Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam – Tài liệu text

Đăng ngày 18 September, 2022 bởi admin
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 288.39 KB, 32 trang )

được điều tra thì có 70% giữ chức vụ quản lý, chỉ có 30% thực sự làm công tác chuyên

môn. Theo kết quả điều tra gần đây, hiện tại ở nước ta 63% số sinh viên tốt nghiệp đại

học chưa có việc làm, nhiều cơ quan, doanh nghiệp nhận sinh viên vào làm việc phải mất

từ 1 đến 2 năm đào tạo lại. Trong số 37% sinh viên ra trường có việc làm thì về cơ bản

cũng chưa đáp ứng được yêu cầu công việc… Rõ ràng là chất lượng nguồn nhân lực của

nước ta chưa cao, có sự mâu thuẫn giữa lượng và chất của nguồn nhân lực chất lượng

cao.

2.2. Thành tựu đạt được

Việt Nam được coi là quốc gia có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào với gần 90 triệu

dân, là nước đông dân thứ ba trong khu vực ASEAN và thứ 13 trên thế giới. Việt Nam

đang trong thời kỳ “dân số vàng” khi có 66%-67% dân số trong độ tuổi lao động

(khoảng 60 triệu người. Đồng thời, nguồn nhân lực của Việt Nam rất cần cù, thông minh

và có khả năng tiếp thu nhanh những thành tựu khoa học – công nghệ mới, hiện đại…

Lực lượng lao động Việt Nam hiện nay được các chuyên gia quốc tế và khu vực

đánh giá là rất năng động, học hỏi nhanh, có khả năng bắt kịp trình độ thế giới ở một số

lĩnh vực nghề nghiệp. Đây là điều kiện thuận lợi và cũng là ưu điểm mà đội ngũ nhân lực

Việt Nam thời kỳ mới sẽ tiếp tục duy trì và phát huy để đáp ứng yêu cầu phát triển của

đất nước.

Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của Chính phủ đã thực

hiện được gần bốn năm, với mục tiêu bình quân mỗi năm đào tạo hơn một triệu lao động

nông thôn, giải quyết cơ bản nhiều vấn đề trong phát triển kinh tế – xã hội ở các địa

phương đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tính riêng trong năm 2013, cả

nước đào tạo nghề cho hơn 1,7 triệu lao động. Tỷ lệ lao động có việc làm sau đào tạo có

nơi đạt tới hơn 90%. Cùng với đó, từ các chính sách vĩ mô như xây dựng nông nghiệp,

nông thôn gắn liền với việc làm, thu nhập và đời sống của người nông dân, đã tạo hiệu

quả thiết thực khi lực lượng lao động nông thôn yên tâm với nghề nghiệp, với nguồn thu

nhập đủ bảo đảm cuộc sống.

Số lượng nhân lực được tuyển để đào tạo ở các cấp tăng nhanh. Điều này có thể

được xem như là một thành tựu quan trọng trong lĩnh vực đào tạo nhân lực. Theo số liệu

thống kê sơ bộ năm 2013, số sinh viên đại học và cao đẳng là 2.058.922 người, số tốt

nghiệp là 405.900 người; số học sinh các trường trung cấp chuyên nghiệp là 421.705

người.

Lực lượng lao động đã được thu hút vào làm việc trong nền kinh tế là khá cao. Theo

báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá XIII, nền kinh tế đã tạo ra

trong năm 2013 khoảng 1,58-1,6 triệu việc làm mới; tỷ lệ thất nghiệp là 2,18% (trong đó

thành thị là 3,59%, nông thôn là 1,54%), tỷ lệ thiếu việc làm là 2,75% (trong đó thành thị

là 1,48%, nông thôn là 3,31%).

Năng suất lao động có xu hướng ngày càng tăng: Theo cách tính năng suất lao động

đo bằng tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá hiện hành chia cho tổng số người làm

việc bình quân trong 01 năm, năng suất lao động năm 2005 là 21,4 triệu đồng/người, năm

2010 là 44,0 triệu đồng/người, năm 2012 là 63,1 triệu đồng/người, sơ bộ năm 2013 là

68,7 triệu đồng/người.

Đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khá đã được thu

hút và phát huy hiệu quả lao động cao ở một số ngành, lĩnh vực như bưu chính viễn

thông, công nghệ thông tin, sản xuất ô tô, xe máy, đóng tàu, công nghiệp năng lượng, y

tế, giáo dục,… và xuất khẩu lao động. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam ngày càng tăng về

số lượng và cải thiện về kiến thức, kỹ năng kinh doanh, từng bước tiếp cận trình độ quốc

tế.

2.3. Hạn chế trong đào tạo

Chất lượng đào tạo, cơ cấu theo ngành nghề, lĩnh vực, sự phân bố theo vùng, miền,

địa phương của nguồn nhân lực chưa thực sự phù hợp với nhu cầu sử dụng của xã hội,

gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước và xã hội.

Đội ngũ nhân lực chất lượng cao, công nhân lành nghề vẫn còn rất thiếu so với nhu

cầu xã hội để phát triển các ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam, nhất là để tham gia vào

chuỗi giá trị toàn cầu cũng như nâng cấp vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị đó.

Số lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, thậm chí nhóm có trình độ chuyên

môn cao có khuynh hướng hiểu biết lý thuyết khá, nhưng lại kém về năng lực thực hành

và khả năng thích nghi trong môi trường cạnh tranh công nghiệp; vẫn cần có thời gian bổ

sung hoặc đào tạo bồi dưỡng để sử dụng hiệu quả.

