Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Giáo trình tâm lý học đại cương TS. Huỳnh Văn Sơn – Tài liệu text

Đăng ngày 20 August, 2022 bởi admin

Giáo trình tâm lý học đại cương TS. Huỳnh Văn Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.48 KB, 104 trang )

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

GIÁO TRÌNH
TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ThS. Lê Thị Hân – TS. Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên)
TS. Trần Thị Thu Mai – ThS. Nguyễn Thị Uyên Thy

LỜI NÓI ĐẦU
Là một khoa học non trẻ ra đời mới hơn một thế kỷ qua. Tâm lý học ngày nay đã phát triển với những bước tiến
mạnh mẽ bởi sự cần thiết và tính ứng dụng của nó trong mọi lĩnh vực của cuộc sống con người. Hiệu quả đặc biệt của
Tâm lý học không chỉ đối với việc phát triển cá nhân, giải quyết những vấn đề của con người – xã hội mà còn góp phần
quan trọng nâng cao hiệu quả trong các hoạt động đa dạng và phong phú của con người.
Tâm lý học đại cương được xem là môn học cung cấp những kiến thức cơ bản, khái quát về tâm lý con người. Từ
việc tìm hiểu bản chất của tâm lý người đến việc tiếp cận tâm lý con người dựa trên những mặt cơ bản như: nhận thức tình cảm – hành động đến việc tìm hiểu đời sống tâm lý con người với những hiện tượng tâm lý có ý thức đến những bí
ẩn trong đời sống vô thức. Không những thế, việc tiếp cận con người trên bình diện nhân cách cũng đem đến những
cách nhìn nhận, đánh giá và phát triển con người một cách sâu sắc và toàn diện. Việc nghiên cứu khoa học tâm lý sẽ
thật bài bản và khoa học nếu như giải quyết những vấn đề cốt lõi trong Tâm lý học đại cương một cách thấu đáo.
Tâm lý học đại cương thực sự trở thành công cụ cần thiết đề tìm hiểu những chuyên ngành sâu của Tâm lý học và
cả những khoa học có liên quan như Giáo dục học, Lý luận dạy học bộ môn cũng như những khoa học liên ngành và
chuyên ngành khác… Với sinh viên chuyên khoa Tâm lý học, việc tiếp cận Tâm lý học đại cương một cách hệ thống sẽ
là nền tảng vững chắc cho việc nghiên cứu những chuyên ngành Tâm lý học khác. Với sinh viên không chuyên Tâm lý
học nói chung, khi tiếp cận Tâm lý học đại cương sẽ nhận thức được sâu sắc cơ sở tâm lý của việc tìm hiểu học sinh và
của việc tổ chức hoạt động dạy học một cách khoa học, nghệ thuật và hiệu quả.
Quyển giáo trình Tâm lý học đại cương này là sản phẩm của bộ môn Tâm lý học sau nhiều năm nghiên cứu và
đầu tư. Giáo trình nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho sinh viên các trường nói chung và sinh
viên Trường Đại học Sư phạm đối với môn Tâm lý học. Kết cấu giáo trình được biên chế theo các chương ứng với sự
đầu tư biên soạn của các cán bộ giảng dạy thuộc bộ môn Tâm lý học như sau:
Chương 1: Nhập môn Tâm lý học. ThS. Nguyễn Thị Uyên Thy
Chương 2: Hoạt động và Giao tiếp. (TS. Huỳnh Văn Sơn)
Chương 3: Sự hình thành và phát triền tâm lý, ý thức. (ThS. Lê Thị Hân)

Chương 4: Hoạt động nhận thức. TS.Trần Thị Thu Mai (Cảm giác, Tri giác, Trí nhớ và Tưởng tượng), TS. Huỳnh
Văn Sơn (Tư duy và Chú ý).
Chương 5: Đời sống tình cảm. (ThS. Nguyễn Thi Uyên Thy)
Chương 6: Ý chí. (TS. Huỳnh Văn Sơn)
Chương 7: Nhân cách. (ThS. Lê Thị Hân)
Đây là công trình mang tính tập thể nên sự kế thừa những tư liệu quý của những nhà khoa học đi trước, sự tiếp
nối những thành tựu nghiên cứu giảng dạy và đào tạo của Bộ môn Tâm lý học – Khoa Tâm lý Giáo dục trong nhiều năm
qua luôn được trân trọng với cả tấm lòng thành. Giáo trình cũng được biên soạn theo hướng tinh lọc những kiến thức cơ
bản và thiết thực phù hợp với hướng đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Ngoài ra, phần tóm tắt kiến thức sau mỗi chương vừa
mang tính gợi mở nghiên cứu vừa định hướng cho việc ôn tập nội dung trọng tâm, đáp ứng đa dạng với các hình thức
đánh giá như: luận đề, trắc nghiệm, tiểu luận…
Với những cố gắng nhất định, giáo trình đã có những nét mới nhưng chắc chắn những hạn chế là không thể tránh
khỏi. Rất mong nhận được sự đóng góp và chia sẻ của các nhà khoa học, quý đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình tiếp
tục hoàn thiện hơn.

Bộ môn Tâm lý học và nhóm tác giả

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
Chương 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
Chương 2. HOẠT ĐỘNG – GIAO TIẾP
Chương 3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ, Ý THỨC
Chương 4. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỰC
Chương 5. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢM
Chương 6. Ý CHÍ
Chương 7. NHÂN CÁCH
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Created by AM Word2CHM

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
Chương 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Thế giới tâm lý người từ lâu vốn là chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều người thuộc mọi tầng lớp, mọi trình độ
nói chung và các nhà khoa học nói riêng. Những hiểu biết về tâm lý người không còn đơn thuần dừng lại ở các kinh
nghiệm ứng xử trong dân gian, mà cùng với sự phát triển của xã hội, chúng được nghiên cứu và xây dựng thành một hệ
thống tri thức mang tính khoa học – Tâm lý học. Những thành tựu của Tâm lý học ngày nay đóng góp rất lớn cho cuộc
sống của con người trong mọi lĩnh vực, từ nhận thức đến hoạt động thực tiễn, đưa ngành khoa học này lên vị trí quan
trọng trong hệ thống các ngành khoa học.
Để khẳng định được vị trí của mình, Tâm lý học trải qua một quá trình phát triển lâu dài trên con đường tìm ra đối
tượng nghiên cứu, cách thức nghiên cứu cũng như xây dựng hệ thống lý luận của riêng nó. Những phần nội dung sau
đây sẽ giúp người nghiên cứu có cái nhìn tổng quát về ngành khoa học này.
1.1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC
1.2. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC
1.4. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC
Created by AM Word2CHM

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
1.1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC

1.1.1. Tâm lý, Tâm lý học là gì?
1.1.1.1 Tâm lý là gì?
Ở phương Tây, vào thời cổ Hy Lạp, tâm lý được xem như là linh hồn hay tâm hồn; phương Đông thì nhìn nhận
“Tâm” là tâm địa, tâm can, tâm khảm, tâm tư, “Lý” là lý luận về cái tâm, “Tâm lý” chính là lý luận về nội tâm của con
người.
Ngày nay, trong đời sống, tâm lý được hiểu như tâm tư, tình cảm, sở thích, nhu cầu, cách ứng xử của con người.
Từ “Tâm lý” được từ điển Tiếng Việt định nghĩa là “ý nghĩ, tình cảm… làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của
con người”. Các hiện tượng tâm lý con người rất đa dạng, bao gồm nhận thức, hiểu biết (cảm giác, tri giác, tư duy,
tưởng tượng, trí nhớ); xúc cảm, tình cảm (yêu, ghét, sợ, xấu hổ, giận, vui sướng); ý chí (kiên trì, dũng cảm, quyết tâm)
hoặc những thuộc tính nhân cách của con người (nhu cầu, hứng thú, năng lực tính cách, khí chất).
Hiểu một cách khoa học, tâm lý là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong não người, gắn liền và điều
khiển toàn bộ hoạt động, hành vi của con người.
1.1.1.2. Tâm lý học là gì?
Thuật ngữ Tâm lý học xuất phát từ hai từ gốc La tinh là “Psyche” (linh hồn, tâm hồn) và “Logos” (khoa học). Vào
khoảng thế kỷ XVI, hai tù này được đặt cùng nhau để xác định một vấn đề nghiên cứu, “Psychelogos” nghĩa là khoa học
về tâm hồn. Đến đầu thế kỷ XVIII, thuật ngữ “Tâm lý học” (Psychology) được sử dụng phổ biến hơn và được hiểu như
là khoa học chuyên nghiên cứu về hiện tượng tâm lý. Người nghiên cứu ngành khoa học này được gọi là nhà Tâm lý
học.
1.1.2. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Tâm lý học
Khi đề cập đến lịch sử phát triển của ngành khoa học này, có thể chia ra ba giai đoạn chính: (1) thời cổ đại; (2) từ
thế kỷ thứ XIX trở về trước; (3) Tâm lý học chính thức trở thành một khoa học.
1.1.2.1. Tư tưởng Tâm lý học thời cổ đại
Từ xa xưa, con người đã luôn thắc mắc về những bí mật của thế giới tinh thần. Chính vì thế, những tìm hiểu về tâm
lý người cũng xuất hiện từ rất lâu đời. Tuy nhiên, vào thời kỳ ấy, từ “tâm hồn”, “linh hồn” được sử dụng và Tâm lý học
chưa là một khoa học độc lập, nó xuất hiện và gắn liền với những tư tưởng của Triết học.
Khi đề cập đến tư tưởng Tâm lý học thời kỳ này, điều quan trọng trước nhất cần nhấn mạnh là tác phẩm “Bàn về
tâm hồn” của nhà Triết học Aristotle. Tác phẩm này được xem như cuốn sách đầu tiên mang tính khoa học về tâm lý. Bởi
lẽ trong đó, ông khẳng định vị trí của tâm lý học là rất quan trọng, cần phải xếp hàng đầu và tâm hồn thực ra chính là các
chức năng của con người. Theo ông, con người có ba loại tâm hồn tương ứng với ba chức năng: dinh dưỡng, vận động
và trí tuệ.

Ngoài ra, các nhà Triết học thời bấy giờ nghiên cứu về tâm hồn đã đặt những câu hỏi: Tâm hồn do cái gì sinh ra?
Tâm hồn tồn tại ở đâu? Để trả lời những câu hỏi này, có hai quan điểm đối lập nhau về tâm hồn, đó là quan niệm duy tâm
cổ và duy vật cổ.
Theo quan niệm duy tâm cổ, tâm hồn hay linh hồn là do Thượng đế sinh ra, nó tồn tại trong thể xác con người. Khi
con người chết đi, tâm hồn sẽ quay trở về với một tâm hồn tối cao trong vũ trụ, sau đó sẽ đi vào thể xác khác. Đại điện
cho quan niệm duy tâm cổ là nhà Triết học Socrate và Platon (428 – 348 TCN). Socrate với châm ngôn “Hãy tự biết
mình” đã khơi ra một đối tượng mới cho Tâm lý học, đánh dấu một bước ngoặt trong suy nghĩ của con người: suy nghĩ
về chính mình, khả năng tự ý thức, thế giới tâm hồn của con người, khác hẳn với các hiện tượng Toán học hay Thiên
văn học thời đó.
Quan niệm duy vật cổ cố gắng tìm kiếm tâm hồn trong các dạng vật chất cụ thể như đất, nước, lửa, khí mà tiêu
biểu là Democrite (460 – 370 TCN). Ông cho rằng tâm hồn là một dạng vật chất cụ thể, do các nguyên tử lửa sinh ra, đó
là các hạt tròn nhẵn vận động theo tốc độ nhanh nhất trong cơ thể. Tính chất vận động của những nguyên tử lửa này sẽ
quy định tính chất của tâm hồn. Hay trong Triết học phương Đông, khí huyết trong người được xem là nguồn gốc của
mọi hiện tượng tinh thần. Tâm hồn như một dòng khí, khi các dòng khí này bị tắc nghẽn thì sẽ nảy sinh bệnh tật ở tâm
hồn lẫn cơ thể.
Như vậy, vào thời cổ đại, những tư tưởng về tâm lý, về thế giới tâm hồn con người ra đời ngay trong lòng của Triết

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
học.
1.1.2.2. Tâm lý học từ thế kỷ XIX trở về trước
Trước khi Tâm lý học được sinh ra như là một khoa học độc lập, có hai vấn đề cần quan tâm là thái độ và phương
pháp. Khi nói về thái độ, người ta xem những bí mật của thế giới tinh thần con người phải được nghiên cứu một cách
khách quan, như bất kỳ phần nào khác của thế giới tự nhiên.
Nhà Triết học người Pháp, Descartes (1596 – 1650), người đi theo trường phái nhị nguyên, đã đặc biệt quan tâm
đến mối quan hệ giữa tâm hồn và cơ thể. Ông cho rằng thể xác và tâm hồn tồn tại độc lập với nhau, chúng gắn kết và
tương tác với nhau qua tuyến tùng – một bộ phận rất nhỏ nằm gần đáy não. Sở dĩ ông cho rằng tuyến tùng là cầu nối
giữa thế giới tinh thần và cơ thể vì chỉ cấu trúc này không đối xứng, nghĩa là không có sự phân đôi thành bên phải hay

trái như các phần khác của cơ thể. Theo Descartes, cơ thể chính là một phần của thế giới vật lý, nó chiếm một vị trí trong
không gian và tuân theo các quy luật vật lý. Tinh thần và thế giới của những ý tưởng của nó thì là một cái gì đó hoàn toàn
khác hẳn. Làm thế nào suy nghĩ “di chuyển cánh tay” gây ra ảnh hưởng vật lý? Tâm hồn (suy nghĩ, tình cảm, ý thức…)
như một con người tí hon tồn tại bên trong con người thể xác vật lý. Theo ông, một ý nghĩ tác động đến cơ thể theo cơ
chế phản xạ, như một vòi phun nước, có nước bơm vào thì có nước phun ra. Kim châm vào cơ thể kích thích tạo ra xung
động thần kinh rồi chạy lên tuyến tùng từ đó chạy xuống tay và rụt tay lại. Ông đã đi tới học thuyết phản xạ và đặt nền
tảng cho một khoa học mới – khoa Sinh lý thần kinh cấp cao của Pavlov.
Sang đầu thế kỷ XVIII, nhà Triết học Đức, Christian Wolff, đã chia nhân chủng học ra thành hai thứ khoa học là
khoa học về cơ thể và khoa học về tâm hồn. Năm 1732, ông xuất bản tác phẩm “Tâm lý học kinh nghiệm” và năm 1734,
ông cho ra đời cuốn “Tâm lý học lý trí”. Từ đây, thuật ngữ “Tâm lý học” bắt đầu được dùng phổ biến.
Lametri (1709 – 1751), nhà Triết học người Pháp thì cho rằng không có định nghĩa chính xác về con người, nghiên
cứu tâm hồn trong nội tại các cơ quan cơ thể mới có thể có hiệu quả.
Đó là những luận điểm của các nhà Triết học thể hiện quan điểm, thái độ của mình đối với các hiện tượng tâm lý
người. Tuy nhiên, vấn đề kế đến đặt ra là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng tâm lý này. Những nhà Sinh lý học
bắt tay vào cuộc, họ quan tâm đến việc con người tiếp nhận và tổ chức các thông tin thu được từ các giác quan như thế
nào. Để trả lời cho câu hỏi này, cách thức họ tiến hành mang tính khoa học hơn. Thay vì đơn thuần dựa trên những lập
luận lý giải như Triết học, những nhà Sinh lý học đưa ra những dự đoán và tiến hành quan sát có hệ thống để xác định
tính chính xác của những dự đoán ấy.
Từ đây, khoảng giữa thế kỷ thứ XIX, nhiều nhà Sinh lý học đã tiến hành những nghiên cứu quan trọng làm tiền đề
cho sự ra đời của Tâm lý học như một khoa học độc lập. Chẳng hạn như, Hennann Von Helmholtz (1821 – 1894), người
khởi xướng Tâm Sinh lý học giác quan đã nghiên cứu mối quan hệ giữa những kích thích vật lý, các quá trình xảy ra
trong hệ thần kinh với các quá trình cảm giác và tri giác của con người (tri giác nhìn không gian, thị giác màu sắc, tri
giác âm thanh); Tâm Vật lý học của Gustav Fechner (1801 – 1887) và Emst Heinrich Weber (1795 – 1878) chú trọng vào
mối tương quan giữa cường độ kích thích với hình ảnh tâm lý, Fechener chứng minh rằng các hiện tượng tâm lý như tri
giác có thể được đo lường với sự chính xác cao; Franciscus Comelis Donders (1818 – 1889) nghiên cứu về thời gian
phản ứng của cơ thể từ khi tiếp nhận kích thích để suy ra những điểm khác biệt trong các quá trình nhận thức của con
người.
1.1.2.3. Tâm lý học trở thành một khoa học độc lập
Vào khoảng những năm 70 của thế kỷ XIX, các nhà Triết học và Sinh lý học khám phá các vấn đề của Tâm lý học
một cách tích cực nhưng họ đi theo những quan điểm riêng của mình. Trong đó, một giáo sư người Đức, Wihelm Wundt

(1832 – 1920) đã đưa Tâm lý học thành một khoa học độc lập bằng việc thành lập phòng thí nghiệm chính thức đầu tiên
nghiên cứu về Tâm lý lại trường Đại học Leipzig (Đức) năm 1879, một sự kiện đánh dấu Tâm lý học ra đời. Năm 1881,
ông xuất bản tạp chí đầu tiên công bố những công trình nghiên cứu về tâm lý học. Do đó, ông được xem như cha đẻ của
Tâm lý học ngày nay.
Khái niệm của Wundt trong Tâm lý học đã thống lĩnh suốt hơn hai thập kỷ. Với vốn kiến thức được đào tạo trong
ngành Sinh lý học, ông tuyên bố Tâm lý học mới là một ngành khoa học thật sự sau Hóa học và Vật lý. Theo Wundt, đối
tượng nghiên cứu của ngành khoa học mới này là ý thức, đó là nhận thức về những trải nghiệm túc thời của con người
như tình cảm, ý nghĩ. Từ đây, Tâm lý học trở thành ngành khoa học nghiên cứu về ý thức và đòi hỏi phương pháp
nghiên cứu khoa học như Hóa học hay Sinh lý học, phương pháp nội quan, nghĩa là khách thể tự quan sát một cách có
hệ thống và cẩn thận những trải nghiệm ý thức của mình và ghi chép lại thành bảng mô tả.
Tuy nhiên, phương pháp này mang tính chủ quan rất cao cho dù khách thể nghiên cứu được huấn luyện tốt để ghi
chép lại những trải nghiệm của bản thân, các kết quả thu được thường không thống nhất với nhau đối với một trải nghiệm

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
ý thức. Vì vậy, Tâm lý học của Wundt có vẻ đi vào bế tắc và trước bầu không khí khoa học bừng phát, nhiều trường phái
Tâm lý học hiện đại ra đời tìm kiếm đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu khoa học cũng như hệ thống lý
luận cho riêng nó.
1.1.3. Một vài quan điểm Tâm lý học hiện đại
1.1.3.1. Tâm lý học hành vi
Chủ nghĩa hành vi do nhà Tâm lý học người Mỹ John B. Waston (1878 – 1958) sáng lập vào năm 1913, đặt trên
nền tảng học thuyết phản xạ của Ivan Pavlov. Trường phái này cho rằng Tâm lý học chỉ nghiên cứu những hành vi có thể
quan sát được một cách trực tiếp và các yếu tố quyết định từ môi trường, bác bỏ trạng thái ý thức. Hành vi là tổng số
các phản ứng (Response) của cơ thể đáp ứng lại các kích thích (Stimulus) từ môi trường.
John B. Waston đã tuyên bố đanh thép có thể hiểu được hành vi con người thông qua việc nghiên cứu và thay đổi
môi trường sống của con người. Nói cách khác, ông lạc quan tin tưởng rằng bằng cách điều khiển, kiểm soát môi trường
sống của con người thì có thể hiểu, hình thành và điều khiển hành vi của họ theo mong đợi: “Hãy đưa tôi một tá trẻ sơ
sinh khỏe mạnh, cơ thể cân đối, và một thế giới riêng thực sự của riêng tôi để nuôi dưỡng chúng và tôi sẽ đảm bảo là sẽ

lấy ngẫu nhiên bất kỳ đứa trẻ nào và huấn luyện, dạy dỗ nó để trở thành bất kỳ một chuyên gia nào mà tôi muốn như bác
sĩ, luật sư, họa sĩ, nhà kinh doanh, và vâng, thậm chí một người ăn mày hay tên trộm, bất kể tài năng, sở thích, xu
hướng, năng lực, nghề nghiệp và dòng dõi của tổ tiên đứa bé.”(Waston 1924). Với phát biểu này, Tâm lý học hành vi
được biết đến với công thức nổi tiếng về mối quan hệ tương ứng giữa hành vi và môi trường sống S à R. Ông chứng
minh thuyết của mình bằng một loạt những nghiên cứu thực nghiệm trên loài vật và cả trên con người (thực nghiệm trên
cậu bé Albert). Về sau, B. F. Skinner đã đưa Tâm lý học hành vi trở nên nổi tiếng bằng cách bổ sung vào công thức trên
các yếu tố trung gian (O) như nhu cầu, sở thích, hứng thú, kỹ xảo cùng tham gia điều khiển hành vi con người.
Chủ nghĩa hành vi đã bị phê phán là máy móc hóa con người, chỉ tìm hiểu những biểu hiện bên ngoài mà không
nghiên cứu nội dung đích thực bên trong của tâm lý con người. Việc nhìn nhận mối liên hệ cứng nhắc giữa hành vi và
môi trường đã đánh mất tính chủ thể trong tâm lý người. Tuy nhiên, trong bối cảnh Tâm lý học rơi vào khủng hoảng vì bế
tắc về đối tượng và phương pháp nghiên cứu, bằng việc xác định đối tượng nghiên cứu là hành vi và sử dụng phương
pháp thực nghiệm, Tâm lý học hành vi đã mở ra con đường khách quan cho Tâm lý học.
1.1.3.2. Tâm lý học Ghestal (Tâm lý học cấu trúc)
Tâm lý học Ghestal xuất hiện ở Đức vào những năm đầu thế kỷ XX gồm ba nhà Tâm lý học sáng lập là Max
Wertheimer (1880 – 1943), Kurt Koffka (1886 – 1947), Wolfgang Kohler (1887 – 1964). Trường phái này nghiên cứu sâu
vào hai lĩnh vực là tư duy và tri giác, cố gắng giải thích hiện tượng tri giác, tư duy dựa trên cấu trúc sinh học sẵn có trên
não (duy tâm sinh lý). Khi một sự vật, hiện tượng nào đó tác động vào con người, do trong não có sẵn một cấu trúc
tương tự với sự vật hiện tượng đó nên con người phản ánh được chúng. Như vậy bản chất của quá trình tư duy và tri
giác của con người đều có tính chất cấu trúc, nghĩa là con người tư duy và tri giác theo một tổng thể chỉnh thể trọn vẹn
của sự vật, hiện tượng chứ không phải là tổng từng thành tố bộ phận, riêng lẻ. Đây là quan điểm chủ đạo của Tâm lý học
Ghestal. Tính tổng thể, chỉnh thể của Tâm lý học Ghestal rất quan trọng trong nghiên cứu tâm lý nói chung nhưng vì quá
chú trọng đến kinh nghiệm của cá nhân, vai trò của việc học hỏi những kiến thức mới đã bị xem nhẹ.
Tư tưởng của Tâm lý học Ghestal đã hướng khoa học tâm lý xem xét các hiện tượng tâm lý như một tổng thể trọn
vẹn cũng như đưa Tâm lý học đến đối tượng nghiên cứu là quá trình ý thức, nhận thức của con người hơn là những
hành vi quan sát được bên ngoài. Ngoài ra, trường phái này đã đóng góp rất nhiều cho nền Tâm lý học trong việc xây
dựng các quy luật về tư duy và tri giác nhu quy luật bừng hiểu – insight (là sự khám phá các mối quan hệ có tính chất đột
nhiên dẫn tới một giải pháp giải quyết vấn đề nào đó), quy luật hình nền, quy luật bổ sung. Những quy luật này ngày nay
được vận dụng nhiều trong điện ảnh, hội họa. Hơn nữa, với phương pháp thực nghiệm trong nghiên cứu. Tâm lý học
Ghestal đã thúc đẩy con đường khách quan cho Tâm lý học.
1.1.3.3. Phân tâm học

Người sáng lập Phân tâm học chính là Sigmund Freud (1856 – 1939), một bác sĩ tâm thần người Áo. Ông cho
rằng các yếu tố thúc đẩy hành vi, suy nghĩ của con người phần lớn nằm trong phần sâu thẳm mà con người không nhận
biết cũng như không kiểm soát được. Các yếu tố ấy được gọi là vô thức. Vô thức chính là những nhu cầu bản năng của
con người (trong đó gồm những bản năng căn bản như bản năng tình dục, bản năng sống, bản năng chết mà bản năng
tình dục hay còn gọi là “libido” được Freud nhấn mạnh và xem như thành tố căn bản trong cái vô thức của con người)
không được thỏa mãn, bị dồn nén, được thể hiện thông qua giấc mơ, sự nói nhịu. Các bản năng luôn đòi hỏi được thỏa
mãn nhưng nó bị ngăn chặn bởi chịu sự chế ước của các chuẩn mực xã hội, các điều cấm kỵ mà con người học được
khi còn ấu thơ từ bố mẹ, thầy cô hay những người có uy quyền khác. Đời sống tâm lý con người, theo Freud, là những

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
mâu thuẫn giữa ba khối: Id(cái ấy, xung lực bản năng), Ego (cái tôi), Superego (cái siêu tôi). Để tìm hiểu được về thế
giới vô thức của con người cũng như lý giải cho những rối nhiễu tâm lý, động cơ, nhân cách, ông đề nghị các phương
pháp như liên tưởng tự do, phân tích giấc mơ, chuyển di và chống chuyển di, diễn giải.
Với cách nhìn nhận sinh vật hóa con người, quan điểm của Freud đã khuấy lên làn sóng phản đối mạnh mẽ vào
đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, Phân tâm học đương đại đã đóng góp rất nhiều không chỉ trong việc hiểu và chữa trị các rối
loạn tâm lý mà còn giải thích những hiện tượng trong đời sống hàng ngày như định kiến, tính hung hăng, gây hấn, động
cơ. Các lĩnh vực khác như y khoa, nghệ thuật, văn chương cũng chịu sự ảnh hưởng to lớn từ quan điểm của phân tâm
học.
1.1.3.4. Tâm lý học nhân văn
Từ chối quan điểm tâm lý được quy định bởi những động lực sinh học, quá trình vô thức hay môi trường, Tâm lý
học nhân văn cho rằng con người khác hẳn loài vật ở chỗ có hình ảnh về cái tôi. Mỗi cá nhân đều có khuynh hướng phát
triển, khả năng tìm kiếm và đạt đến sự hài lòng, hạnh phúc trong cuộc sống. Giá trị, tiềm năng của con người rất được
coi trọng. Đại diện cho trường phái này là Carl Roger (1902 – 1987) và Abraham Maslow (1908 – 1970). Theo C.Roger,
bản chất con người là tốt đẹp, con người có ý chí độc lập của bản thân và phấn đấu cho cái tôi trở thành hiện thực.
A.Maslow thì chú ý tới động cơ thúc đẩy, đó là hệ thống các nhu cầu của con người, trong đó, nhu cầu tự tìm thấy hạnh
phúc, tự hiện thực hóa tiềm năng của bản thân xếp thứ bậc cao nhất trong bậc thang năm nhu cầu (nhu cầu sinh lý, nhu
cầu an toàn, nhu cầu yêu thương và thuộc về, nhu cầu tự khẳng định, nhu cầu tự hiện thực hóa tiềm năng bản thân).

