Mất bình tĩnh, quên mất nội dung trình bày và cố gắng bắt trước người khác,… là những lỗi sai cơ bản khi nói trước đám đông. Để có được kỹ...
Thực trạng hàng hóa công cộng ở Việt Nam
Tài liệu đề tài về thực trạng hàng hóa công cộng và nâng cao hiệu quả sử dụng hàng hóa công cộng tại việt nam
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 226 KB, 30 trang )
Phần 3: Hàng hóa công cộng
Đề tài:
HÀNG HÓA CÔNG CỘNG
1
Phần 3: Hàng hóa công cộng
Mục lục
A. Lời nói đầu
B. Nội dung
I. Lý thuyết về hàng hóa công cộng (HHCC)
1. Khái niệm và thuộc tính cơ bản của HHCC
2. Phân biệt các loại hàng hóa
2.1 HHCC thuần túy và hàng hóa cá nhân (HHCN) thuần túy
2.2 HHCC thuần túy và không thuần túy
2.3 Một số lưu ý về khái niệm HHCC
3. Nguyên nhân ra đời HHCC
4. Cung cấp HHCC
4.1 Các mô hình cung cấp HHCC điển hình trên thế giới
4.1.1 Mô hình Nhà nước cung ứng tài chính và Nhà nước tổ chức cung
cấp HHCC
4.1.2 Mô hình Khu vực tư cung ứng tài chính và khu vực tư tổ chức
cung cấp HHCC
4.1.3 Mô hình Nhà nước và khu vực tư nhân cùng liên kết cung ứng tài
chính và tổ chức cung cấp HHCC
4.1.4 Mô hình Lấp chỗ trống
4.2 Cung cấp HHCC và vấn đề tổn thất phúc lợi xã hội
4.2.1 Cung cấp HHCC thuần túy
4.2.2 Cung cấp HHCC không thuần túy
4.2.2.1 Cung cấp HHCC có thể loại trừ bằng giá
4.2.2.2 Cung cấp HHCC mà loại trừ rất tốn kém
Bạn đang đọc: Thực trạng hàng hóa công cộng ở Việt Nam
II. Một số ví dụ điển hình về HHCC ở Việt Nam và các nước trên thế
giới
1. Trên thế giới
1.1 Y tế và du lịch y tế ở Cuba
1.2 Nghiên cứu cơ bản ở Nhật Bản và Mỹ
1.3 Chi tiêu cho quốc phòng của thế giới
2. Ở Việt Nam
2.1 Một số HHCC điển hình
2.1.1 Giáo dục
2.1.2 Y tế
2.1.3 Giao thông vận tải
2.1.4 Bưu chính viễn thông
2.1.5 Một số HHCC khác
2.2 Thực trạng chung
2.2.1 Hiệu quả cung cấp HHCC thấp
2.2.2 Bộ máy hành chính còn nhiều bất cập
2
Phần 3: Hàng hóa công cộng
2.2.3 Thiếu hụt ngân sách trong cung cấp HHCC
III. Đổi mới cung cấp HHCC
1. Sự cần thiết phải đổi mới cung cấp HHCC
2. Biện pháp đổi mới cung cấp HHCC
2.1 Đẩy mạnh sự tham gia của khu vực phi nhà nước trong cung cấp
HHCC
2.2 Cải thiện chất lượng HHCC của khu vực Nhà nước
2.3 Tăng cường giám sát của cộng đồng đối với việc hoạch định chính
sách và đảm bảo chất lượng dịch vụ công
C. Kết luận
3
Phần 3: Hàng hóa công cộng
A. LỜI NÓI ĐẦU
Thất bại của thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh
không thể sản xuất ra hàng hóa và dịch vụ ở mức hiệu quả xã hội. Có 5 loại thất
bại thị trường là:
Độc quyền thị trường
Ngoại ứng
Hàng hóa công cộng
Thông tin không hoàn hảo
Bất ổn kinh tế
Cùng với vai trò phân phối lại thu nhập và cơ hội kinh tế cho mọi người và
bắt buộc người dân sử dụng hàng hóa khuyến dụng, những thất bại thị trường
chính là cơ sở quan trọng để Chính phủ can thiệp thị trường nhằm giúp thị
trường hoạt động có hiệu quả hơn và các kết quả kinh tế tạo ra công bằng hơn.
Một trong những thất bại thị trường mà ai cũng biết, tiêu dùng nó hàng
ngày nhưng chưa chắc đã hiểu hết về nó chính là hàng hóa công cộng (HHCC).
Bài thuyết trình sẽ cung cấp một số kiến thức về HHCC như khái niệm, phân
biệt HHCC, thực trạng cung cấp HHCC Hi vọng các bạn sẽ có cái nhìn đầy
đủ hơn về HHCC và sự cần thiết của Chính phủ trong cung cấp và quản lý
HHCC.
B. Nội dung
I. Lý thuyết về HHCC
1. Khái niệm và thuộc tính cơ bản của HHCC
Theo Paul Samuelson( người Mỹ đầu tiên nhận giải Nobel năm 1970) thì,
hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà chi phí để nhận dịch vụ từ nó
đối với mỗi người là bằng 0, không thể cấm mọi người cùng sử dụng.
Theo Joseph Stighlitz( giáo sư đại học Columbia, nhận giải Nobel năm
2001), hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa mà việc một cá nhân này
đang hưởng thụ lợi ích do hàng hóa đó tạo ra không ngăn cản những người khác
cùng đồng thời hưởng thụ lợi ích của nó.
4
Phần 3: Hàng hóa công cộng
Còn trang web doanhnhanhanoi.net thì định nghĩa: Hàng hóa công cộng là
có hai đặc tính quan trọng. Thứ nhất là nó không thể phân bổ theo khẩu phần để
sử dụng. Thứ hai là người ta không sử dụng nó theo khẩu phần.
Khái niệm chung nhất là: Hàng hóa công cộng là hàng hóa có 2 thuộc
tính cơ bản là không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ:
-Không có tính cạnh tranh nghĩa là khi có thêm một người cùng sử dụng hàng
hóa công cộng sẽ không làm giảm lợi ích tiêu dùng của những người tiêu dùng
hiện có. Có thể hiểu hàng hóa công cộng có thể đáp ứng được lợi ích của nhiều
người không hạn chế số người sử dụng. Thực tế, vấn đề lợi ích của hàng hóa
công không phải lúc nào cũng như nhau đối với nhiều người mà nó phụ thuộc
vào điều kiện, hoàn cảnh của người sử dụng hàng hóa này, họ có thể khai thác
được nhiều hoặc ít lợi ích từ nó, cũng có thể là do sự khác nhau trong nhu cầu
của họ.
-Không có tính loại trừ được hiểu ngầm là về mặt kỹ thuật là không thể hoặc
là chi phí rất tốn kém để ngăn ngừa những người khác cùng sử dụng loại hàng
hóa này. Có thể hiểu là người tiêu dùng không bị cản trở khi có nhu cầu về nó.
Có những hàng hóa công cộng mà chi phí để duy trì hệ thống quản lý nhằm loại
trừ bằng giá (gọi là chi phí giao dịch) rất tốn kém, ví dụ chi phí để duy trì hệ
thống các trạm thu phí trên đường cao tốc,thì có thể sẽ hiệu quả hơn nếu cung
cấp nó miễn phí và tài trợ bằng thuế.
