Networks Business Online Việt Nam & International VH2

giáo trình xã hội học đại cương – Tài liệu text

Đăng ngày 20 August, 2022 bởi admin

giáo trình xã hội học đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 187 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn
Bộ môn Xã hội học

Bài giảng môn học:

Xã hội học đại cương
Mã số môn học: XH 028

CBGD: Trần Thị Phụng Hà, Dr.

Năm 2014

Tà i l i ệ u X H H ở T T h ọ c li ệ u, Đ H C T
Tên tài liệu

Danh mục
thư viện

Bruce J.Cohen, Terri L.Orbuch, 1995, Xã hội học nhập môn, Nguyễn Minh Hòa dịch,
NXB. Giáo dục, 220 tr.

301 C678

Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, 2001. Phương pháp nghiên cứu xã hội học. NXB
Đại học quốc gia Hà Nội.

BM. XHH

Kathy S. Stolley, 2005. The basics of Sociology. Greenwood Press.

Bm.XHH

Nguyễn Sinh Huy, 2008. Xã hội học đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà nội.

Bm.XHH

Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng (Chủ biên), 2008. Xã hội học. NXB Đại học Quốc gia
Hà Nội.

Bm. XHH

John J.Macionis, Xã hội học, 2004, Trần Nhựt Tân hiệu đính, NXB. Thống kê, 778 tr.

301 M152

Nguyên tác: Sociology, 1987, NXB. Prentice Hall, Toronto, Canada
Lương Văn Úc, 2009, Giáo trình Xã hội học, NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, 294 tr.

301.01 U500

Ngọ Văn Nhân, 2007, Tập bài giảng Xã hội học, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB.
Công an Nhân dân, 363 tr.

301 Nh121

Nguyễn Sinh Huy, 2008, Xã hội học đại cương, NXB. Đại học Quốc gia Hà nội, 156 tr.

Bm.XHH

Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng (Chủ biên), 2008, Xã hội học, NXB. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 326 tr.

Bm.XHH

Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, 2001, NXB.
Đại học quốc gia Hà Nội, 435 tr.

301.07
Qu605

Richard T. Schaefer, 2003, Xã hội học (8th edd.), Huỳnh Văn Thanh dịch, NXB. Thống kê,
759 tr.

301 S294

Richard T. Schaefer, 2005, Sociology, Mc Graw Hill, New York, 630 page.

301 S294

Tạ Minh (Chủ biên), Trần Tuấn Phát, 2001, Nhập môn xã hội học, NXB. Thành phố Hồ
Chí Minh, 192 tr.

301 M312

Trần Thị Kim Xuyến (Chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Xoan, Nhập môn xã hội học, 2002,
NXB. Đại học quốc gia Hà Nội, 354 tr.

301 X527

Vũ Quang Hà (Chủ biên), Nguyễn Thị Hồng Xoan, Xã hội học đại cương, 2003, NXB.
Đại học quốc gia Hà Nội, 565 tr.

301 H100

Warren Kidd, Mark Kirby, John Barter, Tanya Hope, Alison Kirton, Nick Madry, Paul
Manning, Karen Triggs, and Francine Koubel, 2006, Những bài giảng về xã hội
học, Nguyễn Kiên Trường dịch, NXB. Thống kê, 839 tr.

301 Nh556

Wikipedia: http://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A3_h%E1%BB%99i_h%E1%BB%8Dc

ĐH Nông Nghiệp
http://luathoc.cafeluat.com/showthread.php/59258-Bai-giang-Xa-hoi-hoc-dai-cuong-Tap-the-tacgia-DH-Nong-Nghiep
Diễn đàn ĐH Luật: http://luathoc.cafeluat.com/forumdisplay.php/20-Nhap-mon-xa-hoi-hoc
Tailieu.VN:
http://tailieu.vn/tim-kiem/tai-lieu/x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20h%E1%BB%8Dc.html

Tập bài giảng này được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, dùng làm tài
liệu cho SV học tập. SV có thể sử dụng tập tài liệu này phối hợp với nguồn tài liệu
gốc để tham khảo.
Để hoàn chỉnh tập tài liệu, giáo viên sẽ bổ sung vào tập bài giảng nhiều câu hỏi, bài
tập trong và ngoài lớp học. Vì vậy, tập bài giảng này được xem như bản thảo, chỉ lưu
hành nội bộ cho SV theo học môn XHH đại cương ở trường ĐHCT

Đ ề c ư ơ n g c h i t i ế t mô n h ọ c

1. Thông tin môn học
1.1 Tên môn học: XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Sociology)
1.2 Mã môn học: XH028
1.3 Bộ môn/Khoa quản lý: Bộ môn Xã hội học, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn
1.4 Nhóm môn học: đại cương
1.5 Tính chất môn học: bắt buộc
1.6 Bố trí giảng dạy: năm thứ 1 và 2
1.7 Số tiết giảng dạy: Tổng số: 30 Lý thuyết: 30 Thực hành: bài tập nhóm
1.8 Tổng số chương: 9

2. Mục tiêu môn học
Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về xã hội học: lịch sử hình thành và phát triển của
xã hội học, đối tượng chức năng của xã hội học, các khái niệm, và phạm trù xã hội học, xã hội
học chuyên ngành và các phương pháp nghiên cứu xã hội học.
Sinh viên nắm vững các khái niệm cơ bản, những luận điểm cơ bản của các lối tiếp cận xã hội
học nhận thức,
Sinh viên có thể vận dụng lý thuyết để lí giải một số hiện tượng, sự kiện xã hội
Sinh viên có thể chọn một vấn đề xã hội để phân tích, đánh giá và đưa ra ý kiến cá nhân về vấn
đề đã chọn.

3. Nội dung giảng dạy

Chương 1: Giới thiệu môn học
– Biết được hoàn cảnh lịch sử cho ra đời của môn học; một số đóng góp của các nhà
Mục tiêu
sáng tạo ra XHH
– Biết được đối tượng nghiên cứu của XHH, ý nghĩa của nghiên cứu XHH
Nội dung

Khái quát sự hình thành và phát triển XHH
Đối tượng nghiên cứu XHH

Tài liệu

Phan Trọng Ngọ 1997. Xã hội học đại cương, NXB Chính trị quốc gia.

Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng 2001. Xã hội học. NXB ĐHQG Hà nội. Trang 5-94;
Tạ Minh, Lê Văn Bửu, Trần Tuấn Phát. 2003. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản
Thống kê. Trang 9-34

i

Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan. 2002. Nhập môn xã hội học. Nhà
xuất bản Thống kê. Trang 9-22, 38-64, 125-132
– Thanh Lê. 2000. Xã hội học đại cương. Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp Hồ Chí
Minh. Trang 9-38
– Thanh Lê. 2004. Những khái niệm cơ bản của xã hội học. Nhà xuất bản Khoa học
Xã hội. Trang 39-57
Chương 2: Cơ cấu xã hội
Mục tiêu
Khái niệm một số thuật ngữ XHH, các phạm trù quan trọng của XHH

Nội dung
Xã hội và tổ chức xã hội
Cơ cấu xã hội
Tài liệu

Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng 2001. Xã hội học. NXB ĐHQG Hà nội. Trang 129241
Ngọ Văn Nhân, 2007, Tập bài giảng Xã hội học, Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB. Công an Nhân dân. Trang 49-84
Vũ Minh Tâm và các tác giả. 2001. Xã hội học. Nhà xuất bản giáo dục. Trang 87124
Tạ Minh, Lê Văn Bửu, Trần Tuấn Phát. 2003. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản
Thống kê. Trang 35-48
Thanh Lê. 2000. Xã hội học đại cương. Nhà xuất bản đại học quốc gia Tp Hồ Chí
Minh. Trang 105-134
Nguyễn Đình Tấn. 2003. Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. Nhà xuất bản lý luận
chính trị. Trang 37-67; 87-124; 175-205

Chương 3

– Hành động xã hội và tương tác xã hội
Chương 4
– Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội
Chương 5
– Văn hóa và lối sống
Chương 6
– Xã hội hóa
Chương 7
– Biến đổi xã hội
Chương 8: Xã hội học chuyên đề

– Tống Văn Chung. 2001. Xã hội học nông thôn. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà
Nội. Trang 113-179; 336-399
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu XHH
Mục tiêu

Nắm vững các phương pháp, kỹ thuật nghiên cứu 1 vấn đề xã hội để có thể tự triển khai
nghiên cứu (xây dựng đề cương, lập kế hoạch, xử lý số liệu…, viết báo cáo khoa học)

Nội dung

Khoa học và nghiên cứu khoa học
Phương pháp khoa học
Vấn đề nghiên cứu khoa học
Thu thập tài liệu
Thu thập thông tin bằng phương pháp phỏng vấn
Xây dựng bảng hỏi
Chọn mẫu

ii

Tài liệu

Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng 2001. Xã hội học. NXB ĐHQG Hà nội. Trang 95129
Ngọ Văn Nhân, 2007, Tập bài giảng Xã hội học, Trường Đại học Luật Hà Nội,
NXB. Công an Nhân dân. Trang 83-132
Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan. 2002. Nhập môn xã hội học. Nhà
xuất bản Thống kê. Trang 279-348

iii

N ộ i d un g
Tài liệu XHH ở TT học liệu, ĐHCT ……………………………………………………………………………. 2
Đề cương chi tiết môn học…………………………………………………………………………………………… i
1. Thông tin môn học …………………………………………………………………………………………….. i
2. Mục tiêu môn học ………………………………………………………………………………………………. i
3. Nội dung giảng dạy ……………………………………………………………………………………………. i
Chương 1: Tổng quan về xã hội học ……………………………………………………………………………. 1
1.1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ……………………… 1
1.1.1 Bối cảnh Kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn ……………………………………………….. 1
1.1.2 Bối cảnh Chính trị xã hội và tư tưởng………………………………………………………….. 2
1.1.3 Bối cảnh về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ………………………………………… 3
1.2 KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC ……………………………………………………………………………. 4
1.3 ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ SÁNG LẬP RA XÃ HỘI HỌC ……………………………… 5
1.3.1 Auguste Comte (1798-1857) ……………………………………………………………………… 5
1.3.2 Herbert Spencer (1820 – 1903) …………………………………………………………………..10
1.3.3 Karl Marx (1818 – 1883) …………………………………………………………………………..15
1.3.4 Emile Durkheim (1858 – 1917) ………………………………………………………………….18
1.3.5 Max Weber (1864 – 1920) …………………………………………………………………………21
1.3.6 Các lý thuyết xã hội học chủ yếu ………………………………………………………………..26
1.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC …………………………………………….28
1.4.1 Đặc điểm của tri thức xã hội học ………………………………………………………………..29
1.4.2 Đối tượng nghiên cứu của xã hội học ………………………………………………………….31
1.5 MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC …………………………..32
1.5.1 Xã hội học và triết học ……………………………………………………………………………..32
1.5.2 Xã hội học và tâm lý ………………………………………………………………………………..33
1.5.3 Xã hội học và kinh tế học ………………………………………………………………………….33

1.5.4 Xã hội học và nhân chủng học …………………………………………………………………..34
1.6 CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC ………………………………………………………………….34
1.6.1 Chức năng nhận thức: ………………………………………………………………………………34
1.6.3 Chức năng tư tưởng. ………………………………………………………………………………..35
1.7 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC Ở VIỆT NAM ………………………………………..35
Chương 2: Cơ cấu xã hội …………………………………………………………………………………………..37
2.1 KHÁI NIỆM CƠ CẤU XÃ HỘI ………………………………………………………………………37
2.1.1 Khái niệm cơ cấu xã hội……………………………………………………………………………37
2.1.2 Các phân hệ cơ cấu xã hội cơ bản……………………………………………………………….37
2.1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu cơ cấu xã hội …………………………………………………..40
2.2 VỊ THẾ XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI ………………………………………………………….41
2.2.1 Vị thế xã hội …………………………………………………………………………………………..41
2.2.2 Vai trò xã hội ………………………………………………………………………………………….42
2.2.3 Quan hệ giữa vị thế xã hội và vai trò xã hội …………………………………………………44
2.3 BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI ……………………………………………………………………………44
iv

2.3.1 Bình đẳng xã hội ……………………………………………………………………………………. 44
2.3.2 Bất bình đẳng xã hội……………………………………………………………………………….. 45
2.4 PHÂN TẦNG XÃ HỘI …………………………………………………………………………………. 47
2.4.1 Khái niệm: ……………………………………………………………………………………………. 47
2.4.2 Các hệ thống phân tầng xã hội ………………………………………………………………….. 48
2.4.3 Một số lý thuyết về bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội ………………………… 49
2.5 CƠ ĐỘNG XÃ HỘI ……………………………………………………………………………………… 58
2.5.1 Khái niệm …………………………………………………………………………………………….. 58
2.5.2 Phân loại cơ động xã hội …………………………………………………………………………. 58
2.5.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ động xã hội …………………………………………….. 59
Chương 3: Hành động xã hội và tương tác xã hội ……………………………………………………….. 63
3.1 HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI ………………………………………………………………………………… 63

3.1.1 Khái niệm hành động xã hội: ……………………………………………………………………. 63
3.1.2 Thành phần của hành động xã hội …………………………………………………………….. 64
3.1.3 Kết quả hành động và hậu quả không chủ định ……………………………………………. 65
3.1.4 Phân loại hành động xã hội………………………………………………………………………. 65
3.2 TƯƠNG TÁC XÃ HỘI …………………………………………………………………………………. 66
3.2.1 Khái niệm tương tác xã hội………………………………………………………………………. 66
3.2.2 Đặc điểm của tương tác xã hội………………………………………………………………….. 67
3.2.3 Phân loại tương tác xã hội ……………………………………………………………………….. 67
3.2.4 Một số lí thuyết xã hội học và tương tác xã hội……………………………………………. 67
3.3 QUAN HỆ XÃ HỘI ……………………………………………………………………………………… 69
3.3.1 Khái niệm quan hệ xã hội ………………………………………………………………………… 69
3.3.2 Chủ thể quan hệ xã hội ……………………………………………………………………………. 69
3.3.3 Phân loại quan hệ xã hội………………………………………………………………………….. 69
Chương 4: Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội …………………………………………………………….. 71
4.1 NHÓM XÃ HỘI…………………………………………………………………………………………… 71
4.1.1 Khái niệm …………………………………………………………………………………………….. 71
4.1.2 Những đặc trưng cơ bản của nhóm ……………………………………………………………. 71
4.1.3 Phân loại nhóm ……………………………………………………………………………………… 72
4.2 CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI ………………………………………………………………………………… 73
4.2.1 Khái niệm: ……………………………………………………………………………………………. 73
4.2.2 Đặc trưng của cộng đồng xã hội ……………………………………………………………….. 74
4.2.3 Phân loại cộng đồng xã hội………………………………………………………………………. 74
4.2.4 Phạm vi nghiên cứu cộng đồng xã hội của xã hội học …………………………………… 74
4.3 TỔ CHỨC XÃ HỘI ……………………………………………………………………………………… 75
4.3.1 Khái niệm …………………………………………………………………………………………….. 75
4.3.2 Phân loại ………………………………………………………………………………………………. 76
4.3.3 Một số dạng của tổ chức xã hội ………………………………………………………………… 77
4.4 THIẾT CHẾ XÃ HỘI……………………………………………………………………………………. 79
4.4.1 Khái niệm …………………………………………………………………………………………….. 79
4.4.2 Đặc điểm của thiết chế xã hội …………………………………………………………………… 80

4.4.3 Chức năng của thiết chế xã hội …………………………………………………………………. 80
v

4.4.4 Các loại thiết chế xã hội cơ bản: …………………………………………………………………81
4.4.5 Một số quan niệm về thiết chế xã hội: …………………………………………………………81
Chương 5: Văn hóa và lối sống …………………………………………………………………………………..83
5.1 KHÁI NIỆM VĂN HOÁ ………………………………………………………………………………..83
5.2 LOẠI HÌNH VĂN HOÁ …………………………………………………………………………………84
5.2.1 Văn hoá vật chất (văn hoá vật thể) ……………………………………………………………..84
5.2.2 Văn hoá tinh thần (văn hoá phi vật thể) ……………………………………………………….84
5.3 CƠ CẤU VĂN HOÁ ……………………………………………………………………………………..85
5.3.1 Chân lý ………………………………………………………………………………………………….85
5.3.2 Giá trị ……………………………………………………………………………………………………85
5.3.3 Mục tiêu ………………………………………………………………………………………………..86
5.3.4 Chuẩn mực …………………………………………………………………………………………….87
5.3.5 Biểu tượng ……………………………………………………………………………………………..88
5.3.6 Ngôn ngữ ……………………………………………………………………………………………….89
5.4 CHỨC NĂNG CỦA VĂN HOÁ………………………………………………………………………89
5.5 LỐI SỐNG VÀ VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG CÓ VĂN HOÁ…………………………..89
5.5.1 Khái niệm lối sống …………………………………………………………………………………..89
5.5.2 Phân loại lối sống…………………………………………………………………………………….90
5.5.3 Những vấn đề nghiên cứu chủ yếu về lối sống: …………………………………………….91
5.5.4 Những phương thức hình thành lối sống có văn hoá: ……………………………………..91
Chương 6: Xã hội hóa ……………………………………………………………………………………………….95
6.1 KHÁI NIỆM …………………………………………………………………………………………………95
6.2 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HOÁ ………………………………………..96
6.2.1 Phân đoạn quá trình xã hội hóa của G.Mead ( Nhà xã hội học người Mỹ) …………96
6.2.2 Phân đoạn quá trình xã hội hóa của G. Andreeva ( nhà xã hội học người Nga) …..97
6.3 MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HOÁ ………………………………………………………………………..98

