Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Tếch làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất – Tài liệu text

Đăng ngày 20 September, 2022 bởi admin

Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Tếch làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 93 trang )

1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tếch (Tectona grandis Linn.f.) thuộc họ Tếch (Verbenaceae Jaume) là một
loài cây gỗ lớn trong chi (Tectona), cao tới 30 – 40 m, đường kính có thể đạt trên
100cm [1, tr.402]. Tếch được đánh đánh giá là một trong những loài cây gỗ quý, sinh
trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng. Tếch có phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Miến Điện,
Thái Lan, Lào và được trồng thành công trên diện tích hàng triệu ha ở cả những nơi
nằm ngoài khu phân bố tự nhiên như Sri Lanka, Bangladesh, Trung Quốc, Việt Nam,
Brazil, Ecuador, v.v.. Tính đến năm 1990, tổng diện tích rừng trồng Tếch trên thế
giới là 1,6 triệu ha, chiếm 75% diện tích trồng cây gỗ cứng chất lượng cao của nhiệt
đới [8]. Gỗ Tếch cứng, nặng, thớ gỗ mịn, màu vàng hoặc nâu nhạt, có ánh phản
quang, vân đẹp, có mùi thơm, dễ phơi khô, hệ số co rút nhỏ, không bị cong vênh, nứt
nẻ, chịu được mưa nắng, chịu được nước biển, không bị hà, không bị mối mọt. Vì thế,
gỗ Tếch thường được dùng để đóng tầu, toa xe, xẻ ván sàn, điêu khắc, làm các đồ
dùng quý trong gia đình, tà vẹt, báng súng, cầu phà, nhất là làm gỗ lạng có giá trị
xuất khẩu cao, v.v.. Tại Châu Á – Thái Bình Dương nhiều nước đã trồng thành công
và biến vùng này thành thị trường truyền thống gỗ Tếch trên thế giới với sản lượng
trung bình 4 triệu m
3
/năm lấy từ gỗ có đường kính 6 cm trở lên [2, tr.6-7].
Đặc biệt, Tếch là một loài cây có khả năng cải tạo đất, cải tạo môi trường,
phiến lá to 20-40cm, dầy, có khả năng hút bụi và CO
2
nên cũng rất được ưa chuộng
làm cây trồng dọc theo các tuyến đường giao thông, nhằm tạo cảnh quan sinh thái và
bảo vệ môi trường.
Do tầm quan trọng của gỗ Tếch, tháng 3/1991, cuộc hội thảo quốc tế đầu tiên
chuyên đề về Tếch (Teak) được tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc dưới sự đồng
bảo trợ của FAO và Bộ Lâm nghiệp nước chủ nhà; Tiếp tháng 5/1995, mạng lưới
quốc tế nghiên cứu và phát triển cây Tếch của các nước vùng Châu Á – Thái Bình
Dương đã được thành lập với tên gọi là TEAKNET nhằm thúc đẩy sự tương tác và

chia sẻ các nguồn thôn tin giữa các bên liên quan của ngành gỗ Tếch (nhà quản lý,
nhà khoa học, nông dân, thương gia) [3].
Tại Việt Nam, Tếch đã được đưa vào gây trồng từ đầu thế kỷ XX tại một số
2
vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên như: Đồng Nai, Sông Bé, Tây
Ninh, Đắc Lắc, Hà Nội, Sơn La, v.v.. Tuy là một loài nhập nội, nhưng qua quá trình
khảo nghiệm đã chứng tỏ cây Tếch đặc biệt thích hợp với điều kiện sinh thái ở Việt
Nam.
Sơn La là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Việt Nam, có phía Bắc giáp
Yên Bái và Lai Châu, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh Louangphabang,
Houaphan của Lào, phía Đông giáp Hòa Bình và Phú Thọ, phía Tây giáp Điện Biên.
Có điều kiện địa hình, đất đai và khí hậu khá phù hợp với nhu cầu sinh thái của loài
Tếch. Vì thế, trong chương trình 327 và chương trình GTZ của Đức, Tếch là loài cây
được đưa vào gây trồng ở rất nhiều các huyện của tỉnh Sơn La: Mai Sơn, Yên Châu,
Phù Yên, Thuận Châu từ năm 1994. Mục tiêu chiến lược của các dự án nhằm phủ
xanh đất trống đồi núi trọc, đáp ứng nhu cầu về gỗ đồ mộc cao cấp, giảm áp lực khai
thác gỗ từ rừng tự nhiên đồng thời mở ra hướng mới trong kinh doanh rừng trồng, tạo
công ăn việc làm, phát triển kinh tế cho người dân sống trên địa bàn. Tuy nhiên,
muốn làm được điều đó thì cần phải có những hiểu biết tốt về đặc điểm lâm học, các
quy luật kết cấu và cấu trúc của lâm phần, những kiến thức về trồng, chăm sóc, nuôi
dưỡng rừng, sản lượng và năng suất rừng.
Từ trước đến nay, ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình công bố về cây
Tếch. Trong đó đáng kể nhất là những nghiên cứu của Phạm Thế Dũng (1990)[4],
Nguyễn Xuân Quát (1995)[7], Bảo Huy (1995)[5], Nguyễn Ngọc Lung (1999)[6],
v.v.. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung tại khu vực Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên, còn vùng Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng vẫn chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu chi tiết rừng Tếch tại địa phương. Xuất phát từ thực
tiễn đó, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Tếch
(Tectona grandis Linn.f.) làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp
kỹ thuật trong trồng rừng ở tỉnh Sơn La”

3
CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm phân bố tự nhiên và nhận biết của cây Tếch
1.1.1. Phân bố tự nhiên
Tếch là loài cây có nguồn gốc nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á, phân bố tự
nhiên ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Lào. Vùng phân bố tự nhiên của Tếch nằm
trong khoảng giữa vĩ độ 9
o
00’ Bắc đến 25
o
30’ Bắc và kinh độ 73
o
– 103
o
độ kinh
Đông [8]. Tếch cũng thấy xuất hiện khoảng 1 triệu ha ở quần đảo Java (Indonesia).
Vì thế, Tếch sinh trưởng khá tốt ở Indonesia, nên hiện nay người ta đã coi giới hạn
phân bố của Tếch ở phía Nam là giữa vĩ độ 5
o
-9
o
Nam [9].
Tếch phân bố tự nhiên trong khu vực nhiệt đới gió mùa (mùa khô và mùa mưa
rõ rệt), khí hậu nóng ẩm, mùa đông không quá lạnh, không có bão lớn. Biên độ nhiệt
độ trung bình từ 20 – 27
o
C, tổng nhiệt độ lớn hơn 10
o
C là 8.000
o

C, nhiệt độ tối cao
trung bình 40
0
C, nhiệt độ tối thấp trung bình 12,5
0
C. Lượng mưa từ 1.300 – 2.990
mm/năm [10], [11], [12].
Tếch phân bố tự nhiên từ độ cao gần mặt biển đến độ cao khoảng 1000m so
với mặt nước biển. Tếch sinh trưởng không tốt trên những đất hình thành từ cuội kết,
sa thạch hoặc đá ong. Tếch ưa thích đất phát triển từ đá granit, bazan và phiến sét.
Tếch đòi hỏi đất thoát nước và không chịu được đất úng nước. Nó ưa thích môi
trường đất có pH từ 6,5 – 8,0, đủ canxi, photpho và magie [10], [11], [12].
1.1.2. Đặc điểm nhận biết
Trên thế giới có 3 loài Tếch – là Tectona grandis Linn.f., Tectona
philippinensis Beth & Hokkf và Tectona hamiltonia Wallich. Loài Tếch được trồng
thành rừng ở tỉnh Sơn La có tên khoa học là Tectona grandis Linn.f.
Theo Lê Mộng Chân, Nguyễn Thị Huyên (2000) [1], Tếch là loài cây gỗ lớn,
cành non vuông, cạnh phủ nhiều lông màu gỉ sắt, khi dập có mủ đỏ. Lá đơn, mọc đối,
hình trứng ngược, chiều dài có thể đạt tới 40cm hoặc hơn, rộng trên 20cm, phiến
xoan bầu dục, có màu lục tươi, mặt dưới lá có lông hình sao vàng; rụng lá từ tháng 2
đến tháng 3 dương lịch. Hoa tự hình xim viên chuỳ, dài 40 cm, đường kính trên 35
cm. Hoa có lá bắc nhỏ hình lưỡi mác. Hoa nhỏ dài hình chuông mép có 5 răng đều,
4
phía ngoài phủ dầy lông. Tràng hoa mầu trắng, ống đài 5-6mm, cánh tràng 5-6, gần
tròn, phía ngoài phủ lông và các tuyến nhỏ. Nhị 5-6 hơi lộ ra ngoài. Bầu hình nón,
vòi ngắn, đầu nhuỵ xẻ đôi. Quả hạch hình cầu, đường kính gần 2cm, phủ dầy lông
hình sao. Đài phát triển bao kín quả, hạt 1-2 (đôi khi 3-4).

Hình 1.1. Đặc điểm hình thái cây Tếch (Tectona grandis Linn.f.) được gây trồng
tại xã Chiềng Hặc – Yên Châu – Sơn La (chụp 8/2010)

Theo Lê Mộng Chân (2000) [1], ở điều kiện sống thích hợp, cây mọc khá
nhanh, cây 20 tuổi có thể cao 18m, đường kính 22cm. Theo Kadambi (1979) [13],
Tếch là loài cây của rừng nửa rụng lá nhiệt đới gió mùa. Ở rừng tự nhiên, Tếch
trưởng thành có thể đạt chiều cao 40m, đường kính 1-2m. Tếch có thân thẳng, nhiều
hoa nhưng tới 90% không hình thành quả. Tếch sinh sản sớm, thông thường từ tuổi
8-10. Thời kỳ ra hoa là giữa tháng 7 đến tháng 9 hàng năm; Quả chín và rụng từ
tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Quả chín có vỏ màu nâu vàng. Tếch tái
sinh chồi tốt ở tuổi non, do đó có thể được trồng bằng thân cụt.
5
1.2. Những nghiên cứu về loài cây Tếch trên thế giới
1.2.1. Những nghiên cứu chung về quy luật cấu trúc lâm phần
Trên thế giới, ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, đã có nhiều công trình
nghiên cứu về cấu trúc rừng, nhất là về các quy luật kết cấu của lâm phần. Đặc biệt
với sự phát triển của thống kê toán học và tin học, việc mô hình hoá các quy luật cấu
trúc lâm phần bằng các mô hình toán học đã mở ra bước phát triển mới trong lâm
sinh học hiện đại.
– Về phân bố số cây theo đường kính, chiều cao.
Phân bố số cây theo đường kính là quy luật cấu trúc cơ bản của lâm phần đã
được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của
Meyer (1972)[14]. Ông mô tả phân bố số cây theo đường kính bằng mô hình toán
học mà dạng của nó là đường cong giảm liên tục. Phương trình này được gọi là
phương trình Meyer. Một số tác giả khác đã dùng phương pháp giải tích để tìm
phương trình đường cong phân bố. Loetsch (1973)[15] dùng hàm Bêta để nắn các
phân bố thực nghiệm. J.L.F Batista và H.T.Z Doucoto (1992)[16] trong khi nghiên
cứu 19 ô tiêu chuẩn với 60 loài cây rừng ở Maranhoo – Brazin đã dùng hàm Weibull
mô phỏng phân bố N/D. Nhìn chung các tác giả đều biểu diễn quy luật phân bố số
cây theo đường kính dưới dạng phân bố xác xuất, các hàm thường hay sử dụng là
hàm Weibull, hàm mũ, hàm chuẩn, hàm logarit, hàm bêta, hàm gama, v.v..
Ngoài việc sử dụng các hàm toán học để biểu thị quy luật cấu trúc lâm phần,
đối với rừng tự nhiên, quy luật phân bố số cây theo chiều cao còn được thể hiện

thông qua phương pháp trắc đồ rừng. Vẽ các phẫu đồ đứng với các kích thước khác
nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Các trắc đồ này đã mang lại hình ảnh khái quát
về cấu trúc tầng tán, phân bố số cây theo chiều thẳng đứng, từ đó rút ra các nhận xét
và đề xuất ứng dụng trên thực tế, điển hình cho hướng nghiên cứu này là các công
trình của P.W. Richards (1952) [17], Rollet (1979) [18]
– Tương quan chiều cao với đường kính (H/D)
Qua nhiều nghiên cứu của các tác giả đi trước cho thấy mối tương quan giữa
đường kính và chiều cao là một tương quan chặt chẽ. Theo quy luật sinh trưởng của
6
cây rừng – khi tuổi tăng lên thì đường kính và chiều cao cũng tăng lên. Tuy nhiên quy
luật này chỉ tồn tại trong một giới hạn cho phép của cây rừng trong quá trình sinh
trưởng. Trong lâm phần, khi tuổi tăng thì tỉ lệ H/D cũng tăng. Từ đó đường cong biểu
thị quan hệ H/D có thể bị thay đổi. Đường cong luôn chuyển dịch lên phía trên khi
tuổi lâm phần tăng lên. Phương trình toán học cụ thể biểu thị mối quan hệ này rất
phong phú và đa dạng. Hohenadl, Krenn, Michailof, Naslund, Anoutchia, Echert,
Keusn, Meyer Mucler, Soest đã đề nghị sử dụng các phương trình dưới đây để mô tả
quan hệ H/D (dẫn theo tài liệu [19]):
h = a
0
+ a
1
d + a
2
d
2
(1.1)
H – 1.3=d
2
/(a + bd)
2

(1.2)
h = a.d
b
(1.3)
logh = a + blogd (1.4)
h-1.3=a(1-e
-ed
) (1.5)
h-1.3=a.e
-b/d
(1.6)
log(h-1.3)=loga-blog(e/d) (1.7)
h=a
(blnd-elnd)
(1.8)
h = a
0
+ a
1d
1
+ a
2
d
2
+ a
3
d
3
(1.9)
h = a

0
+ a
1
d + a
2
logd (1.10)
h =a + blogd (1.11)

1.2.2. Những nghiên cứu về sinh trưởng, sản lượng và các giải pháp kỹ
thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng trồng Tếch
a) Những nghiên cứu về sinh trưởng, sản lượng
Khi nghiên cứu về rừng Tếch ở Ấn Độ, Kadambi (1979) [13] cho rằng sự
khác biệt về sinh trưởng đường kính và chiều cao của rừng Tếch là do sự khác biệt về
lập địa và nguồn gốc rừng khác nhau.
D.Alder (1980) [20] đã có tổng hợp hết sức phong phú về các phương pháp
nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng rừng như: Xây dựng mô hình sinh trưởng, tăng
trưởng cây rừng và lâm phần, thiết lập đường cong sinh trưởng bình quân bằng
7
phương pháp phân tích hồi quy theo nhóm của Bailey – Clutter, phương pháp Affill
để phân chia các đường cong sinh trưởng chỉ thị cấp đất, lý thuyết Marsh làm cơ sở
dự đoán sản lượng.
Cùng với ESCAP và FAO, các nước Châu Á – Thái Bình Dương đã thành lập
mạng lưới nghiên cứu phát triển cây Tếch. Tại Trung Quốc, năm 1991 hội thảo quốc
tế về cây Tếch đã đưa ra một số điều kiện sinh thái thích hợp cho trồng Tếch như:
Khí hậu, lập địa, tổ thành cây bạn, phương pháp trồng, v.v.. khuyến nghị tổng kết
phương thức trồng rừng Tếch thuần loại hoặc khảo nghiệm ở quy mô nhỏ để rút ra
các ưu trội so với phương thức trồng hỗn loài truyền thống (dẫn theo tài liệu [5]). Sau
cuộc hội thảo lần thứ nhất, năm 1995 cuộc hội thảo cây Tếch lần 2 đã được tiến hành
tại Myanma và mạng thông tin quốc tế về Tếch đã được thành lập với tên gọi –
TEAKNET.

