Bài giảng Tâm lý học đại cương - Chương 1: Những vấn đề chung của tâm lý học pdf 11 2 MB 1 63 4.6 ( 18 lượt) Bạn đang...
Những thành tựu khoa học thế kỉ XX – Tài liệu text
Những thành tựu khoa học thế kỉ XX
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.25 KB, 143 trang )
Bạn đang đọc: Những thành tựu khoa học thế kỉ XX – Tài liệu text
Những thành tựu khoa học – kỹ thuật thế kỷ XX
Thế kỷ XX, cùng với chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học đã đặt những dấu ấn quan
trọng trong lịch sử nhân loại. Sự phát triển của khoa học thế kỷ XX không những mạnh
mẽ mà còn đồng đều trên cả lĩnh vực lý thuyết và ứng dụng. Ba ngành khoa học đạt được
nhiều thành tựu nhất trong thế kỷ XX là vật lý lượng tử, hàng không Vũ trụ và công nghệ
thông tin:
– Những thập niên đầu thế kỷ XX là thời kỳ của những thành tựu rực rỡ trong lĩnh vực
nghiên cứu thế giới vi mô. Những công trình của Planck, Einstein, Hess, Bohr, Broglie,
Pauli, Heisenberg, Curie đã xây dựng một hệ thống tư duy mới, không chỉ trong vật lý,
mà còn trong cả triết học.
– Những năm 60 và 70, cuộc chạy đua kinh tế, quân sự, khoa học giữa hai cường quốc
Liên Xô và Mỹ đã mang lại bước tiến lớn cho khoa học Vũ trụ: những vệ tinh nghiên cứu
Vũ trụ, con người đi vào không gian (1961), lên Mặt trăng (1969)
– Tiếp đó, thập niên 80 và 90 đã chứng kiến cuộc cách mạng mạnh mẽ và rộng rãi trong
lĩnh vực công nghệ thông tin mà cơ sở là sự ra đời và lớn mạnh của kỹ thuật vật liệu bán
dẫn và công nghệ vi mạch điện tử.
Ngoài ra, trong thế kỷ XX, con người đạt được những thành công trong hầu hết các lĩnh
vực khoa học khác như: hóa học, sinh học, y học, khảo cổ học
Sự phát triển của khoa học – kỹ thuật một cách trực tiếp hay gián tiếp có thể mang lại
cuộc sống vật chất và tinh thần tốt đẹp hơn cho con người. Mặt khác, chính những thành
tựu khoa học cũng có thể trở thành phương tiện của tội ác, gây ra những thảm họa cho
chính con người. Chúng ta không thể nào quên được hàng triệu tấn bom đã trút xuống
Trái đất trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) và lần thứ hai (1939- 1945); đó
là những sản phẩm thành công của ngành khoa học quân sự ở những quốc gia thám chiến.
Và năm 1945, thế giới kinh hoàng trước hình ảnh hai thành phố Hiroshima và Nagasaki
(Nhật Bản) bị phá hủy trong ít phút bởi những quả bom nguyên tử mà cơ sở chế tạo dựa
trên những công trình vĩ đại của Einstein, Curie, Rutherford, Chadwich Graham Nhớ lại
lời của Alfred Nobel đã từng nói: “Tôi hy vọng rằng nhân loại sẽ rút được từ những phát
minh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu”. Đó cũng chính là những gì toàn thể nhân
loại hy vọng và tin tưởng vào nền khoa học tương lai.
Phần “Khoa học – Kỹ thuật” của cuốn sách Một thế kỷ văn minh nhân loại được chia
thành hai phần:
– Phần I: Các thành tựu khoa học – kỹ thuật tiêu biểu thế kỷ XX.
– Phần II: Các nhà khoa học – kỹ thuật thế kỷ XX.
Ngoài ra, chúng tôi đưa vào hai phụ lục: Các giải Nobel khoa học tự nhiên thế kỷ XX;
Dự đoán các phát triển khoa học thế kỷ XXI.
Chúng tôi hy vọng, qua đây, các bạn sẽ thêm hiểu biết và trân trọng những thành tựu
khoa học kỳ diệu mà con người đã đạt được 100 năm qua, đồng thời hướng đến những gì
tốt đẹp hơn trong tương lai.
Việc lựa chọn các sự kiện khoa học và các nhà khoa học chắc hẳn không tránh khỏi
những ý kiến khác nhau. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến từ phía độc giả và xin
chân thành cảm ơn trước.
* Các thành tựu khoa học – kỹ thuật tiêu biểu thế kỷ XX
1900
Victor Grignard (Pháp) đưa ra một phương pháp tổng hợp hưu cơ (về sau gọi là phản ứng
Grignard).
Yếu tố cơ bản trong phản ứng Grignard là thuốc thử Grignard có bản chất là
ankylmagiêhalogenua RMgX hòa tan trong ête. Phạm vi ứng dụng của phản ứng
Grignard rất rộng. Công trình của Grignard mở ra một thời kỳ mới trong tổng hợp hữu
cơ.
14-12-1900
M. Planck (Đức) đưa ra giả thuyết về năng lượng của ánh sáng và tính được hằng số năng
lượng (về sau gọi là hằng số Planck).
Giả thuyết của Planck phát biểu như sau: “Năng lượng của ánh sáng không có tính chất
liên tục, mà bao gồm từng lượng riêng biệt nhỏ nhất gọi là lượng tử (còn gọi là photon)”.
Một lượng tử ánh sáng có năng lượng E tỷ lệ với tần số bức xạ v:
E = hv
Hằng số Planck:
h = 6,625.10-27 ec.s
Giả thuyết của Planck về sau được chứng minh là đúng đắn. Và ngày 14-12-1900 được
coi là ngày khai sinh của lý thuyết lượng tử.
1901
Karl Landsteiner (Áo) phân loại máu người và phát biểu nguyên tắc truyền máu.
Năm 1900, K Landsteiner lấy hồng cầu của một người, lần lượt trộn với huyết thanh của
nhiều người khác, và nhận thấy trong một số trường hợp có sự người kết của hồng cầu.
Ông cho rằng hồng cầu mang kháng nguyên, huyết thanh mang kháng thể. Nếu kháng
nguyên và kháng thể không thích hợp gặp nhau sẽ dẫn tới phản ứng ngưng kết, máu vón
cục và làm tắc mạch máu. Trên cơ sở đó, Landsteiner đã phân loại máu người thành bốn
nhóm: A, B, AB và O. Nguyên tắc truyền máu là: những người có cùng nhóm máu có thể
truyền cho nhau; ngoài ra, những người khác nhóm máu truyền được cho nhau trên cơ sở:
Phát minh của K. Langsteiner có ý nghĩa to lớn đối với y học.
1903
Wilbur Wright (Mỹ) và Orville Wright chế tạo ra chiếc máy bay đầu tiên.
Chiếc lnáy bay này gồm hai tầng cánh và buồng lái nằm ở cánh dưới. Một chuỗi xích và
bộ bánh răng cưa nối với hệ thống máy để quay hai cánh quạt với vận tốc 450 vòng/phút.
Ngày 17-12-1903, anh em nhà Wright đã cho máy bay bay thử được gần một phút.
Đây là một phát minh vĩ đại trong công cuộc chinh phục bầu trời của con người.
1905
Albert Einstein (Đức) công bố công trình về thuyết tương đối hẹp.
Thuyết tương đối hẹp của Einstein xét các hệ quy chiếu quán tính; nội dung xoay quanh
hai tiền đề cơ bản:
1. Các hiện tượng vật lý xảy ra như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính.
2. Vận tốc của ánh sáng trong chân không có cùng độ lớn trong mọi hệ quy chiếu quán
tính, không phụ thuộc vào phượng truyền vận tốc nguồn sáng:
C » 3.108 m/s
Đây là một hằng số vũ trụ, là một giá trị tuyết đối của thuyết tương đối.
Thuyết tương đối hẹp mở ra một thời kỳ mới của vật lý và triết học.
1906
Robert Andrew Millikan (Mỹ) đưa ra phương pháp nhỏ giọt để xác định điện tích
electron.
1906
Charles Glover Barkla (Anh) phát hiện ra bức xạ X đặc trưng cho từng nguyên tố.
1907
Albert Einstein (Đức) rút ra công liên hệ giữa năng lượng và khối lượng: E = mc2.
Công thức này của Einstein có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là cơ sở của vật lý hạt nhân.
1908
F. Haber (Đức) tổng hợp thành công amoniac từ các đơn chất:
N2 + 3H2 ® 2NH3
Nghiên cứu của Haber có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công nghiệp phân bón hóa
học, công nghiệp làm lạnh.
1908
Baekeland (người Mỹ gốc Bỉ) chế tạo thành công nhựa bakelit.
Nhựa bakelit là sản phẩm trùng ngưng của phenol và formadehit có đặc tính nhiệt hoạt
tính, đánh dấu một bước phát triển mới trong công nghệ vật liệu mới.
1909
S. Sorensen (Đan Mạch) đưa ra chỉ số pH.
Độ pH là khái niệm cho biết tính axit-bazơ của dung dịch:
pH = – lg [H+]
Tại 250C, dung dịch trung tính có pH = 7; dung dịch kiềm có pH > 7; dung dịch axit có
pH < 7.
Ngày nay, khái niệm độ pH được sử dụng trên phạm vi toàn thế giới trong nhiều lĩnh vực.
1910
Thomas Morgan (Mỹ) công bố công trình nghiên cứu về sự di truyền liên kết với giới
tính ở ruồi giấm (Drosophila).
Khi kiểm tra lại những giả thuyết của Mendel về sự tổ hợp và phân ly của các gen trong
quá trình di truyền, Morgan đã phát hiện ra một số quy luật di truyền quan trọng, bổ sung
vào các định luật của Mendel. Đó là:
– Liên kết gen: hiện tượng các gen khác nhau cùng nằm trên một nhiễm thể nên phân ly
cùng nhau trong quá trình phân bào. Đặc biệt, một số gen tồn tại trên nhiễm sắc thể giới
tính, di truyền liên kết với giới tính.
– Hoán vị gen: hiện trượng các gen thuộc cùng một cặp nhiễm thể tương đồng có thể đổi
chỗ cho nhau do sự trao đổi chéo của các crômatit trong cặp nhiễm sắc thể đồng dạng vào
kỳ đầu của quá trình giảm phân.
Những phát minh của Morgan đóng góp to lớn vào di truyền học, có ý nghĩa quan trọng
với nông nghiệp; là cơ sở để giải thích và phát hiện nhiều căn bệnh do sự rối loạn của quá
trình phân ly và tổ hợp của nhiễm sắc thể.
1911
F. Pregl (Áo) đề xuất các phương pháp phân tích vi lượng các hợp chất hữu cơ.
Sau đó, Pregl thiết kế và chế tạo tất cả các thiết bị cần thiêu cho các phương pháp phân
tích trên; trong đó có mô hình của một cân phân tích với độ nhạy đến 1 phần triệu (1/105)
gam. Đồng thời, Pregl nghiên cáu các tổ hợp thuốc thử phân tích và các phương pháp
phân hủy khi phân tích nguyên tố.
Các công trình của Pregl đóng góp to lớn vào ngành hóa học phân tích hữu cơ.
1911
H. Onnes (Hà Lan) phát hiện ra tính chất siêu dẫn ở thủy ngân (Hg) với nhiệt độ tới hạn
khoảng 40K.
Tính chất siêu dẫn là tính chất của những vật liệu, ở một nhiệt độ nhất định, sẽ dẫn điện
một cách “siêu việt” với điện trở gần nhw bằng 0.
Từ đó đến nay, công nghệ vật liệu siêu dẫn liên tục được phát triển. Hiện nay, giá trị nhiệt
độ tới hạn của vật liêu siêu dẫn đã đạt tới 1330K.
Vật liệu siêu dẫn có nhiều ứng dụng quan trọng trong các ngành năng lượng hạt nhân,
điện kỹ thuật, phương tiện giao thông vận tải, kỹ thuật và điện tử, kỹ thuật sinh học.
1911-1915
Alexis Carrel (Pháp) hoàn thiện kỹ thuật nuôi cấy mô, trong đó có việc chế tạo ra các
chất vô trùng dùng điều trị vết thương.
1912
Alfred Wegener (Đức) đưa ra giả thuyết về hiện tượng lục đia trôi. Theo Wegener, ban
đầu, các lục địa liền một khối. Do các biến động địa chất, các vùng đất tách nhau ra và
trôi giạt theo các hướng khác nhau, hình thành các lục địa như ngày nay.
Mãi đến những năm 60, thuyết của Wegener mới được công nhận.
1912
Victor Franz Hess khám phá ra tia vũ trụ.
Khi giải thích việc các lá của máy điện nghiệm tích điện cụp dần lại, Hess đã nêu lên ý
tưởng về sự tồn tại của một bức xạ tích điện từ những lớp sâu của không gian vũ trụ, gọi
là bức xạ vũ trụ.
Sự tồn tại của tia vũ trụ khẳng định sự biến hóa tương hỗ liên tục giữa các nguyên tố và
các hạt cơ bản.
1913
Niels Bohr (Đan Mạch) đưa ra mẫu nguyên tử hydro.
Bohr đã kết hợp mẫu nguyên tử hành tinh của Eutherford và áp dụng thuyết lượng tử của
Planck, đưa ra một mẫu nguyên tử hydro có tính chất toàn diện và đúng đắn nhất từ trước
tới bấy giờ.
Về sau, lý thuyết của Bohr tỏ ra có nhiều hạn chế đối với những nguyên tử phức tạp; tuy
nhiên, phát minh này đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của vật lý nguyên tử
1913
Johannes Stark (Đức) phát hiện ra sự tách các phổ trong điện trường.
Bản chất của hiện tượng này (về sau gọi là hiệu ứng Stark) là sự thay đổi bước sóng của
quang phổ phát xạ vạch khi nguồn sáng chịu tác dụng của một điện trường mạnh. Hiệu
ứng Stark là một trong những nguyên nhân làm vạch phổ rộng ra. Nghiên cứu của Stark
đã giải thích được bản chất nhiều hiện tượng quang phổ.
7-1913
Chiếc máy ảnh tự động đầu tiên ra đời.
Tuy còn khá cồng kềnh và thô sơ, nhưng chiếc máy ảnh tự động đầu tiên này cho phép
khách hàng có được một bức ảnh chân dung sau 3 phút. Tất cả những gì khách hàng phải
làm là ngồi vào ghế, cho tiền vào một khe hẹp.
12-1913
Chiếc máy giặt đầu tiên ra đời. Chiếc máy giặt này có cấu tạo và hoạt động đơn giản.
Quần áo được cho vào một chiếc lò xo nhúng trong nước xà phòng. Một động cơ làm lò
xo chuyển động, gây ra lực tương tự như lực của bàn tay khi vò quần áo. Động cơ được
đặt trên một chiếc cột và được nối với phần máy chính.
Bên cạnh ý nghĩa khoa học – kỹ thuật, phát minh này còn có ý nghĩa to lớn trong công
cuộc giải phóng phụ nữ.
5-9-1914
Pavlov (Liên Xô cũ) công bố nghiên cứu về phản xạ có điều kiện.
1915
Albert Einstein (Đức) công bố thuyết tương đối rộng (còn gọi là thuyết tương đối tổng
quát).
Thuyết tương đối rộng xét các thuyết vật lý với hệ quy chiếu bất kỳ. Thuyết tướng đối
rộng có thể phát biểu như sau: “Mọi định luật thiên nhiên đều không thay đổi đối với bất
kỳ người quan sát nào”. Đồng thời, thuyết tương đối rộng cũng nêu lên phương trình về
trường hấp dẫn, thay thế cho định luật hấp dẫn của Newton và trở thành cơ sở khoa học
nghiên cứu Vũ trụ.
Thuyết tướng đối rộng của Einstein, bên cạnh ý nghĩa to lớn đối với vật lý, có giá trị triết
học. V.I. Lênin viết: “Những kết quả có tính chất cách mạng của thuyết tướng đối đã làm
cho triết học có bước chuyển biến lớn đầu thế kỷ XX, làm cho nhận thức của con người
về tự nhiên thêm sâu sắc”.
1917
K. Schawartzschild dự đoán sự tồn tại của các lỗ đen trong Vũ trụ.
Dựa trên định luật vạn vật hấp dẫn của Newton và thuyết tương đối của Einstein,
Schawartzschild chứng minh rằng: khi một ngôi sao đạt tới bán kính hấp dẫn thì không
còn khả năng bức xạ điện từ. Ông gọi trạng thái này của sao là lỗ đen. Trong trường trọng
lực mãnh liệt của lỗ đen, vật chất trong các sao vệ tinh bị cuốn hút chuyển động theo hình
xoáy trôn ốc, bị nóng lên hàng chục triệu đô và trở thành nguồn bức xạ tia X cực mạnh.
