Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân

Đăng ngày 22 April, 2023 bởi admin

Nếu biết trăm năm là hữu hạn

[Xuất bản] Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân

List Tiểu Thuyết Nước Ta hoàn. Click vào .

List Tiểu thuyết Phương Tây hoàn. Click vào.


Tạo đề tài mới Trả lời đề tài  [ 13 bài ]  Chuyển đến trang 
1,2,3,4,5Trang sau

Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân

 

Có bài mới 08.01.2014, 18:11
Hình đại diện của thành viên

Ngáo ỘpCựu Editor Diễn ĐànCựu Editor Diễn Đàn

 

Ngày tham gia: 14.11.2012, 20:15
Bài viết: 1591
Được thanks: 5002 lần
Điểm: 10.71

7Có bài mới [Xuất bản] Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân – Điểm:Đang tải Player đọc truyện …
Tốc độ đọc truyện: 0.90 x

(Đóng góp ý kiến về player nghe đọc truyện)

Nếu biết trăm năm là hữu hạn

images
Tác giả: Phạm Lữ Ân
Số trang: 250 trang
NXB Hội Nhà văn
Giá bìa: 68.000 đồngTác giả : Phạm Lữ ÂnSố trang : 250 trangNXB Hội Nhà vănGiá bìa : 68.000 đồng

Một câu chuyện đẹp và ý nghĩa vô cùng cho những ai đang bắt đầu chập chững bước chân vào cuộc đời nhốn nháo này.

Có thể đó cũng là khi ta bắt đầu nhận ra được những trôi nổi hư hao của một cuộc đời ngắn ngủi và bộn bề. Đọc để biết rằng thời gian hữu hạn và biền biệt vô tình lắm, nên những con người chúng ta sống trong cái khoảng thời gian nhỏ nhoi ấy phải biết rằng đừng bao giờ phung phí thời gian được sống của mình. Biết đâu ở phút này ta đang sống, đang yêu, đang hận thù, để rồi ngay một giây phút sau thôi ta chẳng ngờ tới, ta đã bỗng chốc phải lìa bỏ cuộc đời này, đánh mất đi cái khoảng thời gian ít ỏi mà ta đang sống. Chẳng kịp cho một giãi bày”.Một câu truyện đẹp và ý nghĩa vô cùng cho những ai đang mở màn chập chững bước chân vào cuộc sống nhốn nháo này. Có thể đó cũng là khi ta mở màn nhận ra được những trôi nổi hư hao của một cuộc sống ngắn ngủi và bộn bề. Đọc để biết rằng thời hạn hữu hạn và biền biệt vô tình lắm, nên những con người tất cả chúng ta sống trong cái khoảng chừng thời hạn nhỏ nhoi ấy phải biết rằng đừng khi nào phung phí thời hạn được sống của mình. Biết đâu ở phút này ta đang sống, đang yêu, đang hận thù, để rồi ngay một tích tắc sau thôi ta chẳng ngờ tới, ta đã bỗng chốc phải lìa bỏ cuộc sống này, đánh mất đi cái khoảng chừng thời hạn rất ít mà ta đang sống. Chẳng kịp cho một giãi bày ” .

Tìm kiếm với từ khóa :

Được thanks
            Share
Xem thông tin cá nhân

     

Có bài mới 08.01.2014, 18:18
Hình đại diện của thành viên

Ngáo ỘpCựu Editor Diễn ĐànCựu Editor Diễn Đàn

 

Ngày tham gia: 14.11.2012, 20:15
Bài viết: 1591
Được thanks: 5002 lần
Điểm: 10.71

10Có bài mới Re: Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân – Điểm:Đang tải Player đọc truyện …
Tốc độ đọc truyện:

0.90x

(Đóng góp ý kiến về player nghe đọc truyện)

Chương 1

Ai qua là bao chốn xa…

Có một hôm, tình cờ lạc vào forum tường cũ, tôi đọc được câu này của một người bạn thân thiết thuở ấu thơ. “Bình yên – là khi được ra khỏi nhà”.

Tôi hiểu vì sao bạn viết vậy, và tôi đọc được phía sau dòng chữ ấy là một nỗi buồn vô hạn.

“Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nhưng hàm nghĩa của nó thì có thể rất mênh mông.

“Nhà” trong nỗi buồn của bạn là căn biệt thự vắng người, và mỗi khi có người thì đầy tiếng cãi vã.

“Nhà” trong ký ức của tôi là nơi tôi chạy quanh chân ba trong cái sân nhỏ có trồng những cây cà chua khi tôi chưa đầy ba tuổi.

“Nhà” trong nỗi nhớ của cô bạn thân vừa dọn qua khu phố mới kín cổng cao tường, chính là cái xóm nhỏ ồn ào mà thân mật, những ngôi nhà cũ có hàng rào thấp và thưa, nơi người này có thể đứng ngoài đường mà lơ đãng ngó vô phòng khách nhà người khác.

“Nhà” đối với những người xa quê hương chính là cái dải đất hình chữ S nhỏ nhắn bên bờ biển Đông, và đối với những phi hành gia làm việc trên trạm không gian, nhà có thể chính là viên ngọc xanh tuyệt đẹp ngoài vũ trụ kia đang quay rất chậm.

“Nhà” cũng có thể là tình yêu của một ai đó dành cho ta, là trái tim ấm áp của một ai đó, nơi mà ta luôn ao ước được chạy đến náu mình. Để tìm lại sự bình yên.

“Nhà” chỉ là một từ ngắn ngủi, nó không đồng nghĩa với sự bình yên, nhưng chúng ta vẫn luôn khao khát rằng nó gắn với sự bình yên. Và khi nào “nhà” trái nghĩa với bình yên thì đó là khởi đầu của sự bất hạnh.

Tôi tin rằng, mái nhà nào cũng từng có lúc đồng nghĩa với niềm vui và cả sự bình yên. Nhưng bạn của tôi ơi, sự bình yên của nhà không phải là điều có sẵn. “Nhà” là phần cứng, còn sự bình yên, hạnh phúc, niềm vui là phần mềm. Gia đình là phần cứng, còn tình yêu và sự thấu hiểu là phần mềm.

Vậy cho nên, sự bình yên là thứ phải được thiết lập, và vì thế, có thể tái thiết lập. Nếu ta là một phần của “nhà”, dù chỉ là một phần nhỏ, nếu ta thật mong muốn mái nhà thân yêu của ta có được sự bình yên, hay lại có nó một lần nữa, thì ta phải tham gia vào quá trình thiết lập đó. Bằng một nụ cười xoa dịu, bằng một câu nói vị tha, bằng sự yêu thương nhẫn nhịn, bằng trái tim sẵn sàng sẻ chia, bằng một cái nắm tay thấu hiểu, hay có thẻ bằng một giọt nước mát. Dù thế nào, cũng không phải bằng sự buông xuôi. Để kéo những trái tim về gần với nhau. Để biến “nhà” thành một nơi ta phải luyến tiếc khi rời xa và luôn mong mỏi quay về.

Bạn của tôi ơi, tôi còn nhớ khi chúng ta còn nhỏ, cùng ngồi chung một chiếc ghế mây dưới tán mận trong vườn nhà, mẹ của bạn đã hát cho chúng ta nghe câu hát này:

“Ai qua là bao chốn xa, thấy đâu vui cho bằng mái nhà…”

Tôi vẫn nhớ, cho đến bây giờ, vẫn nhớ bài hát ấy. Và tôi vẫn nghĩ rằng, nếu không nơi đâu bằng được mái nhà mình, thì điều tối thiểu ta có thể làm cho ký ức của mình, là đừng để nó trái nghĩa với sự bình yên. Và rằng đừng đợi đến khi ta “qua bao chốn xa” rồi mới thấy yêu thương nó, vì biết đâu, đến khi ấy thì ta đã không thể nào về lại được.

