Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Giáotrinhlucdia Phi -Chuyên ngành Địa Lý – LỤC ĐỊA PHI CHƯƠNG 1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN I. – StuDocu

Đăng ngày 27 October, 2022 bởi admin

LỤC ĐỊA PHI

CHƯƠNG 1. CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, HÌNH DẠNG VÀ GIỚI HẠN CỦA LỤC ĐỊA

Trong sáu lục địa trên thế giới, lục địa Phi có kích thước lớn thứ hai, sau lục
địa Á-Âu với diện tích rộng 29,2 triệu km 2, nếu tính cả các đảo và quần đảo thì
diện tích rộng tới 30,3 triệu km 2.
1. Vị trí địa lí
Lục địa Phi có vị trí địa lý nằm trải ra trên cả hai bán cầu Bắc, Nam và gần cân
xứng qua xích đạo. Điểm cực Bắc là mũi Trắng (Cape Blanc) nằm trên vĩ tuyến
370 30’B và điểm cực Nam là mũi Kim (Cape Agullas) nằm trên vĩ tuyến 34 0 51’N,
thuộc nước Cộng hoà Nam Phi. Đường xích đạo chia lục địa Phi thành hai phần
tương đối cân nhau: Bắc Phi và Nam Phi. Phần lớn lục địa Phi nằm trên các vĩ độ
thấp, trong đó 75% diện tích lãnh thổ nằm giữa 2 đường chí tuyến Bắc và đường
chí tuyến Nam. Nhờ vậy, bất kỳ một điểm nào trên lục địa Phi quanh năm đều có
Mặt Trời cao trên chân trời. Đó là cơ sở để người ta gọi châu Phi là một lục địa
nóng. Điểm cực Tây của lục địa Phi là mũi Xanh (Cape Verde) nằm ở 17 0 33’T
thuộc nước Xênêgan và điểm cực Đông là mũi Rat Hamphun: 51 0 27’Đ thuộc bán
đảo Xômali.
Lục địa Phi có ba mặt đông, tây và nam tiếp giáp với Ấn Độ Dương và Đại
Tây Dương. Phía bắc và đông bắc lục địa Phi tiếp cận với lục địa Á-Âu rộng lớn và
phân cách với lục địa này bởi hai biển hẹp là Địa Trung Hải và Biển Đỏ (Hồng
Hải). Với vị trí đó, lục địa Phi và lục địa Á-Âu tạo thành một khối lục địa rất rộng
lớn, đồng thời Bắc Phi trở thành bộ phận chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của khối lục địa
này.
Địa Trung Hải có nghĩa là “Biển giữa đất liền”, một biển khá kín, chỉ thông
với Đại Tây Dương bởi một eo biển hẹp, đó là eo Gibranta (dài 65km, rộng từ 14-
44 km, nơi sâu nhất đạt tới 192m). Phía đông bắc của lục địa Phi trước đây nối liền

với châu Á bằng một eo đất hẹp, đó là eo Xuyê. Ngày nay, eo đất này đã bị cắt đứt
bởi kênh đào Xuyê.
Như vậy, kênh Xuyê nối Địa Trung Hải với Biển Đỏ và thông ra Ấn Độ
Dương, nhờ vậy nó trở thành vị trí quan trọng trên đường giao thông quốc tế từ Đại
Tây Dương sang Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và rút ngắn được thời gian đi
vòng qua phía nam lục địa Phi xa xôi. Mặt khác, đây là con đường đi qua khu vực
Tây Nam Á, nơi có nguồn dầu mỏ giàu có bậc nhất thế giới.
Biển Đỏ là một biển hẹp và rất sâu, chạy dài theo hướng tây bắc-đông nam.
Hai bờ có núi cao, sườn đổ dốc xuống biển nên vùng duyên hải rất hẹp. Theo các
nhà địa chất, Biển Đỏ mới được hình thành vào giai đoạn cuối Tân sinh, do sự tách
dãn của vỏ lục địa, hình thành hệ thống thung lũng địa hào (rift) kéo dài từ thung
lũng sông Gióocđan qua Biển Chết (Tử Hải), vịnh Acaba-Biển Đỏ đến các hồ kiến
tạo ở Đông Phi.
Biển Đỏ nằm trong đới khí hậu nhiệt đới lục địa khô và nóng, nước bốc hơi
mạnh, nồng độ muối rất cao, đạt tới 40% 0 ở phía nam và 42% 0 ở phía bắc. Đây là
biển mặn nhất thế giới.
Biển Đỏ nối liền với vịnh Ađen và Ấn Độ Dương qua eo biển Báp en
Manđép rộng khoảng 26,5 km. Đây là nơi có nhiều đá ngầm, thủy triều chảy rất
xiết, ngày xưa thuyền bè đi qua thường xảy ra tai nạn, vì thế mới có tên gọi là Báp
en Manđép, theo tiếng Arập có nghĩa là “Cửa biển đau thương”.
2. Hình dạng và giới hạn của lục địa
Lục địa Phi có kích thước rộng lớn, đường bờ biển ít bị chia cắt, ít có vịnh
biển ăn sâu vào đất liền và ít bán đảo lớn so với lục địa Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Á-Âu…
Lục địa Phi chỉ có 1 vịnh biển lớn nhất là vịnh Ghinê nằm ở phía tây và một bán
đảo lớn là bán đảo Xômali nằm ở phía đông, có dạng một chiếc sừng ngắn và mập
vì thế được gọi là “sừng châu Phi ”.
Với đặc điểm đó lãnh thổ lục địa Phi có dạng khối mập mạp và tổng chiều
dài đường bờ biển ngắn. Lục địa Phi có chiều dài đường bờ biển là 26000km, con