Khám phá của Schawartzschild có ý nghĩa mở đường trong việc tìm hiểu những bí mật
của Vũ trụ.
1922
Frederick Grant Banting (Canada), Best (Canada) và John James Rickard Maclesd
(Scotland) phát hiện và nghiên cứu chất insulin, một hormon của tuyến tụy, điều tiết sự
chuyển hóa đường. Đồng thời, Banting đề ra phương pháp chữa bệnh tiểu đường bằng
hormon insulin.
1923
Bronsted (Đan Mạch) và Loury (Anh) đề xướng các luận điểm cơ bản của thuyết axit-
bazơ (thuyết proton).
Theo thuyết Bronsted-Loury, axit là những chất cho proton, bazơ là những chất nhận
proton. Ngoài ra, Bronsted khẳng định: proton không tồn tại trong dung dịch ở trạng thái
tự do, mà dưới dạng ion H3O+.
Thuyết Bronsted-Loury hoàn chỉnh và khái quát hóa định nghĩa về axit-bazơ, khắc phục
được những nhược điểm của thuyết axit-bazơ của Arrhenius trước đó.
1923
J. Lewis (Mỹ) đưa ra một quan niệm về axit-bazơ (thuyết electron).
Theo Lewis, axit là những chất có thể nhận cặp electron để tạo thành liên kết cho nhận;
bazơ là những chất có thể cho cặp electron để tạo thành liên kết cho nhận.
Thuyết Lewis có tính khái quát cao, thông nhất được tất cả các thuyết axit-bazơ trước đó.
Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của thuyết Lewis là không giải quyết được vấn đề độ
mạnh yếu của axit-bazơ như thuyết Bronsted-Loury.
3-1924
Breton (Pháp) lắp ráp thành công chiếc mát rửa bát đầu tiên.
Chiếc máy rửa bát đầu tiên có dạng như một chiếc hộp hình trụ, được chia thành nhiều
ngăn dành cho bát, đĩa, thìa
Cũng như máy giặt quần áo, bên cạnh ý nghĩa khoa học, máy rửa bát có ý nghĩa to lớn
trong công cuộc giải phóng phụ nữ.
1924
Clarence Birdseye (Mỹ) phát minh ra công nghệ ướp lạnh thực phẩm.
Những ý tưởng đầu tiên của Birdseye hình thành khi thấy dân ở Labrador Canada (Mỹ)
làm lạnh thực phẩm để dùng vào mùa đông khi rất khó khăn có được thực phẩm tươi
sống.
Đến năm 1929, Birdseye thành lập công ty thực phẩm ướp lạnh và là người đầu tiên đưa
ra thị trường mặt hàng này.
Phát minh của Birdseye liên tục được phát triển từ đó đến nay và trở thành một ngành
công nghiệp lớn: công nghiệp thực phẩm ướp lạnh.
1924
Louis de Broglie (Pháp) đưa ra giả thuyết về bản chất sóng của hạt vi mô.
Giả thuyết của De Broglie như sau: “Không phải chỉ có photon mới có bản chất sóng, mà
những hạt vi mô, như electron, cũng có tính chất sóng”. Đồng thời, De Broglie đưa ra hệ
thức về bước sóng (về sau gọi là hệ thức De Broglie):
Năm 1927, các nhà khoa học đã chứng minh bằng thực nghiệm bản chất sóng của
electron.
Phát biểu của De Broglie góp phần đặt nền móng cho cơ học lượng tử.
1925
W Pauli (Thụy Sĩ) phát biểu nguyên lý loại trừ trong sự hình thành vỏ electron của
nguyên tử.
Nội dung nguyên lý loại trừ Pauli: “Trong một nguyên tử không thể có hai electron có
cùng bốn số lượng tử như nhau”. Như vậy, ứng với mỗi obitan nguyên tử chỉ có thể có tối
đa hai electron với số lượng tử pin là +1/2 và -1/2. Ngoài ra, nguyên lý loại trừ Pauli còn
giải thích chính xác cấu trúc phổ nguyên tử, tính chất của nguyên tử, phân tử, tinh thể,
đồng thời giải thích bản chất vật lý của định luật tuần hoàn Mendeleev. Nguyên lý loại
trừ Pauli là một trong những nguyên lý cơ bản của cơ học lượng tử.
1926
E. Schrodinger (Áo) đề ra phương trình sóng mô tả chuyển động của một hạt trong không
gian.
Phương trình Schrodinger có dạng:
Giải phương trình sóng cho những kết quả toán học của các số lượng tử. Phương trình
sóng Schrodinger là nền tảng của cơ học lượng tử.
1926
John Logie Baird (Scotland) phát minh hệ thống hoạt động truyền hình.
Baird bắt đầu nghiên cứu từ năm 1923 một chiếc máy có khả năng truyền đi hình ảnh và
âm thanh dưới dạng sóng điện từ.
Tháng 1-1926, Baird cho nhân dân London lần đầu tiên được xem truyền hình.
Năm 1929, Đài BBC làm chương trình truyền hình đầu tiên sử dụng thiết bị của Baird.
Từ đó đến nay, công nghệ truyền hình liên tục phát triển, và phát minh của Baird có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự phát triển đó.
1927
W. Heisenberg (Đức) công bố nguyên lý và hệ thức bất định của hạt vi mô.
Nguyên lý bất định Heisenberg được phát biểu như sau: “Về nguyên tắc, không thể xác
định chính xác các vị trí lẫn tốc độ của các hệ vật lý vi mô”.
Heisenberg còn đưa ra hệ thức bất định:
Nguyên lý và hệ thức bất định Heisenberg đã dẫn tới khái niệm xác suất tìm thấy hạt vi
mô tại một thời điểm. Trên cơ sở đó, lý thuyết của Heisenberg đưa ra một mẫu nguyên tử
hoàn chỉnh và đúng đắn hơn lý thuyết của Bohr trước đây. Nguyên lý và hệ thức bất định
Heisenberg đã đóng góp to lớn vào nền tảng của cơ học lượng tử.
1927
Xây dựng tuyến điện thoại vượt Đại Tây Dương.
2-1929
Alexander Fleming (Scotland) công bố kết quả phát hiện về khả năng ức chế vi khuẩn
của nấm Penicillium.
Năm 1928, Fleming phát hiện ra khả năng ức chế sự phát triển của lạc khuẩn, tụ cầu vàng
ở một loài nấm tạp, là Penicillium. Đi sâu vào nghiên cứu, Fleming nhận thấy nấm
Penicillium có tác dụng ức chế hoạt tính của nhiều vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm hiểm
nghèo ở người.
Sau đó, Fleming cùng làm việc với sự hợp tác của Florey và Chain. Đến ngày 24-8-1940,
họ chính thức công bố về một chất bột màu vàng nhạt, được tinh chế từ nấm Penicillium,
có hoạt tính ức chế vi khuẩn mạnh gấp hàng nghìn lần so với dung dịch nuôi cấy ban đầu.
Phát minh của Fleming đã mở ra một thời kỳ mới trong y học và sinh học: thời kỳ chất
kháng sinh.
1929
E. Lawrence (Mỹ) đề xuất ý tưởng về máy gia tốc cộng hưởng từ.
Trên cơ cơ máy gia tốc thẳng, Lawrence đã cải tiến thành máy gia tốc cộng hưởng từ
(còn gọi là xiclotron). Nguyên lý hoạt động của xiclotron dựa trên tác dụng của từ trường
lên các hạt vi mô như electron, proton đặt trong từ trường đó; buộc các hạt này chuyển
động liên tục theo đường vòng kín và tăng tốc độ theo một điện trường xoay chiều tăng
dần.
Năm 1931, Lawrence đã chế tạo được mẫu máy gia tốc cộng hưởng từ đầu tiên.
Máy gia tốc cộng hưởng từ của Lawrence và mốt số loại máy gia tốc khác được chế tạo
trong khoảng thời gian này có ý nghĩa to lớn với vật lý hạt nhân, đặc biệt trong việc điều
chế những đồng vị phóng xạ nhân tạo.
13-3-1930
Clyde Tombaugh (Mỹ) công bố khám phá ra sao Diêm Vương, hành tinh đứng thứ 9 của
hệ Mặt trời.
1931
Georges Lemaitre (Bỉ) chứng minh rằng, Vũ trụ đang bành trướng kể từ sau vụ nổ Big
Bang.
1932
Carl David Anderson (Mỹ) khám phá ra positron.
Positron là hạt vi mô có khối lượng bằng electron. Tuy nhiên, electron có điện tích là -1,
còn positron có điện tích là +1. Positron sinh ra trong một phản ứng hạt nhân nhân tạo.
Positron chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn; sau khi hình thành, positron ngay lập tức
tương tác với neutron tạo thành proton, hoặc với electron, biến thành hai photon.
Sự khám phá ra positron chứng minh sự đúng đắn của tiên đoán mà Dirac đã đưa ra năm
1929, đồng thời giải thích được nhiều hiện tượng trong lĩnh vực vật lý hạt nhân.
1-1934
Frédéric Joliot Curie (Pháp) và Irène Joliot Curie (Pháp) phát minh ra hiện tượng phóng
xạ nhân tạo. Frédéric và Irène Joliot Curie đã dùng tia a (có bản chất là hạt nhân nguyên
tử Heli) bắn phá vào nhôm, thu được phosphore phóng xạ. Sau đó, hai nhà bác học này
vở nhiều nhà khoa học khác đã điều chế được hàng loạt các đồng vị phóng xạ của nhiều
nguyên tố dựa trên cùng một nguyên lý như trên. Các đồng vị phóng xạ có ý nghĩa to lớn
Xem thêm: Bùi Thế Duy – Wikipedia tiếng Việt
với sinh học (nghiên cứu các quá trình trao đổi chất, năng lượng bằng nguyên tử đóng
dấu), y học (điều trị bệnh ung thư, bạch hầu ). Phát minh ra hiện tượng phóng xạ nhân
tạo là một trong những thành tựu lớn nhất của vật lý thế kỷ XX.
1936
Watson Watt (Anh) thiết kế máy radar đầu tiên.
Radar là chữ viết tắt từ tiếng Anh “Radio Detection and Ranging”, nghĩa là sự phát hiện
và đo khoảng cách bằng sóng vô tuyến.
Đến những năm 40, kỹ thuật radar được phát triển mạnh ở nhiều quốc gia lớn.
Radar có ứng dụng quan trọng, đặc biệt trong quân sự,
1937
Hans Adolf Krebs (Anh) hoàn thành nghiên cứu về quá trình hô hấp của tế bào (về sau
gọi là chu trình Krebs).
1938
Otto Hahn (Đức) cùng với Lisa Meitner (Đức) phát hiện ra phản ứng phân hạch phá vỡ
hạt nhân urani do sự bắn phá bằng neutron, tạo ra phản ứng dây chuyền, giải phóng năng
lượng trong lòng hạt nhân nguyên tử.
Khám phá của Otto Hahn có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành công nghiện điện
nguyên tử.
3-12-1942
Là phản ứng hạt nhân đầu tiên được xây dựng tại Mỹ.
Người có công lớn trong việc xây dựng lò phản ứng hạt nhân là Enrico Fermi (Italia).
Sự ra đời của lò phan ứng hạt nhân này tại Đại học Chicago (Mỹ) có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, vì đây là lần đầu tiên thực hiện được việc giải phóng và khống chế được năng
lượng trong lòng hạt nhân nguyên tử.
1942
Selman Abraham Waksman (Mỹ) tách được streptomicin – một loại kháng sinh chống lại
được nhiều bệnh, trong đó có bệnh lao.
1944
Hoàn thành chiếc máy tích điện tử đầu tiên.
Chiếc máy tính điện từ này được đặt tên là ENIAC, nặng 30 tấn, chiếm một căn phòng
rộng 100m2.
Từ đó đến nay, công nghệ máy tính liên tục phát triển. Những chiếc máy tính của thập
niên 90 nhỏ gọn hơn hàng chục nghìn lần với những tính năng khác xa ENIAC.
1944
Edward Tatum (Mỹ) và Wells Beadle (Mỹ) đưa ra thuyết “Một gen – Một enzym”.
Theo giả thuyết này, 1 gen kiểm soát sự tổng hợp của 1 enzym đặc hiệu. Thuyết “Một
gen – Một enzym” giải thích ảnh hưởng của các gen lên quá trình trao đổi chất, và là cơ
sở cho ngành sinh hóa di truyền.
1947
W.F. Libby (Mỹ) đề ra phương pháp dùng cacbon phóng xạ (C- 14) để xác định niên đại.
Libby xác định được rằng: nồng độ đồng vị phóng xạ cacbon 14 trong tất cả các cơ thể
sống trên Trái đất đều như nhau. Khi cơ thể chết, C-14 trong cơ thể ngừng tham gia vào
vòng tuần hoàn thiên nhiên và C-14 mới không xâm nhập vào cơ thể đó nữa. Do vậy, đo
chính xác độ phóng xạ ở một xác chết cho phép ta tính toán được niên đại của động vật,
thực vật đó. Ngày nay, phương pháp C-14 được áp dụng rộng rãi trong các ngành khảo cổ
học, địa chất, sinh học, y học
1-1948
Tại Viện Nghiên cứu vô tuyến Liên Xô, I.P. Zakharov đã thiết kế thành công chiếc điện
thoại truyền hình đầu tiên.
1948
Willianl Shockley, John Bardeen và Walter Brattain (Mỹ) công bố phát minh về
transistor.
Transistor là nông cụ bán dẫn. Có hai loại Transistor: p-n-p và n-p-n. Bán dẫn loại p
thường dùng là những tinh thể Ge được pha thêm lượng nhỏ B. Trong bán dẫn loại p, hạt
mang điện cơ bản là lỗ trống. Ngược lại, trong bán dẫn loại n, hạt mang điện cơ bản là
electron. Bán dẫn loai n được tạo thành khi pha thêm lượng nhỏ As vào tinh thể Ge. Lớp
tiếp xúc p-n có tính dẫn điện theo chiều từ p sang n.
Transistor được dùng trong mạch khuếch đại dao động, máy phát dao động. Sự ra đời của
Transistor đã mở ra một thời kỳ mới trong kỹ thuật điện từ.
1951
Max Theiler (Mỹ) tìm ra vacxin đặc hiệu chống bệnh sốt vàng da.
1950
Mỹ lắp ráp thành công chiếc máy tính NCR-304 – Chiếc máy tính đầu tiên sử dụng
Transistor.
25-4-1953
James Watson (Mỹ) và Francis Crick (Anh) công bố nghiên cứu về cấu trúc chia phân tử
ADN.
Từ năm 1951, Watson và Crick hợp tác nghiêng cửu ADN cơ sở vật chất của hiện tượng
di truyền ở cấp độ phân tử, xây dựng nên mô hình cấu trúc ADN. Theo mô hình này (về
sau được gọi là mô hình Watson- Crick), phân tử ADN có cấu trúc polime, gồm hai mạch
pôlinucleotit xoắn đều đặn quanh trục phân tử. Phát minh của Watson và Crick giúp hiểu
được tường tận những vấn đề các nhà khoa học trước đó đã nghiên cứu như: nguyên tắc
bổ sung Chargaff, cơ chế tự sao của ADN, cơ chế tổng hợp ARN và protein; đồng thời
đánh dấu một bước ngoặt trên con đường tìm hiểu các hiện tượng di truyền.
6-1954
Nhà máy điện hạt nhân đầu tiên được khánh thành tại Obninsk, Liên Xô.
Người xây dựng nguyên lý hoạt động cho nhà máy điện hạt nhân là Igor Kourtsakov
(Liên Xô).
Sự ra đời của nhà máy điện hạt nhân được đánh giá là sự mở đầu cho một thời đại mới:
thời đại điện nguyên tử.
1956
Thuốc tránh thai lần đầu tiên được thử nghiệm trên 256 phụ nữ.
Thành tựu này không chỉ có ý nghĩa y học, mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn.
1956
M. Calvin (Mỹ) đưa ra chuỗi các phán ứng liên tiếp biển đối từ CO2 thành glucozo
(C6H12O6) diễn ra trong pha tối của quá trình quang hợp (chu trình Calvin).
