Networks Business Online Việt Nam & International VH2

thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở việt nam – Tài liệu text

Đăng ngày 20 September, 2022 bởi admin

thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.49 KB, 20 trang )

1
Trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

Tiểu luận
Kinh tế Tài nguyên và Môi trường
Đề tài: Thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở
Việt Nam trong giai đoạn năm 2008 đến năm 2014

Lớp: ĐH3QM2
Sinh viên:
1.Nguyễn Thị Minh Thu
2. Ngô Phương Thủy
Mục lục:
Đặt vấn đề………………………………………………
Nội dung………………………………………………….
I.Khái quát về tài nguyên khoáng sản…………………………………….
1. Khái niệm ……………………………………………………………
2. Sự hình thành tài nguyên khoáng sản …………………………………
3. Vai trò của tài nguyên khoáng sản…………………………………….
4. Phân loại tài nguyên khoáng sản và mỏ khoáng sản……………………
II. Tiềm năng của tài nguyên khoáng sản Việt Nam………………………
III. Thực trạng khai thác tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam trong giai đoạn
2008 đến nay…………………………………………………………………
IV. Các định hướng, giải pháp………………………………………………
1. Biện pháp ngắn hạn……………………………………………………
2. Biện pháp dài hạn……………………………………………………….
Kết luận…………………………………………………
Tài liệu tham khảo………………………………………….
2
Đặt vấn đề
Trong hơn nửa thế kỷ qua nhu cầu về tài nguyên khoáng sản (TNKS) trên thị trường thế

giới tăng trưởng lớn dẫn đến tình trạng khai thác và cạn kiệt TNKS và để lại nhiều hậu
quả về xã hội và môi trường ở vùng khai thác khoáng sản của nhiều nước trên thế giới.
Trước tình hình đó, nhiều quốc gia đã điều chỉnh những chính sách và hoạt động nhằm
quản lí và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
trong tương lai.
Việt Nam có vị trí địa chất, địa lí độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoáng
lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát triển mạnh qua
các quá trình phong hóa thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản. Qua 65 năm nghiên cứu
điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết
quả nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạng Tháng 8 đến nay chúng ta
đã phát hiện trên đất nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loài
khoáng sản khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công
nghiệp và vật liệu xây dựng. Việt Nam có nguồn tài nguyên phong phú bao gồm: tài
nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật,…
Trong đó, tài nguyên khoáng sản đóng một vai trò quan trọng đến sự phát triển kinh tế –
xã hội của đất nước. Trong thời gian qua, nhu cầu tiêu thụ khoáng sản trong và ngoài
nước tăng mạnh, dẫn đến hiện tượng khai thác khoáng sản tràn lan, gây tổn thất lớn tài
nguyên khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản là nguồn tài nguyên có hạn, hầu hết không
tái tạo và có trữ lượng hạn chế. Nhằm góp phần quản lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tài
nguyên khoáng sản, Nhà nước cần nghiên cứu, xây dựng các chính sách tài chính trong
lĩnh vực hoạt động khoáng sản sao cho cân đối lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư trên cơ
sở sử dụng tối đa, có hiệu quả tài nguyên khoáng sản trong lòng đất.
Hiện nay, nước ta cũng như các nước trên thế giới đã và đang sử dụng các nguồn tài
nguyên khoáng sản trong nước và ngoài nước để phục vụ cho nền kinh tế của nước nhà.
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng ta nên đi tìm hiểu rõ hơn về “thực trạng khái thác tài
nguyên khoáng sản ở Việt Nam trong giao đoạn 2008 trở lại đây 2014”.
Nội dung
I. Khái quát về tài nguyên khoáng sản
1. Khái niệm:
Tài nguyên là các dạng vật chất được tạo thàng trong suốt quá trình hình thành và phát

triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người. Các dạng vật chất này cung cấp
3
nguyên- nhiên vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của con
người.
Khoáng sản: Theo từ điển địa chất thì khoáng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏ
Trái Đất mà thành phần hóa học và các tính chất vật lý của chúng cho phép sử dung
chúng trong lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân.
Mỏ khoáng sản: là những phần vỏ Trái Đất có cấu trúc đặc trưng. Trong đó, khoáng sản
tập trung trong các than, quặng về mặt số lượng đủ để khai thác, về mặt chất lượng đảm
bảo các yêu cầu sử dụng cho một hoặc nhiều ngành.
2. Sự hình thành tài nguyên khoáng sản:
So với các nước trong khu vực và trên thế giới tài nguyên và khoáng sản Việt Nam được
đánh giá là rất phong phú và đa dạng do đặc điểm địa hình và khí hậu như: Đá vôi, cát,
đất sét, sắt, dầu khí, đồng… Trong đó, một số loại có trữ lượng lớn như: than đá có trữ
lượng lớn và chất lượng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh một số loại đã kể trên
thì những khoáng sản khác có trữ lượng nhỏ và phân tán.
Đối với các mỏ nội sinh thì mỗi thì vận động tại núi lửa và núi uốn nếp đều có một số
khoáng sản đặc trưng. Đồng thời tính chất của mỗi dung nhan, mafic, felsic và các đất đá
mà dung nhan xuyên qua rồi làm biến chất do tiếp xúc trao đổi, cũng có vài trò quan
trọng. Các đứt gãy hoạt động như những kê dẫn, vì thế mỏ thường tập trung ở các đứt
gãy lớn mà ở Việt Nam là đứt gãy Cao Bằng- Lạng Sơn, đứt gãy đồng Mỏ- Thái Nguyên,
đứt gãy sông Hồng, đứt gãy sông Cả,… các vùng bị xiết ép mạnh khi xảy ra vận động
uốn nếp cũng là nơi tập trung mỏ như vùng giữa sông Cầu và sông Gấm, giữa sông Đà và
sông Mã.
Đối với mỏ ngoại sinh quan trọng nhất là than và dầu khí, than đá Quảng Ninh là nguồn
gốc biển cạn, bị biến chất mạnh thành antraxit. Than nâu hình thành tại các vùng hồ đệ
tam, than bùn hình thành tại các đầm lầy đệ tứ, dầu mỏ và khí đốt tập trung tại các vùng
trầm tích đệ tam tại các vùng trũng sông Hồng, sông Cửu Long và thềm lục địa, nhất là
thềm lục địa Nam Bộ.
4

Khai thác khoáng sản: Là hoạt động khai thác các vật liệu địa chất từ lòng đất, thường
là các than quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật liệu được khai thác từ mỏ khoáng sản như
kim loại cơ bản, kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá phiến dầu, đá muối
và kali cacbonat. Bất kể các vật liệu nào không phải từ trồng trọt hoặc được tạo ra trong
phòng thí nghiệm hoặc nhà máy đều được khai thác từ mỏ khoáng sản. Khai thác khoáng
sản theo nghĩa rộng hơn bao gồm khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo ( dầu mỏ,
khí thiên nhiên thậm chí là nước).
3. Vai trò của tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên khoáng sản có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế của loài người, là
nguồn vật chất để tạo nên các dạng vật chất có ích, là nguồn nguyên liệu tạo ra của cải
cho con người và khai thác sử dụng TNKS sẽ có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống.
4. Phân loại khoáng sản và mỏ khoáng sản:
 Phân loại TNKS:
• Theo dạng tồn tại: rắn, khí ( khí đốt, He), lỏng (Hg, dầu, nước khoáng)
• Theo nguồn gốc: nội sinh (sinh ra trong lòng Trái Đất), ngoại sinh ( sinh ra trên bề
mặt Trái Đất)
• Theo chức năng: 3 nhóm
– Khoáng sản kim loại:
+ Nhóm khoáng sản sắt và hợp kim của sắt: sắt, mangan, crom, vanadi, niken,
molipden, vonfram, coban.
+ Nhóm kim loại cơ bản: thiếc, đồng, chì, kẽm.
+ Nhóm kim loại nhẹ: nhôm, titan, berylli
+ Nhóm kim loại quý hiếm: vàng, bạc, bạch kim.
+ Nhóm kim loại phóng xạ: uran, thori
+ Nhóm kim loại hiếm và đất hiếm.
– Khoáng sản phi kim loại:
+ Nhóm khoáng sản hóa chất và phân bón: apatit, photphorit, barit, fluorit, muối
mỏ, thạch cao, pirit.
5
+ Nhóm nguyên liệu gốm, sứ, thủy tinh chịu lửa, bảo ôn: sét magnezit, fenspat,

diatomit
+ Nhóm nguyên liệu kĩ thuật: kim cương, grafit, đá quý, mica, thạch anh, zeolit,
tan.
+ Nhóm vật liệu xây dựng: đá mác ma và đá biến chất, đá vôi, đá hoa, cát sỏi.
– Khoáng sản cháy:
+ Than: than đá, than nâu, than bùn.
+ Dầu khí: dầu mỏ, khí đốt, đá dầu
 Phân loại mỏ khoáng sản:
Dựa vào quá trình tạo thành chia thành 2 loại:
 Các mỏ nội sinh: có 2 mỏ lớn là mỏ macma và mỏ biến chất
• Mỏ macma: các mỏ macma được hình thành dưới tác động của các hiện tượng
xảy ra trong lòng đất, được chia thành:
 Mỏ macma thực thụ: hình thành do sự nguội đi của các dung thể macmatrong lòng
Trái Đất, chứa các khoang chất quý hiếm bao gồm: crôm, platin, kim cương.
 Mỏ pecmatit: phần tàn dư giàu khí chất của các khôi đá xâm nhập, có thành phần
granit, syenit, điorit nguội đi (tinh thể khoáng vật lớn) : mila, apatit, khoáng vật rất
hiếm như: molipđen. Thành phần chính là canxi và đolômit, đất hiếm molipđen.
 Khoáng sản scacno bao gồm: teru, thiếc, đông, molipđen, xuất hiện xung quanh
các khôi xâm nhập có thành phần trung tính.
 Mỏ nhiệt dịch: sự lắng đọng các vật liệu khoáng sản từ dung dịch bắt nguồn từ lò
macma.
 Mỏ cacbonit liên qua đến các phức hệ macma đên matics kiềm.
• Mỏ biến chất: sự thành tạo các mỏ biến chất xảy ra chủ yếu xảy ra trong các quá
trình biến chất khu vực và biến chất nhiệt tiếp xúc.
 Các mỏ ngoại sinh: các mỏ này xuất hiện trong các quá trình xảy ra trên bề mặt vỏ
Trái Đất dưới tác động của nước, các tác nhân khí hậu và sinh vật, được chia làm
hai nhóm mỏ chính
• Nhóm mỏ phong hóa: các khoáng vật và đá được tạo ra trong quá trình macma khi
lên bề mặt Trái Đất trở nên không bền vững sẽ bị phân hủy và tạo nên các loại
mới. có bốn kiểu mỏ phong hóa: mỏ vụn thô, mỏ tàng tích, mỏ thấm lọc và mỏ oxi

hóa làm giàu trên các mỏ sunfua.
• Nhóm mỏ trầm tích: dòng vật chất sinh ra từ phá hủy và hòa tan khoáng vật trong
qua trình phong hóa chuyển động theo địa hình ra sông suối và cuối cùng đổ ra
đại dương và các hồ nước lớn. Trong quá trình di chuyển dẫn đến sự hình thành
6
hang loạt mỏ khoáng sản trong môi trường nước, nhóm mỏ trầm tích được chia
thành ba nhóm: trầm tích cơ học, trầm tích hóa học, trầm tích sinh hóa.
 Trầm tích cơ học: hình thành trong các thung lũng giữa núi, trong long sông suối
dưới dạng trầm tích thô như: cát, sỏi, cuội, thường chứa các loại kim loại quý:
vàng, bạc, thiếc, sa khoáng, crôm.
 Trầm tích hóa học: các sản phẩm phong hóa sẽ di chuyển trong nước dưới dạng
dung dịch thực và dung dịch keo sẽ bị pha loãng do sự phân dị hóa học và trong
lực tạo nên hang loạt mỏ trầm tích hóa học. Các mỏ trầm tích hóa học thường gặp
như: đá vôi, muối mỏ, thach cao; các loại quặng kim loại như: sắt, mangan, nhôm.
 Trầm tích sinh hóa: hình thành chủ yếu bởi xác của sinh vật sông trong nước. một
số loại sinh vất sau khi chết đi có khả năng phân hủy hóa học vật liệu hữu cơ thành
dầu khí hoặc lưu huỳnh.
II. Tiềm năng tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam:
Từ khi đất nước ta hoàn toàn giải phóng, công tác điều tra địa chất và tìm kiếm
thăm dò khoáng sản mới được triển khai trên quy mô toàn lãnh thổ Việt Nam. Kết
quả thăm dò đã phát hiện trên 5000 mỏ và điểm khoáng sản với 60 loại khoáng sản
khác nhau. Qua công tác điều tra, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Nam
có tiềm năng khoáng sản khá phong phú, đa dạng. Nhiều khoáng sản có trữ lượng
lớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatit, chủng loại khoáng sản đa dạng. Trước
đây, nhiều loại mỏ khoáng sản không có giá trị kinh tế vì trữ lượng ít hoặc điều
kiện khai thác khó khăn, thì ngày nay nhờ khoa học – kĩ thuật và công nghệ tiên
tiến có thể làm giàu quặng đạt hàm lượng quặng khai thác. Đặc điểm chung của
TNKS Việt Nam phần lớn là tụ khoáng sản có quy mô vừa và nhỏ, phân bố rải rác,
các loại khoáng sản có quy mô công nghiệp không nhiều. phần lớn các mỏ đều
nằm ở vùng sâu, vùng xa không thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật

kém, nên khả năng khai thác gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh tế không cao.
 Tiềm năng trữ lượng của một số loại khoáng sản
 Than: được dự báo rất lớn nhưng trữ lượng thăm dò đến nay là rất nhỏ. Cho đến
nay đã ghi nhận được 67 mỏ than ( chưa kể các mỏ, điểm quặng than bùn). Than
phân bố tập trung chủ yếu ở bể than Quảng Ninh và bể than đồng bằng sông hồng,
ngoài ra còn phân bố ở một số tỉnh khác. Theo số liệu tại “ Quy hoach phát triển
ngành than Việt Nam trong giai đoạn đén năm 2015, có xét triển vọng đến năm
2025” đang trình Thủ tướng Chính phủ thì tổng tài nguyên và trữ lượng than tính
đến 01 tháng 01 năm 2008 đạt khoảng 40,93 tỷ tấn, riêng bể than Quảng Ninh
tổng tài nguyên, trữ lượng khoảng