Những đặc thù về vị trí địa lí, hình dạng và kích cỡ chủ quyền lãnh thổ, những biển và đại dương cùng với những dòng biển nóng, lạnh nói trên sẽ là những tác nhân quan trọng so với sự hình thành vạn vật thiên nhiên trên lục địa. * * II. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA LỤC ĐỊA

  1. Thời kì tiền Cambri**
    Lục địa Phi là lục địa cổ nhất, gần như toàn bộ lãnh thổ được hình thành từ
    thời kì tiền Cambri. Lục địa Phi ngày nay được hình thành và phát triển trên một
    nền cổ gọi là nền Phi. Ngoài khu vực nền cổ này, ở lục địa còn có 2 bộ phận nhỏ,
    đó là vùng Cáp ở cực Nam được hình thành trong thời kì tạo núi Hecxini và miền
    núi Atlat ở rìa tây bắc được thành tạo qua các thời kì Hecxini và Anpơ- Himalaya.
    Về nền Phi, cho đến nay người ta vẫn cho rằng đó là một bộ phận của khối
    lục địa cổ Gonvana rộng lớn nằm chủ yếu ở Bán cầu Nam từ thời kì tiền Cambri
    cho đến đầu đại Trung sinh. Theo thuyết trôi dạt lục địa của Wegener và quan điểm
    của thuyết kiến tạo mảng thì đại lục Gonvana bao gồm châu Phi, Nam Mĩ, châu Úc,
    châu Nam Cực và một phần châu Á (bán đảo Arabi và bán đảo Ấn Độ). Do sự tách
    giãn và trôi dạt của các lục địa mà hình thành các bộ phận của thế giới như ngày
    nay.
    Về cấu tạo, nền Phi được cấu tạo chủ yếu bởi các đá kết tinh và biến chất
    như granit, gơnai, quăcdit và đá phiến biến chất. Các đá này vẫn còn lộ ra trên mặt
    ở nhiều nơi: dọc theo các đất cao ven bờ phía tây Nam Phi, miền đất cao Ghinê
    Thượng, sơn nguyên Đông Phi và ven bờ biển Đỏ. Bên cạnh các vùng đá kết tinh,
    nhiều vùng rộng lớn được phủ trầm tích dày gồm sét, cát kết và cuội kết, trong đó
    đáng chú ý nhất là phần lớn hoang mạc Xahara, vùng bồn địa Côngô, Calahari và
    bán đảo Xômali….
    2. Đại Cổ Sinh
    Vào nửa đầu Cổ sinh (từ kỉ Cambri đến kỉ Đêvôn) do ảnh hưởng hoạt động
    của miền tạo núi Địa Trung Hải, phần phía bắc lục địa bị lún xuống, biển bao phủ
    một vùng rộng lớn và bồi trầm tích khá dày gồm cuội kết, cát kết và đá phiến. Phần