Theo chu trình Calvin, khí CO2 sau khi vào cơ chất của lục lạp bị một loại đường giữ lại;
chuyển hóa qua các phản ứng khử, đồng hóa, ngưng tụ, hình thành các đường đơn, cuối
cùng tổng hợp thành saccarozo và tinh bột.
Chu trình Calvin đem lại những hiểu biết sâu sắc và đúng đắn về quá trình quang hợp của
cây xanh.
4-10-1957
Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất mang tên Sputnik 1.
11-1957
Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik 2 mang theo chú chó Laika vào không gian.
1960
Theodore Maiman (Mỹ) chế tạo máy phát ra tia laser.
Bộ phận chủ yếu của máy là một thanh hồng ngọc nhân tạo chứa 0,05% Neodym (Nd)
được đặt trong một ống thủy tinh chứa Xenon (Xe). Khi hiệu điện thế giữa hai đầu ống
thủy tinh đạt tới một giá trị nhất định thì Xe phát quang, kích thích các nguyên tử Nd và
thanh hồng ngọc phóng ra một tia sáng màu đỏ, có công suất hàng tỷ oát (W). Đó là tia
laser – chữ viết tắt của tiếng Anh: “Light amplification by stimulated emission of
radiation” (Sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức).
Phát minh của Maiman có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì tia laser có rất nhiều ứng dụng
trong rất nhiều lĩnh vực: y tế, công nghiệp nặng, công nghiệp văn hóa phẩm
4-1960
Hãng Grundig (Đức) tung ra những chiếc điều khiển từ xa vô tuyến truyền hình đầu tiên.
Loạt máy này cho phép điều khiển ở khoảng cách tối đa là 15 mét.
1960
Vi mạch bằng silic bắt đầu xuất hiện tại Mỹ.
Năm 1960, trên một tấm vi mạch silic (tấm silic mỗi chiều 0,5m) có vài chục cấu kiện.
Đến cuối những năm 80, số cấu kiện trên một tấm vi mạch silic đã đạt tới con số 250.000.
Từ khi xuất hiện đến nay, trung bình mỗi năm, số lượng cấu kiện trên một tấm vi mạch
silic tăng 1,5 lần. Bề rộng các vạch khắc trên tấm silic cứ 5 năm lại giảm xuống một nửa.
Năm 1990, bề rộng các vạch khắc là 0,5. 0-6 mét.
Sự phát triển của công nghệ vi mạch điện tử silic đã làm nên một cuộc cách mạng trong
kỹ thuật điện tử.
12-4-1961
Con người lần đầu tiên bay vào khoảng không vũ trụ.
Con tàu vũ trụ Vostok (Phương Đông) của Liên Xô mang theo nhà du hành vũ trụ Youri
Gagarin được phóng lên không trung từ sân bay vũ trụ Baikonour, Liên Xô. Chuyến bay
của Gagarin kéo dài 1 giờ 48 phút vòng quanh Trái đất. Đây là một sự kiện lịch sử có ý
nghĩa to lớn với nhân loại trong việc khám phá và chinh phục khoảng không vũ trụ.
8-1961
Hãng Thomson-Houston tung ra loạt máy điện thoại di động đầu tiên.
Những chiếc máy điện thoại di động này nặng 2kg, chạy bằng pin khô, có thể hoạt động
liên tục trong 20 giờ. Phạm vi liên lạc trong khoảng 3 – 5km.
21-7-1969
Con người lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng.
Từ ngày 16 đến ngày 24-7-1969, Niel Armstrong, Michael Collins và Edwin Aldrin (Mỹ)
chỉ huy con tàu Apollo 11, thực hiện chuyến bay lên Mặt trăng. Ngày 20-7-1969, con tàu
Apollo 11 đáp xuống Mặt trăng. Vào hồi 2 giờ 2 phút 16 giây ngày 21-7-1969,
Armstrong rời con tàu và đặt chân lên bề mặt Mặt trăng, tiếp theo là Aldrin. Armstrong
và Aldrin đã cắm quốc kỳ Mỹ và thu lượm một số mẫu đất, đá. Sau khi lưu lại Mặt trăng
21 giờ 35 phút, các nhà du hành đã quay trở về Trái đất an toàn. Armstrong nói về bước
chân đầu tiên của mình lên Mặt trăng: “Một bước nhỏ của con người, một bước lớn của
nhân loại” (A small step for man, a big step for mankind).
1972
Mỹ phóng vệ tinh ERTS1, có khả năng ước lượng giá trị các tài nguyên thiên nhiên trên
Trái đất.
1972
Mỹ xây dựng mạng AP ARNET nối khoảng 40 máy tính của Bộ Quốc phòng và các
trường đại học trong phạm vi quốc gia.
Mạng APARNET là tiền thân của mạng máy tính toàn cầu INTERNET hiện nay.
Sự ra đời của APARNET mở ra một triển vọng lớn cho lĩnh vực công nghệ thông tin.
1978
Cô bé Louise Brocort (Mỹ) – thai nhi đầu tiên thụ tinh trong ống nghiệm ra đời.
1981
Con người phát hiện ra bệnh AIDS.
Tháng 6-1981, phát hiện ra những triệu chứng suy giảm miễn dịch đầu tiên ở 5 nam thanh
niên đồng tính luyến ái tại Los Angeles (Mỹ). Tuy nhiên, khi nghiên cứu những mẫu máu
được bảo quản tại Zaire năm 1959, và tại Mỹ những năm 70, các nhà khoa học tìm thấy
những dấu vết của bệnh AIDS. AIDS là những chữ viết tắt theo tiếng Anh: “Acquired
Immuno – Deficicency Syndrom”. nghĩa là “Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải”.
AIDS do một loại virut HIV gây ra. HIV là những chữ viết tắt theo tiếng Anh: “Human
Immuno Deficency Virus”, nghĩa là “Virut gây suy giảm miễn dịch ở người”.
Từ đó đến nay, các nhà khoa học nghiên cứu nhiều về HIV và AIDS; mặc dù có những
dấu hiệu khả quan, nhưng thực sự vẫn chưa có biện pháp chữa khỏi căn bệnh thế kỷ này.
1981
Dịch vụ thông tin di động bắt đầu xuất hiện tại Bắc Âu và Nhật.
Cuối năm 1992, hệ thống thông tin di động được xây dựng ở trên 100 nước và mỗi năm
tăng 40%.
Từ khi ra đời, hệ thống thông tin di động liên tục phát triển và đạt được những thành tựu
to lớn. Thông tin di động được coi là công nghệ của tương lai.
12-4-1981
Chuyến bay đầu tiên cua tàu con thoi vũ trụ Mỹ Columbia, chở hai nhà du hành vũ trụ
Jolin Young 51 tuổi và Robert Crippon 47 tuổi. Toàn bộ khối lượng của tàu con thoi là
2.000 tấn. Kết thúc chuyến bay, bộ phận quỹ đạo (Orbiter) trông giống như một chiếc
máy bay phản lực nặng 70 tấn, dài 37m, sải cánh 24m, đã hạ cánh an toàn xuống đường
băng giống như một chiếc máy bay. Đã có gần 90 chuyến bay của tàu con thoi vũ trụ với
5 loại tàu quỹ đạo Columbia, Challarger, Discovery, Atlantis, Endeavour.
1984
Thành lập mạng thông tin toàn cầu INTERNET
INTERNET được phát triển từ mạng thông tin APARNET của bộ Quốc phòng Mỹ.
Năm 1984, INTERNET kết nối hơn 1.000 máy tính; đến năm 1995, con số này đã đạt tới
3,2 triệu máy.
Nhờ các giao diện, người sử dụng INTERNET có thể truy cập các thông tin có sẵn ở đây.
Ngày nay, INTERNET có mặt trên mọi lĩnh vực. Với các dịch vụ như: gửi thông báo,
truy nhập tới các ngân hàng dữ liệu, thư điện tử, tạp chí điện tử, hội thảo điện tử từ xa,
truyền các tập dữ liệu vào máy tính…, INTERNET phục vụ cho các công tác nghiên cứu,
thương mại, quốc phòng, đào tạo, quản trị hành chính.
1985
Paul Crutzen (Hà Lan), Mario Molia (Mỹ) và Sherwood Rowland (Mỹ) phát hiện ra lỗ
thủng tầng ozon phía trên Nam Cực và xác định nguyên nhân của hiện tượng này.
Tầng ozon bao phủ trái đất ở độ cao 25 km. Tầng ozon hấp thụ những bức xạ tử ngoại
của Mặt trời – những bức xạ có khả nanưg phá hủy tế bào, gây ra những căn bệnh trầm
trọng với động vật, thực vật.
Nguyên nhân gây ra suy giảm tầng ozon là do những chất như freon ClFCH2, ClF2C….,
các hợp chất của nitơ Nox… sinh ra từ các hoạt động công nghiệp của con người.
Vấn đề lỗ thủng tầng ozon đặt con người trước những thách thức lớn trong việc cân đối
sự phát triển công nghiệp với sự cân bằng sinh thái.
2-1987
Mỹ sản xuất thành công loại máy tính xách tay đầu tiên.
Từ những năm 70, A.C. Cay, thành viên của Trung tâm nghiên cứu Palo Alto (Mỹ) đã
đưa ra ý tướng về chiếc máy tính xách tay. Ban đầu, ý tưởng này không được lưu ý. Mãi
đến những năm 80, người ta mới thấy tính thực tế của Cay.
Từ đó đến nay, máy tính xách tay liên tục được phát triển và hoàn thiện, gần đạt tới
những tính năng của máy tính để bàn.
2-5-1988
Thực hiện thành công sự thụ tinh trong không gian ở loài ếch.
Tàu vũ trụ Teuss-17 rời căn cứ Eseange (Thụy Sĩ) mang theo hai lọ, một chứa trứng, một
chứa tinh trùng của loài ếch Xépope. Trong vòng 7 phút ở tình trạng không trọng lượng,
một piston tự đông đã bơm tinh trung vào lọ chứa trứng. Khi trở về Trái đất, các phôi này
đã phát triển bình thường.
Tiếp đó, ngày 29-3-1990, tàu vũ trụ Maser của châu Âu đã tiến hành thành công sự thụ
tinh trong Vũ trụ ở loài cầu gai.
Tháng 7-1994, tàu con thoi Columbia của Mỹ đã đi vào không gian mang theo phôi của
loài cầu gai. Trong 14 ngày của chuyến bay, bộ xương của bào thai được hình thành theo
một cấu trúc khác với tự nhiên.
12-1988
Xây dựng thành công hệ thống cáp quang xuyên dưới đáy Đại Tây Dương.
Hệ thống cáp quang này có thể truyền tải đồng thời 40.000 cuộc đàm thoại giữa châu Âu
và châu Mỹ.
Tiếp đó, tháng 4-1989, hệ thống cáp quang thứ hai được thành lập, xuyên dưới đáy Thái
Bình Dương, nối liền Mỹ và Nhật.
Từ đó tới nay, hàng loạt hệ thống cáp quang được xây dựng, nối liền các vùng trong mỗi
quốc gia, giữa các quốc gia, các châu lục.
Thông tin truyền bằng cáp quang dưới dạng tín hiệu quang học được số hóa nên không
chịu ảnh hưởng của các yếu tố điện từ trường. Hơn nữa, thông lượng truyền tải của cáp
quang lớn gấp hàng nghìn lần các hình thức truyền tải bằng dây dẫn thông thường. Do đó,
mặc dù chỉ là những bước khởi đầu, nhưng việc xây dựng các hệ thống cáp quang trên
phạm vi toàn thế giới thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thông tin.
1991
Vệ tinh Granat (Mỹ) tiến hành nghiên cứu 8 lỗ đen trong Vũ trụ.
6-5-1994
Khánh thành đường ngầm xuyên đáy biển Manche nối liền hai nước Anh và Pháp.
Con đường ngầm nằm dưới độ sâu đáy biển 45m, dài 31km. Một đường ngầm là ga
Cokeile của Pháp, đầu kia là ga Sieborg của Anh. Con đường ngầm được thiết kế cho loại
tàu điện rộng 4m, dài 800m, chở được 2. 100 tấn hàng, vận tốc 160 km/h. Đường ngầm
được lắp đặt một hệ thống máy làm lạnh và máy thông gió hiện đại để đảm bảo vấn đề an
toàn.
Đường ngâm xuyên dưới đáy đại dương là một công trình vĩ đại của loài người trong
công cuộc chinh phục tự nhiên.
25-11-1996
Công bố về sự thành công của nhân bản vô tính được áp dụng ở cừu do Ian Wilmut
(Scotland) thực hiện.
Ian Wilmut lấy một tế bào tuyến vú của cừu cái Finn Dorest nuôi trong ống nghiệm. Sau
đó, ông lấy trứng của một con cừu cái khác, hút bỏ nhân và cấy tế bào tuyến vú của Finn
Dorest vào rồi dùng dòng điện để kết hợp trứng rỗng và tế bào thành hợp tử. Tiếp đó, ông
cấy hợp tử này vào cơ thể một con cừu cái khác. Con cừu này sinh ra cừu con Dolly hoàn
toàn giống với cừu Finn Dorest.
Phát minh của Ian Wilmut mở ra những triển vọng to lớn trong công nghệ sinh học, hứa
hẹn sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi với những vật nuôi mang phẩm chất tốt
một cách ổn định. Bên cạnh đó, dư luận thế giới lo ngại sâu sắc về sự nhân bản vô tính
nếu được áp dụng trên con người.
7-1997
Tàu vũ trụ Mars-Pathfinder (Người tìm đường lên sao Hỏa) của Mỹ đổ bộ lên sao Hỏa.
Sau khi Pathfinder đổ bộ lên sao Hỏa, rôbôt tự hành Sojourner tách khỏi tàu vũ trụ, di
chuyển trên bề mặt sao Hỏa, gửi ảnh về Trái đất, phân tích cấu tạo địa hình, khí hậu của
hành tinh này.
Tiếp đó, đầu tháng 12-1998, Mỹ tiếp tục nghiên cứu sao Hỏa bằng cách phóng lên sao
Hỏa hai máy thăm dò “Mars Climate Orbiter” nghiên cứu khí hậu sao Hỏa và “Mars
Polar Lander” nghiên cứu khoáng vật của hành tinh này.
6-1998
Các nhà khoa học Nhật Bản sử dụng thiết bị khổng lồ Super Kamiokande gồm có thùng
50.000 tấn nước rất tinh khiết và 11.200 đêtectơ đặt sâu cách mặt đất 1.000m đã lần đầu
tiên phát hiện rằng nơtrinô có khối lượng. Đây là một sự đảo lộn lớn trong lý thuyết hạt
cơ bản. Trước đấy, khi xây dựng mô hình chuẩn (modèle standard), người ta cho rằng
nơtrinô không có khối lượng nghỉ. Này mô hình này cần xét lại.
15-4-1999
Hai nhà thiên văn học Geop Marci và Paul Butler thuộc Đài Thiên văn Lic bang
California (Mỹ) đã tìm ra một hệ Mặt trời thứ hai ngoài hệ Mặt trời của chúng ta. Hệ Mặt
trời mới này ở giữa có ngôi sao Upsilon Andromeda nằm cách chúng ta 44 năm sánh
sáng, xung quanh có ba hành tinh, cái thứ nhất bằng sao Mộc, cái thứ hai gấp 2 lần và cái
thứ ba gấp 4 lần sao Mộc.
1999
Các nhà khoa học Viện liên hợp nghiên cứu hạt nhân Đupna tổng hợp thành công nguyên
tố 114 có chu kỳ bán rã tương đối dài (30 giây).
1999
Các nhà khoa học Mỹ ở Phòng thí nghiệm Lawrence ở Berkeley bang California tổng
hợp thành công nguyên tố 118 và 116 có đời sống rất ngắn (cỡ phần nghìn giây).
* Các nhà khoa học – kỹ thuật thế kỷ XX
ABDERHALDEN (1877-1955)
Nhà hóa sinh người Thụy Sĩ, sinh tại Oberuzwil. Năm 1900, ông tốt nghiệp Đại học Tổng
hợp Basel. Từ năm 1904 đến năm 1911, ông làm việc tại Trường Cao đẳng Thú y ở
Berlin (được phong hàm Giáo sư từ năm 1908). Từ năm 1911 đến năm 1945, ông giảng
dạy tại Đại học Tổng hợp Halle, sau đó ông chuyển sang Đại học Tổng hợp Zurich
(1946-1947).
Các công trình khoa học của ông tập trung vào nghiên cứu cấu trúc, vai trò sinh hóa của
các protein, vitamin, các hormon và của men. Năm 1909, ông phát minh men bảo vệ.