Đây cũng là 2 thuộc tính cơ bản nhất của HHCC thuần
túy
2. Phân biệt các loại hàng hóa
2.1 HHCC thuần túy và hàng hóa cá nhân (HHCN) thuần
túy.
Tất nhiên là hàng hóa cá nhân không có 2 đặc tính này. Các bạn có thể
thấy rất rõ nếu so sánh 2 hàng hóa. Ví dụ nhà ở là hàng hóa cá nhân thì cái nhà
đó đã là của bạn thì người khác không được quyền sử dụng nếu không được bạn
đồng ý (đây là tính cạnh tranh), bạn có quyền không cho người khác vào (đây là
5
Phần 3: Hàng hóa công cộng
tính loại trừ). Còn công viên là hàng hóa công cộng, trong cùng 1 lúc có rất
nhiều người trong công viên nhưng bạn vẫn có thể tập thể dục hoặc đi dạo mà
không làm ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, và nhân viên công viên cũng
không thể cho người khác vào mà không cho bạn vào.
2.2 HHCC thuần túy và HHCC không thuần túy
Như định nghĩa ở trên thì hàng hóa công cộng là hàng hóa có 2 thuộc tính
cơ bản là tính không cạnh tranh và tính không loại trừ. Hàng hóa công cộng nào
mang đầy đủ 2 đặc tính trên thì là hàng hóa công cộng thuần túy. Một lượng
hàng hóa công cộng khi cung cấp cho 1 cá nhân thì lập tức có thể tiêu dùng bởi
tất cả các cá nhân khác trong cộng đồng. ví dụ như :quốc phòng, đài phát thanh,
đèn chiếu sáng đường,Ngược lại là hàng hóa cá nhân thuần túy thì nó chỉ tạo
ra lọi ích cho người mua nó chứ không phải bất kỳ ai. Nói cách khác hàng hóa
cá nhân thuần túy có tính cạnh tranh trong tiêu dùng, vừa dễ dàng loại trừ tất cả
những ai không sẵn sàng thanh toán theo mức giá thị trường.
Vì hàng hóa công cộng thuần túy không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng
nên với một lượng hàng hóa công cộng thuần túy nhất định, chi phí biên để
phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0. Tuy nhiên chi phí biên để sản xuất
HHCC vẫn lớn hơn 0 vì để sản xuất thêm HHCC đòi hỏi tốn nguồn lực của xã
hội
Trong thực tế rất ít hàng hóa công cộng thỏa mãn một cách chặt chẽ hai
thuộc tính nói trên và HHCC chỉ có 1 trong 2 thuộc tính trên được gọi là HHCC
không thuần túy. Chúng được coi là trung gian giũa HHCC thuần túy và hàng
hóa cá nhân thuần túy. Có 2 loại HHCC không thuần túy là HHCC có thể tắc
nghẽn và HHCC có thể loại trừ bằng giá.
HHCC có thể tắc nghẽn là những hàng hóa mà khi có thêm nhiều
người sử dụng thì có thể gây ra sự ùn tắc hay tắc nghẽn khiến lợi ích cưa
những người tiêu dùng trước đó bị giảm sút.
6
Phần 3: Hàng hóa công cộng
Chi phí để phục vụ cho những người tăng thêm sau một giới hạn nhất định
không còn bằng 0 nữa mà bắt đầu tăng lên. Điểm giới hạn đó gọi là điểm tắc
nghẽn. Một hàng hóa công cộng có thể là HHCC thuần túy vào thời điểm này
nhưng lại là HHCC có thể tắc nghẽn vào thời điểm khác. Ví dụ như ghế đá
trong công viên vào những ngày bình thường sẽ là HHCC thuần túy vì nó đủ
chỗ cho những người có nhu cầu ngồi. Tuy nhiên vào những ngày lễ như 14/2
vừa qua hay như mùng 8/3, 20/10 rất nhiều đôi muốn đi chơi công viên với
nhau vì thế nên tính cạnh tranh để có ghế đá giữa các đôi muốn ngồi tâm sự sẽ
tăng lên, chắc chắn ghế đá sẽ hết chỗ như vậy làm giảm lợi ích của những người
trong công viên và xảy ra hiện tượng tắc nghẽn.
Hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá, hay gọi tắt là HHCC có
thể loại trừ, là những hàng hóa công cộng mà lợi ích của chúng có thể định
giá. Việc đi lại có thể loại trừ bằng giá, nhờ việc đặt các trạm thu phí hai bên
đầu cầu
2.3 Một số lưu ý về khái niệm HHCC
Từ khái niệm HHCC nêu trên có một số khía cạnh quan trọng cần lưu ý.
HHCC được mọi người tiêu dùng với khối lượng như nhau nhưng không
nhất thiết phải đánh giá giá trị của các HHCC đó ngang nhau. Đối với một loại
HHCC thuần túy như ngọn hải đăng, những chủ tàu có hàng hóa giá trị lớn sẽ
đánh giá cao giá trị của ngọn hải đăng hơn so với những chủ tàu có hàng hóa rẻ
tiền.
HHCC thuần túy là một dạng đặc biệt của ngoại ứng tích cực. Nói cụ thể,
khi một người tạo ra một hàng hóa mà tất cả những người khác trong cộng đồng
đều được nhận tác động tích cực của nó thì người ấy đã tạo ra được một HHCC
thuần túy.
Ranh giới phân định một hàng hóa là HHCC không phải là tuyệt đối, nó
có thể thay đổi theo điều kiện thị trường và tình trạng công nghệ. Có nhiều
HHCC không có tính loại trừ chỉ là do sự lạc hậu về công nghệ. Khi điều kiện
7
Phần 3: Hàng hóa công cộng
tiên tiến hơn, cho phép tìm ra những cách thức loại trừ đơn giản và rẻ tiền thì
HHCC đó sẽ trở thành HHCC có thể loại trừ. Ví dụ như chương trình truyền
hình khi truyền qua song là miễn phí nhưng hiện nay khi truyền qua hệ thống
dây cáp thì người sử dụng phải trả tiền mới có thể xem truyền hình qua hệ thống
cáp này.
Có rất nhiều thứ không được coi là hàng hóa thông thường vẫn mang đầy
đủ thuộc tính của HHCC như an ninh xã hội, môi trường trong sạch
HHCC không nhất thiết phải do khu vực công sản xuất và HHCN không
nhất thiết phải do khu vực tư nhân sản xuất. Trong thực tế, có rât nhiều HHCN
do chính phủ cung cấp như các khu nhà tập thể, dịch vụ y tế cá nhân do bệnh
viện công thực hiện, giáo dục công Ngược lại, có nhiều HHCC do khu vực tư
nhân sản xuất như các dự án cơ sở xây dựng cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT.
Đây là hình thức mà các hãng tư nhân đầu tư thực hiện dự án, vận hành kết quả
dự án trong một thời gian để thu hồi vốn và lợi nhuận xong sau đó chuyển giao
cho nhà nước tiếp tục vận hành.