lãnh thổ còn lại phát triển trong các điều kiện lục địa tương đối ổn định và chịu quá
trình san bằng mạnh mẽ.
Đến nửa sau Cổ sinh (từ Cacbon đến Pecmi) ở rìa tây bắc và cực Nam của
lục địa chịu ảnh hưởng của chu kì tạo núi Hecxini, mà dấu vết còn lại ngày nay
chính là vùng núi Cap ở cực Nam, còn ở phía tây bắc chúng bị các nếp uốn Tân
sinh che phủ. Liên quan đến các chuyển động tạo núi này, toàn bộ nền Phi được
nâng lên, biển rút lui ở phía Bắc Phi và quá trình san bằng lại được tăng cường.
Cũng trong thời gian này ở rìa phía đông bị nứt vỡ và bắt đầu hình thành
vịnh Môdămbich, tách Mađagaxca ra khỏi lục địa.
3. Đại Trung sinh
Phần Đông của lục địa tiếp tục nứt vỡ và vịnh Môdămbic phát triển xa hơn
về phía bắc.
Đến kỉ Jura- Crêta bờ tây lục địa lại bị nứt vỡ và tách Nam Mĩ ra khỏi lục địa
Phi đồng thời hình thành nên phần nam của Đại Tây Dương.
Liên quan với các đứt gãy ở giai đoạn này, dọc theo bờ tây lục địa có hoạt
động núi lửa mạnh và hình thành các đảo và quần đảo nằm rải rác dọc theo bờ như
các quần đảo Canari, Capve, quần đảo Axo, đảo Xaotômê, Prinxipê.
Đến cuối Trung sinh, vùng Đông Phi được nâng lên mạnh theo dạng vòm,
còn Bắc Phi lại bị lún xuống lần thứ 2 và biển tràn ngập nối Địa Trung Hải với vịnh
Ghinê và bồi trầm tích. ở Nam Phi, trong các bồn địa vẫn tiếp tục bồi trầm tích lục
địa. Như vậy, cho đến cuối Trung sinh, lục địa Phi đã hoàn toàn tách khỏi ấn Độ,
Ôxtrâylia và Nam Mĩ.
4. Đại Tân sinh
Vào khoảng giữa Palêôgen, phần bắc và tây bắc lục địa xảy ra vận động tạo
núi Tân sinh (An pơ – Himalaya) và hình thành dãy núi Atlas ở rìa tây bắc lục địa.
Liên quan đến vận động tạo núi này, toàn bộ lục địa Phi được nâng lên mạnh,
phần lớn lãnh thổ thoát khỏi mực nước biển, chỉ còn một vài bộ phận ở phía bắc,
biển tồn tại cho đến kỉ Đệ tứ.

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CHUNG

I. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN

1. Đặc điểm địa hình
Đại bộ phận lục địa Phi được hình thành trên một nền cổ, chịu quá trình san
bằng lâu dài nên bề mặt có cấu tạo tương đối đơn giản. Có thể nêu lên mấy đặc
điểm sau đây:
a. Địa hình bề mặt ít bị chia cắt bao gồm cả chia cắt sâu và chia cắt ngang.
Toàn bộ bề mặt lục địa có thể xem như một bán bình nguyên khổng lồ với độ cao
trung bình khoảng 750m trên mực nước biển. Bề mặt địa hình tương đối bằng
phẳng do quá trình san bằng lâu dài và sau này được nâng lên yếu. Trên bán bình
nguyên đó có thể phân ra 3 dạng địa hình chính sau:
– Các sơn nguyên là những bộ phận nền cổ được nâng cao, bề mặt có dạng
sơn nguyên lượn sóng, gồm các đồi thấp xen kẽ với các thung lũng rộng và thoải,
đôi chỗ nổi lên các khối núi sót có địa hình bằng phẳng tựa như mặt bàn vì thế
được gọi là núi mặt bàn. Các sơn nguyên có cấu tạo địa hình thành nhiều bậc, phổ
biến nhất là các bậc có độ cao từ 500 – 800m đến 1000m, điển hình như Đacphua,
Ghinê Thượng, Ghinê Hạ, Ubanghi, Lunđa Catanga….ác sơn nguyên ở phía
đông Êtiôpia và Đông Phi nâng lên mạnh, có nhiều cao nguyên dung nham xen với
các bề mặt san bằng cổ với độ cao 2000-4000m như Ahacga, Tatxili Atgie…. Khu
vực xung quanh hồ Victoria có rất nhiều núi lửa có độ cao lớn: Kênia 5199m,
Ruvengiooc 5119m, Kilimangiarô 5895m (đỉnh cao nhất lục địa Phi).
– Các đồng bằng cao và cao nguyên là những vùng trước kia bị biển ngập,
được bồi trầm tích dày, ngày nay được nâng lên và có bề mặt bằng phẳng. Các
đồng bằng cao này phân bố chủ yếu ở Bắc Phi, xứ Xahara, Xu đăng. Ngoài ra các
bồn địa Cônggô, Calahari cũng là những đồng bằng thuộc kiểu này. Các cao
nguyên thường là những đồng bằng nằm quanh chân các sơn nguyên được nâng lên

