Networks Business Online Việt Nam & International VH2

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT LẠC GIỐNG L14 VỤ HÈ THU – Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng

Đăng ngày 20 March, 2023 bởi admin

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT LẠC GIỐNG L14 VỤ HÈ THU

Thứ tư – 18/11/2020 23 : 20

Quy trình kỹ thuật là kết quả đề tài khoa học và công nghệ cấp tỉnh “Sản xuất thử nghiệm một số lạc giống vụ hè thu cung cấp cho sản xuất” .

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT LẠC GIỐNG L14  VỤ HÈ THU

QUY TRÌNH KỸ THUẬT SẢN XUẤT LẠC GIỐNG L14 VỤ HÈ THU

Quy trình thực hiện
1. Thời vụ và mật độ trồng
Giống lạc L14 có thể trồng nhiều vụ, nhiều vùng, nên chọn thời vụ tốt nhất ở địa phương để sản xuất giống.
– Gieo trồng: Vụ hè thu từng yaf 15 tháng 6 đến 30 tháng 7.
– Chọn đất: Đất tơi xốp, dễ thoát nước khi mưa to.
– Làm đất: Đất phải cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, 5-6 luống phải xẻ một rãnh thoát nước.
– Mật độ: 30 – 35 cây/ m2
2. Lượng giống và phân bón cho 1000 m2
– Lượng giống: 20kg lạc vỏ.
– Phân chuồng: 800kg.
– Vôi bột: 40kg.
– Đạm Urê: 5kg.
– Supe lân: 40 Kkg.
– Kaliclorua: 10kg.
3. Cách bón phân và gieo hạt
– Bón lót: Toàn bộ phân chuồng, Supe lân, 1/2 lượng vôi bột + 1/2 lượng kaliclorua.
– Cách gieo hạt:
+ Gieo 2 hạt/hốc: Hàng cách hang 30-35cm, hốc cách hốc 20cm.
+ Gieo 1 hạt/hốc: Hàng cách hang 30-35cm, hốc cách hốc 10cm
4. Chăm sóc
– Khi cây có 3 – 4 lá: Bón đạm và 1/2 lượng Kali còn laijkeets hợp vun nhẹ, xới phá váng.
– Khi cây lạc ra hoa rộ 7-10 ngày: Bón 1/2 lượng vôi và tiến hành vun gốc.
– Tưới nước: Khi thời tiết khô hạn phải tưới nước (nếu đủ điều kiện) chú ý vào thời kỳ chính là trước khi ra hoa (7-8 lá thật) và thời kỳ làm quả.
– Khử lẫn cây lạc khác giống.
5. Phòng trừ sâu bệnh
Thường xuyên theo dõi và phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Cây lạc thường xuất hiện những loại sâu bệnh phổ biền sau:
– Bệnh hại lạc:
+ Bệnh héo xanh vi khuẩn (Bacterial Wiel). Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, thu gom và tiêu hủy tàn dư cây bệnh. Luân canh với cây trồng khác không cùng ký chủ gây bệnh như ngô, lúa… Hiện nay chưa có thuốc hóa học để phòng trừ hiệu quả.
+ Bệnh đốm nâu, đốm đen: Đây là hai bệnh phổ biến của các vùng trồng lạc do nấm gây nên. Phòng trừ: Trồng mật độ hợp lý, không bón đạm ở giai đoạn ra hoa, dung giống kháng bệnh như L14, MD7, …
– Sâu hại lạc: Một số loại sâu hại lạc phổ biến hiện nay:
+ Sâu khoang hại lạc (Cat worm).
+ Sâu xanh hại lạc (Armyworm).
+ Rệp hại lạc (Aphid).
+ Sùng trắng hại lạc (White grub).
6. Thu hoạch và bảo quản.
Thu hoạch khi quả chin, khi trên cây có trên 80% số quả già (quả có gân rõ, toàn bộ lá cây chuyển sang màu vàng rụng). Có thể thu hoạch bằng hai cách:
– Nhổ cả cây chặt thân cách gốc 10cm, buộc thành bó nhỏ và treo ở nơi khô thoáng.
– Khi vặt quả: Loại bỏ lạc thối, mốc, lép, quả bé, non và bị sâu bệnh không đủ tiêu chuẩn làm giống.

HN (Biên tập)

Source: https://vh2.com.vn
Category : Công Nghệ