3. Nguyên nhân ra đời HHCC
Có thể thấy HHCC là hàng hóa hữu ích cho xã hội, không thể hoặc rất khó
khăn để chia nhỏ hàng hóa thành từng đơn vị tiêu dùng (khẩu phần) và lợi ích
tiêu dùng HHCC chỉ có thể hưởng thụ chung giữa tất cả mọi người, việc người
này tiêu dùng không làm giảm lợi ích thụ hưởng của người khác. Vì vậy nó
không dễ gì ngăn cản những cá nhân không đóng góp tài chính để cung cấp tiêu
dùng chúng, khi đó họ trở thành kẻ ăn không. Điều này đặc biệt khó khăn nếu
khu vực tư nhân đứng ra cung cấp hàng hóa này vì họ không có khả năng cưỡng
chế các cá nhân phải trả tiền sử dụng HHCC mà họ cung cấp. Trong khi đó
Chính phủ có thể khắc phục phần nào được vấn đề ăn không này bằng cách
buộc cá nhân phải đóng góp bắt buộc thông qua đóng thuế, rồi sử dụng thuế thu
được để tài trợ cho việc sản xuất và cung cấp HHCC.
4. Cung cấp HHCC
4.1 Các mô hình cung cấp HHCC điển hình trên thế giới
8
Phần 3: Hàng hóa công cộng
4.1.1 Mô hình “Nhà nước cung ứng tài chính và Nhà nước tổ
chức cung ứng HHCC
Ở mô hình này, Nhà nước bỏ vốn ra tạo lập, tiến hành hoạt động sản xuất,
cung ứng HHCC trên cơ sở kế hoạch Nhà nước giao, theo cơ chế bao cấp (lãi
nộp ngân sách nhà nước, lỗ sẽ được Nhà nước bù lỗ). Chủ thể trực tiếp cung
ứng là doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Với cơ chế này, mặc dù DNNN vẫn
mang lại một số hiệu quả kinh tế, nhưng xét về bản chất, đó không phải là hoạt
động kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu hoàn thành kế hoạch đã
được giao và được đảm bảo mọi điều kiện cần thiết để hoạt động, kể cả việc tiêu
thụ sản phẩm theo địa chỉ giao nộp đã được Nhà nước ấn định. Cơ chế này đã
từng được áp dụng phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước xã hội chủ nghĩa
(XHCN) khác trước đây, khi phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao
cấp. Hiện nay, trên những nét tổng thể và cơ bản, cơ chế này vẫn còn được áp
dụng ở một vài nước như Cuba, Cộng hoà dân chủ nhân dân Triều Tiên
4.1.2 Mô hình “Khu vực tư cung ứng tài chính và khu vực tư tổ chức
cung cấp HHCC
Mô hình này là hình thức cung ứng trong đó Nhà nước dành phần lớn (nếu
không muốn nói là hầu hết) việc cung ứng HHCC cho khu vực tư trực tiếp
sản xuất và cho xã hội. Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân
được phát triển mạnh mẽ, ngay cả trong lĩnh vực công. Mô hình này được
triển khai ở nhiều nước, điển hình như ở Mỹ, số lượng DNNN rất hạn chế và
nếu có, chỉ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực sản xuất, cung ứng HHCC. Một
trong những điểm khác nhau chủ yếu giữa Mỹ và nhiều nước Tây Âu là Chính
phủ có vai trò hạn chế với danh nghĩa là người sản xuất HHCC
[1]
. Thế nhưng,
Chính phủ Mỹ lại có tác động lớn đối với các quyết định sản xuất và cung cấp
các HHCC thông qua sự điều tiết bằng thuế, đơn đặt hàng hoặc trợ giá để có thể
làm thay đổi hành vi của các doanh nghiệp tư nhân (DNTN). Việc hạch toán
[1]
9
Phần 3: Hàng hóa công cộng
kinh tế đối với các HHCC do các DNNN sản xuất và cung cấp không phải dựa
trên sự điều tiết của giá cả thị trường. Do không có giá thị trường để đánh giá
những mặt hàng này, HHCC phải được đánh giá theo chi phí đầu vào làm ra
chúng. Ở Mỹ, các DNNN chủ yếu là các doanh nghiệp công ích, hoạt động
không nhằm mục tiêu lợi nhuận. Số lượng các doanh nghiệp loại này không
nhiều, nên các công ty tư nhân đảm nhận cung ứng phần lớn các HHCC cho xã
hội. Ngoài các công cụ điều tiết vĩ mô để điều chỉnh hành vi của các DNTN sản
xuất và cung ứng HHCC như thuế, đơn đặt hàng, trợ giá, Chính phủ Mỹ còn
có chính sách mua HHCC của các hãng tư nhân để đáp ứng nhu cầu cho xã hội.
4.1.3 Mô hình Nhà nước và khu vực tư nhân cùng liên kết cung ứng
tài chính và cung ứng HHCC
Theo mô hình này, cả Nhà nước và tư nhân đều có thể liên kết, hợp tác sản
xuất, cung ứng HHCC cho xã hội. Cùng với sự khuyến khích khu vực tư đầu tư
vào các lĩnh vực của nền kinh tế, Nhà nước cũng muốn có một số doanh nghiệp
của mình như là một công cụ điều tiết trực tiếp việc sản xuất, cung ứng một số
HHCC quan trọng mà Nhà nước thấy cần thiết. Mô hình này được tiến hành phổ
biến ở New Zealand, Singapore Trong nền kinh tế này thường xuất hiện các
hình thức cung ứng chủ yếu sau:
Một là, hình thức “Nhà nước cung ứng tài chính và khu vực tư nhân tổ
chức cung ứng HHCC Toàn bộ kinh phí đảm bảo phục vụ cho cung ứng đều
được Nhà nước đảm nhận chi trả. Điều khác biệt ở đây là chủ thể trực tiếp tổ
chức cung ứng cho xã hội không phải là DNNN mà là doanh nghiệp thuộc khu
vực tư. Ví dụ, để làm một con đường theo nhu cầu xã hội và chủ trương của
Nhà nước, Nhà nước có thể kêu gọi các DNTN, tổ chức đấu thầu, đặt hàng và
doanh nghiệp trúng thầu sẽ nhận kinh phí từ ngân sách nhà nước và tiến hành
xây dựng con đường đó.
Hai là, hình thức Khu vực tư nhân cung ứng tài chính và Nhà nước cung
ứng HHCC. Đây là hình thức được áp dụng để cung ứng những loại HHCC
10
Phần 3: Hàng hóa công cộng
thường gắn liền với đời sống dân sinh mà DNNN có thể được nhân dân (người
trực tiếp thụ hưởng) chọn (thông qua đấu thầu, đặt hàng) trực tiếp đứng ra tổ
chức cung ứng. Điều đáng chú ý là tài chính phục vụ cho việc tổ chức xây dựng
cung ứng do người dân đảm nhiệm chi trả cho doanh nghiệp. Trên cơ sở số tài
chính đó, doanh nghiệp sẽ tổ chức cung ứng. Hình thức này thường được vận
dụng ở những địa bàn người thụ hưởng có mức sống thuận lợi, khá đồng đều và
lĩnh vực hoạt động phù hợp. Ví dụ như ở một số địa bàn dân cư, người dân có
thể bàn bạc, thoả thuận cùng thống nhất góp tài chính và kêu gọi một doanh
nghiệp thuộc sở hữu nhà nước (DNNN) mà người dân tin tưởng đặt hàng hoặc
tổ chức đấu thầu làm các con đường trong khu dân cư.