6.3.1 Môi trường gia đình …………………………………………………………………………………99
6.3.2 Môi trường trường học ……………………………………………………………………………101
6.3.3 Các nhóm thành viên: …………………………………………………………………………….102
6.3.4 Thông tin đại chúng ……………………………………………………………………………….102
Chương 7: Biến đổi xã hội ……………………………………………………………………………………….105
7.1 KHÁI NIỆM BIẾN ĐỔI XÃ HỘI …………………………………………………………………..105
7.1.1 Khái niệm …………………………………………………………………………………………….105
7.1.2 Đặc điểm của biến đổi xã hội …………………………………………………………………..106
7.1.3 Biến đổi xã hội và các khái niệm liên quan…………………………………………………107
7.2 CÁC QUAN ĐIỂM VỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI ……………………………………………………108
7.2.1 Cách tiếp cận theo chu kỳ ……………………………………………………………………….108
7.2.2 Quan điểm tiến hóa ………………………………………………………………………………..108
7.2.3 Quan điểm xung đột ……………………………………………………………………………….109
7.2.4 Những quan điểm hiện đại về biến đổi xã hội ……………………………………………..110
7.3 NHỮNG NHÂN TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI …………………..113
7.3.1 Những nhân tố bên trong…………………………………………………………………………113
7.3.2 Những nhân tố bên ngoài của sự biến đổi …………………………………………………..116
vi

7.3.3 Điều kiện biến đổi xã hội……………………………………………………………………….. 117
Chương 8 : Xã hội học chuyên ngành ………………………………………………………………………. 119
8.1 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN ……………………………………………………………………. 119
8.1.1 Khái niệm nông thôn …………………………………………………………………………….. 120
8.1.2 Đặc trưng của nông thôn ……………………………………………………………………….. 120
8.1.3 Nội dung nghiên cứu của xã hội học nông thôn: ………………………………………… 121
8.2 XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ ……………………………………………………………………………….. 129
8.2.1 Khái niệm đô thị…………………………………………………………………………………… 130
8.2.2 Đặc trưng của đô thị ……………………………………………………………………………… 131
8.2.3 Cấu trúc của đô thị ……………………………………………………………………………….. 131

8.2.4 Sự hình thành và phát triển của đô thị ………………………………………………………. 132
8.2.5 Nội dung chủ yếu của xã hội học đô thị ……………………………………………………. 133
8.2.6 Quá trình đô thị hóa ở Việt nam ……………………………………………………………… 136
8.3 XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH ……………………………………………………………………………. 138
8.3.1 Khái niệm gia đình ……………………………………………………………………………….. 138
8.3.2 Nội dung nghiên cứu của xã hội học gia đình: …………………………………………… 138
Chương 9: Phương pháp nghiên cứu xã hội học ……………………………………………………….. 143
9.1 KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ……………………………………………….. 143
9.1.1 Khoa học …………………………………………………………………………………………….. 143
9.1.2 Nghiên cứu khoa học (NCKH) ……………………………………………………………….. 143
9.2 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ……………………………………………………………. 143
9.3 PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC …………………………………………………………………….. 144
9.3.1 Thế nào là “khái niệm” ………………………………………………………………………….. 144
9.3.2 Phán đoán …………………………………………………………………………………………… 144
9.3.3 Suy luận ……………………………………………………………………………………………… 144
9.3.4 Cấu trúc của phương pháp luận nghiên cứu khoa học …………………………………. 145
9.3.5 Phương pháp khoa học ………………………………………………………………………….. 146
9.4 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ………………………………………………………….. 146
9.4.1 “Vấn đề” nghiên cứu khoa học ……………………………………………………………….. 146
9.4.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ……………………………………………………………. 147
9.4.3 Đặt câu hỏi NC…………………………………………………………………………………….. 148
9.4.4 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu ……………………………………………………………… 149
9.4.5 Cách đặt giả thuyết ……………………………………………………………………………….. 150
9.5 THU THẬP TÀI LIỆU………………………………………………………………………………… 151
9.5.1 Tài liệu ……………………………………………………………………………………………….. 151
9.5.2 Phân loại tài liệu nghiên cứu ………………………………………………………………….. 151
9.5.3 Nguồn thu thập tài liệu ………………………………………………………………………….. 152
9.6 THU THẬP THÔNG TIN BĂNG PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN……………………. 152
9.6.1 Phân loại phỏng vấn ……………………………………………………………………………… 152
9.7 XÂY DỰNG BẢNG HỎI ……………………………………………………………………………. 158

9.7.1 Cấu trúc ……………………………………………………………………………………………… 158
9.7.2 Một số loại câu hỏi ……………………………………………………………………………….. 159
9.7.3 Yêu cầu đối với các câu hỏi trong bảng hỏi ………………………………………………. 162
vii

9.8 CHỌN MẪU ………………………………………………………………………………………………163
9.8.1 Nghiên cứu trường hợp (case study) ………………………………………………………….163
9.8.2 Nghiên cứu chọn mẫu …………………………………………………………………………….163
9.9 QUI CÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC…………………………………………..167
9.9.1 Cách trình bày phần đầu bài báo cáo …………………………………………………………167
9.9.2 Cách trình bày phần chính ……………………………………………………………………….167
9.9.3 Cách trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo …………………………………………………….171
9.9.4 Cách ghi tài liệu tham khảo ……………………………………………………………………..172
9.10
TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC…………………………………………………………173
Tài liệu tham khảo ………………………………………………………………………………………………….175

viii

C h ư ơ ng 1:

T ổ ng q u a n v ề x ã h ộ i h ọ c

1.1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC
Xã hội học xuất hiện ở châu Âu thế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử xã hội. Tính
tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện và tiền đề biến đổi
và nhận thức đời sống xã hội. Các biến động to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và xã
hội châu Âu vào thế kỷ XVIII và nhất là thế kỷ XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn

mới đối với nhận thức xã hội.
Bắt đầu từ thế kỷ 18, đời sống xã hội ở các nước Châu Âu trở nên hết sức phức tạp. Cuộc
cách mạng công nghiệp 1750 đã đưa đến những đảo lộn ghê gớm. Chủ nghĩa tư bản đã
tạo ra những đô thị công nghiệp khổng lồ gây nên những làn sóng chuyển dịch dân cư
lớn, kèm theo đó là những mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn tôn giáo
căng thẳng, các quan hệ xã hội ngày càng thêm đa dạng và phức tạp. Xã hội rơi vào trạng
thái biến động không ngừng: chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suy
thoái đạo đức, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân số, tan rã hàng loạt các thiết chế cổ
truyền,… Trước tình hình như thế, xã hội nảy sinh một yêu cầu cấp thiết là cần phải có
một ngành khoa học nào đó đóng vai trò tương tự như một bác sĩ luôn luôn theo dõi cơ
thể sống – xã hội tiến tới giải phẫu các mặt, các lĩnh vực khác nhau trên bề mặt cắt của nó
từ tầm vĩ mô đến vi mô, kể cả khi xã hội đó thăng bằng cũng như khi mất thăng bằng để
chỉ ra trạng thái thật của xã hội đó, phát hiện ra những vấn đề xã hội (social problems), dự
báo khuynh hướng phát triển của xã hội, và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi.

1.1.1

Bối cảnh Kinh tế xã hội và nhu cầu thực tiễn

Vào thế kỷ 19, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và nền sản xuất cơ khí ở Châu Âu đã
tạo ra những biến đổi mạnh mẽ. Trước hết, trong lĩnh vực kinh tế, các cuộc cách mạng
công nghiệp đã đánh dấu bước chuyển biến của xã hội Phương Tây từ một hệ thống xã
hội nông nghiệp truyền thống sang một hệ thống xã hội công nghiệp hiện đại; kiểu sản
xuất phong kiến bị sụp đổ trước sức mạnh của thương mại và công nghệ; lao động thủ
công được thay thế bằng lao động máy móc; hệ thống tổ chức kinh tế truyền thống được
thay thế bằng các tổ chức kinh tế của xã hội hiện đại…
Các cuộc cách mạng thương mại và công nghệ cuối thế kỷ 19 đã làm lay chuyển tận gốc
trật tự kinh tế cũ tồn tại và phát triển hàng trăm năm trước đó. Hình thái kinh tế xã hội
kiểu phong kiến bị sụp đổ từng mảng lớn trước sự bành trướng của thương mại và công
nghiệp. Sự tác động của tự do hóa thương mại, tự do hóa sản xuất và đặc biệt là tự do hóa

lao động; hệ thống tổ chức quản lý kinh tế theo kiểu truyền thống đã bị thay thế bằng
cách tổ chức xã hội hiện đại. Do vậy, thị trường đã được mở rộng, hàng loạt nhà máy,
xưởng và tập đoàn kinh tế đã ra đời thu hút nhiều lao động từ nông thôn ra thành thị làm

Chương 1: Tổng quan về Xã hội học

1

thuê. Của cải, đất đai, tư bản không còn tập trung trong tay tầng lớp phong kiến mà rơi
vào tay giai cấp tư sản.
Biến đổi kinh tế kéo theo những biến đổi về xã hội: nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất trở
thành người bán sức lao động, di cư hàng loạt vào trong các thành phố tìm kiếm việc làm
và bị thu hút vào các nhà máy, công xưởng tư bản; của cải ngày càng được tập trung vào
trong tay giai cấp tư sản; quá trình đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh chóng, số lượng
các thành phố tăng lên, qui mô của các thành phố được mở rộng; vai trò của các tổ chức
tôn giáo trở nên mờ nhạt; cơ cấu của gia đình, hệ thống các giá trị văn hoá truyền thống
có sự biến đổi; luật pháp ngày càng quan tâm đến việc điều tiết các quan hệ kinh tế; các
thiết chế xã hội và tổ chức hành chính cũng dần thay đổi theo hướng thị dân hoá và công
dân hoá…
Sự xuất hiện và phát triển hệ thống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hội
phong kiến gây những xáo trộn và biến đổi trong đời sống kinh tế xã hội của các tầng lớp,
giai cấp và các nhóm xã hội. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực tiễn phải lập lại trật tự, ổn định
xã hội và nhu cầu nhận thức để giải quyết những vấn đề mới mẻ nảy sinh từ cuộc sống
đang biến động đó. Trong bối cảnh đó, Xã hội học đã ra đời để đáp ứng nhu cầu nhận
thức các biến đổi xã hội và lập lại trật tự xã hội.

1.1.2 Bối cảnh Chính trị xã hội và tư tưởng
Các cuộc cách mạng tư sản (đặc biệt là cuộc cách mang tư sản Pháp) đã tạo ra sự biến đổi
lớn, đánh dấu sự ra đời của một chế độ xã hội mới. Tác động của các cuộc cách mạng này

một mặt tạo ra những kết quả tích cực trong sự phát triển của xã hội, mặt khác nó cũng để
lại những hậu quả tiêu cực đối với xã hội. Nhưng chính những tác động tiêu cực lại là
những nhân tố thu hút sự chú ý của các nhà xã hội học, làm nảy sinh nhu cầu nghiên cứu
sự hỗn độn, vô trật tự của xã hội lúc bấy giờ và ước vọng vãn hồi trật tự cho xã hội, tìm
kiếm nền tảng trật tự mới trong các xã hội đã bị đảo lộn. Các nhà xã hội học đã ra sức
miêu tả, tìm hiểu các quá trình, hiện tượng xã hội để phản ánh và giải thích đầy đủ những
biến động chính trị xã hội diễn ra quanh họ, đồng thời chỉ ra con đường và biện pháp để
lập lại trật tự và duy trì sự tiến bộ xã hội. Do đó các cuộc cách mạng tư sản là nhân tố gần
nhất đối với việc phát sinh các lý thuyết xã hội học.
Cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789, làm biến đổi chính trị, xã hội quan trọng góp phần
làm thay đổi căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội và các thiết chế xã hội châu Âu thế
kỷ XVIII. Cuộc cách mạng này đã không chỉ mở đầu cho thời kỳ tan rã chế độ phong
kiến, nhà nước quân chủ mà còn thay thế trật tự cũ đó bằng một trật tự chính trị xã hội
mới là nhà nước tư sản.
Công xã Paris năm 1871 – Mâu thuẫn sâu sắc về lợi ích giữa các tầng lớp xã hội và nhất là
giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản đã lên đến đỉnh điểm làm bùng nổ cuộc cách

2

CBGD: Trần Thị Phụng Hà

mạng vô sản đầu tiên trên thế giới vào cuối thế kỷ 19; và sau này là cuộc cách mạng
tháng Mười Nga năm 1917.
Những biến đổi chính trị, xã hội ở châu Âu đã đặt ra câu hỏi lý luận cơ bản của xã hội
học. Đó là vấn đề làm thế nào phát hiện và sử dụng các quy luật tổ chức xã hội để góp
phần tạo ra trật tự và tiến bộ xã hội.

1.1.3

Bối cảnh về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội

Thế kỷ 18, 19 nhân loại đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc của các khoa học tự nhiên.
Chính sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu
khoa học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời của xã hội học. Lần đầu tiên trong lịch
sử khoa học nhân loại, thế giới hiện thực được xem như là một thể thống nhất có trật tự,
có qui luật và vì vậy có thể hiểu được, giải thích được bằng các khái niệm, phạm trù và
phương pháp nghiên cứu khoa học.
Các khoa học tự nhiên (sinh học, hoá học, vật lý học), đặc biệt là ba phát kiến vĩ đại:
thuyết tiến hoá, thuyết tế bào, định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng, là cơ sở cho
sự ra đời và phát triển của nhiều ngành khoa học khác, trong đó có xã hội học. Trong thời
kì đầu phát triển của xã hội học, nhiều quá trình và qui luật của tự nhiên đã được áp dụng
trong nghiên cứu các vấn đề xã hội. Nguời ta mong muốn có một môn xã hội học hiện
đại theo sau các thành công của vật lý học và sinh học.
Bên cạnh sự phát triển của khoa học tự nhiên, các khoa học xã hội cũng có bước phát
triển đáng kể như kinh tế chính trị, pháp luật, sử học…Tuy nhiên, triết học xã hội lại có
sự lạc hậu tương đối. Lối tư duy máy móc, phiến diện, siêu hình, xa rời thực tiễn sinh
động của cuộc sống vẫn còn khá phổ biến, làm cho các nhà khoa học lúng túng khi nhìn
nhận các vấn đề xã hội. Để có một cái nhìn mới về xã hội, nghiên cứu các hiện tượng –
quá trình xã hội một cách khoa học, xã hội học đã tách khỏi triết học, trở thành một ngành
khoa học cụ thể, dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Tiền đề lý luận và phương pháp luận làm nảy sinh xã hội học bắt nguồn từ những tư
tưởng khoa học và văn hóa thời đại Phục Hưng thế kỷ 18 (thời kỳ Khai sáng).
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt là phương pháp luận nghiên cứu khoa
học cũng là nhân tố quan trọng cho sự ra đời xã hội học. Các cuộc cách mạng khoa học
diễn ra ở thế kỷ 16, 17 và đặc biệt là thế kỷ 18 đã làm thay đổi căn bản thế giới quan và
phương pháp luận khoa học.
Các nhà triết học, các nhà khoa học xã hội thế kỷ 18 và thế kỷ 19 khát khao nghiên cứu
các hiện tượng, quá trình xã hội để phát hiện ra các quy luật tự nhiên của tổ chức xã hội,
đặc biệt là “các quy luật của sự phát triển, tiến bộ xã hội”.

