Networks Business Online Việt Nam & International VH2

BÀI GIẢNG MÔN: KHỞI SỰ KINH DOANH – Tài liệu text

Đăng ngày 17 September, 2022 bởi admin

BÀI GIẢNG MÔN: KHỞI SỰ KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 87 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG
KHOA KINH TẾ

BÀI GIẢNG
MÔN: KHỞI SỰ KINH DOANH
(Dùng cho đào tạo tín chỉ – Bậc Cao đẳng)

Người biên soạn: Th.S Cao Anh Thảo

Lưu hành nội bộ – Năm 2018

Chƣơng 1: MÔ HÌNH KINH DOANH VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN KHỞI
SỰ KINH DOANH
1.1. Những hình thức của việc khởi sự kinh doanh
1.1.1. Tổng quan về khởi sự kinh doanh
1.1.1.1.Khái niệm
Khởi sự theo từ điển tiếng Việt là bắt đầu một cái gì mới.
Khởi sự kinh doanh theo nghĩa tiếng Việt là việc bắt đầu tạo lập một công việc kinh
doanh mới.
Từ trước đến nay, khởi sự kinh doanh được tiếp cận dưới hai góc độ sau:
 Từ góc độ lựa chọn nghề nghiệp: “Khởi sự kinh doanh là một sự lựa chọn nghề
nghiệp của cá nhân giữa việc đi làm thuê hoặc tự tạo việc làm cho mình” hoặc “Khởi sự
kinh doanh là lựa chọn nghề nghiệp của những người không sợ rủi ro tự làm chủ công
việc kinh doanh của chính mình và thuê người khác làm công cho họ”.
Làm thuê được hiểu là cá nhân sẽ làm việc cho một doanh nghiệp hoặc tổ chức do
người khác làm chủ. Như vậy, khởi sự kinh doanh được hiểu là tự tạo việc làm theo nghĩa
trái với đi làm thuê, là tự làm chủ – tự mở doanh nghiệp.
 Từ góc độ tạo dựng doanh nghiệp mới: Wortman định nghĩa “Khởi sự kinh doanh
là việc một cá nhân chấp nhận rủi ro để tạo lập một doanh nghiệp mới và tự làm chủ
nhằm mục đích làm giàu”, hoặc “Khởi sự kinh doanh là việc bắt đầu tạo lập một công

việc kinh doanh mới bằng đầu tư vốn kinh doanh, hay mở cửa hàng kinh doanh”.
Giữa khởi sự kinh doanh góc độ tự tạo việc làm và theo góc độ tạo lập doanh
nghiệp mới có sự khác biệt một vài điểm: Tự tạo việc làm nhấn mạnh tới khía cạnh tự
làm chủ chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi sự kinh doanh theo góc
độ thứ hai còn bao gồm cả những người thành lập doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hội
thị trường nhưng lại không quản lý mà thuê người khác quản lý nên anh ta vẫn có thể đi
làm thuê cho doanh nghiệp khác.
Tuy có sự khác biệt nhưng khởi sự kinh doạnh đều đề cập tới việc một cá nhân (một
mình hoặc cùng người khác) tạo dựng một công việc kinh doanh mới.
1.1.1.2. Lý do khởi sự kinh doanh
 Thứ nhất, theo đuổi đam mê và sở thích
– Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được làm việc đúng sở thích, đam mê: Thay vì
làm những việc người khác sai khiến, chúng ta được làm những việc mà chúng ta tự vạch
ra cho mình.
– Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được làm việc bất cứ đâu: Thay vì ngày ngày
lên văn phòng, nhận những cuộc điện thoại, trả lời những email mỗi ngày; Thay vì gặp
– 1-

gỡ đối tác ở những phòng VIP của tòa nhà lớn mà những doanh nghiệp vừa, nhỏ đang lựa
chọn thì chúng ta được phép lựa chọn việc gặp gỡ đối tác ở những nơi bình thường (quán
cà phê)
– Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ làm việc bất cứ khi nào: Khởi sự sẽ cho phép
chúng ta chủ động được công việc của mình mà không quá phụ thuộc vào người khác,
chúng ta có thể làm việc bất cứ khi nào mà chúng ta muốn
– Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được làm việc với người mình mong muốn:
Không cần phải đau đầu nghĩ xem sếp của uốn gì, chỉ cần nghĩ xem mình muốn gì.
Chẳng phải nghĩ xem năng lực những đồng nghiệp thế nào, mà chúng ta sẽ tự chọn cho
mình những người đồng hành với những ưu, khuyết mà mình muốn.
– Khi khởi sự kinh doanh chúng ta sẽ được toàn quyền lên kế hoạch công việc và

mục tiêu cho công ty mà đôi khi việc làm thuê không cho bạn cái quyền đó
 Thứ hai, thử thách và chứng tỏ bản thân
Đây là điểm khiến nhiều người thích khởi nghiệp nhất. Nếu coi việc làm thuê với
việc nhận lương đều đặn hàng tháng là quá nhàm chán.Việc thử thách bản thân trước
những dự án kinh doanh mang lại phấn khích lơn khi thỏa mãn được cái tôi của bản thân
muốn chứng tỏ cho mọi người thấy mình có năng lực có thể làm được việc này việc nọ.
Đôi khi chứng tỏ bản thân là kiên định vào một tầm nhìn nào đó, muốn thực hiện
hóa cái tầm nhìn của mình. Chứng minh cho mọi người thấy tầm nhìn, khát vọng của
mình là có giá trị.
 Thứ ba, theo đuổi lợi ích tài chính.
Khi khởi nghiệp chẳng ai lại có ý định khởi nghiệp cho vui. Chính vì vậy gặt hái
thành quả từ những thứ mình phải hy sinh để làm là điều tất yếu. Kiếm tiền, trở nên giàu
có, tạo được công ăn việc làm và giúp những người khác cũng trở nên giàu có. Đó là
những điều khiến chúng ta muốn bắt tay vào khởi nghiệp.
1.1.2. Quy trình khởi sự kinh doanh
Quy trình khởi sự kinh doanh gồm nhiều hoạt động. Có thể chia quá trình này thành
bốn giai đoạn được thể hiện ở hình sau:

– 2-

Chuẩn bị khởi sự

Hình thành ý tưởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh

Triển khai hoạt động kinh doanh

Điều hành và phát triển doanh nghiệp

Hình 1.1: Quy trình khởi sự kinh doanh

Bƣớc 1: Chuẩn bị khởi sự
– Quyết định tham gia hoạt động kinh doanh.
Một cá nhân quyết định tham gia hoạt động kinh doanh là do họ muốn trở thành
ông chủ, theo đuổi ý tưởng của bản thân, và tìm kiếm lợi ích tài chính.
Quyết định khởi sự kinh doanh sẽ xuất hiện khi xuất hiện những thay đổi trong
cuộc đời con người. Sự thay đổi có thể ở dưới dạng tiêu cực như: mất việc, bất mãn công
việc hiện tại… là các nhân tố đẩy hoặc dưới dạng tích cực như: tìm được đối tác tốt hoặc,
có hỗ trợ tài chính…. là nhân tố kéo.
Ví dụ như một người bị đuổi việc, nhân tố đó sẽ thúc đẩy anh ta mở doanh nghiệp
để tự làm chủ; hoặc nếu tìm thấy một cơ hội kinh doanh tốt thì mặc dù công việc hiện tại
không có gì đáng phàn nàn nhưng cá nhân đó vẫn có thể thành lập doanh nghiệp kinh
doanh; hoặc một người có thể được thừa kế từ một khoản tiền và đó là lần đầu tiên anh ta
có đầy đủ năng lực tài chính để bắt đầu kinh doanh. Nếu những thay đổi này xuất hiện ở
các cá nhân có tự tin về khả năng thành công khi khởi sự và họ cũng mong muốn trở
thành doanh nhân thì các cá nhân này sẽ tiến hành các hoạt động thành lập doanh nghiệp
mới.

– 3-

Hình 1.2: Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định khởi sự
– Chuẩn bị các điều kiện về kiến thức, kinh nghiệm thái độ có thể giúp cho các cá
nhân sẵn sàng chấp nhận rủi ro bước vào khởi sự kinh doanh.
Bƣớc 2: Phát triển ý tƣởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh
– Phát triển một ý tưởng kinh doanh.
Bao gồm phát hiện cơ hội kinh doanh, đánh giá và lựa chọn ý tưởng, lên kế hoạch
kinh doanh và phát triển một mô hình doanh nghiệp hiệu quả. Phần lớn các cơ hội kinh
doanh không tự nhiên xuất hiện mà phải do người khởi sự tìm kiếm và phát hiện. Doanh
nhân phải nhanh nhạy trong nhận biết cơ hội, tìm kiếm các nguồn phát hiện cơ hội, và
sau đó sáng suốt lựa chọn và đánh giá để hình thành ý tưởng kinh doanh.

– Xây dựng kế hoạch kinh doanh.
Ý tưởng kinh doanh phải được diễn giải và trình bày cụ thể bằng kế hoạch kinh
doanh. Kế hoạch kinh doanh là một văn bản diễn giải súc tích những khía cạnh của ý
tưởng. Viết kế hoạch kinh doanh bắt buộc chủ doanh nghiệp phải suy nghĩ kỹ lưỡng về
cách thức hiện thực hóa cơ hội kinh doanh: cách thức triển khai và các nguồn lực cần
thiết để thực hiện ý tưởng.
Bƣớc 3: Triển khai hoạt động kinh doanh
Tiến hành các hoạt động để thành lập doanh nghiệp mới, tìm kiếm các nguồn lực
để triển khai kinh doanh và đưa doanh nghiệp vào hoạt động, bao gồm thiết kế văn
phòng, lựa chọn địa điểm kinh doanh, tuyển chọn nhân lực, mua sắm tài sản, tiến hành
các thủ tục pháp lý cần thiết… Đây cũng là giai đoạn cuối cùng của việc đặt nền móng
tạo lập doanh nghiệp mới.
Bƣớc 4: Phát triển hoạt động kinh doanh
Để tạo dựng nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển lâu dài, ổn định, bền vững
ngay từ giai đoạn đầu khi thành lập chủ doanh nghiệp đã phải thực hiện các công việc
– 4-

thiết lập quan hệ với các đối tác chiến lược, bạn hàng, khách hàng, với các cơ quan quản
lý vĩ mô và thực thi chiến lược phát triển thích hợp lâu dài.
1.1.3. Hình thức của khởi sự kinh doanh
Có 3 hình thức phổ biến để khởi sự kinh doanh. Đó là: (1) Thành lập mới, (2) Mua
lại công ty đang hoạt động và (3) Nhượng quyền kinh doanh. Mặc dù hiện nay 90% số
người khởi sự kinh doanh bằng con đường thành lập công ty mới, nhưng mua lại doanh
nghiệp đang hoạt động và nhượng quyền kinh doanh cũng là những phương thức khởi sự
đem lại nhiều lợi ích, là sự lựa chọn đáng quan tâm đối với những người có ý định khởi
sự kinh doanh.
1.1.3.1. Thành lập mới
Tự thành lập mới một doanh nghiệp cũng giống như tự xây dựng cho mình một
căn nhà. Những người chủ định khởi sự kinh doanh phải thiết kế, lựa chọn và quyết định

rất nhiều vấn đề: từ chọn tên, địa điểm, hình thức pháp lý, tuyển chọn nhân lực… sao cho
doanh nghiệp của bạn có thể tạo ra được giá trị riêng biệt cho khách hàng một cách hiệu
quả và có được lợi thế cạnh tranh lâu bền trên thị trường. Những nội dung cụ thể của
thành lập mới doanh nghiệp được trình bày ở kế hoạch kinh doanh.
1.1.3.2. Mua lại doanh nghiệp đang hoạt động
Phương thức khởi sự thứ hai mà các chủ doanh nghiệp có thể cân nhắc lựa chọn là
mua lại công ty đang hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề, thị trường mình quan tâm. Ở
nền kinh tế thị trường và khi thị trường tài chính phát triển thì việc mua lại công ty ngày
càng phổ biến, có thể thực hiện dễ dàng và là một cách thức kiếm lợi cho ai có đầu óc
kinh doanh, chớp được cơ hội.
 Lợi ích của khởi sự bằng hình thức mua lại công ty đang hoạt động
Mua lại công ty đang hoạt động có thể đem lại nhiều lợi ích so với phương thức
thành lập doanh nghiệp mới thông thường.
Thứ nhất, giảm rủi ro và những sự việc không lường trước được có thể xảy ra
trong quá trình tạo lập và điều hành công ty mới. Ở các doanh nghiệp mới thành lập, dù
kế hoạch kinh doanh và ý tưởng có được chuẩn bị, phân tích cẩn thận tới đâu thì kế hoạch
vẫn chỉ dựa chủ yếu trên các giả thiết và dự báo trong đó có không ít giả thiết là không
chính xác, khác xa so với thực tế kinh doanh. Đặc biệt với những chủ doanh nghiệp ít
kinh nghiệm thương trường, nhiều khi các dự báo của họ rất xa rời thực tế. Thành lập
doanh nghiệp là công việc đầy rủi ro và mạo hiểm do kinh doanh là một công việc có
thay đổi khôn lường. Mua lại công ty đang hoạt động là cách làm ít rủi ro hơn vì ở đây
các giả thiết đã được khẳng định đúng, sai trong thực tế, ý tưởng kinh doanh và các
phương thức kinh doanh đã được kiểm nghiệm. Thay vào việc phải dự báo hoặc ước tính
mơ hồ, chủ doanh nghiệp có thể dựa vào số liệu kinh doanh của doanh nghiệp thời gian
– 5-

trước như số lượng khách hàng, doanh thu và chi phí hoạt động, từ đó có thể đánh giá
được tương đối về khả năng sinh lợi của công ty, khẳng định tính hợp lý của ý tưởng kinh
doanh, giảm thiểu sự không chắc chắn về khả năng kinh doanh và khả năng cạnh tranh

của doanh nghiệp.
Thứ hai, có khả năng rút ra các kinh nghiệm kinh doanh từ cách thức kinh doanh
quá khứ. Nhìn cách thức kinh doanh trước đây của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp mới
có thể rút kinh nghiệm từ cách thức tiến hành và vận hành kinh doanh của chủ doanh
nghiệp cũ, điều chỉnh các thất bại để tìm ra cách thức vận hành doanh nghiệp tối ưu trong
tương lai.
Thứ ba, thừa hưởng các nguồn lực công ty đang hoạt động đã tạo dựng như: mối
quan hệ sẵn có của công ty với khách hàng, nhà cung cấp và các đối tượng hữu quan. Tuy
nhiên, chủ doanh nghiệp cần lưu ý, việc thừa hưởng các nguồn lực vật chất hữu hình như
tài sản, đất đai, nhà xưởng thì có thể đảm bảo lâu dài và ổn định. Các nguồn lực phi vật
chất mang tính vô hình như mối quan hệ của công ty với khách hàng, nhà cung cấp, ngân
hàng thường không bền vững. Các nguồn lực phi vật chất này rất dễ mất đi nếu chủ
doanh nghiệp mới không có các chính sách tốt để duy trì mối quan hệ sẵn có. Ví dụ, công
nhân có kinh nghiệm, năng lực, thái độ làm việc tốt là một tài sản có giá trị tạo lợi thế
cạnh tranh cho công ty cũ nhưng khi công ty đổi chủ, chế độ đãi ngộ mới hoặc thái độ đối
xử của chủ mới làm họ không muốn gắn bó với công ty nữa.
Thứ tư, có thể tiếp cận dễ dàng hơn tới các nguồn vốn vay ngân hàng do thông
thường, các ngân hàng thường ưu tiên cho vay những doanh nghiệp đang hoạt động, có
luồng tiền ra vào ổn định, ý tưởng kinh doanh đã được kiểm chứng. Kể cả khi doanh
nghiệp mới thành lập có tài sản thế chấp, thì ngân hàng không sẵn sàng cho vay khi chưa
thấy được khả năng sinh lời của doanh nghiệp mới thành lập loại hình kinh doanh chưa
chứng tỏ được khả năng của nó. Các doanh nghiệp mới thường gặp nhiều khó khăn trong
thu hút đầu tư và vay vốn ngân hàng, đặc biệt khi ý tưởng kinh doanh mới, độc đáo và rủi
ro cao.
Thứ năm, chi phí mua lại trong đa số trường hợp thấp hơn so với chi phí đầu tư
mới.
Thứ sáu, giảm bớt được một đối thủ cạnh tranh. Khi khởi sự bằng hình thức mua
lại nghĩa là số lượng doanh nghiệp là đối thủ của nhau trên thị trường sẽ giảm, chính điều
này sẽ làm cho các doanh nghiệp bớt được đối thủ cạnh tranh
 Nhược điểm của khởi sự bằng hình thức mua lại công ty đang hoạt động

Thứ nhất, hạn chế về thông tin và tính xác thực của thông tin có thể dẫn tới quyết

