Mất bình tĩnh, quên mất nội dung trình bày và cố gắng bắt trước người khác,… là những lỗi sai cơ bản khi nói trước đám đông. Để có được kỹ...
Cẩm nang dành cho sinh viên y tế công cộng và y học dự phòng – Tài liệu text
Cẩm nang dành cho sinh viên y tế công cộng và y học dự phòng
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 73 trang )
(Titi lie.u do s
LỜI TỰA
Y tế công cộng (YTCC) và y học dự phòng (YHDP) đang ngày càng thể
hiện được vai trò quan trọng trong nền y tế của mỗi quốc gia. Trong khi y học lâm
sàng (YHLS) hướng tới việc chẩn đoán và điều trị cho từng cá thể bệnh nhân thì
YTCC lại quan tâm tới việc phòng bệnh và nâng cao sức khỏe cho cả cộng đồng.
YHDP là sự tổng hợp của YHLS và YTCC, người làm công tác dự phòng vừa phải
có kiến thức, chuyên môn về lâm sàng, đồng thời cũng cần cả những kiến thức, kỹ
năng về YTCC để có thể áp dụng các biện pháp chủ động, tích cực nhằm loại bỏ
các yếu tố nguy cơ, ngăn ngừa sự phát sinh, phát triển của bệnh tật, hướng tới mục
tiêu hàng đầu là chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho cá nhân, gia đình và xã hội.
Thành công một ca giải phẫu có thể cứu sống một mạng người, nhưng thành công
trong một chiến lược y tế dự phòng có thể cứu sống nhiều triệu người, và kéo dài
tuổi thọ cũng như nâng cao chất lượng sống cho cả một dân tộc.
Đến hôm nay, với con số 4 khóa sinh viên tốt nghiệp cử nhân YTCC và
chưa có khóa sinh viên nào tốt nghiệp bác sĩ YHDP thì chương trình đào tạo cử
nhân YTCC và bác sĩ YHDP ở trường Đại học Y Dược Huế vẫn đang còn khá mới
mẻ. Bởi thế vẫn còn rất nhiều điều băn khoăn về hai ngành học này mà các bạn
sinh viên rất mong muốn được giải đáp.
Thấu hiểu được điều này, chúng tôi – những thế hệ sinh viên YTCC và
YHDP đi trước, với chút kinh nghiệm và lòng nhiệt thành đã biên soạn tài liệu
“Cẩm nang dành cho sinh viên y tế công cộng và y học dự phòng”. Tài liệu
này nhằm cung cấp cho các bạn sinh viên một số thông tin cần thiết về lịch sử
YTCC và YHDP, về chương trình học, vị trí công tác và triển vọng của sinh viên
sau khi tốt nghiệp. Qua đây chúng tôi cũng giới thiệu đến các bạn một số kỹ năng
cần thiết cho sinh viên YTCC và YHDP, cùng với một số kinh nghiệm mà chúng
tôi đã đúc kết được.
Lần đầu tiên biên soạn và xuất bản chắc hẳn sẽ không tránh được những sai
sót, rất mong được sự đóng góp bổ sung của bạn đọc để những lần xuất bản sau
được hoàn thiện hơn. Vì sự nghiệp học tập và nghiên cứu của cộng đồng sinh viên
YTCC – YHDP, chúng tôi mong rằng tài liệu này sẽ được các bạn sinh viên đón
nhận. Mọi sự góp ý và thảo luận về tài liệu, xin mời bạn đọc liên hệ email
[email protected] hoặc truy cập địa chỉ http://www.yhocduphong.net để
trao đổi thêm.
Chúc các bạn sinh viên sức khỏe và thành công!
Huế, tháng 11 năm 2012
Nhóm biên soạn
MỤC LỤC
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ YTCC VÀ YHDP………………………………………………..05
I – Lịch sử phát triển của YTCC và YHDP ……………………………………………………05
II – Ngành YTCC ……………………………………………………………………………………..08
III – Ngành YHDP …………………………………………………………………………………….12
IV – Thực trạng và nhu cầu nguồn nhân lực YTCC và YHDP trong hệ thống y tế..16
PHẦN II: KHOA YTCC – TRƯỜNG ĐH Y DƯỢC HUẾ……………………………….19
I – Trường đại học Y Dược Huế…………………………………………………………………..19
II – Khoa YTCC ……………………………………………………………………………………….20
III – Sinh viên khoa YTCC …………………………………………………………………………21
PHẦN III: CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO …………………………………………………….26
I – Cử nhân YTCC …………………………………………………………………………………….26
II – Bác sĩ YHDP ………………………………………………………………………………………29
PHẦN IV: CƠ HỘI HỌC LÊN CAO ……………………………………………………………33
I – Cơ hội đào tạo trong nước………………………………………………………………………33
II – Cơ hội đào tạo nước ngoài …………………………………………………………………….34
PHẦN V: CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP ……………………………….35
I – Cơ quan công tác ………………………………………………………………………………….36
II – Lĩnh vực công tác ………………………………………………………………………………..37
PHẦN VI: CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT …………………………………………………….44
I – Ngoại ngữ ……………………………………………………………………………………………44
II – Tin học ………………………………………………………………………………………………46
III – Kỹ năng học tích cực…………………………………………………………………………..48
PHẦN VII: NGUỒN TÀI LIỆU BỔ ÍCH………………………………………………………63
I – Website……………………………………………………………………………………………….63
II – Tạp chí ………………………………………………………………………………………………64
III – Một số thư viện tại Huế ……………………………………………………………………….64
PHỤ LỤC MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP…………………………………………….66
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ Y TẾ CÔNG CỘNG
VÀ Y HỌC DỰ PHÒNG
I – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA Y TẾ CÔNG CỘNG VÀ Y HỌC DỰ
PHÒNG
1. Lịch sử phát triển trên thế giới
Vào thế kỷ thứ V trước công nguyên, ở Hy Lạp, con người tin rằng
bệnh tật được gây ra bởi các lực lượng siêu nhiên. Tuy nhiên, Hippocrates và
các cộng sự của ông đã bác bỏ những tư tưởng ấy, ông cũng là người đầu
tiên mô tả các bệnh về thể chất, xã hội và các hành vi sức khỏe thông qua
cuốn sách “Không Khí, Nước, Đất” (On Air, Waters, Places). Cuốn sách này
phục vụ như một hướng dẫn cho cách phòng chống và chữa trị bệnh tật trong
thế giới Hy Lạp – La Mã, nó được xem như tiền đề cho việc thành lập khoa
học về y tế công cộng (YTCC).
Vào thời trung cổ, căn bệnh quan trọng nhất thời kỳ này là bệnh
phong, kéo dài từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ XV. Người ta đã xây dựng
khoảng 19.000 ngôi nhà dành cho việc cách ly bệnh phong khắp Châu Âu
vào cuối thể kỷ thứ XII. Cách ly các trường hợp mắc bệnh phong thời trung
cổ là đại diện đầu tiên cho sự ứng dụng thực hành YTCC trên thế giới.
Cũng trong thời kỳ này, nhiều hoạt động đặc trưng cho YTCC cũng đã diễn
ra như giám sát việc cung cấp nước và thoát nước, làm sạch đường phố…
Từ thế kỷ XIV đến XVI, nhiều dịch bệnh hoành hành khắp châu Mỹ,
châu Âu và vùng Cận Đông như đậu mùa, dịch hạch, giang mai, cúm. Đến
giữa thế kỷ thứ XV, các thành phố lớn trong khu vực đã thành lập Ban
thường trực về sức khỏe, thiết lập kiểm dịch, cách ly, sắp xếp chôn cất nạn
nhân, xông hơi khử trùng các khu dân cư, tổ chức quản lý chặt chẽ, kết hợp
với các thầy thuốc địa phương cung cấp cơ sở vật chất và tư vấn dự phòng.
Tổ chức này ngày càng phát triển rộng khắp với đông đảo các thầy thuốc,
tham gia hoạt động pha chế và bán thuốc, quản lý các đối tượng ăn xin và gái
mại dâm. Mô hình tổ chức các hoạt động YTCC được manh nha hình
thành.
Giai đoạn từ khoảng năm 1750 cho đến giữa thế kỷ XIX, đặc trưng
bởi sự phát triển công nghiệp, xã hội và chính trị mạnh mẽ chưa từng có.
Nhiều nhà khoa học, bác sĩ đã viết hàng loạt cuốn sách, báo cáo về bảo vệ
dân cư, chống lại bệnh tật và tăng cường sức khỏe. Báo cáo về điều kiện vệ
sinh của dân Labouring vương quốc Anh (1842), được coi là một trong
những tài liệu quan trọng nhất của YTCC hiện đại. Những khám phá về vi
khuẩn gây bệnh của Louis Pasteur (Pháp) và Robert Koch (Đức) vào cuối
những năm 1870 và đầu những năm 1880, các nghiên cứu về ký sinh trùng
học, hiểu về các dịch bệnh, sự phát triển của vaccine trong công tác phòng
chống bệnh truyền nhiễm mở ra một kỷ nguyên mới về YTCC. Những
thành công này được gọi là cuộc cách mạng dịch tễ lần thứ nhất.
Đến cuối thế kỷ XX, một số nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra các sự
khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa giới tính, dân tộc, và các nhóm nghề
nghiệp. Sự bất bình đẳng như vậy xuất hiện ngày càng tăng và đang được
công nhận là một thách thức lớn cho sức khỏe công cộng hiện đại. Và vấn đề
toàn cầu của YTCC hiện nay bao gồm các hậu quả đa dạng của sự ấm lên
trong khí quyển, ô nhiễm đại dương và nước ngọt trên thế giới và sự suy
giảm của ngành thủy sản, thế giới tăng trưởng nhanh chóng về dân số, sự
xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả HIV/AIDS, sản xuất và sử
dụng thuốc gây nghiện. Đây là những thách thức khó khăn đối với Tổ chức Y
tế thế giới và các cơ quan quốc tế khác cũng như đối với tất cả các quốc gia
trên khắp trái đất.
2. Lịch sử phát triển tại Việt Nam
Dưới thời Pháp thuộc, ngay từ năm 1888, thực dân Pháp đã cho
thành lập Sở Y tế Đông Dương là cơ quan chỉ đạo công tác y tế bao gồm: y
tế quân đội viễn chinh, các bệnh viện, thanh tra y tế dịch tễ vệ sinh, nhân
sự… do một bác sĩ trong quân đội Pháp làm giám đốc.
Trong cơ cấu tổ chức của Sở có Thanh tra y tế vệ sinh dịch tễ cho thấy
giới cầm quyền của Pháp đã quan tâm trước tiên đến tình hình bệnh ở vùng
nhiệt đới, với mục tiêu bảo vệ sức khoẻ cho quân đội viễn chinh và kiều dân
Pháp. Vì vậy bắt đầu từ năm 1891 Pháp đã cho xây dựng Viện Pasteur Sài
Gòn (nay là Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh) theo ý tưởng của nhà
khoa học Louis Pasteur, do một học trò của L.Pasteur là bác sĩ Albert
Calmette trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện.
Bốn năm sau (1895), Viện Pasteur Nha Trang được xây dựng theo đề
nghị của Yersin và Viện Pasteur Đà Lạt được thành lập như là một bộ phận
của Viện Pasteur Nha Trang. Sau đó Viện Pasteur Hà Nội (nay là Viện Vệ
sinh Dịch tễ Trung ương) được xây dựng vào năm 1926.
Như vậy là người Pháp đã xây dựng rất sớm hệ thống các Viện
Pasteur ở Việt Nam. Ở miền Bắc và miền Trung cũng có các Viện Vi trùng
học. Trong giai đoạn này các Viện cũng đã tiến hành nghiên cứu về vi trùng
học, dịch tễ học, bệnh dịch hạch, bệnh tả … và đã sản xuất vaccine phòng tả,
đậu mùa, phòng dại.
Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công, Chính phủ lâm thời chủ
trương phải khẩn trương ngăn chặn các dịch bệnh đang phát sinh, song song
với chống giặc đói, giặc dốt, thực hành vệ sinh, thực hiện đời sống mới.
Trong kháng chiến chống Pháp các Viện Vi trùng học tiếp tục nghiên cứu các
vấn đề về vi trùng, dịch tễ và tiếp tục sản xuất vaccine phòng tả, thương hàn,
đậu mùa, dại,…
Hoạt động vệ sinh phòng bệnh đã được Bộ Y tế xác định là vị trí hàng
đầu. Đó chính là quan điểm y học cách mạng và quan điểm này đã được
quán triệt trong suốt chặng đường lịch sử của ngành. Cuối năm 1953 đầu
năm 1954 Bộ Y tế đã sắp xếp lại tổ chức và Vụ Phòng bệnh chữa bệnh
– bao gồm cả công tác chữa bệnh và phòng dịch – ra đời.
Ngay từ khi hoà bình lập lại, Bộ Y tế đã thành lập các Đội chống Sốt
rét, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng được thành lập. Sau đó các Phân
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn (sau là Viện) và Phân
Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. Hồ Chí Minh cũng được hình
thành.
Như vậy là từ năm 1956 đến năm 1964 Bộ Y tế đã tập trung chỉ đạo
thực hiện đường lối y học dự phòng (YHDP), xây dựng phong trào nhân dân
tham gia Vệ sinh phòng dịch, xây dựng một hệ thống Viện, Trạm vệ sinh
phòng dịch xuống đến các Đội vệ sinh phòng dịch, Đội chống Sốt rét quận
huyện.
Trải qua hơn 55 năm, cùng với sự phát triển của nền y học nước nhà,
YTCC và YHDP cũng đã có những bước phát triển vượt bậc và ngày càng
được quan tâm đầu tư phát triển. Trong số những thành tựu rực rỡ mà nền y
học Việt Nam đạt được, có thể kể đến những thành tựu trong lĩnh vực YTCC
– YHDP như thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000, thanh toán uốn ván sơ
sinh vào năm 2005; có đủ khả năng sản xuất nhiều loại vaccine và sinh phẩm
y tế chất lượng cao mà giá thành thấp hơn quốc tế; thực hiện hiệu quả trong
việc bao vây dập các vụ dịch như SARS, cúm A/H5N1… So với năm 1976,
các bệnh truyền nhiễm gây dịch ở trẻ em đã giảm từ 40 lần (năm 1985) đến
hơn 140 lần (năm 2005).
Nhìn chung, ra đời từ rất sớm và trải qua một thời kỳ phát triển lâu
dài, hệ thống YTCC – YHDP ở Việt Nam đã có nhiều thành tựu rất nổi bật,
được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Bên cạnh đó, vai trò của YTCC YHDP ngày càng được khẳng định trong hệ thống y tế.
II – NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG
1. Định nghĩa
YTCC là một ngành khoa học và nghệ thuật phòng ngừa bệnh tật, kéo
dài tuổi thọ, tăng cường sức khỏe và hiệu quả thể chất thông qua những cố
gắng của cộng đồng về vệ sinh môi trường, kiểm soát bệnh truyền nhiễm,
giáo dục người dân về các nguyên lý của vệ sinh cá nhân, tổ chức các dịch
vụ y học và điều dưỡng để chẩn đoán sớm và phòng ngừa bệnh tật, và phát
triển các cơ chế xã hội để đảm bảo cho mọi người có một chất lượng sống
đầy đủ để duy trì sức khỏe.
Trong khi điểm mạnh của YHLS nằm ở lĩnh vực điều trị cho từng cá
nhân riêng lẻ, thì YTCC quan tâm đến nhiều đến phòng bệnh chủ động hơn
là chữa bệnh và quan tâm nhiều đến các vấn đề sức khỏe cộng đồng hơn là
vấn đề sức khỏe của cá nhân.
