Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Quy trình sản xuất sữa bột công nghệ hiện đại

Đăng ngày 21 March, 2023 bởi admin

Sữa bột là sản phẩm không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày mỗi chúng ta giúp hỗ trợ tăng sức đề khác, cung cấp chất dinh dưỡng cho mọi đối tượng từ trẻ em đến người già, người ốm yếu, mệt mỏi, hậu phẫu thuật,… Có rất nhiều sản phẩm sữa bột khác nhau trên thị trường tuy nhiên sẽ chung một quy trình sản xuất sữa bột dưới đây.

Nguyên liệu để chế biến sữa bột

  • Để chế biến được sữa bột đóng hộp, nguyên liệu cần phải được lựa chọn kỹ càng, thường là sữa nguyên kem hoặc sữa gầy.
  • Nguyên liệu phụ gia như: chất ổn định, chất chống oxy hóa, chất tạo nhũ, muối,…
  • Những chất này sẽ giúp sữa bột có chất lượng tốt nhất và có thể sử dụng trong thời gian dài mà vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn về độ dinh dưỡng, mùi vị, màu sắc,…

Quy trình sản xuất sữa bột hiện đại

Quy trình chế biến sữa bột bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn đòi hỏi cần phải đáp ứng được những yêu cầu riêng. Dưới đây là một số bước cơ bản như sau:

Bước 1: Chuẩn hóa

  • Chuẩn hóa sữa là quá trình điều chỉnh hàm lượng chất béo trong sữa nguyên liệu.
  • Quá trình thực hiện dựa trên công nghệ ly tâm và máy phối trộn.
  • Sữa bột nguyên kem là sữa có hàm lượng chất béo cao khoảng 26 – 33%, còn sữa gầy có hàm lượng chất béo chỉ 1%.

Xem thêm: Sấy phun là gì?

Xem thêm: Công nghệ sản xuất bột chanh dây hòa tan

Bước 2: Thanh trùng

  • Thanh trùng là giai đoạn làm giảm chỉ số VSV có trong sữa xuống mức thấp nhất.
  • Điều này sẽ giúp vô hiệu hóa vai trò enzym lipase.
  • Quá trình được diễn ra khoảng vài giây ở nhiệt độ 80 đến 85 độ C.
  • Thanh trùng sữa sẽ được thực hiện trên thiết bị trao đổi nhiệt dạng bảng mỏng.

Quá trình thanh trùng: Gia tăng nhiệt độ sữa, giữ sữa nguyên liệu trong thời gian nhất định và làm nguội sữa về nhiệt độ thích hợp.

Bước 3: Cô đặc sữa

  • Sữa sau khi được thanh trùng sẽ được đưa vào quá trình cô đặc để làm giảm tối đa lượng nước thừa ra khỏi sữa.
  • Thông thường các nhà máy sản xuất sữa dùng phương pháp cô đặc chân không.
  • Đây là phương pháp khá nhanh và an toàn, đồng thời giúp cho sữa đảm bảo giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng và không bị nhiễm vi khuẩn gây hại.
  • Nhiệt độ sữa trong quá trình cô đặc không vượt quá 76 độ C. Sau khi cô hàm lượng chất khô trong sữa là 45-55%.

Ưu điểm của quá trình cô đặc chân không

  • Cô đặc nhằm tách bớt một lượng nước ra khỏi sữa để tiết kiệm chi phí năng lượng khi thực hiện quá trình sấy tiếp theo.
  • Cô đặc ở áp suất thường thì sữa sẽ luôn tiếp xúc với không khí nên luôn luôn bị nhiễm bẩn, các chất béo bị phân hủy, sản phẩm bị biến tính (đặc sệt, có màu vàng sẫm.
  • Cô đặc ở áp suất chân không sẽ khắc phục được những nhược điểm trên vì thời gian cô đặc ngắn, nhiệt độ thấp nên tránh thay đổi cấu trúc và sữa và đặc biệt tránh được sự biến đổi của đường lactose do đó sản phẩm có chất lượng và màu sắc tốt.

Các thiết bị cô đặc chân không hay được sử dụng là:

  • Máy cô đặc chân không có cánh khuấy (dòng QN)

Máy cô đặc chân không có cánh khuấy

  • Thiết bị cô đặc chân không có cánh khuấy (dòng ZN)

Máy cô đặc chân không cánh khuấy

  • Hệ thống chiết xuất và cô đặc chân không

Lắp đặt dây chuyền chiết xuất - cô đặc dược liệu tại nhà máy chuẩn GMP

Chi tiết máy xem tại đây: Các loại máy chiết xuất cô đặc chân không

Bước 4: Đồng hóa

  • Sữa sau khi được cô đặc thường có hàm lượng chất béo khá cao. Chính vì vậy, cần phải thêm một khâu đồng hóa để giảm các hạt béo trong sữa.
  • Quá trình đồng hóa cần phải sử dụng thêm chất nhũ hóa, chất nhũ hóa cần phải không độc hại, không mùi, không màu, không làm biến đổi vị của sữa.