10 tỷ tấn, trong đó trữ lượng là 3,2 tỷ tấn.
 Dầu khí: tập trung ở các bể trầm tích sông Hồng, sông Cửu Long, Nam Côn Sơn.
Tổng tiềm năng ước tính là 0,9 tỉ m
3
đối với các mỏ ở đất liền, các mỏ ở thềm lục
địa có trữ lượng lớn hơn 1,8 tỉ m
3
. Trữu lượng đã được xác minh là 550 triệu tấn
7
dầu và trên 610 tỷ m
3
khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, khai thai, thăm dò
vào khoảng 4000 tỷ m
3
. Đến năm 2010, phát hiện 40 đến 60% trữ lượng nguồn
khí thiên nhiên.
 Quặng bô xít: phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc ( Lạng sơn, Cao Bằng, Hà
Giang ) và ở Tây Nguyên ( Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai ) và tỉnh Bình Phước,
Phú Yên. Diện tích phân bố đá bazan có khả năng sinh quặng bô xít khu vực Tây

Nguyên khoảng 18.500 km
2
, diễn tả đánh giá hoặc thăm dò khoảng 3.900 km
2
với
tổng tài nguyên và trữ lượng khoảng 5,4 tỷ tấn quặng nguyên khai. Nếu điều tra,
đánh giá đày đủ trên diện tích còn lại, tổng tài nguyên quặng bô xít có thể đạt trên
10 tỷ tấn. Như vậy, Việt Nam có thể là một trong những nước đứng đầu thế giới về
tiềm năng quặng bô xít. Thành tạo sắt – laterit trên các vỏ phong hóa feralit phát
triển trên các đá bazan có diện tích 18.500 km
2
. Quặng sắt này có hàm lượng Fe
khoảng từ 30 đến 42% có thể tuyển làm giàu để luyện gang. Loại quặng này đang
chuẩn bị điều tra, đánh giá, nhưng theo các kết quả ban đầu cho thấy đây là loại
thài nguyên có tiềm năng rất lớn.
 Quặng titan – zircon: quạng titan ở việt nam gồm 02 loại hình quặng gốc và quặng
sa khoáng. Quặng gốc tập trung ở tỉnh Thái Nguyên, quặng sa khoáng tập trung
ven biển các tỉnh từ Thanh Hóa vào đến Bà Rịa -Vũng Tàu. Tổng tài nguyên trữ
lượng quặng titan của Việt Nam tính đến năm 2008 khoảng 100 triệu tấn. Từ năm
2008, bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện đề án điều tra quặng titan trong
tầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa -Vũng Tàu trên tổng
diện tích 1.460 km
2
. Kết quả điều tra trên diện tích 1350 km
2
/1469 km
2
dự báo đạt
khoảng 300 triệu tấn. như vậy, nếu điều tra, đánh giá trên toàn diện nêu trên, tiềm
năng dự báo có thể đạt khoảng 500 triệu tấn, nâng tổng tiềm năng tài nguyên

quặng titan – zircon của nước ta lên 600 triệu tấn, đưa Việt Nam trở thành nước có
tiềm năng quặng titan lớn trên thế giới, đủ cơ sở để phát triển bền vững ngành
công nghiệp khai thác, chế biến sâu quặng titan.
 Đất hiếm: quặng đất hiếm phân bố tập trung ở các mỏ Bắc Nậm Xe, Nam Nậm
Xe, Đông Pao ( Lai Châu ), Mường Hum ( Lào Cai ), Yên Phú (Yên Bái). Theo
kết quả thống kê đến năm 2008, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt nam đạt
khoảng 9,5 triệu tấn tổng oxyt đất hiếm, tập trung chủ yếu ở tỉnh Lai Châu ( trên
90%). Năm 2009, Cục địa chất và khoáng sản việt nam đã hợp tác với tổng công
ty Dầu Khí, Kim loại quốc gia Nhật Bản đã phát hiện thêm 02 diện tích có triển
vọng lớn quặng đát hiếm tại Lào Cai, Yên Bái
 Đá hoa trắng: đá hoa trắng có tài nguyên lớn, phân bố tập trung tại tỉnh Nghệ An
và Yên Bái. Ngoài ra theo kết quả điều tra địa chất, đá hoa trắng còn phân bố ở
Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu. Kết quả đã thăm dò 67 mỏ đã xá
định trữ lượng đạt 188,5 triệu m
3
đá hoa trắng đủ điều kiện sản xuất đá ốp lát và
8
1,17 tỷ tấn làm bột cacbonat calxi đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp khai
khoáng và chế biến quy mô lớn phục vụ các nhu cầu trong nước và xuất khẩu. nếu
được đầu tư từ điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên đá hoa trắng ở nước ta có
thể lên tới hàng chục tỷ tấn làm bột cacbonat calxi và hàng triệu m
3
làm đá ốp lát
 Apatit: cho đến nay đã xác nhận được 17 mỏ, điểm quặng apatit. Các mỏ tập trung
chủ yếu ở tỉnh Lào Cai, phân bố dọc bờ phải sông hồng, từ Bát Xát đến huyện Văn
Bản. hầu hết các mỏ apatit có quy mô trung bình đến lớn. Trữ lượng tài nguyên dự
báo 17 mỏ tính đến độ sâu 900m là 2,5 tỷ tấn, trong đó trũ lượng đã được thăm dò
là 778 triệu tấn.
 Cát trắng: các mỏ cát trắng phân bố khá phong hú trên 9 tỉnh ven bờ biển Băc Bộ
và Trung Bộ. Tài nguyên cát trăng ở Việt Nam rất lớn, song mức độ điều tra, khia

thác và sử dụng còn hạn chế. Việc khai thác, chế biến mới chỉ ở quy mô nhỏ, chưa
tương xứng với tài nguyên hiện có của các mỏ cát trắng. tổng trũ lượng 13 mỏ đã
thăm dò là 123 triệu tấn, tài nguyên dự báo khoảng 0,3 tỷ tấn. cát trăng có chất
lượng cao, điều kiện khai thác thuận lợi
 Đá vôi xi măng: đá vôi xi măng của Việt nam phân bố tại 29 tỉnh trên cả nước, tập
trung chủ yếu ở khu vực miền bắc và bắc trung bộ. Đến nay có 77 mỏ đá vôi làm
nguyên liệu xi măng được điều tra đánh giá và thăm dò ở các mức đọ khác nhau
với tôngr trữ lượng đatk khoảng 10,7 tỷ tấn. Tài nguyên dự báo của đá vôi xi măng
của Việt nam còn rất lớn, đáp ứng nhu cầu lâu dài về nguyên liệu cho công nghiệp
sản xuất xi măng.
 Urani : khoáng sản Urani tuy thuộc loại cơ bản có quy mô trung bình nhưng là
khoáng sản chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong phục vụ cho dự án nhà máy
điện hạt nhân của nước ta. Kết quả các công tác nghiên cứu địa chất và tìm kiếm
khoáng sản đã phát hiện khoáng hóa Urani ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Trung
Trung Bộ và Tây Nguyên, trong đó tập trung chủ yếu ở vùng Nông Sơn, tỉnh
Quảng Nam. Đến nay đã có 6 mỏ urani được đánh giá và thăm dò với trữ lượng
18750 tấn U
3
O
8
. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng 218000 tấn U
3
O
8
,
trong đó vùng Nông Sơn dự báo khoảng 111000 tấn U
3
O
8

cơ sở để xây dựng kế
hoạch nội địa hóa nguồn nguyên liệu phục vụ các dự án nhà máy điện hạt nhân.
 Sa khoáng: phát hiện có trũ lượng khá lớn ở các vùng cát ven biển và biển ven bờ
Nam trung bộ. Các mỏ sa khoáng ven biển được khai thác từ thời Pháp thuộc như
mỏ Bình Ngọc ( Trà Cổ, Quảng Ninh), Vĩnh Mỹ ( Huế)
 Quặng sắt: phát hiện trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệu
tấn, phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở vùng núi phía Bắc. Việt Nam có hai
mỏ lớn là Mỏ sắt Quý Xa ( Lào Cai ), mỏ sắt Thạch Khê ( Hà Tĩnh ). Hàng năm,
số lượng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300000 đến 450000 tấn.
9
 Quặng đồng: có trữ lượng đáng kể nhất là mỏ đồng Sinh Quyển ở Lào Cai, mỏ
đồng Niken ở Bản Phúc
 Graphit: có ở Lào Cai, Yên Bái và Quãng Ngãi với tổng tài nguyên và trữ lượng
ddtj gần 20 triệu tấn
 Một số kim loại quý hiếm khác: năm 2009, Cục Địa Chất và Khoáng sản Việt Nam
đã đánh giá khu mỏ kim loại Liti có hàm lượng khá cao ( khoảng 0,5% ) tại huyện
Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi với tài nguyên trữ lượng dự báo khoảng 10000 tấn. Mỏ
thuộc loại có quy mô trung bình, kết quả này tạo tiền đề cho tìm kiếm liti ở Trung
trung Bộ. Ngoài ra, còn có một loại khoáng sản như magnestit đã được phát hiện
tại hai khu mỏ có tiềm năng lớn, nhưng chư điều tra đánh giá tổng thể, vàng có
biểu hiện ở nhiều nơi với các tiền đề về cấu trúc – kiến tạo, magma chi thấy có
tiềm năng lớn có thể tổ chức điều tra, đánh giá ở phần sâu đến 500m.
( Nguồn: Tổng cục Địa Chất và Khoáng sản Việt Nam )

Nhân xét: Nước ta tuy có diện tích đất liền không lớn nhưng có vị trí địa kí thuận lợi
cho sự hình thành và phát triển khoáng sản. Với nguồn tài nguyên khoáng sản đã biết thì
có thể xếp nước ta vào hàng các nước có tiềm năng khoáng sản đáng kể. Tuy nhiên, hầu
hết trữ lượng các loại không nhiều.
III. Thực trạng khai thác khoáng sản tại Việt Nam giai đoạn 2008 đến nay

1. Than khoáng sản:
Ngành than Việt Nam đã có lịch sử khai thác hơn 100 năm, trải qua 72 năm truyền
thống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giành
được thắng lợi rực rỡ, đánh dấu mức son chói lói trong trang sử hào hung đấu tranh cách
mạng vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng vùng mỏ góp phần to lớn vào sự
nghiệp giải phóng dân tộc, giành lại độc lập tự do cho tổ quốc.Trải qua quá trình hình
thành, hoạt động và phát triển của ngành, dù trong bất kì hoàn cảnh gian khổ nào, người
thợ mỏ Việt Nam vẫn phát huy bản lĩnh sang tạo và tinh thần đoàn kết, dũng cảm, luôn
tiên phong đi đầu, tạo nên nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu chống giặc ngoại
xâm cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Trong chặng đường đã đi qua, ngành than Việt Nam đã gặp không ít những khó khăn và
thăng trầm trong lịch sử phát triển, đặc biệt là thời kì bước vào công cuộc đổi mới của đất
nước và những năm đầu của thập niên 90, nạn khai thác than trái phép phát triển tràn lan
đã dẫn đến nhiều hậu quả đối với ngành than và xã hội, tình trạng tài nguyên môi trường
vùng mỏ than bị hủy hoại, trật tự xã hội phức tạp, công nhân thiếu việc làm, ngành than
bị cắt giảm sản xuất… với những khó khăn đó đã đẩy ngành than của Việt Nam vào tình
trạng khủng hoảng và suy thoái nghiêm trọng trong một thời gian.
10
Như chúng ta cũng đã biết Việt Nam là nước có tiềm năng về tài nguyên than khoáng các
loại. Tổng tài nguyên và trữ lượng tới hơn 48,7 tỷ tấn, bao gồm Bể than Đông Bắc
(Quảng Ninh) hơn 8,8 tỷ tấn, Bể than Đông Bắc sông Hồng 39,3 tỷ tấn; các mỏ than nội
địa Hải Phòng, Khánh Hòa, Na Dương, Nông Sơn, Khe Bố,… gồm 3,2 tỷ tấn, các mỏ
than địa phương gồm 0,04 tỷ tấn và các mỏ than bùn hơn 0,3 tỷ tấn. Than biến chất thấp
(lignit- á bitum) ở các phần lục địa trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu là 1700m
có tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500m thì dự báo tổng tài
nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn. Than tại mỏ Na Dương là than lignite còn than bùn (peat
coal) chủ yếu tập trung ở Đồng Bằng sông Cửu Long (khoảng 5 tỷ m3). Than biến chất
trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh
với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn. Than biến chất cao
(anthracit) phân bố chủ yếu ở các bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà và Nông

Sơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Giai đoạn 2008 đến 2010 đã có rất nhiều sự
kiện đã xảy ra với ngành than Việt Nam. Tính đến ngày 01/01/2008, trữ lượng và tài
nguyên than đã được thăm dò và phát minh là 40,93 tỷ tấn, trong đó trữ lượng than đã
được tìm kiếm- thăm dò là 6,14 tỷ tấn; tài nguyên than đã xác minh là 34,79 tỷ tấn. Trong
năm 2008, toàn ngành than đã bốc 29,2 triệu m3 đất và khai thác được 7605 nghìn tấn
than nguyên khai, sàng tuyển được 6304 nghìn tấn than sạch để đưa ra tiêu thụ trên thị
trường. Do giá bán của công ty than đối với thị trường trong nước chỉ bằng một nửa giá
so với giá bán than trên thị trường thế giới nên nó đã gián tiếp làm giá thành một số mặt
hang trong nước; Hay nói cách khác, than đã gián tiếp đóng góp vào giá trị GDP của đất
nước thông qua các ngành sử dụng than. Số 385/QĐ- UBND Hạ Long, ngày 18 tháng 2
năm 2009 UBND tỉnh đã quyết định về việc phê duyệt q h tế- xã hội Việt Nam được Đại
hội Đảng toàn quốc đã đề ra, khi nền tảng Việt Nam uy hoạch thăm dò, khai thác, chế
biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020.
Thực hiện chủ trương, đường lối của nên kin chuyển từ “kế hoạch hóa tập trung” sang
“thị trường có điều tiết”, ngành than Việt Nam từ năm 1994 đến 2009 đã cơ bản hoàn
thành giai đoạn tái cơ cấu tổ chức ở tầm vĩ mô, đã đi đầu trong các thử nghiệm về đổi
mới tổ chức, hoàn thiện quản lí trên phạm vi toàn ngành theo quy mô của “tổng công ty
91” và “tập đoàn”.
Năm 2010, ngành than đã có nhiều biện pháp để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh
doanh, đảm bảo khai thác than đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước, cân đối một phần
hợplí cho hoạt động xuất khẩu. Sản lượng than sạch toàn ngành đạt 44,01 triệu tấn, bằng
99,8% so với cùng kì năm ngoái; Than tiêu thụ đạt 42,5 triệu tấn, bằng 95,5% so với năm
2009. Trong đó tiêu thụ nội địa 23,3 triệu tấn, tăng 20%; xuất khẩu than 19,2 triệu tấn,
bằng 76,9% so với năm 2009. Nhìn chung, ngành đã cung cấp đủ và kịp thời than cho
các hộ tiêu thụ chủ yếu như nhiệt điện, xi măng, hóa chất, góp phần vào công tác chết
11
biến, bình ổn giá. Đồng thời, ngành than cũng đang tích cực đẩy mạnh các hoạt động đầu
tư, thăm dò để từng bước nâng cao hơn nữa sản lượng than khái thác, phục vụ cho nhu
cầu sản xuất tăng mạnh trong những năm tới. Trong năm qua, các doanh nghiệp trong
ngành cũng đã phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc quản lí hoạt động sản

xuất và kinh doanh than nhằm đảm bảo trật tự trong việc khai thác, chế biến, vận chuyển
và kinh doanh than trên địa bàn, đồng thời tích cực tham gia công tác môi trường, đầu tư
hạ tầng và các công tác khác trên địa bàn tỉnh có hoạt động sản xuất và kinh doanh than.
2. Quặng titan:
Tài nguyên quặng titan của Việt Nam chiếm khoảng 0,5% của thế giới.
Công nghệ khai thác và tuyển quặng titan của nước ta với các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật đã
đạt mức tiên tiễn của khu vực và thế giới, thu được các quặng tinh riêng rẽ, đạt tiêu chuẩn
xuất khẩu.
Giá trị xuất khẩu quặng titan hàng năm là 20 – 30 triệu USD/năm.
Ngành titan phát triển thiếu quy hoạch, mất cân đối, chưa có công nghệ chế biến sâu.
Hiện nay, do nhu cầu trong nước tăng đang phải xuất khẩu quặng tinh và nhập khẩu các
chế phẩm từ quặng titan.
Trong những năm gần đây, quặng titan đang bị khai thác bừa bãi bất hợp pháp, gây lãng
phí tài nguyên ảnh hưởng đến môi trường.
3. Quặng thiếc
Công nghệ khai thác ở các mỏ quy mô công nghiệp chủ yếu là khia thác bằng ôtô, máy
xúc, tuyển trọng lực, tuyển từ, công nghệ luyện kim bằng lò phóng xạ, lò điện hồ quang.
Hiện nay, công nghệ luyện thiếc bằng lò điện hồ quang do Viện nghiên cứu Mỏ và Luyện
kim đã nghiên cứu thành công và chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất đã đạt chỉ tiêu
khoa học kĩ thuật tiên tiến. Bằng việc nghiên cứu ứng dụng điện phân thiêc đạt thiếc
thương phẩm loại I là 99,95%, đã xây dựng các xưởng phân thiếc với công suất 500 –
600 tấn/năm. Hiện nay, có ba xưởng điện phân thiếc thương phẩm loại I xuất khẩu với
tổng công suất từ 1500 tấn/năm – 1800 tấn/năm.
4. Quặng đồng
12
Quặng đồng phát hiện ở Việt Nam cho tới nay đáng kể nhất là ở mỏ đồng Sinh Quyền – Lào Cai,
sau đó là mỏ đồng Niken – Bản Phúc.
Dự án đầu tư xây dựng liên hợp mỏ tuyển luyện đồng Sinh Quyền quy mô lớn đang thực hiện,
chủ đầu tư là Tổng cty khoáng sản Việt Nam thuộc tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản
Việt Nam với công nghệ và thiết bị nhập của Trung Quốc. Khu luyện kim và axit được xây dựng

tại khu công nghiệp Tằng Loỏng – Lào Cai.
Công nghệ khai thác lộ thiên kết hợp với hầm lò. Công nghệ tuyển nồi đồng để thu được quặng
tinh đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh quặng manhetit. Khâu luyện kim áp dụng phương pháp
thủy khẩu sơn ( luyện bể ) cho ra đồng thô, sau đó qua lò phản xạ để tinh luyện và đúc dương
cực, sản phẩm đồng âm cực được điện phân cho ra thương phẩm.
5. Quặng kẽm chì
Các mỏ kẽm chì ở nước ta đã được phát hiện và khai thác, chế biến từ hàng trăm năm nay.
Hiện nay, Công ty Kim loại màu Thái Nguyên đã xây dựng xong nhà máy điện phân kẽm kim
loại tại khu Công nghiệp Sông Công Thái Nguyên với công nghệ và thiết bị của Trung Quốc
công suất kẽm điện phân là 10.000 tấn/năm.
Trên cơ sở nắm chắc tài nguyên và kết quả thăm dò trong các năm 2008 – 2010, Tổng Công ty
Khoáng sản Việt Nam sẽ tiến hành đầu tư khai thác và tuyển các mỏ kẽm – chì Nông TIến –
Tràng Đà, Thượng ấn, Cúc Đường, Ba Bồ… với quy mô công suất tuyển từ 40.000 – 60.000 tấn
quặng nguyên khai/ năm. Từ nguồn nguyên liệu là tinh quặng tuyển nổi và bột kẽm từ 50.000 –
100.000 tấn quặng nguyên khai/năm, sẽ tiến hành xây dựng hai nhà máy điện phân kẽm tại Tuyên
Quang và Bắc Cạn với công suất mỗi nhà máy khoảng 20.000 tấn kẽm/năm. Các nhà máy điện
phân kẽm và luyện chì dự kiến sẽ xây dựng trong giai đoạn 2008 – 2015.
Năm 2010, sản phẩm lượng kẽm thỏi đạt 20.000 – 30.000 tấn/năm và khoảng 10.000 tấn chì
thỏi/năm, đưa tổng thu nhập lên 35 triệu USD/năm.
6. Quặng sắt:
Hiện nay, công suất khai thác của mỏ là thấp hơn nhiều so với công suất thiết kế dược
phê duyệt. Công nghệ và thiết bị khai thác, chế biến ở mức trung bình, một số thiết bị
khai thác còn cũ và lạc hậu nên công suất khai thác bị hạn chế, không đảm bảo khai thác
hết công suất theo các dự án được phê duyệt.
Các mỏ cấp giấy phép tận thu không có thiết kế khai thác, hoặc cí nhưng khai thác không
theo thiết kế. Các doanh nghiệp khai thác tận thu đã làm tổn thất tài nguyên, không thu
được quăng cám cỡ hạt từ 0-8 mm), gây ảnh hưởng đến môi trường.
13
Hiện nay, năng lực khai thác quặng sắt có thể đáp ứng sản lượng là 500.000 tấn/năm. Thị
trường quặng sắt: 80% sử dụng trong nước để luyện thép còn 20% để xuất khẩu ( Nguồn:

Tổng cuc Địa chất và Khoáng sản năm 2010 )
7. Bô xít
Nước ta có trữ lượng tài nguyên bô xít lớn, chất lượng tương đối tốt, phân bố tập
trung, điều kiện khai thác thuận lợi.
Hiện nay, thị trường cung – cầu sản phẩm alumin trên thị trường thế giới rất thuận lợi
cho phát triển ngành công nghiệp nhôm ở nước ta. Hàng năm, Trung Quốc có nhu
cầu nhập khẩu rất lớn khoảng 5-6 triệu tấn alumin. Do vây, cần phải khai thác và chế
biễn sâu quặng bô xít, điện phân nhôm để phát triển ngành công nghiệp nhôm phục vụ
cho sự nghiêp công nghiệp hoá, hiện đại hóa của đất nước.
8. Dầu khí
Hiện nay, dầu khí của nước ta được khai thác chủ yếu ở 6 khu vực mỏ bao gồm: Bạch
Hổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông và chuẩn bị đưa vào khai thác tại mỏ
khí Lan Tây – Lan đỏ, Sư Tử Đen… đang được triển khai tích cực theo chương trình
đề ra, nhằm duy trì và tăng sản lượng khai thác dầu khí cho những năm tới
Năm 2008, sản lượng dầu thô được khai thác là 14,66 triệu tấn/năm
Năm 2009, sản lượng dầu thô được khai thác là 16,3 triệu tấn/năm vượt kế hoạch đặt
ra 440 nghìn tấn ( kế hoạch là 15,86 triệu tấn/năm). So với năm 2008, sản lượng tăng
1,64 triệu tấn. Sản lượng khai thác trung bình/ tháng đạt: 1,3584 triệu tấn/ tháng.
Năm 2010, sản lượng khai thác đạt 14,9331 triệu tấn/năm, giảm 1,3669 triệu tấn so
với năm 2009, với sản lượng khai thác trung bình/tháng là 1,2444 triệu tấn/tháng
Năm 2011, sản lượng khai thác đạt 15,1807 triệu tấn/năm, tăng 247,6 nghìn tấn so với
năm 2010, với sản lượng khai thác trung bình tháng là 1,26506 triệu tấn/tháng
Năm 2012, sản lượng khai thác dầu cả năm đạt 16,7 triệu tấn/năm, sản lượng khai
thác khí đạt 9,3 tỷ m
3
Năm 2013, sản lượng khai thác dầu đạt 16,71 triệu tấn và sản lượng khai thác khí đạt
9,75 tỷ m
3
khí
14

Năm 2014, sản lượng khai thác dầu thô đạt 12,1 triệu tấn/năm, sản lượng khai thác khí
đạt 7,64 tỷ m
3
( Nguồn: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam )
 Nhận xét
Sản lượng khai thác dầu khí qua các năm có xu hướng tăng do:
– Nhu cầu sử dụng trong nước và thế giới ngày càng gia tăng
– Các biện pháp khoa học kĩ thuật được áp dụng ngày càng nhiều
 Đánh giá, nhận xét:
 Công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản ở nước ta còn ở mức độ thấp, chưa khai
thác triệt để được các quặng nghèo, các thành phần có ích đi kèm trong quặng
 Khoáng sản chưa được sử dụng hợp lí, tiết kiệm, có hiệu quả
 Tình trạng khia thác không theo thiết kế vẫn còn diễn ra, nhất là đối với các mỏ
khoáng sản kim loại, tổn thất tài nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác và
chế biến còn ở mức cao, chưa kiểm soát được làm cho nguồn tài nguyên nhanh
chóng bị cạn kiệt
 Các doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản hầu hết có quy mô nhỏ, trung
bình thiếu vốn trong việc đầu tư công nghệ và thiết bị tiên tiến gây khó khăn trong
việc tìm ra mỏ mới, đầu tư cho hoạt động chế biến để làm tăng giá trị kinh tế sản
phẩm, tận thu tối đa và tiết kiệm tài nguyên còn ở mức thấp
 Một số loại khoáng sản như thiếc, sa khoáng, chì, kẽm do đã khai thác lâu năm ,
trữ lượng đã và đang dần cạn kiệt cần phải tiếp tục đầu tư, thăm dò mở rông trên
mặt và bổ sung phần trữ lượng dưới sâu nhằm gia tăng trữ lượng
 Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, cạnh tranh buôn bán không lành mạnh
còn xảy ra ở một số địa phương, nhất là đối với khoáng sản quý hiếm, khoáng sản
kim loại. Hậu quả gây mất an toàn lao động, trật tự trị an và ảnh hưởng đến môi
trường. Mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản yêu cầu không xuất khẩu
15
khoáng sản thô nhưng tình trạng mua bán, vận chuyển quặng trái phép vẫn còn
diễn ra

