Làm việc trong các công ty, tập đoàn lớn đem lại nhiều lợi ích và sự ổn định cho mỗi cá nhân, tuy nhiên đây cũng chính là hạn chế...
Định hướng phát triển sản phẩm du lịch trong Quy hoạch phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 – Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR)
1. Khái quát hiện trạng sản phẩm du lịch vùng Bắc trung bộ
Các loại hình du lịch chủ yếu ở vùng Bắc trung bộ hiện nay đó là:
– Du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng biển: Đây là loại hình du lịch phổ biến nhất hiện nay, thu hút hầu hết các đối tượng khách du lịch và chiếm tỉ lệ cao trong tổng số khách du lịch nội địa của cả vùng. Du lịch tắm biển thường chỉ tập trung vào mùa hè ở những khu du lịch biển như Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh), Bãi Đá Nhảy, Nhật Lệ (Quảng Bình), Cửa Tùng, Cửa Việt (Quảng Trị), Thuận An, Lăng Cô (Thừa Thiên-Huế)… ở những khu du lịch này thường đông khách về mùa hè và hầu như không có khách trong mùa Đông. Phân đoạn thị trường này thường đi theo gia đình, theo nhóm…
– Du lịch về nguồn, tham quan tìm hiểu lịch sử-cách mạng: các tỉnh Bắc Trung Bộ là địa bàn tập trung nhiều di tích chiến tranh, cách mạng có giá trị đặc biệt. Trong đó phải kể đến: Xuân Sơn, Nhật Lệ, đường 20 Quyết thắng, địa đạo Vịnh Mốc, thành cổ Quảng Trị, cầu Hiền Lương, đường 9-Khe Sanh, đường mòn Hồ Chí Minh… những di tích này góp phần hình thành nên một bảo tàng sinh động về cuộc đấu tranh cách mạng anh dũng giành độc lập của dân tộc Việt Nam, cùng với đó là các lễ hội cách mạng đặc sắc, có giá trị tinh thần lớn lao để phát triển loại hình du lịch tham quan – hồi tưởng, du lịch hoài niệm chiến trường xưa.
– Du lịch di sản, tham quan-nghỉ dưỡng: Loại hình này chủ yếu diễn ra ở các điểm danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử đặc biệt quan trọng như di sản văn hoá thế giới thành nhà Hồ (Thanh Hóa), kinh đô cổ ở Huế với hệ thống các điểm di tích văn hóa, lịch sử, các lăng tẩm của 13 đời vua nhà Nguyễn (Thừa Thiên-Huế)… Loại hình du lịch này thường thu hút đối tượng khách du lịch là những người lớn tuổi. Loại hình du lịch này có thể diễn ra quanh năm, tuy nhiên vào những tháng giá rét hoặc mưa cũng hạn chế khả năng đi lại của du khách.
– Du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng: mặc dù có nhiều tiềm năng, tuy nhiên hiện nay du lịch sinh thái chưa phát triển ở Bắc Trung Bộ. Du lịch sinh thái hiện nay chủ yếu mới chỉ là các hoạt động tham quan hang động đơn thuần ở Phong Nha, vườn quốc gia Bạch Mã.
– Du lịch lễ hội-tín ngưỡng: Trong mấy năm gần đây khách du lịch lễ hội – tín ngưỡng phát triển nhanh. Đối tượng chính của loại hình du lịch này là những người lớn tuổi, những người buôn bán kinh doanh… Mùa du lịch lễ hội- tín ngưỡng thường tập trung vào những tháng sau Tết Nguyên đán khi mà ở khắp nơi diễn ra các lễ hội, đồng thời vào thời gian này thương trường bớt biến động nên các nhà kinh doanh buôn bán thường đi đền chùa, lễ hội để cầu may, cầu phúc v.v…
– Du lịch khám phá đảo ven bờ: toàn dải ven biển Miền Trung và vùng Bắc Trung Bộ nói riêng hiện có một số đảo nhỏ có thể khai thác phát triển du lịch. Có thể kể ra những địa điểm có tiềm năng như hòn Mê (Thanh Hóa), đảo Yến (Hà Tĩnh), đảo Ngư (Nghệ An), Cồn Cỏ (Quảng Trị), đảo Ngọc (Thừa Thiên-Huế)… Tuy nhiên phần lớn các đảo này có diện tích rất nhỏ, nguồn nước ngọt hạn chế, nên việc đầu tư khai thác cần được cân nhắc thận trọng.
