Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Kỹ Thuật Chụp X-Quang | Bài giảng CĐHA

Đăng ngày 20 March, 2023 bởi admin

I. Kỹ thuật chụp chi trên

1. Chụp bàn tay

* Chụp bàn tay thẳng
– Đặt bàn tay bệnh nhân nằm trên phim với bàn tay úp xuống, các ngón tay duỗi thẳng, xoè ra và tiếp xúc sát mặt phim.
– Điều chỉnh bàn tay để khớp bàn ngón 3 nằm ở trung tâm phim.
– Giữ bất động cẳng tay bệnh nhân.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú khớp bàn ngón 3
– Thông số chụp: 40-45 kV, 10-20 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

* Chụp bàn tay chếch
– Đặt bàn tay bệnh nhân chếch 45 độ trên phim với các ngón tay xoè ra.
– Có thể cố định ngón tay bằng cách nắm gói bông.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú khớp bàn ngón 3
– Thông số chụp: 40-45 kV, 10-20 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

  Xray.vn là Website học tập về chuyên ngành Chẩn Đoán Hình Ảnh

  NỘI DUNG WEB
» 422 Bài giảng chẩn đoán hình ảnh
» X-quang / Siêu âm / CT Scan / MRI
» 25.000 Hình ảnh case lâm sàng

  ĐỐI TƯỢNG
» Kỹ thuật viên CĐHA
» Sinh viên Y đa khoa
» Bác sĩ khối lâm sàng
» Bác sĩ chuyên khoa CĐHA

  Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng thường xuyên được cập nhật !

  Đăng nhập Tài khoản để xem Nội dung Bài giảng & Case lâm sàng !!!

Đăng nhập tài khoảnTên đăng nhập // EmailMật khẩuLưu thông tin tài khoảnThành viên mới ⇒ Đăng ký ↵

2. Chụp cổ tay

* Chụp cổ tay thẳng
– Đặt bàn tay bệnh nhân nằm trên phim với lòng bàn tay úp xuống. Điều chỉnh trung điểm đoạn thẳng nối mỏm trâm quay và mỏm trâm trụ nằm ở trung tâm phim.
– Bệnh nhâm nắm bàn tay, khuỷu tay đặt trên mặt bàn.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú qua trung điểm đường thẳng nối mỏm trâm quay – trâm trụ.
– Thông số chụp: 40-45 kV, 10-20 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

* Chụp cổ tay nghiêng
– Đặt bàn tay bệnh nhân nằm trên phim, các ngón tay duỗi thẳng, mỏm trâm trụ nằm ở trung tâm phim.
– Xoay cẳng tay về sau khoảng 5 độ để mỏm trâm quay và mỏm trâm trụ chồng lên nhau.
– Khuỷu tay đặt trên mặt bàn.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú qua trung điểm trâm quay.
– Thông số chụp: 40-45 kV, 10-20 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

3. Chụp cẳng tay

[ gallery link = ” file ” columns = ” 5 ” ids = ” 161957,161958,161756,161959,161755,161753,161754,161961,161759,161758 ” ]

* Chụp cẳng tay thẳng
– Đặt cẳng tay bệnh nhân nằm trên phim với cánh tay duỗi thẳng, lòng bàn tay ngửa, mặt sau cẳng tay sát phim.
– Điều chỉnh đường nối mỏm trâm quay – trâm trụ song song với phim.
– Có thể cố định lòng bàn tay bằng túi cát.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú vào giữa cẳng tay, đường dọc theo trục giữa xương quay và xương trụ.
– Thông số chụp: 45 kV, 15 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

* Chụp cẳng tay nghiêng
– Đặt cẳng tay bệnh nhân nằm trên phim, khuỷu tay gập góc 90 độ, gờ xương trụ sát phim.
– Ngả bàn tay về phía sau 50 độ => mỏm trâm quay và trâm trụ trùng nhau.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú vào giữa cẳng tay và bờ ngoài xương quay.
– Thông số chụp: 50 kV, 20 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

