Networks Business Online Việt Nam & International VH2

TÀI LIỆU TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN – Tài liệu text

Đăng ngày 19 August, 2022 bởi admin

TÀI LIỆU TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.52 MB, 56 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TÀI LIỆU TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH
MƠN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

(Theo chương trình Giáo dục phổ thơng 2018)

HÀ NỘI, 2019
0

Người biên soạn:
1. PGS. TS. Mai Sỹ Tuấn. Điều phối viên Ban xây dựng Chương trình GDPT 2018.
2. PGS.TS. Nguyễn Văn Khánh. Chủ biên CT mơn Vật Lí. Thành viên ban soạn thảo
Chương trình mơn KHTN.
3. PGS.TS. Đặng Thị Oanh. Chủ biên CT mơn Hố Học. Thành viên ban soạn thảo
Chương trình mơn KHTN.
4. GS.TS. Đinh Quang Báo. Chủ biên CT mơn Sinh Học. Thành viên ban soạn thảo
Chương trình môn KHTN.
5. PGS.TS. Lê Đức Ánh. Thành viên ban soạn thảo Chương trình mơn KHTN.
6. TS. Lương Việt Thái. Thành viên ban soạn thảo Chương trình mơn KHTN.
7. ThS. Đỗ Thanh Hữu. Thành viên ban soạn thảo Chương trình mơn KHTN.
8. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà. Thành viên ban soạn thảo Chương trình mơn KHTN.
9. PGS.TS. Vũ Quốc Trung. Thành viên ban soạn thảo Chương trình mơn KHTN.
10. PGS.TS. Dương Bá Vũ. Thành viên ban soạn thảo Chương trình mơn KHTN.
11. PGS.TS. Phan Thị Thanh Hội. Thành viên ban soạn thảo Chương trình mơn
KHTN.

1

MỤC LỤC

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC ………………………………………………………….. 3
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC ………………. 4
III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC…………………………….. 5
IV. U CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC ………………. 6
V. NỘI DUNG GIÁO DỤC…………………………………………………………………. 11
VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ………………………………………………………… 18
VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ……………………………………………… 43
VIII. THIẾT BỊ DẠY HỌC …………………………………………………………………. 52

2

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MƠN HỌC
1. Vị trí mơn học trong chương trình Giáo dục phổ thơng
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học tự nhiên được dạy ở
trung học cơ sở và là môn học bắt buộc, phát triển từ môn Khoa học ở lớp 4, 5
(cấp tiểu học), được dạy ở các lớp 6, 7, 8 và 9, trong 35 tuần/năm học, tổng số
140 tiết/năm học, 4 tiết/tuần.
2. Vai trị và tính chất nổi bật của môn học trong giai đoạn giáo dục cơ bản
Khoa học tự nhiên là mơn học có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển
tồn diện của học sinh, có vai trị nền tảng trong việc hình thành và phát triển thế
giới quan khoa học của học sinh cấp trung học cơ sở.
Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên nền tảng của khoa
học vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất,… Đối tượng nghiên cứu của
Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, q trình, các thuộc tính cơ bản về
sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Vì vậy, trong mơn Khoa học tự nhiên
những ngun lí và khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp

xuyên suốt các mạch nội dung. Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung
được tổ chức sao cho vừa tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, vừa đảm bảo
logic bên trong của từng mạch nội dung.
Khoa học tự nhiên là khoa học có sự kết hợp nhuần nhuyễn lí thuyết với thực
nghiệm. Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phịng thực hành, phịng học bộ
mơn, ngồi thực địa có vai trị và ý nghĩa quan trọng, là hình thức dạy học đặc
trưng của mơn học này. Qua đó, năng lực khoa học tự nhiên của học sinh được
hình thành và phát triển. Nhiều kiến thức khoa học tự nhiên rất gần gũi với cuộc
sống hằng ngày của học sinh, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức cho học sinh
trải nghiệm, nâng cao năng lực nhận thức khoa học tự nhiên, năng lực tìm hiểu
tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.
Khoa học tự nhiên luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại.
Do vậy giáo dục phổ thông cần phải liên tục cập nhật những thành tựu khoa học
mới, phản ánh được những tiến bộ của các ngành khoa học, công nghệ và kĩ
thuật. Đặc điểm này địi hỏi chương trình mơn Khoa học tự nhiên phải tinh giản
các nội dung có tính mơ tả để tổ chức cho học sinh tìm tịi, nhận thức các kiến
thức khoa học có tính ngun lí, cơ sở cho quy trình ứng dụng khoa học vào
thực tiễn cuộc sống.

3

3. Quan hệ với môn học/hoạt động giáo dục khác
Môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã
được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hình thành phương pháp học tập,
hồn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng để tiếp tục học lên trung học phổ thông,
học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên nền tảng của khoa
học vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất cho nên quan hệ chặt chẽ và
là cơ sở để học sinh lựa chọn học các môn Vật lí, Hố học và Sinh học ở cấp

THPT.
Cùng với các mơn Tốn học, Cơng nghệ và Tin học, mơn Khoa học tự nhiên
góp phần thúc đẩy giáo dục STEM (Science, Technology, Engineering,
Mathematics) – một trong những hướng giáo dục đang được quan tâm phát triển
trên thế giới cũng như ở Việt Nam, góp phần đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn
nhân lực trẻ cho giai đoạn cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước.
II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC
1. Chương trình mơn Khoa học tự nhiên cụ thể hóa những mục tiêu và yêu
cầu của Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo, bao gồm: a) Định hướng chung cho tất cả các môn học như:
quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về
nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả, điều kiện thực
hiện và phát triển chương trình; b) Định hướng xây dựng chương trình môn
Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở.
2. Hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
Chương trình mơn Khoa học tự nhiên góp phần hình thành và phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh thông qua nội dung giáo dục với cốt lõi là
những kiến thức cơ bản, thiết thực, thể hiện tính hiện đại, cập nhật; chú trọng
thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống;
thơng qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động
và tiềm năng của mỗi học sinh; các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với
mục tiêu giáo dục. Chương trình đảm bảo sự phát triển năng lực của người học
qua các cấp và các lớp; tạo cơ sở cho học tập tiếp lên, học tập suốt đời; tạo thuận
lợi cho việc chuyển đổi giữa các giai đoạn trong giáo dục.
3. Dạy học tích hợp
4

Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp.

Khoa học tự nhiên là một lĩnh vực thống nhất bởi đối tượng, phương pháp nhận
thức, những khái niệm và nguyên lí chung nên việc dạy học khoa học tự nhiên
cần tạo cho học sinh nhận thức được sự thống nhất đó. Mặt khác, định hướng
phát triển năng lực, gắn với các tình huống thực tiễn cũng địi hỏi tiếp cận quan
điểm dạy học tích hợp. Nhiều nội dung giáo dục cần được lồng ghép vào giáo
dục khoa học: tích hợp giáo dục khoa học với kĩ thuật, với giáo dục sức khoẻ,
giáo dục bảo vệ mơi trường, phát triển bền vững,…
4. Kết hợp lí thuyết với thực hành
Thông qua hoạt động thực hành trong phịng thực hành và trong thực tế, học
sinh có thể nắm vững lí thuyết, đồng thời có khả năng vận dụng kiến thức khoa
học tự nhiên vào thực tiễn đời sống, sản xuất và bảo vệ môi trường, đáp ứng
được yêu cầu phát triển bền vững của đất nước.
5. Giáo dục phát triển bền vững và gắn với thực tiễn của Việt Nam
Quan điểm này được xác định nhằm góp phần đáp ứng yêu cầu của phát triển
kinh tế – xã hội và phát triển giáo dục hiện nay. Môn Khoa học tự nhiên góp phần
gắn kết học khoa học với cuộc sống, quan tâm tới những nội dung kiến thức gần
gũi với cuộc sống hàng ngày của học sinh, tăng cường vận dụng kiến thức khoa
học vào các tình huống thực tế. Thơng qua đó, học sinh thấy được khoa học rất
thú vị, gần gũi và thiết thực với cuộc sống con người. Chương trình giáo dục mơn
Khoa học tự nhiên góp phần phát triển ở học sinh năng lực thích ứng trong một xã
hội biến đổi khơng ngừng, góp phần phát triển bền vững xã hội.
6. Chương trình mơn Khoa học tự nhiên đảm bảo tính phù hợp với trình độ
phát triển của học sinh, sự tiến bộ của học sinh trong việc học tập, phát triển
năng lực qua các cấp và các lớp học, phù hợp với thực tiễn của các nhà trường
Việt Nam cấp trung học cơ sở.
7. Chương trình mơn Khoa học tự nhiên đảm bảo tính khả thi, liên quan tới
các nguồn lực để thực hiện chương trình như số lượng và năng lực nghề nghiệp
giáo viên, thời lượng, cơ sở vật chất,…
III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC
1. Căn cứ xác định mục tiêu chương trình

Chương trình mơn Khoa học tự nhiên được xây dựng dựa trên những căn cứ
pháp lí, điều kiện và bối cảnh kinh tế – xã hội của đất nước và tham khảo kinh
nghiệm quốc tế, cụ thể:
– Căn cứ Luật Giáo dục
5

– Căn cứ Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng
– Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam
– Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
– Yêu cầu xã hội phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng nghệ hóa,
hiện đại hóa
– Tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới
– Căn cứ kinh nghiệm phát triển chương trình của Việt Nam, trong đó có kế
thừa chương trình giáo dục phổ thông hiện hành
– Điều kiện, bối cảnh kinh tế – xã hội của Việt Nam
2. Mục tiêu cụ thể của chương trình
Thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thông: Cùng với các môn học khác,
môn Khoa học tự nhiên góp phần thực hiện mục tiêu của giáo dục phổ thơng,
giúp học sinh phát triển hài hồ về thể chất và tinh thần; trở thành người học tích
cực, tự tin, có năng lực học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng
lực cần thiết để trở thành người cơng dân có trách nhiệm, người lao động có văn
hố, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại tồn cầu hóa và cách mạng
cơng nghiệp mới.
IV. U CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC
1. Căn cứ xác định các u cầu cần đạt
Chương trình mơn mơn Khoa học tự nhiên xác định các yêu cầu cần đạt dựa
vào các căn cứ sau đây:

a. Mục tiêu chung, mục tiêu 2 giai đoạn, các yêu cầu về phẩm chất năng
lực trong Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể
b. Mục tiêu của giai đoạn giáo dục cơ bản
c. Các điều kiện thực tiễn đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình
d.Tính hiện đại, cập nhật nội dung khoa học tự nhiên
e. Đặc điểm tâm- sinh lí học sinh
2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của mơn học trong
việc bồi dưỡng phẩm chất cho học sinh
a. Cùng với các môn học khác, môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát
triển các phẩm chất chủ yếu đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông
tổng thể, bao gồm những phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực,
trách nhiệm. Môn Khoa học tự nhiên góp phần chủ yếu trong việc hình thành và
6

phát triển thế giới quan khoa học của học sinh; đóng vai trị quan trọng trong
việc giáo dục học sinh phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiên
nhiên, tôn trọng và biết vận dụng các quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xử
với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.
b. Học môn Khoa học tự nhiên sẽ giúp cho học sinh biết trân trọng, giữ gìn
và bảo vệ tự nhiên; có thái độ và hành vi tơn trọng các quy định chung về bảo vệ
tự nhiên; hứng thú khi tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức vào bảo
vệ thế giới tự nhiên của quê hương, đất nước.
c. Thông qua dạy học, môn Khoa học tự nhiên sẽ giáo dục cho học sinh biết
yêu lao động, có ý chí vượt khó; có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ của bản
thân, của người thân trong gia đình và cộng đồng.
3. Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của mơn học trong việc
hình thành, phát triển các năng lực chung cho học sinh
Mơn Khoa học tự nhiên góp phần hình thành và phát triển các năng lực
chung quy định trong Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể:

a. Năng lực tự chủ và tự học
Thông qua phương pháp giáo dục rèn luyện cho học sinh phương pháp tự
học, tự khám phá để chiếm lĩnh kiến thức khoa học. Năng lực tự chủ và tự học
được hình thành và phát triển thơng qua các hoạt động thực hành, làm dự án,
thiết kế các hoạt động thực nghiệm trong phịng thí nghiệm, ngồi thực địa, đặc
biệt trong tổ chức tìm tịi khám phá thế giới tự nhiên.
b. Năng lực giao tiếp và hợp tác
Năng lực giao tiếp và hợp tác được hình thành và phát triển thông qua các
hoạt động như quan sát, xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch
kiểm chứng giả thuyết, thu thập và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày
báo cáo kết quả nghiên cứu. Đó là những kĩ năng thường xuyên được rèn luyện
trong dạy học các chủ đề của mơn học. Mơn Khoa học tự nhiên góp phần hình
thành và phát triển năng lực hợp tác khi người học thường xuyên thực hiện các
dự án học tập, các bài thực hành, thực tập theo nhóm, các hoạt động trải nghiệm.
Khi thực hiện các hoạt động đó học sinh cần làm việc theo nhóm, trong đó mỗi
thành viên thực hiện các phần khác nhau của cùng một nhiệm vụ, người học
được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập.
c. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Giải quyết vấn đề và sáng tạo là hoạt động đặc thù trong quá trình tìm hiểu và
khám phá thế giới tự nhiên. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo được thể hiện
7

trong việc tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thực
hiện kế hoạch tìm tịi, khám phá các hiện tượng đa dạng của thế giới tự nhiên, gần
gũi với cuộc sống hàng ngày. Trong chương trình giáo dục khoa học tự nhiên,
thành tố tìm tịi khám phá được nhấn mạnh xun suốt từ cấp tiểu học đến cấp
trung học phổ thông và được hiện thực hóa thơng qua các mạch nội dung dạy học,
các bài thực hành và hoạt động trải nghiệm từ đơn giản đến phức tạp.
4. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù và đóng góp của mơn học trong việc

hình thành, phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh
Mơn Khoa học tự nhiên góp phần chủ yếu trong việc hình thành và phát triển
thế giới quan khoa học của học sinh; đóng vai trị quan trọng trong việc giáo dục
học sinh phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình u thiên nhiên, hiểu, tơn
trọng và biết vận dụng các quy luật của thế giới tự nhiên để từ đó biết ứng xử
với thế giới tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững; đồng thời hình
thành và phát triển được các năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải
quyết vấn đề và sáng tạo.
Môn Khoa học tự nhiên hình thành và phát triển cho học sinh năng lực Tìm
hiểu tự nhiên, bao gồm các thành phần năng lực:
a. Nhận thức khoa học tự nhiên
Trình bày, giải thích và vận dụng được những kiến thức phổ thông cốt lõi về
thành phần cấu trúc, sự đa dạng, tính hệ thống, quy luật vận động, tương tác và
biến đổi của thế giới tự nhiên; với các chủ đề khoa học: chất và sự biến đổi của
chất, vật sống, năng lượng và sự biến đổi vật lí, Trái Đất và bầu trời; vai trò và
cách ứng xử phù hợp của con người với mơi trường tự nhiên.
b. Tìm hiểu tự nhiên
Bước đầu thực hiện được một số kĩ năng cơ bản trong tìm tịi, khám phá một số
sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên và trong đời sống: quan sát, thu thập
thơng tin; dự đốn, phân tích, xử lí số liệu; dự đốn kết quả nghiên cứu; suy luận,
trình bày.
c. Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học
Bước đầu vận dụng kiến thức khoa học và kĩ năng để giải quyết vấn đề của
một số tình huống đơn giản trong thực tiễn; mơ tả, dự đốn, giải thích được các
hiện tượng khoa học đơn giản. Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên
quan đến vấn đề sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. Trình bày được
ý kiến cá nhân nhằm vận dụng kiến thức đã học vào bảo vệ môi trường, bảo tồn
thiên nhiên và phát triển bền vững.
8

Bảng 1. Biểu hiện cụ thể của năng lực Khoa học tự nhiên
Thành phần
năng lực
1. Nhận thức
khoa học tự
nhiên

1. Tìm hiểu
tự nhiên

Biểu hiện
(1.1) Nhận biết và nêu được tên các sự vật, hiện tượng, khái
niệm, quy luật, quá trình của tự nhiên.
(1.2) Trình bày được các sự vật, hiện tượng; vai trò của các sự
vật, hiện tượng và các quá trình tự nhiên bằng các hình thức
biểu đạt như ngơn ngữ nói, viết, cơng thức, sơ đồ, biểu đồ,….
(1.3) So sánh, phân loại, lựa chọn được các sự vật, hiện tượng,
q trình tự nhiên theo các tiêu chí khác nhau.
(1.4) Phân tích được các đặc điểm của một sự vật, hiện tượng,
quá trình của tự nhiên theo logic nhất định.
(1.5) Tìm được từ khố, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết
nối được thơng tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọc
và trình bày các văn bản khoa học.
(1.6) Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật và hiện
tượng (quan hệ nguyên nhân – kết quả, cấu tạo – chức năng, …).
(1.7) Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được; đưa ra được những
nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận.
(2.1) Đề xuất vấn đề, đặt câu hỏi cho vấn đề
+ Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề.

