Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Hệ thống pháp luật châu âu lục địa – Tài liệu text

Đăng ngày 27 October, 2022 bởi admin

Hệ thống pháp luật châu âu lục địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.75 KB, 31 trang )

Mục lục
A. Đặt vấn đề……………………………………………………………………………………………..2
B. Đặc điểm cơ bản…………………………………………………………………………………….2
I.

Nguồn gốc lịch sự của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa…………………………..2
1.1.

Tóm tắt về quá trình phát triển của Luật lục địa thông qua 03 giai đoạn… 3

1.2.

Sự phát triển phát triển pháp luật ra ngoài châu Âu……………………………………5

II. Hình thức pháp luật của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa…………………………6
2.1.

Giai đoạn pháp luật tập quán: từ khi hình thành đến thế kỷ XIII………………6

2.2.

Giai đoạn pháp luật thành văn……………………………………………………………………….7

III. Sự phân chia luật công và luật tư của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa………8
3.1.

Phân chia cấu trúc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa thành lĩnh vực luật

công và luật tư……………………………………………………………………………………………………………8
3.2.

Lịch sử phân chia luật công và luật tư………………………………………………………….9

3.3.

Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tế………………………………………………………………13

IV. Mối quan hệ giữa luật thực chất và luật nội dung của hệ thống pháp luật châu
Âu lục địa………………………………………………………………………………………………….15
V. Vai trò làm luật của thẩm phán ở hệ thống pháp luật châu Âu lục địa…………….17
VI. Mức độ pháp điển hóa của hệ thống châu Âu lục địa…………………………………18
C. Sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa với các hệ thống pháp
luật khác……………………………………………………………………………………………………25
D. So sánh với các đặc trưng của hệ thống pháp luật Việt Nam………………………..28

1

A.

Đặt vấn đề.
Khi nghiên cứu so sánh pháp luật, chúng ta thường tập trung chủ yếu ở ba

khía cạnh: hệ thống pháp luật đó là hệ thống như thế nào? Thuộc truyền thống pháp
luật nào? Nền kinh tế nước sở tại phát triển ra sao? 1 Trong đó, một trong những vấn
đề chúng ta quan tâm, đó là: Hệ thống pháp luật chúng ta đang nghiên cứu thuộc
truyền thống pháp luật nào, khi mà trên thế giới hiện nay tồn tại rất nhiều truyền
thống pháp luật khác nhau (La Mã, XHCN, Anh cổ, Đạo Hồi, Indu…). Một khi xác
định được nguồn gốc lịch sử của hệ thống pháp luật – tức truyền thống pháp luật mà
hệ thống pháp luật bị ảnh hưởng, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu, phân
tích, so sánh cũng như tìm ra những mối liên hệ xung quanh hệ thống pháp luật đó.

Hiện nay, hệ thống pháp luật châu Âu lục địa được coi là hệ thống pháp luật
lớn trên thế giới, tồn tại ở rất nhiều nước lục địa châu Âu có thể kể đến như: Pháp,
Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Bỉ, Lúc – xăm – bua, Hà Lan, Thụy Sĩ,
Scotland, phần lớn các nước châu Phi, hầu hết các nước châu Mỹ La Tinh, các nước
phương Đông kể cả Nhật Bản. Phần trình bày dưới đây đề cập đến các yếu tố liên
quan đến sự hình thành và phát triển của Luật La Mã, sự ảnh hưởng của hệ thống
pháp luật xã hội chủ nghĩa với các hệ thống pháp luật khác và so sánh hệ thống
pháp luật châu Âu lục địa với các đặc trưng của hệ thống pháp luật Việt Nam.
B.

Đặc điểm cơ bản.

I.

Nguồn gốc lịch sự của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.
Trước tiên, phải khẳng định rằng: hệ thống pháp luật châu Âu lục địa có

nguồn gốc lịch sử xuất xuất phát từ Luật La Mã.
Như đã đề cập ở phần đặt vấn đề, trên thế giới tồn tại rất nhiều truyền thống
pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, trong số đó, có hai truyền thống pháp luật có tính
chất kinh điển và ảnh hưởng lớn nhất đối với không chỉ hệ thống pháp luật các quốc
gia mà còn với cả các truyền thống pháp luật khác nữa, đó chính là truyền thống
luật án lệ2 và truyền thống luật lục địa3. Sở dĩ nhóm đề cập đến vấn đề này, bởi một
1 Xem “Chuyên đề về luật so sánh” của Viện nghiên cứu khoa học pháp lí – Bộ tư pháp, tr 38.
2 Thuật ngữ tiếng Anh là “Common Law”.
3 Thuật ngữ tiếng Anh là “Civil Law”.

2

trong hai truyền thống pháp luật đó có sự ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống pháp luật
châu Âu lục địa, đó là: truyền thống Luật lục địa.
Truyền thống Luật lục địa cũng trải qua quá trình hình thành và phát triển,
xâm nhập và ảnh hưởng đến các nước, góp phần hình thành nên các hệ thống pháp
luật như hiện nay. Để tìm hiểu vấn đề nguồn gốc lịch sử của hệ thống pháp luật
châu Âu lục địa, trước hết cần có hiểu biết về quá trình hình thành và phát triển của
luật La Mã. Vấn đề này sẽ được tìm hiểu qua những phần sau đây:
1.1. Tóm tắt về quá trình phát triển của Luật lục địa thông qua 03 giai
đoạn.
1.1.1. Giai đoạn pháp luật tập quán.
Luật lục địa có nghĩa đen là “công dân của nước Ý”, của thành phố Roma.
Vào thời kì đế chế La Mã (trước Công nguyên), tức là khi thuật ngữ này ra đời, nó
chỉ được áp dụng cho công dân thành phố Roma. Nhưng, đế quốc La Mã vốn dĩ
được biết đến như một nền văn minh trải dài từ Địa Trung Hải đến Biển Bắc, từ
Bizantin đến Bretani4. Trong giai đoạn phát triển, đế quốc La Mã đã tiến hành xâm
lược và biến hầu hết các bộ tộc trong khu vực Tây Âu lục địa trở thành thuộc địa
của mình với chính sách đô hộ kéo dài trong suốt 04 thế kỉ. Quá trình đô hộ đã kéo
theo sự du nhập và ảnh hưởng sâu sắc của Luật lục địa (sau này được biết đến phổ
biến với tên Luật La Mã) đến khu vực này. Tuy nhiên, đến năm 476, các nhà lãnh
đạo Odoacer của Đức tổ chức một cuộc nổi dậy lật đổ sự thống trị của Hoàng đế
Romulus Augustulus. Từ đó trở về sau, không có hoàng đế La Mã nào cai trị ở vùng
đất Italy. Năm 476 được coi là năm đế chế Tây La Mã tan rã và sụp đổ 5. Trong khi
đó, đế chế Đông La Mã vẫn còn tồn tại. Đến năm 528, hoàng đế Đông La Mã
Justinian đã ra lệnh hệ thống hóa và củng cố luật La Mã, và đã tạo nên được công
trình pháp luật lớn mang tên Corpus Juris Civilist. Đây được coi là một trong những
tiền đề đầu tiên ảnh hưởng đến việc hình thành hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.
Mặc dù giai đoạn này có xuất hiện pháp luật, nhưng pháp luật vẫn được đánh
giá là còn khá giản đơn, lẫn lộn giữa quy phạm đạo đức, tôn giáo. Đặc biệt, khi đế
4 Xem Giáo trình Tư pháp quốc tê, trường Đại học Luật TP.HCM 2010, tr 48.
5 Đế quốc La Mã, Bách khoa toàn thư Wikipedia

https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_La_M%C3%A3

3

quốc La Mã hoàn toàn sụp đổ, luật La Mã gần như là biến mất, thay vào đó là sự
trỗi dậy của nhà nước hồi giáo, các bộ tộc, bộ lạc. Điều này đánh dấu sự quay trở lại
của tập quán; nhà vua sử dụng thuyết thần quyền, luật nhà thờ, tôn giáo để cai trị.
Kể từ khi đế quốc La Mã tan rã, hệ thống pháp luật của các quốc gia ở châu Âu trở
nên rời rạc, không thống nhất, sử dụng nhiều nguồn luật khác nhau để điều chỉnh
các quan hệ xã hội, trong đó luật tập quán đóng vai trò như một nguồn luật chủ yếu.
Luật La Mã chỉ được phát triển một cách rất hạn chế.
1.1.2.

Giai đoạn phát triển luật thành văn.

Dưới sự phát triển rầm rộ của thương mại và các cơ hội giao lưu giữa các dân
tộc châu Âu lục địa, các nhà tư tưởng đã bước đầu nhận thấy được vai trò và tầm
quan trọng của luật La Mã, muốn những giá trị đích thực của nó được phục hưng
trước khi bị chìm vào quên lãng. Mãi tới năm 1906, luật La Mã được phát hiện trở
lại tại Thư viện Đại học Bologna. Đến khoảng thế kỉ thứ 13, các quốc gia châu Âu
lục địa mới nhìn nhận lại vai trò của luật La Mã. Các trường Đại học, mà đầu tiên là
trường Đại học Bologna đã tiến hành bình chú Luật La Mã cũng như các bản án sử
dụng Luật La Mã trước đây. Kể từ đó, các quốc gia này đã hình thành nên một
truyền thống pháp luật lớn trên thế giới với những đặc điểm riêng có như: lấy pháp
luật thành văn là nguồn luật chủ yếu và quan trọng để điều chỉnh các mối quan hệ
xã hội; pháp luật có sự phân chia thành luật công và luật tư một cách rõ nét 6. Ngoài
ra, trong quá trình nghiên cứu và đưa vào giảng dạy, các nhà tư tưởng, giáo sư, nhà
nghiên cứu cũng đưa ra những sự thay đổi để Luật La Mã phù hợp hơn với thực tiễn

cuộc sống.
Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII, trong quá trình khoảng 5 thế kỉ nghiên cứu,
giảng dạy luật La Mã nhằm đào tạo các chuyên gia pháp luật, các trường đại học
châu Âu đã có những đóng góp lớn trong việc xây dựng một hệ thống pháp luật
chung cho lục địa châu Âu.7
1.1.3.

Giai đoạn pháp điển hóa pháp luật và phát triển mở rộng

6Tài liệu hướng dẫn học tập Luật so sánh, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr 76,77.
7 Giáo trình Luật so sánh, Đại học Luật Hà Nội, tr 106.

4

ra ngoài lục địa châu Âu.
Giai đoạn này đánh dấu sự ra đời của rất nhiều văn bản pháp luật quan trọng
của những nước lớn, từ đó đánh dấu sự phát triển và lan rộng của luật La Mã.
Đầu tiên, chúng ta phải nhắc đến Bản tuyên ngồn nhân quyền và dân quyền
năm 1789 của Pháp. Những quy đinh cơ bản của Bản tuyên ngôn nổi tiếng này đã
trở thành những nguyên tắc cơ bản của các bản hiến pháp của các quốc gia lục địa
châu Âu và các nước khác trên thế giới8. Hơn nữa, Pháp là nước có nhiều thuộc địa
ở Bắc Phi, Trung Phi, Tây Phi, Đông Nam Á, Nam Mỹ nên pháp luật của nước này
đã vượt ra ngoài lãnh thổ châu Âu và vươn tới châu Phi, châu Á và Nam Mỹ.
Một hệ thống pháp luật nữa cũng có sức ảnh hưởng rộng và đóng vai trò
quan trọng dẫn đến sự lan tỏa của luật La Mã, đó chính là Pháp luật nước Đức.
Cũng giống như nước Pháp, pháp luật của nước Đức cũng có sự lan tỏa đến các
nước thuộc địa của mình; ngoài ra còn ảnh hưởng đến nhiều các quốc gia khác như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Hi Lạp và một phần Trung Quốc.
1.2. Sự phát triển phát triển pháp luật ra ngoài châu Âu.

Bắt nguồn từ việc rất nhiều các quốc gia khu vực Tây Âu (Pháp, Bỉ, Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha…) có nhiều thuộc địa ở các khu vực khác trên thế giới nên nó đã
tạo điều kiện vô cùng thuận lợi để luật La Mã phát triển sang các châu lục khác; từ
đó tạo sức ảnh hưởng gián tiếp để hình thành nên các hệ thống pháp luật các trên
thế giới.
Tóm lại là, khoảng từ thế kỉ thứ XIII đến thế kỉ thứ XVIII, dưới sự ảnh hưởng
sâu rộng của Copus Juris Civilis, hệ thống pháp luật chung của lục địa châu Âu đã
được ra đời. Tuy nhiên, nó được thể hiện đã dạng ở các nước châu Âu khác nhau,
nhưng tổng thể vẫn hài hòa, có những điểm đặc trưng riêng biệt, hoàn toàn khác so
với Common Law của nước Anh. Thông qua các giai đoạn trên, chúng ta có thể
phần nào lí giải được nguồn gốc lịch sử hình thành nên hệ thống pháp luật châu Âu
lục địa. Từ đó, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản
của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.
8 Giáo trình Luật so sánh, Đại học Luật Hà Nội, tr 112.

5

II.

Hình thức pháp luật của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.
Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của học thuyết phân chia quyền lực nên không

thừa nhận vai trò lập pháp của các cơ quan xét xử. Các luật gia Châu Âu hầu như
tương đối thống nhất rằng lập pháp là hoạt động của Nghị viện, Tòa án là cơ quan
áp dụng luật để xét xử chứ không phải bằng hoạt động xét xử mà tạo ra luật. Do đó,
trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa thì luật thành văn là nguồn luật độc tôn
trong thời gian rất dài. Trong khi đó, án lệ là hình thức pháp luật không khuyến
khích phát triển, chỉ áp dụng một cách hạn chế để khắc phục những hạn chế của
pháp luật thành văn. Bên cạnh những nguồn luật nói trên thì hệ thống pháp luật

Châu Âu lục địa còn có những nguồn luật khác như: tập quán pháp luật, học thuyết,
các nguyên tắc chung của pháp luật. Mặc dù, luật thành văn là nguồn luật giữ vai trò
quan trọng trong thời gian dài, nhưng cũng có thời kỳ tập quán pháp giữ vai trò
quan trọng hơn luật thành văn. Cụ thể, nhóm thuyết trình sẽ tìm hiểu những giai
đoạn phát triển về hình thức pháp luật trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa:
2.1. Giai đoạn pháp luật tập quán: từ khi hình thành đến thế kỷ XIII.
Tập quán pháp là những quy tắc xử sự hình thành một cách tự phát tồn tại từ
lâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trở thành thói quen tự nhiên và
mang tính bắt buộc chung cũng như quy phạm pháp luật.
Pháp luật được hình thành từ các tập quán địa phương vì vậy nó còn mang
tính biệt lập, phân tán, thiếu thống nhất giữa các nước. Ví dụ: tập quán của Pháp,
Đức, các dân tộc Slavia, Luật La Mã.
Các bộ tộc ở Tây Âu bị La Mã đô hộ do đó luật La Mã có ảnh hưởng lớn ở
đây với việc sử dụng bộ luật, hệ thống luật lệ gọi là Code, Digest, Institutes, Novel.
Nhìn chung, giai đoạn này pháp luật còn giản đơn, còn lẫn lộn giữa các quy
phạm đạo đức, tôn giáo và pháp luật. Luật pháp chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của các
tư tưởng tôn giáo, nhiều quốc gia lấy luật lệ nhà thờ làm tôn giáo, cùng với trình độ
dân trí còn thấp, điều kiện xã hội chưa phát triển, do đó các văn bản pháp luật còn

6

chưa được hoàn chỉnh và kỹ thuật xây dựng chưa cao, nguồn luật điều chỉnh các
quan hệ xã hội giai đoạn này chủ yếu là tập quán pháp.
Tập quán pháp chia làm 3 loại:
i)

Tập quán pháp áp dụng đương nhiên: là những tập quán mà nhà nước

và xã hội thừa nhận một cách phổ biến.

ii)

Tập quán áp dụng theo sự dẫn chiếu của pháp luật.

