Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Giúp em soạn bài hay – Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo) lớp 4

Đăng ngày 21 October, 2022 bởi admin

Hướng dẫn Soạn bài Rất nhiều mặt trăng tiếp theo

        “Rất nhiều mặt trăng” là một trong những bài tập đọc hay thuộc chương trình biên soạn SGK Tiếng Việt 4. Câu chuyện mang đến cho chúng ta nhiều điều thú vị về cách nhìn nhận sự việc của trẻ thơ. Nó vô cùng thơ ngây và đáng yêu. Qua đó, chúng ta càng hiểu các em hơn. Đồng thời biết cách hòa vào thế giới nội tâm của các em cảm nhận.Trong tiết học trước, các em đã được tìm hiểu nội dung bài đọc Rất nhiều mặt trăng phần đầu. Trong phần hướng dẫn này, Baiontap sẽ tiếp tục hướng dẫn các em Soạn bài Rất nhiều mặt trăng (Tiếp theo).

        Các em tham khảo hướng dẫn dưới đây nhé.

1. Nội dung Tập đọc “Rất nhiều mặt trăng” Tiếp theo lớp 4 

1.1. Nội dung bài đọc “Rất nhiều mặt trăng” Tiếp theo

Các em xem nội dung bài Tập đọc trong SGK Tiếng việt lớp 4 tập 1 trang 168-169

Hướng dẫn Soạn bài Rất nhiều mặt trăng tiếp theo

1.2. Câu hỏi Soạn bài Rất nhiều mặt trăng (Tiếp theo)

        – Câu 1: Nhà vua lo lắng về điều gì?

        – Câu 2: Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?

        – Câu 3: Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?

        – Câu 4: Cách giải thích của cô công chúa nói lên điều gì?

        Chọn câu trả lời hợp với ý của em nhất:

        – Đồ chơi đem lại niềm vui rất lớn cho trẻ em.

– Khi chơi, trẻ nhỏ thường nghĩ về đồ chơi như về những vật có thật trong đời sống hằng ngày .
– Cách nhìn của trẻ nhỏ về quốc tế xung quanh thường rất khác với người lớn .

2. Hướng dẫn Soạn bài Rất nhiều mặt trăng (Tiếp theo)

Hướng dẫn Soạn bài Rất nhiều mặt trăng chi tiết nhất, các em tham khảo:

2.1. Nhà vua lo lắng về điều gì?

Trả lời:

        Nhà vua lo lắng vì đêm đó, Mặt Trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Nếu con gái yêu của ngài nhìn thấy Mặt Trăng thật sẽ nhận ra Mặt Trăng đeo trên cổ là Mặt Trăng giả. Công chúa sẽ thất vọng và ốm trở lại.

        Dẫn chứng trong bài:

        “Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng ngài lập tức lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Nếu con gái yêu của ngài nhìn thấy mặt trăng, cô bé sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ cô không phải mặt trăng thật, sẽ thất vọng và ốm trở lại. Thế là ngài lại cho vời các vị đại thần, các nhà khoa học đến để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.”

2.2. Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua?

Trả lời:

        Một lần nữa các vị đại thần và các hà khoa học lại không giúp được nhà vua vì: họ vẫn nghĩ theo cách của người lớn. Họ luôn nghĩ đến vấn đề lớn lao của thực tế. Đó là làm thế nào để che mất ánh sáng của mặt trăng,… Họ quên rằng công chúa có cách nhìn nhận và cảm nhận của riêng mình. Nó ngây thơ, hồn nhiên và không giống với suy nghĩ của những người lớn.

2.3. Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?

Trả lời:

        Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai Mặt Trăng để dò hỏi ý của công chúa. Qua câu trả lời của công chúa, chú hề sẽ biết được những thắc mắc tồn tại trong lòng công chúa. Từ đó, chú sẽ tìm cách giải quyết, giúp công chúa hiểu ra vấn đề.

        Dẫn chứng trong bài:

        “Chú hề vào phòng công chúa, thấy cô bé đang nằm bên cửa sổ, mắt ngắm nhìn vầng trăng toả sáng trên bầu trời, tay nâng niu vầng trăng bé gắn trên chiếc dây chuyền ở cổ.