+ Phân tích bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ kết nối tri
thức và kinh nghiệm đã có và dùng ngơn ngữ của mình
để biểu đạt vấn đề đã đề xuất.
(2.2) Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết
+ Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán.
+ Xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu.
(2.3) Lập kế hoạch thực hiện
+ Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu
+ Lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm,
điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu, …).
+ Lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu.
(2.4) Thực hiện kế hoạch
+ Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực
nghiệm, điều tra.
+ Đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu
bằng các tham số thống kê đơn giản.
9

Thành phần
năng lực

3.Vận dụng
kiến thức, kĩ
năng đã học

Biểu hiện
+ So sánh kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra được kết
luận và điều chỉnh khi cần thiết.
(2.5) Viết, trình bày báo cáo và thảo luận

+ Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để
biểu đạt quá trình và kết quả tìm hiểu.
+ Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu.
+ Hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực
và tơn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác
đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ
kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục.
(2.6) Ra quyết định và đề xuất ý kiến
+ Đưa ra được quyết định và đề xuất ý kiến xử lí cho vấn
đề đã tìm hiểu.
(3.1) Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến
thức khoa học tự nhiên.
(3.2) Dựa trên hiểu biết và các cứ liệu điều tra, nêu được các
giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ tự
nhiên; thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ phù
hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

Bảng 2. Biểu hiện của các kĩ năng tiến trình trong mơn
Khoa học tự nhiên
Kĩ năng
1. Đề xuất vấn đề;
Đặt câu hỏi cho vấn
đề

Biểu hiện
– Đề xuất vấn đề từ tri thức và kinh nghiệm đã có và
dùng ngơn ngữ của mình để mơ tả vấn đề đã đề xuất.
– Phân tích đơn giản vấn đề đã đề xuất, bước đầu phán
đốn có thích hợp nghiên cứu không.
– Nhận ra được nghiên cứu khoa học bắt đầu từ vấn đề.

– Đặt ra các câu hỏi liên quan đến vấn đề.
2. Đưa ra phán đoán – Nêu được vai trị quan trọng của phán đốn và đề

xây
dựng xuất giả thuyết trong nghiên cứu khoa học.
giả thuyết
– Đưa ra phán đoán và giả thuyết cho vấn đề nghiên
cứu.
3. Lập kế hoạch thực – Bám sát mục tiêu và điều kiện nghiên cứu, thiết kế ý
hiện
tưởng nghiên cứu, lựa chọn phương pháp thích hợp
10

Kĩ năng

4. Thực hiện kế
hoạch
– Thu thập sự kiện và
chứng cứ: quan sát,
ghi chép, thu thập dữ
liệu, làm thí nghiệm.
– Phân tích dữ liệu
nhằm chứng minh
hay bác bỏ giả thuyết.
– Rút ra kết luận về
vấn đề thực tiễn và
đánh giá.

5. Viết, trình bày báo

cáo và thảo luận

6. Ra quyết định và
đề xuất ý kiến

Biểu hiện
(quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn…) và lập
kế hoạch thực hiện.
– Nêu được nghiên cứu khoa học cần có sự kiện và
chứng cứ.
– Lựa chọn được thơng tin có liên quan đến vấn đề
trong nhiều nguồn thông tin.
– Tiến hành các quan sát, so sánh, đo đếm, thí nghiệm.
– Phân tích và xử lí sự kiện, số liệu đã thu được, có thể
nhận ra các sai sót và chênh lệch.
– Nhận thức được giải thích khoa học cần dựa trên cơ
sở sự kiện kinh nghiệm, vận dụng tri thức khoa học và
suy đoán khoa học.
– Thiết lập mối liên hệ giữa sự kiện và tri thức khoa
học, có thể biết được hiện tượng khơng thống nhất với
kết quả dự đoán; thử đưa ra giải thích hợp lí.
– Đánh giá độ tin cậy của số liệu, biết được sai lệch
trong thực nghiệm là không tránh được, biết giảm
thiểu sai sót trong thực nghiệm.
– Thu thập thông tin tư liệu từ nhiều kênh, so sánh với
nghiên cứu của mình, đề ra khuyến nghị cụ thể để cải
tiến phương pháp nghiên cứu.
– Sử dụng ngôn ngữ, văn tự, hình vẽ, biểu bảng để
biểu đạt quá trình và kết quả nghiên cứu, biết viết báo
cáo nghiên cứu giản đơn.

– Khéo hợp tác với đối tác, biết lắng nghe và tôn trọng
quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra và
biết trao đổi ý kiến.
Quyết định xử lí cho vấn đề. Đề xuất phương pháp,
biện pháp, kế hoạch mới cho vấn đề thực tiễn.

V. NỘI DUNG GIÁO DỤC
1. Căn cứ xác định nội dung giáo dục của chương trình mơn học
Chương trình mơn Khoa học tự nhiên xác định nội dung giáo dục dựa vào các
căn cứ sau đây:
– Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ
thơng và chương trình mơn học.
11

– Tính hiện đại, cập nhật của nội dung khoa học tự nhiên và yêu cầu của
cuộc cách mạng 4.0.
– Kiến thức cốt lõi, nền tảng học sinh đã học ở các cấp dưới.
– Đặc điểm môn Khoa học tự nhiên là môn khoa học thực nghiệm.
– Đối tượng của môn Khoa học tự nhiên gần gũi với học sinh và đa dạng
vùng miền.
– Kế thừa chương trình hiện hành và tiếp cận xu thế phát triển khoa học tự
nhiên trên thế giới.
– Định hướng dạy học tích hợp, trên tinh thần tích hợp nội dung sâu ở lớp
học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên.
2. Nội dung giáo dục cụ thể của chương trình mơn học
2.1. Giải thích cách trình bày nội dung giáo dục trong chương trình mơn học
a. Khoa học tự nhiên là mơn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng
của khoa học về vật lí, hố học, sinh học và khoa học Trái Đất,… Đối tượng
nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc

tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Vì vậy, trong mơn
Khoa học tự nhiên những nguyên lí/khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên
được tích hợp xuyên suốt các mạch nội dung.
b. Trong quá trình dạy học, các mạch nội dung được tổ chức sao cho vừa
tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, vừa đảm bảo logic bên trong của từng
mạch nội dung.
c. Chương trình mơn Khoa học tự nhiênđược xây dựng dựa trên sự kết hợp
của 3 trục cơ bản là: Chủ đề khoa học – Các nguyên lí/khái niệm chung của khoa
học – Hình thành và phát triển năng lực. Trong đó, các ngun lí/khái niệm
chung sẽ là vấn đề xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoa học của chương trình.
d. Mơn khoa học có mục tiêu là cung cấp cho học sinh công cụ để khám phá
mơi trường xung quanh, nâng cao năng lực phân tích, tìm hiểu và phát triển tư
duy phê phán về hàng loạt các vấn đề liên quan đến môi trường sống, sức khỏe
con người, quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh, hiểu về tự nhiên và
các nguồn lực thiên nhiên, phát triển các kĩ năng hoạt động khoa học: quan sát,
thí nghiệm, thực hành nghiên cứu xác định các vấn đề, đưa ra các bằng chứng để
có những kết luận, nhận định khoa học, sử dụng kiến thức khoa học để giải
quyết những vấn đề trong nhận thức, trong đời sống hàng ngày, phát triển kinh

12

doanh, cơng nghệ.Với mục tiêu đó, cấu trúc khái qt nội dung dạy học lĩnh vực
khoa học tự nhiên có thể có các phương án sau:
– Xây dựng các chủ đề cốt lõi:
+ Thế giới vơ sinh: các thuộc tính, biến đổi, tổ chức.
+ Thế giới sống: sự đa dạng, sự tồn tại các lồi, các q trình sống.
+ Trái đất và vũ trụ: các đặc điểm chính của Trái Đất, các hiện tượng địa
chất, địa vật lí, khí tượng.
+ Thế giới công nghệ: năng lượng, hệ thống công nghệ, lực và vận động.

Trong trường hợp này các chủ đề thể hiện sự tích hợp chặt chẽ, phá vỡ ranh
giới giữa các môn học truyền thống bằng việc xác định tên chủ đề theo các lĩnh
vực tồn tại của chất trong tự nhiên. Giữa các lĩnh vực đó có thể thiết lập các
quan hệ tích hợp theo quy luật quan hệ cấu trúc – chức năng, giữa hệ lớn – hệ
nhỏ, giữa cấu trúc vi mô và vĩ mô, giữa thế giới vơ cơ và hữu cơ, giữa các hình
thức vận động của vật chất. Quan hệ giữa tri thức khoa học với công nghệ và
ứng dụng trong đời sống hàng ngày là chặt chẽ và có nhiều ưu thể trong việc dạy
học tập trung vào những vấn đề thực tiễn của nhân loại.
– Xây dựng các chủ đề định hướng:
Các lĩnh vực kiến thức chuyên ngành trong môn học tích hợp được trình bày
theo từng mạch logic riêng lẻ nhưng có những chủ đề định hướng tích hợp ở
mức chặt chẽ khác nhau, phạm vi quan hệ giữa các thành phần kiến thức khác
nhau. Tích hợp rộng nhất, bản chất nhất để hình thành tri thức tích hợp giữa các
lĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, cơng nghệ. Theo mức độ và phạm
vi đó, có thể chia tích hợp thành các hình thức sau:
+ Sử dụng kiến thức trong một lĩnh vực khoa học để tìm hiểu các chủ đề có
tính chun ngành sâu.
+ Xây dựng các bài tập tổng hợp, các chủ đề liên quan đến các vấn đề thời
sự của xã hội, địa phương, quốc gia, quốc tế.
+ Thiết lập quan hệ giữa các nội dung thuộc các chuyên ngành khác nhau.
+ Xác định các chủ đề lớn có ý nghĩa lớn cho đời sống cá nhân và xã hội ở
phạm vi quốc gia, quốc tế .
Đây là phương án xây dựng môn Khoa học tự nhiên được sử dụng phổ biến ở
nhiều nước. Với nước ta hiện nay, tích hợp mới được thực hiện ở mức thấp, chủ
yếu ở dạng liên hệ những khía cạnh liên quan đến kiến thức mơn học hay thực
tiễn cuộc sống. Chương trình giáo dục phổ thơng lần này cũng theo phương án
13

này nhưng định hướng bằng các chủ đề khoa học ở phạm vi rộng hơn cả về giá

trị kiến thức và giá trị ứng dụng.
Giá trị nhận thức là việc bảo đảm cho học sinh có tư duy khái quát về tri thức
khoa học tự nhiên, tức là hiểu biết về quy luật vận động tạo nên thuộc tính
chung của các đối tương trong thế giới khách quan. Giá trị ứng dụng là làm cho
học sinh có thể vận dụng kiến thức tiếp thu được vào cuộc sống hàng ngày, vào
hướng nghiệp tương lai.
Với quan điểm đó, mơn Khoa học tự nhiên bao gồm kiến thức, kĩ năng
chuyên biệt về vật lí, hóa học, sinh học. Đó là các khoa học nghiên cứu bản chất
vật lí, hóa học, sinh học của các sự vật, hiện tượng tạo nên hành tinh – mơi
trường bao quanh chúng ta với các thuộc tính thường xuyên đem lại các giá trị
cho sự tồn tại của loài người. Các chủ đề cốt lõi trong lĩnh vực khoa học tự
nhiên đáp ứng định hướng mục tiêu đó có thể là:
+ Thuộc tính vật lí, hóa học, sinh học của các đối tượng, hiện tượng trong
thế giới vật chất từ các cấp độ nguyên tử à phân tử à cơ quan à cơ thể à
quần thể à quần xã – hệ sinh thái à trái đất (sinh quyển, khí quyển, thủy
quyển, thạch quyển).
+ Mối quan hệ con người với thế giới xung quanh
Các chủ đề đó được giải quyết, làm sáng tỏ xuyên suốt nội dung dạy học
vật lí, hóa học, sinh học vừa làm tăng giá trị ứng dụng, vừa nâng hiểu biết của
học sinh về thế giới ở cấp độ nhận thức khoa học có tính triết học, và đặc biệt sẽ
có cơ hội thuận lợi cho việc đưa vào chương trình nội dung tri thức về trái đất,
về địa chất, vật lí địa cầu, khí tượng, bảo vệ mơi trường, cơng nghệ hiện đại:
nano, cơng nghệ hố học, cơng nghệ sinh học, kĩ thuật gen, tế bào, vũ trụ,… Đó
là những tri thức mà con người thời đại kinh tế tri thức cần và có thể có.
2.2. Nội dung giáo dục của chương trình mơn học
2.2.1.Chủ đề khoa học chủ yếu của chương trình môn Khoa học tự nhiên gồm:
a. Chất và sự biến đổi của chất: chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất,
chuyển hoá hoá học các chất;
b. Vật sống: Sự đa dạng trong tổ chức và cấu trúc của vật sống; các hoạt
động sống; con người và sức khoẻ; sinh vật và môi trường; di truyền, biến dị và

tiến hoá;
c. Năng lượng và sự biến đổi: năng lượng, các q trình vật lí, lực và sự
chuyển động;
14

d. Trái Đất và bầu trời: chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời,
Ngân Hà, hóa học vỏ Trái Đất, một số chu trình sinh – địa – hóa, Sinh quyển.
Các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ
nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề tích hợp nhằm
hình thành các ngun lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.
2.2.2. Các ngun lí chung của khoa học trong chương trình mơn Khoa học
tự nhiên gồm:
Tính cấu trúc, sự đa dạng, sự tương tác, tính hệ thống, sự vận động và biến
đổi. Các nguyên lí chung, khái quát của khoa học tự nhiên là nội dung cốt lõi
của môn Khoa học tự nhiên. Các nguyên lí chung này được xuyên suốt trong các
chủ đề nội dung là những “sợi dây” kết nối các chủ đề nội dung thành một khối
thống nhất của mơn học:
– Các nội dung vật lí, hố học, sinh học, Trái Đất và bầu trời được tích hợp,
xuyên suốt trong các ngun lí đó.
– Các kiến thức vật lí, hoá học, sinh học, Trái Đất và bầu trời là những dữ
liệu vừa làm sáng tỏ các nguyên lí tự nhiên, vừa được tích hợp theo các logic
khác nhau trong hoạt động khám phá tự nhiên, trong giải quyết vấn đề công
nghệ, các vấn đề tác động đến đời sống của cá nhân và xã hội.
– Hiểu biết về các nguyên lí của tự nhiên, cùng với hoạt động khám phá tự
nhiên, vận dụng kiến thức khoa học tự nhiên vào giải quyết các vấn đề của thực
tiễn là yêu cầu cần thiết để hình thành và phát triển năng lực khoa học tự nhiên ở
học sinh.
Bảng 3: Các mạch nội dung và chủ đề nội dung trong môn Khoa học tự nhiên

