Bài giảng Tâm lý học đại cương - Chương 1: Những vấn đề chung của tâm lý học pdf 11 2 MB 1 63 4.6 ( 18 lượt) Bạn đang...
Giáo trình tâm lý học đại cương – nguyễn quang uẩn pdf
Tâm lý học đại cương nguyễn quang uẩn, trần hữu luyến, trần quốc thành pdf
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.29 MB, 219 trang )
Bạn đang đọc: Giáo trình tâm lý học đại cương – nguyễn quang uẩn pdf
N Q U A N G U Ẩ N (C h ủ biên)
,______ I
….
ị
..ỊU
T Â M LÍ H Ọ C
THU V * N UAI HOC 1 H U Í BAN
llillỊỊI
000002722
……
^ (irc
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUÔC GIA HÀ NỘI
NGUYỄN QUANG UẨN (Chủ biên)
TRẦN HỀÍU LUYẾN – TRẦN QUỐC THÀNH
TÂM LÍ HỌC
ĐẠI CƯƠNG
(In lần thứ IX)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
C h iu tr á c h n h iê m x u â t bản
Giám đốc:
Tổng biên tập:
N g ư ờ i n h ậ n xét:
NGUYỄN VÁN THỎA
NGUYỄN THIỆN GIÁP
GS.TS PHẠM TẤT DONG
PGS.TS NGUỲỄN THẠC
B ic n tả p tá i bản:
TS. VŨ KIM THANH
ĐINH VĂN VANG
T r ĩn h bày bìa:
PHAN CHƯƠNG
TÂM LÍ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Mã số: 02.153.ĐL.2002
In 2000 cuốn.Tại xưởng in NXB Giao thông
Sô xuất bản: 413/171/CXB. Số trích ngang 214 KH/XB
In xong và nộp lưu chiểu Quý III năm 2002.
Lời nói đầu
Tâm lí học đại cương là một trong những môn học then chốt của
chương trình đào tạo đại cương ở các trường Đại học và Cao đẳng. Để
đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập của sinh viên thuộc nhiều nhóm
ngành khác nhau, chúng tôi biên soạn tập giáo trình này.
Trong khi biên soạn, tập thể tác giả đã tiếp thu, kế thừa có chọn lọc
nhiều tài liệu hiện có trong và ngoài nước, đồng thời mạnh dạn mở rộng,
bổ sung nhiều vấn đề hiện^đại mang tính cập nhật như: Vấn đề di truyền
và tám lí, cơ sỏ.xã hội của tâm lí, nhận thức và sự học, kiểu loại nhân
cách, sự sai lệnh hành v/…cho nên cuốn sách còn là tài liệu tham khảo
bổ ích đối với cán bộ giảng dạy, học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Nội dung giáo trình Tâm lí học đại cương bao gồm 4 phẩn, được
phân công biên soạn như sau:
PGS.TS Nguyên Quang uẩn
biên soạn phần I và phần III
PGS.TS Trần Hữu Luyến
biên soạn phần II
TS Trần Quốc Thành
biên soạn phần IV
Tập thể tác giả đã có nhiều cố gắng trong nghiên cứu và biên
soạn, song khó trách khỏi những khiếm khuyết nhất định, mong nhận
được những ý kiến đóng góp của bạn đọc xa gần.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đối với Nhà Xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tập giáo
trình ra đời.
Tập thê tác giả
PHẦN I
NHỮNG VẤN Đ Ề CHUNG CỦA TÂM LÍ HỌC
Chương I
TÂM LÍ HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
Thố giới tâm lí của con người vô cùng diệu kì và phong
phú, được loài người quan tâm nghiên cứu cùng vói lịch
sử hình thành và phát triển nhân loại. Từ những tư tưởng
đẩu tiên sơ khai vể hiện tượng tâm lí, tâm lí học đã hình
thành, phát triển không ngừng và ngày càng giữ một vị
trí quan trọng trong nhđm các khoa học vể con người. Đây
là một khoa học có ý nghĩa to lớn trong việc phát huy
nhân tố con người trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
I. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM v ụ CỬA TÂM LÍ HỌC
Là một khoa học, tâm lí học có đối tượng, nhiệm vụ và
phương pháp nghiên cứu xác định. Song trước hết cần phải hiểu
tâm lí là gì, để từ đó bàn về khoa học tâm lí (tâm lí học).
