Làm việc trong các công ty, tập đoàn lớn đem lại nhiều lợi ích và sự ổn định cho mỗi cá nhân, tuy nhiên đây cũng chính là hạn chế...
GIÁO TRÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH doc – Tài liệu text
GIÁO TRÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH doc
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.39 MB, 213 trang )
Bạn đang đọc: GIÁO TRÌNH KHỞI SỰ KINH DOANH doc – Tài liệu text
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
GIÁO TRÌNH KHỞI SỰ KINH
DOANH
– 1 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
– 2 –
Khái niệm doanh nhân, sự khác biệt
giữa
doanh nhân với người sáng lập, chủ sở
hữu,
nhà quản lý cấp cao (CEO).
Đặc điểm lao động và những tố chất
cần
thiết để trở thành doanh nhân.
Phát triển năng lực doanh nhân.
– Nghe giảng và đọc tài liệu để nắm
bắt các nội dung chính.
– Làm bài tập và luyện thi trắc
nghiệm theo yêu cầu của từng bài.
– Liên hệ và lấy các ví dụ trong thực
tế để minh họa cho nội dung bài
học.
– Cập nhật những thông tin về kinh
tế, xã hội trên báo, đài, tivi, mạng
internet và tự đánh giá tác động của
chúng tới hoạt động sản xuất, kinh
doanh của các doanh nghiệp.
Sau khi học bài này, học viên có thể:
Hiểu bản chất và đặc điểm lao động
của doanh nhân.
Biết cách phát triển năng lực doanh
nhân của bản thân.
Biết điểm mạnh/yếu của mình để từ
đó có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên
ngoài.
NỘI DUNG
HƯỚNG DẪN HỌC MỤC TIÊU HỌC
CHƯƠNG 1:
NHẬN THỨC VÀ PHÁT TRIỂN N NG LĂ ỰC DOANH
NHÂN
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI:
Ebay: Câu chuyện kinh doanh kinh điển.
Sự ra đời của Ebay, trang web đấu
giá trực tuyến lớn nhất, đã tạo nên một câu
chuyện kinh doanh về quá trình khởi
nghiệp của một doanh nhân. Mặc dù Ebay
rất thành công nhưng câu chuyện về cách
thức khởi nghiệp của công ty thì không có
gì đặc biệt. Câu chuyện bắt đầu với một
doanh nhân nhận thức được cơ hội và bằng đam mê, sự cần cù và sẵn sàng hợp tác với
người khác đã gây dựng nên một doanh nghiệp thành công.
Pierre Omidyar là một kỹ sư phần mềm. Sinh ra tại Pháp vào năm 1967, ông đã
cùng gia đình sang định cư tại Mỹ. Đam mê máy tính
từ bé, ông tốt nghiệp trường đại học Tuft với tấm bằng
kỹ sư máy tính. Sau khi tốt nghiệp, Omidyar làm việc
với Claris và cùng sáng lập công ty có tên là Ink
Development, một công ty phát triển phần mềm dùng
bút. Cuối cùng, Ink thất bại những vẫn duy trì được hệ
thống máy tính mà Omidyar phát triển. Sau đó, hệ
– 3 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
thống này đã trở thành xương sống cho một hệ thống bán lẻ trực tuyến mới gọi là
eShop. Omidyar đã tích lũy được kinh nghiệm giá trị giúp eshop tăng nguồn vốn cho
công ty. Tiếp đến, anh rời công ty và tiếp nhận tại vị trí của General Magic. Tuy nhiên,
kinh nghiệm với tư cách là nhà doanh nghiệp trẻ sẽ là vô giá với khả năng của anh
trong việc hình thành ý tưởng, khởi sự và chuyển một doanh nghiệp mới thành một
công ty thành công.
Có hai cách giải thích về cách mà eBay khởi sự. Cách giải thích lãng mạn là
vào một buổi ăn tối, bạn gái của Omidyar, một nhà sưu tầm Pez dispenses, hỏi
Omidyar liệu anh có thể mở một trang web cho những người sưu tầm như cô không.
Mặc dù đây là một câu chuyện mủi lòng nhưng sự thật là Omidyar đã phải suy nghĩ
làm cahcsh nào để tạo ra một trang đấu giá trực tuyến. Cách giải thích thức hai và cũng
chính xác hơn về cách eBay khởi sự là do chính Omidyar tự giải thích như sau:
Sự thật là trước khi theo đuổi Pezmania, tôi đã nghĩ làm cách nào để tạo ra một
thị trường hiệu quả, tạo ra một sân chơi mà mọi người có thể truy cập cùng một thông
tin và có thể cạnh tranh cùng với những điều khoản. Là một kỹ sư phần mềm, tôi đã
làm việc cho một số công ty ở thung lũng Silicon và tôi cùng sáng lập một trang
thương mại điện tử đầu tiên.
Điều này đã giúp tôi nghĩ rằng có lẽ internet là nơi tạo ra một thị trường hiệu
quả như thế. Không chỉ là một nơi mà các công ty lớn bán
hàng cho khách hàng và tấn công họ bằng các chương trình
quảng cáo rầm rộ mà đó còn là nơi mà mọi người có thể
trao đổi với nhau. Tôi nghĩ nếu bạn có thể đem đủ số người
lại với nhau va cho phép họ trả tiền cho bất cứ thứ gì họ
nghĩ là đáng giá thì người ta có thể nhận biết được các giá
trị thực và cuối cùng nơi đây sẽ tạo ra một hệ thống công
bằng hơn- một tình thế thắng- thắng cho cả người mua và
cả người bán.
Để thực hiện ý tưởng này, Omidyar đã mở một trang web gọ là AuctionWeb
(trang đấu giá). Trang này rất đơn giản nhưng nó lại cung cấp được một hình thức đấu
giá tiện lợi cho phép những ai muốn bán và mua mọi thứ đều có thể gặp nhau. Vào
một ngày Quốc tế lao động năm 1995, Omidyar đã thông báo về dịch vụ miễn phí trên
trang “What’s new” của Yahoo. Trước đó khá lâu, khách hàng đã bắt đầu đặt vấn đề.
Mặc dù Omidyar tính một mức phí rất nhỏ cho người bán nhưng công ty anh đã có lãi
ngay từ ngày đầu tiên. Tiếp đến, Omidyar tìm được đối tác tên là Jeff Skoll, người có
những kỹ năng mà Omidyar còn thiếu. không như Omidyar có kiến thức nền về máy
tính, Skoll có bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh và nhiều trải nghiệm trong kinh doanh.
Cái tên eBay chưa hiện hữu cho đến mùa Thu năm 1999. Omidyar thích tên “echo
– 4 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
Bay” nhưng khi anh đăng ký tên miền thì mới biết có người đăng ký tên
www.echobay.com, vì thế anh đã rút ngắn tên thành eBay, và nó nghe cũng có vẻ hợp
lý.
Cuối năm 1997, eBay tăng nguồn tài trợ từ các nhà đầu tư mạo hiểm mà Omidyar
gặp trong lần thất bại với công ty đầu tiên. Tuy nhiên, eBay chưa bao giờ sử dụng
nguồn vốn mạo hiểm này. Thay vì thế, công ty đã yêu cầu các nhà đầu tư vốn giúp họ
xây dựng nhóm quản lý hàng đầu. Nhờ vậy họ đã thuê được Meg Whitman, một
chuyên gia đã chèo lái con tày eBay từ tháng 3 năm 1999. công ty đã xây dựng nhiều
quan hệ hợp tác giúp đẩy nhanh sự phát triển của công ty. Chẳng hạn, chắc chức năng
hosting của eBay là do hai công ty mà công chúng không biết đến cung cấp nhưng họ
đã duy trì cho trang web của eBay hoạt động suốt 24h mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần
trong tình trạng an toàn, cập nhật.
Pierre Omidyar và nhóm của ông đã tạo ra một công ty đẳng cấp quốc tế. Công ty
bây giờ đã có 41 triệu người sử dụng và tiếp tục tăng trưởng, tiếp tục sinh lợi.
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, tính đến năm 2010 dân số Việt Nam
vào khoảng 86 triệu người và mặc dù thu nhập bình quân theo đầu người lần đầu tiên
đạt 1024 USD/năm, nhưng Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo.
Lịch sử phát triển của khu vực Đông Á đã chứng minh, 30 năm là thời gian đủ
để một quốc gia lạc hậu trở nên phát triển.
Trong vòng 30 năm, Nhật Bản từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề đã
vươn lên trở thành một siêu cường quốc thứ hai thế giới. Hàn Quốc từ một nước bị ảnh
hưởng của nội chiến đã vươn lên để trở thành một quốc gia công nghiệp phát triển và
được thế giới biết đến qua các thương hiệu như Samsung, LG, Hyundai… Cũng trong
khoảng thời gian này Singapore từ một quốc đảo mới giành được độc lập đã phát triển
thành trung tâm tài chính – kinh tế của khu vực. Việc các quốc gia nói trên có thể phát
triển được như ngày hôm nay là nhờ sự đóng góp rất nhiều từ các doanh nghiệp nói
chung và các doanh nhân nói riêng. Vậy để Việt Nam có thể đạt được sự phát triển
như các quốc gia trong khu vực Đông Á, doanh nhân Việt Nam cần phải làm gì?
Câu hỏi:
1. Nếu bạn là doanh nhân,
bạn cần có những tố chất như thế
nào?
2. Quan điểm của bạn về
khát vọng làm giàu của doanh
nhân Việt Nam hiện nay?
– 5 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
1.1 Doanh nhân
1.1.1. Khái niệm doanh nhân
1.1.1.1. Người sáng lập doanh nghiệp
Nói đến người sáng lập doanh nghiệp là nói
đến những thành viên đầu tiên tham gia vào quá
trình hình thành một doanh nghiệp.
Đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn
(TNHH), Công ty hợp danh, Công ty cổ phần thì
Luật doanh nghiệp năm 2005 có đề cập đến thành
viên sáng lập như sau:
o “Thành viên sáng lập là người góp vốn,
tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản
điều lệ đầu tiên của Công ty TNHH, Công ty hợp danh”.
o “Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản
Điều lệ đầu tiên của Công ty cổ phần”.
Như vậy có thể hiểu người sáng lập là những người chủ sở hữu đầu tiên của
doanh nghiệp, họ bỏ
vốn ra kinh doanh, tham gia xây dựng và ký thông qua bản Điều lệ đầu tiên của
doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, do nguồn gốc
hình thành và quá trình hoạt động gắn liền với một các nhân (tổ chức) nên người sáng
lập đồng thời cũng là chủ sở hữu doanh nghiệp. Chủ sở hữu thường trực tiếp điều hành
hoặc cử đại diện tham gia điều hành doanh nghiệp (đối với công ty TNHH một thành
viên do tổ chức thành lập).
Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, thông thường do số lượng
thành viên cũng tương đối hạn chế, chủ sở hữu có thể là người sáng lập hoặc được
chuyển nhượng lại nhưng thường trực tiếp tham gia vào bộ máy điều hành doanh
nghiệp. Nhằm ràng buộc quyền và nghĩa vụ đối với cổ đông sáng lập, Luật Doanh
nghiệp quy định các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng
số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đầy đủ trong 90 ngày.
Trong thời hạn 3 năm, các cổ đông sáng lập có thể tự do chuyển nhượng cho nhau
nhưng không được chuyển nhượng ra bên ngoài nếu chưa được Đại hội đồng cổ đông
cho phép. Điều này cũng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư và cổ
đông nhỏ đồng thời đảm bảo sự ổn định nhất định cho doanh nghiệp mới thành lập
trong thời gian đầu hoạt động. Sau khi doanh nghiệp hoạt động ổn định được 3 năm,
– 6 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
mọi hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ.
1.1.1.2. Chủ sở hữu.
Chủ sở hữu được hiểu là người sở hữu một
phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Chủ sở hữu có thể
trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp hoặc ủy quyền điều hành cho người
khác (Giám đốc điều hành) và chịu trách nhiệm trước
pháp luật trong phạm vi vốn góp của mình vào doanh
nghiệp (trừ chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và
thành viên hợp danh của công ty hợp danh).
Xét về hình thức sở hữu, doanh nghiệp có thể có một chủ sở hữu (đơn sở hữu)
có thể có nhiều chủ sở hữu (đa sở hữu).
Doanh nghiệp đơn sở hữu, người chủ sở hữu có toàn quyền quyết định các
vấn đề có liên quan đến doanh nghiệp nhưng có thể có rủi ro hơn trong kinh doanh và
khó khăn hơn khi huy động vốn.
Trong một doanh nghiệp đa sở hữu, mối quan hệ hay sự phân chia quyền lực
giữa các chủ sở hữu sẽ phụ thuộc vào phần vốn góp của họ vào doanh nghiệp, mối
quan hệ này là mối quan hệ đối vốn. Doanh nghiệp đa sở hữu có thể hạn chế được
những rủi ro và khó khăn này nhờ số lượng chủ sở hữu đông đảo hơn, họ cùng chia sẻ
quyền lực và cùng gánh chịu những rủi ro có thể xảy ra. g
Về quyền sở hữu và điều hành. Trước đây, tron giai đoạn phát triển tự phát của
khoa học quản trị (trước 1911), quyền sở hữu và quyền điều hành thường đi cùng
nhau, khi đó người sở hữu cũng trực tiếp tham gia vào điều hành hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Trong các giai đoạn sau, do quy mô và mức độ phức
tạp trong quản lý tăng lên, hai vai trò này có xu hướng tách ra để tăng tính chuyên
nghiệp và hiệu quả cũng như tạo sự cân bằng về quyền lực trong doanh nghiệp.
1.1.1.3. Giám đốc điều hành – CEO
Tổng giám đốc hoặc Giám đốc điều hành (Chief Executive Officer – CEO)
– 7 –
Amelio (trái)&Steve Balmer –
CEO của Microsoft
CEO Rick Wagoner của tập đoàn
GM
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
được hiểu là nhà quản trị cấp cao nhất, chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản
xuất kinh doanh trong một doanh nghiệp, tập đoàn, công ty hay tổ chức.
Cần phân biệt hoạt động quản trị doanh nghiệp của bộ máy điều hành và hoạt
động quản trị công ty trong công ty đại chúng (công ty cổ phần). Trong công ty, CEO
là người đứng đầu Ban lãnh đạo chịu trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh
hàng ngày của doanh nghiệp, CEO có thể là chủ sở hữu công ty (cổ đông) hoặc cá
nhân độc lập từ bên ngoài. Cùng với Ban lãnh đạo này là một Ban giám sát (Hội đồng
quản trị) phụ trách việc định hướng cho công ty, được bầu ra từ các cổ đông.
Hai lực lượng này được tổ chức bởi những con người khác nhau, CEO đứng
đầu Ban lãnh đạo, Chủ tịch Hội đồng quản trị đứng đầu Ban giám sát, điều này nhằm
đảm bảo sự độc lập trong điều hành của Ban lãnh đạo với sự cai quản của Ban giám
sát, đồng thời phân ra một ranh giới rõ ràng về quyền lực, tránh sự tập trung quyền lực
quá mức vào một cá nhân.
Nhìn chung, CEO được hiểu là người có quyền điều hành cao nhất trong một
doanh nghiệp. Để làm tốt nhiệm vụ này, CEO cần phải có kiến thức và kỹ năng đa lĩnh
vực. Ngoài các kiến thức và kỹ năng kinh doanh, CEO còn phải am hiểu về luật pháp,
nhân sự, tài chính, kế toán, thuế…
1.1.1.4. Doanh nhân họ là ai?
Khái niệm về doanh nhân:
Doanh nhân là một từ được các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử
dụng để xác định một thành phần kinh tế tư nhân mới xuất hiện từ sau những năm 90
của thế kỷ 20. Thực chất có rất nhiều cách hiểu về doanh nhân, thậm chí theo nghĩa
rộng, nhiều người còn cho rằng doanh nhân là người có vị trí trong một doanh nghiệp
và làm công việc quản trị trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong phạm vi cuốn sách
này, Doanh nhân được hiểu là những người tự bỏ vốn ra tiến hành sản xuất – kinh
doanh và tự điều hành hoạt động sản xuất – kinh doanh của chính mình. Với quan
niệm như vậy, giám đốc những doanh nghiệp nhà nước hiện còn tồn tại, những doanh
nghiệp mà nhà nước nắm cổ phần chi phối, các giám đốc điều hành “đi làm thuê” sẽ
không được coi là doanh nhân.
Quan niệm về doanh nhân qua từng thời kỳ:
Thời phong kiến, các doanh nhân (thương gia, thương nhân) thời đó đứng
cuối trong bậc thang xã hội (“Sĩ, nông, công, thương”) và không được coi trọng.
Chính vì vậy, khi thành công, họ sẽ cố đầu tư cho con đi học, đi thi để gia nhập vào
tầng lớp “Sĩ” (quan lại, sĩ phu…) hoặc về quê mua ruộng, mua đất để tự “nông dân
hóa” và gia nhập lại tầng lớp “nông”. Suốt thời kỳ này, doanh nhân không được coi
là một tầng lớp có địa vị trong xã hội và không phát triển được.
– 8 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
Thời thực dân, tầng lớp doanh nhân Việt Nam thực sự hình thành và phát
triển.
Về mặt số lượng, họ khá đông đảo và bắt đầu một quá trình tích tụ vốn, tri thức
và kinh nghiệm để vươn lên kinh doanh, cạnh tranh với tư bản nước ngoài. Nhiều
người trong số họ là những người xuất chúng và có những hành động yêu nước thiết
thực như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà…
Sau giải phóng, tầng lớp doanh nhân gần như bị phân rã, họ không xuất hiện
và không được công nhận trong xã hội.
Năm 1990 đánh dấu sự ra đời của Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư
nhân, sau này là Luật doanh nghiệp (2005), đã mở đường cho các doanh nghiệp tư
nhân phát triển, cùng với đó là sự hồi sinh và phát triển mạnh mẽ của tầng lớp doanh
nhân Việt Nam. Xã hội cũng ngày càng có cách nhìn nhận đúng đắn về tầng lớp doanh
nhân. Từ năm 2004, ngày 13/10 là ngày được chọn để tôn vinh doanh nhân Việt Nam
và những đóng góp của họ.
