Networks Business Online Việt Nam & International VH2

3 Mục tiêu, vai trò, ý nghĩa của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. – Tài liệu text

Đăng ngày 19 September, 2022 bởi admin
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản không thiếu của tài liệu tại đây ( 470.46 KB, 83 trang )

Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề đang được các doanh nghiệp quan tâm và

đặt lên vị trí hàng đầu trong chiến lược phát triển của mình. Nguồn nhân lực được

coi là yếu tố cơ bản trong quá trình thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh

nghiệp. Chiến lược phát triển nhân lực được xây dựng nhằm đáp ứng các yêu cầu

của mục tiêu, chiến lược kinh doanh của toàn doanh nghiệp. Nguồn nhân lực được

coi là một lợi thế cạnh tranh then chốt của doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là

phương tiện thực hiện các chiến lược kinh doanh, mà nguồn nhân lực còn trở thành

động lực chủ yếu để hình thành các chiến lược, chính sách kinh doanh của doanh

nghiệp.Có nhiều lý do để nói rằng công tác đào tạo và phát triển là quan trọng và

cần được quan tâm đúng mức trong các tổ chức. Trong đó có ba lý do chủ yếu là:

+ Để đáp ứng các yêu cầu của công việc tổ chức hay nói cách khác là để đáp

ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của tổ chức.

+ Để đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động.

+ Đào tạo và phát triển là những giải pháp có tính chiến lược tạo ra lợi thế cạnh

tranh của doanh nghiệp.

Phát triển nguồn nhân lực là một trong những công cuộc quan trọng trong việc

nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Quá trình học tập, toàn cầu hóa và

những biến động không ngừng của môi trường kinh doanh nên việc nâng cao năng

lực cho người lao động không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu của công việc

hiện tại mà còn phải đáp ứng nhu cầu trong tương lai của cá nhân và tổ chức. Bên

cạnh đó, tri thức ngày nay có vai trò quan trọng hơn đối với sự thành công và phát

triển bề vững của các tổ chức, doanh nghiệp ở mọi thành phần kinh tế. Sự tiến bộ

của khoa học kỹ thuật và công nghệ cùng với sự phát triển kinh tế mở, buộc các

doanh nghiệp phải biết thích ứng, do đó việc tuyển chọn, bố trí đào tạo, động viên

người lao động nhằm đạt hiệu quả tốt nhất đang được các doanh nghiệp quan tâm.

Đào tạo và phát triển là điều kiện quyết định để một tổ chức có thể tồn tại và đi lên

trong cạnh tranh. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực giúp cho doanh nghiệp:

+ Nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc.

+ Nâng cao chất lượng thực hiện công việc.

9

+ Giảm bớt sự giảm sút vì người lao động được đào tạo la người có khả năng tự

giám sát.

+ Nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức.

+ Duy trì và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực.

+ Tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý vào doanh nghiệp.

Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cũng là để đáp ứng các nhu cầu của bản

thân người lao động được thể hiện qua:

+ Kịp thời bổ sung những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ .

+ Tạo ra được sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp.

+ Tạo ra tính chuyên nghiệp của người lao động.

+ Tạo ra sự thích ứng giữa người lao động và công việc hiện tại cũng như tương

lai.

+ Đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng phát triển của người lao động.

+ Tạo cho người lao động có cách nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ

là cơ sở để phát huy tính sáng tạo của người lao động trong công việc.

Đối với nền kinh tế xã hội:

+ Giáo dục, đào tạo và phát triển năng lực của người lao động có ảnh hưởng vô

cùng to lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Đào tạo là một cơ sở

thế mạnh, là nguồn gốc thành công của các nước phát triển mạnh trên thế giới như

Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc…. Sữ phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp

cũng chính là yếu tố tích cực giúp nề kinh tế phát triển.

Vai trò của đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngày càng trở lên quan trọng

do các nguyên nhân:

+ Việc áp dụng các trang thiết bị công nghệ, kỹ thuật vào trong quá trình sản

xuất làm cho lao động thủ công dần dần được thay thế bởi công nghệ máy móc.