Năm 1912, ông đề xướng phương pháp hóa học phân tích các chất bài tiết để xác định sự
thai nghén, gọi là phản ứng Abderhalden. Năm 1916, ông tổng hợp các polypeptid quang
hoạt, trong số đó có một polypeptid bao gồm đến 19 axid amin. Từ 1922 đến 1924, ông
thực hiện hàng loạt các phản ứng thủy phân protid, cô lập được hàng loạt các
diketopyperazin và đề xướng thuyết cấu tạo diketo-pyperazin của protid.
ABEGG (1869-1910)
Nhà hóa học người Đức, sinh tại thành phố Danzig (nay là thành phố Gdansk, Ba Lan).
Từ năm 1886 đến năm 1891, ông học ở Đại học Tổng hợp Kiel, Tubingen, Berlin. Tốt
nghiệp Đại học, ông làm việc tại Đại học Tổng hợp Gottingen. Năm 1897, ông được
phong hàm Giáo sư. Năm 1899, ông chuyển sang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Kỹ
thuật ở Breslau.
Các công trình nghiên cứu khoa học của ông tập trung vào lĩnh vực hóa vô cơ và hóa lý:
tốc đổ khuếch tán các ion trong dung dịch muối, sự dẫn điện của muối nóng chảy, hoàn
thiện kỹ thuật giữ hình trên kính ảnh. Năm 1899, cùng với Boddender G. đề xướng một
trong những thuyết đầu tiên về độ âm điện, trong đó khái niệm về điện từ đã được áp
dụng để biểu thị đặc trưng của các hợp chất vô cơ. Thuyết độ âm điện cũng xác đinh
được mối quan hệ giữa độ âm điện với tính tan của chất điện ly, bậc điện phân và vị trí
của của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Năm 1904, ông giải thích bản chất hóa trị và
liên két hóa học trên cơ sở khái niệm về điện từ. Cũng năm đó, ông đề xướng khái niệm
về hóa tri kép của các nguyên tố: hóa trị và suất thẩm thấu, sự giảm nhiệt độ đông đặc của
dung dịch loãng so với dung môi tinh khiết.
ADAMS (1889-1971)
Nhà hóa học hữu cơ người Mỹ, sinh tài Boston. Năm 1912, ông tốt nghiệp Đại học Tổng
hợp Harvard, sau đó học tại Đại học Tổng hợp Berlin và Viện Hóa học Wilhelm. Từ năm
1913, ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Harvard.
Năm 1916, ông chuyển sang Đại học Tổng hợp Illinois và năm 1919 được phong hàm
Giáo sư.
Năm 1923, ông đề xướng phương pháp sản xuất chất xúc tác trên cơ sở oxyd platin PtO2,
dùng để hydrogen hóa các hợp chất hữu cơ không no ở nhiệt độ và áp suất không cao (gọi
là chất xúc tác Adams). Năm 1925, Adams xác định cấu trúc của acid hydrocarpovic và
acid haulmugrovic. Năm 1931, ông tổng hợp thành công và xác định cấu trúc của acid
poliporobic có trong các loài nấm sống ký sinh. Năm 1938, ông xác định cấu trúc của
gossipol, chất độc màu vàng của hạt bông vải; nghiên cứu bản chất của hoạt tính sinh lý
của cần sa và đề xướng phương pháp tổng hợp các đồng đẳng có hoạt tính gây mê. Ông
tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về các alkaloid độc của các loài thực vật của bang
Texas, các dẫn xuất của antraquinon, các hợp chất hữu cơ có chứa arsen. Ông cũng tổng
hợp hàng loạt các chất gây tê cục bộ.
ALDER (1902-1958)
Nhà hóa học hữu cơ Đức, sinh ở Konighutte (nay thuộc Ba Lan). Ông tốt nghiệp Đại học
Tổng hợp Kiel, sau đó đỗ Tiến sĩ năm 1926. Năm 1926-1936, làm việc ở Đại học Tổng
hợp Kiel. Năm 1934, ông được phong hàm Giáo sư. Năm 1936-1940, ông lãnh đạo khoa
học của tổ hợp “I.G. Farbenindustrie” ở Leverkusen. Từ 1940, ông làm Giám đốc Viện
Hóa học của Đại học Tổng hợp Kiel. Alder được Giải thưởng Nobel về hóa học năm
1950 cùng với Diels, thầy học của ông.
Các công trình nghiên cứu của Alder chủ yếu về tổng hợp hữu cơ. Năm 1926, cùng với
Diels, Alder nghiên cứu este azodicarboxylic và đề ra một trong những phương pháp tổng
hợp các cấu trúc mạch vòng quan trọng nhất với hóa học hữu cơ hiện đại (tổng hợp Diels-
Alder). Các công trình tiếp theo trong lĩnh vực này đã giúp Alder tìm ra các quy luật
chung cho sự tạo thành các sản phẩm kết hợp phụ thuộc vào cấu tạo của các cấu tử ban
đầu (nguyên tắc Alder). Alder còn đi sâu vào nghiên cứu các đặc trưng hóa học lập thể
của quá trình phản ứng và khả năng phản ứng của các hợp chất hữu cơ liên hợp, xác lập
khả năng thực hiện và ứng dụng rộng rãi của phản ứng nghịch với phản ứng tổng hợp
điện. Năm 1940, ông thấy rằng: cyclopentadien khi bị đun nóng sẽ kết hợp vào
vinylacetat, tạo thành acetat không no có khả năng biến thành alcol no. Năm 1956, Alder
đề xướng phương pháp điều chế cyclopentenon từ cyclopentenyl clorua.
AMBARTSUMIAN (1908 – )
Nhà thiên văn Liên Xô (cũ), sinh tại Tbilisi. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Leningrad
năm 1928. Ngay từ những năm sinh viên, ông đã công bố 16 công trình về thiên văn học.
Sau đó Ambartsumian trở thành nghiên cứu sinh tại đài thiên văn Pulkovo. Từ năm 1931,
ông làm việc tại Trường Đại học Leningrad. Năm 1934, ông trở thành Giáo sư.
Năm 1934, ông xây dựng khoa Vật lý thiên văn học lần đầu tiên của Liên Xô tại Trường
Đại học Leningrad. Trong những năm 1939-1941, ông là Giám đốc đài thiên văn của
Trường Đại học Leningrad.
Những công trình khoa học của ông bao gồm nhiều lĩnh vực thiên văn học, đặc biệt là vật
lý sao và tinh vân khí, cơ học thống kê hệ sao, thiên văn học ngoài Thiên hà và Vũ trụ
học. Ambartsumian là người đầu tiên đề xuất phương pháp nghiên cứu sự chuyển dời bức
xạ của sao qua tinh vân khí, xác định nhiệt độ electron của tinh vân dựa theo cường độ
của các vạch kích thích bởi sự va chạm của electron. Ông đặt cơ sở cho lý thuyết ion hóa
và kích thích trong các lớp tạo thành trong các vụ nổ sao mới và sao siêu mới.
Để giải bài toán tán xạ ánh sáng nhiều lần, ông đưa ra “phương pháp cộng lớp” và các
“nguyên lý về tính bất biến”, lập các phương trình phiếm hàm cơ bản của lý thuyết tán
xạ.
Năm 1947, Ambartsumian chứng minh rằng có các nhóm sao rất thưa và do đó rất không
bền về mặt động lực học. Tuổi của các nhóm sao này không quá vài triệu năm. Chúng có
đặc trưng vật lý chung và chiếm một vùng không gian giới hạn.
ANDRIANOV (1904-1978)
Nhà hóa học Xô viết. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Moskva năm 1930. Năm 1929-1954,
ông làm việc tại Viện Kỹ thuật điện toán Liên bang, giảng dạy tại Đại học thuộc da
Moskva (1930-1932), Đại học Công nghệ hóa học Moskva (1933-1941). Đại học năng
lượng Moskva (1941-1959). Năm 1946, ông trở thành Giáo sư và công tác tại Viện Vật
liệu hàng không toàn Liên bang. Từ năm 1954, ông làm việc tại Viện các hợp chất cơ kim
Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô, đồng thời tại Viện Công nghệ hóa học tinh vi từ năm
1959.
Các nghiên cứu khoa học của ông tập trung vào hóa học cao phân tử, đặc biệt là các hợp
chất hữu cơ silic. Năm 1937, ông thực hiện đa trùng ngưng thủy phân alkyl và aryl-
ortoeste của acid silicxic và tổng hợp polyorganosiloxan. Trong những năm 1938-1940,
ông tổng hợp polyme cơ-silic theo phản ứng Grignard trong môi trường không ête. Năm
1940, thiết lập phương pháp công nghiệp tổng hợp tetraclorua silic trên cơ sở hợp kim
ferro-silic và clo. Năm 1948, ông đề nghị giải pháp kỹ thuật điều chế alkyl và halogen
của hydrocarbon lên hợp kim ferro-silic và phôi bào đồng. Trong những năm 1952-1955,
đề ra các phương pháp điều chế vecni tẩm và vecni bọc, hỗn hợp nén bền nhiệt và các vật
liệu khác trên cơ sở polyorganosiloxan mạch thẳng và mạch nhánh. Ông tiến hành tổng
hợp polyorganometallosiloxan với nhôm (1947), megie, bor và titan (1955) trong mạch
chính. Năm 1963, ông đề xướng thuyết biến dạng polyme nhờ liều vi lượng các cấu tử
hợp kim. Ngoài ra, ông còn có nhiều công trình quan trọng khác như điều chế polyme cơ-
silic với cấu trúc cầu thang vòng, tổng hợp và nghiên cứu polyme với cấu trúc xoắn, điều
chế polyorgano-silazan và polyorganosilzoxan với mạch có chứa các dị vòng của silazan
và silazoxan.
Các polyme tổng hợp của Andrianov được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất vật liệu kỹ
thuật điện, vật liệu bảo vệ và vật liệu kiến trúc.
ANFINSEN (1916 – )
Nhà hóa sinh người Mỹ, sinh tại Monessen and Pennsylvania). Tốt nghiệp Đại học Tổng
hợp Pennsylvania năm 1939. Thực tập tại phòng thí nghiệm Carlsberg ở Copenhagen
(1939-1940), làm việc tại Viện Nobel ở Stockholm (1947), tại Viện Y tế quốc gia ở
Betesd (từ 1950).
Anfinsen có nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc bậc hai của ribonucleas (men
chuyển hóa acid ribonucleic) và phát hiện (1958) phân tử của nó bao gồm một mạch
polypeptid dài tạo nên “những nếp gấp”, những nếp gấp này được gắn với nhau bằng các
cầu disulfura. Ông đề xuất phương pháp thủy phân ribonucleas đã bị oxyd hóa bởi tripsin
(men tiêu hóa). Ông đề xướng phương pháp khai triển mạch polypeptid nhờ khử các liên
kết đisunfua bằng acid thioglycolic. Ông cũng đề xướng phương pháp sắc ký để tách các
men trên các chất nền cố định. Ông còn nghiên cứu sự phụ thuộc hoạt tính sinh học của
men vào cấu trúc không gian của phân tử và đi đến kết luận rằng: hoạt tính đó được quyết
định không phải bởi toàn bộ cấu trúc. Là người sáng lập một xu hướng mới trong hóa
sinh – học thuyết về sự tiến hóa phân tử, ông đã đề xướng cách giải thích mới đối với quá
trình tiến hóa sinh học: tính liên tục của các acid min trong phân tử men là tối cần thiết để
đạt được hoạt tính xúc tác và được bảo tồn nghiêm ngặt trong quá trình tiến hóa.
Năm 1972, ông được trao Giải thưởng Nobel về hóa học.
APPLETON (1892-1965)
Nhà vật lý người Anh, sinh tại Bradford. Năm 1913, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợp
Cambridge. Từ năm 1920, Appleton làm trợ giáo trong phòng thí nghiệm. Năm 1924,
được bầu làm Giáo sư Trường Tổng hợp London. Năm 1936, là Giáo sư Trường
Cambridge. Từ năm 1939-1949, ông là thư ký của Bộ Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật.
Năm 1949 ông được cử làm hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Edinburgh.
Appleton nghiên cứu vật lý vô tuyến, chủ yếu về sự truyền sóng vô tuyến. Ông đã làm
các thí nghiệm nghiên cứu hiện tượng phản xạ của sóng vô tuyến trong khí quyển. Năm
1924, bằng thực nghiệm, ông phát hiện ra tầng điện ly trong khí quyển Trái đất. Năm
1926, ông tìm thấy sự phản xạ phía trên lớp E của tầng điện ly. Đó chính là lớp F, hay
còn được gọi là lớp Appleton.
Ông còn nghiên cứu nồng độ ion hóa của các lớp phản xạ khác nhau trong khí quyển tầng
cao. Ông đề xướng thuyết ion-từ của tầng điện ly, góp phần vào sự phát triển của kỹ thuật
radar.
Appleton được trao Giải thưởng Nobel về vật lý năm 1947.
ARBER (1929 – )
Nhà di truyền học người Thụy Sĩ. Ông tốt nghiệp Đại học ở Zuzich và làm việc ở Trường
Tổng hợp Geneva. Các nghiên cứu chủ yếu của ông liên quan đến cấu trúc và chức năng
hệ gen đơn bội của virut. Ông đã đề xướng nguyên tắc đặc hiệu của enzym restrictase và
quá trình cải biến ADN. Năm 1962, ông tìm ra enzym restrictase, là enzym đóng vai trò
quan trọng trong quá trình cải biến ADN, vì nó có tác dụng đặc hiệu đối với các ADN
riêng biệt, đồng thời đóng vai trò chủ yếu trong việc chống lại và loại bỏ các ADN dị
chủng.
Năm 1978, Arber nhận Giải thưởng Nobel về sinh lý và y học.
ARBUZOV (1877-1968)
Nhà hóa học hữu cơ xô viết, sinh tại làng Arbuzovo-Banran (nay thuộc nước Cộng hòa
Tartar). Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kazan năm 1900. Từ 1900 đến 1911, công tác tại
Viện Kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp ở Novo-Aleksandre. Từ 1911 đến 1930, ông là
Giáo sư của Đại học Tổng hợp Kazan, sau đó là Giáo sư của Viện Công nghệ hóa học từ
năm 1930 đến 1963.
Các công trình khoa học của ông thuộc lĩnh vực hóa học hữu cơ phôtpho mà ông là người
sáng lập. Năm 1905, ông xác định cấu tạo của acid phôtphoric, tổng hợp este của nó ở
dạng sạch. Ông cũng phát hiện sự isome hóa có xúc tác đối với các este trung bình của
acid phôtphoric thành este của acid alkyphôtphinic (chuyển vị Arbuzov). Phản ứng isome
hóa này đã trở thành phương pháp cơ bản đề tổng hợp các hợp chất hữu cơ phôtpho. Phản
ứng tạo phức của phôtpho hóa trị 3 với muối đồng (I) clorua là một phát hiện khác của
ông. Năm 1914, ông tổng hợp este của acid phôtphinic, đặt nền móng cho lĩnh vực hóa
học các hợp chất cơ phôtpho
Năm 1947, ông phát minh phản ứng kết hợp của acid dialkyl-phôtphoric với nhóm
carbonyl.
ARMSTRONG, N.A. (1930 – )
Nhà du hành Vũ trụ người Mỹ, sinh tại thành phố Wapakoneta (bang Ohio). Ông tốt
nghiệp Đại học Purdue bang Indiana năm 1955 về chuyên ngành kỹ thuật hàng không.
Armstrong phục vụ trong hải quân và sau đó trở thành phi công thử nghiệm tại Trung tâm
nghiên cứu Louis. Từ 1962 đến 1972, ông làm việc trong nhóm các nhà du hành Vũ trụ
quốc gia về ngành hàng không và nghiên cứu không gian Vũ trụ của Mỹ. Từ 1970, là
Giáo sư kỹ thuật hàng không Vũ trụ tại Trường Đại học Cincinati, bang Ohio.
