Đồ họa của Tech Insider cho thấy những lục địa sẽ hợp nhất thành một dải đất duy nhất trong vòng 250 triệu năm tới . Bạn đang đọc: Các...
Cuộc thi sắc đẹp – Wikipedia tiếng Việt
Cuộc thi sắc đẹp là cuộc thi mang tính truyền thống tập trung vào việc đánh giá và xếp hạng các chỉ số hình thể của các thí sinh.[1] Các cuộc thi hiện nay đã phát triển để bao gồm vẻ đẹp bên trong, với các tiêu chí bao gồm đánh giá về nhân cách, trí thông minh, tài năng, tính cách và việc tham gia từ thiện, thông qua các cuộc phỏng vấn riêng với giám khảo và trả lời các câu hỏi công khai trên sân khấu.[2] Thuật ngữ cuộc thi sắc đẹp ban đầu dùng để chỉ Big4.[3]
Cuộc thi sắc đẹp[4] bao gồm các cuộc thi cho nữ (Hoa hậu, Hoa khôi, Người đẹp hay Nữ hoàng sắc đẹp) và nam (Nam vương, Quý ông); ngoài ra còn có các cuộc thi cho các đối tượng khác như phụ nữ đã lập gia đình (Hoa hậu Quý bà, Hoa hậu Doanh nhân…), thanh thiếu niên (Nam vương Thiếu niên, Hoa hậu Thiếu niên, Miss Teen)[5][6] hay cộng đồng LGBT (Hoa hậu chuyển giới, Nam vương chuyển giới…). Hàng năm, có tới hàng trăm thậm chí hàng nghìn cuộc thi sắc đẹp diễn ra trên khắp thế giới.[7] Tuy nhiên, hiện có sáu cuộc thi sắc đẹp được xem là có quy mô và uy tín nhất, gọi tắt là Big6:[8] Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Quốc tế, Hoa hậu Trái Đất, Hoa hậu Siêu quốc gia và Hoa hậu Hòa bình Quốc tế.[9][10][11][12][13][14] Người chiến thắng của mỗi cuộc thi sắc đẹp sẽ nhận được vương miện, băng gôn, hoa, cúp, tiền thưởng, các hiện vật có giá trị tinh thần và kỷ niệm.[15][16]
Đến đầu thế kỷ 21, các cuộc thi sắc đẹp ở các nước phát triển (Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc…) đều đã thoái trào. Khi hiểu biết về văn hóa và quyền phụ nữ được nâng cao, người dân các nước này nhận ra rằng thi Hoa hậu thực chất là hạ thấp phẩm giá phụ nữ, dư luận đã chuyển sang tẩy chay việc xem phụ nữ giống như vật trưng bày di động để chấm điểm, buộc phụ nữ phải mặc áo tắm trình diễn cơ thể hở hang để mọi người bình phẩm, kiếm lợi cho ban tổ chức. Chỉ còn một số nước chậm phát triển nhưng “cuồng hoa hậu”, nhận thức văn hóa của công chúng còn kém như Venezuela, Philippines, Việt Nam… là tích cực tổ chức thi hoa hậu nhằm đáp ứng ham muốn dùng sắc đẹp để kiếm sự giàu sang, tâm lý thích “hư danh” của công chúng.[17]
Những năm đầu[sửa|sửa mã nguồn]
Người phụ nữ nhận giải thưởng khi chiến thắng một cuộc thi sắc đẹp, năm 1922
Bạn đang đọc: Cuộc thi sắc đẹp – Wikipedia tiếng Việt
[18]Bang Lone Star chọn người đẹp cho cuộc thi 100 nămThường niên 1 số ít vương quốc tại châu Âu từ thời Trung Cổ đã khởi đầu có những cuộc thi vẻ đẹp, nổi bật là vào ngày 1 tháng 5 tại nước Anh họ đã tổ chức triển khai một cuộc thi gọi là Nữ hoàng tháng Năm. [ 19 ] [ 20 ] [ 21 ] Đối với một số ít vương quốc lục địa khác, như nước Mỹ. Doanh nhân Phineas Taylor Barnum đã tổ chức triển khai cuộc thi hoa hậu Mỹ văn minh tiên phong vào năm 1854, nhưng cuộc thi vẻ đẹp của ông đã bị đóng cửa sau sự phản đối của công chúng. Đối với Nước Ta thì có cuộc thi tuyển chọn ” nữ tú “. [ 22 ]
Cuộc thi cấp vương quốc[sửa|sửa mã nguồn]