– 6-

định sai lầm. Các hoạt động điều tra pháp lý, điều tra tài chính, điều tra thương mại nếu
thực hiện không đầy đủ và thích đáng sẽ dẫn đến đánh giá sai tình trạng pháp lý và tài
chính của công ty mục tiêu cũng như giá trị của công ty mục tiêu.
Thứ hai, mua lại công ty đang hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro không lường trước
được. Rủi ro do mất quan hệ đối tác, do không tiếp tục được lợi thế của doanh nghiệp,
sản phẩm suy thoái… Nếu không đàm phán được mức giá hời thì không nên mua lại công
ty. Không phải mọi công ty rao bán đều là con gà đẻ trứng vàng. Theo kinh nghiệm thực
tế thì trong 50 công ty giao bán chỉ có 1 công ty đáng để mua.
Thứ ba, quy định pháp luật không rõ ràng về hoạt động đầu tư của bên bán.
1.1.3.3. Nhượng quyền kinh doanh
Phương thức thứ ba để khởi sự kinh doanh là nhượng quyền. Những người khởi sự
kinh doanh chọn cách thức kinh doanh những sản phẩm dịch vụ đã có và đã nổi tiếng trên
thị trường ở những thị trường tiềm năng – hình thức nhượng quyền kinh doanh
(franchising).
Khái niệm
Nhượng quyền kinh doanh là một hình thức tổ chức kinh doanh liên quan tới một
thỏa thuận chính thức giữa 2 đối tác, một công ty đã có sản phẩm và dịch vụ thành công
(bên nhượng quyền) cho phép những doanh nghiệp khác (bên được nhượng quyền) sử
dụng nhãn hiệu và cách thức kinh doanh của nó với một khoản phí trả ban đầu và phí
thường niên đóng hàng năm, bên được nhượng quyền sẽ tiến hành kinh doanh theo các
cách thức và điều kiện do bên nhượng quyền quy định. Năm 1840, hãng bia Đức đã
nhượng quyền cho một hãng phân phối độc quyền bán sản phẩm bia của họ trong vùng
được coi là thỏa thuận nhượng quyền đầu tiên được biết đến trên thế giới. Sau này, nhiều
công ty đã phát triển kinh doanh nhanh chóng và đạt thành công bằng hình thức nhượng
quyền nổi tiếng như KFC (1952), McDonald (1955), Midas Muffer (1956) và H&R

Block (1958)…
Phân loại nhượng quyền
– Phân loại theo nội dung nhượng quyền: Có hai loại (1) nhượng quyền sản phẩm và
thương hiệu và (2) nhượng quyền cách thức kinh doanh.
Nhượng quyền sản phẩm và thương hiệu là một thỏa thuận mà bên nhượng quyền
cho phép bên được nhượng quyền được mua sản phẩm, và sử dụng tên thương mại của
bên nhượng quyền. Cách thức này thường sử dụng trong mối quan hệ giữa một nhà sản
xuất với mạng lưới đại lý hoặc phân phối. Ví dụ, Toyota đã thiết lập được một mạng lưới
đại lý bán ô tô của Toyota và sử dụng thương hiệu Toyota trong hoạt động các quảng cáo
xúc tiến. Tương tự, Kinh Đô cũng thiết lập được một mạng lưới đại lý nhượng quyền bán
bánh kẹo của hãng.
– 7-

Nhượng quyền sản phẩm và nhãn hiệu thương mại thường cho phép bên được
nhượng quyền tự do vận hành kinh doanh. Công ty mẹ như không quan tâm tới cách điều
hành hoạt động hàng ngày của đại lý, chỉ quan tâm tới bảo vệ sản phẩm và đảm bảo các
tiêu chí kỹ thuật của sản phẩm.
Ở hình thức này, bên nhượng quyền không thu phí nhượng quyền hoặc phí đóng
góp hàng năm, lợi ích họ thu được là bán được sản phẩm cho các nhà phân phối và đại lý.
Nhượng quyền cách thức kinh doanh: Bên nhượng quyền cung cấp công thức tiến
hành kinh doanh kèm theo đào tạo, quảng cáo và nhiều hình thức hỗ trợ khác. Hình thức
này đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định tiến hành kinh doanh của bên nhượng
quyền. Đây là hình thức nhượng quyền tương đối phổ biến đối với những người mới khởi
sự doanh nghiệp.
Ví dụ các công ty nhượng quyền như KFC, McDonal hướng dẫn các đại lý nhượng
quyền của họ rất chi tiết về cách trang trí nhà hàng, công thức nấu ăn, quy trình phục vụ
khách hàng, thậm chí quy định cả cách sử dụng những từ ngữ để chào khách
– Phân loại theo mối quan hệ đối tác: Có thể chia thành 2 loại: (1) nhượng quyền cá
nhân, (2) nhượng quyền khu vực và (3) nhượng quyền cấp 1.

Nhượng quyền cá nhân: Bên được nhượng quyền được mua quyền kinh doanh ở
một địa điểm xác định.
Ví dụ, một cá nhân có thể mua một cửa hàng nhượng quyền Phở 24 ở địa chỉ 24
Huỳnh Phúc Kháng, Hà Nội.
Nhượng quyền khu vực: cho phép bên được nhượng quyền sở hữu và vận hành một
số cửa hàng trong một vùng địa lý nào đó.
Ví dụ một cá nhân có thể mua quyền mở các cửa hàng KFC trong thành phố Hà
Nội. Đây cũng là thỏa thuận nhượng quyền tương đối phổ biến, cho phép bên được
nhượng quyền độc quyền kinh doanh trong một khu vực nhất định.
Nhượng quyền cấp 1: Bên được nhượng quyền bên cạnh việc có quyền mở và điều
hành nhiều cửa hàng trong một khu vực nhất định, thì còn có quyền bán lại quyền kinh
doanh này cho người khác trong vùng độc quyền khai thác của nó.
Ví dụ, Protowash là công ty rửa xe di động sử dụng vật liệu thân thiện môi trường,
công ty này bán hợp đồng nhượng quyền cho cho phép mở một số lượng nhất định cửa
hàng Prontowash ở một vùng nhất định. Sau khi các đại lý của bên được nhượng quyền
đi vào hoạt động, bên được nhượng quyền bán tiếp quyền mở cửa hàng Protonwash cho
các cá nhân khác ở trên cùng vùng thị trường. Những người mua nhượng quyền từ đại lý
cấp 1 được gọi là đại lý nhượng quyền cấp 2.
– Phân loại theo số lượng đại lý: Có thể chia 2 loại: (1) nhượng quyền đa đại lý và
(2) nhượng quyền đơn đại lý
– 8-

Nhượng quyền đa đại lý: Đại lý nhượng quyền có sở hữu hơn 1 cửa hàng của cùng 1
nhà cung cấp có thể theo hình thức hợp đồng khu vực hay hợp đồng đại lý cấp 1.
Đứng trên góc độ của bên được nhượng quyền, nhượng quyền đa đại lý có ưu và
nhược điểm.
Ưu điểm: Do có sở hữu nhiều cửa hàng, bên được nhượng quyền có thể khai thác
tính kinh tế nhờ quy mô: giảm chi phí do mua nguyên liệu với số lượng lớn, kinh nghiệm
hơn do chuyên sâu một ngành hàng, chi phí quản lý giảm.

Nhược điểm: Bên được nhượng quyền chịu rủi ro lớn hơn và chấp nhận gắn kết chặt
với 1 công ty và sự thành công cũng như thất bại của công ty. Nhìn chung, bên nhượng
quyền khuyến khích hình thức nhượng quyền đa đại lý vì với việc bán thêm đại lý
nhượng quyền cho đối tác đã có quan hệ nhượng quyền, công ty có thể phát triển kinh
doanh mà không cần gia tăng số lượng đối tác được nhượng quyền, giảm được chi phí
quản lý.
Nhượng quyền đơn đại lý: Đại lý nhượng quyền có sở hữu duy nhất 1 cửa hàng của
1 nhà cung cấp. Khoảng 53% đại lý nhượng quyền ở Mỹ thuộc nhượng quyền đa đại lý
theo như số liệu của hãng nghiên cứu ở Mỹ.
 Ưu điểm của khởi sự bằng mua quyền kinh doanh
Nhượng quyền kinh doanh cung cấp cơ hội kinh doanh độc đáo cho những người
muốn khởi sự kinh doanh, giảm bớt rủi ro khi khởi sự, cách thức kinh doanh này đã phát
triển rất mạnh gần đây trong một số ngành kinh doanh ô tô, dịch vụ thương mại và cư trú,
nhà hàng ăn nhanh, bán lẻ… Khởi sự bằng nhượng quyền có ưu điểm so với các hình thức
khởi sự khác.
Thứ nhất, nhượng quyền làm tăng khả năng thành công cho người khởi sự vì:
o Cung cấp cơ hội cho họ được sở hữu một công việc kinh doanh đã được kiểm
chứng và một mô hình kinh doanh đã hoàn thiện.
o Thương hiệu của bên nhượng quyền giúp công việc kinh doanh thành công
nhanh hơn.
Tỷ lệ thất bại của những người mua quyền kinh doanh là rất thấp. Ở Mỹ, 90%
công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10
năm trong khi 82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty kinh doanh
theo hình thức nhượng quyền thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập.
Ví dụ, mở một cửa hàng Phở 24 theo hình thức nhượng quyền sẽ thu hút khách
hàng nhiều hơn mở cửa hàng phở mới chưa có tên tuổi, không được biết tới bởi vì nhiều
khách hàng trong vùng thị trường mục tiêu đã từng nghe tới, biết chất lượng của Phở 24.
o Sản phẩm và dịch vụ đã được kiểm chứng và được người tiêu dùng chấp
nhận.
– 9-

o Nhãn hiệu và hệ thống kinh doanh đã được thiết lập. Mua quyền kinh doanh
một nhãn hiệu đã có tiếng trên thị trường cho phép bên được nhượng quyền có sức mạnh
thị trường nhất định. Thông qua hình thức mua franchise các doanh nghiệp nhỏ có thể mở
những cửa hàng với thương hiệu quốc tế.
Ngoài ra, đây cũng là một cơ hội cho doanh nhân mới được tiếp cận, làm quen,
học hỏi, những mô hình kinh doanh và phương pháp quản lý tiên tiến của thế giới. Nhiều
người sau khi có kinh nghiệm khởi sự qua nhượng quyền đã xây dựng hệ thống nhượng
quyền của riêng mình. Doanh nhân Dave Thomas – người sáng lập ra tập đoàn thức ăn
nhanh nổi tiếng thế giới với thương hiệu Wendy – từng là người mua franchise của chuỗi
nhà hàng KFC và sau đó học hỏi kinh nghiệm, tự đứng ra xây dựng một mô hình nhà
hàng mới cho riêng mình. Mô hình cửa hàng Wendy của Dave Thomas dĩ nhiên chỉ giống
KFC ở những khái niệm cơ bản về cách thức tổ chức kinh doanh chứ không phải là một
bản sao giống như đúc. Chuỗi cửa hàng Wendy có những cá tính và sản phẩm rất đặc thù
so với KFC, do đó mới thành công như ngày hôm nay.
o Hệ thống marketing đã được thiết lập: Doanh nghiệp sau khi mua quyền kinh
doanh trở thành một phần của hệ thống nhượng quyền đầy sức mạnh: sức mạnh của
người mua đầu vào, sức mạnh quảng cáo và sức mạnh marketing
Thứ hai, bên mua quyền sẽ được cung cấp các hỗ trợ điều này đặc biệt rất quan
trọng cho các chủ doanh nghiệp mới, chưa có kinh nghiệm kinh doanh. Các hỗ trợ bao
gồm:
o Đào tạo: Bên nhượng quyền thường tổ chức đào tạo, tư vấn kỹ thuật về nghiệp
vụ hoặc quản lý kinh doanh cho bên được nhượng quyền. Nhiều công ty nhượng quyền tổ
chức đào tạo định kỳ cho các đại lý của họ ở trụ sở chính công ty lẫn tại chính các đại lý.
o Trợ giúp marketing: các công ty thường trợ giúp các đại lý của mình các chỉ
dẫn về cách thức tiến hành các hoạt động marketing, bán hàng giúp các đại lý chưa có
kinh nghiệm giảm thiểu việc thực hiện các công cụ giải pháp quản lý kém hiệu quả.
o Hỗ trợ tài chính: một số công ty trong thời gian đầu nhượng quyền sẵn sàng
cung cấp các hỗ trợ tài chính để thu hút đại lý.

Thứ ba, hình thức kinh doanh này rất tiềm năng cho phát triển mở rộng kinh doanh.
Nếu đại lý thành công ở một địa điểm kinh doanh thì bên nhượng quuyền thường cho họ
cơ hội mua quyền kinh doanh thêm một đại lý ở vị trí khác nữa. Điều này khuyến khích
các đại lý làm việc tích cực để kinh doanh thành công.
 Nhược điểm của khởi sự bằng nhượng quyền kinh doanh
Thứ nhất, chi phí là nhược điểm chính của khởi sự bằng phương thức nhượng
quyền. Bên được nhượng quyền phải trả một khoản phí ban đầu, phí thường niên cũng
như các khoản nộp cho nhiều quỹ khác nhau theo quy định của bên nhượng quyền, các
– 10-

chi phí này không nhỏ so với nếu tự thành lập công ty (vì khi thành lập công ty không
phải mất khoản phí này). Các chi phí thường có trong nhượng quyền bao gồm:
o Phí nhượng quyền ban đầu: mức phí này tùy bên nhượng quyền, thấp thì 4–
5% doanh thu, cao thì 8–10% doanh thu. Để làm đại lý của McDonald, bạn phải trả
45.000USD.
o Vốn đầu tư: cũng phụ thuộc vào bên nhượng quyền, gồm chi phí mua nhà, sửa
chữa xây dựng, mua hàng dự trữ ban đầu, đăng ký kinh doanh. Một vài công ty đòi hỏi
bên được nhượng quyền trả thêm khoản gọi là phí khai trương để trả cho những hỗ trợ
của bên nhượng quyền trong quá trình bên được nhượng quyền mở cửa hàng.
o Phí hàng năm: bên được nhượng quyền phải trả phí theo doanh thu tuần hoặc
tháng thường vào khoảng 5% doanh thu. (Lưu ý đây là phí tính trên doanh thu chứ không
phải tính trên lợi nhuận, nên nhiều cửa hàng kinh doanh lỗ nhưng lại vẫn phải trả phí
này).
o Phí quảng cáo: bên được nhượng quyền phải góp khoản phí vào quỹ quảng
cáo để phục vụ cho công tác khuyếch trương, xây dựng thương hiệu của toàn mạng lưới
kinh doanh của công ty, chứ không nhất thiết phải phục vụ trực tiếp cho hoạt động của
cửa hàng.
Ví dụ bên nhượng quyền có thể dùng phí này để trả cho các quảng cáo thu hút
đại lý nhượng quyền mới.

o Các phí khác: các khoản phí khác có thể được yêu cầu chi trả cho các hoạt
động như đào tạo nhân viên mới, cung cấp chuyên gia theo yêu cầu, trợ giúp sử dụng
máy tính, các dịch vụ hỗ trợ khác.
Thông thường, chi phí ban đầu để tạo dựng một cửa hàng nhượng quyền phụ thuộc
vào mức phí nhượng quyền công ty quy định, chi phí vốn đầu tư ban đầu, và sức mạnh
của bên nhượng quyền. Nhãn hiệu càng tên tuổi, khả năng thành công càng nhanh chóng
thì phí càng cao. Mức phí cũng thay đổi tùy thuộc chính sách từng công ty. Nhiều công ty
nhượng quyền yêu cầu cung cấp đầu vào độc quyền cho bên được nhượng quyền với giá
cao hơn giá thị trường. Một số công ty lại có các tính phí nhượng quyền ban đầu thay đổi
tùy thuộc vào quy mô vùng thị trường của đại lý, vùng thị trường có quy mô càng lớn thì
phí càng cao.
Câu hỏi quan trọng nhất là cần cân nhắc là mức phí có tương xứng với giá trị thu
nhận được từ nhượng quyền. Nếu không tương xứng thì cần thương lượng lại hoặc tìm
công ty nhượng quyền khác, nếu tương xứng thì sẽ là công bằng và có thể mua.
Thứ hai, doanh nghiệp sẽ bị hạn chế trong mở rộng, phát triển kinh doanh sáng tạo.
Nhiều hệ thống nhượng quyền rất cứng nhắc và cho các đại lý rất ít cơ hội để sáng tạo.
Nhiều ý tưởng kinh doanh hay nhưng không được áp dụng vì có thể không phù hợp với
– 11-

hệ thống. Đây là điểm thường làm cho bên được nhượng quyền khó chịu nhất. Các đại lý
thường bị mất độc lập, tự chủ trong kinh doanh do phải tuân theo các điều khoản mà bên
nhượng quyền đưa ra và chịu sự kiểm soát của bên nhượng quyền.
Ví dụ như bên được nhượng quyền phải tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, trang trí
cửa hàng, bị giới hạn về các hàng hóa, dịch vụ được bán hoặc thời gian bán.
Thứ ba, kinh doanh nhượng quyền có nhiều ràng buộc.
o Ràng buộc về cạnh tranh: Tất cả các hợp đồng nhượng quyền đều có một điều
khoản về cam kết không cạnh tranh để ngăn chặn bên được nhượng quyền cạnh tranh với
bên nhượng quyền trong vòng 2 năm hoặc hơn.
o Ràng buộc về thời hạn nhượng quyền: Do nhiều lý do, nhiều thỏa thuận

nhượng quyền có ràng buộc làm cho đại lý rất khó ra khỏi hệ thống. Một vài hợp đồng
nhượng quyền rất khó và tốn kém khi muốn chấm dứt hoặc chuyển giao. Thông thường
bên được nhượng quyền phải trả một khoản tiền phạt tương đối để chấm dứt hợp đồng.
Thứ tư, kinh doanh nhượng quyền có thể gặp rủi ro liên quan tới việc tranh chấp,
hiểu nhầm hoặc thiếu sự cam kết lâu dài của bên nhượng quyền. Nhiều công ty sau khi
bán quyền kinh doanh không giữ đúng cam kết về hỗ trợ và phát triển đại lý.
Thứ năm, có thể bị ảnh hưởng từ kinh doanh kém của các đại lý khác trong hệ
thống. Nếu trong hệ thống nhượng quyền có đại lý kinh doanh không tốt và gây tai tiếng
với công chúng, điều này sẽ tác động tới danh tiếng và doanh số của các đại lý kinh
doanh tốt trong hệ thống. Nếu cả hệ thống nhượng quyền không đạt được mục tiêu đề ra,
các đại lý dù có kinh doanh tốt cũng sẽ chịu tác động xấu bởi vì khi hệ thống nhượng
quyền sụp đổ, các đại lý cũng sẽ sụp đổ theo.
1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.1. Khái niệm
Theo quy định của pháp luật Việt Nam: Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanh
nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. Doanh nghiệp nhỏ và vừa
có thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ (micro),
doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa.
Theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có số
lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới
200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao
động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ngoài ra, ở mỗi nước người ta có tiêu chí riêng để xác
định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình.
1.2.2. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam
Theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, quy
định:
– 12-