mạnh và bị chia cắt bởi nhiều thung lũng như cao nguyên Erơ, cao nguyên Gala-
Xômali, cao nguyên Venđơ. Độ cao trung bình của các đồng bằng cao và cao
nguyên từ 200-500m đến trên 1000m.
– Các đồng bằng thấp (dưới 200m) chiếm diện tích không đáng kể và thường
tập trung dọc theo miền duyên hải. Các đồng bằng thấp quan trọng nhất là đồng
bằng hạ lưu sông Nil, đồng bằng Libi- Aicâp, đồng bằng Xênêgan, Nigiê, đồng
bằng duyên hải Môdămbích. Đây là những khu vực bị sụt lún mạnh vào cuối Tân
sinh được bồi trầm tích sông hoặc sông biển (không phì nhiêu như đồng bằng bồi tụ
do sông ở châu Á).
b. Về cấu tạo, bề mặt của lục địa Phi có sự xen kẽ giữa các bồn địa với các
vùng đất cao (vùng đất cao là các cao nguyên, sơn nguyên được nâng lên tương đối
cao, bồn địa là những vùng bị lún xuống và bồi trầm tích). Các bồn địa đáng chú ý
nhất là Trung lưu Nigiê, hồ Sát – Bôđêlê, thượng lưu sông Nin, Cônggô và
Calahari. Các bồn địa được bao quanh bởi vùng đất cao.
c. Do được nâng lên không đều trên toàn lục địa, các vùng ven biển đa số
được nâng cao hơn các vùng nội địa và tạo nên các gờ núi cao. Các gờ núi có sườn
dốc về phía biển tạo thành nhiều bậc khác nhau, từ biển nhìn vào thấy nhiều dãy
núi chắn trên lục địa. Các dãy núi ven bở điển hình là: dãy Ecba dọc theo bờ biển
Đỏ, dãy Đrakenxbec ở phía nam và đông nam Nam phi, các vùng đất cao Ghinê
Thượng, Ghinê Hạ, duyên hải tây nam Phi… Đặc điểm này ảnh hưởng rất lớn đến
khí hậu và dòng chảy sông ngòi trên lục địa.
d. Ở lục địa Phi, địa hình núi uốn nếp chiếm một diện tích nhỏ. Chỉ có hệ
thống núi Atlas ở tây bắc và núi Cáp ở phía nam là miền núi uốn nếp trẻ; trái lại các
núi tái sinh, các sơn nguyên và cao nguyên núi lửa rất phổ biến. Các núi lửa tập
trung nhiều ở Đông Phi, cao nguyên núi lửa như Êtiôpia, Rôđônphơ; góc vịnh
Ghinê có núi lửa Camơrun cao 4070m.
2. Khoáng sản

càng lớn thì giá trị càng cao. Viên kim cương đắt giá nhất quốc tế lúc bấy giờ nặng 100,01 cara trị giá 16,5 triệu USD, 1 viên khác nặng 85,91 cara trị giá 15 triệu USD. – Dầu mỏ và khí đốt : Dầu mỏ tập trung chuyên sâu hầu hết ở Bắc Phi : Libi, Angiêri, Nigiêria và Aicập. Libi có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất châu Phi ( 3,3 tỉ tấn ) với sản lượng hàng năm xấp xỉ 100 triệu tấn. Angiêri có trữ lượng 900 triệu tấn dầu mỏ và khai thác hàng năm 48 triệu tấn, Aicập có trữ lượng 500 triệu tấn và sản lượng 10 triệu tấn mỗi năm. Ngoài dầu mỏ còn có khí đốt với trữ lượng lớn : Angiêri trữ lượng 3500 tỉ m 3, Libi 700 tỉ m 3, Aicập 100 tỉ m 3. – Than đá : ở châu Phi được hình thành hầu hết trong hệ trầm tích karu, tập trung chuyên sâu nhiều ở CH Nam Phi, Dimbabuê, Môdămbích … – Phôtphorit, tập trung chuyên sâu nhiều trong đới uốn nếp Tân sinh, phân bổ thành một dải rộng từ tây Xahara đến Aicập trong đó Xarauy tập trung chuyên sâu nhiều nhất khoảng chừng 10 tỉ tấn .

II. KHÍ HẬU

A. CÁC ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH KHÍ HẬU

1. Vị trí địa lí
– Phần lớn diện tích lãnh thổ lục địa Phi nằm ở các vĩ độ thấp vì thế hàng
năm nhận được một lượng bức xạ lớn. Tổng lượng bức xạ khoảng 100-
120kcal/cm 2, nơi cao nhất ở Bắc Phi có thể là 200kcal/cm 2. Cân bằng bức xạ luôn
luôn dương, từ 60-70kcal/cm 2 /năm.
– Hầu hết diện tích lãnh thổ lục địa Phi nằm ở các vĩ độ thấp, xa cực và ít
chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió tây và những nhiễu động thời tiết có liên quan đến
hoạt động của gió tây. Đồng thời cũng do vị trí như vậy, lục địa Phi chịu ảnh hưởng
mạnh mẽ của dải áp cao cận nhiệt ở cả 2 bán cầu B và N. Do vậy ở lục địa Phi, đới
khí hậu khô hạn chiếm diện tích rộng và trải ra trên cả 2 phía bắc và nam xích đạo.
– Lục địa Phi nằm ở vị trí rất cân xứng so với xích đạo vì vậy trong cùng một
thời gian, điều kiện thời tiết, khí hậu giữa Bắc và Nam Phi hoàn toàn khác nhau.