( Nhật Bản ) bị tàn phá trong ít phút bởi những quả bom nguyên tử mà cơ sở sản xuất dựatrên những khu công trình vĩ đại của Einstein, Curie, Rutherford, Chadwich Graham Nhớ lạilời của Alfred Nobel đã từng nói : “ Tôi kỳ vọng rằng quả đât sẽ rút được từ những phátminh khoa học nhiều điều tốt hơn là điều xấu ”. Đó cũng chính là những gì toàn thể nhânloại kỳ vọng và tin yêu vào nền khoa học tương lai. Phần “ Khoa học – Kỹ thuật ” của cuốn sách Một thế kỷ văn minh quả đât được chiathành hai phần : – Phần I : Các thành tựu khoa học – kỹ thuật tiêu biểu vượt trội thế kỷ XX. – Phần II : Các nhà khoa học – kỹ thuật thế kỷ XX.Ngoài ra, chúng tôi đưa vào hai phụ lục : Các giải Nobel khoa học tự nhiên thế kỷ XX ; Dự đoán những tăng trưởng khoa học thế kỷ XXI.Chúng tôi kỳ vọng, qua đây, những bạn sẽ thêm hiểu biết và trân trọng những thành tựukhoa học kỳ diệu mà con người đã đạt được 100 năm qua, đồng thời hướng đến những gìtốt đẹp hơn trong tương lai. Việc lựa chọn những sự kiện khoa học và những nhà khoa học chắc rằng không tránh khỏinhững quan điểm khác nhau. Chúng tôi mong nhận được những quan điểm từ phía fan hâm mộ và xinchân thành cảm ơn trước. * Các thành tựu khoa học – kỹ thuật tiêu biểu vượt trội thế kỷ XX1900Victor Grignard ( Pháp ) đưa ra một giải pháp tổng hợp hưu cơ ( về sau gọi là phản ứngGrignard ). Yếu tố cơ bản trong phản ứng Grignard là thuốc thử Grignard có thực chất làankylmagiêhalogenua RMgX hòa tan trong ête. Phạm vi ứng dụng của phản ứngGrignard rất rộng. Công trình của Grignard mở ra một thời kỳ mới trong tổng hợp hữucơ. 14-12-1900 M. Planck ( Đức ) đưa ra giả thuyết về nguồn năng lượng của ánh sáng và tính được hằng số nănglượng ( về sau gọi là hằng số Planck ). Giả thuyết của Planck phát biểu như sau : “ Năng lượng của ánh sáng không có tính chấtliên tục, mà gồm có từng lượng riêng không liên quan gì đến nhau nhỏ nhất gọi là lượng tử ( còn gọi là photon ) ”. Một lượng tử ánh sáng có nguồn năng lượng E tỷ suất với tần số bức xạ v : E = hvHằng số Planck : h = 6,625. 10-27 ec. sGiả thuyết của Planck về sau được chứng tỏ là đúng đắn. Và ngày 14-12-1900 đượccoi là ngày khai sinh của lý thuyết lượng tử. 1901K arl Landsteiner ( Áo ) phân loại máu người và phát biểu nguyên tắc truyền máu. Năm 1900, K Landsteiner lấy hồng cầu của một người, lần lượt trộn với huyết thanh củanhiều người khác, và nhận thấy trong 1 số ít trường hợp có sự người kết của hồng cầu. Ông cho rằng hồng cầu mang kháng nguyên, huyết thanh mang kháng thể. Nếu khángnguyên và kháng thể không thích hợp gặp nhau sẽ dẫn tới phản ứng ngưng kết, máu vóncục và làm tắc mạch máu. Trên cơ sở đó, Landsteiner đã phân loại máu người thành bốnnhóm : A, B, AB và O. Nguyên tắc truyền máu là : những người có cùng nhóm máu có thểtruyền cho nhau ; ngoài những, những người khác nhóm máu truyền được cho nhau trên cơ sở : Phát minh của K. Langsteiner có ý nghĩa to lớn so với y học. 1903W ilbur Wright ( Mỹ ) và Orville Wright sản xuất ra chiếc máy bay tiên phong. Chiếc lnáy bay này gồm hai tầng cánh và buồng lái nằm ở cánh dưới. Một chuỗi xích vàbộ bánh răng cưa nối với mạng lưới hệ thống máy để quay hai cánh quạt với tốc độ 450 vòng / phút. Ngày 17-12-1903, bạn bè nhà Wright đã cho máy bay bay thử được gần một phút. Đây là một ý tưởng vĩ đại trong công cuộc chinh phục khung trời của con người. 1905A lbert Einstein ( Đức ) công bố khu công trình về thuyết tương đối hẹp. Thuyết tương đối hẹp của Einstein xét những hệ quy chiếu quán tính ; nội dung xoay quanhhai tiền đề cơ bản : 1. Các hiện tượng kỳ lạ vật lý xảy ra như nhau trong mọi hệ quy chiếu quán tính. 2. Vận tốc của ánh sáng trong chân không có cùng độ lớn trong mọi hệ quy chiếu quántính, không phụ thuộc vào vào phượng truyền tốc độ nguồn sáng : C » 3.108 m / sĐây là một hằng số thiên hà, là một giá trị tuyết đối của thuyết tương đối. Thuyết tương đối hẹp mở ra một thời kỳ mới của vật lý và triết học. 1906R obert Andrew Millikan ( Mỹ ) đưa ra giải pháp nhỏ giọt để xác lập điện tíchelectron. 1906C harles Glover Barkla ( Anh ) phát hiện ra bức xạ X đặc trưng cho từng nguyên tố. 1907A lbert Einstein ( Đức ) rút ra công liên hệ giữa nguồn năng lượng và khối lượng : E = mc2. Công thức này của Einstein có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quan trọng, là cơ sở của vật lý hạt nhân. 1908F. Haber ( Đức ) tổng hợp thành công xuất sắc amoniac từ những đơn chất : N2 + 3H2 ® 2NH3 Nghiên cứu của Haber có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quan trọng so với công nghiệp phân bón hóahọc, công nghiệp làm lạnh. 1908B aekeland ( người Mỹ gốc Bỉ ) sản xuất thành công xuất sắc nhựa bakelit. Nhựa bakelit là mẫu sản phẩm trùng ngưng của phenol và formadehit có đặc tính nhiệt hoạttính, ghi lại một bước tăng trưởng mới trong công nghệ tiên tiến vật tư mới. 1909S. Sorensen ( Đan Mạch ) đưa ra chỉ số pH. Độ pH là khái niệm cho biết tính axit-bazơ của dung dịch : pH = – lg [ H + ] Tại 250C, dung dịch trung tính có pH = 7 ; dung dịch kiềm có pH > 7 ; dung dịch axit cópH < 7. Ngày nay, khái niệm độ pH được sử dụng trên khoanh vùng phạm vi toàn quốc tế trong nhiều nghành. 1910T homas Morgan ( Mỹ ) công bố khu công trình điều tra và nghiên cứu về sự di truyền link với giớitính ở ruồi giấm ( Drosophila ). Khi kiểm tra lại những giả thuyết của Mendel về sự tổng hợp và phân ly của những gen trongquá trình di truyền, Morgan đã phát hiện ra một số ít quy luật di truyền quan trọng, bổ sungvào những định luật của Mendel. Đó là : - Liên kết gen : hiện tượng kỳ lạ những gen khác nhau cùng nằm trên một nhiễm thể nên phân lycùng nhau trong quy trình phân bào. Đặc biệt, 1 số ít gen sống sót trên nhiễm sắc thể giớitính, di truyền link với giới tính. - Hoán vị gen : hiện trượng những gen thuộc cùng một cặp nhiễm thể tương đương hoàn toàn có thể đổichỗ cho nhau do sự trao đổi chéo của những crômatit trong cặp nhiễm sắc thể đồng dạng vàokỳ đầu của quy trình giảm phân. Những ý tưởng của Morgan góp phần to lớn vào di truyền học, có ý nghĩa quan trọngvới nông nghiệp ; là cơ sở để lý giải và phát hiện nhiều căn bệnh do sự rối loạn của quátrình phân ly và tổng hợp của nhiễm sắc thể. 1911F. Pregl ( Áo ) yêu cầu những chiêu thức nghiên cứu và phân tích vi lượng những hợp chất hữu cơ. Sau đó, Pregl phong cách thiết kế và sản xuất toàn bộ những thiết bị cần thiêu cho những giải pháp phântích trên ; trong đó có quy mô của một cân nghiên cứu và phân tích với độ nhạy đến 1 phần triệu ( 1/105 ) gam. Đồng thời, Pregl nghiên cáu những tổng hợp thuốc thử nghiên cứu và phân tích và những phương phápphân hủy khi nghiên cứu và phân tích nguyên tố. Các khu công trình của Pregl góp phần to lớn vào ngành hóa học nghiên cứu và phân tích hữu cơ. 1911H. Onnes ( Hà Lan ) phát hiện ra đặc thù siêu dẫn ở thủy ngân ( Hg ) với nhiệt độ tới hạnkhoảng 40K. Tính chất siêu dẫn là đặc thù của những vật tư, ở một nhiệt độ nhất định, sẽ dẫn điệnmột cách “ siêu việt ” với điện trở gần nhw bằng 0. Từ đó đến nay, công nghệ tiên tiến vật tư siêu dẫn liên tục được tăng trưởng. Hiện nay, giá trị nhiệtđộ tới hạn của vật liêu siêu dẫn đã đạt tới 1330K. Vật liệu siêu dẫn có nhiều ứng dụng quan trọng trong những ngành nguồn năng lượng hạt nhân, điện kỹ thuật, phương tiện đi lại giao thông vận tải vận tải đường bộ, kỹ thuật và điện tử, kỹ thuật sinh học. 1911 - 1915A lexis Carrel ( Pháp ) hoàn thành xong kỹ thuật nuôi cấy mô, trong đó có việc sản xuất ra cácchất vô trùng dùng điều trị vết thương. 1912A lfred Wegener ( Đức ) đưa ra giả thuyết về hiện tượng kỳ lạ lục đia trôi. Theo Wegener, banđầu, những lục địa liền một khối. Do những dịch chuyển địa chất, những vùng đất tách nhau ra vàtrôi giạt theo những hướng khác nhau, hình thành những lục địa như ngày này. Mãi đến những năm 60, thuyết của Wegener mới được công nhận. 1912V ictor Franz Hess tò mò ra tia ngoài hành tinh. Khi lý giải việc những lá của máy điện nghiệm tích điện cụp dần lại, Hess đã nêu lên ýtưởng về sự sống sót của một bức xạ tích điện từ những lớp sâu của khoảng trống ngoài hành tinh, gọilà bức xạ ngoài hành tinh. Sự sống sót của tia vũ trụ khẳng định chắc chắn sự biến hóa tương hỗ liên tục giữa những nguyên tố vàcác hạt cơ bản. 1913N iels Bohr ( Đan Mạch ) đưa ra mẫu nguyên tử hydro. Bohr đã phối hợp mẫu nguyên tử hành tinh của Eutherford và vận dụng thuyết lượng tử củaPlanck, đưa ra một mẫu nguyên tử hydro có đặc thù tổng lực và đúng đắn nhất từ trướctới bấy giờ. Về sau, triết lý của Bohr tỏ ra có nhiều hạn chế so với những nguyên tử phức tạp ; tuynhiên, ý tưởng này đã ghi lại một bước ngoặt lớn của vật lý nguyên tử1913Johannes Stark ( Đức ) phát hiện ra sự tách những phổ trong điện trường. Bản chất của hiện tượng kỳ lạ này ( về sau gọi là hiệu ứng Stark ) là sự đổi khác bước sóng củaquang phổ phát xạ vạch khi nguồn sáng chịu công dụng của một điện trường mạnh. Hiệuứng Stark là một trong những nguyên do làm vạch phổ rộng ra. Nghiên cứu của Starkđã lý giải được thực chất nhiều hiện tượng kỳ lạ quang phổ. 7-1913 Chiếc máy ảnh tự động hóa tiên phong sinh ra. Tuy còn khá cồng kềnh và thô sơ, nhưng chiếc máy ảnh tự động hóa tiên phong này cho phépkhách hàng có được một bức ảnh chân dung sau 3 phút. Tất cả những gì người mua phảilàm là ngồi vào ghế, cho tiền vào một khe hẹp. 12-1913 Chiếc máy giặt tiên phong sinh ra. Chiếc máy giặt này có cấu trúc và hoạt động giải trí đơn thuần. Quần áo được cho vào một chiếc lò xo nhúng trong nước xà phòng. Một động cơ làm lòxo hoạt động, gây ra lực tựa như như lực của bàn tay khi vò quần áo. Động cơ đượcđặt trên một chiếc cột và được nối với phần máy chính. Bên cạnh ý nghĩa khoa học - kỹ thuật, ý tưởng này còn có ý nghĩa to lớn trong côngcuộc giải phóng phụ nữ. 5-9-1914 Pavlov ( Liên Xô cũ ) công bố nghiên cứu và điều tra về phản xạ có điều kiện kèm theo. 1915A lbert Einstein ( Đức ) công bố thuyết tương đối rộng ( còn gọi là thuyết tương đối tổngquát ). Thuyết tương đối rộng xét những thuyết vật lý với hệ quy chiếu bất kể. Thuyết tướng đốirộng hoàn toàn có thể phát biểu như sau : “ Mọi định luật vạn vật thiên nhiên đều không đổi khác so với bấtkỳ người quan sát nào ”. Đồng thời, thuyết tương đối rộng cũng nêu lên phương trình vềtrường mê hoặc, thay thế sửa chữa cho định luật mê hoặc của Newton và trở thành cơ sở khoa họcnghiên cứu Vũ trụ. Thuyết tướng đối rộng của Einstein, bên cạnh ý nghĩa to lớn so với vật lý, có giá trị triếthọc. V.I. Lênin viết : “ Những tác dụng có đặc thù cách mạng của thuyết tướng đối đã làmcho triết học có bước chuyển biến lớn đầu thế kỷ XX, làm cho nhận thức của con ngườivề tự nhiên thêm thâm thúy ”. 1917K. Schawartzschild Dự kiến sự sống sót của những lỗ đen trong Vũ trụ. Dựa trên định luật vạn vật mê hoặc của Newton và thuyết tương đối của Einstein, Schawartzschild chứng tỏ rằng : khi một ngôi sao 5 cánh đạt tới nửa đường kính mê hoặc thì khôngcòn năng lực bức xạ điện từ. Ông gọi trạng thái này của sao là lỗ đen. Trong trường trọnglực mãnh liệt của lỗ đen, vật chất trong những sao vệ tinh bị hấp dẫn hoạt động theo hìnhxoáy trôn ốc, bị nóng lên hàng chục triệu đô và trở thành nguồn bức xạ tia X cực mạnh. Khám phá của Schawartzschild có ý nghĩa mở đường trong việc khám phá những bí mậtcủa Vũ trụ. 1922F rederick Grant Banting ( Canada ), Best ( Canada ) và John James Rickard Maclesd ( Scotland ) phát hiện và điều tra và nghiên cứu chất insulin, một hormon của tuyến tụy, điều tiết sựchuyển hóa đường. Đồng thời, Banting đề ra chiêu thức chữa bệnh tiểu đường bằnghormon insulin. 1923B ronsted ( Đan Mạch ) và Loury ( Anh ) đề xướng những vấn đề cơ bản của thuyết axit-bazơ ( thuyết proton ). Theo thuyết Bronsted-Loury, axit là những chất cho proton, bazơ là những chất nhậnproton. Ngoài ra, Bronsted khẳng định chắc chắn : proton không sống sót trong dung dịch ở trạng tháitự do, mà dưới dạng ion H3O +. Thuyết Bronsted-Loury hoàn hảo và khái quát hóa định nghĩa về axit-bazơ, khắc phụcđược những điểm yếu kém của thuyết axit-bazơ của Arrhenius trước đó. 1923J. Lewis ( Mỹ ) đưa ra một ý niệm về axit-bazơ ( thuyết electron ). Theo Lewis, axit là những chất hoàn toàn có thể nhận cặp electron để tạo thành link cho nhận ; bazơ là những chất hoàn toàn có thể cho cặp electron để tạo thành link cho nhận. Thuyết Lewis có tính khái quát cao, thông nhất được toàn bộ những thuyết axit-bazơ trước đó. Tuy nhiên, điểm yếu kém lớn nhất của thuyết Lewis là không xử lý được yếu tố độmạnh yếu của axit-bazơ như thuyết Bronsted-Loury. 