Như vậy, doanh nhân – họ là ai? Với quan điểm như trên, doanh nhân có thể là
người sáng lập hoặc không trực tiếp sáng lập doanh nghiệp, nhưng họ chính là chủ sở
hữu và trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp.
Với kiến thức và kỹ năng cần thiết; với ý chí và sự tự tin, với nghị lực và quyết
tâm; họ đang không ngừng khẳng định mình, vươn lên làm giàu cho bản thân và đóng
góp vào sự phát triển chung của xã hội.
1.1.2. Đặc điểm của lao động là doanh nhân.
1.1.2.1. Lao động quản lý
Trước hết cần làm rõ khái niệm thế nào là quản lý?
o Mary Parker Follett định nghĩa: “Quản lý là nghệ thuật khiến công việc được
làm bởi người khác”.
o Quản lý là nghệ thuật điều khiển người khác nhằm đạt được mục tiêu.
o Quan điểm khác lại cho rằng, quản
lý đặc trưng cho quá trình điều khiển và
hướng dẫn tất cả các bộ phận của một tổ chức,
thường là tổ chức kinh tế, thông qua việc
thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên
(nhân lực, vật tư, tài chính, tri thức, giá trị vô
hình).
Lao động của doanh nhân là lao
động quản lý. Do đó, lao động của doanh nhân cũng có những đặc trưng cơ bản sau:
o Trước hết, nhà quản lý không trực tiếp thực hiện công việc mà thông qua
– 9 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
người khác để đạt được mục tiêu quản lý của mình. Điều này cho thấy chủ thể và đối
tượng tác động của hoạt động quản lý đều là con người. Lao động của doanh nhân là
lao động quản lý có nghĩa là thông qua việc tác động tới các thành viên khác trong
doanh nghiệp, doanh nhân sẽ đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
o Thứ hai, doanh nhân thể hiện vai trò và đạt được mục tiêu trong quản lý
thông qua việc thiết lập và thay đổi nguồn lực. Trước đây, người ta coi nguồn lực
gồm có ba yếu tố cơ bản là nhân lực, tài chính và vật tư. Cùng với quá trình phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, hai nguồn lực là tri thức (hiểu biết, thông tin) và giá
trị vô hình của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn (thương hiệu, phát
minh, sáng chế, sở hữu trí tuệ ). Hoạt động quản lý không chỉ là tạo lập, duy trì và
khai thác các nguồn lực này mà còn phải không ngừng gia tăng giá trị của chúng đối
với doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao hơn trong tương lai.
1.1.2.2. Lao động sáng tạo
Sáng tạo là một quá trình mang tính trí tuệ và xã hội bao gồm việc tạo ra các ý
tưởng và khái niệm mới hoặc là sự kết hợp mới giữa các ý tưởng và khái niệm đã có
sẵn.
Sáng tạo cũng được hiểu là sự phát hiện, sáng kiến hoặc phát minh ra một cái gì
đó mới mà đem lại hiệu quả và hữu ích cho nhu cầu tồn tại và phát triển của con người
trong xã hội. Khái niệm sáng tạo được sử dụng trong mọi lĩnh vực của thế giới vật chất
và tinh thần. Sáng tạo nhấn mạnh cả điều kiện cần là tính mới và điều kiện đủ là tính
hữu ích.
Trong kinh doanh, sáng tạo có thể được
hiểu là sự phát hiện ra và đáp ứng nhu cầu về
một loại sản phẩm – dịch vụ, một lĩnh vực kinh
doanh, một đoạn thị trường mới; hay việc áp
dụng một phương pháp, một công cụ mới hoặc
theo cách thức hoàn toàn mới trong quản lý.
Sáng tạo cũng có thể là áp dụng một cách thức
giải quyết mới cho một vấn đề không mới hay nhận diện và đề xuất phương án giải
quyết cho một vấn đề mới phát sinh. Và chắc chắn là những sáng tạo này không chỉ
mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn cho cộng đồng, xã hội. Nếu chỉ đảm bảo
yếu tố mới nhưng gây hại cho sự tồn tại và phát triển của cộng đồng, xã hội thì cũng
không được coi là sáng tạo.
Tình huống: Cuộc khủng hoảng sữa bột tại Trung Quốc
Năm 2008, sữa chứa Melamin tại Trung Quốc đã gây nên một cuộc khủng
hoảng nghiêm trọng trong ngành thực phẩm của nước này và sự hoang mang đối với
– 10 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
người tiêu dùng các nước, trước các sản phẩm sữa và làm từ sữa có xuất xứ Trung
Quốc.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, thực
phẩm chứa Melamin gây tổn thương đường tiêu
hóa, sỏi bàng quang, sỏi thận, và có thể gây ung
thư bàng quang. Trẻ em uống sữa có chứa
Melamin trong một thời gian dài có thể sẽ phải
chạy thận nhân tạo suốt đời.
Thực chất, tháng 3/2007, Mỹ, Châu Âu và Nam
Phi đã xác định thủ phạm gây nên các vấn đề về thận cho chó mèo ở các nước này là
thức ăn nhập khẩu từ Trung Quốc có chứa Melamin. Sau đó họ đã cho thu hồi toàn bộ
các kho hàng này. Tuy nhiên, sự việc mới thật sự bùng phát vào tháng 6/2008 khi hàng
loạt tập đoàn thực phẩm lớn của Trung Quốc như Sanlu (Tam lộc), Mengniu (Mãnh
Ngư), Yili (Y Lợi)… bị phanh phui những thủ đoạn lừa dối khách hàng. Tháng
9/2008, Bộ Y tế Trung Quốc thông báo số trẻ em mắc bệnh lên tới 54.000, trong đó
gần 13.000 phải điều trị nội trú, hàng trăm bệnh nhi trong tình trạng nguy kịch.
Như vậy có thể thấy việc cho Melamin vào thực phẩm nói chung, sữa nói riêng
nhằm làm giả hàm lượng đạm cao không thể coi là một sự sáng tạo trong kinh doanh.
Điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế mà nghiêm trọng hơn là những ảnh hưởng
đến sức khỏe của cả cộng đồng, đặc biệt là trẻ em – đối tượng dễ bị tổn thương nhất.
1.1.2.3. Nghệ thuật trong kinh doanh
Có rất nhiều quan điểm về nghệ thuật, mỗi quan điểm lại thể hiện những cách
nhìn nhận khác nhau. Có thể hiểu nghệ thuật là hình thái ý thức xã hội đặc biệt, là sự
sáng tạo ra cái mới chứa đựng những giá trị lớn về tư tưởng thẩm mỹ làm rung động
lòng người. Cũng có người cho rằng, nghệ thuật không phải là sự thật khách quan, đó
chỉ là sự thật khác nhau qua những lăng kính khác nhau.
Nhìn chung nghệ thuật thường gắn với
nghệ sĩ, cảm xúc hay sự thăng hoa. Vậy có hay
không nghệ thuật trong kinh doanh? Và nếu
vậy liệu doanh nhân có được coi là nghệ sĩ?
Nói đến nghệ thuật trong kinh doanh là
nói đến nghệ thuật trong nghề nghiệp. Được gọi
là nghệ thuật khi một nghề nghiệp được thực
hiện ở mức hoàn hảo với trình độ điêu luyện,
thậm chí siêu việt. Chẳng hạn như nghệ thuật
diễn thuyết, nghệ thuật nấu ăn, nghệ thuật cắm hoa, nghệ thuật kinh doanh, nghệ thuật
– 11 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
viết văn…
Như vậy, nghệ thuật kinh doanh được hiểu là khả năng tiến hành, điều hành
hoạt động kinh doanh một cách điêu luyện, sáng tạo, hiệu quả hơn mức thông thường.
Nghệ thuật kinh doanh thể hiện trên nhiều phương diện, sau đây là một số khía cạnh
dễ nhận thấy:
Nghệ thuật chớp thời cơ trong kinh doanh. Thời cơ là các cơ hội, dịp may
có khả năng đem lại hiệu quả cao đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nếu
doanh nghiệp biết tiếp nhận và khai thác nó. Trong một môi trường kinh doanh cạnh
tranh và nhiều biến động, cơ hội kinh doanh không ít nhưng số lượng các doanh nhân
nhận ra và sẵn sàng chớp lấy cơ hội kinh doanh cũng nhiều không kém. Vấn đề là
doanh nhân phải thật sự nhạy bén và có khả năng phân loại cơ hội để đạt được thành
công.
Nghệ thuật truyền cảm hứng. Có một câu châm ngôn với nội dung như
sau:
“Nếu bạn muốn đóng một con tàu, đừng bắt những người đàn ông đi thu gỗ,
phân chia công việc và ra lệnh. Thay vào đó hãy dạy họ khao khát biển khơi mênh
mông và vô tận” (Antoine De Saint – Exupery).
Trong doanh nghiệp, sự lan tỏa cảm hứng sẽ giúp khơi dậy trong mỗi nhân
viên mong muốn tiến bộ, phát triển, vượt lên chính mình, tự hoàn thiện mình. Với vai
trò của mình, doanh nhân chính là người giúp mỗi nhân viên của mình có một tầm
nhìn về tương lai tươi sáng và tốt đẹp hơn cho doanh nghiệp và cho chính bản thân
họ.
Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh. Đàm phán là một kỹ năng rất
quan trọng trong kinh doanh, có ý nghĩa quyết định rất lớn đến thành công của doanh
nghiệp. Các bên khi tham gia đàm phán thường phải tuân thủ những nguyên tắc chung
như tìm hiểu thông tin về đối tác, xây dựng hình ảnh ban đầu, phân tích thái độ của đối
phương hay bám sát mục tiêu đàm phán…
Nghệ thuật trong đàm phán của mỗi doanh nhân sẽ thể hiện nhiều hơn trong
việc sử dụng câu hỏi và ngôn từ khéo léo để thăm dò và lắng nghe để phán đoán mục
đích thực sự của đối tác. Quan trọng hơn nữa trong đàm phán là việc xác định các giới
hạn có thể và không được phép vượt qua, sự lùi bước và thỏa hiệp đúng lúc. Điều này
vừa thể hiện thiện chí trong đàm phán vừa có thể khiến đối tác xao lãng mục tiêu
chính.
1.1.2.4. Yếu tố may mắn trong kinh doanh
Trong cuộc sống luôn có yếu tố may mắn. Trên thương trường có nhiều doanh
nhân thành công nhưng cũng không ít người cũng phải nếm trải nhiều cay đắng. Phải
– 12 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
chăng những doanh nghiệp thành công, những doanh nhân thành đạt luôn được thần
may mắn mỉm cười, chúc phúc?
Thật ra, trong kinh doanh, các doanh nhân thành đạt là người tự tạo may mắn
cho chính mình.
Tình huống:
Con đường thành công của Walt Disney – Mồ hôi
hay sự may mắn
Nói Walt Disney là một nhân vật xuất chúng có lẽ chưa đủ,
ông là một thiên tài lớn, một thiên tài thành công trong
nhiều lĩnh vực đa dạng, có quy mô riêng lẻ nhưng lại hỗ
trợ lẫn nhau. Không chỉ là người khai sáng ra loạt phim
hoạt hình làm say mê bao thế hệ, Disney còn mở ra những
khu giải trí như Disneyland và Disneyworld nổi tiếng thế
giới. Tuy nhiên, con đường đến với thành công của ông
không trải đầy hoa hồng mà là những chuỗi ngày lao động miệt mài đầy mồ hôi và
nước mắt.
Khi còn ở Kansas, mong muốn trở thành một họa sỹ tên tuổi, ông đến xin việc
ở Kansas City Star nhưng bị từ chối thẳng thừng. Để mưu sinh và tiếp tục rèn luyện
đôi tay trở nên sắc sảo và kỳ diệu hơn, ông phải đến xin vẽ hình trong một nhà thờ và
xin ngủ lại trong gara của vị linh mục. Thỉnh thoảng ông mang tranh đi Holywood bán
nhưng chẳng mấy ai mua. Tuy vất vả nhưng ông vẫn làm việc say mê, quên ăn quên
ngủ. Rồi một ngày kia, dường như thần may mắn đã mỉm cười, điều kỳ diệu đến như
một phép màu mở ra thành công cho cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Đêm đó, ông ngủ quên, một tiếng động nhỏ khiến ông
thức giấc. Ông thấy một chú chuột nhỏ ranh mãnh vừa
ăn, vừa giỡn với những mẩu vụ bánh mỳ ông để trên
bàn. Ông say sưa ngắm nhìn những cử chỉ ngộ nghĩnh
đáng yêu đó. Nhân vật chuột Mickey ra đời từ đó và
sống mãi với hàng loạt phim hoạt hình của ông và trong
lòng khán giả. Sau chuột Mickey là vịt Donald, nai
Bambi… và nhiều con vật biết nói khác. Không chỉ
dừng lại ở đó, ông tiếp tục sáng tạo và thành công với rất nhiều bộ phim khoa học về
thiên nhiên.
Ngày nay, sự nghiệp lớn lao và tiếng tăm lẫy lừng của ông ngay cả đứa trẻ con
mới lên ba cũng có thể biết tới. Ông thành công cả trên phương diện nhà kinh doanh
có đầu óc lớn lao, nhà văn hóa chân chính, sau cùng là một người làm giàu bằng lòng
– 13 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
tự tin, đầu óc sáng tạo phong phú, đôi tay cần cù và đôi chân bền bỉ.
Vậy muốn là người may mắn trong kinh doanh, bạn hãy chuẩn bị hành trang
thật đầy đủ để đón nhận khi cơ hội đến với bạn. Hành trang không thể thiếu bao gồm:
Niềm tin: đây là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra sự may mắn nhưng cũng là
yếu tố ít được quan tâm nhất. Nếu không có niềm tin, thay vào đó là sự hoang mang và
hoài nghi, mọi ý tưởng, cơ hội không sớm thì muộn sẽ chết yểu.
Sự kiên trì: cần cù giúp doanh nhân không bao giờ nghỉ ngơi hay bỏ cuộc.
Các doanh nhân thành đạt thường kiên nhẫn chờ đợi, chăm chỉ làm việc và
điều đó giúp họ sẵn sàng đón nhận các cơ hội và may mắn trong công việc và trong
kinh doanh.
Học hỏi từ những sai lầm: người thành công không xem sai lầm là thất bại,
họ coi đó là cơ hội để học hỏi, để rút ra bài học nhằm tránh những sai lầm tiếp theo
trong tương lai. Có tinh thần học hỏi, hợp tác và chia sẻ sẽ giúp doanh nhân có mối
quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Điều đó giúp họ có nhiều nguồn lực để
hoàn tất các công việc thay vì chỉ thực hiện một mình. Tinh thần học hỏi hợp tác cũng
mở ra nhiều cơ hội liên kết, hợp tác trong kinh doanh, cơ hội để vượt qua khó khăn,
khủng hoảng.
1.1.3. Tố chất doanh nhân
1.1.3.1. Khát vọng làm giàu
Khát vọng (mong muốn) là một cảm giác khát khao hay
hy vọng. Khát vọng là động lực thúc đẩy, chi phối hành động
của con người.
Khát vọng làm giàu chính là mong muốn, khát khao
vượt lên chiến thắng cảnh nghèo hèn, đạt đến sự giàu sang,
phú quý cho chính bản thân mình, gia đình và xã hội.
Có nhiều con đường làm giàu, có những con đường làm
giàu chính đáng được xã hội đánh giá cao, trân trọng nhưng
cũng có những con đường làm giàu phi pháp, thậm chí bán rẻ bản thân và lương tâm
của chính mình. Vậy mỗi doanh nhân cần có trong mình một khát vọng làm giàu chính
đáng cho dù biết rằng con đường làm giàu không hề bằng phẳng, có nhiều chông gai
và đôi khi cũng phải chấp nhận trả giá.
Walt Disney trước khi thành công lẫy
lừng đã từng phải đi vẽ tranh thuê trong nhà
thờ, ngủ nhờ trong gara nhà linh mục. Thậm chí đã
có những lúc đi bán tranh của mình mà vẫn
không thể kiếm được mẩu bánh mỳ nhỏ.
King Camp Gillette, cho đến năm 40 tuổi
– 14 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
vẫn chỉ là người bán nút chai nghèo ở Brooklyn gần Boston. Nhưng ông vẫn có một
ước mơ cháy bỏng là phát minh ra cái gì cũng được, miễn là phát minh. Và tận 11
năm sau khi phát minh ra dao cạo ông vẫn chưa kiếm được bất kỳ xu nhỏ nào. Cho
đến năm 1930, ở tuổi 75, khi bán đi toàn bộ 20.000 cổ phiếu của mình và thu về 1,65
triệu USD, ông từ chức chủ tịch Công ty và từ bỏ những lưỡi dao cạo đã giúp ông trở
nên nổi tiếng.
Otto Beisheim là một cậu bé nhà nghèo, thông minh và ham học nhưng ngay từ
nhỏ đã phải bỏ học đi làm thêm. Từ một công nhân da giày, đến năm 40 tuổi ông đã
làm giám đốc kinh doanh của Hasef – một công ty chuyên kinh doanh các sản phẩm
điện gia dụng. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, ông vẫn ấp ủ ý tưởng kinh doanh
riêng. Năm 1964, ông cùng với hai người bạn là Schmidt và Ruthenbeck, ông thành
lập Metro chuyên bán đủ các loại mặt hàng. Sau hơn 40 năm ra đời, Metro của
Beisheim đã trở thành tập đoàn thương mại lớn thứ hai ở Châu Âu và thứ tư trên thế
giới với doanh thu 60 tỷ USD/năm, có 130.000 nhân viên và có mặt tại 30 nước trên
thế giới.
1.1.3.2. Tư duy sáng tạo và hiệu quả
Tư duy với tư cách là hoạt động tâm lý bậc cao nhất chỉ có ở con người và là
kết quả của quá trình lao động, sáng tạo. Khi tư duy, con người so sánh các thông tin,
dữ liệu thu nhận được, trải qua quá trình phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và trìu
tượng hóa để rút ra các khái niệm, phán đoán, giả thuyết, lý luận, quy luật…
Tư duy sáng tạo nhằm tìm ra các phương pháp và biện pháp thích hợp để kích
hoạt khả năng sáng tạo, để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập
thể làm việc chung. Tư duy sáng tạo giúp tìm ra một phần hay toàn bộ phương án, giải
pháp cho một vấn đề nan giải. Tư duy sáng tạo không có khuôn mẫu tuyệt đối, không
cần trang thiết bị đắt tiền, không phức tạp nhưng mang lại hiệu quả cao.