4. Chụp khuỷu tay

[ gallery link = ” file ” columns = ” 4 ” ids = ” 161964,161766,161965,161967,161765,161764,161966,161970,161763,161971,161762 ” ]

* Chụp khủy tay thẳng
– Bệnh nhân nằm trên bàn hoặc ngồi cạnh bàn. Cánh tay – cẳng tay duỗi ngửa, mặt sau khủy tay sát phim, gờ mỏm khuỷu giữa phim.
– Có thể cố định cẳng tay bằng túi cát.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú vào giữa dưới nếp gấp khuỷu 1-1.5cm
– Thông số chụp: 45 kV, 15 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

* Chụp khuỷu tay nghiêng
– Bệnh nhân ngồi cạnh bàn. Cẳng tay gấp vào cánh tay 1 góc 90 độ, bờ trong khuỷu tay sát phim. Bàn tay gấp nhẹ, bờ trong sát bàn.
– Có thể cố định cẳng tay bằng túi cát.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú vào giữa của đường nối bờ sau mỏm lồi cầu với đỉnh mỏm khuỷu.
– Thông số chụp: 48 kV, 20 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

5. Chụp cánh tay

[ gallery link = ” file ” columns = ” 4 ” ids = ” 161974,161771,161975,161770,161774,161976,161768,161977 ” ]

* Chụp cánh tay thẳng
– Bệnh nhân đứng với khuỷu tay gấp, bàn tay úp sấp trên bụng. Hoặc nằm ngửa trên bàn.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú vào giữa xương cánh tay.
– Thông số chụp: 45 kV, 25 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

* Chụp cánh tay nghiêng
– Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn với bàn tay duỗi ngửa, mặt sau cánh tay sát phim. Hoặc ngồi cạnh bàn với khủy tay gấp vuông góc cánh tay hoặc đứng áp sát phim và đưa cánh tay gấp khuỷu ra trước. 
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú vào giữa xương cánh tay.
– Thông số chụp: 45 kV, 25 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

6. Chụp bả vai

[ gallery link = ” file ” columns = ” 4 ” ids = ” 161979,161980,161981,161982,161779,161778,161777,161776 ” ]

* Chụp xương bả vai thẳng
– Bệnh nhân đứng hoặc nằm ngửa trên bàn, vai sát phim. Cánh tay dạng tối đa, vai bên đối diện nghiêng so với mặt bàn 20-45 độ.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, trên hố nách 2 khoát ngón tay.
– Thông số chụp: 65 kV, 40 mAs, khoảng cách 1m, có dùng lưới chống mờ.

[ gallery link = ” file ” columns = ” 4 ” ids = ” 161798,161797,161990,161991 ” ]

* Chụp xương bả vai nghiêng
– Bệnh nhân đứng nghiêng, cánh tay đưa ra trước, bàn tay đưa hết sức về phía vai bên đối diện, đầu ngón tay chạm góc dưới xương bả vai.
– Hoặc nằm sấp trên bàn, cánh tay xuôi theo người, lòng bàn tay ngửa.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, trên góc dưới xương bả vai 3 khoát ngón tay.
– Thông số chụp: 75 kV, 55-60 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

7. Chụp khớp vai

[ gallery link = ” file ” columns = ” 4 ” ids = ” 161993,161994,161796,161795 ” ]

* Chụp khớp vai thẳng
– Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn hoặc đứng, vai sát phim. Tay bên chụp duỗi thẳng hoặc gấp nhẹ cẳng tay vào bụng. Vai bên đối diện nghiêng 1 góc 35-40 độ với mặt bàn.
– Tia trung tâm chếch nhẹ về phía chân 1 góc 15-20 độ, khu trú dưới mỏm quạ 1 khoát ngón tay.
– Thông số chụp: 50 kV, 20 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