Chương 1: Tổng quan về Xã hội học

3

1.2 KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC
Về thuật ngữ: Xã hội học (Sociology) có gốc ghép từ chữ La tinh socius hay societas có
nghĩa là xã hội với chữ Hi lạp ology hay logos có nghĩa là học thuyết hay nghiên cứu.
Như vậy xã hội học được hiểu là học thuyết về xã hội hay nghiên cứu về xã hội.
Về mặt lịch sử: August Comte- người Pháp là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ xã hội học
vào năm 1838. Ông chủ trương áp dụng mô hình phương pháp luận của khoa học tự nhiên
và chủ nghĩa thực chứng vào nghiên cứu các qui luật của sự biến đổi xã hội
Từ khi xuất hiện đến nay xã hội học trải qua nhiều giai đoạn phát triển ở nhiều quốc gia
khác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội học. Các định nghĩa này có thể
khái quát thành ba xu hướng như sau:
a. Định nghĩa xã hội học là khoa học về hệ thống xã hội
Ví dụ định nghĩa xã hội học của V. Đôbơrianốp (Viện Xã hội học Liên xô): “Xã hội học
Marx – Lenin là khoa học nghiên cứu những quá trình và hiện tượng xã hội xét theo quan
điểm tác động lẫn nhau một cách có qui luật giữa các lĩnh vực hoặc các mặt cơ bản của
xã hội”.
Xu hướng này bị phê phán là chỉ tập trung vào cái xã hội mà quên mất con người, chỉ tập
trung vào cái khái quát mà quên cái cụ thể, nhấn mạnh cái toàn bộ bỏ qua cái bộ phận…
tương tự như người ta chỉ “thấy rừng mà không thấy cây”.
b. Định nghĩa xã hội học là khoa học nghiên cứu về hành động xã hội
Ví dụ định nghĩa xã hội học của J.H.Phichtơ (Loyola Univeristy-Mỹ): “Xã hội học là
công cuộc nghiên cứu một cách khoa học những con người trong mối tương quan với
những người khác”.
Xu hướng này cũng bị phê phán là quá nhấn mạnh đến con người mà quên cái xã hội, tập
trung vào cái cụ thể mà quên cái khái quát, chỉ chú ý đến cái bộ phận mà bỏ qua cái tổng

thể… tương tự như người ta chỉ “thấy cây mà không thấy rừng”.
c. Khuynh hướng kết hợp định nghĩa xã hội học như là khoa học về hệ thống xã hội và
về hành động xã hội
Ví dụ định nghĩa xã hội học của V.A. Jađốp (Viện hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô):
“Xã hội học là khoa học về sự hình thành, phát triển và sự vận hành của các cộng đồng
xã hội, các tổ chức và các quá trình xã hội với tư cách là các hình thức tồn tại của chúng,
là khoa học về các quan hệ xã hội với tính cách là các cơ chế liên hệ và tác động qua lại
giữa các cộng đồng, giữa các cá nhân và các cộng đồng, là khoa học về tính qui luật của
các hành động xã hội và các hành vi của chúng”.
Hay định nghĩa của Trần Thị Kim Xuyến (2002): “Xã hội học là khoa học về qui luật
phát triển của các hệ thống xã hội có tính chất tổng thể (toàn xã hội) cũng như bộ phận.

4

CBGD: Trần Thị Phụng Hà

Xã hội học nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng xã hội khác nhau và
nghiên cứu những qui luật phổ biến trong hành động xã hội của con người”.
Đây là xu hướng định nghĩa xã hội học được nhiều người tán đồng. Tuy nhiên nó cũng bị
phê phán là như vậy thì xã hội học là một môn khoa học có đối tượng nghiên cứu không
rõ ràng và quá rộng. Trên thực tế, đặc điểm khách thể nghiên cứu của xã hội học chứa
đựng nhiều cặp phạm trù có tính chất “nước đôi” (Phạm Tất Dong et al., 2001): con
người – xã hội, vi mô – vĩ mô, khái quát – cụ thể, chất – lượng…Điều này gây khó khăn
cho những người bắt đầu tìm hiểu và nghiên cứu xã hội học nhưng cũng chính nó tạo nên
sự lý thú của môn khoa học này.
Trên cơ sở phân tích các định nghĩa khác nhau về xã hội học, chúng ta có thể đưa ra định
nghĩa chung nhất về xã hội học như sau: xã hội học là khoa học nghiên cứu qui luật của
sự nảy sinh, biến đổi và phát triển mối quan hệ giữa con người và xã hội.
Xã hội học là môn khoa học nghiên cứu về XH loài người và hành vi xã hội. XHH nghiên

cứu những qui luật chung của sự tồn tại, hoạt động và phát triển của XH, các tương tác xã
hội, ảnh hưởng của mối quan hệ xã hội đến thái độ hành vi con người trong các nhóm, tổ
chức xã hội.

1.3 ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ SÁNG LẬP RA XÃ HỘI HỌC
1.3.1

Auguste Comte (1798-1857)

August Comte là nhà lý thuyết xã hội, nhà thực chứng luận
người Pháp. August Comte sinh năm 1798 trong một gia đình
Giatô giáo và theo xu hướng quân chủ, nhưng ông trở thành
một người có tư tưởng tự do và cách mạng rất sớm. Năm 1814,
ông học trường Bách khoa. Năm 1817 làm thư ký cho Saint
Simon. Comte là người sáng lập ra “chủ nghĩa thực chứng”.
Năm 1826, ông bắt đầu giảng giáo trình triết học thực chứng.
Comte chịu ảnh hưởng của triết học Ánh sáng và chứng kiến
các biến động chính trị xã hội, các cuộc cách mạng công nghiệp
và xung đột giữa khoa học và tôn giáo ỏ Pháp. Comte là người
đầu tiên đưa ra thuật ngữ “xã hội học” vào năm 1838. Công
trình cơ bản của August Comte là “Triết học thực chứng” (1830 – 1842) và “Hệ thống
chính trị học thực chứng” (1851 – 1854). Đóng góp chủ yếu của Comte là về phương
pháp luận xã hội học, quan niệm về cơ cấu của xã hội học, và về biến đổi xã hội

Chương 1: Tổng quan về Xã hội học

5

Về phương pháp luận xã hội học

Trong bối cảnh có nhiều biến đổi lớn lao về chính trị, kinh tế xã hội, August Comte cho
rằng xã hội học phải có nhiệm vụ góp phần tổ chức lại xã hội và lập lại trật tự xã hội dựa
vào các qui luật tổ chức và biến đổi xã hội do xã hội học nghiên cứu, phát hiện được.
Theo Comte, xã hội học phải hướng tới việc tìm ra các qui luật khái quát phản ánh mối
quan hệ căn bản nhất của sự vật, hiện tượng của xã hội bằng phương pháp luận của chủ
nghĩa thực chứng giống như các khoa học tự nhiên (vật lý học, sinh học). Vì vậy, Comte
còn gọi xã hội học là vật lý học xã hội (Social Physics)
Comte đề ra yêu cầu phải sử dụng phương pháp thực chứng trong nghiên cứu xã hội học.
Phương pháp thực chứng bao gồm việc thu thập và xử lý thông tin, kiểm tra giả thuyết,
xây dựng lý thuyết, so sánh và tổng hợp cứ liệu.
Phương pháp thực chứng được Comte phân loại thành các nhóm sau đây:

6

Quan sát: Để giải thích các hiện tượng xã hội cần phải quan sát các sự kiện xã
hội, thu thập các bằng chứng xã hội. Muốn vậy, người quan sát phải tự giải
phóng tư tưởng, thoát khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa giáo điều. Comte
không chỉ ra các bước, các thủ tục hay qui trình cụ thể để tiến hành quan sát,
nhưng ông đề ra một số qui tắc cho đến nay vẫn có giá trị và cần thiết phải áp
dụng trong nghiên cứu. Ví dụ qui tắc quan sát phải có mục đích, phải gắn với
lý luận, phải tuân theo qui luật của hiện tượng.

Thực nghiệm: Comte thừa nhận rằng khó có thể và thậm chí không thể tiến
hành thực nghiệm trong phòng thí nghiêm đối với các một hệ thống xã hội.
Nhưng hoàn toàn có thể tiến hành thực nghiệm tự nhiên vào bất kỳ lúc nào,
khi trong quá trình xảy ra hiện tượng xã hội, nhà xã hội học chủ định can

thiệp, tác động vào hiện tượng nghiên cứu. Như vậy, trong xã hội học, phương
pháp thực nghiệm được hiểu là tạo ra những điều kiện nhân tạo, những tình
huống có thể quan sát được để xem xét ảnh hưởng của chúng tới những hiện
tượng, sự kiện xã hội khác. Nghiên cứu các trường hợp “không bình thường”
để hiểu các sự kiện “bình thường”.

So sánh: Theo Comte, đây là phương pháp rất quan trọng đối với xã hội học.
Cũng như so sánh trong sinh vật học, việc so sánh xã hội hiện tại với xã hội
trong quá khứ hay so sánh các hình thức, các dạng, các loại xã hội với nhau để
phát hiện ra sự giống và khác nhau giữa các xã hội đó. Trên cơ sở các thông
tin thu được, có thể khái quát các đặc điểm chung, các thuộc tính cơ bản của
xã hội.

Phương pháp phân tích lịch sử: Lúc đầu Auguste Comte coi phương pháp
phân tích lịch sử là một dạng của phương pháp so sánh: so sánh xã hội hiện tại
với xã hội quá khứ, nhưng sau đó Comte chỉ ra tầm quan trọng đặc biệt của

CBGD: Trần Thị Phụng Hà

phương pháp này. Phương pháp phân tích lịch sử được hiểu là việc quan sát tỉ
mỉ, kỹ lưỡng sự vận động lịch sử của các xã hội, các sự kiện, các hiện tượng
xã hội để chỉ ra xu hướng, tiến trình biến đổi xã hội.
Như vậy về phương pháp luận nghiên cứu, Comte chưa chỉ ra đầy đủ, chính xác theo tiêu
chuẩn khoa học ngày nay về các đặc điểm, thủ tục, các qui tắc cụ thể của các phương
pháp nghiên cứu xã hội học. Mặc dù vậy, quan điểm phương pháp luận của Comte là rất

quan trọng và có ý nghĩa đặt nền móng cho xã hội học trong bối cảnh lý luận và phương
pháp khoa học xã hội đầu thế kỷ 19. Comte đã mở đầu cho một thời kỳ xây dựng và phát
triển một khoa học mới mẻ là xã hội học.
Quan niệm về cơ cấu của xã hội học
Auguste Comte chịu ảnh hưởng của các khoa học tự nhiên như vật lý học và sinh học
không chỉ về phương pháp nghiên cứu và còn về quan niệm cơ cấu của xã hội học. Điều
này thể hiện rất rõ qua cách Comte phân chia và gọi tên các bộ phận cấu thành xã hội học.
Theo Auguste Comte, xã hội học còn gọi là vật lý học xã hội (Social Physics), hợp thành
từ hai bộ phận chính là Tĩnh học xã hội (Social Statics) và Động học xã hội (Social
Dynamics)

Tĩnh học xã hội (Social Statics): là bộ phận xã hội học nghiên cứu về trật tự xã
hội, cơ cấu xã hội, các thành phần và các mối liên hệ của chúng (Gia đình, nhà
nước…). Đầu tiên Comte nghiên cứu các cá nhân với tư cách là một đơn vị xã
hội cơ bản. Sau đó quan điểm xã hội học của ông thay đổi. Theo ông, đơn vị
xã hội cơ bản nhất, sơ đẳng nhất trong tất cả các đơn vị xã hội là gia đình. Khi
nghiên cứu về gia đình, Comte chủ yếu nghiên cứu cơ cấu gia đình, sự phân
công lao động nam nữ trong gia đình và quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình.

Động học xã hội (Social Dynamics): Đó là lĩnh vực nghiên cứu các qui luật
biến đổi xã hội trong quá trình lịch sử xã hội. Comte đặc biệt quan tâm đến bộ
phận xã hội học này. Trên cơ sở tìm hiểu sự vận động và biến đổi của xã hội,
Comte đưa ra qui luật biến đổi và phát triển của xã hội.

Lúc đầu, Comte nghiên cứu các cá nhân với tư cách là những thành phần hay đơn vị cấu
thành của cơ cấu xã hội. Comte xem cá nhân với tư cách là một tập hợp, một hệ thống

gồm:

Các năng lực và nhu cầu đã có sẵn bên trong cá nhân;
Các nhu cầu, năng lực được tiếp thu từ bên ngoài qua quá trình cá nhân
tham gia vào xã hội.

Sau đó, quan niệm xã hội của Comte thay đổi, ông cho rằng cá nhân không phải là “đơn
vị xã hội đích thực”. Comte coi nghiên cứu về cá nhân là nghiên cứu thuộc về lĩnh vực
sinh vật học, khác hẳn với nghiên cứu xã hội học chủ yếu phân tích các “đơn vị xã hội”.

Chương 1: Tổng quan về Xã hội học

7

Đơn vị xã hội cơ bản nhất, sơ đẳng nhất có mặt trong tất cả các đơn vị xã hội khác là gia
đình. Điều thực sự có ý nghĩa về lý luận xã hội học là quan niệm của Comte về cơ cấu xã
hội. Cơ cấu xã hội bao giờ cũng được tạo nên từ các cơ cấu xã hội khác đơn giản hơn, gọi
là tiểu cơ cấu xã hội. Do đó, hiểu cơ cấu xã hội có nghĩa là nắm bắt được các đặc điểm,
các thuộc tính và các mối liên hệ của các tiểu cơ cấu xã hội.
Cơ cấu xã hội phát triển theo con đường tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức
tạp. Sự phát triển của xã hội biểu hiện ở mức độ phân hóa, đa dạng hóa và chuyên môn
hóa chức năng, cũng như mức độ liên kết giữa các tiểu cơ cấu xã hội. Comte đặt vấn đề
nghiên cứu xem làm thế nào duy trì được mối liên kết giữa các bộ phận (các tiểu cơ cấu
xã hội) khi mức độ phân hóa chức năng ngày một tăng lên trong xã hội. Comte đưa ra
cách giải quyết nhấn mạnh tới vai trò của nhà nước và yếu tố văn hóa, tinh thần xã hội.

Vai trò của nhà nước: Comte cho rằng ngoài sự phụ thuộc lẫn nhau, sự tập
trung quyền lực vào tay nhà nước cho phép điều hòa, phối hợp và liên kết
các bộ phận của hệ thống xã hội đảm bảo chống lại sức ép của sự phân hóa
và phân rã xã hội.
Vai trò của văn hóa, tinh thần: Ngoài hành động “vật chất” của nhà nước,
yếu tố trí tuệ và đạo đức, thiện chí và thiện cảm của các thành viên xã hội,
đóng vai trò là nhân tố duy trì sự liên kết, trật tự xã hội.

Về qui luật phát triển của xã hội.
Theo Auguste Comte, xã hội luôn luôn vận động và phát triển chứ không ở trạng thái
đứng im. Nguyên nhân của quá trình vận động và phát triển của xã hội, theo Auguste
Comte, là do quan điểm, tư tưởng, ý chí của con người. Đây là quan điểm vừa thể hiện sự
tiến bộ vừa có mặt hạn chế. Trên cơ sở quan điểm này, Auguste Comte đưa ra qui luật ba
giai đoạn về tri thức để giải thích sự phát triển của các hệ thống tư tưởng và cơ cấu xã hội.
Theo Auguste Comte, lịch sử loài người phát triển theo ba giai đoạn: thần học, siêu hình,
và thực chứng.
– Giai đoạn thần học (từ khi loài người xuất hiện đến trước thế kỷ 18) Giai đoạn này
tri thức loài người còn nông cạn. Hệ tư tưởng chính của loài người là đề cao niềm
tin tưởng rằng các lực lượng siêu nhiên là cội nguồn của mọi sự vật. Thế giới xã hội
là do thượng đế sáng tạo ra. Con người hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, và bất lực
trước sức mạnh của nó.
– Giai đoạn siêu hình (Thế kỷ 13 – 19): Nhận thức của con người ở giai đoạn này đã
phát triển hơn trước. Tuy nhiên trong khi giải thích các hiện tượng tự nhiên và xã
hội, con người tin vào các lực lượng trừu tượng như “tự nhiên”, việc xem xét các sự
vật hiện tượng vẫn dựa trên quan điểm siêu hình, máy móc, và giáo điều.
– Giai đoạn thực chứng (Từ thế kỷ 19 trở đi): Giai đoạn của sức mạnh khoa học, tri
thức khoa học và trí tuệ của con người đủ sức mạnh để phân tích, chế ngự tự nhiên

8

CBGD: Trần Thị Phụng Hà

và xây dựng các trật tự xã hội hợp lý. Con người đã dựa vào các tri thức khoa học
để giải thích thế giới.
Theo quy luật ba giai đoạn, mỗi giai đoạn trước là điều kiện phát triển của mỗi giai đoạn
sau. Ví dụ, nếu không có hệ thống dòng họ thì khó có thể phát triển các hệ thống tiếp theo
như hệ thống chính trị, luật pháp, quân đội và hệ thống xã hội công nghiệp hiện đại. Lịch
sử tiến hóa xã hội diễn ra theo con đường tích lũy, tiến hóa (các tư tưởng mới, các hệ
thống cơ cấu mới được xây dựng, được bổ sung vào cái cũ); ví dụ, trong xã hội hiện đại,
dòng họ không mất đi, cũng như các tư tưởng thần bí, siêu tự nhiên không hoàn toàn bị
biến mất.
Dựa vào qui luật ba giai đoạn, Auguste Comte cho rằng việc xã hội học ra đời ở giai đoạn
cuối của quá trình tiến hóa là một tất yếu lịch sử, và xã hội học là khoa học đứng trên tất
cả các khoa học khác. Auguste Comte giải thích điều này là vì rằng giới vô cơ đơn giản
hơn giới hữu cơ nên tư tưởng hiểu biết về giới tự nhiên vô cơ sớm đạt tới giai đoạn thực
chứng. Cụ thể là, đạt tới trình độ thực chứng trước tiên là thiên văn học, sau đến vật lý
học, rồi hóa học. Sau các khoa học này là các khoa học về giới hữu cơ như sinh vật học,
sinh lý học. Xã hội học ra đời ở giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa, giai đoạn thực
chứng và đó là khoa học phức tạp nhất, phải dựa trên nền tảng của các khoa học khác. Vì
ra đời muộn nên XHH ngay lập tức đã phải là một khoa học thực chứng và chiếm vị trí
cao nhất trong hệ thống thứ bậc các khoa học.
Đóng góp của Auguste Comte
Đóng góp xã hội học của Auguste Comte có thể khái quát như sau:
Thứ nhất: Comte là người đầu tiên chỉ ra nhu cầu và bản chất của một khoa học về các
qui luật tổ chức xã hội mà ông gọi là xã hội học. Theo Auguste Comte, xã hội học có
nhiệm vụ đáp ứng được nhu cầu nhận thức, nhu cầu giải thích những biến đổi xã hội, và
góp phần vào việc lập lại trật tự ổn định xã hội.
Thứ hai: Comte đưa ra bản chất của xã hội học là sử dụng các phương pháp khoa học để

xây dựng lý thuyết và kiểm chứng giả thuyết. Quan điểm như vậy của Comte về chủ
nghĩa thực chứng khác hẳn với quan niệm của một số nhà nghiên cứu thế kỷ XIX và thế
kỷ XX (những nhà nghiên cứu này thường đồng nhất khái niệm thực chứng với khái niệm
“kinh nghiệm chủ nghĩa” hay với việc thu thập số liệu một cách đơn thuần, không có lý
thuyết, thiếu lý luận).
Thứ ba: Mặc dù quan niệm của Comte về phương pháp luận, về cơ cấu của xã hội học và
về qui luật ba giai đoạn còn sơ lược, nhưng Comte đã chỉ ra các nhiệm vụ và vấn đề cơ
bản của xã hội học.
Auguste Comte

Chương 1: Tổng quan về Xã hội học

9

The French philosopher Auguste Comte (1798–1857)—often called the “father of sociology”—
first used the term “sociology” in 1838 to refer to the scientific study of society. He believed that
all societies develop and progress through the following stages: religious, metaphysical, and
scientific. Comte argued that society needs scientificknowledge based on facts and evidence to
solve its problems—not speculation and superstition, which characterize the religious and
metaphysical stages of social development. Comte viewed the science of sociology as consisting
of two branches: dynamics, or the study of the processes by which societies change; and statics, or
the study of the processes by which societies endure. He also envisioned sociologists as
eventually developing a base of scientific social knowledge that would guide society into positive
directions.