        – Làm sao mặt trăng lại chiếu sáng trên trời trong khi nó đang nằm trên cổ công chúa nhỉ? – Chú hề hỏi.”

2.4. Cách giải thích của cô công chúa nói lên điều gì?

        Chọn câu trả lời hợp với ý của em nhất:

  1. Đồ chơi đem lại niềm vui rất lớn cho trẻ em.
  2. Khi chơi, trẻ em thường nghĩ về đồ chơi như về các vật có thật trong đời sống hằng ngày.
  3. Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.

Trả lời:

        Cách giải thích của cô công chúa cho thấy cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác với người lớn.

        Dẫn chứng trong bài:

        “- Khi ta mất một chiếc răng, chiếc mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy. Khi ta cắt những bông hoa trong vườn, những bông hoa mới sẽ mọc lên. Có đúng không nào?”

        “- Mặt trăng cũng như vậy, mọi thứ đều như vậy… – Giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần. Nàng đã ngủ.”

3. Ý nghĩa câu chuyện

        Bài đọc “Rất nhiều mặt trăng” (Tiếp theo) tiếp tục với câu chuyện nàng công chúa bé nhỏ. Cô bé mang nhiều nét ngây thơ, hồn nhiên của tuổi nhỏ. Trong phần này, chúng ta bắt gặp sự lo lắng của nhà vua. Nhà vua sợ rằng nàng công chúa bé bỏng biết được sự thật về mặt trăng sẽ ốm lại. Biết được nỗi lo lắng của nhà vua, chú hề lại ra tay một lần nữa. Chính chú hề đã tâm sự với công chúa và giúp cô an lòng về mặt trăng của mình. Công chúa đã tự nghĩ rằng: mặt trăng bị hái xuống sẽ mọc lại. Mọi thứ đều như vậy và ngủ ngon lành.Hướng dẫn Soạn bài Rất nhiều mặt trăng tiếp theo

         Câu chuyện mang đến cho chúng ta nhiều thông điệp ý nghĩa về cuộc sống. Đó là mỗi người có một cách nhìn và cách nghĩ khác nhau. Chúng ta không được phép đánh đồng những suy nghĩ lại với nhau. Thứ hai, để giải quyết một vấn đề, chúng ta phải tìm hiểu về chúng. Chỉ khi nắm được bản chất vấn đề nằm ở đâu, chúng ta mới có thể giải quyết chúng. Thứ ba, trẻ con là một tâm hồn vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Do vậy, hãy học cách hiểu chúng và bước vào thế giới nội tâm của chúng để hiểu và yêu thương. Có như vậy, trẻ em mới có thể phát triển đúng với bản năng của chúng được.

4. Một số lưu ý khi soạn bài Rất nhiều mặt trăng (Tiếp theo)

        Để soạn bài Rất nhiều mặt trăng (Tiếp theo) đạt hiệu quả tốt nhất, các em cần lưu ý một số nội dung sau:

        Thứ nhất, các em nên đọc lại nội dung bài đọc Rất nhiều mặt trăng phần đầu. Khi đọc lại nội dung phần đầu, các em sẽ có một câu chuyện hoàn chỉnh. Từ đó dễ dàng nắm được nội dung đầy đủ của câu chuyện.

        Thứ hai, trong quá trình đọc bài Tập đọc Rất nhiều mặt trăng: các em cần gạch chân (làm dấu) những nội dung quan trọng có liên quan đến nội dung câu hỏi.

        Thứ ba, sau khi soạn bài xong, các em nên đọc lại câu chuyện thêm một lần nữa để đảm bảo mình đã hiểu bài. Qua đó, các em sẽ ghi nhớ nội dung bài lâu hơn.

        Trên đây là toàn bộ hướng dẫn soạn bài Rất nhiều mặt trăng (Tiếp theo) của Baiontap. Các em tham khảo và soạn bài thật tốt nhé.

        Chúc các em học tốt!

Source: https://vh2.com.vn
Category : Trái Đất