1.2.2.1. Doanh nghiệp siêu nhỏ

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh
vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm
không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn
vốn không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia
bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không
quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
1.2.2.2. Doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực
công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không
quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn
không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo
hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá
100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh
nghiệp siêu nhỏ
1.2.2.3. Doanh nghiệp vừa
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực
công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không
quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn
không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo
hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá
300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh
nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ
1.2.3. Ƣu và nhƣợc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1.2.3.1. Ưu điểm
– Các doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động, linh hoạt trước những thay đổi của thị
trường, đặc biệt là nhu cầu nhỏ, lẻ, có tính địa phương
– Doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng chuyển hướng kinh doanh và chuyển

hướng mặt hàng nhanh, tăng giảm lao động dễ dàng, nơi làm việc của người lao động có
tính ổn định và ít bị đe doạ mất nơi làm việc.
– Tổ chức sản xuất, tổ chức quản lý linh hoạt, gọn nhẹ, các quyết định quản lý thực
hiện nhanh, công tác kiểm tra, điều hành trực tiếp. Qua đó góp phần tiết kiệm chi phí
quản lý doanh nghiệp.
– 13-

– Vốn đầu tư ban đầu ít, hiệu quả cao, thu hồi nhanh, điều đó tạo sức hấp dẫn trong
đầu tư sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế vào khu vực này.
1.2.3.2. Nhược điểm
– Nguồn vốn tài chính hạn chế, đặc biệt nguồn vốn tự có cũng như bổ sung để thực
hiện quá trình tích tụ, tập trung nhằm duy trì hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh.
– Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ kỹ thuật thường yếu kém, lạc hậu, nhà
xưởng, nơi làm việc trực tiếp và trụ sở giao dịch, quản lý của đa phần các doanh nghiệp
nhỏ rất chật hẹp.
– Trình độ quản lý nói chung và quản trị các mặt theo các chức năng còn hạn chế.
Đa số các chủ doanh nghiệp nhỏ chưa được đào tạo cơ bản, đặc biệt những kiến thức về
kinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh, họ quản lý bằng kinh nghiệm và thực tiễn là
chủ yếu.
1.3. Điều kiện khi bạn là chủ doanh nghiệp
1.3.1. Tiêu chuẩn để trở thành chủ doanh nghiệp
Theo quy định của pháp luật Việt Nam để trở thành chủ doanh nghiệp (Giám đốc,
Tổng giám đốc) bạn phải đáp ứng được những tiêu chuẩn cụ thể sau:
– Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong
lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.
– Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi,
anh ruột, chị ruột, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại
diện chủ sở hữu.
– Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi,

anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng thành viên.
– Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi,
anh ruột, chị ruột, em ruột của Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của
công ty.
– Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi,
anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Kiểm soát viên công ty.
– Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính
trị, tổ chức chính trị – xã hội.
– Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành
viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó
Giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.
– Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.

– 14-

1.3.2. Những điều cần chuẩn bị để trở thành chủ doanh nghiệp
1.3.2.1. Đam mê và khao khát thành công
Con đường dẫn đến thành công bao giờ cũng là con đường dài và đầy gian nan.
Chính vì vậy, lòng đam mê sẽ là điều kiện quan trọng đầu tiên bạn nên trang bị cho mình.
Theo hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ thì “…hơn một nửa các doanh nghiệp nhỏ gặp
phải thất bại trong vòng 5 năm đầu với nhiều lý do khác nhau. Điều quan trọng là bạn cần
phải có lòng tin, sự đam mê và luôn khao khát thành công, đó sẽ là đòn bẩy giúp bạn tiến
xa hơn và đó cũng là cam kết cho tuổi thọ doanh nghiệp mà bạn đang đứng đầu”
1.3.2.2. Luôn mạnh mẽ, quyết đoán
Thương trường là chiến trường chính vì vậy không có chỗ cho sự hiền lành và nhu
nhược. Khi bạn đứng đầu một doanh nghiệp đồng nghĩa với việc bạn trở thành “tướng
quân” của trận chiến thương trường. Bất kì một quyết định mềm yếu nào cũng có thể
khiến doanh nghiệp của bạn gặp thiệt hại nặng nề. Thêm vào đó, hãy tạo lập cho mình
những khách hàng tiềm năng, họ sẽ là đối tác tin cậy giúp bạn phát triền.

1.3.2.3. Là người luôn có kỷ luật
Xây dựng một kỷ luật doanh nghiệp chặt chẽ và xây dựng kỷ luật cho cả bản thân
mình nữa. Bên cạnh đó bạn cũng nên có tính độc lập, độc lập trong công viêc và trong ý
tưởng. Có thể bạn có đội ngũ giám sát, đội ngũ tư vấn nhưng hãy chắc chắn là bạn vẫn có
thể hoạt động một cách độc lập. Đôi khi không nên ỷ hết vào những người giám sát và cố
vấn, nếu bạn không độc lập rất có thể bạn sẽ bị thụ động trong việc điều hành.
1.3.2.4. Chuẩn bị nguồn tài chính
Nhiều doanh nghiệp (không phải là tất cả) không thu được lợi nhuận ngay lập tức.
Nếu bạn thiếu kinh phí, sự hỗ trợ từ một đối tác sẽ là cách hay để bạn phát triển tiếp
doanh nghiệp của mình. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm kiếm nhà đầu tư hoặc vay vốn của
các doanh nghiệp khác.
Bên cạnh đó khi công ty đang trong giai đoạn đầu, bạn cũng nên tiết kiệm chi tiêu,
điều này giúp cải thiện không nhỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chính vì vậy,
vấn đề tài chính là một trong những vấn đề quan trọng quyết định sự tồn vong của một
doanh nghiệp. Nếu bạn không muốn doanh nghiệp của mình thất bại, hãy trang bị cho nó
một nguồn vốn dồi dào hoặc chí ít cũng là có sự hậu thuẫn của một nhà đầu tư “hùng
hậu” nào đó.
1.3.2.5. Kinh nghiệm trong kinh doanh
Thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến thức về kinh doanh là nguyên nhân lớn nhất khiến
doanh nghiệp của bạn rơi vào “quên lãng” ngay khi mới thành lập. Hãy chắc chắn là bạn
có đủ bí quyết và kinh nghiệm thực tế để vận hành doanh nghiệp của mình.
– 15-

Nếu bạn định mở một cửa hàng nhỏ, tỷ lệ thành công của bạn sẽ tăng cao nếu bạn
quản lý tốt cửa hàng đó. Nhưng nếu là một công ty thì bạn cần xem xét mọi khía cạnh
hoạt động từ tiền lương, thuế, tiếp thị, phân phối, bảo hiểm, quan hệ khách hàng,… trước
khi quyết định mở công ty.
Học hỏi và tích lũy kinh nghiệm thực tế sẽ tạo tiền đề vững chắc hơn cho doanh
nghiệp của bạn ra đời và phát triển. Chính vì vậy nếu bạn mong muốn trở thành một “ông

chủ” trong tương lai, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức thực tế và xem xét kĩ lưỡng những
điều kiện trên là điều bạn cần làm ngay bây giờ.

– 16-

Chƣơng 2: PHÁT HIỆN CƠ HỘI KINH DOANH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNH
KHẢ THI
2.1. Cơ hội và phƣơng pháp phát hiện cơ hội kinh doanh
2.1.1. Cơ hội kinh doanh
Có thể nói, các nhân tố cũng như điều kiện tự nhiên, công nghệ – kỹ thuật, xã hội,
kinh tế,… luôn vận động một cách khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người.
Bản thân các nhân tố đó tác động qua lại với nhau và tác động với nhau theo các tính qui
luật nhất định. Chính sự vận động có tính qui luật đó có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi
hoặc gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh nhất định. Cần chú ý rằng, mọi sự vật
và hiện tượng luôn ở trạng thái vận động không ngừng nên ở một thời điểm hay thời kỳ
cụ thể nhất định có thể môi trường kinh doanh tạo ra cơ hội cho một hoạt động kinh
doanh cụ thể thì khi qua thời điểm hoặc thời kỳ đó, cơ hội kinh doanh sẽ không còn; thậm
chí còn có thể tạo ra nguy cơ cho hoạt động kinh doanh đó. Bất cứ thị trường nào lúc đầu
khi nhu cầu cụ thể của con người chưa được đáp ứng thì tạo ra cơ hội cho các doanh
nghiệp đáp ứng cầu thị trường. Khi nhu cầu cụ thể đã đáp ứng đến độ bão hòa thì không
còn là cơ hội mà là nguy cơ cho nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm/dịch vụ
đáp ứng nhu cầu đó. Chẳng hạn, một trường học, cơ quan chính quyền thường tạo cơ hội
cho dịch vụ photocopy ở xung quanh; nhưng khi nhiều cửa hàng cùng mở ở một khu vực
nhỏ sẽ không còn là cơ hội nữa.
Theo Dương Văn Sơn (2017) thì cơ hộ
doanh) là sự xuất hiện nhu cầu của khách hàng và theo đó là việc xuất hiện khả năng bán
hàng để thỏa mãn nhu cầu của nhà sản xuất, kinh doanh và người tiêu thụ.
Những người khởi sự nhận ra một cơ hội kinh doanh nào đó và biến cơ hội thành
công việc kinh doanh thành công. Một cơ hội có triển vọng sẽ tạo ra sản phẩm/dịch vụ

đáp ứng một nhu cầu mới nào đó của con người hoặc tạo ra công việc kinh doanh mới.
Hầu hết sự mạo hiểm kinh doanh đều bắt đầu từ một trong hai cách. Thứ nhất, một vài sự
mạo hiểm bắt nguồn từ những kích thích bên ngoài. Thứ hai, ở nhiều trường hợp khác ý
tưởng lại xuất hiện từ sự kích thích bên trong. Người khởi sự nhận ra vấn đề hay khoảng
trống cơ hội và tạo ra công việc kinh doanh để lấp đầy nó.

– 17-

Sự hấp
dẫn

Bền
vững

Cơ hội
kinh
doanh

Thời
điểm

Duy trì
sản
phẩm
Hình 2.1: Bốn yếu tố của một cơ hội kinh doanh
Người khởi sự có thể bắt đầu công việc kinh doanh rất hứa hẹn với một trong hai
cách này, nghĩa là cơ hội kinh doanh đã được chắc chắn nhận diện. Việc xác định sản
phẩm/dịch vụ, cơ hội kinh doanh nếu không đơn thuần là sự khác biệt phiên bản của một
cái gì đó đã có là rất khó. Một lỗi chung mà những người khởi sự thường mắc trong quá

trình nhận diện cơ hội là đem những giá trị của sản phẩm/dịch vụ hiện tại mà họ thích hay
đam mê và sau đó cố gắng xây dựng công việc kinh doanh xoay quanh sản phẩm/dịch vụ
đó. Mặc dù cách tiếp cận này là hợp lý, nhưng không thường xuyên như thế. Điểm mấu
chốt của việc nhận ra cơ hội là xác định được sản phẩm/dịch vụ mà khách hàng cần và
sẵn sàng mua; chứ không phải sản phẩm/dịch vụ mà người khởi sự muốn tạo ra và bán
chúng.
Một cơ hội kinh doanh có 4 đặc trưng căn bản: đó là (1) tính hấp dẫn, (2) tính bền
vững, (3) tính thời điểm, (4) duy trì sản phẩm/dịch vụ hoặc công việc kinh doanh mà nó
tạo ra giá trị gia tăng cho người mua và người sử dụng cuối cùng.
Điều quan trọng là phải hiểu rằng có sự khác biệt giữa cơ hội và ý tưởng. Một ý
tưởng là một suy nghĩ, một ấn tượng, hay một quan điểm. Một ý tưởng có thể hoặc không
thể gắn với tiêu chí của một cơ hội. Đây là điểm có tính quyết định bởi sự kinh doanh
mạo hiểm thất bại không phải vì các doanh nhân không tích cực tìm kiếm cơ hội mà bởi
vì không có cơ hội thực để bắt đầu. Trước khi tìm kiếm những ý tưởng kinh doanh, chúng
ta cần phải hiểu được thế nào là ý tưởng lấp đầy một nhu cầu cũng như thế nào là đáp
ứng các chỉ tiêu cho một cơ hội kinh doanh.
– 18-

Cuối cùng, cần nhận thức rằng cơ hội thì có thể có, có thể vẫn đang tồn tại nhưng
nếu người khởi sự không nhận thức được, không hình thành được ý tưởng tận dụng cơ
hội, biến cơ hội thành hiện thực thì cơ hội mãi mãi sẽ vẫn chỉ là cơ hội.
2.1.2. Phƣơng pháp nhận diện cơ hội kinh doanh
Có ba cách tiếp cận mà các doanh nhân sử dụng để nhận diện cơ hội kinh doanh.
Khi biết được tầm quan trọng của mỗi cách tiếp cận, chúng ta sẽ chắc chắn tìm kiếm
được các cơ hội và các ý tưởng phù hợp.
2.1.2.1. Nhận diện cơ hội từ các khuynh hướng thay đổi trong cuộc sống
Khi nhìn vào những khuynh hướng của môi trường kinh doanh để nhận thấy
những ý tưởng kinh doanh mới, thì có hai điều cần ghi nhớ:
Một là, vấn đề quan trọng là phải phân biệt giữa khuynh hướng và tính nhất thời.

Vấn đề kinh doanh mới không có nguồn lực điển hình đủ làm nổi lên lợi thế của cái nhất
thời.
Hai là, mặc dù chúng ta thảo luận từng khuynh hướng riêng lẻ, nhưng chúng có sự
kết nối và được coi là tương tác với nhau khi thảo luận ra ý tưởng mới.
Ví dụ, một nguyên nhân mà điện thoại thông minh trở nên thông dụng là bởi vì nó
tạo ra lợi nhuận từ một số khuynh hướng tại một thời điểm, bao gồm sự tăng dân số
(khuynh hướng xã hội), sự thu nhỏ liên tục các thiết bị điện tử (khuynh hướng công nghệ)
và khả năng của chúng giúp con người quản trị tốt hơn tiền bạc qua ngân hàng điện tử đối
với việc mua sắm (khuynh hướng kinh tế). Nếu một trong những khuynh hướng này
không hiện ra thì điện thoại thông minh sẽ không thành công như nó đã thành công và sẽ
không chứa đựng nhiều hứa hẹn cho sự thành công.
 Thứ nhất, các khuynh hướng kinh tế
Hiểu biết được khuynh hướng kinh tế sẽ có lợi khi quyết định khu vực nào các cơ
hội kinh doanh chín muồi cũng như các khu vực cần tránh. Khi nền kinh tế tăng trưởng,
con người chi tiêu nhiều và sẵn sàng chi trả để mua những sản phẩn/dịch vụ có ích để
nâng cao cuộc sống của mình. Ngược lại, khi nền kinh tế yếu kém, con người không chỉ
chi tiêu ít đi mà còn không sẵn sàng chi tiêu khoản tiền mình có; họ sợ rằng khi nền kinh
tế trở nên xấu hơn thì họ có thể bị mất việc bởi vì nền kinh tế suy thoái. Một nghịch lý là,
nền kinh tế suy thoái có thể tạo ra cơ hội kinh doanh để khởi sự và giúp người tiêu dùng
tiết kiệm. Nền kinh tế tăng trưởng hay yếu kém cũng đều tạo ra cơ hội cho các hãng để
bán sự nâng cấp và các hạng mục hàng ngày ở mục “giảm giá”. Hiểu được các khuynh
hướng kinh tế cũng giúp người khởi sự tìm ra những trường hợp cần tránh. Chẳng hạn,
hiện nay không phải thời điểm tốt để bắt đầu kinh doanh dựa vào các nhiên liệu hóa thạch
(fossil fuel) như hãng hàng không, xe tải hay thậm chí kinh doanh các hoạt động liên
– 19-

quan đến vận chuyển ở địa phương như kinh doanh taxi vì giá xăng quá cao. Đó là vài
danh mục sản phẩm chịu ảnh hưởng khá lớn của xu hướng thay đổi kinh tế.
 Thứ hai, các khuynh hướng xã hội