Trên cơ sở tôn trọng bản chất tốt đẹp của con người, C.Roger khuyến khích sự tích cực lắng nghe và chấp nhận vô điều
kiện để tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển tự do cá nhân, giúp con người phát triển theo chiều hướng tốt đẹp,
giải quyết được nhiều những khó khăn tâm lý.
Trường phái này đưa ra một bức tranh hoàn toàn khác về tâm lý người so với Tâm lý học hành vi và Phân tâm học.
Tuy nhiên, dù nhấn mạnh vào khía cạnh độc đáo tốt đẹp của thế giới nội tâm con người, Tâm lý học nhân văn có một hạn
chế là không giải thích được nguồn gốc của bản chất tốt đẹp này.
1.1.3.5. Tâm lý học nhận thức
Đại điện cho trường phái Tâm lý học nhận thức là nhà Tâm lý học người Thụy Sĩ Jean Piaget (1896 – 1980). Phát
triển từ chủ nghĩa cấu trúc và một phần phản ứng lại chủ nghĩa hành vi, Tâm lý học nhận thức nghiên cứu về mối quan hệ
giữa tâm lý với sinh lý, cơ thể và môi trường thông qua các hoạt động của trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ, tri giác. Trường
phái này nhấn mạnh tìm hiểu cách thức con người suy nghĩ, hiểu và biết về thế giới bên ngoài cũng như ảnh hưởng của
cách con người nhìn nhận về thế giới khách quan đến hành vi, nghĩa là để hiểu được tâm lý con người, giải thích được
hành vi của con người thì cần tìm hiểu cách thức con người tiếp nhận, gìn giữ và xử lý thông tin. Tâm lý học nhận thức
đã xây dựng được những lý thuyết về quá trình nhận thức của con người. Tuy nhiên, vẫn còn nhìn nhận vai trò chủ thể
một cách bị động.
1.1.3.6. Tâm lý học thần kinh
Trường phái này xem xét tâm lý con người tù góc độ chức năng sinh lý. Con người, thực chất là một loài động vật
cấp cao và chịu sự chi phối của các quy luật tự nhiên. Các nhà Tâm lý học đi theo quan điểm thần kinh học quan tâm
nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố di truyền, sinh học và hành vi con người. Chẳng hạn như, cách thức các tế bào
thần kinh liên kết với nhau, sự ảnh hưởng của não và hệ thần kinh đến hành vi, sự liên hệ giữa các cảm xúc của con
người như: niềm hy vọng, nỗi sợ hãi, sự tức giận với các chức năng cơ thể… Bởi lẽ, mỗi biểu hiện tâm lý của con người
đều được chia nhỏ ra thành những khía cạnh khác nhau để tìm hiểu yếu tố sinh học của nó, quan điềm này có một sức
hút khá lớn. Những nhà Tâm lý học tán thành quan điểm này đã đóng góp chính yếu trong việc hiểu và cải thiện cuộc
sống con người, từ việc chữa trị một vài dạng khiếm thính nào đó cho đến việc tìm ra thuốc chữa các rối loạn tâm thần
nghiêm trọng.
1.1.3.7. Tâm lý học Marxist (Tâm lý học hoạt động)
Trong bối cảnh các quan điểm khác nhau về Tâm lý học cùng tồn tại nhưng lại có những bất đồng, thậm chí là đối
nghịch nhau, tâm lý người về mặt bản chất vẫn chưa có được lời giải đáp thỏa đáng. Tâm lý được hình thành như thế
nào, cơ chế vận hành của nó ra sao, thể hiện và tương tác với cuộc sống thực của con người bằng con đường nào?
Sau nhiều năm thai nghén, nghiên cứu và xây dựng, nền Tâm lý học hoạt động do các nhà Tâm lý học Xô Viết như

L.X.Vygotsky (1896 – 1934), X.L.Rubinstein (1902 – 1960), A.N.Leontiev (1903 – 1979), lấy tư tưởng triết học Marxist làm
tư tưởng chủ đạo và xây dựng hệ thống phương pháp luận đã ra đời. Sự ra đời của Tâm lý học hoạt động đã đánh dấu
mốc lịch sử to lớn trong việc làm sáng tỏ bản chất hiện tượng tâm lý người dưới góc độ hoạt động, đưa tâm lý người
thoát khỏi vòng khép kín con người sinh học – môi trường.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
Quan điểm xuất phát của Tâm lý học hoạt động gồm ba cơ sở chính:
– Luận điểm về bản chất con người: con người không chỉ là một tồn tại tự nhiên mà còn là một tồn tại xã hội tồn tại
lịch sử, như Marx từng nói: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”.
– Tư tưởng về hoạt động của con người: thế giới khách quan chứa đựng hoạt động của con người và các sản
phẩm do hoạt động ấy tạo ra, nói khác đi, tâm lý con người được hình thành và thể hiện trong hoạt động.
– Luận đề về ý thức: ý thức là sản phẩm cao nhất của hoạt động con người, được tạo nên bởi những mối quan hệ
giữa con người với thế giới xung quanh bởi cuộc sống thực của con người.
Với luận điểm lịch sử, xã hội về con người, phân tích rõ cơ chế của hoạt động và bản chất của ý thức. Tâm lý học
hoạt động thật sự đã mở ra thời đại mới cho ngành Tâm lý học, đưa Tâm lý học trở về đúng vị trí vai trò của nó, ngành
Tâm lý học khách quan gắn liền và phục vụ cho đời sống thực của con người.
1.1.4. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học
1.1.4.1. Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học
Đối tượng nghiên cứu của Tâm lý học là các hiện tượng tâm lý, sự hình thành và vận hành của các hiện tượng
tâm lý (hoạt động tâm lý).
1.1.4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học:
Có thể khái quát về các nhiệm vụ nghiên cứu của Tâm lý học như sau:
– Nghiên cứu các hiện tượng tâm lý.
– Phát hiện các quy luật tâm lý.
– Tìm ra cơ chế hình thành tâm lý.
– Lý giải, dự báo hành vi, thái độ của con người.
– Đưa ra các giải pháp phát huy nhân tố con người hiệu quả nhất, ứng dụng trong các lĩnh vực hoạt động và nâng

cao chất lượng ci2mh sống.
Created by AM Word2CHM

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
1.2. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC

1.2.1. Bản chất các hiện tượng tâm lý theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
Theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tâm lý người có nguồn gốc từ hiện thực khách quan, cơ
chế sinh lý là chức năng của não và có bản chất xã hội lịch sử. Tâm lý người được hiểu là sự phản ánh thế giới khách
quan vào não, sự phản ánh này mang tính chủ thể và có bản chất xã hội lịch sử.
1.2.1.1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan
Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan đều có bản chất phản ánh ở các dạng khác nhau như phản ánh
vật lý (quyển sách để lại hình ảnh phản chiếu trong tấm gương), hóa học (Natri kết hợp với Clo tạo ra muối), cơ học
(bước đi để lại vết chân trên cát), sinh lý (thức ăn nghiền nát thành chất dinh dưỡng được hấp thụ để nuôi cơ thể), xã
hội (nghị định chuẩn bị được ban hành thường có sự góp ý của Đại biểu Quốc hội hoặc người dân). Qua đó, có thể
thấy trong bất kỳ phản ánh nào đều có hai hệ thống, một hệ thống tác động và một hệ thống chịu sự tác động và cho ra
một sự vật, hiện tượng nào đó. Nói khác đi, phản ánh có thể hiểu là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều hệ thống vật
chất mà kết quả để lại dấu vết ở cả hệ thống tác động lẫn hệ thống chịu sự tác động. Tâm lý cũng là một dạng phản ánh
nhưng rất đặc biệt vì nó là trung gian giữa phản ánh sinh lý và phản ánh xã hội.
Phản ánh tâm lý là sự tác động qua lại giữa thế giới khách quan và não người, đây là cơ quan vật chất có cấu trúc
phức tạp nhất trong sinh giới. Kết quả của sự tác động này là để lại một dấu vết trên não, mang nội dung tinh thần, đó
chính là hình ảnh tâm lý. Như vậy, thực chất tâm lý chính là hình ảnh về thế giới khách quan. Nói cách khác, thế giới
khách quan chính là nguồn gốc nội dung của tâm lý người. Tuy nhiên, hình ảnh này không khô cứng như hình ảnh phản
chiếu trong gương hay thu được từ máy chụp hình và nó có những đặc điềm riêng biệt.
* Đặc điểm của phản ánh tâm lý
– Tính trung thực: Hình ảnh tâm lý phản ánh trung thực những thuộc tính của thế giới khách quan như màu sắc,

hình dạng, âm thanh, mùi, vị, quy luật… trừ những trường hợp con người có bệnh về thần kinh hay các cơ quan nhận
thức có vấn đề khiến sự phản ánh bị sai lệch, bóp méo. Nhờ có sự phản ánh trung thực này mà con người có thể hiểu
đúng về thế giới khách quan để từ đó có những tác động thay đổi cải tạo một cách hợp lý nhằm phục vụ cho lợi ích của
con người.
– Tính tích cực: Phản ánh tâm lý mang tính tích cực được thể hiện ở chỗ con người không ngừng tác động vào
thế giới khách quan để cải tạo thay đổi nó cho phù hợp với mục đích của mình. Ngoài ra, trong quá trình phản ánh thế
giới khách quan, con người cố gắng vận dụng, sử dụng thêm rất nhiều kinh nghiệm, nỗ lực cá nhân để phản ánh.
– Tính sáng tạo: Hình ảnh về thế giới khách quan được phản ánh mang cái mới, sáng tạo tùy thuộc vào kinh
nghiệm và mức độ tích cực của chủ thể.
* Tính chủ thể của tâm lý
Trong phản ánh thế giới khách quan, thế giới khách quan tác động vào một chủ thể nhất định và nó được khúc xạ
qua lăng kính của chủ thể tạo nên những hình ảnh tâm lý mang màu sắc chủ thể riêng biệt, không hoàn toàn trùng khớp
với hiện thực. Tính chủ thể thể hiện như sau:
– Cùng một hiện thực khách quan tác động vào nhiều chủ thể khác nhau sẽ cho ra những hình ảnh tâm lý khác
nhau ở từng chủ thể.
– Cùng một hiện thực khách quan tác động vào một chủ thể trong những thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác
nhau, điều kiện khác nhau, trạng thái khác nhau sẽ cho ra những hình ảnh tâm lý mang sắc thái khác nhau.
– Chủ thể là người đầu tiên trải nghiệm những hiện tượng tâm lý, từ đó có thái độ, hành động tương ứng khác
nhau đối với hiện thực.
Nguyên nhân dẫn đến tính chủ thể này trước hết là do sự khác biệt về đặc điểm cấu tạo hệ thần kinh, cơ quan
cảm giác vì con người khi sinh ra chỉ bình đẳng về mặt sinh học trên phương diện loài chứ không bình đẳng trên phương
diện cá thể. Ngoài ra, khi phản ánh thế giới khách quan, con người vận dụng tất cả tri thức, kinh nghiệm sống, nhu cầu
sở thích của mình để tạo nên hình ảnh tâm lý, mà tất cả những yếu tố này khác nhau ở mỗi người. Một lý do khác, mỗi
con người có môi trường sống khác nhau, cho dù cùng sống chung một mái nhà, học cùng một lớp nhưng mức độ tham
gia hoạt động giao tiếp khác nhau thì cũng dẫn đến những khác biệt trong phản ánh tâm lý.
Như vậy, tâm lý người là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, hình ảnh chủ quan này vừa mang tính trung

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
thực, vừa mang tính tích cực và sáng tạo, sinh động. Từ đó, muốn nghiên cứu tâm lý người thì cần tìm hiểu môi trường
sống của người đó cũng như phải tác động thay đổi môi trường sống nếu như muốn hình thành hoặc thay đổi một nét
tâm lý nào đó ở con người. Bên cạnh đó, phản ánh tâm lý có tính chủ thể nên trong ứng xử giao tiếp cần tôn trọng cái
riêng của mỗi người, nhìn thấy tính chủ thể của mỗi người trong đánh giá, tránh sự áp đặt cũng như quá đề cao vai trò
cá nhân.
1.2.1.2. Tâm lý người là chức năng của bộ não
Theo quan điểm duy vật biện chứng, vật chất có trước, tâm lý có sau và không phải mọi vật chất đều sinh ra tâm lý,
chỉ khi vật chất phát triển đến một trình độ nhất định mới sinh ra tâm lý. Tâm lý con người không phải là bộ não mà là
chức năng của bộ não.
Não người là cơ quan có tổ chức cao nhất, nó là cơ sở vật chất đặc biệt, là trung tâm điều hòa các hoạt động
sống cơ thể. Xét về mặt sinh lý, một hình ảnh tâm lý là một phản xạ có điều kiện, diễn ra qua ba khâu:
– Khâu tiếp nhận: Những kích thích từ thế giới bên ngoài tác động vào các giác quan của cơ thể (mắt, tai, mũi,
miệng, da) tạo nên hưng phấn theo dây thần kinh hướng tâm dẫn truyền lên não.
– Khâu xử lý thông tin diễn ra trong não bộ: Khi bộ não tiếp nhận kích thích, ở đây sẽ diễn ra quá trình xử lý thông
tin tạo nên những hình ảnh tâm lý.
– Khâu trả lời: Sau khi tạo nên những hình ảnh tâm lý, từ trung ương thần kinh các hưng phấn sẽ theo dây thần
kinh ly tâm dẫn truyền đến các bộ phận của cơ thể để có phản ứng đáp trả.
Với tư cách là trung tâm điều khiển hoạt động của con người, cấu trúc của não gồm ba phần: (1) Não trước là
phần lớn nhất và phức tạp nhất của não, bao gồm đồi thị, dưới đồi, hệ viền và vỏ não; (2) Não giữa là một phần nhỏ của
thân não nằm giữa não trước và não sau, chức năng chủ yếu là xử lý các quá trình cảm giác; (3) Não sau bao gồm tiều
não và hai cấu trúc nằm dưới thân não là hành tủy và cầu não, có vai trò quan trọng trong điều khiển những cử động của
các cơ. Trong đó, vùng vỏ não được xem là trung tâm của những hoạt động tâm lý cấp cao như tư duy, tưởng tượng,
ngôn ngữ được phân thành bốn vùng chính tương ứng với bốn chức năng khác nhau: (1) Vùng trán: vùng định hướng
không gian và thời gian; (2) Vùng đỉnh: vùng vận động; (3) Vùng thái dương: vùng thính giác; (4) Vùng chẩm: vùng thị
giác. Ngoài ra não người còn có những vùng chuyên biệt như vùng nói Broca, vùng viết, vùng nghe hiểu tiếng nói
Wemicke, vùng nhìn hiểu chữ viết Dejerine.
Sự phân vùng chức năng chỉ mang tính chất tương đối vì trên thực tế mỗi một hiện tượng tâm lý diễn ra cần sự
phối hợp của nhiều vùng khác nhau trên vỏ não, tạo thành một hệ thống chức năng. Mỗi vùng có thể tham gia thực hiện
nhiều hiện tương tâm lý khác nhau. Như vậy, trên não có rất nhiều hệ thống chức năng để thực hiện những hiện tượng

tâm lý đa dạng và phong phú, những hệ thống chức năng này cũng rất cơ động và linh hoạt vì các hiện tượng phong phú
phức tạp. Ngoài ra, sự hình thành và thể hiện những hiện tượng tâm lý còn chịu sự quy định, chi phối của những quy luật
hoạt động thần kinh cấp cao (quy luật cảm ứng, quy luật lan tỏa và tập trung, quy luật hoạt động theo hệ thống).
Tóm lại, não hoạt động theo hệ thống chức năng và tâm lý chỉ nảy sinh khi có sự hoạt động của não hay nói khác
đi, chính tâm lý là chức năng của bộ não.
1.2.1.3. Tâm lý người có bản chất xã hội và có tính lịch sử
Tâm lý người là sự tác động qua lại giữa não và thế giới khách quan, tuy nhiên, nếu có não hoạt động bình thường
và có thế giới khách quan thì đã đủ để có tâm lý người hay chưa? Trên thực tế, lịch sử có ghi chép lại những trường
hợp các đứa trẻ “hoang dã” được tìm thấy trong rừng, có cấu tạo thể chất hoàn toàn bình thường, cùng sống trong thế
giới khách quan nhưng những biểu hiện hoàn toàn không phải là tâm lý người như không nói được, không giao tiếp được
với người khác, di chuyển bằng hai tay hai chân, dùng miệng ăn hoặc uống trực tiếp. Điều này nói lên sự tách biệt khỏi
thế giới con người là sự thiếu hụt nghiêm trọng khiến cho tâm lý người khó hình thành được ở những đứa trẻ tưởng như
sẽ có sự phát triển bình thường.
Như vậy, sự hoạt động bình thường của não bộ, thế giới khách quan bên ngoài chỉ là tiền đề ban đầu cho hình
thành và phát triển tâm lý người. Thế giới khách quan gồm có phần tự nhiên và phần xã hội. Điều kiện đủ là phần xã hội
này, đó chính là các mối quan hệ xã hội, ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, những chuẩn mực đạo đức
quan hệ kinh tế, nền văn hóa, chính trị… Phần xã hội này do con người tạo nên, sống trong đó và nó tác động ngược trở
lại con người. Tất cả các yếu tố xã hội đó cần có để phản ánh vào não và từ đó hình thành được tâm lý người đúng
nghĩa. Tâm lý người có nguồn gốc từ thế giới khách quan, nhưng chính nguồn gốc xã hội là cái quyết định nên tâm lý
người.
Con người sống trong môi trường xã hội mà trong đó chứa đựng toàn bộ những sản phẩm vật chất và tinh thần

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
được đúc kết và gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những yếu tố đó được gọi là nền văn hóa xã hội hay kinh
nghiệm xã hội lịch sử. Với bản chất phản ánh, chính nó tạo nên chất liệu, nội dung cho tâm lý người. Tâm lý người phản
ánh chính nền văn hóa xã hội, mà người đó sống. Nền văn hóa xã hội càng đa dạng thì tâm lý con người sẽ càng phong
phú khi được vận hành trong đó. Một hứng thú, nhu cầu mới sẽ không thể nảy sinh nếu như không xuất hiện những hiện

tượng, sự kiện hay sản phẩm mới.
Nền văn hóa xã hội ấy được phản ánh vào não người thông qua con đường nào? Hay nói khác đi, tâm lý người
được hình thành và phát triển bằng cách nào? Theo quan điểm Tâm lý học hoạt động, tâm lý người chỉ được hình thành
thông qua con đường xã hội, còn gọi là cơ chế xã hội. Một sự phát triển diễn ra theo hai con đường, con đường di
truyền và con đường xã hội. Ở loài vật, con đường di truyền là chủ yếu; còn ở con người, con đường xã hội là chủ yếu,
cụ thể là thông qua giáo dục, hoạt động và giao tiếp. Chính qua sự dạy dỗ của cha mẹ, thầy cô, người lớn và bằng hoạt
động và giao tiếp của chính bản thân, con người lĩnh hội, chiếm lĩnh những cái chung của nền văn hóa xã hội để biến nó
thành cái riêng của chính mình, từ đó sáng tạo thêm những cái mới góp phần làm nền văn hóa xã hội phong phú và đa
dạng hơn nữa.
Bên cạnh đó, một điều có thể thấy rõ là xã hội không phải bất biến. Xã hội trải qua những thời đại khác nhau sẽ có
những biến thiên nhất định và mỗi xã hội sẽ được đặc trưng bởi một nền văn hóa, kinh tế đạo đức, chính trị khác nhau.
Chính vì vậy nên tâm ly con người ở mỗi một thời đại, một xã hội khác nhau sẽ mang dấu ấn của thời đại và xã hội đó.
Điều này tạo nên sự khác biệt tâm lý giữa các thế hệ. Trên bình diện cá nhân cũng thế, mỗi con người theo thời gian có
những biến cố, sự kiện xảy ra trong cuộc đời khiến cho tâm lý người cũng thay đổi theo sự phát triển, vận động của lịch
sử cá nhân người ấy.
Từ bản chất xã hội lịch sử của tâm lý người, có thể thấy để tìm hiểu rõ tâm lý con người, đánh giá đúng đắn bản
chất các hiện tượng tâm lý thì cần phải nghiên cứu không chỉ môi trường sống của người đó mà còn phải tập trung cụ
thể vào hoàn cảnh, điều kiện gia đình, các sự kiện, biến cố quan trọng xảy ra trong cuộc dời của họ. Đồng thời, thông
qua hiểu biết về lịch sử, kinh tế, văn hóa xã hội, có thể phán đoán, mô tả nét tâm lý chung của con người trong thời đại
đó, trong bối cảnh xã hội lịch sử đó. Ngoài ra, tâm lý người được hình thành thông qua hoạt động và giao tiếp nên cần tổ
chức các hoạt động đa dạng, mở rộng các mối quan hệ xã hội để tăng cường mức độ lĩnh hội cũng như hình thành
những hiện tượng tâm lý cần thiết.
1.2.2. Chức năng của tâm lý
Các hiện tượng tâm lý nhìn chung điều khiển toàn bộ hoạt động, hành vi con người. Cụ thể hơn, tâm lý có chức
năng cơ bản sau đây:
Tâm lý định hướng cho con người trong cuộc sống. Nó tham gia vào từ những việc tưởng chừng như rất nhỏ nhặt,
chẳng hạn như mắt nhìn thấy sự vật giúp định hướng cho bước đi của ta đến việc nhận thức được một niềm tin nào đấy
sẽ hướng con người hoạt động để bảo vệ niềm tin của mình. Ở đây chức năng định hướng của tâm lý đang đề cập đến
vai trò của mục đích, động cơ trong hành động, hoạt động của con người. Tùy vào mục đích, động cơ khác nhau, tâm lý
sẽ thôi thúc con người hướng hoạt động của mình để đạt được mục đích ấy, chiếm lĩnh đối tượng cũng như kiềm hãm

những hành động, hoạt động không cần thiết trong quá trình hoạt động.
Tâm lý có thể điều khiển, kiềm tra con người bằng việc đối chiếu hiện thực với những hình ảnh dự tính trong đầu
hoặc với kế hoạch lập ra từ trước giúp cho hoạt động có hiệu quả hơn. Nhờ chức năng này hoạt động của con người
khác hẳn con vật về chất, nó được diễn ra một cách có ý thức.
Một chức năng khác của tâm lý là giúp con người điều chỉnh hoạt động của mình cho phù hợp với những mục tiêu
ban đầu được xác định cũng như phù hợp với những hoàn cảnh thực tế.
Với những chức năng như trên, tâm lý trở nên rất quan trọng, nó giữ vai trò cơ bản và quyết định hoạt động con
người.
1.2.3. Phân loại các hiện tượng tâm lý
Căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách, các hiện tượng tâm lý được phân
thành ba loại (1) Quá trình tâm lý. (2) Trạng thái tâm lý và (3) Thuộc tính tâm lý.
* Quá trình tâm lý:
Quá trình tâm lý là những hiện tượng tâm lý có mở đầu và kết thúc rõ ràng, thời gian tồn tại tương đối ngắn. Loại
hiện tượng tâm lý này có tính diễn biến rõ ràng và xuất hiện sớm trong đời sống cá thể, gồm quá trình cảm xúc (vui,
buồn, sung sướng quá trình nhận thức (nhìn, nghe, sờ, nhớ) và quá trình ý chí (đấu tranh động cơ).
* Trạng thái tâm lý:

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
Trạng thái tâm lý lả những biện tượng tâm lý không tồn tại một cách độc lập mà luôn đi kèm theo các hiện tượng
tâm lý khác, làm nền cho các hiện tượng tâm lý ấy. Đặc điểm của trạng thái tâm lý là nó không có đối tượng riêng mà đối
tượng của nó chính là đối tượng của hiện tượng tâm lý khác đi kèm, thời gian tồn tại lâu hơn và tính ổn định cao hơn quá
trình tâm lý, có cường độ trung bình hoặc yếu. Chẳng hạn như, chú ý, tâm trạng ủ rũ, trạng thái dâng trào cảm hứng, do
dự khi đưa ra một quyết định nào đó.
* Thuộc tính tâm lý
Thuộc tính tâm lý là những hiện tượng tâm lý mang tính chất ổn định và bền vững cao, thời gian tồn tại rất lâu,
được hình thành trong cuộc sống do sự lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành đặc trưng riêng của cá nhân ấy. Thuộc tính
tâm lý có thể là những phẩm chất của trí tuệ như tình nhạy cảm, quan sát tinh tế, óc phán đoán, hoặc của tình cảm như

giàu cảm xúc, hay của ý chí nhu kiên trì, tự chủ và cũng có thể là những thuộc tính phức hợp của nhân cách, bao gồm
xu hướng, năng lực, khí chất, tính cách.
Quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý có mối quan hệ qua lại với nhau. Một thuộc tính tâm lý có thể
được thể hiện cụ thể ở các quá trình tâm lý hay trạng thái tâm lý. Người có lòng yêu thương loài vật sẽ tức giận trước
hành vi hành hạ con vật của người khác, người giàu cảm xúc sẽ rơi vào trạng thái lâng lâng, ngất ngây chỉ với một cử chỉ
quan tâm rất nhỏ từ người khác giới. Ngược lại, quá trình tâm lý hay trạng thái tâm lý với những điều kiện thuận lợi được
diễn ra thường xuyên có thể trở thành thuộc tính tâm lý. Chẳng hạn, ý nghĩ tích cực trước mỗi biến cố trong cuộc sống
sẽ khiến con người hình thành tính lạc quan.
Căn cứ vào sự tham gia của ý thức, hiện tượng tâm lý được phân hành (1) Hiện tượng tâm lý có ý thức và (2)
Hiện tượng tâm lý không có ý thức
* Hiện tượng tâm lý có ý thức
Hiện tượng tâm lý có ý thức là hiện tượng tâm lý được chủ thể nhận biết đang diễn ra, có sự bày tỏ thái độ và có
thể điều khiển, điều chỉnh được chúng.
* Hiện tượng tâm lý chưa có ý thức
Hiện tượng tâm lý chưa có ý thức là những hiện tượng tâm lý không được chủ thể nhận biết đang diễn ra. Vì vậy,
không thể bày tỏ thái độ hay điều khiển, điều chỉnh được chúng.
Các cách phân chia khác:
* Hiện tượng tâm lý sống động và hiện tượng tâm lý tiềm tàng.
* Hiện tượng tâm lý cá nhân và hiện tượng tâm lý xã hội.
Các hiện tượng tâm lý con người rất đa dạng và phong phú, phức tạp khó có thể tách bạch một cách hoàn toàn
mà luôn đan xen vào nhau. Chúng được thể hiện ở nhiều mức độ khác nhau, có thể chuyển hóa, bổ sung cho nhau. Vì
vậy, sự phân chia các hiện tượng tâm lý trên đây chỉ mang tính chất tương đối.
Created by AM Word2CHM

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC

1.3.1. Các nguyên tắc phương pháp luận nghiên cứu Tâm lý
Đây là những luận điểm cơ bản của khoa học tâm lý định hướng cho toàn bộ quá trình nghiên cứu tâm lý người,
bao gồm bốn nguyên tắc căn bản sau (1) Nguyên tắc quyết định luận, (2) Nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hoạt
động, (3) Nguyên tắc phát triển và (4) Nguyên tắc hệ thống cấu trúc.
1.3.1.1. Nguyên tắc quyết định luận
Bất kỳ một sự biểu hiện tâm lý nào của con người cũng có nguyên nhân tạo ra nó, có cái quyết định nó. Nguyên
nhân hay cái quyết định tâm lý người có thể hoặc từ chính chủ thể ấy hoặc từ môi trường bên ngoài. Đây là nguyên tắc
thể hiện rõ nhất quan điểm duy vật biện chứng về bản chất của hiện tượng tâm lý người. Tâm lý người mặc dù có tiền đề
vật chất từ não nhưng không đồng nghĩa bộ não quyết định toàn bộ nội dung, tính chất các biểu hiện tâm lý người. Tâm
lý người có nguồn gốc từ hiện thực khách quan và chính kinh nghiệm lịch sử xã hội là chất liệu tạo nên nội dung của tâm
lý người. Thế nhưng cái quyết định sự hình thành và biểu hiện tâm lý người chính là hoạt động của chủ thể đó. Con
người không chỉ là một thực thể tự nhiên mà còn là thực thể xã hội, văn hóa, do đó sự phát triển của các hiện tượng tâm
lý được quy định bởi các quy luật xã hội và quyết định thông qua chủ quan mỗi người.
Nguyên tắc này đòi hỏi khi nghiên cứu tâm lý cần phải tìm được nguyên nhân và kết quả của những biểu hiện tâm
lý người, từ đó đề ra những biện pháp hữu hiệu để tác động, phát triển tâm lý người.
1.3.1.2. Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động (Nguyên tắc hoạt động)
Tâm lý, ý thức và những phẩm chất nhân cách con người chỉ có thể hình thành và phát triển thông qua hoạt động
(vui chơi, học tập, lao động, giao tiếp), đồng thời một khi đã hình thành và phát triển thì nó tác động ngược trở lại hoạt
động. Tâm lý người chính là sản phẩm, là kết quả của hoạt động của con người trong đời sống xã hội. Do vậy, tìm hiểu
tâm lý người, giải thích đúng bản chất của nó chỉ có thể đạt được khi đặt trong hoạt động để nghiên cứu.
1.3.1.3. Nguyên tắc phát triển
Tâm lý con người nảy sinh, vận động và phát triển theo chiều dài phát triển của xã hội cũng như của lịch sử cá
nhân người đó. Khi nghiên cứu tâm ý người phải nhìn nhận chúng trong sự vận động phát triển. Sự phát triển tâm lý, ý
thức, nhân cách phụ thuộc vào nội dung tính chất của các hoạt động mà con người tham gia vào.
1.3.1.4. Nguyên tắc hệ thống cấu trúc
Các hiện tượng tâm lý không tồn tại một cách độc lập riêng rẽ mà chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với các
hiện tượng tự nhiên, xã hội khác. Khi một yếu tố thay đổi dù bên trong hay bên ngoài đều dẫn tới sự thay đổi của một
biểu hiện tâm lý khác. Vì vậy, khi nghiên cứu tâm lý phải đặt chúng trong một hệ thống các hiện tượng tâm lý khác, trong
toàn bộ nhân cách của con người, trong toàn bộ bối cảnh hệ thống xã hội mà con người đang tồn tại. Khi ấy người

nghiên cứu mới nhận thấy được sự tương tác, nguyên nhân, kết quả của các biểu hiện tâm lý khác nhau.
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu Tâm lý học
Nghiên cứu tâm lý có nhiều phương pháp khác nhau để thu thập thông tin nhằm xử lý để đưa ra được những kết
luận hay các quyết định dựa trên kết quả ấy. Những phương pháp quen thuộc được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu
tâm lý là phương pháp quan sát, điều tra bằng bảng hỏi hoặc phỏng vấn, trắc nghiệm, nghiên cứu trường hợp, phân tích
sản phẩm và thực nghiệm.
1.3.2.1. Phương pháp quan sát
Quan sát là tri giác một cách có mục đích nhằm xác định đặc điểm của đối tượng. Trong nghiên cứu tâm lý, quan
sát các biểu hiện bên ngoài của đối tượng như hành vi, lời nói, cử chỉ, điệu bộ… để từ đó rút ra các quy luật bên trong
của đối tượng.
Có hai cách thức tiến hành phương pháp quan sát, một là đếm tần số các biểu hiện diễn ra trong một khoảng thời
gian nhất định (time frequency), hai là lấy mẫu biểu hiện tâm lý trong những khoảng thời gian ngắn (15s hoặc 30s) (time
sampling). Cả hai cách thức này có thể thực hiện trong môi trường tự nhiên hoặc quan sát có sự can thiệp (quan sát có
sự tham gia của người quan sát, quan sát cấu trúc và thực nghiệm thực tế).
Phương pháp quan sát yêu cầu người quan sát cần phải vạch rõ cụ thể những yếu tố cần quan sát và ghi chép,
lưu giữ thông tin, đồng thời cần tiến hành quan sát nhiều lần, trong những môi trường khác nhau để gia tăng độ tin cậy