 Hoạt động khai thác nhỏ lẻ, thu công ( cá thể, hội gia đình ) đối với khai thác cát,
khai thác sét làm gạch ngói thủ công tại nhiều địa phương đến nay vẫn chưa được
cấp phép theo quy định để quản lý.
 Công tác theo dõi thông tin tổn thất, làm nghèo khoáng sản trong quá trình khai
thác, biến động chất lượng, trữ lượng mỏ khoáng sản được khai thác, công tác lập
bản đồ khai thác mỏ định kì theo quy định của pháp luật về khoáng sản cũng như
quy trình, quy phạm hiện hành chưa được các doanh nghiệp khai thác khoáng sản
quan tâm và thực hiênj tốt. điều này gây khó khăn cho công tác quản lý kĩ thuật,
nhất là công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản phục vụ công tác quản lý
của nhà nước về khoáng sản
IV. Các định hướng, giải pháp:
1. Biện pháp ngắn hạn:
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng, phong phú có khả năng
mang lại lợi nhuận lớn nên luôn có nguy cơ bị khai thác, mua bán, vận chuyển và tiêu thụ
trái phép do đó công tác quản lý khoáng sản quý hiếm có giá trị cao là một trong những
mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm cần được sự quan tâm chỉ đạo và tổ chức kiểm tra, giám
sát của tất cả các ngành, các cấp. Để có thể quản lí tốt hoạt động khai thác nguồn khoáng
sản hiện nay, Việt Nam cần có chiến lược quản lí, bảo vệ, khai thác để sử dụng hợp lí, tiết
kiệm để phục vụ hiệu quả, sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc
phòng của đất nước.
• Giải pháp trước mắt cụ thể là:
 Xây dựng thể chế rõ rang, minh bạch trong công tác quản lí nhà nước về khoáng
sản và môi trường đối với các cơ quan quản lí nhà nước. Phân định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn giữa các cơ quant rung ương và địa phương; giữa UBND các cấp (tỉnh, huyện,
xã); giữa các Sở, ban hành cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lí nhà nước về khoáng sản
và môi trường, nhằm tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm trong quá trình thực thi nhiệm
vụ.
 Thống nhất quản lí việc khái thác khoáng sản từ trung ương đến địa phương về mọi
mặt: cấp giấy phép khai thác, quản lí quá trình khái thác, sử dụng khoáng sản, bảo vệ môi
16

trường theo đúng quy hoạch. Đồng thời đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc
cấp phép khai thác lâu dài, sớm chấm dứt việc cấp phép 3- 4 năm “xin- cho” gây nhũng
nhiễu, tiến đến đấu thầu khai thác mỏ, cấp phép cho chủ đầu tư có năng lực với đầy đủ hồ
sơ thiết kế khai thác, bảo vệ môi trường và thiết kế hoàn thu, tiết kiệm tài nguyên.
 Tổ chức nghiên cứu xây dựng và phổ biến quy trình, quy phạm, công nghệ thăm dò,
khai thác chế biên khoáng sản làm vật liệu xây dựng và phục hồi môi trường các mỏ sau
khi kết thúc giai đoạn khai thác. Bên cạnh đó, nghiên cứu rà soát ban hành tiêu chuẩn,
quy chuẩn bảo vệ môi trường, an toàn lao động trong khâu khai thác khoáng sản phù hợp
với giai đoạn phát triển khoa học công nghệ hiện nay.
 Áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại trong khai
thác và chế biến khoáng sản. Nhà nước cần có chính sách cụ thể nhằm khuyến khích các
doanh nghiệp đủ năng lực đầu tư một cách có hiệu quả, nhất là khai thác, sử dụng triệt để,
tiết kiệm tài nguyên khoáng sản trong quá trình khai thác, chế biến khoáng sản; đồng thời
bảo vệ môi trường, môi sinh trong quá trình khai thác, đạt mục tiêu phát triển bền vững;
đầu tư các dự án chế biến sâu khoáng sản.
 Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi
phạm quy định của pháp luật, nhất là các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trong quá trình
hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Tập trung kiểm tra, xử lí dứt điểm tình trạng
khai thác khoáng sản trái phép ở một số khu vực trên địa bàn có nguồn khoáng sản khai
thác.
 Hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng đầu tư khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ
lẻ, kém hiệu quả; chỉ cho phép doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn, có năng lực quản lí công
nghệ hiện đại tham gia thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản quan trọng và
chiến lược…
 Các tổ chức, cá nhân tham gia thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản làm vật liệu
xây dựng cần nghiêm túc chấp hành theo đúng trình tự cấp phép, quy trình, quy phạm,
khai thác, chế biến, bảo vệ môi trường. Tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, kỹ thuật
hiện đại của thế giới và trong nước để áp dụng vào đơn vị của mình; không ngừng đầu tư
nâng cao trình độ công nghệ tiên tiến, cải tiến kỹ thuật trong khâu khai thác, chế biến,
nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái…

Để quản lý tốt hoạt động khai thác khoáng sản phải có những quy định cụ thể ngay cả
khâu cấp phép, thẩm định các dự án cho đến các chế tài xử lí các hành vi vi phạm.
17
Tài nguyên là tài sản công, là tài sản của quốc gia, việc khai thác và sử dụng tài nguyên
phải bảo đảm hài hòa 3 lợi ích: Nhà nước, tổ chức và công dân. Chính quyền và người
dân ở vùng đó có khoáng sản đang khai thác phải được hưởng lợi. Thực tế hiện nay ở các
địa phương có khoáng sản người dân không những không được hưởng lợi mà còn phải
gánh chịu những hậu quả hết sức nặng nề do hoạt động khai thác khoáng sản hợp pháp và
bất hợp pháp gây ra. Khi người dân đư ợc hưởng những lợi ích thực sự từ việc khai thác
khoáng sản thì họ sẽ tích cực và tự nguyện trong việc cùng chính quyền các cấp bảo vệ và
quản lí tốt tài nguyên.
 Vì vậy, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích để người dân hiểu đây là cơ
hội nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình đối với tài nguyên quốc gia, khắc phục
tâm lý ỷ lại vào các cấp chính quyền. Xây dựng cơ sở pháp lí để tăng cường vai trò tham
gia tr ược tiếp của người dân đặc biệt là vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam ở các cấp vào quá trình đánh giá tác động môi trường của tất cả các dự án khai
thác tài nguyên khoáng sản; có đại diện cộng đồng tham gia vào Hội đồng thẩm định báo
cáo đánh giá tác động môi trường; được phép giám sát công tác bảo vệ môi trường trong
suốt quá trình xây dựng dự án đi vào hoạt động.
Ngoài ra trong tình hình khai thác khoáng sản thiếu quy hoạch, nhiều bất ổn hiện nay, các
cơ quan nhà nước có thẩm quyền một mặt dừng lại việc cấp phép thăm dò, khai thác, mặt
khác phải tăng cường việc tổ chức kiểm tra, rò soát, đánh giá và thẩm định lại hoạt động
của những đơn vị được cấp phép. Nâng cao năng lực và vai trò trách nhiệm của đơn vị
được cấp giấy phép và chính quyền địa phương (xã, huyện) chịu trách nhiệm việc đầu
tiên về công tác quản lí khoáng sản. Khi phát hiện hoạt động trái phép chính quyền và
doanh nghiệp phải chủ động thực hiện các biện pháp xử lí theo thẩm quyền, những vấn
đề vượt quá thẩm quyền thì báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp giải quyết.
Đối với công tác đào tạo: đối với cán bộ, công thức thực hiện công tác quản lí nhà nước
về khoáng sản ở địa phương. Tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức
về pháp luật, quản lí nhà nước, công nghệ kĩ thuật khai thác chế biến khoáng sản.

Đồng thời, các doanh nghiệp khai thác khoáng sản cần bồi dưỡng, nâng cao trình độ
chuyên môn về pháp luật, kỹ thuật khai thác mỏ, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ,
BVMT… cho giám đốc các doanh nghiệp, giám đốc điều hành mỏ, đội ngũ công nhân kỹ
thuật.
Quy định về trang bị phương tiện, phòng thí nghiệm trong công tác quản lý nhà nước về
môi trường đối với hoạt động khoáng sản và nguồn kinh tế để thực hiện.
2. Các biện pháp dài hạn:
18
 Tăng cường công tác quản lí về khoáng sản: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật
về khoáng sản. Rà soát các quy hoạch đã được phê duyệt, xây dựng, phê duyệt quy hoạch
khoáng sản để định hướng phát triển ngành công nghiệp khai khoáng, bảo đảm sử dụng
hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài; sớm hoàn
thiện công bố và công khai các quy hoạch khoáng sản theo quy định pháp luật. Điều
chỉnh việc phân công quản lí Nhà nước về khoáng sản theo nguyên tắc một việc chỉ ph ân
công cho một cơ quan chủ thể duy trì thực hiện. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện mô hình
tổ chức cơ quan quản lí nhà nước về khoáng sản từ trung ương đến địa phương; nâng cao
vị thế, năng lực cơ quan qu ản lý Nhà nước về khoáng sản. Tăng cường bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lí nhà nước về khoáng sản các cấp.
Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng hệ thống cơ quan thanh tra chuyên ngành khoáng sản.
Nghiên cứu áp dụng mô hình thanh tra khu vực nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả của
thanh tra chuyên ngành khoáng sản. Rà soát và chấn chỉnh và phân cấp cấp giấy phép
khai thác khoáng sản hiện nay, khắc phục tình trạng khai thác sơ hở, gặp thất thoát về tài
nguyên, nhiều tiêu cực trong lĩnh vực này…
 Cơ chế, chính sách, tài chính: Đổi mới chính sách tài chính đối với các hoạt động điều
tra, thăm dò, khai thác, chuyển nhượng khoáng sản. Xác định úng giá trị tài nguyên
khoáng sản được khai thác. Xây dựng cơ chế đấu giá quyền khai thách khoáng sản. Điều
chỉnh kịp thời, hợp lý lại thu ế liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu
khoáng sản; tăng thu ngần sách nhà nước; có cơ chế thu hồi kinh phí Nhà nước đã thu hồi
đầu tư cho công tách điều tra, thăm dò khoáng sản. Điều chỉnh mức lý quỹ bảo đảm phục
hồi môi trường, môi sinh và đất đai trong từng thời kỳ để bảo đảm trách nhiệm của các tổ

chức khai thác khoáng sản.
Nhìn chung, việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý khai thác, chế biến, sử dụng
khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường của các tổ chức cả nhân và địa phương đã đạt
được nhiều kết quả @ch cực. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động khoáng sản vẫn còn hạn
chế yếu kém. Đáng chú ý là công tác quản lí ở một số địa phương chưa chặt chẽ. Có nơi
còn để cho các tổ chức cá nhân hoạt động khoáng sản trái phép, có địa phương cho thuê
đất trái thẩm quyền. Đối với hoạt động khoáng sản, nổi lên vẫn là Snh trạng thất thu
thuế, phí từ hoạt động khoáng sản còn lớn, Snh trạng khai thác không đúng quy trình,
quy phạm, mất an toàn lao động, gây ô nhiễm môi trường, khai thách khoáng sản trái
phép, vượt mốc mới được giao; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm trong hoạt
động khoáng sản chưa được thường xuyên; việc phối hợp kiểm tra giữa các cấp các
ngành còn chưa được chặt chẽ…
(Trích từ: http://www.kilobooks.com)
19
Kết Luận
Hiện nay, một mấu chốt lớn mà không có lời giải đáp, đó chính là lòng tham vô đáy của
con người với sự hữu hạn của tài nguyên khoáng sản. Đó chính là vấn đề làm nảy sinh
mọi sự tác động xấu đến môi trường đến nguồn tài nguyên vốn phong phú nay có nguy
cơ cạn kiệt. Vì vậy, phải có sự đòi hỏi đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng tài nguyên
khoáng sản để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, nâng
cao đời sống đồng thời cũng bảo vệ được nguồn tài nguyên khoáng sản đang dần “già
nua”.Nhưng vấn đề môi trường vẫn là vấn đề nóng tại các khu mỏ khai khoáng.
Tài liệu tham khảo
1. Các web về kinh tế.
2. Thông tin pháp luật hình sự
3. Năng lượng Việt Nam
4. Tạp trí than khoáng sản Việt Nam
Bảng phân công
Sinh viên Nhiệm vụ
Nguyễn Thị Minh Thu Phần II và III