Như vậy, doanh nhân có cần khả năng tư duy sáng tạo và hiệu quả?
• Trước hết, tư duy sáng tạo giúp doanh nhân nhận ra các cơ hội trong một
môi trường kinh doanh có nhiều biến động. Trong đa số các trường hợp, khi nhận ra
cơ hội thì cơ hội đã qua hoặc là cơ hội quá nhỏ mà người khác đã bỏ qua. Do đó chính
sự biến động và thay đổi của môi trường là cơ hội lớn cho các doanh nhân sáng tạo và
biết chớp thời cơ.
• Mặt khác, môi trường kinh doanh cũng gồm nhiều yếu tố biến động liên tục
và tác động theo nhiều hướng khác nhau đến doanh nghiệp. Tư duy sáng tạo cũng giúp
doanh nhân tìm ra các phương án, giải pháp đối phó với các thách thức này.
• Thứ ba, tư duy sáng tạo giúp doanh nhân có khả năng khác biệt hóa sản
phẩm, dịch vụ, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp có
– 15 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
khả năng định giá khác biệt và thu lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành.
• Thứ tư, tư duy sáng tạo của doanh nhân có thể giúp doanh nghiệp tránh đối
đầu trực tiếp với các đối thủ cạnh tranh khác khi tạo ra và nắm bắt được những nhu
cầu mới. Khi đó trong một “đại dương xanh”, doanh nghiệp sẽ tránh né được những
cuộc canh tranh khốc liệt (Chiến lược Đại dương xanh – W.Chan Kim và Renee
Mauborgne, NXB Tri thức, 2009).
1.1.3.3. Năng lực lãnh đạo và tạo ekip làm việc.
Có người từng nói rằng, điều khác biệt giữa lãnh đạo (Leadership) và quản lý
(Management) là lãnh đạo biến từ “cái không” ra “cái
có” còn quản lý thì giữ “cái có” cho đừng mất đi thành
“cái không”. Do đó lãnh đạo cần tầm nhìn, cần lòng
tin, cần sáng tạo, cần khả năng khơi lửa và truyền cảm
hứng cho những người theo mình. Quản lý cần quy
tắc, phương thức vạch sẵn, duy trì và sử dụng phương
thức này để duy trì và phát triển tổ chức.
Tuy vậy, năng lực lãnh đạo cũng cần thể hiện thông qua những phương pháp
nhất định:
Phương pháp phân quyền: Ủy quyền định đoạt của mình cho cấp dưới.
Phương pháp này không chỉ phát huy được năng lực và tính chủ động của nhân viên
dưới quyền mà còn giải phóng cho nhà lãnh đạo khỏi những công việc vụn vặt để tập
trung vào những vấn đề quan trọng mang tính chiến lược.
Phương pháp hành chính: Lãnh đạo dựa vào việc sử dụng chỉ thị, mệnh lệnh
mang tính chất bắt buộc, cưỡng bức biểu hiện dưới nhiều hình thức như nội quy, quy
chế, quy định…
Phương pháp kinh tế: Sử dụng các công cụ vật chất làm đòn bẩy kinh tế kích
thích nhân viên thực hiện mục tiêu của nhà lãnh đạo mà không cần mệnh lệnh hành
chính.
Phương pháp tổ chức – giáo dục: Tạo sự liên kết giữa các cá nhân và tập thể
theo những mục tiêu đã đề ra trên cơ sở đề cao tính tự giác và khả năng hợp tác của
từng cá nhân.
Phương pháp tâm lý xã hội: Hướng các quyết định (hành động) đến các mục
tiêu phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý, tình cảm của con người.
Tuy có những phương pháp cụ thể và rõ ràng nhưng cũng cần phải hiểu lãnh
đạo là một nghệ thuật, là hành động chứ không phải là chức danh, vị trí. Doanh nhân
phải có tố chất lãnh đạo và thể hiện tố chất đó thông qua tầm nhìn, niềm tin và khả
năng truyền cảm hứng cho người khác.
– 16 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
Tầm nhìn (vision) là hướng đi, là đích đến hấp dẫn trong tương lai. Đó không
phải là bức tranh treo trên tường hay lời tuyên bố ghi trên một tấm thẻ, hơn thế nó
hướng các thành viên của tổ chức, doanh nghiệp đi đến những hành vi mới. Là nhà
lãnh đạo, nếu doanh nhân không biết mình sẽ dẫn dắt doanh nghiệp của mình đến đâu
và đạt được mục tiêu gì thì chẳng thể mang lại tương lai cho nhân viên và doanh
nghiệp.
Doanh nhân phải có niềm tin, phải có sự say mê, đam mê nhất định. Niềm tin
đó có thể hừng hực, rực lửa nhưng chỉ trong một giai đoạn nhất định, hơn thế, doanh
nhân phải có một niềm tin mạnh mẽ nhưng tĩnh lặng, cháy âm ỉ nhưng không thể dập
tắt. Để có và duy trì niềm tin đó, doanh nhân phải có một cái nhìn lạc quan trong kinh
doanh và trong cuộc sống. Doanh nhân phải biết “Nhìn phần nửa đầy của ly nước thay
vì nửa vơi”.
Doanh nhân cũng phải biết khơi lửa và truyền cảm hứng cho người khác. Để
có thể khơi lửa, doanh nhân phải là người có lửa trong lòng. Khi đó họ có thể bộc lộ sự
phấn khích, nhiệt thành và sinh lực mạnh mẽ – điều mà mọi người có thể nhận thấy và
dễ bị cuốn hút. Để truyền cảm hứng, doanh nhân còn phải biết chia sẻ cảm xúc, niềm
đam mê với nhân viên, khách hàng và đồng nghiệp; và đánh trúng tâm lý, tình cảm để
có lòng trung thành và sự tin cậy của họ.
Tình huống: Howard Schultz và công thức bí mật của Starbucks
Tất cả các doanh nhân đều muốn học hỏi những phương pháp lãnh đạo của
Howard Schultz, Chủ tịch hãng café Starbucks, vào công việc kinh doanh của mình.
Phương pháp và phong cách lãnh đạo của ông được xem như công thức bí mật tạo nên
sự thành công của Starbucks.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó và giờ đây
Schultz đang nắm trong tay cả đế chế Starbucks khổng lồ
hiện có khoảng 12.000 cửa hàng café trên toàn thế giới với
129.000 nhân viên và doanh thu 6 tỷ USD/năm.
Hình ảnh một nhà lãnh đạo biết rõ những giá trị mà
mình đại diện, khuyếch trương; luôn biết cách thức kết nối
cảm xúc với người nghe được thể hiện thông qua kỹ năng
giao tiếp và cảm xúc mạnh mẽ của ông. Schultz có cảm xúc
đặc biệt mạnh mẽ về những gì mình thực hiện. Không chỉ
bán những ly café thơm ngon, với khách hàng ông còn
cung cấp cho họ sự pha trộn giữa café và sự lãng mạn, sự
thoải mái và tính cộng đồng, bầu không khí ấm cúng và
thân hữu. Với nhân viên, ông cho họ một môi trường làm
việc với tất cả sự tôn trọng và chân thành, tình người và
– 17 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
lòng nhân ái. Chủ nhân của Starbucks đã từng hãnh diện tuyên bố rằng, tiền mua bảo
hiểm sức khỏe cho nhân viên còn nhiều hơn tiền mua café từ Châu Mỹ, Châu Á, Châu
Phi để cung cấp cho toàn bộ hệ thống Starbucks.
Trong cuốn sách gần đây của Schultz, “Pour Your Heart Into It” (Rót cả tâm
hồn vào đáy cốc), các từ như “cảm xúc” hay “đam mê” gần như xuất hiện trên mọi
trang giấy. Qua ông, ta có thể rút ra một số bài học về lãnh đạo:
Bài học số 1: Hãy đào sâu để nhận ra những gì bạn thực sự đam mê (không
phải lúc nào cũng là niềm đam mê với sản phẩm) và truyền tải thông điệp này tới các
nhân viên, khách hàng, đồng nghiệp.
Bài học số 2: Truyền cảm hứng cho các đồng nghiệp, nhà đầu tư và các
nhân viên bằng việc vẽ nên bức tranh về một thế giới tốt đẹp hơn nhờ những sản
phẩm, dịch vụ hay công ty của bạn.
Bài học số 3: Để có được sự tin cậy và lòng trung thành của những người
xung quanh, nhà lãnh đạo cần phải đánh trúng tình cảm và tâm lý của họ.
Với niềm đam mê và năng lực lãnh đạo, ông chủ Schultz của Starbucks đã và
đang biến giấc mơ của mình thành hiện thực để tiếp tục chia sẻ chúng với hàng nghìn
nhân viên, nhà đầu tư và khách hàng trên toàn thế giới.
1.1.3.4. Kiến thức
Có nhiều quan niệm, định nghĩa về tri thức (kiến thức) theo nhiều cách tiếp cận
khác nhau, tuy nhiên vẫn không có một định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi
người thừa nhận và có khả năng bao quát toàn bộ.
Tuy nhiên, kiến thức hay tri thức được hiểu là các
cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc
những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm
thực tế hoặc do những tình huống cụ thể.
Kiến thức của doanh nhân, trước hết phải là
sự hiểu biết về các vấn đề chung trong đời sống,
kinh tế, chính trị, xã hội. Những hiểu biết chung đó là cơ sở để doanh nhân tìm ra các
cơ hội kinh doanh, các thách thức và khó khăn có thể xảy ra đối với ngành, lĩnh vực
kinh doanh và cụ thể đối với doanh nghiệp của mình. Kiến thức tổng quát để quyết
định đầu tư vào đâu, tham gia vào hay rút lui khỏi ngành kinh doanh nào, cung cấp sản
phẩm dịch vụ cụ thể nào ra thị trường…
Thứ hai, doanh nhân còn cần sự am hiểu ở mức độ nhất định đối với các lĩnh
vực quản trị chung trong doanh nghiệp. Những kiến thức này sẽ giúp cho doanh nhân
có khả năng phối hợp tốt giữa các bộ phận chức năng, trợ giúp cho mình trong quá
trình ra quyết định và điều hành doanh nghiệp. Những lĩnh vực kiến thức này bao
– 18 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
gồm: hậu cần, đầu vào cho quá trình sản xuất (vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ), tổ
chức sản xuất, marketing, nhân lực, tài chính – kế toán, nghiên cứu, phát triển, pháp
chế… Do đặc trưng của hoạt động quản lý, điều hành ở tầm vĩ mô vì vậy doanh nhân
không nhất thiết phải am hiểu quá sâu nhằm tránh sự phân tán khỏi nhiệm vụ chủ yếu.
Tuy nhiên để điều hành tốt, doanh nhân không thể thiếu những kiến thức này.
Thứ ba, doanh nhân cũng cần có sự hiểu biết, kiến thức nhất định về chuyên
môn trong lĩnh vực kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia. Do mỗi ngành, mỗi lĩnh
vực kinh doanh đều có những đặc thù nhất định về sản phẩm, thị trường, công nghệ, tổ
chức sản xuất, phân phối sản phẩm, marketing… do đó doanh nhân rất cần có sự hiểu
biết này. Ví dụ, doanh nhân nhất định phải có hiểu biết cần thiết về bản vẽ thiết kế,
giám sát thi công, lập hồ sơ và tham gia đấu thầu… nếu doanh nghiệp kinh doanh
trong lĩnh vực xây dựng. Hay cũng là kinh doanh thương mại nhưng kinh doanh theo
kiểu bán hàng đa cấp cũng có nhiều điểm đặc thù khác lĩnh vực kinh doanh thông
thường.
Tuy nhiên, kiến thức hay sự hiểu biết của bản thân doanh nhân thôi chưa đủ,
doanh nhân còn phải là người biết sử dụng những người khác giỏi hơn mình ở một
khía cạnh hay trong một lĩnh vực nào đó.
Tình huống: Andrew Carnegie – “Ông vua thép”
Andrew Carnegie (1835 – 1919) sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo
khó ở Scotland. Từ một người nghèo không một xu dính túi, ông đã trở thành một tỷ
phú và tạo ra rất nhiều triệu phú khác trong ngành công nghiệp của mình.
Thành công trong sự nghiệp, Andrew
Carnegie còn rất nổi tiếng với tài dùng người. Do
chỉ có 4 năm đi học, kiến thức của ông trong ngành
thép rất hạn chế nhưng Adrew Carnegie luôn thừa
nhận, không hề giấu diếm điều đó.
Ông nổi tiếng là người biết dẫn dụ và không
kiệm lời khen nhân viên, do đó ông đã tập hợp được
quanh mình rất nhiều người tài. Ông ca tụng nhân
viên cả trước mặt và sau lưng họ, thậm chí ca tụng
họ ngay cả sau khi ông đã qua đời, trên bia mộ của
mình. Khi nhắc đến ông, người ta không chỉ nhắc
đến tài năng kinh doanh kiệt xuất mà còn luôn nhắc đến dòng chữ được khắc trên mộ
ông: “Đây là nơi yên nghỉ ngàn thu của một người biết cách thu dụng những người
thông minh hơn mình”.
Những kinh nghiệm trong kinh doanh và sử dụng người của ông đã trở thành
bài học kinh điển cho các nhà lãnh đạo sau này.
– 19 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
1.1.3.5. Ý chí, nghị lực, quyết tâm
Kinh doanh là một công việc đầy khó khăn, phức tạp và lắm rủi ro. Theo một số
liệu thống kê gần đây của Cơ quan quản lý các doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ (SBA): 35%
các doanh nghiệp thất bại sau hai năm đầu tiên, 56% thất bại sau bốn năm hoạt động.
Ở Việt Nam, các chuyên gia cũng thấy rằng một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp nhỏ cũng
thường thất bại sau 3 – 5 năm đầu tiên. Như vậy, mặc dù ngày càng có nhiều doanh
nghiệp thành công nhưng chúng ta cũng cần phải chấp nhận một thực tế là vẫn có một
tỷ lệ đáng kể các doanh nghiệp mới thành lập gặp thất bại khi khởi sự kinh doanh.
Là doanh nhân, khi khởi sự và điều hành hoạt động kinh doanh của mình không
ai lên kế hoạch cho thất bại nhưng cũng phải chuẩn bị tinh thần và phương án để đối
mặt với những khó khăn, trở ngại, đặc biệt là trong thời gian đầu tiên. Thành công chỉ
đến với những doanh nhân có ý chí, giàu nghị lực, có tính kiên nhẫn và lòng quyết
tâm.
Thương trường luôn khắc nghiệt, doanh nhân dù có tài ba đến đâu cũng khó
tránh khỏi những lần thất bại. Do đó, điều quan trọng là phải căn cứ vào tình hình để
ra những quyết định tiến – lui hợp lý. Cho dù ở tình huống nào cũng luôn phải ở thế
chủ động và phải có kế hoạch sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
1.2 Phát triển năng lực doanh nhân
1.2.1 Khơi dậy khát vọng làm giàu.
Điều đầu tiên và quan trọng nhất đối với mỗi người trước khi khởi nghiệp là
phải khơi dậy cho được khát vọng doanh nhân, khát vọng
làm giàu. Khát vọng đó là động cơ, là mục đích, là sức
mạnh giúp cho mỗi người vượt qua được những khó
khăn, thất bại để trở thành một doanh nhân thành đạt
trong tương lai.
Theo một thống kê ở Hoa Kỳ, hầu hết những
doanh nhân thành đạt không phải là “con nhà nòi” đều đi
lên từ hai bàn tay trắng. Cuộc sống nghèo khổ trắng tay
chính là động lực giúp họ vươn lên chiến thắng cảnh nghèo hèn và tự khẳng định
mình. Vậy nếu bạn không hoàn toàn trắng tay liệu bạn có khát vọng làm giàu hay
không? Trong cuộc sống, không ai biết bạn là ai, không ai biết điều gì sẽ chờ đợi mình
ở phía trước. Khát vọng làm giàu chính là một cách để chứng tỏ năng lực bản thân, là
con đường để đạt tới tương lai tốt đẹp hơn.
1.2.2 Tích lũy kiến thức và rèn luyện kỹ năng
Như đã đề cập ở trên, kiến thức và kỹ năng tốt là những đòi hỏi cần thiết để
doanh nhân khởi sự doanh nghiệp và đạt được những thành công trong kinh doanh. Có
– 20 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
hai con đường để một doanh nhân tích lũy kiến thức: tích lũy thông qua đào tạo và tự
tích lũy thông qua sách, báo, kinh nghiệm điều hành thực tiễn.
Sẽ rất tốt nếu trước khi khởi nghiệp doanh nhân được trang bị đầy đủ kiến thức
và kỹ năng cần thiết. Các trường đào tạo, các khóa đào tạo về kinh tế, quản trị kinh
doanh đều chú trọng cả hai phương diện cung cấp kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Tuy
nhiên những kiến thức được cung cấp sẽ mang tính nguyên lý nhiều hơn là việc phản
ánh hơi thở của môi trường kinh doanh sôi động đang diễn ra, còn các kỹ năng sẽ chỉ
thực sự được làm chủ nếu được hình thành và rèn luyện qua thực tế. Điều đó có nghĩa
là sự thành công của doanh nhân trên thương trường phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự
học tập, tự tích lũy, tự rèn luyện của họ. Điều này cũng lý giải tại sao trên thế giới có
rất nhiều doanh nhân thành đạt dù không được đào tạo bài bản về kinh tế và quản trị
kinh doanh.
Bill Gates (William Henry Gates) là “doanh nhân có
ảnh hưởng nhất trong cuộc cách mạng máy tính cá nhân”
sẽ không chắc giành được danh hiệu này nếu cố gắng học
nốt 2 năm ở trường Harvard cho đến khi tốt nghiệp. Và
hơn 30 năm sau, ông trở lại chính ngôi trường danh tiếng
này để nhận bằng tiến sĩ danh dự ngành luật cho dù chưa
qua đại học.
Anita Roddick là người sáng lập và điều hành The
Body Shop từ một cửa hàng nhỏ kinh doanh mỹ phẩm tự pha
chế trở thành một thương hiệu nổi tiếng thế giới với 1980 cửa
hàng có mặt tại hơn 40 nước (năm 2004).