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
của thông tin thu được. Người quan sát cũng lưu ý tránh sự chủ quan, định kiến của mình trong quá trình quan sát. Các
phương tiện kỹ thuật như máy quay hình, chụp ảnh có thể được sử dụng để hỗ trợ quá trình thu thập thông tin khi quan
sát.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp quan sát là mang đến những thông tin cụ thể, khách quan. Tuy nhiên, phương
pháp này chỉ có thể áp dụng hiệu quả đối với nhóm khách thể nhỏ, đòi hỏi nhiều thời gian và khó tiến hành trên số lượng
lớn khách thể.
1.3.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Phương pháp này sử dựng phiếu trưng cầu ý kiến với một hệ thống câu hỏi được soạn thảo dựa trên mục đích
nghiên cứu. Nội dung chính trong phiếu là các câu hỏi, có thể là câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở tùy vào mục đích nghiên

cứu. Điều tra bằng bảng hỏi cho phép thu thập ý kiến chủ quan của một số đông khách thể, trên diện rộng, trong thời
gian ngắn, mang tính chủ động cao.
Mặc dù vậy, thông tin thu thập được bị hạn chế tính khách quan do người trả lời có thể không trung thực. Ngoài ra,
độ chính xác của thông tin chịu sự chi phối của tính tin cậy của bảng hỏi được thiết kế. Do vậy, sử dụng phương pháp
này cần lưu ý xây dựng một bảng hỏi đạt độ tin cậy cao cũng như đảm bảo tạo môi trường, điều kiện khách quan tốt nhất
loại bỏ các yếu tố gây nhiễu khi nhóm khách thể nghiên cứa trả lời các câu hỏi.
1.3.2.3. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn
Đây là phương pháp dùng những câu hỏi trực tiếp để hỏi khách thể nghiên cứu, dựa vào câu trả lời của họ có thể
hỏi thêm, trao đổi thêm để thu thập thông tin một cách đầy đủ, rõ ràng nhất. Phỏng vấn có thể tiến hành trực tiếp hoặc
gián tiếp, câu hỏi đi trực tiếp vào vấn để hoặc theo đường vòng. Tuy nhiên, khi phỏng vấn cần lưu ý sử dụng ngôn ngữ
cùng trình độ với khách thể để đảm bảo tính chính xác của thông tin thu thập được.
1.3.2.4. Phương pháp trắc nghiệm (TEST)
Trắc nghiệm là phương pháp dùng để đo lường một cách khách quan tâm lý con người trên nhiều phương diện
như trí tuệ, nhân cách, các rối loạn tâm lý. Có trắc nghiệm dùng ngôn ngữ, có trắc nghiệm dừng hình ảnh, tranh vẽ hoặc
các hành vi khác.
Phương pháp trắc nghiệm đòi hỏi bài trắc nghiệm phải có độ tin cậy có tính hiệu lực và được chuẩn hóa. Trình tự
tiến hành trắc nghiệm phải được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo kết quả mang tính khoa học. Trắc nghiệm trọn bộ
thường bao gồm bốn phần: văn bản trắc nghiệm, hướng dẫn tiến hành, hướng dẫn đánh giá, bản chuẩn hóa.
1.3.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Nghiên cứu trường hợp là tìm hiểu sâu về một khách thể nghiên cứu. Phương pháp này cho phép mô tả sâu chân
dung những khách thể nghiên cứu để làm rõ hơn vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau, phát hiện ra những khía cạnh
đặc biệt trong tâm lý người hoặc minh họa cho những kết quả thu được từ những phương pháp nghiên cứu khác.
Trong nghiên cứu trường hợp có thể phối hợp những phương pháp khác như phỏng vấn hoặc dùng bảng hỏi để
tìm hiểu lịch sử cá nhân tình trạng sức khỏe, các mối quan hệ, hoặc nghiên cứu tài liệu các hồ sơ lưu trữ thông tin về cá
nhân như phiếu khám sức khỏe, đơn thuốc, các loại giấy tờ, bằng cấp; hoặc dùng quan sát ghi chép lại tất cả những
hành vi quan sát được.
Đây là phương pháp thường được dùng trong những nghiên cứu về lâm sàng, chẳng hạn như tìm hiểu về những
rối loạn tâm lý. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là mang tính chủ quan khá cao vì nhà nghiên cứu sẽ có xu
hướng lựa chọn thông tin thu thập được theo chiều hướng phù hợp với những mong đợi, những lý thuyết họ đưa ra và từ
một cá nhân thì không thể khái quát hóa đại diện cho dân số được.

1.3.2.6. Phương pháp phân tích sản phẩm
Nghiên cứu tìm hiểu tâm lý con người dựa trên phân tích sản phẩm do chính người đó làm ra. Cơ sở của phương
pháp này dựa trên quan điểm về hoạt động. Điều cần lưu ý khi tiến hành phân tích sản phẩm là nhà nghiên cứu thu thập
thông tin trên sản phẩm cuối cùng của khách thể, do vậy chỉ có thể đánh giá một vài khía cạnh trong tâm lý người đó chứ
không thể trọn vẹn được. Trên thực tế, phân tích quá trình khách thể tạo ra sản phẩm cũng cung cấp được rất nhiều
thông tin hữu ích.
1.3.2.7. Phương pháp thực nghiệm
Phương pháp thực nghiệm được dùng để kiểm tra, phát hiện một mối liên hệ nguyên nhân – kết quả, tác động của
việc thay đổi một hiện tượng tâm lý nào đó hoặc hình thành một hiện tượng tâm lý mới. Thực nghiệm là phương pháp
nghiên cứu trong đó người nghiên cứu chủ động tạo ra một hiện tượng tâm lý dưới những điều kiện được kiểm soát chặt

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
chẽ và cẩn thận, sau đó xác định có hay không có bất kỳ sự thay đổi nào xảy ra ở một hiện tượng tâm lý khác được xem
như là kết quả của hiện tượng tâm lý ban đầu. Chẳng hạn, để tìm hiểu có phải khi nỗi lo lắng tăng sẽ khiến con người
thích ở bên cạnh người khác hơn hay không, nhà nghiên cứu sẽ tạo ra “nỗi lo lắng” cho nhóm khách thể nghiên cứu rồi
sau đó đo lường mức độ thích ở bên cạnh người khác của nhóm khách thể này như thế nào.
Trong phương pháp thực nghiệm có một vài khái niệm cần quan tâm. Khái niệm thứ nhất là biến độc lập và biến
phụ thuộc. Biến độc lập là điều kiện hoặc sự kiện nào đó mà nhà nghiên cứu tạo ra để xem xét tác động của nó lên một
biến số khác; biến phụ thuộc là sự kiện hoặc hiện tượng nào đó được giả thuyết là bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện hay
vận hành của biến độc lập. Quay trở lại ví dụ trên, biến độc lộ là mức độ lo lắng, biến phụ thuộc là mức độ thích ở bên
cạnh mười khác. Khái niệm thứ hai đề cập đến là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm là nhóm
nhận được những điều kiện hoặc sự kiện đặc biệt (biến độc lập); nhóm đối chứng là nhóm không được nhận điều kiện
hoặc sự kiện đặc biệt như nhóm thực nhiệm. Lưu ý khi lựa chọn khách thể của cả hai nhóm thì đều cần giống nhau tất
cả các yếu tố trừ yếu tố biến độc lập.
Phương pháp thực nghiệm đòi hỏi tốn nhiều thời gian và đặc biệt khó khăn trong việc xây dựng hoặc tạo ra biến số
độc lập cũng như kiểm soát và loại bỏ các yếu tố gây nhiễu khác. Thực nghiệm có thể được tiến hành trong điều kiện tự
nhiên hoặc trong phòng thí nghiệm tùy vào mục đích nghiên cứu. Phương pháp này thường được các nhà tâm lý học sử

dựng trong những nghiên cứu của mình vì giá trị khoa học của nó.
Mỗi một phương pháp nghiên cứu đều có những ưu và nhược điểm riêng của nó. Vì vậy, trong một nghiên cứu
tâm lý, các nhà nghiên cứu luôn phối hợp nhiều phương pháp để bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong việc thu thập thông tin,
trong đó sẽ có phương pháp đóng vai trò chủ đạo tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, sử dụng bất kỳ
phương pháp nào cũng cần có sự tổ chức nghiên cứu tốt, nhà nghiên cứu hoặc người hỗ trợ nghiên cứu cần được huấn
luyện kỹ càng để đảm bảo thông tin thu được chính xác, khách quan và lưu ý đến yếu tố đạo đức khi tiến hành các
nghiên cứu về tâm lý người.
Created by AM Word2CHM

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
1.4. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, nhưng Tâm lý học chỉ thực sự trở thành khoa học độc lập từ năm 1879. Tuy
nhiên, sự non trẻ của ngành khoa học này lại tỉ lệ nghịch với những đóng góp của nó cho cuộc sống của con người.
Mọi khoa học đều quay về phục vụ cho cuộc sống thực. Tâm lý học cũng vậy. Nó đã và đang tham gia vào mọi
ngõ ngách của đời sống, từ những mối quan hệ hàng ngày, công việc đến vui chơi – giải trí. Để tăng cường chất lượng
các mối quan hệ người – người, con người cần có những hiểu biết đặc biệt về giao tiếp, về đời sống tình cảm. Muốn làm
việc có hiệu quả, nâng cao năng lực sản xuất, người lao động phải vận dụng kiến thức trong lĩnh vực hoạt động nhận
thức, nhà quản lý phải có tri thức về nhân cách. Để vui chơi không chỉ thỏa mãn nhu cầu giải trí, thư giãn mà nâng lên
thành hoạt động văn hóa, hệ thống kiến thức về hoạt động, về nhận thức, về nhân cách cần được áp dụng.
Từ ý nghĩa đời thường như thế, Tâm lý học ngày nay được phát triển và phân hóa thành những chuyên ngành
phục vụ cụ thể cho từng lĩnh vực gắn liền với tên gọi của chúng, như Tâm lý học nghệ thuật, Tâm lý học thể thao, Tâm lý
học y học, Tâm lý học pháp lý… Trong sự phát triển đa dạng đó, có hai hướng chính là hướng chuyên sâu nghiên cứu
về lý luận và hướng vận dụng thực hành. Ở nhánh nghiên cứu lý luận có các chuyên ngành như Tâm lý học thực nghiệm,
Tâm lý học nhận thức, Tâm lý học phát triển, Tâm lý học đo lường, Tâm lý học nhân cách và Tâm lý học xã hội. Riêng
hướng vận dụng thực hành thì có bốn lĩnh vực chính là Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học tham vấn, Tâm lý học giáo dục

và trường học, Tâm lý học công nghiệp và tổ chức. Mỗi một chuyên ngành như thế đều được xây dựng từ nền tảng kiến
thức cơ bản của Tâm lý học đại cương.
Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không đề cập đến ý nghĩa của Tâm lý học đối với chính bản thân người học. Như tất
cả những ngành khoa học khác, nghiên cứu về Tâm lý học thỏa mãn được nhu cầu nhận thức của người học vì vốn đây
là lĩnh vực hấp dẫn, nghiên cứu về thế giới tâm lý con người. Những hiểu biết về Tâm lý học, đặc biệt là Tâm lý học đại
cương, giúp người học có cái nhìn bao quát và toàn diện về đời sống tâm lý người trên mọi phương diện ở các mức độ
khác nhau mà trong đó, từng hiện tượng tâm lý được mô tả sinh động và liên kết lên nhau chặt chẽ. Với những ai có
tham vọng tìm hiểu về đời sống tâm lý của người xung quanh một cách khách quan để từ đó có cách thức ứng xử, tác
động thay đổi họ thì Tâm lý học có thể đáp ứng được về cơ bản. Ngoài ra, trên nền kiến thức chung về tâm lý con
người, những ai đam mê và muốn dấn thân vào Tâm lý học sẽ có khả năng khám phá và đào sâu hơn vào từng mảng
theo hứng thú và năng lực của họ.
Hơn nữa, giá trị cuối cùng và có thể là cao nhất (theo quan điểm của người viết), Tâm lý học giúp chính bản thân
người học hiểu được về chính mình, tự rèn luyện, tự điều chỉnh mình theo hướng cách tích cực nhất. Từ đó, người học
và nghiên cứu tâm lý sẽ phát triển bản thân một cách toàn diện và nhân văn.
PHẦN TÓM TẮT
– Tâm lý là toàn bộ những hiện tượng tinh thần nảy sinh trong não người, gắn liền và điều khiển toàn bộ hoạt động,
hành vi của con người. Tâm lý học là khoa học chuyên nghiên cứu về hiện tượng tâm lý người, có nhiệm vụ phát hiện
các quy luật tâm lý; tìm ra cơ chế hình thành tâm lý; lý giải, dự báo hành vi, thái độ của con người; đưa ra các giải pháp
phát huy nhân tố con người hiệu quả nhất, ứng dụng trong các lĩnh vực hoạt động và nâng cao chất lượng cuộc sống.
– Lịch sử phát triển của Tâm lý học trải qua ba giai đoạn: (1) Thời cổ đại (2) Từ thế kỷ thứ XIX trở về trước, (3)
Tâm lý học chính thức trở thành một khoa học độc lập vào năm 1879 bằng sự kiện Wihelm Wundt thành lập phòng thí
nghiệm chính thức đầu tiên nghiên cứu về tâm lý lại trường Đại học Leipzig (Đức).
– Những quan điểm Tâm lý học hiện đại ngày nay gồm có: Tâm lý học hành vi, Tâm lý học Ghestal (Tâm lý học
cấu trúc), Phân tâm học, Tâm lý học nhân văn, Tâm lý học nhận thức, Tâm lý học hoạt động (Tâm lý học Marxist). Mỗi
một trường phái có đối tượng và phương pháp nghiên cứu cũng như quan điểm chủ đạo riêng biệt, mang đến những
đóng góp nhất định cho sự phát triển nền Tâm lý học.
– Theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tâm lý người là sự phản ánh thế giới khách quan vào não
thông qua chủ thể, trên nền tảng vật chất là hoạt động theo hệ thống chức năng của bộ não, mang bản chất xã hội và có
tính lịch sử.
– Tâm lý có chức năng định hướng, điều khiển và điều chỉnh hoạt động hành vi của con người.

– Các hiện tượng tâm lý được phân loại theo nhiều cách. Cách phân loại phổ biến là căn cứ vào thời gian tồn tại
và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách (quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý) hoặc dựa vào sự
tham gia của ý thức (hiện tượng tâm lý có ý thức và hiện tượng tâm lý không có ý thức).

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
– Khi tiến hành nghiên cứu tâm lý người cần tuân theo các nguyên tắc phương pháp luận cơ bản sau: (1) Nguyên
tắc quyết định luận, (2) Nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hoạt động, (3) Nguyên tắc phát triển và (4) Nguyên tắc hệ
thống cấu trúc.
– Các phương pháp nghiên cứu tâm lý cụ thể là phương pháp quan sát điều tra bằng bảng hỏi hoặc phỏng vấn,
trắc nghiệm, nghiên cứu trường hợp, phân tích sản phẩm và thực nghiệm. Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và
hạn chế riêng, do đó, khi tiến hành nghiên cứu tâm lý cần phối hợp nhiều phương pháp.
– Tổng quát, Tâm lý học là một ngành khoa học khá non trẻ nhưng lại chiếm vị trí quan trọng trong hệ thống các
khoa học và trong đời sống của con người vì mang tính thực tiễn cao. Tâm lý học ngày nay phát triển và phân hóa theo
hai hướng chính là chuyên sâu nghiên cứu về lý luận và vận dụng thực hành. Riêng đối với người học, Tâm lý học mang
đến những kiến thức bao quát và toàn diện về đời sống tâm lý người, giúp thỏa mãn nhu cầu nhận thức nói chung và nhu
cầu nghiên cứu chuyên sâu nói riêng. Ngoài ra, điều quan trọng hơn cả là những tri thức về Tâm lý học giúp chính bản
thân người học hiểu rõ về chính mình đề từ đó rèn luyện và phát triển bản thân.
Created by AM Word2CHM

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
Chương 2. HOẠT ĐỘNG – GIAO TIẾP
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Trong đời sống tâm lý con người, hoạt động và giao tiếp là một trong những vấn đề hết sức trọng tâm không thể

không nhắc đến. Đầu tiên, thông qua hoạt động và giao tiếp, tâm lý con người được bộc lộ hay thể hiện một cách rõ nét.
Kế đến, cũng chính hoạt động và giao tiếp lại là điều kiện hết sức quan trọng để tâm lý con người được hình thành và
phát triển. Trên cơ sở đó, khi đề cập đến vấn đề hoạt động và giao tiếp thì việc xem xét mối quan hệ giữa hoạt động và
giao tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lý người là một trong những hướng tiếp cận hết sức khoa học và hiệu
quả.
2.1. HOẠT ĐỘNG
2.2. GIAO TIẾP
2.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP
2.4. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ NGƯỜI
Created by AM Word2CHM

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
2.1. HOẠT ĐỘNG
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 2. HOẠT ĐỘNG – GIAO TIẾP

2.1.1. Định nghĩa
Trong cuộc sống, thuật ngữ hoạt động được sử dụng một cách khá phổ biến. Nó còn được dùng tương đương với
thuật ngữ làm việc…
Khái niệm hoạt động cũng là vấn đề được nhiều khoa học khác nhau quan tâm. Từ Triết học đến Sinh lý học và
Tâm lý học có những cái nhìn khác nhau về khái niệm này.
Theo Triết học thì hoạt động là sự biện chứng của chủ thể và khách thể bao gồm quá trình khách thể hóa chủ thể
chuyển những đặc điểm của chủ thể vào sản phẩm của hoạt động và ngược lại. Nói khác đi, hoạt động là quá trình qua
đó con người tái sản xuất và cải tạo một cách sáng tạo thế giới, làm cho con người trở thành chủ thể của hoạt động về
hiện tượng của thế giới mà con người nắm được trở thành khách thể của hoạt động.
Dưới góc nhìn của mình, Sinh lý học cho rằng hoạt động là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con
người khi tác động vào hiện thực khách quan nhằm thỏa mãn những nhu cầu của con người.
Tâm lý học cũng nhìn nhận về hoạt động của con người ở nhiều góc nhìn khác nhau và cũng vì vậy, có khá nhiều

khái niệm khác nhau về hoạt động. Nhiều nhà Tâm lý học cho rằng hoạt động là phương thức tồn tại của con người trong
thế giới vì muốn tồn tại thì con người phải hoạt động và thông qua hoạt động thì con người thỏa mãn những nhu cầu của
mình cũng như gián tiếp được phát triển. Ngoài ra, cũng chính nhờ vào hoạt động con người cảm thấy mình đang thực
sự tồn tại đúng nghĩa cũng như tiếp tục phát triển. Không những là thế, hoạt động còn là tác động liên tục của con người
đối với thế giới xung quanh nhằm tạo ra những sản phẩm hết sức đa dạng và phong phú gắn chặt với đời sống con người
cũng như thông qua đó con người nhận thấy sự phát triển của chính mình.
Ở một góc độ khác, khi đề cập đến sự tác động qua lại mang tính tích cực của con người thì hoạt động được xem
là hệ thống năng động các mối tác động qua lại giữa chủ thể và môi trường, là nơi nảy sinh hình ảnh tâm lý về khách thể
qua đó các quan hệ của chủ thể trong thế giới đối tượng được trung gian hóa.
Những phân tích về hoạt động dưới góc nhìn Tâm lý học có thể đưa ra khái niệm sau về hoạt động: Hoạt động là
mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía
con người (khách thể).
Khi nhìn nhận về khái niệm hoạt động trên dưới góc độ Tâm lý học, rõ ràng có hai quá trình diễn ra đồng thời, bổ
sung cho nhau, thống nhất với nhau:
– Quá trình thứ nhất là quá trình khách thể hóa (còn gọi là quá trình xuất tâm). Đó là quá trình con người chuyển
hóa những năng lượng của mình thành sản phẩm của hoạt động. Trong quá trình này, tâm lý của chủ thể được bộc lộ,
được khách quan hóa vào sản phẩm của hoạt động trong suốt một quá trình cũng như ở kết quả. Trên cơ sở này, có thể
nghiên cứu tâm lý con người thông qua hoạt động của họ và cần đáp ứng yêu cầu hay nguyên tắc này.
– Quá trình thứ hai là quá trình chủ thể hóa (còn gọi là quá trình nhập tâm). Đó là quá trình con người chuyển nội
dung của khách thể vào bản thân mình tạo nên tâm lý của cá nhân: nhận thức, tình cảm… Đây cũng chính là quá trình
phản ánh thế giới tạo ra nội dung tâm lý của con người.
Tóm lại, hoạt động của con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của bản thân. Hoạt động
là nguồn gốc, là động lực của sự hình thành, phát triển tâm lý và đồng thời là nơi bộc lộ tâm lý.
2.1.2. Đặc điểm của hoạt động
Có thể nói khi xem xét đặc điểm của hoạt động thì có các đặc điểm cơ bản sau: tính đối tượng, tính chủ thể, tính
mục đích và vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Chính các đặc điểm này trả lời câu hỏi: hoạt động ấy nhắm vào đối
tượng nào, tạo ra sản phẩm gì, sản phẩm ấy là tinh thần hay vật chất…
a. Tính đối tượng
Đối tượng của hoạt động có thể là sự vật, hiện tượng, khái niệm, quan hệ, con người, nhóm người… Đối tượng là
cái chung ta tác động vào, nhắm vào, hướng vào để chiếm lĩnh hay thay đổi. Đối tượng là những cái có thể thoả mãn nhu

cầu nào đó của con người, thúc đẩy con người hoạt động. Đối tượng chính là cái hiện thực tâm lý mà hoạt động hướng
tới. Mỗi vật thể chỉ có tính đối tượng ở dạng tiềm tàng và nó được khơi gợi, thức tỉnh và dần định hình rõ ràng trong sự
tác động qua lại tích cực giũa con người với vật thể đó. Chính vì thế, đối tượng của hoạt động là hiện thân của động cơ
hoạt động.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
Đối tượng của hoạt động luôn thôi thúc hoạt động được tiến hành và tính đối tượng chỉ thực sự đặc trưng cho
hoạt động của con người. Khi tiến hành hoạt động vì những động cơ, con người có sự tham gia của các yếu tố tâm lý
của chủ thể trong sự tác động với thế giới bên ngoài nhằm chiếm lĩnh nó. Từ đây, tạo nên động cơ của hoạt động. Động
cơ của hoạt động là yếu tố thúc đẩy con người tác động vào đối tượng hay thế giới đối tượng để thay đổi nó, biến nó
thành sản phẩm hoặc tiếp nhận nó tạo nên một năng lực mới, một nét tâm lý mới hay một sản phẩm hữu hình nào đó.
Chính vì vậy, đối tượng của hoạt động có thể rất cụ thể nhưng có khi không phải là một cái gì đó có sẵn mà là cái đang
xuất hiện ngay trong quá trình hoạt động.
b. Tính chủ thể
Bất cứ hoạt động nào cũng do chủ thể tiến hành. Chủ thể là con người có ý thức tác động vào khách thể – đối
tượng của hoạt động. Đặc điểm nổi bật nhất là tính tự giác và tích cực của chủ thể khi tác động vào đối tượng vì chủ thể
sẽ gửi trao trong quá trình hoạt động nhu cầu tâm thế, cảm xúc, mục đích, kinh nghiệm của chính mình…
Chủ thể hoạt động có thể là cá nhân, nhóm hay tập thể. Nói khác đi, có thể là một người hay nhiều người. Tuy
nhiên, ngay cả khi chủ thể là nhóm, tập thể thì mọi người cũng thực hiện với cùng một đối tượng, một động cơ chung và
cũng thể hiện rõ tính chủ thể là thế.
Chủ thể của hoạt động thể hiện trong quá trình hoạt động và trong sản phẩm của hoạt động. Qua sản phẩm của
hoạt động và quá trình tiến hành hoạt động sẽ giúp ta hiểu được chủ thể là ai và năng lực của họ như thế nào. Khi chủ
thể của hoạt động khác nhau và cách thức tiến hành khác nhau sẽ tạo ra những sản phẩm với chất lượng khác nhau.
Ở đây cần phân tích thêm mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng trong hoạt động. Quan hệ giữa chủ thể và đối
tượng là quan hệ hai chiều, tích cực. Đối tượng bao giờ cũng là đối tượng của một chủ thể nhất định. Ngược lại, chủ thể
luôn thể hiện mình trong đối tượng, trở thành chủ thể của hoạt động có đối tượng. Kết thúc hoạt động, đối tượng được
chủ thể hóa còn chủ thể được khách thể hóa trong sản phẩm. Đến lượt nó, sản phẩm lại trở thành khách thể, thành đối

tượng của hoạt động khác.
c. Tính mục đích
Hoạt động bao giờ cũng có tính mục đích vì chính tính mục đích của hoạt động làm cho hoạt động của con người
mang chất người hơn bao giờ hết. Mục đích ở đây không được hiểu theo nghĩa tiêu cực như mang ý nghĩa cá nhân hay
sự toan tính hoặc là ý thích riêng, mong muốn, ý định chủ quan… mà mục đích được hiểu theo nghĩa rộng của nó. Mục
đích là biểu tượng về sản phẩm của hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cần nào đó của chủ thể. Mục đích điều chỉnh, điều
khiển hoạt động và là cái con người hướng tới cũng như là động lực thúc đẩy hoạt động. Mục đích của hoạt động trả lời
cho câu hỏi: hoạt động để làm gì. Tính mục đích gắn liền với tính đối tượng và tính mục đích vừa mang tính cá nhân,
vừa luôn bị chế ước bởi nội dung xã hội và các quan hệ xã hội. Mục đích của hoạt động suy cho cùng vẫn là biến đổi
khách thể (thế giới) và biến đổi bản thân chủ thể mà thôi.
d. Hoạt động vận hành theo nguyên tắc gián tiếp
Trong hoạt động, chủ thể tác động vào đối tượng tạo ra sản phẩm bao giờ cũng phải sử dụng những công cụ nhất
định như: tiếng nói, chữ viết máy móc, kinh nghiệm… Nói khác đi, trong hoạt động, con người “gián tiếp” tác động đến
khách thể qua hình ảnh tâm lý trong đầu, gián tiếp qua việc sử dụng các công cụ lao động và sử dụng phương tiện ngôn
ngữ.
Những công cụ đó giữ chức năng trung gian giữa chủ thể và đối tượng tạo ra tính gián tiếp của hoạt động. Đây
cũng chính là một cơ sở quan trọng tạo ra sự khác biệt giữa hoạt động của con người và hành vi bản năng của con vật.
Tâm lý được bộc lộ gián tiếp thông qua sản phẩm của hoạt động cũng là yếu tố minh chứng cho tính gián tiếp của
hoạt động. Đơn cử như thông qua những sản phẩm có được sau hoạt động của người thợ dệt, thợ rèn, sẽ có thể hiểu
được trình độ, bản lĩnh nghề nghiệp cũng như sự đầu tư đích thực của người ấy. Mặt khác, tâm lý con người không
hình thành bằng con đường di truyền sinh học mà nó gián tiếp hình thành thông qua hoạt động học tập, rèn luyện, qua
kinh nghiệm của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau cũng minh chứng thêm cho tính gián tiếp này. Như vậy, chính
những công cụ tâm lý, ngôn ngữ và công cụ lao động giữ chức năng trung gian giữa chủ thể và khách thể, tạo ra tính
gián tiếp của hoạt động một cách rõ nét.
2.1.3. Phân loại hoạt động
Có thể thấy rằng hoạt động là một phạm trù phức tạp cho nên cũng có nhiều cách phân loại khác nhau. Mỗi cách
phân loại đều có thể dựa trên tiêu chí khác nhau nhưng hướng đến việc chỉ rõ hoạt động được nhìn nhận một cách cụ
thể ra sao. Có thể thấy các cách phân loại hoạt động sau:

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
* Xét theo tiêu chí phát triền cá thể:
Xét theo tiêu chí này có thể nhận thấy con người có bốn loại hoạt động cơ bản: vui chơi, học tập, lao động và hoạt
động xã hội.
Cách phân chia này tuy đơn giản nhưng có thể bao trùm tất cả những gì diễn ra trong hoạt động của con người.
Lẽ đương nhiên, cách phân chia này cũng bộc lộ hạn chế là ranh giới giữa chúng không rõ ràng vì các hoạt động có thể
chứa trong nhau, giao thoa nhau. Tuy vậy, cách phân loại này đem lại ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống và nó khá gần
gũi với đời sống thực tế của con người.
* Xét theo tiêu chí sản phẩm (vật chất hay tinh thần)
Xét theo tiêu chí này, có thể chia hoạt động thành hai loại: hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận. Hoạt động
thực tiễn là hoạt động hướng vào các vật thể hay quan hệ tạo ra sản phẩm vật chất là chủ yếu. Hoạt động lý luận được
diễn ra với hình ảnh, biểu tượng, khái niệm tạo ra sản phẩm tinh thần.
Cách phân chia này dựa trên đặc điểm của sản phẩm nhưng một số sản phẩm lại hàm chứa cả yếu tố vật chất và
tinh thần. Vì vậy, cách phân loại này cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối mà thôi.
* Xét theo tiêu chí đối tượng hoạt động
Theo tiêu chí này, người ta chia ra các loại sau: hoạt động biến đổi, hoạt động nhận thức, hoạt động định hướng
giá trị và hoạt động giao lưu.
Hoạt động biến đổi là những hoạt động hướng đến thay đổi hiện thực (tự nhiên, xã hội, con người) như hoạt động
lao động, hoạt động chính trị – xã hội, hoạt động giáo dục.
Hoạt động nhận thức là hoạt động tinh thần, phản ánh thế giới khách quan. Tuy vậy, hoạt động này chỉ dừng ở
mức tìm hiểu, nhận biết thế giới hiện thực mà không phải là biến đổi hiện thực.
Hoạt động định hướng giá trị là hoạt động tinh thần nhằm xác định ý nghĩa thực tại với bản thân chủ thể tạo ra
phương hướng của hoạt động.
Hoạt động giao lưu là hoạt động thiết lập mối quan hệ giữa người với người trong cuộc sống.
2.1.4. Cấu trúc của hoạt động
Trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm nhiều năm, A.N.Leontiev đã nêu lên cấu trúc vĩ mô của hoạt động bao gồm
các thành tố và mối liên hệ giữa các thành tố này. Xin được mô tả sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động như sau:

Sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động
Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy cấu trúc hoạt động là một cấu trúc động. Có thể nhận thấy tính chất động của cấu
trúc này thông qua sự tồn tại một cách độc lập của từng thành tố cũng như mối liên hệ rất mật thiết của chúng.
Trước hết, hoạt động bao giờ cũng nhằm thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Nhu cầu là cái mà con người

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
được được thỏa mãn. Nhu cầu cũng có thể là cái đòi hỏi, cái khát khao được chiếm lĩnh. Khi nhu cầu của con người bắt
gặp đối tượng thỏa mãn thì sẽ trở thành động cơ. Động cơ là yếu tố thôi thúc con người hành động. Động cơ được xem
là mục đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động. Bất kỳ hoạt động nào cũng có động cơ tương ứng. Động cơ có
thể tồn tại ở dạng tinh thần của chủ thể nhưng cũng có thể vật chất hóa ra bên ngoài. Tuy vậy, dù ở hình thức nào thì
động cơ vẫn là yếu tố thúc đẩy việc chiếm lĩnh đối tượng tương ứng với nhu cầu của chủ thể khi gặp gỡ được đối tượng
có liên quan đến sự thỏa mãn.
Nếu như động cơ là mục đích cuối cùng, thì mục đích ấy sẽ được cụ thể hóa ra những mục đích bộ phận. Nói
cách khác, động cơ sẽ cụ thể hóa thành những mục đích khác nhau và mục đích bộ phận chính là hình thức cụ thể hóa
động cơ. Mục đích là bộ phận cấu thành động cơ trong sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động. Quá trình thực hiện các
mục đích này là quá trình thực hiện các hành động. Hành động là quá trình bị chi phối bởi biểu tượng về kết quả phải đạt
được, là quá trình nhằm vào mục đích để dần tiến đến hiện thực hóa động cơ. Cũng chính vì vậy, hành động lại trở
thành thành phần cấu tạo nên hoạt cộng của con người hay hoạt động được tồn tại và thực thi bởi một chuỗi những hành
động.
Việc thực hiện mục đích phải dựa trên những điều kiện xác định. Phải dựa trên những điều kiện – phương tiện
nhất định thì mới có thể đạt được mục đích thành phần. Mỗi phương tiện có thể quy định cách thức hành động khác
nhau. Cốt lõi của cách thức chính là thao tác và thao tác phải được thực hiện dựa trên những điều kiện – phương tiện
tương ứng. Như thế, thao tác trở thành đơn vị nhỏ nhất của hành động, nó không có mục đích riêng những cùng hướng
đến thực hiện mục đích của hành động.
Như vậy khi tiến hành hoạt động, về phía chủ thể bao gồm ba thành tố: hoạt động, hành động và thao tác. Nó mô tả
mặt kỹ thuật của hoạt động. Về phía khách thể thì bao gồm: động cơ, mục đích, phương tiện nó tạo nên “nội dung đối
tượng” của hoạt động. Chính trong cấu thúc này, tính độc lập tương đối và sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các hành tố

được thực hiện mà đặc biệt là giữa hành động và mục đích.
Thứ nhất, một động cơ có thể được cụ thể hóa trong nhiều mục đích. Ngược lại, một mục đích có thể được thể
hiện ở nhiều động cơ khác nhau. Chính thế, một hoạt động được thực hiện bởi nhiều hành động khác nhau và một hành
động có thể tham gia ở nhiều hoạt động khác nhau.
Thứ hai, một hoạt động sau khi đã thực hiện được động cơ thì có thể trở thành một hành động cho hoạt động
khác. Sự chuyển hướng này là hết sức tự nhiên trong đời sống của con người.
Thứ ba, để đạt được mục đích cần phải thực hiện hành động và mục đích có thể phát triển theo hai hướng khác
nhau:
+ Hướng trở thành động cơ vì mục đích không chỉ hướng đến chức năng hướng dẫn mà còn cả chức năng kích
thích và thúc đẩy.
+ Hướng trở thành phương tiện khi mục đích đã được thực hiện và hành động kết thúc và lúc này hành động trở
thành thao tác và có thể tham gia vào nhiều hành động khác.
Tóm lại, hoạt động được hợp thành bởi nhiều hành động và các hành động diễn ra bởi các thao tác. Hoạt động
luôn hướng vào động cơ – đó là mục đích cuối cùng. Mục đích cuối cùng hay động cơ được cụ thể hóa thành nhiều
mục đích thành phần – mục đích bộ phận. Để đạt được mục đích – con người phải sử dụng các phương tiện – điều kiện.
Tùy theo điều kiện, phương tiện con người thực hiện các thao tác để tiến hành hành động nhằm đạt được mục đích. Sự
tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, giữa đơn vị thao tác (kỹ thuật của hoạt động) và nội dung của đối tượng hoạt
động tạo ra sản phẩm của hoạt động. Sản phẩm này là sản phẩm kép vì nó tồn tại ở cả về phía khách thể và phía chủ thể
.
Việc tìm ra sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động có ý nghĩa hết sức đặc biệt. Xét trên phương diện lý luận, sơ đồ
này giúp các nhà Tâm lý học khẳng định thêm về sự thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan trong tâm lý, giữa
đối tượng và chủ thể đồng thời cũng khẳng định luận điểm: trong hoạt động bao giờ cũng chứa đựng nội dung tâm lý và
tâm lý vận hành và phát triển trong hoạt động. Về mặt thực tiễn thì việc vận dụng sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động sẽ
giúp việc tổ chức hoạt động cho con người cũng như việc điều chỉnh hoạt động của con người có thể được thực thi một
cách hiệu quả.
Created by AM Word2CHM

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
2.2. GIAO TIẾP
GIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 2. HOẠT ĐỘNG – GIAO TIẾP

2.2.1. Định nghĩa
Có thể nói trong Tâm lý học có khá nhiều khái niệm về giao tiếp khác nhau tùy theo phân ngành cũng như mục
đích nghiên cứu. Tuy vậy cùng với hoạt động thì giao tiếp sẽ thực hiện chức năng rất quan trọng là định hướng con
người hành động, thúc đẩy hành động, điều khiển hành động cũng như kiểm tra hành động của con người. Bên cạnh đó
con người cũng không thể không thực hiện hoạt động giao tiếp vì giao tiếp như một nhu cầu, một phương tiện để con
người tồn tại. Nói khác đi, thông qua giao tiếp tâm lý con người được hình thành và phát triển. Như vậy, việc xem xét khái
niệm giao tiếp sẽ được nhìn nhận được góc độ nó như một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
tâm lý – nhân cách của con người.
– Hiểu theo nghĩa đơn giản thì giao tiếp nghĩa là tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi, giao lưu…
– Hiểu theo nghĩa rộng nhất thì giao tiếp là hoạt động con người trò chuyện, trao đổi với nhau nhằm thỏa mãn nhu
cầu giao lưu cũng như cũng thực hiện những hoạt động trong cuộc sống.
– Theo Tâm lý học thì giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người với người từ nhu cầu
hoạt động chung nhau trong cuộc sống.
Ngoài ra, giao tiếp còn được xem là sự tác động tương hỗ của các chủ thể phát sinh từ nhu cầu hoạt động được
thục hiện bằng nhiều hình thức khác nhau.
Định nghĩa về giao tiếp, tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ
người – người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa người ta với nhau.
Theo tác giả Nguyễn Thạc, Hoàng Anh thì “Giao tiếp là hình thức đặc biệt cho mối quan hệ giữa con người với
con người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh
hưởng và tác động qua lại lẫn nhau”.
Tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa đưa ra khái niệm giao tiếp như là mối liên hệ và quan hệ giữa người và người trong
các nhóm và các tập thể xã hội nhờ đó con người mới có thể thực hiện các hoạt động của mình nhằm cải biến hiện thực
khách quan xung quanh hoặc chính bản thân.
Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Bích, “Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người thông qua phương tiện ngôn
ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, tác động qua lại và điều chỉnh lẫn nhau”.
Tác giả Trần Trọng Thủy thì quan niệm “Giao tiếp của con người là một quá trình chủ đích hay không có chủ đích,

có ý thức hay không có ý thức mà trong đó các cảm xúc và tư tưởng được diễn đạt trong các thông điệp bằng ngôn ngữ
hoặc phi ngôn ngữ”.
Với tác giả Trần Hiệp, “Giao tiếp là một trong những dạng thức cơ bản của hoạt động của con người. Nó làm tăng
cường hay giảm bớt khả năng thích ứng hành vi lẫn nhau trong quá trình tác động qua lại”.
Tác giả Nguyễn Quang Uẩn khẳng định: “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con
người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói cách
khác, giao tiếp xác lập và vận hành cá quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này với
chủ thể khác.
Tác giả Vũ Dũng cho rằng: “Giao tiếp là quá trình hình thành và phát triển sự tiếp xúc giữa người với người được
phát sinh từ nhu cầu trong hoạt động chung, bao gồm sự trao đổi thông tin, xây dựng chiến lược tương tác thống nhất tri
giác và tìm hiểu người khác”. Hay “Giao tiếp là sự tác động tương hỗ của các chủ thể phát sinh từ nhu cầu hoạt động
chung được thực hiện bằng những công cụ quen thuộc và hướng đến những thay đổi có ý nghĩa trong trạng thái, hành vi
và cấu trúc ý – cá nhân của đối tác”.
Xuất phát từ những phân tích trên, giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người thông qua đó con người
trao đổi thông tin, cảm xúc, tác động qua lại và ảnh hưởng lẫn nhau mà trong đó giao tiếp xác lập và vận hành các mối
quan hệ người – người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủ thể này và chủ thể khác.
2.2.2. Chức năng của giao tiếp
Phân tích về chức năng của giao tiếp trên bình diện xã hội và cá nhân giao tiếp có một số chức năng cơ bản sau:
a. Chức năng thông tin hai chiều giữa các chủ thể tham gia giao tiếp.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
Đây là chức năng có vai trò quan trọng thứ hai sau chức năng thỏa mãn nhu cầu của giao tiếp. Chức năng này
biểu hiện ở khía cạnh truyền thông của giao tiếp thể hiện qua hai mặt truyền tin và nhận tin. Qua giao tiếp mà con người
trao đổi với nhau những thông tin nhất định, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm,… cho nhau. Mỗi cá nhân trong giao tiếp
vừa là nguồn phát thông tin vừa là nguồn thu thông tin.
b. Chức năng tổ chức, điều khiển, phối hợp hành động của một nhóm người trong cùng một hoạt động cùng nhau.
Đây là chức năng dựa trên cơ sở xã hội. Trong một nhóm, một tổ chức có nhiều cá nhân, nhiều bộ phận nên để

có thể tổ chức hoạt động hiệu quả, phối hợp nhịp nhàng thì các cá nhân phải có sự tiếp xúc với nhau để trao đổi, bàn
bạc, phân công công việc cũng như phổ biến tiến trình cách thức thực hiện công việc thì mới có thể tạo sự thống nhất,
hiệu quả trong công việc chung. Nhờ chức năng này, con người có thể phối hợp cùng nhau để giải quyết một nhiệm vụ
nhất định đạt tới mục tiêu đề ra trong quá trình giao tiếp.
c. Chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi
Chức năng này thể hiện ở sự tác động, ảnh hưởng lẫn nhau trong giao tiếp. Đây là một chức năng quan trọng
trong giao tiếp vì trong quá trình giao tiếp cá nhân có thể tác động, gây ảnh hưởng đến người khác đồng thời người khác
cũng có thể tác động, gây ảnh hưởng đối với cá nhân đó. Qua đó, cá nhân có thể điều chỉnh hành vi của mình cũng như
điều khiển hành vi của người khác trong giao tiếp. Trong giao tiếp, cá nhân có thể tác động đến động cơ, mục đích, quá
trình ra quyết định và hành động của người khác.
d. Chức năng xúc cảm
Chức năng này giúp con người thỏa mãn những nhu cầu xúc cảm, tình cảm. Trong giao tiếp, cá nhân có thể biểu
lộ thái độ, tâm trạng của mình đối với người khác cũng như có thể bộc lộ quan điểm, thái độ về một vấn đề nhất định.
Ngược lại, qua giao tiếp cá nhân cũng có thể nhận biết những xúc cảm, tình cảm nhất định của các cá nhân khác. Vì vậy
giao tiếp cũng là một trong những con đường hình thành tình cảm của con người.
e. Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau
Trong quá trình giao tiếp, các chủ thể luôn diễn ra quá trình nhận thức tri thức về tự nhiên, xã hội, nhận thức bản
thân và nhận thức về người khác nhằm hướng tới những mục đích khác nhau trong giao tiếp. Giao tiếp sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho con người trong quá trình nhận thức tri thức về tự nhiên, xã hội giúp con người lĩnh hội được khối lượng
kiến thức khổng lồ của nhân loại. Bên cạnh đó, giao tiếp là phương tiện giúp cá nhân tự nhận thức bản thân. Qua đó, cá
nhân tiếp thu những đánh giá của về bản thân mà từ đó có sự đối chiếu và tự nhận thức, tự đánh giá lại, tự điều chinh
bản thân. Ngược lại, cá nhân cũng có sự nhận thức người khác qua giao tiếp nhằm tìm hiểu, đánh giá về đối tượng mình
giao tiếp từ đó mà có sự định hướng phù hợp trong giao tiếp.
f. Chức năng giáo dục và phát triển nhân cách
Thông qua giao tiếp, con người tham gia vào các mối quan hệ xã hội mà từ đó hình thành, phát triển nhân cách
của mình do đó giao tiếp là điều kiện để tâm lý, nhân cách cá nhân phát triển bình thường và thông qua giao tiếp nhiều
phẩm chất của con người, đặc biệt là các phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển. Nói cách khác, giao tiếp
giúp con người tiếp nhận những kinh nghiệm và những chuẩn mực thông qua đó có sự hình thành và phát triển nhân
cách một cách toàn diện trên bình diện con người – cá nhân. Chính những chức năng này của giao tiếp cũng ảnh hưởng
và tạo nên vai trò hết sức độc đáo của giao tiếp. Giao tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của cá nhân cũng như ảnh

hưởng đến đời sống xã hội của con người và là điều kiện của sự tồn tại và phát triển xã hội.
2.2.3. Phân loại giao tiếp
Dựa trên những tiêu chí khác nhau thì cách phân loại giao tiếp cũng khác nhau:
* Căn cứ vào phương tiện giao tiếp
– Giao tiếp bằng ngôn ngữ:
Giao tiếp bằng ngôn ngữ là hình thức giao tiếp đặc trưng của con người bằng cách sử dụng những tín hiệu chung
là từ, ngữ. Đây là hình thức giao tiếp phổ biến nhất và đạt hiệu quả cao. Ngôn ngữ là các tín hiệu được quy ước chung
trong một cộng đồng nhằm chỉ các sự vật hiện tượng gọi chung là nghĩa của từ. Người ta dùng từ để giao tiếp theo một ý
nhất định. Tiếng nói và chữ viết trong giao tiếp ngôn ngữ thể hiện cả ý và nghĩa khi giao tiếp.
– Giao tiếp phi ngôn ngữ:
Giao tiếp phi ngôn ngữ là hình thức giao tiếp không lời khi sử dụng các cử chỉ, điệu bộ và những yếu tố phi ngôn
ngữ khác. Giao tiếp phi ngôn ngữ thực hiện những hành động, cử chỉ – điệu bộ, những yếu tố thuộc về sắc thái hành vi,
những phương tiện khác đòi hỏi người giao tiếp phải hiểu về nhau một cách tương đối.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.
* Căn cứ vào khoảng cách giao tiếp
– Giao tiếp trực tiếp:
Giao tiếp trực tiếp là hình thức giao tiếp mặt đối mặt khi các chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu của nhau.
– Giao tiếp gián tiếp:
Giao tiếp gián tiếp là hình thức giao tiếp qua thư từ, phương tiện kỹ thuật hoặc những yếu tố đặc biệt khác.
* Căn cứ vào quy cách giao tiếp
– Giao tiếp chính thức:
Giao tiếp chính thức là hình thức giao tiếp diễn ra theo quy định, theo chức trách. Các chủ thể trong giao tiếp phải
tuân thủ những yêu cầu, quy định nhất định.
– Giao tiếp không chính thức:
Giao tiếp không chính thức là hình thức giao tiếp không bị ràng buộc bởi các nghi thức mà dựa vào tính tự
nguyện, tự giác, phụ thuộc vào nhu cầu hứng thú, cảm xúc của các chủ thể.

2.2.4. Đặc điểm của giao tiếp
Khi phân tích các đặc điểm của giao tiếp, có thể nhận thấy giao tiếp là nhu cầu đặc thù của con người, mang tính
ý thức cao và đó là hoạt động tương tác giữa con người với con người. Trên cơ sở đó, có thể đề cập đến các đặc điểm
cơ bản sau của giao tiếp:
a. Giao tiếp luôn mang tính mục đích
Giao tiếp là yếu tố không thể thiếu trong đời sống của con người.Giao tiếp là đặc trưng của hoạt động con người
nên nó gắn liền với tính mục đích. Sự khác nhau giữa hoạt động ở con người và con vật chính là tính mục đích. Khi con
người thực hiện những hành động dù đơn giản hay phức tạp, khi con người tiến hành các hoạt động khác nhau, tính
mục đích luôn bị chi phối rõ là tôi làm để nhằm mục đích gì đạt được cái gì…
Tính mục đích trong giao tiếp cũng thể hiện rõ thông qua việc tiến hành các cuộc giao tiếp, thiết lập các mối quan
hệ xã hội hay thực hiện các hành vi giao tiếp. Mục đích ở đây được hiểu đó là mô hình kết quả mà con người suy nghĩ
dưới dạng một sản phẩm độc đáo và đặc trưng của tư duy. Mục đích ấy chính là kết quả mang ý nghĩa tinh thần hay ý
nghĩa trên bình diện tâm lý – tình cảm mà không hẳn là những lợi lộc hay những gì thuộc về vật chất.
Khi xác lập giao tiếp, con người có quyền suy nghĩ về mục đích của cuộc giao tiếp. Đó có thể là một cảm xúc
được thăng hoa, đó có thể là một mối quan hệ mới được thiết lập về sau, đó có thể là việc gây những ấn tượng tích cực,
đó có thể là việc gây hiệu ứng lưu luyến, đó từng có thể là “chút”chất keo bồi đắp cho tình cảm… Con người nhận ra
mục đích của chính mình trong giao tiếp hay chưa nhận ra một cách rõ ràng về mục đích của chính mình không quan
trọng bằng việc con người tìm được những hiệu ứng đích thực trong giao tiếp. Đó chính là mục đích sâu xa nhất mà giao
tiếp xác lập để đem lại những kết quả sâu sắc nhất nhằm phục vụ cho cá nhân, xã hội và của con người nói chung.
b. Giao tiếp là sự tác động giữa chủ thể với chủ thể
Nếu như với hoạt động thì mối quan hệ được xác lập đó chính là mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng. Nói khác
đi thì trong diễn trình của hoạt động, con người sẽ tác động vào đối tượng để thực hiện hoạt động của mình nhằm đạt
một sản phẩm kép. Cũng tương tự như thế, giao tiếp cũng là sự tác động mang tính chất có định hướng nhưng đó là sự
tác động song phương và đa chiều. Trong giao tiếp sẽ không có ai là khách thể hoàn toàn hay chủ thể hoàn toàn mà cả
hai đều là chủ thể tương tác một cách tích cực và chủ động.
Có thể phân tích về sự tương tác của chủ thể trong giao tiếp khi con người chủ động muốn giao tiếp với một đối
tượng nào đó, con người luôn xem chính họ là chủ thể vì nhất thiết phải hiểu về họ, tôn trọng họ mới có thể tiến hành
cuộc giao tiếp thành công. Ngay cả khi chúng ta sử dụng kiểu nói độc thoại cũng đừng quên rằng tính chủ thể của người
nghe cũng thể hiện một cách sâu sắc trong sự tương tác. Ở một góc độ khác, trong quá trình giao tiếp, tính chủ thể của
người nghe có thể trở thành những hành vi tán thành hay phản ứng, những hành động ủng hộ hay chống đối. Thậm chí

cuộc nói chuyện có thể bị phá vỡ nếu như tính chủ thể của người nghe bị kích thích và “bật dậy” mạnh mẽ khi không có
sự thích ứng hay sự chấp nhận trong giao tiếp diễn ra.
Tính chủ thể tương tác này còn được nhìn nhận và phân tích khi mỗi con người đều có thể khác nhau trong giao
tiếp. Từ nhận thức đến tình cảm và những yếu tố tâm lý có liên quan làm cho tính chủ thể mang màu sắc đặc trưng và trở
nên độc đáo. Trong quá trình giao tiếp, ban đầu việc xác định một chủ thể tưởng chừng như rõ ràng nhưng trong tiến
trình giao tiếp sự đổi vai có thể nhanh chóng diễn ra. Chủ thể thứ hai có thể trở nên rất chủ động và thậm chí lấn át chủ

Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark.