Theo Siswamartana (1995) [21], rừng Tếch ở Indonesia đã được nghiên cứu
chi tiết về tăng trưởng, sản lượng và năng suất trên 3 cấp đất. Trên cấp đất III, rừng
tếch ở tuổi 10 có mật độ 1.452 cây/ha, D=9,1cm; H=11,4m; trữ lượng gỗ trên cây
nuôi dưỡng 39,6m
3
/ha; năng suất trung bình 5,8m
3
/ha; lượng tăng trưởng hàng năm
6,9m
3
/ha. Ở tuổi 20, mật độ 766 cây/ha, D = 14,3cm, H = 16,1m, trữ lượng gỗ trên
cây nuôi dưỡng 64,8m
3
/ha, năng suất trung bình 5,9m
3
/ha/năm; lượng tăng trưởng
hàng năm 5,0 m
3
/ha/năm. Từ tuổi 30 trở đi, năng suất rừng giảm nhanh, trong đó
năng suất trung bình 4,7 m
3
/ha/năm ở tuổi 30 và 4,0 m
3
/ha/năm ở tuổi 80 năm.
Ở các nước có Tếch tự nhiên hoặc diện tích rừng Tếch lớn đều có những khảo
sát, đánh giá sinh trưởng, năng suất, tiêu biểu như công trình nghiên cứu của
Wycherley FR. (1966) [22] ở Thái Lan và Vaclav E. (1972) [23] ở Bangladesh, v.v..
Đồng thời để làm cơ sở cho việc xác định giải pháp kỹ thuật lâm sinh như: Mật độ
trồng rừng, tỉa thưa, mật độ tối ưu, v.v.. hoặc dự đoán các chỉ tiêu kỹ thuật trong điều
chế rừng như: Chặt nuôi dưỡng, trữ sản lượng từng thời điểm, lượng khai thác chính,

kích thước sản phẩm, chu kỳ kinh doanh theo từng điều kiện hoàn cảnh trồng rừng,
v.v.. thì tại các nước Myanmar, Ấn Độ, Nigeria, Brazin, v.v.. đã xây dựng các biểu
sản lượng riêng về cây Tếch (dẫn theo tài liệu [5]).
8
Tổng kết những báo cáo về năng suất rừng tếch trồng ở những khu vực khác
nhau của Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ, Kaosa-and (1995)[11] đã đi đến nhận định
rằng: Năng suất trung bình của rừng tếch trồng là 8 -10m
3
/ha/năm và có biến động
mạnh không chỉ giữa các vùng địa lý khác nhau, mà còn trong phạm vi một nước.
Ông cho rằng, hiện nay vẫn còn thiếu những tài liệu về tăng trưởng, sản lượng và
năng suất rừng trồng tếch của các nước. Nhiều nước vẫn chưa phân chia cấp đất và
xây dựng biểu quá trình sinh trưởng quần thụ tếch. Hệ thống phân chia cấp đất cho
những lâm phần tếch không giống nhau giữa các nước.
Theo Ly Meng Seang (2008) [24] khi nghiên cứu về rừng trồng Tếch ở
Campuchia đã cho thấy, sinh trưởng đường kính và chiều cao bình quân của những
quần thụ Tếch trong khoảng 18 năm đầu thay đổi rõ rệt theo 2 giai đoạn tuổi – đó là
giai đoạn sinh trưởng nhanh từ 1 – 7 tuổi và sinh trưởng chậm từ 8 -18 tuổi.
b) Những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh
rừng Tếch
Hiện nay Tếch đã được trồng thành rừng cả ở trong và ngoài phạm vi phân bố
tự nhiên của nó ở nhiệt đới. Khu vực này bao phủ một vùng khí hậu rộng lớn, từ kiểu
khí hậu xích đạo đến kiểu khí hậu á nhiệt đới, với lượng mưa từ 500 – 3.500 mm và
biên độ nhiệt độ từ 2
o
– 48
o
C. Điều kiện đất trồng rừng Tếch cũng rất khác nhau, từ
đất chua nghèo đến đất bùi tụ màu mỡ [11]
Khi nghiên cứu đặc tính của đất dưới rừng Tếch trồng 1, 15, 30, 60 và 120

năm, Jose và Koshy (1972) đã nhận thấy rằng: Mặc dù hình thái, tính chất vật lý và
hoá học của đất có sự thay đổi, nhưng hàm lượng chất hữu cơ ở tầng đất mặt dưới
rừng Tếch tự nhiên và rừng Tếch trồng 120 tuổi là tương tự nhau. Đất tầng mặt dưới
rừng trồng Tếch non có tỷ trọng và hàm lượng cát cao hơn, nhưng độ xốp và khả
năng hút nước kém hơn so với rừng tự nhiên (dẫn theo [24]).
Theo Kaosa-ard (1981), (1995) [10], [11] cho rằng: Kích thước, chất lượng,
mật độ, hình thái thân cây và tăng trưởng của rừng Tếch bị kiểm soát bởi một số yếu
tố như lượng mưa và phân bố lượng mưa trong năm, độ ẩm đất, đặc tính đất và ánh
sáng. Ngoài ra, màu sắc và cấu trúc của gỗ Tếch cũng chịu ảnh hưởng của lập địa.
9
Đồng thời tác giả cũng chỉ ra rằng, Tếch sinh trưởng tốt nhất trên đất bồi tụ (phù sa)
sâu và thoát nước tốt được hình thành trên nền các loại đá vôi, phiến thạch, phiến sét
và một số loại đá do núi lửa hình thành như Bazan. Ngược lại khi mọc ở điều kiện đất
cát khô, đất có tầng mỏng, đất chua (pH<6,0) có nguồn gốc từ feralit, đất than bùn,
đất cứng hoặc bị úng nước, thì Tếch sinh trưởng rất kém, hình thái thấp và xấu.
Theo Kadambi (1979) [13], ngoài lập địa, chất lượng hạt giống, tiêu chuẩn
cây con thì thành công của trồng rừng Tếch còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật lâm
sinh (khoảng cách trồng, chăm sóc, phòng chống cháy, phòng trừ dịch bệnh, tỉa thưa,
v.v..)
Tại Thái Lan, ở những nơi không áp dụng phương thức nông lâm kết hợp
Tếch được trồng với mật độ 1.100 cây/ha (hay 3*3m), còn ở những nơi áp dụng
phương thức nông lâm kết hợp mật độ trồng ban đầu là 1.250 cây/ha (hay 4*2m)
(dẫn theo [11]). Sau khi tổng kết mật độ trồng rừng ở các nước trên thế giới,
Kaosa-ard (1995) [11] cho rằng: Khi không thực hiện phương thực nông lâm kết hợp,
thì mật độ trồng rừng Tếch thay đổi từ 1.100 cây/ha (3*3m), 1.250 cây/ha (4*2m)
đến 2.500 cây/ha (2*2m) và 3.333 cây/ha (3*1m). Tuy nhiên, nếu trồng rừng với mật
độ (3*3m) hoặc thưa hơn thì đất sẽ bị xói mòn rất mạnh.
Các nhà khoa học lâm nghiệp cũng rất quan tâm đến vấn đề chặt nuôi dưỡng
rừng trồng Tếch nhằm đạt đến mục tiêu kinh doanh. Đối với Tếch, phương thức nuôi
dưỡng chủ yếu là chặt tỉa thưa. Thời điểm bắt đầu và kết thúc tỉa thưa, số lần tỉa thưa,

cường độ tỉa thưa và phương pháp tỉa thưa rừng Tếch được đề nghị khác nhau tuỳ
theo lập địa, khoảng cách trồng, phương thức trồng xen. Theo Kadambi (1979) [13],
Ấn Độ tỉa thưa rừng Tếch được phân thành 2 loại: Tỉa thưa sớm và tỉa thưa muộn.
Tỉa thưa sớm được thực hiện trong giai đoạn rừng Tếch dưới 20 tuổi. Mục tiêu của
tỉa thưa sớm là mở rộng không gian cho rừng Tếch phát triển tốt hệ thống tán lá. Tỉa
thưa muộn chỉ được áp dụng cho những rừng Tếch trồng trên không gian rộng, với
cường độ kinh doanh cao. Mục tiêu của tỉa thưa muộn tạo cho rừng cung cấp gỗ chất
lượng cao thông qua tỉa thưa với cường độ mạnh và tuyển chọn cây tốt để nuôi
dưỡng. Đồng thời tác giả cũng cho rằng: Tếch là loài cây ưa sáng mạnh, do đó sử
10
dụng biện pháp tỉa thưa mạnh là biện pháp cần thiết, song khoảng cách giữa những
cây để loại nuôi dưỡng sau khi tỉa thưa phải đồng đều.
Theo Kaosa-ard (1995) [25] khi chu kỳ kinh doanh rừng trồng Tếch là 25 – 30
năm nhằm cung cấp gỗ nhỏ và trung bình, mật độ trồng rừng ban đầu là (1,8*1,8m)
hoặc (2,0*2,0m) thì việc tỉa thưa rừng Tếch có thể được thực hiện qua 2 lần. Lần 1
được bắt đầu thực hiện vào tuổi 5 còn lần 2 tương ứng tuổi 10. Phương pháp tỉa thưa
là tỉa thưa cơ giới (chặt hàng cách hàng hoặc chặt cây cách cây trong hàng). Cường
độ tỉa thưa lần 1 là 50% số cây ban đầu, lần 2 là 50% số cây để lại sau lần tỉa thưa thứ
nhất.
Theo Siswamartana (1995) [21], chu kỳ kinh doanh rừng Tếch ở Indonesia
trên lập địa tốt là 40 năm, còn trên lập địa xấu là 80 năm. Mục tiêu kinh doanh là tạo
gỗ lớn có chất lượng cao. Trong 20 năm đầu, rừng Tếch được tỉa thưa 5 lần với kỳ
dãn cách 4 năm. Từ năm thứ 20 trở đi, kỳ dãn cách 10 năm. Số cây tỉa thưa được quy
định theo biểu quá trình sinh trưởng của quần thụ. Việc tuyển chọn cây tỉa thưa phải
đảm bảo nguyên tắc nâng cao chất lượng quần thụ và cải thiện chất lượng gỗ ở cuối
kỳ kinh doanh.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xác định mật độ tối ưu khác nhau như
P.R.Kelle (1932), B.A.Suxtov (1938), V.G.Nesterov (1952), B.V.Belov (1983),
H.Thomasius (1972), I.C.Melekhov (1989), v.v.. Tuy nhiên, tất cả các tác giả đều có
một đặc điểm chung là tìm kiếm các phương pháp để xác định được không gian sống

thích hợp cho từng loài ở từng thời điểm nhất định. Theo H.Thomasius (1972),
không gian dinh dưỡng trên mặt đất của một cây được giới hạn bằng một hình viên
trụ đứng có tiết diện bằng diện tích hình chiếu thẳng đứng của tán lá và giới hạn bằng
chiều cao của cây đó. Như vậy, để xác định được mật độ tối ưu trước hết phải xác
định được không gian dinh dưỡng thích hợp. Không gian này ngoài phụ thuộc vào
chiều cao (chỉ tiêu phân chia cấp đất) còn phụ thuộc vào diện tích hình chiếu tán lá
bình quân của những cây sinh trưởng tốt trong lâm phần (dẫn theo [26]).
1.2.3. Nghiên cứu về phân cấp sinh trưởng cây rừng
Cấp sinh trưởng cây rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng được các nhà
11
lâm học sử dụng đánh giá đặc điểm về kinh tế kỹ thuật của cây rừng, tuyển chọn cây
chặt và cây chừa trong nuôi dưỡng rừng, phát hiện mức độ cạnh tranh giữa các cá thể
cây rừng, phân tích động thái của lâm phần dưới ảnh hưởng của môi trường sống và
các biện pháp lâm sinh, v.v..
G.Kraft (1884) là người đầu tiên xây dựng hệ thống phân cấp cây rừng ở Đức.
Tác giả đã dựa vào các chỉ tiêu định tính là độ lớn của chiều cao và đường kính để
phân cấp. Theo tác giả cây rừng được chia thành 5 cấp (I, II, III, IV, V). Trong đó cấp
I là những cây cao to nhất và cấp V hoàn toàn nằm dưới tầng rừng chính. Phân cấp
theo cách của G.Kraft khá đơn giản, song chỉ áp dụng được cho các lâm phần rừng
thuần loài, đều tuổi, (dẫn theo [26]).
Để đơn giản cho việc phân cấp cây rừng, G.S. Shedelin (1972) (Thuỵ Điển),
đã tiến hành phân cấp cây rừng theo chỉ tiêu số lượng và trên cơ sở hệ thống chỉ số
hàng trăm (phản ánh vai trò của cây gỗ trong lâm phần), hàng chục (phản ánh chất
lượng thân cây), hàng đơn vị (phán ánh chất lượng tán cây). Mỗi chỉ số có 3 đơn vị (1
– tốt; 2 – trung bình; 3 – xấu). Như vậy, một cây đạt chỉ số 111 là cây tốt nhất về điều
kiện sống, về hình thái thân cây và hình thái tán cây; Còn cây có chỉ số 333 là những
cây xấu nhất ở cả 3 chỉ tiêu trên. Rõ ràng, cách phân cấp này rất dễ áp dụng trong
thực tiễn, tuy nhiên đối với những đối tượng phức tạp như rừng khác tuổi, rừng còn
quá non hoặc ở những lâm phần tỉa thưa trong giai đoạn dài, phân cấp này thường
không đạt được độ chính xác mong muốn, (dẫn theo [26]).

Mạng lưới toàn cầu về hợp tác khoa học lâm nghiệp (IUFRO) đã xây dựng
một hệ thống phân loại khá chi tiết, dựa vào 2 đặc trưng lớn: Tình trạng cây trong
quần xã và hiện trạng giá trị của cây theo mục đích kinh doanh. Từ 2 đặc trưng này
được chia nhỏ thành 6 chỉ tiêu : (1) cấp chiều cao; (2) khả năng sống của cây trong
lâm phần; (3) xu hướng phát triển của cây trong quần xã; (4) giá trị kinh tế của cây;
(5) chất lượng hình thân thân cây; (6) chất lượng của tán lá. Theo rất nhiều các nhà
khoa học đánh giá thì đây là một hệ thống phân loại khá đơn giản, song áp dụng được
cho rất nhiều các đối tượng khác nhau, cho kết quả nhanh chóng, chính xác, có thể
lượng hoá các chỉ tiêu nên dễ áp dụng trong kỹ thuật tính toán hiện đại (máy tính) để
12
xử lý số liệu, (dẫn theo [26]).
1.3. Những nghiên cứu về cây Tếch ở Việt Nam
1.3.1. Những nghiên cứu chung về quy luật cấu trúc lâm phần
Các công trình nghiên cứu về cấu trúc phục vụ kinh doanh rừng ở trong nước
thường tập trung vào các vấn đề:
Phân loại rừng phục vụ đề xuất biện pháp kinh doanh đã được tiến hành bởi
nhiều tác giả: Trần Ngũ Phương (1963), Thái Văn Trừng (1978), Nguyễn Hồng Quân
(1981), Vũ Đình Phương (1985 – 1986), v.v..
Nguyễn Văn Trương (1973 – 1986), Đồng Sỹ Hiền (1974), Nguyễn Hải Tuất
(1975 – 1991), Nguyễn Hồng Quân (1975 – 1982), Nguyễn Ngọc Lung (1985 –
1989), Vũ Đình Phương (1985 – 1987), Phùng Ngọc Lan (1986), Vũ Tiến Hinh
(1988), Trịnh Đức Huy (1988), v.v.. đã định lượng các quy luật kết cấu, sinh trưởng,
tương quan làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh.
(Dẫn theo tài liệu [
* Phân bố số cây theo đường kính và chiều cao
Đồng Sỹ Hiền (1974) [27], khi lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên ở
miền Bắc Việt Nam đã nghiên cứu nhiều lâm phần trên các địa phương khác nhau và
đi đến kết luận chung là: Do quá trình khai thác chọn thô không theo quy tắc, nên
đường phân bố N/D là đường phân bố có dạng hình răng cưa. Với kiểu phân bố này
tác giả đã chọn hàm phân bố là hàm Meyer và họ đường cong Pearson để mô tả.

