Làm việc trong các công ty, tập đoàn lớn đem lại nhiều lợi ích và sự ổn định cho mỗi cá nhân, tuy nhiên đây cũng chính là hạn chế...
Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp
DỊCH VỤ KẾ TOÁN TRỌN GÓI GIÁ CHỈ TỪ 500.000 VNĐ Xem Ngay
Nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nợ phải trả, nợ phải trả bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Trong bài viết dưới đây Kế Toán Minh Việt cung cấp thông tin chi tiết nhất về nguồn vốn của doanh nghiệp
Nguồn vốn của doanh nghiệp từ vốn chủ sở hữu
Là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng góp mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Nguồn vốn của doanh nghiệp từ vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư tự góp vốn hoặc hình hành từ kết quả kinh doanh, do đó vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ
Tùy loại hình doanh nghiệp mà nguồn vốn của doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn:
Bạn đang đọc: Phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp
- Đối với doanh nghiệp nhà nước nguồn vốn hoạt động do nhà nước cấp hoặc đầu tư nên nhà nước là chủ sở hữu vốn
- Đối với các doanh nghiệp liên doanh, liên kết chủ sở hữu vốn là các thành viên tham gia góp vốn hoặc các cá nhân tham gia hùn vốn
- Đối với các công ty cổ phần thì Nguồn vốn của doanh nghiệp từ vốn chủ sở hữu vốn là các cổ đông
- Đối với các doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu vốn là cá nhân hoặc một hộ gia đình
Nguồn vốn của doanh nghiệp từ vốn chủ sở hữu bao gồm:
- Nguồn vốn góp do các chủ sở hữu, các nhà đầu tư đóng để thành lập hoặc mở rộng kinh doanh và được sử dụng vào mục đích kinh doanh. Số vốn này có thể được bổ sung, tăng thêm hoặc rút bớt trong quá trình kinh doanh
- Lợi nhuận chưa phân phối (lãi lưu giữ): đây là kết quả của toàn bộ hoạt động kinh doanh. Số lợi nhuận này trong khi chưa phân phối được sử dụng cho kinh doanh và coi như là một nguồn vốn chủ sở hữu
- Vốn chủ sở hữu khác: là số vốn chủ sở hữu có nguồn gốc từ lợi nhuận để lại (các quỹ doanh nghiệp, các khoản dự trữ theo điều lệ, dự trữ theo luật định…) hoặc các loại vốn khác (xây dựng cơ bản, chênh lệch đánh giá tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái, nguồn kinh phí…)
Nguồn vốn của doanh nghiệp từ Nợ phải trả
Nợ phải trả là số nguồn vốn của doanh nghiệp đi vay, đi chiếm dụng của các đơn vị tổ chức, cá nhân và do vậy doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả; bao gồm các khoản nợ tiền vay, các khoản nợ phải trả cho người bán, cho nhà nước, cho công nhân viên và các khoản nợ phải trả khác.
Nợ phải trả của doanh nghiệp chia ra thành 2 loại bao gồm:
Nợ ngắn hạn
Nợ ngắn hạn là số nguồn vốn của doanh nghiệp đã đi vay và có trách nhiệm trả trong vòng 1 chu kỳ hoạt động kinh doanh bình thường hoặc trả trong vòng 1 năm. Các khoản nợ này được trang trải bằng tài sản lưu động hoặc bằng các khoản nợ ngắn hạn phát sinh.
Các khoản nợ ngắn hạn bao gồm:
- Vay ngắn hạn
- Thương phiếu phải trả
- Khoản nợ dài hạn đã đến hạn trả cho người bán
- Người nhận thầu
- Thuế và các khoản phải nộp ngân sách
- Lương
- Phụ cấp phải trả cho công nhân viên
- Các khoản nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn
- Các khoản nợ ngắn hạn phải trả khác
Nợ dài hạn
Nợ dài hạn là số nguồn vốn của doanh nghiệp đi vay và có thời gian trả nợ trên 1 năm, bao gồm:
- Vay dài hạn cho đầu tư phát triển
- Nợ thế chấp phải trả
- Thương phiếu dài hạn
- Trái phiếu phải trả
- Các khoản nhận ký cược, ký quỹ dài hạn
- Các khoản phải trả dài hạn khác
Như vậy, tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp chỉ là hai mặt khác nhau của vốn. Tài sản biểu hiện trạng thái cụ thể của vốn, cái đang có, đang tồn tại ở đơn vị. Nguồn vốn của doanh nghiệp biểu hiện mặt trừu tượng, chỉ ra phạm vi sử dụng hay nguồn huy động tài sản. Một tài sản có thể được tài trợ từ một hay nhiều nguồn vốn khác nhau. Ngược lại, một nguồn vốn của doanh nghiệp có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều loại tài sản. Về mặt lượng, tổng tài sản bao giờ cũng bằng tổng nguồn hình thành tài sản bởi vì chúng là hai mặt khác nhau của cùng một lượng vốn. Từ đó, chúng ta có đẳng thực kế toán cơ bản:
Tài sản = Nguồn vốn
Hay : Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
Đẳng thức này thể hiện tính cân bằng về lượng luôn luôn được duy trì giữa tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình hoạt động và ở bất kỳ đơn vị tổ chức nào.
Sơ đồ phân loại nguồn vốn của doanh nghiệp
Bài viết tiếp theo : Tuần hoàn của vốn kinh doanh thương mại trong doanh nghiệp
Bài viết trước : Các loại gia tài của doanh nghiệp
Source: https://vh2.com.vn
Category : Startup