5
1. Tâm lí h ọ c là gì ?
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người vẫn thường sử
dụng từ tâm lí để no’i về lòng người như : “Anh A rấ t
tâm lí”, “chị B chuyện trò tâm tình cởi mở”… Với ý nghĩa
là ở anh A, chị B… có hiểu biết về lòng người, về tâm
tư, nguyện vọng, tính tình… của con người. Đó là cách hiểu
“tâm lí” ở cấp độ nhận thức thông thường. Đời sống tâm
lí con người bao hàm nhiều hiện tượng tâm lí phong phú,
đa dạng, phức tạp từ cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy
tưởng tượng đến tình cảm, ý chí, tính khí, năng lực, lí
tưởng, niém tin…
Trong tiếng Việt th u ật ngữ “tâm lí”, “tâm hồn” đã có từ
lâu. Từ điển tiếng Việt (1988) định nghĩã một cách tổng
quát : “tâm lí” là ý nghĩ, tình cảm… làm thành đòi sống
nội tâm, th ế giới bên trong của con người.
Theo nghĩa đời thường, chữ “tâm” thường dùng với các
cụm từ “nhân tâm”, “tâm đác”, “tâm địa”, “tâm can”… thường
có nghĩa như chữ “lòng”, thiên về tình cảm, còn chữ “hổn”
thường để diễn đạt tư tưởng, tinh thẩn, ý thức, ý chí., của
con ngưòi. “Tâm hổn”, “tinh thẩn” luôn gắn với th ể “xác”.
Trong lịch sử xa xưa của nhân loại, trong tiếng Latinh :
“Psyche” là “linh hổn/ tinh thần và “logos là học thuyết,
là “khoa học”, vì th ế “tâm lí học (Psychologie). là khoa học
về tâm hổn. Nói một cách khái quát chung n h ất : tâm lí
bao gồm tấ t cả những hiện tượng tinh thẩn xảy ra trong
đẩu óc con người, gắn liền và điỗu hành mọi hành động,
hoạt động của con người. Các hiện tứợng tâm lí đóng vai
trò quan trọng đặc biệt trong đờí sống của con người, trong
quan hệ giữa con người với con người trong xã hội loài
người.
Tâm lí học là khoa học vể các hiện tượng tâm lí, nhưng
trước khi tâm lí học ra đời với tư cách một khoa học độc
6
lập, những tư tưởng tâm lí học đã có từ xa xưa gắn liền
với lịch sử loài người. Vì th ế trước khi bàn về đối tượng,
nhiệm vụ của tâm lí học, chúng ta cần điểm qua vài nét
lịch sử hình thành và phát triển lĩnh vực khoa học này.
2.
Vài nét vê lịch sử hình thành và phát triển
tâm lí học
a. N hững tư tưởng tăm lí học thời cổ đại
– Con người xuất hiện trên trái đất này mới được khoảng 10
vạn năm – con người có trí khôn, có một cuộc sống, có lí trí, tu y .
buổi đẩu còn rất sơ khai, mông muội.
Trong các di chỉ của người nguyên thủy đã thấy những
bằng cứ chứng tỏ đã có quan niệm vê cuộc sống của “hồn’j
“phách” sau cái chết của thể xác. Trong các bản vãn tự
đầu tiên thời cổ đại, trong các kinh ở An Độ đã có những
nhận xét về tính chất của hổn, đã cổ những ý tưởng tiền
khoa học về tâm lí.
– Khổng Tử (551 – 479 TCN) nổi đến chữ “tâm” của
con người là “nhân, trí, dũng” .Về sau học trò của Khổng
Tử nêu thành “nhân, lể, nghĩa, trí, tín”.
– Nhà hiền triết Hy Lạp cổ đại Xôcrat ( 469 – 399 TCN) đã
tuyên bố câu châm ngôn nổi tiếng: Hãy tự biết mình. Đây là
một định hướng có giá trị to lớn cho tâm lí học: con người có thể
và cần phải tự hiểu biết mình, tự nhận thức, tự ý thức về cái ta.
322
duy
gắn
Người đẩu tiên “bàn về tâm hổn” là Arixtổt (384 TCN). Ông là một trong những người có quan điểm
vật vể tâm hồn con người. Arixtốt cho rằng : tâm hổn
liên với thể xác, tâm hồn có ba loại :
+ Tâm hôn thực vật có chung ở người và động vật làm
chức năng dinh dưỡng (còn gọi là “tâm hòn dinh dưỡng”).