Nguyễn Hải Tuất (1982, 1996) [28], [29], đã sử dụng phân bố giảm, phân bố
khoảng cách để biểu diễn cấu trúc đường kính, cấu trúc chiều cao của rừng thứ sinh,
đồng thời áp dụng quá trình pearson vào nghiên cứu cấu trúc quần thể.
Vũ Tiến Hinh [30], [31], [32], đã thử nghiệm một số phân bố lí thuyết để nắn
phân bố số cây theo đường kính và phân bố số cây theo chiều cao cho rừng trồng một
số loài cây và đi đến kết luận: “Phân bố Weibull là phân bố thích hợp nhất”.
* Tương quan giữa chiều cao và đường kính (H/D)
Đồng Sĩ Hiền (1974) [27], đã thử nghiệm nhiều dạng phương trình để mô tả
quan hệ H/D và khẳng định các dạng dưới đây có mức độ thích hợp cao:
13
H = a
0
+ a
1
d + a
2
d
2
(1.12)
H = ad
b
hay lg(h) = a + blg(d) (1.13)
H = a + blg(d) (1.14)
Tuy nhiên với mỗi loài cây khác nhau thì phương trình lựa chọn cũng khác
nhau.
Vũ Đình Phương (1975) [33], đã khẳng định giữa đường kính tán và đường
kính ngang ngực luôn tồn tại tương quan chặt chẽ theo dạng đường thẳng. Nguyễn
Ngọc Lung (1987) [34] đã xây dựng biểu tỉa thưa tạm thời và biểu thể tích cây đứng
tạm thời cho Keo lá tràm, trên cơ sở xác lập tương quan D
t

–D
1.3
và mối quan hệ giữa
các nhân tố điều tra với thể tích thân cây.
1.3.2. Những nghiên cứu về sinh trưởng, sản lượng và các giải pháp kỹ
thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng trồng Tếch
a) Những nghiên cứu về sinh trưởng, sản lượng
Khi nghiên cứu rừng tếch trồng ở Tây Nguyên của Việt Nam, Bảo Huy (1995)
[5] đã cho rằng, thời điểm tỉa thưa rừng tếch lần đầu tiên cần phải được xác định dựa
vào tăng trưởng hàng năm lớn nhất về đường kính. Đối với rừng tếch trên điều kiện
lập địa I, II, III việc tỉa thưa lần đầu tương ứng với tuổi 8, 10 và 12. Những lần tỉa
thưa tiếp theo tương ứng với tuổi mà tổng diện tích tán lá trên 1 ha đạt 13.000 m
2
/ha
và tăng trưởng trữ lượng đạt cực đại. Theo đó, kỳ dãn cách giữa 2 lần tỉa thưa liên
tiếp đối với rừng trồng tếch mọc trên cấp I và cấp II tương ứng là 7 và 10 năm.
Nguyễn Ngọc Lung (1995)[35] cho rằng, sinh trưởng và năng suất của rừng
trồng tếch ở Việt Nam thay đổi tuỳ theo tuổi rừng, loại đất và địa phương. Kết quả
nghiên cứu của phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ (1995) (dẫn theo [24]) cho
thấy, sinh trưởng về đường kính, chiều cao và năng suất của rừng Tếch 20 tuổi trên
một số loại đất ở các địa phương thay đổi tuỳ theo loại đất và mật độ trồng. Năng
suất trung bình của rừng tếch tuổi 20 đạt cao nhất ở trên đất bazan (11,5m
3
/ha/năm),
đất phù sa cổ (8,5m
3
/ha/năm), cuối cùng đất feralit đỏ vàng (4m
3
/ha/năm).
Những nghiên cứu của Trần Duy Diễn (1995) [37] và Đinh Đức Điểm (1995)

[38] đã chỉ ra rằng, rừng Tếch ở La Ngà (Đồng Nai) sinh trưởng tốt trên đất feralit
14
nâu đỏ phát triển từ đá Bazan (lập địa tốt) với pH > 6,6, sinh trưởng kém trên đất
feralit đỏ vàng phát triển từ đá phiến thạch sét (lập địa trung bình) với pH < 5,0. Trên
lập địa tốt, đường kính và chiều cao rừng Tếch ở tuổi 12 đạt tương ứng 15,0 cm và
19,0m, trữ lượng 200m
3
/ha.
Theo kết quả nghiên cứu của Bảo Huy (1998) [36] về rừng Tếch ở Tây
Nguyên, để xác định chu kỳ kinh doanh hợp ly cần nghiên cứu quy luật sinh trưởng
thể tích cây bình quân lâm phần, trên cơ sở đó xác định mối quan hệ giữa các lượng
tăng trưởng thường xuyên và bình quân, từ đây sẽ tìm được tuổi năng suất tối đa và
thành thục số lượng. Đồng thời ông cũng đưa ra phương trình thành quả:
V = 31.980 Exp(-10.689 A
-0.3
) (1.15)
Phương trình cho thấy: Tuổi đạt năng suất tối đa là 20 năm, đây cũng có thể
coi là cơ sở xác định chu kỳ kinh doanh nếu mục tiêu là kinh doanh gỗ nhỏ đến gỗ
vừa. Tuổi thành thục số lượng là 49 năm đây cũng có thể coi là cơ sở xác định chu kỳ
kinh doanh nếu mục tiêu là kinh doanh gỗ lớn.
Khi nghiên cứu về rừng Tếch ở khu vực miền Đông Nam Bộ, Nguyễn
Văn Thêm (2000) [39] và Mạc Văn Chăm (2005) [40] đã chỉ ra rằng, Tếch sinh
trưởng rất nhanh trong 6 năm đầu, nhưng từ tuổi 8 trở đi lượng tăng trưởng về đường
kính và chiều cao đều giảm nhanh. Suất tăng trưởng đường kính đạt cao ở tuổi 2
(50%), giảm còn 7% (ở tuổi 10) và 2,8% (ở tuổi 20). Năng suất rừng Tếch từ tuổi 9 –
14 dao động từ 13 – 15 m
3
/ha/năm, còn ở tuổi 20 – 22 là 10 m
3
/ha/năm.

b) Những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh
rừng Tếch
Theo tác giả Nguyễn Xuân Quát (1995) [41], đất có vai trò quyết định đối với
sự thành công của trồng rừng Tếch ở khu vực Tây Nguyên. Trên đất nâu đỏ, sinh
trưởng của rừng Tếch giảm theo mức độ thoái hoá của thảm thực vật, nhưng trên đất
đỏ vàng sinh trưởng của tếch dưới rừng thứ sinh kiệt không có sự khác biệt rõ rệt so
với đất dưới trảng cỏ. Tếch không thích hợp với loại đất đỏ nâu phát triển trên đá
bazan dưới rừng le và trảng cỏ.
Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Bảo Bình (1995)[42] cho rằng, đất phù hợp với sinh
15
trưởng của Tếch trồng ở tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là đất nâu xám phát triển
trên đá bazan, đất hình thành trên đá vôi, đất đen trên tro núi lửa, đất nâu sẫm trên đá
bazan, đất xám trên phù xa cổ va granit, đất phù sa sông suối thoát nước.
Theo Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ (1995) (dẫn theo [24], chu kỳ
kinh doanh rừng Tếch là 40 – 50 năm. Mục tiêu kinh doanh rừng Tếch là tạo gỗ có
kích thước trung bình và lớn để làm đồ mộc gia dụng, làm nhà, v.v.. Chương trình tỉa
thưa rừng Tếch ở Việt Nam đã được soạn thảo cho những lâm phần trên phạm vi
rộng. Khi trồng rừng Tếch ở mật độ ban đầu 1.333 cây/ha (2,5*3,0m), 1.667 cây/ha
(2,0*3,0m) và 2.222 cây/ha (1,5*3,0m), người ta đề nghị tỉa thưa rừng Tếch qua 2 –
3 lần. Tuổi tỉa thưa lần 1, 2, 3 tương ứng là 6, 12, và 20 năm. Tỉa thưa được thực hiện
theo phương pháp cơ giới. Số cây để lại nuôi dưỡng sau lần tỉa thưa thứ 1, 2, 3 ở các
lập địa tốt tương ứng là 800, 400 và 200 cây/ha, ở lập địa trung bình tương ứng là
1.200, 600 và 300 cây/ha, còn ở lập địa xấu tương ứng là 1.400, 800 và 400 cây/ha.
Khi so sánh sinh trưởng Tếch ở các mô hình rừng trồng tại Tây Nguyên, Bảo
Huy (1998) [36] đã chỉ rõ, khi trồng xen điều, cà phê trong các mô hình thì sinh
trưởng Tếch không sai khác với trồng thuần loại. Điều này cho phép trồng xen qua
đó tăng được thu nhập từ các sản phẩm kết hợp như cà phê, điều.
Tóm lại, ở Việt Nam đã có một số công trình của các tác giả trong nước
nghiên cứu về rừng trồng tếch trên những vùng lập địa khác nhau ở khu vực Tây
Nguyên và Nam Trung Bộ. Kết quả nghiên cứu đều cho rằng nhân tố lập địa có ảnh

hưởng rất lớn đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng và tuổi tỉa thưa, tuy nhiên cho
đến nay chưa có nghiên cứu vào về rừng trồng tếch tại vùng Tây Bắc nói chung và
Sơn La nói riêng.
16
CHƯƠNG II – MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu lý luận
Góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoàn thiện dữ liệu về
các quy luật cấu trúc và kết cấu lâm phần rừng trồng Tếch làm căn cứ xây dựng
chương trình chặt nuôi dưỡng, chăm sóc và dự đoán sản lượng rừng, đưa kinh doanh
rừng phát triển theo hướng bền vững.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
– Xác định các đặc trưng sinh trưởng, những quy luật cấu trúc, tình trạng phân
hoá và tỉa thưa rừng trồng Tếch làm căn cứ xây dựng phương thức nuôi dưỡng rừng.
– Xây dựng những mô hình biểu thị quan hệ giữa những nhân tố điều tra trên
thân cây làm cơ sở thống kê lâm phần và đề xuất các biện pháp chặt nuôi dưỡng rừng
Tếch ở những giai đoạn tuổi khác nhau.
– Giúp các nhà điều tra viên và chủ rừng thống kê nhanh số cây theo cấp
đường kính, chiều cao và dự đoán một số nhân tố điều tra dựa vào đường kính thân
cây.
Xác định được quy luật cấu trúc cơ bản, mức độ phân hóa giữa các cây trong
rừng Tếch, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh
rừng trồng Tếch trên địa bàn.
Tính mới: Luận văn tổng kết những quy luật cấu trúc, mối liên hệ giữa các đặc
trưng đo đếm sinh vật của lâm phần Tếch thuần loài, đồng thời đây là tài liệu có tính
hệ thống nhằm xây dựng phương thức khai thác – nuôi dưỡng rừng Tếch ở khu vực
Sơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung. Có thể nói, kết quả nghiên cứu của luận văn
là công trình khoa học đầu tiên của Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống về đặc
điểm cấu trúc rừng trồng Tếch của khu vực Sơn La nói riêng và khu vực Tây Bắc nói

chung sau 16 năm triển khai xây dựng dự án trồng rừng Tếch tại địa phương.
2.2. Đối tượng, địa điểm nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: Là những lâm phần Tếch trồng thuần loài khác
17
tuổi 13 – 16 năm theo chương trình 327 và chương trình lâm nghiệp xã hội sông Đà
(GTZ)
2.2.1.1. Tên, đặc điểm hình thái thực vật của loài nghiên cứu
* Tên loài nghiên cứu:
– Tên Việt Nam: Tếch, Giá tỵ, Báng súng
– Tên khoa học: Tectona grandis Linn.f.
– Họ: Thuộc họ Tếch (Verbenaceae)
* Đặc điểm hình thái thực vật:
Theo Lê Mộng Chân, Nguyễn Thị Huyên (2000) [1], Tếch là loài cây gỗ lớn,
cành non vuông cạnh phủ nhiều lông màu gỉ sắt, khi dập có mủ đỏ. Lá đơn, mọc đối,
hình trứng ngược, chiều dài có thể đạt tới 40cm hoặc hơn, rộng trên 20cm, phiến
xoan bầu dục, có màu lục tươi, mặt dưới lá có lông hình sao vàng; rụng lá từ tháng 2
đến tháng 3 dương lịch. Hoa tự hình xim viên chuỳ, dài 40 cm, đường kính trên 35
cm. Hoa có lá bắc nhỏ hình lưỡi mác. Hoa nhỏ dài hình chuông mép có 5 răng đều,
phía ngoài phủ dầy lông. Tràng hoa mầu trắng, ống đài 5-6mm, cánh tràng 5-6, gần
tròn, phía ngoài phủ lông và các tuyến nhỏ. Nhị 5-6 hơi lộ ra ngoài. Bầu hình nón,
vòi ngắn, đầu nhuỵ xẻ đôi. Quả hạch hình cầu, đường kính gần 2cm, phủ dầy lông
hình sao. Đài phát triển bao kín quả, hạt 1-2 (đôi khi 3-4).
18

Hình 2.1. Hình thái cây Tếch (ảnh chụp 5/2010)
* Phân bố và yêu cầu sinh thái của cây Tếch
– Tếch phân bố tự nhiên ở 4 nước Miến Điện (Myanma), Ấn Độ, Thái Lan,
Lào. Có kiểu phân bố không liên tục. Chiếm dải vĩ độ thuộc đai nhiệt đới từ 9
0
đến

25
0
30’ vĩ Bắc, và nằm trong phạm vi 70
0
đến 104
0
30’ kinh Đông.
– Độ cao thích hợp dưới 1000m so với mặt nước biển
– Khí hậu thích hợp với Tếch dao động lớn:
+ Lượng mưa bình quân năm từ 500 – 5000 mm/năm. Nhưng sinh trưởng,
phát triển tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, lượng mưa từ 1.270 mm/năm –
3.800 mm/năm. Tếch đòi hỏi mùa khô từ tháng 3 đến tháng 5.
+ Nhiệt độ bình quân tối đa và tối thiểu tháng lần lượt là 12,5
0
C đến 40
0
C.
– Tếch là loài cây ưa sáng, đối với cây con Tếch nhiều nghiên cứu cho thấy
sinh trưởng tốt ở cường độ ánh sáng 75 – 94% (tính % của toàn sáng).
– Lập địa phù hợp với nhiều loại đất đá (trừ đất kết von, đất cát), nhưng nó
sinh trưởng tốt nhất trên đất hình thành từ đá có nguồn gốc núi lửa như Trap, Bazan,
đá biến chất (Gnai, Diệp thạch). Sinh trưởng được trên nhiều loại địa hình thuộc đỉnh,
19
sườn, chân núi, thung lũng ven sông suối nhưng phải thoát nước tốt. pH đất, theo
nhiều tác giả, là một nhân tố khá quan trọng quyết định sự phân bố của Tếch. Các kết
quả nghiên cứu đã chỉ ra Tếch sinh trưởng tốt trên đất có pH từ 6.5 – 8.0 (trung tính
đến kiềm nhẹ), song ở Việt Nam Tếch vẫn sinh trưởng tốt chỉ ở những nơi đất có xuất
hiện vôi, tuy nhiên còn nhiều ý kiến khác nhau về lượng vôi và loại vôi có trong đất
cũng như việc xuất hiện Tếch kèm theo sự xuất hiện của vôi trong đất.
– Tếch tự nhiên là rừng hỗn loài, ở mỗi nơi có tổ thành cây bạn khác nhau, phổ

biến là các loại: Gmelina arborea (lõi thọ), Dalbargia latifolis (Cẩm lai Ấn Độ), Xylia
xylocarpa (Cẩm xe), Terminalia chebulata (Chiêu liêu, Kha tử), Butea frondosa
(Riềng riềng), Pterocarpus marsupium, Terminalia tomentosa (Chiêu liêu khế),
Phyllanthus emblica (Me rừng, Me tròn), các loài tre nứa, v.v..
Trong vùng phân bố tự nhiên, Tếch sinh trưởng trong hai kiểu rừng hỗn loại
nhiệt đới là rừng rụng lá ẩm và rừng rụng lá khô. Việc tái sinh tự nhiên của Tếch trong
các khu rừng hỗn loại bị chi phối bởi các yếu tố: Sự chuyển dịch mùa trong từng năm
có rõ rệt hay không? Độ tơi xốp của lớp đất mặt, lớp cỏ, quyết, thảm tươi có cản trở
hạt nảy mầm và cây con phát triển không?
Song rừng Tếch thuần loài đã tỏ rõ tính ổn định ít nhất là trong chu kỳ kinh
doanh đầu không chỉ ở Việt Nam, tuy hay bị cháy vào mùa khô nhưng sinh trưởng rất
nhanh, chất lượng gỗ tốt, sâu bệnh xuất hiện nhưng không thành dịch và chưa phát
hiện sự thoái hoá đất.
Cây Tếch cũng là cây biểu tượng cho người Thái Lan nên họ thường trồng
trong các khu biệt thự, nhà máy, v.v.. nơi mà người Thái làm chủ.
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu:
Mặc dù cây Tếch được đưa vào gây trồng trong nhiều huyện của tỉnh Sơn La
như: Thuận Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Yên Châu, v.v.. Tuy nhiên sau nhiều năm triển
khai dự án thì Yên Châu là huyện có tốc độ sinh trưởng cây Tếch tốt nhất, diện tích
được trồng nhiều và liền mạch. Còn tại các huyện khác, nhiều diện tích rừng đã bị
người dân khai thác lấn đất làm cây nông nghiệp, dung lượng mẫu nghiên cứu không
còn đảm bảo.
20
Vì vậy, địa bàn nghiên cứu chính của đề tài được tập trung tại 4 xã có diện tích
trồng Tếch chủ yếu của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là: Tú Nang, Chiềng Hặc,
Chiềng Pằn, sập Vạt.
2.3. Nội dung nghiên cứu
(1) Đặc điểm chung của lâm phần rừng Tếch trồng thuần loài, khác tuổi tại
Yên Châu (N, Hvn, Hdc, D
1.3