2. Chức năng của YTCC
YTCC có 9 chức năng cơ bản sau:
Chức năng 1: Theo dõi và phân tích tình hình sức khỏe
– Liên tục đánh giá tình trạng sức khỏe cộng đồng.
– Phân tích các chiều hướng nguy cơ, những cản trở việc tiếp cận
dịch vụ
– Xác định các mối nguy hại cho sức khỏe.
– Đánh giá định kỳ các nhu cầu sức khỏe.
– Xác định các nguồn lực và tài sản trong cộng đồng có thể hỗ trợ
cho YTCC.
– Hình thành bộ hồ sơ thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe cộng
đồng dựa trên những thông tin cơ bản về tình trạng sức khỏe bao gồm một
đến năm điều trên.
– Quản lý thông tin, phát triển công nghệ thông tin và các phương
pháp giúp cho việc quản lý, phân tích, kiểm soát chất lượng, truyền tải
thông tin đến tất cả những người có trách nhiệm đối với việc tăng cường, cải
thiện YTCC.
– Lồng ghép các hệ thống thông tin thông qua các hoạt động hợp tác
trong lĩnh vực YTCC với các lĩnh vực/ban ngành khác, bao gồm cả mảng y
tế tư nhân.
Chức năng 2: Giám sát dịch tễ học, phòng ngừa và kiểm soát bệnh:
– Tiến hành giám sát các vụ dịch bùng phát và mô hình của các bệnh
truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm, chấn thương và sự phơi nhiễm
với các yếu tố môi trường có hại cho sức khỏe.
– Điều tra các vụ bùng phát của dịch bệnh và các mô hình chấn
thương, các yếu tố có hại và các nguy cơ kết hợp.
– Đảm trách việc tìm ra các trường hợp bệnh, chẩn đoán và điểu trị
các bệnh có tầm quan trọng về YTCC như bệnh lao.
– Đánh giá thông tin và các dịch vụ hỗ trợ nhằm quản lý tốt hơn các
vấn đề sức khỏe quan tâm.
– Đáp ứng nhanh nhằm kiểm soát các vụ dịch bùng phát, các vấn đề
sức khỏe hay các nguy cơ nổi trội.
– Thực hiện các cơ chế nhằm cải thiện hệ thống giám sát, phòng
ngừa và kiểm soát bệnh tật.
Chức năng 3: Xây dựng chính sách và kế hoạch YTCC
– Xây dựng chính sách và pháp luật hướng dẫn thực hành YTCC.
– Xây dựng các kế hoạch nhằm tăng cường và bảo vệ sức khỏe công
cộng.
– Rà soát lại và cập nhập cơ cấu điều hành và chính sách một cách
thường xuyên và hệ thống dựa trên tình trạng sức khỏe và kết quả của việc
đánh giá nhu cầu sức khỏe.
– Áp dụng và duy trì ý tưởng xây dựng chính sách dựa trên cộng
đồng trong lĩnh vực sức khỏe.
– Xây dựng và tiến hành đo các chỉ số sức khỏe có thể đo lường
được.
– Kết hợp các hệ thống chăm sóc sức khỏe có liên quan, tiến hành
đánh giá nhằm xác định các chính sách liên quan đến các dịch vụ dự phòng
và điều trị cá nhân.
Chức năng 4: Quản lý có tính chiến lược các hệ thống và dịch vụ sức
khỏe cộng đồng.
– Tăng cường và đánh giá sự tiếp cận hiệu quả của người dân đối với
dịch vụ sức khỏe mà họ cần.
– Giải quyết và làm giảm sự bất bình đẳng trong việc sử dụng các dịch
vụ sức khỏe thông qua sự phối hợp liên ngành. Chính những điều này sẽ tạo
điều kiện làm việc dễ dàng với các cơ quan, tổ chức khác.
– Tăng cường việc tiếp cận các dịch vụ sức khỏe cần thiết cá nhân và
cộng đồng thông qua các hoạt động YTCC dựa trên cộng đồng.
– Tăng cường tiếp cận với các nhóm chịu thiệt thòi về các dịch vụ y
tế.
– Xây dựng khả năng quyết định dựa trên các bằng chứng cụ thể
lồng ghép với quản lý nguồn lực, năng lực lãnh đạo và truyền thông có hiệu
quả.
– Cố vấn cho việc lựa chọn ưu tiên các dịch vụ sức khỏe có tài trợ.
– Sử dụng các bằng chứng về tính an toàn, hiệu quả và chi phí hiệu
quả để đánh giá việc sử dụng các công nghệ và can thiệp y tế.
– Quản lý YTCC để xây dựng, thực thi và đánh giá các sáng kiến giúp
cho việc giải quyết các vấn đề YTCC.
– Chuẩn bị đáp ứng với thảm họa và các vấn đề khẩn cấp xảy ra.
Chức năng 5: Quy chế và thực hành pháp luật để bảo vệ sức khỏe
cộng đồng
– Thực thi pháp luật và các quy chế trong lĩnh vực YTCC.
– Thực thi các quy chế.
– Khuyến khích sự tuân thủ pháp luật.
– Rà soát lại, phát triển và cập nhập các quy chế trong lĩnh vực
YTCC.
Chức năng 6: Phát triển nguồn nhân lực và lập kế hoạch trong
YTCC.
– Đánh giá, tiến hành và duy trì việc kiểm kê cơ sở nguồn nhân lực, sự
phân bố và các thuộc tính nghề nghiệp khác có liên quan với YTCC.
– Dự báo các yêu cầu về nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chất
lượng.
– Đảm bảo cơ sở nguồn nhân lực phù hợp cho các hoạt động YTCC.
– Đảm bảo cho các cán bộ, nhân viên được giáo dục, đào tạo, và đào
tạo liên tục một cách cơ bản và có chất lượng cao.
– Điều phối việc thiết kế và phân bố các chương trình dào tạo giữa các
cơ sở đào tạo và nguồn nhân lực; với giữa cán bộ quản lý và cán bộ thực
hành YTCC.
– Tạo điều kiện, khuyến khích và động viên việc giáo dục nghề
nghiệp liên tục.
– Theo dõi và đánh giá các chương trình đào tạo.
Chức năng 7: Tăng cường sức khỏe, sự tham gia của xã hội trong công
tác chăm sóc sức khỏe và làm cho người dân ý thức được đó là quyền lợi của
mình.
– Đóng góp vào việc tăng cường kiến thức và khả năng của cộng đồng
nhằm làm giảm mức độ nhạy cảm của cộng đồng với các nguy cơ và sự tổn
hại sức khỏe.
– Tạo môi trường làm việc cho những lựa chọn lành mạnh, đó phải là
những lựa chọn dễ dàng, bằng việc xây dựng sự liên kết, tăng cường các điều
luật phù hợp, phối hợp liên ngành làm cho các chương trình nâng cao sức
khỏe có hiệu quả hơn và ủng hộ các nhà lãnh đạo trong việc thực hiện các
vấn đề sức khỏe ưu tiên.
– Nâng cao nhận thức của người dân nhằm thay đổi cách sống, đóng
vai trò tích cực trong việc thay đổi các chuẩn mực cộng đồng về các hành vi
cá biệt nhằm đạt được sự thay đổi hành vi một cách lâu dài và trên một quy
mô rộng lớn.
– Tạo điều kiện thuận lợi và hình thành các mối quan hệ đối tác giữa
các nhóm và tổ chức nhằm tăng cường, động viên việc nâng cao sức khỏe.
– Truyền thông qua tiếp thị xã hội và truyền thông đại chúng có định
hướng.
– Cung cấp các nguồn thông tin về sức khỏe dễ tiếp cận tại cộng
đồng.
Chức năng 8: Đảm bảo chất lượng dịch vụ sức khỏe cho cá nhân và
cho cộng đồng:
– Xác định các chuẩn chất lượng phù hợp cho các dịch vụ sức khỏe
cho cá nhân và cho cộng đồng.
– Xây dựng mô hình đánh giá chất lượng.
– Xác định các công cụ đo lường chuẩn xác.
– Theo dõi, đảm bảo tính an toàn và sự cải thiện chất lượng liên tục.
Chức năng 9: Nghiên cứu, phát triển và thực hiện các giải pháp
YTCC mang tính chất đổi mới:
– Xây dựng một chương trình tổng thể nghiên cứu YTCC.
– Xác định các nguồn lực phù hợp cho việc tài trợ các nghiên cứu.
– Khuyến khích hợp tác và phát triển ý tưởng liên kết giữa các cơ
quan và tổ chức hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe để xác định tài trợ cho
các chương trình nghiên cứu.
– Đảm bảo an toàn về mặt đạo đức phù hợp cho các nghiên cứu
YTCC.
– Xây dựng quy trình cho việc truyền bá các kết quả nghiên cứu.
– Động viên sự tham gia của các nhân viên YTCC vào các nghiên cứu
ở mọi cấp độ.
– Xây dựng các chương trình mới để giải quyết các vấn đề YTCC đã
được xác định.
III – NGÀNH Y HỌC DỰ PHÒNG
1. Định nghĩa
Hội đồng YHDP Hoa Kỳ (ABPM) định nghĩa: Y tế dự phòng là một
chuyên ngành của y khoa thực hành tập trung vào sức khoẻ của cá nhân,
cộng đồng hay các nhóm dân số xác định. Mục tiêu của nó là để bảo vệ, tăng
cường và duy trì sức khỏe và chất lượng cuộc sống, để phòng ngừa bệnh tật,
tàn tật và tử vong.
Trên website của Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam định nghĩa: “Y
học dự phòng là lĩnh vực y học chuyên nghiên cứu và triển khai thực hiện
các biện pháp nhằm phòng tránh bệnh tật, tai nạn để giữ gìn và nâng cao sức
khoẻ cho mỗi người và cho cộng đồng xã hội, cải thiện môi trường
(thiên nhiên, sinh hoạt đời sống, lao động sản xuất, …). YHDP bao gồm: vệ
sinh học, dịch tễ học và một số môn học liên quan như di truyền, miễn dịch,
sinh học, vi sinh và kí sinh y học, y học lao động, y học xã hội, dinh
dưỡng, … Bản chất của y học hiện đại là dự phòng. Chữa bệnh tốt, tích cực
phục hồi toàn vẹn sức khoẻ như trước khi bị bệnh cũng là một mặt của
YHDP”.
Trong khi YHLS quan tâm đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho mỗi cá
thể bệnh nhân thì YTCC quan tâm nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng cao
sức khỏe cho cộng đồng. YHDP là sự tổng hợp của YHLS và YTCC, người
làm công tác dự phòng vừa phải có kiến thức, chuyên môn lâm sàng, đồng
thời cũng cần cả những kiến thức, kỹ năng về YTCC.
Ở các nước đang phát triển, bác sĩ YHDP có nhiệm vụ phòng ngừa và
dập tắt các đợt dịch bệnh bùng phát bằng những biện pháp như nâng cao vệ
sinh dịch tễ và điều kiện sống cho nhân dân, sử dụng vaccine hay tuyên
truyền giáo dục trong quảng đại quần chúng nhân dân. Còn ở các nước phát
triển, YHDP bao gồm những cuộc nghiên cứu mở rộng và phát triển như
quản lý các nguồn cung cấp thực phẩm, đào tạo đội ngũ dịch tễ để dập tắt
những đợt bùng dịch và dự phòng để nó không xảy ra nữa.
Ngoài ra YHDP cũng là một ngành khoa học với sự kết hợp của rất
nhiều ngành như kinh tế, tâm lý, truyền thông….các vấn đề xã hội và đặc
biệt là những nguy cơ ảnh hưởng của các dịch bệnh nguy hiểm. Rất nhiều
nhà khoa học, tâm lý học và kinh tế học cũng làm việc trong ngành YHDP để
hỗ trợ giúp đỡ những người nghèo, địa vị xã hội thấp không được hưởng
những ưu đãi của xã hội như học tập, giải trí và các quyền con người.
2. Chức năng của YHDP
Hệ thống y tế dự phòng (YTDP) có những chức năng cơ bản sau:
– Phòng chống bệnh truyền nhiễm
– Phòng chống HIV/AIDS
– Phòng chống bệnh không lây nhiễm
– Kiểm dịch y tế biên giới
– Sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế; tiêm chủng mở rộng
– Thanh tra an toàn vệ sinh thực phẩm
– Công tác dinh dưỡng cho cộng đồng
– Quản lý, chăm sóc y tế học đường
– Công tác khoa học môi trường và quản lý môi trường y tế
– Công tác y học lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp
– Phòng chống tai nạn thương tích
Các lĩnh vực này sẽ được nói rõ ở các phần khác của tài liệu này.
Người ta chia dự phòng ra làm 3 cấp độ:
Dự phòng cấp 1 là tác động vào thời kì khỏe mạnh, nhằm làm giảm
khả năng xuất hiện của bệnh, hay chính là giảm tỷ lệ mới mắc, muốn đạt
được điều đó thì phải tăng cường các yếu tố bảo vệ, loại bỏ các yếu tố nguy
cơ. Hay nói ngắn gọn, dự phòng cấp 1 là không để bệnh xảy ra.
Tăng cường sức khỏe nói chung bằng tập luyện thể dục thể thao, sinh
hoạt ăn uống điều độ hợp vệ sinh… chính là tăng cường các yếu tố bảo về
không đặc hiệu, tiêm chủng vaccine phòng bệnh là tạo ra các yếu tố bảo vệ
đặc hiệu. Không hút thuốc lá, bỏ hút thuốc là chính là loại bỏ yếu tố nguy cơ
của ung thư phổi, của các bệnh tim mạch.
Dự phòng cấp 2 là phát hiện bệnh sớm, khi bệnh mới chỉ có các dấu
hiệu sinh học, chưa có biểu hiện lâm sàng, khi phát hiện được bệnh thì tiến
hành can thiệp kịp thời sẽ ngăn chặn sự diễn biến tiếp tục của bệnh; tùy theo
mỗi bệnh và điều kiện y tế cho phép có thể thực hiện các chương trình phát
hiện bệnh khác nhau ở những quần thể khác nhau… sẽ làm giảm tỷ lệ hiện
mắc, giảm tỷ lệ tử vong… Nói đơn giản, dự phòng cấp 2 là khi bệnh đã xảy ra
thì cần điều trị sớm để bệnh không nặng thêm.
Dự phòng cấp 3 là điều trị bệnh hợp lý nhằm ngăn chặn những diễn
biến xấu hay biến chứng của bệnh, hồi phục sức khỏe cho người bệnh. Với
bệnh truyền nhiễm điều trị triệt để cho người bệnh là loại bỏ nguồn truyền
nhiễm quan trọng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Nói cách khác, dự phòng cấp
3 chính là khi đã mắc bệnh không để tàn phế hay tử vong.
Đôi khi, người ta còn chia dự phòng cấp 1 thành dự phòng cấp 0 (dự
phòng ban đầu) và dự phòng cấp 1.
Các bác sĩ YHDP quan tâm đến các vấn đề sức khỏe (bệnh tật) ở
những nhóm dân cư đặc trưng như: những người chịu ảnh hưởng của nhiều
yếu tố nguy cơ mắc bệnh với tỷ lệ mắc cao hoặc thấp nhưng là bệnh nguy
hiểm, tàn phế hay tỷ lệ tử vong cao. YHDP cũng quan tâm đến một số vấn
đề sức khỏe của một nhóm nhỏ trong dân số như tình trạng mang thai của trẻ
vị thành niên ở khu vực đô thị.