Mạch nội dung
Chủ đề nội dung
Chất và biến đổi Các trạng thái của chất (dung dịch; huyền phù, nhũ tương,
của chất
tách chất ra khỏi hỗn hợp); Cấu trúc của chất (nguyên tử,
nguyên tố hoá học, phân tử; đơn chất, hợp chất,…); Chuyển
hoá hoá học, phản ứng hoá học.
Vật sống
Tế bào– đơn vị cơ bản của sự sống; Từ tế bào đến cơ thể;
Đa dạng thế giới sống; Các hoạt động sống của cơ thể sinh
vật; Con người và sức khoẻ; Sinh vật và môi trường, Di
truyền và biến dị, Chọn lọc tự nhiên và tiến hoá.
Năng lượng và sự Đo đại lượng, Lực và chuyển động, Khối lượng riêng và áp
biến đổi vật lí
suất, Năng lượng và cuộc sống, Âm thanh, Ánh sáng, Điện,
Từ,
15

Trái Đất và bầu Trái Đất và bầu trời (chuyển động trên bầu trời, Mặt Trăng, hệ
trời
Mặt Trời, Ngân Hà, phía ngồi Ngân Hà); Chu trình carbon,
nitơ và nước, Sinh quyển và các khu sinh học trên Trái Đất;
Hoá học vỏ Trái Đất – Oxygen – Khơng khí – Nước.
2.3. Kế thừa chương trình hiện hành trong chương trình mơn học
Chương trình mơn Khoa học tự nhiên bảo đảm kế thừa và phát triển những
ưu điểm của chương trình các môn học hiện hành của Việt Nam về nhiều nội
dung kiến thức vật lí, hóa học, sinh học; tiếp thu kinh nghiệm của những nền
giáo dục tiên tiến; bảo đảm kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau
và liên thơng với chương trình của các mơn học Vật lí, Hố học, Sinh học ở cấp

THPT và chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Tuy nhiên, để cho chương trình khơng bị nặng về kiến thức và đáp ứng u
cầu phát triển năng lực học sinh, chương trình mơn Khoa học tự nhiên được xây
dựng theo định hướng giảm các nội dung chi tiết về mơ tả hình thái, cấu tạo của
các sự vật hiện tượng, tập trung chủ yếu vào các nguyên lí hoạt động, chức năng
và ứng dụng thực tiễn của các sự vật hiện tượng đó.
2.4. Tiếp thu kinh nghiệm nước ngồi trong chương trình mơn học
Trên thế giới có nhiều nước dạy mơn Khoa học tự nhiên (Science) thay cho
môn học riêng rẽ là Vật lí, Hố học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. Mỗi nước
hoặc mỗi bộ sách có cách chọn các chủ đề tích hợp và cách tích hợp đặc trưng
khác nhau, nhưng tựu chung đều thể hiện các kiến thức khoa học cơ bản của 3
lĩnh vực Vật lí, Hóa học và Sinh học với các chủ đề gần gũi, thiết thực với cuộc
sống hiện tại và tương lai.
Ở Singapre, học sinh được học môn Khoa học (Science) từ lớp 1 đến lớp 6 ở
tiểu học (primary school) và ở trung học cơ sở (lower secondary). Những bộ
sách chiếm thị phần cao ở Singapore như i-Science, My Pals are here ở cấp tiểu
học và nối tiếp bộ sách này đến cấp trung học cơ sở là những bộ sách mang tên
như Interactive Science, Science Matters, All about Science,… của các nhà xuất
bản Panpac Education, Marshall Cavendish hay Pearson Education,… Môn
Khoa học của Singapore được tích hợp sâu ở tiểu học và trung học cơ sở qua 5
chủ đề: Đa dạng; Chu trình; Hệ thống; Tương tác và Năng lượng. Các chủ đề
này gồm các nội dung khoa học cơ bản của 3 mơn học Vật lí, Hóa học và Sinh
học được tích hợp ở mức độ sâu (xun mơn) và phân hóa thành các mơn học
riêng rẽ: Vật lí, Hóa học, Sinh học ở trung học phổ thông (high school).
16

Ở Anh, một số cuốn sách giáo khoa như Checkpoint, Science Forcus, Science
Success,… thường có các chủ đề về Vật lí, Hóa học và Sinh học để xen kẽ hoặc
để riêng theo từng phân mơn và có các chủ đề tích hợp liên mơn.

Bảng 4: Ví dụ mơn Khoa học tự nhiên ở một số nước trên thế giới
STT Tên nước

Tên môn học ở từng cấp
Tiểu học

THCS

THPT

1

Hàn Quốc Cuộc sống thơng Khoa học
minh (lớp 1-2)
Khoa học (lớp 34)

Vật lí, Hóa học, Sinh học
(là mơn học tự chọn)

2

Anh

Khoa học

Khoa học

Vật lí, Hóa học, Sinh học

3

CH Pháp

Khám phá thế giới
(lớp 1-2)
Khoa học thực
nghiệm và công
nghệ (lớp 4-5)

Khoa học sự
sống và Khoa
học Trái Đất;
Vật lí – Hóa
học

Vật lí- Hóa học; KH sự
sống và KH Trái Đất (lớp
10); Vật lí – Hóa học (bắt
buộc); KH sự sống và KH
Trái Đất (tự chọn) (lớp 11,
12 ban KH), KH (lớp 11
ban Văn và ban KT-XH)

4

Singapore Khoa học

Khoa học

Vật lí, Hóa học, Sinh học

(các mơn học tự chọn)

5

Hungari

Tự nhiên (lớp
7, 8). Vật lí,
Hóa học, Sinh
học (lớp 9)

Vật lí, Hóa học, Sinh học
(các mơn học tự chọn)

Mơi trường (lớp
1-4)
Tự nhiên (lớp 5,
6)

6

Thụy Sĩ

Khoa học

Vật lí, Hóa học, Sinh học
(các mơn học tự chọn)

7

Xứ Wales Khoa học

Khoa học

Vật lí, Hóa học, Sinh học
(các mơn học tự chọn)

8

Canada
(CT. một
số bang)
Mỹ (CT
một số
bang)

Khoa học

Khoa học

Vật lí, Hố học, Sinh học
(Các mơn học tự chọn)

Khoa học

Khoa học

Vật lí, Hóa học, Sinh học.
(Các môn học tự chọn)

9

17

STT Tên nước
10

Australia

Tên môn học ở từng cấp
Tiểu học
Khoa học

THCS
Khoa học

THPT
Mơn Khoa học;
Vật lí, Hóa học, Sinh học.
(Các mơn học tự chọn)

VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC
1. Căn cứ xác định phương pháp giáo dục của chương trình mơn học
1.1. Căn cứ yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông.
Cụ thể là:
a) Nghị quyết 29/NQ-TW của Ban chấp hành trung ương Đảng đã khẳng
định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của
người học; khắc phục lối truyền thị áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập

trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học,…”.
b) Nghị quyết 88 của Quốc hội nêu: “Tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục
theo hướng: phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học, phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học, hứng thù học tập, kĩ
năng hợp tác, khả năng tư duy độc lập; đa dạng hóa hình thức tổ chức học tập,
tăng cường sử dụng hiệu quả các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ
thông tin và truyền thơng.”
c) Quyết định 404 của Chính phủ yêu cầu: “Chương trình mới, sách giáo
khoa mới đáp ứng yêu cầu và góp phần tạo động lực đẩy mạnh phương pháp dạy
và học theo hướng tăng cường tương tác, phát huy tính tích cực, chủ động và tạo
hứng thú học tập cho học sinh,…”.
1.2. Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu cần đạt môn học, mục tiêu phẩm chất,
mục tiêu năng lực chung và năng lực khoa học tự nhiên, mục tiêu và yêu cầu cần
đạt nội dung kiến thức.
1.3. Căn cứ nội dung môn học
Nội dung khoa học tự nhiên bao gồm: kiến thức sự kiện, hiện tượng, kiến
thức hình thái, giải phẫu, kiến thức cơ chế, quá trình, quy luật, khái niệm, kiến
thức thực hành, vận dụng thực tiễn,…mỗi loại nội dung yêu cầu vận dụng
phương pháp, hình thức dạy học phù hợp
1.4. Căn cứ vào đặc điểm nhận thức của học sinh cấp THCS, đặc điểm nổi bật
ảnh hưởng đến phương pháp dạy học là khả năng tư duy khái quát để phát triển
ở học sinh lứa tuổi THCS.
18

2. Phương pháp giáo dục của chương trình mơn học
2.1. Định hướng chung
Phát triển phẩm chất, năng lực chung và năng lực đặc thù được thực hiện
thông qua nội dung dạy học khoa học tự nhiên. Do đó, nội dung vừa là mục tiêu,
vừa là phương tiện hình thành và phát triển phẩm chất và năng lực. Phẩm chất và

năng lực vừa là đầu ra của chương trình mơn Khoa học tự nhiên, vừa là điều kiện
để học sinh tự học, tự khám phá chiếm lĩnh hiệu quả kiến thức khoa học tự nhiên.
Các phương pháp giáo dục chủ yếu được lựa chọn theo các định hướng sau:
dạy học bằng tổ chức chuỗi hoạt động tìm tịi, khám phá tự nhiên; rèn luyện
được cho học sinh phương pháp nhận thức, kĩ năng học tập, thao tác tư duy;
thực hành thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm trong môi trường tự nhiên, thực
tiễn đời sống cá nhân và xã hội; tăng cường phối hợp hoạt động học tập cá nhân
với học hợp tác nhóm nhỏ; kiểm tra, đánh giá, đặc biệt đánh giá quá trình được
vận dụng với tư cách phương pháp tổ chức hoạt động học tập. Dạy học môn
Khoa học tự nhiên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, trong đó
giáo viên đóng vai trị tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh. Các hoạt
động học tập của học sinh chủ yếu là học tập chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri
thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
Phương pháp giáo dục môn Khoa học tự nhiên được thực hiện theo các định
hướng chung sau đây:
a. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tránh áp đặt một
chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực tự chủ và tự học để học
sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm
chất, năng lực cần thiết sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở.
b. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức khoa học để phát hiện và giải quyết
các vấn đề trong thực tiễn; khuyến khích và tạo điều kiện cho học sinh được trải
nghiệm, sáng tạo trên cơ sở tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động học
tập, khám phá, vận dụng.
c. Vận dụng các phương pháp giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp
với mục tiêu, nội dung giáo dục, đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể. Tuỳ
theo yêu cầu cần đạt, giáo viên có thể sử dụng phối hợp nhiều phương pháp dạy
học trong một chủ đề. Các phương pháp dạy học truyền thống (thuyết trình, đàm
thoại,…) được sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh. Tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại đề cao vai trò chủ
thể học tập của học sinh (dạy học thực hành, dạy học dựa trên giải quyết vấn đề,

19

dạy học dựa trên dự án, dạy học dựa trên trải nghiệm, khám phá; dạy học phân
hoá,… cùng những kĩ thuật dạy học phù hợp).
d. Các hình thức tổ chức dạy học được thực hiện một cách đa dạng và linh
hoạt; kết hợp các hình thức học cá nhân, học nhóm, học ở lớp, học theo dự án
học tập, tự học,… Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơng
trong dạy học hố học. Coi trọng các nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa và hệ
thống các thiết bị dạy học; khai thác triệt để những lợi thế của công nghệ thông
tin và truyền thông trong dạy học trên các phương tiện kho tri thức, đa phương
tiện, tăng cường sử dụng các tư liệu điện tử (như phim thí nghiệm, thí nghiệm
ảo, thí nghiệm mơ phỏng,…).
e. Để thực hiện mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực chung cũng như năng
lực đặc thù của môn Khoa học tự nhiên, giáo viên cần lựa chọn những phương
pháp giáo dục phù hợp, có ưu thế góp phần bồi dưỡng phẩm chất, năng lực cụ thể.
Phương pháp bồi dưỡng phẩm chất:
Môn Khoa học tự nhiên giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên; tự hào
với sự đa dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật Việt Nam, đồng thời giáo
dục các em trách nhiệm công dân trong việc giữ gìn, phát huy và bảo tồn sự đa
dạng, phong phú của tài nguyên sinh vật trên Trái Đất. Trong các hoạt động thực
nghiệm, học sinh sẽ được giáo dục, rèn luyện các đức tính như chăm chỉ, trung
thực trong học tập, trong nghiên cứu khoa học, những phẩm chất không thể thiếu
của học sinh khi học về khoa học tự nhiên. Các lĩnh vực công nghệ ngày nay đã
tác động đến nhiều lĩnh vực của đời sống cá nhân và xã hội, trong đó cũng nảy
sinh những vấn đề liên quan đến quan điểm cá nhân, cộng đồng, đòi hỏi mỗi
người phải có thái độ và trách nhiệm đúng đắn trong bảo vệ môi trường, phát
triển bền vững quốc gia, tồn cầu. Tất cả những phẩm chất đó được giáo dục
theo cách tích hợp xuyên suốt các chủ đề nội dung môn Khoa học tự nhiên.
Phương pháp phát triển các năng lực chung:

Mơn Khoa học tự nhiên có nhiều ưu thế hình thành và phát triển các năng lực
chung quy định trong Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể. Phát triển các
năng lực đó cũng chính là để nâng cao chất lượng giáo dục khoa học tự nhiên.
– Năng lực tự chủ và tự học
Trong dạy học môn Khoa học tự nhiên, năng lực tự chủ được hình thành và
phát triển thông qua các hoạt động thực hành, làm dự án, thiết kế các hoạt động
thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, ngồi thực địa, đặc biệt trong tổ chức tìm
hiểu thế giới sống. Định hướng tự chủ, tích cực, chủ động trong phương pháp
20

dạy học mà môn Khoa học tự nhiên chú trọng là cơ hội giúp học sinh hình thành
và phát triển năng lực tự học.
– Năng lực giao tiếp và hợp tác
Tìm kiếm, trao đổi thơng tin chính là một khâu khơng thể thiếu của việc tìm
hiểu thế giới sống, một thành tố của năng lực tìm hiểu tự nhiên. Năng lực này
được hình thành và phát triển thơng qua các hoạt động như quan sát, xây dựng
giả thuyết khoa học, lập và thực hiện kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thập
và xử lí dữ kiện, tổng hợp kết quả và trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu. Đó
là những kĩ năng thường xuyên được rèn luyện trong dạy học các chủ đề của
môn học. Môn Khoa học tự nhiên có nhiều lợi thế trong hình thành và phát triển
năng lực hợp tác khi người học thường xuyên thực hiện các dự án học tập, các
bài thực hành, thực tập theo nhóm, các hoạt động trải nghiệm. Khi thực hiện các
hoạt động đó học sinh cần làm việc theo nhóm, trong đó mỗi thành viên thực
hiện các phần khác nhau của cùng một nhiệm vụ, người học được trao đổi, trình
bày, chia sẻ ý tưởng, nội dung học tập.
– Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
Giải quyết vấn đề và sáng tạo là hoạt động đặc thù trong quá trình tìm hiểu
và khám phá thế giới sống, vì vậy, phát triển năng lực này là một trong những
nội dung giáo dục cốt lõi của môn Khoa học tự nhiên. Năng lực chung này được

thể hiện trong việc tổ chức cho học sinh đề xuất vấn đề, nêu giả thuyết, lập kế
hoạch, thực hiện kế hoạch tìm hiểu các hiện tượng đa dạng của thế giới sống gần
gũi với cuộc sống hằng ngày. Trong chương trình giáo dục khoa học ở phổ
thơng, các hoạt động tìm hiểu thế giới sống được nhấn mạnh xuyên suốt từ cấp
tiểu học đến cấp trung học phổ thông và được hiện thực hố thơng qua các mạch
nội dung dạy học, các bài thực hành và hoạt động trải nghiệm từ đơn giản đến
phức tạp.
Phương pháp phát triển các năng lực khoa học tự nhiên:
Để phát triển năng lực thành phần “nhận thức khoa học”, giáo viên cần chú ý
tạo cho học sinh cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham
gia hình thành kiến thức mới. Chú ý tổ chức các hoạt động, trong đó học sinh có
thể diễn đạt hiểu biết bằng cách riêng, so sánh, phân loại, hệ thống hoá kiến
thức; vận dụng kiến thức đã được học để giải thích các sự vật, hiện tượng hay
giải quyết vấn đề đơn giản; qua đó, kết nối được kiến thức mới với hệ thống
kiến thức.
21

Để phát triển năng lực thành phần “tìm hiểu tự nhiên”, giáo viên cần tạo điều
kiện để học sinh đưa ra câu hỏi, vấn đề cần tìm hiểu; tạo cho học sinh cơ hội tham
gia quá trình hình thành kiến thức mới, đề xuất và kiểm tra dự đoán, giả thuyết;
thu thập bằng chứng, phân tích, xử lí để rút ra kết luận, đánh giá kết quả thu được.
Giáo viên cần vận dụng một số phương pháp có ưu thế phát triển năng lực
thành phần này như: thực nghiệm, điều tra, dạy học giải quyết vấn đề, dạy học
dự án,… Học sinh có thể tự tìm các bằng chứng để kiểm tra các dự đoán, các giả
thuyết qua việc thực hiện thí nghiệm, hoặc tìm kiếm, thu thập thơng tin qua
sách, internet, điều tra,…; phân tích, xử lí thơng tin để kiểm tra dự đoán. Việc
phát triển năng lực thành phần này cũng gắn với việc tạo cơ hội cho học sinh
hình thành và phát triển kĩ năng lập kế hoạch, hợp tác trong hoạt động nhóm và
kĩ năng giao tiếp qua các hoạt động trình bày, báo cáo hoặc thảo luận. Ngồi ra,

việc thực hiện các bài tập địi hỏi học sinh phải xử lí được dữ liệu đã cho để rút
ra kết luận cũng giúp người học phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên.
Để phát triển năng lực thành phần “vận dụng kiến thức, kĩ năng” đã học vào
thực tiễn, giáo viên cần chú ý tạo cơ hội cho học sinh đề xuất hoặc tiếp cận với
các tình huống trong đời sống. Học sinh được đọc, giải thích, trình bày thơng tin
về vấn đề thực tiễn cần giải quyết, trong đó kiến thức khoa học có thể được sử
dụng để giải thích và đưa ra giải pháp. Cần quan tâm rèn luyện các kĩ năng
thành tố của năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh: phát hiện vấn đề; chuyển
vấn đề thành dạng có thể giải quyết bằng vận dụng kiến thức khoa học; lập kế
hoạch nghiên cứu; giải quyết vấn đề (thu thập, trình bày thơng tin, xử lí thơng
tin để rút ra kết luận); đánh giá kết quả giải quyết vấn đề; nêu giải pháp khắc
phục hoặc cải tiến. Giáo viên cần vận dụng một số phương pháp có ưu thế phát
triển thành phần năng lực này như: dạy học giải quyết vấn đề, thực nghiệm, dạy
học dự án,… Cần tạo cho học sinh những cơ hội để liên hệ, vận dụng phối hợp
kiến thức, kĩ năng từ các lĩnh vực khác nhau trong môn học cũng như với các
môn học khác vào giải quyết những vấn đề thực tế. Cần quan tâm sử dụng các
bài tập đòi hỏi tư duy phản biện, sáng tạo (câu hỏi mở, có nhiều cách giải, gắn
kết với sự phản hồi trong quá trình học,…).
2.2. Vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức dạy học
phù hợp với những bài học khác nhau trong mơn học
Ngồi sử dụng các phương pháp dạy học chung, dạy học môn Khoa học tự
nhiên cần quan tâm và sử dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học và các kĩ
thuật dạy học đặc trưng như sau:
22

+ Dạy học dự án ứng dụng khoa học tự nhiên; Dự án tìm hiểu các vấn đề
khoa học tự nhiên trong thực tiễn.
+ Dạy học bằng các bài tập tình huống trong thực tiễn đời sống.
+ Dạy học thơng qua thực hành trong phịng thí nghiệm, ngồi thực địa.

+ Dạy học sử dụng các thí nghiệm ảo.
+ Dạy học thơng qua quan sát mẫu vật thật trong phịng thí nghiệm/ngồi
thiên nhiên.
+ Dạy học thơng qua tham quan các cơ sở khoa học, cơ sở sản xuất.
Bảng 5. Ví dụ về các phương pháp và kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức
dạy học trong môn Khoa học tự nhiên
STT

Các loại nội dung
kiến thức
1. Hình thái, cấu tạo

Các phương pháp và kĩ thuật dạy học

Thực hành quan sát ngoài thiên nhiên
Quan sát mẫu vật trong phịng thí nghiệm
Quan sát tranh, ảnh, mơ hình, video clip.
2. Cơ chế hoạt động
Tiến hành các thí nghiệm: thực hành, thí nghiệm
ảo.
Sử dụng video clip, sơ đồ, tranh ảnh
3. Quy luật và quá trình Sử dụng các video, tranh, ảnh, sơ đồ
Tiến hành thực địa ngồi thiên nhiên.
4. Kiến thức ứng dụng Thơng qua hoạt động thực hành
Thông qua tham quan cơ sở sản xuất
Thông qua thực hiện dự án, đề tài
Thông qua làm và sử dụng video clip.
– Tầm quan trọng của thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên
Trong dạy học, thực hiện các thí nghiệm là để kiểm tra / kiểm nghiệm giả
thuyết có liên quan tới lí thuyết. Thí nghiệm minh họa các nội dung khoa học

như các định luật, quy tắc,….
Thí nghiệm được thiết kế giúp cho quá trình quan sát và phân tích của học
sinh được thuận lợi. Thí nghiệm cho phép quan sát các q trình diễn ra trong
những điều kiện khác nhau, đồng thời thí nghiệm có thể được lặp đi lặp lại nhiều
lần, vào nhiều lúc và ở nhiều nơi.
Trong quá trình dạy học thực nghiệm, các thí nghiệm thường kích thích sự
suy luận của học sinh, qua đó phát triển kiến thức và sự hiểu biết khoa học.
– Học sinh sẽ học được gì từ thí nghiệm mơn Khoa học tự nhiên
23

Thực hành thí nghiệm được coi là nhân tố thúc đẩy, có ảnh hưởng tích cực
tới q trình học tập và thành cơng của học sinh.
Thơng qua thí nghiệm học sinh có thể tự mình giải thích được nội dung khoa
học, đưa ra được nhiều câu trả lời.
Hình thành và phát triển kĩ năng, làm việc tập trung và chính xác.
Học sinh học cách lập kế hoạch và lịch trình thí nghiệm, tổ chức thực hiện
cơng việc, chuẩn bị ngun vật liệu và dụng cụ thí nghiệm và phân cơng cơng
việc trong nhóm.
Học sinh biết cách thu thập và ghi chép các kết quả thí nghiệm, mơ tả và
phân tích thí nghiệm, thảo luận trong nhóm và đi tới kết luận. Qua đó, học sinh
sẽ tự rút ra được bài học thành cơng, khó khăn và thất bại trong cơng việc –
trong q trình làm việc nhóm.
– Các loại thí nghiệm phổ biến trong dạy học môn Khoa học tự nhiên
Trong mơn Khoa học tự nhiên, thí nghiệm được coi là công cụ và là cách để
kiểm tra và thu nhận kiến thức. Có nhiều mức độ khác nhau:
+ “Thí nghiệm khởi động” nhằm giới thiệu nội dung bài học, gây hứng thú và
thu hút học sinh.
+ “Thí nghiệm thu nhận kiến thức” cung cấp cơ hội cho học sinh phát hiện
vấn đề. Có thể là những thí nghiệm đo số lượng, khẳng định lại quy luật,

kiểm tra biên độ dao động các giá trị,…. Kiểu thí nghiệm này sẽ rất hiệu
quả nếu thơng qua việc thực hiện thí nghiệm học sinh có thể tự rút ra được
các giả thuyết, từ đó hiểu và thu nhận được kiến thức.
+ “Thí nghiệm củng cố kiến thức” nhằm giúp học sinh hiểu biết sâu hơn về
công nghệ trong cuộc sống hàng ngày. Các thí nghiện này giúp kích thích
sự sáng tạo, địi hỏi khả năng giải thích, mở rộng kiến thức ở học sinh.
+ Chuẩn bị thí nghiệm trong dạy học mơn Khoa học tự nhiên
+ Học sinh nên được tham gia trong q trình chuẩn bị thí nghiệm, với vai trị
là trợ giúp cho giáo viên, hoặc là thành viên của nhóm chuẩn bị thí nghiệm.
Với thí nghiệm cần nhiều thời gian chuẩn bị, thì nó cần được chuẩn bị trước
khi giờ học bắt đầu.
Để học sinh có thể thu nhận được kiến thức, cần chọn các thí nghiệm đơn
giản. Mặt khác thí nghiệm cũng cần gây ấn tượng, đưa ra được kết quả rõ ràng.
– Đánh giá các thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên:
Một số điểm để đánh giá thí nghiệm:
24

