Đồ họa của Tech Insider cho thấy những lục địa sẽ hợp nhất thành một dải đất duy nhất trong vòng 250 triệu năm tới . Bạn đang đọc: Các...
Bài 48. Thiên nhiên châu Đại Dương (Địa lý 7)
1. Vị trí địa lí, địa hình
– Châu Đại Dương gồm :
+ Lục đại Ôxtrâylia
+ 4 quần đảo: Mê-la-nê-đi (đảo núi lửa), Niu-đi-len (Đảo lục đại), Mi-cro –ne-đi (Đảo san hô) và Pô-li-nê-đi (Đảo núi lửa và san hô).
– Địa hình:
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a, quần đảo Niu Di-len và Pa-pua Niu Ghi-nê có nhiều bậc địa hình với sự phân hóa khá phức tạp.
+ Các đảo nhỏ còn lại chủ yếu là đảo núi lửa và đảo san hô với diện tích rất nhỏ, độ cao thấp.
– Châu Đại Dương thời gian gần đây được gộp từ 2 Châu: Châu Đại Dương và Châu Úc.
Hinh 48.1. Lược đồ tự nhiên châu Đại Dương
2. Khí hậu, thực vật và động vật
– Khí hậu:
+ Phần lớn các đảo của châu Đại Dương có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều.
+ Lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn.
– Thực, động vật:
+ Trên các đảo: phát triển mạnh hệ sinh vật nhiệt đới cả trên cạn và dưới biển do nhận được lượng nhiệt, ẩm lớn.
+ Trên lục địa Ô-xtrây-li-a: có nhiều loài độc đáo như thú có túi, cáo mỏ vịt, các loài bạch đàn …
Bạn đang đọc: Bài 48. Thiên nhiên châu Đại Dương (Địa lý 7)
TRẢ LỜI CÂU HỎI LIÊN QUAN
? (trang 145 SGK Địa lý 7) Dựa vào hình 48.2 (trang 148 SGK Địa lý 7), cho biết đặc điểm khí hậu của các đảo thuộc châu Đại Dương.
Hinh 48.2. Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hai trạm khí tượng thuộc châu Đại Dương
+ Trạm Gu-am:
-Nhiệt độ cao nhất: 28oC (tháng 6)
-Nhiệt độ thấp nhất: 26oC (tháng 1)
-Chế độ nhiệt chênh lệch: 2oC
-Các tháng mưa nhiều: 7, 8, 9, 10.
+ Trạm Nu-mê-a:
-Nhiệt độ cao nhất: 26oC (tháng 2)
-Nhiệt độ thấp nhất: 20oC (tháng 8)
-Chế độ nhiệt chênh lệch: 6oC
-Các tháng mưa nhiều: 11, 12, 1, 2, 3, 4.
=> Nhìn chung, khí hậu các đảo thuộc châu Đại Dương mang tính nhiệt đới nóng ẩm, điều hòa, mưa nhiều.
Xem thêm: Keanu Reeves – Wikipedia tiếng Việt
? (trang 146 SGK Địa lý 7) Cho biết nguồn gốc hình thành các đảo của châu Đại Dương.
Đảo của châu đại Dương có 2 loại : đảo lục địa và đảo đại dương.
– Đảo lục địa : Được hình thành từ một bộ phận của lục địa do quá trình đứt gãy và sụt lún.
– Đảo đại dương: Hình thành do 2 nguồn gốc :
+ Do hoạt động của núi lửa ngầm dưới đáy đại dương.
+ Do sự phát triển của san hô.
? (trang 146 SGK Địa lý 7) Nguyên nhân nào đã khiến cho các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” của Thái Bình Dương?
Phần lớn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương có khí hậu nóng ẩm, lượng mưa nhiều quanh năm nên rừng xích đạo và rừng mưa nhiệt đới cùng với các rừng dừa phát triển xanh tốt quanh năm.
Xem thêm: Top 8 những nàng tiên balala
? (trang 146 SGK Địa lý 7) Tại sao đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a có khí hậu khô hạn ?
Do lãnh thổ Ô-xtrây-li-a nằm trong khu vực áp cao chí tuyến, đây là khu vực rất khó gây mưa. Một phần, do ảnh hưởng của dãy núi Thiên Sơn chạy sát biển, kéo dài từ bắc xuống nam đã ngăn cản gió từ biển thổi vào lục địa, làm cho phần lãnh thổ ô-xtrây-li-a chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn ít mưa.
Xem thêm về Châu Đại Dương tại đây !
Source: https://vh2.com.vn
Category : Trái Đất