Làm việc trong các công ty, tập đoàn lớn đem lại nhiều lợi ích và sự ổn định cho mỗi cá nhân, tuy nhiên đây cũng chính là hạn chế...
1 Một số khái niệm cơ bản về thu hút và duy trì nguồn nhân lực trong doanh – Tài liệu text
5
Nguồn nhân lực nằm ngay trong bản thân con người, đó cũng là sự khác nhau cơ
bản giữa nguồn lực con người và các nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực
được hiểu là tổng thể nguồn lực của từng cá nhân. Với tư cách là một nguồn lực của
quá trình phát triển, nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra
của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng
nhất định tại một thời điểm nhất định.
Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng, có tính chất quyết định đến sự thành
bại của tổ chức. Bất kể một tổ chức nào dù mạnh hay yếu thì yếu tố con người vẫn là
yếu tố đầu tiên và cơ bản nhất. Trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các thay đổi là
cần thiết trong lực lượng lao động của mỗi quốc gia nhằm định hướng, giúp cho các
nhà hoạch định chính sách, các doanh nhân thấy được và định hướng sự phát triển
nguồn nhân lực của mình và từ đó đáp ứng các cơ hội và thách thức do hội nhập quốc
tế mang lại.
Theo giáo trình kinh tế nguồn nhân lực của trường Đại học Kinh tế Quốc dân
do PGS.TS. Trần Xuân Cầu chủ biên, in năm 2008:
“Nguồn nhân lực là nguồn lực con người có khả năng sáng tạo ra của cải
vật chất và tinh thần cho xã hội được biểu hiện ra là số lượng và chất lượng nhất
định tại một thời điểm nhất định”. “Nguồn nhân lực là một phạm trù dùng để chỉ
sức mạnh tiềm ẩn của dân cư, khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của
cải vật chất và tinh thần cho xã hội trong hiện tại cũng như trong tương lai. Sức
mạnh và khả năng đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và cơ cấu dân
số, nhất là số lượng và chất lượng con người có đủ điều kiện tham gia vào nền sản
xuất xã hội”.
Theo giáo trình Quản trị nhân lực, đại học kinh tế quốc dân do Ths. Nguyễn
Vân Điềm và PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân chủ biên (2010) thì khái niệm này được
hiểu như sau:
“Nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm
việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà
6
nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực”.
Với những phân tích trên, nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực của toàn
bộ cán bộ công nhân viên lao động trong tổ chức, gồm cả thể lực, trí lực, cả nguồn
lực hiện hữu và nguồn lực tiềm năng. Các nguồn lực này đặt trong mối quan hệ phối
kết hợp với nhau, và sự bổ trợ những khác biệt trong nguồn lực từng người thành
nguồn nhân lực của tổ chức.
Thu hút nguồn nhân lực là một khâu quan trọng của Quản trị nhân lực
trong doanh nghiệp nhằm tìm kiếm những người có năng lực trình độ, đáp ứng được
yêu cầu công việc từ lực lượng lao động trong xã hội vào làm việc cho tổ chức.
Do nhiều yếu tố ảnh hưởng như điều kiện kinh tế xã hội, nhu cầu thu nhập,
điều kiện cư trú, môi trường làm việc,… mà người lao động thay đổi nơi làm việc,
chuyển từ tổ chức này sang tổ chức khác, hay địa phương này sang địa phương
khác. Và việc người lao động lựa chọn tổ chức này, không chọn tổ chức kia chính là
vì tổ chức đó đã tạo được sức hút đối với họ.
Ta hiểu “Thu hút” là tạo nên sức hấp dẫn, tạo ấn tượng tích cực để người
khác quan tâm và dồn sự chú ý vào. Như vậy thu hút nhân lực là việc doanh nghiệp
thực hiện các hoạt động nhằm lôi cuốn người lao động quan tâm và chú ý đến
doanh nghiệp. Tạo sức hút cho doanh nghiệp trên thị trường lao động trong ngành
để người lao động thấy đó điểm đến lý tưởng cho cơ hội nghề nghiệp của mình.
Trong thu hút nguồn nhân lực chính là hoạt động quảng bá, nâng cao uy tín
doanh nghiệp trên thị trường, nhưng rõ hơn, hiệu quả thu hút NNL thể hiện ở quá trình
và kết quả tuyển dụng của doanh nghiệp, thể hiện qua việc tuyển chọn được lao động
đáp ứng yêu cầu công việc và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Tuyển dụng: Là việc tuyển mộ, sàng lọc và lựa chọn ứng viên phù hợp với
vị trí cần tuyển, đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chất lượng, thực hiện được
mục tiêu của doanh nghiệp.
7
Thu hút nguồn nhân lực quan trọng nhưng việc duy trì họ với doanh nghiệp
cũng quan trọng không kém.