Hiểu được các khuynh hướng thay đổi xã hội và sự tác động của các khuynh
hướng này đến việc kinh doanh sản phẩm/dịch vụ cụ thể. Thông thường, một lý do mà
sản phẩm/dịch vụ tồn tại là thỏa mãn một/các nhu cầu xã hội hơn là việc lấp đầy nhu cầu
về sản phẩm/dịch vụ đang có. Các cửa hàng đồ ăn nhanh là một ví dụ, bởi vì thực tế,
không phải con người thích đồ ăn nhanh mà bởi vì cuộc sống quá bận rộn khiến họ không
có thời gian để nấu nướng các bữa ăn. Tương tự như vậy, các trang mạng xã hội như
Facebook hay Twitter phổ biến không phải bởi vì chúng có thể đưa các thông tin hay
hình ảnh lên mạng; chúng trở nên phổ biến bởi chúng cho phép người ta nhanh chóng,
thậm chỉ tức thời kết nối và giao tiếp với nhau – đó là một xu hướng tất yếu.
Sự thay đổi các khuynh hướng xã hội đã thay đổi hành vi của doanh nghiệp và con
người và họ sẽ phải thiết lập những ưu tiên. Những sự thay đổi này ảnh hưởng tới việc
sản phẩm/dịch vụ được tạo ra và bán như thế nào.
Mỗi khuynh hướng này đều thúc đẩy các ý tưởng kinh doanh mới. Sự xuất hiện
của các loại năng lượng làm xuất hiện các ý tưởng kinh doanh từ năng lượng mặt trời đến
nhiên liệu sinh học
 Thứ ba, các khuynh hướng tiến bộ công nghệ
Những tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ thường có mối liên quan tới sự thay đổi
kinh tế và xã hội nhằm tạo ra các cơ hội mới. Những tiến bộ trong công nghệ không dây
đã thiết lập nên hệ thống này một cách có thể. Trong hầu hết mọi tình huống, công nghệ
không phải là chìa khóa để nhận ra cơ hội kinh doanh. Thay vào đó, chìa khóa để nhận ra
công nghệ được sử dụng như thế nào giúp thỏa mãn nhu cầu cơ bản hay nhu cầu thường
xuyên thay đổi của con người. Tiến bộ công nghệ cũng cung cấp những cơ hội để giúp
con người hoàn thành công việc hàng ngày của mình tốt hơn và thuận tiện hơn.
Một khía cạnh khác của tiến bộ công nghệ là khi công nghệ được tạo ra, thì sản
phẩm mới cũng được ra đời. Chẳng hạn như khi ipod, iphone, ipad của Apple được tạo ra
thì những ngành sản xuất thiết bị đi kèm cũng được hình thành.
 Thứ tư, những khuynh hướng thay đổi về luật pháp và chính trị
Sự thay đổi về luật pháp và chính trị có thể tạo cơ hội mới. Chẳng hạn, khi bộ luật
mới tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp bắt đầu công việc kinh doanh của mình để giúp
cho các doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức chính phủ thực thi theo luật

Một vài doanh nghiệp và ngành quá phụ thuộc vào qui định chính phủ đến nỗi sự
tồn tại của nó bị đe dọa bởi sự thay đổi các qui định. Chẳng hạn một doanh nghiệp cung
cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thu nhập chính từ các dịch vụ chăm sóc người già
– 20-

dựa trên mức độ dịch vụ chăm sóc đối với khách hàng. Lợi nhuận của doanh nghiệp nhạy
cảm cao với bất kì sự thay đổi nào trong chính sách hoàn trả của dịch vụ chăm sóc sức
khỏe người già.
Sự thay đổi của chính trị cũng tạo ra sự cơ hội kinh doanh mới và sản phẩm mới.
Sự bất ổn về chính trị toàn cầu và sự đe dọa khủng bố đã gây ra cho nhiều hãng trở nên ý
thức hơn về vấn đề an ninh. Những doanh nghiệp này cần có những sản phẩm/dịch vụ
mới để bảo vệ tài sản và sự phát triển cũng giống như bảo vệ khách hàng và người lao
động. Ngành lưu trữ dữ liệu ngày càng mở rộng vì khuynh hướng mới này có cảm giác
như nhu cầu về dữ liệu ngày càng được bảo vệ nhiều hơn so với trước đây.
2.1.2.2. Cách thức giải quyết một vấn đề
Cách tiếp cận thứ hai phát hiện ra cơ hội là nhận diện vấn đề và tìm ra cách để giải
quyết. Những vấn đề này có thể được nhận ra bởi sự quan sát những thách thức mà con
người gặp phải trong cuộc sống hàng ngày và thông qua những phương tiện đơn giản như
trực giác, khả năng may mắn và cơ hội. Có rất nhiều vấn đề vẫn chưa được giải quyết.
Bàn luận về vấn đề này và chú ý đến những vấn đề có thể dẫn chúng ta đến nhận diện ý
tưởng kinh doanh. Có thể nói, mỗi vấn đề đều có thể dẫn đến cơ hội, chẳng qua là chúng
được ngụy trang một cách tài tình thôi.
Tiến bộ công nghệ thường tạo ra cho con người không thể sử dụng được công
nghệ theo cách được bán cho số đông. Một vài vấn đề được giải quyết bởi các doanh
nhân xử lý vấn đề một cách khác biệt so với cách mọi người thường nghĩ tới như trước
đây và sau đó tìm ra giải pháp cho phù hợp. Một vài ý tưởng kinh doanh được lượm lặt
bởi việc nhận ra vấn đề có liên quan đến các khuynh hướng mới nổi.
Chẳng hạn, ý tưởng được tạo ra bởi dịch vụ Web mà có thể giúp cho cha mẹ bảo
vệ được con mình trên mạng an toàn. Khuynh hướng xã hội hướng các hoạt động online

bởi smartphone khiến cho con người có thể kết nối với nhau, nhưng dẫn tới vấn đề là
chúng ta không thể có điện để sạc được điện thoại liên tục. Một số công ty, đã tạo ra năng
lượng mặt trời cho smartphone.
2.1.2.3. Tìm kiếm khoảng trống thị trường
Có nhiều ví dụ về sản phẩm/dịch vụ mà người tiêu dùng muốn hoặc cần nhưng
không có tại thị trường địa phương, hoặc chưa hề có. Khoảng trống sản phẩm/dịch vụ
trong thị trường đại diện cho những cơ hội kinh doanh tiềm năng khả thi. Ví dụ, lúc đầu
quần áo Jeans chỉ được thiết kế dùng cho nam giới, mà không được thiết kế riêng cho nữ
giới. Để lấp đầy khoảng trống này, người ta đã thiết kế ra những sản phẩm dành cho phụ
nữ, thể hiện sự khỏe khoắn của nữ giới.
Cách thông thường để nhận ra những khoảng trống đó là khi người ta chán nản bởi
không thể tìm được một sản phẩm hay dịch vụ mà họ cần và nhận ra rằng những người
– 21-

khác cũng cảm thấy như vậy. Ví dụ trên thị trường thời trang, có những người cảm thấy
chán nản khi họ không thể tìm được những chiếc quần áo cỡ lớn đẹp phù hợp với họ.
Phản ứng lại với sự chán nản đó, họ lập ra một cửa hàng bán những chiếc quần áo ngoại
cỡ đáng yêu và sành điệu. Và ý tưởng này thể hiện sự hấp dẫn là khi nó được triển khai
đúng lúc bằng việc đáp ứng lại với sự đồng cảm với những khách hàng đặc biệt. Điều đó
rất tuyệt vời, khi bạn chấp nhận rủi ro và nhận lại những gì xứng đáng và mọi người nói
với bạn điều đó hàng ngày.
2.2. Ý tƣởng và lựa chọn ý tƣởng kinh doanh
2.2.1. Khái niệm, phân loại ý tƣởng kinh doanh
2.2.1.1.Khái niệm
Để khởi sự một công việc kinh doanh, phải bắt đầu từ những ý tưởng kinh doanh.
Ý tưởng kinh doanh là suy nghĩ, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng về các sản phẩm/dịch vụ cụ
thể mà bản thân có thể cung cấp cho thị trường. Một doanh nghiệp mới nếu chỉ sản xuất
những sản phẩm, dịch vụ hiện tại và bán chúng ở những thị trường hiện tại thì đó chưa
phải là một ý tưởng kinh doanh tốt. Một ý tưởng kinh doanh tốt có hai phần sau: có cơ

hội kinh doanh và người chủ có kỹ năng và các nguồn lực tận dụng cơ hội đó.
Nếu doanh nghiệp biết tạo ra những cái mới, cái khác biệt về sản phẩm của mình
thì sẽ tạo ra những cơ hội thành công cho mình khi gia nhập thị trường.
2.2.1.2. Phân loại ý tưởng kinh doanh
Ý tưởng kinh doanh được phân loại dựa trên hai quan điểm cơ bản sau: quan điểm
định hướng hàng hóa và quan điểm định hướng khách hàng
Quan điểm định hƣớng hàng hóa

Quan điểm định hƣớng khách hàng

– Tôi học làm bác sĩ, tôi có điều kiện để
-Trong phường có nhiều trẻ em khi bị
mua trang thiết bị máy móc. Tôi sẽ mở ốm phải đi khám xa, trên địa bàn phường
phòng khám tư cho trẻ em.
lại chưa có phòng khám tư nào, vì thế tôi sẽ
mở phòng khám tư cho trẻ em
– Tôi biết trồng cây đậu tương mới vì thế

– Chị em phụ nữ trong xã tôi mong

tôi sẽ phổ biến kỹ thuật trồng cây này tới muốn được trồng giống đậu tương mới,
bà con trong xã tôi và cung cấp giống đậu năng suất cao vì trước đây họ chỉ trống
tương này tới bà con
giống cũ năng suất thấp vì thế tôi sẽ chuyển
giao kỹ thuật trồng giống cây này và cung
cấp giống mới cho chị em trong xã.
2.2.2. Nguồn gốc phát sinh ý tƣởng kinh doanh
Ý tưởng kinh doanh phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh bởi không những nó lấp
đầy được nhu cầu mới mà còn mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho khách hàng. Lợi
– 22-

thế cạnh tranh được tạo ra từ việc hình thành sản phẩm/dịch vụ mới hoặc sử dụng công
nghệ mới tạo ra sản phẩm/dịch vụ; hoặc từ một thị trường mới, từ một tổ chức mới.
Thứ nhất, sản phẩm/dịch vụ mới có thể được hình thành từ những phát minh mới
hoặc bắt đầu từ sự cải tiến.
Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ những phát minh mới thường không dễ dàng khi
bắt đầu một công việc kinh doanh. Vì việc phát minh ra những sản phẩm/dịch vụ mới
thường gắn liền với sự yêu thích khi sáng tạo nên nhiều khi họ ít quan tâm đến nhu cầu
thị trường. Điều này gây ra những khó khăn khi khởi sự kinh doanh. Còn ý tưởng kinh
doanh xuất phát từ sự cải tiến thay đổi mới sản phẩm/dịch vụ có phần dễ dàng hơn cho sự
khởi đầu kinh doanh. Cải tiến thay đổi mới sản phẩm là việc cải thiện những sản phẩm
hiện tại, có thể là thay đổi trọng lượng, hình dáng, màu sắc trong việc sử dụng chất liệu
mới hoặc thêm các chức năng mới…
Thứ hai, có thể phát minh ra công nghệ mới hay vật liệu mới để tạo ra sản phẩm
trong quá trình sản xuất. Điều này cũng giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranh
đối với sản phẩm hiện tại.
Thứ ba, việc tìm ra một thị trường mới hoặc một khu vực thị trường mà ở đó nhu
cầu vượt cung. Đây cũng là một cơ hội tốt khi khởi sự.
Thứ tư, có thể tạo ra một tổ chức mới trong quá trình sản xuất cũng như trong
phân phối.
2.2.3. Phƣơng pháp làm nảy sinh ý tƣởng kinh doanh
Trong phần này, chúng ta sẽ xem xét các kỹ thuật hình thành ý tưởng kinh doanh
mới. Trên thực tế, doanh nghiệp có thể áp dụng đồng thời nhiều kỹ thuật để có ý tưởng
kinh doanh tốt.
2.2.3.1. Phương pháp công não (Brainstorming)
Phương pháp này dùng để tạo ra các ý tưởng một cách nhanh chóng, không sử
dụng để ra quyết định. Khi thực hiện phương pháp này, cần lưu ý những nguyên tắc nhất
định: tập trung vào chủ đề cụ thể, không chỉ trích, tập trung vào sáng tạo hơn là đánh giá.
2.2.3.2. Phương pháp nhóm trọng tâm (Focus group)

Nhóm bao gồm 5 đến 10 người được lựa chọn bởi lẽ sự liên quan của họ với chủ
đề được thảo luận. Thế mạnh của nhóm trọng tâm là giúp doanh nghiệp phát hiện điều gì
nằm trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên điểm yếu là các thành viên không mang tính đại
diện, kết quả không thể khái quát hóa cho tổng thể.
2.2.3.3. Phương pháp SCAMPER
Cách thức khác để tìm kiếm ý tưởng kinh doanh một cách sáng tạo là dựa vào mô
hình SCAMPER. SCAMPER là phương pháp tư duy sáng tạo do Robert Eberle – nhà
quản lý giáo dục người Mỹ – tìm ra vào đầu những năm 1970. Phương pháp SCAMPER
– 23-

dựa trên nguyên lý đơn giản: những thứ sáng tạo thực chất là sự thay đổi của những thứ
đang tồn tại xung quanh chúng ta. Phương pháp SCAMPER gồm 7 nguyên tắc nhỏ:
Substitue (Thay thế), Combine (Kết hợp), Adapt (Thích nghi), Modify (Điều chỉnh), Put
to Other Uses (Sử dụng vào mục đích khác), Eliminate (Loại bỏ), Reverse (Đảo ngược).
Nếu hiểu và áp dụng thành công những phương pháp này, startup trẻ có thể tìm thấy
những ý tưởng khởi nghiệp đáng giá.
Bảng 2.1: Mô hình SCAMPER
Khi sử dụng nguyên tắc thay thế để tìm kiếm ý tưởng khởi
nghiệp, chúng ta đang đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi
như: Có thể sử dụng những nguyên vật liệu khác để cải tiến
sản phẩm này không? Có thể thay thế bước nào trong quy trình
sản xuất? Dựa trên những sản phẩm/dịch vụ đã có sẵn trên thị

Substitue
(Thay thế)

trường, bạn có thể tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ khác
tối ưu hơn, thuận lợi cho người dùng mà vẫn đảm bảo giá bán
hợp lý. Vận dụng nguyên tắc thay thế, chúng ta không những

có thể nảy ra các ý tưởng khởi nghiệp mới mà còn tìm ra cách
liên tục cải tiến, tối ưu hóa sản phẩm của doanh nghiệp.
Với 1 sản phẩm, hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và
thử suy nghĩ xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế
bằng nguyên vật liệu nào khác? Trong một quá trình làm việc,
liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa điểm?
Đối tượng?….
Nguyên tắc này dựa trên việc kết hợp các sản phẩm/dịch
vụ khác nhau thành sản phẩm/dịch vụ mới có nhiều giá trị hơn
cho khách hàng. Trong nhiều trường hợp, việc kết hợp những
ý tưởng sáng tạo với nhau có thể dẫn đến những sản phẩm
mang tính đột phá.

Combine
(Kết hợp)

Hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm
được gì để tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của
từng tính năng.
Một ví dụ về việc ứng dụng nguyên tắc này là startup
GeoOrbital Wheel tại Mỹ. Với ý tưởng biến những chiếc xe
đạp thông thường trở thành những chiếc xe đạp điện khi cần,
công ty này đã tạo ra bánh xe vận hành bằng động cơ một
chiều không chổi than (BLDC Motor), giúp người sử dụng
những lúc mệt mỏi với việc đạp xe hay cần di chuyển gấp có
– 24-