Ngô Phương Thủy Đặt vấn đề, Nội dung, phần I và
IV, Kết luật.
20
giới tăng trưởng lớn dẫn đến thực trạng khai thác và hết sạch TNKS và để lại nhiều hậuquả về xã hội và thiên nhiên và môi trường ở vùng khai thác khoáng sản của nhiều nước trên quốc tế. Trước tình hình đó, nhiều vương quốc đã kiểm soát và điều chỉnh những chủ trương và hoạt động giải trí nhằmquản lí và sử dụng hiệu suất cao nguồn tài nguyên này nhằm mục đích phân phối nhu yếu ngày càng tăngtrong tương lai. Việt Nam có vị trí địa chất, địa lí độc lạ, là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoánglớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa gió mùa tăng trưởng mạnh quacác quy trình phong hóa thuận tiện cho sự hình thành khoáng sản. Qua 65 năm nghiên cứuđiều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của những nhà địa chất Việt Nam cùng với những kếtquả điều tra và nghiên cứu của những nhà địa chất Pháp từ trước cách mạng Tháng 8 đến nay chúng tađã phát hiện trên quốc gia ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loàikhoáng sản khác nhau từ những khoáng sản nguồn năng lượng, sắt kẽm kim loại đến khoáng chất côngnghiệp và vật tư thiết kế xây dựng. Việt Nam có nguồn tài nguyên đa dạng chủng loại gồm có : tàinguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên biển, tài nguyên rừng, tài nguyên sinh vật, … Trong đó, tài nguyên khoáng sản đóng một vai trò quan trọng đến sự tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội của quốc gia. Trong thời hạn qua, nhu yếu tiêu thụ khoáng sản trong và ngoàinước tăng mạnh, dẫn đến hiện tượng kỳ lạ khai thác khoáng sản tràn ngập, gây tổn thất lớn tàinguyên khoáng sản. Tài nguyên khoáng sản là nguồn tài nguyên hạn chế, hầu hết khôngtái tạo và có trữ lượng hạn chế. Nhằm góp thêm phần quản trị, sử dụng tiết kiệm ngân sách và chi phí có hiệu suất cao tàinguyên khoáng sản, Nhà nước cần nghiên cứu và điều tra, kiến thiết xây dựng những chủ trương kinh tế tài chính tronglĩnh vực hoạt động giải trí khoáng sản sao cho cân đối quyền lợi của Nhà nước, nhà đầu tư trên cơsở sử dụng tối đa, có hiệu suất cao tài nguyên khoáng sản trong lòng đất. Hiện nay, nước ta cũng như những nước trên quốc tế đã và đang sử dụng những nguồn tàinguyên khoáng sản trong nước và ngoài nước để ship hàng cho nền kinh tế tài chính của nước nhà. Để hiểu rõ hơn về yếu tố này tất cả chúng ta nên đi tìm hiểu và khám phá rõ hơn về “ thực trạng khái thác tàinguyên khoáng sản ở Việt Nam trong giao đoạn 2008 trở lại đây năm trước ”. Nội dungI. Khái quát về tài nguyên khoáng sản1. Khái niệm : Tài nguyên là những dạng vật chất được tạo thàng trong suốt quy trình hình thành và pháttriển của tự nhiên, đời sống sinh vật và con người. Các dạng vật chất này cung cấpnguyên – nhiên vật tư, tương hỗ và ship hàng cho nhu yếu tăng trưởng kinh tế tài chính, xã hội của conngười. Khoáng sản : Theo từ điển địa chất thì khoáng sản là thành tạo khoáng vật của lớp vỏTrái Đất mà thành phần hóa học và những đặc thù vật lý của chúng được cho phép sử dungchúng trong nghành nghề dịch vụ sản xuất ra của cải vật chất của nền kinh tế tài chính quốc dân. Mỏ khoáng sản : là những phần vỏ Trái Đất có cấu trúc đặc trưng. Trong đó, khoáng sảntập trung trong những than, quặng về mặt số lượng đủ để khai thác, về mặt chất lượng đảmbảo những nhu yếu sử dụng cho một hoặc nhiều ngành. 2. Sự hình thành tài nguyên khoáng sản : So với những nước trong khu vực và trên quốc tế tài nguyên và khoáng sản Việt Nam đượcđánh giá là rất phong phú và đa dạng và phong phú do đặc thù địa hình và khí hậu như : Đá vôi, cát, đất sét, sắt, dầu khí, đồng … Trong đó, 1 số ít loại có trữ lượng lớn như : than đá có trữlượng lớn và chất lượng cao nhất khu vực Khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh một số ít loại đã kể trênthì những khoáng sản khác có trữ lượng nhỏ và phân tán. Đối với những mỏ nội sinh thì mỗi thì hoạt động tại núi lửa và núi uốn nếp đều có một sốkhoáng sản đặc trưng. Đồng thời đặc thù của mỗi dung nhan, mafic, felsic và những đất đámà dung nhan xuyên qua rồi làm biến chất do tiếp xúc trao đổi, cũng có vài trò quantrọng. Các đứt gãy hoạt động giải trí như những kê dẫn, vì vậy mỏ thường tập trung chuyên sâu ở những đứtgãy lớn mà ở Việt Nam là đứt gãy Cao Bằng – TP Lạng Sơn, đứt gãy đồng Mỏ – Thái Nguyên, đứt gãy sông Hồng, đứt gãy sông Cả, … những vùng bị xiết ép mạnh khi xảy ra vận độnguốn nếp cũng là nơi tập trung chuyên sâu mỏ như vùng giữa sông Cầu và sông Gấm, giữa sông Đà vàsông Mã. Đối với mỏ ngoại sinh quan trọng nhất là than và dầu khí, than đá Quảng Ninh là nguồngốc biển cạn, bị biến chất mạnh thành antraxit. Than nâu hình thành tại những vùng hồ đệtam, than bùn hình thành tại những đầm lầy đệ tứ, dầu mỏ và khí đốt tập trung chuyên sâu tại những vùngtrầm tích đệ tam tại những vùng trũng sông Hồng, sông Cửu Long và thềm lục địa, nhất làthềm lục địa Nam Bộ. Khai thác khoáng sản : Là hoạt động giải trí khai thác những vật tư địa chất từ lòng đất, thườnglà những than quặng, mạch hoặc vỉa than. Các vật tư được khai thác từ mỏ khoáng sản nhưkim loại cơ bản, sắt kẽm kim loại quý, sắt, urani, than, kim cương, đá vôi, đá phiến dầu, đá muốivà kali cacbonat. Bất kể những vật tư nào không phải từ trồng trọt hoặc được tạo ra trongphòng thí nghiệm hoặc xí nghiệp sản xuất đều được khai thác từ mỏ khoáng sản. Khai thác khoángsản theo nghĩa rộng hơn gồm có khai thác những nguồn tài nguyên không tái tạo ( dầu mỏ, khí thiên nhiên thậm chí còn là nước ). 3. Vai trò của tài nguyên khoáng sản : Tài nguyên khoáng sản có vai trò rất lớn trong sự tăng trưởng kinh tế tài chính của loài người, lànguồn vật chất để tạo nên những dạng vật chất có ích, là nguồn nguyên vật liệu tạo ra của cảicho con người và khai thác sử dụng TNKS sẽ có ảnh hưởng tác động can đảm và mạnh mẽ đến thiên nhiên và môi trường sống. 4. Phân loại khoáng sản và mỏ khoáng sản :  Phân loại TNKS : • Theo dạng sống sót : rắn, khí ( khí đốt, He ), lỏng ( Hg, dầu, nước khoáng ) • Theo nguồn gốc : nội sinh ( sinh ra trong lòng Trái Đất ), ngoại sinh ( sinh ra trên bềmặt Trái Đất ) • Theo tính năng : 3 nhóm – Khoáng sản sắt kẽm kim loại : + Nhóm khoáng sản sắt và kim loại tổng hợp của sắt : sắt, mangan, crom, vanadi, niken, molipden, vonfram, coban. + Nhóm sắt kẽm kim loại cơ bản : thiếc, đồng, chì, kẽm. + Nhóm sắt kẽm kim loại nhẹ : nhôm, titan, berylli + Nhóm sắt kẽm kim loại quý và hiếm : vàng, bạc, bạch kim. + Nhóm sắt kẽm kim loại phóng xạ : uran, thori + Nhóm sắt kẽm kim loại hiếm và đất hiếm. – Khoáng sản phi sắt kẽm kim loại : + Nhóm khoáng sản hóa chất và phân bón : apatit, photphorit, barit, fluorit, muốimỏ, thạch cao, pirit. + Nhóm nguyên vật liệu gốm, sứ, thủy tinh chịu lửa, bảo ôn : sét magnezit, fenspat, diatomit + Nhóm nguyên vật liệu kĩ thuật : kim cương, grafit, đá quý, mica, thạch anh, zeolit, tan. + Nhóm vật tư kiến thiết xây dựng : đá mác ma và đá biến chất, đá vôi, đá hoa, cát sỏi. – Khoáng sản cháy : + Than : than đá, than nâu, than bùn. + Dầu khí : dầu mỏ, khí đốt, đá dầu  Phân loại mỏ khoáng sản : Dựa vào quy trình tạo thành chia thành 2 loại :  Các mỏ nội sinh : có 2 mỏ lớn là mỏ macma và mỏ biến chất • Mỏ macma : những mỏ macma được hình thành dưới tác động ảnh hưởng của những hiện tượngxảy ra trong lòng đất, được chia thành :  Mỏ macma thực thụ : hình thành do sự nguội đi của những dung thể macmatrong lòngTrái Đất, chứa những khoang chất quý và hiếm gồm có : crôm, platin, kim cương.  Mỏ pecmatit : phần tàn dư giàu khí chất của những khôi đá xâm nhập, có thành phầngranit, syenit, điorit nguội đi ( tinh thể khoáng vật lớn ) : mila, apatit, khoáng vật rấthiếm như : molipđen. Thành phần chính là canxi và đolômit, đất hiếm molipđen.  Khoáng sản scacno gồm có : teru, thiếc, đông, molipđen, Open xung quanhcác khôi xâm nhập có thành phần trung tính.  Mỏ nhiệt dịch : sự ngọt ngào những vật tư khoáng sản từ dung dịch bắt nguồn từ lòmacma.  Mỏ cacbonit liên qua đến những phức hệ macma đên matics kiềm. • Mỏ biến chất : sự thành tạo những mỏ biến chất xảy ra đa phần xảy ra trong những quátrình biến chất khu vực và biến chất nhiệt tiếp xúc.  Các mỏ ngoại sinh : những mỏ này Open trong những quy trình xảy ra trên mặt phẳng vỏTrái Đất dưới ảnh hưởng tác động của nước, những tác nhân khí hậu và sinh vật, được chia làmhai nhóm mỏ chính • Nhóm mỏ phong hóa : những khoáng vật và đá được tạo ra trong quy trình macma khilên bề mặt Trái Đất trở nên không bền vững và kiên cố sẽ bị phân hủy và tạo nên những loạimới. có bốn kiểu mỏ phong hóa : mỏ vụn thô, mỏ tàng tích, mỏ thấm lọc và mỏ oxihóa làm giàu trên những mỏ sunfua. • Nhóm mỏ trầm tích : dòng vật chất sinh ra từ tàn phá và hòa tan khoáng vật trongqua trình phong hóa hoạt động theo địa hình ra sông suối và sau cuối đổ rađại dương và những hồ nước lớn. Trong quy trình chuyển dời dẫn đến sự hình thànhhang loạt mỏ khoáng sản trong thiên nhiên và môi trường nước, nhóm mỏ trầm tích được chiathành ba nhóm : trầm tích cơ học, trầm tích hóa học, trầm tích sinh hóa.  Trầm tích cơ học : hình thành trong những thung lũng giữa núi, trong long sông suốidưới dạng trầm tích thô như : cát, sỏi, cuội, thường chứa những loại sắt kẽm kim loại quý : vàng, bạc, thiếc, sa khoáng, crôm.  Trầm tích hóa học : những loại sản phẩm phong hóa sẽ chuyển dời trong nước dưới dạngdung dịch thực và dung dịch keo sẽ bị pha loãng do sự phân dị hóa học và tronglực tạo nên hang loạt mỏ trầm tích hóa học. Các mỏ trầm tích hóa học thường gặpnhư : đá vôi, muối mỏ, thach cao ; những loại quặng sắt kẽm kim loại như : sắt, mangan, nhôm.  Trầm tích sinh hóa : hình thành hầu hết bởi xác của sinh vật sông trong nước. mộtsố loại sinh vất sau khi chết đi có năng lực phân hủy hóa học vật tư hữu cơ thànhdầu khí hoặc lưu huỳnh. II. Tiềm năng tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam : Từ khi quốc gia ta trọn vẹn giải phóng, công tác làm việc tìm hiểu địa chất và tìm kiếmthăm dò khoáng sản mới được tiến hành trên quy mô toàn chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. Kếtquả thăm dò đã phát hiện trên 5000 mỏ và điểm khoáng sản với 60 loại khoáng sảnkhác nhau. Qua công tác làm việc tìm hiểu, khảo sát, thăm dò địa chất cho thấy, Việt Namcó tiềm năng khoáng sản khá nhiều mẫu mã, phong phú. Nhiều khoáng sản có trữ lượnglớn như bôxit, quặng sắt, đất hiếm, apatit, chủng loại khoáng sản phong phú. Trướcđây, nhiều loại mỏ khoáng sản không có giá trị kinh tế tài chính vì trữ lượng ít hoặc điềukiện khai thác khó khăn vất vả, thì thời nay nhờ khoa học – kĩ thuật và công nghệ tiên tiến tiêntiến hoàn toàn có thể làm giàu quặng đạt hàm lượng quặng khai thác. Đặc điểm chung củaTNKS Việt Nam hầu hết là tụ khoáng sản có quy mô vừa và nhỏ, phân bổ rải rác, những loại khoáng sản có quy mô công nghiệp không nhiều. phần lớn những mỏ đềunằm ở vùng sâu, vùng xa không thuận tiện về giao thông vận tải, hạ tầng, kỹ thuậtkém, nên năng lực khai thác gặp nhiều khó khăn vất vả, hiệu suất cao kinh tế tài chính không cao.  Tiềm năng trữ lượng của một số ít loại khoáng sản  Than : được dự báo rất lớn nhưng trữ lượng thăm dò đến nay là rất nhỏ. Cho đếnnay đã ghi nhận được 67 mỏ than ( chưa kể những mỏ, điểm quặng than bùn ). Thanphân bố tập trung chuyên sâu đa phần ở bể than Quảng Ninh và bể than đồng bằng sông hồng, ngoài những còn phân bổ ở 1 số ít tỉnh khác. Theo số liệu tại “ Quy hoach phát triểnngành than Việt Nam trong quá trình đén năm năm ngoái, có xét triển vọng đến năm2025 ” đang trình Thủ tướng nhà nước thì tổng tài nguyên và trữ lượng than tínhđến 01 tháng 01 năm 2008 đạt khoảng chừng 40,93 tỷ tấn, riêng bể than Quảng Ninhtổng tài nguyên, trữ lượng khoảng10 tỷ tấn, trong đó trữ lượng là 3,2 tỷ tấn.  