3-1924 Breton ( Pháp ) lắp ráp thành công xuất sắc chiếc mát rửa bát tiên phong. Chiếc máy rửa bát tiên phong có dạng như một chiếc hộp hình tròn trụ, được chia thành nhiềungăn dành cho bát, đĩa, thìaCũng như máy giặt quần áo, bên cạnh ý nghĩa khoa học, máy rửa bát có ý nghĩa to lớntrong công cuộc giải phóng phụ nữ. 1924C larence Birdseye ( Mỹ ) ý tưởng ra công nghệ tiên tiến ướp lạnh thực phẩm. Những sáng tạo độc đáo tiên phong của Birdseye hình thành khi thấy dân ở Labrador Canada ( Mỹ ) làm lạnh thực phẩm để dùng vào mùa đông khi rất khó khăn vất vả có được thực phẩm tươisống. Đến năm 1929, Birdseye xây dựng công ty thực phẩm ướp lạnh và là người tiên phong đưara thị trường mẫu sản phẩm này. Phát minh của Birdseye liên tục được tăng trưởng từ đó đến nay và trở thành một ngànhcông nghiệp lớn : công nghiệp thực phẩm ướp lạnh. 1924L ouis de Broglie ( Pháp ) đưa ra giả thuyết về thực chất sóng của hạt vi mô. Giả thuyết của De Broglie như sau : “ Không phải chỉ có photon mới có thực chất sóng, mànhững hạt vi mô, như electron, cũng có đặc thù sóng ”. Đồng thời, De Broglie đưa ra hệthức về bước sóng ( về sau gọi là hệ thức De Broglie ) : Năm 1927, những nhà khoa học đã chứng tỏ bằng thực nghiệm thực chất sóng củaelectron. Phát biểu của De Broglie góp thêm phần đặt nền móng cho cơ học lượng tử. 1925W Pauli ( Thụy Sĩ ) phát biểu nguyên tắc loại trừ trong sự hình thành vỏ electron củanguyên tử. Nội dung nguyên tắc loại trừ Pauli : “ Trong một nguyên tử không hề có hai electron cócùng bốn số lượng tử như nhau ”. Như vậy, ứng với mỗi obitan nguyên tử chỉ hoàn toàn có thể có tốiđa hai electron với số lượng tử pin là + 1/2 và - 50%. Ngoài ra, nguyên tắc loại trừ Pauli còngiải thích đúng chuẩn cấu trúc phổ nguyên tử, đặc thù của nguyên tử, phân tử, tinh thể, đồng thời lý giải thực chất vật lý của định luật tuần hoàn Mendeleev. Nguyên lý loạitrừ Pauli là một trong những nguyên tắc cơ bản của cơ học lượng tử. 1926E. Schrodinger ( Áo ) đề ra phương trình sóng diễn đạt hoạt động của một hạt trong khônggian. Phương trình Schrodinger có dạng : Giải phương trình sóng cho những tác dụng toán học của những số lượng tử. Phương trìnhsóng Schrodinger là nền tảng của cơ học lượng tử. 1926J ohn Logie Baird ( Scotland ) ý tưởng mạng lưới hệ thống hoạt động giải trí truyền hình. Baird mở màn nghiên cứu và điều tra từ năm 1923 một chiếc máy có năng lực truyền đi hình ảnh vàâm thanh dưới dạng sóng điện từ. Tháng 1-1926, Baird cho nhân dân London lần tiên phong được xem truyền hình. Năm 1929, Đài BBC làm chương trình truyền hình tiên phong sử dụng thiết bị của Baird. Từ đó đến nay, công nghệ tiên tiến truyền hình liên tục tăng trưởng, và ý tưởng của Baird có ýnghĩa đặc biệt quan trọng quan trọng trong sự tăng trưởng đó. 1927W. Heisenberg ( Đức ) công bố nguyên tắc và hệ thức bất định của hạt vi mô. Nguyên lý bất định Heisenberg được phát biểu như sau : “ Về nguyên tắc, không hề xácđịnh đúng chuẩn những vị trí lẫn vận tốc của những hệ vật lý vi mô ”. Heisenberg còn đưa ra hệ thức bất định : Nguyên lý và hệ thức bất định Heisenberg đã dẫn tới khái niệm Xác Suất tìm thấy hạt vimô tại một thời gian. Trên cơ sở đó, kim chỉ nan của Heisenberg đưa ra một mẫu nguyên tửhoàn chỉnh và đúng đắn hơn triết lý của Bohr trước đây. Nguyên lý và hệ thức bất địnhHeisenberg đã góp phần to lớn vào nền tảng của cơ học lượng tử. 1927X ây dựng tuyến điện thoại thông minh vượt Đại Tây Dương. 2-1929 Alexander Fleming ( Scotland ) công bố tác dụng phát hiện về năng lực ức chế vi khuẩncủa nấm Penicillium. Năm 1928, Fleming phát hiện ra năng lực ức chế sự tăng trưởng của lạc khuẩn, tụ cầu vàngở một loài nấm tạp, là Penicillium. Đi sâu vào nghiên cứu và điều tra, Fleming nhận thấy nấmPenicillium có công dụng ức chế hoạt tính của nhiều vi trùng gây bệnh truyền nhiễm hiểmnghèo ở người. Sau đó, Fleming cùng thao tác với sự hợp tác của Florey và Chain. Đến ngày 24-8-1940, họ chính thức công bố về một chất bột màu vàng nhạt, được tinh chế từ nấm Penicillium, có hoạt tính ức chế vi trùng mạnh gấp hàng nghìn lần so với dung dịch nuôi cấy khởi đầu. Phát minh của Fleming đã mở ra một thời kỳ mới trong y học và sinh học : thời kỳ chấtkháng sinh. 1929E. Lawrence ( Mỹ ) đề xuất kiến nghị sáng tạo độc đáo về máy gia tốc cộng hưởng từ. Trên cơ cơ máy gia tốc thẳng, Lawrence đã cải tiến thành máy gia tốc cộng hưởng từ ( còn gọi là xiclotron ). Nguyên lý hoạt động giải trí của xiclotron dựa trên công dụng của từ trườnglên những hạt vi mô như electron, proton đặt trong từ trường đó ; buộc những hạt này chuyểnđộng liên tục theo đường vòng kín và tăng vận tốc theo một điện trường xoay chiều tăngdần. Năm 1931, Lawrence đã sản xuất được mẫu máy gia tốc cộng hưởng từ tiên phong. Máy gia tốc cộng hưởng từ của Lawrence và mốt số loại máy gia tốc khác được chế tạotrong khoảng chừng thời hạn này có ý nghĩa to lớn với vật lý hạt nhân, đặc biệt quan trọng trong việc điềuchế những đồng vị phóng xạ tự tạo. 13-3-1930 Clyde Tombaugh ( Mỹ ) công bố mày mò ra sao Diêm Vương, hành tinh đứng thứ 9 củahệ Mặt trời. 1931G eorges Lemaitre ( Bỉ ) chứng tỏ rằng, Vũ trụ đang bành trướng kể từ sau vụ nổ BigBang. 1932C arl David Anderson ( Mỹ ) tò mò ra positron. Positron là hạt vi mô có khối lượng bằng electron. Tuy nhiên, electron có điện tích là - 1, còn positron có điện tích là + 1. Positron sinh ra trong một phản ứng hạt nhân tự tạo. Positron chỉ sống sót trong một thời hạn ngắn ; sau khi hình thành, positron ngay lập tứctương tác với neutron tạo thành proton, hoặc với electron, biến thành hai photon. Sự mày mò ra positron chứng tỏ sự đúng đắn của tiên đoán mà Dirac đã đưa ra năm1929, đồng thời lý giải được nhiều hiện tượng kỳ lạ trong nghành vật lý hạt nhân. 1-1934 Frédéric Joliot Curie ( Pháp ) và Irène Joliot Curie ( Pháp ) ý tưởng ra hiện tượng kỳ lạ phóngxạ tự tạo. Frédéric và Irène Joliot Curie đã dùng tia a ( có thực chất là hạt nhân nguyêntử Heli ) bắn phá vào nhôm, thu được phosphore phóng xạ. Sau đó, hai nhà bác học nàyvở nhiều nhà khoa học khác đã điều chế được hàng loạt những đồng vị phóng xạ của nhiềunguyên tố dựa trên cùng một nguyên tắc như trên. Các đồng vị phóng xạ có ý nghĩa to lớnvới sinh học ( điều tra và nghiên cứu những quy trình trao đổi chất, nguồn năng lượng bằng nguyên tử đóngdấu ), y học ( điều trị bệnh ung thư, bạch hầu ). Phát minh ra hiện tượng kỳ lạ phóng xạ nhântạo là một trong những thành tựu lớn nhất của vật lý thế kỷ XX. 1936W atson Watt ( Anh ) phong cách thiết kế máy radar tiên phong. Radar là chữ viết tắt từ tiếng Anh “ Radio Detection and Ranging ”, nghĩa là sự phát hiệnvà đo khoảng cách bằng sóng vô tuyến. Đến những năm 40, kỹ thuật radar được tăng trưởng mạnh ở nhiều vương quốc lớn. Radar có ứng dụng quan trọng, đặc biệt quan trọng trong quân sự chiến lược, 1937H ans Adolf Krebs ( Anh ) triển khai xong điều tra và nghiên cứu về quy trình hô hấp của tế bào ( về saugọi là quy trình Krebs ). 1938O tto Hahn ( Đức ) cùng với Lisa Meitner ( Đức ) phát hiện ra phản ứng phân hạch phá vỡhạt nhân urani do sự bắn phá bằng neutron, tạo ra phản ứng dây chuyền sản xuất, giải phóng nănglượng trong lòng hạt nhân nguyên tử. Khám phá của Otto Hahn có ý nghĩa quan trọng trong sự hình thành công nghiện điệnnguyên tử. 3-12-1942 Là phản ứng hạt nhân tiên phong được kiến thiết xây dựng tại Mỹ. Người có công lớn trong việc thiết kế xây dựng lò phản ứng hạt nhân là Enrico Fermi ( Italia ). Sự sinh ra của lò phan ứng hạt nhân này tại Đại học Chicago ( Mỹ ) có ý nghĩa đặc biệtquan trọng, vì đây là lần tiên phong triển khai được việc giải phóng và khống chế được nănglượng trong lòng hạt nhân nguyên tử. 1942S elman Abraham Waksman ( Mỹ ) tách được streptomicin - một loại kháng sinh chống lạiđược nhiều bệnh, trong đó có bệnh lao. 1944H oàn thành chiếc máy tích điện tử tiên phong. Chiếc máy tính điện từ này được đặt tên là ENIAC, nặng 30 tấn, chiếm một căn phòngrộng 100 mét vuông. Từ đó đến nay, công nghệ tiên tiến máy tính liên tục tăng trưởng. Những chiếc máy tính của thậpniên 90 nhỏ gọn hơn hàng chục nghìn lần với những tính năng khác xa ENIAC. 1944E dward Tatum ( Mỹ ) và Wells Beadle ( Mỹ ) đưa ra thuyết “ Một gen - Một enzym ”. Theo giả thuyết này, 1 gen trấn áp sự tổng hợp của 1 enzym đặc hiệu. Thuyết “ Mộtgen - Một enzym ” lý giải tác động ảnh hưởng của những gen lên quy trình trao đổi chất, và là cơsở cho ngành sinh hóa di truyền. 1947W. F. Libby ( Mỹ ) đề ra giải pháp dùng cacbon phóng xạ ( C - 14 ) để xác lập niên đại. Libby xác lập được rằng : nồng độ đồng vị phóng xạ cacbon 14 trong tổng thể những cơ thểsống trên Trái đất đều như nhau. Khi khung hình chết, C-14 trong khung hình ngừng tham gia vàovòng tuần hoàn vạn vật thiên nhiên và C-14 mới không xâm nhập vào khung hình đó nữa. Do vậy, đochính xác độ phóng xạ ở một xác chết được cho phép ta đo lường và thống kê được niên đại của động vật hoang dã, thực vật đó. Ngày nay, giải pháp C-14 được vận dụng thoáng rộng trong những ngành khảo cổhọc, địa chất, sinh học, y học1-1948Tại Viện Nghiên cứu vô tuyến Liên Xô, I.P. Zakharov đã phong cách thiết kế thành công xuất sắc chiếc điệnthoại truyền hình tiên phong. 1948W illianl Shockley, John Bardeen và Walter Brattain ( Mỹ ) công bố ý tưởng vềtransistor. Transistor là nông cụ bán dẫn. Có hai loại Transistor : p-n-p và n-p-n. Bán dẫn loại pthường dùng là những tinh thể Ge được pha thêm lượng nhỏ B. Trong bán dẫn loại p, hạtmang điện cơ bản là lỗ trống. Ngược lại, trong bán dẫn loại n, hạt mang điện cơ bản làelectron. Bán dẫn loai n được tạo thành khi pha thêm lượng nhỏ As vào tinh thể Ge. Lớptiếp xúc p-n có tính dẫn điện theo chiều từ p sang n. Transistor được dùng trong mạch khuếch đại giao động, máy phát giao động. Sự sinh ra củaTransistor đã mở ra một thời kỳ mới trong kỹ thuật điện từ. 1951M ax Theiler ( Mỹ ) tìm ra vacxin đặc hiệu chống bệnh sốt vàng da. 1950M ỹ lắp ráp thành công xuất sắc chiếc máy tính NCR-304 - Chiếc máy tính tiên phong sử dụngTransistor. 25-4-1953 James Watson ( Mỹ ) và Francis Crick ( Anh ) công bố điều tra và nghiên cứu về cấu trúc chia phân tửADN. Từ năm 1951, Watson và Crick hợp tác nghiêng cửu ADN cơ sở vật chất của hiện tượngdi truyền ở Lever phân tử, kiến thiết xây dựng nên quy mô cấu trúc ADN. Theo quy mô này ( vềsau được gọi là quy mô Watson - Crick ), phân tử ADN có cấu trúc polime, gồm hai mạchpôlinucleotit xoắn đều đặn quanh trục phân tử. Phát minh của Watson và Crick giúp hiểuđược tường tận những yếu tố những nhà khoa học trước đó đã điều tra và nghiên cứu như : nguyên tắcbổ sung Chargaff, chính sách tự sao của ADN, chính sách tổng hợp ARN và protein ; đồng thờiđánh dấu một bước ngoặt trên con đường tìm hiểu và khám phá những hiện tượng kỳ lạ di truyền. 6-1954 Nhà máy điện hạt nhân tiên phong được khánh thành tại Obninsk, Liên Xô. Người kiến thiết xây dựng nguyên tắc hoạt động giải trí cho nhà máy sản xuất điện hạt nhân là Igor Kourtsakov ( Liên Xô ). Sự sinh ra của nhà máy sản xuất điện hạt nhân được nhìn nhận là sự mở màn cho một thời đại mới : thời đại điện nguyên tử. 1956T huốc tránh thai lần tiên phong được thử nghiệm trên 256 phụ nữ. Thành tựu này không chỉ có ý nghĩa y học, mà còn có ý nghĩa xã hội to lớn. 1956M. Calvin ( Mỹ ) đưa ra chuỗi những phán ứng liên tục biển đối từ CO2 thành glucozo ( C6H12O6 ) diễn ra trong pha tối của quy trình quang hợp ( quy trình Calvin ). Theo quy trình Calvin, khí CO2 sau khi vào cơ chất của lục lạp bị một loại đường giữ lại ; chuyển hóa qua những phản ứng khử, đồng điệu, ngưng tụ, hình thành những đường đơn, cuốicùng tổng hợp thành saccarozo và tinh bột. Chu trình Calvin đem lại những hiểu biết thâm thúy và đúng đắn về quy trình quang hợp củacây xanh. 4-10-1957 Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo tiên phong của Trái đất mang tên Sputnik 1.11 - 1957L iên Xô phóng vệ tinh Sputnik 2 mang theo chú chó Laika vào khoảng trống. 