Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Mức lương tối thiểu và chế độ độc hại đối với công nhân môi trường

Đăng ngày 26 April, 2023 bởi admin

Luật sư Phạm Bích Hảo ( Cty luật Trách Nhiệm Hữu Hạn Đức An )   –   Thứ tư, 19/02/2014 06 : 16 ( GMT + 7 )

Chúng cháu là công nhân vệ sinh môi trường đô thị (Xí nghiệp môi trường đô thị TT). Sang năm 2014, xí nghiệp sẽ giảm bớt người bằng hình thức cho công nhân thay nhau nghỉ không lương 1 tháng. Nếu như vậy, gần 3 tháng công nhân mới được lấy lương thì công nhân chúng cháu không thể đảm bảo cuộc sống để tiếp tục làm việc. Ngoài ra, xí nghiệp còn áp dụng một số hình thức quản lý khác như:

Mức lương tối thiểu và chế độ độc hại đối với công nhân môi trường

+ Nhiều công nhân đã cống hiến 15-17 năm, giờ vẫn chỉ hưởng mức lương bậc 1,96, bao năm qua không được thi lên bậc.

+ Ba tháng hè được 3 cân đường, hộp sữa (độc hại).

+ Một năm có 12 ngày phép và làm 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày nữa, nhưng chị em công nhân phải làm thay nhau nghỉ chứ không được tính thành tiền.

Nay chúng cháu tha thiết nhờ quý báo hỏi giùm:

1. Trả lời cho chúng cháu được biết những chế độ độc hại mà chúng cháu cần được hưởng.

2. Từ năm 1.1.2014, Nhà nước tiếp tục tăng lương tối thiểu thì chúng cháu, hiện đang sống tại quận Hoàng Mai, sẽ được hưởng mức lương tối thiểu là bao nhiêu?

Chúng cháu xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn thuộc trường hợp người lao động được ký hợp đồng lao động tại đơn vị sự nghiệp. Mức lương tối thiểu của công nhân tại đơn vị sự nghiệp căn cứ theo Điều 2, Khoản 5 Nghị định 66/2013/NĐ- CP ngày 27.6.2013 quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, lực lượng vũ trang “Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập”. Theo Điều 3, Nghị định 66/2013/NĐ- CP thì: 2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng. Như vậy, mức lương của người lao động trong xí nghiệp sẽ áp dụng theo Điều 3 Nghị định 66/2013 mức lương tối thiểu là: 1.150.000 đồng/tháng.

Chế độ độc hại mà công nhân môi trường được hưởng áp dụng theo Điều 2 Thông tư 13/2012/TT- LT ngày 30.5.2012 hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại như sau: 2. Mức bồi dưỡng: a. Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau: Mức 1: 10.000 đồng; Mức 2: 15.000 đồng; Mức 3: 20.000 đồng; Mức 4: 25.000 đồng.

Nguyên tắc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật: 2. Không được trả bằng tiền; không được đưa vào đơn giá tiền lương. Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được (Ví dụ: Làm việc lưu động, phân tán, ít người…), người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trong trường hợp này, người sử dụng lao động phải lập danh sách cấp phát, có ký nhận của người lao động; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của người lao động; hàng năm tổng hợp, báo cáo Sở Lao động -Thương binh và Xã hội địa phương.

Bậc lương và mức tăng bậc lương của công nhân theo quy định tại Điều 2 Thông tư 08.2013 ngày 31.7.2013 hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. 1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh: – Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương. Như vậy, với thời gian làm việc 15 năm, thì mức bậc lương hiện tại mà công ty bạn là 1.96 là ở bậc 7 là đúng quy định pháp luật theo quy định tại Nghị định 24.2004/ NĐ- CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang bảng 4 mục 5 bảng lương đối với nhân viên thừa hành đây là bậc 6, hệ số lương 1.90.

Về thời gian nghỉ phép năm theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Lao động Khoản 2 quy định người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động. Theo Điều 114 Bộ luật Lao động sửa đổi 2012 thì người lao động do các lý do chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

Như vậy, bạn có thể áp dụng những quy định của Bộ luật Lao động để đề nghị xí nghiệp thực hiện đúng quy định về nghỉ phép năm cho người lao động.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Doanh Nghiệp