Networks Business Online Việt Nam & International VH2

giáo trình tâm lý học đại cương – nguyễn xuân thức.pdf (Tâm lý học hành vi) | Tải miễn phí

Đăng ngày 20 August, 2022 bởi admin

giáo trình tâm lý học đại cương – nguyễn xuân thức

pdf

Số trang giáo trình tâm lý học đại cương - nguyễn xuân thức
426
Cỡ tệp giáo trình tâm lý học đại cương - nguyễn xuân thức
1 MB
Lượt tải giáo trình tâm lý học đại cương - nguyễn xuân thức
7
Lượt đọc giáo trình tâm lý học đại cương - nguyễn xuân thức
290
Đánh giá giáo trình tâm lý học đại cương - nguyễn xuân thức

4.7 (
19 lượt)

4261 MB

Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu

Đang xem trước 10 trên tổng 426 trang, để tải xuống xem vừa đủ hãy nhấn vào bên trên

Chủ đề tương quan

Tài liệu tương tự

Nội dung

GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG

GIÁO TRÌNH
TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG
(Dùng cho các trường Đại học Sư phạm)
Nguyễn Xuân Thức (Chủ biên)
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, kiến thức Tâm lí học cần thiết cho
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và được giảng dạy
trong các trường đại học thuộc các nhóm ngành, nghề
khác nhau. Môn Tâm lí học đại cương là môn học
chung nhất cung cấp những kiến thức cơ bản nhận
dạng khoa học tâm lí và là tri thức nền tảng để tiếp thu
các kiến thức tâm lí học chuyên sâu và tâm lí học liên
ngành. Môn Tâm lí học đại cương là môn học cơ bản
trong chương trình đào tạo đại cương ở các trường đại
học và cao đẳng.
Giáo trình Tâm lí học đại cương được bộ môn
Tâm lí học đại cương – Khoa Tâm lí giáo dục biên

soạn nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập của
sinh viên các nhóm ngành thuộc các trường đại học
khác nhau.
Giáo trình Tâm học đại cương khi được biên
soạn đã có sự tiếp thu kế thừa và lựa chọn các tri thức
của những tài liệu trước đó và được sắp xếp lại ở một
số đơn vị tri thức tâm lí học cho phù hợp, khi giảng dạy
tránh sự trùng lặp về tri thức giữa các phần.
Nội dung giáo trình Tâm học đại cương gồm
sáu chương, được phân công biên soạn như sau:
Chương thứ nhất Tâm lí học là một khoa học. GS.TS
Nguyễn Quang Uẩn và TS Nguyễn Xuân Thức.
Chương thứ hai Hoạt động. giao tiếp và sự
hình thành phát triển tâm lí. PGS.TS Trần Quốc Thành.
Chương thứ ba: Sự hình thành và phát triển
tâm lí. GS.TS Nguyễn Quang Uẩn và TS Nguyễn Xuân
Thức.
Chương thứ tư Hoạt động nhận thức. TS
Nguyễn Kim Quý, TS Nguyễn Thị Huệ, ThS Nguyễn
Đức Sơn.
Chương thứ 5. Tình cảm và ý chí. PGS.TS

Hoàng Anh và PGS.TS Lê Thị Bừng.
Chương thứ 6. Nhân cách và sự hình thành,
phát triển nhân cách. PGS.TS Nguyễn Thạc và TS Vũ
Kim Thanh.
Bộ môn Tâm lí học đại cương đã cố gắng
nhiều trong việc biên soạn với mong muốn giáo trình
sẽ là tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên, học viên.
nghiên cứu sinh và cán bộ giảng dạy trong các trường
đại học. Khi biên soạn không tránh khỏi những khiếm
khuyết nhất định, mong nhận được các ý kiến đóng
góp để giúp cuốn giáo trình tiếp tục được hoàn thiện.
Bộ môn Tâm lí học dại cương

Chương 1: TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
Chương 2: HOẠT ĐỘNG, GIAO TIẾP VÀ SỰ HÌNH THÀN
H, PHÁT TRIỂN TÂM LÍ
Chương 3: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TÂM LÍ, Ý
THỨC
Chương 4: HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC
Chương 5: TÍN H CẢM VÀ Ý CHÍ
Chương 6: NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN
CÁCH
Created by AM Word2CHM