, Dt, Lt, tàn che, độ dốc, hướng dốc)
(2) Đặc điểm cấu trúc đường kính rừng trồng Tếch và các mối quan hệ với các
nhân tố ảnh hưởng
+ Quy luật phân bố đường kính thân cây (N/D
1.3
)
+ Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới quy luật phân bố N/D
1.3
(3) Cấu trúc tầng thứ rừng trồng Tếch
(4) Quy luật phân bố đường kính tán cây (N/Dt)
(5) Quan hệ giữa các nhân tố điều tra trên thân cây
+ Quan hệ giữa Hvn – D1.3
+ Quan hệ giữa Dt – D1.3
+ Quan hệ giữa Hdc – D1.3
(6) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chỉ tiêu cấu trúc (A, N, q) đến một số
đặc điểm hình thái thân cây (tỷ lệ Hg/Dg; Tỷ lệ (Hdc/Hg); tỷ lệ (St/g))
(7) Đặc điểm phân hóa và tỉa thưa giữa các cây của rừng trồng Tếch
(8) Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật cho rừng trồng Tếch trên địa bàn
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Cơ sở phương pháp luận
(1) Quần thụ Tếch là một hiện tượng động. Vì thế, những đặc trưng về kết cấu
và cấu trúc của quần thụ, sự phân hoá cấp sinh trưởng của những cá thể hình thành
rừng Tếch đều phải được xem xét theo thời gian hay tuổi quần thụ.
(2) Trong quá trình sống, mặc dù kết cấu và hình thái thân cây thay đổi tuỳ
theo tuổi và điều kiện sống, nhưng giữa chúng luôn tồn tại mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Vì thế, thông qua nhân tố điều tra này có thể dự đoán được nhân tố điều tra kia.
(3) Sau khi trồng rừng, nuôi rừng là biện pháp cần thiết nhằm hướng dẫn rừng
21
Tếch đạt đến mục đích kinh doanh. Một trong những biện pháp nuôi dưỡng rừng
hiệu quả nhất là chặt nuôi rừng hay tỉa thưa rừng. Nhưng muốn xây dựng được các

chỉ tiêu kỹ thuật chặt nuôi rừng, nhà lâm học cần phải hiểu rõ được đặc tính lâm học
của rừng ở những giai đoạn tuổi khác nhau. Một trong những đặc tính lâm học phải
được làm rõ là sự phân hoá cây rừng. Vì thế nghiên cứu sự phân hoá của những các
thể hình thành rừng Tếch là một vấn đề cần đặt ra.
(4) Mục đích của đề tài là xác định được những quy luật cấu trúc cơ bản của
lâm phần rừng Tếch. Vì thế, để đạt được mục đích trên, cần nghiên cứu những biến
đổi về hình thái, cấu trúc, độ lớn đường kính và chiều cao, mối quan hệ giữa các địa
lượng sinh trưởng rừng (đường kính, chiều cao) với nhau cũng như nghiên cứu mối
quan hệ giữa chúng với các điều kiện sinh thái rừng. Quan điểm nghiên cứu phải
tổng hợp và toàn diện, triệt để áp dụng các phương pháp định lượng toán học chính
xác trên cơ sở tôn trọng các quy luật sinh vật học cây rừng.
2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
2.4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu
– Kế thừa các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.
– Bản đồ hiện trạng rừng tại khu vực nghiên cứu
– Hồ sơ trồng rừng Tếch tại khu vực nghiên cứu
2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu được thu thập trong những ôtc tạm thời
* Cách chọn ôtc, số lượng và kích thước: Là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính
khả thi của đề tài. Số lượng ôtc càng nhiều và phân bố càng đều thì độ tin cậy của các
kết quả càng cao, song cũng làm cho chi phí tăng lên. Vì thế, để giải quyết mâu thuẫn
này cách chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống trong cả miền phân bố rộng của đối tượng
nghiên cứu là phù hợp hơn cả.
Sau khi tiến hành điều tra sơ thám trên cơ sở phối hợp với bản đồ hiện trạng,
tiến hành lập 39 ôtc phân phối trên 4 xã và trên các dạng địa hình (chân, sườn đỉnh),
kích thước mỗi ô là 500m
2
(20x25m). Trong đó, xã Tú Nang có diện tích rừng trồng
Tếch lớn nhất huyện, địa hình khá phức tạp nên tiến hành lập 15 ôtc, số ôtc lần lượt
22

giảm dần theo diện tích rừng trồng Tếch ở các xã còn lại: Chiềng Pằn 10 ôtc, Chiềng
Hặc 9 ôtc và sập Vạt 5 ôtc.
* Thu thập số liệu trong ôtc:
Trong mỗi ôtc tiến hành thu thập các thông tin: Đường kính D
1.3
; Hvn; Hdc;
Dt; Lt và phân cấp chất lượng của từng cây; Thu thập số liệu hiện trạng lâm phần bao
gồm các đặc trưng về độ dốc, hướng dốc, tình trạng nền đất rừng (cây bụi thảm tươi,
mức độ tác động của con người), độ tàn che, mật độ, tuổi, độ giao tán, tiết diện ngang
và trữ lượng lâm phần; Cách tiến hành cụ thể ngoài thực địa:
– Đường kính thân cây (D
1.3
, cm): Được đo tại vị trí 1,3m trên thân cây bằng
thước kẹp kính, theo 2 chiều Đông – Tây, Nam – Bắc, lấy giá trị trung bình, độ chính
xác đến 0,1cm.
– Chiều cao thân cây (Hvn, Hdc, m): Được xác định bằng thước đo cao
Blumleiss, độ chính xác đến dm.
– Đường kính tán (Dt, m): Được xác định bằng thước dây, đo hình chiếu của
mép lá theo 2 chiều Đông Tây, Nam Bắc, lấy giá trị trung bình, độ chính xác đến dm.
– Độ dốc mặt đất: Được xác định bằng địa bàn cầm tay tại các sườn dốc nơi
đặt ôtc. Trong mỗi ô tiến hành đo tại 9 vị trí khác nhau rồi lấy giá trị trung bình.
– Hướng dốc: Được xác định bằng địa bàn cầm tay tại sườn dốc nơi đặt ôtc.
– Độ tàn che (TC): Độ TC được xác định bằng phương pháp 100 điểm. Trong
ôtc tiến hành chia thành 4 tuyến song song với chiều dài ôtc, mỗi tuyến cách nhau
5m, trên mỗi tuyến điều tra 20 điểm. Tại mỗi điểm, ngắm theo chiều thẳng đứng lên
tán rừng, nếu thấy tán hoàn toàn cho 1 điểm, thấy nửa tán nửa bầu trời cho 0,5 điểm
và thấy toàn bầu trời cho 0 điểm.
– Tình trạng nền đất rừng (cây bụi thảm tươi, mức độ tác động của con người):
Quan sát trên toàn ôtc và ghi lại những đặc trưng nổi bật: Tình trạng vệ sinh rừng,
phát dọn thực bì, chăn thả gia súc, khai thác gỗ, lấy củi, loài cây bụi chính,v.v..

Kết quả điều tra được ghi vào biểu có mẫu như sau:
Biểu 2.1. Biểu điều tra sinh trưởng rừng trồng Tếch
Số hiệu ôtc: Độ dốc: Ngày điều tra: Địa điểm (xã):
23
Độ tàn che: Hướng dốc: Vị trí ôtc: Tuổi rừng:

D
1.3
(cm) Dt (m)
stt
Hvn
(m)
Hdc
(m)
ĐT NB TB ĐT NB TB
Ghi
chú

Nhận xét tình trạng nền đất rừng:……………………………………………………………………..
2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Tất cả các số liệu điều tra được nhập vào máy tính và tiến hành xử lý số liệu
dưới sự hỗ trợ của chương trình Excel trong phần mềm Office 2003 theo tài liệu [28],
[29], [44].
2.4.3.1. Xác định các đặc điểm chung của lâm phần Tếch
– Tính các đặc trưng thống kê mô tả lâm phần: Giá trị trung bình, phương sai,
sai tiêu chuẩn, độ lệch, độ nhọn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, hệ số biến động, khoảng
biến động, sai số số trung bình mẫu, sai số tuyệt đối của khoảng ước lượng theo
đường lệnh: Tool\Data Analysis…\Descriptive Statistics\o.k
– Mật độ (N, cây/ha):
10.000

So
n
N 
(2.1)
Trong đó: n: Số cây trong ôtc (cây) ; So: Diện tích ôtc (m
2
); N: Số cây trên ha
– Chiều dài tán (Lt, m): Lt = Hvn – Hdc (2.2)
– Tổng tiết diện ngang trên ha (G, m
2
/ha):
4-
2
3.1
10
4
*G  DN

(2.3)
– Trữ lượng cây trên ha (M, m
3
/ha): M = GHF (2.4)
– Tổng diện tích tán (St, m
2
/ôtc):
2
4
*S tDnt

(2.5)
– Độ giao tán (q):
So
St
q 
(2.6)
2.4.3.2. Mô tả đặc trưng cấu trúc lâm phần:
24
a) Xác định phân bố thực nghiệm cho các nhân tố: Đường kính thân, chiều cao,
đường kính tán.
Do các đối tượng quan sát thuộc mẫu lớn (n>30) nên tiến hành chia tổ ghép nhóm
theo công thức kinh nghiệm của Brooks và Carruthere.
m = 5.lgn (2.7)
m
XminXmax
K


(2.8)
Trong đó: m – số tổ; K – Cự ly tổ; Xmax, Xmin – lần lượt là trị quan sát lớn nhất
và nhỏ nhất trong ôtc.
Trong thực tế, ngoài việc áp dụng theo công thức (2.7), (2.8) có thể chọn mặc
định cự ly tổ K (thường là một giá trị chẵn) cho phù hợp với đối tượng nghiên cứu.
Sau khi xác định được số tổ (m) và cự ly tổ (k), xác định tần số phân bố thực
nghiệm trong từng ô tiêu chuẩn bằng đường lệnh:
Tools\Data Analysis….\Histogram\Ok.
Sau khi xác định được quy luật phân bố thực nghiệm, tiến hành mô hình hoá
quy luật phân bố bằng hàm Weibull.
b) Quy luật phân bố đường kính thân, chiều cao và đường kính tán
Có rất nhiều các hàm toán học có thể dùng để biểu thị phân bố số cây theo

đường kính và chiều cao như các hàm: Phân bố chuẩn, phân bố khoảng cách, phân
bố Meyer, v.v… Tuy nhiên, để giảm bớt công tác tính toán mà vẫn đảm bảo tính chính
xác, đề tài tiến hành kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước như: Vũ Tiến
Hinh, Trần Văn Con, Đào Công Khanh, Vũ Nhâm, v.v.. cho rằng phân bố Weibull là
phân bố thích hợp nhất. Vì thế, đây là dạng hàm toán học được đề tài dùng xuyên
suốt trong quá trình phân tích mô phỏng đặc trưng cấu trúc lâm phần Tếch
Hàm Weibull là phân bố xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục, có miền xác
định (0; +), với hàm mật độ:



x
x
exxf
.1
…)(

 (2.9)
Và hàm phân phối:


x
exF
.
1)(

 (2.10)
Trong đó: ,  là 2 tham số của Weibull
+ Tham số  đặc trưng cho độ nhọn của của đường cong phân bố. Tham số 
25

được tính theo công thức:
 = n/ft.x
i

(2.11)
Trong đó: ft: Là tần số quan sát thực nghiệm
x
i
= (x
trên
+ x
dưới
)/2 (2.12)
Với : x
trên
= y
trên
– a (2.13)
x
dưới
= y
dưới
– a (2.14)
y
trên
: Giới hạn trên của tổ quan sát
y
dưới
: Giới hạn dưới của tổ quan sát
a : Trị số quan sát bé nhất

+ Tham số  đặc trưng cho độ lệch đường cong, tham số này phải tự ước
lượng thông qua hình dạng thực nghiệm của đường cong.
Nếu:  = 1 phân bố có dạng giảm.
 < 3 phân bố có dạng một đỉnh lệch trái.
 = 3 phân bố có dạng tiệm cận chuẩn.
 > 3 phân bố có dạng một đỉnh lệch phải.
Sau khi tính toán xác xuất và tần số lý thuyết theo hàm Weibull tiến hành
kiểm tra giả thuyết về quy luật phân bố, trong trường hợp nếu giả thuyết không chấp
nhận thì phải tiến hành chọn tham số  khác cho phù hợp hơn.
Để kiểm tra sự phù hợp giữa phân bố thực nghiệm với phân bố lý thuyết, dùng
tiêu chuẩn
2
n

(khi bình phương).
Giả thuyết H
0
: Phân bố của nhân tố điều tra theo hàm Weibull
Giả thuyết H
0
được kiểm tra bằng tiêu chuẩn
2
n

như sau:
2
n

=



l
i
lt
ltt
f
ff
1
2
)(
(2.15)
Tổ nào có f
lt
<5 thì phải gộp với tổ trên hay tổ dưới sao cho f
lt
≥5.
Nếu
2
n


2
5.0

( k= l-r-1) thì giả thuyết được chấp nhận (H
0
+
), tức là phân bố
lý thuyết phù hợp với phân bố thực nghiệm. Ngược lại nếu