Khoảnh khắc nào thơ dại bỏ ta đi

Em sẽ tặng anh một mảnh đời mình.
Nơi chính em cũng chưa từng bước tới…
J.L.BORGES

Khi xem xong bộ phim Juno(1), mấy cô cháu của tôi hỷ hả khen kết thúc phim thật có hậu, thật nhân bản. Riêng chị tôi ngồi trầm ngâm giữa đám con gái. Bộ phim đúng là thực tế một cách hài hước, khiến các bậc cha mẹ phải suy nghĩ về cách ứng xử của mình khi con cái… lỡ lầm. Nhưng sự mãn nguyện của các cô gái với kết thúc phim đã khiến chị băn khoăn…

Trong phim, Juno và cậu bạn trai – người mẹ và người cha bất đắc dĩ – sau những ngày tháng quay cuồng đã trở lại con đường của mình… và tiếp tục cuộc đời còn rộng mở của họ. Đứa trẻ được ra đời, lớn lên dưới tình yêu thương của một người mẹ khác, và có thể sẽ hạnh phúc. Và Juno sẽ không phải mang gánh nặng của sự ăn năn như nhiều cô gái khác.

Cháu gái tôi nhắc lại một mẩu tin trên báo, rằng ngày 1-10 vừa qua, có hơn 3.000 người đã đến chùa Từ Quang ở Sài Gòn để cầu siêu sám hối vì trót phá bỏ hoặc không thể giữ được sự sống cho hơn 5.000 thai nhi. Cô nói: “Trong số đó hẳn có nhiều người ước mình từng chọn lựa (và được chọn lựa) như Juno”.

Chị tôi lặng im một hồi lâu rồi thốt lên rằng, bộ phim đã bỏ qua một điều rất quan trọng, vô cùng quan trọng. Đó là những vết thương lòng.

Juno và bạn trai – dù muốn hay không, dù nhớ hay quên thì họ cũng đã là một người mẹ và một người cha. Và cô bé và cậu bé, cuộc sống vẫn tiếp diễn. Nhưng chắc rằng, Juno đã mang trong tim mình một vết thương lòng. Cô có thể quên nó đi trong đoạn đời còn trẻ và vô tư lự, nhưng rồi một ngày, nó sẽ tấy lên khi cô đã là một người mẹ thực sự và có những đứa con khác. Và một khi vết thương ấy rỉ máu trở lại, nó không bao giờ lành nữa.

Hãy hỏi những người mẹ. Họ sẽ nói – một đứa con gái ngoài ý muốn và để nó rời khỏi mình theo bất cứ cách nào đều là một vết thương lòng. Những vết thương lòng của ký ức, đôi khi chúng chỉ là một vết sẹo nhỏ, nhạt nhòa, nhưng điều lạ lùng là chúng luôn có khả năng ngăn cản ta cảm nhận niềm hạnh phúc của thực tại mà ta đáng được hưởng. Giống như bạn đang ăn một chén cơm gạo mới thơm ngon và cắn phải một hạt sạn nhỏ. Cảm giác của hai hàm răng khi cắn hạt sạn sẽ xóa đi cảm giác ngon miệng trước đó, và sau đó. Thậm chí, đôi khi, ta nhớ cái cảm giác rạn vỡ đó suốt đời.

Chúng ta vẫn đọc trên các diễn đàn và trên báo chí những tranh luận chưa bao giờ dứt về việc trao gửi thân xác trước hay sau hôn nhân. Đôi khi, chúng ta cười như mếu trước khoảng cách xa lắc giữa các bài học đạo đức và dòng chảy thực tế của cuộc sống. Khi nào là sớm, khi nào là muộn? Nếu bạn muốn nghe, tôi sẽ nói cho bạn nghe điều tôi thực sự nghĩ. Đó là “khi nào” không quan trọng bằng “với ai”. Đây không phải là một bài học đạo đức, mà là điều xảy ra trong thực tế, hôm qua, hôm nay và rất lâu sau nữa. Với ai, đó là vấn đề.

Có rất nhiều người tôi biết đã và đang cảm thấy hối hận, không phải vì sau hay trước mà vì trao thân gửi phận không đúng người. Nghĩa là nếu đã nhầm người thì trước hay sau đám cưới đều khốn khổ như nhau. Khi hai mươi hay khi ba mươi tuổi đều xót xa như nhau. Từ góc nhìn của người ngoài, trao nhầm trước khi cưới thì đáng chê trách hơn. Nhưng với chính cuộc đời bạn, đôi khi, trao nhầm sau khi cưới còn tệ hơn nhiều. Nếu chỉ không đúng thời điểm, có thể người ta sẽ nuối tiếc. Nhưng không hối tiếc. Trái lại, nếu không đúng người, thì ở bất cứ thời điểm nào, người ta cũng sẽ hối tiếc.