đồng thời giữa Bắc và Nam cũng có các đới khí hậu đối xứng với nhau một cách rõ
rệt. (Đồng thời xảy ra sự tương phản về nhiệt độ giữa 2 bán cầu trong năm dẫn đến
hình thành nên hoàn lưu gió mùa trên lục địa).
2. Hình dạng và kích thước lục địa
– Kích thước rộng lớn, hình dạng khối của lục địa kết hợp với địa hình các
vùng ven biển được nâng cao ngăn cản ảnh hưởng của biển và đại dương xâm nhập
vào sâu trong lục địa. Vì thế ở các vùng nội địa, cách xa biển và đại dương khí hậu
mang tính chất lục địa gay gắt. Điều này thể hiện rõ nét nhất ở Bắc Phi nơi có kích
thước chiều rộng gấp 2 lần so với Nam Phi.
– Kích thước rộng lớn và dạng hình khối của lục địa còn là điều kiện thuận
lợi cho sự sưởi nóng và hoá lạnh của của lớp không khí trên bề mặt lục địa, dẫn đến
sự hình thành các trung tâm khí áp theo mùa: vào mùa hạ của mỗi bán cầu, ở Bắc
Phi cũng như ở Nam Phi đều hình thành các vùng áp thấp, còn về mùa đông hình
thành các vùng áp cao. Sự thay đổi các trung tâm khí áp theo mùa giữa Bắc Phi và
Nam Phi là cơ sở để hình thành hoàn lưu gió mùa rộng rãi ở lục địa này.
3. Địa hình
Do bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng, ít bị chia cắt nên các yếu tố khí
hậu biểu hiện tính đới theo vĩ tuyến tương đối rõ (nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm nhìn
chung thay đổi giảm dần từ xích đạo về hai phía bắc và nam) tạo ra các đới khí hậu
theo chiều vĩ tuyến.
các vùng núi, sơn nguyên cao, hướng sườn có ảnh hưởng khá rõ đến sự phân
bố lượng mưa. Trên các sườn đón gió như tây bắc và bắc dãy Atlat, tây và tây nam
sơn nguyên Êtiôpia, sườn tây núi Camơrun, sườn núi phía đông đảo Mađagaxca
đều là những nơi có mưa lớn. Ví dụ sườn tây Camơrun có lượng mưa >
4000mm/năm. Trái lại, các thung lũng địa hào ở Đông Phi, do bị khuất gió nên có
lượng mưa rất thấp.

Ở Nam Phi hình thành một vùng áp thấp, TT nằm ở hoang mạc Calahari. áp thấp Nam Phi phối hợp với áp thấp xích đạo tạo thành một vùng áp thấp to lớn bao trùm hàng loạt vùng Trung và Nam Phi. Trong khi đó những TT áp cao Nam Đại Tây Dương và Nam ấn Độ Dương vẫn sống sót và di dời xuống phía nam. Ở Địa Trung Hải do nằm sâu trong lục địa, mặt phẳng nước biển ấm hơn so với trên lục địa nên hình thành một TT áp thấp tương đối. Ngăn cách giữa những khối khí là những front nhiệt đới gió mùa nằm ở vào khoảng chừng 7-8 0 N qua cửa sông Dămbedi. Do sự phân bổ khí áp nói trên, về mùa đông gần như hàng loạt Bắc Phi nằm trong đới gió mậu dịch hướng đông bắc, với khối khí nhiệt đới gió mùa lục địa khô và hơi lạnh. Riêng vùng duyên hải vịnh Ghinê, do tác động ảnh hưởng của áp thấp xích đạo, có gió tây nam từ biển thổi vào, thời tiết nóng và khí ẩm. Khu vực chân núi Camơrun đón gió tây nam có mưa nhiều. Ở rìa phía bắc lục địa về mùa này nằm dưới tác động ảnh hưởng của áp thấp ôn đới, có gió tây và hoạt động giải trí của khí xoáy trên frônt ôn đới nên thời tiết ở đây thường bị nhiễu loạn, có gió mạnh và mưa khá nhiều. Sườn tây dãy núi Atlat là nơi đón gió tây từ Đại Tây Dương thổi vào nên có mưa nhiều nhất. Ở Nam Phi, từ xích đạo đến vĩ tuyến 17-18 0 N có gió mùa hướng bắc hoặc bắc hướng đông bắc từ xích đạo thổi đến, gây ra thời tiết nóng, ẩm và có mưa nhiều ( gồm có cả phần bắc hòn đảo Mađagaxca ). Từ vĩ tuyến 17-18 0 N trở lại phía nam ( cả phần nam đảo Mađagaxca ) chịu tác động ảnh hưởng của gió mậu dịch đông nam. Gió này từ biển thổi vào mang theo khối khí nhiệt đới gió mùa hải dương, đồng thời thổi qua dòng biển nóng Môdămbích nên gây mưa khá nhiều ở những vùng duyên hải phía đông Nam Phi. Càng đi sâu vào trong trong nước, không khí bị biến tính mạnh và lượng mưa cũng giảm xuống rõ ràng. Dọc bờ tây Nam Phi có gió tây nam từ biển thổi vào, tuy nhiên gió này thổi qua dòng biển lạnh Benguêla nên thời tiết vùng này rất không thay đổi và không có mưa .