Ví dụ: trong BLDS Napoleon tại Điều 645, 663,671, 672 dẫn chiếu việc áp
dụng tập quán đía phương trong các lĩnh vực sở hữu đất đai, nước,..
iii)

Tập quán trái pháp luật: một số tập quán trái pháp luật nhưng vì các

tập quán đó rất phổ biến trong xã hội nên nhà nước buộc phải thừa nhận.
2.2. Giai đoạn pháp luật thành văn:
Cuối thế kỷ XII các thành phố ở Châu Âu phát triển, nhu cầu giao lưu, các
hoạt động thương mại phát triển, do đó tạo ra nhu cầu phân biệt tôn giáo, đạo đức,
pháp luật. Sau đó, từ thế kỷ XIII – XIV phong trào văn hóa Phục Hưng bắt đầu từ Ý
và lan ra các nước Châu Âu lục địa, sự ra đời và thắng lợi của trường phái pháp luật
tự nhiên cũng như thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản, các đạo luật đã trở
thành công cụ duy nhất cho việc xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất.
Các trường đại học có vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống pháp
luật ở lục địa Châu Âu. Các giáo sư đã giảng dạy theo pháp luật La Mã cổ đại. Bằng
cách đó các trường đại học đã đào tạo ra đội ngũ thẩm phán, luật sư, luật gia có
cùng tư duy pháp lý theo tinh thần của luật La Mã cũ, từ đó tạo điều kiện xây dựng
hệ thống pháp luật thống nhất ở Châu Âu.
Nguồn luật thành văn bao gồm:
i)

Hiến pháp: đạo luật cơ bản của nhà nước, là văn bản có hiệu lực pháp

lý cao nhất do Nghị Viện ban hành theo thủ tục, trình tự luật định.
ii)

Các Điều ước quốc tế: ký kết không trái với Hiến pháp quốc gia.

7

Ví dụ: pháp luật Pháp, Hà Lan quy định công ước quốc tế có giá trị pháp lý
cao hơn nội luật.
Hầu hết các nước đều quy định công ước quốc tế có giá trị pháp lý thấp hơn
Hiến pháp và cao hơn các đạo luật của quốc gia.
iii)
Bộ luật: lúc mới ra đời bộ luật có nghĩa là tuyển tập những đạo luật
khác nhau. Vào thời phong kiến, bộ luật là một văn bản tổng hợp, trình bày có hệ
thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội như hình sự, dân sự,
hành chính, thương mại,…
Ví dụ: bộ luật 1683 của Đan Mạch, bộ luật 1687 của Na Uy,…
Luật: là văn bản quy phạm pháp luật do Nghị Viện ban hành theo trình tự,
thủ tục nhất định và phải được đa số Nghị sỹ ở 2 viện bỏ phiếu tán thành.
Sắc lệnh: do Tổng Thống ban hành có hiệu lực thấp hơn luật.
Ngoài ra còn có Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư,…
Học thuyết mặc dù không phải là nguồn luật chính nhưng nó có vai trò tạo ra
ngân hàng các khái niệm và tư duy pháp lý để các nhà lập pháp sử dụng.
Mặc dù, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa theo hình thức luật thành văn,
nhưng do luật bất thành văn có những hạn chế nhất định, do đó án lệ cũng được các
quốc gia minh thị thừa nhận. Tuy nhiên, đa số các quốc gia không coi án lệ là nguồn
luật có giá trị áo dụng, mà chỉ mang tính chất tham khảo nhằm mục đích thống nhất
cách thức giải thích và áp dụng đối với luật thành văn. Do đó, án lệ phụ thuộc chặt
chẽ vào luật thành văn.
Như vậy, khác với hệ thống pháp luật thông luật thì hệ thống pháp luật Châu
Âu lục địa lại có hình thức pháp luật thành văn, ở đó các văn bản quy phạm pháp
luật có vai trò quan trọng, là nguồn luật chủ yếu. Trong khi đó, án lệ chỉ là là nguồn

luật mang tính chất tham khảo, nhằm bổ khuyết những hạn chế của luật thành văn.
III.

Sự phân chia luật công và luật tư của hệ thống pháp luật châu Âu lục

địa.
3.1. Phân chia cấu trúc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa thành lĩnh
vực luật công và luật tư.

8

Ở các nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa (Civil Law), pháp luật
mỗi quốc gia theo truyền thống thường được phân chia thành luật công (public law
– droit public – öffentliches Recht) và luật tư (private law – droit privé –
Privatrecht).
Luật công: Là các quan hệ pháp luật mà 1 bên là nhà nước, 1 bên là các chủ
thể trong xã hội, mang tính mệnh lệnh, bắt buộc.
Luật tư là quan hệ pháp luật giữa các cá nhân, tổ chức với nhau trong xã hội
mang tính thỏa thuận, bình đẳng…
Nguyên nhân dẫn đến sự phân chia bao gồm:
i)

Bắt nguồn từ Luật La Mã: Đế chế La Mã đề cao luật tư, điều chỉnh

chế định hợp đồng. Trong khi các nước châu Á xem trọng luật công.
ii)
Do chế độ phong kiến của châu Âu lục địa là phân quyền cát cứ: Chế
độ phong kiến ở Châu Âu quyền lực không chỉ trong tay vua mà còn phân chia cho
các quý tộc và các tầng lớp khác, từ đó hình thành ý thức dân chủ, phân chia rạch

ròi công tư.
iii)
Ảnh hưởng phong trào văn hóa phục hưng: Khi nhà nước La Mã còn
tồn tại, đã ban hành rất nhiều chính sách tốt cho người dân. Sau khi đế chế La Mã
sụp đổ, thời kỳ Đêm trường trung cổ ở Châu Âu kéo dài. Sau đó thời kỳ phục hưng
khôi phục lại những hưng thịnh của xã hội. Trường phái pháp luật Tự nhiên ra đời.
Người ta quan niệm rằng: Có 1 loại pháp luật mà vị trí của nó được đặt cao hơn
Luật do nhà nước ban hành. Chính sự thắng thế của Luật tự nhiên đã tác động rất
lớn đối với việc phân chia thành luật công, luật tư.
Bắt đầu từ TK XVII- XVIII, Châu Âu phân chia rành mạch luật công và tư.
Thậm chí còn phân chia thành nhánh tòa Tư pháp và Nhánh tòa Hành chính.
3.2. Lịch sử phân chia luật công và luật tư.
3.2.1. Học thuyết dựa trên cơ sở lợi ích (Interresentheorie).
Tư tưởng, học thuyết phân chia luật công và luật tư đã có rất sớm từ thời La
Mã cổ đại. Nhà triết học Cicero từ thế kỷ I TCN đã đưa ra quan điểm rằng pháp luật
9

gồm có hai bộ phận cấu thành gồm: những qui định pháp luật điều chỉnh các quan
hệ cá nhân (Ius privatum) và những qui định pháp luật điều chỉnh các quan hệ công
(Ius publicum).9
Đến thế kỷ II SCN, nhà luật học La Mã Ulpian (170 -228 SCN) đã đưa ra
học thuyết phân chia giữa luật tư (Ius civile) và luật công (Ius publicum) dựa trên
cơ sở lợi ích (hay còn gọi là học thuyết lợi ích – Interessentheorie). Học thuyết này
phân biệt: Luật công liên quan đến lợi ích của nhà nước và lợi ích công cộng, luật tư
liên quan đến lợi ích của cá nhân.10
Điểm hạn chế của học thuyết này là: Nếu chỉ dựa vào yếu tố lợi ích để phân
chia luật công và luật tư thì có nhiều điều chưa ổn. Vấn đề nằm ở chỗ thế nào là lợi
ích công và thế nào là lợi ích tư? Có thể phân biệt được rạch ròi không? Hơn nữa,
thực tế nhiều vấn đề pháp lý thuộc luật công lại liên quan đến cả lợi ích tư và ngược

lại. Ví dụ chế định quyền cơ bản của công dân (Grundrechte) là một chế định của
luật công, thuộc lĩnh vực Luật nhà nước. Tuy nhiên thực tế những quyền cơ bản
được qui định trong Luật cơ bản của Đức có mục đích chính là bảo vệ lợi ích tư, lợi
ích của công dân. Hoặc một bể bơi, một trường tư trong thành phố được thành lập
mặc dù dưới tên gọi là công ty hoạt động theo luật tư nhưng mục đích chính của
công ty lại là vì lợi ích công cộng.11
3.2.2. Học thuyết quan hệ giữa các chủ thể (Subjektionstheorie).
Đến thế kỷ XIX, những tư tưởng về sự phân chia giữa luật công và luật tư
của Luật La Mã được kế thừa và phát triển thông qua học thuyết dựa trên quan hệ
giữa các chủ thể (Subjektionstheorie). Học thuyết này phân chia: Nếu là quan hệ có
tính thứ bậc (Über-Unterordnungsverhältnis) giữa nhà nước và công dân thì đó là
quan hệ pháp luật do luật công điều chỉnh, còn quan hệ mà các bên tham gia là quan

9 Meder, Rechtsgeschichte, 2. Aufl. 2005, S. 84f.
10 Nguyên bản Tiếng la tinh “Publicum ius est quod ad statum rei Romanae spectat, privatum quod ad

singulorum utilitatem”. Dịch sang Tiếng Đức: “Öffentliches Recht ist das, was sich auf die Ordnung des
römischen Staates bezieht, Privatrecht das, was sich auf die Interessen der Einzelnen bezieht”. (Nguồn:
Schmoeckel/ Stolte, Examinatorium Rechtsgeschichte, 2008, S. 139). Dịch sang Tiếng Việt: Luật công là luật
liên quan đến trật tự của nhà nước La Mã, luật tư là luật liên quan đến lợi ích của cá nhân (NMT).
11 Xem: Ipsen, Allgemeines Verwaltungsrecht, 2000, Rn 16ff.).

10

hệ bình đẳng (Gleichrangigkeitsverhältnis) thì đó là quan hệ pháp luật của luật tư
điều chỉnh.12
Điểm hạn chế của học thuyết nằm ở chỗ: Học thuyết này cũng không làm rõ
thế nào là “quan hệ bình đẳng”. Quan hệ giữa các bên bình đẳng trước pháp luật liệu
đã đủ chưa? Hay quan trọng phải là sự bình đẳng ở trong chính mỗi quy phạm pháp

luật giữa các bên? Hơn nữa, nếu chấp nhận thuật ngữ “quan hệ bình đẳng” đi nữa thì
thực tế không phải lúc nào trong quan hệ giữa các chủ thể của luật công cũng là bất
bình đẳng. Ví dụ như: Các bên trong hợp đồng công vụ (öffentlich-rechtlicher
Vertrag) giữa các chủ thể của luật công là các cơ quan nhà nước. Hay trong luật tư
cũng vậy, không phải mọi quan hệ của luật tư cũng đều là bình đẳng. Thực tế có
những quan hệ ít nhiều mang tính thứ bậc trong luật tư như: quan hệ giữa cha mẹ và
con cái dưới 18 tuổi trong Luật gia đình hoặc giữa người tuyển dụng lao động và
người lao động trong Luật lao động. 13
3.2.3. Học thuyết hành vi của chủ thể (Subjektstheorien).
Học thuyết đương đại hiện nay ở Đức về phân chia luật công và luật tư
là học thuyết dựa trên cơ sở phân loại hành vi của chủ thể (Subjektstheorien/
Sonderrechtstheorien).
Theo học thuyết này, luật công là tổng thể những quy phạm pháp luật điều
chỉnh hành vi của các chủ thể được nhà nước trao quyền nhằm thực thi chức năng,
nhiệm vụ công (in Ausübung eines öffentlichen Amtes). Luật tư là tổng thể những
quy phạm pháp luật điều chỉnh hành vi của các chủ thể dựa trên các qui phạm của
luật dân sự (Normen des zivilen Rechts).14
Ví dụ:
12 Người đầu tiên xây dựng học thuyết này là nhà luật học người Đức Robert von Mohl (1799 – 1875). Mohl

là nhà luật học nổi tiếng, là cha đẻ của học thuyết nhà nước pháp quyền theo nghĩa hiện đại. Ông là người
đầu tiên đưa ra khái niệm nhà nước pháp quyền ở Đức (Tiếng Đức: Rechtsstaat, tiếng Anh: The rule of law)
và chỉ ra rằng nhà nước pháp quyền là nhà nước đối lập với nhà nước cảnh sát (Polizeistaat).
13 Xem: Ipsen, Allgemeines Verwaltungsrecht, 2000, Rn 21 ff.; Hufen,Verwaltungsprozessrecht, 4. Aufl.,
2000, S. 3 ff.).
14D. Ehlers, in: Schoch/Schmidt-Aßmann/Pietzner (Hrsg.), Verwaltungsgerichtsordnung, Kommentar, Stand:

Juli 2009 (18. Ergänzungslieferung), 40, Rn. 235 ff.; Wolff/ Bachof/ Stober, Verwaltungsrecht, Bd. 1, 12.
Aufl., 2007, 22 Rn. 28 ff.

11

i) Một trường Đại học là pháp nhân của luật công. Khi nhà trường ban hành
quy chế và áp dụng đối với sinh viên đó là quan hệ luật công. Khi nhà trường mua
văn phòng phẩm, bàn ghế với một cá nhân hoặc doanh nghiệp cụ thể, đó là quan hệ
luật tư.15
ii) Tương tự như vậy, giáo sư ở Đức là một công chức (ein Beamter). Khi
giáo sư giảng bài, chấm bài cho sinh viên đó là quan hệ pháp luật của luật công.
Trong giờ nghỉ, đói bụng, giáo sư đi ra ngoài mua bánh Pizza để ăn thì đó lại
là quan hệ thuộc sự điều chỉnh của luật tư.
Điểm hạn chế của học thuyết là: Học thuyết này cũng chưa làm rõ được
nhiều vấn đề phát sinh hiện nay là thuộc chế định của luật tư hay luật công. Ví dụ
các vấn đề liên quan đến công chứng tư (der privater Notar), doanh nghiệp nhà
nước đã được tư nhân hóa (die privatisierten Staatsunternehmen) một phần, trách
nhiệm bồi thường nhà nước người thi hành công vụ gây ra (Staatshaftung) v.v…
Chính sự hạn chế của các học thuyết phân chia luật công và luật tư ở Đức
nên việc xác định lĩnh vực pháp luật cụ thể nào thuộc luật công và những lĩnh vực
pháp luật nào thuộc luật tư cũng còn có những ý kiến khác nhau.16
Theo từ điển pháp luật và giáo trình ở Đức thì các lĩnh vực pháp luật được
phân chia như sau:
i)

Những lĩnh vực thuộc luật tư:

Luật dân sự (das Bürgerliche Recht),
Luật kinh doanh (Wirtschaftsrecht) (bao gồm luật thương mại
[Handelsrecht], luật doanh nghiệp [Gesellschaftsrecht] và luật cạnh tranh
[Wettbewerbsrecht]),
15 Luật tư hành chính (Verwaltungsprivatrecht) ở Đức là lĩnh vực mà các cơ quan hành chính nhà nước thực

hiện chức năng nhiệm vụ hành chính thông qua hình thức của Luật tư (Privatrechtliches Handeln
deröffentlichen Verwaltung). Những hành vi này được thực hiện chủ yếu trong lĩnh vực dịch vụ vì lợi ích
công cộng (Daseinsvorsorge), phục vụ những nhu cầu thiết yếu như điện, nước, giáo dục, y tế v.v… Để phân
biệt giữa luật tư hành chính và luật công hành chính, nhà luật học người Đức Hans Peter Ipsen đã xây dựng
và phát triển học thuyết hai cấp độ – Zweistufentheorie. (Xem: Sodan/Ziekow, Grundkurs Öffentliches Recht,
4. Aufl., 2010, S.450).
16 So sánh quan điểm của các tác giả khác nhau về vấn đề này:Gröpl, Staatsrecht I, 2. Aufl., 2010, Rn.107f.;
Giống: Sodan/Ziekow, Grundkurs Öffentliches Recht, 4. Aufl., 2010, S.450ff. Khác: Creifelds,
Rechtswörterbuch, 19. Aufl., 2007, S. 931.