MỤC LỤCI. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔN HỌC ………………………………………………………….. 3II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC ………………. 4III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC …………………………….. 5IV. U CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC ………………. 6V. NỘI DUNG GIÁO DỤC …………………………………………………………………. 11VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC ………………………………………………………… 18VII. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIÁO DỤC ……………………………………………… 43VIII. THIẾT BỊ DẠY HỌC …………………………………………………………………. 52I. ĐẶC ĐIỂM CỦA MƠN HỌC1. Vị trí mơn học trong chương trình Giáo dục đào tạo phổ thơngTrong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học tự nhiên được dạy ởtrung học cơ sở và là môn học bắt buộc, tăng trưởng từ môn Khoa học ở lớp 4, 5 ( cấp tiểu học ), được dạy ở những lớp 6, 7, 8 và 9, trong 35 tuần / năm học, tổng số140 tiết / năm học, 4 tiết / tuần. 2. Vai trị và đặc thù điển hình nổi bật của môn học trong tiến trình giáo dục cơ bảnKhoa học tự nhiên là mơn học có ý nghĩa quan trọng so với sự phát triểntồn diện của học viên, có vai trị nền tảng trong việc hình thành và tăng trưởng thếgiới quan khoa học của học viên cấp trung học cơ sở. Môn Khoa học tự nhiên được thiết kế xây dựng và tăng trưởng trên nền tảng của khoahọc vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất, … Đối tượng điều tra và nghiên cứu củaKhoa học tự nhiên là những sự vật, hiện tượng kỳ lạ, q trình, những thuộc tính cơ bản vềsự sống sót, hoạt động của quốc tế tự nhiên. Vì vậy, trong mơn Khoa học tự nhiênnhững ngun lí và khái niệm chung nhất của quốc tế tự nhiên được tích hợpxuyên suốt những mạch nội dung. Trong quy trình dạy học, những mạch nội dungđược tổ chức triển khai sao cho vừa tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, vừa đảm bảologic bên trong của từng mạch nội dung. Khoa học tự nhiên là khoa học có sự phối hợp thuần thục lí thuyết với thựcnghiệm. Vì vậy, thực hành thực tế, thí nghiệm trong phịng thực hành thực tế, phịng học bộmơn, ngồi thực địa có vai trị và ý nghĩa quan trọng, là hình thức dạy học đặctrưng của mơn học này. Qua đó, năng lượng khoa học tự nhiên của học viên đượchình thành và tăng trưởng. Nhiều kỹ năng và kiến thức khoa học tự nhiên rất thân mật với cuộcsống hằng ngày của học viên, đây là điều kiện kèm theo thuận tiện để tổ chức triển khai cho học sinhtrải nghiệm, nâng cao năng lượng nhận thức khoa học tự nhiên, năng lượng tìm hiểutự nhiên và vận dụng kỹ năng và kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn. Khoa học tự nhiên luôn thay đổi để phân phối nhu yếu của đời sống tân tiến. Do vậy giáo dục phổ thông cần phải liên tục update những thành tựu khoa họcmới, phản ánh được những văn minh của những ngành khoa học, công nghệ tiên tiến và kĩthuật. Đặc điểm này địi hỏi chương trình mơn Khoa học tự nhiên phải tinh giảncác nội dung có tính mơ tả để tổ chức triển khai cho học viên tìm tịi, nhận thức những kiếnthức khoa học có tính ngun lí, cơ sở cho quá trình ứng dụng khoa học vàothực tiễn đời sống. 3. Quan hệ với môn học / hoạt động giải trí giáo dục khácMôn Khoa học tự nhiên giúp học viên tăng trưởng những phẩm chất, năng lượng đãđược hình thành và tăng trưởng ở cấp tiểu học ; hình thành phương pháp học tập, hồn chỉnh tri thức và kĩ năng nền tảng để liên tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào đời sống lao động. Môn Khoa học tự nhiên được kiến thiết xây dựng và tăng trưởng trên nền tảng của khoahọc vật lí, hóa học, sinh học và khoa học Trái Đất vì vậy quan hệ ngặt nghèo vàlà cơ sở để học viên lựa chọn học những môn Vật lí, Hố học và Sinh học ở cấpTHPT. Cùng với những mơn Tốn học, Cơng nghệ và Tin học, mơn Khoa học tự nhiêngóp phần thôi thúc giáo dục STEM ( Science, Technology, Engineering, Mathematics ) – một trong những hướng giáo dục đang được chăm sóc phát triểntrên quốc tế cũng như ở Nước Ta, góp thêm phần phân phối nhu yếu cung ứng nguồnnhân lực trẻ cho quy trình tiến độ cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa của quốc gia. II. QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC1. Chương trình mơn Khoa học tự nhiên cụ thể hóa những tiềm năng và yêucầu của Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể và toàn diện của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về thay đổi cơ bản, tổng lực giáodục và đào tạo và giảng dạy, gồm có : a ) Định hướng chung cho toàn bộ những môn học như : quan điểm, tiềm năng, nhu yếu cần đạt, kế hoạch giáo dục và những khuynh hướng vềnội dung giáo dục, giải pháp giáo dục và nhìn nhận tác dụng, điều kiện kèm theo thựchiện và tăng trưởng chương trình ; b ) Định hướng kiến thiết xây dựng chương trình mônKhoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở. 2. Hình thành và tăng trưởng phẩm chất và năng lực học sinhChương trình mơn Khoa học tự nhiên góp thêm phần hình thành và phát triểnphẩm chất và năng lượng học viên trải qua nội dung giáo dục với cốt lõi lànhững kỹ năng và kiến thức cơ bản, thiết thực, biểu lộ tính tân tiến, update ; chú trọngthực hành, vận dụng kỹ năng và kiến thức để xử lý yếu tố trong học tập và đời sống ; thơng qua những chiêu thức, hình thức tổ chức triển khai giáo dục phát huy tính chủ độngvà tiềm năng của mỗi học viên ; những giải pháp kiểm tra, nhìn nhận tương thích vớimục tiêu giáo dục. Chương trình bảo vệ sự tăng trưởng năng lượng của người họcqua những cấp và những lớp ; tạo cơ sở cho học tập tiếp lên, học tập suốt đời ; tạo thuậnlợi cho việc quy đổi giữa những quá trình trong giáo dục. 3. Dạy học tích hợpMôn Khoa học tự nhiên được kiến thiết xây dựng dựa trên quan điểm dạy học tích hợp. Khoa học tự nhiên là một nghành thống nhất bởi đối tượng người tiêu dùng, giải pháp nhậnthức, những khái niệm và nguyên lí chung nên việc dạy học khoa học tự nhiêncần tạo cho học viên nhận thức được sự thống nhất đó. Mặt khác, định hướngphát triển năng lượng, gắn với những trường hợp thực tiễn cũng địi hỏi tiếp cận quanđiểm dạy học tích hợp. Nhiều nội dung giáo dục cần được lồng ghép vào giáodục khoa học : tích hợp giáo dục khoa học với kĩ thuật, với giáo dục sức khoẻ, giáo dục bảo vệ mơi trường, tăng trưởng bền vững và kiên cố, … 4. Kết hợp lí thuyết với thực hànhThông qua hoạt động giải trí thực hành thực tế trong phịng thực hành thực tế và trong trong thực tiễn, họcsinh hoàn toàn có thể nắm vững lí thuyết, đồng thời có năng lực vận dụng kỹ năng và kiến thức khoahọc tự nhiên vào thực tiễn đời sống, sản xuất và bảo vệ thiên nhiên và môi trường, đáp ứngđược nhu yếu tăng trưởng bền vững và kiên cố của quốc gia. 5. Giáo dục đào tạo tăng trưởng bền vững và kiên cố và gắn với thực tiễn của Việt NamQuan điểm này được xác lập nhằm mục đích góp thêm phần phân phối nhu yếu của phát triểnkinh tế – xã hội và tăng trưởng giáo dục lúc bấy giờ. Môn Khoa học tự nhiên góp phầngắn kết học khoa học với đời sống, chăm sóc tới những nội dung kỹ năng và kiến thức gầngũi với đời sống hàng ngày của học viên, tăng cường vận dụng kiến thức và kỹ năng khoahọc vào những trường hợp trong thực tiễn. Thơng qua đó, học viên thấy được khoa học rấtthú vị, thân mật và thiết thực với đời sống con người. Chương trình giáo dục mơnKhoa học tự nhiên góp thêm phần tăng trưởng ở học viên năng lượng thích ứng trong một xãhội đổi khác khơng ngừng, góp thêm phần tăng trưởng bền vững và kiên cố xã hội. 6. Chương trình mơn Khoa học tự nhiên bảo vệ tính tương thích với trình độphát triển của học viên, sự tân tiến của học viên trong việc học tập, phát triểnnăng lực qua những cấp và những lớp học, tương thích với thực tiễn của những nhà trườngViệt Nam cấp trung học cơ sở. 7. Chương trình mơn Khoa học tự nhiên bảo vệ tính khả thi, tương quan tớicác nguồn lực để triển khai chương trình như số lượng và năng lượng nghề nghiệpgiáo viên, thời lượng, cơ sở vật chất, … III. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH MƠN HỌC1. Căn cứ xác lập tiềm năng chương trìnhChương trình mơn Khoa học tự nhiên được kiến thiết xây dựng dựa trên những căn cứpháp lí, điều kiện kèm theo và toàn cảnh kinh tế tài chính – xã hội của quốc gia và tìm hiểu thêm kinhnghiệm quốc tế, đơn cử : – Căn cứ Luật Giáo dục – Căn cứ Nghị quyết 29 / NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng – Nghị quyết 88/2014 / QH13 của Quốc hội nước Cộng hồ Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam – Chương trình giáo dục phổ thông toàn diện và tổng thể – Yêu cầu xã hội tăng trưởng nguồn nhân lực trong thời kỳ cơng nghệ hóa, hiện đại hóa – Tham khảo kinh nghiệm tay nghề của những nước trên quốc tế – Căn cứ kinh nghiệm tay nghề tăng trưởng chương trình của Nước Ta, trong đó có kếthừa chương trình giáo dục phổ thông hiện hành – Điều kiện, toàn cảnh kinh tế tài chính – xã hội của Việt Nam2. Mục tiêu đơn cử của chương trìnhThực hiện tiềm năng của giáo dục phổ thông : Cùng với những môn học khác, môn Khoa học tự nhiên góp thêm phần thực thi tiềm năng của giáo dục phổ thơng, giúp học viên tăng trưởng hài hồ về sức khỏe thể chất và ý thức ; trở thành người học tíchcực, tự tin, có năng lượng học tập suốt đời ; có những phẩm chất tốt đẹp và nănglực thiết yếu để trở thành người cơng dân có nghĩa vụ và trách nhiệm, người lao động có vănhố, cần mẫn, phát minh sáng tạo, phân phối nhu yếu tăng trưởng của cá thể và nhu yếu của sựnghiệp kiến thiết xây dựng, bảo vệ quốc gia trong thời đại tồn cầu hóa và cách mạngcơng nghiệp mới. IV. U CẦU CẦN ĐẠT VỀ PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC1. Căn cứ xác lập những u cầu cần đạtChương trình mơn mơn Khoa học tự nhiên xác lập những nhu yếu cần đạt dựavào những địa thế căn cứ sau đây : a. Mục tiêu chung, tiềm năng 2 quy trình tiến độ, những nhu yếu về phẩm chất nănglực trong Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thểb. Mục tiêu của quá trình giáo dục cơ bảnc. Các điều kiện kèm theo thực tiễn phân phối nhu yếu thực thi chương trìnhd. Tính tân tiến, update nội dung khoa học tự nhiêne. Đặc điểm tâm – sinh lí học sinh2. Yêu cầu cần đạt về phẩm chất hầu hết và góp phần của mơn học trongviệc tu dưỡng phẩm chất cho học sinha. Cùng với những môn học khác, môn Khoa học tự nhiên hình thành và pháttriển những phẩm chất đa phần đã được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thôngtổng thể, gồm có những phẩm chất : yêu nước, nhân ái, cần mẫn, trung thực, nghĩa vụ và trách nhiệm. Môn Khoa học tự nhiên góp thêm phần hầu hết trong việc hình thành vàphát triển thế giới quan khoa học của học viên ; đóng vai trị quan trọng trongviệc giáo dục học viên phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình yêu thiênnhiên, tôn trọng và biết vận dụng những quy luật của tự nhiên, để từ đó biết ứng xửvới quốc tế tự nhiên tương thích với nhu yếu tăng trưởng vững chắc. b. Học môn Khoa học tự nhiên sẽ giúp cho học viên biết trân trọng, giữ gìnvà bảo vệ tự nhiên ; có thái độ và hành vi tơn trọng những pháp luật chung về bảo vệtự nhiên ; hứng thú khi tìm hiểu quốc tế tự nhiên và vận dụng kiến thức và kỹ năng vào bảovệ quốc tế tự nhiên của quê nhà, quốc gia. c. Thông qua dạy học, môn Khoa học tự nhiên sẽ giáo dục cho học viên biếtyêu lao động, có ý chí vượt khó ; có ý thức bảo vệ, giữ gìn sức khoẻ của bảnthân, của người thân trong gia đình trong mái ấm gia đình và hội đồng. 3. Yêu cầu cần đạt về năng lượng chung và góp phần của mơn học trong việchình thành, tăng trưởng những năng lượng chung cho học sinhMơn Khoa học tự nhiên góp thêm phần hình thành và tăng trưởng những năng lựcchung lao lý trong Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể và toàn diện : a. Năng lực tự chủ và tự họcThông qua giải pháp giáo dục rèn luyện cho học viên giải pháp tựhọc, tự tò mò để sở hữu kỹ năng và kiến thức khoa học. Năng lực tự chủ và tự họcđược hình thành và tăng trưởng thơng qua những hoạt động giải trí thực hành thực tế, làm dự án Bất Động Sản, phong cách thiết kế những hoạt động giải trí thực nghiệm trong phịng thí nghiệm, ngồi thực địa, đặcbiệt trong tổ chức triển khai tìm tịi tò mò quốc tế tự nhiên. b. Năng lực tiếp xúc và hợp tácNăng lực tiếp xúc và hợp tác được hình thành và tăng trưởng trải qua cáchoạt động như quan sát, kiến thiết xây dựng giả thuyết khoa học, lập và thực thi kế hoạchkiểm chứng giả thuyết, tích lũy và xử lí dữ kiện, tổng hợp tác dụng và trình bàybáo cáo tác dụng điều tra và nghiên cứu. Đó là những kĩ năng tiếp tục được rèn luyệntrong dạy học những chủ đề của mơn học. Mơn Khoa học tự nhiên góp thêm phần hìnhthành và tăng trưởng năng lượng hợp tác khi người học liên tục thực thi cácdự án học tập, những bài thực hành thực tế, thực tập theo nhóm, những hoạt động giải trí thưởng thức. Khi thực thi những hoạt động giải trí đó học viên cần thao tác theo nhóm, trong đó mỗithành viên thực thi những phần khác nhau của cùng một trách nhiệm, người họcđược trao đổi, trình diễn, san sẻ sáng tạo độc đáo, nội dung học tập. c. Năng lực xử lý yếu tố và sáng tạoGiải quyết yếu tố và phát minh sáng tạo là hoạt động giải trí đặc trưng trong quy trình tìm hiểu vàkhám phá quốc tế tự nhiên. Năng lực xử lý yếu tố và phát minh sáng tạo được thể hiệntrong việc tổ chức triển khai cho học viên đề xuất kiến nghị yếu tố, nêu giả thuyết, lập kế hoạch, thựchiện kế hoạch tìm tịi, tò mò những hiện tượng kỳ lạ phong phú của quốc