Một cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia chính thức và được ghi nhận lại là tại Spa, Bỉ. Các cuộc thi như thế này bắt đầu phổ biến vào những năm 1880 đến năm 1888,[23] cục diện của các cuộc thi sắc đẹp cấp quốc gia như thế này bắt đầu thay đổi khi Mỹ tổ chức cuộc thi “Miss America” vào năm 1921.[24] Cuộc thi “Miss America” thành lập năm 1921 tại thành phố Atlantic, New Jersey và vẫn hoạt động lâu dài sau đó đã trở thành bước tiến cho các cuộc thi cấp quốc gia khác.[25]
[26]
Cuộc thi cấp quốc tế[sửa|sửa mã nguồn]
Cuộc thi săc đẹp cấp quốc tế đầu tiên là cuộc thi International Pageant of Pulchritude, do CE Barfield thành có trụ sở chính thức tại Galveston, Texas.[27][27][28][29][27][30] Cuộc thi bắt đầu từ năm 1926 và là hình mẫu của các cuộc thi sắc đẹp hiện đại.[31][32][33]
Sau thế chiến thứ 2[sửa|sửa mã nguồn]
Sự nổi tiếng của cuộc thi Hoa hậu Mỹ ( Miss America ) đã thôi thúc những tổ chức triển khai khác xây dựng những cuộc thi tựa như vào những năm 1950 và hơn thế nữa. Một số là quan trọng trong khi những người khác là tầm thường, ví dụ điển hình như cuộc thi Reina. Cuộc thi Hoa hậu Thế giới mở màn từ năm 1951, Hoa hậu Hoàn vũ khởi đầu từ năm 1952 cũng như cuộc thi tìm kiếm đại diện thay mặt cho Mỹ tại cuộc thi này là Hoa hậu Mỹ ( Miss USA ). Hoa hậu Quốc tế khởi đầu từ năm 1960. Hoa hậu Châu Á Thái Bình Dương Thái Bình Dương Quốc tế khởi đầu từ năm 1968 là cuộc thi vẻ đẹp tiên phong và truyền kiếp nhất ở Châu Á Thái Bình Dương. [ 34 ] [ 35 ] The Miss Black America contest started in 1968 [ 36 ] Cuộc thi Hoa hậu Mỹ da đen mở màn vào năm 1968 để đáp lại việc loại phụ nữ Mỹ gốc Phi khỏi cuộc thi Hoa hậu Mỹ. [ 36 ] Tổ chức Hoa hậu Hoàn vũ khởi đầu tổ chức triển khai Hoa hậu Tuổi Teen Mỹ ( Miss Teen USA ) vào năm 1983 dành cho nhóm tuổi 14-19. Hoa hậu Trái Đất khởi đầu vào năm 2001, kênh truyền hình của những cuộc thi vẻ đẹp như một công cụ hữu hiệu để tích cực thôi thúc việc bảo tồn môi trường tự nhiên. [ 37 ] [ 38 ] Những cuộc thi này vẫn liên tục cho đến thời nay .
Phê phán phần thi áo tắm[sửa|sửa mã nguồn]
Yêu cầu thí sinh mặc áo tắm là một góc nhìn gây tranh cãi trong những cuộc thi khác nhau. Tranh cãi càng dâng cao khi đồ lót ngày càng phổ cập sau khi được trình làng vào năm 1946. [ 39 ] Trang phục đồ lót bị cấm tham gia cuộc thi Hoa hậu Mỹ năm 1947 [ 39 ] vì những người phản đối Công giáo La Mã. [ 40 ] Khi cuộc thi Hoa hậu Thế giới khởi đầu vào năm 1951, đã có một làn sóng phản đối kịch liệt khi người thắng lợi đăng quang trong phục trang đồ lót. [ 25 ] [ 41 ] Giáo hoàng Pius XII lên án việc trình diễn trang phụ hở hang như đồ lót là một tội lỗi rất nghiêm trọng và là sự hủy hoại những giá trị đạo đức Ki-tô giáo, và những vương quốc có truyền thống cuội nguồn tôn giáo rình rập đe dọa rút những đại diện thay mặt. Bộ đồ lót đã bị cấm cho những cuộc thi trong tương lai và những cuộc thi khác. [ 42 ] [ 43 ]Mãi cho đến cuối những năm 1990, chúng mới được phép trở lại, nhưng vẫn gây ra tranh cãi khi những trận chung kết được tổ chức triển khai ở những vương quốc mà đồ lót ( hay đồ bơi nói chung ) bị xã hội phản đối. Ví dụ, vào năm 2003, Vida Samadzai đến từ Afghanistan đã gây náo động ở quê nhà khi cô tham gia cuộc thi Hoa hậu Trái Đất trong bộ đồ lót màu đỏ. [ 44 ] [ 45 ] Cô bị Tòa án Tối cao Afghanistan lên án, cho rằng việc phô bày khung hình phụ nữ như vậy là vi phạm luật Hồi giáo và văn hóa truyền thống Afghanistan .