2
n


2
5.0

(k), thì phân bố
lý thuyết bị bác bỏ, hay nói cách khác là phân bố lý thuyết không phù hợp với phân
san sẻ những nguồn thôn tin giữa những bên tương quan của ngành gỗ Tếch ( nhà quản trị, nhà khoa học, nông dân, thương gia ) [ 3 ]. Tại Nước Ta, Tếch đã được đưa vào gây trồng từ đầu thế kỷ XX tại một sốvùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên như : Đồng Nai, Sông Bé, TâyNinh, Đắc Lắc, TP.HN, Sơn La, v.v.. Tuy là một loài nhập nội, nhưng qua quá trìnhkhảo nghiệm đã chứng tỏ cây Tếch đặc biệt quan trọng thích hợp với điều kiện kèm theo sinh thái xanh ở ViệtNam. Sơn La là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Nước Ta, có phía Bắc giápYên Bái và Lai Châu, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và những tỉnh Louangphabang, Houaphan của Lào, phía Đông giáp Hòa Bình và Phú Thọ, phía Tây giáp Điện Biên. Có điều kiện kèm theo địa hình, đất đai và khí hậu khá tương thích với nhu yếu sinh thái xanh của loàiTếch. Vì thế, trong chương trình 327 và chương trình GTZ của Đức, Tếch là loài câyđược đưa vào gây trồng ở rất nhiều những huyện của tỉnh Sơn La : Mai Sơn, Yên Châu, Phù Yên, Thuận Châu từ năm 1994. Mục tiêu kế hoạch của những dự án Bất Động Sản nhằm mục đích phủxanh đất trống đồi núi trọc, phân phối nhu yếu về gỗ đồ mộc hạng sang, giảm áp lực đè nén khaithác gỗ từ rừng tự nhiên đồng thời mở ra hướng mới trong kinh doanh thương mại rừng trồng, tạocông ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế tài chính cho người dân sống trên địa phận. Tuy nhiên, muốn làm được điều đó thì cần phải có những hiểu biết tốt về đặc thù lâm học, cácquy luật cấu trúc và cấu trúc của lâm phần, những kỹ năng và kiến thức về trồng, chăm nom, nuôidưỡng rừng, sản lượng và hiệu suất rừng. Từ trước đến nay, ở Nước Ta đã có rất nhiều những khu công trình công bố về câyTếch. Trong đó đáng kể nhất là những điều tra và nghiên cứu của Phạm Thế Dũng ( 1990 ) [ 4 ], Nguyễn Xuân Quát ( 1995 ) [ 7 ], Bảo Huy ( 1995 ) [ 5 ], Nguyễn Ngọc Lung ( 1999 ) [ 6 ], v.v.. Tuy nhiên, hầu hết những điều tra và nghiên cứu mới chỉ tập trung chuyên sâu tại khu vực Nam Trung Bộvà Tây Nguyên, còn vùng Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng vẫn chưa có côngtrình khoa học nào nghiên cứu và điều tra cụ thể rừng Tếch tại địa phương. Xuất phát từ thựctiễn đó, tôi triển khai đề tài : ” Nghiên cứu đặc thù cấu trúc rừng trồng Tếch ( Tectona grandis Linn. f. ) làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất kiến nghị 1 số ít biện phápkỹ thuật trong trồng rừng ở tỉnh Sơn La ” CHƯƠNG I – TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU1. 1. Đặc điểm phân bổ tự nhiên và nhận ra của cây Tếch1. 1.1. Phân bố tự nhiênTếch là loài cây có nguồn gốc nhiệt đới gió mùa Nam Á và Khu vực Đông Nam Á, phân bổ tựnhiên ở Ấn Độ, Miến Điện, Xứ sở nụ cười Thái Lan, Lào. Vùng phân bổ tự nhiên của Tếch nằmtrong khoảng chừng giữa vĩ độ 900 ’ Bắc đến 2530 ’ Bắc và kinh độ 73 – 103 độ kinhĐông [ 8 ]. Tếch cũng thấy Open khoảng chừng 1 triệu ha ở quần đảo Java ( Indonesia ). Vì thế, Tếch sinh trưởng khá tốt ở Indonesia, nên lúc bấy giờ người ta đã coi giới hạnphân bố của Tếch ở phía Nam là giữa vĩ độ 5-9 Nam [ 9 ]. Tếch phân bổ tự nhiên trong khu vực nhiệt đới gió mùa gió mùa ( mùa khô và mùa mưarõ rệt ), khí hậu nóng ẩm, mùa đông không quá lạnh, không có bão lớn. Biên độ nhiệtđộ trung bình từ 20 – 27C, tổng nhiệt độ lớn hơn 10C là 8.000 C, nhiệt độ tối caotrung bình 40C, nhiệt độ tối thấp trung bình 12,5 C. Lượng mưa từ 1.300 – 2.990 mm / năm [ 10 ], [ 11 ], [ 12 ]. Tếch phân bổ tự nhiên từ độ cao gần mặt biển đến độ cao khoảng chừng 1000 m sovới mặt nước biển. Tếch sinh trưởng không tốt trên những đất hình thành từ cuội kết, sa thạch hoặc đá ong. Tếch ưa thích đất tăng trưởng từ đá granit, bazan và phiến sét. Tếch yên cầu đất thoát nước và không chịu được đất úng nước. Nó ưa thích môitrường đất có pH từ 6,5 – 8,0, đủ canxi, photpho và magie [ 10 ], [ 11 ], [ 12 ]. 1.1.2. Đặc điểm nhận biếtTrên quốc tế có 3 loài Tếch – là Tectona grandis Linn. f., Tectonaphilippinensis Beth và Hokkf và Tectona hamiltonia Wallich. Loài Tếch được trồngthành rừng ở tỉnh Sơn La có tên khoa học là Tectona grandis Linn. f. Theo Lê Mộng Chân, Nguyễn Thị Huyên ( 2000 ) [ 1 ], Tếch là loài cây gỗ lớn, cành non vuông, cạnh phủ nhiều lông màu gỉ sắt, khi dập có mủ đỏ. Lá đơn, mọc đối, hình trứng ngược, chiều dài hoàn toàn có thể đạt tới 40 cm hoặc hơn, rộng trên 20 cm, phiếnxoan bầu dục, có màu lục tươi, mặt dưới lá có lông hình sao vàng ; rụng lá từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch. Hoa tự hình xim viên chuỳ, dài 40 cm, đường kính trên 35 cm. Hoa có lá bắc nhỏ hình lưỡi mác. Hoa nhỏ dài hình chuông mép có 5 răng đều, phía ngoài phủ dầy lông. Tràng hoa mầu trắng, ống đài 5-6 mm, cánh tràng 5-6, gầntròn, phía ngoài phủ lông và những tuyến nhỏ. Nhị 5-6 hơi lộ ra ngoài. Bầu hình nón, vòi ngắn, đầu nhuỵ xẻ đôi. Quả hạch hình cầu, đường kính gần 2 cm, phủ dầy lônghình sao. Đài tăng trưởng bao kín quả, hạt 1-2 ( nhiều lúc 3-4 ). Hình 1.1. Đặc điểm hình thái cây Tếch ( Tectona grandis Linn. f. ) được gây trồngtại xã Chiềng Hặc – Yên Châu – Sơn La ( chụp 8/2010 ) Theo Lê Mộng Chân ( 2000 ) [ 1 ], ở điều kiện kèm theo sống thích hợp, cây mọc khánhanh, cây 20 tuổi hoàn toàn có thể cao 18 m, đường kính 22 cm. Theo Kadambi ( 1979 ) [ 13 ], Tếch là loài cây của rừng nửa rụng lá nhiệt đới gió mùa gió mùa. Ở rừng tự nhiên, Tếchtrưởng thành hoàn toàn có thể đạt độ cao 40 m, đường kính 1-2 m. Tếch có thân thẳng, nhiềuhoa nhưng tới 90 % không hình thành quả. Tếch sinh sản sớm, thường thì từ tuổi8-10. Thời kỳ ra hoa là giữa tháng 7 đến tháng 9 hàng năm ; Quả chín và rụng từtháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Quả chín có vỏ màu nâu vàng. Tếch táisinh chồi tốt ở tuổi non, do đó hoàn toàn có thể được trồng bằng thân cụt. 1.2. Những điều tra và nghiên cứu về loài cây Tếch trên thế giới1. 2.1. Những nghiên cứu và điều tra chung về quy luật cấu trúc lâm phầnTrên quốc tế, ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, đã có nhiều công trìnhnghiên cứu về cấu trúc rừng, nhất là về những quy luật cấu trúc của lâm phần. Đặc biệtvới sự tăng trưởng của thống kê toán học và tin học, việc mô hình hoá những quy luật cấutrúc lâm phần bằng những quy mô toán học đã mở ra bước tăng trưởng mới trong lâmsinh học tân tiến. – Về phân bổ số cây theo đường kính, chiều cao. Phân bố số cây theo đường kính là quy luật cấu trúc cơ bản của lâm phần đãđược nhiều nhà khoa học quan tâm. Đầu tiên phải kể đến khu công trình điều tra và nghiên cứu củaMeyer ( 1972 ) [ 14 ]. Ông diễn đạt phân bổ số cây theo đường kính bằng quy mô toánhọc mà dạng của nó là đường cong giảm liên tục. Phương trình này được gọi làphương trình Meyer. Một số tác giả khác đã dùng chiêu thức giải tích để tìmphương trình đường cong phân bổ. Loetsch ( 1973 ) [ 15 ] dùng hàm Bêta để nắn cácphân bố thực nghiệm. J.L.F Batista và H.T.Z Doucoto ( 1992 ) [ 16 ] trong khi nghiêncứu 19 ô tiêu chuẩn với 60 loài cây rừng ở Maranhoo – Brazin đã dùng hàm Weibullmô phỏng phân bổ N / D. Nhìn chung những tác giả đều màn biểu diễn quy luật phân bổ sốcây theo đường kính dưới dạng phân bổ xác xuất, những hàm thường hay sử dụng làhàm Weibull, hàm mũ, hàm chuẩn, hàm logarit, hàm bêta, hàm gama, v.v.. Ngoài việc sử dụng những hàm toán học để biểu lộ quy luật cấu trúc lâm phần, so với rừng tự nhiên, quy luật phân bổ số cây theo chiều cao còn được thể hiệnthông qua chiêu thức trắc đồ rừng. Vẽ những phẫu đồ đứng với những kích cỡ khácnhau tuỳ theo mục tiêu nghiên cứu và điều tra. Các trắc đồ này đã mang lại hình ảnh khái quátvề cấu trúc tầng tán, phân bổ số cây theo chiều thẳng đứng, từ đó rút ra những nhận xétvà đề xuất kiến nghị ứng dụng trên thực tiễn, nổi bật cho hướng điều tra và nghiên cứu này là những côngtrình của P.W. Richards ( 1952 ) [ 17 ], Rollet ( 1979 ) [ 18 ] – Tương quan độ cao với đường kính ( H / D ) Qua nhiều nghiên cứu và điều tra của những tác giả đi trước cho thấy mối đối sánh tương quan giữađường kính và chiều cao là một đối sánh tương quan ngặt nghèo. Theo quy luật sinh trưởng củacây rừng – khi tuổi tăng lên thì đường kính và chiều cao cũng tăng lên. Tuy nhiên quyluật này chỉ sống sót trong một số lượng giới hạn được cho phép của cây rừng trong quy trình sinhtrưởng. Trong lâm phần, khi tuổi tăng thì tỉ lệ H / D cũng tăng. Từ đó đường cong biểuthị quan hệ H / D hoàn toàn có thể bị biến hóa. Đường cong luôn chuyển dời lên phía trên khituổi lâm phần tăng lên. Phương trình toán học cụ thể bộc lộ mối quan hệ này rấtphong phú và phong phú. Hohenadl, Krenn, Michailof, Naslund, Anoutchia, Echert, Keusn, Meyer Mucler, Soest đã ý kiến đề nghị sử dụng những phương trình dưới đây để mô tảquan hệ H / D ( dẫn theo tài liệu [ 19 ] ) : h = a + ad + a ( 1.1 ) H – 1.3 = d / ( a + bd ) ( 1.2 ) h = a. d ( 1.3 ) logh = a + blogd ( 1.4 ) h-1. 3 = a ( 1 – e-ed ) ( 1.5 ) h-1. 3 = a. e-b / d ( 1.6 ) log ( h-1. 3 ) = loga-blog ( e / d ) ( 1.7 ) h = a ( blnd-elnd ) ( 1.8 ) h = a + a1d + a + a ( 1.9 ) h = a + ad + alogd ( 1.10 ) h = a + blogd ( 1.11 ) 1.2.2. Những điều tra và nghiên cứu về sinh trưởng, sản lượng và những giải pháp kỹthuật lâm sinh trong kinh doanh thương mại rừng trồng Tếcha ) Những nghiên cứu và điều tra về sinh trưởng, sản lượngKhi nghiên cứu và điều tra về rừng Tếch ở Ấn Độ, Kadambi ( 1979 ) [ 13 ] cho rằng sựkhác biệt về sinh trưởng đường kính và chiều cao của rừng Tếch là do sự độc lạ vềlập địa và nguồn gốc rừng khác nhau. D.Alder ( 1980 ) [ 20 ] đã có tổng hợp rất là đa dạng chủng loại về những phương phápnghiên cứu sinh trưởng và sản lượng rừng như : Xây dựng mô hình sinh trưởng, tăngtrưởng cây rừng và lâm phần, thiết lập đường cong sinh trưởng trung bình bằngphương pháp nghiên cứu và phân tích hồi quy theo nhóm của Bailey – Clutter, giải pháp Affillđể phân loại những đường cong sinh trưởng thông tư cấp đất, triết lý Marsh làm cơ sởdự đoán sản lượng. Cùng với ESCAP và FAO, những nước Châu Á Thái Bình Dương – Thái Bình Dương đã thành lậpmạng lưới điều tra và nghiên cứu tăng trưởng cây Tếch. Tại Trung Quốc, năm 1991 hội thảo chiến lược quốctế về cây Tếch đã đưa ra 1 số ít điều kiện kèm theo sinh thái xanh thích hợp cho trồng Tếch như : Khí hậu, lập địa, tổ thành cây bạn, chiêu thức trồng, v.v.. khuyến nghị tổng kếtphương thức trồng rừng Tếch thuần loại hoặc khảo nghiệm ở quy mô nhỏ để rút racác ưu trội so với phương pháp trồng hỗn loài truyền thống lịch sử ( dẫn theo tài liệu [ 5 ] ). Saucuộc hội thảo chiến lược lần thứ nhất, năm 1995 cuộc hội thảo chiến lược cây Tếch lần 2 đã được tiến hànhtại Myanma và mạng thông tin quốc tế về Tếch đã được xây dựng với tên gọi – TEAKNET.Theo Siswamartana ( 1995 ) [ 21 ], rừng Tếch ở Indonesia đã được nghiên cứuchi tiết về tăng trưởng, sản lượng và hiệu suất trên 3 cấp đất. Trên cấp đất III, rừngtếch ở tuổi 10 có tỷ lệ 1.452 cây / ha, D = 9,1 cm ; H = 11,4 m ; trữ lượng gỗ trên câynuôi dưỡng 39,6 m / ha ; hiệu suất trung bình 5,8 m / ha ; lượng tăng trưởng hàng năm6, 9 m / ha. Ở tuổi 20, tỷ lệ 766 cây / ha, D = 14,3 cm, H = 16,1 m, trữ lượng gỗ trêncây nuôi dưỡng 64,8 m / ha, hiệu suất trung bình 5,9 m / ha / năm ; lượng tăng trưởnghàng năm 5,0 m / ha / năm. Từ tuổi 30 trở đi, hiệu suất rừng giảm nhanh, trong đónăng suất trung bình 4,7 m / ha / năm ở tuổi 30 và 4,0 m / ha / năm ở tuổi 80 năm. Ở những nước có Tếch tự nhiên hoặc diện tích quy hoạnh rừng Tếch lớn đều có những khảosát, nhìn nhận sinh trưởng, hiệu suất, tiêu biểu vượt trội như khu công trình điều tra và nghiên cứu củaWycherley FR. ( 1966 ) [ 22 ] ở Đất nước xinh đẹp Thái Lan và Vaclav E. ( 1972 ) [ 23 ] ở Bangladesh, v.v.. Đồng thời để làm cơ sở cho việc xác lập giải pháp kỹ thuật lâm sinh như : Mật độtrồng rừng, tỉa thưa, tỷ lệ tối ưu, v.v.. hoặc Dự kiến những chỉ tiêu kỹ thuật trong điềuchế rừng như : Chặt nuôi dưỡng, trữ sản lượng từng thời gian, lượng khai thác