tế tự nhiên, gầngũi với đời sống hàng ngày. Trong chương trình giáo dục khoa học tự nhiên, thành tố tìm tịi mày mò được nhấn mạnh vấn đề xun suốt từ cấp tiểu học đến cấptrung học đại trà phổ thông và được hiện thực hóa thơng qua những mạch nội dung dạy học, những bài thực hành thực tế và hoạt động giải trí thưởng thức từ đơn thuần đến phức tạp. 4. Yêu cầu cần đạt về năng lượng đặc trưng và góp phần của mơn học trong việchình thành, tăng trưởng những năng lượng đặc trưng cho học sinhMơn Khoa học tự nhiên góp thêm phần đa phần trong việc hình thành và phát triểnthế giới quan khoa học của học viên ; đóng vai trị quan trọng trong việc giáo dụchọc sinh phẩm chất tự tin, trung thực, khách quan, tình u vạn vật thiên nhiên, hiểu, tơntrọng và biết vận dụng những quy luật của quốc tế tự nhiên để từ đó biết ứng xửvới quốc tế tự nhiên tương thích với nhu yếu tăng trưởng bền vững và kiên cố ; đồng thời hìnhthành và tăng trưởng được những năng lượng tự chủ và tự học, tiếp xúc và hợp tác, giảiquyết yếu tố và phát minh sáng tạo. Môn Khoa học tự nhiên hình thành và tăng trưởng cho học viên năng lượng Tìmhiểu tự nhiên, gồm có những thành phần năng lượng : a. Nhận thức khoa học tự nhiênTrình bày, lý giải và vận dụng được những kỹ năng và kiến thức đại trà phổ thông cốt lõi vềthành phần cấu trúc, sự phong phú, tính mạng lưới hệ thống, quy luật hoạt động, tương tác vàbiến đổi của quốc tế tự nhiên ; với những chủ đề khoa học : chất và sự đổi khác củachất, vật sống, nguồn năng lượng và sự đổi khác vật lí, Trái Đất và khung trời ; vai trò vàcách ứng xử tương thích của con người với mơi trường tự nhiên. b. Tìm hiểu tự nhiênBước đầu thực thi được một số ít kĩ năng cơ bản trong tìm tịi, tò mò một sốsự vật, hiện tượng kỳ lạ trong quốc tế tự nhiên và trong đời sống : quan sát, thu thậpthơng tin ; dự đốn, nghiên cứu và phân tích, xử lí số liệu ; dự đốn tác dụng nghiên cứu và điều tra ; suy luận, trình diễn. c. Vận dụng kỹ năng và kiến thức và kĩ năng đã họcBước đầu vận dụng kiến thức và kỹ năng khoa học và kĩ năng để xử lý yếu tố củamột số trường hợp đơn thuần trong thực tiễn ; mơ tả, dự đốn, lý giải được cáchiện tượng khoa học đơn thuần. Ứng xử thích hợp trong một số ít trường hợp có liênquan đến yếu tố sức khoẻ của bản thân, mái ấm gia đình và hội đồng. Trình bày đượcý kiến cá thể nhằm mục đích vận dụng kỹ năng và kiến thức đã học vào bảo vệ thiên nhiên và môi trường, bảo tồnthiên nhiên và tăng trưởng vững chắc. Bảng 1. Biểu hiện đơn cử của năng lượng Khoa học tự nhiênThành phầnnăng lực1. Nhận thứckhoa học tựnhiên1. Tìm hiểutự nhiênBiểu hiện ( 1.1 ) Nhận biết và nêu được tên những sự vật, hiện tượng kỳ lạ, kháiniệm, quy luật, quy trình của tự nhiên. ( 1.2 ) Trình bày được những sự vật, hiện tượng kỳ lạ ; vai trò của những sựvật, hiện tượng kỳ lạ và những quy trình tự nhiên bằng những hình thứcbiểu đạt như ngơn ngữ nói, viết, cơng thức, sơ đồ, biểu đồ, …. ( 1.3 ) So sánh, phân loại, lựa chọn được những sự vật, hiện tượng kỳ lạ, q trình tự nhiên theo những tiêu chuẩn khác nhau. ( 1.4 ) Phân tích được những đặc thù của một sự vật, hiện tượng kỳ lạ, quy trình của tự nhiên theo logic nhất định. ( 1.5 ) Tìm được từ khố, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kếtnối được thơng tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi đọcvà trình diễn những văn bản khoa học. ( 1.6 ) Giải thích được mối quan hệ giữa những sự vật và hiệntượng ( quan hệ nguyên do – hiệu quả, cấu trúc – tính năng, … ). ( 1.7 ) Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được ; đưa ra được nhữngnhận định phê phán có tương quan đến chủ đề đàm đạo. ( 2.1 ) Đề xuất yếu tố, đặt câu hỏi cho yếu tố + Nhận ra và đặt được câu hỏi tương quan đến yếu tố. + Phân tích toàn cảnh để yêu cầu được yếu tố nhờ liên kết trithức và kinh nghiệm tay nghề đã có và dùng ngơn ngữ của mìnhđể miêu tả yếu tố đã đề xuất kiến nghị. ( 2.2 ) Đưa ra phán đoán và thiết kế xây dựng giả thuyết + Phân tích yếu tố để nêu được phán đoán. + Xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu. ( 2.3 ) Lập kế hoạch thực thi + Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu + Lựa chọn được giải pháp thích hợp ( quan sát, thực nghiệm, tìm hiểu, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu, … ). + Lập được kế hoạch tiến hành tìm hiểu. ( 2.4 ) Thực hiện kế hoạch + Thu thập, lưu giữ được tài liệu từ hiệu quả tổng quan, thựcnghiệm, tìm hiểu. + Đánh giá được hiệu quả dựa trên nghiên cứu và phân tích, xử lí những dữ liệubằng những tham số thống kê đơn thuần. Thành phầnnăng lực3. Vận dụngkiến thức, kĩnăng đã họcBiểu hiện + So sánh tác dụng với giả thuyết, lý giải, rút ra được kếtluận và kiểm soát và điều chỉnh khi thiết yếu. ( 2.5 ) Viết, trình diễn báo cáo giải trình và luận bàn + Sử dụng được ngôn từ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng đểbiểu đạt quy trình và tác dụng tìm hiểu. + Viết được báo cáo giải trình sau quy trình tìm hiểu. + Hợp tác được với đối tác chiến lược bằng thái độ lắng nghe tích cựcvà tơn trọng quan điểm, quan điểm nhìn nhận do người khácđưa ra để tiếp thu tích cực và báo cáo giải trình, phản biện, bảo vệkết quả tìm hiểu một cách thuyết phục. ( 2.6 ) Ra quyết định hành động và yêu cầu quan điểm + Đưa ra được quyết định hành động và đề xuất kiến nghị quan điểm xử lí cho vấnđề đã tìm hiểu. ( 3.1 ) Nhận ra, lý giải được yếu tố thực tiễn dựa trên kiếnthức khoa học tự nhiên. ( 3.2 ) Dựa trên hiểu biết và những cứ liệu tìm hiểu, nêu được cácgiải pháp và thực thi được 1 số ít giải pháp để bảo vệ tựnhiên ; thích ứng với biến hóa khí hậu ; có hành vi, thái độ phùhợp với nhu yếu tăng trưởng bền vững và kiên cố. Bảng 2. Biểu hiện của những kĩ năng tiến trình trong mơnKhoa học tự nhiênKĩ năng1. Đề xuất yếu tố ; Đặt câu hỏi cho vấnđềBiểu hiện – Đề xuất yếu tố từ tri thức và kinh nghiệm tay nghề đã có vàdùng ngơn ngữ của mình để mơ tả yếu tố đã đề xuất kiến nghị. – Phân tích đơn thuần yếu tố đã yêu cầu, trong bước đầu phánđốn có thích hợp điều tra và nghiên cứu không. – Nhận ra được điều tra và nghiên cứu khoa học mở màn từ yếu tố. – Đặt ra những câu hỏi tương quan đến yếu tố. 2. Đưa ra phán đoán – Nêu được vai trị quan trọng của phán đốn và đềvàxâydựng xuất giả thuyết trong nghiên cứu và điều tra khoa học. giả thuyết – Đưa ra phán đoán và giả thuyết cho yếu tố nghiêncứu. 3. Lập kế hoạch thực – Bám sát tiềm năng và điều kiện kèm theo nghiên cứu và điều tra, phong cách thiết kế ýhiệntưởng nghiên cứu và điều tra, lựa chọn chiêu thức thích hợp10Kĩ năng4. Thực hiện kếhoạch – Thu thập sự kiện vàchứng cứ : quan sát, ghi chép, tích lũy dữliệu, làm thí nghiệm. – Phân tích dữ liệunhằm chứng minhhay bác bỏ giả thuyết. – Rút ra Tóm lại vềvấn đề thực tiễn vàđánh giá. 5. Viết, trình diễn báocáo và thảo luận6. Ra quyết định hành động vàđề xuất ý kiếnBiểu hiện ( quan sát, thực nghiệm, tìm hiểu, phỏng vấn … ) và lậpkế hoạch thực thi. – Nêu được nghiên cứu và điều tra khoa học cần có sự kiện vàchứng cứ. – Lựa chọn được thơng tin có tương quan đến vấn đềtrong nhiều nguồn thông tin. – Tiến hành những quan sát, so sánh, đo đếm, thí nghiệm. – Phân tích và xử lí sự kiện, số liệu đã thu được, có thểnhận ra những sai sót và chênh lệch. – Nhận thức được lý giải khoa học cần dựa trên cơsở sự kiện kinh nghiệm tay nghề, vận dụng tri thức khoa học vàsuy đoán khoa học. – Thiết lập mối liên hệ giữa sự kiện và tri thức khoahọc, hoàn toàn có thể biết được hiện tượng kỳ lạ khơng thống nhất vớikết quả Dự kiến ; thử đưa ra lý giải hợp lý. – Đánh giá độ an toàn và đáng tin cậy của số liệu, biết được sai lệchtrong thực nghiệm là không tránh được, biết giảmthiểu sai sót trong thực nghiệm. – Thu thập thông tin tư liệu từ nhiều kênh, so sánh vớinghiên cứu của mình, đề ra khuyến nghị đơn cử để cảitiến chiêu thức nghiên cứu và điều tra. – Sử dụng ngôn từ, văn tự, hình vẽ, biểu bảng đểbiểu đạt quy trình và hiệu quả nghiên cứu và điều tra, biết viết báocáo điều tra và nghiên cứu giản đơn. – Khéo hợp tác với đối tác chiến lược, biết lắng nghe và tôn trọngquan điểm, quan điểm nhìn nhận do người khác đưa ra vàbiết trao đổi quan điểm. Quyết định xử lí cho yếu tố. Đề xuất chiêu thức, giải pháp, kế hoạch mới cho yếu tố thực tiễn. V. NỘI DUNG GIÁO DỤC1. Căn cứ xác lập nội dung giáo dục của chương trình mơn họcChương trình mơn Khoa học tự nhiên xác lập nội dung giáo dục dựa vào cáccăn cứ sau đây : – Căn cứ vào tiềm năng và nhu yếu cần đạt của chương trình giáo dục phổthơng và chương trình mơn học. 11 – Tính văn minh, update của nội dung khoa học tự nhiên và nhu yếu củacuộc cách mạng 4.0. – Kiến thức cốt lõi, nền tảng học viên đã học ở những cấp dưới. – Đặc điểm môn Khoa học tự nhiên là môn khoa học thực nghiệm. – Đối tượng của môn Khoa học tự nhiên thân thiện với học viên và đa dạngvùng miền. – Kế thừa chương trình hiện hành và tiếp cận xu thế tăng trưởng khoa học tựnhiên trên quốc tế. – Định hướng dạy học tích hợp, trên tinh thần tích hợp nội dung sâu ở lớphọc dưới và phân hóa dần ở những lớp học trên. 2. Nội dung giáo dục đơn cử của chương trình mơn học2. 1. Giải thích cách trình diễn nội dung giáo dục trong chương trình mơn họca. Khoa học tự nhiên là mơn học được thiết kế xây dựng và tăng trưởng trên nền tảngcủa khoa học về vật lí, hố học, sinh học và khoa học Trái Đất, … Đối tượngnghiên cứu của Khoa học tự nhiên là những sự vật, hiện tượng kỳ lạ, quy trình, những thuộctính cơ bản về sự sống sót, hoạt động của quốc tế tự nhiên. Vì vậy, trong mơnKhoa học tự nhiên những nguyên lí / khái niệm chung nhất của quốc tế tự nhiênđược tích hợp xuyên suốt những mạch nội dung. b. Trong quy trình dạy học, những mạch nội dung được tổ chức triển khai sao cho vừatích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, vừa bảo vệ logic bên trong của từngmạch nội dung. c. Chương trình mơn Khoa học tự nhiênđược thiết kế xây dựng dựa trên sự kết hợpcủa 3 trục cơ bản là : Chủ đề khoa học – Các nguyên lí / khái niệm chung của khoahọc – Hình thành và tăng trưởng năng lượng. Trong đó, những ngun lí / khái niệmchung sẽ là yếu tố xuyên suốt, kết nối những chủ đề khoa học của chương trình. d. Mơn khoa học có tiềm năng là phân phối cho học viên công cụ để khám phámơi trường xung quanh, nâng cao năng lượng nghiên cứu và phân tích, tìm hiểu và tăng trưởng tưduy phê phán về hàng loạt những yếu tố tương quan đến môi trường tự nhiên sống, sức khỏecon người, quan hệ giữa con người với quốc tế xung quanh, hiểu về tự nhiên vàcác nguồn lực vạn vật thiên nhiên, tăng trưởng những kĩ năng hoạt động giải trí khoa học : quan sát, thí nghiệm, thực hành thực tế điều tra và nghiên cứu xác lập những yếu tố, đưa ra những vật chứng đểcó những Kết luận, đánh giá và nhận định khoa học, sử dụng kỹ năng và kiến thức khoa học để giảiquyết những yếu tố trong nhận thức, trong đời sống hàng ngày, tăng trưởng kinh12doanh, cơng nghệ. Với tiềm năng đó, cấu trúc khái qt nội dung dạy học lĩnh vựckhoa học tự nhiên hoàn toàn có thể có những giải pháp sau : – Xây dựng những chủ đề cốt lõi : + Thế giới vơ sinh : những thuộc tính, đổi khác, tổ chức triển khai. + Thế giới sống : sự phong phú, sự sống sót những lồi, những q trình sống. + Trái đất và thiên hà : những đặc thù chính của Trái Đất, những hiện tượng kỳ lạ địachất, địa vật lí, khí tượng. + Thế giới công nghệ tiên tiến : nguồn năng lượng, mạng lưới hệ thống công nghệ tiên tiến, lực và hoạt động. Trong trường hợp này những chủ đề bộc lộ sự tích hợp ngặt nghèo, phá vỡ ranhgiới giữa những môn học truyền thống cuội nguồn bằng việc xác lập tên chủ đề theo những lĩnhvực sống sót của chất trong tự nhiên. Giữa những nghành đó hoàn toàn có thể thiết lập cácquan hệ tích hợp theo quy luật quan hệ cấu trúc – tính năng, giữa hệ lớn – hệnhỏ, giữa cấu trúc vi mô và vĩ mô, giữa quốc tế vơ cơ và hữu cơ, giữa những hìnhthức hoạt động của vật chất. Quan hệ giữa tri thức khoa học với công nghệ tiên tiến vàứng dụng trong đời sống hàng ngày là ngặt nghèo và có nhiều ưu thể trong việc dạyhọc tập trung chuyên sâu vào những yếu tố thực tiễn của quả đât. – Xây dựng những chủ đề khuynh hướng : Các nghành nghề dịch vụ kiến thức và kỹ năng chuyên ngành trong môn học tích hợp được trình bàytheo từng mạch logic riêng không liên quan gì đến nhau nhưng có những chủ đề xu thế tích hợp ởmức ngặt nghèo khác nhau, khoanh vùng phạm vi quan hệ giữa những thành phần kiến thức và kỹ năng khácnhau. Tích hợp rộng nhất, thực chất nhất để hình thành tri thức tích hợp giữa cáclĩnh vực khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, cơng nghệ. Theo mức độ và phạmvi đó, hoàn toàn có thể chia tích hợp thành những hình thức sau : + Sử dụng kỹ năng và kiến thức trong một nghành khoa học để tìm hiểu những chủ đề cótính chun ngành sâu. + Xây dựng những bài tập tổng hợp, những chủ đề tương quan đến những yếu tố thờisự của xã hội, địa phương, vương quốc, quốc tế. + Thiết lập quan hệ giữa những nội dung thuộc những chuyên ngành khác nhau. + Xác định những chủ đề lớn có ý nghĩa lớn cho đời sống cá thể và xã hội ởphạm vi vương quốc, quốc tế. Đây là giải pháp kiến thiết xây dựng môn Khoa học tự nhiên được sử dụng thông dụng ởnhiều nước. Với nước ta lúc bấy giờ, tích hợp mới được triển khai ở mức thấp, chủyếu ở dạng liên hệ những góc nhìn tương quan đến kỹ năng và kiến thức mơn học hay thựctiễn đời sống. Chương trình giáo dục phổ thơng lần này cũng theo phương án13này nhưng khuynh hướng bằng những chủ đề khoa học ở khoanh vùng phạm vi rộng hơn cả về giátrị kỹ năng và kiến thức và giá trị ứng dụng. Giá trị nhận thức là việc bảo vệ cho học viên có tư duy khái quát về tri thứckhoa học tự nhiên, tức là hiểu biết về quy luật hoạt động tạo nên thuộc tínhchung của những đối tương trong quốc tế khách quan. Giá trị ứng dụng là làm chohọc sinh hoàn toàn có thể vận dụng kỹ năng và kiến thức tiếp thu được vào đời sống hàng ngày, vàohướng nghiệp tương lai. Với quan điểm đó, mơn Khoa học tự nhiên gồm có kiến thức và kỹ năng, kĩ năngchuyên biệt về vật lí, hóa học, sinh học. Đó là những khoa học nghiên cứu và điều tra bản chấtvật lí, hóa học, sinh học của những sự vật, hiện tượng kỳ lạ tạo nên hành tinh – mơitrường bao quanh tất cả chúng ta với những thuộc tính liên tục đem lại những giá trịcho sự sống sót của loài người. Các chủ đề cốt lõi trong nghành khoa học tựnhiên phân phối xu thế tiềm năng đó hoàn toàn có thể là : + Thuộc tính vật lí, hóa học, sinh học của những đối tượng người tiêu dùng, hiện tượng kỳ lạ trongthế giới vật chất từ những Lever nguyên tử à phân tử à cơ quan à khung hình àquần thể à quần xã – hệ sinh thái à toàn cầu ( sinh quyển, khí quyển, thủyquyển, thạch quyển ). + Mối quan hệ con người với quốc tế xung quanhCác chủ đề đó được xử lý, làm sáng tỏ xuyên suốt nội dung dạy họcvật lí, hóa học, sinh học vừa làm tăng giá trị ứng dụng, vừa nâng hiểu biết củahọc sinh về quốc tế ở Lever nhận thức khoa học có tính triết học, và đặc biệt quan trọng sẽcó thời cơ thuận tiện cho việc đưa vào chương trình nội dung tri thức về toàn cầu, về địa chất, vật lí địa cầu, khí tượng, bảo vệ mơi trường, cơng nghệ văn minh : nano, cơng nghệ hố học, cơng nghệ sinh học, kĩ thuật gen, tế bào, ngoài hành tinh, … Đólà những tri thức mà con người thời đại kinh tế tri thức cần và hoàn toàn có thể có. 2.2. Nội dung giáo dục của chương trình mơn học2. 