Chương 1: TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA
HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG

Từ khi loài người sinh ra, trên Trái Đất xuất
hiện một hiện tượng hoàn toàn mới mẻ – hiện tượng
tâm lí người mà nền văn minh cổ đại gọi là linh hồn.
Khoa học nghiên cứu hiện tượng này là tâm lí học.
Từ những tư tưởng đầu tiên sơ khai về hiện
tượng tâm lí, tâm lí học đã hình thành, phát triển không
ngừng và ngày càng giữ một vị trí quan trọng trong
nhóm các khoa học về con người. Đây là một khoa học
có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy nhân tố con người
trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÍ HỌC
II. BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG, PHÂN LOẠI CÁC HIỆN
TƯỢNG TÂM LÍ
III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÍ
IV. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA TÂM LÍ HỌC TRONG CUỘC
SỐNG VÀ HOẠT ĐỘNG
CÂU HỎI ÔN TẬP
Created by AM Word2CHM

I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÍ
HỌC
GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG à Chương 1: TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC

1. Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển tâm lí
học
1.1. Những tư tưởng tâm lí học thời cổ đại
Loài người ra đời trên Trái Đất này mới được
khoảng 10 vạn năm – con người trí khôn có một cuộc
sống có lí trí, tuy buổi đầu còn rất sơ khai, mông muội.
Trong các di chỉ của người nguyên thuỷ,
người ta thấy những bằng cứ chứng tỏ đã có quan
niệm về cuộc sống của “hồn”, “phách” sau cái chết của
thể xác. Trong các bản văn tự đầu tiên từ thời cổ đại,
trong các kinh ở ấn Độ đã có những nhận xét về tính
chất của “hồn”, đã có những ý tưởng tiền khoa học về
tâm lí.
– Khổng Tử (551 – 479 TCN) nói đến chữ
“tâm” của con người là “nhân, trí, dũng”, về sau học trò
của Khổng Tử nêu thành “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín”.
– Nhà hiền triết Hi Lạp cổ đại là Xôcrát (469 –

399 TCN) đã tuyên bố câu châm ngôn nổi tiếng “Hãy
tự biết mình”. Đây là một định hướng có giá trị to lớn
cho tâm lí học: con người có thể và cần phải tự hiểu
biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta.
Người đầu tiên hbn về tâm hồn” là Arixtốt (384
– 322 TCN). ông là một trong những người có quan
điểm duy vật về tâm hồn con người. Arixtốt cho rằng,
tâm hồn gắn liền với thể xác tâm hồn có ba loại:
+ Tâm hồn thực vật có chung ở người và động
vật làm chức năng dinh dưỡng (còn gọi là “tâm hồn
dinh dưỡng”).
+ Tâm hồn động vật có chung ở người và
động vật làm chức năng cảm giác, vận động (còn gọi
là htm hồn cảm giác”).
+ Tâm hồn trí tuệ chỉ có ở người (còn gọi là
“tâm hồn suy ngưhĩ”).
Quan điểm của Arixtốt đối lập với quan điểm
của nhà triết học duy tâm cô đại Phlatong (428 – 348
TCN). Phlatongcho rằng, tâm hồn là cái có trước, thực
tại có sau, tâm hồn do Thượng đế sinh ra. Tâm hồn trí
tuệ nằm ở trong đầu, chỉ có ở giai cấp chủ nô, tâm hồn