12

Luật về séc và các giấy tờ có giá trị (Scheck-und Wertpapierrecht),
Luật lao động (Arbeitsrecht),
Luật bảo hiểm tư nhân (Privatversicherungsrecht).17
ii)

Những lĩnh vực pháp luật thuộc luật công hiện nay được hiểu theo hai

nghĩa:
Nghĩa hẹp chỉ bao gồm luật nhà nước (Staatsrecht) và luật Hành Chính
(Verwaltungsrecht).
Nghĩa rộng, luật công còn bao gồm cà luật Hình sự (Strafrecht), luật tố tụng
(Prozessrecht) (bao gồm luật tố tụng hình sự và tố tụng dân sự [Straf- und
Zivilprozessordnung]), Luật thuế (Steuerrecht), Luật quốc tế (Völkerrecht) và Luật
liên minh Châu Âu (Europarecht).18
3.3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tế.
Phân định ranh giới giữa luật công và luật tư là việc làm cần thiết và có ý

nghĩa nhiều mặt cả về mặt lý luận và thực tế. Về lý luận, việc phân chia này sẽ giúp
xây dựng và đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ của cả hệ thống pháp luật. Về thực tế,
nó cũng giúp định hướng việc xây dựng, ban hành và đặc biệt là hoạt động áp dụng
đúng pháp luật.
Để giải quyết hoặc áp dụng đúng đắn pháp luật, nhiều vấn đề pháp lý phát
sinh trên thực tế đòi hỏi chủ thể áp dụng pháp luật phải có am hiểu một cách đầy đủ
các quy định pháp luật của cả luật công và luật tư.
Ví dụ: Một vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Đức, để giải quyết hậu quả pháp lý
có thể liên quan đồng thời đến các qui phạm pháp luật khác nhau thuộc cả luật công
và luật tư, tùy tính chất mức độ. Cụ thể:
i)

Liên quan đến vấn đề bồi thường thiệt hại : Điều 7 Luật giao thông

đường bộ, Điều 823 Bộ luật dân sự và Điều 1 Luật bảo hiểm trách nhiệm.

17 Creifelds, Rechtswörterbuch, 19. Aufl., 2007, S. 931.
18 Gröpl, Staatsrecht I, 2. Aufl., 2010, Rn.107f.; Sodan/Ziekow, Grundkurs Öffentliches Recht, 4. Aufl., 2010,

S.450ff.

13

ii)

Liên quan đến việc tước bằng lái xe: Nếu người điều khiển phương

tiện mà nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở vượt quá mức cho phép có thể bị
tước bằng lái xe (Điều 3 Luật giao thông đường bộ).

iii)

Liên quan đến truy cứu trách nhiệm hình sự: Nếu điều khiển phương

tiện gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe hoặc tính mạng người khác thì căn cứ
vào kết luận của cảnh sát hoặc cơ quan công tố, người điều khiển phương tiện có
thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 315c hoặc 316 Bộ luật hình sự.
iv)

Liên quan đến trách nhiệm bồi thường nhà nước : Nếu người điều

khiển phương tiện là cảnh sát đang trong quá trình thi hành công vụ mà gây tai nạn
cho công dân một cách có lỗi thì trường hợp này lại liên quan đến trách nhiệm bồi
thường của nhà nước do người thi hành công vụ gây ra (theo Điều 34 Luật cơ bản,
Điều 839 Bộ luật dân sự).
Kết luận
Tóm lại, qua việc nghiên cứu dưới góc độ lý luận – lịch sử các học thuyết
phân chia giữa luật công và luật tư, lấy ví dụ từ thực tiễn pháp luật của CHLB Đức
như trên, có thể rút ra những nhận định sau:
i)

Tư tưởng, học thuyết về luật công và luật tư xuất hiện rất sớm từ thời

La Mã cổ đại.
ii)

Trong số những tư tưởng học thuyết về vấn đề này, đến nay nổi bật

nhất là 3 học thuyết: Học thuyết dựa trên cơ sở lợi ích (Interresentheorie), học
thuyết dựa trên cơ sở quan hệ giữa các chủ thể (Subjektionstheorie) và học thuyết

dựa trên cơ sở phân loại hành vi của chủ thể (Subjektstheorien). Quá trình hình
thành và phát triển của những học thuyết này cho thấy tính chất đa dạng và dòng
chảy liên tục của lịch sử trong việc tìm lời giải xác định ranh giới giữa luật công và
luật

tư.
iii)

Các học thuyết nói trên đều có những ưu điểm. Tuy vậy cả ba học

thuyết cũng đều chứa đựng những hạn chế nhất định và chưa có học thuyết nào giải

14

đáp các trường hợp trên thực tế phát sinh ngày càng đa dạng một cách rạch ròi, đầy
đủ, toàn diện đâu là luật công, đâu là luật tư.
iv)

Các nhà lý luận luôn muốn phân chia rõ ràng giữa luật công và luật tư,

nhưng trên thực tế bản chất các tình huống pháp lý phát sinh lại không rạch ròi như
vậy. Chính sự đa dạng của các quan hệ pháp lý dẫn đến việc phân chia các lĩnh vực
thuộc luật công và luật tư ở Đức về lý luận cũng chưa có sự thống nhất.
v)

Quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật luôn đa dạng, đa chiều và phức

tạp. Rắc rối chính nằm ở chỗ một tình huống pháp luật phát sinh, với tính chất, mức
độ khác nhau, đều có thể đồng thời trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến các qui

phạm pháp luật của cả luật công và luật tư. Đây mới thực sự là vấn đề gây đau đầu
các nhà lý luận và là điều lý thú muôn đời trong quan hệ giữa “luật” và “đời”, giữa
“lý luận” và “thực tế”.
IV.

Mối quan hệ giữa luật thực chất và luật nội dung của hệ thống pháp luật

châu Âu lục địa.
Luật thực chất và Luật tố tụng là hai phạm trù chính trong Luật pháp.
Luật thực chất = luật nội dung
Luật thực chất là muốn nói đến khung pháp lý, các quy định pháp luật nhằm
xác định quyền và nghĩa vụ của tự nhiên nhân và pháp nhân. Luật nội dung cũng
được biết đến là một nguồn luật điều chỉnh quan hệ pháp luật giữa cá nhân với cá
nhân hoặc giữa cá nhân với nhà nước, và nhằm chỉ rõ quyền và trách nhiệm của mỗi
bên. Luật thực chất dùng quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ các bên
Luật tố tụng = luật hình thức
Luật hình thức chỉ một khung pháp lý với những quy định pháp luật nhằm
hướng dẫn một quy trình để đi đến xác định quyền của các bên trong quan hệ pháp
luật. Luật hình thức bao gồm nhiều phần quy định quá trình đưa vụ án ra xét xử tại
Tòa án. Tòa án cần thiết phải thiết lập một quy trình tố tụng phù hợp với các quy
định mà luật hình thức đặt ra. Những quy định này đưa ra nhằm đảm bảo sự công
bằng trong xét xử và tính nghiêm minh của luật pháp trong cả quá trình tố tụng.
15

Trước đây nước ta nhấn mạnh luật thực chất nhưng ngày nay thì chúng ta càng chú
trọng hơn vào luật tố tụng.
Luật tố tụng

Luật thực chất

Cấu trúc

Xây dựng các bước mà một Điều chỉnh hình thức và nội dung vụ án

Thi hành

vụ xét xử phải trải qua.
được xét xử.
Xây dựng một quá trình cho Định rõ quyền lợi và trách nhiệm của

Giá trị

việc thực thi pháp luật.
Không có giá trị độc lập.

Áp dụng

của vụ án.
Có thể được áp dụng trong Không thể áp dụng trong những trường

công dân.
Giá trị độc lập nhằm quyết định số phận

những trường hợp phi lập hợp phi lập pháp.
pháp.
Xuất phát từ quan điểm coi trọng pháp luật thành văn hay án lệ mà mối
tương quan giữa pháp luật thực chất và pháp luật tố tụng giữa các nước cũng không
giống nhau.
Ở giai đoạn hình thành nên hệ thống luật án lệ ở Anh, mối quan tâm hàng

đầu của các thẩm phán tòa thông luật là thủ tục tố tụng chứ không phài luật nội
dung.

Biểu hiện ở: nguyên tắc xét xử trong các tòa thông luật “không có trát thì

không có quyền”.
Ở các nước theo hệ thống civil law và các hệ thống pháp luật còn lại thì luật
thực chất quan trọng hơn luật tố tụng.
Để hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò, mối tương quan giữa luật thực chất và luật tố
tụng, chúng ta sẽ tìm hiểu qua hai hệ thống pháp luật: Châu Âu- lục địa và hệ thống
pháp luật Anh- Mỹ:
i)

Châu Âu- lục địa: Luật thực chất chiếm ưu thế hơn so với luật tố

tụng. Luật tố tụng ở Châu Âu-lục địa chỉ nhằm mục đích duy nhất đó là đảm bảo
cho luật nội dung được thực hiện trên thực tế.

16

ii)

Hệ thống pháp luật Anh- Mỹ: ở Anh-Mỹ thì luật tố tụng lại chiếm ưu

thế hơn. Luật tố tụng được xem như là xương sống của quá trình xét xử. Tại phiên
tòa, phần tranh tụng giữa các bên hoặc đại diện của các bên sẽ quyết định phần
thắng thuộc về bên nào và tất cả các bản án chỉ được quyết định sau khi thẩm phán
và bồi thẩm đoàn lắng nghe những lý lẽ và bằng chứng tại tòa
Nhìn chung mối tương quan giữa luật thực định và luật tố tụng nó cũng có

ảnh hưởng rất lớn đến việc đào tạo luật và cấu trúc nghề luật ở các hệ thống pháp
luật khác nhau, điều này hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí của luật thực định và luật tố
tụng trong hệ thống pháp luật.
Để hiểu rõ hơn thì chung ta có thể xem qua ví dụ sau: trong hệ thống pháp
luật Thông luật mà cụ thể là hệ thống pháp luật của Anh thì vai trò của Luật sư và
thẩm phán là cực kì quan trọng vì hệ thống pháp luật này coi trong vai trò tranh
tụng của Luật sư ngay tại phiên tòa chứ hoàn toàn không căn cứ, không coi trọng
nhiều đến “án tại hồ sơ” như những nước theo truyền thống pháp luật Châu Âu lục
địa.
Các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa và hệ thống pháp luật
Xã hội chủ nghĩa, luật thực định giữ vai trò quan trọng hơn so với luật tố tụng.
Nhưng ở chiều ngược lại, Thông luật xem trọng vai trò của luật tố tụng hơn so với
Luật thực định
V.

Vai trò làm luật của thẩm phán ở hệ thống pháp luật châu Âu lục địa.
Ở những HTPL khác nhau thì vai trò làm luật của thẩm phán cũng rất khác

nhau. Đối với nước ta, một nước theo hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa, cơ quan
tư pháp không có vai trò làm luật, thẩm phán không có thẩm quyền ban hành pháp
luật, họ chỉ đóng vai trò là người áp dụng pháp luật vào trong thực tiễn. Việc áp
dụng luật của thẩm phán thể hiện ở việc thẩm phán cho ra các nghị quyết của hội
đồng thẩm phán về việc giải thích các điều luật chưa được quy định rõ ràng mà
trong thực tế việc xét xử gặp rất nhiều khó khăn, đó là việc áp dụng các quy định

17

của pháp luật vào việc xử án. Thông qua việc áp dụng pháp luật của thẩm phán mà
pháp luật được phổ biến sâu rộng vào trong nhân dân.

Ngày nay, ngoài vai trò giải thích pháp luật của thẩm phán thì thẩm phán còn
đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn luật. Án lệ chính là nguồn bổ sung
cho những khiếm khuyết của luật thành văn nói riêng và của hệ thống pháp luật nói
chung. Nó chính là một phương thức làm luât của thẩm phán vì án lệ được các thẩm
phán sử dụng như một khuôn mẫu cho các vụ án có tình tiết tương tự mà không sử
dụng những quy định của pháp luật. Việc làm luật của các nhà làm luật cũng xem
xét một phần từ các án lệ. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay việc sử dụng án lệ mới
chỉ là một xu hướng mà chưa được phổ biến
Hệ thống pháp luật châu âu lục địa và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đều bắt nguồn từ luật La Mã, vì vậy chúng có những điểm tương đồng
trong việc làm luật của các thẩm phán. Riêng hệ thống pháp luật Anh- Mỹ được bắt
nguồn từ luật Anh cổ nên những vai trò làm luật của thẩm phán có nhiều nét khác
biệt so với 2 hệ thống pháp luật nói trên. Thẩm phán trong hệ thống pháp luật này
vừa có chức năng ban hành pháp luật vừa có chức năng giải thích pháp luật và áp
dụng pháp luật. Họ có vai trò rất lớn trong quá trình lập nên các chính sách để điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Những vị thẩm phán tòa án tối cao liên bang ở Mỹ họ có
thẩm quyền cao nhất trong việc giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội,
sắc lệnh, chỉ thị của tổng thống, đạo luật của các bang. Ngoài ra họ còn có vai trò
quan trọng trong việc bảo hiến, đó là việc xem xét tính hợp hiến của các đạo luật
của các đạo luật. Khi một đạo luật bị tuyên là vi hiến thì đạo luật đó không còn giá
trị áp dụng. Tuy nhiên thẩm phán không có thẩm quyền hủy bỏ hay tuyên bố đạo
luật đó vô hiệu mà chỉ không áp dụng nó trên thực tế.
VI.

Mức độ pháp điển hóa của hệ thống châu Âu lục địa.
Hình thức pháp điển hoá là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

trong đó không những tập hợp các văn bản đã có theo một trình tự nhất định, loại bỏ
những quy phạm lỗi thời, mà còn xây dựng những quy phạm mới để thay thế cho

18

các quy phạm đã bị loại bỏ và khắc phục những chỗ trống được phát hiện trong quá
trình tập hợp văn bản, sửa đổi các quy phạm hiện hành, nâng cao hiệu lực pháp lý
của chúng… Kết quả của công việc pháp điển hoá là một VBQPPL mới ra đời. Đó
là một bộ luật ứng với một ngành luật nhất định hay một văn bản điều lệ tập hợp các
quy phạm cho một lĩnh vực nhất định, trong đó các quy phạm pháp luật được sắp
xếp một cách logic, chặt chẽ và nhất quán. Nói chung kết quả của nó là một văn bản
pháp luật mới, hoặc có hiệu lực pháp lý cao hơn, hoặc rộng hơn, tổng quát hơn về
phạm vi điều chỉnh, hoàn chỉnh hơn về kỹ thuật lập pháp, hoặc đồng thời đạt được
tất cả các yếu tố đó.19
Pháp điển hóa là hình thức cao nhất, hoàn chỉnh của công tác hệ thống
hóa pháp luật. Có hai trường phái pháp điển hóa là pháp điển hóa nội dung
(substantive codification) và pháp điển hóa hình thức (formal codification).
i) Pháp điển hóa nội dung.
Khi pháp điển hóa người ta không những tập hợp những quy phạm hiện hành
mà còn ban hành các quy phạm mới ở ngay trong chính bộ luật. Khi nói về pháp
điển hóa, ngoài các đặc trưng nêu trên, cần lưu ý rằng pháp điển hóa khác với tập
hợp hóa rất nhiều về thủ tục tiến hành.
ii) Pháp điển hóa hình thức.
Pháp điển hóa không phải là việc tạo ra các bộ luật đồ sộ do Quốc hội phê
duyệt mà là việc sắp xếp các quy phạm pháp luật theo các chủ để để tiện tra cứu. Bộ
pháp điển chỉ chứa những quy phạm pháp luật còn hiệu lực vào thời điển đó và chỉ
những quy phạm này mà thôi. Những quy phạm không nằm trong Bộ pháp điển sẽ
không có giá trị pháp lý.
Các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ civil law có trình độ pháp điển hóa
cao.

19 http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/119/463 – trang web trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội.