Vậy thì, khi nào là đúng thời điểm? Khoảnh khắc nào là hoàn hảo để ta lìa thơ dại? Phải chăng chỉ là một đáp án đúng duy nhất: đêm tân hôn? Phải chăng trước luôn là sai lầm, và sau luôn là tối thượng?

Có người nghĩ rằng chỉ cần bước qua khỏi “tuổi trẻ em” và có đủ hiểu biết để ngăn ngừa việc cho ra đời một đứa trẻ ngoài ý muốn nghĩa là đã sẵn sàng để tiến đế nơi đó – bờ cấm, ranh giới mà ta phải vĩnh biệt thơ ngây. Nơi ta rũ bỏ mọi lớp áo khác ngoài, cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Nơi ta tiến đến trước mặt người ấy chỉ với bản thể của ta, chỉ ta, trọn vẹn ta, không gì khác… Nhưng không phải vậy. Sẵn sàng, là khi ta đủ hiểu biết, tin cậy và tôn trọng để ngăn ngừa những vết thương lòng.

Khoảnh khắc ấy sẽ tuyệt diệu nếu có sự yêu thương và trân trọng với đối phương và với chính bản thân mình. Hoặc tối thiểu, là sự tôn trọng. Đôi khi sự tôn trọng còn quan trọng hơn cả tình yêu. Bởi nếu có tình yêu mà thiếu sự tôn trọng, thì vẫn không đủ. Nếu có đủ sự tôn trọng và nhận đủ sự tôn trọng, bạn sẽ biết và sẽ có nhu cầu học cách khiến điều đó trở nên tuyệt diệu. Ngược lại, nếu thiếu sự tôn trọng, đó sẽ chỉ là một trò chơi hay một hình phạt, hay một trải nghiệm của sự đổi chác, lừa dối, ép buộc, chiếm đoạt, phục tùng, cam chịu, sợ hãi, xem thường, chán ghét… Và sẽ có ai đó tổn thương.

Người ta nói nhiều về cảm xúc, về cách ngừa thai, về khoái cảm, nhưng đôi khi người ta quên nói điều này: khoảnh khắc đó là thời điểm ta dễ bị tổn thương. Khi không còn gì giấu giếm, cũng có nghĩa là không còn gì để tự bảo vệ. Khi ta bộc lộ mình rõ nhất, thật nhất, trần trụi nhất, ấy là khi ta trở nên dễ bị tổn thương hơn bao giờ hết. Điều đó đúng cho cả nam và nữ.
Khi ta sẵn sàng ở vào trạng thái dễ bị tổn thương với ai đó, là bởi ta tin vào mối quan hệ sâu đậm. Khi ta trút hết lòng mình, cũng như khi ta trút hết xiêm y vậy, là bởi vì ta tin.

Tuổi thơ ngây mãi mãi là thiên đường của đời người. Nếu quyết định lìa xa nó vào thời khắc nào đó, hãy chắc chắn rằng bạn lìa xa nó để đến một thiên đường khác, chứ không phải địa ngục. Và hãy chắc rằng mình chọn đúng bạn đồng hành. Nếu có bất cứ gợn suy nghĩ nào rằng bạn chưa sẵn sàng, rằng bạn chưa đủ tôn trọng hay chưa nhận đủ sự tôn trọng, rằng bạn chưa đủ tin cậy và chưa được tin cậy đủ, thì hãy dừng lại. Chầm chậm thôi, không chỉ để đợi đúng lúc mà đợi để biết chắc rằng ta gặp đúng người.

Khi còn nhỏ, ta thường mong mình sớm trở thành người lớn, ta muốn bước ngay vào thế giới mênh mông đó cùng với những quyền vô hạn định. Nhưng, sự thật đắng cay mà chúng ta phải đối mặt là gì? Không ai có thể cưỡng lại thời gian. Thế cho nên cái khoảnh khắc ta sẽ phải/ được thành người lớn ấy – khoảnh khắc trở thành một người đàn ông, hay một phụ nữ thực sự – trước sau gì cũng đến. Và cùng với nó là bình yên và sóng gió, hạnh phúc và đắng cay, niềm khoái cảm ngắn ngủi và vết thương lòng dai dẳng, những điều ta kỳ vọng và cả những điều ta không hề chờ đợi… đều hứa hẹn sẽ đến theo.