Bản thân Anita Roddick cũng chưa từng học bất cứ khóa
học nào về quản trị kinh doanh hay bán hàng, bà điều hành The
Body Shop với bản năng kinh doanh có sẵn cùng với quá trình
tự tích lũy không ngừng và một triết lý kinh doanh vì môi
trường.
1.2.3 Học cách rút ra từ những bài học thất bại
Trên chiến trường, không một vị tướng tài ba nào chưa từng một lần thất bại.
Trên thương trường khắc nghiệt, doanh nhân dù tài ba đến mấy cũng không thể luôn
nắm chắc thành công. Điều quan trọng là phải tìm trong thất bại những cơ hội để giành
thắng lợi lớn hơn trong tương lai.
Ishoko, ông chủ của tập toàn Sanyo, người thường được giới kinh doanh Nhật
Bản gọi là “Thánh kinh doanh”, từng nói rằng: “Người có võ nghệ cao cường, động
tác rút mũi thương về thường nhanh hơn phóng ra. Trong kinh doanh cũng vậy, doanh
– 21 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
nhân giỏi là người biết rút lui mà không mất thời cơ”.
Trước hết, cần khẳng định rằng thất bại là khó tránh khỏi vì doanh nhân luôn
phải đối mặt với việc ra quyết định trong kinh doanh. Các quyết định đôi khi có đầy đủ
căn cứ và thông tin nhưng trong phần lớn các trường hợp luôn có những rủi ro tiềm ẩn
khó lường. Thất bại có thể đến từ việc nghiên cứu sản phẩm, công nghệ mới; có thể do
những quyết định đầu tư chuyển hướng kinh doanh sai lầm; có thể do những rủi ro trên
thị trường chứng khoán… Trước những thất bại đòi hỏi doanh nhân phải thực sự tỉnh
táo, biết lắng nghe và luôn giữ được tinh thần lạc quan.
Điều thứ hai cần biết là khi đối mặt với những thất bại trong thực tế, không
giống như lý thuyết, sẽ khó khăn và cay đắng hơn nhiều. Khi đó doanh nhân có thể
ngập trong nợ nần, lòng tự trọng bị tổn thương và tương lai của doanh nghiệp hết sức
ảm đạm. Khi đó, những doanh nhân thiếu bản lĩnh thường mất tinh thần, chán nản,
không có động lực để bắt đầu lại. Đã bước chân vào thương trường, doanh nhân phải
chuẩn bị tâm lý để đối mặt với những điều này và phải tự tìm ra cách để vượt qua được
giai đoạn khó khăn đó.
Điều thứ ba, khi thất bại, dù nhỏ nhất cũng luôn có những nguyên nhân sâu xa.
Doanh nhân chỉ có thể bước tiếp và đạt tới thành công nếu nhận thấy và khắc phục
được những nguyên nhân này. Các thất bại thường xuất phát từ một trong những
nguyên nhân sau:
o Lập kế hoạch không phù hợp và thiếu tính khả thi: đây là nguyên nhân khá
phổ biến. Rủi ro sẽ ít hơn nếu kế hoạch kinh doanh được lập trên cơ sở các thông tin
khoa học, đáng tin cậy, mang tính toàn diện, được xem xét tính khả thi.
o Thiếu năng lực và kinh nghiệm quản lý: rất nhiều doanh nhân có xuất thân
kỹ thuật, bản thân họ có rất ít kinh nghiệm về quản lý hoặc chưa qua đào tạo về quản
lý. Do đó đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất bại trong kinh
doanh.
o Rủi ro trong kinh doanh, thâm hụt tài chính: trong kinh doanh luôn tiềm ẩn
những rủi ro có liên quan đến tài chính hoặc dẫn đến sự thâm hụt về tài chính đối với
doanh nghiệp. Quản lý tài chính cần phải nhận định các rủi ro này và hạn chế thiệt hại
đến mức thấp nhất có thể.
o Lãnh đạo tốt, nhân viên tồi: một doanh nhân có nhiệt huyết, đam mê, có
kiến thức và kỹ năng tốt vẫn có thể bị đánh bại bởi đội ngũ nhân viên thiếu kinh
nghiệm và mục đích kém lành mạnh. Bởi vậy, doanh nghiệp cần xây dựng được một
đội ngũ nhân viên có trình độ tốt, nhiệt huyết và được trả thù lao một cách tương xứng
với kết quả đóng góp của họ.
o Nguyên nhân từ chính bản thân doanh nhân: bản thân doanh nhân cũng cần
– 22 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
phải xem xét nguyên nhân của những thất bại từ chính bản thân mình. Có thể có một
số nguyên nhân dẫn đến thất bại như: thiếu thận trọng, hành động gấp áp, thiếu thông
tin, quyết định cảm tính…
Khả năng đón nhận thất bại, sau khi nhận thức được nguyên nhân của thất bại,
doanh nhân cần đối mặt với thực tế đó để tránh tiếp tục sa lầy. Cho dù là người đứng
đầu doanh nghiệp họ cũng cần biết chấp nhận thực tế, biết lắng nghe, trung thực với
chính mình và quan trọng nhất là luôn giữ được tinh thần lạc quan để sớm vượt qua
được những khó khăn trước mắt và đạt được thành công hơn nữa trong tương lai.
1.2.4 Doanh nhân và trách nhiệm xã hội.
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility – CSR)
hiện nay đã được sử dụng tương đối phổ biến. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quan điểm
khác nhau về khái niệm, nội dung và phạm vi của CSR.
Ủy ban Kinh tế Thế giới về phát triển bền vững định nghĩa: “Trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp là một cam kết kinh doanh nhằm cư xử đạo đức và đóng góp cho
sự phát triển kinh tế cùng với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động
và gia đình của họ cũng như chất lượng cuộc sống của cộng đồng và xã hội nói
chung”. Định nghĩa này nhấn mạnh đến vai trò của doanh nghiệp trong phát triển kinh
tế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã
hội.
Mô hình “Kim tự tháp” của A.Carroll (1999) về trách nhiệm xã hội cũng được
nhiều người chấp nhận và sử dụng khá rộng rãi. Theo đó, CSR bao gồm trách nhiệm
kinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện.
Các nước nói tiếng Anh lại biểu hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với khái
niệm PPP bao gồm 3 lĩnh vực: Con người (People), Hành tinh (Planet) và Lợi nhuận
(Profit).
Ở Việt Nam, trong quy chế và tiêu chí xét “Giải thưởng trách nhiệm xã hội
doanh nghiệp”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng giới hạn
hai lĩnh vực là lao động và môi trường nhưng cũng vẫn đặt thêm tiêu chí kinh doanh
có hiệu quả. Như vậy, có thể nói VCCI cũng sử dụng khái niệm PPP.
Trên thế giới, kinh doanh luôn gắn với trách nhiệm xã hội, rất nhiều người
khổng lồ đã bỏ ra rất nhiều tiền để trở thành một hình mẫu kinh doanh lý tưởng vì
cộng đồng.
Nike đã công bố công khai những tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội của họ cùng
với danh sách 700 nhà máy gia công ở 51 quốc gia trên thế giới, trong đó có 35 nhà
máy ở Việt Nam. Họ kiểm tra thường xuyên và buộc các nhà cung cấp phải tuân thủ
các điều kiện này. Họ cũng sẵn sàng cắt hợp đồng nếu nhà cung cấp bị phát hiện hoặc
– 23 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
bị tố cáo vi phạm.
General Electrics sử dụng 2 tỷ USD mỗi năm để nghiên cứu công nghệ mới bảo
vệ môi trường.
Howard Schultz, ông chủ của Starbucks, đã từng hãnh diện tuyên bố, tiền mua
bảo hiểm sức khỏe cho nhân viên còn nhiều hơn tiền mua café từ Châu Mỹ, Châu Á,
Châu Phi để cung cấp cho toàn hệ thống Starbucks.
Royal Dutch Shell, tập đoàn dầu khí lâu đời, đã thành lập nhiều quỹ từ thiện,
trong đó có việc xây dựng trung tâm giáo dục Early Learning Centre ở Nam Phi nhằm
giáo dục trẻ em và dạy kỹ năng cho người trưởng thành.
Ở Việt Nam, tuy việc thực hiện trách nhiệm xã hội CSR còn tương đối mới mẻ,
nhưng nhiều doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam cũng đã thể hiện trách nhiệm và
những đóng góp nhất định của họ đối với xã hội.
Tình huống: Anita Roddick – Lợi nhuận có thể song hành với trách nhiệm
xã hộiAnita Roddick sinh ngày 23/12/1942 tại thành phố nhỏ Littlehampton ở Sussex,
Anh Quốc. Là con thứ 3 trong số 4 người con của một chủ tiệm ăn nhỏ người Ý, Anita
đã trải qua phần lớn thời thơ ấu của mình ở đây để phụ giúp mẹ, người đã dạy bà
những bài học đầu tiên về giá trị của việc tái chế và sử dụng lại đồ vật.
Khi trưởng thành, sự nhạy cảm với các vấn đề đạo đức đã thúc đẩy Anita trở
thành một cô giáo ở trường Cao đẳng Sư phạm Newton Park.
Năm 1962, Anita chuyển đến sống ở Khu định cư dành cho người Israel. Đây
cũng là chuyến đi đầu tiên khởi đầu cho cuộc hành trình làm việc vòng quanh thế giới
của bà.
Trong những chuyến đi này, Anita đã thấy cuộc sống bần hàn, nghèo khổ của
người dân ở rất nhiều nơi bà đã đi qua.
Năm 1976, Anita mở cửa hàng The Body Shop đầu tiên
chuyên kinh doanh các loại mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên do
bà tự bào chế. Đến năm 2004, bà đã có hơn 1980 cửa hàng The
Body Shop ở khoảng 40 nước trên thế giới và trung bình hàng
năm có khoảng 100 cửa hàng mới được mở.
Điều khiến Anita Roddick và The Body Shop từ một
cửa hàng nhỏ trở thành một thương hiệu toàn cầu chính là triết lý kinh doanh vì môi
trường và những quan điểm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bà luôn chủ
trương lợi nhuận có thể song hành cùng trách nhiệm xã hội: “Dâng hiến sự nghiệp
kinh doanh để mưu cầu sự thay đổi môi trường và xã hội… phù hợp về phương diện
sinh thái, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến tương lai. Đóng góp
một cách ý nghĩa vào các tổ chức địa phương, quốc gia và quốc tế trong lĩnh vực
chúng ta kinh doanh bằng việc thông qua một bộ luật về quản lý khuyến khích sự cẩn
– 24 –
Chương trình đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QT
Phân hiệu Đại Học Đà Nẵng tại KonTum
thận, lương thiện, công bằng và tôn trọng.” (Bản Tuyên bố sứ mệnh của The Body
Shop).
Thứ nhất, sản phẩm The Body Shop được biết đến với đặc trưng “xanh” và
“sạch” hơn là sản phẩm làm đẹp tuyệt đối. Các công thức điều chế được sưu tầm,
nghiên cứu từ các công thức truyền thống của các dân tộc, bộ lạc ở khắp nơi trên thế
giới. Như cách dùng lá trà xanh để làm sạch của phụ nữ Châu Á, cách dùng vỏ cam
làm đẹp của phụ nữ Sri Lanca, cách làm nước gội đầu từ chuối, làm nước hoa từ lá bạc
hà… Về màu sắc, màu xanh lá cây là màu chủ đạo, tạo ra cảm giác gần gũi với thiên
nhiên. Bà cũng chủ trương không dùng bao bì sang trọng mà sử dụng loại bao bì có thể
phân hủy và thân thiện với môi trường.
Các nhà máy của The Body Shop đều có thiết bị lọc nước thải; nhà kho sử dụng
hệ thống đèn tự động tiết kiệm điện; xe tải và bao bì đều được sử dụng để truyền tải
thông điệp xã hội như bảo vệ cá voi, bảo vệ rừng mưa nhiệt đới, tuyên truyền về
AIDS, tuyên truyền chấm dứt thí nghiệm trên động vật, khuyến khích tái chế…
Trên mặt trận xã hội, The Body Shop chủ trương xây dựng nhà máy ở những
vùng có nhiều người thất nghiệp và trích lợi nhuận đóng góp vào quỹ phúc lợi của địa
phương.
Ví dụ như việc xây dựng nhà máy xà phòng ở Glasgow, Scotland (1989) và giải
quyết được hàng ngàn việc làm tại địa phương; tài trợ cho nguyệt san Big Issue và để
200 người vô gia cư đảm nhận việc phát hành và được hưởng toàn bộ số tiền bán
báo…
Từ năm 1987, The Body Shop trực tiếp mua lại sản phẩm của người sản xuất và
dành tiền chênh lệch để tái đầu tư và cải thiện cuộc sống cho họ, như mua dầu dừa của
bộ lạc da đỏ Kayapos (Amazon), mua mật ong của nông dân Zambia, phục hồi nhà
máy giấy nhỏ ở Nepal…
Như vậy có thể thấy, các doanh nhân thành đạt đều có ý thức nhất định về vấn
đề Doanh nghiệp – Doanh nhân và Trách nhiệm xã hội. Họ được biết đến không chỉ
quan tâm những thành công trong kinh doanh mà hơn thế nữa là những đóng góp cho
sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội. Điều này cũng có những tác động ngược trở
lại và mang lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp.