việc kinh doanh mới bằng góp vốn đầu tư vốn kinh doanh, hay mở shop kinh doanh “. Giữa khởi sự kinh doanh góc nhìn tự tạo việc làm và theo góc nhìn tạo lập doanhnghiệp mới có sự độc lạ một vài điểm : Tự tạo việc làm nhấn mạnh vấn đề tới góc nhìn tựlàm chủ chính mình, không đi làm thuê cho ai cả trong khi khởi sự kinh doanh theo gócđộ thứ hai còn gồm có cả những người xây dựng doanh nghiệp mới để tận dụng cơ hộithị trường nhưng lại không quản trị mà thuê người khác quản trị nên anh ta vẫn hoàn toàn có thể đilàm thuê cho doanh nghiệp khác. Tuy có sự độc lạ nhưng khởi sự kinh doạnh đều đề cập tới việc một cá thể ( mộtmình hoặc cùng người khác ) tạo dựng một việc làm kinh doanh mới. 1.1.1. 2. Lý do khởi sự kinh doanh  Thứ nhất, theo đuổi đam mê và sở trường thích nghi – Khi khởi sự kinh doanh tất cả chúng ta sẽ được thao tác đúng sở trường thích nghi, đam mê : Thay vìlàm những việc người khác sai khiến, tất cả chúng ta được làm những việc mà tất cả chúng ta tự vạchra cho mình. – Khi khởi sự kinh doanh tất cả chúng ta sẽ được thao tác bất kỳ đâu : Thay vì ngày ngàylên văn phòng, nhận những cuộc điện thoại cảm ứng, vấn đáp những email mỗi ngày ; Thay vì gặp – 1 – gỡ đối tác chiến lược ở những phòng VIP của tòa nhà lớn mà những doanh nghiệp vừa, nhỏ đang lựachọn thì tất cả chúng ta được phép lựa chọn việc gặp gỡ đối tác chiến lược ở những nơi thông thường ( quáncà phê ) – Khi khởi sự kinh doanh tất cả chúng ta sẽ thao tác bất kỳ khi nào : Khởi sự sẽ cho phépchúng ta dữ thế chủ động được việc làm của mình mà không quá phụ thuộc vào vào người khác, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể thao tác bất kể khi nào mà tất cả chúng ta muốn – Khi khởi sự kinh doanh tất cả chúng ta sẽ được thao tác với người mình mong ước : Không cần phải đau đầu nghĩ xem sếp của uốn gì, chỉ cần nghĩ xem mình muốn gì. Chẳng phải nghĩ xem năng lượng những đồng nghiệp thế nào, mà tất cả chúng ta sẽ tự chọn chomình những người sát cánh với những ưu, khuyết mà mình muốn. – Khi khởi sự kinh doanh tất cả chúng ta sẽ được toàn quyền lên kế hoạch việc làm vàmục tiêu cho công ty mà đôi lúc việc làm thuê không cho bạn cái quyền đó  Thứ hai, thử thách và chứng tỏ bản thânĐây là điểm khiến nhiều người thích khởi nghiệp nhất. Nếu coi việc làm thuê vớiviệc nhận lương đều đặn hàng tháng là quá nhàm chán. Việc thử thách bản thân trướcnhững dự án Bất Động Sản kinh doanh mang lại phấn khích lơn khi thỏa mãn nhu cầu được cái tôi của bản thânmuốn chứng tỏ cho mọi người thấy mình có năng lượng hoàn toàn có thể làm được việc này việc nọ. Đôi khi chứng tỏ bản thân là kiên trì vào một tầm nhìn nào đó, muốn thực hiệnhóa cái tầm nhìn của mình. Chứng minh cho mọi người thấy tầm nhìn, khát vọng củamình là có giá trị.  Thứ ba, theo đuổi quyền lợi kinh tế tài chính. Khi khởi nghiệp chẳng ai lại có dự tính khởi nghiệp cho vui. Chính thế cho nên gặt háithành quả từ những thứ mình phải quyết tử để làm là điều tất yếu. Kiếm tiền, trở nên giàucó, tạo được công ăn việc làm và giúp những người khác cũng trở nên phong phú. Đó lànhững điều khiến tất cả chúng ta muốn bắt tay vào khởi nghiệp. 1.1.2. Quy trình khởi sự kinh doanhQuy trình khởi sự kinh doanh gồm nhiều hoạt động giải trí. Có thể chia quy trình này thànhbốn quy trình tiến độ được bộc lộ ở hình sau : – 2 – Chuẩn bị khởi sựHình thành ý tưởng sáng tạo kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanhTriển khai hoạt động giải trí kinh doanhĐiều hành và tăng trưởng doanh nghiệpHình 1.1 : Quy trình khởi sự kinh doanhBƣớc 1 : Chuẩn bị khởi sự – Quyết định tham gia hoạt động giải trí kinh doanh. Một cá thể quyết định hành động tham gia hoạt động giải trí kinh doanh là do họ muốn trở thànhông chủ, theo đuổi ý tưởng sáng tạo của bản thân, và tìm kiếm quyền lợi kinh tế tài chính. Quyết định khởi sự kinh doanh sẽ Open khi Open những biến hóa trongcuộc đời con người. Sự đổi khác hoàn toàn có thể ở dưới dạng xấu đi như : mất việc, bất mãn côngviệc hiện tại … là những tác nhân đẩy hoặc dưới dạng tích cực như : tìm được đối tác chiến lược tốt hoặc, có tương hỗ kinh tế tài chính …. là tác nhân kéo. Ví dụ như một người bị đuổi việc, tác nhân đó sẽ thôi thúc anh ta mở doanh nghiệpđể tự làm chủ ; hoặc nếu tìm thấy một thời cơ kinh doanh tốt thì mặc dầu việc làm hiện tạikhông có gì đáng phàn nàn nhưng cá thể đó vẫn hoàn toàn có thể xây dựng doanh nghiệp kinhdoanh ; hoặc một người hoàn toàn có thể được thừa kế từ một khoản tiền và đó là lần tiên phong anh tacó khá đầy đủ năng lượng kinh tế tài chính để khởi đầu kinh doanh. Nếu những đổi khác này Open ởcác cá thể có tự tin về năng lực thành công xuất sắc khi khởi sự và họ cũng mong ước trởthành người kinh doanh thì những cá thể này sẽ triển khai những hoạt động giải trí xây dựng doanh nghiệpmới. – 3 – Hình 1.2 : Các tác nhân ảnh hƣởng đến quyết định hành động khởi sự – Chuẩn bị những điều kiện kèm theo về kỹ năng và kiến thức, kinh nghiệm tay nghề thái độ hoàn toàn có thể giúp cho những cánhân chuẩn bị sẵn sàng đồng ý rủi ro đáng tiếc bước vào khởi sự kinh doanh. Bƣớc 2 : Phát triển ý tƣởng kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh – Phát triển một sáng tạo độc đáo kinh doanh. Bao gồm phát hiện thời cơ kinh doanh, nhìn nhận và lựa chọn ý tưởng sáng tạo, lên kế hoạchkinh doanh và tăng trưởng một quy mô doanh nghiệp hiệu suất cao. Phần lớn những thời cơ kinhdoanh không tự nhiên Open mà phải do người khởi sự tìm kiếm và phát hiện. Doanhnhân phải nhạy bén trong phân biệt thời cơ, tìm kiếm những nguồn phát hiện thời cơ, vàsau đó sáng suốt lựa chọn và nhìn nhận để hình thành ý tưởng sáng tạo kinh doanh. – Xây dựng kế hoạch kinh doanh. Ý tưởng kinh doanh phải được diễn giải và trình diễn đơn cử bằng kế hoạch kinhdoanh. Kế hoạch kinh doanh là một văn bản diễn giải súc tích những góc nhìn của ýtưởng. Viết kế hoạch kinh doanh bắt buộc chủ doanh nghiệp phải tâm lý kỹ lưỡng vềcách thức hiện thực hóa thời cơ kinh doanh : phương pháp tiến hành và những nguồn lực cầnthiết để triển khai sáng tạo độc đáo. Bƣớc 3 : Triển khai hoạt động giải trí kinh doanhTiến hành những hoạt động giải trí để xây dựng doanh nghiệp mới, tìm kiếm những nguồn lựcđể tiến hành kinh doanh và đưa doanh nghiệp vào hoạt động giải trí, gồm có phong cách thiết kế vănphòng, lựa chọn khu vực kinh doanh, tuyển chọn nhân lực, shopping gia tài, tiến hànhcác thủ tục pháp lý thiết yếu … Đây cũng là quá trình ở đầu cuối của việc đặt nền móngtạo lập doanh nghiệp mới. Bƣớc 4 : Phát triển hoạt động giải trí kinh doanhĐể tạo dựng nền tảng cho một doanh nghiệp tăng trưởng lâu bền hơn, không thay đổi, bền vữngngay từ quá trình đầu khi xây dựng chủ doanh nghiệp đã phải thực thi những việc làm – 4 – thiết lập quan hệ với những đối tác chiến lược, bạn hàng, người mua, với những cơ quan quảnlý vĩ mô và thực thi kế hoạch tăng trưởng thích hợp vĩnh viễn. 1.1.3. Hình thức của khởi sự kinh doanhCó 3 hình thức thông dụng để khởi sự kinh doanh. Đó là : ( 1 ) Thành lập mới, ( 2 ) Mualại công ty đang hoạt động giải trí và ( 3 ) Nhượng quyền kinh doanh. Mặc dù lúc bấy giờ 90 % sốngười khởi sự kinh doanh bằng con đường xây dựng công ty mới, nhưng mua lại doanhnghiệp đang hoạt động giải trí và nhượng quyền kinh doanh cũng là những phương pháp khởi sựđem lại nhiều quyền lợi, là sự lựa chọn đáng chăm sóc so với những người có dự tính khởisự kinh doanh. 1.1.3. 1. Thành lập mớiTự xây dựng mới một doanh nghiệp cũng giống như tự thiết kế xây dựng cho mình mộtcăn nhà. Những người chủ định khởi sự kinh doanh phải phong cách thiết kế, lựa chọn và quyết địnhrất nhiều yếu tố : từ chọn tên, khu vực, hình thức pháp lý, tuyển chọn nhân lực … sao chodoanh nghiệp của bạn hoàn toàn có thể tạo ra được giá trị riêng không liên quan gì đến nhau cho người mua một cách hiệuquả và có được lợi thế cạnh tranh đối đầu lâu bền trên thị trường. Những nội dung đơn cử củathành lập mới doanh nghiệp được trình diễn ở kế hoạch kinh doanh. 1.1.3. 2. Mua lại doanh nghiệp đang hoạt độngPhương thức khởi sự thứ hai mà những chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể xem xét lựa chọn làmua lại công ty đang hoạt động giải trí trong nghành, ngành nghề, thị trường mình chăm sóc. Ởnền kinh tế thị trường và khi thị trường kinh tế tài chính tăng trưởng thì việc mua lại công ty ngàycàng phổ cập, hoàn toàn có thể thực thi thuận tiện và là một phương pháp kiếm lợi cho ai có đầu óckinh doanh, chớp được thời cơ.  Lợi ích của khởi sự bằng hình thức mua lại công ty đang hoạt độngMua lại công ty đang hoạt động giải trí hoàn toàn có thể đem lại nhiều quyền lợi so với phương thứcthành lập doanh nghiệp mới thường thì. Thứ nhất, giảm rủi ro đáng tiếc và những vấn đề không lường trước được hoàn toàn có thể xảy ratrong quy trình tạo lập và quản lý và điều hành công ty mới. Ở những doanh nghiệp mới xây dựng, dùkế hoạch kinh doanh và ý tưởng sáng tạo có được chuẩn bị sẵn sàng, nghiên cứu và phân tích cẩn trọng tới đâu thì kế hoạchvẫn chỉ dựa hầu hết trên những giả thiết và dự báo trong đó có không ít giả thiết là khôngchính xác, khác xa so với trong thực tiễn kinh doanh. Đặc biệt với những chủ doanh nghiệp ítkinh nghiệm thương trường, nhiều khi những dự báo của họ rất xa rời thực tiễn. Thành lậpdoanh nghiệp là việc làm đầy rủi ro đáng tiếc và mạo hiểm do kinh doanh là một việc làm cóthay đổi khôn lường. Mua lại công ty đang hoạt động giải trí là cách làm ít rủi ro đáng tiếc hơn vì ở đâycác giả thiết đã được chứng minh và khẳng định đúng, sai trong thực tiễn, ý tưởng sáng tạo kinh doanh và cácphương thức kinh doanh đã được kiểm nghiệm. Thay vào việc phải dự báo hoặc ước tínhmơ hồ, chủ doanh nghiệp hoàn toàn có thể dựa vào số liệu kinh doanh của doanh nghiệp thời hạn – 5 – trước như số lượng người mua, lệch giá và ngân sách hoạt động giải trí, từ đó hoàn toàn có thể đánh giáđược tương đối về năng lực sinh lợi của công ty, khẳng định tính hài hòa và hợp lý của ý tưởng sáng tạo kinhdoanh, giảm thiểu sự không chắc như đinh về năng lực kinh doanh và năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp. Thứ hai, có năng lực rút ra những kinh nghiệm tay nghề kinh doanh từ phương pháp kinh doanhquá khứ. Nhìn phương pháp kinh doanh trước kia của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp mớicó thể rút kinh nghiệm tay nghề từ phương pháp thực thi và vận hành kinh doanh của chủ doanhnghiệp cũ, kiểm soát và điều chỉnh những thất bại để tìm ra phương pháp vận hành doanh nghiệp tối ưu trongtương lai. Thứ ba, thừa kế những nguồn lực công ty đang hoạt động giải trí đã tạo dựng như : mốiquan hệ sẵn có của công ty với người mua, nhà cung ứng và những đối tượng người dùng hữu quan. Tuynhiên, chủ doanh nghiệp cần chú ý quan tâm, việc thừa kế những nguồn lực vật chất hữu hình nhưtài sản, đất đai, nhà xưởng thì hoàn toàn có thể bảo vệ lâu bền hơn và không thay đổi. Các nguồn lực phi vậtchất mang tính vô hình như mối quan hệ của công ty với người mua, nhà sản xuất, ngânhàng thường không bền vững và kiên cố. Các nguồn lực phi vật chất này rất dễ mất đi nếu chủdoanh nghiệp mới không có những chủ trương tốt để duy trì mối quan hệ sẵn có. Ví dụ, côngnhân có kinh nghiệm tay nghề, năng lượng, thái độ thao tác tốt là một gia tài có giá trị tạo lợi thếcạnh tranh cho công ty cũ nhưng khi công ty đổi chủ, chính sách đãi ngộ mới hoặc thái độ đốixử của chủ mới làm họ không muốn gắn bó với công ty nữa. Thứ tư, hoàn toàn có thể tiếp cận thuận tiện hơn tới những nguồn vốn vay ngân hàng nhà nước do thôngthường, những ngân hàng nhà nước thường ưu tiên cho vay những doanh nghiệp đang hoạt động giải trí, cóluồng tiền ra vào không thay đổi, ý tưởng sáng tạo kinh doanh đã được kiểm chứng. Kể cả khi doanhnghiệp mới xây dựng có gia tài thế chấp ngân hàng, thì ngân hàng nhà nước không sẵn sàng chuẩn bị cho vay khi chưathấy được năng lực sinh lời của doanh nghiệp mới xây dựng mô hình kinh doanh chưachứng tỏ được năng lực của nó. Các doanh nghiệp mới thường gặp nhiều khó khăn vất vả trongthu hút góp vốn đầu tư và vay vốn ngân hàng nhà nước, đặc biệt quan trọng khi ý tưởng sáng tạo kinh doanh mới, độc lạ và rủiro cao. Thứ năm, ngân sách mua lại trong hầu hết trường hợp thấp hơn so với ngân sách đầu tưmới. Thứ sáu, giảm bớt được một đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu. Khi khởi sự bằng hình thức mualại nghĩa là số lượng doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh của nhau trên thị trường sẽ giảm, chính điềunày sẽ làm cho những doanh nghiệp bớt được đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu  Nhược điểm của khởi sự bằng hình thức mua lại công ty đang hoạt độngThứ nhất, hạn chế về thông tin và tính xác nhận của thông tin hoàn toàn có thể dẫn tới quyết – 6 – định sai lầm đáng tiếc. Các hoạt động giải trí tìm hiểu pháp lý, tìm hiểu kinh tế tài chính, tìm hiểu thương mại nếuthực hiện không không thiếu và thích đáng sẽ dẫn đến nhìn nhận sai thực trạng pháp lý và tàichính của công ty tiềm năng cũng như giá trị của công ty tiềm năng. Thứ hai, mua lại công ty đang hoạt động giải trí tiềm ẩn nhiều rủi ro đáng tiếc không lường trướcđược. Rủi ro do mất quan hệ đối tác chiến lược, do không liên tục được lợi thế của doanh nghiệp, loại sản phẩm suy thoái và khủng hoảng … Nếu không đàm phán được mức giá hời thì không nên mua lại côngty. Không phải mọi công ty rao bán đều là con gà đẻ trứng vàng. Theo kinh nghiệm tay nghề thựctế thì trong 50 công ty giao bán chỉ có 1 công ty đáng để mua. Thứ ba, lao lý pháp lý không rõ ràng về hoạt động giải trí góp vốn đầu tư của bên bán. 1.1.3. 