Còn những tháng ngày thơ dại xa xưa sẽ bỏ ta đi mãi mãi. Vô phương níu kéo.


Tìm kiếm với từ khóa :

Được thanks
            Share
Xem thông tin cá nhân

     

Có bài mới 08.01.2014, 18:25
Hình đại diện của thành viên

Ngáo ỘpCựu Editor Diễn ĐànCựu Editor Diễn Đàn

 

Ngày tham gia: 14.11.2012, 20:15
Bài viết: 1591
Được thanks: 5002 lần
Điểm: 10.71

10Có bài mới Re: Nếu biết trăm năm là hữu hạn – Phạm Lữ Ân – Điểm:Đang tải Player đọc truyện …
Tốc độ đọc truyện: 0.90 x

(Đóng góp ý kiến về player nghe đọc truyện)

Chương 2

Đơn giản chỉ là hạnh phúc

Họp mặt lớp cũ, thầy giáo tóc đã điểm sương, gặp lại học trò rưng rưng nước mắt. Thầy hỏi đi hỏi lại chỉ một câu: “Cuộc sống em giờ ra sao? Có hạnh phúc không?”

Cô bạn lớp trưởng năm xưa ngồi xuống cạnh thầy, nửa đùa nửa thật: “Thầy ơi, bao nhiêu năm trời không gặp, vậy mà thầy chỉ mong đợi ở tụi em có điều đó thôi sao?”

Phải rồi, chỉ điều đó thôi sao? Không phải là ông nọ bà kia, không phải là chức này tước khác, không phải tiền này của nọ. Cũng không phải đã đong góp được điều gì cho xã hội, cho đất nước. Chẳng lẽ chỉ là hạnh phúc thôi sao, hở thầy?

Thầy cười. Học trò của thầy ai cũng có năng lực và lòng tự trọng. Và chỉ cần hai thứ đó thì chắc chắn các em sẽ có đóng góp cho xã hội bằng cách này hay cách khác. Thầy không băn khoăn về việc đó. Rồi thầy nheo đuôi mắt đầy nếp nhăn, hỏi: “Em không nhớ ngày ra trường thầy nói gì sao? Thầy đã hỏi các em có bao giờ suy nghĩ tại sao lại là ‘Độc lập – Tự do – Hạnh phúc’? Tại sao là ‘Hạnh phúc’ chứ không phải là ‘Thịnh vượng’ hay ‘Văn minh’? Hóa ra không em nào suy nghĩ về điều đó cả”.

Có lẽ đó cũng là lý do tại sao đất nước Bhutan từ 3 thập niên qua đã đo lường sự phát triển của đất nước bằng chỉ số GNH (Gross National Happiness – Tổng hạnh phúc quốc gia). Có thể lâu nay chúng ta vẫn nghĩ về “hạnh phúc” như một từ sáo rỗng, bởi không thể xác định được một cách cụ thể nó bao hàm điều gì. Là thành đạt, giàu có? Là được tôn vinh? Là được hưởng thụ bất kỳ điều gì ta muốn? Là chia sẻ và được chia sẻ? Là đem đến niềm vui cho người khác? Hay chính là sự hài lòng của riêng bản thân mình?

Có thể, chúng ta vẫn nghĩ hạnh phúc là vấn đề “riêng tư” và “cá nhân”. Nhưng không phải vậy. Nếu bạn lo buồn hay gặp bất trắc thì ít nhất, thầy cô, bạn bè đều cảm thấy xót xa, lo lắng cho bạn. Còn nếu bạn vui tươi, hạnh phúc thì ít nhất cũng làm cho chừng đó người cảm thấy yên lòng, lạc quan và vui vẻ khi nghĩ về bạn.