1.3 Tìm kiếm hỗ trợ từ các cố vấn
Trong môi trường kinh doanh có nhiều yếu tố biến động và luôn có sự cạnh
tranh khốc liệt giữa các đối thủ, các doanh nhân cần có sự năng động, nhanh nhạy và
sự am hiểu trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, không một doanh nhân nào có thể hoàn
toàn tự tin mình có đủ kiến thức và sự hiểu biết cần thiết. Mỗi doanh nhân luôn có
những khoảng trống tri thức khác nhau cần phải lấp đầy và người giúp doanh nhân lấp
– 25 –
của người kinh doanh. Biết cách tăng trưởng năng lượng doanhnhân của bản thân. Biết điểm mạnh / yếu của mình để từđó hoàn toàn có thể tìm kiếm sự tương hỗ từ bênngoài. NỘI DUNGHƯỚNG DẪN HỌC MỤC TIÊU HỌCCHƯƠNG 1 : NHẬN THỨC VÀ PHÁT TRIỂN N NG LĂ ỰC DOANHNHÂNChương trình huấn luyện và đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học Thành Phố Đà Nẵng tại KonTumTÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG BÀI : Ebay : Câu chuyện kinh doanh tầm cỡ. Sự sinh ra của Ebay, website đấugiá trực tuyến lớn nhất, đã tạo nên một câuchuyện kinh doanh về quy trình khởinghiệp của một người kinh doanh. Mặc dù Ebayrất thành công xuất sắc nhưng câu truyện về cáchthức khởi nghiệp của công ty thì không cógì đặc biệt quan trọng. Câu chuyện khởi đầu với mộtdoanh nhân nhận thức được thời cơ và bằng đam mê, sự chịu khó và sẵn sàng chuẩn bị hợp tác vớingười khác đã kiến thiết xây dựng nên một doanh nghiệp thành công xuất sắc. Pierre Omidyar là một kỹ sư ứng dụng. Sinh ra tại Pháp vào năm 1967, ông đãcùng mái ấm gia đình sang định cư tại Mỹ. Đam mê máy tínhtừ bé, ông tốt nghiệp trường ĐH Tuft với tấm bằngkỹ sư máy tính. Sau khi tốt nghiệp, Omidyar làm việcvới Claris và cùng sáng lập công ty có tên là InkDevelopment, một công ty tăng trưởng ứng dụng dùngbút. Cuối cùng, Ink thất bại những vẫn duy trì được hệthống máy tính mà Omidyar tăng trưởng. Sau đó, hệ – 3 – Chương trình đào tạo và giảng dạy KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học TP. Đà Nẵng tại KonTumthống này đã trở thành xương sống cho một mạng lưới hệ thống kinh doanh nhỏ trực tuyến mới gọi làeShop. Omidyar đã tích góp được kinh nghiệm tay nghề giá trị giúp eshop tăng nguồn vốn chocông ty. Tiếp đến, anh rời công ty và đảm nhiệm tại vị trí của General Magic. Tuy nhiên, kinh nghiệm tay nghề với tư cách là nhà doanh nghiệp trẻ sẽ là vô giá với năng lực của anhtrong việc hình thành ý tưởng sáng tạo, khởi sự và chuyển một doanh nghiệp mới thành mộtcông ty thành công xuất sắc. Có hai cách lý giải về cách mà eBay khởi sự. Cách lý giải lãng mạn làvào một buổi ăn tối, bạn gái của Omidyar, một nhà sưu tầm Pez dispenses, hỏiOmidyar liệu anh hoàn toàn có thể mở một website cho những người sưu tầm như cô không. Mặc dù đây là một câu truyện mủi lòng nhưng thực sự là Omidyar đã phải suy nghĩlàm cahcsh nào để tạo ra một trang đấu giá trực tuyến. Cách lý giải thức hai và cũngchính xác hơn về cách eBay khởi sự là do chính Omidyar tự lý giải như sau : Sự thật là trước khi theo đuổi Pezmania, tôi đã nghĩ làm cách nào để tạo ra mộtthị trường hiệu suất cao, tạo ra một sân chơi mà mọi người hoàn toàn có thể truy vấn cùng một thôngtin và hoàn toàn có thể cạnh tranh đối đầu cùng với những pháp luật. Là một kỹ sư ứng dụng, tôi đãlàm việc cho một số ít công ty ở thung lũng Silicon và tôi cùng sáng lập một trangthương mại điện tử tiên phong. Điều này đã giúp tôi nghĩ rằng có lẽ rằng internet là nơi tạo ra một thị trường hiệuquả như thế. Không chỉ là một nơi mà những công ty lớn bánhàng cho người mua và tiến công họ bằng những chương trìnhquảng cáo rầm rộ mà đó còn là nơi mà mọi người có thểtrao đổi với nhau. Tôi nghĩ nếu bạn hoàn toàn có thể đem đủ số ngườilại với nhau va được cho phép họ trả tiền cho bất kể thứ gì họnghĩ là đáng giá thì người ta hoàn toàn có thể phân biệt được những giátrị thực và sau cuối nơi đây sẽ tạo ra một mạng lưới hệ thống côngbằng hơn – một tình thế thắng – thắng cho cả người mua vàcả người bán. Để thực thi sáng tạo độc đáo này, Omidyar đã mở một website gọ là AuctionWeb ( trang đấu giá ). Trang này rất đơn thuần nhưng nó lại phân phối được một hình thức đấugiá thuận tiện được cho phép những ai muốn bán và mua mọi thứ đều hoàn toàn có thể gặp nhau. Vàomột ngày Quốc tế lao động năm 1995, Omidyar đã thông tin về dịch vụ không lấy phí trêntrang “ What’s new ” của Yahoo. Trước đó khá lâu, người mua đã mở màn đặt yếu tố. Mặc dù Omidyar tính một mức phí rất nhỏ cho người bán nhưng công ty anh đã có lãingay từ ngày tiên phong. Tiếp đến, Omidyar tìm được đối tác chiến lược tên là Jeff Skoll, người cónhững kiến thức và kỹ năng mà Omidyar còn thiếu. không như Omidyar có kỹ năng và kiến thức nền về máytính, Skoll có bằng thạc sỹ quản trị kinh doanh và nhiều thưởng thức trong kinh doanh. Cái tên eBay chưa hiện hữu cho đến mùa Thu năm 1999. Omidyar thích tên “ echo – 4 – Chương trình giảng dạy KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học TP. Đà Nẵng tại KonTumBay ” nhưng khi anh ĐK tên miền thì mới biết có người ĐK tênwww. echobay.com, cho nên vì thế anh đã rút ngắn tên thành eBay, và nó nghe cũng có vẻ như hợplý. Cuối năm 1997, eBay tăng nguồn hỗ trợ vốn từ những nhà đầu tư mạo hiểm mà Omidyargặp trong lần thất bại với công ty tiên phong. Tuy nhiên, eBay chưa khi nào sử dụngnguồn vốn mạo hiểm này. Thay cho nên vì thế, công ty đã nhu yếu những nhà đầu tư vốn giúp họxây dựng nhóm quản trị số 1. Nhờ vậy họ đã thuê được Meg Whitman, mộtchuyên gia đã chèo lái con tày eBay từ tháng 3 năm 1999. công ty đã thiết kế xây dựng nhiềuquan hệ hợp tác giúp đẩy nhanh sự tăng trưởng của công ty. Chẳng hạn, chắc chức nănghosting của eBay là do hai công ty mà công chúng không biết đến cung ứng nhưng họđã duy trì cho website của eBay hoạt động giải trí suốt 24 h mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuầntrong thực trạng bảo đảm an toàn, update. Pierre Omidyar và nhóm của ông đã tạo ra một công ty quý phái quốc tế. Công tybây giờ đã có 41 triệu người sử dụng và liên tục tăng trưởng, liên tục sinh lợi. TÌNH HUỐNG DẪN NHẬPTheo số liệu của Bộ Kế hoạch – Đầu tư, tính đến năm 2010 dân số Việt Namvào khoảng chừng 86 triệu người và mặc dầu thu nhập trung bình theo đầu người lần đầu tiênđạt 1024 USD / năm, nhưng Nước Ta vẫn là một trong những nước nghèo. Lịch sử tăng trưởng của khu vực Đông Á đã chứng tỏ, 30 năm là thời hạn đủđể một vương quốc lỗi thời trở nên tăng trưởng. Trong vòng 30 năm, Nhật Bản từ một nước bị cuộc chiến tranh tàn phá nặng nề đãvươn lên trở thành một siêu cường quốc thứ hai quốc tế. Nước Hàn từ một nước bị ảnhhưởng của nội chiến đã vươn lên để trở thành một quốc gia công nghiệp tăng trưởng vàđược quốc tế biết đến qua những tên thương hiệu như Samsung, LG, Hyundai … Cũng trongkhoảng thời hạn này Nước Singapore từ một quốc đảo mới giành được độc lập đã phát triểnthành TT kinh tế tài chính – kinh tế tài chính của khu vực. Việc những vương quốc nói trên hoàn toàn có thể pháttriển được như ngày thời điểm ngày hôm nay là nhờ sự góp phần rất nhiều từ những doanh nghiệp nóichung và những người kinh doanh nói riêng. Vậy để Nước Ta hoàn toàn có thể đạt được sự phát triểnnhư những vương quốc trong khu vực Đông Á, người kinh doanh Nước Ta cần phải làm gì ? Câu hỏi : 1. Nếu bạn là người kinh doanh, bạn cần có những năng lực như thếnào ? 2. Quan điểm của bạn vềkhát vọng làm giàu của doanhnhân Nước Ta lúc bấy giờ ? – 5 – Chương trình giảng dạy KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học Thành Phố Đà Nẵng tại KonTum1. 1 Doanh nhân1. 1.1. Khái niệm doanh nhân1. 1.1.1. Người sáng lập doanh nghiệpNói đến người sáng lập doanh nghiệp là nóiđến những thành viên tiên phong tham gia vào quátrình hình thành một doanh nghiệp. Đối với Công ty nghĩa vụ và trách nhiệm hữu hạn ( Trách Nhiệm Hữu Hạn ), Công ty hợp danh, Công ty CP thìLuật doanh nghiệp năm 2005 có đề cập đến thànhviên sáng lập như sau : o “ Thành viên sáng lập là người góp vốn, tham gia kiến thiết xây dựng, trải qua và ký tên vào bảnđiều lệ tiên phong của Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn, Công ty hợp danh ”. o “ Cổ đông sáng lập là cổ đông tham gia thiết kế xây dựng, trải qua và ký tên vào bảnĐiều lệ tiên phong của Công ty CP ”. Như vậy hoàn toàn có thể hiểu người sáng lập là những người chủ sở hữu tiên phong củadoanh nghiệp, họ bỏvốn ra kinh doanh, tham gia kiến thiết xây dựng và ký trải qua bản Điều lệ tiên phong củadoanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn một thành viên, do nguồn gốchình thành và quy trình hoạt động giải trí gắn liền với một những nhân ( tổ chức triển khai ) nên người sánglập đồng thời cũng là chủ sở hữu doanh nghiệp. Chủ sở hữu thường trực tiếp điều hànhhoặc cử đại diện thay mặt tham gia điều hành doanh nghiệp ( so với công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn một thànhviên do tổ chức triển khai xây dựng ). Đối với công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn hai thành viên trở lên, thường thì do số lượngthành viên cũng tương đối hạn chế, chủ sở hữu hoàn toàn có thể là người sáng lập hoặc đượcchuyển nhượng lại nhưng thường trực tiếp tham gia vào cỗ máy quản lý và điều hành doanhnghiệp. Nhằm ràng buộc quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm so với cổ đông sáng lập, Luật Doanhnghiệp lao lý những cổ đông sáng lập phải cùng nhau ĐK mua tối thiểu 20 % tổngsố CP đại trà phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán giao dịch khá đầy đủ trong 90 ngày. Trong thời hạn 3 năm, những cổ đông sáng lập hoàn toàn có thể tự do chuyển nhượng ủy quyền cho nhaunhưng không được chuyển nhượng ủy quyền ra bên ngoài nếu chưa được Đại hội đồng cổ đôngcho phép. Điều này cũng để bảo vệ quyền, quyền lợi hợp pháp của những nhà đầu tư và cổđông nhỏ đồng thời bảo vệ sự không thay đổi nhất định cho doanh nghiệp mới thành lậptrong thời hạn đầu hoạt động giải trí. Sau khi doanh nghiệp hoạt động giải trí không thay đổi được 3 năm, – 6 – Chương trình giảng dạy KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học TP. Đà Nẵng tại KonTummọi hạn chế so với CP đại trà phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ. 1.1.1. 2. Chủ chiếm hữu. Chủ sở hữu được hiểu là người sở hữu mộtphần hoặc hàng loạt doanh nghiệp. Chủ sở hữu có thểtrực tiếp điều hành quản lý hoạt động giải trí sản xuất, kinh doanhcủa doanh nghiệp hoặc ủy quyền quản lý cho ngườikhác ( Giám đốc quản lý và điều hành ) và chịu nghĩa vụ và trách nhiệm trướcpháp luật trong khoanh vùng phạm vi vốn góp của mình vào doanhnghiệp ( trừ chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân vàthành viên hợp danh của công ty hợp danh ). Xét về hình thức chiếm hữu, doanh nghiệp hoàn toàn có thể có một chủ sở hữu ( đơn chiếm hữu ) hoàn toàn có thể có nhiều chủ sở hữu ( đa chiếm hữu ). Doanh nghiệp đơn chiếm hữu, người chủ sở hữu có toàn quyền quyết định hành động cácvấn đề có tương quan đến doanh nghiệp nhưng hoàn toàn có thể có rủi ro đáng tiếc hơn trong kinh doanh vàkhó khăn hơn khi kêu gọi vốn. Trong một doanh nghiệp đa chiếm hữu, mối quan hệ hay sự phân loại quyền lựcgiữa những chủ sở hữu sẽ phụ thuộc vào vào phần vốn góp của họ vào doanh nghiệp, mốiquan hệ này là mối quan hệ đối vốn. Doanh nghiệp đa chiếm hữu hoàn toàn có thể hạn chế đượcnhững rủi ro đáng tiếc và khó khăn vất vả này nhờ số lượng chủ sở hữu phần đông hơn, họ cùng chia sẻquyền lực và cùng gánh chịu những rủi ro đáng tiếc hoàn toàn có thể xảy ra. gVề quyền sở hữu và quản lý và điều hành. Trước đây, tron quá trình tăng trưởng tự phát củakhoa học quản trị ( trước 1911 ), quyền sở hữu và quyền điều hành quản lý thường đi cùngnhau, khi đó người chiếm hữu cũng trực tiếp tham gia vào điều hành quản lý hoạt động sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp. Trong những quy trình tiến độ sau, do quy mô và mức độ phứctạp trong quản trị tăng lên, hai vai trò này có khuynh hướng tách ra để tăng tính chuyênnghiệp và hiệu suất cao cũng như tạo sự cân đối về quyền lực tối cao trong doanh nghiệp. 1.1.1. 3. Giám đốc điều hành quản lý – CEOTổng giám đốc hoặc Giám đốc quản lý ( Chief Executive Officer – CEO ) – 7 – Amelio ( trái ) và Steve Balmer – CEO của MicrosoftCEO Rick Wagoner của tập đoànGMChương trình huấn luyện và đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học TP. Đà Nẵng tại KonTumđược hiểu là nhà quản trị cấp cao nhất, chịu nghĩa vụ và trách nhiệm điều hành quản lý mọi hoạt động giải trí sảnxuất kinh doanh trong một doanh nghiệp, tập đoàn lớn, công ty hay tổ chức triển khai. Cần phân biệt hoạt động giải trí quản trị doanh nghiệp của cỗ máy quản lý và điều hành và hoạtđộng quản trị công ty trong công ty đại chúng ( công ty CP ). Trong công ty, CEOlà người đứng đầu Ban chỉ huy chịu nghĩa vụ và trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động giải trí kinh doanhhàng ngày của doanh nghiệp, CEO hoàn toàn có thể là chủ sở hữu công ty ( cổ đông ) hoặc cánhân độc lập từ bên ngoài. Cùng với Ban chỉ huy này là một Ban giám sát ( Hội đồngquản trị ) đảm nhiệm việc xu thế cho công ty, được bầu ra từ những cổ đông. Hai lực lượng này được tổ chức triển khai bởi những con người khác nhau, CEO đứngđầu Ban chỉ huy, quản trị Hội đồng quản trị đứng đầu Ban giám sát, điều này nhằmđảm bảo sự độc lập trong quản lý và điều hành của Ban chỉ huy với sự quản lý của Ban giámsát, đồng thời phân ra một ranh giới rõ ràng về quyền lực tối cao, tránh sự tập trung chuyên sâu quyền lựcquá mức vào một cá thể. Nhìn chung, CEO được hiểu là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất trong mộtdoanh nghiệp. Để làm tốt trách nhiệm này, CEO cần phải có kỹ năng và kiến thức và kỹ năng và kiến thức đa lĩnhvực. Ngoài những kiến thức và kỹ năng và kỹ năng và kiến thức kinh doanh, CEO còn phải am hiểu về pháp luật, nhân sự, kinh tế tài chính, kế toán, thuế … 1.1.1. 4. Doanh nhân họ là ai ? Khái niệm về người kinh doanh : Doanh nhân là một từ được những phương tiện đi lại truyền thông online của Nước Ta sửdụng để xác lập một thành phần kinh tế tài chính tư nhân mới Open từ sau những năm 90 của thế kỷ 20. Thực chất có rất nhiều cách hiểu về người kinh doanh, thậm chí còn theo nghĩarộng, nhiều người còn cho rằng người kinh doanh là người có vị trí trong một doanh nghiệpvà làm việc làm quản trị trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong khoanh vùng phạm vi cuốn sáchnày, Doanh nhân được hiểu là những người tự bỏ vốn ra thực thi sản xuất – kinhdoanh và tự quản lý và điều hành hoạt động giải trí sản xuất – kinh doanh của chính mình. Với quanniệm như vậy, giám đốc những doanh nghiệp nhà nước hiện còn sống sót, những doanhnghiệp mà nhà nước nắm CP chi phối, những giám đốc quản lý và điều hành “ đi làm thuê ” sẽkhông được coi là người kinh doanh. Quan niệm về người kinh doanh qua từng thời kỳ : Thời phong kiến, những người kinh doanh ( thương gia, thương nhân ) thời đó đứngcuối trong bậc thang xã hội ( “ Sĩ, nông, công, thương ” ) và không được coi trọng. Chính vì thế, khi thành công xuất sắc, họ sẽ cố góp vốn đầu tư cho con đi học, đi thi để gia nhập vàotầng lớp “ Sĩ ” ( quan lại, sĩ phu … ) hoặc về quê mua ruộng, mua đất để tự “ nông dânhóa ” và gia nhập lại những tầng lớp “ nông ”. Suốt thời kỳ này, người kinh doanh không được coilà một những tầng lớp có vị thế trong xã hội và không tăng trưởng được. – 8 – Chương trình đào tạo và giảng dạy KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học TP. Đà Nẵng tại KonTum Thời thực dân, những tầng lớp người kinh doanh Nước Ta thực sự hình thành và pháttriển. Về mặt số lượng, họ khá phần đông và khởi đầu một quy trình tích tụ vốn, tri thứcvà kinh nghiệm tay nghề để vươn lên kinh doanh, cạnh tranh đối đầu với tư bản quốc tế. Nhiềungười trong số họ là những người xuất chúng và có những hành vi yêu nước thiếtthực như Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Bạch Thái Bưởi, Nguyễn Sơn Hà … Sau giải phóng, những tầng lớp người kinh doanh gần như bị phân rã, họ không xuất hiệnvà không được công nhận trong xã hội. Năm 1990 lưu lại sự sinh ra của Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tưnhân, sau này là Luật doanh nghiệp ( 2005 ), đã mở đường cho những doanh nghiệp tưnhân tăng trưởng, cùng với đó là sự hồi sinh và tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ của những tầng lớp doanhnhân Nước Ta. Xã hội cũng ngày càng có cách nhìn nhận đúng đắn về những tầng lớp doanhnhân. Từ năm 2004, ngày 13/10 là ngày được chọn để tôn vinh người kinh doanh Việt Namvà những góp phần của họ. Như vậy, người kinh doanh – họ là ai ? Với quan điểm như trên, người kinh doanh hoàn toàn có thể làngười sáng lập hoặc không trực tiếp sáng lập doanh nghiệp, nhưng họ chính là chủ sởhữu và trực tiếp điều hành quản lý hoạt động giải trí sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Với kỹ năng và kiến thức và kỹ năng và kiến thức thiết yếu ; với ý chí và sự tự tin, với nghị lực và quyếttâm ; họ đang không ngừng chứng minh và khẳng định mình, vươn lên làm giàu cho bản thân và đónggóp vào sự tăng trưởng chung của xã hội. 1.1.2. Đặc điểm của lao động là người kinh doanh. 