Chương 4 : Hoạt động nhận thức. TS.Trần Thị Thu Mai ( Cảm giác, Tri giác, Trí nhớ và Tưởng tượng ), TS. HuỳnhVăn Sơn ( Tư duy và Chú ý ). Chương 5 : Đời sống tình cảm. ( ThS. Nguyễn Thi Uyên Thy ) Chương 6 : Ý chí. ( TS. Huỳnh Văn Sơn ) Chương 7 : Nhân cách. ( ThS. Lê Thị Hân ) Đây là khu công trình mang tính tập thể nên sự thừa kế những tư liệu quý của những nhà khoa học đi trước, sự tiếpnối những thành tựu nghiên cứu và điều tra giảng dạy và giảng dạy của Bộ môn Tâm lý học – Khoa Tâm lý Giáo dục đào tạo trong nhiều nămqua luôn được trân trọng với cả tấm lòng thành. Giáo trình cũng được biên soạn theo hướng tinh lọc những kỹ năng và kiến thức cơbản và thiết thực tương thích với hướng giảng dạy theo mạng lưới hệ thống tín chỉ. Ngoài ra, phần tóm tắt kỹ năng và kiến thức sau mỗi chương vừamang tính gợi mở điều tra và nghiên cứu vừa xu thế cho việc ôn tập nội dung trọng tâm, phân phối phong phú với những hình thứcđánh giá như : luận đề, trắc nghiệm, tiểu luận … Với những nỗ lực nhất định, giáo trình đã có những nét mới nhưng chắc như đinh những hạn chế là không hề tránhkhỏi. Rất mong nhận được sự góp phần và san sẻ của những nhà khoa học, quý đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình tiếptục hoàn thành xong hơn. Bộ môn Tâm lý học và nhóm tác giảPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Chương 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌCChương 2. HOẠT ĐỘNG – GIAO TIẾPChương 3. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ, Ý THỨCChương 4. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỰCChương 5. ĐỜI SỐNG TÌNH CẢMChương 6. Ý CHÍChương 7. NHÂN CÁCHTÀI LIỆU THAM KHẢOCreated by AM Word2CHMPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Chương 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌCGIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNGThế giới tâm lý người từ lâu vốn là chủ đề lôi cuốn sự chăm sóc của nhiều người thuộc mọi những tầng lớp, mọi trình độnói chung và những nhà khoa học nói riêng. Những hiểu biết về tâm lý người không còn đơn thuần dừng lại ở những kinhnghiệm ứng xử trong dân gian, mà cùng với sự tăng trưởng của xã hội, chúng được điều tra và nghiên cứu và kiến thiết xây dựng thành một hệthống tri thức mang tính khoa học – Tâm lý học. Những thành tựu của Tâm lý học ngày này góp phần rất lớn cho cuộcsống của con người trong mọi nghành, từ nhận thức đến hoạt động giải trí thực tiễn, đưa ngành khoa học này lên vị trí quantrọng trong mạng lưới hệ thống những ngành khoa học. Để khẳng định chắc chắn được vị trí của mình, Tâm lý học trải qua một quy trình tăng trưởng vĩnh viễn trên con đường tìm ra đốitượng nghiên cứu và điều tra, phương pháp nghiên cứu và điều tra cũng như thiết kế xây dựng mạng lưới hệ thống lý luận của riêng nó. Những phần nội dung sauđây sẽ giúp người nghiên cứu và điều tra có cái nhìn tổng quát về ngành khoa học này. 1.1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC1. 2. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ1. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌC1. 4. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌCCreated by AM Word2CHMPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. 1.1. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌCGIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC1. 1.1. Tâm lý, Tâm lý học là gì ? 1.1.1. 1 Tâm lý là gì ? Ở phương Tây, vào thời cổ Hy Lạp, tâm lý được xem như thể linh hồn hay tâm hồn ; phương Đông thì nhìn nhận “ Tâm ” là tâm địa, tâm can, tâm khảm, tâm tư nguyện vọng, “ Lý ” là lý luận về cái tâm, ” Tâm lý ” chính là lý luận về nội tâm của conngười. Ngày nay, trong đời sống, tâm lý được hiểu như tâm tư nguyện vọng, tình cảm, sở trường thích nghi, nhu yếu, cách ứng xử của con người. Từ “ Tâm lý ” được từ điển Tiếng Việt định nghĩa là “ ý nghĩ, tình cảm … làm thành đời sống nội tâm, quốc tế bên trong củacon người ”. Các hiện tượng kỳ lạ tâm lý con người rất phong phú, gồm có nhận thức, hiểu biết ( cảm xúc, tri giác, tư duy, tưởng tượng, trí nhớ ) ; xúc cảm, tình cảm ( yêu, ghét, sợ, xấu hổ, giận, vui sướng ) ; ý chí ( kiên trì, quả cảm, quyết tâm ) hoặc những thuộc tính nhân cách của con người ( nhu yếu, hứng thú, năng lượng tính cách, khí chất ). Hiểu một cách khoa học, tâm lý là hàng loạt những hiện tượng kỳ lạ ý thức phát sinh trong não người, gắn liền và điềukhiển hàng loạt hoạt động giải trí, hành vi của con người. 1.1.1. 2. Tâm lý học là gì ? Thuật ngữ Tâm lý học xuất phát từ hai từ gốc La tinh là “ Psyche ” ( linh hồn, tâm hồn ) và “ Logos ” ( khoa học ). Vàokhoảng thế kỷ XVI, hai tù này được đặt cùng nhau để xác lập một yếu tố điều tra và nghiên cứu, “ Psychelogos ” nghĩa là khoa họcvề tâm hồn. Đến đầu thế kỷ XVIII, thuật ngữ “ Tâm lý học ” ( Psychology ) được sử dụng phổ cập hơn và được hiểu nhưlà khoa học chuyên nghiên cứu và điều tra về hiện tượng kỳ lạ tâm lý. Người điều tra và nghiên cứu ngành khoa học này được gọi là nhà Tâm lýhọc. 1.1.2. Vài nét về lịch sử dân tộc hình thành và tăng trưởng của Tâm lý họcKhi đề cập đến lịch sử dân tộc tăng trưởng của ngành khoa học này, hoàn toàn có thể chia ra ba tiến trình chính : ( 1 ) thời cổ đại ; ( 2 ) từthế kỷ thứ XIX trở lại trước ; ( 3 ) Tâm lý học chính thức trở thành một khoa học. 1.1.2. 1. Tư tưởng Tâm lý học thời cổ đạiTừ rất lâu rồi, con người đã luôn vướng mắc về những bí hiểm của quốc tế niềm tin. Chính do đó, những khám phá về tâmlý người cũng Open từ rất truyền kiếp. Tuy nhiên, vào thời kỳ ấy, từ “ tâm hồn ”, “ linh hồn ” được sử dụng và Tâm lý họcchưa là một khoa học độc lập, nó Open và gắn liền với những tư tưởng của Triết học. Khi đề cập đến tư tưởng Tâm lý học thời kỳ này, điều quan trọng trước nhất cần nhấn mạnh vấn đề là tác phẩm “ Bàn vềtâm hồn ” của nhà Triết học Aristotle. Tác phẩm này được xem như cuốn sách tiên phong mang tính khoa học về tâm lý. Bởilẽ trong đó, ông khẳng định chắc chắn vị trí của tâm lý học là rất quan trọng, cần phải xếp số 1 và tâm hồn thực ra chính là cácchức năng của con người. Theo ông, con người có ba loại tâm hồn tương ứng với ba tính năng : dinh dưỡng, vận độngvà trí tuệ. Ngoài ra, những nhà Triết học thời bấy giờ nghiên cứu và điều tra về tâm hồn đã đặt những câu hỏi : Tâm hồn do cái gì sinh ra ? Tâm hồn sống sót ở đâu ? Để vấn đáp những câu hỏi này, có hai quan điểm trái chiều nhau về tâm hồn, đó là ý niệm duy tâmcổ và duy vật cổ. Theo ý niệm duy tâm cổ, tâm hồn hay linh hồn là do Thượng đế sinh ra, nó sống sót trong thể xác con người. Khicon người chết đi, tâm hồn sẽ quay trở về với một tâm hồn tối cao trong ngoài hành tinh, sau đó sẽ đi vào thể xác khác. Đại điệncho ý niệm duy tâm cổ là nhà Triết học Socrate và Platon ( 428 – 348 TCN ). Socrate với châm ngôn “ Hãy tự biếtmình ” đã khơi ra một đối tượng người tiêu dùng mới cho Tâm lý học, ghi lại một bước ngoặt trong tâm lý của con người : suy nghĩvề chính mình, năng lực tự ý thức, quốc tế tâm hồn của con người, khác hẳn với những hiện tượng kỳ lạ Toán học hay Thiênvăn học thời đó. Quan niệm duy vật cổ cố gắng nỗ lực tìm kiếm tâm hồn trong những dạng vật chất đơn cử như đất, nước, lửa, khí mà tiêubiểu là Democrite ( 460 – 370 TCN ). Ông cho rằng tâm hồn là một dạng vật chất đơn cử, do những nguyên tử lửa sinh ra, đólà những hạt tròn nhẵn hoạt động theo vận tốc nhanh nhất trong khung hình. Tính chất hoạt động của những nguyên tử lửa này sẽquy định tính chất của tâm hồn. Hay trong Triết học phương Đông, khí huyết trong người được xem là nguồn gốc củamọi hiện tượng kỳ lạ ý thức. Tâm hồn như một dòng khí, khi những dòng khí này bị ùn tắc thì sẽ phát sinh bệnh tật ở tâmhồn lẫn khung hình. Như vậy, vào thời cổ đại, những tư tưởng về tâm lý, về quốc tế tâm hồn con người sinh ra ngay trong lòng của TriếtPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. học. 1.1.2. 2. Tâm lý học từ thế kỷ XIX quay trở lại trướcTrước khi Tâm lý học được sinh ra như thể một khoa học độc lập, có hai yếu tố cần chăm sóc là thái độ và phươngpháp. Khi nói về thái độ, người ta xem những bí hiểm của quốc tế ý thức con người phải được điều tra và nghiên cứu một cáchkhách quan, như bất kể phần nào khác của quốc tế tự nhiên. Nhà Triết học người Pháp, Descartes ( 1596 – 1650 ), người đi theo phe phái nhị nguyên, đã đặc biệt quan trọng quan tâmđến mối quan hệ giữa tâm hồn và khung hình. Ông cho rằng thể xác và tâm hồn sống sót độc lập với nhau, chúng kết nối vàtương tác với nhau qua tuyến tùng – một bộ phận rất nhỏ nằm gần đáy não. Sở dĩ ông cho rằng tuyến tùng là cầu nốigiữa quốc tế niềm tin và khung hình vì chỉ cấu trúc này không đối xứng, nghĩa là không có sự phân đôi thành bên phải haytrái như những phần khác của khung hình. Theo Descartes, khung hình chính là một phần của quốc tế vật lý, nó chiếm một vị trí trongkhông gian và tuân theo những quy luật vật lý. Tinh thần và quốc tế của những sáng tạo độc đáo của nó thì là một cái gì đó hoàn toànkhác hẳn. Làm thế nào tâm lý “ chuyển dời cánh tay ” gây ra ảnh hưởng tác động vật lý ? Tâm hồn ( tâm lý, tình cảm, ý thức … ) như một con người tí hon sống sót bên trong con người thể xác vật lý. Theo ông, một ý nghĩ ảnh hưởng tác động đến khung hình theo cơchế phản xạ, như một vòi phun nước, có nước bơm vào thì có nước phun ra. Kim châm vào khung hình kích thích tạo ra xungđộng thần kinh rồi chạy lên tuyến tùng từ đó chạy xuống tay và rụt tay lại. Ông đã đi tới học thuyết phản xạ và đặt nềntảng cho một khoa học mới – khoa Sinh lý thần kinh cấp cao của Pavlov. Sang đầu thế kỷ XVIII, nhà Triết học Đức, Christian Wolff, đã chia nhân chủng học ra thành hai thứ khoa học làkhoa học về khung hình và khoa học về tâm hồn. Năm 1732, ông xuất bản tác phẩm “ Tâm lý học kinh nghiệm tay nghề ” và năm 1734, ông cho sinh ra cuốn “ Tâm lý học lý trí ”. Từ đây, thuật ngữ “ Tâm lý học ” khởi đầu được dùng thông dụng. Lametri ( 1709 – 1751 ), nhà Triết học người Pháp thì cho rằng không có định nghĩa đúng chuẩn về con người, nghiêncứu tâm hồn trong nội tại những cơ quan khung hình mới hoàn toàn có thể có hiệu suất cao. Đó là những vấn đề của những nhà Triết học biểu lộ quan điểm, thái độ của mình so với những hiện tượng kỳ lạ tâm lýngười. Tuy nhiên, yếu tố kế đến đặt ra là chiêu thức điều tra và nghiên cứu những hiện tượng kỳ lạ tâm lý này. Những nhà Sinh lý họcbắt tay vào cuộc, họ chăm sóc đến việc con người tiếp đón và tổ chức triển khai những thông tin thu được từ những giác quan như thếnào. Để vấn đáp cho câu hỏi này, phương pháp họ thực thi mang tính khoa học hơn. Thay vì đơn thuần dựa trên những lậpluận lý giải như Triết học, những nhà Sinh lý học đưa ra những Dự kiến và triển khai quan sát có mạng lưới hệ thống để xác địnhtính đúng chuẩn của những Dự kiến ấy. Từ đây, khoảng chừng giữa thế kỷ thứ XIX, nhiều nhà Sinh lý học đã triển khai những nghiên cứu và điều tra quan trọng làm tiền đềcho sự sinh ra của Tâm lý học như một khoa học độc lập. Chẳng hạn như, Hennann Von Helmholtz ( 1821 – 1894 ), ngườikhởi xướng Tâm Sinh lý học giác quan đã điều tra và nghiên cứu mối quan hệ giữa những kích thích vật lý, những quy trình xảy ratrong hệ thần kinh với những quy trình cảm xúc và tri giác của con người ( tri giác nhìn khoảng trống, thị giác sắc tố, trigiác âm thanh ) ; Tâm Vật lý học của Gustav Fechner ( 1801 – 1887 ) và Emst Heinrich Weber ( 1795 – 1878 ) chú trọng vàomối đối sánh tương quan giữa cường độ kích thích với hình ảnh tâm lý, Fechener chứng tỏ rằng những hiện tượng kỳ lạ tâm lý như trigiác hoàn toàn có thể được đo lường và thống kê với sự đúng mực cao ; Franciscus Comelis Donders ( 1818 – 1889 ) nghiên cứu và điều tra về thời gianphản ứng của khung hình từ khi đảm nhiệm kích thích để suy ra những điểm độc lạ trong những quy trình nhận thức của conngười. 1.1.2. 3. Tâm lý học trở thành một khoa học độc lậpVào khoảng chừng những năm 70 của thế kỷ XIX, những nhà Triết học và Sinh lý học mày mò những yếu tố của Tâm lý họcmột cách tích cực nhưng họ đi theo những quan điểm riêng của mình. Trong đó, một giáo sư người Đức, Wihelm Wundt ( 1832 – 1920 ) đã đưa Tâm lý học thành một khoa học độc lập bằng việc xây dựng phòng thí nghiệm chính thức đầu tiênnghiên cứu về Tâm lý lại trường Đại học Leipzig ( Đức ) năm 1879, một sự kiện lưu lại Tâm lý học sinh ra. Năm 1881, ông xuất bản tạp chí tiên phong công bố những khu công trình điều tra và nghiên cứu về tâm lý học. Do đó, ông được xem như cha đẻ củaTâm lý học ngày này. Khái niệm của Wundt trong Tâm lý học đã thống lĩnh suốt hơn hai thập kỷ. Với vốn kỹ năng và kiến thức được huấn luyện và đào tạo trongngành Sinh lý học, ông công bố Tâm lý học mới là một ngành khoa học thật sự sau Hóa học và Vật lý. Theo Wundt, đốitượng nghiên cứu và điều tra của ngành khoa học mới này là ý thức, đó là nhận thức về những thưởng thức túc thời của con ngườinhư tình cảm, ý nghĩ. Từ đây, Tâm lý học trở thành ngành khoa học nghiên cứu và điều tra về ý thức và yên cầu phương phápnghiên cứu khoa học như Hóa học hay Sinh lý học, chiêu thức nội quan, nghĩa là khách thể tự quan sát một cách cóhệ thống và cẩn trọng những thưởng thức ý thức của mình và ghi chép lại thành bảng diễn đạt. Tuy nhiên, giải pháp này mang tính chủ quan rất cao mặc dầu khách thể nghiên cứu và điều tra được đào tạo và giảng dạy tốt để ghichép lại những thưởng thức của bản thân, những tác dụng thu được thường không thống nhất với nhau so với một trải nghiệmPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. ý thức. Vì vậy, Tâm lý học của Wundt có vẻ như đi vào bế tắc và trước bầu không khí khoa học bừng phát, nhiều trường pháiTâm lý học tân tiến sinh ra tìm kiếm đối tượng người tiêu dùng điều tra và nghiên cứu và chiêu thức điều tra và nghiên cứu khoa học cũng như mạng lưới hệ thống lýluận cho riêng nó. 1.1.3. Một vài quan điểm Tâm lý học hiện đại1. 1.3.1. Tâm lý học tập viChủ nghĩa hành vi do nhà Tâm lý học người Mỹ John B. Waston ( 1878 – 1958 ) sáng lập vào năm 1913, đặt trênnền tảng học thuyết phản xạ của Ivan Pavlov. Trường phái này cho rằng Tâm lý học chỉ nghiên cứu và điều tra những hành vi có thểquan sát được một cách trực tiếp và những yếu tố quyết định hành động từ môi trường tự nhiên, bác bỏ trạng thái ý thức. Hành vi là tổng sốcác phản ứng ( Response ) của khung hình cung ứng lại những kích thích ( Stimulus ) từ môi trường tự nhiên. John B. Waston đã công bố đanh thép hoàn toàn có thể hiểu được hành vi con người trải qua việc điều tra và nghiên cứu và thay đổimôi trường sống của con người. Nói cách khác, ông sáng sủa tin cậy rằng bằng cách điều khiển và tinh chỉnh, trấn áp môi trườngsống của con người thì hoàn toàn có thể hiểu, hình thành và điều khiển và tinh chỉnh hành vi của họ theo mong đợi : “ Hãy đưa tôi một tá trẻ sơsinh khỏe mạnh, khung hình cân đối, và một quốc tế riêng thực sự của riêng tôi để nuôi dưỡng chúng và tôi sẽ bảo vệ là sẽlấy ngẫu nhiên bất kể đứa trẻ nào và huấn luyện và đào tạo, dạy dỗ nó để trở thành bất kể một chuyên viên nào mà tôi muốn như bácsĩ, luật sư, họa sỹ, nhà kinh doanh, và vâng, thậm chí còn một người ăn mày hay tên trộm, bất kể kĩ năng, sở trường thích nghi, xuhướng, năng lượng, nghề nghiệp và dòng dõi của tổ tiên đứa bé. ” ( Waston 1924 ). Với phát biểu này, Tâm lý học tập viđược biết đến với công thức nổi tiếng về mối quan hệ tương ứng giữa hành vi và thiên nhiên và môi trường sống S à R. Ông chứngminh thuyết của mình bằng một loạt những điều tra và nghiên cứu thực nghiệm trên loài vật và cả trên con người ( thực nghiệm trêncậu bé Albert ). Về sau, B. F. Skinner đã đưa Tâm lý học hành vi trở nên nổi tiếng bằng cách bổ trợ vào công thức trêncác yếu tố trung gian ( O ) như nhu yếu, sở trường thích nghi, hứng thú, kỹ xảo cùng tham gia tinh chỉnh và điều khiển hành vi con người. Chủ nghĩa hành vi đã bị phê phán là máy móc hóa con người, chỉ khám phá những bộc lộ bên ngoài mà khôngnghiên cứu nội dung đích thực bên trong của tâm lý con người. Việc nhìn nhận mối liên hệ cứng ngắc giữa hành vi vàmôi trường đã đánh mất tính chủ thể trong tâm lý người. Tuy nhiên, trong toàn cảnh Tâm lý học rơi vào khủng hoảng cục bộ vì bếtắc về đối tượng người dùng và giải pháp nghiên cứu và điều tra, bằng việc xác lập đối tượng người dùng nghiên cứu và điều tra là hành vi và sử dụng phươngpháp thực nghiệm, Tâm lý học hành vi đã mở ra con đường khách quan cho Tâm lý học. 1.1.3. 2. Tâm lý học Ghestal ( Tâm lý học cấu trúc ) Tâm lý học Ghestal Open ở Đức vào những năm đầu thế kỷ XX gồm ba nhà Tâm lý học sáng lập là MaxWertheimer ( 1880 – 1943 ), Kurt Koffka ( 1886 – 1947 ), Wolfgang Kohler ( 1887 – 1964 ). Trường phái này điều tra và nghiên cứu sâuvào hai nghành nghề dịch vụ là tư duy và tri giác, nỗ lực lý giải hiện tượng kỳ lạ tri giác, tư duy dựa trên cấu trúc sinh học sẵn có trênnão ( duy tâm sinh lý ). Khi một sự vật, hiện tượng kỳ lạ nào đó ảnh hưởng tác động vào con người, do trong não có sẵn một cấu trúctương tự với sự vật hiện tượng kỳ lạ đó nên con người phản ánh được chúng. Như vậy thực chất của quy trình tư duy và trigiác của con người đều có đặc thù cấu trúc, nghĩa là con người tư duy và tri giác theo một tổng thể và toàn diện chỉnh thể trọn vẹncủa sự vật, hiện tượng kỳ lạ chứ không phải là tổng từng thành tố bộ phận, riêng không liên quan gì đến nhau. Đây là quan điểm chủ yếu của Tâm lý họcGhestal. Tính toàn diện và tổng thể, chỉnh thể của Tâm lý học Ghestal rất quan trọng trong điều tra và nghiên cứu tâm lý nói chung nhưng vì quáchú trọng đến kinh nghiệm tay nghề của cá thể, vai trò của việc học hỏi những kỹ năng và kiến thức mới đã bị xem nhẹ. Tư tưởng của Tâm lý học Ghestal đã hướng khoa học tâm lý xem xét những hiện tượng kỳ lạ tâm lý như một toàn diện và tổng thể trọnvẹn cũng như đưa Tâm lý học đến đối tượng người tiêu dùng nghiên cứu và điều tra là quy trình ý thức, nhận thức của con người hơn là nhữnghành vi quan sát được bên ngoài. Ngoài ra, phe phái này đã góp phần rất nhiều cho nền Tâm lý học trong việc xâydựng những quy luật về tư duy và tri giác nhu quy luật bừng hiểu – insight ( là sự tò mò những mối quan hệ có đặc thù độtnhiên dẫn tới một giải pháp xử lý yếu tố nào đó ), quy luật hình nền, quy luật bổ trợ. Những quy luật này ngày nayđược vận dụng nhiều trong điện ảnh, hội họa. Hơn nữa, với giải pháp thực nghiệm trong nghiên cứu và điều tra. Tâm lý họcGhestal đã thôi thúc con đường khách quan cho Tâm lý học. 1.1.3. 3. Phân tâm họcNgười sáng lập Phân tâm học chính là Sigmund Freud ( 1856 – 1939 ), một bác sĩ tinh thần người Áo. Ông chorằng những yếu tố thôi thúc hành vi, tâm lý của con người hầu hết nằm trong phần sâu thẳm mà con người không nhậnbiết cũng như không trấn áp được. Các yếu tố ấy được gọi là vô thức. Vô thức chính là những nhu yếu bản năng củacon người ( trong đó gồm những bản năng cơ bản như bản năng tình dục, bản năng sống, bản năng chết mà bản năngtình dục hay còn gọi là “ libido ” được Freud nhấn mạnh vấn đề và xem như thành tố cơ bản trong cái vô thức của con người ) không được thỏa mãn nhu cầu, bị dồn nén, được biểu lộ trải qua giấc mơ, sự nói nhịu. Các bản năng luôn yên cầu được thỏamãn nhưng nó bị ngăn ngừa bởi chịu sự chế ước của những chuẩn mực xã hội, những điều cấm kỵ mà con người học đượckhi còn ấu thơ từ cha mẹ, thầy cô hay những người có uy quyền khác. Đời sống tâm lý con người, theo Freud, là nhữngPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. xích míc giữa ba khối : Id ( cái ấy, xung lực bản năng ), Ego ( cái tôi ), Superego ( cái siêu tôi ). Để khám phá được về thếgiới vô thức của con người cũng như lý giải cho những rối nhiễu tâm lý, động cơ, nhân cách, ông đề xuất những phươngpháp như liên tưởng tự do, nghiên cứu và phân tích giấc mơ, chuyển di và chống chuyển di, diễn giải. Với cách nhìn nhận sinh vật hóa con người, quan điểm của Freud đã khuấy lên làn sóng phản đối can đảm và mạnh mẽ vàođầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, Phân tâm học đương đại đã góp phần rất nhiều không riêng gì trong việc hiểu và chữa trị những rốiloạn tâm lý mà còn lý giải những hiện tượng kỳ lạ trong đời sống hàng ngày như định kiến, tính hung hăng, gây hấn, độngcơ. Các nghành nghề dịch vụ khác như y khoa, thẩm mỹ và nghệ thuật, văn chương cũng chịu sự tác động ảnh hưởng to lớn từ quan điểm của phân tâmhọc. 1.1.3. 4. Tâm lý học nhân vănTừ chối quan điểm tâm lý được pháp luật bởi những động lực sinh học, quy trình vô thức hay thiên nhiên và môi trường, Tâm lýhọc nhân văn cho rằng con người khác hẳn loài vật ở chỗ có hình ảnh về cái tôi. Mỗi cá thể đều có khuynh hướng pháttriển, năng lực tìm kiếm và đạt đến sự hài lòng, niềm hạnh phúc trong đời sống. Giá trị, tiềm năng của con người rất đượccoi trọng. Đại diện cho phe phái này là Carl Roger ( 1902 – 1987 ) và Abraham Maslow ( 1908 – 1970 ). Theo C.Roger, thực chất con người là tốt đẹp, con người có ý chí độc lập của bản thân và phấn đấu cho cái tôi trở thành hiện thực. A.Maslow thì quan tâm tới động cơ thôi thúc, đó là mạng lưới hệ thống những nhu yếu của con người, trong đó, nhu yếu tự tìm thấy hạnhphúc, tự hiện thực hóa tiềm năng của bản thân xếp thứ bậc cao nhất trong bậc thang năm nhu yếu ( nhu yếu sinh lý, nhucầu bảo đảm an toàn, nhu yếu yêu thương và thuộc về, nhu yếu tự khẳng định chắc chắn, nhu yếu tự hiện thực hóa tiềm năng bản thân ). Trên cơ sở tôn trọng thực chất tốt đẹp của con người, C.Roger khuyến khích sự tích cực lắng nghe và gật đầu vô điềukiện để tạo ra thiên nhiên và môi trường thuận tiện cho sự tăng trưởng tự do cá thể, giúp con người tăng trưởng theo khunh hướng tốt đẹp, xử lý được nhiều những khó khăn vất vả tâm lý. Trường phái này đưa ra một bức tranh trọn vẹn khác về tâm lý người so với Tâm lý học hành vi và Phân tâm học. Tuy nhiên, dù nhấn mạnh vấn đề vào góc nhìn độc lạ tốt đẹp của quốc tế nội tâm con người, Tâm lý học nhân văn có một hạnchế là không lý giải được nguồn gốc của thực chất tốt đẹp này. 1.1.3. 5. Tâm lý học nhận thứcĐại điện cho phe phái Tâm lý học nhận thức là nhà Tâm lý học người Thụy Sĩ Jean Piaget ( 1896 – 1980 ). Pháttriển từ chủ nghĩa cấu trúc và một phần phản ứng lại chủ nghĩa hành vi, Tâm lý học nhận thức nghiên cứu và điều tra về mối quan hệgiữa tâm lý với sinh lý, khung hình và môi trường tự nhiên trải qua những hoạt động giải trí của trí nhớ, tư duy, ngôn từ, tri giác. Trườngphái này nhấn mạnh vấn đề khám phá phương pháp con người tâm lý, hiểu và biết về quốc tế bên ngoài cũng như ảnh hưởng tác động củacách con người nhìn nhận về quốc tế khách quan đến hành vi, nghĩa là để hiểu được tâm lý con người, lý giải đượchành vi của con người thì cần tìm hiểu và khám phá phương pháp con người tiếp đón, gìn giữ và giải quyết và xử lý thông tin. Tâm lý học nhận thứcđã thiết kế xây dựng được những kim chỉ nan về quy trình nhận thức của con người. Tuy nhiên, vẫn còn nhìn nhận vai trò chủ thểmột cách bị động. 1.1.3. 6. Tâm lý học thần kinhTrường phái này xem xét tâm lý con người tù góc nhìn tính năng sinh lý. Con người, thực ra là một loài động vậtcấp cao và chịu sự chi phối của những quy luật tự nhiên. Các nhà Tâm lý học đi theo quan điểm thần kinh học quan tâmnghiên cứu mối quan hệ giữa những yếu tố di truyền, sinh học và hành vi con người. Chẳng hạn như, phương pháp những tế bàothần kinh link với nhau, sự tác động ảnh hưởng của não và hệ thần kinh đến hành vi, sự liên hệ giữa những xúc cảm của conngười như : niềm kỳ vọng, nỗi sợ hãi, sự tức giận với những tính năng khung hình … Bởi lẽ, mỗi bộc lộ tâm lý của con ngườiđều được chia nhỏ ra thành những góc nhìn khác nhau để tìm hiểu và khám phá yếu tố sinh học của nó, quan điềm này có một sứchút khá lớn. Những nhà Tâm lý học đống ý quan điểm này đã góp phần chính yếu trong việc hiểu và cải tổ cuộcsống con người, từ việc chữa trị một vài dạng khiếm thính nào đó cho đến việc tìm ra thuốc chữa những rối loạn tâm thầnnghiêm trọng. 1.1.3. 7. Tâm lý học Marxist ( Tâm lý học hoạt động giải trí ) Trong toàn cảnh những quan điểm khác nhau về Tâm lý học cùng sống sót nhưng lại có những sự không tương đồng, thậm chí còn là đốinghịch nhau, tâm lý người về mặt thực chất vẫn chưa có được lời giải đáp thỏa đáng. Tâm lý được hình thành như thếnào, chính sách quản lý và vận hành của nó ra làm sao, bộc lộ và tương tác với đời sống thực của con người bằng con đường nào ? Sau nhiều năm thai nghén, nghiên cứu và điều tra và thiết kế xây dựng, nền Tâm lý học hoạt động giải trí do những nhà Tâm lý học Xô Viết nhưL. X.Vygotsky ( 1896 – 1934 ), X.L.Rubinstein ( 1902 – 1960 ), A.N.Leontiev ( 1903 – 1979 ), lấy tư tưởng triết học Marxist làmtư tưởng chủ yếu và thiết kế xây dựng mạng lưới hệ thống phương pháp luận đã sinh ra. Sự sinh ra của Tâm lý học hoạt động giải trí đã đánh dấumốc lịch sử dân tộc to lớn trong việc làm sáng tỏ thực chất hiện tượng kỳ lạ tâm lý người dưới góc nhìn hoạt động giải trí, đưa tâm lý ngườithoát khỏi vòng khép kín con người sinh học – môi trường tự nhiên. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Quan điểm xuất phát của Tâm lý học hoạt động giải trí gồm ba cơ sở chính : – Luận điểm về thực chất con người : con người không chỉ là một sống sót tự nhiên mà còn là một sống sót xã hội tồn tạilịch sử, như Marx từng nói : “ Trong tính hiện thực của nó, thực chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội ”. – Tư tưởng về hoạt động giải trí của con người : quốc tế khách quan tiềm ẩn hoạt động giải trí của con người và những sảnphẩm do hoạt động giải trí ấy tạo ra, nói khác đi, tâm lý con người được hình thành và biểu lộ trong hoạt động giải trí. – Luận đề về ý thức : ý thức là loại sản phẩm cao nhất của hoạt động giải trí con người, được tạo nên bởi những mối quan hệgiữa con người với quốc tế xung quanh bởi đời sống thực của con người. Với vấn đề lịch sử vẻ vang, xã hội về con người, nghiên cứu và phân tích rõ chính sách của hoạt động giải trí và thực chất của ý thức. Tâm lý họchoạt động thật sự đã mở ra thời đại mới cho ngành Tâm lý học, đưa Tâm lý học quay trở lại đúng vị trí vai trò của nó, ngànhTâm lý học khách quan gắn liền và ship hàng cho đời sống thực của con người. 1.1.4. Đối tượng, trách nhiệm điều tra và nghiên cứu của Tâm lý học1. 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu và điều tra của Tâm lý họcĐối tượng điều tra và nghiên cứu của Tâm lý học là những hiện tượng kỳ lạ tâm lý, sự hình thành và quản lý và vận hành của những hiện tượngtâm lý ( hoạt động giải trí tâm lý ). 1.1.4. 2. Nhiệm vụ nghiên cứu và điều tra của Tâm lý học : Có thể khái quát về những trách nhiệm điều tra và nghiên cứu của Tâm lý học như sau : – Nghiên cứu những hiện tượng kỳ lạ tâm lý. – Phát hiện những quy luật tâm lý. – Tìm ra chính sách hình thành tâm lý. – Lý giải, dự báo hành vi, thái độ của con người. – Đưa ra những giải pháp phát huy tác nhân con người hiệu suất cao nhất, ứng dụng trong những nghành nghề dịch vụ hoạt động giải trí và nângcao chất lượng ci2mh sống. Created by AM Word2CHMPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. 1.2. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG VÀ PHÂN LOẠI CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝGIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC1. 2.1. Bản chất những hiện tượng kỳ lạ tâm lý theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sửTheo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vẻ vang, tâm lý người có nguồn gốc từ hiện thực khách quan, cơchế sinh lý là tính năng của não và có thực chất xã hội lịch sử vẻ vang. Tâm lý người được hiểu là sự phản ánh quốc tế kháchquan vào não, sự phản ánh này mang tính chủ thể và có thực chất xã hội lịch sử dân tộc. 1.2.1. 1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quanMọi sự vật hiện tượng kỳ lạ trong quốc tế khách quan đều có thực chất phản ánh ở những dạng khác nhau như phản ánhvật lý ( quyển sách để lại hình ảnh phản chiếu trong tấm gương ), hóa học ( Natri phối hợp với Clo tạo ra muối ), cơ học ( bước tiến để lại vết chân trên cát ), sinh lý ( thức ăn nghiền nát thành chất dinh dưỡng được hấp thụ để nuôi khung hình ), xãhội ( nghị định chuẩn bị sẵn sàng được phát hành thường có sự góp ý của Đại biểu Quốc hội hoặc người dân ). Qua đó, có thểthấy trong bất kể phản ánh nào đều có hai mạng lưới hệ thống, một mạng lưới hệ thống tác động ảnh hưởng và một mạng lưới hệ thống chịu sự tác động ảnh hưởng và cho ramột sự vật, hiện tượng kỳ lạ nào đó. Nói khác đi, phản ánh hoàn toàn có thể hiểu là sự ảnh hưởng tác động qua lại giữa hai hay nhiều mạng lưới hệ thống vậtchất mà tác dụng để lại dấu vết ở cả mạng lưới hệ thống ảnh hưởng tác động lẫn mạng lưới hệ thống chịu sự ảnh hưởng tác động. Tâm lý cũng là một dạng phản ánhnhưng rất đặc biệt quan trọng vì nó là trung gian giữa phản ánh sinh lý và phản ánh xã hội. Phản ánh tâm lý là sự tác động ảnh hưởng qua lại giữa quốc tế khách quan và não người, đây là cơ quan vật chất có cấu trúcphức tạp nhất trong sinh giới. Kết quả của sự ảnh hưởng tác động này là để lại một dấu vết trên não, mang nội dung niềm tin, đóchính là hình ảnh tâm lý. Như vậy, thực ra tâm lý chính là hình ảnh về quốc tế khách quan. Nói cách khác, thế giớikhách quan chính là nguồn gốc nội dung của tâm lý người. Tuy nhiên, hình ảnh này không khô cứng như hình ảnh phảnchiếu trong gương hay thu được từ máy chụp hình và nó có những đặc điềm riêng không liên quan gì đến nhau. * Đặc điểm của phản ánh tâm lý – Tính trung thực : Hình ảnh tâm lý phản ánh trung thực những thuộc tính của quốc tế khách quan như sắc tố, hình dạng, âm thanh, mùi, vị, quy luật … trừ những trường hợp con người có bệnh về thần kinh hay những cơ quan nhậnthức có yếu tố khiến sự phản ánh bị rơi lệch, bóp méo. Nhờ có sự phản ánh trung thực này mà con người hoàn toàn có thể hiểuđúng về quốc tế khách quan để từ đó có những ảnh hưởng tác động biến hóa tái tạo một cách hài hòa và hợp lý nhằm mục đích ship hàng cho quyền lợi củacon người. – Tính tích cực : Phản ánh tâm lý mang tính tích cực được bộc lộ ở chỗ con người không ngừng ảnh hưởng tác động vàothế giới khách quan để tái tạo đổi khác nó cho tương thích với mục tiêu của mình. Ngoài ra, trong quy trình phản ánh thếgiới khách quan, con người cố gắng nỗ lực vận dụng, sử dụng thêm rất nhiều kinh nghiệm tay nghề, nỗ lực cá thể để phản ánh. – Tính phát minh sáng tạo : Hình ảnh về quốc tế khách quan được phản ánh mang cái mới, phát minh sáng tạo tùy thuộc vào kinhnghiệm và mức độ tích cực của chủ thể. * Tính chủ thể của tâm lýTrong phản ánh quốc tế khách quan, quốc tế khách quan tác động ảnh hưởng vào một chủ thể nhất định và nó được khúc xạqua lăng kính của chủ thể tạo nên những hình ảnh tâm lý mang sắc tố chủ thể riêng không liên quan gì đến nhau, không trọn vẹn trùng khớpvới hiện thực. Tính chủ thể bộc lộ như sau : – Cùng một hiện thực khách quan ảnh hưởng tác động vào nhiều chủ thể khác nhau sẽ cho ra những hình ảnh tâm lý khácnhau ở từng chủ thể. – Cùng một hiện thực khách quan tác động ảnh hưởng vào một chủ thể trong những thời gian khác nhau, thực trạng khácnhau, điều kiện kèm theo khác nhau, trạng thái khác nhau sẽ cho ra những hình ảnh tâm lý mang sắc thái khác nhau. – Chủ thể là người tiên phong thưởng thức những hiện tượng kỳ lạ tâm lý, từ đó có thái độ, hành vi tương ứng khácnhau so với hiện thực. Nguyên nhân dẫn đến tính chủ thể này trước hết là do sự độc lạ về đặc thù cấu trúc hệ thần kinh, cơ quancảm giác vì con người khi sinh ra chỉ bình đẳng về mặt sinh học trên phương diện loài chứ không bình đẳng trên phươngdiện thành viên. Ngoài ra, khi phản ánh quốc tế khách quan, con người vận dụng tổng thể tri thức, kinh nghiệm tay nghề sống, nhu cầusở thích của mình để tạo nên hình ảnh tâm lý, mà tổng thể những yếu tố này khác nhau ở mỗi người. Một nguyên do khác, mỗicon người có thiên nhiên và môi trường sống khác nhau, mặc dầu cùng sống chung một mái nhà, học cùng một lớp nhưng mức độ thamgia hoạt động giải trí tiếp xúc khác nhau thì cũng dẫn đến những độc lạ trong phản ánh tâm lý. Như vậy, tâm lý người là hình ảnh chủ quan về quốc tế khách quan, hình ảnh chủ quan này vừa mang tính trungPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. thực, vừa mang tính tích cực và phát minh sáng tạo, sinh động. Từ đó, muốn điều tra và nghiên cứu tâm lý người thì cần tìm hiểu và khám phá môi trườngsống của người đó cũng như phải ảnh hưởng tác động đổi khác thiên nhiên và môi trường sống nếu như muốn hình thành hoặc biến hóa một néttâm lý nào đó ở con người. Bên cạnh đó, phản ánh tâm lý có tính chủ thể nên trong ứng xử tiếp xúc cần tôn trọng cáiriêng của mỗi người, nhìn thấy tính chủ thể của mỗi người trong nhìn nhận, tránh sự áp đặt cũng như quá tôn vinh vai tròcá nhân. 1.2.1. 2. Tâm lý người là tính năng của bộ nãoTheo quan điểm duy vật biện chứng, vật chất có trước, tâm lý có sau và không phải mọi vật chất đều sinh ra tâm lý, chỉ khi vật chất tăng trưởng đến một trình độ nhất định mới sinh ra tâm lý. Tâm lý con người không phải là bộ não mà làchức năng của bộ não. Não người là cơ quan có tổ chức triển khai cao nhất, nó là cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng, là TT điều hòa những hoạt độngsống khung hình. Xét về mặt sinh lý, một hình ảnh tâm lý là một phản xạ có điều kiện kèm theo, diễn ra qua ba khâu : – Khâu đảm nhiệm : Những kích thích từ quốc tế bên ngoài tác động ảnh hưởng vào những giác quan của khung hình ( mắt, tai, mũi, miệng, da ) tạo nên hưng phấn theo dây thần kinh hướng tâm dẫn truyền lên não. – Khâu giải quyết và xử lý thông tin diễn ra trong não bộ : Khi bộ não tiếp đón kích thích, ở đây sẽ diễn ra quy trình giải quyết và xử lý thôngtin tạo nên những hình ảnh tâm lý. – Khâu vấn đáp : Sau khi tạo nên những hình ảnh tâm lý, từ TW thần kinh những hưng phấn sẽ theo dây thầnkinh ly tâm dẫn truyền đến những bộ phận của khung hình để có phản ứng đáp trả. Với tư cách là TT điều khiển và tinh chỉnh hoạt động giải trí của con người, cấu trúc của não gồm ba phần : ( 1 ) Não trước làphần lớn nhất và phức tạp nhất của não, gồm có đồi thị, dưới đồi, hệ viền và vỏ não ; ( 2 ) Não giữa là một phần nhỏ củathân não nằm giữa não trước và não sau, tính năng đa phần là giải quyết và xử lý những quy trình cảm xúc ; ( 3 ) Não sau gồm có tiềunão và hai cấu trúc nằm dưới thân não là hành tủy và cầu não, có vai trò quan trọng trong tinh chỉnh và điều khiển những cử động củacác cơ. Trong đó, vùng vỏ não được xem là TT của những hoạt động giải trí tâm lý cấp cao như tư duy, tưởng tượng, ngôn từ được phân thành bốn vùng chính tương ứng với bốn công dụng khác nhau : ( 1 ) Vùng trán : vùng định hướngkhông gian và thời hạn ; ( 2 ) Vùng đỉnh : vùng hoạt động ; ( 3 ) Vùng thái dương : vùng thính giác ; ( 4 ) Vùng chẩm : vùng thịgiác. Ngoài ra não người còn có những vùng chuyên biệt như vùng nói Broca, vùng viết, vùng nghe hiểu tiếng nóiWemicke, vùng nhìn hiểu chữ viết Dejerine. Sự phân vùng công dụng chỉ mang đặc thù tương đối vì trên thực tiễn mỗi một hiện tượng kỳ lạ tâm lý diễn ra cần sựphối hợp của nhiều vùng khác nhau trên vỏ não, tạo thành một mạng lưới hệ thống tính năng. Mỗi vùng hoàn toàn có thể tham gia thực hiệnnhiều hiện tương tâm lý khác nhau. Như vậy, trên não có rất nhiều mạng lưới hệ thống công dụng để triển khai những hiện tượngtâm lý phong phú và phong phú và đa dạng, những mạng lưới hệ thống công dụng này cũng rất cơ động và linh động vì những hiện tượng kỳ lạ phong phúphức tạp. Ngoài ra, sự hình thành và bộc lộ những hiện tượng kỳ lạ tâm lý còn chịu sự pháp luật, chi phối của những quy luậthoạt động thần kinh cấp cao ( quy luật cảm ứng, quy luật lan tỏa và tập trung chuyên sâu, quy luật hoạt động giải trí theo mạng lưới hệ thống ). Tóm lại, não hoạt động giải trí theo mạng lưới hệ thống công dụng và tâm lý chỉ phát sinh khi có sự hoạt động giải trí của não hay nói khácđi, chính tâm lý là tính năng của bộ não. 1.2.1. 3. Tâm lý người có thực chất xã hội và có tính lịch sửTâm lý người là sự tác động ảnh hưởng qua lại giữa não và quốc tế khách quan, tuy nhiên, nếu có não hoạt động giải trí bình thườngvà có quốc tế khách quan thì đã đủ để có tâm lý người hay chưa ? Trên trong thực tiễn, lịch sử vẻ vang có ghi chép lại những trườnghợp những đứa trẻ “ hoang dã ” được tìm thấy trong rừng, có cấu trúc sức khỏe thể chất trọn vẹn thông thường, cùng sống trong thếgiới khách quan nhưng những bộc lộ trọn vẹn không phải là tâm lý người như không nói được, không tiếp xúc đượcvới người khác, chuyển dời bằng hai tay hai chân, dùng miệng ăn hoặc uống trực tiếp. Điều này nói lên sự tách biệt khỏithế giới con người là sự thiếu vắng nghiêm trọng khiến cho tâm lý người khó hình thành được ở những đứa trẻ tưởng nhưsẽ có sự tăng trưởng thông thường. Như vậy, sự hoạt động giải trí thông thường của não bộ, quốc tế khách quan bên ngoài chỉ là tiền đề khởi đầu cho hìnhthành và tăng trưởng tâm lý người. Thế giới khách quan gồm có phần tự nhiên và phần xã hội. Điều kiện đủ là phần xã hộinày, đó chính là những mối quan hệ xã hội, ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn hữu, đồng nghiệp, những chuẩn mực đạo đứcquan hệ kinh tế tài chính, nền văn hóa truyền thống, chính trị … Phần xã hội này do con người tạo nên, sống trong đó và nó tác động ảnh hưởng ngược trởlại con người. Tất cả những yếu tố xã hội đó cần có để phản ánh vào não và từ đó hình thành được tâm lý người đúngnghĩa. Tâm lý người có nguồn gốc từ quốc tế khách quan, nhưng chính nguồn gốc xã hội là cái quyết định hành động nên tâm lýngười. Con người sống trong thiên nhiên và môi trường xã hội mà trong đó tiềm ẩn hàng loạt những sản phẩm vật chất và tinh thầnPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. được đúc rút và gìn giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những yếu tố đó được gọi là nền văn hóa truyền thống xã hội hay kinhnghiệm xã hội lịch sử dân tộc. Với thực chất phản ánh, chính nó tạo nên vật liệu, nội dung cho tâm lý người. Tâm lý người phảnánh chính nền văn hóa truyền thống xã hội, mà người đó sống. Nền văn hóa truyền thống xã hội càng phong phú thì tâm lý con người sẽ càng phongphú khi được quản lý và vận hành trong đó. Một hứng thú, nhu yếu mới sẽ không hề phát sinh nếu như không Open những hiệntượng, sự kiện hay loại sản phẩm mới. Nền văn hóa truyền thống xã hội ấy được phản ánh vào não người trải qua con đường nào ? Hay nói khác đi, tâm lý ngườiđược hình thành và tăng trưởng bằng cách nào ? Theo quan điểm Tâm lý học hoạt động giải trí, tâm lý người chỉ được hình thànhthông qua con đường xã hội, còn gọi là chính sách xã hội. Một sự tăng trưởng diễn ra theo hai con đường, con đường ditruyền và con đường xã hội. Ở loài vật, con đường di truyền là đa phần ; còn ở con người, con đường xã hội là hầu hết, đơn cử là trải qua giáo dục, hoạt động giải trí và tiếp xúc. Chính qua sự dạy dỗ của cha mẹ, thầy cô, người lớn và bằng hoạtđộng và tiếp xúc của chính bản thân, con người lĩnh hội, sở hữu những cái chung của nền văn hóa truyền thống xã hội để biến nóthành cái riêng của chính mình, từ đó phát minh sáng tạo thêm những cái mới góp thêm phần làm nền văn hóa truyền thống xã hội đa dạng chủng loại và đadạng hơn nữa. Bên cạnh đó, một điều hoàn toàn có thể thấy rõ là xã hội không phải không bao giờ thay đổi. Xã hội trải qua những thời đại khác nhau sẽ cónhững biến thiên nhất định và mỗi xã hội sẽ được đặc trưng bởi một nền văn hóa truyền thống, kinh tế tài chính đạo đức, chính trị khác nhau. Chính vì thế nên tâm ly con người ở mỗi một thời đại, một xã hội khác nhau sẽ mang dấu ấn của thời đại và xã hội đó. Điều này tạo nên sự độc lạ tâm lý giữa những thế hệ. Trên bình diện cá thể cũng thế, mỗi con người theo thời hạn cónhững biến cố, sự kiện xảy ra trong cuộc sống khiến cho tâm lý người cũng biến hóa theo sự tăng trưởng, hoạt động của lịchsử cá thể người ấy. Từ thực chất xã hội lịch sử vẻ vang của tâm lý người, hoàn toàn có thể thấy để khám phá rõ tâm lý con người, nhìn nhận đúng đắn bảnchất những hiện tượng kỳ lạ tâm lý thì cần phải nghiên cứu và điều tra không riêng gì môi trường tự nhiên sống của người đó mà còn phải tập trung chuyên sâu cụthể vào thực trạng, điều kiện kèm theo mái ấm gia đình, những sự kiện, biến cố quan trọng xảy ra trong cuộc dời của họ. Đồng thời, thôngqua hiểu biết về lịch sử vẻ vang, kinh tế tài chính, văn hóa truyền thống xã hội, hoàn toàn có thể phán đoán, diễn đạt nét tâm lý chung của con người trong thời đạiđó, trong toàn cảnh xã hội lịch sử vẻ vang đó. Ngoài ra, tâm lý người được hình thành trải qua hoạt động giải trí và tiếp xúc nên cần tổchức những hoạt động giải trí phong phú, lan rộng ra những mối quan hệ xã hội để tăng cường mức độ lĩnh hội cũng như hình thànhnhững hiện tượng kỳ lạ tâm lý thiết yếu. 1.2.2. Chức năng của tâm lýCác hiện tượng kỳ lạ tâm lý nhìn chung tinh chỉnh và điều khiển hàng loạt hoạt động giải trí, hành vi con người. Cụ thể hơn, tâm lý có chứcnăng cơ bản sau đây : Tâm lý xu thế cho con người trong đời sống. Nó tham gia vào từ những việc tưởng chừng như rất li ti, ví dụ điển hình như mắt nhìn thấy sự vật giúp xu thế cho bước tiến của ta đến việc nhận thức được một niềm tin nào đấysẽ hướng con người hoạt động giải trí để bảo vệ niềm tin của mình. Ở đây công dụng khuynh hướng của tâm lý đang đề cập đếnvai trò của mục tiêu, động cơ trong hành vi, hoạt động giải trí của con người. Tùy vào mục tiêu, động cơ khác nhau, tâm lýsẽ thôi thúc con người hướng hoạt động giải trí của mình để đạt được mục tiêu ấy, sở hữu đối tượng người tiêu dùng cũng như kiềm hãmnhững hành vi, hoạt động giải trí không thiết yếu trong quy trình hoạt động giải trí. Tâm lý hoàn toàn có thể điều khiển và tinh chỉnh, kiềm tra con người bằng việc so sánh hiện thực với những hình ảnh dự trù trong đầuhoặc với kế hoạch lập ra từ trước giúp cho hoạt động giải trí có hiệu suất cao hơn. Nhờ công dụng này hoạt động giải trí của con ngườikhác hẳn con vật về chất, nó được diễn ra một cách có ý thức. Một công dụng khác của tâm lý là giúp con người kiểm soát và điều chỉnh hoạt động giải trí của mình cho tương thích với những mục tiêuban đầu được xác lập cũng như tương thích với những thực trạng thực tiễn. Với những tính năng như trên, tâm lý trở nên rất quan trọng, nó giữ vai trò cơ bản và quyết định hành động hoạt động giải trí conngười. 1.2.3. Phân loại những hiện tượng kỳ lạ tâm lýCăn cứ vào thời hạn sống sót và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách, những hiện tượng kỳ lạ tâm lý được phânthành ba loại ( 1 ) Quá trình tâm lý. ( 2 ) Trạng thái tâm lý và ( 3 ) Thuộc tính tâm lý. * Quá trình tâm lý : Quá trình tâm lý là những hiện tượng kỳ lạ tâm lý có khởi đầu và kết thúc rõ ràng, thời hạn sống sót tương đối ngắn. Loạihiện tượng tâm lý này có tính diễn biến rõ ràng và Open sớm trong đời sống thành viên, gồm quy trình cảm hứng ( vui, buồn, sung sướng quy trình nhận thức ( nhìn, nghe, sờ, nhớ ) và quy trình ý chí ( đấu tranh động cơ ). * Trạng thái tâm lý : Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Trạng thái tâm lý lả những biện tượng tâm lý không sống sót một cách độc lập mà luôn đi kèm theo những hiện tượngtâm lý khác, làm nền cho những hiện tượng kỳ lạ tâm lý ấy. Đặc điểm của trạng thái tâm lý là nó không có đối tượng người tiêu dùng riêng mà đốitượng của nó chính là đối tượng người tiêu dùng của hiện tượng kỳ lạ tâm lý khác đi kèm, thời hạn sống sót lâu hơn và tính không thay đổi cao hơn quátrình tâm lý, có cường độ trung bình hoặc yếu. Chẳng hạn như, quan tâm, tâm trạng ủ rũ, trạng thái dâng trào cảm hứng, dodự khi đưa ra một quyết định hành động nào đó. * Thuộc tính tâm lýThuộc tính tâm lý là những hiện tượng kỳ lạ tâm lý mang đặc thù không thay đổi và vững chắc cao, thời hạn sống sót rất lâu, được hình thành trong đời sống do sự lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành đặc trưng riêng của cá thể ấy. Thuộc tínhtâm lý hoàn toàn có thể là những phẩm chất của trí tuệ như tình nhạy cảm, quan sát tinh xảo, óc phán đoán, hoặc của tình cảm nhưgiàu xúc cảm, hay của ý chí nhu kiên trì, tự chủ và cũng hoàn toàn có thể là những thuộc tính phức tạp của nhân cách, bao gồmxu hướng, năng lượng, khí chất, tính cách. Quá trình tâm lý, trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý có mối quan hệ qua lại với nhau. Một thuộc tính tâm lý có thểđược biểu lộ đơn cử ở những quy trình tâm lý hay trạng thái tâm lý. Người có lòng yêu thương loài vật sẽ tức giận trướchành vi hành hạ con vật của người khác, người giàu cảm hứng sẽ rơi vào trạng thái lâng lâng, ngất ngây chỉ với một cử chỉquan tâm rất nhỏ từ người khác giới. Ngược lại, quy trình tâm lý hay trạng thái tâm lý với những điều kiện kèm theo thuận tiện đượcdiễn ra liên tục hoàn toàn có thể trở thành thuộc tính tâm lý. Chẳng hạn, ý nghĩ tích cực trước mỗi biến cố trong cuộc sốngsẽ khiến con người hình thành tính sáng sủa. Căn cứ vào sự tham gia của ý thức, hiện tượng kỳ lạ tâm lý được phân hành ( 1 ) Hiện tượng tâm lý có ý thức và ( 2 ) Hiện tượng tâm lý không có ý thức * Hiện tượng tâm lý có ý thứcHiện tượng tâm lý có ý thức là hiện tượng kỳ lạ tâm lý được chủ thể phân biệt đang diễn ra, có sự bày tỏ thái độ và cóthể điều khiển và tinh chỉnh, kiểm soát và điều chỉnh được chúng. * Hiện tượng tâm lý chưa có ý thứcHiện tượng tâm lý chưa có ý thức là những hiện tượng kỳ lạ tâm lý không được chủ thể phân biệt đang diễn ra. Vì vậy, không hề bày tỏ thái độ hay tinh chỉnh và điều khiển, kiểm soát và điều chỉnh được chúng. Các cách phân loại khác : * Hiện tượng tâm lý sôi động và hiện tượng kỳ lạ tâm lý tiềm tàng. * Hiện tượng tâm lý cá thể và hiện tượng kỳ lạ tâm lý xã hội. Các hiện tượng kỳ lạ tâm lý con người rất phong phú và đa dạng và phong phú, phức tạp khó hoàn toàn có thể tách bạch một cách hoàn toànmà luôn xen kẽ vào nhau. Chúng được bộc lộ ở nhiều mức độ khác nhau, hoàn toàn có thể chuyển hóa, bổ trợ cho nhau. Vìvậy, sự phân loại những hiện tượng kỳ lạ tâm lý trên đây chỉ mang đặc thù tương đối. Created by AM Word2CHMPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. 1.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ HỌCGIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌC1. 3.1. Các nguyên tắc phương pháp luận điều tra và nghiên cứu Tâm lýĐây là những vấn đề cơ bản của khoa học tâm lý xu thế cho hàng loạt quy trình nghiên cứu và điều tra tâm lý người, gồm có bốn nguyên tắc cơ bản sau ( 1 ) Nguyên tắc quyết định luận, ( 2 ) Nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hoạtđộng, ( 3 ) Nguyên tắc tăng trưởng và ( 4 ) Nguyên tắc mạng lưới hệ thống cấu trúc. 1.3.1. 1. Nguyên tắc quyết định hành động luậnBất kỳ một sự bộc lộ tâm lý nào của con người cũng có nguyên do tạo ra nó, có cái quyết định hành động nó. Nguyênnhân hay cái quyết định hành động tâm lý người hoàn toàn có thể hoặc từ chính chủ thể ấy hoặc từ thiên nhiên và môi trường bên ngoài. Đây là nguyên tắcthể hiện rõ nhất quan điểm duy vật biện chứng về thực chất của hiện tượng kỳ lạ tâm lý người. Tâm lý người mặc dầu có tiền đềvật chất từ não nhưng không đồng nghĩa tương quan bộ não quyết định hành động hàng loạt nội dung, đặc thù những biểu lộ tâm lý người. Tâmlý người có nguồn gốc từ hiện thực khách quan và chính kinh nghiệm tay nghề lịch sử vẻ vang xã hội là vật liệu tạo nên nội dung của tâmlý người. Thế nhưng cái quyết định hành động sự hình thành và bộc lộ tâm lý người chính là hoạt động giải trí của chủ thể đó. Conngười không chỉ là một thực thể tự nhiên mà còn là thực thể xã hội, văn hóa truyền thống, do đó sự tăng trưởng của những hiện tượng kỳ lạ tâmlý được pháp luật bởi những quy luật xã hội và quyết định hành động trải qua chủ quan mỗi người. Nguyên tắc này yên cầu khi điều tra và nghiên cứu tâm lý cần phải tìm được nguyên do và tác dụng của những bộc lộ tâmlý người, từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu để tác động ảnh hưởng, tăng trưởng tâm lý người. 1.3.1. 2. Nguyên tắc thống nhất giữa tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động giải trí ( Nguyên tắc hoạt động giải trí ) Tâm lý, ý thức và những phẩm chất nhân cách con người chỉ hoàn toàn có thể hình thành và tăng trưởng trải qua hoạt động giải trí ( đi dạo, học tập, lao động, tiếp xúc ), đồng thời một khi đã hình thành và tăng trưởng thì nó tác động ảnh hưởng ngược trở lại hoạtđộng. Tâm lý người chính là mẫu sản phẩm, là hiệu quả của hoạt động giải trí của con người trong đời sống xã hội. Do vậy, tìm hiểutâm lý người, lý giải đúng thực chất của nó chỉ hoàn toàn có thể đạt được khi đặt trong hoạt động giải trí để điều tra và nghiên cứu. 1.3.1. 3. Nguyên tắc phát triểnTâm lý con người phát sinh, hoạt động và tăng trưởng theo chiều dài tăng trưởng của xã hội cũng như của lịch sử vẻ vang cánhân người đó. Khi điều tra và nghiên cứu tâm ý người phải nhìn nhận chúng trong sự hoạt động tăng trưởng. Sự tăng trưởng tâm lý, ýthức, nhân cách nhờ vào vào nội dung đặc thù của những hoạt động giải trí mà con người tham gia vào. 1.3.1. 4. Nguyên tắc mạng lưới hệ thống cấu trúcCác hiện tượng kỳ lạ tâm lý không sống sót một cách độc lập riêng rẽ mà chúng có quan hệ ngặt nghèo với nhau và với cáchiện tượng tự nhiên, xã hội khác. Khi một yếu tố đổi khác dù bên trong hay bên ngoài đều dẫn tới sự đổi khác của mộtbiểu hiện tâm lý khác. Vì vậy, khi nghiên cứu và điều tra tâm lý phải đặt chúng trong một mạng lưới hệ thống những hiện tượng kỳ lạ tâm lý khác, trongtoàn bộ nhân cách của con người, trong hàng loạt toàn cảnh mạng lưới hệ thống xã hội mà con người đang sống sót. Khi ấy ngườinghiên cứu mới nhận thấy được sự tương tác, nguyên do, tác dụng của những bộc lộ tâm lý khác nhau. 1.3.2. Các chiêu thức điều tra và nghiên cứu Tâm lý họcNghiên cứu tâm lý có nhiều giải pháp khác nhau để tích lũy thông tin nhằm mục đích giải quyết và xử lý để đưa ra được những kếtluận hay những quyết định hành động dựa trên tác dụng ấy. Những giải pháp quen thuộc được sử dụng nhiều trong những nghiên cứutâm lý là chiêu thức quan sát, tìm hiểu bằng bảng hỏi hoặc phỏng vấn, trắc nghiệm, điều tra và nghiên cứu trường hợp, phân tíchsản phẩm và thực nghiệm. 1.3.2. 