19

Hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa: Trình độ pháp điển hóa cao vì pháp luật
Châu Âu lục địa coi trọng hình thức pháp luật thành văn, cụ thể là hiến pháp và các
đạo luật nên đã nhận thấy được sự cần thiết trong việc pháp điển hóa pháp luật.
Ngoài các bộ luật thông thường như bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự,
bộ luật dân sự, bộ luật tố tụng dân sự, bộ luật lao động, bộ luật thương mại các quốc
gia lục địa châu Âu đã xây dựng nhiều bộ luật khác như bộ luật đất đai, bộ luật tổ
chức hệ thống tòa án hành chính, bộ luật hàng hải, bộ luật hàng không, bộ luật bầu
cử, bộ luật thuế, bộ luật giao thông đường bộ, bộ luật sở hữu trí tuệ, bộ luật tiêu
dùng, bộ luật nông thôn, bộ luật về các tòa án tài chính, bộ luật chung về các chính
quyền địa phương, bộ luật y tế công, bộ luật tiền tệ và tài chính, bộ luật môi trường,
bộ luật hỗ trợ xã hội và gia đình, bộ luật quốc phòng, bộ luật du lịch, bộ luật di sản
và nghiên cứu… Nhờ xây dựng được nhiều bộ luật, việc nghiên cứu, thực hiện và áp
dụng pháp luật trở nên dễ dàng hơn. Các quy phạm pháp luật trong các bộ luật
thường rất cụ thể với các chế tài rõ ràng vì vậy có thể áp dụng trực tiếp vào các
quan hệ xã hội mà không thông qua văn bản trung gian như nghị định hoặc thông tư
hướng dẫn thi hành.
Pháp điển hóa qua các giai đoạn:
i)

Giai đoạn từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ VI SCN.

Sự ra đời của luật La Mã được đánh dấu bằng sự ra đời của luật 12 Bảng
(449 TCN). Luật 12 Bảng chủ yếu là các tập quán Latinh và vay mượn luật pháp Hi
Lạp cổ đại. Đó là các qui tắc cơ bản chứ chưa phải là các văn bản pháp luật hoàn
chỉnh. Tuy nhiên đây được coi là pháp điển sớm nhất của luật La Mã.
Năm 528, hoàng đế Justinian I (527-565), với ý đồ kết hợp giá trị pháp lí

truyền thống và những thành tựu đương thời, đã ra lệnh tập hợp, củng cố, hệ thống
hóa và điển chế hóa luật La Mã và Tập hợp các chế định luật dân sự Coprus Juris
Civils ra đời.
ii)

Giai đoan từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII.

20

Từ thế kỉ V đến thế kỉ X, luật La Mã ở châu Âu bị lu mờ, thậm chí bị tầm
thường hóa bởi các tộc người Giecmanh xâm chiếm lãnh thổ La Mã.
Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIII, “thời kì phục hưng” của luật La Mã được đánh
dấu bằng sự kiện Bộ tổng luật Corpus Juris Civils được nghiên cứu và đem vào
giảng dạy tại các trường đại học tổng hợp châu Âu. Trường đại học tổng hợp
Bologna (Ý) là trung tâm đầu tiên giảng dạy luật La Mã ở châu Âu cuối thế kỉ XI.
Quá trình nghiên cứu và giảng dạy đã làm “sống lại” và dần hoàn thiện luật
La Mã. Kéo theo đó là sự ra đời của các trường phái mà mỗi trường phái nhấn mạnh
tới và có một phương pháp riêng trong bình luận và giải thích luật La Mã (4). Đó
là : trường phái của các luật sư (glossators), trường phái của các nhà bình luận (post
– glossators), trường phái của các nhà nhân văn (humanistes), trường phái của các
nhà pháp điển hiện đại (pandectists), trường phái pháp luật tự nhiên (natural law)
trong đó trường phái pháp luật tự nhiên đóng vai trị quan trọng nhất.
Thuyết pháp luật tự nhiên cho rằng luật tồn tại sẵn có trong tự nhiên mà
những người làm luật nên cố gắng tuân theo. Trường phái này không coi pháp luật
như một hiện tượng tự nhiên mà là một sản phẩm của lí trí, phù hợp với điều kiện
XH. Trường phái này khởi xướng và hình thành xu hướng thay đổi nhận thức về vai
trò pháp luật trong khoa học pháp lí, bác bỏ lối nhận thức kinh viện, máy móc.
Trường phái này có 2 sự thành công lớn nhất:
Thứ nhất, khẳng định tầm quan trọng của việc phân chia luật công (Ius

publicum) và luật tư (Ius privatum) trong đó nhấn mạnh việc phát triển pháp luật
công sẽ là cơ sở cho phát triển pháp luật tư tức là bảo đảm các quyền tự nhiên của
con người cũng như tự do của mỗi cá nhân.
Thứ hai, nâng kĩ thuật lập pháp lên pháp điển hóa. Tư tưởng của trường phái
pháp luật tự nhiên là biến pháp luật được giảng dạy tại các trường đại học thành
pháp luật thực định. Tư tưởng này được đưa vào XH làm các nhà cầm quyền thấy
cần phải xem xét lại toàn bộ hệ thống pháp luật. Từ đó dẫn đến pháp điển hóa. Tuy
nhiên việc pháp điển hóa các bộ luật ở các nước khác nhau là khác nhau. Điều này
21

dẫn đến việc Civil law được áp dụng linh hoạt, mềm dẻo tại các nước (khác với
Common law được áp dụng một cách đồng bộ).
Tuy nhiên pháp điển hóa – kết quả của trường phái luật tự nhiên cũng có mội
số hạn chế như: coi trọng pháp luật quốc gia mà bỏ qua ý tưởng luật là qui tắc ứng
xử XH và có bản chất siêu quốc gia; làm xuất hiện trường phái thực chứng pháp
luật (legal positivist) đánh giá quá cao pháp điển hóa, chỉ coi văn bản qui phạm
pháp luật là nguồn và không công nhận tư tưởng luật tự nhiên.
iii) Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nay.
Các nguyên tắc và nền tảng của luật La Mã tiếp tục được kế thừa phát triển ở
giai đoạn Cách mạng tư sản cuối thế kỉ XVIII cùng với tên tuổi của các nhà tư
tưởng như: Montesquieu (1689 – 1775), Rousseau (1712 – 1778)…
Sang thế kỉ XIX, hệ thống pháp luật châu Âu diễn ra xu hướng pháp điển hóa
mạnh mẽ. Nổi bật nhất là sự ra đời của Bộ luật Dân sự Pháp (Bộ luật Napoleon
1804). Đây là bộ luật dung hòa giữa pháp luật La Mã và pháp luật phong kiến, tập
quán và luật thành văn, quan điểm tôn giáo và trào lưu phi tôn giáo (6).
Bộ luật Dân sự Napoleon được coi là kinh điển cho các nước Civil law vì:
Thứ nhất, hầu như mọi quan hệ dân sự chủ yếu trong XH đều được bộ luật
điều chỉnh.
Thứ hai, được coi là tạo ra cuộc cách mạng về kĩ thuật lập pháp: các chương,

điều,qui phạm pháp luật được sắp xếp theo từng chế định, trình bày rõ ràng và
logic; các khái niệm, nguyên lí, nguyên tắc trong bộ luật được nêu ngắn gọn, chuẩn
xác và đầy đủ.
Bộ luật Napoleon là công trình pháp lý đồ sộ, duy nhất ra đời trong triều đại
Napoleon. Bộ luật tố tụng dân sự, bộ luật thương mại, bộ luật hình sự cùng với bộ
luật tố tụng hình sự cùng với bộ luật dân sự đã cấu thành nền tảng của hệ thông
pháp luật Pháp thời kỳ sau cách mạng. Công tác pháp điển hóa thời Napoleon đã

22

vượt lên những chấn động kịch tính trong thế kỷ 19, bao gồm sự phục hồi và tái xóa
bỏ các quy định của Hoàng gia, của chế độ công hòa và Đế chế.
Nội dung của ba bộ luật hiện nay vẫn có hiệu lực và vẫn được áp dụng, tuy
có sửa đổi nhiều (một số cuộc cải cách cơ bản của Bộ luật hình sự được tiến hành
bắt đầu từ 1/1/1993). Hai bộ luật tố tụng cũ cũng đã được thay thế bằng hai bộ luật
mới. Mặt khác trong lĩnh vực công pháp, ngoài hiến pháp, cho tới nay vẫn chưa có
lĩnh vực nào được pháp điển hóa đầy đủ, toàn diện. Hiến pháp hiện nay được ban
hành từ năm 1958.
Bộ luật thương mại không chứa đựng các quy định rộng, đầy đủ về các giao
dịch thương mại và về nguyên tắc, lĩnh vực này được điều chỉnh bởi các quy định
phù hợp trong bộ luật dân sự, chẳng hạn như các quy định về hợp đồng. Bộ luật
thương mại điều chỉnh các vấn đề đặc trưng của pháp luật thương mại như kế toán,
công ty hợp danh, công ty, tập đoàn vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Tuy
nhiên, nhiều quy định về vận chuyển thương mại ngày nay có thể tìm thấy trong các
đạo luật đặc biệt, chẳng hạn luật về phá sản.
Bộ luật dân sự Napoleon có vị trí độc tôn, trung tâm trong hệ thống pháp
luật của Pháp và ngay cả trong nền văn hóa nói chung của pháp luật. Bộ luật này thể
hiện sự tinh tế trong ngôn ngữ, là một sự đóng góp quan trọng của Pháp trong nền
văn minh nhân loại. Bộ luật vẫn thể hiện sự thích ứng tuyệt vời đối với những thay

đổi trong xã hội.
Bộ luật dân sự Đức cũng là một ví dụ điển hình trong công tác pháp điển
hóa, đặc biệt là về mặt hình thức. Pháp điển hóa trong Bộ luật dân sự Đức thể hiện ở
việc loại bỏ những quy phạm pháp luật lỗi thời, không phù hợp, thể hiện sự hiện đại
hơn của Bộ luật này. Đặc điểm của Bộ luật dân sự Đức BGB là cấu trúc hợp lý và
sự rõ ràng. Cụ thể: vào thời điểm bắt đầu có hiệu lực, Bộ luật dân sự Đức có nhiều
điểm tương đồng với Bộ luật Napoleon trong lĩnh vực luật gia đình, chẳng hạn
thành kiến với trẻ em sinh ra ngoài giá thú, những đứa trẻ mà xét về mặt pháp luật
bị coi là không có quan hệ với người cha và chỉ được hưởng một khoản trợ cấp hạn

23

chế cho tới năm 16 tuổi. Tuy nhiên, quy định này và một số quy định lạc hậu khác,
sau nhiều năm đã bị loại bỏ khỏi bộ Luật.
Bản thân Bộ luật dân sự Đức BGB có khoảng 2400 đoạn, được sắp xếp thành
5 phần gọi là các “quyển” (bucher). Quyển 1, phần chung của Bộ luật dân sự là một
điểm ới nếu so sánh với bộ luật Napoleon, điều chỉnh những vấn đề chung trong các
phần còn lại, chẳng hạn năng lực pháp luật, cách tính thời gian, thời hiệu. Quyển 2
có nội dung về nghĩa vụ bao gồm cả nghĩa vụ bồi thường dân sự ngoài hợp đồng.
Quyển 3 quy định các quyền in rem; quyển 4 về Luật gia đình, và quyển 5 luật thừa
kế.

Điểm qua một chút về pháp luật Việt Nam: Pháp điển hóa có vai trò
quan trọng trong công tác xây dựng luật, góp phần bảo đảm tính thống nhất và
đồng bộ của hệ thống pháp luật. Với một hệ thống pháp luật tương đối phức
tạp, pháp luật Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa đồng bộ, chưa
thống nhất và có sự mâu thuẫn, chồng chéo, tính minh bạch trong hệ thống
pháp luật chưa cao. Chính vì vậy, pháp điển hóa là công cụ đắc lực để các nhà
lập pháp Việt Nam hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hoạt động pháp điển hóa

tạo ra hệ thống pháp luật minh bạch, toàn diện và luôn được cập nhật, người
dân có thể thấy mọi quy định hiện hành trong cùng một văn bản, khắc phục
tình trạng băn khoăn của các chủ thể trước một “rừng văn bản”. Tuy nhiên
trình độ pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay là chưa cao so với hệ thống pháp
luật Châu Âu lục địa vì pháp điển hóa đang còn là một vấn đề mới so với Việt
Nam, thêm vào đó, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật chưa có cơ sở
pháp lí cụ thể, đầy đủ cho việc pháp điển hóa văn bản pháp luật. Mặt khác, ở
Việt Nam có nhiều cơ quan có quyền ban hành văn bản pháp luật, vì vậy khó
xác định chủ thể nào có thẩm quyền pháp điển hóa và kinh phí để thực hiện
pháp điển hóa pháp luật cũng là vấn đề đáng lưu tâm.

24

C.

Sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa với các hệ thống

pháp luật khác.
I.

Sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đến hệ thống pháp luật

Anh – Mỹ.
Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ mặc dù thừa nhận án lệ là nguồn luật chính
thống và có vai trò đặc biệt trong hoạt động xét xử của Toà án nhưng trong vài thập
kỷ trở lại đây, án lệ không còn là nguồn luật duy nhất mà luật thành văn đã ngày
càng có vị trí quan trọng, thậm chí là nguồn luật hàng đầu đối với những lĩnh vực
không có án lệ. Thực tế này phần nào được lý giải bởi thực tiễn hội nhập giữa các
quốc gia trên thế giới đã làm cho các quốc gia nói chung và các nước thuộc hệ

thống pháp luật Anh – Mỹ nói riêng phải thực hiện cam kết quốc tế mà họ đã ký kết
hoặc tham gia. Trong tiến trình đó, các quốc gia phải nội luật hoá các cam kết với
quốc tế bằng cách sửa đổi luật hiện hữu có liên quan tới cam kết quốc tế hoặc ban
hành luật mới. Việc này chỉ có thể tiến hành một cách nhanh, gọn và dứt khoát bằng
con đường xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật thành văn.
II.

Sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đến hệ thống pháp luật

xã hội chủ nghĩa.
Trong giai đoạn khởi đầu xây dựng xã hội chủ nghĩa từ năm 1917 đến giữa
những năm 1930, nhà nước Xô viết chưa thiết lập được một hệ thống pháp luật
XHCN theo đúng nghĩa của nó mà mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng được một trật
tự pháp luật (Legal order).
Từ năm 1936 đến năm 1953, Joseph Stalin – người khởi xướng hệ thống
pháp luật xã hội chủ nghĩa hiện đại nhận thấy những yếu tố ổn định của luật pháp
phương Tây, trong đó, hệ thống dân luật (civil law) có thể được mở rộng hoặc cô
động cho phù hợp với những yêu cầu củng cố bộ máy Đảng và nhà nước. Chính vì
vậy, hầu hết các nghiên cứu ngày nay đều cho rằng hệ thống pháp luật XHCN có
nhiều điểm gần gũi và tương đồng với những khía cạnh thực định của hệ thống dân
luật.

