Networks Business Online Việt Nam & International VH2

“2019 OK”: Tên của tảng thiên thạch thảm họa, chỉ nghe thôi đã thấy may sao mình sống rồi!

Đăng ngày 16 October, 2022 bởi admin
Nghe đến thiên thạch rơi, ai cũng cảm thấy sợ hãi. Nhưng thực ra thì mỗi năm có đến cả trăm thiên thạch rơi xuống Trái đất – tất yếu là với kích cỡ siêu nhỏ. Hầu hết đã bị đốt cháy do ma sát với khí quyển, số còn lại tiếp đất mà phần nhiều không để lại ảnh hưởng tác động gì đáng kể, nên … cũng chẳng ai biết.

Có đường kính khoảng 100 m, tiểu hành tinh được gọi là 2019 OK đã lướt qua Trái đất ở khoảng cách 70.000 km vào khoảng 11 giờ sáng 25/7 với tốc độ 24 km/giây. Các nhà thiên văn học ban đầu không biết 2019 OK đang hướng về Trái đất do tiểu hành tinh bay về phía chúng ta từ hướng mặt trời.

Tiểu hành tinh 2019 OK.

Tờ The Sydney Morning Herald dẫn lời phó giáo sư Michael Brown thuộc Đại học Monash (Úc) cho biết: “Nó lao tới rất gần. Nếu đâm trúng Trái đất, nó sẽ tạo ra tiếng nổ như của vũ khí hạt nhân”. Phó Giáo sư Thiên văn học Alan Duffy của Đại học Swinburne (Úc) cũng thừa nhận tiểu hành tinh có đường kính từ 53 m đến 150 m nếu đâm vào trái đất sẽ có “sức công phá gấp 30 lần qua bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản. Đó là một tiểu hành tinh ‘sát thủ thành phố’”.

Với tiềm năng phá hủy nghiêm trọng như vậy, 2019 OK chắc chắn phải là thứ cần được khoa học quan sát và phát hiện sớm. Trên thực tế, hồi tháng 6/2019 khoa học đã phát hiện ra 2019 OK, nhưng quỹ đạo của nó chưa được tính toán cho đến vài giờ cuối cùng trước khi lướt qua Trái đất. Nguyên do là bởi tiểu hành tinh này có quỹ đạo nương theo bóng Mặt trời, nên chỉ có thể quan sát được vào thời điểm chạng vạng.

Về tương lai của 2019 OK, nó có quỹ đạo quanh Mặt trời trong 2,7 năm – dài hơn cả sao Hỏa – nhưng lại là hình elip, nên sẽ có những lúc di chuyển cực kỳ gần Mặt trời. Đây là quỹ đạo rất tệ cho sự tồn tại của chính nó, vì sau cùng rủi ro va chạm vào Trái đất, sao Hỏa hoặc sao Kim là rất lớn.

Nhìn chung thì sau khi tính toán, 2019 OK có vẻ sẽ không va chạm với chúng ta trong tương lai gần, nhưng khoa học phải luôn sẵn sàng và không nên để những tình huống “đau tim” như vậy xảy ra nữa.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Trái Đất