chính, kích cỡ loại sản phẩm, chu kỳ luân hồi kinh doanh thương mại theo từng điều kiện kèm theo thực trạng trồng rừng, v.v.. thì tại những nước Myanmar, Ấn Độ, Nigeria, Brazin, v.v.. đã kiến thiết xây dựng những biểusản lượng riêng về cây Tếch ( dẫn theo tài liệu [ 5 ] ). Tổng kết những báo cáo giải trình về hiệu suất rừng tếch trồng ở những khu vực khácnhau của Châu Á Thái Bình Dương, Châu Phi và Châu Mỹ, Kaosa-and ( 1995 ) [ 11 ] đã đi đến nhận địnhrằng : Năng suất trung bình của rừng tếch trồng là 8 – 10 m / ha / năm và có biến độngmạnh không chỉ giữa những vùng địa lý khác nhau, mà còn trong khoanh vùng phạm vi một nước. Ông cho rằng, lúc bấy giờ vẫn còn thiếu những tài liệu về tăng trưởng, sản lượng vànăng suất rừng trồng tếch của những nước. Nhiều nước vẫn chưa phân loại cấp đất vàxây dựng biểu quy trình sinh trưởng quần thụ tếch. Hệ thống phân loại cấp đất chonhững lâm phần tếch không giống nhau giữa những nước. Theo Ly Meng Seang ( 2008 ) [ 24 ] khi điều tra và nghiên cứu về rừng trồng Tếch ởCampuchia đã cho thấy, sinh trưởng đường kính và chiều cao trung bình của nhữngquần thụ Tếch trong khoảng chừng 18 năm đầu đổi khác rõ ràng theo 2 quy trình tiến độ tuổi – đó làgiai đoạn sinh trưởng nhanh từ 1 – 7 tuổi và sinh trưởng chậm từ 8 – 18 tuổi. b ) Những điều tra và nghiên cứu về những giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanhrừng TếchHiện nay Tếch đã được trồng thành rừng cả ở trong và ngoài phạm vi phân bốtự nhiên của nó ở nhiệt đới gió mùa. Khu vực này bao trùm một vùng khí hậu to lớn, từ kiểukhí hậu xích đạo đến kiểu khí hậu á nhiệt đới, với lượng mưa từ 500 – 3.500 mm vàbiên độ nhiệt độ từ 2 – 48C. Điều kiện đất trồng rừng Tếch cũng rất khác nhau, từđất chua nghèo đến đất bùi tụ phì nhiêu [ 11 ] Khi nghiên cứu và điều tra đặc tính của đất dưới rừng Tếch trồng 1, 15, 30, 60 và 120 năm, Jose và Koshy ( 1972 ) đã nhận thấy rằng : Mặc dù hình thái, đặc thù vật lý vàhoá học của đất có sự biến hóa, nhưng hàm lượng chất hữu cơ ở tầng đất mặt dướirừng Tếch tự nhiên và rừng Tếch trồng 120 tuổi là tựa như nhau. Đất tầng mặt dướirừng trồng Tếch non có tỷ trọng và hàm lượng cát cao hơn, nhưng độ xốp và khảnăng hút nước kém hơn so với rừng tự nhiên ( dẫn theo [ 24 ] ). Theo Kaosa-ard ( 1981 ), ( 1995 ) [ 10 ], [ 11 ] cho rằng : Kích thước, chất lượng, tỷ lệ, hình thái thân cây và tăng trưởng của rừng Tếch bị trấn áp bởi một số ít yếutố như lượng mưa và phân bổ lượng mưa trong năm, nhiệt độ đất, đặc tính đất và ánhsáng. Ngoài ra, sắc tố và cấu trúc của gỗ Tếch cũng chịu ảnh hưởng tác động của lập địa. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra rằng, Tếch sinh trưởng tốt nhất trên đất bồi tụ ( phù sa ) sâu và thoát nước tốt được hình thành trên nền những loại đá vôi, phiến thạch, phiến sétvà một số ít loại đá do núi lửa hình thành như Bazan. Ngược lại khi mọc ở điều kiện kèm theo đấtcát khô, đất có tầng mỏng mảnh, đất chua ( pH < 6,0 ) có nguồn gốc từ feralit, đất than bùn, đất cứng hoặc bị úng nước, thì Tếch sinh trưởng rất kém, hình thái thấp và xấu. Theo Kadambi ( 1979 ) [ 13 ], ngoài lập địa, chất lượng hạt giống, tiêu chuẩncây con thì thành công xuất sắc của trồng rừng Tếch còn nhờ vào rất nhiều vào kỹ thuật lâmsinh ( khoảng cách trồng, chăm nom, phòng chống cháy, phòng trừ dịch bệnh, tỉa thưa, v.v.. ) Tại Đất nước xinh đẹp Thái Lan, ở những nơi không vận dụng phương pháp nông lâm kết hợpTếch được trồng với tỷ lệ 1.100 cây / ha ( hay 3 * 3 m ), còn ở những nơi áp dụngphương thức nông lâm tích hợp tỷ lệ trồng khởi đầu là 1.250 cây / ha ( hay 4 * 2 m ) ( dẫn theo [ 11 ] ). Sau khi tổng kết tỷ lệ trồng rừng ở những nước trên quốc tế, Kaosa-ard ( 1995 ) [ 11 ] cho rằng : Khi không thực thi phương thực nông lâm tích hợp, thì tỷ lệ trồng rừng Tếch đổi khác từ 1.100 cây / ha ( 3 * 3 m ), 1.250 cây / ha ( 4 * 2 m ) đến 2.500 cây / ha ( 2 * 2 m ) và 3.333 cây / ha ( 3 * 1 m ). Tuy nhiên, nếu trồng rừng với mậtđộ ( 3 * 3 m ) hoặc thưa hơn thì đất sẽ bị xói mòn rất mạnh. Các nhà khoa học lâm nghiệp cũng rất chăm sóc đến yếu tố chặt nuôi dưỡngrừng trồng Tếch nhằm mục đích đạt đến tiềm năng kinh doanh thương mại. Đối với Tếch, phương pháp nuôidưỡng đa phần là chặt tỉa thưa. Thời điểm mở màn và kết thúc tỉa thưa, số lần tỉa thưa, cường độ tỉa thưa và chiêu thức tỉa thưa rừng Tếch được ý kiến đề nghị khác nhau tuỳtheo lập địa, khoảng cách trồng, phương pháp trồng xen. Theo Kadambi ( 1979 ) [ 13 ], Ấn Độ tỉa thưa rừng Tếch được phân thành 2 loại : Tỉa thưa sớm và tỉa thưa muộn. Tỉa thưa sớm được triển khai trong quá trình rừng Tếch dưới 20 tuổi. Mục tiêu củatỉa thưa sớm là lan rộng ra khoảng trống cho rừng Tếch tăng trưởng tốt mạng lưới hệ thống tán lá. Tỉathưa muộn chỉ được vận dụng cho những rừng Tếch trồng trên khoảng trống rộng, vớicường độ kinh doanh thương mại cao. Mục tiêu của tỉa thưa muộn tạo cho rừng phân phối gỗ chấtlượng cao trải qua tỉa thưa với cường độ mạnh và tuyển chọn cây tốt để nuôidưỡng. Đồng thời tác giả cũng cho rằng : Tếch là loài cây ưa sáng mạnh, do đó sử10dụng giải pháp tỉa thưa mạnh là giải pháp thiết yếu, tuy nhiên khoảng cách giữa nhữngcây để loại nuôi dưỡng sau khi tỉa thưa phải đồng đều. Theo Kaosa-ard ( 1995 ) [ 25 ] khi chu kỳ luân hồi kinh doanh thương mại rừng trồng Tếch là 25 – 30 năm nhằm mục đích cung ứng gỗ nhỏ và trung bình, tỷ lệ trồng rừng bắt đầu là ( 1,8 * 1,8 m ) hoặc ( 2,0 * 2,0 m ) thì việc tỉa thưa rừng Tếch hoàn toàn có thể được triển khai qua 2 lần. Lần 1 được mở màn triển khai vào tuổi 5 còn lần 2 tương ứng tuổi 10. Phương pháp tỉa thưalà tỉa thưa cơ giới ( chặt hàng cách hàng hoặc chặt cây cách cây trong hàng ). Cườngđộ tỉa thưa lần 1 là 50 % số cây khởi đầu, lần 2 là 50 % số cây để lại sau lần tỉa thưa thứnhất. Theo Siswamartana ( 1995 ) [ 21 ], chu kỳ luân hồi kinh doanh thương mại rừng Tếch ở Indonesiatrên lập địa tốt là 40 năm, còn trên lập địa xấu là 80 năm. Mục tiêu kinh doanh thương mại là tạogỗ lớn có chất lượng cao. Trong 20 năm đầu, rừng Tếch được tỉa thưa 5 lần với kỳdãn cách 4 năm. Từ năm thứ 20 trở đi, kỳ dãn cách 10 năm. Số cây tỉa thưa được quyđịnh theo biểu quy trình sinh trưởng của quần thụ. Việc tuyển chọn cây tỉa thưa phảiđảm bảo nguyên tắc nâng cao chất lượng quần thụ và cải tổ chất lượng gỗ ở cuốikỳ kinh doanh thương mại. Hiện nay có rất nhiều chiêu thức xác lập tỷ lệ tối ưu khác nhau nhưP. R.Kelle ( 1932 ), B.A.Suxtov ( 1938 ), V.G.Nesterov ( 1952 ), B.V.Belov ( 1983 ), H.Thomasius ( 1972 ), I.C.Melekhov ( 1989 ), v.v.. Tuy nhiên, toàn bộ những tác giả đều cómột đặc thù chung là tìm kiếm những giải pháp để xác lập được khoảng trống sốngthích hợp cho từng loài ở từng thời gian nhất định. Theo H.Thomasius ( 1972 ), khoảng trống dinh dưỡng trên mặt đất của một cây được số lượng giới hạn bằng một hình viêntrụ đứng có tiết diện bằng diện tích quy hoạnh hình chiếu thẳng đứng của tán lá và số lượng giới hạn bằngchiều cao của cây đó. Như vậy, để xác lập được tỷ lệ tối ưu trước hết phải xácđịnh được khoảng trống dinh dưỡng thích hợp. Không gian này ngoài phụ thuộc vào vàochiều cao ( chỉ tiêu phân loại cấp đất ) còn phụ thuộc vào vào diện tích quy hoạnh hình chiếu tán lábình quân của những cây sinh trưởng tốt trong lâm phần ( dẫn theo [ 26 ] ). 1.2.3. Nghiên cứu về phân cấp sinh trưởng cây rừngCấp sinh trưởng cây rừng là một trong những chỉ tiêu quan trọng được những nhà11lâm học sử dụng nhìn nhận đặc thù về kinh tế tài chính kỹ thuật của cây rừng, tuyển chọn câychặt và cây chừa trong nuôi dưỡng rừng, phát hiện mức độ cạnh tranh đối đầu giữa những cá thểcây rừng, nghiên cứu và phân tích hành động của lâm phần dưới tác động ảnh hưởng của môi trường tự nhiên sống vàcác giải pháp lâm sinh, v.v.. G.Kraft ( 1884 ) là người tiên phong kiến thiết xây dựng mạng lưới hệ thống phân cấp cây rừng ở Đức. Tác giả đã dựa vào những chỉ tiêu định tính là độ lớn của chiều cao và đường kính đểphân cấp. Theo tác giả cây rừng được chia thành 5 cấp ( I, II, III, IV, V ). Trong đó cấpI là những cây cao to nhất và cấp V trọn vẹn nằm dưới tầng rừng chính. Phân cấptheo cách của G.Kraft khá đơn thuần, tuy nhiên chỉ vận dụng được cho những lâm phần rừngthuần loài, đều tuổi, ( dẫn theo [ 26 ] ). Để đơn thuần cho việc phân cấp cây rừng, G.S. Shedelin ( 1972 ) ( Thuỵ Điển ), đã triển khai phân cấp cây rừng theo chỉ tiêu số lượng và trên cơ sở mạng lưới hệ thống chỉ sốhàng trăm ( phản ánh vai trò của cây gỗ trong lâm phần ), hàng chục ( phản ánh chấtlượng thân cây ), hàng đơn vị chức năng ( phán ánh chất lượng tán cây ). Mỗi chỉ số có 3 đơn vị chức năng ( 1 - tốt ; 2 – trung bình ; 3 - xấu ). Như vậy, một cây đạt chỉ số 111 là cây tốt nhất về điềukiện sống, về hình thái thân cây và hình thái tán cây ; Còn cây có chỉ số 333 là nhữngcây xấu nhất ở cả 3 chỉ tiêu trên. Rõ ràng, cách phân cấp này rất dễ vận dụng trongthực tiễn, tuy nhiên so với những đối tượng người dùng phức tạp như rừng khác tuổi, rừng cònquá non hoặc ở những lâm phần tỉa thưa trong tiến trình dài, phân cấp này thườngkhông đạt được độ đúng chuẩn mong ước, ( dẫn theo [ 26 ] ). Mạng lưới toàn thế giới về hợp tác khoa học lâm nghiệp ( IUFRO ) đã xây dựngmột mạng lưới hệ thống phân loại khá chi tiết cụ thể, dựa vào 2 đặc trưng lớn : Tình trạng cây trongquần xã và thực trạng giá trị của cây theo mục tiêu kinh doanh thương mại. Từ 2 đặc trưng nàyđược chia nhỏ thành 6 chỉ tiêu : ( 1 ) cấp độ cao ; ( 2 ) năng lực sống của cây tronglâm phần ; ( 3 ) xu thế tăng trưởng của cây trong quần xã ; ( 4 ) giá trị kinh tế tài chính của cây ; ( 5 ) chất lượng hình thân thân cây ; ( 6 ) chất lượng của tán lá. Theo rất nhiều những nhàkhoa học nhìn nhận thì đây là một mạng lưới hệ thống phân loại khá đơn thuần, tuy nhiên vận dụng đượccho rất nhiều những đối tượng người dùng khác nhau, cho tác dụng nhanh gọn, đúng mực, có thểlượng hoá những chỉ tiêu nên dễ vận dụng trong kỹ thuật đo lường và thống kê văn minh ( máy tính ) để12xử lý số liệu, ( dẫn theo [ 26 ] ). 1.3. Những điều tra và nghiên cứu về cây Tếch ở Việt Nam1. 3.1. Những nghiên cứu và điều tra chung về quy luật cấu trúc lâm phầnCác khu công trình nghiên cứu và điều tra về cấu trúc Giao hàng kinh doanh thương mại rừng ở trong nướcthường tập trung chuyên sâu vào những yếu tố : Phân loại rừng ship hàng đề xuất kiến nghị giải pháp kinh doanh thương mại đã được thực thi bởinhiều tác giả : Trần Ngũ Phương ( 1963 ), Thái Văn Trừng ( 1978 ), Nguyễn Hồng Quân ( 1981 ), Vũ Đình Phương ( 1985 - 1986 ), v.v.. Nguyễn Văn Trương ( 1973 – 1986 ), Đồng Sỹ Hiền ( 1974 ), Nguyễn Hải Tuất ( 1975 – 1991 ), Nguyễn Hồng Quân ( 1975 – 1982 ), Nguyễn Ngọc Lung ( 1985 – 1989 ), Vũ Đình Phương ( 1985 – 1987 ), Phùng Ngọc Lan ( 1986 ), Vũ Tiến Hinh ( 1988 ), Trịnh Đức Huy ( 1988 ), v.v.. đã định lượng những quy luật cấu trúc, sinh trưởng, đối sánh tương quan làm cơ sở khoa học cho việc yêu cầu những giải pháp kỹ thuật lâm sinh. ( Dẫn theo tài liệu [ * Phân bố số cây theo đường kính và chiều caoĐồng Sỹ Hiền ( 1974 ) [ 27 ], khi lập biểu thể tích cây đứng rừng tự nhiên ởmiền Bắc Nước Ta đã điều tra và nghiên cứu nhiều lâm phần trên những địa phương khác nhau vàđi đến Tóm lại chung là : Do quy trình khai thác chọn thô không theo quy tắc, nênđường phân bổ N / D là đường phân bổ có dạng hình răng cưa. Với kiểu phân bổ nàytác giả đã chọn hàm phân bổ là hàm Meyer và họ đường cong Pearson để diễn đạt. Nguyễn Hải Tuất ( 1982, 1996 ) [ 28 ], [ 29 ], đã sử dụng phân bổ giảm, phân bốkhoảng cách để trình diễn cấu trúc đường kính, cấu trúc chiều cao của rừng thứ sinh, đồng thời vận dụng quy trình pearson vào điều tra và nghiên cứu cấu trúc quần thể. Vũ Tiến Hinh [ 30 ], [ 31 ], [ 32 ], đã thử nghiệm một số ít phân bổ lí thuyết để nắnphân bố số cây theo đường kính và phân bổ số cây theo chiều cao cho rừng trồng mộtsố loài cây và đi đến Kết luận : “ Phân bố Weibull là phân bổ thích hợp nhất ”. * Tương quan giữa chiều cao và đường kính ( H / D ) Đồng Sĩ Hiền ( 1974 ) [ 27 ], đã thử nghiệm nhiều dạng phương trình để mô tảquan hệ H / D và chứng minh và khẳng định những dạng dưới đây có mức độ thích hợp cao : 13H = a + ad + a ( 1.12 ) H = adhay lg ( h ) = a + blg ( d ) ( 1.13 ) H = a + blg ( d ) ( 1.14 ) Tuy nhiên với mỗi loài cây khác nhau thì phương trình lựa chọn cũng khácnhau. Vũ Đình Phương ( 1975 ) [ 33 ], đã chứng minh và khẳng định giữa đường kính tán và đườngkính ngang ngực luôn sống sót đối sánh tương quan ngặt nghèo theo dạng đường thẳng. NguyễnNgọc Lung ( 1987 ) [ 34 ] đã thiết kế xây dựng biểu tỉa thưa trong thời điểm tạm thời và biểu thể tích cây đứngtạm thời cho Keo lá tràm, trên cơ sở xác lập đối sánh tương quan D – D1. 