25

Lịch sử phân loại luật công và luật tư …………………………………………………………. 93.3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa trong thực tiễn ……………………………………………………………… 13IV. Mối quan hệ giữa luật thực ra và luật nội dung của hệ thống pháp luật châuÂu lục địa …………………………………………………………………………………………………. 15V. Vai trò làm luật của thẩm phán ở hệ thống pháp luật châu Âu lục địa ……………. 17VI. Mức độ pháp điển hóa của hệ thống châu Âu lục địa ………………………………… 18C. Sự tác động ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa với những hệ thống phápluật khác …………………………………………………………………………………………………… 25D. So sánh với những đặc trưng của hệ thống pháp luật Nước Ta ……………………….. 28A. Đặt yếu tố. Khi điều tra và nghiên cứu so sánh pháp luật, tất cả chúng ta thường tập trung chuyên sâu chủ yếu ở bakhía cạnh : hệ thống pháp luật đó là hệ thống như thế nào ? Thuộc truyền thống cuội nguồn phápluật nào ? Nền kinh tế tài chính nước thường trực tăng trưởng thế nào ? 1 Trong đó, một trong những vấnđề tất cả chúng ta chăm sóc, đó là : Hệ thống pháp luật tất cả chúng ta đang điều tra và nghiên cứu thuộctruyền thống pháp luật nào, khi mà trên quốc tế lúc bấy giờ sống sót rất nhiều truyềnthống pháp luật khác nhau ( La Mã, XHCN, Anh cổ, Đạo Hồi, Indu … ). Một khi xácđịnh được nguồn gốc lịch sử dân tộc của hệ thống pháp luật – tức truyền thống lịch sử pháp luật màhệ thống pháp luật bị tác động ảnh hưởng, tất cả chúng ta sẽ thuận tiện hơn trong việc khám phá, phântích, so sánh cũng như tìm ra những mối liên hệ xung quanh hệ thống pháp luật đó. Hiện nay, hệ thống pháp luật châu Âu lục địa được coi là hệ thống pháp luậtlớn trên quốc tế, sống sót ở rất nhiều nước lục địa châu Âu hoàn toàn có thể kể đến như : Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Bỉ, Lúc – xăm – bua, Hà Lan, Thụy Sĩ, Scotland, hầu hết những nước châu Phi, hầu hết những nước châu Mỹ La Tinh, những nướcphương Đông kể cả Nhật Bản. Phần trình diễn dưới đây đề cập đến những yếu tố liênquan đến sự hình thành và tăng trưởng của Luật La Mã, sự ảnh hưởng tác động của hệ thốngpháp luật xã hội chủ nghĩa với những hệ thống pháp luật khác và so sánh hệ thốngpháp luật châu Âu lục địa với những đặc trưng của hệ thống pháp luật Nước Ta. B.Đặc điểm cơ bản. I.Nguồn gốc nhã nhặn của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Trước tiên, phải chứng minh và khẳng định rằng : hệ thống pháp luật châu Âu lục địa cónguồn gốc lịch sử vẻ vang xuất xuất phát từ Luật La Mã. Như đã đề cập ở phần đặt yếu tố, trên quốc tế sống sót rất nhiều truyền thốngpháp luật khác nhau. Tuy nhiên, trong số đó, có hai truyền thống cuội nguồn pháp luật có tínhchất tầm cỡ và ảnh hưởng tác động lớn nhất so với không riêng gì hệ thống pháp luật những quốcgia mà còn với cả những truyền thống cuội nguồn pháp luật khác nữa, đó chính là truyền thốngluật án lệ2 và truyền thống cuội nguồn luật lục địa3. Sở dĩ nhóm đề cập đến yếu tố này, bởi một1 Xem “ Chuyên đề về luật so sánh ” của Viện nghiên cứu và điều tra khoa học pháp lí – Bộ tư pháp, tr 38.2 Thuật ngữ tiếng Anh là “ Common Law ”. 3 Thuật ngữ tiếng Anh là “ Civil Law ”. trong hai truyền thống cuội nguồn pháp luật đó có sự ảnh hưởng tác động trực tiếp tới hệ thống pháp luậtchâu Âu lục địa, đó là : truyền thống lịch sử Luật lục địa. Truyền thống Luật lục địa cũng trải qua quy trình hình thành và tăng trưởng, xâm nhập và tác động ảnh hưởng đến những nước, góp thêm phần hình thành nên những hệ thống phápluật như lúc bấy giờ. Để khám phá yếu tố nguồn gốc lịch sử vẻ vang của hệ thống pháp luậtchâu Âu lục địa, trước hết cần có hiểu biết về quy trình hình thành và tăng trưởng củaluật La Mã. Vấn đề này sẽ được tìm hiểu và khám phá qua những phần sau đây : 1.1. Tóm tắt về quy trình tăng trưởng của Luật lục địa trải qua 03 giaiđoạn. 1.1.1. Giai đoạn pháp luật tập quán. Luật lục địa có nghĩa đen là “ công dân của nước Ý ”, của thành phố Roma. Vào thời kì đế chế La Mã ( trước Công nguyên ), tức là khi thuật ngữ này sinh ra, nóchỉ được vận dụng cho công dân thành phố Roma. Nhưng, đế quốc La Mã vốn dĩđược biết đến như một nền văn minh trải dài từ Địa Trung Hải đến Biển Bắc, từBizantin đến Bretani4. Trong quy trình tiến độ tăng trưởng, đế quốc La Mã đã triển khai xâmlược và biến hầu hết những bộ tộc trong khu vực Tây Âu lục địa trở thành thuộc địacủa mình với chủ trương đô hộ lê dài trong suốt 04 thế kỉ. Quá trình đô hộ đã kéotheo sự gia nhập và ảnh hưởng tác động thâm thúy của Luật lục địa ( sau này được biết đến phổbiến với tên Luật La Mã ) đến khu vực này. Tuy nhiên, đến năm 476, những nhà lãnhđạo Odoacer của Đức tổ chức triển khai một cuộc nổi dậy lật đổ sự thống trị của Hoàng đếRomulus Augustulus. Từ đó trở về sau, không có nhà vua La Mã nào quản lý ở vùngđất Italy. Năm 476 được coi là năm đế chế Tây La Mã tan rã và sụp đổ 5. Trong khiđó, đế chế Đông La Mã vẫn còn sống sót. Đến năm 528, nhà vua Đông La MãJustinian đã ra lệnh hệ thống hóa và củng cố luật La Mã, và đã tạo nên được côngtrình pháp luật lớn mang tên Corpus Juris Civilist. Đây được coi là một trong nhữngtiền đề tiên phong tác động ảnh hưởng đến việc hình thành hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Mặc dù tiến trình này có Open pháp luật, nhưng pháp luật vẫn được đánhgiá là còn khá giản đơn, lẫn lộn giữa quy phạm đạo đức, tôn giáo. Đặc biệt, khi đế4 Xem Giáo trình Tư pháp quốc tê, trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh 2010, tr 48.5 Đế quốc La Mã, Bách khoa toàn thư Wikipediahttps : / / vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_La_M%C3%A3quốc La Mã trọn vẹn sụp đổ, luật La Mã gần như là biến mất, thay vào đó là sựtrỗi dậy của nhà nước hồi giáo, những bộ tộc, bộ lạc. Điều này lưu lại sự quay trở lạicủa tập quán ; nhà vua sử dụng thuyết thần quyền, luật nhà thời thánh, tôn giáo để quản lý. Kể từ khi đế quốc La Mã tan rã, hệ thống pháp luật của những vương quốc ở châu Âu trởnên rời rạc, không thống nhất, sử dụng nhiều nguồn luật khác nhau để điều chỉnhcác quan hệ xã hội, trong đó luật tập quán đóng vai trò như một nguồn luật chủ yếu. Luật La Mã chỉ được tăng trưởng một cách rất hạn chế. 1.1.2. Giai đoạn tăng trưởng luật thành văn. Dưới sự tăng trưởng rầm rộ của thương mại và những thời cơ giao lưu giữa những dântộc châu Âu lục địa, những nhà tư tưởng đã trong bước đầu nhận thấy được vai trò và tầmquan trọng của luật La Mã, muốn những giá trị đích thực của nó được phục hưngtrước khi bị chìm vào quên lãng. Mãi tới năm 1906, luật La Mã được phát hiện trởlại tại Thư viện Đại học Bologna. Đến khoảng chừng thế kỉ thứ 13, những vương quốc châu Âulục địa mới nhìn nhận lại vai trò của luật La Mã. Các trường Đại học, mà tiên phong làtrường Đại học Bologna đã thực thi bình chú Luật La Mã cũng như những bản án sửdụng Luật La Mã trước đây. Kể từ đó, những vương quốc này đã hình thành nên mộttruyền thống pháp luật lớn trên quốc tế với những đặc thù riêng có như : lấy phápluật thành văn là nguồn luật chủ yếu và quan trọng để kiểm soát và điều chỉnh những mối quan hệxã hội ; pháp luật có sự phân loại thành luật công và luật tư một cách rõ nét 6. Ngoàira, trong quy trình nghiên cứu và điều tra và đưa vào giảng dạy, những nhà tư tưởng, giáo sư, nhànghiên cứu cũng đưa ra những sự biến hóa để Luật La Mã tương thích hơn với thực tiễncuộc sống. Từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII, trong quy trình khoảng chừng 5 thế kỉ điều tra và nghiên cứu, giảng dạy luật La Mã nhằm mục đích giảng dạy những chuyên viên pháp luật, những trường đại họcchâu Âu đã có những góp phần lớn trong việc kiến thiết xây dựng một hệ thống pháp luậtchung cho lục địa châu Âu. 71.1.3. Giai đoạn pháp điển hóa pháp luật và tăng trưởng mở rộng6Tài liệu hướng dẫn học tập Luật so sánh, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, tr 76,77. 7 Giáo trình Luật so sánh, Đại học Luật TP.HN, tr 106.ra ngoài lục địa châu Âu. Giai đoạn này ghi lại sự sinh ra của rất nhiều văn bản pháp luật quan trọngcủa những nước lớn, từ đó ghi lại sự tăng trưởng và lan rộng của luật La Mã. Đầu tiên, tất cả chúng ta phải nhắc đến Bản tuyên ngồn nhân quyền và dân quyềnnăm 1789 của Pháp. Những quy đinh cơ bản của Bản tuyên ngôn nổi tiếng này đãtrở thành những nguyên tắc cơ bản của những bản hiến pháp của những vương quốc lục địachâu Âu và những nước khác trên thế giới8. Hơn nữa, Pháp là nước có nhiều thuộc địaở Bắc Phi, Trung Phi, Tây Phi, Khu vực Đông Nam Á, Nam Mỹ nên pháp luật của nước nàyđã vượt ra ngoài lãnh thổ châu Âu và vươn tới châu Phi, châu Á và Nam Mỹ. Một hệ thống pháp luật nữa cũng có sức ảnh hưởng tác động rộng và đóng vai tròquan trọng dẫn đến sự lan tỏa của luật La Mã, đó chính là Pháp luật nước Đức. Cũng giống như nước Pháp, pháp luật của nước Đức cũng có sự lan tỏa đến cácnước thuộc địa của mình ; ngoài những còn tác động ảnh hưởng đến nhiều những vương quốc khác nhưNhật Bản, Nước Hàn, Vương Quốc của nụ cười, Hi Lạp và một phần Trung Quốc. 1.2. Sự tăng trưởng tăng trưởng pháp luật ra ngoài châu Âu. Bắt nguồn từ việc rất nhiều những vương quốc khu vực Tây Âu ( Pháp, Bỉ, Tây BanNha, Bồ Đào Nha … ) có nhiều thuộc địa ở những khu vực khác trên quốc tế nên nó đãtạo điều kiện kèm theo vô cùng thuận tiện để luật La Mã tăng trưởng sang những lục địa khác ; từđó tạo sức ảnh hưởng tác động gián tiếp để hình thành nên những hệ thống pháp luật những trênthế giới. Tóm lại là, khoảng chừng từ thế kỉ thứ XIII đến thế kỉ thứ XVIII, dưới sự ảnh hưởngsâu rộng của Copus Juris Civilis, hệ thống pháp luật chung của lục địa châu Âu đãđược sinh ra. Tuy nhiên, nó được bộc lộ đã dạng ở những nước châu Âu khác nhau, nhưng toàn diện và tổng thể vẫn hòa giải, có những điểm đặc trưng riêng không liên quan gì đến nhau, trọn vẹn khác sovới Common Law của nước Anh. Thông qua những quy trình tiến độ trên, tất cả chúng ta có thểphần nào lí giải được nguồn gốc lịch sử vẻ vang hình thành nên hệ thống pháp luật châu Âulục địa. Từ đó, tất cả chúng ta sẽ thuận tiện hơn trong việc nghiên cứu và điều tra những đặc trưng cơ bảncủa hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. 8 Giáo trình Luật so sánh, Đại học Luật TP.HN, tr 112. II.Hình thức pháp luật của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Do chịu tác động ảnh hưởng thâm thúy của học thuyết phân loại quyền lực tối cao nên khôngthừa nhận vai trò lập pháp của những cơ quan xét xử. Các luật gia Châu Âu hầu nhưtương đối thống nhất rằng lập pháp là hoạt động giải trí của Nghị viện, Tòa án là cơ quanáp dụng luật để xét xử chứ không phải bằng hoạt động giải trí xét xử mà tạo ra luật. Do đó, trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa thì luật thành văn là nguồn luật độc tôntrong thời hạn rất dài. Trong khi đó, án lệ là hình thức pháp luật không khuyếnkhích tăng trưởng, chỉ vận dụng một cách hạn chế để khắc phục những hạn chế củapháp luật thành văn. Bên cạnh những nguồn luật nói trên thì hệ thống pháp luậtChâu Âu lục địa còn có những nguồn luật khác như : tập quán pháp luật, học thuyết, những nguyên tắc chung của pháp luật. Mặc dù, luật thành văn là nguồn luật giữ vai tròquan trọng trong thời hạn dài, nhưng cũng có thời kỳ tập quán pháp giữ vai tròquan trọng hơn luật thành văn. Cụ thể, nhóm thuyết trình sẽ khám phá những giaiđoạn tăng trưởng về hình thức pháp luật trong hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa : 2.1. Giai đoạn pháp luật tập quán : từ khi hình thành đến thế kỷ XIII.Tập quán pháp là những quy tắc xử sự hình thành một cách tự phát sống sót từlâu đời, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trở thành thói quen tự nhiên vàmang tính bắt buộc chung cũng như quy phạm pháp luật. Pháp luật được hình thành từ những tập quán địa phương thế cho nên nó còn mangtính khác biệt, phân tán, thiếu thống nhất giữa những nước. Ví dụ : tập quán của Pháp, Đức, những dân tộc bản địa Slavia, Luật La Mã. Các bộ tộc ở Tây Âu bị La Mã đô hộ do đó luật La Mã có ảnh hưởng tác động lớn ởđây với việc sử dụng bộ luật, hệ thống luật lệ gọi là Code, Digest, Institutes, Novel. Nhìn chung, quy trình tiến độ này pháp luật còn giản đơn, còn lẫn lộn giữa những quyphạm đạo đức, tôn giáo và pháp luật. Luật pháp chịu sự tác động ảnh hưởng thâm thúy của cáctư tưởng tôn giáo, nhiều vương quốc lấy luật lệ nhà thời thánh làm tôn giáo, cùng với trình độdân trí còn thấp, điều kiện kèm theo xã hội chưa tăng trưởng, do đó những văn bản pháp luật cònchưa được hoàn hảo và kỹ thuật thiết kế xây dựng chưa cao, nguồn luật kiểm soát và điều chỉnh cácquan hệ xã hội quá trình này chủ yếu là tập quán pháp. Tập quán pháp chia làm 3 loại : i ) Tập quán pháp vận dụng đương nhiên : là những tập quán mà nhà nướcvà xã hội thừa nhận một cách phổ cập. ii ) Tập quán vận dụng theo sự dẫn chiếu của pháp luật. Ví dụ : trong BLDS Napoleon tại Điều 645, 663,671, 672 dẫn chiếu việc ápdụng tập quán đía phương trong những nghành nghề dịch vụ chiếm hữu đất đai, nước, .. iii ) Tập quán trái pháp luật : 1 số ít tập quán trái pháp luật nhưng vì cáctập quán đó rất thông dụng trong xã hội nên nhà nước buộc phải thừa