1. Phương pháp quan sátQuan sát là tri giác một cách có mục tiêu nhằm mục đích xác lập đặc thù của đối tượng người dùng. Trong nghiên cứu và điều tra tâm lý, quansát những biểu lộ bên ngoài của đối tượng người tiêu dùng như hành vi, lời nói, cử chỉ, điệu bộ … để từ đó rút ra những quy luật bên trongcủa đối tượng người tiêu dùng. Có hai phương pháp triển khai giải pháp quan sát, một là đếm tần số những biểu lộ diễn ra trong một khoảng chừng thờigian nhất định ( time frequency ), hai là lấy mẫu biểu hiện tâm lý trong những khoảng chừng thời hạn ngắn ( 15 s hoặc 30 s ) ( timesampling ). Cả hai phương pháp này hoàn toàn có thể thực thi trong thiên nhiên và môi trường tự nhiên hoặc quan sát có sự can thiệp ( quan sát cósự tham gia của người quan sát, quan sát cấu trúc và thực nghiệm thực tiễn ). Phương pháp quan sát nhu yếu người quan sát cần phải vạch rõ đơn cử những yếu tố cần quan sát và ghi chép, lưu giữ thông tin, đồng thời cần thực thi quan sát nhiều lần, trong những môi trường tự nhiên khác nhau để ngày càng tăng độ tin cậyPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. của thông tin thu được. Người quan sát cũng quan tâm tránh sự chủ quan, định kiến của mình trong quy trình quan sát. Cácphương tiện kỹ thuật như máy quay hình, chụp ảnh hoàn toàn có thể được sử dụng để tương hỗ quy trình tích lũy thông tin khi quansát. Ưu điểm điển hình nổi bật của chiêu thức quan sát là mang đến những thông tin đơn cử, khách quan. Tuy nhiên, phươngpháp này chỉ hoàn toàn có thể vận dụng hiệu suất cao so với nhóm khách thể nhỏ, yên cầu nhiều thời hạn và khó thực thi trên số lượnglớn khách thể. 1.3.2. 2. Phương pháp tìm hiểu bằng phiếu hỏiPhương pháp này sử dựng phiếu trưng cầu quan điểm với một mạng lưới hệ thống câu hỏi được soạn thảo dựa trên mục đíchnghiên cứu. Nội dung chính trong phiếu là những câu hỏi, hoàn toàn có thể là câu hỏi đóng hoặc câu hỏi mở tùy vào mục tiêu nghiêncứu. Điều tra bằng bảng hỏi được cho phép tích lũy quan điểm chủ quan của 1 số ít đông khách thể, trên diện rộng, trong thờigian ngắn, mang tính dữ thế chủ động cao. Mặc dù vậy, thông tin tích lũy được bị hạn chế tính khách quan do người vấn đáp hoàn toàn có thể không trung thực. Ngoài ra, độ đúng mực của thông tin chịu sự chi phối của tính an toàn và đáng tin cậy của bảng hỏi được phong cách thiết kế. Do vậy, sử dụng phương phápnày cần chú ý quan tâm kiến thiết xây dựng một bảng hỏi đạt độ an toàn và đáng tin cậy cao cũng như bảo vệ tạo thiên nhiên và môi trường, điều kiện kèm theo khách quan tốt nhấtloại bỏ những yếu tố gây nhiễu khi nhóm khách thể nghiên cứa vấn đáp những câu hỏi. 1.3.2. 3. Phương pháp trò chuyện, phỏng vấnĐây là chiêu thức dùng những câu hỏi trực tiếp để hỏi khách thể nghiên cứu và điều tra, dựa vào câu vấn đáp của họ có thểhỏi thêm, trao đổi thêm để tích lũy thông tin một cách không thiếu, rõ ràng nhất. Phỏng vấn hoàn toàn có thể thực thi trực tiếp hoặcgián tiếp, câu hỏi đi trực tiếp vào vấn để hoặc theo đường vòng. Tuy nhiên, khi phỏng vấn cần chú ý quan tâm sử dụng ngôn ngữcùng trình độ với khách thể để bảo vệ tính đúng chuẩn của thông tin tích lũy được. 1.3.2. 4. Phương pháp trắc nghiệm ( TEST ) Trắc nghiệm là chiêu thức dùng để đo lường và thống kê một cách khách quan tâm lý con người trên nhiều phương diệnnhư trí tuệ, nhân cách, những rối loạn tâm lý. Có trắc nghiệm dùng ngôn từ, có trắc nghiệm dừng hình ảnh, tranh vẽ hoặccác hành vi khác. Phương pháp trắc nghiệm yên cầu bài trắc nghiệm phải có độ an toàn và đáng tin cậy có tính hiệu lực thực thi hiện hành và được chuẩn hóa. Trình tựtiến hành trắc nghiệm phải được trấn áp ngặt nghèo để bảo vệ hiệu quả mang tính khoa học. Trắc nghiệm trọn bộthường gồm có bốn phần : văn bản trắc nghiệm, hướng dẫn triển khai, hướng dẫn nhìn nhận, bản chuẩn hóa. 1.3.2. 5. Phương pháp nghiên cứu và điều tra trường hợpNghiên cứu trường hợp là tìm hiểu và khám phá sâu về một khách thể nghiên cứu và điều tra. Phương pháp này được cho phép diễn đạt sâu chândung những khách thể nghiên cứu và điều tra để làm rõ hơn yếu tố dưới nhiều góc nhìn khác nhau, phát hiện ra những khía cạnhđặc biệt trong tâm lý người hoặc minh họa cho những hiệu quả thu được từ những giải pháp điều tra và nghiên cứu khác. Trong nghiên cứu và điều tra trường hợp hoàn toàn có thể phối hợp những giải pháp khác như phỏng vấn hoặc dùng bảng hỏi đểtìm hiểu lịch sử vẻ vang cá thể thực trạng sức khỏe thể chất, những mối quan hệ, hoặc điều tra và nghiên cứu tài liệu những hồ sơ tàng trữ thông tin về cánhân như phiếu khám sức khỏe thể chất, đơn thuốc, những loại sách vở, bằng cấp ; hoặc dùng quan sát ghi chép lại toàn bộ nhữnghành vi quan sát được. Đây là chiêu thức thường được dùng trong những điều tra và nghiên cứu về lâm sàng, ví dụ điển hình như khám phá về nhữngrối loạn tâm lý. Tuy nhiên, chiêu thức này có hạn chế là mang tính chủ quan khá cao vì nhà nghiên cứu sẽ có xuhướng lựa chọn thông tin tích lũy được theo khunh hướng tương thích với những mong đợi, những kim chỉ nan họ đưa ra và từmột cá thể thì không hề khái quát hóa đại diện thay mặt cho dân số được. 1.3.2. 6. Phương pháp nghiên cứu và phân tích sản phẩmNghiên cứu tìm hiểu và khám phá tâm lý con người dựa trên nghiên cứu và phân tích loại sản phẩm do chính người đó làm ra. Cơ sở của phươngpháp này dựa trên quan điểm về hoạt động giải trí. Điều cần quan tâm khi triển khai nghiên cứu và phân tích loại sản phẩm là nhà nghiên cứu và điều tra thu thậpthông tin trên mẫu sản phẩm sau cuối của khách thể, do vậy chỉ hoàn toàn có thể nhìn nhận một vài góc nhìn trong tâm lý người đó chứkhông thể toàn vẹn được. Trên trong thực tiễn, nghiên cứu và phân tích quy trình khách thể tạo ra loại sản phẩm cũng phân phối được rất nhiềuthông tin hữu dụng. 1.3.2. 7. Phương pháp thực nghiệmPhương pháp thực nghiệm được dùng để kiểm tra, phát hiện một mối liên hệ nguyên do – hiệu quả, tác động ảnh hưởng củaviệc biến hóa một hiện tượng kỳ lạ tâm lý nào đó hoặc hình thành một hiện tượng kỳ lạ tâm lý mới. Thực nghiệm là phương phápnghiên cứu trong đó người nghiên cứu và điều tra dữ thế chủ động tạo ra một hiện tượng kỳ lạ tâm lý dưới những điều kiện kèm theo được trấn áp chặtPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. chẽ và cẩn trọng, sau đó xác lập có hay không có bất kể sự đổi khác nào xảy ra ở một hiện tượng kỳ lạ tâm lý khác được xemnhư là tác dụng của hiện tượng kỳ lạ tâm lý bắt đầu. Chẳng hạn, để tìm hiểu và khám phá có phải khi nỗi lo ngại tăng sẽ khiến con ngườithích ở bên cạnh người khác hơn hay không, nhà nghiên cứu sẽ tạo ra “ nỗi lo ngại ” cho nhóm khách thể điều tra và nghiên cứu rồisau đó đo lường và thống kê mức độ thích ở bên cạnh người khác của nhóm khách thể này như thế nào. Trong chiêu thức thực nghiệm có một vài khái niệm cần chăm sóc. Khái niệm thứ nhất là biến độc lập và biếnphụ thuộc. Biến độc lập là điều kiện kèm theo hoặc sự kiện nào đó mà nhà nghiên cứu tạo ra để xem xét ảnh hưởng tác động của nó lên mộtbiến số khác ; biến nhờ vào là sự kiện hoặc hiện tượng kỳ lạ nào đó được giả thuyết là bị ảnh hưởng tác động bởi sự Open hayvận hành của biến độc lập. Quay trở lại ví dụ trên, biến độc lộ là mức độ lo ngại, biến nhờ vào là mức độ thích ở bêncạnh mười khác. Khái niệm thứ hai đề cập đến là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Nhóm thực nghiệm là nhómnhận được những điều kiện kèm theo hoặc sự kiện đặc biệt quan trọng ( biến độc lập ) ; nhóm đối chứng là nhóm không được nhận điều kiệnhoặc sự kiện đặc biệt quan trọng như nhóm thực nhiệm. Lưu ý khi lựa chọn khách thể của cả hai nhóm thì đều cần giống nhau tấtcả những yếu tố trừ yếu tố biến độc lập. Phương pháp thực nghiệm yên cầu tốn nhiều thời hạn và đặc biệt quan trọng khó khăn vất vả trong việc thiết kế xây dựng hoặc tạo ra biến sốđộc lập cũng như trấn áp và vô hiệu những yếu tố gây nhiễu khác. Thực nghiệm hoàn toàn có thể được triển khai trong điều kiện kèm theo tựnhiên hoặc trong phòng thí nghiệm tùy vào mục tiêu nghiên cứu và điều tra. Phương pháp này thường được những nhà tâm lý học sửdựng trong những điều tra và nghiên cứu của mình vì giá trị khoa học của nó. Mỗi một chiêu thức nghiên cứu và điều tra đều có những ưu và điểm yếu kém riêng của nó. Vì vậy, trong một nghiên cứutâm lý, những nhà nghiên cứu luôn phối hợp nhiều giải pháp để bổ trợ, tương hỗ cho nhau trong việc tích lũy thông tin, trong đó sẽ có giải pháp đóng vai trò chủ yếu tùy thuộc vào mục tiêu điều tra và nghiên cứu. Tuy nhiên, sử dụng bất kỳphương pháp nào cũng cần có sự tổ chức triển khai nghiên cứu và điều tra tốt, nhà nghiên cứu hoặc người tương hỗ điều tra và nghiên cứu cần được huấnluyện kỹ càng để bảo vệ thông tin thu được đúng mực, khách quan và chú ý quan tâm đến yếu tố đạo đức khi triển khai cácnghiên cứu về tâm lý người. Created by AM Word2CHMPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. 1.4. Ý NGHĨA CỦA TÂM LÝ HỌCGIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 1. NHẬP MÔN TÂM LÝ HỌCTrải qua quy trình tăng trưởng vĩnh viễn, nhưng Tâm lý học chỉ thực sự trở thành khoa học độc lập từ năm 1879. Tuynhiên, sự non trẻ của ngành khoa học này lại tỉ lệ nghịch với những góp phần của nó cho đời sống của con người. Mọi khoa học đều quay về ship hàng cho đời sống thực. Tâm lý học cũng vậy. Nó đã và đang tham gia vào mọingõ ngách của đời sống, từ những mối quan hệ hàng ngày, việc làm đến đi dạo – vui chơi. Để tăng cường chất lượngcác mối quan hệ người – người, con người cần có những hiểu biết đặc biệt quan trọng về tiếp xúc, về đời sống tình cảm. Muốn làmviệc có hiệu suất cao, nâng cao năng lượng sản xuất, người lao động phải vận dụng kiến thức và kỹ năng trong nghành nghề dịch vụ hoạt động giải trí nhậnthức, nhà quản trị phải có tri thức về nhân cách. Để đi dạo không chỉ thỏa mãn nhu cầu nhu yếu vui chơi, thư giãn giải trí mà nâng lênthành hoạt động giải trí văn hóa truyền thống, mạng lưới hệ thống kiến thức và kỹ năng về hoạt động giải trí, về nhận thức, về nhân cách cần được vận dụng. Từ ý nghĩa đời thường như vậy, Tâm lý học ngày này được tăng trưởng và phân hóa thành những chuyên ngànhphục vụ đơn cử cho từng nghành nghề dịch vụ gắn liền với tên gọi của chúng, như Tâm lý học nghệ thuật và thẩm mỹ, Tâm lý học thể thao, Tâm lýhọc y học, Tâm lý học pháp lý … Trong sự tăng trưởng phong phú đó, có hai hướng chính là hướng sâu xa nghiên cứuvề lý luận và hướng vận dụng thực hành thực tế. Ở nhánh điều tra và nghiên cứu lý luận có những chuyên ngành như Tâm lý học thực nghiệm, Tâm lý học nhận thức, Tâm lý học tăng trưởng, Tâm lý học đo lường và thống kê, Tâm lý học nhân cách và Tâm lý học xã hội. Riênghướng vận dụng thực hành thực tế thì có bốn nghành nghề dịch vụ chính là Tâm lý học lâm sàng, Tâm lý học tham vấn, Tâm lý học giáo dụcvà trường học, Tâm lý học công nghiệp và tổ chức triển khai. Mỗi một chuyên ngành như vậy đều được thiết kế xây dựng từ nền tảng kiếnthức cơ bản của Tâm lý học đại cương. Sẽ là một thiếu sót lớn nếu không đề cập đến ý nghĩa của Tâm lý học so với chính bản thân người học. Như tấtcả những ngành khoa học khác, nghiên cứu và điều tra về Tâm lý học thỏa mãn nhu cầu được nhu yếu nhận thức của người học vì vốn đâylà nghành mê hoặc, điều tra và nghiên cứu về quốc tế tâm lý con người. Những hiểu biết về Tâm lý học, đặc biệt quan trọng là Tâm lý học đạicương, giúp người học có cái nhìn bao quát và tổng lực về đời sống tâm lý người trên mọi phương diện ở những mức độkhác nhau mà trong đó, từng hiện tượng kỳ lạ tâm lý được miêu tả sinh động và link lên nhau ngặt nghèo. Với những ai cótham vọng tìm hiểu và khám phá về đời sống tâm lý của người xung quanh một cách khách quan để từ đó có phương pháp ứng xử, tácđộng biến hóa họ thì Tâm lý học hoàn toàn có thể cung ứng được về cơ bản. Ngoài ra, trên nền kiến thức và kỹ năng chung về tâm lý conngười, những ai đam mê và muốn lao vào vào Tâm lý học sẽ có năng lực tò mò và đào sâu hơn vào từng mảngtheo hứng thú và năng lượng của họ. Hơn nữa, giá trị sau cuối và hoàn toàn có thể là cao nhất ( theo quan điểm của người viết ), Tâm lý học giúp chính bản thânngười học hiểu được về chính mình, tự rèn luyện, tự kiểm soát và điều chỉnh mình theo hướng cách tích cực nhất. Từ đó, người họcvà điều tra và nghiên cứu tâm lý sẽ tăng trưởng bản thân một cách tổng lực và nhân văn. PHẦN TÓM TẮT – Tâm lý là hàng loạt những hiện tượng kỳ lạ ý thức phát sinh trong não người, gắn liền và điều khiển và tinh chỉnh hàng loạt hoạt động giải trí, hành vi của con người. Tâm lý học là khoa học chuyên điều tra và nghiên cứu về hiện tượng kỳ lạ tâm lý người, có trách nhiệm phát hiệncác quy luật tâm lý ; tìm ra chính sách hình thành tâm lý ; lý giải, dự báo hành vi, thái độ của con người ; đưa ra những giải phápphát huy tác nhân con người hiệu suất cao nhất, ứng dụng trong những nghành hoạt động giải trí và nâng cao chất lượng đời sống. – Lịch sử tăng trưởng của Tâm lý học trải qua ba quá trình : ( 1 ) Thời cổ đại ( 2 ) Từ thế kỷ thứ XIX trở lại trước, ( 3 ) Tâm lý học chính thức trở thành một khoa học độc lập vào năm 1879 bằng sự kiện Wihelm Wundt xây dựng phòng thínghiệm chính thức tiên phong nghiên cứu và điều tra về tâm lý lại trường Đại học Leipzig ( Đức ). – Những quan điểm Tâm lý học tân tiến ngày này gồm có : Tâm lý học hành vi, Tâm lý học Ghestal ( Tâm lý họccấu trúc ), Phân tâm học, Tâm lý học nhân văn, Tâm lý học nhận thức, Tâm lý học hoạt động giải trí ( Tâm lý học Marxist ). Mỗimột phe phái có đối tượng người dùng và giải pháp nghiên cứu và điều tra cũng như quan điểm chủ yếu riêng không liên quan gì đến nhau, mang đến nhữngđóng góp nhất định cho sự tăng trưởng nền Tâm lý học. – Theo quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử vẻ vang, tâm lý người là sự phản ánh quốc tế khách quan vào nãothông qua chủ thể, trên nền tảng vật chất là hoạt động giải trí theo mạng lưới hệ thống tính năng của bộ não, mang thực chất xã hội và cótính lịch sử dân tộc. – Tâm lý có công dụng xu thế, điều khiển và tinh chỉnh và kiểm soát và điều chỉnh hoạt động giải trí hành vi của con người. – Các hiện tượng kỳ lạ tâm lý được phân loại theo nhiều cách. Cách phân loại phổ cập là địa thế căn cứ vào thời hạn tồn tạivà vị trí tương đối của chúng trong nhân cách ( quy trình tâm lý, trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý ) hoặc dựa vào sựtham gia của ý thức ( hiện tượng kỳ lạ tâm lý có ý thức và hiện tượng kỳ lạ tâm lý không có ý thức ). Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. – Khi thực thi nghiên cứu và điều tra tâm lý người cần tuân theo những nguyên tắc phương pháp luận cơ bản sau : ( 1 ) Nguyêntắc quyết định luận, ( 2 ) Nguyên tắc thống nhất giữa ý thức và hoạt động giải trí, ( 3 ) Nguyên tắc tăng trưởng và ( 4 ) Nguyên tắc hệthống cấu trúc. – Các giải pháp điều tra và nghiên cứu tâm lý đơn cử là giải pháp quan sát tìm hiểu bằng bảng hỏi hoặc phỏng vấn, trắc nghiệm, nghiên cứu và điều tra trường hợp, nghiên cứu và phân tích loại sản phẩm và thực nghiệm. Mỗi chiêu thức đều có những ưu điểm vàhạn chế riêng, do đó, khi triển khai điều tra và nghiên cứu tâm lý cần phối hợp nhiều chiêu thức. – Tổng quát, Tâm lý học là một ngành khoa học khá non trẻ nhưng lại chiếm vị trí quan trọng trong mạng lưới hệ thống cáckhoa học và trong đời sống của con người vì mang tính thực tiễn cao. Tâm lý học ngày này tăng trưởng và phân hóa theohai hướng chính là nâng cao điều tra và nghiên cứu về lý luận và vận dụng thực hành thực tế. Riêng so với người học, Tâm lý học mangđến những kiến thức và kỹ năng bao quát và tổng lực về đời sống tâm lý người, giúp thỏa mãn nhu cầu nhu yếu nhận thức nói chung và nhucầu nghiên cứu và điều tra sâu xa nói riêng. Ngoài ra, điều quan trọng hơn cả là những tri thức về Tâm lý học giúp chính bảnthân người học hiểu rõ về chính mình đề từ đó rèn luyện và tăng trưởng bản thân. Created by AM Word2CHMPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Chương 2. HOẠT ĐỘNG – GIAO TIẾPGIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNGTrong đời sống tâm lý con người, hoạt động giải trí và tiếp xúc là một trong những yếu tố rất là trọng tâm không thểkhông nhắc đến. Đầu tiên, trải qua hoạt động giải trí và tiếp xúc, tâm lý con người được thể hiện hay biểu lộ một cách rõ nét. Kế đến, cũng chính hoạt động giải trí và tiếp xúc lại là điều kiện kèm theo rất là quan trọng để tâm lý con người được hình thành vàphát triển. Trên cơ sở đó, khi đề cập đến yếu tố hoạt động giải trí và tiếp xúc thì việc xem xét mối quan hệ giữa hoạt động giải trí vàgiao tiếp so với sự hình thành và tăng trưởng tâm lý người là một trong những hướng tiếp cận rất là khoa học và hiệuquả. 2.1. HOẠT ĐỘNG2. 2. GIAO TIẾP2. 3. MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP2. 4. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ NGƯỜICreated by AM Word2CHMPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. 2.1. HOẠT ĐỘNGGIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 2. HOẠT ĐỘNG – GIAO TIẾP2. 1.1. Định nghĩaTrong đời sống, thuật ngữ hoạt động giải trí được sử dụng một cách khá thông dụng. Nó còn được dùng tương tự vớithuật ngữ thao tác … Khái niệm hoạt động giải trí cũng là yếu tố được nhiều khoa học khác nhau chăm sóc. Từ Triết học đến Sinh lý học vàTâm lý học có những cái nhìn khác nhau về khái niệm này. Theo Triết học thì hoạt động giải trí là sự biện chứng của chủ thể và khách thể gồm có quy trình khách thể hóa chủ thểchuyển những đặc thù của chủ thể vào loại sản phẩm của hoạt động giải trí và ngược lại. Nói khác đi, hoạt động giải trí là quy trình quađó con người tái sản xuất và tái tạo một cách phát minh sáng tạo quốc tế, làm cho con người trở thành chủ thể của hoạt động giải trí vềhiện tượng của quốc tế mà con người nắm được trở thành khách thể của hoạt động giải trí. Dưới góc nhìn của mình, Sinh lý học cho rằng hoạt động giải trí là sự tiêu tốn nguồn năng lượng thần kinh và cơ bắp của conngười khi tác động ảnh hưởng vào hiện thực khách quan nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu của con người. Tâm lý học cũng nhìn nhận về hoạt động giải trí của con người ở nhiều góc nhìn khác nhau và cũng thế cho nên, có khá nhiềukhái niệm khác nhau về hoạt động giải trí. Nhiều nhà Tâm lý học cho rằng hoạt động giải trí là phương pháp sống sót của con người trongthế giới vì muốn sống sót thì con người phải hoạt động giải trí và trải qua hoạt động giải trí thì con người thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu củamình cũng như gián tiếp được tăng trưởng. Ngoài ra, cũng chính nhờ vào hoạt động giải trí con người cảm thấy mình đang thựcsự sống sót đúng nghĩa cũng như liên tục tăng trưởng. Không những là thế, hoạt động giải trí còn là tác động ảnh hưởng liên tục của con ngườiđối với quốc tế xung quanh nhằm mục đích tạo ra những loại sản phẩm rất là phong phú và đa dạng chủng loại gắn chặt với đời sống con ngườicũng như trải qua đó con người nhận thấy sự tăng trưởng của chính mình. Ở một góc nhìn khác, khi đề cập đến sự ảnh hưởng tác động qua lại mang tính tích cực của con người thì hoạt động giải trí được xemlà mạng lưới hệ thống năng động những mối ảnh hưởng tác động qua lại giữa chủ thể và thiên nhiên và môi trường, là nơi phát sinh hình ảnh tâm lý về khách thểqua đó những quan hệ của chủ thể trong quốc tế đối tượng người tiêu dùng được trung gian hóa. Những nghiên cứu và phân tích về hoạt động giải trí dưới góc nhìn Tâm lý học hoàn toàn có thể đưa ra khái niệm sau về hoạt động giải trí : Hoạt động làmối quan hệ tác động ảnh hưởng qua lại giữa con người và quốc tế ( khách thể ) để tạo ra mẫu sản phẩm cả về phía quốc tế, cả về phíacon người ( khách thể ). Khi nhìn nhận về khái niệm hoạt động giải trí xấp xỉ góc nhìn Tâm lý học, rõ ràng có hai quy trình diễn ra đồng thời, bổsung cho nhau, thống nhất với nhau : – Quá trình thứ nhất là quy trình khách thể hóa ( còn gọi là quy trình xuất tâm ). Đó là quy trình con người chuyểnhóa những nguồn năng lượng của mình thành loại sản phẩm của hoạt động giải trí. Trong quy trình này, tâm lý của chủ thể được thể hiện, được khách quan hóa vào loại sản phẩm của hoạt động giải trí trong suốt một quy trình cũng như ở tác dụng. Trên cơ sở này, có thểnghiên cứu tâm lý con người trải qua hoạt động giải trí của họ và cần phân phối nhu yếu hay nguyên tắc này. – Quá trình thứ hai là quy trình chủ thể hóa ( còn gọi là quy trình nhập tâm ). Đó là quy trình con người chuyển nộidung của khách thể vào bản thân mình tạo nên tâm lý của cá thể : nhận thức, tình cảm … Đây cũng chính là quá trìnhphản ánh quốc tế tạo ra nội dung tâm lý của con người. Tóm lại, hoạt động giải trí của con người vừa tạo ra loại sản phẩm về phía quốc tế, vừa tạo ra tâm lý của bản thân. Hoạt độnglà nguồn gốc, là động lực của sự hình thành, tăng trưởng tâm lý và đồng thời là nơi thể hiện tâm lý. 2.1.2. Đặc điểm của hoạt độngCó thể nói khi xem xét đặc thù của hoạt động giải trí thì có những đặc thù cơ bản sau : tính đối tượng người dùng, tính chủ thể, tínhmục đích và quản lý và vận hành theo nguyên tắc gián tiếp. Chính những đặc thù này vấn đáp thắc mắc : hoạt động giải trí ấy nhắm vào đốitượng nào, tạo ra loại sản phẩm gì, loại sản phẩm ấy là niềm tin hay vật chất … a. Tính đối tượngĐối tượng của hoạt động giải trí hoàn toàn có thể là sự vật, hiện tượng kỳ lạ, khái niệm, quan hệ, con người, nhóm người … Đối tượng làcái chung ta tác động ảnh hưởng vào, nhắm vào, hướng vào để sở hữu hay biến hóa. Đối tượng là những cái hoàn toàn có thể thoả mãn nhucầu nào đó của con người, thôi thúc con người hoạt động giải trí. Đối tượng chính là cái hiện thực tâm lý mà hoạt động giải trí hướngtới. Mỗi vật thể chỉ có tính đối tượng người dùng ở dạng tiềm tàng và nó được khơi gợi, thức tỉnh và dần định hình rõ ràng trong sựtác động qua lại tích cực giũa con người với vật thể đó. Chính cho nên vì thế, đối tượng người dùng của hoạt động giải trí là hiện thân của động cơhoạt động. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Đối tượng của hoạt động giải trí luôn thôi thúc hoạt động giải trí được thực thi và tính đối tượng người tiêu dùng chỉ thực sự đặc trưng chohoạt động của con người. Khi thực thi hoạt động giải trí vì những động cơ, con người có sự tham gia của những yếu tố tâm lýcủa chủ thể trong sự ảnh hưởng tác động với quốc tế bên ngoài nhằm mục đích sở hữu nó. Từ đây, tạo nên động cơ của hoạt động giải trí. Độngcơ của hoạt động giải trí là yếu tố thôi thúc con người tác động ảnh hưởng vào đối tượng người dùng hay quốc tế đối tượng người dùng để đổi khác nó, biến nóthành loại sản phẩm hoặc tiếp đón nó tạo nên một năng lượng mới, một nét tâm lý mới hay một mẫu sản phẩm hữu hình nào đó. Chính vì thế, đối tượng người dùng của hoạt động giải trí hoàn toàn có thể rất đơn cử nhưng có khi không phải là một cái gì đó có sẵn mà là cái đangxuất hiện ngay trong quy trình hoạt động giải trí. b. Tính chủ thểBất cứ hoạt động giải trí nào cũng do chủ thể triển khai. Chủ thể là con người có ý thức ảnh hưởng tác động vào khách thể – đốitượng của hoạt động giải trí. Đặc điểm điển hình nổi bật nhất là tính tự giác và tích cực của chủ thể khi ảnh hưởng tác động vào đối tượng người dùng vì chủ thểsẽ gửi trao trong quy trình hoạt động giải trí nhu yếu tâm thế, xúc cảm, mục tiêu, kinh nghiệm tay nghề của chính mình … Chủ thể hoạt động giải trí hoàn toàn có thể là cá thể, nhóm hay tập thể. Nói khác đi, hoàn toàn có thể là một người hay nhiều người. Tuynhiên, ngay cả khi chủ thể là nhóm, tập thể thì mọi người cũng triển khai với cùng một đối tượng người dùng, một động cơ chung vàcũng bộc lộ rõ tính chủ thể là thế. Chủ thể của hoạt động giải trí biểu lộ trong quy trình hoạt động giải trí và trong mẫu sản phẩm của hoạt động giải trí. Qua mẫu sản phẩm củahoạt động và quy trình thực thi hoạt động giải trí sẽ giúp ta hiểu được chủ thể là ai và năng lượng của họ như thế nào. Khi chủthể của hoạt động giải trí khác nhau và phương pháp triển khai khác nhau sẽ tạo ra những mẫu sản phẩm với chất lượng khác nhau. Ở đây cần nghiên cứu và phân tích thêm mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng người tiêu dùng trong hoạt động giải trí. Quan hệ giữa chủ thể và đốitượng là quan hệ hai chiều, tích cực. Đối tượng khi nào cũng là đối tượng người tiêu dùng của một chủ thể nhất định. Ngược lại, chủ thểluôn bộc lộ mình trong đối tượng người dùng, trở thành chủ thể của hoạt động giải trí có đối tượng người dùng. Kết thúc hoạt động giải trí, đối tượng người tiêu dùng đượcchủ thể hóa còn chủ thể được khách thể hóa trong mẫu sản phẩm. Đến lượt nó, loại sản phẩm lại trở thành khách thể, thành đốitượng của hoạt động giải trí khác. c. Tính mục đíchHoạt động khi nào cũng có tính mục tiêu vì chính tính mục tiêu của hoạt động giải trí làm cho hoạt động giải trí của con ngườimang chất người hơn khi nào hết. Mục đích ở đây không được hiểu theo nghĩa xấu đi như mang ý nghĩa cá thể haysự toan tính hoặc là ý thích riêng, mong ước, dự tính chủ quan … mà mục tiêu được hiểu theo nghĩa rộng của nó. Mụcđích là hình tượng về loại sản phẩm của hoạt động giải trí nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nhu cần nào đó của chủ thể. Mục đích kiểm soát và điều chỉnh, điềukhiển hoạt động giải trí và là cái con người hướng tới cũng như là động lực thôi thúc hoạt động giải trí. Mục đích của hoạt động giải trí trả lờicho câu hỏi : hoạt động giải trí để làm gì. Tính mục tiêu gắn liền với tính đối tượng người dùng và tính mục tiêu vừa mang tính cá thể, vừa luôn bị chế ước bởi nội dung xã hội và những quan hệ xã hội. Mục đích của hoạt động giải trí suy cho cùng vẫn là biến đổikhách thể ( quốc tế ) và đổi khác bản thân chủ thể mà thôi. d. Hoạt động quản lý và vận hành theo nguyên tắc gián tiếpTrong hoạt động giải trí, chủ thể ảnh hưởng tác động vào đối tượng người tiêu dùng tạo ra mẫu sản phẩm khi nào cũng phải sử dụng những công cụ nhấtđịnh như : lời nói, chữ viết máy móc, kinh nghiệm tay nghề … Nói khác đi, trong hoạt động giải trí, con người “ gián tiếp ” tác động ảnh hưởng đếnkhách thể qua hình ảnh tâm lý trong đầu, gián tiếp qua việc sử dụng những công cụ lao động và sử dụng phương tiện đi lại ngônngữ. Những công cụ đó giữ công dụng trung gian giữa chủ thể và đối tượng người dùng tạo ra tính gián tiếp của hoạt động giải trí. Đâycũng chính là một cơ sở quan trọng tạo ra sự độc lạ giữa hoạt động giải trí của con người và hành vi bản năng của con vật. Tâm lý được thể hiện gián tiếp trải qua mẫu sản phẩm của hoạt động giải trí cũng là yếu tố dẫn chứng cho tính gián tiếp củahoạt động. Đơn cử như trải qua những mẫu sản phẩm có được sau hoạt động giải trí của người thợ dệt, thợ rèn, sẽ hoàn toàn có thể hiểuđược trình độ, bản lĩnh nghề nghiệp cũng như sự góp vốn đầu tư đích thực của người ấy. Mặt khác, tâm lý con người khônghình thành bằng con đường di truyền sinh học mà nó gián tiếp hình thành trải qua hoạt động giải trí học tập, rèn luyện, quakinh nghiệm của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau cũng dẫn chứng thêm cho tính gián tiếp này. Như vậy, chínhnhững công cụ tâm lý, ngôn từ và công cụ lao động giữ tính năng trung gian giữa chủ thể và khách thể, tạo ra tínhgián tiếp của hoạt động giải trí một cách rõ nét. 2.1.3. Phân loại hoạt độngCó thể thấy rằng hoạt động giải trí là một phạm trù phức tạp vì vậy cũng có nhiều cách phân loại khác nhau. Mỗi cáchphân loại đều hoàn toàn có thể dựa trên tiêu chuẩn khác nhau nhưng hướng đến việc chỉ rõ hoạt động giải trí được nhìn nhận một cách cụthể thế nào. Có thể thấy những cách phân loại hoạt động giải trí sau : Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. * Xét theo tiêu chuẩn phát triền thành viên : Xét theo tiêu chuẩn này hoàn toàn có thể nhận thấy con người có bốn loại hoạt động giải trí cơ bản : đi dạo, học tập, lao động và hoạtđộng xã hội. Cách phân loại này tuy đơn thuần nhưng hoàn toàn có thể bao trùm tổng thể những gì diễn ra trong hoạt động giải trí của con người. Lẽ đương nhiên, cách phân loại này cũng thể hiện hạn chế là ranh giới giữa chúng không rõ ràng vì những hoạt động giải trí có thểchứa trong nhau, giao thoa nhau. Tuy vậy, cách phân loại này đem lại ý nghĩa thiết thực trong đời sống và nó khá gầngũi với đời sống thực tiễn của con người. * Xét theo tiêu chuẩn mẫu sản phẩm ( vật chất hay ý thức ) Xét theo tiêu chuẩn này, hoàn toàn có thể chia hoạt động giải trí thành hai loại : hoạt động giải trí thực tiễn và hoạt động giải trí lý luận. Hoạt độngthực tiễn là hoạt động giải trí hướng vào những vật thể hay quan hệ tạo ra sản phẩm vật chất là hầu hết. Hoạt động lý luận đượcdiễn ra với hình ảnh, hình tượng, khái niệm tạo ra mẫu sản phẩm ý thức. Cách phân loại này dựa trên đặc thù của loại sản phẩm nhưng một số ít mẫu sản phẩm lại hàm chứa cả yếu tố vật chất vàtinh thần. Vì vậy, cách phân loại này cũng chỉ mang ý nghĩa tương đối mà thôi. * Xét theo tiêu chuẩn đối tượng người tiêu dùng hoạt độngTheo tiêu chuẩn này, người ta chia ra những loại sau : hoạt động giải trí đổi khác, hoạt động giải trí nhận thức, hoạt động giải trí định hướnggiá trị và hoạt động giải trí giao lưu. Hoạt động đổi khác là những hoạt động giải trí hướng đến đổi khác hiện thực ( tự nhiên, xã hội, con người ) như hoạt độnglao động, hoạt động giải trí chính trị – xã hội, hoạt động giải trí giáo dục. Hoạt động nhận thức là hoạt động giải trí ý thức, phản ánh quốc tế khách quan. Tuy vậy, hoạt động giải trí này chỉ dừng ởmức khám phá, nhận biết quốc tế hiện thực mà không phải là đổi khác hiện thực. Hoạt động xu thế giá trị là hoạt động giải trí niềm tin nhằm mục đích xác lập ý nghĩa thực tại với bản thân chủ thể tạo raphương hướng của hoạt động giải trí. Hoạt động giao lưu là hoạt động giải trí thiết lập mối quan hệ giữa người với người trong đời sống. 2.1.4. Cấu trúc của hoạt độngTrên cơ sở nghiên cứu và điều tra thực nghiệm nhiều năm, A.N.Leontiev đã nêu lên cấu trúc vĩ mô của hoạt động giải trí bao gồmcác thành tố và mối liên hệ giữa những thành tố này. Xin được miêu tả sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động giải trí như sau : Sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt độngNhìn vào sơ đồ trên, ta thấy cấu trúc hoạt động giải trí là một cấu trúc động. Có thể nhận thấy đặc thù động của cấutrúc này trải qua sự sống sót một cách độc lập của từng thành tố cũng như mối liên hệ rất mật thiết của chúng. Trước hết, hoạt động giải trí khi nào cũng nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nhu yếu nào đó của con người. Nhu cầu là cái mà con ngườiPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. được được thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu cũng hoàn toàn có thể là cái yên cầu, cái khát khao được sở hữu. Khi nhu yếu của con người bắtgặp đối tượng người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu thì sẽ trở thành động cơ. Động cơ là yếu tố thôi thúc con người hành vi. Động cơ được xemlà mục tiêu chung, mục tiêu sau cuối của hoạt động giải trí. Bất kỳ hoạt động giải trí nào cũng có động cơ tương ứng. Động cơ cóthể sống sót ở dạng niềm tin của chủ thể nhưng cũng hoàn toàn có thể vật chất hóa ra bên ngoài. Tuy vậy, dù ở hình thức nào thìđộng cơ vẫn là yếu tố thôi thúc việc sở hữu đối tượng người tiêu dùng tương ứng với nhu yếu của chủ thể khi gặp gỡ được đối tượngcó tương quan đến sự thỏa mãn nhu cầu. Nếu như động cơ là mục tiêu sau cuối, thì mục tiêu ấy sẽ được cụ thể hóa ra những mục tiêu bộ phận. Nóicách khác, động cơ sẽ cụ thể hóa thành những mục tiêu khác nhau và mục tiêu bộ phận chính là hình thức đơn cử hóađộng cơ. Mục đích là bộ phận cấu thành động cơ trong sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động giải trí. Quá trình thực thi cácmục đích này là quy trình triển khai những hành vi. Hành động là quy trình bị chi phối bởi hình tượng về hiệu quả phải đạtđược, là quy trình nhằm mục đích vào mục tiêu để dần tiến đến hiện thực hóa động cơ. Cũng chính thế cho nên, hành vi lại trởthành thành phần cấu trúc nên hoạt cộng của con người hay hoạt động giải trí được sống sót và thực thi bởi một chuỗi những hànhđộng. Việc triển khai mục tiêu phải dựa trên những điều kiện kèm theo xác lập. Phải dựa trên những điều kiện kèm theo – phương tiệnnhất định thì mới hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu thành phần. Mỗi phương tiện đi lại hoàn toàn có thể lao lý phương pháp hành vi khácnhau. Cốt lõi của phương pháp chính là thao tác và thao tác phải được triển khai dựa trên những điều kiện kèm theo – phương tiệntương ứng. Như thế, thao tác trở thành đơn vị chức năng nhỏ nhất của hành vi, nó không có mục tiêu riêng những cùng hướngđến thực thi mục tiêu của hành vi. Như vậy khi triển khai hoạt động giải trí, về phía chủ thể gồm có ba thành tố : hoạt động giải trí, hành vi và thao tác. Nó mô tảmặt kỹ thuật của hoạt động giải trí. Về phía khách thể thì gồm có : động cơ, mục tiêu, phương tiện đi lại nó tạo nên “ nội dung đốitượng ” của hoạt động giải trí. Chính trong cấu thúc này, tính độc lập tương đối và sự chuyển hóa lẫn nhau giữa những hành tốđược triển khai mà đặc biệt quan trọng là giữa hành vi và mục tiêu. Thứ nhất, một động cơ hoàn toàn có thể được cụ thể hóa trong nhiều mục tiêu. Ngược lại, một mục tiêu hoàn toàn có thể được thểhiện ở nhiều động cơ khác nhau. Chính thế, một hoạt động giải trí được triển khai bởi nhiều hành vi khác nhau và một hànhđộng hoàn toàn có thể tham gia ở nhiều hoạt động giải trí khác nhau. Thứ hai, một hoạt động giải trí sau khi đã thực thi được động cơ thì hoàn toàn có thể trở thành một hành vi cho hoạt độngkhác. Sự chuyển hướng này là rất là tự nhiên trong đời sống của con người. Thứ ba, để đạt được mục tiêu cần phải thực thi hành vi và mục tiêu hoàn toàn có thể tăng trưởng theo hai hướng khácnhau : + Hướng trở thành động cơ vì mục tiêu không chỉ hướng đến công dụng hướng dẫn mà còn cả tính năng kíchthích và thôi thúc. + Hướng trở thành phương tiện đi lại khi mục tiêu đã được thực thi và hành vi kết thúc và lúc này hành vi trởthành thao tác và hoàn toàn có thể tham gia vào nhiều hành vi khác. Tóm lại, hoạt động giải trí được hợp thành bởi nhiều hành vi và những hành vi diễn ra bởi những thao tác. Hoạt độngluôn hướng vào động cơ – đó là mục tiêu sau cuối. Mục đích sau cuối hay động cơ được cụ thể hóa thành nhiềumục đích thành phần – mục tiêu bộ phận. Để đạt được mục tiêu – con người phải sử dụng những phương tiện đi lại – điều kiện kèm theo. Tùy theo điều kiện kèm theo, phương tiện đi lại con người triển khai những thao tác để triển khai hành vi nhằm mục đích đạt được mục tiêu. Sựtác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, giữa đơn vị chức năng thao tác ( kỹ thuật của hoạt động giải trí ) và nội dung của đối tượng người tiêu dùng hoạtđộng tạo ra loại sản phẩm của hoạt động giải trí. Sản phẩm này là loại sản phẩm kép vì nó sống sót ở cả về phía khách thể và phía chủ thểViệc tìm ra sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động giải trí có ý nghĩa rất là đặc biệt quan trọng. Xét trên phương diện lý luận, sơ đồnày giúp những nhà Tâm lý học khẳng định chắc chắn thêm về sự thống nhất giữa cái khách quan và cái chủ quan trong tâm lý, giữađối tượng và chủ thể đồng thời cũng chứng minh và khẳng định vấn đề : trong hoạt động giải trí khi nào cũng tiềm ẩn nội dung tâm lý vàtâm lý quản lý và vận hành và tăng trưởng trong hoạt động giải trí. Về mặt thực tiễn thì việc vận dụng sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động giải trí sẽgiúp việc tổ chức triển khai hoạt động giải trí cho con người cũng như việc kiểm soát và điều chỉnh hoạt động giải trí của con người hoàn toàn có thể được thực thi mộtcách hiệu suất cao. Created by AM Word2CHMPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. 2.2. GIAO TIẾPGIÁO TRÌNH TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 2. HOẠT ĐỘNG – GIAO TIẾP2. 2.1. Định nghĩaCó thể nói trong Tâm lý học có khá nhiều khái niệm về tiếp xúc khác nhau tùy theo phân ngành cũng như mụcđích điều tra và nghiên cứu. Tuy vậy cùng với hoạt động giải trí thì tiếp xúc sẽ triển khai tính năng rất quan trọng là khuynh hướng conngười hành vi, thôi thúc hành vi, tinh chỉnh và điều khiển hành vi cũng như kiểm tra hành vi của con người. Bên cạnh đócon người cũng không hề không thực thi hoạt động giải trí tiếp xúc vì tiếp xúc như một nhu yếu, một phương tiện đi lại để conngười sống sót. Nói khác đi, trải qua tiếp xúc tâm lý con người được hình thành và tăng trưởng. Như vậy, việc xem xét kháiniệm tiếp xúc sẽ được nhìn nhận được góc nhìn nó như một yếu tố quan trọng tác động ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triểntâm lý – nhân cách của con người. – Hiểu theo nghĩa đơn thuần thì tiếp xúc nghĩa là tiếp xúc, trò chuyện, trao đổi, giao lưu … – Hiểu theo nghĩa rộng nhất thì tiếp xúc là hoạt động giải trí con người trò chuyện, trao đổi với nhau nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu nhucầu giao lưu cũng như cũng thực thi những hoạt động giải trí trong đời sống. – Theo Tâm lý học thì tiếp xúc là quy trình hình thành và tăng trưởng sự tiếp xúc giữa người với người từ nhu cầuhoạt động chung nhau trong đời sống. Ngoài ra, tiếp xúc còn được xem là sự ảnh hưởng tác động tương hỗ của những chủ thể phát sinh từ nhu yếu hoạt động giải trí đượcthục hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Định nghĩa về tiếp xúc, tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng : “ Giao tiếp là hoạt động giải trí xác lập và quản lý và vận hành những quan hệngười – người để hiện thực hóa những quan hệ xã hội giữa người ta với nhau. Theo tác giả Nguyễn Thạc, Hoàng Anh thì “ Giao tiếp là hình thức đặc biệt quan trọng cho mối quan hệ giữa con người vớicon người mà qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý và được bộc lộ ở những quy trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnhhưởng và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau ”. Tác giả Nguyễn Hữu Nghĩa đưa ra khái niệm tiếp xúc như thể mối liên hệ và quan hệ giữa người và người trongcác nhóm và những tập thể xã hội nhờ đó con người mới hoàn toàn có thể thực thi những hoạt động giải trí của mình nhằm mục đích cải biến hiện thựckhách quan xung quanh hoặc chính bản thân. Còn với tác giả Nguyễn Ngọc Bích, “ Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người trải qua phương tiện đi lại ngônngữ nhằm mục đích trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, tác động ảnh hưởng qua lại và kiểm soát và điều chỉnh lẫn nhau ”. Tác giả Trần Trọng Thủy thì ý niệm “ Giao tiếp của con người là một quy trình chủ đích hay không có chủ đích, có ý thức hay không có ý thức mà trong đó những cảm hứng và tư tưởng được diễn đạt trong những thông điệp bằng ngôn ngữhoặc phi ngôn từ ”. Với tác giả Trần Hiệp, “ Giao tiếp là một trong những dạng thức cơ bản của hoạt động giải trí của con người. Nó làm tăngcường hay giảm bớt năng lực thích ứng hành vi lẫn nhau trong quy trình tác động ảnh hưởng qua lại ”. Tác giả Nguyễn Quang Uẩn chứng minh và khẳng định : “ Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, trải qua đó conngười trao đổi với nhau về thông tin, về cảm hứng, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động tác động ảnh hưởng qua lại với nhau. Hay nói cáchkhác, tiếp xúc xác lập và quản lý và vận hành cá quan hệ người – người, hiện thực hóa những quan hệ xã hội giữa chủ thể này vớichủ thể khác. Tác giả Vũ Dũng cho rằng : “ Giao tiếp là quy trình hình thành và tăng trưởng sự tiếp xúc giữa người với người đượcphát sinh từ nhu yếu trong hoạt động giải trí chung, gồm có sự trao đổi thông tin, kiến thiết xây dựng kế hoạch tương tác thống nhất trigiác và khám phá người khác ”. Hay “ Giao tiếp là sự tác động ảnh hưởng tương hỗ của những chủ thể phát sinh từ nhu yếu hoạt độngchung được thực thi bằng những công cụ quen thuộc và hướng đến những đổi khác có ý nghĩa trong trạng thái, hành vivà cấu trúc ý – cá thể của đối tác chiến lược ”. Xuất phát từ những nghiên cứu và phân tích trên, tiếp xúc là sự tiếp xúc tâm lý giữa người với người trải qua đó con ngườitrao đổi thông tin, cảm hứng, tác động ảnh hưởng qua lại và tác động ảnh hưởng lẫn nhau mà trong đó tiếp xúc xác lập và quản lý và vận hành những mốiquan hệ người – người, hiện thực hóa những quan hệ xã hội giữa chủ thể này và chủ thể khác. 2.2.2. Chức năng của giao tiếpPhân tích về tính năng của tiếp xúc trên bình diện xã hội và cá thể tiếp xúc có 1 số ít công dụng cơ bản sau : a. Chức năng thông tin hai chiều giữa những chủ thể tham gia tiếp xúc. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Đây là tính năng có vai trò quan trọng thứ hai sau tính năng thỏa mãn nhu cầu nhu yếu của tiếp xúc. Chức năng nàybiểu hiện ở góc nhìn truyền thông online của tiếp xúc bộc lộ qua hai mặt truyền tin và nhận tin. Qua tiếp xúc mà con ngườitrao đổi với nhau những thông tin nhất định, truyền đạt kỹ năng và kiến thức, kinh nghiệm tay nghề, … cho nhau. Mỗi cá thể trong giao tiếpvừa là nguồn phát thông tin vừa là nguồn thu thông tin. b. Chức năng tổ chức triển khai, tinh chỉnh và điều khiển, phối hợp hành vi của một nhóm người trong cùng một hoạt động giải trí cùng nhau. Đây là công dụng dựa trên cơ sở xã hội. Trong một nhóm, một tổ chức triển khai có nhiều cá thể, nhiều bộ phận nên đểcó thể tổ chức triển khai hoạt động giải trí hiệu suất cao, phối hợp uyển chuyển thì những cá thể phải có sự tiếp xúc với nhau để trao đổi, bànbạc, phân công việc làm cũng như phổ cập tiến trình phương pháp thực thi việc làm thì mới hoàn toàn có thể tạo sự thống nhất, hiệu suất cao trong việc làm chung. Nhờ tính năng này, con người hoàn toàn có thể phối hợp cùng nhau để xử lý một nhiệm vụnhất định đạt tới tiềm năng đề ra trong quy trình tiếp xúc. c. Chức năng tinh chỉnh và điều khiển, kiểm soát và điều chỉnh hành viChức năng này bộc lộ ở sự tác động ảnh hưởng, tác động ảnh hưởng lẫn nhau trong tiếp xúc. Đây là một công dụng quan trọngtrong tiếp xúc vì trong quy trình tiếp xúc cá thể hoàn toàn có thể ảnh hưởng tác động, gây ảnh hưởng tác động đến người khác đồng thời người kháccũng hoàn toàn có thể ảnh hưởng tác động, gây tác động ảnh hưởng so với cá thể đó. Qua đó, cá thể hoàn toàn có thể kiểm soát và điều chỉnh hành vi của mình cũng nhưđiều khiển hành vi của người khác trong tiếp xúc. Trong tiếp xúc, cá thể hoàn toàn có thể tác động ảnh hưởng đến động cơ, mục tiêu, quátrình ra quyết định hành động và hành vi của người khác. d. Chức năng xúc cảmChức năng này giúp con người thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu xúc cảm, tình cảm. Trong tiếp xúc, cá thể hoàn toàn có thể biểulộ thái độ, tâm trạng của mình so với người khác cũng như hoàn toàn có thể thể hiện quan điểm, thái độ về một yếu tố nhất định. Ngược lại, qua tiếp xúc cá thể cũng hoàn toàn có thể phân biệt những xúc cảm, tình cảm nhất định của những cá thể khác. Vì vậygiao tiếp cũng là một trong những con đường hình thành tình cảm của con người. e. Chức năng nhận thức và nhìn nhận lẫn nhauTrong quy trình tiếp xúc, những chủ thể luôn diễn ra quy trình nhận thức tri thức về tự nhiên, xã hội, nhận thức bảnthân và nhận thức về người khác nhằm mục đích hướng tới những mục tiêu khác nhau trong tiếp xúc. Giao tiếp sẽ tạo điều kiệnthuận lợi cho con người trong quy trình nhận thức tri thức về tự nhiên, xã hội giúp con người lĩnh hội được khối lượngkiến thức khổng lồ của trái đất. Bên cạnh đó, tiếp xúc là phương tiện đi lại giúp cá thể tự nhận thức bản thân. Qua đó, cánhân tiếp thu những nhìn nhận của về bản thân mà từ đó có sự so sánh và tự nhận thức, tự nhìn nhận lại, tự điều chinhbản thân. Ngược lại, cá thể cũng có sự nhận thức người khác qua tiếp xúc nhằm mục đích khám phá, nhìn nhận về đối tượng người tiêu dùng mìnhgiao tiếp từ đó mà có sự khuynh hướng tương thích trong tiếp xúc. f. Chức năng giáo dục và tăng trưởng nhân cáchThông qua tiếp xúc, con người tham gia vào những mối quan hệ xã hội mà từ đó hình thành, tăng trưởng nhân cáchcủa mình do đó tiếp xúc là điều kiện kèm theo để tâm lý, nhân cách cá thể tăng trưởng thông thường và trải qua tiếp xúc nhiềuphẩm chất của con người, đặc biệt quan trọng là những phẩm chất đạo đức được hình thành và tăng trưởng. Nói cách khác, giao tiếpgiúp con người đảm nhiệm những kinh nghiệm tay nghề và những chuẩn mực trải qua đó có sự hình thành và tăng trưởng nhâncách một cách tổng lực trên bình diện con người – cá thể. Chính những công dụng này của tiếp xúc cũng ảnh hưởngvà tạo nên vai trò rất là độc lạ của tiếp xúc. Giao tiếp ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của cá thể cũng như ảnhhưởng đến đời sống xã hội của con người và là điều kiện kèm theo của sự sống sót và tăng trưởng xã hội. 2.2.3. Phân loại giao tiếpDựa trên những tiêu chuẩn khác nhau thì cách phân loại tiếp xúc cũng khác nhau : * Căn cứ vào phương tiện đi lại tiếp xúc – Giao tiếp bằng ngôn từ : Giao tiếp bằng ngôn từ là hình thức tiếp xúc đặc trưng của con người bằng cách sử dụng những tín hiệu chunglà từ, ngữ. Đây là hình thức tiếp xúc thông dụng nhất và đạt hiệu suất cao cao. Ngôn ngữ là những tín hiệu được quy ước chungtrong một hội đồng nhằm mục đích chỉ những sự vật hiện tượng kỳ lạ gọi chung là nghĩa của từ. Người ta dùng từ để giao tiếp theo một ýnhất định. Tiếng nói và chữ viết trong giao tiếp ngôn ngữ bộc lộ cả ý và nghĩa khi tiếp xúc. – Giao tiếp phi ngôn từ : Giao tiếp phi ngôn từ là hình thức tiếp xúc không lời khi sử dụng những cử chỉ, điệu bộ và những yếu tố phi ngônngữ khác. Giao tiếp phi ngôn từ triển khai những hành vi, cử chỉ – điệu bộ, những yếu tố thuộc về sắc thái hành vi, những phương tiện đi lại khác yên cầu người tiếp xúc phải hiểu về nhau một cách tương đối. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. Please purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark. * Căn cứ vào khoảng cách tiếp xúc – Giao tiếp trực tiếp : Giao tiếp trực tiếp là hình thức tiếp xúc mặt đối mặt khi những chủ thể trực tiếp phát và nhận tín hiệu của nhau. – Giao tiếp gián tiếp : Giao tiếp gián tiếp là hình thức tiếp xúc qua thư từ, phương tiện kỹ thuật hoặc những yếu tố đặc biệt quan trọng khác. * Căn cứ vào quy cách tiếp xúc – Giao tiếp chính thức : Giao tiếp chính thức là hình thức tiếp xúc diễn ra theo pháp luật, theo chức trách. Các chủ thể trong tiếp xúc phảituân thủ những nhu yếu, pháp luật nhất định. – Giao tiếp không chính thức : Giao tiếp không chính thức là hình thức tiếp xúc không bị ràng buộc bởi những nghi thức mà dựa vào tính tựnguyện, tự giác, nhờ vào vào nhu yếu hứng thú, xúc cảm của những chủ thể. 2.2.4. Đặc điểm của giao tiếpKhi nghiên cứu và phân tích những đặc thù của tiếp xúc, hoàn toàn có thể nhận thấy tiếp xúc là nhu yếu đặc trưng của con người, mang tínhý thức cao và đó là hoạt động giải trí tương tác giữa con người với con người. Trên cơ sở đó, hoàn toàn có thể đề cập đến những đặc điểmcơ bản sau của tiếp xúc : a. Giao tiếp luôn mang tính mục đíchGiao tiếp là yếu tố không hề thiếu trong đời sống của con người. Giao tiếp là đặc trưng của hoạt động giải trí con ngườinên nó gắn liền với tính mục tiêu. Sự khác nhau giữa hoạt động giải trí ở con người và con vật chính là tính mục tiêu. Khi conngười thực thi những hành vi dù đơn thuần hay phức tạp, khi con người triển khai những hoạt động giải trí khác nhau, tínhmục đích luôn bị chi phối rõ là tôi làm để nhằm mục đích mục tiêu gì đạt được cái gì … Tính mục tiêu trong tiếp xúc cũng bộc lộ rõ trải qua việc triển khai những cuộc tiếp xúc, thiết lập những mối quanhệ xã hội hay thực thi những hành vi tiếp xúc. Mục đích ở đây được hiểu đó là quy mô tác dụng mà con người suy nghĩdưới dạng một loại sản phẩm độc lạ và đặc trưng của tư duy. Mục đích ấy chính là tác dụng mang ý nghĩa ý thức hay ýnghĩa trên bình diện tâm lý – tình cảm mà không hẳn là những lợi lộc hay những gì thuộc về vật chất. Khi xác lập tiếp xúc, con người có quyền tâm lý về mục tiêu của cuộc tiếp xúc. Đó hoàn toàn có thể là một cảm xúcđược thăng hoa, đó hoàn toàn có thể là một mối quan hệ mới được thiết lập về sau, đó hoàn toàn có thể là việc gây những ấn tượng tích cực, đó hoàn toàn có thể là việc gây hiệu ứng lưu luyến, đó từng hoàn toàn có thể là “ chút ” chất keo bồi đắp cho tình cảm … Con người nhận ramục đích của chính mình trong tiếp xúc hay chưa nhận ra một cách rõ ràng về mục tiêu của chính mình không quantrọng bằng việc con người tìm được những hiệu ứng đích thực trong tiếp xúc. Đó chính là mục tiêu sâu xa nhất mà giaotiếp xác lập để đem lại những tác dụng thâm thúy nhất nhằm mục đích Giao hàng cho cá thể, xã hội và của con người nói chung. b. Giao tiếp là sự tác động ảnh hưởng giữa chủ thể với chủ thểNếu như với hoạt động giải trí thì mối quan hệ được xác lập đó chính là mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng người dùng. Nói khácđi thì trong diễn trình của hoạt động giải trí, con người sẽ ảnh hưởng tác động vào đối tượng người tiêu dùng để thực thi hoạt động giải trí của mình nhằm mục đích đạtmột mẫu sản phẩm kép. Cũng tương tự như như thế, tiếp xúc cũng là sự tác động ảnh hưởng mang đặc thù có khuynh hướng nhưng đó là sựtác động song phương và đa chiều. Trong tiếp xúc sẽ không có ai là khách thể trọn vẹn hay chủ thể trọn vẹn mà cảhai đều là chủ thể tương tác một cách tích cực và dữ thế chủ động. Có thể nghiên cứu và phân tích về sự tương tác của chủ thể trong tiếp xúc khi con người dữ thế chủ động muốn tiếp xúc với một đốitượng nào đó, con người luôn xem chính họ là chủ thể vì nhất thiết phải hiểu về họ, tôn trọng họ mới hoàn toàn có thể tiến hànhcuộc tiếp xúc thành công xuất sắc. Ngay cả khi tất cả chúng ta sử dụng kiểu nói độc thoại cũng đừng quên rằng tính chủ thể của ngườinghe cũng bộc lộ một cách thâm thúy trong sự tương tác. Ở một góc nhìn khác, trong quy trình tiếp xúc, tính chủ thể củangười nghe hoàn toàn có thể trở thành những hành vi ưng ý hay phản ứng, những hành vi ủng hộ hay chống đối. Thậm chícuộc trò chuyện hoàn toàn có thể bị phá vỡ nếu như tính chủ thể của người nghe bị kích thích và “ bật dậy ” can đảm và mạnh mẽ khi không cósự thích ứng hay sự đồng ý trong tiếp xúc diễn ra. Tính chủ thể tương tác này còn được nhìn nhận và nghiên cứu và phân tích khi mỗi con người đều hoàn toàn có thể khác nhau trong giaotiếp. Từ nhận thức đến tình cảm và những yếu tố tâm lý có tương quan làm cho tính chủ thể mang sắc tố đặc trưng và trởnên độc lạ. Trong quy trình tiếp xúc, khởi đầu việc xác lập một chủ thể tưởng chừng như rõ ràng nhưng trong tiếntrình tiếp xúc sự đổi vai hoàn toàn có thể nhanh gọn diễn ra. Chủ thể thứ hai hoàn toàn có thể trở nên rất dữ thế chủ động và thậm chí còn ép chế chủPlease purchase VeryPDF CHM to PDF Converter on www.verypdf.com to remove this watermark .

Source: https://vh2.com.vn
Category : Khoa Học

Liên kết:XSTD