2. Mùa hè (tháng 7). Sự phân bố nhiệt độ và khí áp theo chiều hướng ngược lại
Vào mùa hè mặt trời chuyển động biểu kiến về phía bắc, Bắc Phi được sưởi
nóng mạnh, phần lớn lãnh thổ ở Bắc Phi có nhiệt độ >20 0 C, các vùng nội địa có
nhiệt độ trung bình 30-35 0 C. Nhiệt độ tối đa nhiều nơi đạt tới 53-54 0 C. Tại Enfifia
nhiệt độ lên tới 57,8 0 C, có điểm nhiệt độ >48 0 C trong 45 ngày liền như ở In Xala….
Ở Nam Phi lúc này là mùa đông, nhiệt độ thấp. Từ vĩ tuyến 20,5 0 N trở xuống
phía nam nhiệt độ trung bình <16 0 C, rìa phía tây nam có nơi xuống tới -4 0 C do tiếp cận với dòng biển lạnh. Do được sưởi nóng, ở Bắc Phi hình thành một vùng áp thấp được gọi là áp thấp Bắc Phi. Áp thấp này phối hợp với áp thấp xích đạo và áp thấp Iran tạo thành một vùng áp thấp rộng lớn bao phủ phần lớn Bắc và Trung Phi. Ở Nam Phi, do bị hoá lạnh mạnh hình thành một trung tâm áp cao trên lục địa. áp cao này phối hợp với áp cao Nam Đại Tây Dương và Nam Ấn Độ Dương tạo thành một vòng đai áp cao liên tục bao phủ phần lớn Nam Phi. Ngoài ra ở phần cực nam Nam Phi chịu ảnh hưởng của đới áp thấp. Do sự phân bố khí áp nói trên, ở Bắc Phi khoảng từ vĩ tuyến 17-18 0 B trở lên chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch đông bắc và không khí nhiệt đới lục địa, thời tiết ổn định, rất khô và nóng nực. Nhiệt độ cao nhất ở Tôripôli (thủ đô Libi) là 58 0 C. Khu vực từ vĩ tuyến 17-18 0 B cho đến xích đạo nằm trong phạm vi hoạt động của gió mùa tây nam (Loại gió này có nguồn gốc là gió mậu dịch đông nam từ Nam bán cầu vượt xích đạo đổi hướng và trở thành gió mùa tây nam của BBC). Gió này mang theo khối khí xích đạo nóng và ẩm khiến cho thời tiết ở khu vực này nóng, ẩm ướt và mưa khá nhiều. Đặc biệt vùng duyên hải ven vịnh Ghinê, do gió từ biển thổi vào gặp các sườn núi chắn nên thường có mưa rất lớn (1000-2000mm/năm), nhất là sườn tây núi Camơrun. Càng vào sâu trong nội địa và lên các vĩ độ cao, không khí bị biến tính, độ ẩm giảm, lượng mưa cũng giảm đi rõ rệt (500-1000mm), nơi tiếp giáp với hoang mạc Sahara 250mm.