7
+ Tâm hòn dộng vật có chung ở người và động v ật làm
chức n ăn g cảm giác, vận động (còn gọi là “tâm hòn cảm
giác”).
+ Tâm hồn trí tuệ chỉ có ở người (còn gọi là “tâm hồn
suy nghỉ”),
Quan điểm của Arixtốt đối lập với quan điểm của nhà
triế t học duy tâm cổ đại Platông (428 – 348 TCN) cho
rằng, tâm hồn là cái có trước, thực tại có sau, tâm hồn
do thượng đế sinh ra. Tâm hồn trí tuệ nằm ở trong đầu,
chỉ có ở giai cấp chủ nố ; tâm hổn dũng cảm nằm ở ngực
và chỉ có ở tầng lớp quí tộc ; tâm hổn khát vọng nằm ở
bụng và chỉ có ở tầ n g lớp nô lệ.
– Đoi lập với quan điểm duy tâm thời cổ đại về tâm hồn là quan
điểm của các nhà triết học duy vật Talet (thế kỷ thứ VII – VI
TCN), A naxim eñ (thế kỷ V TCN), Hêraclit ( thế kỷ VI – V
TCN)… cho rằng tâm lí, tâm hồn cũng như vạn vật như: nước
lửa, không khí, đất. Còn Đ êm ôcrit (460 – 370 TCN) cho rằng,
tâm hồn do nguyên tử cấu tạo thành, trong đó nguyên tử lửa là
nhân lõi tạo nên tâm lí. Thuyết ngũ hành coi kim, mộc, thuỷ,
hỏa, thổ tạo nên vạn vật trong đó có cả tâm hổn.
Các quan điểm duy vật và duy tâm luôn đấu tran h mãnh
liệt xung quanh mối quan hệ vật chất và tinh thần, tâm
lí và vật chất.
b.
N hững tư tường tâm lí học từ nửa đầu th ế k i X IX
trờ vè trước
– Thuyết nhị nguyên : R.Đêcac (1596 – 1650) đại diện
cho phái “nhị nguyên luận” cho rằ n g vật chất và tâm hổn
là hai thực th ể song song tổn tại. Đêcac coi cơ th ể con
người phản xạ như một chiếc máy. Còn bản thể tỉnh thần,
tâm lí con người thì không th ể biết được. Song Đêcac eũng
8
đã đặt cơ sở đầu tiên cho việc tìm ra cơ chế phản xạ
trong hoạt động tâm lí.
– Sang thế kỉ XVIII, tâm lí học bắt đầu có tên gọi.
Nhà triết học Đức Vôn Phơ đã chia nhân chủng (nhân học)
ra thành hai thứ khoa học : một là khoa học về cơ thểy
hai là tâm lí học. Năm 1732 ông xuất bản cuốn Tâm lí
học kinh nghiệm”. Sau đo’ 2 năm, 1734, ra đời cuốn “Tâm
lí lí trí”. “Tâm lí học” ra đời từ đó.
– Thế kì XVII – XVIII – XIX cuộc đấu tranh giữa chủ
nghĩa duy tâm và duy vật xoay quanh mối quan hệ giữa
tâm và vật.
+ Các nhà triết học duy tâm chủ quan như Beccơli (1685
– 1753), E. Makhơ (1838 – 1916) cho rằng, thế giới không
có thực, th ế giới chỉ là “phức hợp các cảm giác chủ quan
của con người. Còn D.Hium (1811-1916) coi thế giới chỉ là
những “kinh nghiệm chủ quan”. Nguốn gốc của kinh nghiệm
là do đâu, Hium cho rằng con người không thể biết, vì thế
người ta vẫn coi Hium thuộc vào phái bất khả tri.
Học thuyết duy tâm phát triển tới mức độ cao thể hiện
ở “ý niệm tuyệt đối” của Hêghen.
+ Thế kỉ XVII – XVIII – XIX, các nhà triết học và tâm
lí học phương Tây đã phát triển chủ nghĩa duy vật lên một
bước cao hơn : Spinnôda (1632 – 1667) coi tất cả vật chất
đều có tư duy, Lametri (1709 – 1751) một trong các nhà
sáng lập ra chủ nghĩa duy vật Pháp thừa nhận chỉ có cơ
thể mới có cảm giác. Còn Canbanic (1757 – 1808) cho rằngj
não tiết ra tư tưởng, giống như gan tiết ra mật.