Bước 5: Sấy sữa

Sấy là khâu vô cùng quan trọng giúp sữa đạt được chất lượng tốt nhất. Điều này giúp sữa tránh khỏi sự ẩm thấp và dữ gìn và bảo vệ sữa lâu bền hơn .

Sản phẩm thường được sấy khô ở dạng bột khô khoảng 90-96%, độ ẩm chỉ còn 4-10%.

Một số phương pháp sấy thường được sử dụng chính hiện nay là sấy thăng hoa, sấy phun, sấy trục,… Hiện nay sấy phun sữa bột được ứng dụng nhiều nhất. Hãy cùng Đông Nam tìm hiểu sâu quá trình này nhé!

Máy sấy phun sữa bột

  • Sữa nguyên liệu được đưa vào máy sấy phun, được bơm đến vòi phun, dưới tốc độ quay của vòi phun cực mạnh lên đến 22000 vòng/phút trở thành những hạt nhỏ li ti trong buồng sấy đồng thời khí nóng được thổi vào trong buồng sấy sấy khô sữa bột.
  • Thời gian tiếp xúc giữa sữa và không khí nóng rất ngắn chỉ mất vài giây nên nhiệt độ sữa tăng không quá cao. Do đó, phương pháp sấy phun sẽ khắc phục được những nhược điểm của sấy trục là hạn chế sụt giảm các chất dinh dưỡng và cấu tử hương trong sữa bột.
  • Sữa sấy phun cũng giúp làm tăng độ hòa tan so với việc sấy thăng hoa hay sấy trục.
  • Nhiệt độ không khí trong tháp sấy không quá 180 độ C, sấy phun cho sản phẩm có độ khô khoảng 96%.

Các loại máy sấy phun được sử dụng phổ biến hiện nay là:

Vận hành chạy thử máy sấy phun tại nhà xưởng của khách hàng

Máy sấy phun ly tâm tốc độ cao LPG-25

Hiện tại, Đông Nam chúng tôi cung cấp máy sấy phun với đa dạng các kích cỡ. Tuỳ thuộc vào nhu cầu sấy và sản lượng cần sấy, quý khách hàng có thể lựa chọn cho mình mã máy với công suất phù hợp.

Hiện nay 3 dòng máy phổ biến là: Máy sấy phun sương lpg-5, Máy sấy phun sương LPG-10, Máy sấy phun công nghiệp LDP-25

Các ưu điểm của máy sấy phun trong sản xuất sữa bột

  • Thời gian tiếp xúc giữa các hạt lỏng và tác nhân sấy trong thời gian rất ngắn nên các chất dinh dưỡng hầu như được đảm bảo.
  • Sản phẩm sấy phun thu được có kích thước hạt mịn có hình dạng và kích thước tương đối đồng nhất.
  • Thiết bị sấy phun thường có năng suất cao và làm việc liên tục không ngừng nghỉ.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sấy phun

  • Nồng độ chất khô của nguyên liệu: để quá trình sấy phun đạt hiệu quả tốt nhất thì nồng độ chất khô đạt khoảng 45÷52%.
  • Nhiệt độ tác nhân sấy: Nếu độ ẩm tăng quá cao sẽ gây phân hủy một số cấu tử trong nguyên liệu và làm tăng mức tiêu hao năng lượng trong quá trình sấy.

Bước 6: Đóng gói

  • Sữa bột sau sấy phun được đưa qua hệ thống rây và đem vào thiết bị đóng gói.
  • Thông thường được đựng trong bao bì bằng kim loại hoặc bao bì giấy để đựng sản phẩm.
  • Bao bì cần phải hạn chế sự tiếp xúc ánh sáng, không khí, độ ẩm từ môi trường xung quanh.
  • Người ta thường đóng gói trong điều kiện chân không, hoặc thổi hỗn hợp 90% nitơ, 10% hydro vào hộp trước khi ghép nắp hộp nhằm kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.

Như vậy, quá trình sản xuất sữa bột cần dây chuyền sản xuất hiện đại mới tạo ra sản phẩm chất lượng tốt. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu, mua máy sấy phun, máy cô đặc chân không vui lòng liên hệ tới:

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KỸ THUẬT ĐÔNG NAM

Địa chỉ: Số 562 đường Phúc Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Xưởng sản xuất: Cụm công nghiệp Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội

Hotline: 0386.222.816 / 0869 286 525 / 0363.999.318

Website: www.cokhidongnam.vn

Xem thêm: Chính sách bảo hành sản phẩm

Top 5 lý do nên mua máy móc tại cơ khí Đông Nam

Source: https://vh2.com.vn
Category : Công Nghệ