Dầu khí : tập trung chuyên sâu ở những bể trầm tích sông Hồng, sông Cửu Long, Nam Côn Sơn. Tổng tiềm năng ước tính là 0,9 tỉ mđối với những mỏ ở đất liền, những mỏ ở thềm lụcđịa có trữ lượng lớn hơn 1,8 tỉ m. Trữu lượng đã được xác định là 550 triệu tấndầu và trên 610 tỷ mkhí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, khai thai, thăm dòvào khoảng chừng 4000 tỷ m. Đến năm 2010, phát hiện 40 đến 60 % trữ lượng nguồnkhí vạn vật thiên nhiên.  Quặng bô xít : phân bổ đa phần ở những tỉnh phía Bắc ( Lạng sơn, Cao Bằng, HàGiang ) và ở Tây Nguyên ( Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai ) và tỉnh Bình Phước, Phú Yên. Diện tích phân bổ đá bazan có năng lực sinh quặng bô xít khu vực TâyNguyên khoảng chừng 18.500 km, miêu tả nhìn nhận hoặc thăm dò khoảng chừng 3.900 kmvớitổng tài nguyên và trữ lượng khoảng chừng 5,4 tỷ tấn quặng nguyên khai. Nếu tìm hiểu, nhìn nhận đày đủ trên diện tích quy hoạnh còn lại, tổng tài nguyên quặng bô xít hoàn toàn có thể đạt trên10 tỷ tấn. Như vậy, Việt Nam hoàn toàn có thể là một trong những nước đứng đầu quốc tế vềtiềm năng quặng bô xít. Thành tạo sắt – laterit trên những vỏ phong hóa feralit pháttriển trên những đá bazan có diện tích quy hoạnh 18.500 km. Quặng sắt này có hàm lượng Fekhoảng từ 30 đến 42 % hoàn toàn có thể tuyển làm giàu để luyện gang. Loại quặng này đangchuẩn bị tìm hiểu, nhìn nhận, nhưng theo những hiệu quả bắt đầu cho thấy đây là loạithài nguyên có tiềm năng rất lớn.  Quặng titan – zircon : quạng titan ở việt nam gồm 02 mô hình quặng gốc và quặngsa khoáng. Quặng gốc tập trung chuyên sâu ở tỉnh Thái Nguyên, quặng sa khoáng tập trungven biển những tỉnh từ Thanh Hóa vào đến Bà Rịa – Vũng Tàu. Tổng tài nguyên trữlượng quặng titan của Việt Nam tính đến năm 2008 khoảng chừng 100 triệu tấn. Từ năm2008, bộ Tài nguyên và Môi trường đã thực thi đề án tìm hiểu quặng titan trongtầng cát đỏ vùng Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa – Vũng Tàu trên tổngdiện tích 1.460 km. Kết quả tìm hiểu trên diện tích quy hoạnh 1350 km / 1469 kmdự báo đạtkhoảng 300 triệu tấn. như vậy, nếu tìm hiểu, nhìn nhận trên tổng lực nêu trên, tiềmnăng dự báo hoàn toàn có thể đạt khoảng chừng 500 triệu tấn, nâng tổng tiềm năng tài nguyênquặng titan – zircon của nước ta lên 600 triệu tấn, đưa Việt Nam trở thành nước cótiềm năng quặng titan lớn trên quốc tế, đủ cơ sở để tăng trưởng vững chắc ngànhcông nghiệp khai thác, chế biến sâu quặng titan.  Đất hiếm : quặng đất hiếm phân bổ tập trung chuyên sâu ở những mỏ Bắc Nậm Xe, Nam NậmXe, Đông Pao ( Lai Châu ), Mường Hum ( Tỉnh Lào Cai ), Yên Phú ( Yên Bái ). Theokết quả thống kê đến năm 2008, trữ lượng và tài nguyên đất hiếm ở Việt nam đạtkhoảng 9,5 triệu tấn tổng oxyt đất hiếm, tập trung chuyên sâu đa phần ở tỉnh Lai Châu ( trên90 % ). Năm 2009, Cục địa chất và khoáng sản việt nam đã hợp tác với tổng côngty Dầu Khí, Kim loại vương quốc Nhật Bản đã phát hiện thêm 02 diện tích quy hoạnh có triểnvọng lớn quặng đát hiếm tại Tỉnh Lào Cai, Yên Bái  Đá hoa trắng : đá hoa trắng có tài nguyên lớn, phân bổ tập trung chuyên sâu tại tỉnh Nghệ Anvà Yên Bái. Ngoài ra theo tác dụng tìm hiểu địa chất, đá hoa trắng còn phân bổ ởBắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lai Châu. Kết quả đã thăm dò 67 mỏ đã xáđịnh trữ lượng đạt 188,5 triệu mđá hoa trắng đủ điều kiện kèm theo sản xuất đá ốp lát và1, 17 tỷ tấn làm bột cacbonat calxi cung ứng nhu yếu tăng trưởng công nghiệp khaikhoáng và chế biến quy mô lớn Giao hàng những nhu yếu trong nước và xuất khẩu. nếuđược góp vốn đầu tư từ tìm hiểu, nhìn nhận tiềm năng tài nguyên đá hoa trắng ở nước ta cóthể lên tới hàng chục tỷ tấn làm bột cacbonat calxi và hàng triệu mlàm đá ốp lát  Apatit : cho đến nay đã xác nhận được 17 mỏ, điểm quặng apatit. Các mỏ tập trungchủ yếu ở tỉnh Tỉnh Lào Cai, phân bổ dọc bờ phải sông hồng, từ Bát Xát đến huyện VănBản. hầu hết những mỏ apatit có quy mô trung bình đến lớn. Trữ lượng tài nguyên dựbáo 17 mỏ tính đến độ sâu 900 m là 2,5 tỷ tấn, trong đó trũ lượng đã được thăm dòlà 778 triệu tấn.  Cát trắng : những mỏ cát trắng phân bổ khá phong hú trên 9 tỉnh ven bờ biển Băc Bộvà Trung Bộ. Tài nguyên cát trăng ở Việt Nam rất lớn, tuy nhiên mức độ tìm hiểu, khiathác và sử dụng còn hạn chế. Việc khai thác, chế biến mới chỉ ở quy mô nhỏ, chưatương xứng với tài nguyên hiện có của những mỏ cát trắng. tổng trũ lượng 13 mỏ đãthăm dò là 123 triệu tấn, tài nguyên dự báo khoảng chừng 0,3 tỷ tấn. cát trăng có chấtlượng cao, điều kiện kèm theo khai thác thuận tiện  Đá vôi xi-măng : đá vôi xi-măng của Việt nam phân bổ tại 29 tỉnh trên cả nước, tậptrung đa phần ở khu vực miền bắc và bắc trung bộ. Đến nay có 77 mỏ đá vôi làmnguyên liệu xi-măng được tìm hiểu nhìn nhận và thăm dò ở những mức đọ khác nhauvới tôngr trữ lượng đatk khoảng chừng 10,7 tỷ tấn. Tài nguyên dự báo của đá vôi xi măngcủa Việt nam còn rất lớn, phân phối nhu yếu lâu bền hơn về nguyên vật liệu cho công nghiệpsản xuất xi-măng.  Urani : khoáng sản Urani tuy thuộc loại cơ bản có quy mô trung bình nhưng làkhoáng sản kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong Giao hàng cho dự án Bất Động Sản nhà máyđiện hạt nhân của nước ta. Kết quả những công tác làm việc điều tra và nghiên cứu địa chất và tìm kiếmkhoáng sản đã phát hiện khoáng hóa Urani ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, TrungTrung Bộ và Tây Nguyên, trong đó tập trung chuyên sâu đa phần ở vùng Nông Sơn, tỉnhQuảng Nam. Đến nay đã có 6 mỏ urani được nhìn nhận và thăm dò với trữ lượng18750 tấn U. Tổng trữ lượng và tài nguyên dự báo khoảng chừng 218000 tấn Utrong đó vùng Nông Sơn dự báo khoảng chừng 111000 tấn Ulàcơ sở để kiến thiết xây dựng kếhoạch nội địa hóa nguồn nguyên vật liệu Giao hàng những dự án Bất Động Sản xí nghiệp sản xuất điện hạt nhân.  Sa khoáng : phát hiện có trũ lượng khá lớn ở những vùng cát ven biển và biển ven bờNam trung bộ. Các mỏ sa khoáng ven biển được khai thác từ thời Pháp thuộc nhưmỏ Bình Ngọc ( Trà Cổ, Quảng Ninh ), Vĩnh Mỹ ( Huế )  Quặng sắt : phát hiện trên 216 vị trí có quặng sắt, có 13 mỏ trữ lượng trên 2 triệutấn, phân bổ không đều, tập trung chuyên sâu đa phần ở vùng núi phía Bắc. Việt Nam có haimỏ lớn là Mỏ sắt Quý Xa ( Tỉnh Lào Cai ), mỏ sắt Thạch Khê ( thành phố Hà Tĩnh ). Hàng năm, số lượng sắt khai thác và chế biến ở Việt Nam đạt từ 300000 đến 450000 tấn.  Quặng đồng : có trữ lượng đáng kể nhất là mỏ đồng Sinh Quyển ở Tỉnh Lào Cai, mỏđồng Niken ở Bản Phúc  Graphit : có ở Tỉnh Lào Cai, Yên Bái và Quãng Ngãi với tổng tài nguyên và trữ lượngddtj gần 20 triệu tấn  Một số sắt kẽm kim loại quý và hiếm khác : năm 2009, Cục Địa Chất và Khoáng sản Việt Namđã nhìn nhận khu mỏ sắt kẽm kim loại Liti có hàm lượng khá cao ( khoảng chừng 0,5 % ) tại huyệnBa Tơ, tỉnh Tỉnh Quảng Ngãi với tài nguyên trữ lượng dự báo khoảng chừng 10000 tấn. Mỏthuộc loại có quy mô trung bình, hiệu quả này tạo tiền đề cho tìm kiếm liti ở Trungtrung Bộ. Ngoài ra, còn có một loại khoáng sản như magnestit đã được phát hiệntại hai khu mỏ có tiềm năng lớn, nhưng chư tìm hiểu nhìn nhận toàn diện và tổng thể, vàng cóbiểu hiện ở nhiều nơi với những tiền đề về cấu trúc – kiến thiết, magma chi thấy cótiềm năng lớn hoàn toàn có thể tổ chức triển khai tìm hiểu, nhìn nhận ở phần sâu đến 500 m. ( Nguồn : Tổng cục Địa Chất và Khoáng sản Việt Nam ) Nhân xét : Nước ta tuy có diện tích quy hoạnh đất liền không lớn nhưng có vị trí địa kí thuận lợicho sự hình thành và tăng trưởng khoáng sản. Với nguồn tài nguyên khoáng sản đã biết thìcó thể xếp nước ta vào hàng những nước có tiềm năng khoáng sản đáng kể. Tuy nhiên, hầuhết trữ lượng những loại không nhiều. III. Thực trạng khai thác khoáng sản tại Việt Nam quá trình 2008 đến nay1. Than khoáng sản : Ngành than Việt Nam đã có lịch sử vẻ vang khai thác hơn 100 năm, trải qua 72 năm truyềnthống vẻ vang, từ cuộc tổng bãi công ngày 12/11/1936 của hơn 3 vạn thợ mỏ đã giànhđược thắng lợi bùng cháy rực rỡ, ghi lại mức son chói lói trong trang sử hào hung đấu tranh cáchmạng vì sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng vùng mỏ góp thêm phần to lớn vào sựnghiệp giải phóng dân tộc bản địa, giành lại độc lập tự do cho tổ quốc. Trải qua quy trình hìnhthành, hoạt động giải trí và tăng trưởng của ngành, dù trong bất kể thực trạng gian nan nào, ngườithợ mỏ Việt Nam vẫn phát huy bản lĩnh sang tạo và ý thức đoàn kết, quả cảm, luôntiên phong đi đầu, tạo nên nhiều chiến công xuất sắc trong chiến đấu chống giặc ngoạixâm cũng như trong sự nghiệp kiến thiết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Trong chặng đường đã đi qua, ngành than Việt Nam đã gặp không ít những khó khăn vất vả vàthăng trầm trong lịch sử dân tộc tăng trưởng, đặc biệt quan trọng là thời kì bước vào công cuộc thay đổi của đấtnước và những năm đầu của thập niên 90, nạn khai thác than trái phép tăng trưởng tràn lanđã dẫn đến nhiều hậu quả so với ngành than và xã hội, thực trạng tài nguyên môi trườngvùng mỏ than bị hủy hoại, trật tự xã hội phức tạp, công nhân thiếu việc làm, ngành thanbị cắt giảm sản xuất … với những khó khăn vất vả đó đã đẩy ngành than của Việt Nam vào tìnhtrạng khủng hoảng cục bộ và suy thoái và khủng hoảng nghiêm trọng trong một thời hạn. 10N hư tất cả chúng ta cũng đã biết Việt Nam là nước có tiềm năng về tài nguyên than khoáng cácloại. Tổng tài nguyên và trữ lượng tới hơn 48,7 tỷ tấn, gồm có Bể than Đông Bắc ( Quảng Ninh ) hơn 8,8 tỷ tấn, Bể than Đông Bắc sông Hồng 39,3 tỷ tấn ; những mỏ than nộiđịa TP. Hải Phòng, Khánh Hòa, Na Dương, Nông Sơn, Khe Bố, … gồm 3,2 tỷ tấn, những mỏthan địa phương gồm 0,04 tỷ tấn và những mỏ than bùn hơn 0,3 tỷ tấn. Than biến chất thấp ( lignit – á bitum ) ở những phần lục địa trong bể than sông Hồng tính đến chiều sâu là 1700 mcó tài nguyên trữ lượng đạt 36,960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500 m thì dự báo tổng tàinguyên than đạt đến 210 tỷ tấn. Than tại mỏ Na Dương là than lignite còn than bùn ( peatcoal ) hầu hết tập trung chuyên sâu ở Đồng Bằng sông Cửu Long ( khoảng chừng 5 tỷ m3 ). Than biến chấttrung bình ( bitum ) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng sông Đà và vùng Nghệ Tĩnhvới trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên gần 80 triệu tấn. Than biến chất cao ( anthracit ) phân bổ hầu hết ở những bể than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà và NôngSơn với tổng tài nguyên đạt trên 18 tỷ tấn. Giai đoạn 2008 đến 2010 đã có rất nhiều sựkiện đã xảy ra với ngành than Việt Nam. Tính đến ngày 01/01/2008, trữ lượng và tàinguyên than đã được thăm dò và ý tưởng là 40,93 tỷ tấn, trong đó trữ lượng than đãđược tìm kiếm – thăm dò là 6,14 tỷ tấn ; tài nguyên than đã xác định là 34,79 tỷ tấn. Trongnăm 2008, toàn ngành than đã bốc 29,2 triệu m3 đất và khai thác được 7605 nghìn tấnthan nguyên khai, sàng tuyển được 6304 nghìn tấn than sạch để đưa ra tiêu thụ trên thịtrường. Do giá cả của công ty than so với thị trường trong nước chỉ bằng một nửa giáso với giá cả than trên thị trường quốc tế nên nó đã gián tiếp làm giá thành 1 số ít mặthang trong nước ; Hay nói cách khác, than đã gián tiếp góp phần vào giá trị GDP của đấtnước trải qua những ngành sử dụng than. Số 385 / QĐ – Ủy Ban Nhân Dân Hạ Long, ngày 18 tháng 2 năm 2009 Ủy