Ba là, hình thức Nhà nước và khu vực tư nhân cùng đầu tư (góp) vốn
cùng cung ứng HHCC. Đây là hình thức cung ứng HHCC dựa trên nguyên tắc
bình đẳng giữa các nhà đầu tư, trong đó có Nhà nước. Trong mối quan hệ này,
Nhà nước đóng vai trò là một nhà đầu tư, thành viên hay cổ đông công ty. Các
thành viên (cổ đông) này cùng góp vốn, cùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm
về hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp mà mình tham gia.
4.1.4 Mô hình “lấp chỗ trống
Cung ứng HHCC có đặc trưng rất cơ bản là khả năng tìm kiếm lợi nhuận
rất khó khăn, nếu như không muốn nói là không có lợi nhuận. Vì lẽ đó, doanh
nghiệp của hầu hết các quốc gia, đặc biệt là của khu vực tư, thường không
quan tâm đến các lĩnh vực hoạt động thuộc khu vực công mà sản phẩm làm ra
cung ứng cho xã hội là HHCC kể cả/mặc dù pháp luật của quốc gia đó vẫn
thừa nhận, cho phép hay khuyến khích các doanh nghiệp thuộc khu vực tư có
quyền đầu tư, cung ứng. Vì lý do đó, Nhà nước với tư cách là một là tổ chức
đặc biệt của quyền lực công – có đủ tư cách đại diện cho một quốc gia, đủ tài
chính và trách nhiệm thực hiện chức năng, vai trò xã hội của mình – phải đứng
ra cáng đáng, thực hiện vai trò, sứ mệnh để xã hội phát triển an toàn, bình
11
Phần 3: Hàng hóa công cộng
thường, tích cực, lành mạnh bằng cách thực hiện cung ứng HHCC thay thế các
doanh nghiệp thuần tuý khác.
Mô hình “lấp chỗ trống được hình thành, phát triển và đề cập đến nhiều,
đặc biệt ở các nước phát triển nền kinh tế thị trường xã hội như Đức, Pháp,
Thuỵ Điển Ở các quốc gia này, DNNN có mặt chủ yếu để lấp chỗ trống
trong sản xuất, cung ứng HHCC mà các DNTN không làm vì các lý do trên.
4.2 Cung cấp HHCC và vấn đề tổn thất phúc lợi xã hội
4.2.1 Cung cấp HHCC thuần túy.
Một trong những khó khăn khi cung cấp HHCC là không có một thị trường
để trao đổi mua bán hàng hóa này giống như thị trường tư nhân. Chúng ta có thể
cung cấp HHCC, như vậy có thể nói ta có thể vẽ được đường cung đối với
HHCC nhưng lợi ích và mức giá mà mỗi người sẵn sàng trả cho lợi ích mà
HHCC mang lại là rất khó để đo lường. Nhà kinh tế học Thụy Điển Erik
Lindahl đã đưa ra một mô hình nhằm tạo ra một mô hình nhằm tạo ra một giải
pháp theo kiểu thị trường cho HHCC thuần túy. Theo mô hình này, việc xác
định mức độ sẵn sàng chi trả của các cá nhân cho HHCC, Chính phủ có thể xác
định được một cơ chế đánh thuế tối ưu theo mức độ lợi ích mà cá nhân nhận
được từ HHCC. Cân bằng Lindahl được xác định tại điểm giao giữa đường cung
về HHCC và mức thuế người dân sẵn sàng trả cho lợi ích mình được hưởng từ
HHCC.
Cân bằng Lindahl cho thấy một tập hợp giá Lindahl và mức cung cấp
HHCC hiệu quả được tất cả các thành viên trong xã hội nhất trí và tự nguyện
đóng góp. Tuy nhiên, áp dụng nguyên tắc đóng góp tự nguyện đòi hỏi tất cả các
thành viên bỏ phiếu một cách trung thực theo đúng lợi ích biên mà họ nhận
được từ HHCC mang lại. Nếu người A có thể đoán trước số tiền tối đa mà
người B sẵn sàng trả cho HHCC thì anh ta sẽ cố gắng buộc người B phải đến
gần sự phân bổ đó bằng cách bộc lộ nhu cầu của mình về HHCC thấp hơn thực
12
Phần 3: Hàng hóa công cộng
tế. Tương tự, người B có động cơ như thế, hành vi tính toán của các cá nhân có
thể ngăn cản việc đạt được một mức HHCC hiệu quả.
Ở một mức độ cực đoan, nếu cá nhân nhận thấy rằng việc mình có trả tiền
để được tiêu dùng HHCC thuần túy hay không không ảnh hưởng tới việc hưởng
thụ lợi ích của HHCC đó thì lúc đó họ đã trở thành những kẻ ăn không. Kẻ ăn
không là những người tìm cách hưởng thụ lợi ích của HHCC mà không đóng
góp một đồng nào cho chi phí sản xuất và phân phối HHCC đó.
Nếu chỉ có một số ít người muốn trở thành kẻ ăn không thì thị trường vẫn
cung cấp được hàng hoá này mà không cầ Chính phủ. Trong thực tế, ở những
cộng đồng nhỏ, mọi người hầu như đã biết hết nhau, việc che giấu lợi ích cá
nhân là rất khó thì dư luận xã hội là một biện pháp rất tốt để cá nhân đóng góp
đầy đủ cho HHCC. Vì thế ở các thôn xóm nhỏ hoặc các khu tập thể, ta vẫn thấy
cá nhân có thể tự thỏa thuận với nhau về mức đóng góp cho các công trình công
cộng như đường làng, ngõ xóm, các công trình cui chơi cho trẻ em, đường điện,
đường nước
Tuy nhiên, khi cộng đồng càng lớn thì việc che giấu ý muốn cá nhân càng
dễ dàng, sự phát hiện và trừng phạt của xã hội đối với những kẻ ăn không càng
khó khăn thì động cơ trở thành kẻ ăn không càng lớn. Nếu tất cả các cá nhân
trong cộng đồng đều chọn chiến lược hành động như những kẻ ăn không thì kết
cục sẽ không có HHCC nào được cung cấp. Điều này đặc biệt khó khăn khi tư
nhân đứng ra cung cấp HHCC, vì họ không có khả năng cưỡng chế các cá nhân
phải trả tiền sử dụng HHCC mà họ cung cấp. Đây cũng chính là lý do khiến khu
vực tư nhân không muốn tham gia cung cấp HHCC thuần túy.
Chính phủ có thể khắc phục được vấn đề này bằng cách buộc các cá nhân
phải đóng góp bắt buộc thông qua thuế.
4.2.2 Cung cấp HHCC không thuần túy.
4.2.2.1 Đối với những HHCC có thể loại trừ bằng giá
13
Phần 3: Hàng hóa công cộng
Với những HHCC có thể loại trừ bằng giá thì quan điểm chung là nên dùng
giá để loại trừ bớt việc tiêu dùng nhằm tranh gây ra tắc nghẽn, đồng thời đảm
bảo các cá nhân sẽ sử dụng hiệu quả hàng hóa này.
Tuy quan điểm này là đúng đối với những hàng hóa nhanh bị tắc nghẽn,
nhưng nó có thể vẫn gây tổn thất phúc lợi cho xã hội nếu việc tiêu dùng hàng
hóa đó chưa đạt đến điểm tắc nghẽn. Lý do là khi chưa đến điểm tắc nghẽn
nghĩa là việc tiêu dùng chúng không có tính cạnh tranh và vẫn tạo ra phúc lợi xã
hội.