nhận. 2.2. Giai đoạn pháp luật thành văn : Cuối thế kỷ XII những thành phố ở Châu Âu tăng trưởng, nhu yếu giao lưu, cáchoạt động thương mại tăng trưởng, do đó tạo ra nhu yếu phân biệt tôn giáo, đạo đức, pháp luật. Sau đó, từ thế kỷ XIII – XIV trào lưu văn hóa truyền thống Phục Hưng mở màn từ Ývà lan ra những nước Châu Âu lục địa, sự sinh ra và thắng lợi của phe phái pháp luậttự nhiên cũng như thắng lợi của những cuộc cách mạng tư sản, những luật đạo đã trởthành công cụ duy nhất cho việc thiết kế xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất. Các trường ĐH có vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thống phápluật ở lục địa Châu Âu. Các giáo sư đã giảng dạy theo pháp luật La Mã cổ đại. Bằngcách đó những trường ĐH đã giảng dạy ra đội ngũ thẩm phán, luật sư, luật gia cócùng tư duy pháp lý theo niềm tin của luật La Mã cũ, từ đó tạo điều kiện kèm theo xây dựnghệ thống pháp luật thống nhất ở Châu Âu. Nguồn luật thành văn gồm có : i ) Hiến pháp : luật đạo cơ bản của nhà nước, là văn bản có hiệu lực hiện hành pháplý cao nhất do Nghị Viện phát hành theo thủ tục, trình tự luật định. ii ) Các Điều ước quốc tế : ký kết không trái với Hiến pháp vương quốc. Ví dụ : pháp luật Pháp, Hà Lan pháp luật công ước quốc tế có giá trị pháp lýcao hơn nội luật. Hầu hết những nước đều lao lý công ước quốc tế có giá trị pháp lý thấp hơnHiến pháp và cao hơn những luật đạo của quốc gia.iii ) Bộ luật : lúc mới sinh ra bộ luật có nghĩa là tuyển tập những đạo luậtkhác nhau. Vào thời phong kiến, bộ luật là một văn bản tổng hợp, trình diễn có hệthống những quy phạm pháp luật kiểm soát và điều chỉnh những quan hệ xã hội như hình sự, dân sự, hành chính, thương mại, … Ví dụ : bộ luật 1683 của Đan Mạch, bộ luật 1687 của Na Uy, … Luật : là văn bản quy phạm pháp luật do Nghị Viện phát hành theo trình tự, thủ tục nhất định và phải được đa phần Nghị sỹ ở 2 viện bỏ phiếu đống ý. Sắc lệnh : do Tổng Thống phát hành có hiệu lực thực thi hiện hành thấp hơn luật. Ngoài ra còn có Nghị định, Quyết định, Chỉ thị, Thông tư, … Học thuyết mặc dầu không phải là nguồn luật chính nhưng nó có vai trò tạo rangân hàng những khái niệm và tư duy pháp lý để những nhà lập pháp sử dụng. Mặc dù, hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa theo hình thức luật thành văn, nhưng do luật bất thành văn có những hạn chế nhất định, do đó án lệ cũng được cácquốc gia minh thị thừa nhận. Tuy nhiên, hầu hết những vương quốc không coi án lệ là nguồnluật có giá trị áo dụng, mà chỉ mang đặc thù tìm hiểu thêm nhằm mục đích mục tiêu thống nhấtcách thức lý giải và vận dụng so với luật thành văn. Do đó, án lệ phụ thuộc vào chặtchẽ vào luật thành văn. Như vậy, khác với hệ thống pháp luật thông luật thì hệ thống pháp luật ChâuÂu lục địa lại có hình thức pháp luật thành văn, ở đó những văn bản quy phạm phápluật có vai trò quan trọng, là nguồn luật chủ yếu. Trong khi đó, án lệ chỉ là là nguồnluật mang đặc thù tìm hiểu thêm, nhằm mục đích bổ khuyết những hạn chế của luật thành văn. III.Sự phân loại luật công và luật tư của hệ thống pháp luật châu Âu lụcđịa. 3.1. Phân chia cấu trúc hệ thống pháp luật châu Âu lục địa thành lĩnhvực luật công và luật tư. Ở những nước thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa ( Civil Law ), pháp luậtmỗi vương quốc theo truyền thống lịch sử thường được phân loại thành luật công ( public law – droit public – öffentliches Recht ) và luật tư ( private law – droit privé – Privatrecht ). Luật công : Là những quan hệ pháp luật mà 1 bên là nhà nước, 1 bên là những chủthể trong xã hội, mang tính mệnh lệnh, bắt buộc. Luật tư là quan hệ pháp luật giữa những cá thể, tổ chức triển khai với nhau trong xã hộimang tính thỏa thuận hợp tác, bình đẳng … Nguyên nhân dẫn đến sự phân loại gồm có : i ) Bắt nguồn từ Luật La Mã : Đế chế La Mã đề cao luật tư, điều chỉnhchế định hợp đồng. Trong khi những nước châu Á xem trọng luật công. ii ) Do chính sách phong kiến của châu Âu lục địa là phân quyền cát cứ : Chếđộ phong kiến ở Châu Âu quyền lực tối cao không riêng gì trong tay vua mà còn phân loại chocác quý tộc và những những tầng lớp khác, từ đó hình thành ý thức dân chủ, phân loại rạchròi công tư. iii ) Ảnh hưởng trào lưu văn hóa truyền thống phục hưng : Khi nhà nước La Mã còntồn tại, đã phát hành rất nhiều chủ trương tốt cho người dân. Sau khi đế chế La Mãsụp đổ, thời kỳ Đêm trường trung cổ ở Châu Âu lê dài. Sau đó thời kỳ phục hưngkhôi phục lại những hưng thịnh của xã hội. Trường phái pháp luật Tự nhiên sinh ra. Người ta ý niệm rằng : Có 1 loại pháp luật mà vị trí của nó được đặt cao hơnLuật do nhà nước phát hành. Chính sự thắng thế của Luật tự nhiên đã ảnh hưởng tác động rấtlớn so với việc phân loại thành luật công, luật tư. Bắt đầu từ TK XVII – XVIII, Châu Âu phân loại rành mạch luật công và tư. Thậm chí còn phân loại thành nhánh tòa Tư pháp và Nhánh tòa Hành chính. 3.2. Lịch sử phân loại luật công và luật tư. 3.2.1. Học thuyết dựa trên cơ sở quyền lợi ( Interresentheorie ). Tư tưởng, học thuyết phân loại luật công và luật tư đã có rất sớm từ thời LaMã cổ đại. Nhà triết học Cicero từ thế kỷ I TCN đã đưa ra quan điểm rằng pháp luậtgồm có hai bộ phận cấu thành gồm : những qui định pháp luật kiểm soát và điều chỉnh những quanhệ cá thể ( Ius privatum ) và những qui định pháp luật kiểm soát và điều chỉnh những quan hệ công ( Ius publicum ). 9 Đến thế kỷ II SCN, nhà luật học La Mã Ulpian ( 170 – 228 SCN ) đã đưa rahọc thuyết phân loại giữa luật tư ( Ius civile ) và luật công ( Ius publicum ) dựa trêncơ sở quyền lợi ( hay còn gọi là học thuyết quyền lợi – Interessentheorie ). Học thuyết nàyphân biệt : Luật công liên quan đến quyền lợi của nhà nước và quyền lợi công cộng, luật tưliên quan đến quyền lợi của cá thể. 10 Điểm hạn chế của học thuyết này là : Nếu chỉ dựa vào yếu tố quyền lợi để phânchia luật công và luật tư thì có nhiều điều chưa ổn. Vấn đề nằm ở chỗ thế nào là lợiích công và thế nào là quyền lợi tư ? Có thể phân biệt được rạch ròi không ? Hơn nữa, trong thực tiễn nhiều yếu tố pháp lý thuộc luật công lại tương quan đến cả quyền lợi tư và ngượclại. Ví dụ chế định quyền cơ bản của công dân ( Grundrechte ) là một chế định củaluật công, thuộc nghành Luật nhà nước. Tuy nhiên thực tiễn những quyền cơ bảnđược qui định trong Luật cơ bản của Đức có mục tiêu chính là bảo vệ quyền lợi tư, lợiích của công dân. Hoặc một hồ bơi, một trường tư trong thành phố được thành lậpmặc dù dưới tên gọi là công ty hoạt động giải trí theo luật tư nhưng mục tiêu chính củacông ty lại là vì quyền lợi công cộng. 113.2.2. Học thuyết quan hệ giữa những chủ thể ( Subjektionstheorie ). Đến thế kỷ XIX, những tư tưởng về sự phân loại giữa luật công và luật tưcủa Luật La Mã được thừa kế và tăng trưởng trải qua học thuyết dựa trên quan hệgiữa những chủ thể ( Subjektionstheorie ). Học thuyết này phân loại : Nếu là quan hệ cótính thứ bậc ( Über-Unterordnungsverhältnis ) giữa nhà nước và công dân thì đó làquan hệ pháp luật do luật công kiểm soát và điều chỉnh, còn quan hệ mà những bên tham gia là quan9 Meder, Rechtsgeschichte, 2. Aufl. 2005, S. 84 f. 10 Nguyên bản Tiếng la tinh ” Publicum ius est quod ad statum rei Romanae spectat, privatum quod adsingulorum utilitatem “. Dịch sang Tiếng Đức : ” Öffentliches Recht ist das, was sich auf die Ordnung desrömischen Staates bezieht, Privatrecht das, was sich auf die Interessen der Einzelnen bezieht “. ( Nguồn : Schmoeckel / Stolte, Examinatorium Rechtsgeschichte, 2008, S. 139 ). Dịch sang Tiếng Việt : Luật công là luậtliên quan đến trật tự của nhà nước La Mã, luật tư là luật tương quan đến quyền lợi của cá thể ( NMT ). 11 Xem : Ipsen, Allgemeines Verwaltungsrecht, 2000, Rn 16 ff. ). 10 hệ bình đẳng ( Gleichrangigkeitsverhältnis ) thì đó là quan hệ pháp luật của luật tưđiều chỉnh. 12 Điểm hạn chế của học thuyết nằm ở chỗ : Học thuyết này cũng không làm rõthế nào là ” quan hệ bình đẳng “. Quan hệ giữa những bên bình đẳng trước pháp luật liệuđã đủ chưa ? Hay quan trọng phải là sự bình đẳng ở trong chính mỗi quy phạm phápluật giữa những bên ? Hơn nữa, nếu đồng ý thuật ngữ ” quan hệ bình đẳng ” đi nữa thìthực tế không phải khi nào trong quan hệ giữa những chủ thể của luật công cũng là bấtbình đẳng. Ví dụ như : Các bên trong hợp đồng công vụ ( öffentlich-rechtlicherVertrag ) giữa những chủ thể của luật công là những cơ quan nhà nước. Hay trong luật tưcũng vậy, không phải mọi quan hệ của luật tư cũng đều là bình đẳng. Thực tế cónhững quan hệ không ít mang tính thứ bậc trong luật tư như : quan hệ giữa cha mẹ vàcon cái dưới 18 tuổi trong Luật gia đình hoặc giữa người tuyển dụng lao động vàngười lao động trong Luật lao động. 133.2.3. Học thuyết hành vi của chủ thể ( Subjektstheorien ). Học thuyết đương đại lúc bấy giờ ở Đức về phân loại luật công và luật tưlà học thuyết dựa trên cơ sở phân loại hành vi của chủ thể ( Subjektstheorien / Sonderrechtstheorien ). Theo học thuyết này, luật công là tổng thể và toàn diện những quy phạm pháp luật điềuchỉnh hành vi của những chủ thể được nhà nước trao quyền nhằm mục đích thực thi tính năng, trách nhiệm công ( in Ausübung eines öffentlichen Amtes ). Luật tư là tổng thể và toàn diện nhữngquy phạm pháp luật kiểm soát và điều chỉnh hành vi của những chủ thể dựa trên những qui phạm củaluật dân sự ( Normen des zivilen Rechts ). 14V í dụ : 12 Người tiên phong thiết kế xây dựng học thuyết này là nhà luật học người Đức Robert von Mohl ( 1799 – 1875 ). Mohllà nhà luật học nổi tiếng, là cha đẻ của học thuyết nhà nước pháp quyền theo nghĩa tân tiến. Ông là ngườiđầu tiên đưa ra khái niệm nhà nước pháp quyền ở Đức ( Tiếng Đức : Rechtsstaat, tiếng Anh : The rule of law ) và chỉ ra rằng nhà nước pháp quyền là nhà nước trái chiều với nhà nước công an ( Polizeistaat ). 13 Xem : Ipsen, Allgemeines Verwaltungsrecht, 2000, Rn 21 ff. ; Hufen, Verwaltungsprozessrecht, 4. Aufl., 2000, S. 3 ff. ). 14D. Ehlers, in : Schoch / Schmidt-Aßmann / Pietzner ( Hrsg. ), Verwaltungsgerichtsordnung, Kommentar, Stand : Juli 2009 ( 18. Ergänzungslieferung ), 40, Rn. 235 ff. ; Wolff / Bachof / Stober, Verwaltungsrecht, Bd. 1, 12. Aufl., 2007, 22 Rn. 28 ff. 11 i ) Một trường Đại học là pháp nhân của luật công. Khi nhà trường ban hànhquy chế và vận dụng so với sinh viên đó là quan hệ luật công. Khi nhà trường muavăn phòng phẩm, bàn và ghế với một cá thể hoặc doanh nghiệp đơn cử, đó là quan hệluật tư. 15 ii ) Tương tự như vậy, giáo sư ở Đức là một công chức ( ein Beamter ). Khigiáo sư giảng bài, chấm bài cho sinh viên đó là quan hệ pháp luật của luật công. Trong giờ nghỉ, đói bụng, giáo sư đi ra ngoài mua bánh Pizza để ăn thì đó lạilà quan hệ thuộc sự kiểm soát và điều chỉnh của luật tư. Điểm hạn chế của học thuyết là : Học thuyết này cũng chưa làm rõ đượcnhiều yếu tố phát sinh lúc bấy giờ là thuộc chế định của luật tư hay luật công. Ví dụcác yếu tố tương quan đến công chứng tư ( der privater Notar ), doanh nghiệp nhànước đã được tư nhân hóa ( die privatisierten Staatsunternehmen ) một phần, tráchnhiệm bồi thường nhà nước người thi hành công vụ gây ra ( Staatshaftung ) v.v … Chính sự hạn chế của những học thuyết phân loại luật công và luật tư ở Đứcnên việc xác lập nghành pháp luật đơn cử nào thuộc luật công và những lĩnh vựcpháp luật nào thuộc luật tư cũng còn có những quan điểm khác nhau. 16T heo từ điển pháp luật và giáo trình ở Đức thì những nghành pháp luật đượcphân chia như sau : i ) Những nghành thuộc luật tư : Luật dân sự ( das Bürgerliche Recht ), Luật kinh doanh ( Wirtschaftsrecht ) ( gồm có luật thương mại [ Handelsrecht ], luật doanh nghiệp [ Gesellschaftsrecht ] và luật cạnh tranh đối đầu [ Wettbewerbsrecht ] ), 15 Luật tư hành chính ( Verwaltungsprivatrecht ) ở Đức là nghành nghề dịch vụ mà những cơ quan hành chính nhà nước thựchiện tính năng trách nhiệm hành chính trải qua hình thức của Luật tư ( Privatrechtliches Handelnderöffentlichen Verwaltung ). Những hành vi này được thực thi chủ yếu trong nghành dịch vụ vì lợi íchcông cộng ( Daseinsvorsorge ), ship hàng những nhu yếu thiết yếu như điện, nước, giáo dục, y tế v.v … Để phânbiệt giữa luật tư hành chính và luật công hành chính, nhà luật học người Đức Hans Peter Ipsen đã xây dựngvà tăng trưởng học thuyết hai Lever – Zweistufentheorie. ( Xem : Sodan / Ziekow, Grundkurs Öffentliches Recht, 4. Aufl., 2010, S. 450 ). 16 So sánh quan điểm của những tác giả khác nhau về yếu tố này : Gröpl, Staatsrecht I, 2. Aufl., 2010, Rn. 107 f. ; Giống : Sodan / Ziekow, Grundkurs Öffentliches Recht, 4. Aufl., 2010, S. 450 ff. Khác : Creifelds, Rechtswörterbuch, 19. Aufl., 2007, S. 931.12 Luật về séc và những sách vở có giá trị ( Scheck-und Wertpapierrecht ), Luật lao động ( Arbeitsrecht ), Luật bảo hiểm tư nhân ( Privatversicherungsrecht ). 17 ii ) Những nghành nghề dịch vụ pháp luật thuộc luật công lúc bấy giờ được hiểu theo hainghĩa : Nghĩa hẹp chỉ gồm có luật nhà nước ( Staatsrecht ) và luật Hành Chính ( Verwaltungsrecht ). Nghĩa rộng, luật công còn gồm có cà luật Hình sự ( Strafrecht ), luật tố tụng ( Prozessrecht ) ( gồm có luật tố tụng hình sự và tố tụng dân sự [ Straf – undZivilprozessordnung ] ), Luật thuế ( Steuerrecht ), Luật quốc tế ( Völkerrecht ) và Luậtliên minh Châu Âu ( Europarecht ). 