Để có thể duy trì nguồn nhân lực, hay tức là duy trì sự gắn bó của người
lao động với doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tạo được sự yêu mến của họ đối với
tổ chức, cho họ thấy được vai trò và tầm quan trọng của họ đối với sự phát triển của
tổ chức này, mang đến một niềm tin về hiện tại và tương lai tốt đẹp của bản thân họ
khi gắn bó lâu dài ở đây hay còn nhiều vấn đề khác nữa nhưng đều nhằm mục đích
củng cố niềm tin, tạo dựng một tình cảm gắn bó, trung thành với tổ chức.
Duy trì nguồn nhân lực chính là việc doanh nghiệp sử dụng mọi biện pháp để
gìn giữ nhân viên tiếp tục ở lại làm việc cho doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu
nhân lực trước mắt cũng như mục tiêu phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Duy trì
nhân lực hiệu quả là một trong những điều kiện quyết định để tổ chức có thể đứng
vững và thắng lợi trong môi trường cạnh tranh hiện nay.
1.2 Vai trò của thu hút và duy trì nguồn nhân lực đối với doanh nghiệp
1.2.1 Mối quan hệ giữa thu hút và duy trì nhân lực trong doanh
nghiệp
Vai trò của nguồn lực con người là một yếu tố quan trọng không thể phủ
nhận đối với sự thành công của tổ chức. Điều này đã, đang và sẽ tiếp tục được
khẳng định qua thực tế cũng như các kết quả nghiên cứu có liên quan. Để doanh
nghiệp làm chủ được nguồn lực quan trọng này, thu hút và duy trì nhân lực hiệu quả
chính là những biện pháp cho vấn đề trên.
Theo như khái niệm về thu hút và duy trì nhân lực đã được đề cập, thu hút
và duy trì là hai hoạt động khác nhau, tuy nhiên chúng lại có mối quan hệ mật
thiết và có thể song hành cùng nhau trong việc đảm bảo nguồn nhân lực tối ưu
cho doanh nghiệp.
Thật vậy, khi hoạt động thu hút nhân lực của doanh nghiệp thực hiện tốt,
điều đó mang lại hiệu quả cho công tác tuyển mộ ứng viên. Hoạt động thu hút đã lôi
8
kéo nhiều ứng viên tham gia, nên quá trình tuyển chọn, sàng lọc sẽ phải trải qua
nhiều bước hơn để chọn được ứng viên tốt nhất. Các ứng viên phải thể hiện tốt năng
lực và phẩm chất nổi trội của mình cho vị trí ứng tuyển. Điều này mang lại niềm tự
hào cho những nhân viên khi vượt qua được các vòng thi tuyển, vượt qua nhiều ứng
viên khác để được ghi danh vào công ty, mang lại niềm tự hào cho chính những ứng
viên này và góp phần giúp cho công tác duy trì họ trong doanh nghiệp thuận lợi và
hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, hoạt động duy trì nguồn nhân lực mang lại kết quả tốt sẽ càng
thúc đẩy hoạt động thu hút mang lại hiệu quả thiết thực hơn. Khi nhân viên làm việc
và gắn bó lâu dài với tổ chức sẽ làm tăng uy tín, thương hiệu cho doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, khi họ đã tìm thấy một nơi làm việc tốt để gắn bó, họ sẵn sàng giới thiệu
cho bạn bè và người quen biết đến công ty. Chính điều này càng làm tăng hiệu quả
thu hút nhân lực.
Thu hút và duy trì nguồn nhân lực là hai mảng hoạt động nhưng thường chịu
chung những nhân tố tác động, bởi chúng đều có liên quan trực tiếp đến tâm lý người
lao động. Sự tin tưởng, hài lòng hay được thỏa mãn của người lao động chính là lý do
để thu hút họ, nhưng cũng là vấn đề ảnh hưởng đến sự ra đi hay ở lại của họ đối với
tổ chức.
Chính vì vậy, thu hút và duy trì nguồn nhân lực trong tổ chức là hai hoạt
động có thể tiến hành cùng nhau nhằm góp phần quan trọng trong việc mang lại
nguồn nhân lực tốt cho doanh nghiệp.
1.2.2 Vai trò của thu hút và duy trì nguồn nhân lực đối với doanh
nghiệp
Thu hút và duy trì nguồn nhân lực là hoạt động quan trọng trong công tác
quản trị nhân lực của tổ chức.
Thu hút và duy trì NNL có vai trò đảm bảo nguồn lực thực hiện các hoạt
động kinh doanh sản xuất của công ty. Một doanh nghiệp muốn tồn tại và liên tục
phát triển, muốn đáp ứng được các yêu cầu về sản xuất kinh doanh, tất nhiên đồng
Xem thêm: Tiếng Hàn Quốc – Wikipedia tiếng Việt
Xem thêm: Tiếng Anh – Wikipedia tiếng Việt
Source: https://vh2.com.vn
Category : Startup