3 và mối quan hệ giữacác tác nhân tìm hiểu với thể tích thân cây. 1.3.2. Những điều tra và nghiên cứu về sinh trưởng, sản lượng và những giải pháp kỹthuật lâm sinh trong kinh doanh thương mại rừng trồng Tếcha ) Những điều tra và nghiên cứu về sinh trưởng, sản lượngKhi nghiên cứu và điều tra rừng tếch trồng ở Tây Nguyên của Nước Ta, Bảo Huy ( 1995 ) [ 5 ] đã cho rằng, thời gian tỉa thưa rừng tếch lần tiên phong cần phải được xác lập dựavào tăng trưởng hàng năm lớn nhất về đường kính. Đối với rừng tếch trên điều kiệnlập địa I, II, III việc tỉa thưa lần đầu tương ứng với tuổi 8, 10 và 12. Những lần tỉathưa tiếp theo tương ứng với tuổi mà tổng diện tích quy hoạnh tán lá trên 1 ha đạt 13.000 m / havà tăng trưởng trữ lượng đạt cực lớn. Theo đó, kỳ dãn cách giữa 2 lần tỉa thưa liêntiếp so với rừng trồng tếch mọc trên cấp I và cấp II tương ứng là 7 và 10 năm. Nguyễn Ngọc Lung ( 1995 ) [ 35 ] cho rằng, sinh trưởng và hiệu suất của rừngtrồng tếch ở Nước Ta đổi khác tuỳ theo tuổi rừng, loại đất và địa phương. Kết quảnghiên cứu của phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ ( 1995 ) ( dẫn theo [ 24 ] ) chothấy, sinh trưởng về đường kính, độ cao và hiệu suất của rừng Tếch 20 tuổi trênmột số loại đất ở những địa phương đổi khác tuỳ theo loại đất và tỷ lệ trồng. Năngsuất trung bình của rừng tếch tuổi 20 đạt cao nhất ở trên đất bazan ( 11,5 m / ha / năm ), đất phù sa cổ ( 8,5 m / ha / năm ), sau cuối đất feralit đỏ vàng ( 4 m / ha / năm ). Những nghiên cứu và điều tra của Trần Duy Diễn ( 1995 ) [ 37 ] và Đinh Đức Điểm ( 1995 ) [ 38 ] đã chỉ ra rằng, rừng Tếch ở La Ngà ( Đồng Nai ) sinh trưởng tốt trên đất feralit14nâu đỏ tăng trưởng từ đá Bazan ( lập địa tốt ) với pH > 6,6, sinh trưởng kém trên đấtferalit đỏ vàng tăng trưởng từ đá phiến thạch sét ( lập địa trung bình ) với pH < 5,0. Trênlập địa tốt, đường kính và chiều cao rừng Tếch ở tuổi 12 đạt tương ứng 15,0 cm và19, 0 m, trữ lượng 200 m / ha. Theo hiệu quả nghiên cứu và điều tra của Bảo Huy ( 1998 ) [ 36 ] về rừng Tếch ở TâyNguyên, để xác lập chu kỳ luân hồi kinh doanh thương mại hợp ly cần điều tra và nghiên cứu quy luật sinh trưởngthể tích cây trung bình lâm phần, trên cơ sở đó xác lập mối quan hệ giữa những lượngtăng trưởng liên tục và trung bình, từ đây sẽ tìm được tuổi hiệu suất tối đa vàthành thục số lượng. Đồng thời ông cũng đưa ra phương trình thành quả : V = 31.980 Exp ( - 10.689 A-0. 3 ) ( 1.15 ) Phương trình cho thấy : Tuổi đạt hiệu suất tối đa là 20 năm, đây cũng có thểcoi là cơ sở xác lập chu kỳ luân hồi kinh doanh thương mại nếu tiềm năng là kinh doanh thương mại gỗ nhỏ đến gỗvừa. Tuổi thành thục số lượng là 49 năm đây cũng hoàn toàn có thể coi là cơ sở xác lập chu kỳkinh doanh nếu tiềm năng là kinh doanh thương mại gỗ lớn. Khi điều tra và nghiên cứu về rừng Tếch ở khu vực miền Đông Nam Bộ, NguyễnVăn Thêm ( 2000 ) [ 39 ] và Mạc Văn Chăm ( 2005 ) [ 40 ] đã chỉ ra rằng, Tếch sinhtrưởng rất nhanh trong 6 năm đầu, nhưng từ tuổi 8 trở đi lượng tăng trưởng về đườngkính và chiều cao đều giảm nhanh. Suất tăng trưởng đường kính đạt cao ở tuổi 2 ( 50 % ), giảm còn 7 % ( ở tuổi 10 ) và 2,8 % ( ở tuổi 20 ). Năng suất rừng Tếch từ tuổi 9 – 14 xê dịch từ 13 – 15 m / ha / năm, còn ở tuổi 20 – 22 là 10 m / ha / năm. b ) Những điều tra và nghiên cứu về những giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanhrừng TếchTheo tác giả Nguyễn Xuân Quát ( 1995 ) [ 41 ], đất có vai trò quyết định hành động đối vớisự thành công xuất sắc của trồng rừng Tếch ở khu vực Tây Nguyên. Trên đất nâu đỏ, sinhtrưởng của rừng Tếch giảm theo mức độ thoái hoá của thảm thực vật, nhưng trên đấtđỏ vàng sinh trưởng của tếch dưới rừng thứ sinh kiệt không có sự độc lạ rõ ràng sovới đất dưới trảng cỏ. Tếch không thích hợp với loại đất đỏ nâu tăng trưởng trên đábazan dưới rừng le và trảng cỏ. Đỗ Đình Sâm và Nguyễn Bảo Bình ( 1995 ) [ 42 ] cho rằng, đất tương thích với sinh15trưởng của Tếch trồng ở tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ là đất nâu xám phát triểntrên đá bazan, đất hình thành trên đá vôi, đất đen trên tro núi lửa, đất nâu sẫm trên đábazan, đất xám trên phù xa cổ va granit, đất phù sa sông suối thoát nước. Theo Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ ( 1995 ) ( dẫn theo [ 24 ], chu kỳkinh doanh rừng Tếch là 40 – 50 năm. Mục tiêu kinh doanh thương mại rừng Tếch là tạo gỗ cókích thước trung bình và lớn để làm đồ mộc gia dụng, làm nhà, v.v.. Chương trình tỉathưa rừng Tếch ở Nước Ta đã được soạn thảo cho những lâm phần trên phạm virộng. Khi trồng rừng Tếch ở tỷ lệ bắt đầu 1.333 cây / ha ( 2,5 * 3,0 m ), 1.667 cây / ha ( 2,0 * 3,0 m ) và 2.222 cây / ha ( 1,5 * 3,0 m ), người ta ý kiến đề nghị tỉa thưa rừng Tếch qua 2 – 3 lần. Tuổi tỉa thưa lần 1, 2, 3 tương ứng là 6, 12, và 20 năm. Tỉa thưa được thực hiệntheo giải pháp cơ giới. Số cây để lại nuôi dưỡng sau lần tỉa thưa thứ 1, 2, 3 ở cáclập địa tốt tương ứng là 800, 400 và 200 cây / ha, ở lập địa trung bình tương ứng là1. 200, 600 và 300 cây / ha, còn ở lập địa xấu tương ứng là 1.400, 800 và 400 cây / ha. Khi so sánh sinh trưởng Tếch ở những quy mô rừng trồng tại Tây Nguyên, BảoHuy ( 1998 ) [ 36 ] đã chỉ rõ, khi trồng xen điều, cafe trong những quy mô thì sinhtrưởng Tếch không sai khác với trồng thuần loại. Điều này được cho phép trồng xen quađó tăng được thu nhập từ những mẫu sản phẩm tích hợp như cafe, điều. Tóm lại, ở Nước Ta đã có 1 số ít khu công trình của những tác giả trong nướcnghiên cứu về rừng trồng tếch trên những vùng lập địa khác nhau ở khu vực TâyNguyên và Nam Trung Bộ. Kết quả điều tra và nghiên cứu đều cho rằng tác nhân lập địa có ảnhhưởng rất lớn đến sinh trưởng, hiệu suất, chất lượng và tuổi tỉa thưa, tuy nhiên chođến nay chưa có điều tra và nghiên cứu vào về rừng trồng tếch tại vùng Tây Bắc nói chung vàSơn La nói riêng. 16CH ƯƠNG II - MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNGPHÁP NGHIÊN CỨU2. 1. Mục tiêu nghiên cứu2. 1.1. Mục tiêu lý luậnGóp phần thiết kế xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc triển khai xong tài liệu vềcác quy luật cấu trúc và cấu trúc lâm phần rừng trồng Tếch làm địa thế căn cứ xây dựngchương trình chặt nuôi dưỡng, chăm nom và Dự kiến sản lượng rừng, đưa kinh doanhrừng tăng trưởng theo hướng bền vững và kiên cố. 2.1.2. Mục tiêu đơn cử - Xác định những đặc trưng sinh trưởng, những quy luật cấu trúc, thực trạng phânhoá và tỉa thưa rừng trồng Tếch làm địa thế căn cứ kiến thiết xây dựng phương pháp nuôi dưỡng rừng. - Xây dựng những quy mô biểu thị quan hệ giữa những tác nhân tìm hiểu trênthân cây làm cơ sở thống kê lâm phần và đề xuất kiến nghị những giải pháp chặt nuôi dưỡng rừngTếch ở những tiến trình tuổi khác nhau. - Giúp những nhà điều tra viên và chủ rừng thống kê nhanh số cây theo cấpđường kính, độ cao và Dự kiến 1 số ít tác nhân tìm hiểu dựa vào đường kính thâncây. Xác định được quy luật cấu trúc cơ bản, mức độ phân hóa giữa những cây trongrừng Tếch, trên cơ sở đó đề xuất kiến nghị 1 số ít giải pháp kỹ thuật Giao hàng cho kinh doanhrừng trồng Tếch trên địa phận. Tính mới : Luận văn tổng kết những quy luật cấu trúc, mối liên hệ giữa những đặctrưng đo đếm sinh vật của lâm phần Tếch thuần loài, đồng thời đây là tài liệu có tínhhệ thống nhằm mục đích kiến thiết xây dựng phương pháp khai thác – nuôi dưỡng rừng Tếch ở khu vựcSơn La nói riêng và Tây Bắc nói chung. Có thể nói, hiệu quả điều tra và nghiên cứu của luận vănlà khu công trình khoa học tiên phong của Nước Ta điều tra và nghiên cứu một cách mạng lưới hệ thống về đặcđiểm cấu trúc rừng trồng Tếch của khu vực Sơn La nói riêng và khu vực Tây Bắc nóichung sau 16 năm tiến hành kiến thiết xây dựng dự án Bất Động Sản trồng rừng Tếch tại địa phương. 2.2. Đối tượng, khu vực nghiên cứu2. 2.1. Đối tượng nghiên cứu và điều tra : Là những lâm phần Tếch trồng thuần loài khác17tuổi 13 – 16 năm theo chương trình 327 và chương trình lâm nghiệp xã hội sông Đà ( GTZ ) 2.2.1. 1. Tên, đặc thù hình thái thực vật của loài điều tra và nghiên cứu * Tên loài điều tra và nghiên cứu : - Tên Nước Ta : Tếch, Giá tỵ, Báng súng - Tên khoa học : Tectona grandis Linn. f. - Họ : Thuộc họ Tếch ( Verbenaceae ) * Đặc điểm hình thái thực vật : Theo Lê Mộng Chân, Nguyễn Thị Huyên ( 2000 ) [ 1 ], Tếch là loài cây gỗ lớn, cành non vuông cạnh phủ nhiều lông màu gỉ sắt, khi dập có mủ đỏ. Lá đơn, mọc đối, hình trứng ngược, chiều dài hoàn toàn có thể đạt tới 40 cm hoặc hơn, rộng trên 20 cm, phiếnxoan bầu dục, có màu lục tươi, mặt dưới lá có lông hình sao vàng ; rụng lá từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch. Hoa tự hình xim viên chuỳ, dài 40 cm, đường kính trên 35 cm. Hoa có lá bắc nhỏ hình lưỡi mác. Hoa nhỏ dài hình chuông mép có 5 răng đều, phía ngoài phủ dầy lông. Tràng hoa mầu trắng, ống đài 5-6 mm, cánh tràng 5-6, gầntròn, phía ngoài phủ lông và những tuyến nhỏ. Nhị 5-6 hơi lộ ra ngoài. Bầu hình nón, vòi ngắn, đầu nhuỵ xẻ đôi. Quả hạch hình cầu, đường kính gần 2 cm, phủ dầy lônghình sao. Đài tăng trưởng bao kín quả, hạt 1-2 ( nhiều lúc 3-4 ). 18H ình 2.1. Hình thái cây Tếch ( ảnh chụp 5/2010 ) * Phân bố và nhu yếu sinh thái xanh của cây Tếch - Tếch phân bổ tự nhiên ở 4 nước Miến Điện ( Myanma ), Ấn Độ, Vương Quốc của nụ cười, Lào. Có kiểu phân bổ không liên tục. Chiếm dải vĩ độ thuộc đai nhiệt đới gió mùa từ 9 đến2530 ’ vĩ Bắc, và nằm trong khoanh vùng phạm vi 70 đến 10430 ’ kinh Đông. - Độ cao thích hợp dưới 1000 m so với mặt nước biển - Khí hậu thích hợp với Tếch xê dịch lớn : + Lượng mưa trung bình năm từ 500 – 5000 mm / năm. Nhưng sinh trưởng, tăng trưởng tốt ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, lượng mưa từ 1.270 mm / năm – 3.800 mm / năm. Tếch yên cầu mùa khô từ tháng 3 đến tháng 5. + Nhiệt độ trung bình tối đa và tối thiểu tháng lần lượt là 12,5 C đến 40C. - Tếch là loài cây ưa sáng, so với cây con Tếch nhiều nghiên cứu và điều tra cho thấysinh trưởng tốt ở cường độ ánh sáng 75 – 94 % ( tính % của toàn sáng ). - Lập địa tương thích với nhiều loại đất đá ( trừ đất kết von, đất cát ), nhưng nósinh trưởng tốt nhất trên đất hình thành từ đá có nguồn gốc núi lửa như Trap, Bazan, đá biến chất ( Gnai, Diệp thạch ). Sinh trưởng được trên nhiều loại địa hình thuộc đỉnh, 19 sườn, chân núi, thung lũng ven sông suối nhưng phải thoát nước tốt. pH đất, theonhiều tác giả, là một tác nhân khá quan trọng quyết định hành động sự phân bổ của Tếch. Các kếtquả điều tra và nghiên cứu đã chỉ ra Tếch sinh trưởng tốt trên đất có pH từ 6.5 – 8.0 ( trung tínhđến kiềm nhẹ ), tuy nhiên ở Nước Ta Tếch vẫn sinh trưởng tốt chỉ ở những nơi đất có xuấthiện vôi, tuy nhiên còn nhiều quan điểm khác nhau về lượng vôi và loại vôi có trong đấtcũng như việc Open Tếch kèm theo sự Open của vôi trong đất. - Tếch tự nhiên là rừng hỗn loài, ở mỗi nơi có tổ thành cây bạn khác nhau, phổbiến là những loại : Gmelina arborea ( lõi thọ ), Dalbargia latifolis ( Cẩm lai Ấn Độ ), Xyliaxylocarpa ( Cẩm xe ), Terminalia chebulata ( Chiêu liêu, Kha tử ), Butea frondosa ( Riềng riềng ), Pterocarpus marsupium, Terminalia tomentosa ( Chiêu liêu khế ), Phyllanthus emblica ( Me rừng, Me tròn ), những loài tre nứa, v.v.. Trong vùng phân bổ tự nhiên, Tếch sinh trưởng trong hai kiểu rừng hỗn loạinhiệt đới là rừng rụng lá ẩm và rừng rụng lá khô. Việc tái sinh tự nhiên của Tếch trongcác khu rừng hỗn loại bị chi phối bởi những yếu tố : Sự vận động và di chuyển mùa trong từng nămcó rõ ràng hay không ? Độ tơi xốp của lớp đất mặt, lớp cỏ, quyết, thảm tươi có cản trởhạt nảy mầm và cây con tăng trưởng không ? Song rừng Tếch thuần loài đã tỏ rõ tính không thay đổi tối thiểu là trong chu kỳ luân hồi kinhdoanh đầu không riêng gì ở Nước Ta, tuy hay bị cháy vào mùa khô nhưng sinh trưởng rấtnhanh, chất lượng gỗ tốt, sâu bệnh Open nhưng không thành dịch và chưa pháthiện sự thoái hoá đất. Cây Tếch cũng là cây hình tượng cho người Vương Quốc của nụ cười nên họ thường trồngtrong những khu biệt thự, xí nghiệp sản xuất, v.v.. nơi mà người Thái làm chủ. 2.2.2. Địa điểm nghiên cứu và điều tra : Mặc dù cây Tếch được đưa vào gây trồng trong nhiều huyện của tỉnh Sơn Lanhư : Thuận Châu, Mai Sơn, Phù Yên, Yên Châu, v.v.. Tuy nhiên sau nhiều năm triểnkhai dự án Bất Động Sản thì Yên Châu là huyện có vận tốc sinh trưởng cây Tếch tốt nhất, diện tíchđược trồng nhiều và liền mạch. Còn tại những huyện khác, nhiều diện tích quy hoạnh rừng đã bịngười dân khai thác lấn đất làm cây nông nghiệp, dung tích mẫu nghiên cứu và điều tra khôngcòn bảo vệ. 20V ì vậy, địa phận nghiên cứu và điều tra chính của đề tài được tập trung chuyên sâu tại 4 xã có diện tíchtrồng Tếch hầu hết của huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La là : Tú Nang, Chiềng Hặc, Chiềng Pằn, sập Vạt. 2.3. Nội dung điều tra và nghiên cứu ( 1 ) Đặc điểm chung của lâm phần rừng Tếch trồng thuần loài, khác tuổi tạiYên Châu ( N, Hvn, Hdc, D1. 