3. Nhượng quyền kinh doanhPhương thức thứ ba để khởi sự kinh doanh là nhượng quyền. Những người khởi sựkinh doanh chọn phương pháp kinh doanh những loại sản phẩm dịch vụ đã có và đã nổi tiếng trênthị trường ở những thị trường tiềm năng – hình thức nhượng quyền kinh doanh ( franchising ). Khái niệmNhượng quyền kinh doanh là một hình thức tổ chức triển khai kinh doanh tương quan tới mộtthỏa thuận chính thức giữa 2 đối tác chiến lược, một công ty đã có loại sản phẩm và dịch vụ thành công xuất sắc ( bên nhượng quyền ) được cho phép những doanh nghiệp khác ( bên được nhượng quyền ) sửdụng thương hiệu và phương pháp kinh doanh của nó với một khoản phí trả khởi đầu và phíthường niên đóng hàng năm, bên được nhượng quyền sẽ tiến hành kinh doanh theo cáccách thức và điều kiện kèm theo do bên nhượng quyền pháp luật. Năm 1840, hãng bia Đức đãnhượng quyền cho một hãng phân phối độc quyền bán mẫu sản phẩm bia của họ trong vùngđược coi là thỏa thuận hợp tác nhượng quyền tiên phong được biết đến trên quốc tế. Sau này, nhiềucông ty đã tăng trưởng kinh doanh nhanh gọn và đạt thành công xuất sắc bằng hình thức nhượngquyền nổi tiếng như KFC ( 1952 ), McDonald ( 1955 ), Midas Muffer ( 1956 ) và H&RB lock ( 1958 ) … Phân loại nhượng quyền – Phân loại theo nội dung nhượng quyền : Có hai loại ( 1 ) nhượng quyền loại sản phẩm vàthương hiệu và ( 2 ) nhượng quyền phương pháp kinh doanh. Nhượng quyền mẫu sản phẩm và tên thương hiệu là một thỏa thuận hợp tác mà bên nhượng quyềncho phép bên được nhượng quyền được mua loại sản phẩm, và sử dụng tên thương mại củabên nhượng quyền. Cách thức này thường sử dụng trong mối quan hệ giữa một nhà sảnxuất với mạng lưới đại lý hoặc phân phối. Ví dụ, Toyota đã thiết lập được một mạng lướiđại lý bán xe hơi của Toyota và sử dụng tên thương hiệu Toyota trong hoạt động giải trí những quảng cáoxúc tiến. Tương tự, Kinh Đô cũng thiết lập được một mạng lưới đại lý nhượng quyền bánbánh kẹo của hãng. – 7 – Nhượng quyền loại sản phẩm và thương hiệu thương mại thường được cho phép bên đượcnhượng quyền tự do vận hành kinh doanh. Công ty mẹ như không chăm sóc tới cách điềuhành hoạt động giải trí hàng ngày của đại lý, chỉ chăm sóc tới bảo vệ mẫu sản phẩm và bảo vệ cáctiêu chí kỹ thuật của mẫu sản phẩm. Ở hình thức này, bên nhượng quyền không thu phí nhượng quyền hoặc phí đónggóp hàng năm, quyền lợi họ thu được là bán được mẫu sản phẩm cho những nhà phân phối và đại lý. Nhượng quyền phương pháp kinh doanh : Bên nhượng quyền cung ứng công thức tiếnhành kinh doanh kèm theo huấn luyện và đào tạo, quảng cáo và nhiều hình thức tương hỗ khác. Hình thứcnày yên cầu sự tuân thủ khắt khe những pháp luật tiến hành kinh doanh của bên nhượngquyền. Đây là hình thức nhượng quyền tương đối thông dụng so với những người mới khởisự doanh nghiệp. Ví dụ những công ty nhượng quyền như KFC, McDonal hướng dẫn những đại lý nhượngquyền của họ rất cụ thể về cách trang trí nhà hàng quán ăn, công thức nấu ăn, quá trình phục vụkhách hàng, thậm chí còn lao lý cả cách sử dụng những từ ngữ để chào khách – Phân loại theo mối quan hệ đối tác chiến lược : Có thể chia thành 2 loại : ( 1 ) nhượng quyền cánhân, ( 2 ) nhượng quyền khu vực và ( 3 ) nhượng quyền cấp 1. Nhượng quyền cá thể : Bên được nhượng quyền được mua quyền kinh doanh ởmột khu vực xác lập. Ví dụ, một cá thể hoàn toàn có thể mua một shop nhượng quyền Phở 24 ở địa chỉ 24H uỳnh Phúc Kháng, Thành Phố Hà Nội. Nhượng quyền khu vực : được cho phép bên được nhượng quyền sở hữu và quản lý và vận hành mộtsố shop trong một vùng địa lý nào đó. Ví dụ một cá thể hoàn toàn có thể mua quyền mở những shop KFC trong thành phố HàNội. Đây cũng là thỏa thuận hợp tác nhượng quyền tương đối thông dụng, được cho phép bên đượcnhượng quyền độc quyền kinh doanh trong một khu vực nhất định. Nhượng quyền cấp 1 : Bên được nhượng quyền bên cạnh việc có quyền mở và điềuhành nhiều shop trong một khu vực nhất định, thì còn có quyền bán lại quyền kinhdoanh này cho người khác trong vùng độc quyền khai thác của nó. Ví dụ, Protowash là công ty rửa xe di động sử dụng vật tư thân thiện thiên nhiên và môi trường, công ty này bán hợp đồng nhượng quyền cho được cho phép mở một số lượng nhất định cửahàng Prontowash ở một vùng nhất định. Sau khi những đại lý của bên được nhượng quyềnđi vào hoạt động giải trí, bên được nhượng quyền bán tiếp quyền mở shop Protonwash chocác cá thể khác ở trên cùng vùng thị trường. Những người mua nhượng quyền từ đại lýcấp 1 được gọi là đại lý nhượng quyền cấp 2. – Phân loại theo số lượng đại lý : Có thể chia 2 loại : ( 1 ) nhượng quyền đa đại lý và ( 2 ) nhượng quyền đơn đại lý – 8 – Nhượng quyền đa đại lý : Đại lý nhượng quyền có chiếm hữu hơn 1 shop của cùng 1 nhà cung ứng hoàn toàn có thể theo hình thức hợp đồng khu vực hay hợp đồng đại lý cấp 1. Đứng trên góc nhìn của bên được nhượng quyền, nhượng quyền đa đại lý có ưu vànhược điểm. Ưu điểm : Do có chiếm hữu nhiều shop, bên được nhượng quyền hoàn toàn có thể khai tháctính kinh tế tài chính nhờ quy mô : giảm ngân sách do mua nguyên vật liệu với số lượng lớn, kinh nghiệmhơn do sâu xa một ngành hàng, ngân sách quản trị giảm. Nhược điểm : Bên được nhượng quyền chịu rủi ro đáng tiếc lớn hơn và đồng ý kết nối chặtvới 1 công ty và sự thành công xuất sắc cũng như thất bại của công ty. Nhìn chung, bên nhượngquyền khuyến khích hình thức nhượng quyền đa đại lý vì với việc bán thêm đại lýnhượng quyền cho đối tác chiến lược đã có quan hệ nhượng quyền, công ty hoàn toàn có thể tăng trưởng kinhdoanh mà không cần ngày càng tăng số lượng đối tác chiến lược được nhượng quyền, giảm được chi phíquản lý. Nhượng quyền đơn đại lý : Đại lý nhượng quyền có chiếm hữu duy nhất 1 shop của1 nhà phân phối. Khoảng 53 % đại lý nhượng quyền ở Mỹ thuộc nhượng quyền đa đại lýtheo như số liệu của hãng điều tra và nghiên cứu ở Mỹ.  Ưu điểm của khởi sự bằng mua quyền kinh doanhNhượng quyền kinh doanh cung ứng thời cơ kinh doanh độc lạ cho những ngườimuốn khởi sự kinh doanh, giảm bớt rủi ro đáng tiếc khi khởi sự, phương pháp kinh doanh này đã pháttriển rất mạnh gần đây trong 1 số ít ngành kinh doanh xe hơi, dịch vụ thương mại và cư trú, nhà hàng quán ăn ăn nhanh, kinh doanh nhỏ … Khởi sự bằng nhượng quyền có ưu điểm so với những hình thứckhởi sự khác. Thứ nhất, nhượng quyền làm tăng năng lực thành công xuất sắc cho người khởi sự vì : o Cung cấp thời cơ cho họ được chiếm hữu một việc làm kinh doanh đã được kiểmchứng và một quy mô kinh doanh đã hoàn thành xong. o Thương hiệu của bên nhượng quyền giúp việc làm kinh doanh thành côngnhanh hơn. Tỷ lệ thất bại của những người mua quyền kinh doanh là rất thấp. Ở Mỹ, 90 % công ty kinh doanh theo hình thức nhượng quyền thương mại liên tục hoạt động giải trí sau 10 năm trong khi 82 % công ty độc lập phải ngừng hoạt động và cũng chỉ có 5 % công ty kinh doanhtheo hình thức nhượng quyền thất bại trong năm tiên phong so với 38 % công ty độc lập. Ví dụ, mở một shop Phở 24 theo hình thức nhượng quyền sẽ lôi cuốn kháchhàng nhiều hơn mở shop phở mới chưa có tên tuổi, không được biết tới chính bới nhiềukhách hàng trong vùng thị trường tiềm năng đã từng nghe tới, biết chất lượng của Phở 24. o Sản phẩm và dịch vụ đã được kiểm chứng và được người tiêu dùng chấpnhận. – 9 – o Nhãn hiệu và mạng lưới hệ thống kinh doanh đã được thiết lập. Mua quyền kinh doanhmột thương hiệu đã có tiếng trên thị trường được cho phép bên được nhượng quyền có sức mạnhthị trường nhất định. Thông qua hình thức mua franchise những doanh nghiệp nhỏ hoàn toàn có thể mởnhững shop với tên thương hiệu quốc tế. Ngoài ra, đây cũng là một thời cơ cho người kinh doanh mới được tiếp cận, làm quen, học hỏi, những quy mô kinh doanh và giải pháp quản trị tiên tiến và phát triển của quốc tế. Nhiềungười sau khi có kinh nghiệm tay nghề khởi sự qua nhượng quyền đã thiết kế xây dựng mạng lưới hệ thống nhượngquyền của riêng mình. Doanh nhân Dave Thomas – người sáng lập ra tập đoàn lớn thức ănnhanh nổi tiếng quốc tế với tên thương hiệu Wendy – từng là người mua franchise của chuỗinhà hàng KFC và sau đó học hỏi kinh nghiệm tay nghề, tự đứng ra thiết kế xây dựng một quy mô nhàhàng mới cho riêng mình. Mô hình shop Wendy của Dave Thomas đương nhiên chỉ giốngKFC ở những khái niệm cơ bản về phương pháp tổ chức triển khai kinh doanh chứ không phải là mộtbản sao giống như đúc. Chuỗi shop Wendy có những đậm cá tính và loại sản phẩm rất đặc thùso với KFC, do đó mới thành công xuất sắc như ngày ngày hôm nay. o Hệ thống marketing đã được thiết lập : Doanh nghiệp sau khi mua quyền kinhdoanh trở thành một phần của mạng lưới hệ thống nhượng quyền đầy sức mạnh : sức mạnh củangười mua nguồn vào, sức mạnh quảng cáo và sức mạnh marketingThứ hai, bên mua quyền sẽ được phân phối những tương hỗ điều này đặc biệt quan trọng rất quantrọng cho những chủ doanh nghiệp mới, chưa có kinh nghiệm tay nghề kinh doanh. Các tương hỗ baogồm : o Đào tạo : Bên nhượng quyền thường tổ chức triển khai huấn luyện và đào tạo, tư vấn kỹ thuật về nghiệpvụ hoặc quản trị kinh doanh cho bên được nhượng quyền. Nhiều công ty nhượng quyền tổchức đào tạo và giảng dạy định kỳ cho những đại lý của họ ở trụ sở chính công ty lẫn tại chính những đại lý. o Trợ giúp marketing : những công ty thường trợ giúp những đại lý của mình những chỉdẫn về phương pháp thực thi những hoạt động giải trí marketing, bán hàng giúp những đại lý chưa cókinh nghiệm giảm thiểu việc thực thi những công cụ giải pháp quản trị kém hiệu suất cao. o Hỗ trợ kinh tế tài chính : một số ít công ty trong thời hạn đầu nhượng quyền sẵn sàngcung cấp những tương hỗ kinh tế tài chính để lôi cuốn đại lý. Thứ ba, hình thức kinh doanh này rất tiềm năng cho tăng trưởng lan rộng ra kinh doanh. Nếu đại lý thành công xuất sắc ở một khu vực kinh doanh thì bên nhượng quuyền thường cho họcơ hội mua quyền kinh doanh thêm một đại lý ở vị trí khác nữa. Điều này khuyến khíchcác đại lý thao tác tích cực để kinh doanh thành công xuất sắc.  Nhược điểm của khởi sự bằng nhượng quyền kinh doanhThứ nhất, ngân sách là điểm yếu kém chính của khởi sự bằng phương pháp nhượngquyền. Bên được nhượng quyền phải trả một khoản phí khởi đầu, phí thường niên cũngnhư những khoản nộp cho nhiều quỹ khác nhau theo pháp luật của bên nhượng quyền, những – 10 – ngân sách này không nhỏ so với nếu tự xây dựng công ty ( vì khi xây dựng công ty khôngphải mất khoản phí này ). Các ngân sách thường có trong nhượng quyền gồm có : o Phí nhượng quyền khởi đầu : mức phí này tùy bên nhượng quyền, thấp thì 4 – 5 % lệch giá, cao thì 8 – 10 % lệch giá. Để làm đại lý của McDonald, bạn phải trả45. 000USD. o Vốn góp vốn đầu tư : cũng nhờ vào vào bên nhượng quyền, gồm ngân sách mua nhà, sửachữa kiến thiết xây dựng, mua hàng dự trữ bắt đầu, ĐK kinh doanh. Một vài công ty đòi hỏibên được nhượng quyền trả thêm khoản gọi là phí khai trương mở bán để trả cho những hỗ trợcủa bên nhượng quyền trong quy trình bên được nhượng quyền mở shop. o Phí hàng năm : bên được nhượng quyền phải trả phí theo lệch giá tuần hoặctháng thường vào khoảng chừng 5 % lệch giá. ( Lưu ý đây là phí tính trên lệch giá chứ khôngphải tính trên doanh thu, nên nhiều shop kinh doanh lỗ nhưng lại vẫn phải trả phínày ). o Phí quảng cáo : bên được nhượng quyền phải góp khoản phí vào quỹ quảngcáo để ship hàng cho công tác làm việc khuyếch trương, kiến thiết xây dựng tên thương hiệu của toàn mạng lướikinh doanh của công ty, chứ không nhất thiết phải ship hàng trực tiếp cho hoạt động giải trí củacửa hàng. Ví dụ bên nhượng quyền hoàn toàn có thể dùng phí này để trả cho những quảng cáo thu hútđại lý nhượng quyền mới. o Các phí khác : những khoản phí khác hoàn toàn có thể được nhu yếu chi trả cho những hoạtđộng như đào tạo và giảng dạy nhân viên cấp dưới mới, cung ứng chuyên viên theo nhu yếu, trợ giúp sử dụngmáy tính, những dịch vụ tương hỗ khác. Thông thường, ngân sách bắt đầu để tạo dựng một shop nhượng quyền phụ thuộcvào mức phí nhượng quyền công ty lao lý, ngân sách vốn góp vốn đầu tư bắt đầu, và sức mạnhcủa bên nhượng quyền. Nhãn hiệu càng tên tuổi, năng lực thành công xuất sắc càng nhanh chóngthì phí càng cao. Mức phí cũng biến hóa tùy thuộc chủ trương từng công ty. Nhiều công tynhượng quyền nhu yếu phân phối nguồn vào độc quyền cho bên được nhượng quyền với giácao hơn giá thị trường. Một số công ty lại có những tính phí nhượng quyền khởi đầu thay đổitùy thuộc vào quy mô vùng thị trường của đại lý, vùng thị trường có quy mô càng lớn thìphí càng cao. Câu hỏi quan trọng nhất là cần xem xét là mức phí có tương ứng với giá trị thunhận được từ nhượng quyền. Nếu không tương ứng thì cần thương lượng lại hoặc tìmcông ty nhượng quyền khác, nếu tương ứng thì sẽ là công minh và hoàn toàn có thể mua. Thứ hai, doanh nghiệp sẽ bị hạn chế trong lan rộng ra, tăng trưởng kinh doanh phát minh sáng tạo. Nhiều mạng lưới hệ thống nhượng quyền rất cứng ngắc và cho những đại lý rất ít thời cơ để phát minh sáng tạo. Nhiều sáng tạo độc đáo kinh doanh hay nhưng không được vận dụng vì hoàn toàn có thể không tương thích với – 11 – mạng lưới hệ thống. Đây là điểm thường làm cho bên được nhượng quyền không dễ chịu nhất. Các đại lýthường bị mất độc lập, tự chủ trong kinh doanh do phải tuân theo những pháp luật mà bênnhượng quyền đưa ra và chịu sự trấn áp của bên nhượng quyền. Ví dụ như bên được nhượng quyền phải tuân thủ những nhu yếu về phong cách thiết kế, trang trícửa hàng, bị số lượng giới hạn về những sản phẩm & hàng hóa, dịch vụ được bán hoặc thời hạn bán. Thứ ba, kinh doanh nhượng quyền có nhiều ràng buộc. o Ràng buộc về cạnh tranh đối đầu : Tất cả những hợp đồng nhượng quyền đều có một điềukhoản về cam kết không cạnh tranh đối đầu để ngăn ngừa bên được nhượng quyền cạnh tranh đối đầu vớibên nhượng quyền trong vòng 2 năm hoặc hơn. o Ràng buộc về thời hạn nhượng quyền : Do nhiều nguyên do, nhiều thỏa thuậnnhượng quyền có ràng buộc làm cho đại lý rất khó ra khỏi mạng lưới hệ thống. Một vài hợp đồngnhượng quyền rất khó và tốn kém khi muốn chấm hết hoặc chuyển giao. Thông thườngbên được nhượng quyền phải trả một khoản tiền phạt tương đối để chấm hết hợp đồng. Thứ tư, kinh doanh nhượng quyền hoàn toàn có thể gặp rủi ro đáng tiếc tương quan tới việc tranh chấp, hiểu nhầm hoặc thiếu sự cam kết lâu bền hơn của bên nhượng quyền. Nhiều công ty sau khibán quyền kinh doanh không giữ đúng cam kết về tương hỗ và tăng trưởng đại lý. Thứ năm, hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng tác động từ kinh doanh kém của những đại lý khác trong hệthống. Nếu trong mạng lưới hệ thống nhượng quyền có đại lý kinh doanh không tốt và gây tai tiếngvới công chúng, điều này sẽ ảnh hưởng tác động tới nổi tiếng và doanh thu của những đại lý kinhdoanh tốt trong mạng lưới hệ thống. Nếu cả mạng lưới hệ thống nhượng quyền không đạt được tiềm năng đề ra, những đại lý dù có kinh doanh tốt cũng sẽ chịu tác động ảnh hưởng xấu chính do khi mạng lưới hệ thống nhượngquyền sụp đổ, những đại lý cũng sẽ sụp đổ theo. 1.2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa1. 2.1. Khái niệmTheo pháp luật của pháp lý Nước Ta : Doanh nghiệp nhỏ và vừa là những doanhnghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay lệch giá. Doanh nghiệp nhỏ và vừacó thể chia thành ba loại cũng địa thế căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ ( micro ), doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là doanh nghiệp có sốlượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến dưới200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 laođộng nguồn vốn 20 đến 100 tỷ. Ngoài ra, ở mỗi nước người ta có tiêu chuẩn riêng để xácđịnh doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước mình. 1.2.2. Tiêu chí xác lập doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt NamTheo Điều 6, Nghị định số 39/2018 / NĐ-CP ngày 11/03/2018 của nhà nước, quyđịnh : – 12-1. 