1960T heodore Maiman ( Mỹ ) sản xuất máy phát ra tia laser. Bộ phận hầu hết của máy là một thanh hồng ngọc tự tạo chứa 0,05 % Neodym ( Nd ) được đặt trong một ống thủy tinh chứa Xenon ( Xe ). Khi hiệu điện thế giữa hai đầu ốngthủy tinh đạt tới một giá trị nhất định thì Xe phát quang, kích thích những nguyên tử Nd vàthanh hồng ngọc phóng ra một tia sáng màu đỏ, có hiệu suất hàng tỷ oát ( W ). Đó là tialaser - chữ viết tắt của tiếng Anh : “ Light amplification by stimulated emission ofradiation ” ( Sự khuếch đại ánh sáng bằng bức xạ cưỡng bức ). Phát minh của Maiman có ý nghĩa đặc biệt quan trọng quan trọng, vì tia laser có rất nhiều ứng dụngtrong rất nhiều nghành : y tế, công nghiệp nặng, công nghiệp văn hóa truyền thống phẩm4-1960Hãng Grundig ( Đức ) tung ra những chiếc điều khiển và tinh chỉnh từ xa vô tuyến truyền hình tiên phong. Loạt máy này được cho phép điều khiển và tinh chỉnh ở khoảng cách tối đa là 15 mét. 1960V i mạch bằng silic khởi đầu Open tại Mỹ. Năm 1960, trên một tấm vi mạch silic ( tấm silic mỗi chiều 0,5 m ) có vài chục cấu kiện. Đến cuối những năm 80, số cấu kiện trên một tấm vi mạch silic đã đạt tới số lượng 250.000. Từ khi Open đến nay, trung bình mỗi năm, số lượng cấu kiện trên một tấm vi mạchsilic tăng 1,5 lần. Bề rộng những vạch khắc trên tấm silic cứ 5 năm lại giảm xuống 50%. Năm 1990, bề rộng những vạch khắc là 0,5. 0-6 mét. Sự tăng trưởng của công nghệ tiên tiến vi mạch điện tử silic đã làm nên một cuộc cách mạng trongkỹ thuật điện tử. 12-4-1961 Con người lần tiên phong bay vào khoảng chừng không ngoài hành tinh. Con tàu ngoài hành tinh Vostok ( Phương Đông ) của Liên Xô mang theo nhà du hành ngoài hành tinh YouriGagarin được phóng lên không trung từ trường bay ngoài hành tinh Baikonour, Liên Xô. Chuyến baycủa Gagarin lê dài 1 giờ 48 phút vòng quanh Trái đất. Đây là một sự kiện lịch sử vẻ vang có ýnghĩa to lớn với quả đât trong việc tò mò và chinh phục khoảng chừng không thiên hà. 8-1961 Hãng Thomson-Houston tung ra loạt máy điện thoại di động tiên phong. Những chiếc máy điện thoại di động này nặng 2 kg, chạy bằng pin khô, hoàn toàn có thể hoạt độngliên tục trong 20 giờ. Phạm vi liên lạc trong khoảng chừng 3 - 5 km. 21-7-1969 Con người lần tiên phong đặt chân lên Mặt trăng. Từ ngày 16 đến ngày 24-7-1969, Niel Armstrong, Michael Collins và Edwin Aldrin ( Mỹ ) chỉ huy con tàu Apollo 11, thực thi chuyến bay lên Mặt trăng. Ngày 20-7-1969, con tàuApollo 11 đáp xuống Mặt trăng. Vào hồi 2 giờ 2 phút 16 giây ngày 21-7-1969, Armstrong rời con tàu và đặt chân lên mặt phẳng Mặt trăng, tiếp theo là Aldrin. Armstrongvà Aldrin đã cắm quốc kỳ Mỹ và thu lượm một số ít mẫu đất, đá. Sau khi lưu lại Mặt trăng21 giờ 35 phút, những nhà du hành đã quay trở về Trái đất bảo đảm an toàn. Armstrong nói về bướcchân tiên phong của mình lên Mặt trăng : “ Một bước nhỏ của con người, một bước lớn củanhân loại ” ( A small step for man, a big step for mankind ). 1972M ỹ phóng vệ tinh ERTS1, có năng lực ước đạt giá trị những tài nguyên vạn vật thiên nhiên trênTrái đất. 1972M ỹ kiến thiết xây dựng mạng AP ARNET nối khoảng chừng 40 máy tính của Bộ Quốc phòng và cáctrường ĐH trong khoanh vùng phạm vi vương quốc. Mạng APARNET là tiền thân của mạng máy tính toàn thế giới INTERNET lúc bấy giờ. Sự sinh ra của APARNET mở ra một triển vọng lớn cho nghành nghề dịch vụ công nghệ thông tin. 1978C ô bé Louise Brocort ( Mỹ ) – thai nhi tiên phong thụ tinh trong ống nghiệm sinh ra. 1981C on người phát hiện ra bệnh AIDS.Tháng 6-1981, phát hiện ra những triệu chứng suy giảm miễn dịch tiên phong ở 5 nam thanhniên đồng tính luyến ái tại Los Angeles ( Mỹ ). Tuy nhiên, khi điều tra và nghiên cứu những mẫu máuđược dữ gìn và bảo vệ tại Zaire năm 1959, và tại Mỹ những năm 70, những nhà khoa học tìm thấynhững dấu vết của bệnh AIDS. AIDS là những chữ viết tắt theo tiếng Anh : “ AcquiredImmuno - Deficicency Syndrom ”. nghĩa là “ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ”. AIDS do một loại virut HIV gây ra. HIV là những chữ viết tắt theo tiếng Anh : “ HumanImmuno Deficency Virus ”, nghĩa là “ Virut gây suy giảm miễn dịch ở người ”. Từ đó đến nay, những nhà khoa học điều tra và nghiên cứu nhiều về HIV và AIDS ; mặc dầu có nhữngdấu hiệu khả quan, nhưng thực sự vẫn chưa có giải pháp chữa khỏi căn bệnh thế kỷ này. 1981D ịch vụ thông tin di động mở màn Open tại Bắc Âu và Nhật. Cuối năm 1992, mạng lưới hệ thống thông tin di động được thiết kế xây dựng ở trên 100 nước và mỗi nămtăng 40 %. Từ khi sinh ra, mạng lưới hệ thống thông tin di động liên tục tăng trưởng và đạt được những thành tựuto lớn. Thông tin di động được coi là công nghệ tiên tiến của tương lai. 12-4-1981 Chuyến bay tiên phong cua tàu con thoi thiên hà Mỹ Columbia, chở hai nhà du hành vũ trụJolin Young 51 tuổi và Robert Crippon 47 tuổi. Toàn bộ khối lượng của tàu con thoi là2. 000 tấn. Kết thúc chuyến bay, bộ phận quỹ đạo ( Orbiter ) trông giống như một chiếcmáy bay phản lực nặng 70 tấn, dài 37 m, sải cánh 24 m, đã hạ cánh bảo đảm an toàn xuống đườngbăng giống như một chiếc máy bay. Đã có gần 90 chuyến bay của tàu con thoi ngoài hành tinh với5 loại tàu quỹ đạo Columbia, Challarger, Discovery, Atlantis, Endeavour. 1984T hành lập mạng thông tin toàn thế giới INTERNETINTERNET được tăng trưởng từ mạng thông tin APARNET của bộ Quốc phòng Mỹ. Năm 1984, INTERNET liên kết hơn 1.000 máy tính ; đến năm 1995, số lượng này đã đạt tới3, 2 triệu máy. Nhờ những giao diện, người sử dụng INTERNET hoàn toàn có thể truy vấn những thông tin có sẵn ở đây. Ngày nay, INTERNET xuất hiện trên mọi nghành nghề dịch vụ. Với những dịch vụ như : gửi thông tin, truy nhập tới những ngân hàng nhà nước tài liệu, thư điện tử, tạp chí điện tử, hội thảo chiến lược điện tử từ xa, truyền những tập dữ liệu vào máy tính …, INTERNET Giao hàng cho những công tác làm việc nghiên cứu và điều tra, thương mại, quốc phòng, đào tạo và giảng dạy, quản trị hành chính. 1985P aul Crutzen ( Hà Lan ), Mario Molia ( Mỹ ) và Sherwood Rowland ( Mỹ ) phát hiện ra lỗthủng tầng ozon phía trên Nam Cực và xác lập nguyên do của hiện tượng kỳ lạ này. Tầng ozon bao trùm toàn cầu ở độ cao 25 km. Tầng ozon hấp thụ những bức xạ tử ngoạicủa Mặt trời – những bức xạ có khả nanưg hủy hoại tế bào, gây ra những căn bệnh trầmtrọng với động vật hoang dã, thực vật. Nguyên nhân gây ra suy giảm tầng ozon là do những chất như freon ClFCH2, ClF2C …., những hợp chất của nitơ Nox … sinh ra từ những hoạt động giải trí công nghiệp của con người. Vấn đề lỗ thủng tầng ozon đặt con người trước những thử thách lớn trong việc cân đốisự tăng trưởng công nghiệp với sự cân đối sinh thái xanh. 2-1987 Mỹ sản xuất thành công xuất sắc loại máy tính xách tay tiên phong. Từ những năm 70, A.C. Cay, thành viên của Trung tâm điều tra và nghiên cứu Palo Alto ( Mỹ ) đãđưa ra ý tướng về chiếc máy tính xách tay. Ban đầu, sáng tạo độc đáo này không được chú ý quan tâm. Mãiđến những năm 80, người ta mới thấy tính trong thực tiễn của Cay. Từ đó đến nay, máy tính xách tay liên tục được tăng trưởng và hoàn thành xong, gần đạt tớinhững tính năng của máy tính để bàn. 2-5-1988 Thực hiện thành công xuất sắc sự thụ tinh trong khoảng trống ở loài ếch. Tàu vũ trụ Teuss-17 rời địa thế căn cứ Eseange ( Thụy Sĩ ) mang theo hai lọ, một chứa trứng, mộtchứa tinh trùng của loài ếch Xépope. Trong vòng 7 phút ở thực trạng không khối lượng, một piston tự đông đã bơm tinh trung vào lọ chứa trứng. Khi trở lại Trái đất, những phôi nàyđã tăng trưởng thông thường. Tiếp đó, ngày 29-3-1990, tàu ngoài hành tinh Maser của châu Âu đã thực thi thành công xuất sắc sự thụtinh trong Vũ trụ ở loài cầu gai. Tháng 7-1994, tàu con thoi Columbia của Mỹ đã đi vào khoảng trống mang theo phôi củaloài cầu gai. Trong 14 ngày của chuyến bay, bộ xương của bào thai được hình thành theomột cấu trúc khác với tự nhiên. 12-1988 Xây dựng thành công xuất sắc mạng lưới hệ thống cáp quang xuyên dưới đáy Đại Tây Dương. Hệ thống cáp quang này hoàn toàn có thể truyền tải đồng thời 40.000 cuộc đàm thoại giữa châu Âuvà châu Mỹ. Tiếp đó, tháng 4-1989, mạng lưới hệ thống cáp quang thứ hai được xây dựng, xuyên dưới đáy TháiBình Dương, tiếp nối Mỹ và Nhật. Từ đó tới nay, hàng loạt mạng lưới hệ thống cáp quang được kiến thiết xây dựng, tiếp nối những vùng trong mỗiquốc gia, giữa những vương quốc, những lục địa. Thông tin truyền bằng cáp quang dưới dạng tín hiệu quang học được số hóa nên khôngchịu tác động ảnh hưởng của những yếu tố điện từ trường. Hơn nữa, thông lượng truyền tải của cápquang lớn gấp hàng nghìn lần những hình thức truyền tải bằng dây dẫn thường thì. Do đó, mặc dầu chỉ là những bước khởi đầu, nhưng việc thiết kế xây dựng những mạng lưới hệ thống cáp quang trênphạm vi toàn quốc tế thực sự là một cuộc cách mạng trong nghành thông tin. 1991V ệ tinh Granat ( Mỹ ) triển khai điều tra và nghiên cứu 8 lỗ đen trong Vũ trụ. 6-5-1994 Khánh thành đường ngầm xuyên đáy biển Manche tiếp nối hai nước Anh và Pháp. Con đường ngầm nằm dưới độ sâu đáy biển 45 m, dài 31 km. Một đường ngầm là gaCokeile của Pháp, đầu kia là ga Sieborg của Anh. Con đường ngầm được phong cách thiết kế cho loạitàu điện rộng 4 m, dài 800 m, chở được 2. 100 tấn hàng, tốc độ 160 km / h. Đường ngầmđược lắp ráp một mạng lưới hệ thống máy làm lạnh và máy thông gió hiện đại để bảo vệ yếu tố antoàn. Đường ngâm xuyên dưới đáy đại dương là một khu công trình vĩ đại của loài người trongcông cuộc chinh phục tự nhiên. 25-11-1996 Công bố về sự thành công xuất sắc của nhân bản vô tính được vận dụng ở cừu do Ian Wilmut ( Scotland ) triển khai. Ian Wilmut lấy một tế bào tuyến vú của cừu cái Finn Dorest nuôi trong ống nghiệm. Sauđó, ông lấy trứng của một con cừu cái khác, hút bỏ nhân và cấy tế bào tuyến vú của FinnDorest vào rồi dùng dòng điện để tích hợp trứng rỗng và tế bào thành hợp tử. Tiếp đó, ôngcấy hợp tử này vào khung hình một con cừu cái khác. Con cừu này sinh ra cừu con Dolly hoàntoàn giống với cừu Finn Dorest. Phát minh của Ian Wilmut mở ra những triển vọng to lớn trong công nghệ sinh học, hứahẹn sự tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ của ngành chăn nuôi với những vật nuôi mang phẩm chất tốtmột cách không thay đổi. Bên cạnh đó, dư luận quốc tế quan ngại thâm thúy về sự nhân bản vô tínhnếu được vận dụng trên con người. 7-1997 Tàu vũ trụ Mars-Pathfinder ( Người tìm đường lên sao Hỏa ) của Mỹ đổ xô lên sao Hỏa. Sau khi Pathfinder đổ xô lên sao Hỏa, rôbôt tự hành Sojourner tách khỏi tàu thiên hà, dichuyển trên mặt phẳng sao Hỏa, gửi ảnh về Trái đất, nghiên cứu và phân tích cấu trúc địa hình, khí hậu củahành tinh này. Tiếp đó, đầu tháng 12-1998, Mỹ liên tục điều tra và nghiên cứu sao Hỏa bằng cách phóng lên saoHỏa hai máy thăm dò “ Mars Climate Orbiter ” điều tra và nghiên cứu khí hậu sao Hỏa và “ MarsPolar Lander ” nghiên cứu và điều tra khoáng vật của hành tinh này. 6-1998 Các nhà khoa học Nhật Bản sử dụng thiết bị khổng lồ Super Kamiokande gồm có thùng50. 000 tấn nước rất tinh khiết và 11.200 đêtectơ đặt sâu cách mặt đất 1.000 m đã lần đầutiên phát hiện rằng nơtrinô có khối lượng. Đây là một sự đảo lộn lớn trong triết lý hạtcơ bản. Trước đấy, khi thiết kế xây dựng quy mô chuẩn ( modèle standard ), người ta cho rằngnơtrinô không có khối lượng nghỉ. Này quy mô này cần xét lại. 15-4-1999 Hai nhà thiên văn học Geop Marci và Paul Butler thuộc Đài Thiên văn Lic bangCalifornia ( Mỹ ) đã tìm ra một hệ Mặt trời thứ hai ngoài hệ Mặt trời của tất cả chúng ta. Hệ Mặttrời mới này ở giữa có ngôi sao 5 cánh Upsilon Andromeda nằm cách tất cả chúng ta 44 năm sánhsáng, xung quanh có ba hành tinh, cái thứ nhất bằng sao Mộc, cái thứ hai gấp 2 lần và cáithứ ba gấp 4 lần sao Mộc. 1999C ác nhà khoa học Viện phối hợp điều tra và nghiên cứu hạt nhân Đupna tổng hợp thành công xuất sắc nguyêntố 114 có chu kỳ luân hồi bán rã tương đối dài ( 30 giây ). 