1.3.2 Herbert Spencer (1820 – 1903)
“Xã hội như là cơ thể sống”.
Herbert Spencer, nhà triết học, nhà xã hội học người
Anh, sinh ở Derby, Anh năm 1820 và mất năm 1903.

Spencer hầu như không theo học ở trường lớp chính qui
mà chủ yểu học tập ở nhà dước sự dạy bảo của cha và
người thân trong gia đình. Tuy vậy Spencer có kiến thức
vững chắc về toán học, khoa học tự nhiên và quan tâm
nghiên cứu khoa học xã hội. Spencer thực sự chú ý tới
xã hội học từ năm 1873. Sinh thời các nghiên cứu của
Spencer không chỉ nổi tiếng trong giới khoa học hàn
lâm mà còn trong đông đảo bạn đọc.
Bối cảnh chính trị, kinh tế xã hội cùng với môi trường
khoa học Anh đã có ảnh hưởng nhất định đến xã hội học Spencer. Spencer đã nhìn thấy
một số khía cạnh tích cực của chủ nghĩa tư bản như tính hiệu quả, môi trường tự do cạnh
tranh và tự do buôn bán.
Bị ảnh hưởng của nhà sinh vật học Charles Darwin (1809 – 1882), Spencer đã đưa ra quan
điểm tiến hóa xã hội. Spencer giải thích rằng chỉ các cá nhân nào, hệ thống xã hội nào có
khả năng thích nghi nhất với môi trường xung quanh mới có thể tồn tại được trong cuộc
đấu tranh sinh tồn. Spencer cũng cho rằng xã hội học phải hướng tới tìm ra các qui luật và
nguyên lý chung, cơ bản để giải thích hiện thực xã hội.
Các tác phẩm cơ bản của Spencer là Tĩnh học xã hội (Social Statics), Nghiên cứu xã hội
học (the Study of Sociology), Các nguyên lý của xã hội học ( Principles of Sociology), Xã
hội học mô tả ( Descriptive Sociology).

Quan niệm về xã hội học của Spencer

10

CBGD: Trần Thị Phụng Hà

“Xã hội như là cơ thể sống”
Theo Spencer xã hội được hiểu như là các cơ thể siêu hữu cơ. Xã hội học là khoa học về

các qui luật và các nguyên lý tổ chức của xã hội. Tương tự như mọi hiện tượng tự nhiên,
xã hội vận động và phát triển theo qui luật. Xã hội học có nhiệm vụ phát hiện ra qui luật,
nguyên lý của cấu trúc của xã hội và của quá trình xã hội. Xã hội học không nên sa đà vào
phân tích những đặc thù lịch sử của xã hội mà nên tập trung vào việc tìm kiếm những
thuộc tính, đặc điểm chung, phổ biến, phổ quát, và những mối liên hệ nhân quả giữa các
sự vật hiện tượng xã hội.
Xã hội là một cơ thể có nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận đảm nhiệm những chức
năng xã hội nhất định nhằm duy trì sự sống của cơ thế đó. Giữa chúng luôn luôn tồn tại
mối liên hệ, gắn kết qua lại với nhau. Với quan điểm nhìn nhận xã hội như vậy, Spencer
là nhà XHH theo trường phái cơ cấu – chức năng. Tương tự như cơ thể sống, xã hội có
hàng loạt các nhu cầu cho sự phát triển và tồn tại đòi hỏi phải xuất hiện các cơ quan hoạt
động theo nguyên tắc chuyên môn hoá để đáp ứng các nhu cầu của cơ thể xã hội. Theo
ông, xã hội chỉ có phát triển lành mạnh khi các cơ quan chức năng của xã hội đó đảm bảo
thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Đây là tư tưởng chức năng luận đầu tiên trong XHH, là
nền tảng hình thành nên xu hướng chức năng luận và cách tiếp cận hệ thống trong xã hội
học.
So sánh cơ thể sống với xã hội, Spencer chỉ ra những đặc điểm giống và khác nhau rất
quan trọng giữa chúng. Đặc điểm khác nhau là xã hội gồm các bộ phận có khả năng ý
thức và tích cực tác động lẫn nhau một cách gián tiếp thông qua ngôn ngữ, ký hiệu. Đặc
điểm giống nhau là cả cơ thể sinh học và cơ thể xã hội đều có khả năng sinh tồn và phát
triển. Cả hai loại cơ thể này đều tuân theo những qui luật như tăng kích cỡ cơ thể làm
tăng tính chất và trình độ chuyên môn hóa chức năng. …Giống như các cơ thể sống, với tư
cách là cơ thể siêu hữu cơ, xã hội liên tục trải qua các giai đoạn tiến hóa, suy thoái, kế
tiếp nhau.
Cũng như Auguste Comte, Spencer cho rằng có thể vận dụng các nguyên lý và khái niệm
của sinh vật học về cơ cấu và chức năng để nghiên cứu cơ thể xã hội (nguyên lý tiến hoá).
Theo Spencer, các xã hội loài người phát triển tuân theo qui luật tiến hóa từ xã hội có cơ
cấu nhỏ, đơn giản, chuyên môn hóa thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu
lớn hơn, phức tạp, chuyên môn hóa cao, liên kết bền vững và ổn định.
Một nguyên lý cơ bản nhất của xã hội học là nguyên lý tiến hóa. Theo Spencer, xã hội

loài người phát triển tuân theo quy luật tiến hóa từ xã hội có cơ cấu nhỏ, đơn giản, chuyên
môn hóa thấp, không ổn định, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu lớn, phức tạp, chuyên môn
hóa cao, liên kết bền vững và ổn định.
Ngoài nguyên lý tiến hóa xã hội, Spencer đưa ra những nguyên lý khác. Spencer cho rằng
quy mô của cơ thể (xã hội) ảnh hưởng tỷ lệ thuận đối với nhu cầu về sự phân hóa dẫn đến
hình thành và phát triển các quá trình xã hội. Trong số đó có quá trình điều tiết và kiểm

Chương 1: Tổng quan về Xã hội học

11

soát, vận hành và duy trì hoạt động, và quá trình phân chia các nguồn lực giữa các bộ
phận cấu thành nên xã hội. Do đó, xã hội học có nhiệm vụ chỉ ra các loại yếu tố hay các
biến số tác động tới xu hướng, nhịp độ và bản chất của các quá trình đó. Spencer chia các
“tác nhân của hiện tượng xã hội” thành một số loại:

Thứ nhất, là loại biến (tác nhân) chủ quan bên trong của hệ thống xã hội gồm các
đặc điểm về trí tuệ, thể lực và các trạng thái xúc cảm;
Thứ hai, là các loại biến (tác nhân) bên ngoài thuộc môi trường khách quan như
các đặc điểm khí hậu, đất đai, sông ngòi;
Thứ ba, là loại biến (tác nhân) “tự sinh”, bắt nguồn từ các điều kiện bên trong và
bên ngoài như quy mô dân số, mật độ dân số của xã hội và các mối liên hệ giữa
các xã hội với nhau.

Ba loại biến này rất quan trọng đối với quá trình tiến hóa của xã hội.
Tương tự như cơ thể sống, xã hội có hàng loạt các nhu cầu tồn tại đòi hỏi phải xuất hiện
các cơ quan hoạt động theo nguyên tắc chuyên môn hóa để đáp ứng các nhu cầu cơ thể xã
hội. Spencer cho rằng, xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh khi các cơ quan chức năng

của xã hội đó đảm bảo thỏa mãn các nhu cầu của xã hội. Thực chất đây là những tư tưởng
chức năng luận đầu tiên trong xã hội học.
So sánh cơ thể sống với xã hội (cơ thể siêu – hữu cơ, superorganic bodies) Spencer chỉ ra
những điểm giống và khác nhau rất quan trọng giữa chúng; đó là:

Đặc điểm giống nhau: là cả cơ thể sinh học và cơ thể xã hội đều có khả năng
sinh tồn và phát triển. Cả hai loại cơ thể này đều tuân theo những quy luật như
tăng kích cỡ của cơ thể làm tăng tính chất và trình độ chuyên môn hóa chức
năng. Các bộ phận của cơ thể tác động lẫn nhau chặt chẽ đến mức thay đổi ở
một bộ phận kéo theo thay đổi ở các bộ phận khác. Mỗi bộ phận là một cơ thể
vi mô, một cơ quan, một tế bào. Xã hội là một hệ thống gồm các tiểu xã hội.
Giống như các cơ thể sống, với tư cách là cơ thể siêu – hữu cơ, xã hội liên tục
trải qua các giai đoạn tiến hóa, suy thoái kế tiếp nhau, tức là tăng trưởng, phân
hóa, liên kết, phân rã v.v… nhằm thích nghi với môi trường xung quanh.

Đặc điểm khác nhau: là xã hội gồm các bộ phận có khả năng ý thức và tích
cực tác động lẫn nhau một cách gián tiếp, thông qua ngôn ngữ, ký hiệu.

Phương pháp nghiên cứu của xã hội học
Spencer chỉ ra rằng, khác với khoa học tự nhiên, xã hội học có hàng loạt những vấn đề
khó khăn về mặt phương pháp luận. Các khó khăn của xã hội học bắt nguồn từ đặc thù
của đối tượng nghiên cứu. Các hiện tượng, quá trình xã hội luôn gắn liền với các cá nhân
với tất cả những đặc điểm về động cơ, nhu cầu, tình cảm, trí tuệ, và hành động phức tạp,
đa dạng. Điều đó làm cho xã hội học không phải là khoa học chính xác mặc dù đối tượng

12

CBGD: Trần Thị Phụng Hà

nghiên cứu của xã hội học là lịch sử tự nhiên và sự tiến hóa của các xã hội. Spencer phân
biệt hai loại vấn đề khó khăn khách quan và chủ quan.

Khó khăn khách quan: liên quan tới vấn đề số liệu; rất khó đo lường các
trạng thái chủ quan của đối tượng nghiên cứu, tức là các đặc điểm cá nhân, các
nhóm xã hội, trong khi các hiện tượng xã hội không ngừng vận động, biến đổi.
Bản thân quá trình nghiên cứu cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi trạng thái tình
cảm và tâm trạng xã hội; một số vấn đề nghiên cứu này gây chú ý nhiều hơn
một số vấn đề kia. Nhà xã hội học lựa chọn một số vấn đề này mà bỏ qua,
không nghiên cứu một số vấn đề quan trọng khác.

Khó khăn chủ quan: loại khó khăn này thường liên quan đến người nghiên
cứu; Chẳng hạn, tình cảm cá nhân như “thiên vị chính trị”, “thiên vị giai cấp”,
“thiên vị tôn giáo” đều có thể gây ra những khó khăn chủ quan trong nghiên
cứu xã hội học. Khó khăn về mặt trí tuệ chủ yếu là vấn đề trình độ tri thức, kỹ
năng và tay nghề nghiên cứu của nhà xã hội học; Làm thế nào để xác định
trúng vấn đề mà mình nghiên cứu?, Làm thế nào kiểm tra được mức độ khách
quan, chính xác và chân thực của phân tích xã hội học? – Những vấn đề như
vậy chủ yếu thuộc về năng lực của người nghiên cứu.

Việc phân biệt vấn đề khách quan và chủ quan của phương pháp luận nghiên cứu chỉ
mang tính ước lệ và tương đối. Điều quan trọng là, Spencer đã nhấn mạnh tính cấp bách
và cần thiết của việc nghiên cứu các phương pháp làm khoa học. Các nhà khoa học cần
nghiên cứu và tuân thủ các quy tắc, thủ tục, tiêu chuẩn và các kỹ thuật nghiên cứu của xã

hội học khi tiến hành nghiên cứu.
Herbert Spencer
The 19th-century Englishman Herbert Spencer (1820–1903) compared society to a living orgaism
with interdependent parts. Change in one part of society causes change in the other parts, so that
every part contributes to the stability and survival of society as a whole. If one part of society
malfunctions, the other parts must adjust to the crisis and contribute even more to preserve
society. Family, education, government, industry, and religion comprise just a few of the parts of
the “organism” of society.
Spencer suggested that society will correct its own defects through the natural process of
“survival of the fittest.” The societal “organism” naturally leans toward homeostasis, or balance
and stability. Social problems work themselves out when the government leaves society alone.
The “fittest”—the rich, powerful, and successful—enjoy their status because nature has “selected”
them to do so. In contrast, nature has doomed the “unfit”—the poor, weak, and—to failure. They
must fend for themselves without social assistance if society is to remain healthy and even
progress to higher levels. Governmental interference in the “natural” order of society weakens
society by wasting the efforts of its leadership in trying to defy the laws of nature.