Nhiều tổ chức triển khai nữ quyền phê phán màn thi đồ lót trong cuộc thi hoa hậu chính là tàn dư của thời trung cổ, khi những nữ nô lệ phải công khai minh bạch phô diễn khung hình trần trụi trên sân khấu để người xem chấm điểm và bình phẩm
Năm 2012, ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Italia thông báo cấm thí sinh mặc bikini dự thi. Họ chỉ chấp nhận những bộ áo tắm một mảnh hoặc áo tắm kiểu cổ điển, kín đáo như ở thập niên 1950. Patrizia Mirigliani – nhà tổ chức Miss Italia – cho hay quyết định này nằm trong nỗ lực nhằm đưa cuộc thi về với “vẻ đẹp cổ điển”. Việc loại bỏ bikini cũng đồng thời mang lại “yếu tố tao nhã” cho sàn đấu sắc đẹp này.[46][47] Năm 2013, vòng thi áo tắm của cuộc thi Hoa hậu Thế giới đã phải chuyển thành trang phục đi biển sarong vì các cuộc biểu tình của người Hồi giáo ở Bali (Indonesia), nơi diễn ra cuộc thi. Năm 2015, cuộc thi Hoa hậu Thế giới đã chính thức loại bỏ phần thi áo tắm khỏi cuộc thi của mình. Năm 2016, Hoa hậu Tuổi Teen Mỹ (Miss Teen USA) chuyển phần thi áo tắm thành phần thi trang phục thể thao. Năm 2018, Hoa hậu Mỹ (Miss America) loại bỏ phần thi áo tắm sau 97 năm.[48] Năm 2019, lần đầu tiên cuộc thi Hoa hậu Venezuela sẽ không công bố số đo 3 vòng (vòng ngực, vòng eo, vòng hông) của 24 thí sinh tham dự nữa, dù đây là quốc gia nổi tiếng về thi hoa hậu. Quyết định này được đưa ra do các cuộc thi nhan sắc đang đối mặt với những chỉ trích của công luận vì quá chú trọng tới vẻ đẹp hình thể. Cô Gabriela Isler, người phát ngôn của cuộc thi Hoa hậu Venezuela và cũng là Hoa hậu Hoàn vũ 2013, nói: “Vẻ đẹp của một phụ nữ không phải là 90, 60, 90… Nó được đo bằng tài năng của mỗi người”[49]
Năm 2017, Carousel Productions bị chỉ trích vì tổ chức phần thi phản cảm với phụ nữ trong cuộc thi Hoa hậu Trái Đất 2017, nơi các thí sinh mặc đồ bơi trong sự kiện với tấm màn che mặt trong Người đẹp Hình thể, một phân đoạn được giới thiệu lần đầu tiên trong cuộc thi Hoa hậu Trái Đất Philippines 2017.[50][51][52]
Các tổ chức đấu tranh vì quyền phụ nữ trên thế giới đã phê phán phần thi bikini trong các cuộc thi sắc đẹp, vì ở đó công chúng thoải mái buông ra những lời nhận xét khiếm nhã (dù vô tình hay cố tình) có thể làm tổn thương phụ nữ. Màn thi bikini đã trực tiếp cổ vũ tâm lý coi cơ thể phụ nữ là vật trưng bày mua vui, hạ thấp nhân phẩm phụ nữ, nhiều cô gái tham dự đã trở thành đối tượng bị chê bai, xúc phạm nặng nề chỉ vì cơ thể họ có khiếm khuyết[53] Có người đã chỉ ra rằng: nhiều người cổ vũ màn thi bikini vì nó khiến họ có thể được săm xoi cơ thể hở hang của các người đẹp, nhưng “nếu đặt mình vào vị trí phụ huynh hoặc người thân của thí sinh, liệu họ sẽ cảm thấy thế nào khi chứng kiến cô con gái non nớt của mình phô bày thân thể trước hàng triệu người xa lạ như vậy?”[54] Có quan điểm còn cho rằng màn thi bikini là tàn tích xa xưa của việc mua bán nô lệ, tại đó nữ nô lệ bị lột trần trên sân khấu để hàng nghìn người định giá thông qua việc soi xét cơ thể trần trụi của họ.[55]