– Du lịch chữa bệnh: loại hình du lịch này thường tập trung ở những nơi có nguồn nước khoáng nóng với mục đích nghỉ ngơi và chữa bệnh. Một số điểm nước khoáng có giá trị trong vùng như nước khoáng nóng Giang Sơn-Đô Lương (Nghệ An), Sơn Kim-Hương Sơn (Hà Tĩnh), Bang-Lệ Thủy (Quảng Bình), Thanh Tân-Phong Điền, A Roàng-A Lưới, Mỹ An, Thanh Phước (Thừa Thiên – Huế)… đều có thể khai thác trở thành những sản phẩm du lịch chữa bệnh có giá trị.
Có thể nhìn nhận khái quát về mạng lưới hệ thống loại sản phẩm du lịch vùng Bắc trung bộ lúc bấy giờ với 1 số ít điểm điển hình nổi bật như sau :
– Về đặc thù mẫu sản phẩm vẫn còn đơn sơ, đa phần dựa vào những giá trị mê hoặc về tài nguyên tự nhiên sẵn có ( bờ biển, vườn vương quốc ) và di sản ( Cố đô, thành cổ, di tích lịch sử lịch sử vẻ vang .. ), dễ khai thác, nhanh phổ cập thế cho nên chưa rực rỡ, chưa tạo được sự độc lạ, sức cạnh tranh đối đầu còn hạn chế
– Về phân phối dịch vụ chính và dịch vụ hỗ trợ còn đơn điệu ; liên kết giữa những địa phương, điểm đến, những địa phương còn rời rạc ; chương trình du lịch trong Vùng do vậy ngắn ngày, chưa liên kết được nhiều địa phương, điểm đến
– Về chất lượng dịch vụ phần đông mới cung ứng thị trường trong nước ( ngoại trừ Huế ) ở phân khúc có năng lực tiêu tốn trung bình trở xuống
– Sản phẩm có giá trị ngày càng tăng thấp, chưa có tên thương hiệu và chu kỳ luân hồi sống ngắn, chưa tham gia được vào chuỗi đáp ứng toàn thế giới ( rất hạn chế )
– Sản phẩm du lịch tính thời vụ cao, đa phần vào mùa hè so với du lịch biển những tỉnh phía Bắc vùng Bắc trung bộ
Với những nhận định và đánh giá khái quát nêu trên, lúc bấy giờ mạng lưới hệ thống mẫu sản phẩm du lịch vùng Bắc trung bộ đang bước sang quá trình thoái trào ; nhiều dịch vụ, điểm đến đã quá quen không còn mê hoặc khách nữa. Vì vậy, đây là thời kỳ thích hợp để tái đầu tư tăng trưởng, tái cơ cấu tổ chức, làm mới mẫu sản phẩm dịch vụ du lịch trong toàn Vùng .
2. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch
2.1. Quan điểm phát triển
Quán triệt quan điểm Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, áp dụng phù hợp với đặc điểm và điều kiện cụ thể của du lịch vùng Bắc trung bộ:
– Tập trung phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng và tính chuyên nghiệp, được đo bằng hiệu quả, thương hiệu, sức cạnh tranh và tính bền vững; thể hiện ở hệ thống sản phẩm dịch vụ có chất lượng, có giá trị gia tăng cao, đáp ứng được nhu cầu của khách (đạt sự hài lòng của du khách trong nước và quốc tế)
– Phát huy tốt thế mạnh nổi trội, sự độc đáo, đặc sắc về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của Vùng (di sản Huế, Thành Nhà Hồ, di tích lịch sử, Phong Nha Kẻ Bàng, Bạch Mã, biển, đảo, văn hóa, lối sống, ẩm thực…) để phát triển sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu Vùng, tạo sự gắn kết và đa dạng hóa hệ thống sản phẩm du lịch
– Phát triển sản phẩm trong sự liên kết chặt chẽ về không gian và tính chất sản phẩm, tạo sự đa dạng và hấp dẫn (luôn luôn mới) đáp ứng thị trường truyền thống và thị trường tiềm năng;
2.2. Những định hướng chính
– Phát triển có trọng tâm, trọng điểm; hình thành rõ nét sản phẩm du lịch bằng các dòng sản phẩm mạnh, các trọng điểm du lịch; tập trung phát triển sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu Vùng và hệ thống sản phẩm bổ trợ
– Đa dạng hóa sản phẩm du lịch hướng tới khắc phục về tính thời vụ
– Đẩy mạnh liên kết giữa các địa phương, điểm đến và các doanh nghiệp
– Chú trọng cải thiện chất lượng dịch vụ và điều kiện phát triển sản phẩm mới
a) Nhóm sản phẩm đặc trưng của Vùng