II. Kỹ thuật chụp chi dưới

1. Chụp bàn chân

[ gallery link = ” file ” columns = ” 5 ” ids = ” 161984,161782,161783,161781,161985 ” ]

* Chụp bàn chân thẳng
– Bệnh nhân nằm hoặc ngồi trên bàn chụp, bàn chân đặt áp sát phim.
– Tia trung tâm chếch 10 độ, khu trú xương bàn II.
– Thông số chụp: 45 kV, 15 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

* Chụp bàn chân chếch
– Bệnh nhân ngồi trên bàn chụp, bàn chân đặt trên phim, nghiêng bàn chân về phía ngón I tạo 1 góc 45 độ.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú xương bàn III.
– Thông số chụp: 45 kV, 20 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

2. Chụp cổ chân

[ gallery link = ” file ” columns = ” 5 ” ids = ” 161996,161803,161997,161802,162000,161801,162001,161800,162003,162004,162006,161806,162007,161805 ” ]

* Chụp cổ chân thẳng
– Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, mặt sau gót áp sát phim, bàn chân xoay nhẹ vào trong.
– Tia trung tâm đi vuông góc hoặc chếch 10 độ về phía gót, khu trú điểm giữa nối 2 mắt cá.
– Thông số chụp: 50 kV, 25 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

* Chụp cổ chân nghiêng
– Bệnh nhân nằm nghiêng trên bàn chụp, mặt ngoài bàn chân áp sát phim.
– Tia trung tâm đi vuông góc, khu trú mắt cá trong.
– Thông số chụp: 45 kV, 25 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

3. Chụp cẳng chân

[ gallery link = ” file ” columns = ” 4 ” ids = ” 162009,161814,161817,162010,161813,161812,162011,161811,161816,162012,161810,161809 ” ]

* Chụp cẳng chân thẳng
– Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, chân duỗi thẳng, bàn chân xoay nhẹ vào trong.
– Tia trung tâm đi vuông góc vào giữa cẳng chân, phía ngoài cách bờ trước xương chày 2cm.
– Thông số chụp: 50 kV, 20 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

* Chụp cẳng chân nghiêng
– Bệnh nhân nằm nghiêng về bên cần chụp, chân duỗi thẳng, mặt ngoài cẳng chân sát phim. Chân bên đối diện co.
– Tia trung tâm đi vuông góc vào giữa cẳng chân.
– Thông số chụp: 45-48 kV, 20 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

4. Chụp khớp gối

[ gallery link = ” file ” columns = ” 4 ” ids = ” 162014,161822,162015,162016,161821,162017,161820 ” ]

* Chụp khớp gối thẳng
– Bệnh nhân nằm ngửa hoặc ngồi trên bàn chụp, chân duỗi thẳng, bàn chân xoay nhẹ vào trong.
– Tia trung tâm đi vuông góc, khu trú bờ dưới xương bánh chè.
– Thông số chụp: 50 kV, 25 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

* Chụp khớp gối nghiêng
– Bệnh nhân nằm nghiêng về bên cần chụp, đầu gối gấp nhẹ.
– Tia trung tâm chếch nhẹ lên trên 5 độ, khu trú vào khe khớp sau gân bánh chè.
– Thông số chụp: 50 kV, 25 mAs, khoảng cách 1m, không dùng lưới chống mờ.

5. Chụp xương đùi

[ gallery columns = ” 4 ” link = ” file ” ids = ” 162021,161832,162022,161831,162023,161830,162024,161829,161828,161827,161826,161825 ” ]

* Chụp xương đùi thẳng
– Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, chân duỗi thẳng, bàn chân xoay nhẹ vào trong.
– Tia trung tâm đi vuông góc vào giữa xương đùi.
– Thông số chụp: 60-65 kV, 40 mAs, khoảng cách 1m, dùng lưới chống mờ nếu bệnh nhân to béo.
– Trường hợp đóng đinh nội tủy cần đánh giá kích thước thật ống tủy => khoảng cách bóng 1.5-2m.