Ban Nhân Dân tỉnh đã quyết định hành động về việc phê duyệt q h tế – xã hội Việt Nam được Đạihội Đảng toàn nước đã đề ra, khi nền tảng Việt Nam uy hoạch thăm dò, khai thác, chếbiến và sử dụng khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020. Thực hiện chủ trương, đường lối của nên kin chuyển từ “ kế hoạch hóa tập trung chuyên sâu ” sang “ thị trường có điều tiết ”, ngành than Việt Nam từ năm 1994 đến 2009 đã cơ bản hoànthành quy trình tiến độ tái cơ cấu tổ chức tổ chức triển khai ở tầm vĩ mô, đã đi đầu trong những thử nghiệm về đổimới tổ chức triển khai, hoàn thành xong quản lí trên khoanh vùng phạm vi toàn ngành theo quy mô của “ tổng công ty91 ” và “ tập đoàn lớn ”. Năm 2010, ngành than đã có nhiều giải pháp để tăng cường hoạt động giải trí sản xuất kinhdoanh, bảo vệ khai thác than phân phối nhu yếu thị trường trong nước, cân đối một phầnhợplí cho hoạt động giải trí xuất khẩu. Sản lượng than sạch toàn ngành đạt 44,01 triệu tấn, bằng99, 8 % so với cùng kì năm ngoái ; Than tiêu thụ đạt 42,5 triệu tấn, bằng 95,5 % so với năm2009. Trong đó tiêu thụ trong nước 23,3 triệu tấn, tăng 20 % ; xuất khẩu than 19,2 triệu tấn, bằng 76,9 % so với năm 2009. Nhìn chung, ngành đã cung ứng đủ và kịp thời than chocác hộ tiêu thụ hầu hết như nhiệt điện, xi-măng, hóa chất, góp thêm phần vào công tác làm việc chết11biến, bình ổn giá. Đồng thời, ngành than cũng đang tích cực tăng nhanh những hoạt động giải trí đầutư, thăm dò để từng bước nâng cao hơn nữa sản lượng than khái thác, ship hàng cho nhucầu sản xuất tăng mạnh trong những năm tới. Trong năm qua, những doanh nghiệp trongngành cũng đã phối hợp ngặt nghèo với những địa phương trong việc quản lí hoạt động giải trí sảnxuất và kinh doanh thương mại than nhằm mục đích bảo vệ trật tự trong việc khai thác, chế biến, vận chuyểnvà kinh doanh thương mại than trên địa phận, đồng thời tích cực tham gia công tác làm việc môi trường tự nhiên, đầu tưhạ tầng và những công tác làm việc khác trên địa phận tỉnh có hoạt động giải trí sản xuất và kinh doanh thương mại than. 2. Quặng titan : Tài nguyên quặng titan của Việt Nam chiếm khoảng chừng 0,5 % của quốc tế. Công nghệ khai thác và tuyển quặng titan của nước ta với những chỉ tiêu kinh tế tài chính kĩ thuật đãđạt mức tiên tiễn của khu vực và quốc tế, thu được những quặng tinh riêng rẽ, đạt tiêu chuẩnxuất khẩu. Giá trị xuất khẩu quặng titan hàng năm là 20 – 30 triệu USD / năm. Ngành titan tăng trưởng thiếu quy hoạch, mất cân đối, chưa có công nghệ tiên tiến chế biến sâu. Hiện nay, do nhu yếu trong nước tăng đang phải xuất khẩu quặng tinh và nhập khẩu cácchế phẩm từ quặng titan. Trong những năm gần đây, quặng titan đang bị khai thác bừa bãi phạm pháp, gây lãngphí tài nguyên ảnh hưởng tác động đến thiên nhiên và môi trường. 3. Quặng thiếcCông nghệ khai thác ở những mỏ quy mô công nghiệp đa phần là khia thác bằng ôtô, máyxúc, tuyển trọng tải, tuyển từ, công nghệ tiên tiến luyện kim bằng lò phóng xạ, lò điện hồ quang. Hiện nay, công nghệ tiên tiến luyện thiếc bằng lò điện hồ quang do Viện nghiên cứu và điều tra Mỏ và Luyệnkim đã điều tra và nghiên cứu thành công xuất sắc và chuyển giao, ứng dụng vào sản xuất đã đạt chỉ tiêukhoa học kĩ thuật tiên tiến và phát triển. Bằng việc nghiên cứu ứng dụng điện phân thiêc đạt thiếcthương phẩm loại I là 99,95 %, đã thiết kế xây dựng những xưởng phân thiếc với hiệu suất 500 – 600 tấn / năm. Hiện nay, có ba xưởng điện phân thiếc thương phẩm loại I xuất khẩu vớitổng hiệu suất từ 1500 tấn / năm – 1800 tấn / năm. 4. Quặng đồng12Quặng đồng phát hiện ở Việt Nam cho tới nay đáng kể nhất là ở mỏ đồng Sinh Quyền – Tỉnh Lào Cai, sau đó là mỏ đồng Niken – Bản Phúc. Dự án góp vốn đầu tư kiến thiết xây dựng phối hợp mỏ tuyển luyện đồng Sinh Quyền quy mô lớn đang thực thi, chủ góp vốn đầu tư là Tổng cty khoáng sản Việt Nam thuộc tập đoàn lớn công nghiệp Than – Khoáng sảnViệt Nam với công nghệ tiên tiến và thiết bị nhập của Trung Quốc. Khu luyện kim và axit được xây dựngtại khu công nghiệp Tằng Loỏng – Tỉnh Lào Cai. Công nghệ khai thác lộ thiên phối hợp với hầm lò. Công nghệ tuyển nồi đồng để thu được quặngtinh đồng, tinh quặng đất hiếm và tinh quặng manhetit. Khâu luyện kim vận dụng phương phápthủy khẩu sơn ( luyện bể ) cho ra đồng thô, sau đó qua lò phản xạ để tinh luyện và đúc dươngcực, loại sản phẩm đồng âm cực được điện phân cho ra thương phẩm. 5. Quặng kẽm chìCác mỏ kẽm chì ở nước ta đã được phát hiện và khai thác, chế biến từ hàng trăm năm nay. Hiện nay, Công ty Kim loại màu Thái Nguyên đã thiết kế xây dựng xong xí nghiệp sản xuất điện phân kẽm kimloại tại khu Công nghiệp Sông Công Thái Nguyên với công nghệ tiên tiến và thiết bị của Trung Quốccông suất kẽm điện phân là 10.000 tấn / năm. Trên cơ sở nắm chắc tài nguyên và hiệu quả thăm dò trong những năm 2008 – 2010, Tổng Công tyKhoáng sản Việt Nam sẽ triển khai góp vốn đầu tư khai thác và tuyển những mỏ kẽm – chì Nông TIến – Tràng Đà, Thượng ấn, Cúc Đường, Ba Bồ … với quy mô hiệu suất tuyển từ 40.000 – 60.000 tấnquặng nguyên khai / năm. Từ nguồn nguyên vật liệu là tinh quặng tuyển nổi và bột kẽm từ 50.000 – 100.000 tấn quặng nguyên khai / năm, sẽ triển khai kiến thiết xây dựng hai nhà máy sản xuất điện phân kẽm tại TuyênQuang và Bắc Cạn với hiệu suất mỗi nhà máy sản xuất khoảng chừng 20.000 tấn kẽm / năm. Các nhà máy sản xuất điệnphân kẽm và luyện chì dự kiến sẽ kiến thiết xây dựng trong quá trình 2008 – năm ngoái. Năm 2010, loại sản phẩm lượng kẽm thỏi đạt 20.000 – 30.000 tấn / năm và khoảng chừng 10.000 tấn chìthỏi / năm, đưa tổng thu nhập lên 35 triệu USD / năm. 6. Quặng sắt : Hiện nay, hiệu suất khai thác của mỏ là thấp hơn nhiều so với hiệu suất phong cách thiết kế dượcphê duyệt. Công nghệ và thiết bị khai thác, chế biến ở mức trung bình, 1 số ít thiết bịkhai thác còn cũ và lỗi thời nên hiệu suất khai thác bị hạn chế, không bảo vệ khai tháchết hiệu suất theo những dự án Bất Động Sản được phê duyệt. Các mỏ cấp giấy phép tận thu không có phong cách thiết kế khai thác, hoặc cí nhưng khai thác khôngtheo phong cách thiết kế. Các doanh nghiệp khai thác tận thu đã làm tổn thất tài nguyên, không thuđược quăng cám cỡ hạt từ 0-8 mm ), gây tác động ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. 13H iện nay, năng lượng khai thác quặng sắt hoàn toàn có thể phân phối sản lượng là 500.000 tấn / năm. Thịtrường quặng sắt : 80 % sử dụng trong nước để luyện thép còn 20 % để xuất khẩu ( Nguồn : Tổng cuc Địa chất và Khoáng sản năm 2010 ) 7. Bô xítNước ta có trữ lượng tài nguyên bô xít lớn, chất lượng tương đối tốt, phân bổ tậptrung, điều kiện kèm theo khai thác thuận tiện. Hiện nay, thị trường cung – cầu loại sản phẩm alumin trên thị trường quốc tế rất thuận lợicho tăng trưởng ngành công nghiệp nhôm ở nước ta. Hàng năm, Trung Quốc có nhucầu nhập khẩu rất lớn khoảng chừng 5-6 triệu tấn alumin. Do vây, cần phải khai thác và chếbiễn sâu quặng bô xít, điện phân nhôm để tăng trưởng ngành công nghiệp nhôm phục vụcho sự nghiêp công nghiệp hoá, hiện đại hóa của quốc gia. 8. Dầu khíHiện nay, dầu khí của nước ta được khai thác hầu hết ở 6 khu vực mỏ bao gồm : BạchHổ, Rồng, Đại Hùng, Hồng Ngọc, Rạng Đông và sẵn sàng chuẩn bị đưa vào khai thác tại mỏkhí Lan Tây – Lan đỏ, Sư Tử Đen … đang được tiến hành tích cực theo chương trìnhđề ra, nhằm mục đích duy trì và tăng sản lượng khai thác dầu khí cho những năm tớiNăm 2008, sản lượng dầu thô được khai thác là 14,66 triệu tấn / nămNăm 2009, sản lượng dầu thô được khai thác là 16,3 triệu tấn / năm vượt kế hoạch đặtra 440 nghìn tấn ( kế hoạch là 15,86 triệu tấn / năm ). So với năm 2008, sản lượng tăng1, 64 triệu tấn. Sản lượng khai thác trung bình / tháng đạt : 1,3584 triệu tấn / tháng. Năm 2010, sản lượng khai thác đạt 14,9331 triệu tấn / năm, giảm 1,3669 triệu tấn sovới năm 2009, với sản lượng khai thác trung bình / tháng là 1,2444 triệu tấn / thángNăm 2011, sản lượng khai thác đạt 15,1807 triệu tấn / năm, tăng 247,6 nghìn tấn so vớinăm 2010, với sản lượng khai thác trung bình tháng là 1,26506 triệu tấn / thángNăm 2012, sản lượng khai thác dầu cả năm đạt 16,7 triệu tấn / năm, sản lượng khaithác khí đạt 9,3 tỷ mNăm 2013, sản lượng khai thác dầu đạt 16,71 triệu tấn và sản lượng khai thác khí đạt9, 75 tỷ mkhí14Năm năm trước, sản lượng khai thác dầu thô đạt 12,1 triệu tấn / năm, sản lượng khai thác khíđạt 7,64 tỷ m ( Nguồn : Tập đoàn Dầu khí Việt Nam )  Nhận xétSản lượng khai thác dầu khí qua những năm có khuynh hướng tăng do : – Nhu cầu sử dụng trong nước và quốc tế ngày càng ngày càng tăng – Các giải pháp khoa học kĩ thuật được vận dụng ngày càng nhiều  Đánh giá, nhận xét :  Công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản ở nước ta còn ở mức độ thấp, chưa khaithác triệt để được những quặng nghèo, những thành phần có ích đi kèm trong quặng  Khoáng sản chưa được sử dụng phải chăng, tiết kiệm ngân sách và chi phí, có hiệu suất cao  Tình trạng khia thác không theo phong cách thiết kế vẫn còn diễn ra, nhất là so với những mỏkhoáng sản sắt kẽm kim loại, tổn thất tài nguyên khoáng sản trong quy trình khai thác vàchế biến còn ở mức cao, chưa trấn áp được làm cho nguồn tài nguyên nhanhchóng bị hết sạch  Các doanh nghiệp khai thác chế biến khoáng sản hầu hết có quy mô nhỏ, trungbình thiếu vốn trong việc góp vốn đầu tư công nghệ tiên tiến và thiết bị tiên tiến và phát triển gây khó khăn vất vả trongviệc tìm ra mỏ mới, góp vốn đầu tư cho hoạt động giải trí chế biến để làm tăng giá trị kinh tế tài chính sảnphẩm, tận thu tối đa và tiết kiệm ngân sách và chi phí tài nguyên còn ở mức thấp  Một số loại khoáng sản như thiếc, sa khoáng, chì, kẽm do đã khai thác lâu năm, trữ lượng đã và đang dần hết sạch cần phải liên tục góp vốn đầu tư, thăm dò mở rông trênmặt và bổ trợ phần trữ lượng dưới sâu nhằm mục đích ngày càng tăng trữ lượng  Tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, cạnh tranh đối đầu kinh doanh không lành mạnhcòn xảy ra ở 1 số ít địa phương, nhất là so với khoáng sản quý và hiếm, khoáng sảnkim loại. Hậu quả gây mất an toàn lao động, trật tự trị an và ảnh hưởng tác động đến môitrường. Mặc dù Nhà nước đã phát hành nhiều văn bản nhu yếu không xuất khẩu15khoáng sản thô nhưng thực trạng mua và bán, luân chuyển quặng trái phép vẫn còndiễn ra  Hoạt động khai thác nhỏ lẻ, thu công ( thành viên, hội mái ấm gia đình ) so với khai thác cát, khai thác sét làm gạch ngói thủ công bằng tay tại nhiều địa phương đến nay vẫn chưa đượccấp phép theo pháp luật để quản trị.  Công tác theo dõi thông tin tổn thất, làm nghèo khoáng sản trong quy trình khaithác, dịch chuyển chất lượng, trữ lượng mỏ khoáng sản được khai thác, công tác làm việc lậpbản đồ khai thác mỏ định kì theo lao lý của pháp lý về khoáng sản cũng nhưquy trình, quy phạm hiện hành chưa được những doanh nghiệp khai thác khoáng sảnquan tâm và thực hiênj tốt. điều này gây khó khăn vất vả cho công tác làm việc quản trị kĩ thuật, nhất là công tác làm việc thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản ship hàng công tác làm việc quản lýcủa nhà nước về khoáng sảnIV. Các xu thế, giải pháp : 1. Biện pháp thời gian ngắn : Việt Nam là vương quốc có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng chủng loại có khả năngmang lại doanh thu lớn nên luôn có rủi ro tiềm ẩn bị khai thác, mua và bán, luân chuyển và tiêu thụtrái phép do đó công tác làm việc quản trị khoáng sản quý và hiếm có giá trị cao là một trong nhữngmục tiêu và trách nhiệm trọng tâm cần được sự chăm sóc chỉ huy và tổ chức triển khai kiểm tra, giámsát của tổng thể những ngành, những cấp. Để hoàn toàn có thể quản lí tốt hoạt động giải trí khai thác nguồn khoángsản hiện nay, Việt Nam cần có kế hoạch quản lí, bảo vệ, khai thác để sử dụng hợp lý, tiếtkiệm để ship hàng hiệu suất cao, sự nghiệp thiết kế xây dựng và tăng trưởng kinh tế tài chính – xã hội, bảo mật an ninh quốcphòng của quốc gia. • Giải pháp trước mắt đơn cử là :  Xây dựng thể chế rõ rang, minh bạch trong công tác làm việc quản lí nhà nước về khoángsản và môi trường tự nhiên so với những cơ quan quản lí nhà nước. Phân định công dụng, trách nhiệm, quyền hạn giữa những cơ quant rung ương và địa phương ; giữa Ủy Ban Nhân Dân những cấp ( tỉnh, huyện, xã ) ; giữa những Sở, phát hành cấp tỉnh thực thi công dụng quản lí nhà nước về khoáng sảnvà môi trường tự nhiên, nhằm mục đích tránh thực trạng đùn đẩy nghĩa vụ và trách nhiệm trong quy trình thực thi nhiệmvụ.  