997_1644638444_901620730ecd4447.docx CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc … … … …., ngày … tháng …. năm … .. HỢP ĐỒNG...
Tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức tại ngân hàng cổ phần không quá 20%
Tỷ lệ sở hữu của cổ đông tổ chức tại ngân hàng cổ phần không quá 20%
1 cổ đông cá nhân chỉ được sở hữu tối đa 10%, cổ đông là tổ chức được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ
Các quy định liên quan đến tỷ lệ sở hữu theo nghị định này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/9/2009.
Tại ngân hàng thương mại cổ phần, 1 cổ đông cá nhân chỉ được sở hữu tối đa 10%, cổ đông là tổ chức được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ.
Đây là quy định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 15/9/2009, theo Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của các ngân hàng thương mại được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp giấy phép thành lập và hoạt động, do Chính phủ vừa ban hành.
Đối tượng điều chỉnh của Nghị định là ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng thương mại liên doanh, ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức và hoạt động của ngân hàng.
Theo nghị định trên, đối với ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng có thể có cổ phần ưu đãi (người sở hữu gọi là cổ đông ưu đãi), tổng giá trị mệnh giá của cổ phần ưu đãi cổ tức tối đa bằng 20% vốn điều lệ của ngân hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa. Nhưng 1 cổ đông cá nhân chỉ được sở hữu tối đa 10% vốn điều lệ; cổ đông là tổ chức được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ và cổ đông cùng những người có liên quan của cổ đông đó được sở hữu tối đa 20% vốn điều lệ của 1 ngân hàng.
Riêng việc tổ chức quản lý của ngân hàng thương mại cổ phần do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ được thực hiện theo các quy định áp dụng đối với ngân hàng thương mại cổ phần.
Đối với ngân hàng thương mại nhà nước do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ (ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH một thành viên cũng được áp dụng theo quy định này), chủ sở hữu được quyết định mức vốn điều lệ ban đầu và việc thay đổi vốn điều lệ của ngân hàng; quyết định cơ cấu tổ chức quản lý của ngân hàng… nhưng chỉ được rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác khi được Ngân hàng Nhà nước đồng ý.
Nghị định cũng quy định quyền của thành viên góp vốn đối với ngân hàng thương mại liên doanh (ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài được tổ chức dưới hình thức công ty TNHH hai thành viên trở lên cũng được áp dụng theo quy định này), theo đó thành viên góp vốn có quyền yêu cầu ngân hàng cung cấp thông tin, báo cáo tài chính hàng năm; được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp… nhưng thành viên góp vốn không được rút vốn đã góp ra khỏi ngân hàng dưới mọi hình thức, trừ trường hợp chuyển nhượng, mua lại vốn góp theo quy định.
Source: https://vh2.com.vn
Category : Doanh Nghiệp