(Lưu ý: Q
e
và Q* đều chỉ lượng cầu cân bằng, E là giao điểm của đường
cầu và trục tung, A là giao điểm của đường cầu và đường giá)
Công suất thiết kế qua cầu là Q
c
thì điểm tắc nghẽn là Q
c
. Nếu số lượt qua
cầu tối đa là Q
m
thì không có hiện tượng tắc nghẽn, tức là chi phí phục vụ thêm
một lượt qua cầu là bằng 0.
Nếu việc qua cầu được thực hiện miễn phí thì số lượt qua cầu sẽ đạt Q
m
và
lợi ích thu được từ toàn bộ cây cầu là toàn bộ tam giác OEQ
m
. Nhưng nếu một
hãng tư nhân đứng ra xây dựng và thu phí qua cầu tại mức P* thì số lượt qua
cầu là Q*. Một số lượt qua cầu mà lợi ích biên lớn hơn chi phí biên sẽ không
được thực hiện (Q
m
Q*), cho dù hãng tư nhân thu được một doanh thu từ phí
14
Phần 3: Hàng hóa công cộng
bằng diện tích OP*AQ*. Tổn thất phúc lợi đối với xã hội là diện tích tam giác
AQ*Q
m
.
Có thể nói, nếu hàng hóa mà chi phí của việc cung cấp bằng 0 thì hàng hóa
đó nên được cung cấp miễn phí, còn chi phí để sản xuất ra chúng có thể được
trang trải thông qua các nguồn thu khác, ví dụ từ thuế
4.2.2.2 Đối với những hàng hóa mà việc loại trừ rất tốn kém.
Trường hợp thứ hai ta xem xét ở đây là những hàng hóa công cộng có thể
tắc nghẽn, do đóc nên loại trừ bớt việc tiêu dùng để tránh tình trạng tắc nghẽn,
nhưng chi phí để thực hiện việc loại trừ này quá lớn khiến chính phủ phải chấp
nhận cung cấp công cộng hàng hóa này. Gọi tất cả các chi phí liên quan đến
việc điều hành một hệ thống giá cả để loại trừ việc tiêu dùng HHCC là chi phí
giao dịch. Đó là toàn bộ những chi phí cần thiết để hoàn thành một giao dịch
kinh tế, chẳng hạn chi phí để duy trì hệ thống trạm thu phí trên đường cao tốc.
( Hình 2.15 giáo trình trang 94)
Xét một ví dụ về việc đi lại trên đường cao tốc. trường hợp này được mô tả
trong hình sau. Trục hoành thể hiện số lượt người đi lại trên đường đó trong một
ngày, trục tung thể hiện mức giá. Việc đi lại trên đường cao tốc có thể gây tắc
nghẽn, tức là chi phí biên cảu việc cung cấp sẽ lớn hơn 0 trước khi đạt mức tiêu
dùng tối đa. Điều này được mô tả bằng việc Q
c
(công suất thiết kế cảu con
đường) nhỏ hơn Q
m
(mức tiêu dùng tối đa khi việc đi lại trên đường là miễn
phí). Như vậy, mức tiêu dùng tối ưu nên dùng lại ở Q*, khi chi phí biên bắng lợi
ích biên.
Nếu chính phủ cung cấp công cộng dịch vụ này thì tổn thất mà xã hội phải
gánh chịu là phẩn diện tích EFQ
m
. Đây là phẩn tổn thất xảy ra do tiêu dùng quá
mức. Để tránh phần tổn thất này, cần dùng một cơ chế loại trừ bằng giá nào đó,
chẳng hạn đặt trạm thu phí ở tất cả các ngả đường dẫn vào con đường này. Tuy
nhiên điều đó làm chi giao dịch để làm điều đó tăng rất cao, làm mức lệ phí tăng
lên mức P
o
và số lượng đi lại trên tuyến đường này giảm xuống còn Q
o
.
15
Phần 3: Hàng hóa công cộng
Việc loại trừ bằng lệ phí sử dụng đã áp đặt thêm cho xã hội một khoản tổn
thất, đó là phần diện tích EAQ
c
Q
o
. Đây là phần lợi ích mà xã hội nhận được do
tăng mức tiêu dùng từ Q
o
lên Q*, vì chi phí biên vẫn nhỏ hơn lợi ích biên mà xã
hội nhận được.
Như vậy, quyết định cung cấp HHCC theo hình thức nào: Công cộng hay
thu phí cần phải so sánh giữa tổn thất khi cung cấp công cộng (diện tích EFQ
m
)
và tổn thất gây ra do cung cấp tư nhân (diện tích AEQ
c
Q
o
). Nếu diện tích EFQ
m
nhỏ hơn thì cung cấp công cộng có thể là một hình thức cung cấp hiệu quả hơn.
Tuy nhiên có một điểm cần lưu ý là hình thức cung cấp HHCC không liên
quan gì đến việc ai là người cung cấp nó. Ngay cả khi xem xét xem HHCC có
nên được cung cấp hay không thì cũng chỉ có nghĩa là hàng hóa đó có nên hay
không nên thu phí sử dụng. Còn chính phủ cũng không nhất thiết phải là người
đứng ra sản xuất mà có thể tài trợ tư nhân sản xuất HHCC.
II. Một số ví dụ điển hình về HHCC của Việt Nam và một số
quốc gia trên thế giới
1. Trên thế giới
1.1 Y tế và du lịch y tế ở Cuba
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận hệ thống y tế tốt nhất thế giới là
ở Cuba. Cuba có chuẩn y tế rất cao, hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện cho
mọi người dân, hoàn toàn miễn phí, cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế chất lượng
cao, ưu tiên phòng bệnh và chữa bệnh giai đoạn sớm.
Trọng tâm của hệ thống chăm sóc y tế đất nước vùng Caribbe này chính là
hệ thống bác sĩ gia đình. Một bác sĩ và đội ngũ y tá chịu trách nhiệm chăm sóc
sức khỏe cho khoảng 700 người (trong khi các bác sĩ ở Anh phải trông coi gấp
đôi). Ngay cả khi một bệnh nhân được xác định hoàn toàn không có bệnh tật,
bác sĩ cũng bất ngờ đến thăm họ mỗi năm một lần, nhằm quan sát cách sống của
người này và môi trường sống của họ. Hệ thống phòng khám 24/24 cũng là một
sáng kiến của Cuba. Vì vậy, tuổi thọ trung bình của Cuba khá cao là 78, ngang
với Hoa Kỳ. Tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh của Cuba còn thấp hơn ở Hoa Kỳ. Cuba
16
Phần 3: Hàng hóa công cộng
chỉ có 200 bệnh nhân AIDS và gần như không có người dân nào bị nhiễm viêm
gan B.
Điều đặc biệt, Cuba được xem là một điểm đến du lịch chăm sóc sức khỏe
hấp dẫn nhất trên toàn thế giới, nhất là với những người tìm kiếm dịch vụ chăm
sóc sức khỏe chất lượng cao với chi phí thấp. Du lịch y tế là sự kết hợp độc đáo
giữa du lịch với khám chữa bệnh, trong thời gian này, bạn sẽ dành cho mình
một kỳ nghỉ trước hoặc sau khi điều trị. Khí hậu nhiệt đới của hòn đảo hình cá
sấu vươn dài trên bờ biển Caribe, trình độ của bác sĩ nơi đây, chi phí sinh hoạt
rất phải chăng và các bãi biển đẹp như thiên đường là những điều kiện thúc đẩy
du lịch y tế phát triển mạnh mẽ.