Xã hội học về loại hình xã hội

Chương 1: Tổng quan về Xã hội học

13

Bm. XHHNguyễn Sinh Huy, 2008. Xã hội học đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà nội. Bm. XHHPhạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng ( Chủ biên ), 2008. Xã hội học. NXB Đại học Quốc giaHà Nội. Bm. XHHJohn J.Macionis, Xã hội học, 2004, Trần Nhựt Tân hiệu đính, NXB. Thống kê, 778 tr. 301 M152Nguyên tác : Sociology, 1987, NXB. Prentice Hall, Toronto, CanadaLương Văn Úc, 2009, Giáo trình Xã hội học, NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, 294 tr. 301.01 U500Ngọ Văn Nhân, 2007, Tập bài giảng Xã hội học, Trường Đại học Luật TP. Hà Nội, NXB.Công an Nhân dân, 363 tr. 301 Nh121Nguyễn Sinh Huy, 2008, Xã hội học đại cương, NXB. Đại học Quốc gia Hà nội, 156 tr. Bm. XHHPhạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng ( Chủ biên ), 2008, Xã hội học, NXB. Đại học Quốc giaHà Nội, 326 tr. Bm. XHHPhạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, Phương pháp điều tra và nghiên cứu xã hội học, 2001, NXB.Đại học vương quốc TP. Hà Nội, 435 tr. 301.07 Qu605Richard T. Schaefer, 2003, Xã hội học ( 8 th edd. ), Huỳnh Văn Thanh dịch, NXB. Thống kê, 759 tr. 301 S294Richard T. Schaefer, 2005, Sociology, Mc Graw Hill, Thành Phố New York, 630 page. 301 S294Tạ Minh ( Chủ biên ), Trần Tuấn Phát, 2001, Nhập môn xã hội học, NXB. Thành phố HồChí Minh, 192 tr. 301 M312Trần Thị Kim Xuyến ( Chủ biên ), Nguyễn Thị Hồng Xoan, Nhập môn xã hội học, 2002, NXB. Đại học vương quốc Thành Phố Hà Nội, 354 tr. 301 X527Vũ Quang Hà ( Chủ biên ), Nguyễn Thị Hồng Xoan, Xã hội học đại cương, 2003, NXB.Đại học vương quốc Thành Phố Hà Nội, 565 tr. 301 H100Warren Kidd, Mark Kirby, John Barter, Tanya Hope, Alison Kirton, Nick Madry, PaulManning, Karen Triggs, and Francine Koubel, 2006, Những bài giảng về xã hộihọc, Nguyễn Kiên Trường dịch, NXB. Thống kê, 839 tr. 301 Nh556Wikipedia : http://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A3_h%E1%BB%99i_h%E1%BB%8DcĐH Nông Nghiệphttp : / / luathoc.cafeluat.com/showthread.php/59258-Bai-giang-Xa-hoi-hoc-dai-cuong-Tap-the-tacgia-DH-Nong-NghiepDiễn đàn ĐH Luật : http://luathoc.cafeluat.com/forumdisplay.php/20-Nhap-mon-xa-hoi-hocTailieu.VN:http://tailieu.vn/tim-kiem/tai-lieu/x%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20h%E1%BB%8Dc.htmlTập bài giảng này được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, dùng làm tàiliệu cho SV học tập. SV hoàn toàn có thể sử dụng tập tài liệu này phối hợp với nguồn tài liệugốc để tìm hiểu thêm. Để hoàn hảo tập tài liệu, giáo viên sẽ bổ trợ vào tập bài giảng nhiều câu hỏi, bàitập trong và ngoài lớp học. Vì vậy, tập bài giảng này được xem như bản thảo, chỉ lưuhành nội bộ cho SV theo học môn XHH đại cương ở trường ĐHCTĐ ề c ư ơ n g c h i t i ế t mô n h ọ c1. Thông tin môn học1. 1 Tên môn học : XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG ( Sociology ) 1.2 Mã môn học : XH0281. 3 Bộ môn / Khoa quản trị : Bộ môn Xã hội học, Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn1. 4 Nhóm môn học : đại cương1. 5 Tính chất môn học : bắt buộc1. 6 Bố trí giảng dạy : năm thứ 1 và 21.7 Số tiết giảng dạy : Tổng số : 30 Lý thuyết : 30 Thực hành : bài tập nhóm1. 8 Tổng số chương : 92. Mục tiêu môn họcCung cấp cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng cơ bản về xã hội học : lịch sử dân tộc hình thành và tăng trưởng củaxã hội học, đối tượng người tiêu dùng tính năng của xã hội học, những khái niệm, và phạm trù xã hội học, xã hộihọc chuyên ngành và những giải pháp điều tra và nghiên cứu xã hội học. Sinh viên nắm vững những khái niệm cơ bản, những vấn đề cơ bản của những lối tiếp cận xã hộihọc nhận thức, Sinh viên hoàn toàn có thể vận dụng triết lý để lí giải 1 số ít hiện tượng kỳ lạ, sự kiện xã hộiSinh viên hoàn toàn có thể chọn một yếu tố xã hội để nghiên cứu và phân tích, nhìn nhận và đưa ra quan điểm cá thể về vấnđề đã chọn. 3. Nội dung giảng dạyChương 1 : Giới thiệu môn học – Biết được thực trạng lịch sử dân tộc cho sinh ra của môn học ; một số ít góp phần của những nhàMục tiêusáng tạo ra XHH – Biết được đối tượng người tiêu dùng nghiên cứu và điều tra của XHH, ý nghĩa của điều tra và nghiên cứu XHHNội dungKhái quát sự hình thành và tăng trưởng XHHĐối tượng điều tra và nghiên cứu XHHTài liệuPhan Trọng Ngọ 1997. Xã hội học đại cương, NXB Chính trị vương quốc. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng 2001. Xã hội học. NXB ĐHQG Hà nội. Trang 5-94 ; Tạ Minh, Lê Văn Bửu, Trần Tuấn Phát. 2003. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bảnThống kê. Trang 9-34 Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan. 2002. Nhập môn xã hội học. Nhàxuất bản Thống kê. Trang 9-22, 38-64, 125 – 132 – Thanh Lê. 2000. Xã hội học đại cương. Nhà xuất bản ĐH vương quốc Tp Hồ ChíMinh. Trang 9-38 – Thanh Lê. 2004. Những khái niệm cơ bản của xã hội học. Nhà xuất bản Khoa họcXã hội. Trang 39-57 Chương 2 : Cơ cấu xã hộiMục tiêuKhái niệm một số ít thuật ngữ XHH, những phạm trù quan trọng của XHHNội dungXã hội và tổ chức triển khai xã hộiCơ cấu xã hộiTài liệuPhạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng 2001. Xã hội học. NXB ĐHQG Hà nội. Trang 129241N gọ Văn Nhân, 2007, Tập bài giảng Xã hội học, Trường Đại học Luật TP. Hà Nội, NXB. Công an Nhân dân. Trang 49-84 Vũ Minh Tâm và những tác giả. 2001. Xã hội học. Nhà xuất bản giáo dục. Trang 87124T ạ Minh, Lê Văn Bửu, Trần Tuấn Phát. 2003. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bảnThống kê. Trang 35-48 Thanh Lê. 2000. Xã hội học đại cương. Nhà xuất bản ĐH vương quốc Tp Hồ ChíMinh. Trang 105 – 134N guyễn Đình Tấn. 2003. Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội. Nhà xuất bản lý luậnchính trị. Trang 37-67 ; 87-124 ; 175 – 205C hương 3 – Hành động xã hội và tương tác xã hộiChương 4 – Tổ chức xã hội và thiết chế xã hộiChương 5 – Văn hóa và lối sốngChương 6 – Xã hội hóaChương 7 – Biến đổi xã hộiChương 8 : Xã hội học chuyên đề – Tống Văn Chung. 2001. Xã hội học nông thôn. Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia HàNội. Trang 113 – 179 ; 336 – 399C hương 3 : Phương pháp điều tra và nghiên cứu XHHMục tiêuNắm vững những chiêu thức, kỹ thuật điều tra và nghiên cứu 1 yếu tố xã hội để hoàn toàn có thể tự triển khainghiên cứu ( thiết kế xây dựng đề cương, lập kế hoạch, xử lý số liệu …, viết báo cáo giải trình khoa học ) Nội dungKhoa học và điều tra và nghiên cứu khoa họcPhương pháp khoa họcVấn đề nghiên cứu và điều tra khoa họcThu thập tài liệuThu thập thông tin bằng giải pháp phỏng vấnXây dựng bảng hỏiChọn mẫuiiTài liệuPhạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng 2001. Xã hội học. NXB ĐHQG Hà nội. Trang 95129N gọ Văn Nhân, 2007, Tập bài giảng Xã hội học, Trường Đại học Luật TP.HN, NXB. Công an Nhân dân. Trang 83-132 Trần Thị Kim Xuyến, Nguyễn Thị Hồng Xoan. 2002. Nhập môn xã hội học. Nhàxuất bản Thống kê. Trang 279 – 348 iiiN ộ i d un gTài liệu XHH ở TT học liệu, ĐHCT ……………………………………………………………………………. 2 Đề cương cụ thể môn học …………………………………………………………………………………………… i1. Thông tin môn học …………………………………………………………………………………………….. i2. Mục tiêu môn học ………………………………………………………………………………………………. i3. Nội dung giảng dạy ……………………………………………………………………………………………. iChương 1 : Tổng quan về xã hội học ……………………………………………………………………………. 11.1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ……………………… 11.1.1 Bối cảnh Kinh tế xã hội và nhu yếu thực tiễn ……………………………………………….. 11.1.2 Bối cảnh Chính trị xã hội và tư tưởng ………………………………………………………….. 21.1.3 Bối cảnh về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ………………………………………… 31.2 KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌC ……………………………………………………………………………. 41.3 ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ SÁNG LẬP RA XÃ HỘI HỌC ……………………………… 51.3.1 Auguste Comte ( 1798 – 1857 ) ……………………………………………………………………… 51.3.2 Herbert Spencer ( 1820 – 1903 ) ………………………………………………………………….. 101.3.3 Karl Marx ( 1818 – 1883 ) ………………………………………………………………………….. 151.3.4 Emile Durkheim ( 1858 – 1917 ) …………………………………………………………………. 181.3.5 Max Weber ( 1864 – 1920 ) ………………………………………………………………………… 211.3.6 Các kim chỉ nan xã hội học đa phần ……………………………………………………………….. 261.4 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC ……………………………………………. 281.4.1 Đặc điểm của tri thức xã hội học ……………………………………………………………….. 291.4.2 Đối tượng điều tra và nghiên cứu của xã hội học …………………………………………………………. 311.5 MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI HỌC VỚI CÁC KHOA HỌC KHÁC ………………………….. 321.5.1 Xã hội học và triết học …………………………………………………………………………….. 321.5.2 Xã hội học và tâm ý ……………………………………………………………………………….. 331.5.3 Xã hội học và kinh tế tài chính học …………………………………………………………………………. 331.5.4 Xã hội học và nhân chủng học ………………………………………………………………….. 341.6 CHỨC NĂNG CỦA XÃ HỘI HỌC …………………………………………………………………. 341.6.1 Chức năng nhận thức : ……………………………………………………………………………… 341.6.3 Chức năng tư tưởng. ……………………………………………………………………………….. 351.7 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI HỌC Ở VIỆT NAM ……………………………………….. 35C hương 2 : Cơ cấu xã hội ………………………………………………………………………………………….. 372.1 KHÁI NIỆM CƠ CẤU XÃ HỘI ……………………………………………………………………… 372.1.1 Khái niệm cơ cấu tổ chức xã hội …………………………………………………………………………… 372.1.2 Các phân hệ cơ cấu tổ chức xã hội cơ bản ………………………………………………………………. 372.1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu và điều tra cơ cấu tổ chức xã hội ………………………………………………….. 402.2 VỊ THẾ XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ XÃ HỘI …………………………………………………………. 412.2.1 Vị thế xã hội ………………………………………………………………………………………….. 412.2.2 Vai trò xã hội …………………………………………………………………………………………. 422.2.3 Quan hệ giữa vị thế xã hội và vai trò xã hội ………………………………………………… 442.3 BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI …………………………………………………………………………… 44 iv2. 3.1 Bình đẳng xã hội ……………………………………………………………………………………. 442.3.2 Bất bình đẳng xã hội ……………………………………………………………………………….. 452.4 PHÂN TẦNG XÃ HỘI …………………………………………………………………………………. 472.4.1 Khái niệm : ……………………………………………………………………………………………. 472.4.2 Các mạng lưới hệ thống phân tầng xã hội ………………………………………………………………….. 482.4.3 Một số kim chỉ nan về bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội ………………………… 492.5 CƠ ĐỘNG XÃ HỘI ……………………………………………………………………………………… 582.5.1 Khái niệm …………………………………………………………………………………………….. 582.5.2 Phân loại cơ động xã hội …………………………………………………………………………. 582.5.3 Những tác nhân ảnh hưởng tác động đến cơ động xã hội …………………………………………….. 59C hương 3 : Hành động xã hội và tương tác xã hội ……………………………………………………….. 633.1 HÀNH ĐỘNG XÃ HỘI ………………………………………………………………………………… 633.1.1 Khái niệm hành vi xã hội : ……………………………………………………………………. 633.1.2 Thành phần của hành vi xã hội …………………………………………………………….. 643.1.3 Kết quả hành vi và hậu quả không chủ định ……………………………………………. 653.1.4 Phân loại hành vi xã hội ………………………………………………………………………. 653.2 TƯƠNG TÁC XÃ HỘI …………………………………………………………………………………. 663.2.1 Khái niệm tương tác xã hội ………………………………………………………………………. 663.2.2 Đặc điểm của tương tác xã hội ………………………………………………………………….. 673.2.3 Phân loại tương tác xã hội ……………………………………………………………………….. 673.2.4 Một số lí thuyết xã hội học và tương tác xã hội ……………………………………………. 673.3 QUAN HỆ XÃ HỘI ……………………………………………………………………………………… 693.3.1 Khái niệm quan hệ xã hội ………………………………………………………………………… 693.3.2 Chủ thể quan hệ xã hội ……………………………………………………………………………. 693.3.3 Phân loại quan hệ xã hội ………………………………………………………………………….. 69C hương 4 : Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội …………………………………………………………….. 714.1 NHÓM XÃ HỘI …………………………………………………………………………………………… 714.1.1 Khái niệm …………………………………………………………………………………………….. 714.1.2 Những đặc trưng cơ bản của nhóm ……………………………………………………………. 714.1.3 Phân loại nhóm ……………………………………………………………………………………… 724.2 CỘNG ĐỒNG XÃ HỘI ………………………………………………………………………………… 734.2.1 Khái niệm : ……………………………………………………………………………………………. 734.2.2 Đặc trưng của hội đồng xã hội ……………………………………………………………….. 744.2.3 Phân loại hội đồng xã hội ………………………………………………………………………. 744.2.4 Phạm vi nghiên cứu và điều tra hội đồng xã hội của xã hội học …………………………………… 744.3 TỔ CHỨC XÃ HỘI ……………………………………………………………………………………… 754.3.1 Khái niệm …………………………………………………………………………………………….. 754.3.2 Phân loại ………………………………………………………………………………………………. 764.3.3 Một số dạng của tổ chức triển khai xã hội ………………………………………………………………… 774.4 THIẾT CHẾ XÃ HỘI ……………………………………………………………………………………. 794.4.1 Khái niệm …………………………………………………………………………………………….. 794.4.2 Đặc điểm của thiết chế xã hội …………………………………………………………………… 804.4.3 Chức năng của thiết chế xã hội …………………………………………………………………. 804.4.4 Các loại thiết chế xã hội cơ bản : ………………………………………………………………… 814.4.5 Một số ý niệm về thiết chế xã hội : ………………………………………………………… 81C hương 5 : Văn hóa và lối sống ………………………………………………………………………………….. 835.1 KHÁI NIỆM VĂN HOÁ ……………………………………………………………………………….. 835.2 LOẠI HÌNH VĂN HOÁ ………………………………………………………………………………… 845.2.1 Văn hoá vật chất ( văn hoá vật thể ) …………………………………………………………….. 845.2.2 Văn hoá niềm tin ( văn hoá phi vật thể ) ………………………………………………………. 845.3 CƠ CẤU VĂN HOÁ …………………………………………………………………………………….. 855.3.1 Chân lý …………………………………………………………………………………………………. 855.3.2 Giá trị …………………………………………………………………………………………………… 855.3.3 Mục tiêu ……………………………………………………………………………………………….. 865.3.4 Chuẩn mực ……………………………………………………………………………………………. 875.3.5 Biểu tượng …………………………………………………………………………………………….. 885.3.6 Ngôn ngữ ………………………………………………………………………………………………. 895.4 CHỨC NĂNG CỦA VĂN HOÁ ……………………………………………………………………… 895.5 LỐI SỐNG VÀ VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG CÓ VĂN HOÁ ………………………….. 895.5.1 Khái niệm lối sống ………………………………………………………………………………….. 895.5.2 Phân loại lối sống ……………………………………………………………………………………. 905.5.3 Những yếu tố điều tra và nghiên cứu hầu hết về lối sống : ……………………………………………. 915.5.4 Những phương pháp hình thành lối sống có văn hoá : …………………………………….. 91C hương 6 : Xã hội hóa ………………………………………………………………………………………………. 956.1 KHÁI NIỆM ………………………………………………………………………………………………… 956.2 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH XÃ HỘI HOÁ ……………………………………….. 966.2.1 Phân đoạn quy trình xã hội hóa của G.Mead ( Nhà xã hội học người Mỹ ) ………… 966.2.2 Phân đoạn quy trình xã hội hóa của G. Andreeva ( nhà xã hội học người Nga ) ….. 976.3 MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI HOÁ ……………………………………………………………………….. 986.3.1 Môi trường mái ấm gia đình ………………………………………………………………………………… 996.3.2 Môi trường trường học …………………………………………………………………………… 1016.3.3 Các nhóm thành viên : ……………………………………………………………………………. 