1.1.2. 1. Lao động quản trị Trước hết cần làm rõ khái niệm thế nào là quản trị ? o Mary Parker Follett định nghĩa : “ Quản lý là nghệ thuật và thẩm mỹ khiến việc làm đượclàm bởi người khác ”. o Quản lý là nghệ thuật và thẩm mỹ tinh chỉnh và điều khiển người khác nhằm mục đích đạt được tiềm năng. o Quan điểm khác lại cho rằng, quảnlý đặc trưng cho quy trình điều khiển và tinh chỉnh vàhướng dẫn toàn bộ những bộ phận của một tổ chức triển khai, thường là tổ chức triển khai kinh tế tài chính, trải qua việcthành lập và đổi khác những nguồn tài nguyên ( nhân lực, vật tư, kinh tế tài chính, tri thức, giá trị vôhình ). Lao động của người kinh doanh là laođộng quản trị. Do đó, lao động của người kinh doanh cũng có những đặc trưng cơ bản sau : o Trước hết, nhà quản trị không trực tiếp triển khai việc làm mà trải qua – 9 – Chương trình huấn luyện và đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học TP. Đà Nẵng tại KonTumngười khác để đạt được tiềm năng quản trị của mình. Điều này cho thấy chủ thể và đốitượng tác động ảnh hưởng của hoạt động giải trí quản trị đều là con người. Lao động của người kinh doanh làlao động quản trị có nghĩa là trải qua việc ảnh hưởng tác động tới những thành viên khác trongdoanh nghiệp, người kinh doanh sẽ đạt được tiềm năng kinh doanh của mình. o Thứ hai, người kinh doanh bộc lộ vai trò và đạt được tiềm năng trong quản lýthông qua việc thiết lập và đổi khác nguồn lực. Trước đây, người ta coi nguồn lựcgồm có ba yếu tố cơ bản là nhân lực, kinh tế tài chính và vật tư. Cùng với quy trình phát triểnmạnh mẽ của nền kinh tế tri thức, hai nguồn lực là tri thức ( hiểu biết, thông tin ) và giátrị vô hình dung của doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng hơn ( tên thương hiệu, phátminh, sáng tạo, sở hữu trí tuệ ). Hoạt động quản trị không chỉ là tạo lập, duy trì vàkhai thác những nguồn lực này mà còn phải không ngừng ngày càng tăng giá trị của chúng đốivới doanh nghiệp nhằm mục đích đạt được hiệu suất cao cao hơn trong tương lai. 1.1.2. 2. Lao động sáng tạoSáng tạo là một quy trình mang tính trí tuệ và xã hội gồm có việc tạo ra những ýtưởng và khái niệm mới hoặc là sự phối hợp mới giữa những ý tưởng sáng tạo và khái niệm đã cósẵn. Sáng tạo cũng được hiểu là sự phát hiện, sáng tạo độc đáo hoặc ý tưởng ra một cái gìđó mới mà đem lại hiệu suất cao và hữu dụng cho nhu yếu sống sót và tăng trưởng của con ngườitrong xã hội. Khái niệm phát minh sáng tạo được sử dụng trong mọi nghành của quốc tế vật chấtvà niềm tin. Sáng tạo nhấn mạnh vấn đề cả điều kiện kèm theo cần là tính mới và điều kiện kèm theo đủ là tínhhữu ích. Trong kinh doanh, phát minh sáng tạo hoàn toàn có thể đượchiểu là sự phát hiện ra và cung ứng nhu yếu vềmột loại loại sản phẩm – dịch vụ, một nghành nghề dịch vụ kinhdoanh, một đoạn thị trường mới ; hay việc ápdụng một chiêu thức, một công cụ mới hoặctheo phương pháp trọn vẹn mới trong quản trị. Sáng tạo cũng hoàn toàn có thể là vận dụng một cách thứcgiải quyết mới cho một yếu tố không mới hay nhận diện và yêu cầu giải pháp giảiquyết cho một yếu tố mới phát sinh. Và chắc như đinh là những phát minh sáng tạo này không chỉmang lại quyền lợi cho doanh nghiệp mà còn cho hội đồng, xã hội. Nếu chỉ đảm bảoyếu tố mới nhưng gây hại cho sự sống sót và tăng trưởng của hội đồng, xã hội thì cũngkhông được coi là phát minh sáng tạo. Tình huống : Cuộc khủng hoảng cục bộ sữa bột tại Trung QuốcNăm 2008, sữa chứa Melamin tại Trung Quốc đã gây nên một cuộc khủnghoảng nghiêm trọng trong ngành thực phẩm của nước này và sự hoang mang lo lắng so với – 10 – Chương trình đào tạo và giảng dạy KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học TP. Đà Nẵng tại KonTumngười tiêu dùng những nước, trước những loại sản phẩm sữa và làm từ sữa có nguồn gốc TrungQuốc. Theo nghiên cứu và điều tra của những nhà khoa học, thựcphẩm chứa Melamin gây tổn thương đường tiêuhóa, sỏi bàng quang, sỏi thận, và hoàn toàn có thể gây ungthư bàng quang. Trẻ em uống sữa có chứaMelamin trong một thời hạn dài hoàn toàn có thể sẽ phảichạy thận tự tạo suốt đời. Thực chất, tháng 3/2007, Mỹ, Châu Âu và NamPhi đã xác lập thủ phạm gây nên những yếu tố về thận cho chó mèo ở những nước này làthức ăn nhập khẩu từ Trung Quốc có chứa Melamin. Sau đó họ đã cho tịch thu toàn bộcác kho hàng này. Tuy nhiên, vấn đề mới thật sự bùng phát vào tháng 6/2008 khi hàngloạt tập đoàn lớn thực phẩm lớn của Trung Quốc như Sanlu ( Tam lộc ), Mengniu ( MãnhNgư ), Yili ( Y Lợi ) … bị phanh phui những thủ đoạn lừa dối người mua. Tháng9 / 2008, Bộ Y tế Trung Quốc thông tin số trẻ nhỏ mắc bệnh lên tới 54.000, trong đógần 13.000 phải điều trị nội trú, hàng trăm bệnh nhi trong thực trạng nguy kịch. Như vậy hoàn toàn có thể thấy việc cho Melamin vào thực phẩm nói chung, sữa nói riêngnhằm làm giả hàm lượng đạm cao không hề coi là một sự phát minh sáng tạo trong kinh doanh. Điều này không chỉ gây thiệt hại về kinh tế tài chính mà nghiêm trọng hơn là những ảnh hưởngđến sức khỏe thể chất của cả hội đồng, đặc biệt quan trọng là trẻ nhỏ – đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương nhất. 1.1.2. 3. Nghệ thuật trong kinh doanhCó rất nhiều quan điểm về nghệ thuật và thẩm mỹ, mỗi quan điểm lại bộc lộ những cáchnhìn nhận khác nhau. Có thể hiểu nghệ thuật và thẩm mỹ là hình thái ý thức xã hội đặc biệt quan trọng, là sựsáng tạo ra cái mới tiềm ẩn những giá trị lớn về tư tưởng nghệ thuật và thẩm mỹ làm rung độnglòng người. Cũng có người cho rằng, nghệ thuật và thẩm mỹ không phải là thực sự khách quan, đóchỉ là thực sự khác nhau qua những lăng kính khác nhau. Nhìn chung thẩm mỹ và nghệ thuật thường gắn vớinghệ sĩ, xúc cảm hay sự thăng hoa. Vậy có haykhông thẩm mỹ và nghệ thuật trong kinh doanh ? Và nếuvậy liệu người kinh doanh có được coi là nghệ sĩ ? Nói đến thẩm mỹ và nghệ thuật trong kinh doanh lànói đến thẩm mỹ và nghệ thuật trong nghề nghiệp. Được gọilà thẩm mỹ và nghệ thuật khi một nghề nghiệp được thựchiện ở mức tuyệt vời và hoàn hảo nhất với trình độ điêu luyện, thậm chí còn siêu việt. Chẳng hạn như nghệ thuậtdiễn thuyết, nghệ thuật và thẩm mỹ nấu ăn, nghệ thuật và thẩm mỹ cắm hoa, nghệ thuật và thẩm mỹ kinh doanh, nghệ thuật và thẩm mỹ – 11 – Chương trình huấn luyện và đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học Thành Phố Đà Nẵng tại KonTumviết văn … Như vậy, nghệ thuật và thẩm mỹ kinh doanh được hiểu là năng lực thực thi, điều hànhhoạt động kinh doanh một cách điêu luyện, phát minh sáng tạo, hiệu suất cao hơn mức thường thì. Nghệ thuật kinh doanh bộc lộ trên nhiều phương diện, sau đây là một số ít khía cạnhdễ nhận thấy : Nghệ thuật chớp thời cơ trong kinh doanh. Thời cơ là những thời cơ, dịp maycó năng lực đem lại hiệu suất cao cao so với hoạt động giải trí kinh doanh của doanh nghiệp nếudoanh nghiệp biết đảm nhiệm và khai thác nó. Trong một môi trường tự nhiên kinh doanh cạnhtranh và nhiều dịch chuyển, thời cơ kinh doanh không ít nhưng số lượng những doanh nhânnhận ra và sẵn sàng chuẩn bị chớp lấy thời cơ kinh doanh cũng nhiều không kém. Vấn đề làdoanh nhân phải thật sự nhạy bén và có năng lực phân loại thời cơ để đạt được thànhcông. Nghệ thuật truyền cảm hứng. Có một câu châm ngôn với nội dung nhưsau : “ Nếu bạn muốn đóng một con tàu, đừng bắt những người đàn ông đi thu gỗ, phân loại việc làm và ra lệnh. Thay vào đó hãy dạy họ khao khát biển khơi mênhmông và vô tận ” ( Antoine De Saint – Exupery ). Trong doanh nghiệp, sự lan tỏa cảm hứng sẽ giúp khơi dậy trong mỗi nhânviên mong ước văn minh, tăng trưởng, vượt lên chính mình, tự hoàn thành xong mình. Với vaitrò của mình, người kinh doanh chính là người giúp mỗi nhân viên cấp dưới của mình có một tầmnhìn về tương lai tươi tắn và tốt đẹp hơn cho doanh nghiệp và cho chính bản thânhọ. Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh. Đàm phán là một kiến thức và kỹ năng rấtquan trọng trong kinh doanh, có ý nghĩa quyết định hành động rất lớn đến thành công xuất sắc của doanhnghiệp. Các bên khi tham gia đàm phán thường phải tuân thủ những nguyên tắc chungnhư khám phá thông tin về đối tác chiến lược, thiết kế xây dựng hình ảnh khởi đầu, nghiên cứu và phân tích thái độ của đốiphương hay bám sát tiềm năng đàm phán … Nghệ thuật trong đàm phán của mỗi người kinh doanh sẽ bộc lộ nhiều hơn trongviệc sử dụng câu hỏi và ngôn từ khôn khéo để thăm dò và lắng nghe để phán đoán mụcđích thực sự của đối tác chiến lược. Quan trọng hơn nữa trong đàm phán là việc xác lập những giớihạn hoàn toàn có thể và không được phép vượt qua, sự lùi bước và thỏa hiệp đúng lúc. Điều nàyvừa bộc lộ thiện chí trong đàm phán vừa hoàn toàn có thể khiến đối tác chiến lược xao lãng mục tiêuchính. 1.1.2. 4. Yếu tố như mong muốn trong kinh doanhTrong đời sống luôn có yếu tố suôn sẻ. Trên thương trường có nhiều doanhnhân thành công xuất sắc nhưng cũng không ít người cũng phải nếm trải nhiều cay đắng. Phải – 12 – Chương trình đào tạo và giảng dạy KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học Thành Phố Đà Nẵng tại KonTumchăng những doanh nghiệp thành công xuất sắc, những người kinh doanh thành đạt luôn được thầnmay mắn mỉm cười, chúc phúc ? Thật ra, trong kinh doanh, những người kinh doanh thành đạt là người tự tạo may mắncho chính mình. Tình huống : Con đường thành công xuất sắc của Walt Disney – Mồ hôihay sự may mắnNói Walt Disney là một nhân vật xuất chúng có lẽ rằng chưa đủ, ông là một thiên tài lớn, một thiên tài thành công xuất sắc trongnhiều nghành phong phú, có quy mô riêng không liên quan gì đến nhau nhưng lại hỗtrợ lẫn nhau. Không chỉ là người khai sáng ra loạt phimhoạt hình làm mê hồn bao thế hệ, Disney còn mở ra nhữngkhu vui chơi như Disneyland và Disneyworld nổi tiếng thếgiới. Tuy nhiên, con đường đến với thành công xuất sắc của ôngkhông trải đầy hoa hồng mà là những chuỗi ngày lao động miệt mài đầy mồ hôi vànước mắt. Khi còn ở Kansas, mong ước trở thành một họa sỹ tên tuổi, ông đến xin việcở Kansas City Star nhưng bị khước từ thẳng thừng. Để mưu sinh và liên tục rèn luyệnđôi tay trở nên tinh tế và kỳ diệu hơn, ông phải đến xin vẽ hình trong một nhà thời thánh vàxin ngủ lại trong gara của vị linh mục. Thỉnh thoảng ông mang tranh đi Holywood bánnhưng chẳng mấy ai mua. Tuy khó khăn vất vả nhưng ông vẫn thao tác mê hồn, quên ăn quênngủ. Rồi một ngày kia, có vẻ như thần suôn sẻ đã mỉm cười, điều kỳ diệu đến nhưmột phép màu mở ra thành công xuất sắc cho cuộc sống và sự nghiệp của ông. Đêm đó, ông ngủ quên, một tiếng động nhỏ khiến ôngthức giấc. Ông thấy một chú chuột nhỏ ranh mãnh vừaăn, vừa giỡn với những mẩu vụ bánh mỳ ông để trênbàn. Ông say sưa ngắm nhìn những cử chỉ ngộ nghĩnhđáng yêu đó. Nhân vật chuột Mickey sinh ra từ đó vàsống mãi với hàng loạt phim hoạt hình của ông và tronglòng người theo dõi. Sau chuột Mickey là vịt Donald, naiBambi … và nhiều con vật biết nói khác. Không chỉdừng lại ở đó, ông liên tục phát minh sáng tạo và thành công xuất sắc với rất nhiều bộ phim khoa học vềthiên nhiên. Ngày nay, sự nghiệp lớn lao và tiếng tăm lẫy lừng của ông ngay cả đứa trẻ conmới lên ba cũng hoàn toàn có thể biết tới. Ông thành công xuất sắc cả trên phương diện nhà kinh doanhcó đầu óc lớn lao, nhà văn hóa chân chính, ở đầu cuối là một người làm giàu bằng lòng – 13 – Chương trình giảng dạy KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học TP. Đà Nẵng tại KonTumtự tin, đầu óc phát minh sáng tạo phong phú và đa dạng, đôi tay siêng năng và đôi chân bền chắc. Vậy muốn là người như mong muốn trong kinh doanh, bạn hãy sẵn sàng chuẩn bị hành trangthật rất đầy đủ để đảm nhiệm khi thời cơ đến với bạn. Hành trang không hề thiếu gồm có : Niềm tin : đây là yếu tố quan trọng nhất để tạo ra sự như mong muốn nhưng cũng làyếu tố ít được chăm sóc nhất. Nếu không có niềm tin, thay vào đó là sự sợ hãi vàhoài nghi, mọi sáng tạo độc đáo, thời cơ không sớm thì muộn sẽ chết yểu. Sự kiên trì : cần mẫn giúp người kinh doanh không khi nào nghỉ ngơi hay bỏ cuộc. Các người kinh doanh thành đạt thường kiên trì chờ đón, siêng năng thao tác vàđiều đó giúp họ sẵn sàng chuẩn bị đảm nhiệm những thời cơ và suôn sẻ trong việc làm và trongkinh doanh. Học hỏi từ những sai lầm đáng tiếc : người thành công xuất sắc không xem sai lầm đáng tiếc là thất bại, họ coi đó là thời cơ để học hỏi, để rút ra bài học kinh nghiệm nhằm mục đích tránh những sai lầm đáng tiếc tiếp theotrong tương lai. Có niềm tin học hỏi, hợp tác và san sẻ sẽ giúp người kinh doanh có mốiquan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Điều đó giúp họ có nhiều nguồn lực đểhoàn tất những việc làm thay vì chỉ triển khai một mình. Tinh thần học hỏi hợp tác cũngmở ra nhiều thời cơ link, hợp tác trong kinh doanh, thời cơ để vượt qua khó khăn vất vả, khủng hoảng cục bộ. 1.1.3. Tố chất doanh nhân1. 1.3.1. Khát vọng làm giàuKhát vọng ( mong ước ) là một cảm xúc khát khao hayhy vọng. Khát vọng là động lực thôi thúc, chi phối hành độngcủa con người. Khát vọng làm giàu chính là mong ước, khát khaovượt lên chiến thắng cảnh nghèo hèn, đạt đến sự giàu sang, phong phú cho chính bản thân mình, mái ấm gia đình và xã hội. Có nhiều con đường làm giàu, có những con đường làmgiàu chính đáng được xã hội nhìn nhận cao, trân trọng nhưngcũng có những con đường làm giàu phạm pháp, thậm chí còn bán rẻ bản thân và lương tâmcủa chính mình. Vậy mỗi người kinh doanh cần có trong mình một khát vọng làm giàu chínhđáng mặc dầu biết rằng con đường làm giàu không hề phẳng phiu, có nhiều chông gaivà đôi lúc cũng phải đồng ý trả giá. Walt Disney trước khi thành công xuất sắc lẫylừng đã từng phải đi vẽ tranh thuê trong nhàthờ, ngủ nhờ trong gara nhà linh mục. Thậm chí đãcó những lúc đi bán tranh của mình mà vẫnkhông thể kiếm được mẩu bánh mỳ nhỏ. King Camp Gillette, cho đến năm 40 tuổi – 14 – Chương trình giảng dạy KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học Thành Phố Đà Nẵng tại KonTumvẫn chỉ là người bán nút chai nghèo ở Brooklyn gần Boston. Nhưng ông vẫn có mộtước mơ cháy bỏng là ý tưởng ra cái gì cũng được, miễn là ý tưởng. Và tận 11 năm sau khi ý tưởng ra dao cạo ông vẫn chưa kiếm được bất kể xu nhỏ nào. Chođến năm 1930, ở tuổi 75, khi bán đi hàng loạt 20.000 CP của mình và thu về 1,65 triệu USD, ông từ chức quản trị Công ty và từ bỏ những lưỡi dao cạo đã giúp ông trởnên nổi tiếng. Otto Beisheim là một cậu bé nhà nghèo, mưu trí và ham học nhưng ngay từnhỏ đã phải bỏ học đi làm thêm. Từ một công nhân da giày, đến năm 40 tuổi ông đãlàm giám đốc kinh doanh của Hasef – một công ty chuyên kinh doanh những sản phẩmđiện gia dụng. Tuy nhiên, không dừng lại ở đó, ông vẫn ấp ủ ý tưởng sáng tạo kinh doanhriêng. Năm 1964, ông cùng với hai người bạn là Schmidt và Ruthenbeck, ông thànhlập Metro chuyên bán đủ những loại loại sản phẩm. Sau hơn 40 năm sinh ra, Metro củaBeisheim đã trở thành tập đoàn lớn thương mại lớn thứ hai ở Châu Âu và thứ tư trên thếgiới với lệch giá 60 tỷ USD / năm, có 130.000 nhân viên cấp dưới và xuất hiện tại 30 nước trênthế giới. 1.1.3. 