2.1. Chủ đề khoa học đa phần của chương trình môn Khoa học tự nhiên gồm : a. Chất và sự biến hóa của chất : chất có ở xung quanh ta, cấu trúc của chất, chuyển hoá hoá học những chất ; b. Vật sống : Sự phong phú trong tổ chức triển khai và cấu trúc của vật sống ; những hoạtđộng sống ; con người và sức khoẻ ; sinh vật và thiên nhiên và môi trường ; di truyền, biến dị vàtiến hoá ; c. Năng lượng và sự đổi khác : nguồn năng lượng, những q trình vật lí, lực và sựchuyển động ; 14 d. Trái Đất và khung trời : hoạt động trên khung trời, Mặt Trăng, hệ Mặt Trời, Ngân Hà, hóa học vỏ Trái Đất, 1 số ít quy trình sinh – địa – hóa, Sinh quyển. Các chủ đề được sắp xếp hầu hết theo logic tuyến tính, có phối hợp ở mức độnhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số ít chủ đề tích hợp nhằmhình thành những ngun lí, quy luật chung của quốc tế tự nhiên. 2.2.2. Các ngun lí chung của khoa học trong chương trình mơn Khoa họctự nhiên gồm : Tính cấu trúc, sự phong phú, sự tương tác, tính mạng lưới hệ thống, sự hoạt động và biếnđổi. Các nguyên lí chung, khái quát của khoa học tự nhiên là nội dung cốt lõicủa môn Khoa học tự nhiên. Các nguyên lí chung này được xuyên suốt trong cácchủ đề nội dung là những “ sợi dây ” liên kết những chủ đề nội dung thành một khốithống nhất của mơn học : – Các nội dung vật lí, hố học, sinh học, Trái Đất và khung trời được tích hợp, xuyên thấu trong những ngun lí đó. – Các kỹ năng và kiến thức vật lí, hoá học, sinh học, Trái Đất và khung trời là những dữliệu vừa làm sáng tỏ những nguyên lí tự nhiên, vừa được tích hợp theo những logickhác nhau trong hoạt động giải trí tò mò tự nhiên, trong xử lý yếu tố côngnghệ, những yếu tố tác động ảnh hưởng đến đời sống của cá thể và xã hội. – Hiểu biết về những nguyên lí của tự nhiên, cùng với hoạt động giải trí tò mò tựnhiên, vận dụng kỹ năng và kiến thức khoa học tự nhiên vào xử lý những yếu tố của thựctiễn là nhu yếu thiết yếu để hình thành và tăng trưởng năng lượng khoa học tự nhiên ởhọc sinh. Bảng 3 : Các mạch nội dung và chủ đề nội dung trong môn Khoa học tự nhiênMạch nội dungChủ đề nội dungChất và biến hóa Các trạng thái của chất ( dung dịch ; huyền phù, nhũ tương, của chấttách chất ra khỏi hỗn hợp ) ; Cấu trúc của chất ( nguyên tử, nguyên tố hoá học, phân tử ; đơn chất, hợp chất, … ) ; Chuyểnhoá hoá học, phản ứng hoá học. Vật sốngTế bào – đơn vị chức năng cơ bản của sự sống ; Từ tế bào đến khung hình ; Đa dạng quốc tế sống ; Các hoạt động giải trí sống của khung hình sinhvật ; Con người và sức khoẻ ; Sinh vật và môi trường tự nhiên, Ditruyền và biến dị, Chọn lọc tự nhiên và tiến hoá. Năng lượng và sự Đo đại lượng, Lực và hoạt động, Khối lượng riêng và ápbiến đổi vật lísuất, Năng lượng và đời sống, Âm thanh, Ánh sáng, Điện, Từ, 15T rái Đất và bầu Trái Đất và khung trời ( hoạt động trên khung trời, Mặt Trăng, hệtrờiMặt Trời, Ngân Hà, phía ngồi Ngân Hà ) ; Chu trình carbon, nitơ và nước, Sinh quyển và những khu sinh học trên Trái Đất ; Hoá học vỏ Trái Đất – Oxygen – Khơng khí – Nước. 2.3. Kế thừa chương trình hiện hành trong chương trình mơn họcChương trình mơn Khoa học tự nhiên bảo vệ thừa kế và tăng trưởng nhữngưu điểm của chương trình những môn học hiện hành của Nước Ta về nhiều nộidung kỹ năng và kiến thức vật lí, hóa học, sinh học ; tiếp thu kinh nghiệm tay nghề của những nềngiáo dục tiên tiến và phát triển ; bảo vệ liên kết ngặt nghèo giữa những lớp học, cấp học với nhauvà liên thơng với chương trình của những mơn học Vật lí, Hố học, Sinh học ở cấpTHPT và chương trình giáo dục nghề nghiệp. Tuy nhiên, để cho chương trình khơng bị nặng về kiến thức và kỹ năng và cung ứng ucầu tăng trưởng năng lượng học viên, chương trình mơn Khoa học tự nhiên được xâydựng theo xu thế giảm những nội dung chi tiết cụ thể về mơ tả hình thái, cấu trúc củacác sự vật hiện tượng kỳ lạ, tập trung chuyên sâu hầu hết vào những nguyên lí hoạt động giải trí, chức năngvà ứng dụng thực tiễn của những sự vật hiện tượng kỳ lạ đó. 2.4. Tiếp thu kinh nghiệm tay nghề nước ngồi trong chương trình mơn họcTrên quốc tế có nhiều nước dạy mơn Khoa học tự nhiên ( Science ) thay chomôn học riêng rẽ là Vật lí, Hố học, Sinh học và Khoa học Trái Đất. Mỗi nướchoặc mỗi bộ sách có cách chọn những chủ đề tích hợp và cách tích hợp đặc trưngkhác nhau, nhưng tựu chung đều biểu lộ những kỹ năng và kiến thức khoa học cơ bản của 3 nghành Vật lí, Hóa học và Sinh học với những chủ đề thân thiện, thiết thực với cuộcsống hiện tại và tương lai. Ở Singapre, học viên được học môn Khoa học ( Science ) từ lớp 1 đến lớp 6 ởtiểu học ( primary school ) và ở trung học cơ sở ( lower secondary ). Những bộsách chiếm thị trường cao ở Nước Singapore như i-Science, My Pals are here ở cấp tiểuhọc và tiếp nối đuôi nhau bộ sách này đến cấp trung học cơ sở là những bộ sách mang tênnhư Interactive Science, Science Matters, All about Science, … của những nhà xuấtbản Panpac Education, Marshall Cavendish hay Pearson Education, … MônKhoa học của Nước Singapore được tích hợp sâu ở tiểu học và trung học cơ sở qua 5 chủ đề : Đa dạng ; Chu trình ; Hệ thống ; Tương tác và Năng lượng. Các chủ đềnày gồm những nội dung khoa học cơ bản của 3 mơn học Vật lí, Hóa học và Sinhhọc được tích hợp ở mức độ sâu ( xun mơn ) và phân hóa thành những mơn họcriêng rẽ : Vật lí, Hóa học, Sinh học ở trung học phổ thông ( high school ). 16 Ở Anh, 1 số ít cuốn sách giáo khoa như Checkpoint, Science Forcus, ScienceSuccess, … thường có những chủ đề về Vật lí, Hóa học và Sinh học để xen kẽ hoặcđể riêng theo từng phân mơn và có những chủ đề tích hợp liên mơn. Bảng 4 : Ví dụ mơn Khoa học tự nhiên ở một số ít nước trên thế giớiSTT Tên nướcTên môn học ở từng cấpTiểu họcTHCSTHPTHàn Quốc Cuộc sống thơng Khoa họcminh ( lớp 1-2 ) Khoa học ( lớp 34 ) Vật lí, Hóa học, Sinh học ( là mơn học tự chọn ) AnhKhoa họcKhoa họcVật lí, Hóa học, Sinh họcCH PhápKhám phá thế giới ( lớp 1-2 ) Khoa học thựcnghiệm và côngnghệ ( lớp 4-5 ) Khoa học sựsống và Khoahọc Trái Đất ; Vật lí – HóahọcVật lí – Hóa học ; KH sựsống và KH Trái Đất ( lớp10 ) ; Vật lí – Hóa học ( bắtbuộc ) ; KH sự sống và KHTrái Đất ( tự chọn ) ( lớp 11,12 ban KH ), KH ( lớp 11 ban Văn và ban KT-XH ) Singapore Khoa họcKhoa họcVật lí, Hóa học, Sinh học ( những mơn học tự chọn ) HungariTự nhiên ( lớp7, 8 ). Vật lí, Hóa học, Sinhhọc ( lớp 9 ) Vật lí, Hóa học, Sinh học ( những mơn học tự chọn ) Mơi trường ( lớp1-4 ) Tự nhiên ( lớp 5,6 ) Thụy SĩKhoa họcVật lí, Hóa học, Sinh học ( những mơn học tự chọn ) Xứ Wales Khoa họcKhoa họcVật lí, Hóa học, Sinh học ( những mơn học tự chọn ) Canada ( CT. mộtsố bang ) Mỹ ( CTmột sốbang ) Khoa họcKhoa họcVật lí, Hố học, Sinh học ( Các mơn học tự chọn ) Khoa họcKhoa họcVật lí, Hóa học, Sinh học. ( Các môn học tự chọn ) 17STT Tên nước10AustraliaTên môn học ở từng cấpTiểu họcKhoa họcTHCSKhoa họcTHPTMơn Khoa học ; Vật lí, Hóa học, Sinh học. ( Các mơn học tự chọn ) VI. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC1. Căn cứ xác lập chiêu thức giáo dục của chương trình mơn học1. 1. Căn cứ nhu yếu thay đổi cơ bản, tổng lực giáo dục phổ thông. Cụ thể là : a ) Nghị quyết 29 / NQ-TW của Ban chấp hành TW Đảng đã khẳngđịnh : “ Tiếp tục thay đổi can đảm và mạnh mẽ chiêu thức dạy và học theo hướng văn minh, phát huy tính tích cực, dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo và vận dụng kiến thức và kỹ năng, kĩ năng củangười học ; khắc phục lối truyền thị áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tậptrung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, … ”. b ) Nghị quyết 88 của Quốc hội nêu : “ Tiếp tục thay đổi giải pháp giáo dụctheo hướng : tăng trưởng tổng lực năng lượng và phẩm chất người học, phát huy tínhtích cực, dữ thế chủ động phát minh sáng tạo, tu dưỡng chiêu thức tự học, hứng thù học tập, kĩnăng hợp tác, năng lực tư duy độc lập ; đa dạng hóa hình thức tổ chức triển khai học tập, tăng cường sử dụng hiệu suất cao những phương tiện đi lại dạy học, đặc biệt quan trọng là công nghệthông tin và truyền thơng. ” c ) Quyết định 404 của nhà nước nhu yếu : “ Chương trình mới, sách giáokhoa mới cung ứng nhu yếu và góp thêm phần tạo động lực tăng cường chiêu thức dạyvà học theo hướng tăng cường tương tác, phát huy tính tích cực, dữ thế chủ động và tạohứng thú học tập cho học viên, … ”. 1.2. Căn cứ vào tiềm năng và nhu yếu cần đạt môn học, tiềm năng phẩm chất, tiềm năng năng lượng chung và năng lượng khoa học tự nhiên, tiềm năng và nhu yếu cầnđạt nội dung kiến thức và kỹ năng. 1.3. Căn cứ nội dung môn họcNội dung khoa học tự nhiên gồm có : kiến thức và kỹ năng sự kiện, hiện tượng kỳ lạ, kiếnthức hình thái, giải phẫu, kiến thức và kỹ năng chính sách, quy trình, quy luật, khái niệm, kiếnthức thực hành thực tế, vận dụng thực tiễn, … mỗi loại nội dung nhu yếu vận dụngphương pháp, hình thức dạy học phù hợp1. 4. Căn cứ vào đặc thù nhận thức của học viên cấp trung học cơ sở, đặc thù nổi bậtảnh hưởng đến giải pháp dạy học là năng lực tư duy khái quát để phát triểnở học viên lứa tuổi THCS. 182. Phương pháp giáo dục của chương trình mơn học2. 1. Định hướng chungPhát triển phẩm chất, năng lượng chung và năng lượng đặc trưng được thực hiệnthông qua nội dung dạy học khoa học tự nhiên. Do đó, nội dung vừa là tiềm năng, vừa là phương tiện đi lại hình thành và tăng trưởng phẩm chất và năng lượng. Phẩm chất vànăng lực vừa là đầu ra của chương trình mơn Khoa học tự nhiên, vừa là điều kiệnđể học viên tự học, tự tò mò sở hữu hiệu suất cao kỹ năng và kiến thức khoa học tự nhiên. Các chiêu thức giáo dục hầu hết được lựa chọn theo những khuynh hướng sau : dạy học bằng tổ chức triển khai chuỗi hoạt động giải trí tìm tịi, mày mò tự nhiên ; rèn luyệnđược cho học viên giải pháp nhận thức, kĩ năng học tập, thao tác tư duy ; thực hành thực tế thí nghiệm, hoạt động giải trí thưởng thức trong thiên nhiên và môi trường tự nhiên, thựctiễn đời sống cá thể và xã hội ; tăng cường phối hợp hoạt động giải trí học tập cá nhânvới học hợp tác nhóm nhỏ ; kiểm tra, nhìn nhận, đặc biệt quan trọng nhìn nhận quy trình đượcvận dụng với tư cách chiêu thức tổ chức triển khai hoạt động giải trí học tập. Dạy học mônKhoa học tự nhiên hầu hết sử dụng những chiêu thức dạy học tích cực, trong đógiáo viên đóng vai trị tổ chức triển khai, hướng dẫn hoạt động giải trí cho học viên. Các hoạtđộng học tập của học viên đa phần là học tập dữ thế chủ động, tích cực sở hữu trithức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phương pháp giáo dục môn Khoa học tự nhiên được triển khai theo những địnhhướng chung sau đây : a. Phát huy tính tích cực, dữ thế chủ động, phát minh sáng tạo của học viên ; tránh áp đặt mộtchiều, ghi nhớ máy móc ; tập trung chuyên sâu tu dưỡng năng lượng tự chủ và tự học để họcsinh hoàn toàn có thể liên tục tìm hiểu, lan rộng ra vốn tri thức, liên tục tăng trưởng những phẩmchất, năng lượng thiết yếu sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở. b. Rèn luyện kĩ năng vận dụng kỹ năng và kiến thức khoa học để phát hiện và giải quyếtcác yếu tố trong thực tiễn ; khuyến khích và tạo điều kiện kèm theo cho học viên được trảinghiệm, phát minh sáng tạo trên cơ sở tổ chức triển khai cho học viên tham gia những hoạt động giải trí họctập, mày mò, vận dụng. c. Vận dụng những giải pháp giáo dục một cách linh động, phát minh sáng tạo, phù hợpvới tiềm năng, nội dung giáo dục, đối tượng