Cuộc đấu tranh lâu dài của các nhóm nữ quyền đã bước đầu có kết quả và làm ban tổ chức các cuộc thi hoa hậu ở các quốc gia khác phải suy nghĩ lại. Đến đầu thập niên 2010, nhiều cuộc thi hoa hậu trên thế giới bắt đầu loại bỏ phần thi trang phục bikini do những chỉ trích về văn hóa và đạo đức. Các cuộc thi này nhận thấy việc buộc thí sinh mặc trang phục bikini diễu qua lại trước đông đảo người xem không phải là “tôn vinh nét đẹp”, mà là sự thiếu tôn trọng đối với phụ nữ, đó là một dạng lợi dụng cơ thể hở hang, thiếu vải của phụ nữ để câu khách[56]. Một xã hội văn minh, coi trọng nhân phẩm phụ nữ cần phải chấm dứt những màn thi buộc phụ nữ phải mặc trang phục hở hang, thiếu vải, chịu sự săm xoi của khán giả về những ưu khuyết điểm trên cơ thể họ. Trong xã hội hiện nay, vấn đề bình đẳng giới, quyền phụ nữ ngày càng được coi trọng, nâng cao thì việc thi bikini bị loại bỏ ở các cuộc thi nhan sắc được coi là chuyện sớm muộn sẽ xảy ra.[46]
Các cuộc thi vẻ đẹp quốc tế lớn[sửa|sửa mã nguồn]
Thuật ngữ ” cuộc thi vẻ đẹp ” phần nhiều đề cập đến những cuộc thi dành cho phụ nữ. [ 57 ] Các cuộc thi quốc tế lớn dành cho phụ nữ gồm có cuộc thi Hoa hậu Thế giới, Hoa hậu Hoàn vũ, Hoa hậu Quốc tế [ 58 ], Hoa hậu Hòa bình Quốc tế [ 59 ], Hoa hậu Siêu quốc gia [ 60 ], Hoa hậu Trái Đất. Đây được coi là cuộc thi Big Six, sáu cuộc thi vẻ đẹp quốc tế lớn nhất và nổi tiếng nhất dành cho phụ nữ độc thân hoặc chưa kết hôn. [ 61 ] [ 62 ]
Các vụ truất ngôi[sửa|sửa mã nguồn]
Tại Nước Ta[sửa|sửa mã nguồn]
Trước kia, Việt Nam chỉ có khoảng 1-2 cuộc thi hoa hậu mỗi năm. Nhưng kể từ năm 2012, rất nhiều cuộc thi hoa hậu, hoa khôi khác có nội dung và hình thức tương tự cũng được cấp phép tổ chức ở Việt Nam (từ cấp quốc gia đến cấp tỉnh/thành phố) với rất nhiều người đạt danh hiệu “hoa hậu, hoa khôi, người đẹp”… khiến việc thi Hoa hậu tại Việt Nam trở nên “bát nháo, loạn danh hiệu” và giảm hẳn sức hút. Công chúng trở nên nhàm chán và “bội thực” vì có quá nhiều cuộc thi hoa hậu được tổ chức (Hoa hậu Thế giới Việt Nam, Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Hoa hậu Biển Việt Nam, Hoa hậu Đại Dương Việt Nam, Hoa hậu Bản sắc Việt Toàn cầu, Hoa hậu các dân tộc Việt Nam, Hoa hậu Trái Đất Việt Nam, Hoa hậu Du lịch Việt Nam, Hoa hậu Hòa bình Việt Nam…), đó là chưa kể hàng loạt các cuộc thi người đẹp cấp tỉnh/khu vực cũng ngày càng xuất hiện tràn lan.
