Đồ họa của Tech Insider cho thấy những lục địa sẽ hợp nhất thành một dải đất duy nhất trong vòng 250 triệu năm tới . Bạn đang đọc: Các...
Thông điệp Ngày nước thế giới qua các năm (2001- 1998) – Cục Quản lý tài nguyên nước
2001 – Nước cho sức khỏe
Ngày nước thế giới 22/3/2001 do Tổ chức Y tế thê giới (WHO) chủ trì, với 103 sự kiện ở 55 quốc gia.
“Tiếp cận với nước sạch là một nhu cầu chung và được xem là một nhu cầu cơ bản của con người. Đây là yếu tố chủ yếu trong chăm sóc sức khỏe ban đầu. Đến thời điểm này (năm 2001), 1.1 tỉ người (18% dân số thế giới) vẫn chưa được tiếp cận với nguồn nước sạch và 2.4 tỉ người không có được các điều kiện vệ sinh cơ bản. Hậu quả trực tiếp là 2.2 tỉ người chết mỗi năm vì bệnh tiêu chảy – hầu hết là trẻ em từ các nước đang phát triển. Nhiều ca tử vong do các nguyên nhân liên quan đến thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường kém.
Tình trạng sức khỏe kém là rào cản chính trong công cuộc giảm đói ngèo. Cải thiện quản lý nước theo hướng bền vững là một công cụ hiệu quả của các cá nhân, cộng đồng và hộ gia đình nhằm bảo vệ và cải thiện điều kiện sức khỏe.
Để tăng cường vệ sinh, cần có nước sạch. Điều kiện vệ sinh tốt sẽ giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Chúng ta hãy nhìn xung quanh mình và nghĩ về tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe của bản thân. Sau đó hãy nghĩ về những con người trên thế giới đang không có được nhu cầu cơ bản nhất này của con người. Và tự hỏi chúng ta có thể làm gì để hướng tới một tương lai khi mọi người đều có thể tiếp cận với nước sạch.
Trích bài phát biểu của Dr Gro Harlem Brundtland, Tổng Giám đốc, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhân dịp kỷ niệm Ngày nước thế giới 22/3/2001.
2000 – Nước cho thế kỉ 21
Vào năm 1900, cứ 10 người thì chỉ có 1 người sống ở các thành phố nhưng đến thời điểm này (năm 2000) thì một nửa nhân lọai (trên 3 tỉ người) hiện đang sống ở các khu vực đô thị. 23 thành phố, trong đó có 18 thành phố ở các nước đang phát triển, có dân số trên 10 trịêu. Kết quả là trong suốt thế kỉ 20, trên tòan cầu tổng lượng nước sử dụng cho công nghiệp và đô thị đã tăng 24 lần trong khi lượng nước sử dụng cho nông nghiệp chỉ tăng khỏang 5 lần. Trong khi đó chỉ có 1% của toàn bộ tài nguyên nước trên trái đất có khả năng cung cấp lượng nước sạch cần thiết cho nông nghịêp, công nghịêp và sinh hoạt của con người.
Ước tính khỏang hơn một tỉ người hiện không có chỗ ở phù hợp cũng như không được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như nước sạch. Ở nhiều nơi, người nghèo phải mua nước sạch với mức giá cao phi lý từ các nhà cung cấp tư nhân. Trong khi đó, ở các thành phố một nửa lượng nước cấp bị thất thoát và sử dụng bất hợp pháp. Cơ chế phân bổ nước kém hiệu quả và không công bằng này làm gia tăng mâu thuẩn xã hội ở các thành phố. Đến năm 2025, dân số thế giới dự đóan sẽ lên đến 5 tỉ người, và nhu cầu nước đô thị sẽ tăng theo cấp số mũ.
Như vậy, cải thiện công tác quản lý đô thị là chìa khóa để bảo tồn nước. Cần xây dựng và thực hiện chiến lược quản lý tổng hợp nguồn nước đô thị, với sự tham gia rộng rãi của các chủ thể và bên liên quan (như khối tư nhân và cộng đồng).
Trích bài phát biểu của Klaus Toepfer, Giám đốc điều hành, Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) và Quyền giám đốc điều hành UNCHS nhân dịp kỷ niệm Ngày nước thế giới năm 2000.
Xem thêm: Những bức ảnh về ‘Trái đất xưa và nay’: Trái đất đã thay đổi như thế nào trong hơn 100 năm qua?
1999 – Chúng ta đều ở hạ du
Ngày nước thế giới năm 1999 nhấn mạnh một thực tế rằng khi sử dụng nguồn nước ngọt, con người – dù sống ở thôn quê hay các siêu đô thị – cũng không thể tự tách mình ra khỏi quần thể, trong thực thể vĩ mô của nguồn nước. Có mối liên kết và quan hệ tương tác giữa một người sử dụng nước ở một vị trí cụ thể của lưu vực với những người sống ở những vị trí khác trong lưu vực đó.
Khi chúng ta tiến đến thế kỉ 21, dân số, đô thị hóa, công nghiệp hóa và sản xuất thực phẩm đều gia tăng. Trong bối cảnh như vậy, nhất thiết phải xem xét mối liên kết và quan hệ tương tác đó trong khuôn khổ quản lý tổng hợp lưu vực sông hoặc hệ thống tầng chứa.
1998 – Nước ngầm – nguồn tài nguyên vô hình
Gần một nửa dân số thế giới phụ thuộc vào nước dưới đất như là nguồn cung cấp nước cho sinh hoạt và các mục đích khác. Ở Ấn Độ, 50% nước tưới từ nước dưới đất. Trên thế giới, gần 80% dân số ở khu vực nông thôn sử dụng nước dưới đất do nguồn nước mặt đã bị ô nhiễm.
Chủ đề “Nước ngầm – nguồn tài nguyên vô hình” của Ngày nước thế giới năm 1998 nhằm nhấn mạnh ba vấn đề chính của công tác quản lý nước dưới đất trong mối liên quan mật thiết với phát triển bền vững: i) sự suy giảm nhanh chóng của nguồn nước dưới đất do ô nhiễm các tầng chứa nước; ii) nhận thức về tầm quan trọng của nước dưới đất và năng lực quản lý bền vững nguồn tài nguyên này còn hạn chế; và, iii) những hậu quả kinh tế của việc không đáp ứng được các nhu cầu về nước dưới đất cũng như về quản lý sử dụng nước dưới đất.
Hoạt động kỷ niệm Ngày nước thế giới năm 1998 của UNICEF và IRC tập trung vào ba vấn đề chính sau: i) Vai trò quan trọng của nước dưới đất nhìn chung chưa được nhìn nhận đúng mức. Chi phí xử lý nước mặt khoảng 20 lần so với nước dưới đất. Nước dưới đất cũng gần gũi hơn với cộng đồng và họ có thể quản lý nguồn nước này; ii) Trong những năm tới, trong bối cảnh điều kiện vệ sinh môi trường ngày càng kém, việc bảo vệ nguồn nước dưới đất khỏi ô nhiễm – đặc biệt là ô nhiễm sinh học – là rất quan trọng và cấp bách; và, iii) Mâu thuẫn về khai thác sử dụng nguồn nước dưới đất phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau như sinh hoạt, tưới, cấp nước đô thị… chỉ có thể giải quyết được thông qua đối thoại giữa các bên liên quan.
Source: https://vh2.com.vn
Category : Trái Đất