Mặc dù có điều kiện phát triển tương đối thuận lợi, đặc biệt là nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, tuy nhiên với đặc điểm về khí hậu, tự nhiên, điều kiện thị trường, du lịch vùng Bắc Trung Bộ có thể xây dựng ba nhóm sản phẩm chủ đạo là: du lịch di sản (cả tự nhiên và nhân văn); du lịch tham quan tìm hiểu lịch sử cách mạng; và du lịch biển (du lịch gắn kết với phát triển các sản phẩm bổ trợ và các biện pháp cần thiết để khắc phục tính thời vụ). Cụ thể định hướng phát triển các nhóm sản phẩm đặc trưng của vùng Bắc Trung Bộ là:
Du lịch di sản văn hóa truyền thống
- Quần thể di tích Cố đô Huế
Du lịch tham quan quần thể di sản văn hóa
Tìm hiểu các di tích và các giá trị di sản
Nghiên cứu giá trị lịch sử thời Nguyễn
- Tìm hiểu văn hóa phi vật thể
Nghiên cứu tìm hiểu văn hóa lịch sử gắn liền với nhã nhạc
Ca Huế
Tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử Cách mạng
- Tham quan nghiên cứu các di tích thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: đường mòn Hồ Chí Minh (con đường huyền thoại)
Cụm địa đạo Vịnh Mốc-cầu Hiền Lương (Quảng Trị)
Cụm quốc lộ 9: nghĩa trang Trường Sơn, Cam Lộ (Quảng Trị), Khe Sanh, Tà Cơn và các điểm di tích trên đường Hồ Chí Minh…
Cụm di tích đường 20 Quyết thắng: hang Tám thanh niên xung phong, bến phà Xuân Sơn, Đền tưởng niệm anh hùng liệt sỹ đường 20 Quyết thắng…
Du lịch nghỉ dưỡng biển
- Khu du lịch tổng hợp biển Lăng Cô-Cảnh Dương
- Khu du lịch nghỉ dưỡng biển Thiên Cầm
- Nghỉ dưỡng biển Sầm Sơn-Hải Tiến-Tĩnh Gia
- Nghỉ dưỡng biển Cửa Lò-Bãi Lữ
- Nghỉ dưỡng biển Nhật Lệ, Bảo Ninh, Đá Nhảy
Du lịch sinh thái xanh
- Du lịch sinh thái, thám hiểm hang động Phong Nha – Kẻ Bàng
- Tham quan hang động Phong Nha-Kẻ Bàng gắn với di tích lịch sử đường Trường Sơn
- Du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia: Bạch Mã, Bến En, Pù Mát
Du lịch du lịch thăm quan di tích lịch sử, khám phá văn hóa-lịch sử
- Du lịch văn hóa lịch sử (thăm quan Thành Nhà Hồ, Lam Kinh, động Từ Thức…)
- Du lịch lịch sử – cách mạng: Kim Liên, Nam Đàn (Nghệ An); khu lưu niệm Nguyễn Du (Hà Tĩnh)…
- Giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống yêu nước: Truông Bồn (Đô Lương, Nghệ An), Ngã ba Đồng Lộc (Hà Tĩnh), hang tám thanh niên xung phong (Quảng Bình)…
b) Các sản phẩm bổ trợ
Du lịch tìm hiểu truyền thống văn hóa
- Du lịch nhà vườn, làng cổ Huế, tìm hiểu nghệ thuật trà Huế
- Thưởng thức ca Huế, hát bộ, hò Huế, hò sông Mã, dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh…
- Tìm hiểu văn hóa và thưởng thức ẩm thực Huế
- Tìm hiểu truyền thống văn hoá các dân tộc ít người vùng cao
Du lịch liên hoan, tâm linh
- Festival Huế
- Các lễ hội truyền thống
- Du lịch tâm linh, tham quan đền chùa
Du lịch làng nghề
- Đan lát mây tre đan của người Bru-Vân Kiều
- Nghề tranh làng Sình
- Nghề làm nón, làm hoa lụa-Huế
Du lịch gắn với vạn vật thiên nhiên
- Tham quan Vườn quốc gia Bến En, Vườn quốc gia Pù Mát, Vườn quốc gia Vũ Quang, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, Vườn quốc gia Bạch Mã và các khu BTTN có điều kiện khai thác du lịch thuận lợi
- Du thuyền trên sông (sông Hương)
Du lịch đường biên
- Du lịch cửa khẩu hành lang Đông-Tây: Tham quan và mua sắm tại các khu kinh tế cửa khẩu, chợ vùng biên: Na Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị)…
Du lịch MICE: chủ yếu ở Huế, Quảng Bình
Du lịch cộng đồng: homestay ở Huế và Chày Lập (Quảng Bình), và các địa bàn dân tộc vùng cao
Du lịch thương mại: tại các khu công nghiệp, khu kinh tế lớn như Nghi Sơn, Vũng Áng, Chân Mây, Hòn La cũng như kết nối tour với các trung tâm thương mại, mua sắm tại các đô thị và cửa khẩu nhằm tăng tổng thu từ khách du lịch.