2. Tư duy phát minh sáng tạo và hiệu quảTư duy với tư cách là hoạt động giải trí tâm ý bậc cao nhất chỉ có ở con người và làkết quả của quy trình lao động, phát minh sáng tạo. Khi tư duy, con người so sánh những thông tin, tài liệu thu nhận được, trải qua quy trình nghiên cứu và phân tích, tổng hợp, khái quát hóa và trìutượng hóa để rút ra những khái niệm, phán đoán, giả thuyết, lý luận, quy luật … Tư duy phát minh sáng tạo nhằm mục đích tìm ra những giải pháp và giải pháp thích hợp để kíchhoạt năng lực phát minh sáng tạo, để tăng cường năng lực tư duy của một cá thể hay một tậpthể thao tác chung. Tư duy phát minh sáng tạo giúp tìm ra một phần hay hàng loạt giải pháp, giảipháp cho một yếu tố nan giải. Tư duy phát minh sáng tạo không có khuôn mẫu tuyệt đối, khôngcần trang thiết bị đắt tiền, không phức tạp nhưng mang lại hiệu suất cao cao. Như vậy, người kinh doanh có cần năng lực tư duy phát minh sáng tạo và hiệu suất cao ? • Trước hết, tư duy phát minh sáng tạo giúp người kinh doanh nhận ra những thời cơ trong mộtmôi trường kinh doanh có nhiều dịch chuyển. Trong đa phần những trường hợp, khi nhận racơ hội thì thời cơ đã qua hoặc là thời cơ quá nhỏ mà người khác đã bỏ lỡ. Do đó chínhsự dịch chuyển và biến hóa của môi trường tự nhiên là thời cơ lớn cho những người kinh doanh phát minh sáng tạo vàbiết chớp thời cơ. • Mặt khác, thiên nhiên và môi trường kinh doanh cũng gồm nhiều yếu tố dịch chuyển liên tụcvà ảnh hưởng tác động theo nhiều hướng khác nhau đến doanh nghiệp. Tư duy phát minh sáng tạo cũng giúpdoanh nhân tìm ra những giải pháp, giải pháp đối phó với những thử thách này. • Thứ ba, tư duy phát minh sáng tạo giúp người kinh doanh có năng lực độc lạ hóa sảnphẩm, dịch vụ, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó giúp doanh nghiệp có – 15 – Chương trình giảng dạy KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học Thành Phố Đà Nẵng tại KonTumkhả năng định giá độc lạ và thu doanh thu cao hơn mức trung bình của ngành. • Thứ tư, tư duy phát minh sáng tạo của người kinh doanh hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp tránh đốiđầu trực tiếp với những đối thủ cạnh tranh cạnh tranh đối đầu khác khi tạo ra và chớp lấy được những nhucầu mới. Khi đó trong một “ đại dương xanh ”, doanh nghiệp sẽ tránh né được nhữngcuộc canh tranh quyết liệt ( Chiến lược Đại dương xanh – W.Chan Kim và ReneeMauborgne, NXB Tri thức, 2009 ). 1.1.3. 3. Năng lực chỉ huy và tạo ekip thao tác. Có người từng nói rằng, điều độc lạ giữa chỉ huy ( Leadership ) và quản trị ( Management ) là chỉ huy biến từ “ cái không ” ra “ cáicó ” còn quản trị thì giữ “ cái có ” cho đừng mất đi thành “ cái không ”. Do đó chỉ huy cần tầm nhìn, cần lòngtin, cần phát minh sáng tạo, cần năng lực khơi lửa và truyền cảmhứng cho những người theo mình. Quản lý cần quytắc, phương pháp vạch sẵn, duy trì và sử dụng phươngthức này để duy trì và tăng trưởng tổ chức triển khai. Tuy vậy, năng lượng chỉ huy cũng cần biểu lộ trải qua những phương phápnhất định : Phương pháp phân quyền : Ủy quyền định đoạt của mình cho cấp dưới. Phương pháp này không riêng gì phát huy được năng lượng và tính dữ thế chủ động của nhân viêndưới quyền mà còn giải phóng cho nhà chỉ huy khỏi những việc làm vụn vặt để tậptrung vào những yếu tố quan trọng mang tính kế hoạch. Phương pháp hành chính : Lãnh đạo dựa vào việc sử dụng thông tư, mệnh lệnhmang đặc thù bắt buộc, cưỡng bức biểu lộ dưới nhiều hình thức như nội quy, quychế, pháp luật … Phương pháp kinh tế tài chính : Sử dụng những công cụ vật chất làm đòn kích bẩy kinh tế tài chính kíchthích nhân viên cấp dưới thực thi tiềm năng của nhà chỉ huy mà không cần mệnh lệnh hànhchính. Phương pháp tổ chức triển khai – giáo dục : Tạo sự link giữa những cá thể và tập thểtheo những tiềm năng đã đề ra trên cơ sở tôn vinh tính tự giác và năng lực hợp tác củatừng cá thể. Phương pháp tâm ý xã hội : Hướng những quyết định hành động ( hành vi ) đến những mụctiêu tương thích với trình độ nhận thức, tâm ý, tình cảm của con người. Tuy có những giải pháp đơn cử và rõ ràng nhưng cũng cần phải hiểu lãnhđạo là một nghệ thuật và thẩm mỹ, là hành vi chứ không phải là chức vụ, vị trí. Doanh nhânphải có năng lực chỉ huy và bộc lộ năng lực đó trải qua tầm nhìn, niềm tin và khảnăng truyền cảm hứng cho người khác. – 16 – Chương trình giảng dạy KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học Thành Phố Đà Nẵng tại KonTum Tầm nhìn ( vision ) là hướng đi, là đích đến mê hoặc trong tương lai. Đó khôngphải là bức tranh treo trên tường hay lời công bố ghi trên một tấm thẻ, hơn thế nóhướng những thành viên của tổ chức triển khai, doanh nghiệp đi đến những hành vi mới. Là nhàlãnh đạo, nếu người kinh doanh không biết mình sẽ dẫn dắt doanh nghiệp của mình đến đâuvà đạt được tiềm năng gì thì chẳng thể mang lại tương lai cho nhân viên cấp dưới và doanhnghiệp. Doanh nhân phải có niềm tin, phải có sự mê hồn, đam mê nhất định. Niềm tinđó hoàn toàn có thể hừng hực, rực lửa nhưng chỉ trong một tiến trình nhất định, hơn thế, doanhnhân phải có một niềm tin can đảm và mạnh mẽ nhưng yên bình, cháy âm ỉ nhưng không hề dậptắt. Để có và duy trì niềm tin đó, người kinh doanh phải có một cái nhìn sáng sủa trong kinhdoanh và trong đời sống. Doanh nhân phải biết “ Nhìn phần nửa đầy của ly nước thayvì nửa vơi ”. Doanh nhân cũng phải biết khơi lửa và truyền cảm hứng cho người khác. Đểcó thể khơi lửa, người kinh doanh phải là người có lửa trong lòng. Khi đó họ hoàn toàn có thể thể hiện sựphấn khích, nhiệt thành và sinh lực can đảm và mạnh mẽ – điều mà mọi người hoàn toàn có thể nhận thấy vàdễ bị hấp dẫn. Để truyền cảm hứng, người kinh doanh còn phải biết san sẻ xúc cảm, niềmđam mê với nhân viên cấp dưới, người mua và đồng nghiệp ; và đánh trúng tâm ý, tình cảm đểcó lòng trung thành với chủ và sự đáng tin cậy của họ. Tình huống : Howard Schultz và công thức bí hiểm của StarbucksTất cả những người kinh doanh đều muốn học hỏi những giải pháp chỉ huy củaHoward Schultz, quản trị hãng café Starbucks, vào việc làm kinh doanh của mình. Phương pháp và phong thái chỉ huy của ông được xem như công thức bí hiểm tạo nênsự thành công xuất sắc của Starbucks. Sinh ra và lớn lên trong một mái ấm gia đình nghèo khó và giờ đâySchultz đang nắm trong tay cả đế chế Starbucks khổng lồhiện có khoảng chừng 12.000 shop café trên toàn quốc tế với129. 000 nhân viên cấp dưới và lệch giá 6 tỷ USD / năm. Hình ảnh một nhà chỉ huy biết rõ những giá trị màmình đại diện thay mặt, khuyếch trương ; luôn biết phương pháp kết nốicảm xúc với người nghe được biểu lộ trải qua kỹ nănggiao tiếp và cảm hứng can đảm và mạnh mẽ của ông. Schultz có cảm xúcđặc biệt can đảm và mạnh mẽ về những gì mình thực thi. Không chỉbán những ly café thơm ngon, với người mua ông còncung cấp cho họ sự trộn lẫn giữa café và sự lãng mạn, sựthoải mái và tính hội đồng, bầu không khí ấm cúng vàthân hữu. Với nhân viên cấp dưới, ông cho họ một môi trường tự nhiên làmviệc với toàn bộ sự tôn trọng và chân thành, tình người và – 17 – Chương trình đào tạo và giảng dạy KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học Thành Phố Đà Nẵng tại KonTumlòng nhân ái. Chủ nhân của Starbucks đã từng hãnh diện công bố rằng, tiền mua bảohiểm sức khỏe thể chất cho nhân viên cấp dưới còn nhiều hơn tiền mua café từ Châu Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương, ChâuPhi để phân phối cho hàng loạt mạng lưới hệ thống Starbucks. Trong cuốn sách gần đây của Schultz, “ Pour Your Heart Into It ” ( Rót cả tâmhồn vào đáy cốc ), những từ như “ cảm hứng ” hay “ đam mê ” gần như Open trên mọitrang giấy. Qua ông, ta hoàn toàn có thể rút ra một số ít bài học kinh nghiệm về chỉ huy : Bài học số 1 : Hãy đào sâu để nhận ra những gì bạn thực sự đam mê ( khôngphải khi nào cũng là niềm đam mê với mẫu sản phẩm ) và truyền tải thông điệp này tới cácnhân viên, người mua, đồng nghiệp. Bài học số 2 : Truyền cảm hứng cho những đồng nghiệp, nhà đầu tư và cácnhân viên bằng việc vẽ nên bức tranh về một quốc tế tốt đẹp hơn nhờ những sảnphẩm, dịch vụ hay công ty của bạn. Bài học số 3 : Để có được sự an toàn và đáng tin cậy và lòng trung thành với chủ của những ngườixung quanh, nhà chỉ huy cần phải đánh trúng tình cảm và tâm ý của họ. Với niềm đam mê và năng lượng chỉ huy, ông chủ Schultz của Starbucks đã vàđang biến giấc mơ của mình thành hiện thực để liên tục san sẻ chúng với hàng nghìnnhân viên, nhà đầu tư và người mua trên toàn quốc tế. 1.1.3. 4. Kiến thứcCó nhiều ý niệm, định nghĩa về tri thức ( kiến thức và kỹ năng ) theo nhiều cách tiếp cậnkhác nhau, tuy nhiên vẫn không có một định nghĩa nào về tri thức được toàn bộ mọingười thừa nhận và có năng lực bao quát hàng loạt. Tuy nhiên, kỹ năng và kiến thức hay tri thức được hiểu là cáccơ sở, những thông tin, tài liệu, những hiểu biết hoặcnhững thứ tựa như có được bằng kinh nghiệmthực tế hoặc do những trường hợp đơn cử. Kiến thức của người kinh doanh, trước hết phải làsự hiểu biết về những yếu tố chung trong đời sống, kinh tế tài chính, chính trị, xã hội. Những hiểu biết chung đó là cơ sở để người kinh doanh tìm ra cáccơ hội kinh doanh, những thử thách và khó khăn vất vả hoàn toàn có thể xảy ra so với ngành, lĩnh vựckinh doanh và đơn cử so với doanh nghiệp của mình. Kiến thức tổng quát để quyếtđịnh góp vốn đầu tư vào đâu, tham gia vào hay rút lui khỏi ngành kinh doanh nào, phân phối sảnphẩm dịch vụ đơn cử nào ra thị trường … Thứ hai, người kinh doanh còn cần sự am hiểu ở mức độ nhất định so với những lĩnhvực quản trị chung trong doanh nghiệp. Những kiến thức và kỹ năng này sẽ giúp cho doanh nhâncó năng lực phối hợp tốt giữa những bộ phận công dụng, trợ giúp cho mình trong quátrình ra quyết định hành động và điều hành doanh nghiệp. Những nghành kỹ năng và kiến thức này bao – 18 – Chương trình huấn luyện và đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học Thành Phố Đà Nẵng tại KonTumgồm : phục vụ hầu cần, đầu vào cho quy trình sản xuất ( vật tư, máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến ), tổchức sản xuất, marketing, nhân lực, kinh tế tài chính – kế toán, nghiên cứu và điều tra, tăng trưởng, phápchế … Do đặc trưng của hoạt động giải trí quản trị, điều hành quản lý ở tầm vĩ mô thế cho nên doanh nhânkhông nhất thiết phải am hiểu quá sâu nhằm mục đích tránh sự phân tán khỏi trách nhiệm hầu hết. Tuy nhiên để quản lý tốt, người kinh doanh không hề thiếu những kỹ năng và kiến thức này. Thứ ba, người kinh doanh cũng cần có sự hiểu biết, kiến thức và kỹ năng nhất định về chuyênmôn trong nghành nghề dịch vụ kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia. Do mỗi ngành, mỗi lĩnhvực kinh doanh đều có những đặc trưng nhất định về mẫu sản phẩm, thị trường, công nghệ tiên tiến, tổchức sản xuất, phân phối mẫu sản phẩm, marketing … do đó người kinh doanh rất cần có sự hiểubiết này. Ví dụ, người kinh doanh nhất định phải có hiểu biết thiết yếu về bản vẽ phong cách thiết kế, giám sát thiết kế, lập hồ sơ và tham gia đấu thầu … nếu doanh nghiệp kinh doanhtrong nghành kiến thiết xây dựng. Hay cũng là kinh doanh thương mại nhưng kinh doanh theokiểu bán hàng đa cấp cũng có nhiều điểm đặc trưng khác nghành kinh doanh thôngthường. Tuy nhiên, kỹ năng và kiến thức hay sự hiểu biết của bản thân người kinh doanh thôi chưa đủ, người kinh doanh còn phải là người biết sử dụng những người khác giỏi hơn mình ở mộtkhía cạnh hay trong một nghành nào đó. Tình huống : Andrew Carnegie – “ Ông vua thép ” Andrew Carnegie ( 1835 – 1919 ) sinh ra và lớn lên trong một mái ấm gia đình nghèokhó ở Scotland. Từ một người nghèo không một xu dính túi, ông đã trở thành một tỷphú và tạo ra rất nhiều triệu phú khác trong ngành công nghiệp của mình. Thành công trong sự nghiệp, AndrewCarnegie còn rất nổi tiếng với tài dùng người. Dochỉ có 4 năm đi học, kiến thức và kỹ năng của ông trong ngànhthép rất hạn chế nhưng Adrew Carnegie luôn thừanhận, không hề giấu diếm điều đó. Ông nổi tiếng là người biết dẫn dụ và khôngkiệm lời khen nhân viên cấp dưới, do đó ông đã tập hợp đượcquanh mình rất nhiều người tài. Ông ca tụng nhânviên cả trước mặt và sau sống lưng họ, thậm chí còn ca tụnghọ ngay cả sau khi ông đã qua đời, trên bia mộ củamình. Khi nhắc đến ông, người ta không chỉ nhắcđến năng lực kinh doanh kiệt xuất mà còn luôn nhắc đến dòng chữ được khắc trên mộông : “ Đây là nơi yên nghỉ ngàn thu của một người biết cách thu dụng những ngườithông minh hơn mình ”. Những kinh nghiệm tay nghề trong kinh doanh và sử dụng người của ông đã trở thànhbài học tầm cỡ cho những nhà chỉ huy sau này. – 19 – Chương trình huấn luyện và đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học Thành Phố Đà Nẵng tại KonTum1. 1.3.5. Ý chí, nghị lực, quyết tâmKinh doanh là một việc làm đầy khó khăn vất vả, phức tạp và lắm rủi ro đáng tiếc. Theo một sốliệu thống kê gần đây của Cơ quan quản trị những doanh nghiệp nhỏ Hoa Kỳ ( SBA ) : 35 % những doanh nghiệp thất bại sau hai năm tiên phong, 56 % thất bại sau bốn năm hoạt động giải trí. Ở Nước Ta, những chuyên viên cũng thấy rằng một tỷ suất lớn những doanh nghiệp nhỏ cũngthường thất bại sau 3 – 5 năm tiên phong. Như vậy, mặc dầu ngày càng có nhiều doanhnghiệp thành công xuất sắc nhưng tất cả chúng ta cũng cần phải gật đầu một trong thực tiễn là vẫn có mộttỷ lệ đáng kể những doanh nghiệp mới xây dựng gặp thất bại khi khởi sự kinh doanh. Là người kinh doanh, khi khởi sự và quản lý và điều hành hoạt động giải trí kinh doanh của mình khôngai lên kế hoạch cho thất bại nhưng cũng phải sẵn sàng chuẩn bị ý thức và giải pháp để đốimặt với những khó khăn vất vả, trở ngại, đặc biệt quan trọng là trong thời hạn tiên phong. Thành công chỉđến với những người kinh doanh có ý chí, giàu nghị lực, có tính kiên trì và lòng quyếttâm. Thương trường luôn khắc nghiệt, người kinh doanh dù có tài ba đến đâu cũng khótránh khỏi những lần thất bại. Do đó, điều quan trọng là phải địa thế căn cứ vào tình hình đểra những quyết định hành động tiến – lui hài hòa và hợp lý. Cho dù ở trường hợp nào cũng luôn phải ở thếchủ động và phải có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mọi trường hợp. 1.2 Phát triển năng lượng doanh nhân1. 