Mỗi con người là một mắt xích, dù rất nhỏ nhưng đều gắn kết và ảnh hưởng nhất định đến người khác. Và người khác ấy lại có ảnh hưởng đến những người khác nữa. Tôi thích nghĩ về mối quan hệ giữa con người với nhau trong cuộc đời như mạng tinh tể kim cương. Mỗi con người là một nguyên tử cacbon trong cấu trúc đó, có vai trò như nhau và ảnh hưởng lẫn nhau trong một mối liên kết chặt chẽ. Một nguyên tử bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến bốn nguyên tử khác, và cứ thế mà nhân rộng ra. Chúng ta cũng có thể vô tình tác động đến cuộc đời một người hoàn toàn xa lạ theo kiểu như vậy. Thế thì bạn có tin rằng sống hạnh phúc chính là đóng góp cho xã hội một cách căn cơ nhất? Bạn có cho rằng, sự phát triển và bền vững của một quốc gia phải được xây dựng từ mỗi cuộc đời riêng lẻ của từng người dân?

Khi đọc cuốn tiểu thuyết Suối nguồn dày gần 200 trang của Ayn Rand, tôi chỉ nhớ có một câu duy nhất: “Nếu muốn nói câu ‘Tôi yêu em’ thì phải nói từ ‘Tôi’ trước đã. Tôi yêu thích triết lý đó quá chừng. Vì nó làm tôi vỡ ra nhiều thứ, giống như bài học về hạnh phúc của thầy tôi. Rằng để yêu người thì trước hết chúng ta phải biết yêu mình, phải trân trọng và giữ gìn niềm hạnh phúc của chính mình. Rằng ta phải bồi đắp chính bản thân ta thành một con người tốt đẹp và cảm nhận được niềm hạnh phúc, trước khi nghĩ đến việc mang đến hạnh phúc cho bất cứ ai hay đóng góp điều tốt đẹp gì cho xã hội.

Bởi vì, bạn biết đó, chúng ta không thể mang dến cho người khác thứ mà ta không có.

Những khoảng trống không phải để lấp đầy

Có hai từ thường lặp đi lặp lại trong entry của nhiều bạn trẻ, là “buồn” và “cô độc”.

Dường như chưa có ai đi qua thời thiếu niên mà không từng trải qua cảm giác đó.

Cô độc. Đó là lúc bạn cảm thấy tâm hồn cô quạnh ngay giữa chốn đông người, đang quây quần bên người thân mà vẫn thấy riêng mình xa cách, đang cùng bạn bè đùa mà vẫn thầm tự nhủ: “Nào có ai hiểu lòng ta”.

Cô độc. Đó là khi tâm sự ngổn ngang trong lòng mà không biết tỏ cùng ai, kể cả cha mẹ hay người bạn thân thiết. Là khi ta thấy như mình bị bỏ rơi trong một thế giới đang rộng ra mãi. Là khi ta thấy tràn ngập trong tâm hồn một nỗi buồn dai dẳng không tên. Và rất nhiều khi, chỉ là nỗi buồn vô cớ.

Cô độc là một tâm trạng đáng sợ. Có người trốn chạy sự cô độc bằng cách… ngủ vùi. Có người cố khỏa lấp nó bằng niềm vui ồn ào ở vũ trường hay trong những trò games, có người gặm nhấm nó bằng nước mắt. Có người thăng hoa vào nghệ thuật. Nhưng cũng có người bị nó bủa vây không lối thoát để rồi tìm đến cái chết. Ít hay nhiều, khi rơi vào trạng thái cô độc, chúng ta đều cảm thấy tâm hồn mình chỉ còn là một khoảng trống đáng sợ, và ta tự hỏi: “Phải làm sao để lấp đầy khoảng trống này đây?”

Nhưng, bạn biết không, những khoảng trống đó không phải để lấp đầy…

Bản chất con người vốn cô đơn. Đó là sự thật. Tất cả mọi người đều có lúc cảm thấy cô độc. Cả những người cởi mở, hài hước nhất hay những người đang chìm đắm trong hạnh phúc vô biên, vẫn luôn có những khoảnh khắc không thể chia sẻ cùng ai. Những khoảng trống mà ở đó chỉ riêng ta đối diện với chính mình. Không phải vì chia tay một người bạn, hay mất đi một người thân, hay khi một mối tình tan vỡ thì nó mới xuất hiện. Khoảng trống đã có sẵn ở đó rồi. Luôn luôn ở đó, trong mọi con người.