c) Các sản phẩm chuyên biệt (lựa chọn)
Du lịch sinh thái xanh
- Nghiên cứu hệ sinh thái tự nhiên tại các vườn quốc gia: Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha-Kẻ Bàng, Bạch Mã.
- Du lịch sinh thái suối Mọoc
- Khám phá hang động Phong Nha
Du lịch chữa bệnh
- Nghỉ dưỡng, chữa bệnh suối nước nóng: Quảng Yên (Quảng Xương, Thanh Hóa), Quỳ Hợp (Nghệ An), Nước Sốt (Hà Tĩnh), suối Bang (Quảng Bình), suối nước nóng Mỹ An, Thanh Tân (TT-Huế).
Du lịch thể thao hạng sang
- Phát triển hệ thống sân golf phù hợp với Quyết định 1946/QĐ-TTg ngày 26/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020, theo đó vùng Bắc Trung Bộ có 6 sân golf: Nghệ An 1, Hà Tĩnh 1, Quảng Bình 1, và Thừa Thiên-Huế 3.
d) Đẩy mạnh các liên kết sản phẩm
Liên kết trong Vùng :
ο Liên kết các tỉnh trong vùng để tạo thành các cụm sản phẩm mạnh. Với những trọng điểm du lịch đã được định hướng, các địa phương cần có sự liên kết chặt chẽ để hình thành được những sản phẩm có chung hình ảnh, chất lượng, nguồn lực và thị trường.
o Liên kết các tỉnh trong vùng để tạo thành các sản phẩm chuyên đề như:
- Du lịch văn hóa: du lịch di sản và tìm hiểu văn hóa lối sống,
- Du lịch sinh thái: sinh thái hang động, sinh thái vườn quốc gia. Liên kết trong cùng dạng thức hoặc liên kết giữa nhiều hình thức thực hiện du lịch sinh thái để tạo ra sự đa dạng về sản phẩm du lịch.
- Du lịch biển: sản phẩm biển Sẩm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô. Với đặc điểm nghỉ dưỡng biển dài ngày và ít liên kết tuyến điểm, việc liên kết cần thực hiện ở sự phối hợp về phân phối thị trường khách, xúc tiến quảng bá, xây dựng sản phẩm du lịch với nét đặc trưng riêng biệt và tránh trùng lặp ở từng địa phương.
o Liên kết các tỉnh trong vùng trong việc phối hợp thực hiện đào tạo nhân lực, xúc tiến quảng bá, đầu tư sản phẩm du lịch.
o Liên kết các ngành như đường sắt, hàng không, nông nghiệp, thủy sản… để tạo ra các gói sản phẩm chung hấp dẫn.