Trước kia Việt Nam chỉ cho phép tổ chức 1 cuộc thi hoa hậu cấp quốc gia mỗi năm, nhưng Nghị định 144/2020 về biểu diễn nghệ thuật năm 2020 đã bãi bỏ quy định về giới hạn số lượng cuộc thi hoa hậu. Việc buông lỏng quy định pháp luật đã dẫn tới tình trạng “bát nháo thi hoa hậu” khi mỗi năm có tới 5-6 cuộc thi hoa hậu cấp quốc gia được tổ chức, cuộc thi nào cũng tuyên bố mình là “cuộc thi sắc đẹp đại diện cho phụ nữ toàn Việt Nam”. Riêng trong năm 2022, đã có tới 25 cuộc thi sắc đẹp được tổ chức ở Việt Nam với đủ các tên gọi[95]. Vì cấp phép tổ chức quá tràn lan nên dẫn tới tình trạng “loạn danh hiệu”, “lạm phát hoa hậu”, quá nhiều người đạt danh hiệu “hoa hậu, hoa khôi” đã khiến danh hiệu này bị “mất giá”, ngày càng bị công chúng coi thường[96][97] Việc tổ chức quá nhiều các cuộc thi Hoa hậu khiến công chúng chẳng còn nhớ nổi mặt mũi hoa hậu, đăng quang năm nào, ở cuộc thi nào, và cũng chẳng biết ai mới là hoa hậu đại diện cho phụ nữ Việt Nam[98]
Cũng vì có quá nhiều cuộc thi được tổ chức nên tất yếu diễn ra tình trạng “thương mại hóa”, mục đích thi hoa hậu bị biến tướng, trở nên phản văn hóa và phản giáo dục. Các cuộc thi hoa hậu đã không còn là sân chơi văn hóa như trước kia nữa mà đã biến tướng thành hoạt động giải trí mang tính trục lợi, chỉ cốt để ban tổ chức kiếm tiền. Có những cuộc thi hoa hậu còn dùng chiêu trò vô văn hóa, “truyền thông bẩn” như cố ý tạo scandal để công chúng chú ý đến cuộc thi. Các thí sinh thì bí mật “đấu đá” lẫn nhau, mua bán danh hiệu để lăng-xê tên tuổi hòng mưu lợi cá nhân. Các Hoa hậu sau cuộc thi hầu hết không có đóng góp gì cho xã hội, họ thường chỉ xuất hiện khi đi sự kiện quảng cáo kiếm tiền hoặc khi vướng phải những tai tiếng đời tư, rồi có những thông điệp lệch lạc kiểu “chỉ cần đẹp là sẽ có cuộc sống sung túc”. Ngoài ra, việc một số thí sinh Á hậu, Hoa hậu bị phát hiện là gái bán dâm cao cấp đã khiến các cuộc thi hoa hậu chịu nhiều tai tiếng. Các cuộc thi hoa hậu giờ đây bị dư luận coi là nơi trá hình cho việc “tuyển gái gọi, vợ bé cho đại gia”, khuyến khích phụ nữ ăn mặc hở hang để kiếm tìm danh lợi, gây tác hại cho việc giáo dục thanh niên chứ không có ích lợi gì cho xã hội[53][99]
Đặc biệt, từ đầu năm 2021, Nghị định 144/2020 về biểu diễn nghệ thuật của Chính phủ đã bãi bỏ quy định quan trọng là “thí sinh thi hoa hậu phải có vẻ đẹp tự nhiên”. Sự thay đổi này là một sai lầm nghiêm trọng, khiến cho những cuộc thi sắc đẹp “đã loạn lại càng thêm loạn”, trước kia là “loạn danh hiệu”, nay lại có cả “loạn giới tính thí sinh”, “loạn nhan sắc thật – giả”. Không còn quy định pháp luật kiểm soát, nhiều cuộc thi sắc đẹp tại Việt Nam đã cố ý buông lỏng tiêu chuẩn lựa chọn thí sinh (trước kia thí sinh phải có vẻ đẹp tự nhiên mới được thi hoa hậu, nhưng hiện nay thì xuất hiện ngày càng nhiều cuộc thi cho phép thí sinh đã phẫu thuật thẩm mỹ, thậm chí cả người chuyển giới cũng được tham gia), khiến các cuộc thi