Tôi sẽ đọc cho bạn nghe bài thơ haiku này:

“Những lỗ trống trong củ sen
Khi ta ăn
Ăn luôn cả nó”
(Thơ của một thi sĩ Nhật)

Bạn thấy chăng? Những lỗ trống là một phần của củ sen, cũng như sự cô độc là một phần của đời sống. Vì vậy, hãy nhìn thẳng vào nó. Đừng ngại nói: “Tôi đang buồn. Tôi cảm thấy cô độc” nếu bạn muốn được chia sẻ. Nhưng cũng đừng ngại nói: “Hãy để tôi một mình lúc này” nếu bạn thực sự muốn như vậy. Đừng ngại vì đó là điều bình thường. Tất cả mọi người trên thế gian này đều thế. Chỉ khác nhau ở một điều: cách ta đối xử với nó. Nỗi cô đơn tạo thành những khoảng trống, bạn càng trốn chạy thì nó càng bám đuổi. Bạn càng tìm cách khỏa lấp thì nó càng dầy khoảng trống ấy, nhưng cũng đừng để nó lấp đầy mình. Chúng ta chỉ đơn giản nhận ra sự hiện hữu của nó, và bình tĩnh đối diện.

Người ta gọi tuổi mới lớn là “tuổi biết buồn”. “Biết buồn” tức là chạm ngõ cuộc đời rồi đó. Biết buồn tức là bắt đầu nhận ra sự hiện hữu của những khoảng trống trong tâm hồn. Biết buồn là khi nhận ra rằng có những lúc mình cảm thấy cô độc. Khi đó, hãy dành cho sự cô đọc một khoảng riêng, hãy đóng khung sự cô đơn trong giới hạn của nó, như một căn phòng trống trong ngôi nhà tâm hồn. Mỗi lần vào căn phòng ấy, dù tự nguyện hay bị xô đẩy, thì bạn vẫn có thể điềm tĩnh khám phá bản thân trong sự tĩnh lặng. Để rồi sau đó, bạn bình thản bước ra, khép cảnh cửa lại và trở về với cuộc sống bề bộn thường ngày, vốn lắm nỗi buồn nhưng cũng không bao giờ thiếu niềm vui…

Bản thân chúng ta là giá trị có sẵn

Lâu rồi, tôi có đọc được bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ở công tình yêu Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing cũng sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi”.

Chi tiết này khiến tôi nhớ một câu chuyện khác về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu: “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng một vai khác”.

Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự TỰ TIN. Và tôi cho rằng họ thành công là bởi vì họ tự tin.

Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp, học giỏi… Còn tôi, tôi đâu có gì để tự tin?”

Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thật sự không bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra, như gia thế, tài năng, dung mạo, bằng cấp, tiền bạc, quần áo…, mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự BIẾT MÌNH. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có sẵn trong mình những giá trị nhất định.

Gốc rễ vấn đề là ở chỗ đó, bản thân bạn không đủ để bạn tự tin sao?

Bản thân bạn – con người độc đáo nhất trên thế gian này. Bạn biết chăng, thế gian này có điều kỳ diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. chúng ta đều là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực…

Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện.
Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

Hơn thế nữa, nếu bạn thực sự tự tin, bạn cũng sẽ biết tôn trọng người khác. Bởi nếu bạn đã hiểu được giá trị của bản thân, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của mỗi người bạn gặp. Bạn sẽ nhìn thấy sự giống nhau giữa một ca sĩ nổi tiếng và một người quét rác vô danh, giữa một doanh nhân xuất khẩu hàng nghìn tấn thủy sản và một bà cụ bán cá tươi trong chợ. Bạn sẽ trân trọng những người đó như nhau.

Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có sẵn. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lòng tự tin thì hãy bắt đầu từ đó. TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH.

Hơn một khoảnh khắc bị bỏ lỡ

Sinh nhật 16 tuổi, em nhận được món quà mơ ước: một chiếc máy ảnh số.

Em chụp bất cứ thứ gì là lạ, hay hay, rồi về chỉnh sửa và đều đặn post lên blog.