[ gallery link = ” file ” columns = ” 5 ” ids = ” 162329,161847,161846,162026,161845 ” ]

* Chụp xương đùi nghiêng ngoài
– Bệnh nhân nằm nghiêng về bên cần chụp, chân duỗi thẳng. Chân bên cần chụp co.
– Tia trung tâm đi vuông góc vào giữa xương đùi.
– Thông số chụp: 60 kV, 40 mAs, khoảng cách 1m, dùng lưới chống mờ nếu bệnh nhân to béo.

6. Chụp khớp háng

[ gallery link = ” file ” columns = ” 4 ” ids = ” 162027,161844,162028,161843,162330,161842,162331,161841 ” ]

* Chụp khớp háng thẳng
– Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, chân duỗi thẳng, bàn chân xoay nhẹ vào trong.
– Tia trung tâm đi vuông góc vào giữa đường nối điểm giữa 2 nếp bẹn.
– Thông số chụp: 70 kV, 45 mAs, khoảng cách 1m, dùng lưới chống mờ.

7. Chụp xương chậu

[ gallery link = ” file ” columns = ” 5 ” ids = ” 162036,161859,162037,161860,161858 ” ]

* Chụp xương chậu thẳng
– Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, chân duỗi thẳng, bàn chân xoay nhẹ vào trong 2 ngón I chạm nhau, 2 gót cách nhau 5-6cm.
– Bệnh nhân nín thở khi chụp.
– Tia trung tâm đi vuông góc, khu trú trên khớp mu 4cm.
– Thông số chụp: 60 kV, 60 mAs, khoảng cách 1m, có dùng lưới chống mờ.

III. Kỹ thuật chụp cột sống

1. Chụp cột sống cổ

[ gallery link = ” file ” columns = ” 5 ” ids = ” 162326,162030,162031,161855,162033,162034,161854,161853,161852,161851 ” ]

* Chụp cột sống cổ thẳng
– Bệnh nhân đứng hoặc ngồi, vùng chẩm áp sát phim. Cằm ngửa sao cho đường nối cằm – đỉnh chũm tạo thành góc 15-20 độ.
– Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp nếu chấn thương cột sống cổ.
– Tia trung tâm chếch lên phía đầu 15-20 độ, khu trú ngang sụn giáp (C4-C5).
– Thông số chụp: 60-65 kV, 30 mAs, khoảng cách 1-1.5m, có lưới chống mờ.

[ gallery link = ” file ” ids = ” 162039,161916,161729,162040,162041,161918 ” ]

* Chụp cột sống cổ nghiêng
– Bệnh nhân đứng hoặc ngồi nghiêng, vai áp sát phim. Cằm hơi ngửa.
– Bệnh nhân nằm nghiêng hoặc nằm ngửa tia X đi ngang trên bàn chụp nếu chấn thương cột sống cổ, kê cao đầu sao cho cột sống cổ thẳng song song với bàn chụp.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú ngang mức sụn giáp (C4-C5).
– Thông số chụp: 65-70 kV, 30 mAs, khoảng cách 1.2-1.5m, có lưới chống mờ.

[ gallery link = ” file ” columns = ” 4 ” ids = ” 162043,161909,161910,161726,162044,161911,162333,161912,161913,161914,162334 ” ]

* Chụp cột sống cổ chếch
– Bệnh nhân đứng chếch 1 góc 55-60 độ, cằm hơi ngửa, 2 tay xuôi.
– Tia trung tâm chếch lên trên 15-20 độ, khu trú ngang mức sụn giáp (C4-C5).
– Thông số chụp: 65-70 kV, 30 mAs, khoảng cách 1.2-1.5m, có lưới chống mờ.