2.1 Khơi dậy khát vọng làm giàu. Điều tiên phong và quan trọng nhất so với mỗi người trước khi khởi nghiệp làphải khơi dậy cho được khát vọng người kinh doanh, khát vọnglàm giàu. Khát vọng đó là động cơ, là mục tiêu, là sứcmạnh giúp cho mỗi người vượt qua được những khókhăn, thất bại để trở thành một người kinh doanh thành đạttrong tương lai. Theo một thống kê ở Hoa Kỳ, hầu hết nhữngdoanh nhân thành đạt không phải là “ con nhà nòi ” đều đilên từ hai bàn tay trắng. Cuộc sống nghèo nàn trắng taychính là động lực giúp họ vươn lên chiến thắng cảnh nghèo hèn và tự khẳng địnhmình. Vậy nếu bạn không trọn vẹn trắng tay liệu bạn có khát vọng làm giàu haykhông ? Trong đời sống, không ai biết bạn là ai, không ai biết điều gì sẽ chờ đón mìnhở phía trước. Khát vọng làm giàu chính là một cách để chứng tỏ năng lượng bản thân, làcon đường để đạt tới tương lai tốt đẹp hơn. 1.2.2 Tích lũy kiến thức và kỹ năng và rèn luyện kỹ năngNhư đã đề cập ở trên, kỹ năng và kiến thức và kiến thức và kỹ năng tốt là những yên cầu thiết yếu đểdoanh nhân khởi sự doanh nghiệp và đạt được những thành công xuất sắc trong kinh doanh. Có – 20 – Chương trình đào tạo và giảng dạy KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học Thành Phố Đà Nẵng tại KonTumhai con đường để một người kinh doanh tích góp kiến thức và kỹ năng : tích góp trải qua huấn luyện và đào tạo và tựtích lũy trải qua sách, báo, kinh nghiệm tay nghề quản lý thực tiễn. Sẽ rất tốt nếu trước khi khởi nghiệp người kinh doanh được trang bị không thiếu kiến thứcvà kỹ năng và kiến thức thiết yếu. Các trường huấn luyện và đào tạo, những khóa huấn luyện và đào tạo về kinh tế tài chính, quản trị kinhdoanh đều chú trọng cả hai phương diện cung ứng kỹ năng và kiến thức và rèn luyện kiến thức và kỹ năng. Tuynhiên những kỹ năng và kiến thức được phân phối sẽ mang tính nguyên tắc nhiều hơn là việc phảnánh hơi thở của thiên nhiên và môi trường kinh doanh sôi động đang diễn ra, còn những kỹ năng và kiến thức sẽ chỉthực sự được làm chủ nếu được hình thành và rèn luyện qua trong thực tiễn. Điều đó có nghĩalà sự thành công xuất sắc của người kinh doanh trên thương trường nhờ vào rất nhiều vào ý thức tựhọc tập, tự tích lũy, tự rèn luyện của họ. Điều này cũng lý giải tại sao trên quốc tế córất nhiều người kinh doanh thành đạt dù không được giảng dạy chuyên nghiệp về kinh tế tài chính và quản trịkinh doanh. Bill Gates ( William Henry Gates ) là “ người kinh doanh cóảnh hưởng nhất trong cuộc cách mạng máy tính cá thể ” sẽ không chắc giành được thương hiệu này nếu cố gắng nỗ lực họcnốt 2 năm ở trường Harvard cho đến khi tốt nghiệp. Vàhơn 30 năm sau, ông trở lại chính ngôi trường danh tiếngnày để nhận bằng tiến sỹ danh dự ngành luật mặc dầu chưaqua ĐH. Anita Roddick là người sáng lập và quản lý và điều hành TheBody Shop từ một shop nhỏ kinh doanh mỹ phẩm tự phachế trở thành một tên thương hiệu nổi tiếng quốc tế với 1980 cửahàng xuất hiện tại hơn 40 nước ( năm 2004 ). Bản thân Anita Roddick cũng chưa từng học bất kể khóahọc nào về quản trị kinh doanh hay bán hàng, bà quản lý TheBody Shop với bản năng kinh doanh có sẵn cùng với quá trìnhtự tích góp không ngừng và một triết lý kinh doanh vì môitrường. 1.2.3 Học cách rút ra từ những bài học kinh nghiệm thất bạiTrên mặt trận, không một vị tướng tài ba nào chưa từng một lần thất bại. Trên thương trường khắc nghiệt, người kinh doanh dù tài ba đến mấy cũng không hề luônnắm chắc thành công xuất sắc. Điều quan trọng là phải tìm trong thất bại những thời cơ để giànhthắng lợi lớn hơn trong tương lai. Ishoko, ông chủ của tập toàn Sanyo, người thường được giới kinh doanh NhậtBản gọi là “ Thánh kinh doanh ”, từng nói rằng : “ Người có võ nghệ cao ráo, độngtác rút mũi thương về thường nhanh hơn phóng ra. Trong kinh doanh cũng vậy, doanh – 21 – Chương trình huấn luyện và đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học TP. Đà Nẵng tại KonTumnhân giỏi là người biết rút lui mà không mất thời cơ ”. Trước hết, cần khẳng định chắc chắn rằng thất bại là khó tránh khỏi vì người kinh doanh luônphải đương đầu với việc ra quyết định hành động trong kinh doanh. Các quyết định hành động đôi lúc có đầy đủcăn cứ và thông tin nhưng trong phần đông những trường hợp luôn có những rủi ro đáng tiếc tiềm ẩnkhó lường. Thất bại hoàn toàn có thể đến từ việc nghiên cứu và điều tra loại sản phẩm, công nghệ tiên tiến mới ; hoàn toàn có thể donhững quyết định hành động góp vốn đầu tư chuyển hướng kinh doanh sai lầm đáng tiếc ; hoàn toàn có thể do những rủi ro đáng tiếc trênthị trường chứng khoán … Trước những thất bại yên cầu người kinh doanh phải thực sự tỉnhtáo, biết lắng nghe và luôn giữ được niềm tin sáng sủa. Điều thứ hai cần biết là khi đương đầu với những thất bại trong thực tiễn, khônggiống như kim chỉ nan, sẽ khó khăn vất vả và cay đắng hơn nhiều. Khi đó người kinh doanh có thểngập trong nợ nần, lòng tự trọng bị tổn thương và tương lai của doanh nghiệp hết sứcảm đạm. Khi đó, những người kinh doanh thiếu bản lĩnh thường mất ý thức, chán nản, không có động lực để mở màn lại. Đã bước chân vào thương trường, người kinh doanh phảichuẩn bị tâm ý để đương đầu với những điều này và phải tự tìm ra cách để vượt qua đượcgiai đoạn khó khăn vất vả đó. Điều thứ ba, khi thất bại, dù nhỏ nhất cũng luôn có những nguyên do sâu xa. Doanh nhân chỉ hoàn toàn có thể bước tiếp và đạt tới thành công xuất sắc nếu nhận thấy và khắc phụcđược những nguyên do này. Các thất bại thường xuất phát từ một trong nhữngnguyên nhân sau : o Lập kế hoạch không tương thích và thiếu tính khả thi : đây là nguyên do kháphổ biến. Rủi ro sẽ ít hơn nếu kế hoạch kinh doanh được lập trên cơ sở những thông tinkhoa học, đáng đáng tin cậy, mang tính tổng lực, được xem xét tính khả thi. o Thiếu năng lượng và kinh nghiệm tay nghề quản trị : rất nhiều người kinh doanh có xuất thânkỹ thuật, bản thân họ có rất ít kinh nghiệm tay nghề về quản trị hoặc chưa qua đào tạo và giảng dạy về quảnlý. Do đó đây cũng là một trong những nguyên do dẫn đến thất bại trong kinhdoanh. o Rủi ro trong kinh doanh, thâm hụt kinh tế tài chính : trong kinh doanh luôn tiềm ẩnnhững rủi ro đáng tiếc có tương quan đến kinh tế tài chính hoặc dẫn đến sự thâm hụt về kinh tế tài chính đối vớidoanh nghiệp. Quản lý tài chính cần phải nhận định và đánh giá những rủi ro đáng tiếc này và hạn chế thiệt hạiđến mức thấp nhất hoàn toàn có thể. o Lãnh đạo tốt, nhân viên cấp dưới tồi : một người kinh doanh có nhiệt huyết, đam mê, cókiến thức và kiến thức và kỹ năng tốt vẫn hoàn toàn có thể bị vượt mặt bởi đội ngũ nhân viên cấp dưới thiếu kinhnghiệm và mục tiêu kém lành mạnh. Bởi vậy, doanh nghiệp cần thiết kế xây dựng được mộtđội ngũ nhân viên cấp dưới có trình độ tốt, nhiệt huyết và được trả thù lao một cách tương xứngvới hiệu quả góp phần của họ. o Nguyên nhân từ chính bản thân người kinh doanh : bản thân người kinh doanh cũng cần – 22 – Chương trình giảng dạy KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học TP. Đà Nẵng tại KonTumphải xem xét nguyên do của những thất bại từ chính bản thân mình. Có thể có mộtsố nguyên do dẫn đến thất bại như : thiếu thận trọng, hành vi gấp áp, thiếu thôngtin, quyết định hành động cảm tính … Khả năng tiếp đón thất bại, sau khi nhận thức được nguyên do của thất bại, người kinh doanh cần đương đầu với thực tiễn đó để tránh liên tục sa lầy. Cho dù là người đứngđầu doanh nghiệp họ cũng cần biết gật đầu trong thực tiễn, biết lắng nghe, trung thực vớichính mình và quan trọng nhất là luôn giữ được ý thức sáng sủa để sớm vượt quađược những khó khăn vất vả trước mắt và đạt được thành công xuất sắc hơn nữa trong tương lai. 1.2.4 Doanh nhân và nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ( Corporate Social Responsibility – CSR ) lúc bấy giờ đã được sử dụng tương đối phổ cập. Tuy nhiên vẫn còn nhiều quan điểmkhác nhau về khái niệm, nội dung và khoanh vùng phạm vi của CSR.Ủy ban Kinh tế Thế giới về tăng trưởng bền vững và kiên cố định nghĩa : “ Trách nhiệm xãhội của doanh nghiệp là một cam kết kinh doanh nhằm mục đích cư xử đạo đức và góp phần chosự tăng trưởng kinh tế tài chính cùng với việc nâng cao chất lượng đời sống của người lao độngvà mái ấm gia đình của họ cũng như chất lượng đời sống của hội đồng và xã hội nóichung ”. Định nghĩa này nhấn mạnh vấn đề đến vai trò của doanh nghiệp trong tăng trưởng kinhtế và nâng cao chất lượng đời sống của người lao động, mái ấm gia đình họ, hội đồng và xãhội. Mô hình “ Kim tự tháp ” của A.Carroll ( 1999 ) về nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội cũng đượcnhiều người gật đầu và sử dụng khá thoáng đãng. Theo đó, CSR gồm có trách nhiệmkinh tế, pháp lý, đạo đức và từ thiện. Các nước nói tiếng Anh lại bộc lộ nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp với kháiniệm PPP gồm có 3 nghành nghề dịch vụ : Con người ( People ), Hành tinh ( Planet ) và Lợi nhuận ( Profit ). Ở Nước Ta, trong quy định và tiêu chuẩn xét “ Trao Giải nghĩa vụ và trách nhiệm xã hộidoanh nghiệp ”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Nước Ta ( VCCI ) cũng giới hạnhai nghành là lao động và môi trường tự nhiên nhưng cũng vẫn đặt thêm tiêu chuẩn kinh doanhcó hiệu suất cao. Như vậy, hoàn toàn có thể nói VCCI cũng sử dụng khái niệm PPP.Trên quốc tế, kinh doanh luôn gắn với nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội, rất nhiều ngườikhổng lồ đã bỏ ra rất nhiều tiền để trở thành một hình mẫu kinh doanh lý tưởng vìcộng đồng. Nike đã công bố công khai minh bạch những tiêu chuẩn nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của họ cùngvới list 700 xí nghiệp sản xuất gia công ở 51 vương quốc trên quốc tế, trong đó có 35 nhàmáy ở Nước Ta. Họ kiểm tra liên tục và buộc những nhà sản xuất phải tuân thủcác điều kiện kèm theo này. Họ cũng sẵn sàng chuẩn bị cắt hợp đồng nếu nhà cung ứng bị phát hiện hoặc – 23 – Chương trình huấn luyện và đào tạo KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học TP. Đà Nẵng tại KonTumbị tố cáo vi phạm. General Electrics sử dụng 2 tỷ USD mỗi năm để điều tra và nghiên cứu công nghệ tiên tiến mới bảovệ thiên nhiên và môi trường. Howard Schultz, ông chủ của Starbucks, đã từng hãnh diện công bố, tiền muabảo hiểm sức khỏe thể chất cho nhân viên cấp dưới còn nhiều hơn tiền mua café từ Châu Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Phi để phân phối cho toàn mạng lưới hệ thống Starbucks. Royal Dutch Shell, tập đoàn lớn dầu khí truyền kiếp, đã xây dựng nhiều quỹ từ thiện, trong đó có việc kiến thiết xây dựng TT giáo dục Early Learning Centre ở Nam Phi nhằmgiáo dục trẻ nhỏ và dạy kiến thức và kỹ năng cho người trưởng thành. Ở Nước Ta, tuy việc thực thi nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội CSR còn tương đối mới lạ, nhưng nhiều doanh nghiệp và người kinh doanh Nước Ta cũng đã bộc lộ nghĩa vụ và trách nhiệm vànhững góp phần nhất định của họ so với xã hội. Tình huống : Anita Roddick – Lợi nhuận hoàn toàn có thể song hành với trách nhiệmxã hộiAnita Roddick sinh ngày 23/12/1942 tại thành phố nhỏ Littlehampton ở Sussex, Anh Quốc. Là con thứ 3 trong số 4 người con của một chủ tiệm ăn nhỏ người Ý, Anitađã trải qua hầu hết thời thơ ấu của mình ở đây để phụ giúp mẹ, người đã dạy bànhững bài học kinh nghiệm tiên phong về giá trị của việc tái chế và sử dụng lại vật phẩm. Khi trưởng thành, sự nhạy cảm với những yếu tố đạo đức đã thôi thúc Anita trởthành một cô giáo ở trường Cao đẳng Sư phạm Newton Park. Năm 1962, Anita chuyển đến sống ở Khu định cư dành cho người Israel. Đâycũng là chuyến đi tiên phong khởi đầu cho cuộc hành trình dài thao tác vòng quanh thế giớicủa bà. Trong những chuyến đi này, Anita đã thấy đời sống bần hàn, nghèo khó củangười dân ở rất nhiều nơi bà đã đi qua. Năm 1976, Anita mở shop The Body Shop đầu tiênchuyên kinh doanh những loại mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên dobà tự bào chế. Đến năm 2004, bà đã có hơn 1980 shop TheBody Shop ở khoảng chừng 40 nước trên quốc tế và trung bình hàngnăm có khoảng chừng 100 shop mới được mở. Điều khiến Anita Roddick và The Body Shop từ mộtcửa hàng nhỏ trở thành một tên thương hiệu toàn thế giới chính là triết lý kinh doanh vì môitrường và những quan điểm về nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bà luôn chủtrương doanh thu hoàn toàn có thể song hành cùng nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội : “ Dâng hiến sự nghiệpkinh doanh để mưu cầu sự đổi khác môi trường tự nhiên và xã hội … tương thích về phương diệnsinh thái, cung ứng nhu yếu hiện tại mà không làm tác động ảnh hưởng đến tương lai. Đóng gópmột cách ý nghĩa vào những tổ chức triển khai địa phương, vương quốc và quốc tế trong lĩnh vựcchúng ta kinh doanh bằng việc trải qua một bộ luật về quản trị khuyến khích sự cẩn – 24 – Chương trình giảng dạy KHỞI SỰ KINH DOANH – Khóa K208QTPhân hiệu Đại Học TP. Đà Nẵng tại KonTumthận, lương thiện, công minh và tôn trọng. ” ( Bản Tuyên bố thiên chức của The BodyShop ). Thứ nhất, loại sản phẩm The Body Shop được biết đến với đặc trưng “ xanh ” và “ sạch ” hơn là loại sản phẩm làm đẹp tuyệt đối. Các công thức điều chế được sưu tầm, điều tra và nghiên cứu từ những công thức truyền thống lịch sử của những dân tộc bản địa, bộ lạc ở khắp nơi trên thếgiới. Như cách dùng lá trà xanh để làm sạch của phụ nữ Châu Á Thái Bình Dương, cách dùng vỏ camlàm đẹp của phụ nữ Sri Lanca, cách làm nước gội đầu từ chuối, làm nước hoa từ lá bạchà … Về sắc tố, màu xanh lá cây là màu chủ yếu, tạo ra cảm xúc thân mật với thiênnhiên. Bà cũng chủ trương không dùng vỏ hộp sang chảnh mà sử dụng loại vỏ hộp có thểphân hủy và thân thiện với môi trường tự nhiên. Các nhà máy sản xuất của The Body Shop đều có thiết bị lọc nước thải ; nhà kho sử dụnghệ thống đèn tự động hóa tiết kiệm ngân sách và chi phí điện ; xe tải và vỏ hộp đều được sử dụng để truyền tảithông điệp xã hội như bảo vệ cá voi, bảo vệ rừng mưa nhiệt đới gió mùa, tuyên truyền vềAIDS, tuyên truyền chấm hết thí nghiệm trên động vật hoang dã, khuyến khích tái chế … Trên mặt trận xã hội, The Body Shop chủ trương kiến thiết xây dựng nhà máy sản xuất ở nhữngvùng có nhiều người thất nghiệp và trích doanh thu góp phần vào quỹ phúc lợi của địaphương. Ví dụ như việc kiến thiết xây dựng xí nghiệp sản xuất xà phòng ở Glasgow, Scotland ( 1989 ) và giảiquyết được hàng ngàn việc làm tại địa phương ; hỗ trợ vốn cho nguyệt san Big Issue và để200 người vô gia cư tiếp đón việc phát hành và được hưởng hàng loạt số tiền bánbáo … Từ năm 1987, The Body Shop trực tiếp mua lại mẫu sản phẩm của người sản xuất vàdành tiền chênh lệch để tái đầu tư và cải tổ đời sống cho họ, như mua dầu dừa củabộ lạc da đỏ Kayapos ( Amazon ), mua mật ong của nông dân Zambia, hồi sinh nhàmáy giấy nhỏ ở Nepal … Như vậy hoàn toàn có thể thấy, những người kinh doanh thành đạt đều có ý thức nhất định về vấnđề Doanh nghiệp – Doanh nhân và Trách nhiệm xã hội. Họ được biết đến không chỉquan tâm những thành công xuất sắc trong kinh doanh mà hơn thế nữa là những góp phần chosự tăng trưởng chung của hội đồng, xã hội. Điều này cũng có những tác động ảnh hưởng ngược trởlại và mang lại nhiều quyền lợi hơn cho doanh nghiệp. 1.3 Tìm kiếm tương hỗ từ những cố vấnTrong thiên nhiên và môi trường kinh doanh có nhiều yếu tố dịch chuyển và luôn có sự cạnhtranh quyết liệt giữa những đối thủ cạnh tranh, những người kinh doanh cần có sự năng động, nhạy bén vàsự am hiểu trong nhiều nghành nghề dịch vụ. Tuy nhiên, không một người kinh doanh nào hoàn toàn có thể hoàntoàn tự tin mình có đủ kỹ năng và kiến thức và sự hiểu biết thiết yếu. Mỗi người kinh doanh luôn cónhững khoảng trống tri thức khác nhau cần phải lấp đầy và người giúp người kinh doanh lấp – 25 –
Source: https://vh2.com.vn
Category : Startup