Thống nhất quản lí việc khái thác khoáng sản từ TW đến địa phương về mọimặt : cấp giấy phép khai thác, quản lí quy trình khái thác, sử dụng khoáng sản, bảo vệ môi16trường theo đúng quy hoạch. Đồng thời tăng nhanh cải cách thủ tục hành chính trong việccấp phép khai thác lâu dài hơn, sớm chấm hết việc cấp phép 3 – 4 năm “ xin – cho ” gây nhũngnhiễu, tiến đến đấu thầu khai thác mỏ, cấp phép cho chủ góp vốn đầu tư có năng lượng với không thiếu hồsơ phong cách thiết kế khai thác, bảo vệ thiên nhiên và môi trường và phong cách thiết kế hoàn thu, tiết kiệm chi phí tài nguyên.  Tổ chức điều tra và nghiên cứu kiến thiết xây dựng và thông dụng quy trình tiến độ, quy phạm, công nghệ tiên tiến thăm dò, khai thác chế biên khoáng sản làm vật tư kiến thiết xây dựng và hồi sinh thiên nhiên và môi trường những mỏ saukhi kết thúc quy trình tiến độ khai thác. Bên cạnh đó, nghiên cứu và điều tra thanh tra rà soát phát hành tiêu chuẩn, quy chuẩn bảo vệ thiên nhiên và môi trường, an toàn lao động trong khâu khai thác khoáng sản phù hợpvới quy trình tiến độ tăng trưởng khoa học công nghệ tiên tiến hiện nay.  Áp dụng những giải pháp khoa học công nghệ tiên tiến tiên tiến và phát triển, kỹ thuật tân tiến trong khaithác và chế biến khoáng sản. Nhà nước cần có chủ trương đơn cử nhằm mục đích khuyến khích cácdoanh nghiệp đủ năng lượng góp vốn đầu tư một cách có hiệu suất cao, nhất là khai thác, sử dụng triệt để, tiết kiệm chi phí tài nguyên khoáng sản trong quy trình khai thác, chế biến khoáng sản ; đồng thờibảo vệ thiên nhiên và môi trường, môi sinh trong quy trình khai thác, đạt tiềm năng tăng trưởng vững chắc ; góp vốn đầu tư những dự án Bất Động Sản chế biến sâu khoáng sản.  Đồng thời, tăng cường công tác làm việc thanh tra, kiểm tra, giải quyết và xử lý nghiêm những trường hợp viphạm pháp luật của pháp lý, nhất là những cơ sở gây ô nhiễm môi trường tự nhiên trong quá trìnhhoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Tập trung kiểm tra, xử lí dứt điểm tình trạngkhai thác khoáng sản trái phép ở 1 số ít khu vực trên địa phận có nguồn khoáng sản khaithác.  Hạn chế và tiến tới chấm hết thực trạng góp vốn đầu tư khai thác khoáng sản manh mún, nhỏlẻ, kém hiệu suất cao ; chỉ được cho phép doanh nghiệp có vốn góp vốn đầu tư lớn, có năng lượng quản lí côngnghệ tân tiến tham gia thăm dò, khai thác, chế biến những loại khoáng sản quan trọng vàchiến lược …  Các tổ chức triển khai, cá thể tham gia thăm dò, khai thác chế biến khoáng sản làm vật liệuxây dựng cần tráng lệ chấp hành theo đúng trình tự cấp phép, tiến trình, quy phạm, khai thác, chế biến, bảo vệ môi trường tự nhiên. Tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến tiên tiến và phát triển, kỹ thuậthiện đại của quốc tế và trong nước để vận dụng vào đơn vị chức năng của mình ; không ngừng đầu tưnâng cao trình độ công nghệ tiên tiến tiên tiến và phát triển, nâng cấp cải tiến kỹ thuật trong khâu khai thác, chế biến, nâng cao chất lượng mẫu sản phẩm, tiết kiệm ngân sách và chi phí tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái … Để quản trị tốt hoạt động giải trí khai thác khoáng sản phải có những pháp luật đơn cử ngay cảkhâu cấp phép, đánh giá và thẩm định những dự án Bất Động Sản cho đến những chế tài xử lí những hành vi vi phạm. 17T ài nguyên là gia tài công, là gia tài của vương quốc, việc khai thác và sử dụng tài nguyênphải bảo vệ hài hòa 3 quyền lợi : Nhà nước, tổ chức triển khai và công dân. Chính quyền và ngườidân ở vùng đó có khoáng sản đang khai thác phải được hưởng lợi. Thực tế hiện nay ở cácđịa phương có khoáng sản dân cư không những không được hưởng lợi mà còn phảigánh chịu những hậu quả rất là nặng nề do hoạt động giải trí khai thác khoáng sản hợp pháp vàbất hợp pháp gây ra. Khi người dân đư ợc hưởng những quyền lợi thực sự từ việc khai tháckhoáng sản thì họ sẽ tích cực và tự nguyện trong việc cùng chính quyền sở tại những cấp bảo vệ vàquản lí tốt tài nguyên.  Vì vậy, cần tăng cường công tác làm việc tuyên truyền, lý giải để người dân hiểu đây là cơhội nhân dân triển khai quyền làm chủ của mình so với tài nguyên vương quốc, khắc phụctâm lý ỷ lại vào những cấp chính quyền sở tại. Xây dựng cơ sở pháp lí để tăng cường vai trò thamgia tr ược tiếp của người dân đặc biệt quan trọng là vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốcViệt Nam ở những cấp vào quy trình nhìn nhận ảnh hưởng tác động thiên nhiên và môi trường của toàn bộ những dự án Bất Động Sản khaithác tài nguyên khoáng sản ; có đại diện thay mặt hội đồng tham gia vào Hội đồng đánh giá và thẩm định báocáo nhìn nhận tác động ảnh hưởng thiên nhiên và môi trường ; được phép giám sát công tác làm việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường trongsuốt quy trình thiết kế xây dựng dự án Bất Động Sản đi vào hoạt động giải trí. Ngoài ra trong tình hình khai thác khoáng sản thiếu quy hoạch, nhiều không ổn định hiện nay, cáccơ quan nhà nước có thẩm quyền một mặt dừng lại việc cấp phép thăm dò, khai thác, mặtkhác phải tăng cường việc tổ chức triển khai kiểm tra, rò soát, nhìn nhận và thẩm định và đánh giá lại hoạt độngcủa những đơn vị chức năng được cấp phép. Nâng cao năng lượng và vai trò nghĩa vụ và trách nhiệm của đơn vịđược cấp giấy phép và chính quyền sở tại địa phương ( xã, huyện ) chịu nghĩa vụ và trách nhiệm việc đầutiên về công tác làm việc quản lí khoáng sản. Khi phát hiện hoạt động giải trí trái phép chính quyền sở tại vàdoanh nghiệp phải dữ thế chủ động thực thi những giải pháp xử lí theo thẩm quyền, những vấnđề vượt quá thẩm quyền thì báo cáo giải trình cơ quan cấp trên trực tiếp xử lý. Đối với công tác làm việc giảng dạy : so với cán bộ, công thức thực thi công tác làm việc quản lí nhà nướcvề khoáng sản ở địa phương. Tiếp tục tăng cường công tác làm việc giảng dạy, tu dưỡng kiến thứcvề pháp lý, quản lí nhà nước, công nghệ tiên tiến kĩ thuật khai thác chế biến khoáng sản. Đồng thời, những doanh nghiệp khai thác khoáng sản cần tu dưỡng, nâng cao trình độchuyên môn về pháp lý, kỹ thuật khai thác mỏ, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, BVMT … cho giám đốc những doanh nghiệp, giám đốc điều hành quản lý mỏ, đội ngũ công nhân kỹthuật. Quy định về trang bị phương tiện đi lại, phòng thí nghiệm trong công tác làm việc quản trị nhà nước vềmôi trường so với hoạt động giải trí khoáng sản và nguồn kinh tế tài chính để triển khai. 2. Các giải pháp dài hạn : 18  Tăng cường công tác làm việc quản lí về khoáng sản : Tiếp tục triển khai xong mạng lưới hệ thống pháp luậtvề khoáng sản. Rà soát những quy hoạch đã được phê duyệt, thiết kế xây dựng, phê duyệt quy hoạchkhoáng sản để xu thế tăng trưởng ngành công nghiệp khai khoáng, bảo vệ sử dụnghợp lý, tiết kiệm ngân sách và chi phí, hiệu suất cao khoáng sản, cung ứng nhu yếu trước mắt và lâu bền hơn ; sớm hoànthiện công bố và công khai minh bạch những quy hoạch khoáng sản theo lao lý pháp lý. Điềuchỉnh việc phân công quản lí Nhà nước về khoáng sản theo nguyên tắc một việc chỉ ph âncông cho một cơ quan chủ thể duy trì thực thi. Tiếp tục nghiên cứu và điều tra, hoàn thành xong mô hìnhtổ chức cơ quan quản lí nhà nước về khoáng sản từ TW đến địa phương ; nâng caovị thế, năng lượng cơ quan qu ản lý Nhà nước về khoáng sản. Tăng cường bồi dưỡngchuyên môn, nhiệm vụ cho cán bộ làm công tác làm việc quản lí nhà nước về khoáng sản những cấp. Tiếp tục triển khai xong và kiến thiết xây dựng mạng lưới hệ thống cơ quan thanh tra chuyên ngành khoáng sản. Nghiên cứu vận dụng quy mô thanh tra khu vực nhằm mục đích tăng cường năng lượng, hiệu suất cao củathanh tra chuyên ngành khoáng sản. Rà soát và kiểm soát và chấn chỉnh và phân cấp cấp giấy phépkhai thác khoáng sản hiện nay, khắc phục thực trạng khai thác sơ hở, gặp thất thoát về tàinguyên, nhiều xấu đi trong nghành này …  Cơ chế, chủ trương, kinh tế tài chính : Đổi mới chủ trương kinh tế tài chính so với những hoạt động giải trí điềutra, thăm dò, khai thác, chuyển nhượng ủy quyền khoáng sản. Xác định úng giá trị tài nguyênkhoáng sản được khai thác. Xây dựng chính sách đấu giá quyền khai thách khoáng sản. Điềuchỉnh kịp thời, hài hòa và hợp lý lại thu ế tương quan đến hoạt động giải trí khai thác, chế biến và xuất khẩukhoáng sản ; tăng thu ngần sách nhà nước ; có chính sách tịch thu kinh phí đầu tư Nhà nước đã thu hồiđầu tư cho công tách tìm hiểu, thăm dò khoáng sản. Điều chỉnh mức lý quỹ bảo vệ phụchồi môi trường tự nhiên, môi sinh và đất đai trong từng thời kỳ để bảo vệ nghĩa vụ và trách nhiệm của những tổchức khai thác khoáng sản. Nhìn chung, việc thực thi chủ trương, pháp lý về quản trị khai thác, chế biến, sử dụngkhoáng sản gắn với bảo vệ thiên nhiên và môi trường của những tổ chức triển khai cả nhân và địa phương đã đạtđược nhiều hiệu quả @ ch cực. Tuy nhiên, cạnh bên đó hoạt động giải trí khoáng sản vẫn còn hạnchế yếu kém. Đáng chú ý quan tâm là công tác làm việc quản lí ở 1 số ít địa phương chưa ngặt nghèo. Có nơicòn để cho những tổ chức triển khai cá thể hoạt động giải trí khoáng sản trái phép, có địa phương cho thuêđất trái thẩm quyền. Đối với hoạt động giải trí khoáng sản, nổi lên vẫn là Snh trạng thất thuthuế, phí từ hoạt động giải trí khoáng sản còn lớn, Snh trạng khai thác không đúng tiến trình, quy phạm, mất an toàn lao động, gây ô nhiễm thiên nhiên và môi trường, khai thách khoáng sản tráiphép, vượt mốc mới được giao ; công tác làm việc thanh tra, kiểm tra, xử lí vi phạm trong hoạtđộng khoáng sản chưa được liên tục ; việc phối hợp kiểm tra giữa những cấp cácngành còn chưa được ngặt nghèo … ( Trích từ : http://www.kilobooks.com ) 19K ết LuậnHiện nay, một mấu chốt lớn mà không có lời giải đáp, đó chính là lòng tham vô đáy củacon người với sự hữu hạn của tài nguyên khoáng sản. Đó chính là yếu tố làm nảy sinhmọi sự ảnh hưởng tác động xấu đến thiên nhiên và môi trường đến nguồn tài nguyên vốn phong phú và đa dạng nay có nguycơ hết sạch. Vì vậy, phải có sự yên cầu so sánh hài hòa và hợp lý giữa những kiểu sử dụng tài nguyênkhoáng sản để đạt được năng lực tối đa về sản xuất không thay đổi và bảo đảm an toàn lương thực, nângcao đời sống đồng thời cũng bảo vệ được nguồn tài nguyên khoáng sản đang dần “ giànua ”. Nhưng yếu tố thiên nhiên và môi trường vẫn là yếu tố nóng tại những khu mỏ khai khoáng. Tài liệu tham khảo1. Các web về kinh tế tài chính. 2. Thông tin pháp luật hình sự3. Năng lượng Việt Nam4. Tạp trí than khoáng sản Việt NamBảng phân côngSinh viên Nhiệm vụNguyễn Thị Minh Thu Phần II và IIINgô Phương Thủy Đặt yếu tố, Nội dung, phần I vàIV, Kết luật. 20

Source: https://vh2.com.vn
Category : Startup