997_1644638444_901620730ecd4447.docx CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc … … … …., ngày … tháng …. năm … .. HỢP ĐỒNG...
Chương trình đào đạo kỹ năng tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Dưới góc nhìn của một sinh viên
Tài liệu cần tham khảo:
1. Luật doanh nghiệp năm 2005;
2. Nghị định 43/2010/ NĐ-CP của Chính phủ về đăng kí doanh nghiệp;
3. Thông tư 01/2013 /TT–BKHĐT hướng dẫn về đăng kí doanh nghiệp;
4. Quyết định 10/2007/QĐ- TTg ban hành hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam;
5. Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp
Và một số trang web quan trọng tôi sẽ cập nhật trong bài viết.
Bạn đang đọc: Chương trình đào đạo kỹ năng tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Dưới góc nhìn của một sinh viên
(Nguyễn Thị Mai Quế và các học viên khác trong buổi đào tạo luật)
Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào?
Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào phù hợp nhất với bạn khi bạn dự định thành lập một công ty? Để làm được điều này, chúng ta cần phải nắm vững bản chất của các loại hình doanh nghiệp. Có thể hiểu đơn giản về hai loại hình doanh nghiệp hiện đang rất phổ biến như sau:
Công ty cổ phần là công ty đối vốn, chịu trách nhiệm trong phần vốn đã góp, tất cả các vấn đề đều phụ thuộc vào phần vốn thực góp. Do đó, nếu bạn có khả năng hạch toán lỗ lãi rõ ràng thì bạn nên thành lập công ty cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn là công ty đối nhân, trách nhiệm của các thành viên đối với công ty được thực hiện trong số vốn cam kết góp. Do vậy, nếu bạn không có khả năng hạch toán lỗ lãi rõ ràng thì bạn nên thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn.
Vấn đề tên của doanh nghiệp
Một vấn đề rất cần thiết trong hoạt động thành lập doanh nghiệp là vấn đề đặt tên. Theo như quy định của pháp luật doanh nghiệp thì tên của doanh nghiệp không được trùng, không gây nhầm lần. Vậy làm sao đặt tên doanh nghiệp để không trùng, không gây nhầm lẫn có hiệu quả nhanh nhất? Để làm được điều này, bạn hãy tra cứu ở trang: hieudinh.dangkikinhdoanh.gov.vn để tra xem đã có tên trùng với tên bạn cần đặt hay chưa. Lưu ý khi đặt tên, bạn nên chọn tên súc tích, trang trọng nhưng thể hiện được ngành nghề mà bạn kinh doanh. Tên của doanh nghiệp phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp, tránh việc dùng các chữ hán, chữ nhật. Nếu có sử dụng tiếng anh thì phải được dịch, tiếng anh và tên viết tắt không thể trùng, không gây nhầm lẫn, chuyễn ngữ.
Ví dụ cụ thể như sau: CÔNG TY CỔ PHẦN ………………………..
Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài : …………… JOINT STOCK COMPANY
Tên công ty viết tắt: ….. .,JSC ( lưu ý phải có dấu “.,” trước chữ “JSC”).
Đối với một doanh nghiệp sau 10 ngày kể từ ngày có dấu xác nhận thì phải có tờ khai về thuế. Có thể thực hiện việc khai thuế theo năm hoặc theo kì tính thuế. Kì tính thuế được tính theo quý cứ 3 tháng là một quý. Kỳ tính thuế đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của quý. Kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của quý đến ngày kết thúc hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế. Kỳ tính thuế theo tháng được xác định: Bắt đầu từ ngày đầu tháng cho đến hết ngày cuối cùng của tháng. Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập: Được xác định bắt đầu từ thời điểm phát sinh thu nhập đến hết ngày cuối cùng của tháng phát sinh thu nhập. Việc tiến hành kê khai và nạp thuế của doanh nghiệp bạn có thể vào trang gdt.gov.vn để tra cứu thông tin về người nạp thuế.Vấn đề trụ sở của doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp, phải ở trên lãnh thổ việt nam và phải có địa chỉ xác định đầy đủ rõ ràng cả 4 nội dung về gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh thì Doanh nghiệp phải thông báo thời gian mở cửa tại trụ sở chính với cơ quan đăng kí kinh doanh.
Ngoài ra, doanh nghiệp bạn còn có thể mở văn phòng đại diện, chi nhánh và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần chú ý Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh phải mang tên của doanh nghiệp, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh đó.