L.Phơbach (1804 – 1872) nhà duy vật lỗi lạc bậc nhất
trước khi chủ nghĩa Mac ra đời, khẳng định : tinh thần,
tâm lí không thể tách rời khỏi não người, nó là sản vật
của thứ vật chất phát triển
tớimức độ cao là bộ não.
9
Đến nửa đầu th ế kỉ XIX cđ rất nhiều điểu kiện để tâm
lí học trưởng thành, tự tách ra khỏi mối quan hệ phụ thuộc
chật chẽ của tâm lí học vào triết học với tư cách tâm lí
học là một bộ phận, một chuyên ngành của triết học.
c. Tâm lí học trỏ thành m ột khoa học dộc lập
– Từ đẩu thế kỉ XIX trở đi, nền sản xuất th ế giới đã
phát triển mạnh, thúc đẩy sự tiến bộ không ngừng của
nhiều lĩnh vực khoa học, kĩ thùật, tạo điều kiện cho tâm
lí học trở thành một khoa học độc lập. Trong đo’ phải kể
tới thành tựu của các ngành khoa học cổ liên quan
như : Thuyết tiến hóa của s. Đ acuyn (1809 – 1892) của nhà
duy vật Anh ; thuyết tâm vật lí học giác quan của HemHôm
(1821 – 1894) người Đức ; thuyết tâm vật lí học của
Phecsne (1801 – 1887) và Vê-Be (1822 – 1911) người Anh,
và các công trình nghiên cứu về tâm thẩn học của bác sĩ
Sac-cô (1875 – 1893) người Pháp…
– Thành tựu của chính khoa học tâm lí lúc bấy giờ,
cùng với thành tựu của các lĩnh vực khoa học nói trên là
điều kiện cẩn thiết giúp cho tâm lí học đã đến lúc trở
thành khoa học độc lập. Đặc biệt trong lịch sử tâm lí học,
một sự kiện không thể không nhắc tới vào năm 1879; nhà
tâm lí học Đức V. Vuntơ (1832 – 1920) đã sáng lập ra
phòng thí nghiệm tâm lí học đấu tiên trên th ế giới tại
thành phố Laixic. Và một năm sau nó trở thành viện tâm
lí học đẩu tiên trên thế giới, xuất bản các tạp chí tâm lí
học. Từ vương quốc ì của chủ nghĩa duy tâm, coi ý thức chủ
quan là đối tượng của tâm lí học và con đường nghiên cứu
ý thức là các phương pháp nội quan, tự quan sát, Vuntơ
đã bát đấu chuyển sang nghiên cứu tâm lí ý thức một cách
khách quan bằng quan sát, thực nghiệm, đo đạc…
– Để gdp phẩn tấn công vào chủ nghĩa duy tâm, đầu
th ế kỉ XX các dòng phái tâm lí học khách quan ra đời đó
10
là : tâm lí học hành vi, tâm lí học Gestalt, phân tâm học.
Trong thế kỉ XX còn có những dòng phấi tâm lí học khác
cđ vai trò nhất định trong lịch sử phát triển khoa học tâm
lí hiện đại như : dòng phái tâm lí học nhân văn, tâm lí
học nhận thức. Và nhất là sau Cách mạng Tháng 10 – 1917
thành công ở Nga, dòng phái tâm lí học hoạt động do các
nhà tâm lí học Xô viết đã đem lại những bước ngòặt lịch
sử đáng kể trong tâm lí học.
3.
đại
Các quan điểm cơ bản trong tâm lí học hiện
a. Tăm lí học hành vi : chủ nghĩa hành vi do nhà tâm
lí học Mĩ J.Oatsơn (1878 – 1958) sáng lập. (I.Oatsơn cho
rằng, tâm lí học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý
thức mà chỉ nghiên cứu hành vi của cd thể. ớ con người,
cũng như ỏ động vật, hành vi được hiểu là tổng số các
cử động bên ngoài nảy sinh ở cơ thể nhằm đáp lại một
kích thích nào đo’. Toàn bộ hành vi, phản ứng của con
người và động vật phản ánh bằng công thức :
s – R
(Stimulant – Réaction)
Kích thích – Phản ứng
Với công thức trên? J.Oatsơn đã nêu lên một quan điểm
tiến bộ trong tâm lí học : coi hành vi là do ngoại cảnh
quyết định, hành vi co’ thể quan sát được, nghiên cứu được
một cách khách quan, từ đo’ cđ thể điều khiển hành vi
theo phương pháp “thử-sai”. Nhưng chủ nghĩa hành vi đã
quan niệm một cách cơ học, máy móc về hành vi, đem
đánh đổng hành vi của con người với hành vi của con vật,
hành vi chỉ còn là những phản ứng máy móc nhằm đáp
ứng kích thích, giúp cho cơ thể thích nghi với môi trường
xung quanh. Chủ nghỉa hành vi đổng nhất phản ứng với
11
nội
của
giới
chủ
dung tâm lí bên trong làm mất chủ thể, tính xã hội
tâm lí con người chỉ là hành vi, phản ứng trong thế
một cách cơ học, máy móc, Đây là quan điểm tự nhiên
nghĩa, phi lịch sử và thực dụng.