1026.3.4 Thông tin đại chúng ………………………………………………………………………………. 102C hương 7 : Biến đổi xã hội ………………………………………………………………………………………. 1057.1 KHÁI NIỆM BIẾN ĐỔI XÃ HỘI ………………………………………………………………….. 1057.1.1 Khái niệm ……………………………………………………………………………………………. 1057.1.2 Đặc điểm của đổi khác xã hội ………………………………………………………………….. 1067.1.3 Biến đổi xã hội và những khái niệm tương quan ………………………………………………… 1077.2 CÁC QUAN ĐIỂM VỀ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI …………………………………………………… 1087.2.1 Cách tiếp cận theo chu kỳ luân hồi ………………………………………………………………………. 1087.2.2 Quan điểm tiến hóa ……………………………………………………………………………….. 1087.2.3 Quan điểm xung đột ………………………………………………………………………………. 1097.2.4 Những quan điểm tân tiến về biến hóa xã hội …………………………………………….. 1107.3 NHỮNG NHÂN TỐ VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA SỰ BIẾN ĐỔI XÃ HỘI ………………….. 1137.3.1 Những tác nhân bên trong ………………………………………………………………………… 1137.3.2 Những tác nhân bên ngoài của sự đổi khác ………………………………………………….. 116 vi7. 3.3 Điều kiện đổi khác xã hội ……………………………………………………………………….. 117C hương 8 : Xã hội học chuyên ngành ………………………………………………………………………. 1198.1 XÃ HỘI HỌC NÔNG THÔN ……………………………………………………………………. 1198.1.1 Khái niệm nông thôn …………………………………………………………………………….. 1208.1.2 Đặc trưng của nông thôn ……………………………………………………………………….. 1208.1.3 Nội dung điều tra và nghiên cứu của xã hội học nông thôn : ………………………………………… 1218.2 XÃ HỘI HỌC ĐÔ THỊ ……………………………………………………………………………….. 1298.2.1 Khái niệm đô thị …………………………………………………………………………………… 1308.2.2 Đặc trưng của đô thị ……………………………………………………………………………… 1318.2.3 Cấu trúc của đô thị ……………………………………………………………………………….. 1318.2.4 Sự hình thành và tăng trưởng của đô thị ………………………………………………………. 1328.2.5 Nội dung hầu hết của xã hội học đô thị ……………………………………………………. 1338.2.6 Quá trình đô thị hóa ở Việt nam ……………………………………………………………… 1368.3 XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH ……………………………………………………………………………. 1388.3.1 Khái niệm mái ấm gia đình ……………………………………………………………………………….. 1388.3.2 Nội dung nghiên cứu và điều tra của xã hội học mái ấm gia đình : …………………………………………… 138C hương 9 : Phương pháp nghiên cứu và điều tra xã hội học ……………………………………………………….. 1439.1 KHOA HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ……………………………………………….. 1439.1.1 Khoa học …………………………………………………………………………………………….. 1439.1.2 Nghiên cứu khoa học ( NCKH ) ……………………………………………………………….. 1439.2 ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ……………………………………………………………. 1439.3 PHƯƠNG PHÁP KHOA HỌC …………………………………………………………………….. 1449.3.1 Thế nào là “ khái niệm ” ………………………………………………………………………….. 1449.3.2 Phán đoán …………………………………………………………………………………………… 1449.3.3 Suy luận ……………………………………………………………………………………………… 1449.3.4 Cấu trúc của phương pháp luận điều tra và nghiên cứu khoa học …………………………………. 1459.3.5 Phương pháp khoa học ………………………………………………………………………….. 1469.4 VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ………………………………………………………….. 1469.4.1 “ Vấn đề ” điều tra và nghiên cứu khoa học ……………………………………………………………….. 1469.4.2 Mục đích và tiềm năng điều tra và nghiên cứu ……………………………………………………………. 1479.4.3 Đặt câu hỏi NC. ……………………………………………………………………………………. 1489.4.4 Xây dựng giả thuyết điều tra và nghiên cứu ……………………………………………………………… 1499.4.5 Cách đặt giả thuyết ……………………………………………………………………………….. 1509.5 THU THẬP TÀI LIỆU ………………………………………………………………………………… 1519.5.1 Tài liệu ……………………………………………………………………………………………….. 1519.5.2 Phân loại tài liệu nghiên cứu và điều tra ………………………………………………………………….. 1519.5.3 Nguồn tích lũy tài liệu ………………………………………………………………………….. 1529.6 THU THẬP THÔNG TIN BĂNG PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN ……………………. 1529.6.1 Phân loại phỏng vấn ……………………………………………………………………………… 1529.7 XÂY DỰNG BẢNG HỎI ……………………………………………………………………………. 1589.7.1 Cấu trúc ……………………………………………………………………………………………… 1589.7.2 Một số loại câu hỏi ……………………………………………………………………………….. 1599.7.3 Yêu cầu so với những câu hỏi trong bảng hỏi ………………………………………………. 162 vii9. 8 CHỌN MẪU ……………………………………………………………………………………………… 1639.8.1 Nghiên cứu trường hợp ( case study ) …………………………………………………………. 1639.8.2 Nghiên cứu chọn mẫu ……………………………………………………………………………. 1639.9 QUI CÁCH TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC ………………………………………….. 1679.9.1 Cách trình diễn phần đầu bài báo cáo giải trình ………………………………………………………… 1679.9.2 Cách trình diễn phần chính ………………………………………………………………………. 1679.9.3 Cách trích dẫn và ghi tài liệu tìm hiểu thêm ……………………………………………………. 1719.9.4 Cách ghi tài liệu tìm hiểu thêm …………………………………………………………………….. 1729.10 TRÌNH BÀY BÁO CÁO KHOA HỌC ………………………………………………………… 173T ài liệu tìm hiểu thêm …………………………………………………………………………………………………. 175 viiiC h ư ơ ng 1 : T ổ ng q u a n v ề x ã h ộ i h ọ c1. 1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌCXã hội học Open ở châu Âu thế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử dân tộc xã hội. Tínhtất yếu đó biểu lộ ở nhu yếu và sự tăng trưởng chín muồi những điều kiện kèm theo và tiền đề biến đổivà nhận thức đời sống xã hội. Các dịch chuyển to lớn trong đời sống kinh tế tài chính, chính trị và xãhội châu Âu vào thế kỷ XVIII và nhất là thế kỷ XIX đã đặt ra những nhu yếu thực tiễnmới so với nhận thức xã hội. Bắt đầu từ thế kỷ 18, đời sống xã hội ở những nước Châu Âu trở nên rất là phức tạp. Cuộccách mạng công nghiệp 1750 đã đưa đến những đảo lộn ghê gớm. Chủ nghĩa tư bản đãtạo ra những đô thị công nghiệp khổng lồ gây nên những làn sóng vận động và di chuyển dân cưlớn, kèm theo đó là những xích míc giai cấp, xích míc dân tộc bản địa, xích míc tôn giáocăng thẳng, những quan hệ xã hội ngày càng thêm phong phú và phức tạp. Xã hội rơi vào trạngthái dịch chuyển không ngừng : cuộc chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, xung đột chính trị, suythoái đạo đức, phân hoá giàu nghèo, bùng nổ dân số, tan rã hàng loạt những thiết chế cổtruyền, … Trước tình hình như thế, xã hội phát sinh một nhu yếu cấp thiết là cần phải cómột ngành khoa học nào đó đóng vai trò tương tự như như một bác sĩ luôn luôn theo dõi cơthể sống – xã hội tiến tới giải phẫu những mặt, những nghành nghề dịch vụ khác nhau trên bề mặt cắt của nótừ tầm vĩ mô đến vi mô, kể cả khi xã hội đó cân đối cũng như khi mất cân đối đểchỉ ra trạng thái thật của xã hội đó, phát hiện ra những yếu tố xã hội ( social problems ), dựbáo khuynh hướng tăng trưởng của xã hội, và chỉ ra những giải pháp có tính khả thi. 1.1.1 Bối cảnh Kinh tế xã hội và nhu yếu thực tiễnVào thế kỷ 19, sự tăng trưởng của chủ nghĩa tư bản và nền sản xuất cơ khí ở Châu Âu đãtạo ra những biến hóa can đảm và mạnh mẽ. Trước hết, trong nghành kinh tế tài chính, những cuộc cách mạngcông nghiệp đã ghi lại bước chuyển biến của xã hội Phương Tây từ một mạng lưới hệ thống xãhội nông nghiệp truyền thống cuội nguồn sang một mạng lưới hệ thống xã hội công nghiệp văn minh ; kiểu sảnxuất phong kiến bị sụp đổ trước sức mạnh của thương mại và công nghệ tiên tiến ; lao động thủcông được sửa chữa thay thế bằng lao động máy móc ; mạng lưới hệ thống tổ chức triển khai kinh tế tài chính truyền thống lịch sử đượcthay thế bằng những tổ chức triển khai kinh tế tài chính của xã hội tân tiến … Các cuộc cách mạng thương mại và công nghệ tiên tiến cuối thế kỷ 19 đã làm lay chuyển tận gốctrật tự kinh tế tài chính cũ sống sót và tăng trưởng hàng trăm năm trước đó. Hình thái kinh tế tài chính xã hộikiểu phong kiến bị sụp đổ từng mảng lớn trước sự bành trướng của thương mại và côngnghiệp. Sự ảnh hưởng tác động của tự do hóa thương mại, tự do hóa sản xuất và đặc biệt quan trọng là tự do hóalao động ; mạng lưới hệ thống tổ chức triển khai quản trị kinh tế tài chính theo kiểu truyền thống lịch sử đã bị sửa chữa thay thế bằngcách tổ chức triển khai xã hội văn minh. Do vậy, thị trường đã được lan rộng ra, hàng loạt xí nghiệp sản xuất, xưởng và tập đoàn lớn kinh tế tài chính đã sinh ra lôi cuốn nhiều lao động từ nông thôn ra thành thị làmChương 1 : Tổng quan về Xã hội họcthuê. Của cải, đất đai, tư bản không còn tập trung chuyên sâu trong tay những tầng lớp phong kiến mà rơivào tay giai cấp tư sản. Biến đổi kinh tế tài chính kéo theo những biến hóa về xã hội : nông dân bị đuổi ra khỏi ruộng đất trởthành người bán sức lao động, di cư hàng loạt vào trong những thành phố tìm kiếm việc làmvà bị lôi cuốn vào những nhà máy sản xuất, công xưởng tư bản ; của cải ngày càng được tập trung chuyên sâu vàotrong tay giai cấp tư sản ; quy trình đô thị hoá diễn ra ngày càng nhanh gọn, số lượngcác thành phố tăng lên, qui mô của những thành phố được lan rộng ra ; vai trò của những tổ chứctôn giáo trở nên mờ nhạt ; cơ cấu tổ chức của mái ấm gia đình, mạng lưới hệ thống những giá trị văn hoá truyền thốngcó sự biến hóa ; pháp luật ngày càng chăm sóc đến việc điều tiết những quan hệ kinh tế tài chính ; cácthiết chế xã hội và tổ chức triển khai hành chính cũng dần đổi khác theo hướng thị dân hoá và côngdân hoá … Sự Open và tăng trưởng mạng lưới hệ thống kinh tế tài chính tư bản chủ nghĩa đã phá vỡ trật tự xã hộiphong kiến gây những trộn lẫn và đổi khác trong đời sống kinh tế tài chính xã hội của những những tầng lớp, giai cấp và những nhóm xã hội. Từ đó phát sinh nhu yếu thực tiễn phải lập lại trật tự, ổn địnhxã hội và nhu yếu nhận thức để xử lý những yếu tố mới mẻ và lạ mắt phát sinh từ cuộc sốngđang dịch chuyển đó. Trong toàn cảnh đó, Xã hội học đã sinh ra để cung ứng nhu yếu nhậnthức những biến hóa xã hội và lập lại trật tự xã hội. 1.1.2 Bối cảnh Chính trị xã hội và tư tưởngCác cuộc cách mạng tư sản ( đặc biệt quan trọng là cuộc cách mang tư sản Pháp ) đã tạo ra sự biến đổilớn, ghi lại sự sinh ra của một chính sách xã hội mới. Tác động của những cuộc cách mạng nàymột mặt tạo ra những hiệu quả tích cực trong sự tăng trưởng của xã hội, mặt khác nó cũng đểlại những hậu quả xấu đi so với xã hội. Nhưng chính những tác động ảnh hưởng xấu đi lại lànhững tác nhân lôi cuốn sự quan tâm của những nhà xã hội học, làm phát sinh nhu yếu nghiên cứusự hỗn độn, vô trật tự của xã hội lúc bấy giờ và ước vọng vãn hồi trật tự cho xã hội, tìmkiếm nền tảng trật tự mới trong những xã hội đã bị đảo lộn. Các nhà xã hội học đã ra sứcmiêu tả, khám phá những quy trình, hiện tượng kỳ lạ xã hội để phản ánh và lý giải rất đầy đủ nhữngbiến động chính trị xã hội diễn ra quanh họ, đồng thời chỉ ra con đường và giải pháp đểlập lại trật tự và duy trì sự tân tiến xã hội. Do đó những cuộc cách mạng tư sản là tác nhân gầnnhất so với việc phát sinh những triết lý xã hội học. Cuộc đại cách mạng Pháp năm 1789, làm biến hóa chính trị, xã hội quan trọng góp phầnlàm đổi khác căn bản thể chế chính trị, trật tự xã hội và những thiết chế xã hội châu Âu thếkỷ XVIII. Cuộc cách mạng này đã không riêng gì mở màn cho thời kỳ tan rã chính sách phongkiến, nhà nước quân chủ mà còn thay thế sửa chữa trật tự cũ đó bằng một trật tự chính trị xã hộimới là nhà nước tư sản. Công xã Paris năm 1871 – Mâu thuẫn thâm thúy về quyền lợi giữa những những tầng lớp xã hội và nhất làgiữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản đã lên đến đỉnh điểm làm bùng nổ cuộc cáchCBGD : Trần Thị Phụng Hàmạng vô sản tiên phong trên quốc tế vào cuối thế kỷ 19 ; và sau này là cuộc cách mạngtháng Mười Nga năm 1917. Những đổi khác chính trị, xã hội ở châu Âu đã đặt ra câu hỏi lý luận cơ bản của xã hộihọc. Đó là yếu tố làm thế nào phát hiện và sử dụng những quy luật tổ chức triển khai xã hội để gópphần tạo ra trật tự và tân tiến xã hội. 1.1.3 Bối cảnh về khoa học tự nhiên và khoa học xã hộiThế kỷ 18, 19 trái đất đã tận mắt chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của những khoa học tự nhiên. Chính sự tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt quan trọng là phương pháp luận nghiên cứukhoa học cũng là tác nhân quan trọng cho sự sinh ra của xã hội học. Lần tiên phong trong lịchsử khoa học trái đất, quốc tế hiện thực được xem như thể một thể thống nhất có trật tự, có qui luật và thế cho nên hoàn toàn có thể hiểu được, lý giải được bằng những khái niệm, phạm trù vàphương pháp nghiên cứu và điều tra khoa học. Các khoa học tự nhiên ( sinh học, hoá học, vật lý học ), đặc biệt quan trọng là ba phát kiến vĩ đại : thuyết tiến hoá, thuyết tế bào, định luật bảo toàn và chuyển hoá nguồn năng lượng, là cơ sở chosự sinh ra và tăng trưởng của nhiều ngành khoa học khác, trong đó có xã hội học. Trong thờikì đầu tăng trưởng của xã hội học, nhiều quy trình và qui luật của tự nhiên đã được áp dụngtrong nghiên cứu và điều tra những yếu tố xã hội. Nguời ta mong ước có một môn xã hội học hiệnđại theo sau những thành công xuất sắc của vật lý học và sinh học. Bên cạnh sự tăng trưởng của khoa học tự nhiên, những khoa học xã hội cũng có bước pháttriển đáng kể như kinh tế tài chính chính trị, pháp lý, sử học … Tuy nhiên, triết học xã hội lại cósự lỗi thời tương đối. Lối tư duy máy móc, phiến diện, siêu hình, xa rời thực tiễn sinhđộng của đời sống vẫn còn khá thông dụng, làm cho những nhà khoa học lúng túng khi nhìnnhận những yếu tố xã hội. Để có một cái nhìn mới về xã hội, nghiên cứu và điều tra những hiện tượng kỳ lạ – quy trình xã hội một cách khoa học, xã hội học đã tách khỏi triết học, trở thành một ngànhkhoa học cụ thể, dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Tiền đề lý luận và phương pháp luận làm phát sinh xã hội học bắt nguồn từ những tưtưởng khoa học và văn hóa truyền thống thời đại Phục Hưng thế kỷ 18 ( thời kỳ Khai sáng ). Sự tăng trưởng can đảm và mạnh mẽ của khoa học và đặc biệt quan trọng là phương pháp luận điều tra và nghiên cứu khoahọc cũng là tác nhân quan trọng cho sự sinh ra xã hội học. Các cuộc cách mạng khoa họcdiễn ra ở thế kỷ 16, 17 và đặc biệt quan trọng là thế kỷ 18 đã làm đổi khác cơ bản thế giới quan vàphương pháp luận khoa học. Các nhà triết học, những nhà khoa học xã hội thế kỷ 18 và thế kỷ 19 khát khao nghiên cứucác hiện tượng kỳ lạ, quy trình xã hội để phát hiện ra những quy luật tự nhiên của tổ chức triển khai xã hội, đặc biệt quan trọng là ” những quy luật của sự tăng trưởng, văn minh xã hội “. Chương 1 : Tổng quan về Xã hội học1. 