1.2 Nghiên cứu cơ bản ở Nhật Bản và Mỹ
Vào những năm 1980, khi người Nhật chỉ thiên về hỗ trợ nghiên cứu ứng
dụng và phát triển sản phẩm hơn là khoa học cơ bản nhưng họ đã chiếm lĩnh
nhiều thị trường công nghệ, kể cả những lĩnh vực rất tinh xảo như bộ nhớ truy
cập ngẫu nhiên động (DRAM), và người ta thậm chí tự hỏi ngành công nghiệp
bán dẫn của Mỹ liệu có cơ may sống sót. Nhưng thực tế thì ngành công nghiệp
bán dẫn của Mỹ đã không bị diệt vong, và trong lúc người ta tiên đoán về sự lụi
tàn của nó, thì các nhà nghiên cứu Mỹ từ 1989 đã làm cuộc cách mạng, tạo ra
những thị trường mới với công nghệ sinh học, đa phương tiện, phần mềm máy
tính, và liên lạc điện tử, Cùng thời gian đó, nền kinh tế Nhật thụt lùi dần. Vì
thế Chính phủ Nhật trong Kế hoạch Cơ bản cho Khoa học và Công nghệ, công
bố vào 1996, đã dự tính tăng hỗ trợ kinh phí cho khoa học cơ bản thêm 50%
trong vòng 5 năm.
1.3 Chi tiêu cho quốc phòng của thế giới
Theo báo cáo thường niên mang tên Cân bằng Quân sự do Viện Nghiên
cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) của Anh vừa công bố, trong năm 2013, với 600,4
tỷ USD, Mỹ đã giành ngôi vị quán quân về chi tiêu quốc phòng. Chỉ tính riêng
17
Phần 3: Hàng hóa công cộng
chi phí quân sự của Mỹ đã gần bằng tổng chi phí quân sự của 15 nước tiếp sau
trong lĩnh vực này. Nếu so với tổng chi phí quân sự của các nước dưới thứ hạng
15, con số 320 tỷ USD của các nước này chỉ tương đương hơn một nửa mức chi
của Mỹ. Vị trí thứ hai và thứ ba thuộc về Trung Quốc và Nga với con số tương
ứng là 112,2 tỷ USD và 68,2 tỷ USD.
Trong khi đó, với số liệu chênh lệch không quá lớn so với của IISS, báo
cáo của hãng phân tích an ninh – quốc phòng IHS Janes cho biết, năm 2013, chi
phí quốc phòng của Mỹ là 582,4 tỷ USD-lớn nhất thế giới, tiếp theo là Trung
Quốc 139,2 tỷ USD và Nga 68,9 tỷ USD. Cũng theo IHS Janes, trong khi mức
chi tiêu quân sự của các cường quốc đậm dấu ấn về quy mô thì Trung Đông lại
gây ấn tượng với tốc độ gia tăng nhanh nhất, trong đó Ô-man và A-rập Xê-út đã
tăng hơn 30% trong hai năm qua. Riêng A-rập Xê-út, trong 10 năm qua, ngân
sách quốc phòng đã tăng gấp hơn 3 lần.
IHS Janes dự báo trong năm 2014, tổng chi tiêu quốc phòng của toàn cầu
dự kiến đạt 1.547 tỷ USD, tăng 0,6% so với năm 2013 và động lực tăng trưởng
trong chi tiêu quân sự sẽ đến từ Nga, Trung Quốc và Trung Đông. Ngân sách
quốc phòng của Nga dự kiến sẽ tăng 44% trong 3 năm tới lên 98 tỷ USD vào
năm 2016. Riêng Trung Quốc, đến năm 2015, chi phí quốc phòng sẽ vượt tổng
chi của Anh, Đức và Pháp. Với đà như hiện nay, chi phí quốc phòng của Nga và
Trung Quốc trong năm 2014 dự kiến sẽ cao hơn tổng chi phí quốc phòng của
Liên minh châu Âu (EU). Cho dù vẫn là nước dẫn đầu về phí tổn trong lĩnh vực
quốc phòng, nhưng chi phí của Mỹ sẽ giảm xuống còn khoảng 575 tỷ USD vào
năm 2014 và 535 tỷ USD vào năm 2015 do cắt giảm chi tiêu.
2. Ở Việt Nam
2.1 Một số HHCC điển hình
2.1.1 Giáo dục
Nếu như năm 1945 nước ta còn 95% người dân mù chữ, thì đến thời điểm
này cả nước đã có hơn 97% người dân biết chữ. Năm 2000, Việt Nam đã đạt
18
Phần 3: Hàng hóa công cộng
chuẩn quốc gia về xóa mù chữ và phổ cập tiểu học. Từ năm học 2002-2003, tỷ
lệ biết chữ của người lớn trong độ tuổi 15-24 đã đạt gần 95%, số năm đi học
trung bình của người dân đạt mức 7,3 năm. Việc dạy chữ dân tộc đã được đẩy
mạnh ở các địa phương, nhờ đó tỷ lệ người dân tộc thiểu số mù chữ giảm mạnh.
Bên cạnh việc không ngừng tăng tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục từ 8,6%
năm1985 tăng lên 12,3% năm 2003, Nhà nước ta đã tích cực vận động, thu hút
vốn ODA, tài trợ của các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước dưới hình thức
viện trợ không hoàn lại và cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi. Với mức chi cho
giáo dục – đào tạo hàng năm hiện nay tương đương 20% tổng chi ngân sách nhà
nước, Việt Nam là một trong số ít nước trên thế giới đầu tư cho giáo dục – đào
tạo cao nhất.
Năm 2012, tổng số tiền chi cho giáo dục là 170.349 tỷ đồng, tăng hơn so
với năm trước. Năm 2011, số tiền chi cho giáo dục là 151.200 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do quy mô nền kinh tế còn nhỏ, trong khi nước ta lại có dân số
trẻ, số lượng người đi học rất lớn, ngân sách đầu tư cho lĩnh vực này không đáp
ứng được nhu cầu, nên cần phải có sự đóng góp của xã hội cho sự nghiệp giáo
dục – đào tạo.
So với các nước trên thế giới và với cả cơ sở đào tạo có yếu tố nước ngoài,
cơ sở giáo dục xã hội hóa, thì mức học phí của nước ta rất thấp, cơ sở vật chất
cho giáo dục – đào tạo vừa thiếu, vừa lạc hậu.
2.1.2 Y tế
Trong lĩnh vực y tế, hệ thống y tế nhà nước đã được xây dựng và phát triển
tương đối rộng khắp. Nhà nước đã có quy hoạch tổng thể phát triển sự nghiệp
chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người dân. Tổng chi cho y tế năm 2010
của Việt Nam chiếm khoảng 7% GDP. Trong đó chi tiêu từ ngân sách nhà nước
chiếm 3% GDP, phần còn lại là chi tiêu tư cho y tế, chủ yếu là các khoản chi từ
tiền túi người bệnh.