Về sau này các đại biểu của chủ nghĩa hành vi mới
như : Tômmen, Hulơ, Skinơ… có đưa vào công thức s R những “biến số trung gian” bao hàm một số yếu tố như :
nhu cấu, trạng thái chờ đo’n, kinh nghiệm sống của con
người, hoặc hành vi tạo tác “operant” nhàm đáp lại những
kích thích co’ lợi cho cơ th ể .V ệ. bơ bản chủ nghĩa hành
vi mới vẫn mang tính máy móc, thực dụng của chủ nghĩa
hành vi cổ điển Oatsơn.
b. Tăm lí học Gestalt (còn gọi là tâm lí học cấu trúc):
dòng phái này ra đời ở Đức, gán liền với tên tuổi các nhà
tấm lí học : Vecthaimơ (1880 – 1943) ; Côlơ (1887 – 1967),
Côpca (1886 – 1947). Họ đi sâu nghiên cứu các qui luật
về tính ổn định và tính trọn vẹn của tri giác, qui luật “bừng
sáng” của tư duy. Trên cơ sở thực nghiệm các nhà tâm lí học
Gestalt khẳng định các qui luật của tri giác, tư duy và tâm
lí của con người do các cấu trúc tiền định của não quyết định.
Các nhà tâm lí học Gestalt ít chú ý đến vai trò của vốn kinh
nghiệm sống, kinh nghiệm xã hội lịch sử,
c. Phăn tăm học : thuyết phân tâm do S.Phrơt (1859 1939) bác sĩ người Áo xây dựng nên. Luận điểm cơ bản
của Phrơt tách con người thành ba khối : cái ấy (cái vô
thức), cái tôi và cái siêu tôi. Cái ấy bao gồm các bản năng
vồ thức : ăn uống, tình dục, tự vệ, trong đó bản năng tình
dục giữ vai trò trung tâm quyết định toàn bộ. đời sống tâm
lí và hành vi của con người, cái ấy tồn tại theo nguyên
tác thỏa m ãn và đòi hỏi. Cái tôi – con người thường ngày,
con người ý thức, tồn tại theo nguyên tắc hiện thực. Cái tôi
có ý thức theo Phrơt là cái tôi giả hiệu, cái tôi bể ngoài của
cái nhân lõi bên trong là “cái ấy” ; cái siêu tôi – là cái siêu
12
phàm, “cái tôi lí tưởng” không bao giờ vươn tới được và
tổn tại theo nguyên tắc kiểm duyệt, chèn ép. Như vậy, phân
tâm học đã để cao quá đáng cái bản nâng vô ý thức, dẫn
đến phủ nhận ý thức, phủ nhận bản chất xã hội lịch sử
của tâm lí con người, đồng nhất tâm lí của con người với
tâm lí loài vật. Học thuyết Phrơt là cơ sở ban đầu của
chủ nghĩa hiện sinh, thể hiện quan điểm sinh vật ho’a tâm
lí con người. Tóm lại, ba dòng phái tâm lí học nói trên
ra đời ở cuối
thế kỉ XIX, đấu thế kỉ XX gópphẩn tấn
công vào dòng phái chủ quan trong tâm lí học,
đưatâm
lí học đi theo hướng khách quan. Nhưng do những giới hạn
lịch sử, ở họ có những hạn chế nhất định như
thể hiện
xu thế cơ học hóa, sinh vật ho’a tâm lí con người, bỏ qua
bản chất xã hội lịch sử và tính chủ thể của đời sống tâm
lí con người.
d.