2 KHÁI NIỆM XÃ HỘI HỌCVề thuật ngữ : Xã hội học ( Sociology ) có gốc ghép từ chữ La tinh socius hay societas cónghĩa là xã hội với chữ Hi lạp ology hay logos có nghĩa là học thuyết hay nghiên cứu và điều tra. Như vậy xã hội học được hiểu là học thuyết về xã hội hay điều tra và nghiên cứu về xã hội. Về mặt lịch sử dân tộc : August Comte – người Pháp là người tiên phong đưa ra thuật ngữ xã hội họcvào năm 1838. Ông chủ trương vận dụng quy mô phương pháp luận của khoa học tự nhiênvà chủ nghĩa thực chứng vào nghiên cứu và điều tra những qui luật của sự biến hóa xã hộiTừ khi Open đến nay xã hội học trải qua nhiều tiến trình tăng trưởng ở nhiều quốc giakhác nhau và có nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội học. Các định nghĩa này có thểkhái quát thành ba xu thế như sau : a. Định nghĩa xã hội học là khoa học về mạng lưới hệ thống xã hộiVí dụ định nghĩa xã hội học của V. Đôbơrianốp ( Viện Xã hội học Liên xô ) : “ Xã hội họcMarx – Lenin là khoa học điều tra và nghiên cứu những quy trình và hiện tượng kỳ lạ xã hội xét theo quanđiểm ảnh hưởng tác động lẫn nhau một cách có qui luật giữa những nghành hoặc những mặt cơ bản củaxã hội ”. Xu hướng này bị phê phán là chỉ tập trung chuyên sâu vào cái xã hội mà quên mất con người, chỉ tậptrung vào cái khái quát mà quên cái đơn cử, nhấn mạnh vấn đề cái hàng loạt bỏ lỡ cái bộ phận … tựa như như người ta chỉ “ thấy rừng mà không thấy cây ”. b. Định nghĩa xã hội học là khoa học nghiên cứu và điều tra về hành vi xã hộiVí dụ định nghĩa xã hội học của J.H.Phichtơ ( Loyola Univeristy-Mỹ ) : “ Xã hội học làcông cuộc nghiên cứu và điều tra một cách khoa học những con người trong mối đối sánh tương quan vớinhững người khác ”. Xu hướng này cũng bị phê phán là quá nhấn mạnh vấn đề đến con người mà quên cái xã hội, tậptrung vào cái đơn cử mà quên cái khái quát, chỉ chú ý quan tâm đến cái bộ phận mà bỏ lỡ cái tổngthể … tương tự như như người ta chỉ “ thấy cây mà không thấy rừng ”. c. Khuynh hướng tích hợp định nghĩa xã hội học như thể khoa học về mạng lưới hệ thống xã hội vàvề hành vi xã hộiVí dụ định nghĩa xã hội học của V.A. Jađốp ( Viện hàn lâm Khoa học xã hội Liên Xô ) : “ Xã hội học là khoa học về sự hình thành, tăng trưởng và sự quản lý và vận hành của những cộng đồngxã hội, những tổ chức triển khai và những quy trình xã hội với tư cách là những hình thức sống sót của chúng, là khoa học về những quan hệ xã hội với tính cách là những chính sách liên hệ và tác động ảnh hưởng qua lạigiữa những hội đồng, giữa những cá thể và những hội đồng, là khoa học về tính qui luật củacác hành vi xã hội và những hành vi của chúng ”. Hay định nghĩa của Trần Thị Kim Xuyến ( 2002 ) : “ Xã hội học là khoa học về qui luậtphát triển của những mạng lưới hệ thống xã hội có đặc thù tổng thể và toàn diện ( toàn xã hội ) cũng như bộ phận. CBGD : Trần Thị Phụng HàXã hội học điều tra và nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa những hiện tượng kỳ lạ xã hội khác nhau vànghiên cứu những qui luật thông dụng trong hành vi xã hội của con người ”. Đây là khuynh hướng định nghĩa xã hội học được nhiều người tán đồng. Tuy nhiên nó cũng bịphê phán là như vậy thì xã hội học là một môn khoa học có đối tượng người tiêu dùng nghiên cứu và điều tra khôngrõ ràng và quá rộng. Trên trong thực tiễn, đặc thù khách thể nghiên cứu và điều tra của xã hội học chứađựng nhiều cặp phạm trù có đặc thù “ nước đôi ” ( Phạm Tất Dong et al., 2001 ) : conngười – xã hội, vi mô – vĩ mô, khái quát – đơn cử, chất – lượng … Điều này gây khó khăncho những người mở màn khám phá và điều tra và nghiên cứu xã hội học nhưng cũng chính nó tạo nênsự lý thú của môn khoa học này. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích những định nghĩa khác nhau về xã hội học, tất cả chúng ta hoàn toàn có thể đưa ra địnhnghĩa chung nhất về xã hội học như sau : xã hội học là khoa học nghiên cứu và điều tra qui luật củasự phát sinh, đổi khác và tăng trưởng mối quan hệ giữa con người và xã hội. Xã hội học là môn khoa học nghiên cứu và điều tra về XH loài người và hành vi xã hội. XHH nghiêncứu những qui luật chung của sự sống sót, hoạt động giải trí và tăng trưởng của XH, những tương tác xãhội, tác động ảnh hưởng của mối quan hệ xã hội đến thái độ hành vi con người trong những nhóm, tổchức xã hội. 1.3 ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ SÁNG LẬP RA XÃ HỘI HỌC1. 3.1 Auguste Comte ( 1798 – 1857 ) August Comte là nhà kim chỉ nan xã hội, nhà thực chứng luậnngười Pháp. August Comte sinh năm 1798 trong một gia đìnhGiatô giáo và theo khuynh hướng quân chủ, nhưng ông trở thànhmột người có tư tưởng tự do và cách mạng rất sớm. Năm 1814, ông học trường Bách khoa. Năm 1817 làm thư ký cho SaintSimon. Comte là người sáng lập ra “ chủ nghĩa thực chứng ”. Năm 1826, ông khởi đầu giảng giáo trình triết học thực chứng. Comte chịu tác động ảnh hưởng của triết học Ánh sáng và chứng kiếncác dịch chuyển chính trị xã hội, những cuộc cách mạng công nghiệpvà xung đột giữa khoa học và tôn giáo ỏ Pháp. Comte là ngườiđầu tiên đưa ra thuật ngữ “ xã hội học ” vào năm 1838. Côngtrình cơ bản của August Comte là “ Triết học thực chứng ” ( 1830 – 1842 ) và “ Hệ thốngchính trị học thực chứng ” ( 1851 – 1854 ). Đóng góp hầu hết của Comte là về phươngpháp luận xã hội học, ý niệm về cơ cấu tổ chức của xã hội học, và về biến hóa xã hộiChương 1 : Tổng quan về Xã hội họcVề phương pháp luận xã hội họcTrong toàn cảnh có nhiều đổi khác lớn lao về chính trị, kinh tế tài chính xã hội, August Comte chorằng xã hội học phải có trách nhiệm góp thêm phần tổ chức triển khai lại xã hội và lập lại trật tự xã hội dựavào những qui luật tổ chức triển khai và biến hóa xã hội do xã hội học nghiên cứu và điều tra, phát hiện được. Theo Comte, xã hội học phải hướng tới việc tìm ra những qui luật khái quát phản ánh mốiquan hệ cơ bản nhất của sự vật, hiện tượng kỳ lạ của xã hội bằng phương pháp luận của chủnghĩa thực chứng giống như những khoa học tự nhiên ( vật lý học, sinh học ). Vì vậy, Comtecòn gọi xã hội học là vật lý học xã hội ( Social Physics ) Comte đề ra nhu yếu phải sử dụng giải pháp thực chứng trong nghiên cứu và điều tra xã hội học. Phương pháp thực chứng gồm có việc tích lũy và giải quyết và xử lý thông tin, kiểm tra giả thuyết, thiết kế xây dựng kim chỉ nan, so sánh và tổng hợp cứ liệu. Phương pháp thực chứng được Comte phân loại thành những nhóm sau đây : Quan sát : Để lý giải những hiện tượng kỳ lạ xã hội cần phải quan sát những sự kiện xãhội, tích lũy những vật chứng xã hội. Muốn vậy, người quan sát phải tự giảiphóng tư tưởng, thoát khỏi sự ràng buộc của chủ nghĩa giáo điều. Comtekhông chỉ ra những bước, những thủ tục hay qui trình đơn cử để thực thi quan sát, nhưng ông đề ra một số ít qui tắc cho đến nay vẫn có giá trị và thiết yếu phải ápdụng trong điều tra và nghiên cứu. Ví dụ qui tắc quan sát phải có mục tiêu, phải gắn vớilý luận, phải tuân theo qui luật của hiện tượng kỳ lạ. Thực nghiệm : Comte thừa nhận rằng khó hoàn toàn có thể và thậm chí còn không hề tiếnhành thực nghiệm trong phòng thí nghiêm so với những một mạng lưới hệ thống xã hội. Nhưng trọn vẹn hoàn toàn có thể triển khai thực nghiệm tự nhiên vào bất kể khi nào, khi trong quy trình xảy ra hiện tượng kỳ lạ xã hội, nhà xã hội học chủ định canthiệp, tác động ảnh hưởng vào hiện tượng kỳ lạ điều tra và nghiên cứu. Như vậy, trong xã hội học, phươngpháp thực nghiệm được hiểu là tạo ra những điều kiện kèm theo tự tạo, những tìnhhuống hoàn toàn có thể quan sát được để xem xét tác động ảnh hưởng của chúng tới những hiệntượng, sự kiện xã hội khác. Nghiên cứu những trường hợp ” không thông thường ” để hiểu những sự kiện ” thông thường “. So sánh : Theo Comte, đây là giải pháp rất quan trọng so với xã hội học. Cũng như so sánh trong sinh vật học, việc so sánh xã hội hiện tại với xã hộitrong quá khứ hay so sánh những hình thức, những dạng, những loại xã hội với nhau đểphát hiện ra sự giống và khác nhau giữa những xã hội đó. Trên cơ sở những thôngtin thu được, hoàn toàn có thể khái quát những đặc thù chung, những thuộc tính cơ bản củaxã hội. Phương pháp nghiên cứu và phân tích lịch sử vẻ vang : Lúc đầu Auguste Comte coi phương phápphân tích lịch sử vẻ vang là một dạng của chiêu thức so sánh : so sánh xã hội hiện tạivới xã hội quá khứ, nhưng sau đó Comte chỉ ra tầm quan trọng đặc biệt quan trọng củaCBGD : Trần Thị Phụng Hàphương pháp này. Phương pháp nghiên cứu và phân tích lịch sử dân tộc được hiểu là việc quan sát tỉmỉ, kỹ lưỡng sự hoạt động lịch sử vẻ vang của những xã hội, những sự kiện, những hiện tượngxã hội để chỉ ra khuynh hướng, tiến trình biến hóa xã hội. Như vậy về phương pháp luận nghiên cứu và điều tra, Comte chưa chỉ ra rất đầy đủ, đúng chuẩn theo tiêuchuẩn khoa học ngày này về những đặc thù, thủ tục, những qui tắc đơn cử của những phươngpháp điều tra và nghiên cứu xã hội học. Mặc dù vậy, quan điểm phương pháp luận của Comte là rấtquan trọng và có ý nghĩa đặt nền móng cho xã hội học trong toàn cảnh lý luận và phươngpháp khoa học xã hội đầu thế kỷ 19. Comte đã khởi đầu cho một thời kỳ kiến thiết xây dựng và pháttriển một khoa học mới mẻ và lạ mắt là xã hội học. Quan niệm về cơ cấu tổ chức của xã hội họcAuguste Comte chịu tác động ảnh hưởng của những khoa học tự nhiên như vật lý học và sinh họckhông chỉ về giải pháp nghiên cứu và điều tra và còn về ý niệm cơ cấu tổ chức của xã hội học. Điềunày bộc lộ rất rõ qua cách Comte phân loại và gọi tên những bộ phận cấu thành xã hội học. Theo Auguste Comte, xã hội học còn gọi là vật lý học xã hội ( Social Physics ), hợp thànhtừ hai bộ phận chính là Tĩnh học xã hội ( Social Statics ) và Động học xã hội ( SocialDynamics ) Tĩnh học xã hội ( Social Statics ) : là bộ phận xã hội học nghiên cứu và điều tra về trật tự xãhội, cơ cấu tổ chức xã hội, những thành phần và những mối liên hệ của chúng ( Gia đình, nhànước … ). Đầu tiên Comte điều tra và nghiên cứu những cá thể với tư cách là một đơn vị chức năng xãhội cơ bản. Sau đó quan điểm xã hội học của ông biến hóa. Theo ông, đơn vịxã hội cơ bản nhất, sơ đẳng nhất trong tổng thể những đơn vị chức năng xã hội là mái ấm gia đình. Khinghiên cứu về mái ấm gia đình, Comte đa phần nghiên cứu và điều tra cơ cấu tổ chức mái ấm gia đình, sự phâncông lao động nam nữ trong mái ấm gia đình và quan hệ giữa những thành viên trong giađình. Động học xã hội ( Social Dynamics ) : Đó là nghành nghề dịch vụ điều tra và nghiên cứu những qui luậtbiến đổi xã hội trong quy trình lịch sử vẻ vang xã hội. Comte đặc biệt quan trọng chăm sóc đến bộphận xã hội học này. Trên cơ sở khám phá sự hoạt động và đổi khác của xã hội, Comte đưa ra qui luật đổi khác và tăng trưởng của xã hội. Lúc đầu, Comte điều tra và nghiên cứu những cá thể với tư cách là những thành phần hay đơn vị chức năng cấuthành của cơ cấu tổ chức xã hội. Comte xem cá thể với tư cách là một tập hợp, một hệ thốnggồm : Các năng lượng và nhu yếu đã có sẵn bên trong cá thể ; Các nhu yếu, năng lượng được tiếp thu từ bên ngoài qua quy trình cá nhântham gia vào xã hội. Sau đó, ý niệm xã hội của Comte biến hóa, ông cho rằng cá thể không phải là ” đơnvị xã hội đích thực “. Comte coi nghiên cứu và điều tra về cá thể là nghiên cứu và điều tra thuộc về lĩnh vựcsinh vật học, khác hẳn với nghiên cứu và điều tra xã hội học hầu hết nghiên cứu và phân tích những ” đơn vị chức năng xã hội “. Chương 1 : Tổng quan về Xã hội họcĐơn vị xã hội cơ bản nhất, sơ đẳng nhất xuất hiện trong tổng thể những đơn vị chức năng xã hội khác là giađình. Điều thực sự có ý nghĩa về lý luận xã hội học là ý niệm của Comte về cơ cấu tổ chức xãhội. Cơ cấu xã hội khi nào cũng được tạo nên từ những cơ cấu tổ chức xã hội khác đơn thuần hơn, gọilà tiểu cơ cấu tổ chức xã hội. Do đó, hiểu cơ cấu tổ chức xã hội có nghĩa là chớp lấy được những đặc thù, những thuộc tính và những mối liên hệ của những tiểu cơ cấu tổ chức xã hội. Cơ cấu xã hội tăng trưởng theo con đường tiến hóa từ thấp đến cao, từ đơn thuần đến phứctạp. Sự tăng trưởng của xã hội bộc lộ ở mức độ phân hóa, đa dạng hóa và chuyên mônhóa tính năng, cũng như mức độ link giữa những tiểu cơ cấu tổ chức xã hội. Comte đặt vấn đềnghiên cứu xem làm thế nào duy trì được mối link giữa những bộ phận ( những tiểu cơ cấuxã hội ) khi mức độ phân hóa tính năng ngày một tăng lên trong xã hội. Comte đưa racách xử lý nhấn mạnh vấn đề tới vai trò của nhà nước và yếu tố văn hóa truyền thống, niềm tin xã hội. Vai trò của nhà nước : Comte cho rằng ngoài sự nhờ vào lẫn nhau, sự tậptrung quyền lực tối cao vào tay nhà nước được cho phép điều hòa, phối hợp và liên kếtcác bộ phận của mạng lưới hệ thống xã hội bảo vệ chống lại sức ép của sự phân hóavà phân rã xã hội. Vai trò của văn hóa truyền thống, niềm tin : Ngoài hành vi ” vật chất ” của nhà nước, yếu tố trí tuệ và đạo đức, thiện chí và thiện cảm của những thành viên xã hội, đóng vai trò là tác nhân duy trì sự link, trật tự xã hội. Về qui luật tăng trưởng của xã hội. Theo Auguste Comte, xã hội luôn luôn hoạt động và tăng trưởng chứ không ở trạng tháiđứng im. Nguyên nhân của quy trình hoạt động và tăng trưởng của xã hội, theo AugusteComte, là do quan điểm, tư tưởng, ý chí của con người. Đây là quan điểm vừa bộc lộ sựtiến bộ vừa xuất hiện hạn chế. Trên cơ sở quan điểm này, Auguste Comte đưa ra qui luật bagiai đoạn về tri thức để lý giải sự tăng trưởng của những mạng lưới hệ thống tư tưởng và cơ cấu tổ chức xã hội. Theo Auguste Comte, lịch sử vẻ vang loài người tăng trưởng theo ba quy trình tiến độ : thần học, siêu hình, và thực chứng. – Giai đoạn thần học ( từ khi loài người Open đến trước thế kỷ 18 ) Giai đoạn nàytri thức loài người còn nông cạn. Hệ tư tưởng chính của loài người là tôn vinh niềmtin tưởng rằng những lực lượng siêu nhiên là cội nguồn của mọi sự vật. Thế giới xã hộilà do thượng đế phát minh sáng tạo ra. Con người trọn vẹn nhờ vào vào tự nhiên, và bất lựctrước sức mạnh của nó. – Giai đoạn siêu hình ( Thế kỷ 13 – 19 ) : Nhận thức của con người ở tiến trình này đãphát triển hơn trước. Tuy nhiên trong khi lý giải những hiện tượng kỳ lạ tự nhiên và xãhội, con người tin vào những lực lượng trừu tượng như ” tự nhiên “, việc xem xét những sựvật hiện tượng kỳ lạ vẫn dựa trên quan điểm siêu hình, máy móc, và giáo điều. – Giai đoạn thực chứng ( Từ thế kỷ 19 trở đi ) : Giai đoạn của sức mạnh khoa học, trithức khoa học và trí tuệ của con người đủ sức mạnh để nghiên cứu và phân tích, kìm hãm tự nhiênCBGD : Trần Thị Phụng Hàvà thiết kế xây dựng những trật tự xã hội hài hòa và hợp lý. Con người đã dựa vào những tri thức khoa họcđể lý giải quốc tế. Theo quy luật ba tiến trình, mỗi quá trình trước là điều kiện kèm theo tăng trưởng của mỗi giai đoạnsau. Ví dụ, nếu không có mạng lưới hệ thống dòng họ thì khó hoàn toàn có thể tăng trưởng những mạng lưới hệ thống tiếp theonhư mạng lưới hệ thống chính trị, pháp luật, quân đội và mạng lưới hệ thống xã hội công nghiệp tân tiến. Lịchsử