2.2.1. Doanh nghiệp siêu nhỏDoanh nghiệp siêu nhỏ trong nghành nghề dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản và lĩnhvực công nghiệp, kiến thiết xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trung bình nămkhông quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồnvốn không quá 3 tỷ đồng. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong nghành thương mại, dịch vụ có số lao động tham giabảo hiểm xã hội trung bình năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm khôngquá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng. 1.2.2. 2. Doanh nghiệp nhỏDoanh nghiệp nhỏ trong nghành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản và lĩnh vựccông nghiệp, thiết kế xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trung bình năm khôngquá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốnkhông quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏDoanh nghiệp nhỏ trong nghành nghề dịch vụ thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảohiểm xã hội trung bình năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanhnghiệp siêu nhỏ1. 2.2.3. Doanh nghiệp vừaDoanh nghiệp vừa trong nghành nghề dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản và lĩnh vựccông nghiệp, thiết kế xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội trung bình năm khôngquá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốnkhông quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏDoanh nghiệp vừa trong nghành thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảohiểm xã hội trung bình năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanhnghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ1. 2.3. Ƣu và nhƣợc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa1. 2.3.1. Ưu điểm – Các doanh nghiệp nhỏ và vừa năng động, linh động trước những biến hóa của thịtrường, đặc biệt quan trọng là nhu yếu nhỏ, lẻ, có tính địa phương – Doanh nghiệp nhỏ và vừa có năng lực chuyển hướng kinh doanh và chuyểnhướng mẫu sản phẩm nhanh, tăng giảm lao động thuận tiện, nơi thao tác của người lao động cótính không thay đổi và ít bị đe doạ mất nơi thao tác. – Tổ chức sản xuất, tổ chức triển khai quản trị linh động, gọn nhẹ, những quyết định hành động quản trị thựchiện nhanh, công tác làm việc kiểm tra, quản lý và điều hành trực tiếp. Qua đó góp thêm phần tiết kiệm ngân sách và chi phí chi phíquản lý doanh nghiệp. – 13 — Vốn góp vốn đầu tư bắt đầu ít, hiệu suất cao cao, tịch thu nhanh, điều đó tạo sức mê hoặc trongđầu tư sản xuất kinh doanh, mọi thành phần kinh tế tài chính vào khu vực này. 1.2.3. 2. Nhược điểm – Nguồn vốn kinh tế tài chính hạn chế, đặc biệt quan trọng nguồn vốn tự có cũng như bổ trợ để thựchiện quy trình tích tụ, tập trung chuyên sâu nhằm mục đích duy trì hoặc lan rộng ra sản xuất kinh doanh. – Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ tiên tiến kỹ thuật thường yếu kém, lỗi thời, nhàxưởng, nơi thao tác trực tiếp và trụ sở thanh toán giao dịch, quản trị của phần lớn những doanh nghiệpnhỏ rất chật hẹp. – Trình độ quản trị nói chung và quản trị những mặt theo những tính năng còn hạn chế. Đa số những chủ doanh nghiệp nhỏ chưa được giảng dạy cơ bản, đặc biệt quan trọng những kiến thức và kỹ năng vềkinh tế thị trường, về quản trị kinh doanh, họ quản trị bằng kinh nghiệm tay nghề và thực tiễn làchủ yếu. 1.3. Điều kiện khi bạn là chủ doanh nghiệp1. 3.1. Tiêu chuẩn để trở thành chủ doanh nghiệpTheo lao lý của pháp lý Nước Ta để trở thành chủ doanh nghiệp ( Giám đốc, Tổng giám đốc ) bạn phải phân phối được những tiêu chuẩn đơn cử sau : – Có trình độ trình độ, kinh nghiệm tay nghề trong thực tiễn trong quản trị kinh doanh hoặc tronglĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty. – Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đạidiện chủ chiếm hữu. – Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng thành viên. – Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng củacông ty. – Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Kiểm soát viên công ty. – Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức triển khai chínhtrị, tổ chức triển khai chính trị – xã hội. – Chưa từng bị không bổ nhiệm quản trị Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thànhviên, quản trị công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc PhóGiám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác. – Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. – 14-1. 3.2. Những điều cần sẵn sàng chuẩn bị để trở thành chủ doanh nghiệp1. 3.2.1. Đam mê và khao khát thành côngCon đường dẫn đến thành công xuất sắc khi nào cũng là con đường dài và đầy gian truân. Chính thế cho nên, lòng đam mê sẽ là điều kiện kèm theo quan trọng tiên phong bạn nên trang bị cho mình. Theo hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ thì “ … hơn 50% những doanh nghiệp nhỏ gặpphải thất bại trong vòng 5 năm đầu với nhiều nguyên do khác nhau. Điều quan trọng là bạn cầnphải có lòng tin, sự đam mê và luôn khao khát thành công xuất sắc, đó sẽ là đòn kích bẩy giúp bạn tiếnxa hơn và đó cũng là cam kết cho tuổi thọ doanh nghiệp mà bạn đang đứng đầu ” 1.3.2. 2. Luôn can đảm và mạnh mẽ, quyết đoánThương trường là mặt trận chính thế cho nên không có chỗ cho sự hiền lành và nhunhược. Khi bạn đứng đầu một doanh nghiệp đồng nghĩa tương quan với việc bạn trở thành “ tướngquân ” của trận chiến thương trường. Bất kì một quyết định hành động mềm yếu nào cũng có thểkhiến doanh nghiệp của bạn gặp thiệt hại nặng nề. Thêm vào đó, hãy tạo lập cho mìnhnhững người mua tiềm năng, họ sẽ là đối tác chiến lược đáng tin cậy giúp bạn phát triền. 1.3.2. 3. Là người luôn có kỷ luậtXây dựng một kỷ luật doanh nghiệp ngặt nghèo và kiến thiết xây dựng kỷ luật cho cả bản thânmình nữa. Bên cạnh đó bạn cũng nên có tính độc lập, độc lập trong công viêc và trong ýtưởng. Có thể bạn có đội ngũ giám sát, đội ngũ tư vấn nhưng hãy chắc như đinh là bạn vẫn cóthể hoạt động giải trí một cách độc lập. Đôi khi không nên ỷ hết vào những người giám sát và cốvấn, nếu bạn không độc lập rất hoàn toàn có thể bạn sẽ bị thụ động trong việc điều hành quản lý. 1.3.2. 4. Chuẩn bị nguồn tài chínhNhiều doanh nghiệp ( không phải là toàn bộ ) không thu được doanh thu ngay lập tức. Nếu bạn thiếu kinh phí đầu tư, sự tương hỗ từ một đối tác chiến lược sẽ là cách hay để bạn tăng trưởng tiếpdoanh nghiệp của mình. Ngoài ra bạn cũng hoàn toàn có thể tìm kiếm nhà đầu tư hoặc vay vốn củacác doanh nghiệp khác. Bên cạnh đó khi công ty đang trong quy trình tiến độ đầu, bạn cũng nên tiết kiệm ngân sách và chi phí tiêu tốn, điều này giúp cải tổ không nhỏ tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Chính vì thế, yếu tố tài chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định hành động sự tồn vong của mộtdoanh nghiệp. Nếu bạn không muốn doanh nghiệp của mình thất bại, hãy trang bị cho nómột nguồn vốn dồi dào hoặc chí ít cũng là có sự hậu thuẫn của một nhà đầu tư “ hùnghậu ” nào đó. 1.3.2. 5. Kinh nghiệm trong kinh doanhThiếu kinh nghiệm tay nghề và thiếu kỹ năng và kiến thức về kinh doanh là nguyên do lớn nhất khiếndoanh nghiệp của bạn rơi vào “ quên lãng ” ngay khi mới xây dựng. Hãy chắc như đinh là bạncó đủ tuyệt kỹ và kinh nghiệm tay nghề trong thực tiễn để vận hành doanh nghiệp của mình. – 15 – Nếu bạn định mở một shop nhỏ, tỷ suất thành công xuất sắc của bạn sẽ tăng cao nếu bạnquản lý tốt shop đó. Nhưng nếu là một công ty thì bạn cần xem xét mọi khía cạnhhoạt động từ tiền lương, thuế, tiếp thị, phân phối, bảo hiểm, quan hệ người mua, … trướckhi quyết định hành động mở công ty. Học hỏi và tích góp kinh nghiệm tay nghề thực tiễn sẽ tạo tiền đề vững chãi hơn cho doanhnghiệp của bạn sinh ra và tăng trưởng. Chính thế cho nên nếu bạn mong ước trở thành một “ ôngchủ ” trong tương lai, tích góp kinh nghiệm tay nghề, kiến thức và kỹ năng thực tiễn và xem xét kĩ lưỡng nhữngđiều kiện trên là điều bạn cần làm ngay giờ đây. – 16 – Chƣơng 2 : PHÁT HIỆN CƠ HỘI KINH DOANH VÀ ĐÁNH GIÁ TÍNHKHẢ THI2. 1. Cơ hội và phƣơng pháp phát hiện thời cơ kinh doanh2. 1.1. Cơ hội kinh doanhCó thể nói, những tác nhân cũng như điều kiện kèm theo tự nhiên, công nghệ tiên tiến – kỹ thuật, xã hội, kinh tế tài chính, … luôn hoạt động một cách khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người. Bản thân những tác nhân đó ảnh hưởng tác động qua lại với nhau và ảnh hưởng tác động với nhau theo những tính quiluật nhất định. Chính sự hoạt động có tính qui luật đó hoàn toàn có thể tạo ra những điều kiện kèm theo thuận lợihoặc gây khó khăn vất vả cho những hoạt động giải trí kinh doanh nhất định. Cần chú ý quan tâm rằng, mọi sự vậtvà hiện tượng kỳ lạ luôn ở trạng thái hoạt động không ngừng nên ở một thời gian hay thời kỳcụ thể nhất định hoàn toàn có thể môi trường tự nhiên kinh doanh tạo ra thời cơ cho một hoạt động giải trí kinhdoanh đơn cử thì khi qua thời gian hoặc thời kỳ đó, thời cơ kinh doanh sẽ không còn ; thậmchí còn hoàn toàn có thể tạo ra rủi ro tiềm ẩn cho hoạt động giải trí kinh doanh đó. Bất cứ thị trường nào lúc đầukhi nhu yếu đơn cử của con người chưa được cung ứng thì tạo ra thời cơ cho những doanhnghiệp cung ứng cầu thị trường. Khi nhu yếu đơn cử đã cung ứng đến độ bão hòa thì khôngcòn là thời cơ mà là rủi ro tiềm ẩn cho nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh mẫu sản phẩm / dịch vụđáp ứng nhu yếu đó. Chẳng hạn, một trường học, cơ quan chính quyền sở tại thường tạo cơ hộicho dịch vụ photocopy ở xung quanh ; nhưng khi nhiều shop cùng mở ở một khu vựcnhỏ sẽ không còn là thời cơ nữa. Theo Dương Văn Sơn ( 2017 ) thì cơ hộdoanh ) là sự Open nhu yếu của người mua và theo đó là việc Open năng lực bánhàng để thỏa mãn nhu cầu nhu yếu của đơn vị sản xuất, kinh doanh và người tiêu thụ. Những người khởi sự nhận ra một thời cơ kinh doanh nào đó và biến thời cơ thànhcông việc kinh doanh thành công xuất sắc. Một thời cơ có triển vọng sẽ tạo ra mẫu sản phẩm / dịch vụđáp ứng một nhu yếu mới nào đó của con người hoặc tạo ra việc làm kinh doanh mới. Hầu hết sự mạo hiểm kinh doanh đều mở màn từ một trong hai cách. Thứ nhất, một vài sựmạo hiểm bắt nguồn từ những kích thích bên ngoài. Thứ hai, ở nhiều trường hợp khác ýtưởng lại Open từ sự kích thích bên trong. Người khởi sự nhận ra yếu tố hay khoảngtrống thời cơ và tạo ra việc làm kinh doanh để lấp đầy nó. – 17 – Sự hấpdẫnBềnvữngCơ hộikinhdoanhThờiđiểmDuy trìsảnphẩmHình 2.1 : Bốn yếu tố của một thời cơ kinh doanhNgười khởi sự hoàn toàn có thể khởi đầu việc làm kinh doanh rất hứa hẹn với một trong haicách này, nghĩa là thời cơ kinh doanh đã được chắc như đinh nhận diện. Việc xác lập sảnphẩm / dịch vụ, thời cơ kinh doanh nếu không đơn thuần là sự độc lạ phiên bản của mộtcái gì đó đã có là rất khó. Một lỗi chung mà những người khởi sự thường mắc trong quátrình nhận diện thời cơ là đem những giá trị của mẫu sản phẩm / dịch vụ hiện tại mà họ thích hayđam mê và sau đó nỗ lực kiến thiết xây dựng việc làm kinh doanh xoay quanh loại sản phẩm / dịch vụđó. Mặc dù cách tiếp cận này là hài hòa và hợp lý, nhưng không tiếp tục như thế. Điểm mấuchốt của việc nhận ra thời cơ là xác lập được loại sản phẩm / dịch vụ mà người mua cần vàsẵn sàng mua ; chứ không phải loại sản phẩm / dịch vụ mà người khởi sự muốn tạo ra và bánchúng. Một thời cơ kinh doanh có 4 đặc trưng cơ bản : đó là ( 1 ) tính mê hoặc, ( 2 ) tính bềnvững, ( 3 ) tính thời gian, ( 4 ) duy trì loại sản phẩm / dịch vụ hoặc việc làm kinh doanh mà nótạo ra giá trị ngày càng tăng cho người mua và người sử dụng sau cuối. Điều quan trọng là phải hiểu rằng có sự độc lạ giữa thời cơ và sáng tạo độc đáo. Một ýtưởng là một tâm lý, một ấn tượng, hay một quan điểm. Một ý tưởng sáng tạo hoàn toàn có thể hoặc khôngthể gắn với tiêu chuẩn của một thời cơ. Đây là điểm có tính quyết định hành động bởi sự kinh doanhmạo hiểm thất bại không phải vì những người kinh doanh không tích cực tìm kiếm thời cơ mà bởivì không có thời cơ thực để mở màn. Trước khi tìm kiếm những sáng tạo độc đáo kinh doanh, chúngta cần phải hiểu được thế nào là sáng tạo độc đáo lấp đầy một nhu yếu cũng như thế nào là đápứng những chỉ tiêu cho một thời cơ kinh doanh. – 18 – Cuối cùng, cần nhận thức rằng thời cơ thì hoàn toàn có thể có, hoàn toàn có thể vẫn đang sống sót nhưngnếu người khởi sự không nhận thức được, không hình thành được ý tưởng sáng tạo tận dụng cơhội, biến thời cơ thành hiện thực thì thời cơ mãi mãi sẽ vẫn chỉ là thời cơ. 2.1.2. Phƣơng pháp nhận diện thời cơ kinh doanhCó ba cách tiếp cận mà những người kinh doanh sử dụng để nhận diện thời cơ kinh doanh. Khi biết được tầm quan trọng của mỗi cách tiếp cận, tất cả chúng ta sẽ chắc như đinh tìm kiếmđược những thời cơ và những ý tưởng sáng tạo tương thích. 2.1.2. 1. Nhận diện thời cơ từ những khuynh hướng biến hóa trong cuộc sốngKhi nhìn vào những khuynh hướng của thiên nhiên và môi trường kinh doanh để nhận thấynhững sáng tạo độc đáo kinh doanh mới, thì có hai điều cần ghi nhớ : Một là, yếu tố quan trọng là phải phân biệt giữa khuynh hướng và tính nhất thời. Vấn đề kinh doanh mới không có nguồn lực nổi bật đủ làm nổi lên lợi thế của cái nhấtthời. Hai là, mặc dầu tất cả chúng ta bàn luận từng khuynh hướng riêng không liên quan gì đến nhau, nhưng chúng có sựkết nối và được coi là tương tác với nhau khi tranh luận ra ý tưởng sáng tạo mới. Ví dụ, một nguyên do mà điện thoại cảm ứng mưu trí trở nên thông dụng là chính do nótạo ra doanh thu từ một số ít khuynh hướng tại một thời gian, gồm có sự tăng dân số ( khuynh hướng xã hội ), sự thu nhỏ liên tục những thiết bị điện tử ( khuynh hướng công nghệ tiên tiến ) và năng lực của chúng giúp con người quản trị tốt hơn tài lộc qua ngân hàng nhà nước điện tử đốivới việc shopping ( khuynh hướng kinh tế tài chính ). Nếu một trong những khuynh hướng nàykhông hiện ra thì điện thoại cảm ứng mưu trí sẽ không thành công xuất sắc như nó đã thành công xuất sắc và sẽkhông tiềm ẩn nhiều hứa hẹn cho sự thành công xuất sắc.  