Làm việc trong các công ty, tập đoàn lớn đem lại nhiều lợi ích và sự ổn định cho mỗi cá nhân, tuy nhiên đây cũng chính là hạn chế...
Thực trạng thị trường khởi nghiệp VN – Thị trường khởi nghiệp Việt Nam và thực trạng Thị trường khởi – StuDocu
Thị trường khởi nghiệp Việt Nam và thực trạng
Thị
Bạn đang đọc: Thực trạng thị trường khởi nghiệp VN – Thị trường khởi nghiệp Việt Nam và thực trạng Thị trường khởi – StuDocu
trường khởi nghiệp Việt Nam hình thành muộn hơn so với các nước
trên thế giới. Tuy nhiên, Việt Nam đã có hệ sinh thái khởi nghiệp khá hoàn
thiện hỗ trợ startup với các tác nhân thành phần như các quỹ và nhà đầu
tư, vườn ươm, chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ. Tất
cả những tác nhân này tạo nên cơ hội cho startup hình thành và phát
triển. Đồng thời, Việt Nam là một trong những quốc gia khuyến khích phát
triển khởi nghiệp mạnh mẽ. Từ Chính phủ đến các bộ, ban ngành đều phát
động tinh thần khởi nghiệp. Năm 2016, được Chính phủ Việt Nam lấy làm
năm ” Quốc gia khởi nghiệp ” .
Tháng 1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Chiến lược quốc gia về
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến năm 2030″ với những mục tiêu rõ
ràng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị về một số
chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp
(CMCN) lần thứ tư. Đây là dấu mốc quan trọng trong nỗ lực của Chính phủ
nhằm tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi cho các DN đổi mới
sáng tạo và khởi nghiệp trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài.
Dịch Covid-19 kéo dài đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi mặt đời sống,
kinh tế – xã hội. Đặc biệt, cộng đồng DN đang bị tác động rất lớn, nhất là
đối với DN khởi nghiệp (startup). Theo báo cáo “Đổi mới sáng tạo và đầu
tư công nghệ Việt Nam 2020″ do Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia
(NIC – Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và Quỹ Đầu tư mạo hiểm Do Ventures phát
hành ngày 31/5, tổng vốn đầu tư vào các startup công nghệ Việt Nam năm
2020 đạt 451 triệu USD, giảm 48% so với năm 2019, chủ yếu do sự vắng
bóng của các khoản đầu tư đáng kể đã được các công ty lớn khép lại trong
năm trước. Tuy nhiên, số lượng thương vụ đầu tư giảm không đáng kể, chỉ
khoảng chừng 17 % .
Trong đó, giai đoạn sụt giảm mạnh diễn ra chủ yếu trong nửa đầu năm
2020 khi diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 ảnh hưởng tới nền kinh tế
đã làm suy yếu dòng vốn đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, hoạt động đầu
tư đã nhanh chóng phục hồi kể từ nửa cuối năm 2020 khi thị trường ghi
nhận 60 thương vụ – con số tương đương cùng kỳ năm 2019.
Một điểm đáng chú ý, trong khi số thương vụ có quy mô đầu tư dưới
500.000 USD tăng 11% thì số thương vụ với mức đầu tư từ 500.000 – đến
3 triệu USD, 3-10 triệu USD và từ 10-50 triệu USD đều sụt giảm đáng kể.
Chỉ riêng thương vụ có quy mô đầu tư trên 50 triệu USD là vẫn duy trì
cùng mức như những năm 2018 và 2019 ( 3 thương vụ làm ăn ) .
Mặc dù vốn đầu tư vào startup giảm song Việt Nam vẫn nằm trong top
đầu khu vực về số lượng các khoản đầu tư. Đây là dấu hiệu tích cực trong
một năm đầy khó khăn từ những tác động không tránh khỏi của
đại dịch
toàn thế giới Covid-19 .
Source: https://vh2.com.vn
Category : Startup