Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Phân tích và nhận xét tinh thần chống Pháp của nhân dân và thái độ của triều đình từ 1858 1884 câu hỏi 3982819 – https://vh2.com.vn

Đăng ngày 02 August, 2023 bởi admin

a. Những diễn biến chính
-Năm 1858, Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu quá trình xâm lược nước ta.
-Năm 1859, Pháp chuyển hướng tấn công vào Gia Định.
-Năm 1862, triều đình Huế kí Hiệp ước Nhâm Tuất, cắt 3 tỉnh miền Đông nam kì cho
Pháp.
-Năm 1873-1874, Pháp tấn công Bắc kì nhằm thôn tính toàn bộ nước ta.
-Năm 1874, triều đình kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất, cắt thêm 3 tỉnh miền Tây Nam
kì cho Pháp, lúc này Nam kì lục tỉnh hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của Pháp.
-Năm 1882-1883, Pháp tấn công bắc Kì lần thứ hai.
-Ngày 20/8/1883, lợi dụng sự rối ren của triều đình Huế (Tự Đức mất), pháp tấn công
trực diện vào kinh đô. Triều đình kí Hiệp ước Hác Măng đầu hàng thực dân Pháp.
-Năm 1884, với Hiệp ước Patơnốtđược kí kết, đánh dấu nước ta hoàn toàn rơi vào tay
thực dân Pháp.
b. Nhận xét thái độ của triều đình, nhân dân
*Triều đình:
-Giai đoạn 1858-1862: Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp, bảo vệ lãnh thổ.

Điều này thể hiện ở chổ, triều đình cử tướng Nguyễn Tri Phương có mặt ở các mặt trận ở
Trung, Nam và Bắc kì khi Pháp tấn công. Tuy nhiên triều đình không tổ chức nhân dân
kháng chiến mà đơn độc kháng chiến.
-Giai đoạn 1862-1884: triều đình thiếu kiên quyết chống Pháp, chủ trương thương
lượng, cầu hoà. Điều đó dẫn đến hệ quả các Hiệp ước bán nước 1862,1874, 1883 và 1884,
nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa, dân ta từ những
người tự do trở thành những người nô lệ.
*Nhân dân: Từ khi thực dân Pháp bắt đầu nổ súng xâm lược đến khi triều đình đầu
hàng, trước sau như một nhân dân ta từ Bắc chí Nam kiên quyết chống Pháp bằng mọi hình
thức, bằng mọi vũ khí. Nổi bật với những anh hùng và những chiến công vang dội: Hai cha
con Trương Định và Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm, đạo quân
cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, với những chiến thắng đốt cháy Tàu Pháp trên sông Vàm cỏ,
chiến thắng Cầu Giấy lần 1 và 2 và những trận chiến gây khó khăn cho Pháp.
Câu 2: Tại sao phong trào Cần vương bùng nổ. Hãy trình bày các giai đoạn chính và
kết quả, ý nghĩa của phong trào. (4đ)
a. Nguyên nhân:
-Sau khi vua Tự Đức mất, triều đình Huế hết sức rối ren phân hoá thành hai phái rõ rệt: chủ
chiến và chủ hoà. Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết chuẩn bị kế hoạch tấn công
Pháp để khôi phục lại chủ quyền.
-Thực hiện kế hoạch đó, đêm 4 rạng ngày 5/7/1885, phái chủ chiến mở cuộc phản công ở
kinh thành Huế nhưng bị thất bại. Tôn Thất Thuyết phò giá vua Hàm Nghi chạy ra sơn
phòng Tân Sở (Quảng Trị) sau đó xuống chiến Cần vương kêu gọi sĩ phu, văn thân cùng
nhân dân đứng lên giúp vua kháng chiến.
b. các giai đoạn của phong trào: 2 giai đoạn
-1885-1888: Phong trào nổ ra ở một vùng rộng lớn đặc biệt là các tỉnh Bắc kì, dưới sự chỉ
huy của một triều đình phong kiến thống nhất, đứng đầu là TTT và vua HN.
-1888-1896: Giai đoạn này vua Hàm Nghi bị bắt, TTT sang Trung Quốc cầu viện. Phong
trào lúc này quy tụ với nhiều cuộc khởi nghia lớn: Hương Khê, Bãi Sậy, Ba Đình. Với
cuộc khởi nghĩa Hương Khê kết thúc, đánh dấu phong trào Cần vương thất bại.
c. Kết quả: Phong trào nổ ra rầm rộ, quyết liệt nhưng cuối cùng đều bị thất bại.

d. Ý nghĩa:
-Thể hiện tinh thần yêu nước, chống ngoại xâm, áp bức bóc lột của nhân dân ta.
-Phong trào Cần vương là sự tiếp nối phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta
trong giai đoạn trước đó.
Câu 3: Em hãy kể tên những anh hùng tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống Pháp từ
năm 1858 đến năm 1896. (1đ)
Những anh hùng tiêu biểu: Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Tri Phương,
Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật, Phạm Bành, Đinh Công
Tráng, Tôn Thất Thuyết, Hàm Nghi…

no chép mạng.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Đánh Giá