này mất hoàn toàn sự trung thực và tính công bằng. Bản chất thi hoa hậu ở Việt Nam bị biến tướng nghiêm trọng, trở thành nơi đua tranh của công nghệ phẫu thuật thẩm mỹ, của “ngoại hình nhân tạo, sắc đẹp dối trá” chứ không còn là thi vẻ đẹp tự nhiên đích thực nữa. Thời của những cuộc thi hoa hậu đích thực, “nơi tôn vinh vẻ đẹp tự nhiên của phụ nữ Việt Nam” đã không còn nữa, thay vào đó là những màn trình diễn “sắc đẹp dao kéo” được tạo ra bởi công nghệ thẩm mỹ. Hệ lụy là sự suy đồi nghiêm trọng về văn hóa và quan niệm thẩm mỹ: vẻ đẹp tự nhiên của phụ nữ Việt Nam ngày càng bị coi thường, trong khi nhan sắc giả tạo thì ngày càng được cổ súy và lạm dụng. Các cuộc thi hoa hậu ngày càng trở nên phản văn hóa, ngày càng giả dối và bất bình đẳng: Thí sinh có thể phẫu thuật thẩm mỹ từ làn da, khuôn mặt, vóc dáng cho tới cả chuyển đổi giới tính… mà vẫn được phép thi hoa hậu, vẫn được dùng “sắc đẹp dối trá” để lừa bịp khán giả. Danh xưng “Hoa hậu”, một thời được coi là “đại diện cho vẻ đẹp tự nhiên của phụ nữ Việt Nam”, thì nay đã biến tướng thành “sản phẩm của công nghệ làm giả nhan sắc”, bị công chúng dè bỉu. Một hệ lụy phản giáo dục đau lòng khác là sự cổ súy nhiều thiếu nữ đua nhau đi phẫu thuật thẩm mỹ để tham gia thi hoa hậu, không còn biết trân trọng ngoại hình do cha mẹ sinh thành. Quy định pháp luật sai lầm, quản lý văn hóa yếu kém chính là nguyên nhân khiến các cuộc thi hoa hậu ở Việt Nam lâm vào tình trạng “loạn nhan sắc thật – giả, loạn giới tính thí sinh” diễn ra nghiêm trọng như hiện nay[100]
Thoái trào ở những nước tăng trưởng[sửa|sửa mã nguồn]
Các tổ chức đấu tranh vì quyền bình đẳng phụ nữ trên thế giới cũng phê phán các cuộc thi sắc đẹp, nơi mà người khác có quyền được buông ra những lời nhận xét (dù vô tình hay cố tình) có thể làm tổn thương đến phụ nữ. Năm 1970, khi cuộc thi Hoa hậu Thế giới được tổ chức tại Anh, nhiều tổ chức bảo vệ nữ quyền đã tổ chức biểu tình, giơ những biểu ngữ như “Phụ nữ cũng là con người”, “Chấm dứt trưng bày cơ thể phụ nữ”… khiến các kênh truyền hình Anh phải từ chối phát sóng cuộc thi. Trong cuộc thi Hoa hậu Ukraine 2017, một nhóm ủng hộ nữ quyền đã lao lên sân khấu để phản đối vì cho rằng các cuộc thi hoa hậu đã biến người phụ nữ thành vật trưng bày, hạ thấp phẩm giá người phụ nữ. Các cuộc thi hoa hậu đang ngày càng bị công chúng xem thường vì đã bị thương mại hóa, những “ông bầu” tổ chức thi hoa hậu chỉ để bán danh hiệu thu tiền, hoặc “tuyển đào cho đại gia”, nhiều thí sinh tham dự đã bị xúc phạm phẩm giá nặng nề. Hoa hậu Thế giới 2015, Mireia Lalaguna, khi trở về Tây Ban Nha sau đăng quang đã chẳng có khán giả nào đến sân bay để chào đón. Tại Hoa Kỳ, số người xem tivi tường thuật các cuộc thi Hoa hậu đã giảm mạnh, năm 2006 chỉ còn bằng 1/3 so với năm 1980.[53]