YHDP còn chú ý đến các bệnh không lây nhiễm. Các bác sĩ YHDP có
đối tượng là những bệnh nhân trong cộng đồng đến tư vấn về dự phòng cấp
hai, cấp ba, qua đó giúp hạn chế tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ nhằm giảm
mắc bệnh, tàn phế hay giảm chết. Hiện nay, công tác dự phòng đang chuyển
từ việc chỉ chú trọng đến các bệnh nhiều người mắc sang giúp họ tránh các
yếu tố nguy cơ cụ thể dẫn tới các bệnh đó như dinh dưỡng hợp lý, không hút
thuốc, tình dục an toàn, rèn luyện thể lực, nghĩa là chuyển từ dự phòng cổ
điển sang kiểm soát hành vi, lối sống không lành mạnh,…một cách chủ
động.
Người bác sĩ YHDP vừa được đào tạo để trở thành thầy thuốc nhưng
cũng được học để có kiến thức và kỹ năng về YTCC như: quản lý y tế, đánh
giá hoạt động y tế, truyền thông giáo dục sức khỏe…giúp họ làm việc với
cộng đồng trong các hoạt động phòng bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ YHDP còn
thiên về sử dụng các kỹ thuật y sinh học hơn là sử dụng những kỹ năng về
YTCC, ví dụ: các nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu lâm sàng về các
ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi như chất độc trong môi trường, vi sinh vật
gây bệnh, các yếu tố vật lý trên sức khỏe các cộng đồng với các đặc điểm
nhân khẩu học khác nhau hay các quần thể người lao động nghề nghiệp đặc
trưng như:
– Đo đạc, đánh giá ô nhiễm môi trường bằng máy móc thiết bị.
– Khám lâm sàng, thống kê, phân tích mô hình bệnh tật tại các cơ sở
y tế.
– Nghiên cứu gây bệnh thực nghiệm trên súc vật để xác định độc
tính, tác động của hệ thống chuyển hóa hay thay đổi cấu trúc, thay đổi bệnh
lý của các hệ thống cơ quan của cơ thể.
– Nghiên cứu xác định có giới hạn tiếp xúc cho phép của các yếu tố
độc hại trong môi trường hay điều kiện lao động bất lợi.
– Giám sát tỷ lệ hiện mắc và tỷ lệ mới mắc các bệnh tật qua sử dụng
các xét nghiệm cận lâm sàng hoặc khám lâm sàng.
– Nghiên cứu quy luật dự báo tình hình sức khỏe, bệnh tật.
– Áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khống chế dịch bệnh.
IV – THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC YTCC &
YHDP TRONG HỆ THỐNG Y TẾ HIỆN NAY
Nikolai Ivanovich Pirogov (1810- 1881) người Nga, thiên tài về giải
phẫu, thực nghiệm, lâm sàng và giải phẫu bệnh, một nhà phẫu thuật lớn có
tiếng trên thế giới, đã nhận thức đúng hướng YHDP: “Tương lai thuộc về y
học dự phòng”.
Có thể thấy rõ, quy mô bệnh tật mà nước ta đang phải đối mặt hiện
nay là rất lớn, chúng ta không thể kỳ vọng rằng xây thêm bệnh viện hay nhập
thiết bị y khoa hiện đại sẽ giải quyết được vấn đề. Nhu cầu tăng cường cơ
sở vật chất y tế hiện đại là cần thiết nhưng một nhu cầu khác lâu dài hơn và
quan trọng hơn là xây dựng một mạng lưới y tế cộng đồng hay YTDP.
YTCC và YHDP không chỉ quan tâm đến các bệnh truyền nhiễm hay
suy dinh dưỡng, mà còn liên quan trực tiếp đến các bệnh mãn tính như tim
mạch, viêm xương khớp, đái tháo đường, cao huyết áp, tai biến, loãng
xương, ung thư,… YTDP quan niệm rằng sự phát sinh các bệnh mãn tính là
hệ quả của một quá trình tích lũy những rối loạn sinh lí qua phơi nhiễm các
yếu tố nguy cơ. Do đó, can thiệp vào các yếu tố nguy cơ sẽ làm giảm nguy
cơ mắc bệnh ở quy mô cộng đồng. Thành công một ca giải phẫu có thể cứu
sống một mạng người, nhưng thành công trong một chiến lược YTDP có thể
cứu sống nhiều triệu người, và kéo dài tuổi thọ cũng như nâng cao chất
lượng sống cho cả một dân tộc. Vạch định và thực hiện thành công một chiến
lược YTDP chính là những đóng góp thầm lặng của các nhà YTDP.
Hàng năm, Việt Nam có khoảng 3,5 triệu người mắc các bệnh truyền
nhiễm, hàng nghìn trường hợp tử vong do mắc các bệnh về đường tiêu hóa,
hô hấp… Thêm vào đó, Việt Nam cũng nằm trong xu thế chung của sức khỏe
thế giới hiện nay, tức là chúng ta có một tỉ lệ tương đối cao về các bệnh
không lây nhiễm như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường… Các bệnh
lây nhiễm và không lây nhiễm đang trở thành một gánh nặng bệnh tật cho
nước ta.
Nhưng thực tế, công tác YTCC-YHDP chưa thực sự được quan tâm,
đầu tư đúng mức của các cấp ủy đảng, chính quyền. Đội ngũ cán bộ YTDP
còn thiếu, số cán bộ được đào tạo chuyên ngành YTDP còn ít; cơ sở hạ tầng
của hệ thống YTDP đã từng bước được nâng cấp song chưa đáp ứng được
yêu cầu.
Theo số liệu của Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dự
phòng – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tại các trung tâm YTDP huyện
hiện mới chỉ có 20 cán bộ/trung tâm (trong khi nhu cầu là 35 cán bộ). Ngay
tại các viện trực thuộc Bộ Y tế, số lượng cán bộ có trình độ trên đại học cũng
chỉ chiếm hơn một nửa, gần ba phần tư cán bộ làm công tác YTDP chưa
được đào tạo chuyên khoa. Theo nhận định chung, nguồn lực cán bộ mới đáp
ứng khoảng 76% nhu cầu ở tuyến trung ương, 55% nhu cầu tuyến tỉnh, 43%
nhu cầu tuyến huyện. Năm 2009, hệ thống mới có 19.315 cán bộ trong khi
nhu cầu tới năm 2020 là 57.980 cán bộ. Phần lớn trong số cán bộ tuyến tỉnh,
huyện chưa được đào tạo chuyên sâu, đặc biệt về dịch tễ học nên thiếu khả
năng phân tích, đánh giá vấn đề. Năng lực đội ngũ cán bộ còn yếu (tuyến
huyện có khoảng 77% có trình độ trung cấp).
Cụ thể, số lượng cán bộ đối với từng tuyến yêu cầu như sau:
– Tuyến Trung ương gồm 14 viện: mỗi viện 80-200 cán bộ.
– Tuyến tỉnh có 63 trung tâm YTDP và các trung tâm: kiểm dịch y tế
quốc tế, phòng chống sốt rét, sức khỏe môi trường và y tế lao động, phòng
chống HIV/AIDS, phòng chống các bệnh xã hội, truyền thông giáo dục sức
khỏe. Mỗi trung tâm cần khoảng 25-50 cán bộ.
– Tuyến xã có gần 11.000 trạm y tế xã, mỗi trạm cần 5-10 cán bộ.
Đào tạo nhân lực cho ngành YTDP đã được nhà nước ta chú trọng từ
lâu. Trước năm 1998, mô hình đào tạo bác sĩ YHDP ở nước ta là đào tạo hệ
sinh viên y đa khoa, đến hết năm thứ 4 hệ 6 năm thì có những quy định bắt
buộc sinh viên phải theo học chuyên khoa vệ sinh dịch tễ, và tốt nghiệp bác
sĩ YHDP. Mô hình này không có được sự hưởng ứng của sinh viên vì ngay từ
khi nhập học họ đã muốn trở thành bác sĩ đa khoa rồi. Vì thế rất nhiều sinh
viên học xong chuyên khoa vệ sinh dịch tễ đã chuyển sang làm ở bệnh viện,
dẫn đến thiếu hụt nguồn nhân lực YTDP. Trong giai đoạn từ 1998 đến
2005, mô hình đào tạo bác sĩ YHDP lại chuyển sang hình thức đào tạo sinh
viên y đa khoa đến hết năm thứ 5 thì cho sinh viên tự nguyện đăng ký học
chuyên khoa vệ sinh dịch tễ. Đã có rất ít sinh viên đăng ký tự nguyện, vì vậy
nguồn nhân lực vẫn thiếu hụt trầm trọng.
Đáp ứng nhu cầu cấp thiết đó, từ năm 2005 Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã cho phép mở ngành đào tạo bác sĩ YHDP chính quy (đào tạo 6 năm) song
song với chương trình đào tạo bác sĩ đa khoa, những năm sau đó mở thêm
các hệ bác sĩ chuyên tu YHDP, kỹ thuật viên YHDP. Hiện nay, các cục, viện,
trung tâm thuộc lĩnh vực YTDP đều có nhu cầu tuyển dụng
nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là bác sĩ YHDP và cử nhân YTCC.
Nhưng theo tính toán của Bộ Y tế, đến năm 2015 mới chỉ có khoảng 41% vị
trí công tác cần bác sĩ YHDP có bác sĩ YHDP về làm việc (chưa tính số nghỉ
hưu hoặc chuyển công tác khác). Vì vậy trong công văn số
7514/BGDĐT-GDĐH ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục và Đào
tạo gửi Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đồng ý để Trường Đại học Y Hà
Nội và Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh xây dựng chương trình đào
tạo văn bằng 2 bác sĩ YHDP cho đối tượng tuyển sinh là những người tốt
nghiệp đại học chính quy các ngành gần như cử nhân điều dưỡng, cử nhân y
sinh học, cử nhân hoá học, cử nhân YTCC. Dự kiến chương trình đào tạo sẽ
được đưa vào thí điểm vào năm 2012, nhằm góp phần tăng cường nguồn
nhân lực đang thiếu hụt trong hệ thống YTDP.
PHẦN II
KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG – ĐH Y DƯỢC HUẾ
I – TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ
Trường Đại học Y Dược Huế tiền thân là Trường Cán sự Y tế và Nữ
hộ sinh Quốc gia từ tháng 03 năm 1957. Đến tháng 8 năm 1959 Trường được
chính thức thành lập với tên gọi Trường đại học Y khoa Huế. Từ năm
1961 đến 1975 Trường chỉ đào tạo bác sĩ y khoa. Sau ngày thống nhất đất
nước, năm 1976 Trường được tách từ Viện Đại học Huế và trực thuộc Bộ Y
tế. Năm 1979, Trường hợp nhất với Bệnh viện Trung ương Huế thành Học
viện Y Huế kéo dài trong 10 năm. Đến tháng 4 năm 1994 theo Nghị định
30/CP của Thủ tướng chính phủ thì Trường lại trực thuộc Đại học Huế cho
đến nay.
Ngày 26 tháng 3 năm 2007 Trường Đại học Y khoa Huế được Thủ
tướng chính phủ ký Quyết định số 334/QĐ-TTg về đổi tên thành Trường Đại
học Y Dược trực thuộc Đại học Huế.
Ngày 27 tháng 5 năm 2011, Trường Đại học Y Dược Đại học Huế vinh
dự được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định số 811/QĐ- CTN
về việc phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vì đã có thành tích đặc biệt
xuất sắc trong lao động, sáng tạo, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ
nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Trực thuộc nhà trường, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế
được thành lập tháng 10/2002, trên cơ sở nâng cấp Trung tâm nghiên cứu y
học lâm sàng (YHLS), với gần 400 giường bệnh. Bệnh viện thực hành là
bệnh viện đa khoa có chức năng nhiệm vụ khám chữa bệnh, đào tạo, nghiên
cứu khoa học, hợp tác quốc tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Tháng
9/2005 Bệnh viện trường đã đưa Trung tâm phẫu thuật các bệnh lý thần kinh
sọ não bằng dao Gamma vào hoạt động, đây là thiết bị hiện đại đầu tiên có
tại Việt Nam. Sự ra đời của Trung tâm phẫu thuật bằng dao Gamma tại Bệnh
viện Trường đã được Bộ Y tế đưa vào một trong 10 sự kiện nổi bật của
ngành Y tế Việt Nam năm 2005.
Với những thành tựu đã đạt được và với đội ngũ nhân lực, cơ sở vật
chất, khoa học kỹ thuật hiện nay, Trường Đại học Y Dược Huế sẽ vững bước
trên con đường thực hiện sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực ngành Y- Dược ở
trình độ đại học và sau đại học; nghiên cứu khoa học và ứng dụng
các thành quả nghiên cứu vào đào tạo, khám chữa bệnh nhằm đáp ứng nhu
cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân khu vực miền Trung – Tây
Nguyên và cả nước.
II – KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
Khoa Y tế công cộng thuộc Đại học Y Dược Huế có tiền thân là hai bộ
môn Vệ sinh – Dịch tễ và Tổ chức Y tế trong giai đoạn 1975 – 1980, sau đó là
bộ môn Vệ sinh – Dịch tễ và bộ môn Y học xã hội trong giai đoạn
1980 – 2005. Từ tháng 3 năm 2005 đến nay, khoa có tên là Khoa Y tế công
cộng, trực thuộc Đại học Y Dược Huế.
Hiện nay, về tổ chức khoa YTCC có 7 bộ môn, bao gồm:
–
Bộ môn Tâm lý – Giáo dục sức khỏe
–
Bộ môn Tổ chức – Quản lý y tế
–
Bộ môn Dịch tễ học
–
Bộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩm
–
Bộ môn Sức khỏe Môi trường – Sức khỏe nghề nghiệp
–
Bộ môn Thống kê – Dân số – Sức khỏe sinh sản
–
Bộ môn Y học gia đình
Với nguồn nhân lực có nhiều phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ, cử
nhân như hiện nay, khoa YTCC luôn thực hiện tốt chức năng đào tạo các bậc
đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và cung cấp các
dịch vụ hỗ trợ.
Cụ thể, về đào tạo khoa đào tạo trình độ đại học cho các lớp Cử nhân
YTCC, Bác sĩ YHDP, giảng dạy về YTCC cho các lớp y đa khoa, răng hàm
mặt, y học cổ truyền, dược, điều dưỡng, kỹ thuật y học. Khoa cũng giảng dạy
cho các lớp sau đại học như Chuyên khoa cấp I YTCC, chuyên khoa cấp II
Quản lý y tế, Thạc sĩ YTCC, Tiến sĩ YTCC, CK1 bác sĩ YHDP; CK2 bác sĩ
YHDP.
Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, khoa YTCC đã và đang thực
hiện nhiều đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh và các đề tài
hợp tác với nước ngoài; hướng dẫn sinh viên, học viên sau đại học thực hiện
các đề tài làm luận văn, luận án tốt nghiệp; hướng dẫn sinh viên, học viên
sau đại học nước ngoài thực tập và thực hiện đề tài ở Việt Nam.
Về hợp tác quốc tế, khoa YTCC đã xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp
và bền vững trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học với các đối tác ở Hoa
Kỳ, Úc, Hà Lan, Ý, Đức, Pháp, Bỉ, Phần Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Thái
Lan…
Ngoài ra, khoa YTCC Đại học Y Dược Huế còn cung cấp các dịch vụ
tư vấn về đào tạo và lập kế hoạch các chương trình y tế, cung cấp chuyên
gia tư vấn độc lập cho các chương trình, dự án; góp phần không nhỏ vào sự
phát triển của trường Đại học Y Dược Huế nói riêng và ngành y tế nói chung.
