Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Giới thiệu – Ngân hàng – Bảo hiểm>Ngân hàng Đầu tư & Phát triển VN>Giới thiệu – Chức năng – Báo điện tử của Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương

Đăng ngày 24 April, 2023 bởi admin

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV

 

Tên đầy đủ:

Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam.

Tên giao dịch quốc tế:

Bank for Investment and Development of Vietnam.

Tên gọi tắt:

BIDV.

Địa chỉ:

Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Điện thoại:

04. 2220. 0422

Fax:

04. 2220. 0399

Website:

www.bidv.com.vn.  

Email:

[email protected]

1. Ngày thành lập:

– Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam

– Ngày 24/6/1981 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam

– Ngày 14/11/1990 chuyển thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2. Nhiệm vụ:

– Kinh doanh đa  ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phục vụ phát triển kinh tế Đất nước

3. Phương châm hoạt động:

– Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công.

4. Mục tiêu hoạt động:

– Trở thành ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

5. Chính sách kinh doanh

– Chất lượng – tăng trưởng bền vững – hiệu quả an toàn

7. Khách hàng- đối tác:

– Doanh nghiệp: Các tập đoàn, Tổng công ty lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

– Định chế tài chính: Có quan hệ đại lý với 1551 định chế tài chính trong nước và quốc tế;là ngân hàng đại lý cho các tổ chức đơn phương và đa phương như World Bank, ADB, JBIC, NIB…

– Cá nhân: BIDV hướng tới mục tiêu trở thành một ngân hàng bán lẻ thân thiện và tiện ích.

8. Sản phẩm dịch vụ:

– Ngân hàng: Cung cấp đầy đủ, trọn gói các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại

– Bảo hiểm: Bảo hiểm, tái bảo hiểm tất cả các loại hình nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ

– Chứng khoán:   Môi giới chứng khoán; Lưu ký chứng khoán; Tư vấn đầu tư (doanh nghiệp, cá nhân); Bảo lãnh, phát hành; Quản lý danh mục đầu tư

– Đầu tư Tài chính: + Chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…)

                                  + Góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án.

BIDV đã đang và ngày càng nâng cao được uy tín về cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng thời khẳng định giá trị thương hiệu trong lĩnh vực phục vụ dự án, chương trình lớn của Đất nước.

9. Cam kết:

– Với khách hàng:

  Cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao, tiện ích  nhất .

  Chịu trách nhiệm cuối cùng về sản phẩm dịch vụ đã cung cấp

– Với các đối tác chiến lược:

                 “Chia sẻ cơ hội, hợp tác thành công”.

– Với Cán bộ Công nhân viên:

 Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

 Luôn coi con người là nhân tố quyết định mọi thành công theo phương châm “mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế trong cạnh tranh” về cả năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức.

10.Mạng lưới:

BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối:

10.1 – Khối kinh doanh

– Mạng lưới ngân hàng

+ 109 chi nhánh và trên 500 phòng giao dịch tại 63 tỉnh thành trên cả nước, hàng nghìn ATM, POS trải rộng khắp các địa bàn đô thị phát triển được kết nối với 11 ngân hàng thuộc Banknet, Smartlink và kết nối thanh toán thẻ VISA.

+ Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt là:

      – Ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khoán (Nam Kì Khởi Nghĩa)

      – Ngân hàng bán buôn phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở Giao dịch 3)

– Mạng lưới phi ngân hàng: Công ty chứng khoán BIDV (BSC), 20 chi nhánh Công ty Bảo hiểm (BIC), 02 Công ty Cho thuê tài chính (Leasing I, Leasing II)…

– Công ty Liên doanh:  VID Public (VID Public Bank), Ngân hàng Liên doanh Lào Việt (LVB); Ngân hàng Liên doanh Việt Nga (VRB),  Công ty Quản lý Đầu tư BIDV – Vietnam Partner(BVIM), Công ty liên doanh Tháp BIDV, Công ty Đầu tư Tài chính (BFI), Công ty cổ phần đường cao tốc Việt nam (BECD) Công ty cho thuê Hàng Không (VALC),……

– Hiện diện thương mại đầu tư: Trên cả 3 lĩnh vực Ngân hàng, Bảo hiểm và Đầu tư tài chính tại Lào, Nga và đặc biệt là Campuchia (Công ty Đầu tư – Phát triển Campuchia – IDCC; Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Campuchia – BIDC và Công ty Bảo hiểm Campuchia – CVI).

10.2 – Khối sự nghiệp

– Trung tâm Đào tạo (BTC).

– Trung tâm Công nghệ thông tin (BITC)

11. Ban lãnh đạo:

–  Hội đồng quản trị:

+ Là cơ quan hoạch định chiến lược phát triển, định hướng hoạt động của BIDV.