[ gallery columns = ” 5 ” link = ” file ” ids = ” 162050,161923,161725,161924,161925,162051,162052,162053,162054,162055 ” ]* Chụp cột sống cổ động

– Bệnh nhân đứng hoặc ngồi nghiêng, vai áp sát phim.
– Ngửa cổ tối đa và gập cổ tối đa.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú ngang mức sụn giáp (C4-C5).
– Thông số chụp: 65-70 kV, 30 mAs, khoảng cách 1.2-1.5m, có lưới chống mờ.

2. Chụp cột sống ngực

[ gallery link = ” file ” columns = ” 5 ” ids = ” 162047,161920,161722,162048,161921 ” ]

* Chụp cột sống ngực thẳng
– Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, 2 tay xuôi.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú trên điểm giữa đường liên núm vú 2cm.
– Thông số chụp: 75-80 kV, 25 mAs, khoảng cách 1m, có lưới chống mờ.

[ gallery link = ” file ” ids = ” 161731,162057,161927,162058,161928,161934 ” ]

* Chụp cột sống ngực nghiêng
– Bệnh nhân nằm nghiêng trên bàn chụp, 2 tay đưa cao lên đầu với tay dưới kê đầu, 2 chân hơi co.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, ngang mức đốt sống D8, cách mặt sau lưng khoảng 3-4 khoát ngón tay.
– Thông số chụp: 75-80 kV, 60 mAs, khoảng cách 1m, có lưới chống mờ.

3. Chụp cột sống thắt lưng

[ gallery columns = ” 4 ” link = ” file ” ids = ” 162061,161733,162060,161929,161930,162062,161931,161932 ” ]

* Chụp cột sống thắt lưng thẳng
– Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, 2 tay xuôi, 2 chân co nhẹ. Thóp bụng nín thở khi chụp. Hoặc đứng thẳng trước giá treo phim, 2 tay xuôi.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú ngang mức L3-L4 (trên điểm giữa nối 2 mào chậu 2cm).
– Thông số chụp: 75-80 kV, 40 mAs, khoảng cách 1m, có lưới chống mờ.

[ gallery link = ” file ” columns = ” 5 ” ids = ” 162064,162065,161936,161937,161938 ” ]

* Chụp cột sống thắt lưng nghiêng
– Bệnh nhân nằm nghiêng trên bàn chụp, 2 tay đưa lên cao ôm ngang đầu, 2 chân co nhẹ. Hoặc đứng nghiêng trước phim, 2 tay đưa lên ôm qua đầu.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú ngang mức L3-L4 (điểm giữa trên mào chậu 3 khoát ngón tay, cách bờ sau lưng 4 khoát ngón tay).
– Thông số chụp: 75-80 kV (100 kV – đứng), 50 mAs (120 mAs – đứng), khoảng cách 1m (1.5m – đứng), có lưới chống mờ.

IV. Kỹ thuật chụp lồng ngực

1. Chụp xương sườn

[ gallery link = ” file ” columns = ” 4 ” ids = ” 162067,161940,161941,162068,161942,161943,161944,161945 ” ]

* Chụp xương sườn thẳng
– Bệnh nhân đứng hoặc ngồi với mặt quay về phía phim, ưỡn ngực về phía trước áp sát vào phim.
– Tư thế cân đối chính giữa phim chụp, chống 2 bàn tay lên hông, lòng bàn tay xoay ngoài, xoay 2 vai về phía trước tiếp xúc sát với phim.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, ngang mức đốt sống D6-D7.
– Bệnh nhân hít thở sâu, nín thở khi chụp.
– Thông số chụp: 65 kV, 25 mAs, khoảng cách 1m, có lưới chống mờ.