Tâm lí học nhân văn : Dòng phái tâm lí học nhân
văn do C.Rôgiơ (1902 – 1987) và H.Maxlâu sáng lập. Các
nhà tâm lí học nhân văn quan niệm rằng : bản chất con
người vốn tốt đẹp, con người có lòng vị tha, có tiềm năng
kì diệu.
Maxlâu đã nêu lên 5 mức độ nhu cầu cơ bản của con
người xếp thứ tự từ thấp đến cao :
– Nhu cầu sinh lí cơ bản.
– Nhu cẩu an toàn.
– Nhu cầu về quan hệ xã hội.
– Nhu cẩu được kính nể, ngưỡng mộ…
– Nhu cẩu phát huy bản ngã, thành đạt.
C.Rôgiơ cho rằng con người ta cẩn phải đối xử với nhau
một cách tế nhị, cởi mở, biết láng nghe và chờ đợi, cảm
thông với nhau. Tâm lí học cần phải giúp cho con người
tìm được bản ngã đích thực của mình, để có thể sống một
13
cách thoải mái, cởi mở, hồn nhiên và sáng tạo. Tuy nhiên
tâm li học nhân văn để cao những điều cảm nghiệm, thể
nghiệm chủ quan của bản thân mỗi người, tách con người
khỏi các mối quan hệ xã hội, chú ý tới m ặt nhân văn trừu
tượng trong con người vì thế thiếu váng con người trong
hoạt động thực tiễn.
e.
Tăm lí học nhận thức : Hai đại biểu nổi tiếng của
tâm lí học nhận thức là G.Piagiê (Thụy Sĩ) và Brunơ (trước
ở Mĩ, sau đo’ ở Anh). Tâm lí học nhận thức coi hoạt động
nhận thức là đối tượng nghiên cứu của mình. Đặc điểm
tiến bộ nổi bật của dòng phái tâm lí học này lẩ nghiên
cứu tâm lí con người, nhận thức của con người trong mối
quan hệ với môi trường, với cơ th ể và với bộ não. v ì th ế
họ đã phát hiện ra nhiều sự kiện khoa học có giá trị trong
các ván đề tri giác, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ … làm cho
các lĩnh vực nghiên cứu nói trê n đạt tới một trìn h độ mới.
Đổng thời họ cũng đã xây dựng được nhiểu phương pháp
nghiên cứu cụ thể đóng góp cho khoa học tâm lí ở những
năm 50 – 60 của th ế ki XX này. Tuy nhiên dòng phái này
cũng có những hạn chế : họ coi nhận thức của con người
như là sự nỗ lực của ý chí, để đưa đến sự thay đổi vốn
kinh nghiệm, vốn tri thức của chủ thể, nhằm thích nghi,
cân bàng với th ế giới, chưa thấy hết ý nghĩa tích cực, ý
nghĩa thực tiễn của hoạt động nhận thức.
Tất cả những dòng phái tâm lí học nói trên đều cđ
những đđng góp nhất định cho sự hình thành và phát triển
của khoa học tâm lí. Song do những hạn chế lịch sử, do thiếu một
cơ sơ phương pháp luận khoa hoc biên chứng, họ vẫn chưa có
quan điểm đầy đủ và đúng đắn về con người. Sự ra đời của tâm
lí học macxit hay còn gọi là tâm lí học hoạt dộng dã go’p
phẩn đáng kể vào việc khác phục hạn chế no’i trên và tiếp
tục đưa tâm lí học lên đỉnh cao của sự phát triển.
14
g. Tăm lí học hoạt dộng : Dòng phái tâm lí học này
do các nhà tâm lí học Xô viết sáng lập như L.x Vưgôtxki
(1896 – 1934), X.L. Rubinstein (1902 – 1960), A.N Lêonchiev
(1903 – 1979), A.R.Luria (1902 – 1977)… Dòng phái tâm
lí học này lấy triết học Mác – Lênin làm cơ sở lí luận và
phương pháp luận, xây dựng nển tâm lí học lịch sử người :
coi tâm lí học là sự phản ánh thế giới khách quan và não,
thông qua hoạt động. Tâm lí người mang tính chủ thể, co’
bản chất xã hội, tâm lí người được hình thành, phát triển
và thể hiện trong hoạt động và trong các mối quan hệ
giao lưu của con người trong xã hội. Chính vì thế tâm lí
học macxit được gọi là tâm lí học hoạt động”.
4. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học
a. Dối tượng của tâm lí học
Trong tác phẩm “Phép biện chứng của tự nhiên” F.Anghen
đã chỉ rõ, th ế giới luôn luôn vận động, mỗi một khoa học
nghiên cứu một dạng vận động của thế giới. Các khoa học
phân tích các dạng vận động của thế giới tự nhiên thuộc
nho’m khoa học tự nhiên. Các khoa học phân tích các dạng
vận động của xã hội thuộc
nhóm khoa học xã hội. Các
khoa học nghiên cứu các dạng vận động chuyển tiếp trung
gian từ dạng vận động này sang dạng vận động kia được
gọi ỉà các khoa học trung gian, chảng hạn : lí sinh học,
ho’a sinh học, tâm lí học… Trong đó tâm lí học nghiên cứu
dạng vận động chuyển tiếp từ vận động sinh vật sang vận
động xã hội, từ thế giới khách quan vào não con người
sinh ra hiện tượng tâm lí – với tư cách một hiện tượng
tinh thẩn.
Như vậy đối tượng của tâm lí học là các hiện tượng
tâm lí với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới
khách quan tác động não con người sinh ra, gọi chung là
15
các hoạt động tâm lí. Tâm lí học nghiên cứu sự hình thành,
vận hành và phát triển của hoạt động tâm lí.
b. N hiệm vụ của tâm lí học
– Nhiệm vụ cơ bản của tâm lí học là nghiên cứu bản
chất hoạt động của tâm lí, các qui luật nảy sinh và phát
triển tâm lí, cơ chế diễn biến và thể hiện tâm lí, qui luật
về mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm lí, cụ thể là
nghiên cứu :
+ Những ‘ yếu tố khách quan, chủ quan nào đã tạo ra
tâm lí ngườỉ.
+ Cơ chế hình thành, biểu hiện của hoạt động tâm lí.
+ Tâm lí của con người hoạt động như th ế nào ?
+ Chức năng, vai trò của tâm lí đối với hoạt động của
con người.
– Cđ th ể nêu lên các nhiệm vụ cụ thể của tâm lí học
như sau :
+ Nghiên cứu bản chất củá hoạt động tâm lí cả về m ặt
số lượng và chất lượng.
+ P h át hiện các quỉ luật hình thành phát triển tâm lí.
+ Tìm ra cơ chế của các hiện tượng tâm lí.
Trên cơ sở các thành tựu nghiên cứu, tâm lí học đưa
ra những giải pháp hữu hiệu cho việc hình thành, phát
triển tâm lí, sử dụng tâm lí trong nhân tố con người có
hiệu quả nhất. Để thực hiện các nhiệm vụ nói trên, tâm
lí học phải liên kết, phối hợp chặt chẽ với nhiều khoa học
khác.
16
II. BẤN CHẤT, CHỨC NĂNG, PHÂN LOẠI CÁC HIỆN
TƯỢNG TÂM LÍ
1. Bản chất của tâm lí người
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định : tâm lí người
là sự phản ánh hiện thực khách’ quan vào não người thông
qua chủ thể, tâm lí người có bản chất xã hội – lịch sử.
a.
Tăm lí ngươi là sụ phản árih hiện thực khách quan
vào não người thông qua chủ thể
– Tâm lí người không phải do thượng đế, do trời sinh
ra, cũng không phải do não tiết ra như gan tiết ra mật,
tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
não con người thông qua “lăng kính chủ quan”.
– Thế giới khách quan tổn tại bằng các thuộc tính không
gian, thời gian và luôn vận động. Phản ánh là thuộc tính
chung của mọi sự vật hiện tượng đang vận động. No’i một
cách chung nhất : phản ánh là quá trình tác động qua lại
giữa hệ thống này và hệ thống khác, kết quả là để lại dấu
vết (hình ảnh) tác động ở cả hệ thống tác động và hệ
thống chịu sự tác động, chẳng hạn :
+ Viên phấn được dùng để viết lên bảng đen để lại vết
phấn trên bảng và ngược ỉại bảng đen làm mòn (để lại vết)
trên viên phấn (phản ánh cơ học).
+ Hệ thống khí hyđrô tác động qua lại với hệ thống khí
ôxi, đo’ là phản ánh (phản ứng hóa học ) để lại một vết
chung của hai hệ thống là nước (H2 + 0 -* H 0).