+ Chủ tịch HĐQT: Ông Trần Bắc Hà

– Ban Tổng giám đốc:

+ Cơ quan điều hành mọi hoạt động của BIDV.

+ Tổng giám đốc:  Ông Trần Anh Tuấn

12. Nhân lực

– Đội ngũ 15.000 cán bộ nhân viên chuyên nghiệp, bài bản, tận tình  phục vụ  khách hàng, đặc biệt có kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư phát triển, là thế mạnh cạnh tranh của BIDV.             

13. Thương hiệu BIDV:  

– Là sự lựa chọn, tín nhiệm của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp hàng đầu của cả nước, cá nhân trong việc tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng.

– Được cộng đồng trong nước và quốc tế biết đến và ghi nhận như là một trong những thương hiệu ngân hàng lớn nhất Việt Nam, được chứng nhận bảo hộ thương hiệu tại Mỹ, được nhận nhiều giải thưởng hàng năm của các tổ chức, định chế tài chính trong và ngoài nước.

– Là niềm tự hào của các thế hệ CBNV và của ngành tài chính ngân hàng trong 53 năm qua với nghề nghiệp truyền thống phục vụ đầu tư phát triển đất nước.

NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV

Lịch sử 53 năm trưởng thành và phát triển

Ngày 26/4/1957, Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ban hành Nghị định số 177/TTg khai sinh ra Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (nay là Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) với nhiệm vụ cung ứng và quản lý nguồn vốn nhà nước cho công cuộc tái thiết và xây dựng đất nước. Từ đó, lịch sử Tài chính – Ngân hàng Việt Nam có thêm một dấu mốc quan trọng, đánh dấu sự ra đời của một ngân hàng đặc biệt. Để đến hôm nay, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV luôn tự hào là Ngân hàng Thương mại Nhà nước có bề dày và truyền thống nhất Việt Nam.

Lịch sử xây dựng, trư­ởng thành của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một chặng đư­ờng đầy gian nan thử thách như­ng cũng rất đỗi tự hào gắn với từng thời kỳ lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và xây dựng đất nư­ớc của dân tộc Việt Nam…

Hoà mình trong dòng chảy của dân tộc, từ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam, đến Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam và nay là Ngân hàng Đầu tư­ và Phát triển Việt Nam, đã góp phần vào việc khôi phục, phục hồi kinh tế sau chiến tranh, thực hiện kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1957 – 1965); Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lư­ợc xây dựng CNXH, chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở miền Bắc, chi viện cho miền Nam, đấu tranh thống nhất đất nư­ớc (1965- 1975); Xây dựng và phát triển kinh tế đất nư­ớc (1975-1989) và Thực hiện công cuộc đổi mới hoạt động ngân hàng phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nư­ớc (1990 – nay). Dù ở bất cứ đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào, các thế hệ cán bộ nhân viên BIDV cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình – là ngư­ời lính xung kích của Đảng trên mặt trận tài chính tiền tệ, phục vụ đầu tư­ phát triển của đất nước…

1. Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam (1957 – 1981)

Ra đời trong hoàn cảnh cả n­ước đang tích cực hoàn thành thời kỳ khôi phục và phục hồi kinh tế để chuyển sang giai đoạn phát triển kinh tế có kế hoạch, xây dựng những tiền đề ban đầu của chủ nghĩa xã hội, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đã có những đóng góp quan trọng trong việc quản lý vốn cấp phát kiến thiết cơ bản, hạ thấp giá thành công trình, thực hiện tiết kiệm, tích luỹ vốn cho nhà nước…

Ngay từ những ngày đầu, với 11 chi nhánh  và 200 cán bộ, Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam đã gắn bó với công cuộc tái thiết đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965) và thống nhất đất nước (1965 -1975), hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cung ứng và quản lý vốn để xây dựng các cơ sở công nghiệp, văn hóa, xã hội ở miền Bắc và xây dựng các công trình phục vụ cho chiến trường miền Nam đảm bảo huyết mạch giao thông, liên lạc cho chiến trường lớn miền Nam: như hệ thống  dự trữ và vận chuyển xăng dầu, hệ thống đường Hồ Chí Minh, các mạng và trạm liên lạc vô tuyến, hữu tuyến… góp phần tích cực vào thắng lợi cuối cùng của cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc.

Sau thắng lợi mùa xuân năm 1975, một  mặt tham gia tiếp quản  và cải tạo nền công thương khu vự phía Nam, một mặt Ngân hàng Kiến thiết góp phần tích cực vào nhiều công trình ghi đậm dấu ấn, phát huy vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc và thủ đô Hà Nội như: cầu Chương Dương, đường Vành đai Trần Nhật Duật, Láng – Giảng Võ, đường tàu thống nhất Bắc Nam, đến các công trình trong lĩnh vực văn hóa, xã hội như: Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cung văn hóa Hữu nghị Việt – Xô, Bệnh viện Nhi Thụy Điển, Giảng đường trường Đại học Bách Khoa, Đài Truyền hình Việt Nam…Các khu công nghiệp, khu đô thị mới, dự án đầu tư sản xuất hàng  tiêu dùng, hàng xuất khẩu của Thủ đô đều có sự tham gia của BIDV trong việc cung ứng vốn, cho vay và đảm bảo thanh toán, đưa công trình vào sử dụng có hiệu quả.

2. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam (1981 – 1990)

Trong khoảng từ 1981- 1990, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam lúc này đã có tên mới:  Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam. Thời kỳ này, BIDV đã từng bước vượt qua khó khăn, hoàn thiện các cơ chế nghiệp vụ, tiếp tục khẳng định để đứng vững và phát triển. Đây cũng là thời kỳ ngân hàng đã có bước chuyển mình theo định hướng của sự nghiệp đổi mới của cả nước nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, từng bước trở thành một trong các ngân hàng chuyên doanh hàng đầu trong nền kinh tế. Những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam thời kỳ này lớn hơn trước gấp bội cả về tổng nguồn vốn cấp phát, tổng nguồn vốn cho vay và tổng số tài sản cố định đã hình thành trong nền kinh tế.

Thời kỳ này đã hình thành và đưa vào hoạt động hàng loạt những công trình to lớn có “ý nghĩa thế kỷ” của đất nước như: thủy điện Sông Đà, thủy điện Trị An, dầu khí Vũng Tàu, cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, cảng Chùa Vẽ, Nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, Nhà máy đóng tàu Hạ Long…

3. Thời kỳ Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (1990 – nay)

10 năm đổi mới (1990 – 2000) cũng là 10 năm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nỗ lực cao nhất phục vụ cho đầu tư­ phát triển. Với nguồn vốn huy động đư­ợc thông qua nhiều hình thức, BIDV đã tập trung đầu tư­ cho những ch­ương trình lớn, những dự án trọng điểm, các ngành then chốt của nền kinh tế như­: Ngành Điện lực, Bư­u chính viễn thông, Các khu công nghiệp… với doanh số cho vay đạt 35.000 tỷ. Nguồn vốn tín dụng của BIDV đã góp phần tăng năng lực sản xuất của các ngành, tăng cường “sức khỏe” của nền kinh tế.

Sau những năm thực hiện đư­ờng lối đổi mới, BIDV đã đạt được những kết quả quan trọng. Để tạo được những bước bứt phá trong xu thế mới, BIDV đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp cải cách, trong đó có việc triển khai Đề án Cơ cấu lại. Sau 5 năm thực hiện Đề án cơ cấu lại (2001 – 2005) và thực hiện các cải cách khác trong năm 2006, 2007 đã tạo ra b­ước chuyển biến căn bản về chất trong hoạt động của BIDV, làm tiền đề cho giai đoạn phát triển mới.

BIDV vẫn tiếp tục phát huy vai trò phục vụ đầu tư phát triển bằng việc ký kết các thoả thuận hợp tác toàn diện cùng phát triển bền vững với hơn 20 Tổng Công ty lớn. BIDV đã và đang ngày càng nâng cao đ­ược uy tín về cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đồng bộ cho lực lư­ợng “chủ công” này của nền kinh tế đồng thời khẳng định giá trị của th­ương hiệu BIDV trong lĩnh vực phục vụ các dự án, chư­ơng trình lớn của đất n­ước. Bên cạnh tăng c­ường các quan hệ hợp tác với các “quả đấm thép” của nền kinh tế, BIDV cũng đã chú trọng đến việc mở rộng khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư­ nư­ớc ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nền khách hàng đã đa dạng hơn cả về loại hình sở hữu và ngành nghề.

Bước vào giai đoạn 2007 – 2010 là giai đoạn đặc biệt, đánh dấu bằng tiến trình Cổ phần hóa và hội nhập mạnh mẽ, với nền tảng đã có BIDV hướng tới một tập đoàn tài chính ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động và quản trị điều hành theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, nâng cao hiệu quả  hoạt động trên 4 trụ cột: Ngân hàng, Bảo hiểm, Chứng khoán, Đầu tư tài chính.

*. Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…

Qua 53 năm xây dựng và trư­ởng thành, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng, góp phần đắc lực cùng toàn ngành Ngân hàng thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia và phát triển kinh tế xã hội của đất nư­ớc. Bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ và tri thức, với hành trang là bề dày truyền thống, Ngân hàng Đầu tư­ và Phát triển Việt Nam tự tin h­ướng tới những mục tiêu và ư­ớc vọng to lớn hơn trở thành một Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có uy tín trong nước, trong khu vực và vươn ra thế giới.

——————————————–

Source: https://vh2.com.vn
Category : Doanh Nghiệp