III – SINH VIÊN KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG
1. Giới thiệu về hai khối sinh viên YTCC và YHDP
Sinh viên khoa YTCC gồm hệ cử nhân YTCC và hệ Bác sĩ YHDP.
Khóa sinh viên hệ cử nhân YTCC đầu tiên được tuyển sinh vào năm
học 2005 – 2006 và học tập tại phân hiệu Đại học Huế ở Quảng Trị. Đến
năm học 2007 – 2008, hai khóa đầu tiên từ Quảng Trị chuyển vào học tại
trường Đại học Y Dược Huế, khóa thứ 3 tuyển sinh và học tại trường. Đến
nay khoa đã đào tạo đến khóa thứ 8 hệ cử nhân YTCC, sinh viên khóa đầu
tiên tốt nghiệp năm 2009 và các khóa sau đó đều tìm được công việc phù hợp
với chuyên ngành, trải suốt từ bắc vào nam.
Theo thống kê mới đây, việc làm và nơi làm làm việc của cử nhân
YTCC từ khoá 1 đến khoá 3 tương ứng với số lượng cử nhân như sau:
– Theo địa phương, Hà Nội và các tỉnh lân cận: 9 cử nhân; Thái Bình,
Thanh Hoá và Nghệ An: 13; Hà Tĩnh: 8; Quảng Bình: 7; Quảng Trị: 13;
Thừa Thiên Huế: 32; Đà Nẵng: 14; Quảng Nam: 6; Quảng Ngãi: 2; Bình
Định và Khánh Hoà: 4; Gia Lai và Đaklak: 2; Đồng Nai: 9; TP Hồ Chí Minh:
6.
– Theo nhóm nghề nghiệp, làm kế hoạch: 28; truyền thông: 11; giảng
dạy: 19; dự án: 5; các lĩnh vực liên quan đến DD-VSATTP, sức khoẻ nghề
nghiệp, vệ sinh phòng bệnh, HIV/AIDS… : 52; ngoài ngành y: 10
Với sinh viên hệ bác sĩ YHDP, từ năm học 2007 – 2008, khóa sinh
viên hệ bác sĩ YHDP đầu tiên được tuyển sinh với 54 sinh viên, thuộc khoa
YTCC. Đến nay, đã có 6 khóa sinh viên YHDP được tuyển sinh và đào tạo,
với gần 700 sinh viên đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Đây
sẽ là một lực lượng cán bộ y tế hùng hậu trong tương lai, có trình độ
chuyên môn vững vàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội trong
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Sinh viên trường Đại học Y Dược Huế nói chung và sinh viên khoa
YTCC nói riêng là những thanh niên vừa tích cực trong học tập vừa năng
động trong nhiều hoạt động như trong công tác Đoàn thanh niên, Hội sinh
viên, các hoạt động văn nghệ – thể thao, công tác xã hội… Luôn giữ lửa
truyền thống của người đi trước và truyền lại cho các thế hệ sau.
2. Một số hoạt động của sinh viên khoa YTCC
2.1. Giao lưu khoa sinh viên Khoa YTCC
Nhằm hỗ trợ sinh viên ngành học cử nhân YTCC và bác sĩ YHDP
được giao lưu, đối thoại, trao đổi kinh nghiệm học tập và nhằm giúp các bạn
nắm rõ đặc thù của ngành để có định hướng học tập tốt hơn. Hằng năm,
ngoài các hoạt động giao lưu về văn nghệ, thể dục thể thao Đoàn thanh niên,
Hội sinh viên tổ chức, dưới sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, Đoàn
trường và đặc biệt từ Ban Chủ nhiệm Khoa YTCC các khối lớp 2 ngành cử
nhân YTCC và bác sĩ YHDP tổ giao lưu giữa các sinh viên với chủ đề “Gặp
gỡ – giao lưu – chia sẻ kinh nghiệm”.
Những buổi giao lưu, đối thoại này đã trở thành một phần không thể
thiếu của các sinh viên trong
khoa YTCC. Với mục đích
giải đáp những thắc mắc cho
những sinh viên khi bước
vào trường đồng thời tăng
cường tình đoàn kết vững
mạnh, chia sẻ kinh nghiệm
học tập giữa các sinh viên
trong khoa, các buổi giao
lưu đã diễn ra trong không
khí vui tươi và cởi mở.
Đến với buổi giao lưu các bạn sinh viên có cơ hội trao đổi kinh
nghiệm học tập, kinh nghiệm sống… Rất nhiều câu hỏi đã được các bạn sinh
viên đặt ra và các bạn cũng nhận được những câu trả lời xác đáng từ phía
thầy cô và từ những gương mặt sinh viên tiêu biểu của khoa YTCC trong
học tập và công tác đoàn thể, đã phần nào gỡ bỏ nhiều băn khoăn của các
bạn. Các sinh viên khóa trước cũng trò chuyện hết sức cởi mở với các bạn
tân sinh viên nhằm đưa đến cho các bạn những kinh nghiệm, phương
pháp học tập hiệu quả đồng thời tạo mối liên kết bền chặt giữa sinh viên
trong khoa. Ngoài ra đây cũng là cơ hội các bạn sinh viên có thể trao đổi với
các anh chị cựu sinh viên về những công việc bước đầu của họ sau khi ra
trường và những khó khăn thuận lợi.
Qua những buổi giao lưu này các bạn sinh viên có thể hiểu đúng
chuyên ngành mình, tự tin hơn, yêu thích hơn trong quá trình học và luôn coi
những kiến thức và kinh nghiệm quý báu thu lượm được là hành trang cho
những ngày còn ngồi trong ghế nhà trường.
2.2. Giao lưu với sinh viên quốc tế Trường Đại học Công nghệ
Queensland (QUT – Úc)
Trên nền tảng hợp tác giữa Khoa YTCC trường Đại học Y Dược Huế
và Đại học Công nghệ Queensland (QUT – Úc), hàng năm các đợt thực tập
sinh viên giữa hai trường đều được tổ chức. Đây là cơ hội giao lưu học tập
lẫn nhau trong tình hữu nghị và hợp tác tại Khoa YTCC, trường Đại học Y
Dược Huế.
Mục đích của các đợt
thực tập là tìm hiểu về mô
hình y tế Việt Nam, các
chương trình giáo dục truyền
thông, chăm sóc sức khỏe,
phân tích sự khác nhau trong hệ
thống giáo dục sức khỏe giữa
hai nước; thực tập các kỹ năng
về nghiên cứu định tính thông
qua thảo luận nhóm
(focus-group discussions (FGD)), phỏng vấn sâu (In-depth interview)…
Ngoài các hoạt động học tập, các sinh viên này còn được tham gia chương
trình giao lưu văn hóa với cán bộ trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng
(ICCCHR), cán bộ giảng dạy Khoa YTCC và các sinh viên khoa YTCC (cử
nhân YTCC và bác sĩ YHDP) nhằm tìm hiểu thêm về sự giao thoa văn hóa
giữa hai nước Úc – Việt. Trong chương trình giao lưu, các sinh viên hai
trường được giới thiệu về lịch sử, về bộ môn, vài nét chính về sinh viên hai
nước; chia sẻ kinh nghiệm học tập nhất là phương pháp học tín chỉ, cơ hội
việc làm sau khi ra trường, hệ thống giáo dục bậc đại học ở cả hai quốc gia,
trao đổi tìm hiểu về con người, lối sống và các đặc điểm văn hóa xã hội.
Những giờ thảo luận được diễn ra sôi nổi, các bạn sinh viên
chuyên ngành YHDP và YTCC đặt những câu hỏi để tìm hiểu thêm về: hệ
thống chăm sóc sức khỏe tại Úc, các vấn đề sức khỏe phổ biến ở các cộng
đồng Úc; các vấn đề sức khỏe môi trường và lao động,… và các bạn Úc cũng
trao đổi nhiều về văn hóa, giáo dục tại Việt Nam. Thông qua chương trình,
các sinh viên đã có một buổi giao lưu thành công với những kinh nghiệm hết
sức giá trị và mang lại nhiều hữu ích.
Chương trình này đã làm thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa trường
Đại học Y Dược Huế và tăng cường, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác tích cực
giữa 2 trường nói chung và khoa YTCC nói riêng, tiến tới những hợp tác
mang tính vĩ mô hơn trong tương lai.
2.3. Giao lưu với sinh viên quốc tế Trường Đại học Khon Kaen – Thái
Lan
Hoạt động trao đổi sinh viên trong chương trình hợp tác quốc tế là một
chương trình thường niên, bắt đầu từ thỏa thuận hợp tác quốc tế năm
2007, theo đó hàng năm sẽ có hoạt động trao đổi sinh viên giữa 2 trường,
một năm ở Đại học Y Dược Huế và năm tiếp theo sẽ ở Đại học Khon Kaen
Thái Lan và ngược lại. Ở mỗi đợt trao đổi sinh viên (Students Exchange), sẽ
có khoảng 10 đến 15 sinh
viên của mỗi trường tham gia
học tập, trao đổi kiến thức, văn
hóa tại trường bản địa. Phía
ngược lại cũng sẽ có một nhóm
sinh viên tham gia công tác tổ
chức các hoạt động giao lưu
văn hóa, học tập cũng như tham
gia các hoạt động nằm trong
khuôn khổ chương trình.
Chương trình lần đầu tiên diễn ra vào tháng 8 năm 2010 ở đại học Khon
Kaen Thái Lan, và đến nay đã là lần thứ 4, vừa diễn ra vào trung tuần tháng
10 năm 2012 tại đại học Y Dược Huế.
Trong khuôn khổ chương trình trao đổi sinh viên năm 2011 ở đại học
Y Dược Huế, đoàn sinh viên Thái Lan với sự dẫn đầu của giáo sư Woongsa
cùng các cán bộ trẻ và 15 sinh viên khoa YTCC đại học Khon Kaen cùng tập
thể cán bộ giảng dạy khoa YTCC và 27 sinh viên khoa YTCC đại học Y
Dược Huế đã có một tuần học tập và sinh hoạt đáng nhớ ở Huế. Cùng nhau
học tập ở các lớp với các giờ học song ngữ, trao đổi trực tiếp với các
bạn trong nhóm, trong lớp về bài học cũng như các vấn đề liên quan, tổ chức
buổi học nhóm trao đổi trực tiếp kiến thức chuyên môn cũng như các khía
cạnh về văn hóa, công việc… Tham quan học tập tại trung tâm YTDP thành
phố Huế, cùng tìm hiểu đặc thù công việc ở mỗi vùng miền khác nhau,
tham quan trạm y tế Thủy Phù, cùng trao đổi và tìm hiểu về tình hình sức
khỏe, làm việc ở địa phương. Ở mỗi nơi đoàn sinh viên Thái đi qua đều để
lại những ấn tượng tốt trong mắt những người làm tổ chức ở mỗi cơ quan,
cũng như ấn tượng tốt từ những người trực tiếp tham gia trong suốt chương
trình trao đổi học tập.
Bên cạnh trao đổi học tập thì trao đổi văn hóa cũng là một phần không
thể thiếu, tổ chức tham quan một số danh lam thắng cảnh ở Huế, các nét đặc
trưng văn hóa như ẩm
thực, nghệ thuật… cũng được
lồng ghép vào chương trình.
Các hoạt động đó đã để lại
những ấn tượng, những kỷ
niệm đẹp khó phai cho những
bạn sinh viên đến từ 2 Đất
nước, 2 nền văn hóa khác
nhau…
Ngoài các hoạt động
giao lưu sinh viên quốc tế, sinh viên Khoa YTCC có cơ hội tham gia các hội
thảo quốc tế ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài thông qua các đề tài nghiên
cứu cá nhân hay tập thể. Như nhóm sinh viên cử nhân YTCC (20092013) tham dự Hội nghị Quốc tế về YTCC các nước Tiểu vùng Sông Mê
Kong lần thứ 3 tại Viên Chăn, Lào (8/2011); nhóm 3 sinh viên YHDP và
YTCC tham dự Hội nghị Quốc tế về YTCC các nước Tiểu vùng sông Mê
Kông lần thứ 4 tại Côn Minh, Trung Quốc 9/2012 và ngoài ra sinh viên Khoa
YTCC còn được tham dự các buổi báo cáo, giảng dạy của các giáo sư,
chuyên gia nước ngoài về thống kê, dịch tễ học, y sinh học…
PHẦN III CHƯƠNG TRÌNH
ĐÀO TẠO
I – CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG
1. Giới thiệu ngành học
Ngành YTCC chuyên đào tạo cử nhân YTCC là các chuyên gia có khả
năng xác định và đánh giá các vấn đề YTCC, lập kế hoạch và thực hiện các
can thiệp dựa trên những bằng chứng để giải quyết các vấn đề đó.
2. Mục tiêu tổng quát
Đào tạo Cử nhân YTCC có y đức, sức khỏe, có kiến thức khoa học cơ
bản, khoa học xã hội, y học cơ sở, YTCC và kỹ năng thực hành cơ bản về
YTCC để tham gia phát hiện và tổ chức giải quyết các vấn đề sức khỏe ưu
tiên trong cộng đồng, có khả năng tự học vươn lên, đáp ứng nhu cầu chăm
sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
3. Mục tiêu cụ thể
3.1. Về kiến thức:
Trình bày được các nguyên lý và khái niệm cơ bản về YTCC.
Trình bày được cách phát hiện và xử trí các vấn đề sức khoẻ phổ
biến ở cộng đồng.
3.2. Về kỹ năng:
– Tham gia xác định được các yếu tố môi trường, xã hội ảnh hưởng
đến sức khoẻ của cộng đồng.
– Tham gia xác định được các vấn đề sức khoẻ ưu tiên của cộng đồng
và đưa ra những chiến lược và biện pháp giải quyết thích hợp.
– Tham gia lập kế hoạch, đề xuất những giải pháp và tổ chức các hoạt
động bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng.
– Theo dõi và tham gia đánh giá được việc thực hiện các chương trình
sức khoẻ tại cộng đồng.
– Tham gia giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức phòng chống
dịch tại cộng đồng.
– Giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng nhằm xây dựng lối sống và hành
vi có lợi cho sức khoẻ
được triển khai xong hơn. Vì sự nghiệp học tập và điều tra và nghiên cứu của cộng đồng sinh viênYTCC – YHDP, chúng tôi mong rằng tài liệu này sẽ được những bạn sinh viên đónnhận. Mọi sự góp ý và luận bàn về tài liệu, xin mời bạn đọc liên hệ [email protected] hoặc truy vấn địa chỉ http://www.yhocduphong.net đểtrao đổi thêm. Chúc những bạn sinh viên sức khỏe thể chất và thành công xuất sắc ! Huế, tháng 11 năm 2012N hóm biên soạnMỤC LỤCPHẦN I : GIỚI THIỆU VỀ YTCC VÀ YHDP. ………………………………………………. 05I – Lịch sử tăng trưởng của YTCC và YHDP …………………………………………………… 05II – Ngành YTCC …………………………………………………………………………………….. 08III – Ngành YHDP ……………………………………………………………………………………. 12IV – Thực trạng và nhu yếu nguồn nhân lực YTCC và YHDP trong mạng lưới hệ thống y tế .. 16PH ẦN II : KHOA YTCC – TRƯỜNG ĐH Y DƯỢC HUẾ ………………………………. 19I – Trường ĐH Y Dược Huế ………………………………………………………………….. 19II – Khoa YTCC ………………………………………………………………………………………. 20III – Sinh viên khoa YTCC ………………………………………………………………………… 21PH ẦN III : CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ……………………………………………………. 26I – Cử nhân YTCC ……………………………………………………………………………………. 26II – Bác sĩ YHDP ……………………………………………………………………………………… 29PH ẦN IV : CƠ HỘI HỌC LÊN CAO …………………………………………………………… 33I – Cơ hội huấn luyện và đào tạo trong nước ……………………………………………………………………… 33II – Cơ hội đào tạo và giảng dạy quốc tế ……………………………………………………………………. 34PH ẦN V : CƠ HỘI VIỆC LÀM SAU KHI TỐT NGHIỆP ………………………………. 35I – Cơ quan công tác làm việc …………………………………………………………………………………. 36II – Lĩnh vực công tác làm việc ……………………………………………………………………………….. 37PH ẦN VI : CÁC KỸ NĂNG CẦN THIẾT ……………………………………………………. 44I – Ngoại ngữ …………………………………………………………………………………………… 44II – Tin học ……………………………………………………………………………………………… 46III – Kỹ năng học tích cực ………………………………………………………………………….. 48PH ẦN VII : NGUỒN TÀI LIỆU BỔ ÍCH ……………………………………………………… 63I – Website ………………………………………………………………………………………………. 63II – Tạp chí ……………………………………………………………………………………………… 64III – Một số thư viện tại Huế ………………………………………………………………………. 64PH Ụ LỤC MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP ……………………………………………. 66PH ẦN IGIỚI THIỆU VỀ Y TẾ CÔNG CỘNGVÀ Y HỌC DỰ PHÒNGI – LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA Y TẾ CÔNG CỘNG VÀ Y HỌC DỰPHÒNG1. Lịch sử tăng trưởng trên thế giớiVào thế kỷ thứ V trước công nguyên, ở Hy Lạp, con người tin rằngbệnh tật được gây ra bởi những lực lượng siêu nhiên. Tuy nhiên, Hippocrates vàcác tập sự của ông đã bác bỏ những tư tưởng ấy, ông cũng là người đầutiên miêu tả những bệnh về sức khỏe thể chất, xã hội và những hành vi sức khỏe thể chất thông quacuốn sách “ Không Khí, Nước, Đất ” ( On Air, Waters, Places ). Cuốn sách nàyphục vụ như một hướng dẫn cho cách phòng chống và chữa trị bệnh tật trongthế giới Hy Lạp – La Mã, nó được xem như tiền đề cho việc xây dựng khoahọc về y tế công cộng ( YTCC ). Vào thời trung cổ, căn bệnh quan trọng nhất thời kỳ này là bệnhphong, lê dài từ thế kỷ thứ VI đến thế kỷ thứ XV. Người ta đã xây dựngkhoảng 19.000 ngôi nhà dành cho việc cách ly bệnh phong khắp Châu Âuvào cuối thể kỷ thứ XII. Cách ly những trường hợp mắc bệnh phong thời trungcổ là đại diện thay mặt tiên phong cho sự ứng dụng thực hành thực tế YTCC trên quốc tế. Cũng trong thời kỳ này, nhiều hoạt động giải trí đặc trưng cho YTCC cũng đã diễnra như giám sát việc cung ứng nước và thoát nước, làm sạch đường phố … Từ thế kỷ XIV đến XVI, nhiều dịch bệnh hoành hành khắp châu Mỹ, châu Âu và vùng Cận Đông như đậu mùa, dịch hạch, giang mai, cúm. Đếngiữa thế kỷ thứ XV, những thành phố lớn trong khu vực đã xây dựng Banthường trực về sức khỏe thể chất, thiết lập kiểm dịch, cách ly, sắp xếp chôn cất nạnnhân, xông hơi khử trùng những khu dân cư, tổ chức triển khai quản trị ngặt nghèo, kết hợpvới những thầy thuốc địa phương phân phối cơ sở vật chất và tư vấn dự phòng. Tổ chức này ngày càng tăng trưởng rộng khắp với phần đông những thầy thuốc, tham gia hoạt động giải trí pha chế và bán thuốc, quản trị những đối tượng người tiêu dùng ăn xin và gáimại dâm. Mô hình tổ chức triển khai những hoạt động giải trí YTCC được manh nha hìnhthành. Giai đoạn từ khoảng chừng năm 1750 cho đến giữa thế kỷ XIX, đặc trưngbởi sự tăng trưởng công nghiệp, xã hội và chính trị can đảm và mạnh mẽ chưa từng có. Nhiều nhà khoa học, bác sĩ đã viết hàng loạt cuốn sách, báo cáo giải trình về bảo vệdân cư, chống lại bệnh tật và tăng cường sức khỏe thể chất. Báo cáo về điều kiện kèm theo vệsinh của dân Labouring vương quốc Anh ( 1842 ), được coi là một trongnhững tài liệu quan trọng nhất của YTCC tân tiến. Những tò mò về vikhuẩn gây bệnh của Louis Pasteur ( Pháp ) và Robert Koch ( Đức ) vào cuốinhững năm 1870 và đầu những năm 1880, những nghiên cứu và điều tra về ký sinh trùnghọc, hiểu về những dịch bệnh, sự tăng trưởng của vaccine trong công tác làm việc phòngchống bệnh truyền nhiễm mở ra một kỷ nguyên mới về YTCC. Nhữngthành công này được gọi là cuộc cách mạng dịch tễ lần thứ nhất. Đến cuối thế kỷ XX, một số ít nghiên cứu và điều tra dịch tễ học đã chỉ ra những sựkhác biệt về thực trạng sức khỏe thể chất giữa giới tính, dân tộc bản địa, và những nhóm nghềnghiệp. Sự bất bình đẳng như vậy Open ngày càng tăng và đang đượccông nhận là một thử thách lớn cho sức khỏe thể chất công cộng tân tiến. Và vấn đềtoàn cầu của YTCC lúc bấy giờ gồm có những hậu quả phong phú của sự ấm lêntrong khí quyển, ô nhiễm đại dương và nước ngọt trên quốc tế và sự suygiảm của ngành thủy hải sản, quốc tế tăng trưởng nhanh gọn về dân số, sựxuất hiện của những bệnh truyền nhiễm, gồm có cả HIV / AIDS, sản xuất và sửdụng thuốc gây nghiện. Đây là những thử thách khó khăn vất vả so với Tổ chức Ytế quốc tế và những cơ quan quốc tế khác cũng như so với toàn bộ những quốc giatrên khắp toàn cầu. 2. Lịch sử tăng trưởng tại Việt NamDưới thời Pháp thuộc, ngay từ năm 1888, thực dân Pháp đã chothành lập Sở Y tế Đông Dương là cơ quan chỉ huy công tác làm việc y tế gồm có : ytế quân đội viễn chinh, những bệnh viện, thanh tra y tế dịch tễ vệ sinh, nhânsự … do một bác sĩ trong quân đội Pháp làm giám đốc. Trong cơ cấu tổ chức tổ chức triển khai của Sở có Thanh tra y tế vệ sinh dịch tễ cho thấygiới cầm quyền của Pháp đã chăm sóc thứ nhất đến tình hình bệnh ở vùngnhiệt đới, với tiềm năng bảo vệ sức khoẻ cho quân đội viễn chinh và kiều dânPháp. Vì vậy khởi đầu từ năm 1891 Pháp đã cho kiến thiết xây dựng Viện Pasteur SàiGòn ( nay là Viện Pasteur thành phố Hồ Chí Minh ) theo ý tưởng sáng tạo của nhàkhoa học Louis Pasteur, do một học trò của L.Pasteur là bác sĩ AlbertCalmette trực tiếp chịu nghĩa vụ và trách nhiệm triển khai. Bốn năm sau ( 1895 ), Viện Pasteur Nha Trang được kiến thiết xây dựng theo đềnghị của Yersin và Viện Pasteur Đà Lạt được xây dựng như thể một bộ phậncủa Viện Pasteur Nha Trang. Sau đó Viện Pasteur TP.HN ( nay là Viện Vệsinh Dịch tễ Trung ương ) được kiến thiết xây dựng vào năm 1926. Như vậy là người Pháp đã thiết kế xây dựng rất sớm mạng lưới hệ thống những ViệnPasteur ở Nước Ta. Ở miền Bắc và miền Trung cũng có những Viện Vi trùnghọc. Trong quy trình tiến độ này những Viện cũng đã triển khai điều tra và nghiên cứu về vi trùnghọc, dịch tễ học, bệnh dịch hạch, bệnh tả … và đã sản xuất vaccine phòng tả, đậu mùa, phòng dại. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công xuất sắc, nhà nước lâm thời chủtrương phải khẩn trương ngăn ngừa những dịch bệnh đang phát sinh, tuy nhiên songvới chống giặc đói, giặc dốt, thực hành thực tế vệ sinh, thực thi đời sống mới. Trong kháng chiến chống Pháp những Viện Vi trùng học liên tục nghiên cứu và điều tra cácvấn đề về vi trùng, dịch tễ và liên tục sản xuất vaccine phòng tả, thương hàn, đậu mùa, dại, … Hoạt động vệ sinh phòng bệnh đã được Bộ Y tế xác lập là vị trí hàngđầu. Đó chính là quan điểm y học cách mạng và quan điểm này đã đượcquán triệt trong suốt chặng đường lịch sử vẻ vang của ngành. Cuối năm 1953 đầunăm 1954 Bộ Y tế đã sắp xếp lại tổ chức triển khai và Vụ Phòng bệnh chữa bệnh – gồm có cả công tác làm việc chữa bệnh và phòng dịch – sinh ra. Ngay từ khi hoà bình lập lại, Bộ Y tế đã xây dựng những Đội chống Sốtrét, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng được xây dựng. Sau đó những PhânViện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Quy Nhơn ( sau là Viện ) và PhânViện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng TP. Hồ Chí Minh cũng được hìnhthành. Như vậy là từ năm 1956 đến năm 1964 Bộ Y tế đã tập trung chuyên sâu chỉ đạothực hiện đường lối y học dự phòng ( YHDP ), thiết kế xây dựng trào lưu nhân dântham gia Vệ sinh phòng dịch, thiết kế xây dựng một mạng lưới hệ thống Viện, Trạm vệ sinhphòng dịch xuống đến những Đội vệ sinh phòng dịch, Đội chống Sốt rét quậnhuyện. Trải qua hơn 55 năm, cùng với sự tăng trưởng của nền y học nước nhà, YTCC và YHDP cũng đã có những bước tăng trưởng vượt bậc và ngày càngđược chăm sóc góp vốn đầu tư tăng trưởng. Trong số những thành tựu rực rỡ tỏa nắng mà nền yhọc Nước Ta đạt được, hoàn toàn có thể kể đến những thành tựu trong nghành nghề dịch vụ YTCC – YHDP như thanh toán giao dịch bệnh bại liệt vào năm 2000, giao dịch thanh toán uốn ván sơsinh vào năm 2005 ; có đủ năng lực sản xuất nhiều loại vaccine và sinh phẩmy tế chất lượng cao mà giá tiền thấp hơn quốc tế ; triển khai hiệu suất cao trongviệc vây hãm dập những vụ dịch như SARS, cúm A / H5N1 … So với năm 1976, những bệnh truyền nhiễm gây dịch ở trẻ nhỏ đã giảm từ 40 lần ( năm 1985 ) đếnhơn 140 lần ( năm 2005 ). Nhìn chung, sinh ra từ rất sớm và trải qua một thời kỳ tăng trưởng lâudài, mạng lưới hệ thống YTCC – YHDP ở Nước Ta đã có nhiều thành tựu rất điển hình nổi bật, được hội đồng quốc tế nhìn nhận cao. Bên cạnh đó, vai trò của YTCC YHDP ngày càng được khẳng định chắc chắn trong mạng lưới hệ thống y tế. II – NGÀNH Y TẾ CÔNG CỘNG1. Định nghĩaYTCC là một ngành khoa học và thẩm mỹ và nghệ thuật phòng ngừa bệnh tật, kéodài tuổi thọ, tăng cường sức khỏe thể chất và hiệu suất cao sức khỏe thể chất trải qua những cốgắng của hội đồng về vệ sinh môi trường tự nhiên, trấn áp bệnh truyền nhiễm, giáo dục người dân về những nguyên tắc của vệ sinh cá thể, tổ chức triển khai những dịchvụ y học và điều dưỡng để chẩn đoán sớm và phòng ngừa bệnh tật, và pháttriển những chính sách xã hội để bảo vệ cho mọi người có một chất lượng sốngđầy đủ để duy trì sức khỏe thể chất. Trong khi điểm mạnh của YHLS nằm ở nghành điều trị cho từng cánhân riêng không liên quan gì đến nhau, thì YTCC chăm sóc đến nhiều đến phòng bệnh dữ thế chủ động hơnlà chữa bệnh và chăm sóc nhiều đến những yếu tố sức khỏe thể chất hội đồng hơn làvấn đề sức khỏe thể chất của cá thể. 2. Chức năng của YTCCYTCC có 9 công dụng cơ bản sau : Chức năng 1 : Theo dõi và nghiên cứu và phân tích tình hình sức khỏe thể chất – Liên tục nhìn nhận thực trạng sức khỏe thể chất hội đồng. – Phân tích những khunh hướng rủi ro tiềm ẩn, những cản trở việc tiếp cậndịch vụ – Xác định những mối nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe thể chất. – Đánh giá định kỳ những nhu yếu sức khỏe thể chất. – Xác định những nguồn lực và gia tài trong hội đồng hoàn toàn có thể hỗ trợcho YTCC. – Hình thành bộ hồ sơ thông tin cơ bản về thực trạng sức khỏe thể chất cộngđồng dựa trên những thông tin cơ bản về thực trạng sức khỏe thể chất gồm có mộtđến năm điều trên. – Quản lý thông tin, tăng trưởng công nghệ thông tin và những phươngpháp giúp cho việc quản trị, nghiên cứu và phân tích, trấn áp chất lượng, truyền tảithông tin đến tổng thể những người có nghĩa vụ và trách nhiệm so với việc tăng cường, cảithiện YTCC. – Lồng ghép những mạng lưới hệ thống thông tin trải qua những hoạt động giải trí hợp táctrong nghành nghề dịch vụ YTCC với những nghành / ban ngành khác, gồm có cả mảng ytế tư nhân. Chức năng 2 : Giám sát dịch tễ học, phòng ngừa và trấn áp bệnh : – Tiến hành giám sát những vụ dịch bùng phát và quy mô của những bệnhtruyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm, chấn thương và sự phơi nhiễmvới những yếu tố môi trường