183.3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa trong thực tiễn. Phân định ranh giới giữa luật công và luật tư là việc làm thiết yếu và có ýnghĩa nhiều mặt cả về mặt lý luận và trong thực tiễn. Về lý luận, việc phân loại này sẽ giúpxây dựng và bảo vệ sự thống nhất, ngặt nghèo của cả hệ thống pháp luật. Về trong thực tiễn, nó cũng giúp xu thế việc thiết kế xây dựng, phát hành và đặc biệt quan trọng là hoạt động giải trí áp dụngđúng pháp luật. Để xử lý hoặc vận dụng đúng đắn pháp luật, nhiều yếu tố pháp lý phátsinh trên trong thực tiễn yên cầu chủ thể vận dụng pháp luật phải có am hiểu một cách đầy đủcác lao lý pháp luật của cả luật công và luật tư. Ví dụ : Một vụ tai nạn thương tâm giao thông vận tải xảy ra ở Đức, để xử lý hậu quả pháp lýcó thể tương quan đồng thời đến những qui phạm pháp luật khác nhau thuộc cả luật côngvà luật tư, tùy đặc thù mức độ. Cụ thể : i ) Liên quan đến yếu tố bồi thường thiệt hại : Điều 7 Luật giao thôngđường bộ, Điều 823 Bộ luật dân sự và Điều 1 Luật bảo hiểm nghĩa vụ và trách nhiệm. 17 Creifelds, Rechtswörterbuch, 19. Aufl., 2007, S. 931.18 Gröpl, Staatsrecht I, 2. Aufl., 2010, Rn. 107 f. ; Sodan / Ziekow, Grundkurs Öffentliches Recht, 4. Aufl., 2010, S. 450 ff. 13 ii ) Liên quan đến việc tước bằng lái xe : Nếu người tinh chỉnh và điều khiển phươngtiện mà nồng độ cồn trong máu hoặc trong khí thở vượt quá mức được cho phép hoàn toàn có thể bịtước bằng lái xe ( Điều 3 Luật giao thông vận tải đường đi bộ ). iii ) Liên quan đến truy cứu nghĩa vụ và trách nhiệm hình sự : Nếu tinh chỉnh và điều khiển phươngtiện gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe thể chất hoặc tính mạng con người người khác thì căn cứvào Kết luận của công an hoặc cơ quan công tố, người tinh chỉnh và điều khiển phương tiện đi lại cóthể bị truy cứu nghĩa vụ và trách nhiệm hình sự theo Điều 315 c hoặc 316 Bộ luật hình sự. iv ) Liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường nhà nước : Nếu người điềukhiển phương tiện đi lại là công an đang trong quy trình thi hành công vụ mà gây tai nạncho công dân một cách có lỗi thì trường hợp này lại tương quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm bồithường của nhà nước do người thi hành công vụ gây ra ( theo Điều 34 Luật cơ bản, Điều 839 Bộ luật dân sự ). Kết luậnTóm lại, qua việc nghiên cứu và điều tra dưới góc nhìn lý luận – lịch sử dân tộc những học thuyếtphân chia giữa luật công và luật tư, lấy ví dụ từ thực tiễn pháp luật của CHLB Đứcnhư trên, hoàn toàn có thể rút ra những đánh giá và nhận định sau : i ) Tư tưởng, học thuyết về luật công và luật tư Open rất sớm từ thờiLa Mã cổ đại. ii ) Trong số những tư tưởng học thuyết về yếu tố này, đến nay nổi bậtnhất là 3 học thuyết : Học thuyết dựa trên cơ sở quyền lợi ( Interresentheorie ), họcthuyết dựa trên cơ sở quan hệ giữa những chủ thể ( Subjektionstheorie ) và học thuyếtdựa trên cơ sở phân loại hành vi của chủ thể ( Subjektstheorien ). Quá trình hìnhthành và tăng trưởng của những học thuyết này cho thấy đặc thù phong phú và dòngchảy liên tục của lịch sử vẻ vang trong việc tìm giải thuật xác lập ranh giới giữa luật công vàluậttư. iii ) Các học thuyết nói trên đều có những ưu điểm. Tuy vậy cả ba họcthuyết cũng đều tiềm ẩn những hạn chế nhất định và chưa có học thuyết nào giải14đáp những trường hợp trên trong thực tiễn phát sinh ngày càng phong phú một cách rạch ròi, đầyđủ, tổng lực đâu là luật công, đâu là luật tư. iv ) Các nhà lý luận luôn muốn phân loại rõ ràng giữa luật công và luật tư, nhưng trên trong thực tiễn thực chất những trường hợp pháp lý phát sinh lại không rạch ròi nhưvậy. Chính sự phong phú của những quan hệ pháp lý dẫn đến việc phân loại những lĩnh vựcthuộc luật công và luật tư ở Đức về lý luận cũng chưa có sự thống nhất. v ) Quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật luôn phong phú, đa chiều và phứctạp. Rắc rối chính nằm ở chỗ một trường hợp pháp luật phát sinh, với đặc thù, mứcđộ khác nhau, đều hoàn toàn có thể đồng thời trực tiếp hay gián tiếp tương quan đến những quiphạm pháp luật của cả luật công và luật tư. Đây mới thực sự là yếu tố gây đau đầucác nhà lý luận và là điều lý thú muôn đời trong quan hệ giữa ” luật ” và ” đời “, giữa ” lý luận ” và ” thực tiễn “. IV.Mối quan hệ giữa luật thực ra và luật nội dung của hệ thống pháp luậtchâu Âu lục địa. Luật thực ra và Luật tố tụng là hai phạm trù chính trong Luật pháp. Luật thực ra = luật nội dungLuật thực ra là muốn nói đến khung pháp lý, những pháp luật pháp luật nhằmxác định quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của tự nhiên nhân và pháp nhân. Luật nội dung cũngđược biết đến là một nguồn luật kiểm soát và điều chỉnh quan hệ pháp luật giữa cá thể với cánhân hoặc giữa cá thể với nhà nước, và nhằm mục đích chỉ rõ quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗibên. Luật thực ra dùng quy phạm pháp luật lao lý quyền và nghĩa vụ và trách nhiệm những bênLuật tố tụng = luật hình thứcLuật hình thức chỉ một khung pháp lý với những lao lý pháp luật nhằmhướng dẫn một quá trình để đi đến xác lập quyền của những bên trong quan hệ phápluật. Luật hình thức gồm có nhiều phần pháp luật quy trình đưa vụ án ra xét xử tạiTòa án. Tòa án thiết yếu phải thiết lập một quy trình tiến độ tố tụng tương thích với những quyđịnh mà luật hình thức đặt ra. Những lao lý này đưa ra nhằm mục đích bảo vệ sự côngbằng trong xét xử và tính nghiêm minh của pháp luật trong cả quy trình tố tụng. 15T rước đây nước ta nhấn mạnh vấn đề luật thực ra nhưng ngày này thì tất cả chúng ta càng chútrọng hơn vào luật tố tụng. Luật tố tụngLuật thực chấtCấu trúcXây dựng những bước mà một Điều chỉnh hình thức và nội dung vụ ánThi hànhvụ xét xử phải trải qua. được xét xử. Xây dựng một quy trình cho Định rõ quyền hạn và nghĩa vụ và trách nhiệm củaGiá trịviệc thực thi pháp luật. Không có giá trị độc lập. Áp dụngcủa vụ án. Có thể được vận dụng trong Không thể vận dụng trong những trườngcông dân. Giá trị độc lập nhằm mục đích quyết định hành động số phậnnhững trường hợp phi lập hợp phi lập pháp. pháp. Xuất phát từ quan điểm coi trọng pháp luật thành văn hay án lệ mà mốitương quan giữa pháp luật thực ra và pháp luật tố tụng giữa những nước cũng khônggiống nhau. Ở quá trình hình thành nên hệ thống luật án lệ ở Anh, mối chăm sóc hàngđầu của những thẩm phán tòa thông luật là thủ tục tố tụng chứ không phài luật nộidung. Biểu hiện ở : nguyên tắc xét xử trong những tòa thông luật “ không có trát thìkhông có quyền ”. Ở những nước theo hệ thống civil law và những hệ thống pháp luật còn lại thì luậtthực chất quan trọng hơn luật tố tụng. Để hiểu rõ hơn về vị trí, vai trò, mối đối sánh tương quan giữa luật thực ra và luật tốtụng, tất cả chúng ta sẽ khám phá qua hai hệ thống pháp luật : Châu Âu – lục địa và hệ thốngpháp luật Anh – Mỹ : i ) Châu Âu – lục địa : Luật thực ra chiếm lợi thế hơn so với luật tốtụng. Luật tố tụng ở Châu Âu-lục địa chỉ nhằm mục đích mục tiêu duy nhất đó là đảm bảocho luật nội dung được triển khai trên trong thực tiễn. 16 ii ) Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ : ở Anh-Mỹ thì luật tố tụng lại chiếm ưuthế hơn. Luật tố tụng được xem như thể xương sống của quy trình xét xử. Tại phiêntòa, phần tranh tụng giữa những bên hoặc đại diện thay mặt của những bên sẽ quyết định hành động phầnthắng thuộc về bên nào và tổng thể những bản án chỉ được quyết định hành động sau khi thẩm phánvà bồi thẩm đoàn lắng nghe những lý lẽ và dẫn chứng tại tòaNhìn chung mối đối sánh tương quan giữa luật thực định và luật tố tụng nó cũng cóảnh hưởng rất lớn đến việc đào tạo và giảng dạy luật và cấu trúc nghề luật ở những hệ thống phápluật khác nhau, điều này trọn vẹn nhờ vào vào vị trí của luật thực định và luật tốtụng trong hệ thống pháp luật. Để hiểu rõ hơn thì chung ta hoàn toàn có thể xem qua ví dụ sau : trong hệ thống phápluật Thông luật mà đơn cử là hệ thống pháp luật của Anh thì vai trò của Luật sư vàthẩm phán là cực kỳ quan trọng vì hệ thống pháp luật này coi trong vai trò tranhtụng của Luật sư ngay tại phiên tòa xét xử chứ trọn vẹn không địa thế căn cứ, không coi trọngnhiều đến “ án tại hồ sơ ” như những nước theo truyền thống lịch sử pháp luật Châu Âu lụcđịa. Các quốc gia thuộc hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa và hệ thống pháp luậtXã hội chủ nghĩa, luật thực định giữ vai trò quan trọng hơn so với luật tố tụng. Nhưng ở chiều ngược lại, Thông luật xem trọng vai trò của luật tố tụng hơn so vớiLuật thực địnhV. Vai trò làm luật của thẩm phán ở hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Ở những HTPL khác nhau thì vai trò làm luật của thẩm phán cũng rất khácnhau. Đối với nước ta, một nước theo hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa, cơ quantư pháp không có vai trò làm luật, thẩm phán không có thẩm quyền phát hành phápluật, họ chỉ đóng vai trò là người vận dụng pháp luật vào trong thực tiễn. Việc ápdụng luật của thẩm phán bộc lộ ở việc thẩm phán cho ra những nghị quyết của hộiđồng thẩm phán về việc lý giải những điều luật chưa được pháp luật rõ ràng màtrong trong thực tiễn việc xét xử gặp rất nhiều khó khăn vất vả, đó là việc vận dụng những quy định17của pháp luật vào việc xử án. Thông qua việc vận dụng pháp luật của thẩm phán màpháp luật được thông dụng sâu rộng vào trong nhân dân. Ngày nay, ngoài vai trò lý giải pháp luật của thẩm phán thì thẩm phán cònđóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra nguồn luật. Án lệ chính là nguồn bổ sungcho những khiếm khuyết của luật thành văn nói riêng và của hệ thống pháp luật nóichung. Nó chính là một phương pháp làm luât của thẩm phán vì án lệ được những thẩmphán sử dụng như một khuôn mẫu cho những vụ án có diễn biến tương tự như mà không sửdụng những lao lý của pháp luật. Việc làm luật của những nhà làm luật cũng xemxét một phần từ những án lệ. Tuy nhiên, ở Nước Ta lúc bấy giờ việc sử dụng án lệ mớichỉ là một xu thế mà chưa được phổ biếnHệ thống pháp luật châu âu lục địa và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩaViệt Nam đều bắt nguồn từ luật La Mã, thế cho nên chúng có những điểm tương đồngtrong việc làm luật của những thẩm phán. Riêng hệ thống pháp luật Anh – Mỹ được bắtnguồn từ luật Anh cổ nên những vai trò làm luật của thẩm phán có nhiều nét khácbiệt so với 2 hệ thống pháp luật nói trên. Thẩm phán trong hệ thống pháp luật nàyvừa có công dụng phát hành pháp luật vừa có công dụng lý giải pháp luật và ápdụng pháp luật. Họ có vai trò rất lớn trong quy trình lập nên những chủ trương để điềuchỉnh những quan hệ xã hội. Những vị thẩm phán TANDTC tối cao liên bang ở Mỹ họ cóthẩm quyền cao nhất trong việc lý giải Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, sắc lệnh, thông tư của tổng thống, luật đạo của những bang. Ngoài ra họ còn có vai tròquan trọng trong việc bảo hiến, đó là việc xem xét tính hợp hiến của những đạo luậtcủa những luật đạo. Khi một luật đạo bị tuyên là vi hiến thì luật đạo đó không còn giátrị vận dụng. Tuy nhiên thẩm phán không có thẩm quyền hủy bỏ hay công bố đạoluật đó vô hiệu mà chỉ không vận dụng nó trên trong thực tiễn. VI.Mức độ pháp điển hóa của hệ thống châu Âu lục địa. Hình thức pháp điển hoá là hoạt động giải trí của cơ quan nhà nước có thẩm quyềntrong đó không những tập hợp những văn bản đã có theo một trình tự nhất định, loại bỏnhững quy phạm lỗi thời, mà còn kiến thiết xây dựng những quy phạm mới để sửa chữa thay thế cho18các quy phạm đã bị vô hiệu và khắc phục những chỗ trống được phát hiện trong quátrình tập hợp văn bản, sửa đổi những quy phạm hiện hành, nâng cao hiệu lực hiện hành pháp lýcủa chúng … Kết quả của việc làm pháp điển hoá là một VBQPPL mới sinh ra. Đólà một bộ luật ứng với một ngành luật nhất định hay một văn bản điều lệ tập hợp cácquy phạm cho một nghành nghề dịch vụ nhất định, trong đó những quy phạm pháp luật được sắpxếp một cách logic, ngặt nghèo và đồng nhất. Nói chung tác dụng của nó là một văn bảnpháp luật mới, hoặc có hiệu lực hiện hành pháp lý cao hơn, hoặc rộng hơn, tổng quát hơn vềphạm vi kiểm soát và điều chỉnh, hoàn hảo hơn về kỹ thuật lập pháp, hoặc đồng thời đạt đượctất cả những yếu tố đó. 19P háp điển hóa là hình thức cao nhất, hoàn hảo của công tác làm việc hệ thốnghóa pháp luật. Có hai phe phái pháp điển hóa là pháp điển hóa nội dung ( substantive codification ) và pháp điển hóa hình thức ( formal codification ). i ) Pháp điển hóa nội dung. Khi pháp điển hóa người ta không những tập hợp những quy phạm hiện hànhmà còn phát hành những quy phạm mới ở ngay trong chính bộ luật. Khi nói về phápđiển hóa, ngoài những đặc trưng nêu trên, cần chú ý quan tâm rằng pháp điển hóa khác với tậphợp hóa rất nhiều về thủ tục thực thi. ii ) Pháp điển hóa hình thức. Pháp điển hóa không phải là việc tạo ra những bộ luật đồ sộ do Quốc hội phêduyệt mà là việc sắp xếp những quy phạm pháp luật theo những chủ để để tiện tra cứu. Bộpháp điển chỉ chứa những quy phạm pháp luật còn hiệu lực thực thi hiện hành vào thời điển đó và chỉnhững quy phạm này mà thôi. Những quy phạm không nằm trong Bộ pháp điển sẽkhông có giá trị pháp lý. Các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ civil law có trình độ pháp điển hóacao. 