Khả năng làm việc theo nhóm, tính chuyên nghiệp, năng lực sử dụng ngoại ngữ là

công cụ giao tiếp và làm việc của nguồn nhân lực còn rất hạn chế. Trong môi trường làm

việc có yếu tố nước ngoài, ngoại ngữ, hiểu biết văn hoá thế giới luôn là điểm yếu của lao

động Việt Nam.

Tinh thần trách nhiệm làm việc, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công dân, ý thức văn

hoá công nghiệp, kỷ luật lao động của một bộ phận đáng kể người lao động chưa cao.

Năng suất lao động còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Mặt khác,

đáng lo ngại là năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng tăng chậm hơn so với các

nước đang phát triển trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, In-đô-nê-xia.

Một cách nhìn khác:

Những hạn chế có thể nhìn nhận ở ba góc độ: đào tạo, sử dụng và đãi ngộ.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quốc gia và đặt trên vai các

trường đại học. Trong những năm qua, hệ thống giáo dục, đào tạo, nhất là đào tạo trình

độ cao được phát triển và mở rộng, nhưng chất lượng đào tạo còn nhiều hạn chế và yếu

kém. Nguyên nhân là do thiếu đội ngũ giảng viên trình độ cao; nội dung chương trình đào

tạo chưa thường xuyên cập nhật đáp ứng sự thay đổi của khoa học – công nghệ; quản lý

kinh tế trong môi trường quốc tế hóa; cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm thực hành,

phòng thí nghiệm, thư viện, giáo trình nghèo nàn. Phương pháp giảng dạy và học tập lạc

hậu, cũng như ý chí và quyết tâm vươn lên trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp của

một bộ phận không nhỏ lớp trẻ hiện nay còn hạn chế.

Công tác quản lý nhà nước, nhất là quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển

nguồn nhân lực của các ngành vẫn còn yếu kém, khá manh mún và thiếu đồng bộ. Công

tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực dài hạn cho phát triển kinh tế – xã hội cũng rất hạn

chế, cơ cấu đào tạo theo ngành nghề, trình độ đào tạo không được quy hoạch lâu dài. Các

cơ sở đào tạo không đủ thông tin về cung, cầu lao động, nên việc xây dựng ngành nghề,

chỉ tiêu và trình độ đào tạo hằng năm không sát thực tiễn.

Việc sử dụng lao động vẫn còn bất hợp lý. Chế độ đãi ngộ “người tài” cũng chưa

phù hợp và chưa tương xứng; tình trạng thu nhập cào bằng đang là rào cản lớn cho sức

sáng tạo của nhân lực chất lượng cao. Các chế độ đãi ngộ nhân tài phần nhiều vẫn Những

yêu cầu đặt ra về phát triển nguồn nhân lực trước yêu cầu CNH-HĐH( đặc biệt là nhân

lực CLC).

3. Những vấn đề đặt ra về phát triển nguồn nhân lực trước yêu cầu công nghiệp

hóa, hiện đại hóa

Nhằm đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội

nhập quốc tế, từ bối cảnh trong nước, phát triển nguồn nhân lực đang đứng trước những

yêu cầu:

Thứ nhất, bảo đảm nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá cho công nghiệp

hóa, hiện đại hóa, thực hiện thắng lợi các mục tiêu đã được đề ra trong Chiến lược phát

triển kinh tế – xã hội 2011-2020: chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu theo chiều

rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu; tăng cường ứng dụng khoa học

và công nghệ; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế; tăng nhanh

hàm lượng nội địa hóa, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và

của nền kinh tế; tăng năng suất lao động, tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực;…

Thứ hai, Việt Nam có lực lượng lao động lớn (khoảng 52.207.000 người; hàng năm

trung bình có khoảng 1,5-1,6 triệu thanh niên bước vào tuổi lao động)(*), một mặt, tạo cơ

hội cho nền kinh tế có bước phát triển mạnh mẽ, mặt khác, tạo sức ép lớn về giải quyết

việc làm và đào tạo nghề nghiệp.

Thứ ba, nhu cầu đào tạo nghề nghiệp của người lao động ngày càng cao hơn cả về

số lượng và chất lượng do mức thu nhập ngày càng cao, do chuyển dịch cơ cấu kinh tế,

do quá trình đô thị hoá ngày càng mạnh mẽ, do sự xuất hiện của những ngành, nghề mới,

Thứ tư, sự phát triển nguồn nhân lực cần đáp ứng yêu cầu phát triển cân bằng hơn

giữa các vùng miền, xuất phát từ yêu cầu giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh,

quốc phòng để phát triển đất nước.

Từ bối cảnh quốc tế, phát triển nguồn nhân lực đang đứng trước những yêu cầu:

Thứ nhất, Việt Nam phải có đủ nhân lực để có khả năng tham gia vào quá trình vận

hành của các chuỗi giá trị toàn cầu trong xu thế các tập đoàn xuyên quốc gia có ảnh

hưởng ngày càng lớn.

Thứ hai, nguồn nhân lực phải có năng lực thích ứng với tình trạng nguồn tài nguyên

thiên nhiên ngày càng khan hiếm và sự sụt giảm các nguồn đầu tư tài chính (do tác động

và hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới); có khả năng đề ra các giải pháp gia tăng cơ

hội phát triển trong điều kiện thay đổi nhanh chóng của các thế hệ công nghệ, tương quan

sức mạnh kinh tế giữa các khu vực.

Thứ ba, nhân lực nước ta phải được đào tạo để có khả năng tham gia lao động ở

nước ngoài do tình trạng thiếu lao động ở nhiều quốc gia phát triển để phát huy lợi thế

của thời kỳ dân số vàng; đồng thời có đủ năng lực để tham gia với cộng đồng quốc tế giải

quyết những vấn đề mang tính toàn cầu và khu vực.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Startup