Thứ nhất, những khuynh hướng kinh tếHiểu biết được khuynh hướng kinh tế tài chính sẽ có lợi khi quyết định hành động khu vực nào những cơhội kinh doanh chín muồi cũng như những khu vực cần tránh. Khi nền kinh tế tài chính tăng trưởng, con người tiêu tốn nhiều và chuẩn bị sẵn sàng chi trả để mua những sản phẩn / dịch vụ có ích đểnâng cao đời sống của mình. Ngược lại, khi nền kinh tế tài chính yếu kém, con người không chỉchi tiêu ít đi mà còn không chuẩn bị sẵn sàng tiêu tốn khoản tiền mình có ; họ sợ rằng khi nền kinhtế trở nên xấu hơn thì họ hoàn toàn có thể bị mất việc chính do nền kinh tế tài chính suy thoái và khủng hoảng. Một nghịch lý là, nền kinh tế tài chính suy thoái và khủng hoảng hoàn toàn có thể tạo ra thời cơ kinh doanh để khởi sự và giúp người tiêu dùngtiết kiệm. Nền kinh tế tài chính tăng trưởng hay yếu kém cũng đều tạo ra thời cơ cho những hãng đểbán sự tăng cấp và những khuôn khổ hàng ngày ở mục “ giảm giá ”. Hiểu được những khuynhhướng kinh tế tài chính cũng giúp người khởi sự tìm ra những trường hợp cần tránh. Chẳng hạn, lúc bấy giờ không phải thời gian tốt để mở màn kinh doanh dựa vào những nguyên vật liệu hóa thạch ( fossil fuel ) như hãng hàng không, xe tải hay thậm chí còn kinh doanh những hoạt động giải trí liên – 19 – quan đến luân chuyển ở địa phương như kinh doanh taxi vì giá xăng quá cao. Đó là vàidanh mục mẫu sản phẩm chịu ảnh hưởng tác động khá lớn của xu thế biến hóa kinh tế tài chính.  Thứ hai, những khuynh hướng xã hộiHiểu được những khuynh hướng đổi khác xã hội và sự ảnh hưởng tác động của những khuynhhướng này đến việc kinh doanh mẫu sản phẩm / dịch vụ đơn cử. Thông thường, một nguyên do màsản phẩm / dịch vụ sống sót là thỏa mãn nhu cầu một / những nhu yếu xã hội hơn là việc lấp đầy nhu cầuvề loại sản phẩm / dịch vụ đang có. Các shop đồ ăn nhanh là một ví dụ, chính do thực tiễn, không phải con người thích đồ ăn nhanh mà chính do đời sống quá bận rộn khiến họ khôngcó thời hạn để nấu nướng những bữa ăn. Tương tự như vậy, những trang mạng xã hội nhưFacebook hay Twitter thông dụng không phải chính do chúng hoàn toàn có thể đưa những thông tin hayhình ảnh lên mạng ; chúng trở nên thông dụng bởi chúng được cho phép người ta nhanh gọn, thậm chỉ tức thời liên kết và tiếp xúc với nhau – đó là một khuynh hướng tất yếu. Sự đổi khác những khuynh hướng xã hội đã biến hóa hành vi của doanh nghiệp và conngười và họ sẽ phải thiết lập những ưu tiên. Những sự đổi khác này ảnh hưởng tác động tới việcsản phẩm / dịch vụ được tạo ra và bán như thế nào. Mỗi khuynh hướng này đều thôi thúc những sáng tạo độc đáo kinh doanh mới. Sự xuất hiệncủa những loại nguồn năng lượng làm Open những sáng tạo độc đáo kinh doanh từ nguồn năng lượng mặt trời đếnnhiên liệu sinh học  Thứ ba, những khuynh hướng văn minh công nghệNhững tân tiến trong nghành công nghệ tiên tiến thường có mối tương quan tới sự thay đổikinh tế và xã hội nhằm mục đích tạo ra những thời cơ mới. Những tân tiến trong công nghệ tiên tiến không dâyđã thiết lập nên mạng lưới hệ thống này một cách hoàn toàn có thể. Trong hầu hết mọi trường hợp, công nghệkhông phải là chìa khóa để nhận ra thời cơ kinh doanh. Thay vào đó, chìa khóa để nhận racông nghệ được sử dụng như thế nào giúp thỏa mãn nhu cầu nhu yếu cơ bản hay nhu yếu thườngxuyên biến hóa của con người. Tiến bộ công nghệ tiên tiến cũng phân phối những thời cơ để giúpcon người hoàn thành xong việc làm hàng ngày của mình tốt hơn và thuận tiện hơn. Một góc nhìn khác của văn minh công nghệ tiên tiến là khi công nghệ tiên tiến được tạo ra, thì sảnphẩm mới cũng được sinh ra. Chẳng hạn như khi ipod, iphone, ipad của Apple được tạo rathì những ngành sản xuất thiết bị đi kèm cũng được hình thành.  Thứ tư, những khuynh hướng đổi khác về pháp luật và chính trịSự biến hóa về pháp luật và chính trị hoàn toàn có thể tạo thời cơ mới. Chẳng hạn, khi bộ luậtmới tạo ra thời cơ cho những doanh nghiệp mở màn việc làm kinh doanh của mình để giúpcho những doanh nghiệp, cá thể và những tổ chức triển khai cơ quan chính phủ thực thi theo luậtMột vài doanh nghiệp và ngành quá phụ thuộc vào vào qui định cơ quan chính phủ đến nỗi sựtồn tại của nó bị rình rập đe dọa bởi sự đổi khác những qui định. Chẳng hạn một doanh nghiệp cungcấp những dịch vụ chăm nom sức khỏe thể chất có thu nhập chính từ những dịch vụ chăm nom người già – 20 – dựa trên mức độ dịch vụ chăm nom so với người mua. Lợi nhuận của doanh nghiệp nhạycảm cao với bất kỳ sự biến hóa nào trong chủ trương hoàn trả của dịch vụ chăm nom sứckhỏe người già. Sự biến hóa của chính trị cũng tạo ra sự cơ hội kinh doanh mới và mẫu sản phẩm mới. Sự không ổn định về chính trị toàn thế giới và sự rình rập đe dọa khủng bố đã gây ra cho nhiều hãng trở nên ýthức hơn về yếu tố bảo mật an ninh. Những doanh nghiệp này cần có những loại sản phẩm / dịch vụmới để bảo vệ gia tài và sự tăng trưởng cũng giống như bảo vệ người mua và người laođộng. Ngành tàng trữ tài liệu ngày càng lan rộng ra vì khuynh hướng mới này có cảm giácnhư nhu yếu về tài liệu ngày càng được bảo vệ nhiều hơn so với trước đây. 2.1.2. 2. Cách thức xử lý một vấn đềCách tiếp cận thứ hai phát hiện ra thời cơ là nhận diện yếu tố và tìm ra cách để giảiquyết. Những yếu tố này hoàn toàn có thể được nhận ra bởi sự quan sát những thử thách mà conngười gặp phải trong đời sống hàng ngày và trải qua những phương tiện đi lại đơn thuần nhưtrực giác, năng lực suôn sẻ và thời cơ. Có rất nhiều yếu tố vẫn chưa được xử lý. Bàn luận về yếu tố này và chú ý quan tâm đến những yếu tố hoàn toàn có thể dẫn tất cả chúng ta đến nhận diện ýtưởng kinh doanh. Có thể nói, mỗi yếu tố đều hoàn toàn có thể dẫn đến thời cơ, chẳng qua là chúngđược ngụy trang một cách tài tình thôi. Tiến bộ công nghệ tiên tiến thường tạo ra cho con người không hề sử dụng được côngnghệ theo cách được bán cho số đông. Một vài yếu tố được xử lý bởi những doanhnhân giải quyết và xử lý yếu tố một cách độc lạ so với cách mọi người thường nghĩ tới như trướcđây và sau đó tìm ra giải pháp cho tương thích. Một vài sáng tạo độc đáo kinh doanh được lượm lặtbởi việc nhận ra yếu tố có tương quan đến những khuynh hướng mới nổi. Chẳng hạn, sáng tạo độc đáo được tạo ra bởi dịch vụ Web mà hoàn toàn có thể giúp cho cha mẹ bảovệ được con mình trên mạng bảo đảm an toàn. Khuynh hướng xã hội hướng những hoạt động giải trí onlinebởi smartphone khiến cho con người hoàn toàn có thể liên kết với nhau, nhưng dẫn tới yếu tố làchúng ta không hề có điện để sạc được điện thoại thông minh liên tục. Một số công ty, đã tạo ra nănglượng mặt trời cho smartphone. 2.1.2. 3. Tìm kiếm khoảng trống thị trườngCó nhiều ví dụ về mẫu sản phẩm / dịch vụ mà người tiêu dùng muốn hoặc cần nhưngkhông có tại thị trường địa phương, hoặc chưa hề có. Khoảng trống mẫu sản phẩm / dịch vụtrong thị trường đại diện thay mặt cho những thời cơ kinh doanh tiềm năng khả thi. Ví dụ, lúc đầuquần áo Jeans chỉ được phong cách thiết kế dùng cho phái mạnh, mà không được phong cách thiết kế riêng cho nữgiới. Để lấp đầy khoảng trống này, người ta đã phong cách thiết kế ra những mẫu sản phẩm dành cho phụnữ, biểu lộ sự trẻ trung và tràn trề sức khỏe của phái đẹp. Cách thường thì để nhận ra những khoảng trống đó là khi người ta chán nản bởikhông thể tìm được một loại sản phẩm hay dịch vụ mà họ cần và nhận ra rằng những người – 21 – khác cũng cảm thấy như vậy. Ví dụ trên thị trường thời trang, có những người cảm thấychán nản khi họ không hề tìm được những chiếc quần áo cỡ lớn đẹp tương thích với họ. Phản ứng lại với sự chán nản đó, họ lập ra một shop bán những chiếc quần áo ngoạicỡ đáng yêu và sành điệu. Và sáng tạo độc đáo này biểu lộ sự mê hoặc là khi nó được triển khaiđúng lúc bằng việc cung ứng lại với sự đồng cảm với những người mua đặc biệt quan trọng. Điều đórất tuyệt vời, khi bạn gật đầu rủi ro đáng tiếc và nhận lại những gì xứng danh và mọi người nóivới bạn điều đó hàng ngày. 2.2. Ý tƣởng và lựa chọn ý tƣởng kinh doanh2. 2.1. Khái niệm, phân loại ý tƣởng kinh doanh2. 2.1.1. Khái niệmĐể khởi sự một việc làm kinh doanh, phải khởi đầu từ những ý tưởng sáng tạo kinh doanh. Ý tưởng kinh doanh là tâm lý, giám sát, xem xét kỹ lưỡng về những mẫu sản phẩm / dịch vụ cụthể mà bản thân hoàn toàn có thể phân phối cho thị trường. Một doanh nghiệp mới nếu chỉ sản xuấtnhững loại sản phẩm, dịch vụ hiện tại và bán chúng ở những thị trường hiện tại thì đó chưaphải là một ý tưởng sáng tạo kinh doanh tốt. Một sáng tạo độc đáo kinh doanh tốt có hai phần sau : có cơhội kinh doanh và người chủ có kỹ năng và kiến thức và những nguồn lực tận dụng thời cơ đó. Nếu doanh nghiệp biết tạo ra những cái mới, cái độc lạ về loại sản phẩm của mìnhthì sẽ tạo ra những thời cơ thành công xuất sắc cho mình khi gia nhập thị trường. 2.2.1. 2. Phân loại sáng tạo độc đáo kinh doanhÝ tưởng kinh doanh được phân loại dựa trên hai quan điểm cơ bản sau : quan điểmđịnh hướng sản phẩm & hàng hóa và quan điểm xu thế khách hàngQuan điểm định hƣớng hàng hóaQuan điểm định hƣớng người mua – Tôi học làm bác sĩ, tôi có điều kiện kèm theo để-Trong phường có nhiều trẻ nhỏ khi bịmua trang thiết bị máy móc. Tôi sẽ mở ốm phải đi khám xa, trên địa phận phườngphòng khám tư cho trẻ nhỏ. lại chưa có phòng khám tư nào, do đó tôi sẽmở phòng khám tư cho trẻ nhỏ – Tôi biết trồng cây đậu tương mới do đó – Chị em phụ nữ trong xã tôi mongtôi sẽ phổ cập kỹ thuật trồng cây này tới muốn được trồng giống đậu tương mới, bà con trong xã tôi và phân phối giống đậu hiệu suất cao vì trước đây họ chỉ trốngtương này tới bà congiống cũ hiệu suất thấp vì vậy tôi sẽ chuyểngiao kỹ thuật trồng giống cây này và cungcấp giống mới cho chị em trong xã. 2.2.2. Nguồn gốc phát sinh ý tƣởng kinh doanhÝ tưởng kinh doanh phải tạo ra được lợi thế cạnh tranh đối đầu bởi không những nó lấpđầy được nhu yếu mới mà còn mang lại giá trị hoặc dịch vụ tốt hơn cho người mua. Lợi – 22 – thế cạnh tranh đối đầu được tạo ra từ việc hình thành loại sản phẩm / dịch vụ mới hoặc sử dụng côngnghệ mới tạo ra loại sản phẩm / dịch vụ ; hoặc từ một thị trường mới, từ một tổ chức triển khai mới. Thứ nhất, mẫu sản phẩm / dịch vụ mới hoàn toàn có thể được hình thành từ những ý tưởng mớihoặc mở màn từ sự nâng cấp cải tiến. Ý tưởng kinh doanh xuất phát từ những ý tưởng mới thường không thuận tiện khibắt đầu một việc làm kinh doanh. Vì việc ý tưởng ra những mẫu sản phẩm / dịch vụ mớithường gắn liền với sự yêu dấu khi phát minh sáng tạo nên nhiều khi họ ít chăm sóc đến nhu cầuthị trường. Điều này gây ra những khó khăn vất vả khi khởi sự kinh doanh. Còn sáng tạo độc đáo kinhdoanh xuất phát từ sự nâng cấp cải tiến thay đổi mới loại sản phẩm / dịch vụ có phần thuận tiện hơn cho sựkhởi đầu kinh doanh. Cải tiến thay đổi mới mẫu sản phẩm là việc cải tổ những sản phẩmhiện tại, hoàn toàn có thể là đổi khác khối lượng, hình dáng, sắc tố trong việc sử dụng chất liệumới hoặc thêm những tính năng mới … Thứ hai, hoàn toàn có thể ý tưởng ra công nghệ tiên tiến mới hay vật tư mới để tạo ra sản phẩmtrong quy trình sản xuất. Điều này cũng giúp doanh nghiệp tạo được lợi thế cạnh tranhđối với loại sản phẩm hiện tại. Thứ ba, việc tìm ra một thị trường mới hoặc một khu vực thị trường mà ở đó nhucầu vượt cung. Đây cũng là một thời cơ tốt khi khởi sự. Thứ tư, hoàn toàn có thể tạo ra một tổ chức triển khai mới trong quy trình sản xuất cũng như trongphân phối. 2.2.3. Phƣơng pháp làm phát sinh ý tƣởng kinh doanhTrong phần này, tất cả chúng ta sẽ xem xét những kỹ thuật hình thành ý tưởng sáng tạo kinh doanhmới. Trên trong thực tiễn, doanh nghiệp hoàn toàn có thể vận dụng đồng thời nhiều kỹ thuật để có ý tưởngkinh doanh tốt. 2.2.3. 1. Phương pháp công não ( Brainstorming ) Phương pháp này dùng để tạo ra những sáng tạo độc đáo một cách nhanh gọn, không sửdụng để ra quyết định hành động. Khi thực thi giải pháp này, cần quan tâm những nguyên tắc nhấtđịnh : tập trung chuyên sâu vào chủ đề đơn cử, không chỉ trích, tập trung chuyên sâu vào phát minh sáng tạo hơn là nhìn nhận. 2.2.3. 2. Phương pháp nhóm trọng tâm ( Focus group ) Nhóm gồm có 5 đến 10 người được lựa chọn bởi lẽ sự tương quan của họ với chủđề được luận bàn. Thế mạnh của nhóm trọng tâm là giúp doanh nghiệp phát hiện điều gìnằm trong tâm lý người mua. Tuy nhiên điểm yếu là những thành viên không mang tính đạidiện, hiệu quả không hề khái quát hóa cho toàn diện và tổng thể. 2.2.3. 3. Phương pháp SCAMPERCách thức khác để tìm kiếm sáng tạo độc đáo kinh doanh một cách phát minh sáng tạo là dựa vào môhình SCAMPER. SCAMPER là giải pháp tư duy phát minh sáng tạo do Robert Eberle – nhàquản lý giáo dục người Mỹ – tìm ra vào đầu những năm 1970. Phương pháp SCAMPER – 23 – dựa trên nguyên tắc đơn thuần : những thứ phát minh sáng tạo thực ra là sự đổi khác của những thứđang sống sót xung quanh tất cả chúng ta. Phương pháp SCAMPER gồm 7 nguyên tắc nhỏ : Substitue ( Thay thế ), Combine ( Kết hợp ), Adapt ( Thích nghi ), Modify ( Điều chỉnh ), Putto Other Uses ( Sử dụng vào mục tiêu khác ), Eliminate ( Loại bỏ ), Reverse ( Đảo ngược ). Nếu hiểu và vận dụng thành công xuất sắc những giải pháp này, startup trẻ hoàn toàn có thể tìm thấynhững ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp đáng giá. Bảng 2.1 : Mô hình SCAMPERKhi sử dụng nguyên tắc sửa chữa thay thế để tìm kiếm sáng tạo độc đáo khởinghiệp, tất cả chúng ta đang đi tìm câu vấn đáp cho những câu hỏinhư : Có thể sử dụng những nguyên vật liệu khác để cải tiếnsản phẩm này không ? Có thể sửa chữa thay thế bước nào trong quy trìnhsản xuất ? Dựa trên những loại sản phẩm / dịch vụ đã có sẵn trên thịSubstitue ( Thay thế ) trường, bạn hoàn toàn có thể tạo ra những loại sản phẩm hoặc dịch vụ kháctối ưu hơn, thuận tiện cho người dùng mà vẫn bảo vệ giá bánhợp lý. Vận dụng nguyên tắc thay thế sửa chữa, tất cả chúng ta không nhữngcó thể nảy ra những sáng tạo độc đáo khởi nghiệp mới mà còn tìm ra cáchliên tục nâng cấp cải tiến, tối ưu hóa loại sản phẩm của doanh nghiệp. Với 1 loại sản phẩm, hãy quan sát thành phần tạo nên chúng vàthử tâm lý xem liệu những thành phẩm này hoàn toàn có thể được thay thếbằng nguyên vật liệu nào khác ? Trong một quy trình thao tác, liệu yếu tố nhân lực sửa chữa thay thế sẽ là ai ? Có nên thay khu vực ? Đối tượng ? …. Nguyên tắc này dựa trên việc phối hợp những mẫu sản phẩm / dịchvụ khác nhau thành mẫu sản phẩm / dịch vụ mới có nhiều giá trị hơncho người mua. Trong nhiều trường hợp, việc phối hợp nhữngý tưởng phát minh sáng tạo với nhau hoàn toàn có thể dẫn đến những sản phẩmmang tính nâng tầm. Combine ( Kết hợp ) Hãy quan sát xem hoàn toàn có thể biến tấu thêm gì, tích hợp thêmđược gì để tạo ra 1 loại sản phẩm mới, tôn vinh năng lực hợp lực củatừng tính năng. Một ví dụ về việc ứng dụng nguyên tắc này là startupGeoOrbital Wheel tại Mỹ. Với sáng tạo độc đáo biến những chiếc xeđạp thường thì trở thành những chiếc xe đạp điện điện khi cần, công ty này đã tạo ra bánh xe quản lý và vận hành bằng động cơ mộtchiều không chổi than ( BLDC Motor ), giúp người sử dụngnhững lúc căng thẳng mệt mỏi với việc đạp xe hay cần vận động và di chuyển gấp có – 24 –

Source: https://vh2.com.vn
Category : Startup