* Chụp xương sườn nghiêng
– Bệnh nhân đứng nghiêng phải hoặc trái, bên cần chụp áp sát phim.
– Hai tay giơ cao ôm lấy đầu, vai bên cần chụp áp sát mặt phim.
– Thân mình chính giữa phim, đường nách giữa nằm sau đường giữa phim khoảng 5cm
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú ngang mức đốt sống D5-D6.
– Bệnh nhân hít thở sâu, nín thở khi chụp.
– Thông số chụp: 80 kV, 70 mAs, khoảng cách 1m, có lưới chống mờ.

2. Chụp xương ức

[ gallery link = ” file ” columns = ” 4 ” ids = ” 162097,162098,162099,162100 ” ]

* Chụp xương ức nghiêng
– Bệnh nhân đứng nghiêng áp sát phim, 2 tay đưa ra sau hoặc giơ cao ôm lấy đầu.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, thẳng góc qua xương ức.
– Thông số chụp: 50 kV, 40 mAs, khoảng cách 1m, không lưới chống mờ.

3. Chụp xương đòn

[ gallery link = ” file ” columns = ” 5 ” ids = ” 162091,161947,161902,161948,161903,162092,162093,162094,162095 ” ]

* Chụp xương đòn thẳng
– Bệnh nhân đứng (ngồi) hoặc nằm trên bàn chụp.
+ Áp sát vai bên cần chụp sát phim, tay duỗi thẳng.
+ Nằm sấp: kê cao vai bên đối diện sao cho vai bên cần chụp sát phim, 2 tay xuôi, mặt quay về phía bên không cần chụp.
+ Nằm ngửa: bệnh nhân nằm ngửa, 2 tay xuôi.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú điểm giữa chỗ cong nhất xương đòn. Ngoài ra có thể chếch tia X lên trên hoặc xuống dưới 20 độ.
– Thông số chụp: 60 kV, 20-30 mAs, khoảng cách 1m, không lưới chống mờ.

4. Chụp tim phổi

[ gallery link = ” file ” columns = ” 4 ” ids = ” 161987,161988,161793,161792,161791,161790,161789,161788 ” ]

* Chụp tim phổi thẳng sau trước (PA)
– Bệnh nhân đứng hoặc ngồi với mặt quay về phía phim, ưỡn ngực về phía trước áp sát vào phim.
– Tư thế cân đối chính giữa phim chụp, chống 2 bàn tay lên hông, lòng bàn tay xoay ngoài, xoay 2 vai về phía trước tiếp xúc sát với phim.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, ngang mức đốt sống D6-D7.
– Bệnh nhân hít thở sâu, nín thở khi chụp.
– Thông số chụp: 110-130 kV, 3 mAs, khoảng cách 1.2-1.5m, có lưới chống mờ.

[ gallery link = ” file ” columns = ” 4 ” ids = ” 125712,162084,161884,161735,143120,126178,125593,125647 ” ]

* Chụp phổi đứng nghiêng
– Bệnh nhân đứng nghiêng phải hoặc trái, bên cần chụp áp sát phim.
– Hai tay giơ cao ôm lấy đầu, vai bên cần chụp áp sát mặt phim.
– Thân mình chính giữa phim, đường nách giữa nằm sau đường giữa phim khoảng 5cm
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú ngang mức đốt sống D5-D6.
– Bệnh nhân hít thở sâu, nín thở khi chụp.
– Thông số chụp: 100-110 kV, 6 mAs, khoảng cách 1.2m, có lưới chống mờ.

[ gallery link = ” file ” columns = ” 5 ” ids = ” 125628,162085,161896,161737,131777,125589,131778,125590,131694,47241 ” ]

* Chụp phổi chếch
– Bệnh nhân đứng nghiêng phải hoặc trái, áp sát phim, mặt phẳng lưng tạo với phim 1 góc 15-45 độ
– Hai tay giơ cao ôm lấy đầu, vai bên cần chụp áp sát mặt phim.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú ngang mức đốt sống D6.
– Bệnh nhân hít thở sâu, nín thở khi chụp.
– Thông số chụp: 100-110 kV, 6 mAs, khoảng cách 1.2m, có lưới chống mờ.

