của các thành viên.
b) Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên sáng lập là pháp nhân.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh nếu công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
2.2 Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp có thể lựa chọn các phương pháp sau:
Đăng ký trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh
Trình tự thực hiện:
Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định.
Bước 2: Doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký. Doanh nghiệp nộp lệ phí Đăng ký doanh nghiệp là 200.000 đồng.
Bước 3: Cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy biên nhận cho doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp trong vòng năm ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ..
Bước 4: Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.
Đăng ký trực tuyến trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia
2.3 Nhận kết quả
Trường hợp đăng ký trực tiếp
Trường hợp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 3 ngày làm việc.
Nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo cho người thành lập doanh nghiệp biết bằng văn bản trong thời hạn 3 ngày làm việc.
Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng
Khi hồ sơ đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Sau khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý: Với trường hợp đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh, nếu quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà Phòng Đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ bằng bản giấy thì hồ sơ đăng ký điện tử của doanh nghiệp không còn hiệu lực.
2.4 Sau đăng ký kinh doanh
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để có thể chính thức hoạt động, doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục sau:
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải đăng nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp, Khoản 2 Điều 1 Nghị định số 05/2013/NĐCP và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;
2. Sau khi có mã số doanh nghiệp (đồng thời là mã số thuế), doanh nghiệp cần thực hiện một số thủ tục về thuế tại Cơ quan Thuế để kê khai, nộp thuế theo thông báo của Cục thuế tỉnh/thành phố (thủ tục tạo và phát hành hóa đơn; thủ tục mua, cấp hóa đơn; thủ tục kê khai nộp thuế,…).
3. Doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện thủ tục khắc dấu cần liên hệ với cơ quan liên quan và cơ quan công an để thực hiện thủ tục khắc dấu, đăng ký mẫu dấu theo quy định tại Nghị định số 58/2001/NĐCP.
4. Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện: sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp liên hệ cơ quan quản lý chuyên ngành để được hướng dẫn.
Source: https://vh2.com.vn
Category : Doanh Nghiệp