1999C ác nhà khoa học Mỹ ở Phòng thí nghiệm Lawrence ở Berkeley bang California tổnghợp thành công xuất sắc nguyên tố 118 và 116 có đời sống rất ngắn ( cỡ phần nghìn giây ). * Các nhà khoa học – kỹ thuật thế kỷ XXABDERHALDEN ( 1877 - 1955 ) Nhà hóa sinh người Thụy Sĩ, sinh tại Oberuzwil. Năm 1900, ông tốt nghiệp Đại học Tổnghợp Basel. Từ năm 1904 đến năm 1911, ông thao tác tại Trường Cao đẳng Thú y ởBerlin ( được phong hàm Giáo sư từ năm 1908 ). Từ năm 1911 đến năm 1945, ông giảngdạy tại Đại học Tổng hợp Halle, sau đó ông chuyển sang Đại học Tổng hợp Zurich ( 1946 - 1947 ). Các khu công trình khoa học của ông tập trung chuyên sâu vào nghiên cứu và điều tra cấu trúc, vai trò sinh hóa củacác protein, vitamin, những hormon và của men. Năm 1909, ông ý tưởng men bảo vệ. Năm 1912, ông đề xướng phương pháp hóa học nghiên cứu và phân tích những chất bài tiết để xác lập sựthai nghén, gọi là phản ứng Abderhalden. Năm 1916, ông tổng hợp những polypeptid quanghoạt, trong số đó có một polypeptid gồm có đến 19 axid amin. Từ 1922 đến 1924, ôngthực hiện hàng loạt những phản ứng thủy phân protid, cô lập được hàng loạt cácdiketopyperazin và đề xướng thuyết cấu trúc diketo-pyperazin của protid. ABEGG ( 1869 - 1910 ) Nhà hóa học người Đức, sinh tại thành phố Danzig ( nay là thành phố Gdansk, Ba Lan ). Từ năm 1886 đến năm 1891, ông học ở Đại học Tổng hợp Kiel, Tubingen, Berlin. Tốtnghiệp Đại học, ông thao tác tại Đại học Tổng hợp Gottingen. Năm 1897, ông đượcphong hàm Giáo sư. Năm 1899, ông chuyển sang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Kỹthuật ở Breslau. Các khu công trình nghiên cứu và điều tra khoa học của ông tập trung chuyên sâu vào nghành hóa vô cơ và hóa lý : tốc đổ khuếch tán những ion trong dung dịch muối, sự dẫn điện của muối nóng chảy, hoànthiện kỹ thuật giữ hình trên kính ảnh. Năm 1899, cùng với Boddender G. đề xướng mộttrong những thuyết tiên phong về độ âm điện, trong đó khái niệm về điện từ đã được ápdụng để biểu lộ đặc trưng của những hợp chất vô cơ. Thuyết độ âm điện cũng xác đinhđược mối quan hệ giữa độ âm điện với tính tan của chất điện ly, bậc điện phân và vị trícủa của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Năm 1904, ông lý giải thực chất hóa trị vàliên két hóa học trên cơ sở khái niệm về điện từ. Cũng năm đó, ông đề xướng khái niệmvề hóa tri kép của những nguyên tố : hóa trị và suất thẩm thấu, sự giảm nhiệt độ đông đặc củadung dịch loãng so với dung môi tinh khiết. ADAMS ( 1889 - 1971 ) Nhà hóa học hữu cơ người Mỹ, sinh tài Boston. Năm 1912, ông tốt nghiệp Đại học Tổnghợp Harvard, sau đó học tại Đại học Tổng hợp Berlin và Viện Hóa học Wilhelm. Từ năm1913, ông giảng dạy tại Đại học Tổng hợp Harvard. Năm 1916, ông chuyển sang Đại học Tổng hợp Illinois và năm 1919 được phong hàmGiáo sư. Năm 1923, ông đề xướng giải pháp sản xuất chất xúc tác trên cơ sở oxyd platin PtO2, dùng để hydrogen hóa những hợp chất hữu cơ không no ở nhiệt độ và áp suất không cao ( gọilà chất xúc tác Adams ). Năm 1925, Adams xác lập cấu trúc của acid hydrocarpovic vàacid haulmugrovic. Năm 1931, ông tổng hợp thành công xuất sắc và xác lập cấu trúc của acidpoliporobic có trong những loài nấm sống ký sinh. Năm 1938, ông xác lập cấu trúc củagossipol, chất độc màu vàng của hạt bông vải ; nghiên cứu và điều tra thực chất của hoạt tính sinh lýcủa cần sa và đề xướng chiêu thức tổng hợp những đồng đẳng có hoạt tính gây mê. Ôngtiến hành nhiều khu công trình điều tra và nghiên cứu về những alkaloid độc của những loài thực vật của bangTexas, những dẫn xuất của antraquinon, những hợp chất hữu cơ có chứa arsen. Ông cũng tổnghợp hàng loạt những chất gây tê cục bộ. ALDER ( 1902 - 1958 ) Nhà hóa học hữu cơ Đức, sinh ở Konighutte ( nay thuộc Ba Lan ). Ông tốt nghiệp Đại họcTổng hợp Kiel, sau đó đỗ Tiến sĩ năm 1926. Năm 1926 - 1936, thao tác ở Đại học Tổnghợp Kiel. Năm 1934, ông được phong hàm Giáo sư. Năm 1936 - 1940, ông chỉ huy khoahọc của tổng hợp “ I.G. Farbenindustrie ” ở Leverkusen. Từ 1940, ông làm Giám đốc ViệnHóa học của Đại học Tổng hợp Kiel. Alder được Trao Giải Nobel về hóa học năm1950 cùng với Diels, thầy học của ông. Các khu công trình điều tra và nghiên cứu của Alder đa phần về tổng hợp hữu cơ. Năm 1926, cùng vớiDiels, Alder điều tra và nghiên cứu este azodicarboxylic và đề ra một trong những giải pháp tổnghợp những cấu trúc mạch vòng quan trọng nhất với hóa học hữu cơ tân tiến ( tổng hợp Diels-Alder ). Các khu công trình tiếp theo trong nghành này đã giúp Alder tìm ra những quy luậtchung cho sự tạo thành những mẫu sản phẩm tích hợp phụ thuộc vào vào cấu trúc của những cấu tử banđầu ( nguyên tắc Alder ). Alder còn đi sâu vào điều tra và nghiên cứu những đặc trưng hóa học lập thểcủa quy trình phản ứng và năng lực phản ứng của những hợp chất hữu cơ phối hợp, xác lậpkhả năng triển khai và ứng dụng thoáng đãng của phản ứng nghịch với phản ứng tổng hợpđiện. Năm 1940, ông thấy rằng : cyclopentadien khi bị đun nóng sẽ tích hợp vàovinylacetat, tạo thành acetat không no có năng lực biến thành alcol no. Năm 1956, Alderđề xướng giải pháp điều chế cyclopentenon từ cyclopentenyl clorua. AMBARTSUMIAN ( 1908 - ) Nhà thiên văn Liên Xô ( cũ ), sinh tại Tbilisi. Ông tốt nghiệp Trường Đại học Leningradnăm 1928. Ngay từ những năm sinh viên, ông đã công bố 16 khu công trình về thiên văn học. Sau đó Ambartsumian trở thành nghiên cứu sinh tại đài thiên văn Pulkovo. Từ năm 1931, ông thao tác tại Trường Đại học Leningrad. Năm 1934, ông trở thành Giáo sư. Năm 1934, ông thiết kế xây dựng khoa Vật lý thiên văn học lần tiên phong của Liên Xô tại TrườngĐại học Leningrad. Trong những năm 1939 - 1941, ông là Giám đốc đài thiên văn củaTrường Đại học Leningrad. Những khu công trình khoa học của ông gồm có nhiều nghành nghề dịch vụ thiên văn học, đặc biệt quan trọng là vậtlý sao và tinh vân khí, cơ học thống kê hệ sao, thiên văn học ngoài Thiên hà và Vũ trụhọc. Ambartsumian là người tiên phong đề xuất kiến nghị giải pháp nghiên cứu và điều tra sự chuyển dời bứcxạ của sao qua tinh vân khí, xác lập nhiệt độ electron của tinh vân dựa theo cường độcủa những vạch kích thích bởi sự va chạm của electron. Ông đặt cơ sở cho triết lý ion hóavà kích thích trong những lớp tạo thành trong những vụ nổ sao mới và sao siêu mới. Để giải bài toán tán xạ ánh sáng nhiều lần, ông đưa ra “ giải pháp cộng lớp ” và những “ nguyên tắc về tính không bao giờ thay đổi ”, lập những phương trình phiếm hàm cơ bản của triết lý tánxạ. Năm 1947, Ambartsumian chứng tỏ rằng có những nhóm sao rất thưa và do đó rất khôngbền về mặt động lực học. Tuổi của những nhóm sao này không quá vài triệu năm. Chúng cóđặc trưng vật lý chung và chiếm một vùng khoảng trống số lượng giới hạn. ANDRIANOV ( 1904 - 1978 ) Nhà hóa học Xô viết. Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Moskva năm 1930. Năm 1929 - 1954, ông thao tác tại Viện Kỹ thuật điện toán Liên bang, giảng dạy tại Đại học thuộc daMoskva ( 1930 - 1932 ), Đại học Công nghệ hóa học Moskva ( 1933 - 1941 ). Đại học nănglượng Moskva ( 1941 - 1959 ). Năm 1946, ông trở thành Giáo sư và công tác làm việc tại Viện Vậtliệu hàng không toàn Liên bang. Từ năm 1954, ông thao tác tại Viện những hợp chất cơ kimViện Hàn lâm khoa học Liên Xô, đồng thời tại Viện Công nghệ hóa học phức tạp từ năm1959. Các điều tra và nghiên cứu khoa học của ông tập trung chuyên sâu vào hóa học cao phân tử, đặc biệt quan trọng là những hợpchất hữu cơ silic. Năm 1937, ông thực thi đa trùng ngưng thủy phân alkyl và aryl-ortoeste của acid silicxic và tổng hợp polyorganosiloxan. Trong những năm 1938 - 1940, ông tổng hợp polyme cơ-silic theo phản ứng Grignard trong thiên nhiên và môi trường không ête. Năm1940, thiết lập chiêu thức công nghiệp tổng hợp tetraclorua silic trên cơ sở hợp kimferro-silic và clo. Năm 1948, ông đề xuất giải pháp kỹ thuật điều chế alkyl và halogencủa hydrocarbon lên kim loại tổng hợp ferro-silic và phôi bào đồng. Trong những năm 1952 - 1955, đề ra những chiêu thức điều chế vecni tẩm và vecni bọc, hỗn hợp nén bền nhiệt và những vậtliệu khác trên cơ sở polyorganosiloxan mạch thẳng và mạch nhánh. Ông triển khai tổnghợp polyorganometallosiloxan với nhôm ( 1947 ), megie, bor và titan ( 1955 ) trong mạchchính. Năm 1963, ông đề xướng thuyết biến dạng polyme nhờ liều vi lượng những cấu tửhợp kim. Ngoài ra, ông còn có nhiều khu công trình quan trọng khác như điều chế polyme cơ-silic với cấu trúc cầu thang vòng, tổng hợp và nghiên cứu và điều tra polyme với cấu trúc xoắn, điềuchế polyorgano-silazan và polyorganosilzoxan với mạch có chứa những dị vòng của silazanvà silazoxan. Các polyme tổng hợp của Andrianov được ứng dụng thoáng đãng trong sản xuất vật tư kỹthuật điện, vật tư bảo vệ và vật tư kiến trúc. ANFINSEN ( 1916 - ) Nhà hóa sinh người Mỹ, sinh tại Monessen and Pennsylvania ). Tốt nghiệp Đại học Tổnghợp Pennsylvania năm 1939. Thực tập tại phòng thí nghiệm Carlsberg ở Copenhagen ( 1939 - 1940 ), thao tác tại Viện Nobel ở Stockholm ( 1947 ), tại Viện Y tế vương quốc ởBetesd ( từ 1950 ). Anfinsen có nhiều khu công trình nghiên cứu và điều tra về cấu trúc bậc hai của ribonucleas ( menchuyển hóa acid ribonucleic ) và phát hiện ( 1958 ) phân tử của nó gồm có một mạchpolypeptid dài tạo nên “ những nếp gấp ”, những nếp gấp này được gắn với nhau bằng cáccầu disulfura. Ông đề xuất kiến nghị chiêu thức thủy phân ribonucleas đã bị oxyd hóa bởi tripsin ( men tiêu hóa ). Ông đề xướng chiêu thức khai triển mạch polypeptid nhờ khử những liênkết đisunfua bằng acid thioglycolic. Ông cũng đề xướng chiêu thức sắc ký để tách cácmen trên những chất nền cố định và thắt chặt. Ông còn điều tra và nghiên cứu sự nhờ vào hoạt tính sinh học củamen vào cấu trúc khoảng trống của phân tử và đi đến Tóm lại rằng : hoạt tính đó được quyếtđịnh không phải bởi hàng loạt cấu trúc. Là người sáng lập một xu thế mới trong hóasinh - học thuyết về sự tiến hóa phân tử, ông đã đề xướng cách lý giải mới so với quátrình tiến hóa sinh học : tính liên tục của những acid min trong phân tử men là tối thiết yếu đểđạt được hoạt tính xúc tác và được bảo tồn khắt khe trong quy trình tiến hóa. Năm 1972, ông được trao Trao Giải Nobel về hóa học. APPLETON ( 1892 - 1965 ) Nhà vật lý người Anh, sinh tại Bradford. Năm 1913, ông tốt nghiệp Đại học Tổng hợpCambridge. Từ năm 1920, Appleton làm trợ giáo trong phòng thí nghiệm. Năm 1924, được bầu làm Giáo sư Trường Tổng hợp London. Năm 1936, là Giáo sư TrườngCambridge. Từ năm 1939 - 1949, ông là thư ký của Bộ Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật. Năm 1949 ông được cử làm hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Edinburgh. Appleton nghiên cứu và điều tra vật lý vô tuyến, hầu hết về sự truyền sóng vô tuyến. Ông đã làmcác thí nghiệm nghiên cứu và điều tra hiện tượng kỳ lạ phản xạ của sóng vô tuyến trong khí quyển. Năm1924, bằng thực nghiệm, ông phát hiện ra tầng điện ly trong khí quyển Trái đất. Năm1926, ông tìm thấy sự phản xạ phía trên lớp E của tầng điện ly. Đó chính là lớp F, haycòn được gọi là lớp Appleton. Ông còn nghiên cứu và điều tra nồng độ ion hóa của những lớp phản xạ khác nhau trong khí quyển tầngcao. Ông đề xướng thuyết ion-từ của tầng điện ly, góp thêm phần vào sự tăng trưởng của kỹ thuậtradar. Appleton được trao Trao Giải Nobel về vật lý năm 1947. ARBER ( 1929 - ) Nhà di truyền học người Thụy Sĩ. Ông tốt nghiệp Đại học ở Zuzich và thao tác ở TrườngTổng hợp Geneva. Các nghiên cứu và điều tra hầu hết của ông tương quan đến cấu trúc và chức nănghệ gen đơn bội của virut. Ông đã đề xướng nguyên tắc đặc hiệu của enzym restrictase vàquá trình cải biến ADN. Năm 1962, ông tìm ra enzym restrictase, là enzym đóng vai tròquan trọng trong quy trình cải biến ADN, vì nó có tính năng đặc hiệu so với những ADNriêng biệt, đồng thời đóng vai trò hầu hết trong việc chống lại và vô hiệu những ADN dịchủng. Năm 1978, Arber nhận Trao Giải Nobel về sinh lý và y học. ARBUZOV ( 1877 - 1968 ) Nhà hóa học hữu cơ xô viết, sinh tại làng Arbuzovo-Banran ( nay thuộc nước Cộng hòaTartar ). Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Kazan năm 1900. Từ 1900 đến 1911, công tác làm việc tạiViện Kinh tế nông nghiệp và lâm nghiệp ở Novo-Aleksandre. Từ 1911 đến 1930, ông làGiáo sư của Đại học Tổng hợp Kazan, sau đó là Giáo sư của Viện Công nghệ hóa học từnăm 1930 đến 1963. Các khu công trình khoa học của ông thuộc nghành hóa học hữu cơ phôtpho mà ông là ngườisáng lập. Năm 1905, ông xác lập cấu trúc của acid phôtphoric, tổng hợp este của nó ởdạng sạch. Ông cũng phát hiện sự isome hóa có xúc tác so với những este trung bình củaacid phôtphoric thành este của acid alkyphôtphinic ( chuyển vị Arbuzov ). Phản ứng isomehóa này đã trở thành giải pháp cơ bản đề tổng hợp những hợp chất hữu cơ phôtpho. Phảnứng tạo phức của phôtpho hóa trị 3 với muối đồng ( I ) clorua là một phát hiện khác củaông. Năm 1914, ông tổng hợp este của acid phôtphinic, đặt nền móng cho nghành nghề dịch vụ hóahọc những hợp chất cơ phôtphoNăm 1947, ông ý tưởng phản ứng tích hợp của acid dialkyl-phôtphoric với nhómcarbonyl. ARMSTRONG, N.A. ( 1930 - ) Nhà du hành Vũ trụ người Mỹ, sinh tại thành phố Wapakoneta ( bang Ohio ). Ông tốtnghiệp Đại học Purdue bang Indiana năm 1955 về chuyên ngành kỹ thuật hàng không. Armstrong Giao hàng trong thủy quân và sau đó trở thành phi công thử nghiệm tại Trung tâmnghiên cứu Louis. Từ 1962 đến 1972, ông thao tác trong nhóm những nhà du hành Vũ trụquốc gia về ngành hàng không và điều tra và nghiên cứu khoảng trống Vũ trụ của Mỹ. Từ 1970, làGiáo sư kỹ thuật hàng không Vũ trụ tại Trường Đại học Cincinati, bang Ohio .
Source: https://vh2.com.vn
Category : Khoa Học