tự nhiên có hại cho sức khỏe thể chất. – Điều tra những vụ bùng phát của dịch bệnh và những quy mô chấnthương, những yếu tố có hại và những rủi ro tiềm ẩn tích hợp. – Đảm trách việc tìm ra những trường hợp bệnh, chẩn đoán và điểu trịcác bệnh có tầm quan trọng về YTCC như bệnh lao. – Đánh giá thông tin và những dịch vụ tương hỗ nhằm mục đích quản trị tốt hơn cácvấn đề sức khỏe thể chất chăm sóc. – Đáp ứng nhanh nhằm mục đích trấn áp những vụ dịch bùng phát, những vấn đềsức khỏe hay những rủi ro tiềm ẩn nổi trội. – Thực hiện những chính sách nhằm mục đích cải tổ mạng lưới hệ thống giám sát, phòngngừa và trấn áp bệnh tật. Chức năng 3 : Xây dựng chủ trương và kế hoạch YTCC – Xây dựng chủ trương và pháp lý hướng dẫn thực hành thực tế YTCC. – Xây dựng những kế hoạch nhằm mục đích tăng cường và bảo vệ sức khỏe thể chất côngcộng. – Rà soát lại và cập nhập cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành và chủ trương một cáchthường xuyên và mạng lưới hệ thống dựa trên thực trạng sức khỏe thể chất và tác dụng của việcđánh giá nhu yếu sức khỏe thể chất. – Áp dụng và duy trì ý tưởng sáng tạo thiết kế xây dựng chủ trương dựa trên cộngđồng trong nghành sức khỏe thể chất. – Xây dựng và triển khai đo những chỉ số sức khỏe thể chất hoàn toàn có thể đo lườngđược. – Kết hợp những mạng lưới hệ thống chăm nom sức khỏe thể chất có tương quan, tiến hànhđánh giá nhằm mục đích xác lập những chủ trương tương quan đến những dịch vụ dự phòngvà điều trị cá thể. Chức năng 4 : Quản lý có tính kế hoạch những mạng lưới hệ thống và dịch vụ sứckhỏe hội đồng. – Tăng cường và nhìn nhận sự tiếp cận hiệu suất cao của người dân đối vớidịch vụ sức khỏe thể chất mà họ cần. – Giải quyết và làm giảm sự bất bình đẳng trong việc sử dụng những dịchvụ sức khỏe thể chất trải qua sự phối hợp liên ngành. Chính những điều này sẽ tạođiều kiện thao tác thuận tiện với những cơ quan, tổ chức triển khai khác. – Tăng cường việc tiếp cận những dịch vụ sức khỏe thể chất thiết yếu cá thể vàcộng đồng trải qua những hoạt động giải trí YTCC dựa trên hội đồng. – Tăng cường tiếp cận với những nhóm chịu thiệt thòi về những dịch vụ ytế. – Xây dựng năng lực quyết định hành động dựa trên những dẫn chứng cụ thểlồng ghép với quản trị nguồn lực, năng lượng chỉ huy và truyền thông online có hiệuquả. – Cố vấn cho việc lựa chọn ưu tiên những dịch vụ sức khỏe thể chất có hỗ trợ vốn. – Sử dụng những dẫn chứng về tính bảo đảm an toàn, hiệu suất cao và ngân sách hiệuquả để nhìn nhận việc sử dụng những công nghệ tiên tiến và can thiệp y tế. – Quản lý YTCC để kiến thiết xây dựng, thực thi và nhìn nhận những sáng tạo độc đáo giúpcho việc xử lý những yếu tố YTCC. – Chuẩn bị cung ứng với thảm họa và những yếu tố khẩn cấp xảy ra. Chức năng 5 : Quy chế và thực hành thực tế pháp lý để bảo vệ sức khỏecộng đồng – Thực thi pháp lý và những quy định trong nghành nghề dịch vụ YTCC. – Thực thi những quy định. – Khuyến khích sự tuân thủ pháp lý. – Rà soát lại, tăng trưởng và cập nhập những quy định trong lĩnh vựcYTCC. Chức năng 6 : Phát triển nguồn nhân lực và lập kế hoạch trongYTCC. – Đánh giá, thực thi và duy trì việc kiểm kê cơ sở nguồn nhân lực, sựphân bố và những thuộc tính nghề nghiệp khác có tương quan với YTCC. – Dự báo những nhu yếu về nguồn nhân lực cả về số lượng lẫn chấtlượng. – Đảm bảo cơ sở nguồn nhân lực tương thích cho những hoạt động giải trí YTCC. – Đảm bảo cho những cán bộ, nhân viên cấp dưới được giáo dục, giảng dạy, và đàotạo liên tục một cách cơ bản và có chất lượng cao. – Điều phối việc phong cách thiết kế và phân bổ những chương trình dào tạo giữa cáccơ sở giảng dạy và nguồn nhân lực ; với giữa cán bộ quản trị và cán bộ thựchành YTCC. – Tạo điều kiện kèm theo, khuyến khích và động viên việc giáo dục nghềnghiệp liên tục. – Theo dõi và nhìn nhận những chương trình huấn luyện và đào tạo. Chức năng 7 : Tăng cường sức khỏe thể chất, sự tham gia của xã hội trong côngtác chăm nom sức khỏe thể chất và làm cho người dân ý thức được đó là quyền hạn củamình. – Đóng góp vào việc tăng cường kiến thức và kỹ năng và năng lực của cộng đồngnhằm làm giảm mức độ nhạy cảm của hội đồng với những rủi ro tiềm ẩn và sự tổnhại sức khỏe thể chất. – Tạo môi trường tự nhiên thao tác cho những lựa chọn lành mạnh, đó phải lànhững lựa chọn thuận tiện, bằng việc kiến thiết xây dựng sự link, tăng cường những điềuluật tương thích, phối hợp liên ngành làm cho những chương trình nâng cao sứckhỏe có hiệu suất cao hơn và ủng hộ những nhà chỉ huy trong việc thực thi cácvấn đề sức khỏe thể chất ưu tiên. – Nâng cao nhận thức của người dân nhằm mục đích biến hóa cách sống, đóngvai trò tích cực trong việc đổi khác những chuẩn mực hội đồng về những hành vicá biệt nhằm mục đích đạt được sự biến hóa hành vi một cách lâu dài hơn và trên một quymô to lớn. – Tạo điều kiện kèm theo thuận tiện và hình thành những mối quan hệ đối tác chiến lược giữacác nhóm và tổ chức triển khai nhằm mục đích tăng cường, động viên việc nâng cao sức khỏe thể chất. – Truyền thông qua tiếp thị xã hội và truyền thông online đại chúng có địnhhướng. – Cung cấp những nguồn thông tin về sức khỏe thể chất dễ tiếp cận tại cộngđồng. Chức năng 8 : Đảm bảo chất lượng dịch vụ sức khỏe thể chất cho cá thể vàcho hội đồng : – Xác định những chuẩn chất lượng tương thích cho những dịch vụ sức khỏecho cá thể và cho hội đồng. – Xây dựng quy mô nhìn nhận chất lượng. – Xác định những công cụ thống kê giám sát chuẩn xác. – Theo dõi, bảo vệ tính bảo đảm an toàn và sự cải tổ chất lượng liên tục. Chức năng 9 : Nghiên cứu, tăng trưởng và thực thi những giải phápYTCC mang đặc thù thay đổi : – Xây dựng một chương trình toàn diện và tổng thể điều tra và nghiên cứu YTCC. – Xác định những nguồn lực tương thích cho việc hỗ trợ vốn những nghiên cứu và điều tra. – Khuyến khích hợp tác và tăng trưởng sáng tạo độc đáo link giữa những cơquan và tổ chức triển khai hoạt động giải trí trong nghành sức khỏe thể chất để xác lập hỗ trợ vốn chocác chương trình nghiên cứu và điều tra. – Đảm bảo bảo đảm an toàn về mặt đạo đức tương thích cho những nghiên cứuYTCC. – Xây dựng tiến trình cho việc truyền bá những hiệu quả điều tra và nghiên cứu. – Động viên sự tham gia của những nhân viên cấp dưới YTCC vào những nghiên cứuở mọi Lever. – Xây dựng những chương trình mới để xử lý những yếu tố YTCC đãđược xác lập. III – NGÀNH Y HỌC DỰ PHÒNG1. Định nghĩaHội đồng YHDP Hoa Kỳ ( ABPM ) định nghĩa : Y tế dự phòng là mộtchuyên ngành của y khoa thực hành thực tế tập trung chuyên sâu vào sức khoẻ của cá thể, hội đồng hay những nhóm dân số xác lập. Mục tiêu của nó là để bảo vệ, tăngcường và duy trì sức khỏe thể chất và chất lượng đời sống, để phòng ngừa bệnh tật, tàn tật và tử trận. Trên website của Từ điển bách khoa toàn thư Nước Ta định nghĩa : “ Yhọc dự phòng là nghành y học chuyên điều tra và nghiên cứu và tiến hành thực hiệncác giải pháp nhằm mục đích phòng tránh bệnh tật, tai nạn đáng tiếc để giữ gìn và nâng cao sứckhoẻ cho mỗi người và cho hội đồng xã hội, cải tổ môi trường tự nhiên ( vạn vật thiên nhiên, hoạt động và sinh hoạt đời sống, lao động sản xuất, … ). YHDP gồm có : vệsinh học, dịch tễ học và 1 số ít môn học tương quan như di truyền, miễn dịch, sinh học, vi sinh và kí sinh y học, y học lao động, y học xã hội, dinhdưỡng, … Bản chất của y học tân tiến là dự phòng. Chữa bệnh tốt, tích cựcphục hồi toàn vẹn sức khoẻ như trước khi bị bệnh cũng là một mặt củaYHDP ”. Trong khi YHLS chăm sóc đến chẩn đoán và điều trị bệnh cho mỗi cáthể bệnh nhân thì YTCC chăm sóc nhiều hơn đến phòng bệnh và nâng caosức khỏe cho hội đồng. YHDP là sự tổng hợp của YHLS và YTCC, ngườilàm công tác làm việc dự phòng vừa phải có kỹ năng và kiến thức, trình độ lâm sàng, đồngthời cũng cần cả những kỹ năng và kiến thức, kiến thức và kỹ năng về YTCC.Ở những nước đang tăng trưởng, bác sĩ YHDP có trách nhiệm phòng ngừa vàdập tắt những đợt dịch bệnh bùng phát bằng những giải pháp như nâng cao vệsinh dịch tễ và điều kiện kèm theo sống cho nhân dân, sử dụng vaccine hay tuyêntruyền giáo dục trong quảng đại quần chúng nhân dân. Còn ở những nước pháttriển, YHDP gồm có những cuộc điều tra và nghiên cứu lan rộng ra và tăng trưởng nhưquản lý những nguồn phân phối thực phẩm, huấn luyện và đào tạo đội ngũ dịch tễ để dập tắtnhững đợt bùng dịch và dự phòng để nó không xảy ra nữa. Ngoài ra YHDP cũng là một ngành khoa học với sự phối hợp của rấtnhiều ngành như kinh tế tài chính, tâm ý, truyền thông online …. những yếu tố xã hội và đặcbiệt là những rủi ro tiềm ẩn tác động ảnh hưởng của những dịch bệnh nguy khốn. Rất nhiềunhà khoa học, tâm lý học và kinh tế tài chính học cũng thao tác trong ngành YHDP đểhỗ trợ giúp đỡ những người nghèo, vị thế xã hội thấp không được hưởngnhững khuyến mại của xã hội như học tập, vui chơi và những quyền con người. 2. Chức năng của YHDPHệ thống y tế dự phòng ( YTDP ) có những công dụng cơ bản sau : – Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Phòng chống HIV / AIDS – Phòng chống bệnh không lây nhiễm – Kiểm dịch y tế biên giới – Sử dụng vaccine, sinh phẩm y tế ; tiêm chủng lan rộng ra – Thanh tra bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm – Công tác dinh dưỡng cho hội đồng – Quản lý, chăm nom y tế học đường – Công tác khoa học môi trường tự nhiên và quản trị môi trường tự nhiên y tế – Công tác y học lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp – Phòng chống tai nạn thương tâm thương tíchCác nghành này sẽ được nói rõ ở những phần khác của tài liệu này. Người ta chia dự phòng ra làm 3 Lever : Dự phòng cấp 1 là tác động ảnh hưởng vào thời kì khỏe mạnh, nhằm mục đích làm giảmkhả năng Open của bệnh, hay chính là giảm tỷ suất mới mắc, muốn đạtđược điều đó thì phải tăng cường những yếu tố bảo vệ, vô hiệu những yếu tố nguycơ. Hay nói ngắn gọn, dự phòng cấp 1 là không để bệnh xảy ra. Tăng cường sức khỏe thể chất nói chung bằng tập luyện thể dục thể thao, sinhhoạt siêu thị nhà hàng điều độ hợp vệ sinh … chính là tăng cường những yếu tố bảo vềkhông đặc hiệu, tiêm chủng vaccine phòng bệnh là tạo ra những yếu tố bảo vệđặc hiệu. Không hút thuốc lá, bỏ hút thuốc là chính là vô hiệu yếu tố nguy cơcủa ung thư phổi, của những bệnh tim mạch. Dự phòng cấp 2 là phát hiện bệnh sớm, khi bệnh mới chỉ có những dấuhiệu sinh học, chưa có biểu lộ lâm sàng, khi phát hiện được bệnh thì tiếnhành can thiệp kịp thời sẽ ngăn ngừa sự diễn biến liên tục của bệnh ; tùy theomỗi bệnh và điều kiện kèm theo y tế được cho phép hoàn toàn có thể triển khai những chương trình pháthiện bệnh khác nhau ở những quần thể khác nhau … sẽ làm giảm tỷ suất hiệnmắc, giảm tỷ suất tử trận … Nói đơn thuần, dự phòng cấp 2 là khi bệnh đã xảy rathì cần điều trị sớm để bệnh không nặng thêm. Dự phòng cấp 3 là điều trị bệnh hài hòa và hợp lý nhằm mục đích ngăn ngừa những diễnbiến xấu hay biến chứng của bệnh, phục sinh sức khỏe thể chất cho người bệnh. Vớibệnh truyền nhiễm điều trị triệt để cho người bệnh là vô hiệu nguồn truyềnnhiễm quan trọng, bảo vệ sức khỏe thể chất hội đồng. Nói cách khác, dự phòng cấp3 chính là khi đã mắc bệnh không để tàn phế hay tử trận. Đôi khi, người ta còn chia dự phòng cấp 1 thành dự phòng cấp 0 ( dựphòng khởi đầu ) và dự phòng cấp 1. Các bác sĩ YHDP chăm sóc đến những yếu tố sức khỏe thể chất ( bệnh tật ) ởnhững nhóm dân cư đặc trưng như : những người chịu ảnh hưởng tác động của nhiềuyếu tố rủi ro tiềm ẩn mắc bệnh với tỷ suất mắc cao hoặc thấp nhưng là bệnh nguyhiểm, tàn phế hay tỷ suất tử trận cao. YHDP cũng chăm sóc đến 1 số ít vấnđề sức khỏe thể chất của một nhóm nhỏ trong dân số như thực trạng mang thai của trẻvị thành niên ở khu vực đô thị. YHDP còn chú ý quan tâm đến những bệnh không lây nhiễm. Các bác sĩ YHDP cóđối tượng là những bệnh nhân trong hội đồng đến tư vấn về dự phòng cấphai, cấp ba, qua đó giúp hạn chế tiếp xúc với những yếu tố rủi ro tiềm ẩn nhằm mục đích giảmmắc bệnh, tàn phế hay giảm chết. Hiện nay, công tác làm việc dự phòng đang chuyểntừ việc chỉ chú trọng đến những bệnh nhiều người mắc sang giúp họ tránh cácyếu tố rủi ro tiềm ẩn đơn cử dẫn tới những bệnh đó như dinh dưỡng hài hòa và hợp lý, không hútthuốc, tình dục bảo đảm