  • Sự phân bố mưa
    Sự phân bố mưa trên lục địa không đồng đều giữa các khu vực:
  • Vùng mưa nhiều: là các sườn núi đón gió từ biển vào như duyên hải vịnh
    Ghinê, sườn đông Mađagaxca và sườn đông sơn nguyên Đông Phi, sườn tây sơn
    nguyên Êtiôpia… có lượng mưa trung bình năm từ 2000-3000mm. Đặc biệt tại
    Đêbungie nằm trên sườn tây khối núi Camơrun là nơi có mưa nhiều nhất lục địa
    Phi, trung bình hàng năm đạt tới 9655mm.
  • Vùng mưa trung bình: bao gồm 2 bên đường xích đạo, bồn địa Cônggô và
    khu vực phụ cận, lượng mưa trung bình năm từ 1500-2000mm.
  • Vùng ít mưa: là các khu vực chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch (Xahara,
    Calahari, Namíp), lượng mưa hàng năm <250mm. Ở cực Bắc và cực Nam lục địa nằm trong đới khí hậu cận nhiệt, có lượng mưa trung bình khoảng 500 -700mm/năm ở vùng đồng bằng và 1000-1500mm/năm trên các sườn núi đón gió. **C. ĐẶC ĐIỂM CÁC ĐỚI KHÍ HẬU
  1. Đới xích đạo**
    Nằm trong một dải hẹp dọc 2 bên xích đạo, bao gồm miền duyên hải phía
    bắc vịnh Ghinê (lên tới vĩ tuyến 7-8 0 B) và bồn địa Cônggô (từ vĩ tuyến 5-6 0 B đến
    2-3 0 N), phía đông được giới hạn bởi sườn tây hồ Víctoria. Đặc điểm của đới khí
    hậu này là quanh năm thống trị khối khí xích đạo nóng và ẩm. Nhiệt độ cao đều
    quanh năm, trung bình 24-28 0 C và ít thay đổi, biên độ nhiệt giữa 2 mùa nhỏ (2-
    30 C), nhưng biên độ nhiệt ngày lớn, khoảng 10 0 C. Mưa nhiều và rơi đều trong năm,
    nhưng trong 1 năm có 2 lần mưa nhiều, thường rơi vào các tháng mặt trời lên thiên
    đỉnh (tháng 3 và 9).
    Ở ranh giới phía bắc và phía nam của đới, hai thời kì mưa lớn chập lại gần
    nhau. Mưa do hoạt động đối lưu nên thường là mưa rào và dông. Lượng mưa trung
    bình >1200mm/năm, độ ẩm rất cao do lượng mưa > lượng bốc hơi.
    2. Đới khí hậu cận xích đạo (đới gió mùa xích đạo)

Bao gồm 2 đới bắc và nam, bao quanh lấy đới xích đạo, nối với nhau ở phía
đông. Giới hạn phía bắc lên đến vĩ tuyến 17-18 0 B, còn phía nam là vĩ tuyến 19-
200 N ngang với cửa sông Dămbebơ. Như vậy giới hạn phía bắc và phía nam của 2
đới này trùng với vị trí của front nhiệt đới về mùa hè của mỗi bán cầu.
Ở mỗi đới, trong năm có sự thay thế của các khối khí và hướng gió thay đổi
theo mùa rõ rệt. Về mùa hè chịu ảnh hưởng của khối khí xích đạo với gió mùa từ
xích đạo thổi về, thời tiết nóng và ẩm, nhiệt độ cao, mưa nhiều. Mùa đông chịu ảnh
hưởng của khối khí nhiệt đới lục địa, gió mậu dịch nên thời tiết khô và hơi nóng.
Ở mỗi đới, thời gian mưa và lượng mưa trung bình năm giảm dần từ các vĩ
độ thấp đến các vĩ độ cao và từ duyên hải vào sâu trong nội địa. Ví dụ trong đới khí
hậu gió mùa ở Bắc Phi, khu vực xích đạo thời gian mưa 9-10 tháng/năm, lượng
mưa 1500mm; ở khu vực tiếp giáp với đới khí hậu nhiệt đới, thời gian mưa chỉ còn
2-3 tháng/năm và lượng mưa <300mm. Đối với đới khí hậu gió mùa xích đạo ở Bắc Phi về nhiệt độ mùa hạ nóng hơn vùng xích đạo, mùa đông tuy có mát hơn nhưng nhiệt độ trung bình tháng I vẫn >20 0 C. Thời kì nóng nhất rơi vào các tháng trước mùa mưa (thường là cuối
mùa xuân) (Nguyên nhân là trước mùa mưa, Mặt trời đã bắt đầu lên thiên đỉnh
nhưng chưa có mưa, không khí còn khô nên toàn bộ nhiệt mặt trời chi cho việc sưởi
nóng không khí. Do đó nhiệt độ lúc này tăng lên rất nhanh. Sau đó khi mùa mưa
bắt đầu, độ ẩm không khí đã cao, một phần nhiệt mặt trời chi cho bốc hơi nên làm
cho nhiệt độ không khí giảm xuống).
Đối với đới khí hậu gió mùa xích đạo Nam Phi, về nhiệt độ thấp hơn, độ ẩm
phân bố tương đối đều trong năm mà nguyên nhân chính là do độ cao của lãnh thổ
lớn hơn và ảnh hưởng của các đại dương mạnh hơn so với đới gió mùa xích đạo
Bắc Phi.
3. Đới khí hậu nhiệt đới
Gồm 2 đới Bắc và Nam. Vị trí của các đới đều nằm trong phạm vi giữa các
front ôn đới về mùa đông và front nhiệt đới về mùa hè của mỗi bán cầu. Trong các