Liên kết liên Vùng, liên quốc gia
o Liên kết các di sản văn hóa tại Quảng Nam thành cụm các di sản văn hóa thế giới thành một điểm đến liên vùng
o Liên kết với các địa phương trong đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch Con đường Di sản miền Trung – điểm đến liên vùng
o Liên kết các địa phương trong tuyến du lịch đường mòn Hồ Chí Minh để tạo thành sản phẩm hấp dẫn chung – điểm đến liên vùng
o Liên kết các địa phương trong tuyến hành lang Đông Tây để hình thành sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá, thu hút thị trường Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar qua lại du lịch.
o Liên kết các tỉnh trong hợp tác với Lào và Campuchia trong đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch thuộc dự án hợp tác “Ba quốc gia một điểm đến”.
e) Cải thiện chất lượng dịch vụ và các điều kiện hình thành sản phẩm du lịch
Cơ sở hạ tầng:
o Hệ thống giao thông đường bộ cần được cải thiện giúp thu hẹp khoảng cách và tạo cảm giác thoải mái, tạo thuận lợi cho chuyến đi của khách
o Hệ thống cầu cảng du lịch.
o Hệ thống thông tin liên lạc
o Hệ thống dịch vụ công cộng
Khả năng tiếp cận:
o Đảm bảo thuận lợi đối với mọi hình thức tiếp cận vùng bằng đường sắt, đường không, đường bộ, đường biển
o Đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh tại các cửa khẩu của Vùng. Tăng cường hình ảnh đón tiếp thân thiện và thông tin du lịch tại các cửa khẩu.
Tăng cường năng lực:
o Tăng cường đào tạo cho cán bộ quản lý các địa phương; đào tạo nghề, ngoại ngữ cho lao động trong ngành du lịch. Có các hình thức đào tạo đa dạng cho lao động tại chỗ, lao động thời vụ.
o Giáo dục nâng cao nhận thức và đào tạo, tập huấn cho cộng đồng tham gia hoạt động du lịch.
o Có các biện pháp đào tạo nguồn nhân lực tương hỗ giữa các địa phương trong vùng nhằm đảm bảo mặt bằng chất lượng dịch vụ.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và tiện nghi phục vụ du lịch:
o Hệ thống tàu thuyền du lịch tại Phong Nha và sông Hương cần được cải thiện và nâng cấp về chất lượng, hình thức và vấn đề an ninh an toàn
o Hệ thống thông tin du lịch cần được phát triển hơn nữa từ các điểm tiếp cận vùng, trong các trung tâm đô thị, trọng điểm du lịch
o Hệ thống khách sạn, nhà hàng cần được rà soát, nâng cấp phù hợp với nhu cầu phát triển. Đặc biệt cần có biện pháp phù hợp về việc phát triển nhà hàng và đầu bếp truyền thống nhằm thực hiện sản phẩm tìm hiểu và thưởng thức ẩm thực.
o Hình thành hệ thống vận chuyển trong vùng và trong các điểm du lịch; tăng cường các tuyến xe bus du lịch, các tuyến xe điện du lịch.
Kết luận
Qua nhìn nhận tình hình và điều kiện kèm theo, nguồn lực tăng trưởng du lịch vùng Bắc trung bộ cho thấy mẫu sản phẩm du lịch trong vùng còn đơn sơ, rời rạc, giá trị ngày càng tăng thấp, tập trung chuyên sâu ở một số ít điểm đến quen thuộc, phân phối thị trường phần đông ở mức trung bình, có tính thời vụ cao và đang có tín hiệu thoái trào. Du lịch Bắc trung bộ trong quy trình quy hoạch tăng trưởng cho quy trình tiến độ tới cần có quan điểm và khuynh hướng mới tương thích với quan điểm Chiến lược tăng trưởng du lịch Nước Ta đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, xu thế cần tập trung chuyên sâu vào tăng trưởng mạng lưới hệ thống loại sản phẩm đặc trưng mang tên thương hiệu Vùng, mẫu sản phẩm hỗ trợ, mẫu sản phẩm chuyên biệt, link tăng trưởng loại sản phẩm và không ngừng nâng cao chất lượng, đa dạng hóa và khắc phục tính thời vụ. Có thể nói, tăng trưởng loại sản phẩm du lịch theo khuynh hướng trên là khâu nâng tầm có tính kế hoạch trong Quy hoạch toàn diện và tổng thể tăng trưởng du lịch vùng Bắc Trung bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 .
( Tham luận tại Hội thảo link tăng trưởng loại sản phẩm du lịch vùng Bắc trung bộ, do Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nghệ An phối hợp với những tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Tổng cục Du lịch tổ chức triển khai ngày 24/10/2013 tại thành phố Vinh, Nghệ An )
Source: https://vh2.com.vn
Category : Startup