Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Hạch toán tăng tài sản cố đinh

Đăng ngày 17 September, 2022 bởi admin

Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình

Tăng do mua ngoài không qua lắp đặt:

Kế toán phản ánh các bút toán:

BT1: Ghi tăng nguyên giá TSCĐ

Nợ TK 211: Nguyên giá TSCĐ

Nợ TK 133 (1332): Thuế VAT được khấu trừ

Có TK 331: Tổng số tiền chưa trả người bán.

Có TK 341, 111, 112: Thanh toán ngay (kể cả phí tổn mới).

BT2: Kết chuyển tăng nguồn vốn tương ứng (trường hợp đầu tư bằng vốn chủ sở hữu).

Nợ TK 4141: Nếu dùng quỹ đầu tư phát triển

Nợ TK 4312: Nếu dùng quỹ phúc lợi để đầu tư

Nợ TK 441: Đầu tư bằng vốn XDCB

Có TK 411: Nếu TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh

Có TK 4312: Nếu dùng cho hoạt động phúc lợi.

Nếu đầu tư bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản thì ghi:

Có TK 009

Còn nếu đầu tư bằng nguồn vốn kinh doanh khác thì không phải kết chuyển nguồn vốn.

Trường hợp mua sắm phải thông qua lắp đặt trong thời gian dài

Kế toán phải tiến hành tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt theo từng đối tượng. Khi hoàn thành, bàn giao mới ghi tăng nguyên giá TSCĐ và kết chuyển nguồn vốn.

– Tập hợp chi phí mua sắm, lắp đặt (giá mua, chi phí lắp đặt, chạy thử và các chi phí khác trước khi dùng).

Nợ TK 241 (2411): Tập hợp chi phí thực tế

Nợ TK 133 (1332): Thuế VAT được khấu trừ

Có TK liên quan (331, 341, 111, 112…)

– Khi hoàn thành nghiệm thu, đưa vào sử dụng:

+Ghi tăng nguyên giá TSCĐ

Nợ TK 221: (Chi tiết từng loại)

Có TK 241 (2411)

+Kết chuyển nguồn vốn (đầu tư bằng vốn chủ sở hữu)

Nợ TK 4141, 441, 4312

Có TK 411 (hoặc 4313)

Trường hợp tăng do xây dựng cơ bản bàn giao

Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản được tập hợp riêng trên Tk 241 (2412), chi tiết theo từng công trình. Khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng phải ghi tăng nguyên giá và kết chuyển nguồn vốn giống như tăng TSCĐ do mua sắm phải qua lắp đặt.

Trường hợp tăng do nhận vốn góp liên doanh

Căn cứ vào giá trị vốn góp do 2 bên thoả thuận, kế toán ghi tăng vốn góp vào nguyên giá TSCĐ.

Nợ TK 211: Nguyên giá

Có TK 411(chi tiết vốn liên doanh): Giá trị vốn góp

Trường hợp nhận lại vốn góp liên doanh

Căn cứ vào giá trị còn lại được xác định tại thời điểm nhận, kế toán ghi các bút toán sau:

BT1: Phản ánh nguyên giá TSCĐ nhận về

Nợ TK 211: nguyên giá (theo giá trị còn lại)

Có TK 128: Nhận lại vốn góp liên doanh ngắn hạn

Có TK 222: Nhận lại vốn góp liên doanh dài hạn.

BT2: Chênh lệch giữa giá trị vốn góp với giá trị còn lại (nếu hết hạn liên doanh hoặc rút hết vốn không tham gia nữa vì liên doanh không hấp dẫn…)

Nợ TK liên quan (111,112,152,1388…)

Có TK 222, 128

Trường hợp tăng do chuyển từ công cụ, dụng cụ thành TSCĐ

– Nếu CCDC còn mới, chưa sử dụng

Nợ TK 211: Nguyên giá (giá thực tế)

Có TK: 153 (1531)

– Nếu CCDC đã sử dụng

Nợ TK 211: Nguyên giá

Có TK 2141: giá trị đã phân bổ

Có TK 1421: giá trị còn lại

Tăng do đánh giá TSCĐ

BT1: Phần chênh lệch tăng nguyên giá

Nợ TK 211

Có TK 412

BT2: Phần chênh lệch tăng hao mòn (nếu có)

Nợ TK 412

Có TK 214

Trường hợp phát hiện thừa trong kiểm kê

Căn cứ vào nguyên nhân thừa cụ thể để ghi sổ cho phù hợp theo 1 trong các trường hợp đã nêu (nếu do để ngoài sổ sách chưa ghi sổ). Nếu TSCĐ đó đang sử dụng cần trích bổ sung khấu hao.

Nợ các TK liên quan 627, 641, 642

Có TK 214 (2141)

Nếu không xác định được chủ tài sản thì báo cho cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính cùng cấp để xử lý, trong thời gian chờ xử lý, kế toán ghi:

Nợ TK 211: Nguyên giá

Có TK 214: Giá trị hao mòn

Có TK 3381: Giá trị còn lại

nguồn : voer Bạn có nhu yếu học khóa học kế toán doanh nghiệp thời gian ngắn ( đào tạo và giảng dạy nghề kế toán cho người chưa biết về kế toán ) hoặc khóa học kế toán thực hành thực tế trên chứng từ thực tiễn xin vui mừng nhấp vào tên khóa học bên dưới để xem cụ thể : Khóa học kế toán thời gian ngắn Khóa học kế toán doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh Học Kế Toán Thực Hành Tổng Hợp Trên Chứng Từ Thực tế

Đăng nhận xét – phản hồi

Source: https://vh2.com.vn
Category : Startup