Networks Business Online Việt Nam & International VH2

KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN – DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐẠI DIỆN CỦA NHÂN LOẠI

Đăng ngày 25 October, 2022 bởi admin

Khi nhắc đến những nét đặc sắc trong văn hóa Việt Nam thì chắc chắn mọi người sẽ ngay lập tức nghĩ đến các di sản phi vật thể nổi tiếng được UNESCO công nhận trên thế giới như Nhã nhạc Cung Đình Huế, Dân Ca quan họ, Đờn ca tài tử Nam Bộ, Hát ca trù. Nhưng trên tất cả, có một di sản văn hóa của Việt Nam được tôn vinh trên thế giới và cũng là niềm tự hào của người dân nước Việt.

Đó chính là Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, một trong bảy di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam biểu tượng cho bản sắc dân tộc Việt tuyệt vời và đặc sắc. Đến với Tây Nguyên, ai cũng muốn được thưởng thức những âm thanh trầm bổng, vang vọng của cồng chiêng giữa núi rừng đại ngàn. Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ có sức hấp dẫn đặc biệt bởi sự đa dạng độc đáo của kỹ thuật diễn tấu, mà còn là tiếng nói tâm linh, là biểu tượng cho cuộc sống của con người nơi đây.

Trải qua 15 năm bảo tồn và phát triển, kể từ sau khi được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại ngày 25/11/2005, Không gian Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã trở thành một điểm nhấn về văn hóa, du lịch, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của vùng đất cao nguyên.

Sử thi văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên:

Tây Nguyên được biết đến là xứ sở của những sử thi đậm chất huyền thoại, vùng đất của đại ngàn xanh thẳm, của không gian văn hóa cồng chiêng đậm đà bản sắc. Không gian văn hóa cồng chiêng trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên, như Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, M’nông, Cơ Ho,…

Cồng chiêng xuất hiện trên mảnh đất Tây Nguyên chan hòa nắng gió từ bao giờ không ai rõ. Nó như mạch nước ngầm mang hơi thở cuộc sống của người dân nơi đây. Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng, cồng chiêng có từ thời cổ đại, bắt nguồn từ nền văn minh Đông Sơn có cách đây ít nhất 3.500-4.000 năm, với hai nhạc cụ điển hình là trống đồng và cồng chiêng. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, cồng chiêng là ngôn ngữ giao tiếp hàng đầu của con người với thế giới siêu nhiên. Nó được coi là biểu hiện cho tài sản, quyền lực, sự an toàn trong mỗi gia đình và cộng đồng.

Cồng, chiêng được làm từ hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cồng là loại có núm, chiêng không núm. Nhạc cụ này có nhiều cỡ, đường kính từ 20 đến 50-60cm, loại cực đại tới 90-120cm. Cồng chiêng có thế được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn, bộ từ 2 đến 12 hoặc 13 chiếc, thậm chí có nơi tới 18-20 chiếc. Trong một bộ chiêng, chiêng mẹ (chiêng cái) là quan trọng nhất. Cồng chiêng có thể được gõ bằng dùi hoặc đấm bằng tay. Có dân tộc còn áp dụng kỹ thuật chăn tiếng bằng tay trái hoặc tạo giai điệu trên một chiếc chiêng…

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên:

Trải qua năm tháng, cồng chiêng đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đầy sức quyến rũ và hấp dẫn của vùng đất Tây Nguyên. Những âm thanh khi ngân nga sâu lắng, khi thôi thúc trầm hùng, hòa quyện với tiếng suối, tiếng gió và tiếng lòng, đã sống mãi cùng đất trời và con người Tây Nguyên. Âm thanh của cồng chiêng như xoa dịu nỗi buồn, sự đớn đau, nỗi cô đơn trống vắng hay tủi hờn trong bất hạnh. Người giàu sang, kẻ nghèo hèn, già trẻ, gái trai như bị thôi miên, khao khát về cội nguồn, gắn kết trong vũ điệu cồng chiêng say lòng người.

Âm thanh cồng chiêng là sợi dây kết nối với cộng đồng một cách rất linh thiêng và thế tục, tâm niệm và cộng cam. Cồng chiêng đã trở thành biểu tượng không thể thiếu trong cuộc sống của dân tộc Tây Nguyên. Tiếng cồng chiêng không chỉ gợi lên những âm thanh huyền ảo mà nó còn đem đến một cảm xúc rạo rực khó tả trong lòng mỗi con người và tạo nên một sự đoàn kết mạnh mẽ của cả dân tộc.

Tiếng cồng chiêng gợi tả sự thổn thức trong lễ cầu sức khỏe, da diết ước mong trong ngày lễ phát rẫy trìa lúa và sự phấn khởi, mừng vui trong ngày lễ mùng thần lúa. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là một trong những di sản cần được bảo tồn và phát huy giá trị.

Những ngày hội cồng chiêng Tây Nguyên:

Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ một món ăn tinh thần của người dân Tây Nguyên mà nó còn chứa đựng những sáng tạo mang tầm kiệt tác của nhân loại. Nhờ sự tài hoa và khéo léo của người dân nơi nay đã biến một sản phẩm hàng hóa vốn không được đề cao trở thành một loại nhạc cụ tuyệt vời.

Âm nhạc ở đây không đơn thuần là nghệ thuật mà có chức năng phục vụ một sự kiện đặc biệt trong xã hội hoặc trong đời sống hàng ngày. Lúc đứa trẻ lớn lên, mỗi giai đoạn của đời sống hằng ngày. Lúc đứa trẻ mới chào đời, tiếng cồng vang lên chào đón thành viên mới. Khi đứa trẻ lớn lên, mỗi giai đoạn của đời sống, từ việc ruộng đồng cho đến những buổi gặp gỡ nam nữ, khi đón khách, lên nhà mới hay tang lễ… đều không thể thiếu cồng chiêng. Tiếng cồng chiêng âm vang gợi cho người nghe như thấy được cả không gian săn bắn, không gian làm rẫy, không gian lễ hội,.. của con người Tây Nguyên.

Vào những ngày lễ hội, hình ảnh những vòng nười nảy múa quanh ngọn lửa thiêng, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng, tạo cho Tây Nguyên một không gian lãng mạn và huyền ảo. Đây cũng chính là nguồn gốc của những áng sử thi, thơ ca đi vào lòng người.

Cồng chiêng Tây Nguyên không chỉ là một biểu tượng gắn bó mật thiết trong cuộc sống thường ngày của người dân Tây Nguyên mà nó còn là tiếng nói vủa tâm linh, tâm hồn con người và diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong đời sống lao động và sinh hoạt của họ. Hy vọng những thông tin được cung cấp trên sẽ giúp bạn khám phá được những nét đặc sắc trong văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên.

Tham khảo cụ thể tour tại : https://vh2.com.vn/tours/tour-du-lich-tay-nguyen-viet-nam-cid-627.html
Tết nguyên đán : https://vh2.com.vn/tours/tet-nguyen-dan-cid-259.html
ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY
HỒ CHÍ MINH : 91 – 93 Lê Quốc Hưng, Quận 4
ĐÀ NẴNG : Số 11 Phan Đình Phùng, Hải Châu
HÀ NỘI : 18 Yên Ninh, Ba Đình, Thành Phố Hà Nội .

Viettourist.com

Tổng đài 19001868 – 0909886688
Khiếu nại : 0908886688
# Viettourist # Dulichviettourist # DulichTayNguyen # TayNguyen # KhonggianvanhoaCongChiengTayNguyen

Source: https://vh2.com.vn
Category : Trái Đất