19 http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/119/463 – website trường Đại học Kiểm Sát TP. Hà Nội. 19H ệ thống pháp luật Châu Âu lục địa : Trình độ pháp điển hóa cao vì pháp luậtChâu Âu lục địa coi trọng hình thức pháp luật thành văn, đơn cử là hiến pháp và cácđạo luật nên đã nhận thấy được sự thiết yếu trong việc pháp điển hóa pháp luật. Ngoài những bộ luật thường thì như bộ luật hình sự, bộ luật tố tụng hình sự, bộ luật dân sự, bộ luật tố tụng dân sự, bộ luật lao động, bộ luật thương mại những quốcgia lục địa châu Âu đã thiết kế xây dựng nhiều bộ luật khác như bộ luật đất đai, bộ luật tổchức hệ thống tòa án nhân dân hành chính, bộ luật hàng hải, bộ luật hàng không, bộ luật bầucử, bộ luật thuế, bộ luật giao thông vận tải đường đi bộ, bộ luật sở hữu trí tuệ, bộ luật tiêudùng, bộ luật nông thôn, bộ luật về những TANDTC kinh tế tài chính, bộ luật chung về những chínhquyền địa phương, bộ luật y tế công, bộ luật tiền tệ và kinh tế tài chính, bộ luật thiên nhiên và môi trường, bộ luật tương hỗ xã hội và mái ấm gia đình, bộ luật quốc phòng, bộ luật du lịch, bộ luật di sảnvà điều tra và nghiên cứu … Nhờ kiến thiết xây dựng được nhiều bộ luật, việc điều tra và nghiên cứu, thực thi và ápdụng pháp luật trở nên thuận tiện hơn. Các quy phạm pháp luật trong những bộ luậtthường rất đơn cử với những chế tài rõ ràng vì thế hoàn toàn có thể vận dụng trực tiếp vào cácquan hệ xã hội mà không trải qua văn bản trung gian như nghị định hoặc thông tưhướng dẫn thi hành. Pháp điển hóa qua những tiến trình : i ) Giai đoạn từ thế kỉ V TCN đến thế kỉ VI SCN.Sự sinh ra của luật La Mã được lưu lại bằng sự sinh ra của luật 12 Bảng ( 449 TCN ). Luật 12 Bảng chủ yếu là những tập quán Latinh và vay mượn lao lý HiLạp cổ đại. Đó là những qui tắc cơ bản chứ chưa phải là những văn bản pháp luật hoànchỉnh. Tuy nhiên đây được coi là pháp điển sớm nhất của luật La Mã. Năm 528, nhà vua Justinian I ( 527 – 565 ), với ý đồ tích hợp giá trị pháp lítruyền thống và những thành tựu đương thời, đã ra lệnh tập hợp, củng cố, hệ thốnghóa và điển chế hóa luật La Mã và Tập hợp những chế định luật dân sự Coprus JurisCivils sinh ra. ii ) Giai đoan từ thế kỉ XI đến thế kỉ XVIII. 20T ừ thế kỉ V đến thế kỉ X, luật La Mã ở châu Âu bị lu mờ, thậm chí còn bị tầmthường hóa bởi những tộc người Giecmanh xâm lăng chủ quyền lãnh thổ La Mã. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIII, ” thời kì phục hưng ” của luật La Mã được đánhdấu bằng sự kiện Bộ tổng luật Corpus Juris Civils được nghiên cứu và điều tra và đem vàogiảng dạy tại những trường ĐH tổng hợp châu Âu. Trường ĐH tổng hợpBologna ( Ý ) là TT tiên phong giảng dạy luật La Mã ở châu Âu cuối thế kỉ XI.Quá trình điều tra và nghiên cứu và giảng dạy đã làm ” sống lại ” và dần triển khai xong luậtLa Mã. Kéo theo đó là sự sinh ra của những phe phái mà mỗi phe phái nhấn mạnhtới và có một chiêu thức riêng trong phản hồi và lý giải luật La Mã ( 4 ). Đólà : phe phái của những luật sư ( glossators ), phe phái của những nhà phản hồi ( post – glossators ), phe phái của những nhà nhân văn ( humanistes ), phe phái của cácnhà pháp điển văn minh ( pandectists ), phe phái pháp luật tự nhiên ( natural law ) trong đó phe phái pháp luật tự nhiên đóng vai trị quan trọng nhất. Thuyết pháp luật tự nhiên cho rằng luật sống sót sẵn có trong tự nhiên mànhững người làm luật nên cố gắng nỗ lực tuân theo. Trường phái này không coi pháp luậtnhư một hiện tượng kỳ lạ tự nhiên mà là một loại sản phẩm của lí trí, tương thích với điều kiệnXH. Trường phái này khởi xướng và hình thành khuynh hướng đổi khác nhận thức về vaitrò pháp luật trong khoa học pháp lí, bác bỏ lối nhận thức kinh viện, máy móc. Trường phái này có 2 sự thành công xuất sắc lớn nhất : Thứ nhất, chứng minh và khẳng định tầm quan trọng của việc phân loại luật công ( Iuspublicum ) và luật tư ( Ius privatum ) trong đó nhấn mạnh vấn đề việc tăng trưởng pháp luậtcông sẽ là cơ sở cho tăng trưởng pháp luật tư tức là bảo vệ những quyền tự nhiên củacon người cũng như tự do của mỗi cá thể. Thứ hai, nâng kĩ thuật lập pháp lên pháp điển hóa. Tư tưởng của trường pháipháp luật tự nhiên là biến pháp luật được giảng dạy tại những trường ĐH thànhpháp luật thực định. Tư tưởng này được đưa vào XH làm những nhà cầm quyền thấycần phải xem xét lại hàng loạt hệ thống pháp luật. Từ đó dẫn đến pháp điển hóa. Tuynhiên việc pháp điển hóa những bộ luật ở những nước khác nhau là khác nhau. Điều này21dẫn đến việc Civil law được vận dụng linh động, mềm dẻo tại những nước ( khác vớiCommon law được vận dụng một cách đồng nhất ). Tuy nhiên pháp điển hóa – tác dụng của phe phái luật tự nhiên cũng có mộisố hạn chế như : coi trọng pháp luật vương quốc mà bỏ lỡ ý tưởng sáng tạo luật là qui tắc ứngxử XH và có thực chất siêu quốc gia ; làm Open phe phái thực chứng phápluật ( legal positivist ) nhìn nhận quá cao pháp điển hóa, chỉ coi văn bản qui phạmpháp luật là nguồn và không công nhận tư tưởng luật tự nhiên. iii ) Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nay. Các nguyên tắc và nền tảng của luật La Mã liên tục được thừa kế tăng trưởng ởgiai đoạn Cách mạng tư sản cuối thế kỉ XVIII cùng với tên tuổi của những nhà tưtưởng như : Montesquieu ( 1689 – 1775 ), Rousseau ( 1712 – 1778 ) … Sang thế kỉ XIX, hệ thống pháp luật châu Âu diễn ra xu thế pháp điển hóamạnh mẽ. Nổi bật nhất là sự sinh ra của Bộ luật Dân sự Pháp ( Bộ luật Napoleon1804 ). Đây là bộ luật dung hòa giữa pháp luật La Mã và pháp luật phong kiến, tậpquán và luật thành văn, quan điểm tôn giáo và trào lưu phi tôn giáo ( 6 ). Bộ luật Dân sự Napoleon được coi là tầm cỡ cho những nước Civil law vì : Thứ nhất, phần nhiều mọi quan hệ dân sự chủ yếu trong XH đều được bộ luậtđiều chỉnh. Thứ hai, được coi là tạo ra cuộc cách mạng về kĩ thuật lập pháp : những chương, điều, qui phạm pháp luật được sắp xếp theo từng chế định, trình diễn rõ ràng vàlogic ; những khái niệm, nguyên lí, nguyên tắc trong bộ luật được nêu ngắn gọn, chuẩnxác và khá đầy đủ. Bộ luật Napoleon là khu công trình pháp lý đồ sộ, duy nhất sinh ra trong triều đạiNapoleon. Bộ luật tố tụng dân sự, bộ luật thương mại, bộ luật hình sự cùng với bộluật tố tụng hình sự cùng với bộ luật dân sự đã cấu thành nền tảng của hệ thôngpháp luật Pháp thời kỳ sau cách mạng. Công tác pháp điển hóa thời Napoleon đã22vượt lên những chấn động kịch tính trong thế kỷ 19, gồm có sự phục sinh và tái xóabỏ những lao lý của Hoàng gia, của chính sách công hòa và Đế chế. Nội dung của ba bộ luật lúc bấy giờ vẫn có hiệu lực thực thi hiện hành và vẫn được vận dụng, tuycó sửa đổi nhiều ( 1 số ít cuộc cải cách cơ bản của Bộ luật hình sự được tiến hànhbắt đầu từ 1/1/1993 ). Hai bộ luật tố tụng cũ cũng đã được sửa chữa thay thế bằng hai bộ luậtmới. Mặt khác trong nghành nghề dịch vụ công pháp, ngoài hiến pháp, cho tới nay vẫn chưa cólĩnh vực nào được pháp điển hóa không thiếu, tổng lực. Hiến pháp lúc bấy giờ được banhành từ năm 1958. Bộ luật thương mại không tiềm ẩn những pháp luật rộng, khá đầy đủ về những giaodịch thương mại và về nguyên tắc, nghành này được kiểm soát và điều chỉnh bởi những quy địnhphù hợp trong bộ luật dân sự, ví dụ điển hình như những lao lý về hợp đồng. Bộ luậtthương mại kiểm soát và điều chỉnh những yếu tố đặc trưng của pháp luật thương mại như kế toán, công ty hợp danh, công ty, tập đoàn lớn luân chuyển sản phẩm & hàng hóa bằng đường thủy. Tuynhiên, nhiều pháp luật về luân chuyển thương mại ngày này hoàn toàn có thể tìm thấy trong cácđạo luật đặc biệt quan trọng, ví dụ điển hình luật về phá sản. Bộ luật dân sự Napoleon có vị trí duy nhất, TT trong hệ thống phápluật của Pháp và ngay cả trong nền văn hóa truyền thống nói chung của pháp luật. Bộ luật này thểhiện sự tinh xảo trong ngôn từ, là một sự góp phần quan trọng của Pháp trong nềnvăn minh trái đất. Bộ luật vẫn bộc lộ sự thích ứng tuyệt vời so với những thayđổi trong xã hội. Bộ luật dân sự Đức cũng là một ví dụ nổi bật trong công tác làm việc pháp điểnhóa, đặc biệt quan trọng là về mặt hình thức. Pháp điển hóa trong Bộ luật dân sự Đức biểu lộ ởviệc vô hiệu những quy phạm pháp luật lỗi thời, không tương thích, bộc lộ sự hiện đạihơn của Bộ luật này. Đặc điểm của Bộ luật dân sự Đức BGB là cấu trúc hài hòa và hợp lý vàsự rõ ràng. Cụ thể : vào thời gian mở màn có hiệu lực hiện hành, Bộ luật dân sự Đức có nhiềuđiểm tương đương với Bộ luật Napoleon trong nghành nghề dịch vụ luật gia đình, chẳng hạnthành kiến với trẻ nhỏ sinh ra ngoài giá thú, những đứa trẻ mà xét về mặt pháp luậtbị coi là không có quan hệ với người cha và chỉ được hưởng một khoản trợ cấp hạn23chế cho tới năm 16 tuổi. Tuy nhiên, lao lý này và 1 số ít pháp luật lỗi thời khác, sau nhiều năm đã bị vô hiệu khỏi bộ Luật. Bản thân Bộ luật dân sự Đức BGB có khoảng chừng 2400 đoạn, được sắp xếp thành5 phần gọi là những “ quyển ” ( bucher ). Quyển 1, phần chung của Bộ luật dân sự là mộtđiểm ới nếu so sánh với bộ luật Napoleon, kiểm soát và điều chỉnh những yếu tố chung trong cácphần còn lại, ví dụ điển hình năng lượng pháp luật, cách tính thời hạn, thời hiệu. Quyển 2 có nội dung về nghĩa vụ và trách nhiệm gồm có cả nghĩa vụ và trách nhiệm bồi thường dân sự ngoài hợp đồng. Quyển 3 pháp luật những quyền in rem ; quyển 4 về Luật gia đình, và quyển 5 luật thừakế. Điểm qua một chút ít về pháp luật Nước Ta : Pháp điển hóa có vai tròquan trọng trong công tác làm việc kiến thiết xây dựng luật, góp thêm phần bảo vệ tính thống nhất vàđồng bộ của hệ thống pháp luật. Với một hệ thống pháp luật tương đối phứctạp, pháp luật Nước Ta lúc bấy giờ vẫn còn nhiều thiếu sót, chưa đồng điệu, chưathống nhất và có sự xích míc, chồng chéo, tính minh bạch trong hệ thốngpháp luật chưa cao. Chính thế cho nên, pháp điển hóa là công cụ đắc lực để những nhàlập pháp Nước Ta triển khai xong hệ thống pháp luật. Hoạt động pháp điển hóatạo ra hệ thống pháp luật minh bạch, tổng lực và luôn được update, ngườidân hoàn toàn có thể thấy mọi lao lý hiện hành trong cùng một văn bản, khắc phụctình trạng do dự của những chủ thể trước một “ rừng văn bản ”. Tuy nhiêntrình độ pháp điển hóa ở Nước Ta lúc bấy giờ là chưa cao so với hệ thống phápluật Châu Âu lục địa vì pháp điển hóa đang còn là một yếu tố mới so với ViệtNam, thêm vào đó, luật phát hành văn bản quy phạm pháp luật chưa có cơ sởpháp lí đơn cử, vừa đủ cho việc pháp điển hóa văn bản pháp luật. Mặt khác, ởViệt Nam có nhiều cơ quan có quyền phát hành văn bản pháp luật, thế cho nên khóxác định chủ thể nào có thẩm quyền pháp điển hóa và kinh phí đầu tư để thực hiệnpháp điển hóa pháp luật cũng là yếu tố đáng lưu tâm. 24C. Sự ảnh hưởng tác động của hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa với những hệ thốngpháp luật khác. I.Sự tác động ảnh hưởng của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đến hệ thống pháp luậtAnh – Mỹ. Hệ thống pháp luật Anh – Mỹ mặc dầu thừa nhận án lệ là nguồn luật chínhthống và có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động giải trí xét xử của Toà án nhưng trong vài thậpkỷ trở lại đây, án lệ không còn là nguồn luật duy nhất mà luật thành văn đã ngàycàng có vị trí quan trọng, thậm chí còn là nguồn luật số 1 so với những lĩnh vựckhông có án lệ. Thực tế này phần nào được lý giải bởi thực tiễn hội nhập giữa cácquốc gia trên quốc tế đã làm cho những vương quốc nói chung và những nước thuộc hệthống pháp luật Anh – Mỹ nói riêng phải triển khai cam kết quốc tế mà họ đã ký kếthoặc tham gia. Trong tiến trình đó, những vương quốc phải nội luật hoá những cam kết vớiquốc tế bằng cách sửa đổi luật hiện hữu có tương quan tới cam kết quốc tế hoặc banhành luật mới. Việc này chỉ hoàn toàn có thể triển khai một cách nhanh, gọn và dứt khoát bằngcon đường kiến thiết xây dựng và hoàn thành xong hệ thống luật thành văn. II.Sự ảnh hưởng tác động của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đến hệ thống pháp luậtxã hội chủ nghĩa. Trong quá trình khởi đầu thiết kế xây dựng xã hội chủ nghĩa từ năm 1917 đến giữanhững năm 1930, nhà nước Xô viết chưa thiết lập được một hệ thống pháp luậtXHCN theo đúng nghĩa của nó mà mới chỉ dừng lại ở việc kiến thiết xây dựng được một trậttự pháp luật ( Legal order ). Từ năm 1936 đến năm 1953, Joseph Stalin – người khởi xướng hệ thốngpháp luật xã hội chủ nghĩa văn minh nhận thấy những yếu tố không thay đổi của luật phápphương Tây, trong đó, hệ thống dân luật ( civil law ) hoàn toàn có thể được lan rộng ra hoặc côđộng cho tương thích với những nhu yếu củng cố cỗ máy Đảng và nhà nước. Chính vìvậy, hầu hết những nghiên cứu và điều tra ngày này đều cho rằng hệ thống pháp luật XHCN cónhiều điểm thân thiện và tương đương với những góc nhìn thực định của hệ thống dânluật. 25

Source: https://vh2.com.vn
Category : Trái Đất