Tại Mỹ và châu Âu, công chúng tại những nước này đã không còn quan tâm đến các cuộc thi nhan sắc. Hoa hậu Hoàn vũ từng đạt rating 7,7 triệu người xem tại Mỹ năm 2014, nhưng đến năm 2019 đã sụt xuống 3,8 triệu và đến năm 2021, rating chỉ còn 2,7 triệu người xem. Hoa hậu Thế giới ngày nay đã không còn được truyền hình trực tiếp tại Anh, đất nước khai sinh ra cuộc thi. Trong một bài khảo sát đăng tải trên The Guardian, nhiều người Anh còn không biết đến sự tồn tại của cuộc thi này.[101]
Tại Trung Quốc, cuối thập niên 1990 là giai đoạn các cuộc thi hoa hậu bùng nổ, việc xem thi hoa hậu cũng là niềm đam mê của nhiều khán giả. Tuy nhiên hiện tại, các cuộc thi nhan sắc phải xếp sau các sự kiện âm nhạc, điện ảnh, thông tin giải trí… Hoa hậu Hồng Kông từng là một cuộc thi nhan sắc có tiếng tại châu Á trong thập niên 1990, tuy nhiên hiện nay chất lượng thí sinh đã giảm sút nghiêm trọng. Trương Chí An – giáo sư tại khoa Báo chí, Đại học Phúc Đán đã tuyên bố: “Hoa hậu ngày nay vừa đăng quang đã hết thời”. Những năm trở lại đây, những cô gái Trung Quốc xinh đẹp, tài năng đã không còn mặn mà với các đấu trường nhan sắc[101]
Ở Nước Hàn, chuyên viên vũ đạo Lee Myeong Seok – người nhiều năm là tổng đạo diễn đêm chung kết những cuộc thi hoa hậu – cho biết vài năm gần đây, những cuộc thi người mẫu ở Nước Hàn ngày một suy giảm, chẳng mấy ai nhớ được tên 2 hoa hậu Nước Hàn đăng quang gần nhất. Nguyên nhân vì nhiều cuộc thi vướng bê bối mua giải, thí sinh ăn mặc phản cảm. Một phần nguyên do khác là ý niệm văn hóa truyền thống của công chúng đã nâng lên, họ nhận ra những cuộc thi người mẫu chỉ là một hình thức kinh doanh lợi dụng thân thể, nhan sắc của người phụ nữ chứ không mang ý nghĩa tốt đẹp gì [ 102 ] .
Trên thế giới đầu thế kỷ 21, chỉ còn một số nước chậm phát triển nhưng “cuồng” hoa hậu tại Nam Mỹ và Đông Nam Á như Venezuela, Philippines, Colombia, Việt Nam… là tích cực tổ chức thi hoa hậu nhằm thỏa mãn tâm lý thích dùng sắc đẹp để kiếm danh tiếng hoặc lấy chồng đại gia nhằm đổi đời. Còn ở các nước phát triển, những cuộc thi Hoa hậu chẳng còn được khán giả thế giới chú ý nhiều, đặc biệt là tại các nước phát triển như châu Âu, Bắc Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Khi hiểu biết về quyền phụ nữ được nâng cao, người dân các nước này đã nhận ra rằng thi Hoa hậu thực chất là việc hạ thấp phẩm giá phụ nữ, vì các cuộc thi này xem cơ thể phụ nữ giống như vật trưng bày di động để chấm điểm, buộc phụ nữ phải mặc áo tắm trình diễn hở hang chỉ để mọi người bình phẩm, kiếm lợi cho ban tổ chức. Một xã hội văn minh thì sẽ không chấp nhận việc cơ thể người khác (dù xấu hay đẹp) bị đem ra bình phẩm một cách công khai; và một người phụ nữ giàu lòng tự trọng cũng sẽ không dùng cơ thể mình làm vật trưng bày để người khác chấm điểm. Do vậy, những người đẹp ở các nước phát triển không còn muốn thi Hoa hậu nữa, danh hiệu Hoa hậu tại các nước này chỉ còn là “hữu danh vô thực”, chẳng có mấy ai quan tâm hoặc nhớ đến những người từng đoạt giải[103]
Source: https://vh2.com.vn
Category : Trái Đất