[ gallery link = ” file ” ids = ” 162089,125631,161905,162087,161906,162102 ” ]

* Chụp phổi đỉnh ưỡn trước sau
– Bệnh nhân đứng quay lưng về phía phim, cách mặt phim 30cm, ngả người về phía sau tựa vào phim.
– 2 bàn tay chống lên hông, lòng bàn tay xoay ngoài, đẩy 2 vai về phía trước.
– Tia trung tâm chếch lên cao 5-10 độ, chính giữa xương ức.

[ gallery link = ” file ” columns = ” 5 ” ids = ” 162079,161898,135966,161739,135967,162080,135964,135965,125572,161899 ” ]

* Chụp tim phổi thẳng trước sau (AP)
– Bệnh nhân nằm trên bàn chụp, lưng áp sát phim, tư thế cân đối.
– Bệnh nhân hít thở sâu, nín thở khi chụp.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, qua góc ức.
– Thông số chụp: 110-130 kV, 3 mAs, khoảng cách 1.2m, không có lưới chống mờ.

[ gallery link = ” file ” columns = ” 4 ” ids = ” 161887,125660,125716,126185,126186,162082,162313,161889,161891,162314,161893,161894 ” ]

* Chụp tim phổi nằm nghiêng
– Bệnh nhân nằm trên bàn chụp, tư thế nghiêng phải hay nghiêng trái.
– Phim chụp dựng đứng áp sát mặt trước ngực.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, ngang mức đốt sống D6.

V. Kỹ thuật chụp bụng

1. Chụp hệ tiết niệu

[ gallery link = ” file ” columns = ” 5 ” ids = ” 162316,162076,125723,161741,162077,125611,125610,125973,125974,162318 ” ]

– Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn chụp, 2 tay xuôi hoặc đưa lên phía đầu, chân co nhẹ.
– Bệnh nhân nín thở khi chụp.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú vào điểm giữa nối 2 mào chậu.
– Thông số chụp: 60-80 kV, 150-200 mAs, khoảng cách 1m, có lưới chống mờ.

2. Chụp bụng đứng

[ gallery link = ” file ” columns = ” 5 ” ids = ” 162320,163042,131849,131929,162321 ” ]

– Bệnh nhân đứng trước phim, bụng áp sát phim, 2 tay vòng ra trước ôm lấy phim.
– Bệnh nhân thở ra, nín thở khi chụp.
– Tia trung tâm vuông góc với phim, khu trú vào trên điểm giữa nối 2 mào chậu 3 khoát ngón tay (5cm).
– Thông số chụp: 80 kV, 30 mAs, khoảng cách 1m, có lưới chống mờ.

3. Chụp nằm tia ngang

[ gallery link = ” file ” columns = ” 4 ” ids = ” 163040,163039,131852,131897 ” ]

– Chụp bụng tư thế nằm ngửa hoặc nằm nghiêng trái tia X đi ngang.
– Phim chụp cho bệnh nhân không hợp tác: đa chấn thương, tai biến, già yếu…
– Giúp chẩn đoán hơi tự do trong ổ phúc mặc hoặc mức khí – dịch trong tắc ruột.

Tài liệu tham khảo

* Kỹ thuật chụp X-quang – PGS.TS Phạm Minh Thông
* Kỹ thuật chụp X-quang thông thường – Nguyễn Doãn Cường, Nguyễn Văn Nam, Võ Bá Tùng
* Merrill’s Atlas of Radiographic Positions and Radiologic Procedures – Philip W. Ballinger
* Clark’s Positioning in Radiography 13E – A. Stewart Whitley
* Merrill’s Atlas of Radiographic Positioning and Procedures – Bruce W. Long
* Bontrager’s Handbook of Radiographic Positioning and Techniques 10th – John Lampignano

Source: https://vh2.com.vn
Category : Công Nghệ