người tiêu dùng học viên và điều kiện kèm theo đơn cử. Tuỳtheo nhu yếu cần đạt, giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng phối hợp nhiều chiêu thức dạyhọc trong một chủ đề. Các giải pháp dạy học truyền thống cuội nguồn ( thuyết trình, đàmthoại, … ) được sử dụng theo hướng phát huy tính tích cực, dữ thế chủ động của họcsinh. Tăng cường sử dụng những chiêu thức dạy học tân tiến tôn vinh vai trò chủthể học tập của học viên ( dạy học thực hành thực tế, dạy học dựa trên xử lý yếu tố, 19 dạy học dựa trên dự án Bất Động Sản, dạy học dựa trên thưởng thức, mày mò ; dạy học phânhoá, … cùng những kĩ thuật dạy học tương thích ). d. Các hình thức tổ chức triển khai dạy học được thực thi một cách phong phú và linhhoạt ; phối hợp những hình thức học cá thể, học nhóm, học ở lớp, học theo dự ánhọc tập, tự học, … Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thơngtrong dạy học hố học. Coi trọng những nguồn tư liệu ngoài sách giáo khoa và hệthống những thiết bị dạy học ; khai thác triệt để những lợi thế của công nghệ tiên tiến thôngtin và tiếp thị quảng cáo trong dạy học trên những phương tiện đi lại kho tri thức, đa phươngtiện, tăng cường sử dụng những tư liệu điện tử ( như phim thí nghiệm, thí nghiệmảo, thí nghiệm mơ phỏng, … ). e. Để triển khai tiềm năng tăng trưởng phẩm chất, năng lượng chung cũng như nănglực đặc trưng của môn Khoa học tự nhiên, giáo viên cần lựa chọn những phươngpháp giáo dục tương thích, có lợi thế góp thêm phần tu dưỡng phẩm chất, năng lượng đơn cử. Phương pháp tu dưỡng phẩm chất : Môn Khoa học tự nhiên giáo dục cho học viên tình yêu vạn vật thiên nhiên ; tự hàovới sự phong phú và đa dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật Nước Ta, đồng thời giáodục những em nghĩa vụ và trách nhiệm công dân trong việc giữ gìn, phát huy và bảo tồn sự đadạng, nhiều mẫu mã của tài nguyên sinh vật trên Trái Đất. Trong những hoạt động giải trí thựcnghiệm, học viên sẽ được giáo dục, rèn luyện những đức tính như cần mẫn, trungthực trong học tập, trong điều tra và nghiên cứu khoa học, những phẩm chất không hề thiếucủa học viên khi học về khoa học tự nhiên. Các nghành nghề dịch vụ công nghệ tiên tiến ngày này đãtác động đến nhiều nghành nghề dịch vụ của đời sống cá thể và xã hội, trong đó cũng nảysinh những yếu tố tương quan đến quan điểm cá thể, hội đồng, yên cầu mỗingười phải có thái độ và nghĩa vụ và trách nhiệm đúng đắn trong bảo vệ thiên nhiên và môi trường, pháttriển bền vững và kiên cố vương quốc, tồn cầu. Tất cả những phẩm chất đó được giáo dụctheo cách tích hợp xuyên suốt những chủ đề nội dung môn Khoa học tự nhiên. Phương pháp tăng trưởng những năng lượng chung : Mơn Khoa học tự nhiên có nhiều lợi thế hình thành và tăng trưởng những năng lựcchung pháp luật trong Chương trình giáo dục phổ thơng tổng thể và toàn diện. Phát triển cácnăng lực đó cũng chính là để nâng cao chất lượng giáo dục khoa học tự nhiên. – Năng lực tự chủ và tự họcTrong dạy học môn Khoa học tự nhiên, năng lượng tự chủ được hình thành vàphát triển trải qua những hoạt động giải trí thực hành thực tế, làm dự án Bất Động Sản, phong cách thiết kế những hoạt độngthực nghiệm trong phòng thí nghiệm, ngồi thực địa, đặc biệt quan trọng trong tổ chức triển khai tìmhiểu quốc tế sống. Định hướng tự chủ, tích cực, dữ thế chủ động trong phương pháp20dạy học mà môn Khoa học tự nhiên chú trọng là thời cơ giúp học viên hình thànhvà tăng trưởng năng lượng tự học. – Năng lực tiếp xúc và hợp tácTìm kiếm, trao đổi thơng tin chính là một khâu khơng thể thiếu của việc tìmhiểu quốc tế sống, một thành tố của năng lượng tìm hiểu tự nhiên. Năng lực nàyđược hình thành và tăng trưởng thơng qua những hoạt động giải trí như quan sát, xây dựnggiả thuyết khoa học, lập và triển khai kế hoạch kiểm chứng giả thuyết, thu thậpvà xử lí dữ kiện, tổng hợp tác dụng và trình diễn báo cáo giải trình hiệu quả nghiên cứu và điều tra. Đólà những kĩ năng liên tục được rèn luyện trong dạy học những chủ đề củamôn học. Môn Khoa học tự nhiên có nhiều lợi thế trong hình thành và phát triểnnăng lực hợp tác khi người học tiếp tục thực thi những dự án Bất Động Sản học tập, cácbài thực hành thực tế, thực tập theo nhóm, những hoạt động giải trí thưởng thức. Khi triển khai cáchoạt động đó học viên cần thao tác theo nhóm, trong đó mỗi thành viên thựchiện những phần khác nhau của cùng một trách nhiệm, người học được trao đổi, trìnhbày, san sẻ ý tưởng sáng tạo, nội dung học tập. – Năng lực xử lý yếu tố và sáng tạoGiải quyết yếu tố và phát minh sáng tạo là hoạt động giải trí đặc trưng trong quy trình tìm hiểuvà tò mò quốc tế sống, vì thế, tăng trưởng năng lượng này là một trong nhữngnội dung giáo dục cốt lõi của môn Khoa học tự nhiên. Năng lực chung này đượcthể hiện trong việc tổ chức triển khai cho học viên yêu cầu yếu tố, nêu giả thuyết, lập kếhoạch, thực thi kế hoạch tìm hiểu những hiện tượng kỳ lạ phong phú của quốc tế sống gầngũi với đời sống hằng ngày. Trong chương trình giáo dục khoa học ở phổthơng, những hoạt động giải trí tìm hiểu quốc tế sống được nhấn mạnh vấn đề xuyên suốt từ cấptiểu học đến cấp trung học phổ thông và được hiện thực hố thơng qua những mạchnội dung dạy học, những bài thực hành thực tế và hoạt động giải trí thưởng thức từ đơn thuần đếnphức tạp. Phương pháp tăng trưởng những năng lượng khoa học tự nhiên : Để tăng trưởng năng lượng thành phần “ nhận thức khoa học ”, giáo viên cần chú ýtạo cho học viên thời cơ kêu gọi những hiểu biết, kinh nghiệm tay nghề sẵn có để thamgia hình thành kiến thức và kỹ năng mới. Chú ý tổ chức triển khai những hoạt động giải trí, trong đó học viên cóthể diễn đạt hiểu biết bằng cách riêng, so sánh, phân loại, hệ thống hoá kiếnthức ; vận dụng kỹ năng và kiến thức đã được học để lý giải những sự vật, hiện tượng kỳ lạ haygiải quyết yếu tố đơn thuần ; qua đó, liên kết được kiến thức và kỹ năng mới với hệ thốngkiến thức. 21 Để tăng trưởng năng lượng thành phần “ tìm hiểu tự nhiên ”, giáo viên cần tạo điềukiện để học viên đưa ra câu hỏi, yếu tố cần tìm hiểu ; tạo cho học viên thời cơ thamgia quy trình hình thành kỹ năng và kiến thức mới, đề xuất kiến nghị và kiểm tra Dự kiến, giả thuyết ; tích lũy vật chứng, nghiên cứu và phân tích, xử lí để rút ra Kết luận, nhìn nhận tác dụng thu được. Giáo viên cần vận dụng một số ít chiêu thức có lợi thế tăng trưởng năng lựcthành phần này như : thực nghiệm, tìm hiểu, dạy học xử lý yếu tố, dạy họcdự án, … Học sinh hoàn toàn có thể tự tìm những vật chứng để kiểm tra những Dự kiến, những giảthuyết qua việc thực thi thí nghiệm, hoặc tìm kiếm, tích lũy thơng tin quasách, internet, tìm hiểu, … ; nghiên cứu và phân tích, xử lí thơng tin để kiểm tra Dự kiến. Việcphát triển năng lượng thành phần này cũng gắn với việc tạo thời cơ cho học sinhhình thành và tăng trưởng kĩ năng lập kế hoạch, hợp tác trong hoạt động giải trí nhóm vàkĩ năng tiếp xúc qua những hoạt động giải trí trình diễn, báo cáo giải trình hoặc bàn luận. Ngồi ra, việc triển khai những bài tập địi hỏi học viên phải xử lí được tài liệu đã cho để rútra Kết luận cũng giúp người học tăng trưởng năng lượng tìm hiểu quốc tế tự nhiên. Để tăng trưởng năng lượng thành phần “ vận dụng kiến thức và kỹ năng, kĩ năng ” đã học vàothực tiễn, giáo viên cần quan tâm tạo thời cơ cho học viên đề xuất kiến nghị hoặc tiếp cận vớicác trường hợp trong đời sống. Học sinh được đọc, lý giải, trình diễn thơng tinvề yếu tố thực tiễn cần xử lý, trong đó kiến thức và kỹ năng khoa học hoàn toàn có thể được sửdụng để lý giải và đưa ra giải pháp. Cần chăm sóc rèn luyện những kĩ năngthành tố của năng lượng xử lý yếu tố cho học viên : phát hiện yếu tố ; chuyểnvấn đề thành dạng hoàn toàn có thể xử lý bằng vận dụng kiến thức và kỹ năng khoa học ; lập kếhoạch điều tra và nghiên cứu ; xử lý yếu tố ( tích lũy, trình diễn thơng tin, xử lí thơngtin để rút ra Kết luận ) ; nhìn nhận hiệu quả xử lý yếu tố ; nêu giải pháp khắcphục hoặc nâng cấp cải tiến. Giáo viên cần vận dụng 1 số ít giải pháp có lợi thế pháttriển thành phần năng lượng này như : dạy học xử lý yếu tố, thực nghiệm, dạyhọc dự án Bất Động Sản, … Cần tạo cho học viên những thời cơ để liên hệ, vận dụng phối hợpkiến thức, kĩ năng từ những nghành nghề dịch vụ khác nhau trong môn học cũng như với cácmôn học khác vào xử lý những yếu tố trong thực tiễn. Cần chăm sóc sử dụng cácbài tập yên cầu tư duy phản biện, phát minh sáng tạo ( câu hỏi mở, có nhiều cách giải, gắnkết với sự phản hồi trong quy trình học, … ). 2.2. Vận dụng giải pháp và kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chức triển khai dạy họcphù hợp với những bài học kinh nghiệm khác nhau trong mơn họcNgồi sử dụng những giải pháp dạy học chung, dạy học môn Khoa học tựnhiên cần chăm sóc và sử dụng có hiệu suất cao những chiêu thức dạy học và những kĩthuật dạy học đặc trưng như sau : 22 + Dạy học dự án Bất Động Sản ứng dụng khoa học tự nhiên ; Dự án tìm hiểu những vấn đềkhoa học tự nhiên trong thực tiễn. + Dạy học bằng những bài tập trường hợp trong thực tiễn đời sống. + Dạy học thơng qua thực hành thực tế trong phịng thí nghiệm, ngồi thực địa. + Dạy học sử dụng những thí nghiệm ảo. + Dạy học thơng qua quan sát vật mẫu thật trong phịng thí nghiệm / ngồithiên nhiên. + Dạy học thơng qua du lịch thăm quan những cơ sở khoa học, cơ sở sản xuất. Bảng 5. Ví dụ về những giải pháp và kĩ thuật dạy học, hình thức tổ chứcdạy học trong môn Khoa học tự nhiênSTTCác loại nội dungkiến thức1. Hình thái, cấu tạoCác chiêu thức và kĩ thuật dạy họcThực hành quan sát ngoài thiên nhiênQuan sát vật mẫu trong phịng thí nghiệmQuan sát tranh, ảnh, mơ hình, video clip. 2. Cơ chế hoạt độngTiến hành những thí nghiệm : thực hành thực tế, thí nghiệmảo. Sử dụng video clip, sơ đồ, tranh ảnh3. Quy luật và quy trình Sử dụng những video, tranh, ảnh, sơ đồTiến hành thực địa ngồi vạn vật thiên nhiên. 4. Kiến thức ứng dụng Thơng qua hoạt động giải trí thực hànhThông qua du lịch thăm quan cơ sở sản xuấtThông qua thực thi dự án Bất Động Sản, đề tàiThông qua làm và sử dụng video clip. – Tầm quan trọng của thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiênTrong dạy học, triển khai những thí nghiệm là để kiểm tra / kiểm nghiệm giảthuyết có tương quan tới lí thuyết. Thí nghiệm minh họa những nội dung khoa họcnhư những định luật, quy tắc, …. Thí nghiệm được phong cách thiết kế giúp cho quy trình quan sát và nghiên cứu và phân tích của họcsinh được thuận tiện. Thí nghiệm được cho phép quan sát những q trình diễn ra trongnhững điều kiện kèm theo khác nhau, đồng thời thí nghiệm hoàn toàn có thể được lặp đi lặp lại nhiềulần, vào nhiều lúc và ở nhiều nơi. Trong quy trình dạy học thực nghiệm, những thí nghiệm thường kích thích sựsuy luận của học viên, qua đó tăng trưởng kiến thức và kỹ năng và sự hiểu biết khoa học. – Học sinh sẽ học được gì từ thí nghiệm mơn Khoa học tự nhiên23Thực hành thí nghiệm được coi là tác nhân thôi thúc, có ảnh hưởng tác động tích cựctới q trình học tập và thành cơng của học viên. Thơng qua thí nghiệm học viên hoàn toàn có thể tự mình lý giải được nội dung khoahọc, đưa ra được nhiều câu vấn đáp. Hình thành và tăng trưởng kĩ năng, thao tác tập trung chuyên sâu và đúng mực. Học sinh học cách lập kế hoạch và lịch trình thí nghiệm, tổ chức triển khai thực hiệncơng việc, chuẩn bị sẵn sàng ngun vật tư và dụng cụ thí nghiệm và phân cơng cơngviệc trong nhóm. Học sinh biết cách tích lũy và ghi chép những tác dụng thí nghiệm, mơ tả vàphân tích thí nghiệm, luận bàn trong nhóm và đi tới Kết luận. Qua đó, học sinhsẽ tự rút ra được bài học kinh nghiệm thành cơng, khó khăn vất vả và thất bại trong cơng việc – trong q trình thao tác nhóm. – Các loại thí nghiệm phổ cập trong dạy học môn Khoa học tự nhiênTrong mơn Khoa học tự nhiên, thí nghiệm được coi là công cụ và là cách đểkiểm tra và thu nhận kỹ năng và kiến thức. Có nhiều mức độ khác nhau : + “ Thí nghiệm khởi động ” nhằm mục đích trình làng nội dung bài học kinh nghiệm, gây hứng thú vàthu hút học viên. + “ Thí nghiệm thu nhận kỹ năng và kiến thức ” phân phối thời cơ cho học viên phát hiệnvấn đề. Có thể là những thí nghiệm đo số lượng, khẳng định chắc chắn lại quy luật, kiểm tra biên độ xê dịch những giá trị, …. Kiểu thí nghiệm này sẽ rất hiệuquả nếu thơng qua việc triển khai thí nghiệm học viên hoàn toàn có thể tự rút ra đượccác giả thuyết, từ đó hiểu và thu nhận được kỹ năng và kiến thức. + “ Thí nghiệm củng cố kiến thức và kỹ năng ” nhằm mục đích giúp học viên hiểu biết sâu hơn vềcông nghệ trong đời sống hàng ngày. Các thí nghiện này giúp kích thíchsự phát minh sáng tạo, địi hỏi năng lực lý giải, lan rộng ra kiến thức và kỹ năng ở học viên. + Chuẩn bị thí nghiệm trong dạy học mơn Khoa học tự nhiên + Học sinh nên được tham gia trong q trình sẵn sàng chuẩn bị thí nghiệm, với vai trịlà trợ giúp cho giáo viên, hoặc là thành viên của nhóm sẵn sàng chuẩn bị thí nghiệm. Với thí nghiệm cần nhiều thời hạn chuẩn bị sẵn sàng, thì nó cần được sẵn sàng chuẩn bị trướckhi giờ học mở màn. Để học viên hoàn toàn có thể thu nhận được kỹ năng và kiến thức, cần chọn những thí nghiệm đơngiản. Mặt khác thí nghiệm cũng cần gây ấn tượng, đưa ra được hiệu quả rõ ràng. – Đánh giá những thí nghiệm trong dạy học môn Khoa học tự nhiên : Một số điểm để nhìn nhận thí nghiệm : 24

Source: https://vh2.com.vn
Category : Khoa Học

Liên kết:XSTD