khát vọng nằm ở bụng và chỉ có ở tầng lớp nô lệ.
– Đối lập với quan điểm duy tâm thời cổ đại về
tâm hồn là quan điểm của các nhà triết học duy vật
như: Thalet (thế kỉ thứ VII -V TCN); Anaxứimn (thế kỉ V
TCN), Hêrachlít (thế kỉ VI – V TCN)… cho rằng tâm lí,
tâm hồn cũng như vạn vật đều được cấu tạo từ vật chất
như: nước, lửa, không khí, đất. Còn Đêmôcrít (460 370 TCN) cho rằng tâm hồn do nguyên tử cấu tạo
thành, trong đó “nguyên tử lửa” là nhân tố tạo nên tâm
lí. Thuyết ngũ hành coi kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ tạo nên
vạn vật trong đó có cả tâm hồn.
Các quan điểm duy vật và duy tâm luôn đấu
tranh mãnh liệt xung quanh mối quan hệ vật chất và
tinh thần, tâm lí và vật chất.
1.2. Những tư tưởng tâm lí học từ nủa đầu thế kỉ XIX
trở về trước
– Trong suốt thời kì trung cổ, tâm lí học mang
tính chất thần bí – bản thể huyền bí. Nghiên cứu về
cuộc sống tâm hồn bị quy định bởi các nhiệm vụ thần
học, do vậy mọi kết quả nghiên cứu chỉ nhằm xem tâm
hồn người sẽ phải đưa tới xứ sở của sự hưng thịnh
như thế nào?

– Thuyết nhị nguyên: R. Đềcác (1596 – 1650)
đại diện cho phái nhị nguyên luận” cho rằng vật chất và
tâm hồn là hai thực thể song song tồn tại. Đềcác coi
cơ thể con người phản xạ như một chiếc máy. Còn
bản thể tinh thần, tâm lí của con người thì không thể
biết được. Song Đề các cũng đã đặt cơ sở đầu tiên
cho việc tìm ra cơ chế phản xạ trong hoạt động tâm lí.
Sang thế kỉ XVIII, tâm lí học bắt đầu có tên gọi.
Nhà triết học Đức Vôn Phơ đã chia nhân chủng học
(nhân học) ra thành hai thứ khoa học, một là khoa học
về cơ thể, hai là tâm lí học. Năm 1732, ông xuất bản
cuốn “Tâm lí học kinh nghiệm”. Sau đó 2 năm (1734)
ra đời cuốn “Tâm lí học lí trí”. Thế là tâm lí học” ra đời
từ đó.
– Các thế kỉ XVII – XVIII – XIX cuộc đấu tranh
giữa chủ nghĩa duy tâm và duy vật xung quanh mối
quan hệ giữa tâm và vật.
+ Các nhà triết học duy tâm chủ quan như
Béccơli (1685 – 1753), E. Makhơ (1838 – 1916) cho
rằng thế giới không có thực, thế giới chỉ là “phức hợp
các cảm giác chủ quan” của con người. Còn D. Hium
(1711 – 1776) coi thế giới chỉ là những “kinh nghiệm

chủ quan”. Nguồn gốc của kinh nghiệm là do đâu?
Hium cho rằng con người không thể biết. Vì thế, người
ta vẫn coi Hium thuộc vào phái bất khả tri.
Học thuyết duy tâm phát triển tới mức độ cao
thể hiện ở “ý niệm tuyệt đối” của Hêghen.
+ Thế kỉ XVII – XVIII – XIX, các nhà triết học và
tâm lí học phương Tây đã phát triển chủ nghĩa duy vật
lên một bước cao hơn: Spinôda (1632 – 1667) coi tất
cả các vật chất đều có tư duy, Lametri (1709 – 1751)
một trong các nhà sáng lập ra chủ nghĩa duy vật Pháp
thừa nhận chỉ có cơ thể mới có cảm giác; còn
Canbanic (1757 – 1808) cho rằng não tiết ra tư tưởng,
giống như gan tiết ra mật.
L. Phơbách (1804 – 1872) nhà duy vật lỗi lạc
bậc nhất trước khi chủ nghĩa Mác ra đời, khẳng định:
Tinh thần, tâm lí không thể tách rời khỏi não người, nó
là sản vật của thứ vật chất phát triển tới mức độ cao là
bộ não.
Đến nửa đầu thế kỉ XIX có rất nhiều điều kiện
để tâm lí học trưởng thành, tự tách ra khỏi mối quan
hệ phụ thuộc chặt chẽ vào triết học với tư cách là một
bộ phận, một chuyên ngành của triết học.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Khoa Học

Liên kết:XSTD