an toàn, rèn luyện thể lực, nghĩa là chuyển từ dự phòng cổđiển sang trấn áp hành vi, lối sống không lành mạnh, … một cách chủđộng. Người bác sĩ YHDP vừa được đào tạo và giảng dạy để trở thành thầy thuốc nhưngcũng được học để có kỹ năng và kiến thức và kiến thức và kỹ năng về YTCC như : quản trị y tế, đánhgiá hoạt động giải trí y tế, truyền thông online giáo dục sức khỏe thể chất … giúp họ thao tác vớicộng đồng trong những hoạt động giải trí phòng bệnh. Tuy nhiên, bác sĩ YHDP cònthiên về sử dụng những kỹ thuật y sinh học hơn là sử dụng những kỹ năng và kiến thức vềYTCC, ví dụ : những điều tra và nghiên cứu thực nghiệm và nghiên cứu và điều tra lâm sàng về cácảnh hưởng của những yếu tố bất lợi như chất độc trong môi trường tự nhiên, vi sinh vậtgây bệnh, những yếu tố vật lý trên sức khỏe thể chất những hội đồng với những đặc điểmnhân khẩu học khác nhau hay những quần thể người lao động nghề nghiệp đặctrưng như : – Đo đạc, nhìn nhận ô nhiễm thiên nhiên và môi trường bằng máy móc thiết bị. – Khám lâm sàng, thống kê, nghiên cứu và phân tích quy mô bệnh tật tại những cơ sởy tế. – Nghiên cứu gây bệnh thực nghiệm trên súc vật để xác lập độctính, ảnh hưởng tác động của mạng lưới hệ thống chuyển hóa hay đổi khác cấu trúc, đổi khác bệnhlý của những mạng lưới hệ thống cơ quan của khung hình. – Nghiên cứu xác lập có số lượng giới hạn tiếp xúc được cho phép của những yếu tốđộc hại trong thiên nhiên và môi trường hay điều kiện kèm theo lao động bất lợi. – Giám sát tỷ suất hiện mắc và tỷ suất mới mắc những bệnh tật qua sử dụngcác xét nghiệm cận lâm sàng hoặc khám lâm sàng. – Nghiên cứu quy luật dự báo tình hình sức khỏe thể chất, bệnh tật. – Áp dụng những giải pháp phòng bệnh, khống chế dịch bệnh. IV – THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU NGUỒN NHÂN LỰC YTCC và YHDP TRONG HỆ THỐNG Y TẾ HIỆN NAYNikolai Ivanovich Pirogov ( 1810 – 1881 ) người Nga, thiên tài về giảiphẫu, thực nghiệm, lâm sàng và giải phẫu bệnh, một nhà phẫu thuật lớn cótiếng trên quốc tế, đã nhận thức đúng hướng YHDP : “ Tương lai thuộc về yhọc dự phòng ”. Có thể thấy rõ, quy mô bệnh tật mà nước ta đang phải đương đầu hiệnnay là rất lớn, tất cả chúng ta không hề kỳ vọng rằng xây thêm bệnh viện hay nhậpthiết bị y khoa văn minh sẽ xử lý được yếu tố. Nhu cầu tăng cường cơsở vật chất y tế văn minh là thiết yếu nhưng một nhu yếu khác lâu dài hơn hơn vàquan trọng hơn là kiến thiết xây dựng một mạng lưới y tế hội đồng hay YTDP.YTCC và YHDP không chỉ chăm sóc đến những bệnh truyền nhiễm haysuy dinh dưỡng, mà còn tương quan trực tiếp đến những bệnh mãn tính như timmạch, viêm xương khớp, đái tháo đường, cao huyết áp, tai biến, loãngxương, ung thư, … YTDP ý niệm rằng sự phát sinh những bệnh mãn tính làhệ quả của một quy trình tích góp những rối loạn sinh lí qua phơi nhiễm cácyếu tố rủi ro tiềm ẩn. Do đó, can thiệp vào những yếu tố rủi ro tiềm ẩn sẽ làm giảm nguycơ mắc bệnh ở quy mô hội đồng. Thành công một ca giải phẫu hoàn toàn có thể cứusống một mạng người, nhưng thành công xuất sắc trong một kế hoạch YTDP có thểcứu sống nhiều triệu người, và lê dài tuổi thọ cũng như nâng cao chấtlượng sống cho cả một dân tộc bản địa. Vạch định và thực thi thành công xuất sắc một chiếnlược YTDP chính là những góp phần thầm lặng của những nhà YTDP.Hàng năm, Nước Ta có khoảng chừng 3,5 triệu người mắc những bệnh truyềnnhiễm, hàng nghìn trường hợp tử vong do mắc những bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp … Thêm vào đó, Nước Ta cũng nằm trong xu thế chung của sức khỏethế giới lúc bấy giờ, tức là tất cả chúng ta có một tỉ lệ tương đối cao về những bệnhkhông lây nhiễm như tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường … Các bệnhlây nhiễm và không lây nhiễm đang trở thành một gánh nặng bệnh tật chonước ta. Nhưng thực tiễn, công tác làm việc YTCC-YHDP chưa thực sự được chăm sóc, góp vốn đầu tư đúng mức của những cấp ủy đảng, chính quyền sở tại. Đội ngũ cán bộ YTDPcòn thiếu, số cán bộ được huấn luyện và đào tạo chuyên ngành YTDP còn ít ; cơ sở hạ tầngcủa mạng lưới hệ thống YTDP đã từng bước được tăng cấp tuy nhiên chưa cung ứng đượcyêu cầu. Theo số liệu của Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật và y tế dựphòng – Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, tại những TT YTDP huyệnhiện mới chỉ có 20 cán bộ / TT ( trong khi nhu yếu là 35 cán bộ ). Ngaytại những viện thường trực Bộ Y tế, số lượng cán bộ có trình độ trên ĐH cũngchỉ chiếm hơn 50%, gần ba phần tư cán bộ làm công tác làm việc YTDP chưađược đào tạo và giảng dạy chuyên khoa. Theo đánh giá và nhận định chung, nguồn lực cán bộ mới đápứng khoảng chừng 76 % nhu yếu ở tuyến TW, 55 % nhu yếu tuyến tỉnh, 43 % nhu yếu tuyến huyện. Năm 2009, mạng lưới hệ thống mới có 19.315 cán bộ trong khinhu cầu tới năm 2020 là 57.980 cán bộ. Phần lớn trong số cán bộ tuyến tỉnh, huyện chưa được giảng dạy nâng cao, đặc biệt quan trọng về dịch tễ học nên thiếu khảnăng nghiên cứu và phân tích, nhìn nhận yếu tố. Năng lực đội ngũ cán bộ còn yếu ( tuyếnhuyện có khoảng chừng 77 % có trình độ tầm trung ). Cụ thể, số lượng cán bộ so với từng tuyến nhu yếu như sau : – Tuyến Trung ương gồm 14 viện : mỗi viện 80-200 cán bộ. – Tuyến tỉnh có 63 TT YTDP và những TT : kiểm dịch y tếquốc tế, phòng chống sốt rét, sức khỏe thể chất thiên nhiên và môi trường và y tế lao động, phòngchống HIV / AIDS, phòng chống những bệnh xã hội, truyền thông online giáo dục sứckhỏe. Mỗi TT cần khoảng chừng 25-50 cán bộ. – Tuyến xã có gần 11.000 trạm y tế xã, mỗi trạm cần 5-10 cán bộ. Đào tạo nhân lực cho ngành YTDP đã được nhà nước ta chú trọng từlâu. Trước năm 1998, quy mô đào tạo và giảng dạy bác sĩ YHDP ở nước ta là huấn luyện và đào tạo hệsinh viên y đa khoa, đến hết năm thứ 4 hệ 6 năm thì có những pháp luật bắtbuộc sinh viên phải theo học chuyên khoa vệ sinh dịch tễ, và tốt nghiệp bácsĩ YHDP. Mô hình này không có được sự hưởng ứng của sinh viên vì ngay từkhi nhập học họ đã muốn trở thành bác sĩ đa khoa rồi. Vì thế rất nhiều sinhviên học xong chuyên khoa vệ sinh dịch tễ đã chuyển sang làm ở bệnh viện, dẫn đến thiếu vắng nguồn nhân lực YTDP. Trong quá trình từ 1998 đến2005, quy mô giảng dạy bác sĩ YHDP lại chuyển sang hình thức huấn luyện và đào tạo sinhviên y đa khoa đến hết năm thứ 5 thì cho sinh viên tự nguyện ĐK họcchuyên khoa vệ sinh dịch tễ. Đã có rất ít sinh viên ĐK tự nguyện, vì vậynguồn nhân lực vẫn thiếu vắng trầm trọng. Đáp ứng nhu yếu cấp thiết đó, từ năm 2005 Bộ Giáo dục đào tạo và Đào tạođã được cho phép mở ngành giảng dạy bác sĩ YHDP chính quy ( đào tạo và giảng dạy 6 năm ) songsong với chương trình giảng dạy bác sĩ đa khoa, những năm sau đó mở thêmcác hệ bác sĩ chuyên tu YHDP, kỹ thuật viên YHDP. Hiện nay, những cục, viện, TT thuộc nghành YTDP đều có nhu yếu tuyển dụngnguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt quan trọng là bác sĩ YHDP và cử nhân YTCC.Nhưng theo thống kê giám sát của Bộ Y tế, đến năm năm ngoái mới chỉ có khoảng chừng 41 % vịtrí công tác làm việc cần bác sĩ YHDP có bác sĩ YHDP về thao tác ( chưa tính số nghỉhưu hoặc chuyển công tác làm việc khác ). Vì vậy trong công văn số7514 / BGDĐT-GDĐH ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Bộ Giáo dục đào tạo và Đàotạo gửi Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chấp thuận đồng ý để Trường Đại học Y HàNội và Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh thiết kế xây dựng chương trình đàotạo văn bằng 2 bác sĩ YHDP cho đối tượng người dùng tuyển sinh là những người tốtnghiệp ĐH chính quy những ngành gần như cử nhân điều dưỡng, cử nhân ysinh học, cử nhân hoá học, cử nhân YTCC. Dự kiến chương trình giảng dạy sẽđược đưa vào thử nghiệm vào năm 2012, nhằm mục đích góp thêm phần tăng cường nguồnnhân lực đang thiếu vắng trong mạng lưới hệ thống YTDP.PHẦN IIKHOA Y TẾ CÔNG CỘNG – ĐH Y DƯỢC HUẾI – TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾTrường Đại học Y Dược Huế tiền thân là Trường Cán sự Y tế và Nữhộ sinh Quốc gia từ tháng 03 năm 1957. Đến tháng 8 năm 1959 Trường đượcchính thức xây dựng với tên gọi Trường ĐH Y khoa Huế. Từ năm1961 đến 1975 Trường chỉ đào tạo và giảng dạy bác sĩ y khoa. Sau ngày thống nhất đấtnước, năm 1976 Trường được tách từ Viện Đại học Huế và thường trực Bộ Ytế. Năm 1979, Trường hợp nhất với Bệnh viện Trung ương Huế thành Họcviện Y Huế lê dài trong 10 năm. Đến tháng 4 năm 1994 theo Nghị định30 / CP của Thủ tướng cơ quan chính phủ thì Trường lại thường trực Đại học Huế chođến nay. Ngày 26 tháng 3 năm 2007 Trường Đại học Y khoa Huế được Thủtướng chính phủ nước nhà ký Quyết định số 334 / QĐ-TTg về đổi tên thành Trường Đạihọc Y Dược thường trực Đại học Huế. Ngày 27 tháng 5 năm 2011, Trường Đại học Y Dược Đại học Huế vinhdự được quản trị nước Nguyễn Minh Triết ký quyết định hành động số 811 / QĐ – CTNvề việc phong tặng thương hiệu Anh hùng Lao động vì đã có thành tích đặc biệtxuất sắc trong lao động, phát minh sáng tạo, góp thêm phần vào sự nghiệp thiết kế xây dựng Chủnghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Trực thuộc nhà trường, Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huếđược xây dựng tháng 10/2002, trên cơ sở tăng cấp Trung tâm điều tra và nghiên cứu yhọc lâm sàng ( YHLS ), với gần 400 giường bệnh. Bệnh viện thực hành thực tế làbệnh viện đa khoa có tính năng trách nhiệm khám chữa bệnh, huấn luyện và đào tạo, nghiêncứu khoa học, hợp tác quốc tế và chăm nom sức khỏe thể chất hội đồng. Tháng9 / 2005 Bệnh viện trường đã đưa Trung tâm phẫu thuật những bệnh lý thần kinhsọ não bằng dao Gamma vào hoạt động giải trí, đây là thiết bị văn minh tiên phong cótại Nước Ta. Sự sinh ra của Trung tâm phẫu thuật bằng dao Gamma tại Bệnhviện Trường đã được Bộ Y tế đưa vào một trong 10 sự kiện điển hình nổi bật củangành Y tế Nước Ta năm 2005. Với những thành tựu đã đạt được và với đội ngũ nhân lực, cơ sở vậtchất, khoa học kỹ thuật lúc bấy giờ, Trường Đại học Y Dược Huế sẽ vững bướctrên con đường thực thi sứ mạng giảng dạy nguồn nhân lực ngành Y – Dược ởtrình độ ĐH và sau đại học ; nghiên cứu và điều tra khoa học và ứng dụngcác thành quả nghiên cứu và điều tra vào giảng dạy, khám chữa bệnh nhằm mục đích phân phối nhucầu chăm nom và bảo vệ sức khỏe thể chất cho nhân dân khu vực miền Trung – TâyNguyên và cả nước. II – KHOA Y TẾ CÔNG CỘNGKhoa Y tế công cộng thuộc Đại học Y Dược Huế có tiền thân là hai bộmôn Vệ sinh – Dịch tễ và Tổ chức Y tế trong quá trình 1975 – 1980, sau đó làbộ môn Vệ sinh – Dịch tễ và bộ môn Y học xã hội trong giai đoạn1980 – 2005. Từ tháng 3 năm 2005 đến nay, khoa có tên là Khoa Y tế côngcộng, thường trực Đại học Y Dược Huế. Hiện nay, về tổ chức triển khai khoa YTCC có 7 bộ môn, gồm có : Bộ môn Tâm lý – Giáo dục đào tạo sức khỏeBộ môn Tổ chức – Quản lý y tếBộ môn Dịch tễ họcBộ môn Dinh dưỡng – An toàn thực phẩmBộ môn Sức khỏe Môi trường – Sức khỏe nghề nghiệpBộ môn Thống kê – Dân số – Sức khỏe sinh sảnBộ môn Y học gia đìnhVới nguồn nhân lực có nhiều phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sĩ, bác sĩ, cửnhân như lúc bấy giờ, khoa YTCC luôn triển khai tốt tính năng đào tạo và giảng dạy những bậcđại học, sau đại học, điều tra và nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế và cung ứng cácdịch vụ tương hỗ. Cụ thể, về đào tạo và giảng dạy khoa giảng dạy trình độ ĐH cho những lớp Cử nhânYTCC, Bác sĩ YHDP, giảng dạy về YTCC cho những lớp y đa khoa, răng hàmmặt, y học truyền thống, dược, điều dưỡng, kỹ thuật y học. Khoa cũng giảng dạycho những lớp sau đại học như Chuyên khoa cấp I YTCC, chuyên khoa cấp IIQuản lý y tế, Thạc sĩ YTCC, Tiến sĩ YTCC, CK1 bác sĩ YHDP ; CK2 bác sĩYHDP. Trong nghành điều tra và nghiên cứu khoa học, khoa YTCC đã và đang thựchiện nhiều đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh và những đề tàihợp tác với quốc tế ; hướng dẫn sinh viên, học viên sau đại học thực hiệncác đề tài làm luận văn, luận án tốt nghiệp ; hướng dẫn sinh viên, học viênsau ĐH quốc tế thực tập và thực thi đề tài ở Nước Ta. Về hợp tác quốc tế, khoa YTCC đã thiết kế xây dựng những mối quan hệ tốt đẹpvà vững chắc trong giảng dạy và điều tra và nghiên cứu khoa học với những