Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Logistics và vận tải – Định nghĩa sơ lược – Sao Nam

Đăng ngày 28 September, 2022 bởi admin

Sơ lược về Vận tải và Quản trị logistics

Theo trang Wikipedia, Vận tải được định nghĩa là “ sự di dời con người, động vật hoang dã và sản phẩm & hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Vận tải có nhiều hình thức như đường hàng không, đường tàu, đường đi bộ, đường thủy, đường dây cáp, đường ống và gồm có những nghành nghề dịch vụ như hạ tầng, phương tiện đi lại, tổ chức triển khai hoạt động giải trí ”. Vận tải trở nên không hề thiếu kể từ khi nó giúp nâng cấp cải tiến giao thương mua bán hàng hóa – một góp phần quan trọng cho sự tăng trưởng của nền văn minh loài người .
Theo từ điển APICS, logistics được định nghĩa như sau :

  • Trong lĩnh vực công nghiệp, logistics là nghệ thuật trong việc thu thập, sản xuất và phân phối nguyên vật liệu, thành phẩm đến đúng nơi và đúng số lượng.
  • Trong quân đội (nơi sử dụng logistics với mục đích lớn hơn), logistics cũng có thể bao gồm việc vận chuyển con người.

Hội đồng các Chuyên gia Quản trị Chuỗi cung ứng (CSCMP) định nghĩa logistics là quy trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả việc lưu trữ và vận chuyển hàng hóa (bao gồm cả thông tin, dịch vụ) từ nhà cung cấp tới người tiêu dùng để thõa mãn nhu cầu của khách hàng. Định nghĩa này bao gồm các hoạt động đầu vào (inbound), đầu ra (outbound), nội bộ (internal) và bên ngoài (external).

Vậy “Vận tải và Quản trị logistics có liên quan gì đến nhau?”

Sau khi đọc qua những khái niệm vừa rồi, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự khác biệt giữa Vận tải và Quản trị logistics. Có thể ví rằng “Vận tải như một chiếc xe, còn logistics chính là người tái xế lái chiếc xe đó”. Logistics yêu cầu lập kế hoạch, còn Vận tải chỉ là một phương pháp để thực hiện kế hoạch đó khi cần phải vận chuyển hàng từ điểm A đến điểm B. Rõ ràng chúng không phải là một, Vận tải chỉ đơn giản là một phần của logistics. Khi nói đến logistics, các nhà điều hành không chỉ nghĩ đến Vận tải, mà còn phải quyết định những vấn đề khác có liên quan, chẳng hạn như:

  • Bao bì / Đóng gói
  • Container
  • Giấy tờ thủ tục
  • Bảo hiểm
  • Kho, bãi
  • Xuất nhập khẩu
  • Bồi thường thiệt hại hàng hóa
  • Quản lý nhà cung cấp và các đối tác
  • Tối thiểu hóa rủi ro và chi phí
  • Hợp tác với những bộ phận khác trong chuỗi cung ứng

Một lý do khác giải thích vì sao trong phòng ban logistics thuộc các doanh nghiệp lớn nhỏ, hầu hết các nhà điều hành thường không ngó tới các phần mềm quản lý (chẳng hạn như TMS – Hệ thống phần mềm quản lý vận tải).

Nghe đến đây nhiều bạn sẽ thấy thắc mắc, nhưng như các bạn đã thấy, ngoài những việc nhỏ như quản lý vận tải thông qua phần mềm thì còn rất nhiều thứ khác mà một nhà quản trị logistics phải đối mặt. Thông thường, khi đáp ứng dịch vụ logistics cho một Nhà cung cấp chuyên nghiệp,  họ không chỉ cần phần mềm quản lý như TMS, mà còn yêu cầu các dịch vụ tích hợp để xử lý các vấn đề công nợ và xây dựng hệ thống quản lí hàng hóa đầu vào- những thứ cần thiết để họ có thể làm việc tốt hơn với các bộ phận khác thuộc chuỗi cung ứng nói riêng và doanh nghiệp nói chung. Vì thế, thay vì quan tâm đến các chi tiết nhỏ nhặt, phức tạp của Vận tải và Quản trị logistics, nhà điều hành sẽ tập trung hơn vào kết quả chung và những chiến lược xa hơn. Khi bạn có thể tập trung vào kết quả mình mong muốn và có những đối tác tin cậy giúp đỡ, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí nhưng công việc lại được thực hiện nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Vận Chuyển