19
Phần 3: Hàng hóa công cộng
Ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho đơn vị cung ứng dịch vụ năm
2010 chiếm 24% tổng chi cho y tế, trong khi chi từ quỹ bảo hiểm y tế là 17%.
Theo Luật Bảo hiểm Y tế được Quốc hội thông qua, có hiệu lực từ năm
2009, Nhà nước hỗ trợ 100% phí bảo hiểm cho người nghèo và trẻ em dưới 6
tuổi.
Năm 2010 tỷ lệ bao phủ BHYT đạt 60% dân số, và đến tháng 6/2012 là
63%. Mục tiêu của Chính phủ là đến năm 2015 có 75% dân số tham gia BHYT
và 90% vào năm 2020.
Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng gia tăng chi phí cho y tế. Một
nghiên cứu do TCYTTG phối hợp với Trường Đại học Y Hà Nội thực hiện cho
thấy năm 2010 có 2,5% số hộ gia đình bị rơi vào cảnh đói nghèo và 3,9% số hộ
gia đình phải đối mặt với khó khăn về tài chính do các khoản chi phí khám chữa
bệnh gây ra.
Đánh giá tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2013, Bộ Y tế cho
biết ngân sách toàn ngành ước thực hiện là 71.828 tỷ đồng. Bộ Y tế đưa ra dự
toán chi từ ngân sách nhà nước năm 2014 là 83.807 tỷ đồng.
2.1.3 Giao thông vận tải
Lĩnh vực cung ứng dịch vụ vận tải thu hút sự tham gia của các thành phần
kinh tế, chủ yếu là vận tải đường ô tô và đường sông, còn vận tải đường hàng
không và vận tải biển vẫn tập trung chủ yếu trong tay các công ty của nhà nước.
Vốn đầu tư cho ngành giao thông 3 năm (2009-2011) khoảng 181.324 tỷ
đồng, bình quân 60.441 tỷ đồng/năm, trong đó vốn TW chiếm 61% vốn địa
phương chiếm 39% (các dự án vốn TW thì NSNN chiếm 35,6%; TPCP 40,0%
và ngoài NS 24,3%).
Tỷ lệ đầu tư cho ngành GTVT so với GDP trong giai đoạn 2009 đến 2011
đạt bình quân cả nước là 3,1% (cao hơn giai đoạn 2000 đến 2006 đạt bình quân
cả nước là 2,8%).
Bảng 1.8. Tổng hợp vốn thực hiện đầu tư phát triển ngành GTVT
20
Phần 3: Hàng hóa công cộng
giai đoạn 2009-2011
Đơn vi: tỷ đồng
T
T
Nă
m
Vốn
TW
Vốn
ĐP
Tổng
Vốn
(TW+ĐP)
GDP
Tỉ lệ
đầu tư so
với GDP
(%)
1
20
09
36.10
2
28.6
53
64.75
5
1.658.
400
3,9%
2
20
10
39.37
2
22.5
95
61.96
7
1.980.
900
3,1%
3
20
11
35.10
2
19.5
00
54.60
2
2.535.
000
2,2%
Cộ
ng
110.5
76
70.7
48
181.3
24
Bìn
h quân
36.85
9
23.5
83
60.44
1
3,1%
Nguồn: Vụ KHĐT Bộ GTVT và tổng hợp của tư vấn
Như vậy có thể thấy ngành giao thông vận tải chủ yếu do nhà nước đảm
nhận, khu vực tư nhân gần như chưa tham gia vào lĩnh vực này.
Nhìn chung, nhu cầu đi lại và kinh doanh của người dân được đáp ứng tốt
hơn; song chất lượng dịch vụ chưa cao. Tình trạng tắc nghẽn giao thông ởcác đô
thị lớn chưa được khắc phục. Tai nạn giao thông tiếp diễn nghiêm trọng.
2.1.4 Bưu chính viễn thông
Việc cung ứng dịch vụ bưu chính viễn thông có bước phát triển mạnh.
Trước thời kỳ đổi mới, dịch vụ viễn thông chủyếu nhằm phục vụ cho các cơ
quan, doanh nghiệp nhà nước và một số cơ sở sản xuất. Đối với người dân, máy
điện thoại khi đó còn là một thứ xa xỉ. Đến năm1990, cảnước mới có 114 nghìn
máy điện thoại, với mật độ0,17 máy/100 dân. Cùng với chính sách cải cách kinh
tếvà mở cửa, ngành bưu chính viễn thông trong một thời gian ngắn đã thay đổi
căn bản từ một hệ thống lạc hậu sang mạng kỹ thuật số hiện đại mở rộng cả cho
21
Phần 3: Hàng hóa công cộng
các vùng nông thôn, miền núi, biên giới và hải đảo, đảm bảo thông tin nội địa
và quốc tế thông suốt.
2.1.5 Một số dịch vụ khác
– Cấp nước đô thị: Hệ thống cấp nước tại các đô thị được đầu tư xây
dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, từ năm 1998 đến nay tổng mức
đầu tư cho cấp nước đô thị khoảng 19.000 tỉ đồng (nguồn vốn nước ngoài
chiếm khoảng 80%) và kết quả đạt được: khoảng 440/755 đô thị có hệ
thống cấp nước sạch tập trung, tổng công suất thiết kế đạt khoảng 6,1- 6,2
triệu m3/ngày đêm, mức sử dụng nước sạch đạt bình quân 90
lít/người/ngày, tỷ lệ dân cư đô thị được cấp nước đạt 76%, tỷ lệ thất thoát
trung bình đã giảm từ 40% năm 2000 xuống còn khoảng 30% năm 2010.
– Thoát nước và xử lý nước thải: Hầu hết các đô thị tỉnh lị đã và
đang được đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước, hiện có 7 đô thị có trạm
xử lý nước thải sinh hoạt đang hoạt động với các công suất khác nhau, 11
đô thị đang triển khai các dự án xây dựng hệ thống thoát nước và 11 đô
thị khác đang triển khai công tác đấu thầu thiết kế hoặc thi công xây
dựng. Tổng công suất các nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt đô thị đạt
khoảng 315.000m3/ngày đêm.
– Dịch vụ về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt
đô thị: Tỉ lệ thu gom trung bình đạt 82%. Tỉ lệ thu hồi các thành phần có
khả năng tái chế và tái sử dụng khoảng 20-25%. Công tác phân loại CTR
tại hộ gia đình cũng đang ở giai đoạn triển khai thí điểm tại một số
phường, xã ở Hà Nội và TPHCM. Công nghệ xử lý CTR chủ yếu được sử
dụng hiện nay là chôn lấp và chế biến chất thải hữu cơ thành phân
compost; công nghệ đốt rác mới chỉ tập trung xử lý chất thải rắn nguy hại
y tế.
– Dịch vụ về cung cấp điện và chiếu sáng đô thị: Tại các đô thị loại
đặc biệt và loại I, II đã có 90% các tuyến đường chính cấp đô thị được
chiếu sáng, tại các đô thị loại III, IV, tỉ lệ này chiếm gần 80%. Các đô thị
22
Phần 3: Hàng hóa công cộng
loại IV và loại V tập trung chiếu sáng đường phố chính chủ yếu là những
đoạn quốc lộ, tỉnh lộ đi qua đô thị. Việc sử dụng rộng rãi nguồn sáng,
thiết bị chiếu sáng tiết kiệm điện cũng đã và đang được triển khai tại các
địa phương.