Vấn đề chức danh người đại diện
Người đại diện cho công ty thường là giám đốc hoặc tổng giám đốc. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn thì người đại diện là Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty. Đối với công ty cổ phần thì trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.Vốn điều lệ của doanh nghiệp
Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không được giảm vốn điều lệ mà công ty chỉ được phép tăng vốn điều lệ bằng một trong ba cách: Chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác. Hình thức tăng và mức tăng vốn điều lệ do chủ sỡ hữu quyết định. Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, công ty phải đăng ký chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thành viên mới cam kết góp vốn vào công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phép tăng hoặc giảm vốn điều lệ. Công ty có thể tăng vốn điều lệ bằng các hình thức: Tăng vốn góp của thành viên; Điều chỉnh tăng mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản tăng lên của công ty; Tiếp nhận vốn góp của thành viên mới. Công ty có thể giảm vốn điều lệ bằng cách: Hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty nếu đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn hai năm, kể từ ngày đăng ký kinh doanh; đồng thời vẫn bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho thành viên; Mua lại phần vốn góp theo quy định tại Điều 44 của Luật doanh nghiệp năm 2005; Điều chỉnh giảm mức vốn điều lệ tương ứng với giá trị tài sản giảm xuống của công ty. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, công ty phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan đăng ký kinh doanh.Vấn đề vốn pháp định của doanh nghiệp
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định này được sử dụng để giải quyết các nghĩa vụ pháp lý, khi phát sinh rủi ro được lấy ra để giải quyết, vốn này được xem như là công cụ đảm bảo sự tồn tại an toàn cho doanh nghiệp.
Đối với đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định. Người trực tiếp xác nhận vốn pháp định cùng liên đới chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số vốn tại thời điểm xác nhận. Đối với doanh nghiệp đăng ký bổ sung ngành, nghề phải có vốn pháp định thì không yêu cầu phải có thêm xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định nếu vốn chủ sở hữu được ghi trong bảng tổng kết tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm không quá 03 tháng, kể từ ngày nộp hồ sơ, lớn hơn hoặc bằng mức vốn pháp định theo quy định.
Cách ghi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
(Lớp đào tạo kỹ năng mềm – Ảnh chụp tại phòng đào tạo Công ty luật Minh Khuê)
Dựa trên Quyết định 10/2007 / QĐ-TTG phát hành mạng lưới hệ thống ngành kinh tế tài chính của việt nam để khai ngành nghề kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Các ngành cần được ghi không thiếu về tên ngành, mã ngành, ( mã ngành cấp 3 lý giải cho mã ngành cấp 4, mã ngành cấp 5 lý giải cho mã ngành cấp 4 ). Có rất nhiều cách ghi ngành nghề kinh doanh thương mại nhưng so với cách ghi nào cũng phải cung ứng đúng, đủ nội dung ngành nghề kinh doanh thương mại của doanh nghiệp. Ví dụ đơn cử như sau :
STT Ngành nghề đăng ký kinh doanh Mã ngành 1 Trồng rau đậu 0118 2 Chế biến rau quả 0130 3 Dịch vụ quản lý tòa nhà và vận hành nhà chung cư Thông tư 14/2011/TT BXD 4 Dịch vụ môi giới BĐS (phải kèm theo hồ sơ chứng chỉ) chứng chỉ (CC) 5 Giáo dục khác chưa được phân vào đâu (bao gồm đào tạo kĩ năng nói trước công chúng..) 8559 Lưu ý: Khi thành lập hộ kinh doanh cá thể thì ghi theo mã ngành cấp 5, thành lập doanh nghiệp ghi theo mã ngành cấp 4. (Ghi tên và mã theo ngành cấp trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam):
Thông tin thành viên công ty
Đối với bản danh sách thành viên công ty thì thông tin của mỗi thành viên công ty phải có bản sao chứng minh thư (có giá trị trong 15 năm ) hoặc hộ chiếu ( có giá trị trong 5 năm); phải có yêu cầu bổ sung khi đã hết hiệu lực. Nội dung về hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại phải ghi đầy đủ 4 cấp.
Yêu cầu đối với một bộ hồ sơ thành lập công ty
Đối với một bộ hồ sơ khi thành lập công ty cần phải đầy đủ các thông tin sau đây:
– Giấy đề nghị đăng kí kinh doanh (theo quy định của thông tư 01/2013 của bộ kế hoạch đầu tư) theo mẫu của công ty.
– Danh sách thành viên (cổ đông đối với công ty cổ phần).
– Dự thảo điều lệ công ty
– Giấy ủy quyền
Ngoài ra, đối với các ngành nghề phức tạp hơn, để đảm bảo tính hợp pháp, xác thực thì cần có một số giấy tờ thông tin khác. Ví dụ như: Đối với môi giới thì cần có: hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm….Ngoài ra còn chứng chỉ hành nghề khác, chứng chỉ đào tạo. Đối với dịch vụ đòi nợ thì phải có giấy xác nhận kí quỹ của ngân hàng gửi tới ngân hàng kí quỹ.
Sau khi lập được hồ sơ thì lên phòng đăng kí kinh doanh, lên sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội nạp ở bộ phận 1 cửa. Lệ phí là 300k đăng kí kinh doanh kèm theo 5 bản sao.( 200k nếu không có bản sao kèm theo). Sau đó chuyển sang cho chuyên viên kiểm tra. Sau 5 ngày hồ sơ hợp lệ thì được nhận giấy phép đăng kí kinh doanh – 5 ngày sau nhận được con dấu pháp nhân và chứng nhận. Sau 10 ngày thì nạp tờ khai thuế môn bài.Về vấn đề thay đổi đăng kí kinh doanh:
Thay đổi đăng kí kinh doanh có thể thay đổi bất kì điều gì trên giấy đăng kí kinh doanh và phải thực hiện ít nhất 3 bước sau:
– Biên bản họp hội đồng cổ đông (công ty cổ phần); hội đồng thành viên ( công ty trách nhiệm hữu hạn). Sau đó thông qua nội dung đăng kí thay đổi.
-Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị quyết định thay đổi đăng kí kinh doanh nhưng phải phù hợp với biên bản.
-Ra thông báo về việc thay đổi đăng kí kinh doanh (dựa theo quy định tại Thông tư 01/2013 /TT –BKHĐT hướng dẫn về đăng kí doanh nghiệp)
Bước 4 : hồ sơ và tài liệu khác do luật sư căn cứ vào thay đổi để bổ sung ( nếu có đăng kí kinh doanh thì phải kí quỹ, cung cấp về chứng chỉ…) bổ sung về vốn, ngành nghề.
Ví dụ như hợp đồng mua bán cổ phần phải có phần vốn góp, biên bản thanh lý hợp đồng. Nếu thay đổi người đại diện thì phải có thông báo về việc thay đổi người đại diện, phải có chứng minh thư của người mới.
Vấn đề sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp
Có thể hiểu đơn giản về các hình thức sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp như sau:
Chia công ty: A= B+ C
Tách công ty: A= A + B
Hợp nhất công ty: A+B= A
A+B = B.
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần có thể được chia thành một số công ty cùng loại. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thoả thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.
Hai hoặc một số công ty cùng loại ( gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới ( gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.
Một hoặc một số công ty cùng loại ( gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác ( gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Các hình thức chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp
Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được quy định rõ tại luật doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định 102/2010 về hướng dẫn luật doanh nghiệp
Cụ thể như sau:
Tuy nhiên, cần một số điểm lưu ý như sau:
Thứ nhất: Công ty cổ phần không bao giờ được chuyển thành doanh nghiệp tư nhân và ngược lại
Thứ hai: Sau khi chuyển đổi xong, bất kể các loại hình doanh nghiệp nào thì công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Thứ ba : Việc chuyển đổi công ty trách nhiệm hữu hạn 100% sở hữu nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Chúng ta có thể thực hiện công thức chuyển đổi như sau:
Chuyển đổi = thay đổi + thành lập mới
Ví dụ : công ty cổ phần chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên thì hồ sơ được thực hiện như sau: Hồ sơ thành lập mới = Hồ sơ thay đổi ( công ty cổ phần ) + Hồ sơ thành lập (công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên).
Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, công ty có quyền tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng phải thông báo bằng văn bản vào thời điểm và thời hạn tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng kí kinh doanh và cơ quan thuế chậm nhất là 15 ngày trước ngày tạm ngừng hoặc tiếp tục kinh doanh. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp doanh nghiệp chủ nợ, khách hàng và người lao động có thoả thuận khác.
Tất cả các nội dung về thành lập, hoạt động và chấm dứt doanh nghiệp được quy định rõ tại luật doanh nghiệp và các văn bản liên quan. Tuy nhiên, để hiểu và giải quyết các sự việc một cách thấu đáo trên thực tế thì cần tới các hoạt động khác liên quan mà các văn bản đó chưa quy định. Trên đây là những kiến thức rất quan trọng mà tôi đã được tiếp thu bổ sung thêm sau buổi đào tạo.Người viết: NGUYỄN THỊ MAI QUẾ – TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
—————————————————————-
DANH SÁCH SINH VIÊN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KỸ NĂNG:
Khóa 1 : Danh sách sinh viên tốt nghiệp khóa đào tạo và giảng dạy kỹ năng thực tiễn khóa 1 ;
Khóa 2 : Danh sách sinh viên tốt nghiệp lớp đào tạo và giảng dạy kĩ năng thực tiễn khóa 2 ;
Khóa 3 : Danh sách sinh viên tốt nghiệp lớp đào tạo và giảng dạy kỹ năng thực tiễn khóa 3 ;
Khóa 4 : Danh sách sinh viên tốt nghiệp lớp đào tạo và giảng dạy kỹ năng thực tiễn khóa 4 ;Khóa 5: Danh sách sinh viên tốt nghiệp khóa đào tạo kỹ năng thực tiễn khóa 5;
Khóa 6 : Danh sách sinh viên tốt nghiệp khóa kỹ năng tư vấn pháp luật thực tiễn khóa 6 ;
Khóa 7 : Danh sách sinh viên tốt nghiệp khóa kỹ năng thực tiễn hoạt động giải trí tư vấn pháp luật khóa 7 ;
Khóa 8 : Danh sách sinh viên tốt nghiệp khóa huấn luyện và đào tạo kỹ năng thực tiễn hoạt động giải trí tư vấn pháp luật khóa 8 .
Source: https://vh2.com.vn
Category : Doanh Nghiệp