3, Dt, Lt, tàn che, độ dốc, hướng dốc ) ( 2 ) Đặc điểm cấu trúc đường kính rừng trồng Tếch và những mối quan hệ với cácnhân tố ảnh hưởng tác động + Quy luật phân bổ đường kính thân cây ( N / D1. 3 + Mối quan hệ giữa những tác nhân ảnh hưởng tác động tới quy luật phân bổ N / D1. 3 ( 3 ) Cấu trúc tầng thứ rừng trồng Tếch ( 4 ) Quy luật phân bổ đường kính tán cây ( N / Dt ) ( 5 ) Quan hệ giữa những tác nhân tìm hiểu trên thân cây + Quan hệ giữa Hvn – D1. 3 + Quan hệ giữa Dt – D1. 3 + Quan hệ giữa Hdc – D1. 3 ( 6 ) Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của 1 số ít chỉ tiêu cấu trúc ( A, N, q ) đến một sốđặc điểm hình thái thân cây ( tỷ suất Hg / Dg ; Tỷ lệ ( Hdc / Hg ) ; tỷ suất ( St / g ) ) ( 7 ) Đặc điểm phân hóa và tỉa thưa giữa những cây của rừng trồng Tếch ( 8 ) Đề xuất một số ít giải pháp kỹ thuật cho rừng trồng Tếch trên địa bàn2. 4. Phương pháp nghiên cứu2. 4.1. Cơ sở phương pháp luận ( 1 ) Quần thụ Tếch là một hiện tượng kỳ lạ động. Vì thế, những đặc trưng về kết cấuvà cấu trúc của quần thụ, sự phân hoá cấp sinh trưởng của những cá thể hình thànhrừng Tếch đều phải được xem xét theo thời hạn hay tuổi quần thụ. ( 2 ) Trong quy trình sống, mặc dầu cấu trúc và hình thái thân cây đổi khác tuỳtheo tuổi và điều kiện kèm theo sống, nhưng giữa chúng luôn sống sót mối quan hệ ngặt nghèo vớinhau. Vì thế, trải qua tác nhân tìm hiểu này hoàn toàn có thể Dự kiến được tác nhân tìm hiểu kia. ( 3 ) Sau khi trồng rừng, nuôi rừng là giải pháp thiết yếu nhằm mục đích hướng dẫn rừng21Tếch đạt đến mục tiêu kinh doanh thương mại. Một trong những giải pháp nuôi dưỡng rừnghiệu quả nhất là chặt nuôi rừng hay tỉa thưa rừng. Nhưng muốn thiết kế xây dựng được cácchỉ tiêu kỹ thuật chặt nuôi rừng, nhà lâm học cần phải hiểu rõ được đặc tính lâm họccủa rừng ở những quá trình tuổi khác nhau. Một trong những đặc tính lâm học phảiđược làm rõ là sự phân hoá cây rừng. Vì thế điều tra và nghiên cứu sự phân hoá của những cácthể hình thành rừng Tếch là một yếu tố cần đặt ra. ( 4 ) Mục đích của đề tài là xác lập được những quy luật cấu trúc cơ bản củalâm phần rừng Tếch. Vì thế, để đạt được mục tiêu trên, cần nghiên cứu và điều tra những biếnđổi về hình thái, cấu trúc, độ lớn đường kính và chiều cao, mối quan hệ giữa những địalượng sinh trưởng rừng ( đường kính, chiều cao ) với nhau cũng như điều tra và nghiên cứu mốiquan hệ giữa chúng với những điều kiện kèm theo sinh thái xanh rừng. Quan điểm nghiên cứu và điều tra phảitổng hợp và tổng lực, triệt để vận dụng những giải pháp định lượng toán học chínhxác trên cơ sở tôn trọng những quy luật sinh vật học cây rừng. 2.4.2. Phương pháp tìm hiểu ngoại nghiệp2. 4.2.1. Phương pháp kế thừa số liệu - Kế thừa những tài liệu về điều kiện kèm theo tự nhiên, kinh tế tài chính, xã hội của địa phương. - Bản đồ thực trạng rừng tại khu vực điều tra và nghiên cứu - Hồ sơ trồng rừng Tếch tại khu vực nghiên cứu2. 4.2.2. Phương pháp tích lũy số liệuSố liệu được tích lũy trong những ôtc trong thời điểm tạm thời * Cách chọn ôtc, số lượng và size : Là yếu tố tác động ảnh hưởng rất lớn đến tínhkhả thi của đề tài. Số lượng ôtc càng nhiều và phân bổ càng đều thì độ đáng tin cậy của cáckết quả càng cao, tuy nhiên cũng làm cho ngân sách tăng lên. Vì thế, để xử lý mâu thuẫnnày cách chọn mẫu ngẫu nhiên mạng lưới hệ thống trong cả miền phân bổ rộng của đối tượngnghiên cứu là tương thích hơn cả. Sau khi thực thi tìm hiểu sơ thám trên cơ sở phối hợp với map thực trạng, triển khai lập 39 ôtc phân phối trên 4 xã và trên những dạng địa hình ( chân, sườn đỉnh ), kích cỡ mỗi ô là 500 m ( 20x25 m ). Trong đó, xã Tú Nang có diện tích quy hoạnh rừng trồngTếch lớn nhất huyện, địa hình khá phức tạp nên triển khai lập 15 ôtc, số ôtc lần lượt22giảm dần theo diện tích quy hoạnh rừng trồng Tếch ở những xã còn lại : Chiềng Pằn 10 ôtc, ChiềngHặc 9 ôtc và sập Vạt 5 ôtc. * Thu thập số liệu trong ôtc : Trong mỗi ôtc thực thi tích lũy những thông tin : Đường kính D1. 3 ; Hvn ; Hdc ; Dt ; Lt và phân cấp chất lượng của từng cây ; Thu thập số liệu thực trạng lâm phần baogồm những đặc trưng về độ dốc, hướng dốc, thực trạng nền đất rừng ( cây bụi thảm tươi, mức độ tác động ảnh hưởng của con người ), độ tàn che, tỷ lệ, tuổi, độ giao tán, tiết diện ngangvà trữ lượng lâm phần ; Cách thực thi đơn cử ngoài thực địa : - Đường kính thân cây ( D1. 3, cm ) : Được đo tại vị trí 1,3 m trên thân cây bằngthước kẹp kính, theo 2 chiều Đông – Tây, Nam - Bắc, lấy giá trị trung bình, độ chínhxác đến 0,1 cm. - Chiều cao thân cây ( Hvn, Hdc, m ) : Được xác lập bằng thước đo caoBlumleiss, độ đúng mực đến dm. - Đường kính tán ( Dt, m ) : Được xác lập bằng thước dây, đo hình chiếu củamép lá theo 2 chiều Đông Tây, Nam Bắc, lấy giá trị trung bình, độ đúng chuẩn đến dm. - Độ dốc mặt đất : Được xác lập bằng địa phận cầm tay tại những sườn dốc nơiđặt ôtc. Trong mỗi ô thực thi đo tại 9 vị trí khác nhau rồi lấy giá trị trung bình. - Hướng dốc : Được xác lập bằng địa phận cầm tay tại sườn dốc nơi đặt ôtc. - Độ tàn che ( TC ) : Độ TC được xác lập bằng giải pháp 100 điểm. Trongôtc thực thi chia thành 4 tuyến song song với chiều dài ôtc, mỗi tuyến cách nhau5m, trên mỗi tuyến tìm hiểu 20 điểm. Tại mỗi điểm, ngắm theo chiều thẳng đứng lêntán rừng, nếu thấy tán trọn vẹn cho 1 điểm, thấy nửa tán nửa khung trời cho 0,5 điểmvà thấy toàn khung trời cho 0 điểm. - Tình trạng nền đất rừng ( cây bụi thảm tươi, mức độ ảnh hưởng tác động của con người ) : Quan sát trên toàn ôtc và ghi lại những đặc trưng điển hình nổi bật : Tình trạng vệ sinh rừng, phát dọn thực bì, chăn thả gia súc, khai thác gỗ, lấy củi, loài cây bụi chính, v.v.. Kết quả tìm hiểu được ghi vào biểu có mẫu như sau : Biểu 2.1. Biểu tìm hiểu sinh trưởng rừng trồng TếchSố hiệu ôtc : Độ dốc : Ngày tìm hiểu : Địa điểm ( xã ) : 23 Độ tàn che : Hướng dốc : Vị trí ôtc : Tuổi rừng : 1.3 ( cm ) Dt ( m ) sttHvn ( m ) Hdc ( m ) ĐT NB TB ĐT NB TBGhichú ... Nhận xét thực trạng nền đất rừng : ................................................................................ 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệuTất cả những số liệu tìm hiểu được nhập vào máy tính và triển khai xử lý số liệudưới sự tương hỗ của chương trình Excel trong ứng dụng Office 2003 theo tài liệu [ 28 ], [ 29 ], [ 44 ]. 2.4.3. 1. Xác định những đặc thù chung của lâm phần Tếch - Tính những đặc trưng thống kê diễn đạt lâm phần : Giá trị trung bình, phương sai, sai tiêu chuẩn, độ lệch, độ nhọn, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, thông số dịch chuyển, khoảngbiến động, sai số số trung bình mẫu, sai số tuyệt đối của khoảng chừng ước đạt theođường lệnh : Tool \ Data Analysis ... \ Descriptive Statistics \ o. k - Mật độ ( N, cây / ha ) : 10.000 SoN   ( 2.1 ) Trong đó : n : Số cây trong ôtc ( cây ) ; So : Diện tích ôtc ( m ) ; N : Số cây trên ha - Chiều dài tán ( Lt, m ) : Lt = Hvn – Hdc ( 2.2 ) - Tổng tiết diện ngang trên ha ( G, m / ha ) : 4-3. 110 * G   DN ( 2.3 ) - Trữ lượng cây trên ha ( M, m / ha ) : M = GHF ( 2.4 ) - Tổng diện tích tán ( St, m / ôtc ) : * S tDnt ( 2.5 ) - Độ giao tán ( q ) : SoStq  ( 2.6 ) 2.4.3. 2. Mô tả đặc trưng cấu trúc lâm phần : 24 a ) Xác định phân bổ thực nghiệm cho những tác nhân : Đường kính thân, độ cao, đường kính tán. Do những đối tượng người tiêu dùng quan sát thuộc mẫu lớn ( n > 30 ) nên triển khai chia tổ ghép nhómtheo công thức kinh nghiệm tay nghề của Brooks và Carruthere. m = 5.lgn ( 2.7 ) XminXmax ( 2.8 ) Trong đó : m – số tổ ; K – Cự ly tổ ; Xmax, Xmin – lần lượt là trị quan sát lớn nhấtvà nhỏ nhất trong ôtc. Trong thực tiễn, ngoài việc vận dụng theo công thức ( 2.7 ), ( 2.8 ) hoàn toàn có thể chọn mặcđịnh cự ly tổ K ( thường là một giá trị chẵn ) cho tương thích với đối tượng người dùng điều tra và nghiên cứu. Sau khi xác lập được số tổ ( m ) và cự ly tổ ( k ), xác lập tần số phân bổ thựcnghiệm trong từng ô tiêu chuẩn bằng đường lệnh : Tools \ Data Analysis …. \ Histogram \ Ok. Sau khi xác lập được quy luật phân bổ thực nghiệm, triển khai quy mô hoáquy luật phân bổ bằng hàm Weibull. b ) Quy luật phân bổ đường kính thân, chiều cao và đường kính tánCó rất nhiều những hàm toán học hoàn toàn có thể dùng để bộc lộ phân bổ số cây theođường kính và chiều cao như những hàm : Phân bố chuẩn, phân bổ khoảng cách, phânbố Meyer, v.v… Tuy nhiên, để giảm bớt công tác làm việc giám sát mà vẫn bảo vệ tính chínhxác, đề tài triển khai thừa kế hiệu quả nghiên cứu và điều tra của những tác giả đi trước như : Vũ TiếnHinh, Trần Văn Con, Đào Công Khanh, Vũ Nhâm, v.v.. cho rằng phân bổ Weibull làphân bố thích hợp nhất. Vì thế, đây là dạng hàm toán học được đề tài dùng xuyênsuốt trong quy trình nghiên cứu và phân tích mô phỏng đặc trưng cấu trúc lâm phần TếchHàm Weibull là phân bổ Phần Trăm của biến ngẫu nhiên liên tục, có miền xácđịnh ( 0 ; +  ), với hàm tỷ lệ :     exxf. 1 … ) (    ( 2.9 ) Và hàm phân phối : exF1 ) (   ( 2.10 ) Trong đó : ,  là 2 tham số của Weibull + Tham số  đặc trưng cho độ nhọn của của đường cong phân bổ. Tham số  25 được tính theo công thức :  = n /  ft. x ( 2.11 ) Trong đó : ft : Là tần số quan sát thực nghiệm = ( xtrên + xdưới ) / 2 ( 2.12 ) Với : xtrên = ytrên – a ( 2.13 ) dưới = ydưới – a ( 2.14 ) trên : Giới hạn trên của tổ quan sátdưới : Giới hạn dưới của tổ quan sáta : Trị số quan sát bé nhất + Tham số  đặc trưng cho độ lệch đường cong, tham số này phải tự ướclượng trải qua hình dạng thực nghiệm của đường cong. Nếu :  = 1 phân bổ có dạng giảm.  < 3 phân bổ có dạng một đỉnh lệch trái.  = 3 phân bổ có dạng tiệm cận chuẩn.  > 3 phân bổ có dạng một đỉnh lệch phải. Sau khi đo lường và thống kê xác xuất và tần số triết lý theo hàm Weibull tiến hànhkiểm tra giả thuyết về quy luật phân bổ, trong trường hợp nếu giả thuyết không chấpnhận thì phải triển khai chọn tham số  khác cho tương thích hơn. Để kiểm tra sự tương thích giữa phân bổ thực nghiệm với phân bổ triết lý, dùngtiêu chuẩn ( khi bình phương ). Giả thuyết H : Phân bố của tác nhân tìm hiểu theo hàm WeibullGiả thuyết Hđược kiểm tra bằng tiêu chuẩnnhư sau : ltlttff ) ( ( 2.15 ) Tổ nào có flt < 5 thì phải gộp với tổ trên hay tổ dưới sao cho flt ≥ 5. Nếu5. 0 ( k = l-r-1 ) thì giả thuyết được gật đầu ( H ), tức là phân bốlý thuyết tương thích với phân bổ thực nghiệm. Ngược lại nếu5. 0 ( k ), thì phân bốlý thuyết bị bác bỏ, hay nói cách khác là phân bổ triết lý không tương thích với phân

Source: https://vh2.com.vn
Category : Startup