Có nhiều comment khen em chụp ảnh đẹp, tìm được góc độc, rất nghệ thuật. Em mày mò học thêm những kỹ thuật cơ bản và ngày càng mê chụp ảnh. Cả khi đi ngủ, chiếc máy ảnh cũng nằm bên gối em.

Và hẳn nhiên, đó là vật bất ly thân trong chuyến về thăm quê ngoại. Ở đó có rất nhiều thứ thú vị để chụp. Một con ngỗng thơ thẩn bên hàng rào, những bông hoa dại không tên giấu mình trong đám cỏ. Và buổi chiều nay, cảnh hoàng hôn trên cánh đồng sao mà đẹp lạ. Ánh nắng chiều chiếu xiên quệt từng vệt vàng rõ rệt trên nền lúa xanh. Đôi cánh cò chấp chới bay qua. Rải rác trên cái nền xanh non là vài đóa sen muộn. Đẹp quá! Phải chụp ngay mới được.

Em cuống quýt lấy máy ảnh, giơ lên ngắm, rồi sững sờ nhận ra máy ảnh đã hết pin trong khi ánh nắng đang tắt dần. Em ngồi bệt xuống cỏ, thất vọng đến phát khóc.

Cậu em trai ngạc nhiên, rồi lên giọng cụ non càu nhàu: “Không chụp được thì lo ngắm đi, có gì mà khóc? Chị còn đôi mắt nữa mà…”

Thì vậy đó, tôi cũng định nói vậy, sao em không ngắm nhìn bằng đôi mắt của mình?

Người ta nói rằng từ khi có máy ảnh, con người ngày càng thích nhìn bản sao của thế giới hơn là nhìn thế giới thật. Em cũng thích ngắm bản sao hơn chăng?

Em có biết, tất cả những chiếc máy ảnh đều mô phỏng theo hoạt động của đôi mắt, nhưng chưa bao giờ tái tạo một cách hoàn hảo cấu trúc tinh vi của mắt và bộ não con người. Những bức ảnh em chụp rất đẹp, nhưng hãy chấp nhận rằng có những vẻ đẹp không thể ghi lại bằng máy ảnh mà chỉ có thể ghi lại bằng ký ức và cảm xúc.

Như buổi hoàng hôn này, ngoài cái ánh nắng vàng vọt rọi phết lên những đóa sen tàn, ngoài cái xanh mướt của đồng lúa đương thì, còn có hương cỏ dại, hương lúa non đang kỳ ngậm sữa thơm tinh khiết. Còn có bầu không khí trong trẻo mát lạnh của chiều thu, cái huyền hoặc của ánh trăng mọc sớm trong chiều mờ sương ở vùng thôn dã.

Chiếc máy ảnh có thể giúp em giữ lại một khoảnh khắc đẹp, nhưng nó chỉ thay thế được một giác quan duy nhất. Trong khi đó, bộ não của em lưu giữ được ký ức của rất nhiều giác quan. Các nhà khoa học thuộc đại học Oxford đã cảnh báo rằng giác quan của con người đang bị suy giảm chức năng nghiêm trọng. Những cư dân thành phố như em thường giành 90% quỹ thời gian trong ngày để làm việc, sinh hoạt trong nhà, trước màn hình tivi và máy tính. Vậy thì khi có cơ hội đứng giữa thiên nhiên, cớ gì em lại chăm chú nhìn thế giới qua chỉ một khoảnh khắc đẹp, trong khi cùng lúc ấy em có thể tận hưởng vô số khoảnh khắc vô giá khác?


Tìm kiếm với từ khóa :

Được thanks
            Share
Xem thông tin cá nhân

Hiển thị bài viết từ :  Sắp xếp theo  
Trả lời đề tài  [ 13 bài ]  Chuyển đến trang 
1,2,3,4,5Trang sau

     

     

Chuyển đến :





Đang truy vấn

Không có thành viên nào đang truy cập

Điều hành
Đóa Ân, Thử việc Box Truyện Nước Ta


Bạn không thể tạo đề tài mới
Bạn không thể viết bài trả lời
Bạn không thể sửa bài của mình
Bạn không thể xoá bài của mình
Bạn không thể gởi tập tin kèm

Source: https://vh2.com.vn
Category : Doanh Nghiệp