đối tác chiến lược ở HoaKỳ, Úc, Hà Lan, Ý, Đức, Pháp, Bỉ, Phần Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, TháiLan … Ngoài ra, khoa YTCC Đại học Y Dược Huế còn cung ứng những dịch vụtư vấn về đào tạo và giảng dạy và lập kế hoạch những chương trình y tế, phân phối chuyêngia tư vấn độc lập cho những chương trình, dự án Bất Động Sản ; góp thêm phần không nhỏ vào sựphát triển của trường Đại học Y Dược Huế nói riêng và ngành y tế nói chung. III – SINH VIÊN KHOA Y TẾ CÔNG CỘNG1. Giới thiệu về hai khối sinh viên YTCC và YHDPSinh viên khoa YTCC gồm hệ cử nhân YTCC và hệ Bác sĩ YHDP.Khóa sinh viên hệ cử nhân YTCC tiên phong được tuyển sinh vào nămhọc 2005 – 2006 và học tập tại phân hiệu Đại học Huế ở Quảng Trị. Đếnnăm học 2007 – 2008, hai khóa tiên phong từ Quảng Trị chuyển vào học tạitrường Đại học Y Dược Huế, khóa thứ 3 tuyển sinh và học tại trường. Đếnnay khoa đã đào tạo và giảng dạy đến khóa thứ 8 hệ cử nhân YTCC, sinh viên khóa đầutiên tốt nghiệp năm 2009 và những khóa sau đó đều tìm được việc làm phù hợpvới chuyên ngành, trải suốt từ bắc vào nam. Theo thống kê mới gần đây, việc làm và nơi làm thao tác của cử nhânYTCC từ khoá 1 đến khoá 3 tương ứng với số lượng cử nhân như sau : – Theo địa phương, TP. Hà Nội và những tỉnh lân cận : 9 cử nhân ; Tỉnh Thái Bình, Thanh Hoá và Nghệ An : 13 ; thành phố Hà Tĩnh : 8 ; Quảng Bình : 7 ; Quảng Trị : 13 ; Thừa Thiên Huế : 32 ; Thành Phố Đà Nẵng : 14 ; Quảng Nam : 6 ; Tỉnh Quảng Ngãi : 2 ; BìnhĐịnh và Khánh Hoà : 4 ; Gia Lai và Đaklak : 2 ; Đồng Nai : 9 ; TP Hồ Chí Minh : 6. – Theo nhóm nghề nghiệp, làm kế hoạch : 28 ; tiếp thị quảng cáo : 11 ; giảngdạy : 19 ; dự án Bất Động Sản : 5 ; những nghành tương quan đến DD-VSATTP, sức khoẻ nghềnghiệp, vệ sinh phòng bệnh, HIV / AIDS. .. : 52 ; ngoài ngành y : 10V ới sinh viên hệ bác sĩ YHDP, từ năm học 2007 – 2008, khóa sinhviên hệ bác sĩ YHDP tiên phong được tuyển sinh với 54 sinh viên, thuộc khoaYTCC. Đến nay, đã có 6 khóa sinh viên YHDP được tuyển sinh và đào tạo và giảng dạy, với gần 700 sinh viên đến từ nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Đâysẽ là một lực lượng cán bộ y tế hùng hậu trong tương lai, có trình độchuyên môn vững vàng để phân phối nhu yếu ngày càng cao của xã hội trongcông tác chăm nom và bảo vệ sức khỏe thể chất nhân dân. Sinh viên trường Đại học Y Dược Huế nói chung và sinh viên khoaYTCC nói riêng là những người trẻ tuổi vừa tích cực trong học tập vừa năngđộng trong nhiều hoạt động giải trí như trong công tác làm việc Đoàn người trẻ tuổi, Hội sinhviên, những hoạt động giải trí văn nghệ – thể thao, công tác làm việc xã hội … Luôn giữ lửatruyền thống của người đi trước và truyền lại cho những thế hệ sau. 2. Một số hoạt động giải trí của sinh viên khoa YTCC2. 1. Giao lưu khoa sinh viên Khoa YTCCNhằm tương hỗ sinh viên ngành học cử nhân YTCC và bác sĩ YHDPđược giao lưu, đối thoại, trao đổi kinh nghiệm tay nghề học tập và nhằm mục đích giúp những bạnnắm rõ đặc trưng của ngành để có xu thế học tập tốt hơn. Hằng năm, ngoài những hoạt động giải trí giao lưu về văn nghệ, thể dục thể thao Đoàn người trẻ tuổi, Hội sinh viên tổ chức triển khai, dưới sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường, Đoàntrường và đặc biệt quan trọng từ Ban Chủ nhiệm Khoa YTCC những khối lớp 2 ngành cửnhân YTCC và bác sĩ YHDP tổ giao lưu giữa những sinh viên với chủ đề “ Gặpgỡ – giao lưu – san sẻ kinh nghiệm tay nghề ”. Những buổi giao lưu, đối thoại này đã trở thành một phần không thểthiếu của những sinh viên trongkhoa YTCC. Với mục đíchgiải đáp những vướng mắc chonhững sinh viên khi bướcvào trường đồng thời tăngcường tình đoàn kết vữngmạnh, san sẻ kinh nghiệmhọc tập giữa những sinh viêntrong khoa, những buổi giaolưu đã diễn ra trong khôngkhí vui mắt và cởi mở. Đến với buổi giao lưu những bạn sinh viên có thời cơ trao đổi kinhnghiệm học tập, kinh nghiệm tay nghề sống … Rất nhiều câu hỏi đã được những bạn sinhviên đặt ra và những bạn cũng nhận được những câu vấn đáp xác đáng từ phíathầy cô và từ những khuôn mặt sinh viên tiêu biểu vượt trội của khoa YTCC tronghọc tập và công tác làm việc đoàn thể, đã phần nào gỡ bỏ nhiều do dự của cácbạn. Các sinh viên khóa trước cũng trò chuyện rất là cởi mở với những bạntân sinh viên nhằm mục đích đưa đến cho những bạn những kinh nghiệm tay nghề, phươngpháp học tập hiệu suất cao đồng thời tạo mối link bền chặt giữa sinh viêntrong khoa. Ngoài ra đây cũng là thời cơ những bạn sinh viên hoàn toàn có thể trao đổi vớicác anh chị cựu sinh viên về những việc làm trong bước đầu của họ sau khi ratrường và những khó khăn vất vả thuận tiện. Qua những buổi giao lưu này những bạn sinh viên hoàn toàn có thể hiểu đúngchuyên ngành mình, tự tin hơn, thương mến hơn trong quy trình học và luôn coinhững kỹ năng và kiến thức và kinh nghiệm tay nghề quý báu thu lượm được là hành trang chonhững ngày còn ngồi trong ghế nhà trường. 2.2. Giao lưu với sinh viên quốc tế Trường Đại học Công nghệQueensland ( QUT – Úc ) Trên nền tảng hợp tác giữa Khoa YTCC trường Đại học Y Dược Huếvà Đại học Công nghệ Queensland ( QUT – Úc ), hàng năm những đợt thực tậpsinh viên giữa hai trường đều được tổ chức triển khai. Đây là thời cơ giao lưu học tậplẫn nhau trong tình hữu nghị và hợp tác tại Khoa YTCC, trường Đại học YDược Huế. Mục đích của những đợtthực tập là khám phá về môhình y tế Nước Ta, cácchương trình giáo dục truyềnthông, chăm nom sức khỏe thể chất, phân tích sự khác nhau trong hệthống giáo dục sức khỏe thể chất giữahai nước ; thực tập những kỹ năngvề nghiên cứu và điều tra định tính thôngqua đàm đạo nhóm ( focus-group discussions ( FGD ) ), phỏng vấn sâu ( In-depth interview ) … Ngoài những hoạt động giải trí học tập, những sinh viên này còn được tham gia chươngtrình giao lưu văn hóa truyền thống với cán bộ TT Nghiên cứu sức khỏe thể chất hội đồng ( ICCCHR ), cán bộ giảng dạy Khoa YTCC và những sinh viên khoa YTCC ( cửnhân YTCC và bác sĩ YHDP ) nhằm mục đích khám phá thêm về sự giao thoa văn hóagiữa hai nước Úc – Việt. Trong chương trình giao lưu, những sinh viên haitrường được trình làng về lịch sử vẻ vang, về bộ môn, vài nét chính về sinh viên hainước ; san sẻ kinh nghiệm tay nghề học tập nhất là phương pháp học tín chỉ, cơ hộiviệc làm sau khi ra trường, mạng lưới hệ thống giáo dục bậc ĐH ở cả hai vương quốc, trao đổi tìm hiểu và khám phá về con người, lối sống và những đặc thù văn hóa truyền thống xã hội. Những giờ đàm đạo được diễn ra sôi sục, những bạn sinh viênchuyên ngành YHDP và YTCC đặt những câu hỏi để tìm hiểu và khám phá thêm về : hệthống chăm nom sức khỏe thể chất tại Úc, những yếu tố sức khỏe thể chất phổ cập ở những cộngđồng Úc ; những yếu tố sức khỏe thể chất thiên nhiên và môi trường và lao động, … và những bạn Úc cũngtrao đổi nhiều về văn hóa truyền thống, giáo dục tại Nước Ta. Thông qua chương trình, những sinh viên đã có một buổi giao lưu thành công xuất sắc với những kinh nghiệm tay nghề hếtsức giá trị và mang lại nhiều có ích. Chương trình này đã làm thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa trườngĐại học Y Dược Huế và tăng cường, thôi thúc mối quan hệ hợp tác tích cựcgiữa 2 trường nói chung và khoa YTCC nói riêng, tiến tới những hợp tácmang tính vĩ mô hơn trong tương lai. 2.3. Giao lưu với sinh viên quốc tế Trường Đại học Khon Kaen – TháiLanHoạt động trao đổi sinh viên trong chương trình hợp tác quốc tế là mộtchương trình thường niên, mở màn từ thỏa thuận hợp tác hợp tác quốc tế năm2007, theo đó hàng năm sẽ có hoạt động giải trí trao đổi sinh viên giữa 2 trường, một năm ở Đại học Y Dược Huế và năm tiếp theo sẽ ở Đại học Khon KaenThái Lan và ngược lại. Ở mỗi đợt trao đổi sinh viên ( Students Exchange ), sẽcó khoảng chừng 10 đến 15 sinhviên của mỗi trường tham giahọc tập, trao đổi kỹ năng và kiến thức, vănhóa tại trường địa phương. Phíangược lại cũng sẽ có một nhómsinh viên tham gia công tác làm việc tổchức những hoạt động giải trí giao lưuvăn hóa, học tập cũng như thamgia những hoạt động giải trí nằm trongkhuôn khổ chương trình. Chương trình lần tiên phong diễn ra vào tháng 8 năm 2010 ở ĐH KhonKaen Thailand, và đến nay đã là lần thứ 4, vừa diễn ra vào trung tuần tháng10 năm 2012 tại ĐH Y Dược Huế. Trong khuôn khổ chương trình trao đổi sinh viên năm 2011 ở đại họcY Dược Huế, đoàn sinh viên xứ sở của những nụ cười thân thiện với sự đứng vị trí số 1 của giáo sư Woongsacùng những cán bộ trẻ và 15 sinh viên khoa YTCC ĐH Khon Kaen cùng tậpthể cán bộ giảng dạy khoa YTCC và 27 sinh viên khoa YTCC ĐH YDược Huế đã có một tuần học tập và hoạt động và sinh hoạt đáng nhớ ở Huế. Cùng nhauhọc tập ở những lớp với những giờ học song ngữ, trao đổi trực tiếp với cácbạn trong nhóm, trong lớp về bài học kinh nghiệm cũng như những yếu tố tương quan, tổ chứcbuổi học nhóm trao đổi trực tiếp kiến thức và kỹ năng trình độ cũng như những khíacạnh về văn hóa truyền thống, việc làm … Tham quan học tập tại TT YTDP thànhphố Huế, cùng tìm hiểu và khám phá đặc trưng việc làm ở mỗi vùng miền khác nhau, du lịch thăm quan trạm y tế Thủy Phù, cùng trao đổi và khám phá về tình hình sứckhỏe, thao tác ở địa phương. Ở mỗi nơi đoàn sinh viên Thái đi qua đều đểlại những ấn tượng tốt trong mắt những người làm tổ chức triển khai ở mỗi cơ quan, cũng như ấn tượng tốt từ những người trực tiếp tham gia trong suốt chươngtrình trao đổi học tập. Bên cạnh trao đổi học tập thì trao đổi văn hóa truyền thống cũng là một phần khôngthể thiếu, tổ chức triển khai du lịch thăm quan một số ít danh lam thắng cảnh ở Huế, những nét đặctrưng văn hóa truyền thống như ẩmthực, nghệ thuật và thẩm mỹ … cũng đượclồng ghép vào chương trình. Các hoạt động giải trí đó đã để lạinhững ấn tượng, những kỷniệm đẹp khó phai cho nhữngbạn sinh viên đến từ 2 Đấtnước, 2 nền văn hóa truyền thống khácnhau … Ngoài những hoạt độnggiao lưu sinh viên quốc tế, sinh viên Khoa YTCC có thời cơ tham gia những hộithảo quốc tế ở Nước Ta cũng như ở quốc tế trải qua những đề tài nghiêncứu cá thể hay tập thể. Như nhóm sinh viên cử nhân YTCC ( 20092013 ) tham gia Hội nghị Quốc tế về YTCC những nước Tiểu vùng Sông MêKong lần thứ 3 tại Viên Chăn, Lào ( 8/2011 ) ; nhóm 3 sinh viên YHDP vàYTCC tham gia Hội nghị Quốc tế về YTCC những nước Tiểu vùng sông MêKông lần thứ 4 tại Côn Minh, Trung Quốc 9/2012 và ngoài những sinh viên KhoaYTCC còn được tham gia những buổi báo cáo giải trình, giảng dạy của những giáo sư, chuyên viên quốc tế về thống kê, dịch tễ học, y sinh học … PHẦN III CHƯƠNG TRÌNHĐÀO TẠOI – CỬ NHÂN Y TẾ CÔNG CỘNG1. Giới thiệu ngành họcNgành YTCC chuyên giảng dạy cử nhân YTCC là những chuyên viên có khảnăng xác lập và nhìn nhận những yếu tố YTCC, lập kế hoạch và triển khai cáccan thiệp dựa trên những vật chứng để xử lý những yếu tố đó. 2. Mục tiêu tổng quátĐào tạo Cử nhân YTCC có y đức, sức khỏe thể chất, có kỹ năng và kiến thức khoa học cơbản, khoa học xã hội, y học cơ sở, YTCC và kỹ năng và kiến thức thực hành thực tế cơ bản vềYTCC để tham gia phát hiện và tổ chức triển khai xử lý những yếu tố sức khỏe thể chất ưutiên trong hội đồng, có năng lực tự học vươn lên, phân phối nhu yếu chămsóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. 3. Mục tiêu cụ thể3. 1. Về kỹ năng và kiến thức : Trình bày được những nguyên tắc và khái niệm cơ bản về YTCC.Trình bày được cách phát hiện và xử trí những yếu tố sức khoẻ phổbiến ở hội đồng. 3.2. Về kỹ năng và kiến thức : – Tham gia xác lập được những yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội ảnh hưởngđến sức khoẻ của hội đồng. – Tham gia xác lập được những yếu tố sức khoẻ ưu tiên của cộng đồngvà đưa ra những kế hoạch và giải pháp xử lý thích hợp. – Tham gia lập kế hoạch, đề xuất kiến nghị những giải pháp và tổ chức triển khai những hoạtđộng bảo vệ, chăm nom sức khoẻ cho hội đồng. – Theo dõi và tham gia nhìn nhận được việc triển khai những chương trìnhsức khoẻ tại hội đồng. – Tham gia giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch và tổ chức triển khai phòng chốngdịch tại hội đồng. – Giáo dục đào tạo sức khoẻ cho hội đồng nhằm mục đích thiết kế xây dựng lối sống và hànhvi có lợi cho sức khoẻ
Source: https://vh2.com.vn
Category : Công Cộng