tiến hóa xã hội diễn ra theo con đường tích góp, tiến hóa ( những tư tưởng mới, những hệthống cơ cấu tổ chức mới được kiến thiết xây dựng, được bổ trợ vào cái cũ ) ; ví dụ, trong xã hội tân tiến, dòng họ không mất đi, cũng như những tư tưởng thần bí, siêu tự nhiên không trọn vẹn bịbiến mất. Dựa vào qui luật ba quy trình tiến độ, Auguste Comte cho rằng việc xã hội học sinh ra ở giai đoạncuối của quy trình tiến hóa là một tất yếu lịch sử dân tộc, và xã hội học là khoa học đứng trên tấtcả những khoa học khác. Auguste Comte lý giải điều này là vì rằng giới vô cơ đơn giảnhơn giới hữu cơ nên tư tưởng hiểu biết về giới tự nhiên vô cơ sớm đạt tới quá trình thựcchứng. Cụ thể là, đạt tới trình độ thực chứng thứ nhất là thiên văn học, sau đến vật lýhọc, rồi hóa học. Sau những khoa học này là những khoa học về giới hữu cơ như sinh vật học, sinh lý học. Xã hội học sinh ra ở tiến trình cuối của quy trình tiến hóa, quá trình thựcchứng và đó là khoa học phức tạp nhất, phải dựa trên nền tảng của những khoa học khác. Vìra đời muộn nên XHH ngay lập tức đã phải là một khoa học thực chứng và chiếm vị trícao nhất trong mạng lưới hệ thống thứ bậc những khoa học. Đóng góp của Auguste ComteĐóng góp xã hội học của Auguste Comte hoàn toàn có thể khái quát như sau : Thứ nhất : Comte là người tiên phong chỉ ra nhu yếu và thực chất của một khoa học về cácqui luật tổ chức triển khai xã hội mà ông gọi là xã hội học. Theo Auguste Comte, xã hội học cónhiệm vụ cung ứng được nhu yếu nhận thức, nhu yếu lý giải những đổi khác xã hội, vàgóp phần vào việc lập lại trật tự không thay đổi xã hội. Thứ hai : Comte đưa ra thực chất của xã hội học là sử dụng những chiêu thức khoa học đểxây dựng kim chỉ nan và kiểm chứng giả thuyết. Quan điểm như vậy của Comte về chủnghĩa thực chứng khác hẳn với ý niệm của một số ít nhà nghiên cứu thế kỷ XIX và thếkỷ XX ( những nhà nghiên cứu này thường như nhau khái niệm thực chứng với khái niệm ” kinh nghiệm tay nghề chủ nghĩa ” hay với việc tích lũy số liệu một cách đơn thuần, không có lýthuyết, thiếu lý luận ). Thứ ba : Mặc dù ý niệm của Comte về phương pháp luận, về cơ cấu tổ chức của xã hội học vàvề qui luật ba quy trình tiến độ còn sơ lược, nhưng Comte đã chỉ ra những trách nhiệm và yếu tố cơbản của xã hội học. Auguste ComteChương 1 : Tổng quan về Xã hội họcThe French philosopher Auguste Comte ( 1798 – 1857 ) — often called the “ father of sociology ” — first used the term “ sociology ” in 1838 to refer to the scientific study of society. He believed thatall societies develop and progress through the following stages : religious, metaphysical, andscientific. Comte argued that society needs scientificknowledge based on facts and evidence tosolve its problems — not speculation and superstition, which characterize the religious andmetaphysical stages of social development. Comte viewed the science of sociology as consistingof two branches : dynamics, or the study of the processes by which societies change ; and statics, orthe study of the processes by which societies endure. He also envisioned sociologists aseventually developing a base of scientific social knowledge that would guide society into positivedirections. 1.3.2 Herbert Spencer ( 1820 – 1903 ) “ Xã hội như thể khung hình sống ”. Herbert Spencer, nhà triết học, nhà xã hội học ngườiAnh, sinh ở Derby, Anh năm 1820 và mất năm 1903. Spencer hầu hết không theo học ở trường học chính quimà chủ yểu học tập ở nhà dước sự dạy bảo của cha vàngười thân trong mái ấm gia đình. Tuy vậy Spencer có kiến thứcvững chắc về toán học, khoa học tự nhiên và quan tâmnghiên cứu khoa học xã hội. Spencer thực sự quan tâm tớixã hội học từ năm 1873. Sinh thời những điều tra và nghiên cứu củaSpencer không chỉ nổi tiếng trong giới khoa học hànlâm mà còn trong phần đông bạn đọc. Bối cảnh chính trị, kinh tế tài chính xã hội cùng với môi trườngkhoa học Anh đã có tác động ảnh hưởng nhất định đến xã hội học Spencer. Spencer đã nhìn thấymột số góc nhìn tích cực của chủ nghĩa tư bản như tính hiệu suất cao, môi trường tự nhiên tự do cạnhtranh và tự do kinh doanh. Bị tác động ảnh hưởng của nhà sinh vật học Charles Darwin ( 1809 – 1882 ), Spencer đã đưa ra quanđiểm tiến hóa xã hội. Spencer lý giải rằng chỉ những cá thể nào, mạng lưới hệ thống xã hội nào cókhả năng thích nghi nhất với môi trường tự nhiên xung quanh mới hoàn toàn có thể sống sót được trong cuộcđấu tranh sống sót. Spencer cũng cho rằng xã hội học phải hướng tới tìm ra những qui luật vànguyên lý chung, cơ bản để lý giải hiện thực xã hội. Các tác phẩm cơ bản của Spencer là Tĩnh học xã hội ( Social Statics ), Nghiên cứu xã hộihọc ( the Study of Sociology ), Các nguyên tắc của xã hội học ( Principles of Sociology ), Xãhội học miêu tả ( Descriptive Sociology ). Quan niệm về xã hội học của Spencer10CBGD : Trần Thị Phụng Hà “ Xã hội như thể khung hình sống ” Theo Spencer xã hội được hiểu như thể những khung hình siêu hữu cơ. Xã hội học là khoa học vềcác qui luật và những nguyên tắc tổ chức triển khai của xã hội. Tương tự như mọi hiện tượng kỳ lạ tự nhiên, xã hội hoạt động và tăng trưởng theo qui luật. Xã hội học có trách nhiệm phát hiện ra qui luật, nguyên tắc của cấu trúc của xã hội và của quy trình xã hội. Xã hội học không nên sa đà vàophân tích những đặc trưng lịch sử dân tộc của xã hội mà nên tập trung chuyên sâu vào việc tìm kiếm nhữngthuộc tính, đặc thù chung, thông dụng, phổ quát, và những mối liên hệ nhân quả giữa cácsự vật hiện tượng kỳ lạ xã hội. Xã hội là một khung hình có nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận đảm nhiệm những chứcnăng xã hội nhất định nhằm mục đích duy trì sự sống của cơ thế đó. Giữa chúng luôn luôn tồn tạimối liên hệ, kết nối qua lại với nhau. Với quan điểm nhìn nhận xã hội như vậy, Spencerlà nhà XHH theo phe phái cơ cấu tổ chức – công dụng. Tương tự như khung hình sống, xã hội cóhàng loạt những nhu yếu cho sự tăng trưởng và sống sót yên cầu phải Open những cơ quan hoạtđộng theo nguyên tắc chuyên môn hoá để cung ứng những nhu yếu của khung hình xã hội. Theoông, xã hội chỉ có tăng trưởng lành mạnh khi những cơ quan chức năng của xã hội đó đảm bảothoả mãn những nhu yếu của xã hội. Đây là tư tưởng công dụng luận tiên phong trong XHH, lànền tảng hình thành nên khuynh hướng công dụng luận và cách tiếp cận mạng lưới hệ thống trong xã hộihọc. So sánh khung hình sống với xã hội, Spencer chỉ ra những đặc thù giống và khác nhau rấtquan trọng giữa chúng. Đặc điểm khác nhau là xã hội gồm những bộ phận có năng lực ýthức và tích cực tác động ảnh hưởng lẫn nhau một cách gián tiếp trải qua ngôn từ, ký hiệu. Đặcđiểm giống nhau là cả khung hình sinh học và khung hình xã hội đều có năng lực sống sót và pháttriển. Cả hai loại khung hình này đều tuân theo những qui luật như tăng kích cỡ khung hình làmtăng đặc thù và trình độ trình độ hóa công dụng. … Giống như những khung hình sống, với tưcách là khung hình siêu hữu cơ, xã hội liên tục trải qua những tiến trình tiến hóa, suy thoái và khủng hoảng, kếtiếp nhau. Cũng như Auguste Comte, Spencer cho rằng hoàn toàn có thể vận dụng những nguyên tắc và khái niệmcủa sinh vật học về cơ cấu tổ chức và công dụng để điều tra và nghiên cứu khung hình xã hội ( nguyên tắc tiến hoá ). Theo Spencer, những xã hội loài người tăng trưởng tuân theo qui luật tiến hóa từ xã hội có cơcấu nhỏ, đơn thuần, trình độ hóa thấp, không không thay đổi, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấulớn hơn, phức tạp, chuyên môn hóa cao, link vững chắc và không thay đổi. Một nguyên tắc cơ bản nhất của xã hội học là nguyên tắc tiến hóa. Theo Spencer, xã hộiloài người tăng trưởng tuân theo quy luật tiến hóa từ xã hội có cơ cấu tổ chức nhỏ, đơn thuần, chuyênmôn hóa thấp, không không thay đổi, dễ phân rã đến xã hội có cơ cấu tổ chức lớn, phức tạp, chuyên mônhóa cao, link vững chắc và không thay đổi. Ngoài nguyên tắc tiến hóa xã hội, Spencer đưa ra những nguyên tắc khác. Spencer cho rằngquy mô của khung hình ( xã hội ) ảnh hưởng tác động tỷ suất thuận so với nhu yếu về sự phân hóa dẫn đếnhình thành và tăng trưởng những quy trình xã hội. Trong số đó có quy trình điều tiết và kiểmChương 1 : Tổng quan về Xã hội học11soát, quản lý và vận hành và duy trì hoạt động giải trí, và quy trình phân loại những nguồn lực giữa những bộphận cấu thành nên xã hội. Do đó, xã hội học có trách nhiệm chỉ ra những loại yếu tố hay cácbiến số tác động ảnh hưởng tới khuynh hướng, nhịp độ và thực chất của những quy trình đó. Spencer chia những ” tác nhân của hiện tượng kỳ lạ xã hội ” thành 1 số ít loại : Thứ nhất, là loại biến ( tác nhân ) chủ quan bên trong của mạng lưới hệ thống xã hội gồm cácđặc điểm về trí tuệ, thể lực và những trạng thái xúc cảm ; Thứ hai, là những loại biến ( tác nhân ) bên ngoài thuộc thiên nhiên và môi trường khách quan nhưcác đặc thù khí hậu, đất đai, sông ngòi ; Thứ ba, là loại biến ( tác nhân ) ” tự sinh “, bắt nguồn từ những điều kiện kèm theo bên trong vàbên ngoài như quy mô dân số, tỷ lệ dân số của xã hội và những mối liên hệ giữacác xã hội với nhau. Ba loại biến này rất quan trọng so với quy trình tiến hóa của xã hội. Tương tự như khung hình sống, xã hội có hàng loạt những nhu yếu sống sót yên cầu phải xuất hiệncác cơ quan hoạt động giải trí theo nguyên tắc chuyên môn hóa để cung ứng những nhu yếu khung hình xãhội. Spencer cho rằng, xã hội chỉ hoàn toàn có thể tăng trưởng lành mạnh khi những cơ quan chức năngcủa xã hội đó bảo vệ thỏa mãn nhu cầu những nhu yếu của xã hội. Thực chất đây là những tư tưởngchức năng luận tiên phong trong xã hội học. So sánh khung hình sống với xã hội ( khung hình siêu – hữu cơ, superorganic bodies ) Spencer chỉ ranhững điểm giống và khác nhau rất quan trọng giữa chúng ; đó là : Đặc điểm giống nhau : là cả khung hình sinh học và khung hình xã hội đều có khả năngsinh tồn và tăng trưởng. Cả hai loại khung hình này đều tuân theo những quy luật nhưtăng kích cỡ của khung hình làm tăng đặc thù và trình độ chuyên môn hóa chứcnăng. Các bộ phận của khung hình ảnh hưởng tác động lẫn nhau ngặt nghèo đến mức biến hóa ởmột bộ phận kéo theo đổi khác ở những bộ phận khác. Mỗi bộ phận là một cơ thểvi mô, một cơ quan, một tế bào. Xã hội là một mạng lưới hệ thống gồm những tiểu xã hội. Giống như những khung hình sống, với tư cách là khung hình siêu – hữu cơ, xã hội liên tụctrải qua những quy trình tiến độ tiến hóa, suy thoái và khủng hoảng sau đó nhau, tức là tăng trưởng, phânhóa, link, phân rã v.v… nhằm mục đích thích nghi với môi trường tự nhiên xung quanh. Đặc điểm khác nhau : là xã hội gồm những bộ phận có năng lực ý thức và tíchcực ảnh hưởng tác động lẫn nhau một cách gián tiếp, trải qua ngôn từ, ký hiệu. Phương pháp điều tra và nghiên cứu của xã hội họcSpencer chỉ ra rằng, khác với khoa học tự nhiên, xã hội học có hàng loạt những vấn đềkhó khăn về mặt phương pháp luận. Các khó khăn vất vả của xã hội học bắt nguồn từ đặc thùcủa đối tượng người dùng nghiên cứu và điều tra. Các hiện tượng kỳ lạ, quy trình xã hội luôn gắn liền với những cá nhânvới tổng thể những đặc thù về động cơ, nhu yếu, tình cảm, trí tuệ, và hành vi phức tạp, phong phú. Điều đó làm cho xã hội học không phải là khoa học chính xác mặc dầu đối tượng12CBGD : Trần Thị Phụng Hànghiên cứu của xã hội học là lịch sử vẻ vang tự nhiên và sự tiến hóa của những xã hội. Spencer phânbiệt hai loại yếu tố khó khăn vất vả khách quan và chủ quan. Khó khăn khách quan : tương quan tới yếu tố số liệu ; rất khó giám sát cáctrạng thái chủ quan của đối tượng người tiêu dùng điều tra và nghiên cứu, tức là những đặc thù cá thể, cácnhóm xã hội, trong khi những hiện tượng kỳ lạ xã hội không ngừng hoạt động, đổi khác. Bản thân quy trình nghiên cứu và điều tra cũng rất dễ bị ảnh hưởng tác động bởi trạng thái tìnhcảm và tâm trạng xã hội ; một số ít yếu tố nghiên cứu và điều tra này gây chú ý quan tâm nhiều hơnmột số yếu tố kia. Nhà xã hội học lựa chọn một số ít yếu tố này mà bỏ lỡ, không điều tra và nghiên cứu 1 số ít yếu tố quan trọng khác. Khó khăn chủ quan : loại khó khăn vất vả này thường tương quan đến người nghiêncứu ; Chẳng hạn, tình cảm cá thể như ” thiên vị chính trị “, ” thiên vị giai cấp “, ” thiên vị tôn giáo ” đều hoàn toàn có thể gây ra những khó khăn vất vả chủ quan trong nghiêncứu xã hội học. Khó khăn về mặt trí tuệ hầu hết là yếu tố trình độ tri thức, kỹnăng và kinh nghiệm tay nghề nghiên cứu và điều tra của nhà xã hội học ; Làm thế nào để xác địnhtrúng yếu tố mà mình điều tra và nghiên cứu ?, Làm thế nào kiểm tra được mức độ kháchquan, đúng chuẩn và chân thực của nghiên cứu và phân tích xã hội học ? – Những yếu tố nhưvậy hầu hết thuộc về năng lượng của người nghiên cứu và điều tra. Việc phân biệt yếu tố khách quan và chủ quan của phương pháp luận điều tra và nghiên cứu chỉmang tính ước lệ và tương đối. Điều quan trọng là, Spencer đã nhấn mạnh vấn đề tính cấp báchvà thiết yếu của việc điều tra và nghiên cứu những chiêu thức làm khoa học. Các nhà khoa học cầnnghiên cứu và tuân thủ những quy tắc, thủ tục, tiêu chuẩn và những kỹ thuật điều tra và nghiên cứu của xãhội học khi triển khai nghiên cứu và điều tra. Herbert SpencerThe 19 th – century Englishman Herbert Spencer ( 1820 – 1903 ) compared society to a living orgaismwith interdependent parts. Change in one part of society causes change in the other parts, so thatevery part contributes to the stability and survival of society as a whole. If one part of societymalfunctions, the other parts must adjust to the crisis and contribute even more to preservesociety. Family, education, government, industry, and religion comprise just a few of the parts ofthe “ organism ” of society. Spencer suggested that society will correct its own defects through the natural process of “ survival of the fittest. ” The societal “ organism ” naturally leans toward homeostasis, or balanceand stability. Social problems work themselves out when the government leaves society alone. The “ fittest ” — the rich, powerful, and successful — enjoy their status because nature has “ selected ” them to do so. In contrast, nature has doomed the “ unfit ” — the poor, weak, and — to failure. Theymust fend for themselves without social assistance if society is to remain healthy and evenprogress to higher levels. Governmental interference in the “ natural ” order of society weakenssociety by wasting the efforts of its leadership in trying to defy the laws of nature. Xã hội học về mô hình xã hộiChương 1 : Tổng quan về Xã hội học13

Source: https://vh2.com.vn
Category : Khoa Học

Liên kết:XSTD