  • Khí hậu nhiệt đới khô: chiếm một dải hẹp dọc theo bờ phía tây Nam Phi.
    Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh Benghêla, gió mậu dịch tây nam từ biển vào, khi
    đi qua dòng lạnh hơi nước bị ngưng tụ và mưa ngay trên mặt biển; khi vào tới lục
    địa trở nên khô, không gây mưa. Mặt khác do ảnh hưởng của dòng lạnh, không khí
    các vùng ven bờ thường xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt, hoạt động đối lưu bị ngưng
    trệ nên mưa rất hiếm, mặc dù độ ẩm không khí nhiều lúc rất cao, thậm chí có lúc
    còn có sương mù dày. Về mùa hạ mát, còn mùa đông lạnh. Lượng mưa trung bình
    năm ít khi vựơt quá 100mm trong đó có nhiều nơi chỉ vài chục mm/năm.
    4. Đới khí hậu cận nhiệt
    Cũng bao gồm 2 đới chiếm hai dải hẹp ở rìa phía bắc và phía nam của lục
    địa. Trong các đới này về mùa hè thống trị không khí nhiệt đới lục địa và áp cao
    cận nhiệt, thời tiết ổn định, khô, nóng và không có mưa. Về mùa đông trái lại thống
    trị không khí ôn đới ẩm, gió tây và hoạt động của khí xoáy trên front ôn đới, thời
    tiết ấm, ẩm ướt thường có gió mạnh và mưa khá nhiều. Lượng mưa trung bình năm
    từ 500-700mm. Tuy nhiên có sự khác nhau giữa hai đới ở Bắc và Nam Phi. Đới cận
    nhiệt Bắc Phi do nằm cạnh hoang mạc Xahara nên về mùa hè nóng và khô hơn còn
    đới cận nhiệt Nam Phi do lãnh thổ thu hẹp, 3 mặt tiếp giáp với đại dương nên khí
    hậu điều hoà hơn: mùa hè nói chung ẩm và mát, còn mùa đông ấm và ẩm. Phía
    đông nam do ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió mùa hè nên có mưa rơi đều
    trong năm.
    Tóm lại:
  • Khí hậu của lục địa Phi thuộc loại nóng nhất địa cầu bởi vì gần toàn bộ lục
    địa nằm trong vòng đai nóng và hàng năm nhận được lượng bức xạ mặt trời cao so
    với các lục địa khác.
  • Phần lớn lãnh thổ có khí hậu lục địa gay gắt: có nhiều vùng rộng lượng
    mưa rất ít, mùa hè nóng và khô, mùa đông khô và hơi lạnh, biên độ nhiệt giữa 2
    mùa lớn. Vì vậy lục địa Phi là nơi có diện tích hoang mạc nhiệt đới lớn nhất địa cầu

trong đó hoang mạc Sahara là hoang mạc lớn nhất địa cầu với diện tích quy hoạnh > 9 triệu km 2 chiếm gần 1/3 diện tích quy hoạnh lục địa Phi .

III. SÔNG NGÒI VÀ HỒ

A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Các đặc điểm về địa hình, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống sông
ngòi và hồ trên lục địa.
1. Mạng lưới sông ngòi của lục địa Phi phân bố không đều
Phân tích các bản đồ phân bố mưa và bản đồ khả năng bốc hơi trên lục địa
cho thấy rằng: lượng mưa hàng năm trên lục địa không nhiều nhưng khả năng bốc
hơi lai rất lớn, vì thế lớp dòng chảy trung bình trên toàn lục địa rất thấp, chỉ
180mm, cao hơn lục địa Ôxtrâylia một chút. Mặt khác sự phân bố mưa không đều:

  • Những vùng có mưa nhiều như sơn nguyên Ghinê Thượng, Ghinê hạ và
    bồn địa Cônggô thì mạng lưới sông rất dày đặc; trái lại
  • Những vùng khô hạn như Sahara, Calahari thì mạng lưới sông ngòi rất ít.
  • Các khu vực không có dòng chảy hoặc dòng chảy không ra tới đại dương
    (gọi là lưu vực nội lưu) chiếm khoảng 9 triệu km 2 gần bằng 1/3 diện tích lục địa.
    2. Do nằm trong miền khí hậu nóng nên nguồn cung cấp nước cho các sông
    chủ yếu là mưa và một phần do nước ngầm bởi vậy chế độ sông phụ thuộc
    chặt chẽ vào chế độ mưa.

    Các sông của lục địa Phi được chia thành các kiểu sau đây:
  • Các sông thuộc miền xích đạo: Đặc điểm là có nhiều nước và đầy nước
    quanh năm, nhưng có 2 thời kì nước tương đối lớn trong năm là xuân hè và thu
    đông phù hợp với 2 thời kì mưa lớn (sông Cônggô).
  • Các sông thuộc miền gió mùa xích đạo hoặc cận xích đạo: có nước quanh
    năm nhưng có một thời kì nước lớn và hè thu và một thời kì nước cạn vào đông
    xuân (sông Nigiê, Dămbeji, thượng lưu sông Nin).
  • Các sông thuộc miền nhiệt đới khô: thường bị khô hạn, chỉ có nước trong
    lúc có mưa bất thườngvà tồn tại trong một thời gian ngắn.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Trái Đất