Networks Business Online Việt Nam & International VH2

KHAI THÁC DẦU KHÍ: LỢI ÍCH VÀ HẬU QUẢ – Tài liệu text

Đăng ngày 20 September, 2022 bởi admin
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản vừa đủ của tài liệu tại đây ( 792.56 KB, 53 trang )

Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ tính riêng trữ lượng

dầu khí ngoài khơi miền nam Việt Nam có thể chiếm 25% trữ

lượng dầu dưới đáy biển Đông.

Có thể khai thác từ 30-40 ngàn thùng/ngày (mỗi thùng 159

lít) khoảng 20 triệu tấn/năm. Đây là nguồn năng lượng chính

đảm bảo cho sự phát triển của nước ta.

Theo kết quả thăm dò và thẩm định trữ lượng của

Petrovietnam thì vùng biển Việt Nam có 524 triệu m3 dầu và

730 tỉ m3 khí.

Chất lượng dầu khí ở các mỏ của nước ta được xếp vào loại

khá tốt, chủ yếu là dầu thuộc loại nhẹ. Trong đó:

– Bể sông Hồng có trữ lượng 400 triệu m3 dầu quy đổi, bao

gồm các mỏ đang khai thác như mỏ Bạch Hổ, Rồng, Rạng

Đông, Hồng Ngọc, Sư tử Đen- Sư tử Vàng…

– Bể Phú Khánh có trữ lượng 500 triệu m3 dầu quy đổi;

– Bế Cửu Long có trữ lượng 800 triệu m3 dầu quy đổi;

Bể Nam Côn Sơn với trữ lượng 900 triệu m3 dầu quy đổi, là bể

có cả dầu lẫn khí. Các mỏ đang đang khai thác là: Đại Hùng và

mỏ khí Lan Tây-Lan Đỏ và một số mỏ khí khác;

Bể Malay-Thổ Châu phát hiện cả dầu và khí trong đó các mỏ

dầu – khí: Bunga Kekwa – Cái Nước, Bunga Raya, Bunga

Seroja ở vùng chồng lấn giữa Việt Nam và Malaysia đang được

khai thác. Bể này có trữ lượng 600 triệu m3 dầu quy đổi.

Hoạt động khai thác dầu khí Việt Nam chủ yếu tập trung tại

vịnh Bắc Bộ, vùng cửa Vịnh Bắc bộ, vùng biển Tây Nam, vịnh

Thái Lan.

Dầu khí đã trở thành một trong những ngành mang lại nhiều

ngoại tệ bậc nhất của nước ta.

Với sản lượng 362.000 thùng/ngày, Việt Nam là một trong

những nước có sản lượng dầu dẫn đầu trong khu vực Châu ÁThái Bình Dương sau Trung Quốc (3.836.000 thùng/ngày),

Indonesia (1.100.000 thùng/ngày), Ấn Độ (874.000

thùng/ngày), Malaysia (723.000 thùng/ngày) và Australia

(555.000 thùng/ngày).

Tổng doanh thu ngành dầu khí đạt mức 264,02 nghìn tỷ đồng,

chiếm 15% GDP cả nước; nộp NSNN hơn 91 nghìn tỷ đồng

(2009).

Bên cạnh những lợi ích mà khai thác dầu khí đạt được, hệ quả

ô nhiễm môi trường biển từ việc khai thác dầu cũng là vấn đề

đáng lo ngại hiện nay.

Từ năm 1987 đến năm 2008, có hơn 90 vụ tràn dầu trên vùng

biển qua 20 tỉnh từ đảo Bạch Long Vĩ xuống tới Cà Mau, gây

tổn thất lớn về sinh thái và kinh tế xã hội

Dò rĩ dầu từ các giàn khoan cũng góp phần làm cho môi trường

biển ngày càng xấu đi. Đặc biệt khu vực miền Trung, cứ 3-4

tháng hàng năm lại xuất hiện dầu tràn không rõ nguyên nhân.

Các tàu chở dầu làm thoát ra biển tới 0,7% tải trọng của chúng

trong quá trình vận chuyển thông thường.Lượng dầu này sẽ

theo chiều gió tấp vào bờ biển Việt Nam.

Chính những vết dầu loang này đã gây ô nhiễm nghiêm trọng

vùng biển ven bờ gây chết hàng lọat các sinh vật nổi. các hệ

sinh thái biển như san hô, rừng ngập mặn… bị suy thóai gây

ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính đa dạng sinh học biển, làm

giảm, kéo theo hàng lọat giảm trữ lượng sinh vật biển, tăng

chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển… Ngòai ra, nó

cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống kinh tế của cư

dân ven các vùng biển.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Startup