2.2 Thực trạng cung cấp hàng hóa công cộng ở Việt Nam
2.2.1 Hiệu quả cung cấp HHCC thấp
Các HHCC này nhìn chung không chỉ thiếu về số lượng, mà chất lượng
phục vụ còn thấp do khối lượng HHCC Nhà nước tiếp nhận cung ứng trực tiếp
còn quá lớn trong khi hệ thống cung cấp HHCC còn nhiều hạn chế về năng lực
quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện.
Sự độc quyền của các cơ quan nhà nước trong việc cung ứng một số
HHCC là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến hiệu quả cung ứng HHCC thấp.
Tình trạng độc quyền đã làm tăng tính quan liêu, cửa quyền của bộ máy nhà
nước. Hoạt động dưới sự bao bọc của Nhà nước, các cơ quan nhà nước chịu
trách nhiệm cung cấp HHCC chưa thực sự phải đối mặt với cạnh tranh và nguy
cơ phá sản nên chưa có động lực để giảm chi phí, hạ giá thành và nâng cao hiệu
quả cung cấp HHCC. Có thể thấy rõ trong ngành điện, với sự độc quyền của
EVN, giá điện tăng liên tục ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sản xuất của
người dân.
2.2.2 Bộ máy hành chính nhà nước còn nhiều bất cập
Cơ cấu bộ máy hành chính nhà nước đang bộc lộ nhiều điểm yếu, không
phù hợp với chức năng của nền hành chính nhà nước trong điều kiện kinh tế thị
trường và do đó không có khả năng cung ứng những hàng hóa, dịch vụ mà thực
tế đòi hỏi. Hệ thống thể chế hành chính còn chưa đồng bộ, còn chồng chéo và
thiếu thống nhất; thủ tục hành chính trên nhiều lĩnh vực còn rườm rà, phức tạp;
trật tự kỷ cương chưa nghiêm. Phương thức tổ chức bộ máy hành chính chưa
khoa học, còn cồng kềnh, vừa tập trung quan liêu, vừa phân tán; chưa có những
cơ chế, chính sách tài chính thích hợp với hoạt động của cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp, tổ chức cung ứng HHCC.
23
Phần 3: Hàng hóa công cộng
Một yếu tố cơ bản khác làm ảnh hưởng xấu tới chất lượng cung ứng cấp
HHCC của Nhà nước là đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm
chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn và kỹ năng hành chính, tệ
quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu dân tiếp tục diễn ra nghiêm trọng trong một
bộ phận cán bộ, công chức.
2.2.3 Thiếu hụt ngân sách trong cung cấp HHCC
Mặc dù nguồn kinh phí từ ngân sách cho hoạt động sự nghiệp tăng nhanh
hơn các lĩnh vực khác, song vẫn ở mức rất hạn chế, không bảo đảm được chi phí
cần thiết của các đơn vị nhà nước cung cấp HHCC. Mức ngân sách hạn hẹp như
vậy đã ảnh hướng rất lớn đến hiệu quả cung cấp HHCC, làm thu hẹp diện dịch
vụ được cung ứng cũng như chất lượng dịch vụ, trước hết là không đủ trả lương
thỏa đáng cho cán bộ, nhân viên trong các ngành cung ứng HHCC, nhất là các
giáo viên, cán bộ y tế, công nhân vệ sinh môi trường, tiếp đó là không đáp ứng
được yêu cầu phát triển. Trong khi ấy, nhu cầu của nhân dân về các lĩnh vực
này đang tăng lên nhanh chóng với đòi hỏi cao hơn về chất lượng khi mức sống
ngày một cải thiện. Thực trạng này dẫn đến những bất cập trong việc cung cấp
HHCC của Nhà nước, đồng thời làm phát sinh những hiện tượng tiêu cực, phá
huỷ nền tảng đạo đức của xã hội.
III. Đổi mới cung cấp HHCC
1. Sự cần thiết phải đổi mới cung cấp HHCC
Ở nhiều nước trên thế giới, khu vực nhà nước đã từng nắm độc quyền
trong lĩnh vực cung cấp HHCC và nhìn chung chất lượng cung ứng là vấn đề
gây nhiều bức xúc. Những thập kỷ qua đã chứng kiến việc nhà nước trực tiếp
tiến hành quá nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động cung cấp HHCC, mà lẽ ra
có thể chuyển giao ở một mức độ nhất định cho thị trường và xã hội dân sự đảm
nhiệm. Kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy một chính phủ ôm đồm quá
mức sẽ không đưa đến một xã hội phát triển. Do vậy, một trong những mục tiêu
cải cách đã được các nhà nước xác định rõ là chuyển một phần khá lớn chức
năng quản lý xã hội của chính phủ sang cho các tác nhân khác, và xã hội hóa
24
Phần 3: Hàng hóa công cộng
dịch vụ công là một xu thế lớn trong trào lưu cải cách nhà nước hiện nay ở phần
lớn các nước trên thế giới. Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong đảm
bảo cung cấp dịch vụ công, nhưng không nhất thiết phải là người trực tiếp cung
cấp tất cả các dịch vụ đó. Vai trò của nhà nước cần thể hiện rõ hơn trong đẩy
mạnh quản lý cung cấp HHCC bằng luật pháp, chính sách và các biện pháp
mang tính hỗ trợ, kích thích.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhận thức từ phía các cơ quan
công quyền và từ chính những người dân về sự cần thiết phải có sự chuyển biến
trong cung cấp HHCC:
– Thứ nhất, cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khu vực tư nhân
về phương diện kinh tế, những thành tựu khoa học công nghệ đã làm cho khu
vực tư nhân có thể tiếp nhận một số dịch vụ trước đây chỉ thuộc về nhà nước.
Thí dụ, kỹ thuật truyền hình cáp phát triển cho phép nắm được thời gian sử
dụng của từng máy thu hình, hoặc qua thiết bị tự ghi có thể đo chính xác lượng
sử dụng khí ga, điện, nước của từng hộ tiêu thụ ( để thu tiền).
– Thứ hai, sự thay đổi về mức sống tạo điều kiện cho cá nhân có thể tự mua
sắm cho mình những phương tiện mà trước đây chỉ có thể sử dụng công cộng.
Có thể thấy rõ điều này trong cung cấp HHCC về lĩnh vực văn hóa; nếu như
trước đây, người dân chỉ có thể xem phim ảnh tại các rạp chiếu công cộng, thì
nay người ta có thể xem tại nhà qua đầu máy VCD, DVD. Ngoài ra, sự thay đổi
về mức sống của người dân theo hướng chất lượng cuộc sống ngày một nâng
cao đòi hỏi số lượng các loại hình và chất lượng dịch vụ cũng cần phải ngày
càng tăng để đáp ứng yêu cầu của đời sống xã hội.
– Thứ ba, sự kém hiệu quả của khu vực công so với khu vực tư nhân trong
lĩnh vực cung cấp HHCC. Theo J. E. Stiglitz thì các dự án nhà ở công cộng
thường tốn kém hơn nhà ở của khu vực tư nhân khoảng 20%; chi phí thu gom
rác thải do khu vực công thực hiện thường cao hơn khu vực tư nhân 20%; chi
phí phòng cháy chữa cháy của khu vực tư nhân thấp hơn khu vực công cộng
25
Source: https://vh2.com.vn
Category : Công Cộng