Người công nhân cần phải có kiến thức kỹ thuật mới có thể điều khiển, sử dụng tối

đa công suất máy móc, thiết bị, đưa ra các kiến nghị cải tiến kỹ thuật, nâng cao các

thông số kỹ thuật làm cho máy móc thiết bị phù hợp với đặc điểm tam sinh lý con

người.

+ Việc áp dụng máy móc kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất khiến cho tỷ

trọng thời gian máy làm việc tăng lên trong quỹ thời gian ca. Điều này dẫn đến khả

10

năng mở rộng phạm vi và chức năng hoạt động của nhân viên, phải biết thêm nghề

thứ hai, thứ ba… Vì vậy, nhân viên phải được đào tạo ở diện rộng, có thể thực hiện

nhiều nghề, nhiều chức năng khác nhau trong quá trình sản xuất.

+ Sự phát triển của nền sản xuất xã hội, tính chất phức tạp của sản xuất ngày

càng tăng, nhiều mặt hàng, sản phẩm mới ra đời để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của

khách hàng cũng làm tăng nhu cầu đào tạo.

+ Trong quá trình lao động nhân viên sẽ tích lũy được các thói quen và kinh

nghiệm làm việc nhưng quá trình tự đào tạo này diễn ra lâu với lượng ít. Chỉ có thể

thực hiện đào tạo mới có thể nhanh chóng cung cấp một số lượng công nhân viên kỹ

thuật cần thiết cho quá trình sản xuất.

1.4 Nội dung của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

1.4.1 Nội dung của công tác đào tạo.

Đào tạo để người lao động có khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của doanh

nghiệp hay nói cách khác là để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển doanh nghiệp.

Nhờ có đào tạo mà nâng cao năng suất lao động, hiệu quả thực hiện công việc,nâng

cao chất lượng thực hiện công việc, giảm bớt sự giám sát vì người lao động là người

có khả năng tự giám sát, nâng cao tính ổn định và năng động của tổ chức, duy trì và

nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho áp dụng tiến bộ kỹ thuật

và quản lý vào doanh nghiệp, do đó tạo ra lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.

Đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập, phát triển của người lao động. Qua đó tạo ra

sự gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo ra tính chuyên nghiệp cho

người lao động, tạo ra sự thích ứng giữa người lao động đối với công việc hiện tại

cũng như tương lai, đáp ứng nhu cầu cũng như nguyện vọng của người lao động,

tạo cho người lao động có cái nhìn, cách tư duy mới trong công việc của họ, là cơ

sở để họ phát huy tốt tính năng động sáng tạo trong quá trình làm việc của họ.

11

1.4.1.1 Tiến trình đào tạo nguồn nhân lực.

Tiến trình đào tạo nguồn nhân lực trong doanh nghiệp có thể được mô hình hóa

theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Tiến trình đào tạo nguồn nhân lực.

Xác định nhu cầu đào tạo

Các quy

trình

đánh giá

được xác

định

phần nào

bởi sự đo

lường

được các

mục

tiêuquy

Xác định mục tiêu đào tạo

Đánh

giá lại

nếu cần

thiết

Lựa chọn đối tượng đào tạo

Xác định chương trình đào tạo và lựa

chọn phương pháp đào tạo

Lựa chọn và đào tạo giáo viên

Dự tính chi phí đào tạo

Thiết lập quy trình đánh giá.

(Nguồn: Giáo trình quản trị nhân sự)

Để đạt hiệu quả cũng như mục đích của công tác đào tạo nguồn nhân lực ta cần

phải nghiên cứu một cách kỹ lưỡng, một cách khoa học cách thức tổ chức đào tạo

như thế nào cho phù hợp với đối tượng là học viên được đào tạo. Các vấn đề về

kiến thức phù hợp, tiết kiệm thời gian và chi phí cho đào tạo, xây dựng một quy

trình hợp lý, tránh lãng phí doanh nghiệp cần thực hiện một cách nghiêm túc khoa

học theo các bước.

a.Xác định nhu cầu đào tạo

12

Source: https://vh2.com.vn
Category : Startup