Phản ánh diễn ra từ đơn giản đến phức tạp và co’ sự
chuyển hóa lẫn nhau : từ phản ánh cơ, vật lí, ho’a đến
phản ánh sinh vật và phản ánh xã hội, trong đó có phản
ánh tâm lí.
2 -UHĐC
17
– phản ánh tâm lí là một phản ánh đặc biệt :
+ Dó là sự tác động của hiện thực khách quan vào con
người, vào hệ th ần kinh, bộ não người – tổ chức cao nhất
của vật chất. Chỉ co’ hệ thần kinh và bộ não người mới
co’ khả năng nhận tác động của hiện thực khách quan, tạo
ra trên não hình ảnh tinh thẩn (tâm lí) chứa đựng trong
vết vật chất, đó là các quá trình sinh lí, sinh hóa ở trong
hệ thần kinh và não bộ. C.Mác nối : tinh thẩn, tư tưởng,
tâm lí… chảng qua là vật chất được chuyển vào trong đầu
óc, biến đổi trong đó m à có.
+ Phản ánh tâm lí tạo ra “hình ảnh tâm lí” (bản “sao
chép”, “bản chép”) về th ế giới. Hình ảnh tâm lí là kết quả
của quá trình phản ánh th ế giới khách quan vào não. Song
hình ảnh tâm lí khác về chất so với các hình ành cơ, vật
lí, sinh vật ở chỗ :
* Hình ảnh tâm lí m ang tính sinh động, sáng tạo. Thí
dụ : hình ảnh tâm lí về cuốn sách trong đẩu một con
người biết chữ khác xa về chất với hình ảnh vật lí co’
tính chất “chết cứng, hình ảnh vật chất của chính cuốn
sách đó có ở trong gương.
* H ình ảnh tâm lí mang tính chủ thể, mang đậm màu
sác cá nhân (hay nho’m người) mang hình ảnh tâm lí đo’,
hay nói khác đi hình ảnh tâm lí là hình ảnh chủ quan về
hiện thực khách quan. Tính chủ thể của hình ảnh tâm lí
th ể hiện ở chỗ : mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh
tâm lí về thê’ giới đã đưa vốn hiểu biết, vốn kinh nghiệm,
cái riêng của mình (vể nhu cầu) xu hướng, tính khí, năng
lực… vào trong hình ảnh đó làm cho nó m ang đậm màu
sác chủ quan. Hay nói khác đi> con người phản ánh th ế
giới bằng hình ảnh tâm lí thông qua “lăng kính chủ quan”
của mình.*
* Tính chủ th ể ti-bng phản ánh tâm lí thể hiện ở chỗ :
18
Cùng nhận sự tác động của thế giới vể cùng một hiện
thức khách quan nhưng ở những chủ thể khác nhau cho
ta những hình ảnh tâm lí với những mức độ, sắc thái khác
nhau.
Cũng có khi cùng một hiện thực khách quan tác động
đến một chủ thể duy nhất nhưng vào thời điểm khác nhau,
ở những hoàn cảnh khác nhau, với trạng thái cơ thể, trạng
thái tinh thẩn khác nhau, co’ thể cho ta thấy mức độ biểu
hiện và các sác thái tâm lí khác nhau ở chủ thể ấy.
+ Chính chủ thể mang hình ảnh tâm lí là người cảm
nhận, cảm nghiệm và thể hiện no’ rõ nhất. Cuối cùng thông
qua các mức độ và sác thái tâm lí khác nhau mà mỗi chủ
thể tỏ thái độ, hành vi khác nhau đối với hiện thực.
Do đâu mà tâm lí người này khác tâm lí người kia.
Điều đó do nhiều yếu tố chi phối, trước hết, do mỗi con
người co’ những đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ
thẩn kinh và não bộ. Mỗi người co’ hoàn cảnh sống khác
nhau, điều kiện giáo dục không như nhau và đặc biệt là
mỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực
giao lưu khác nhau trong cuộc sống, vì thế tâm lí n g ư ờ i này
khác tâm lí người kia.
Từ luận điểm no’i trên, chúng ta có thể rút ra một số
kết luận thực tiễn :
– Tâm lí co’ nguồn gốc là thế giới khách quan, vì thế
khi nghiên cứu, cũng như khi hình thành, cải tạo tâm lí
người phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống
và hoạt động.
– Tâm lí người mang tính chủ thể, vì thế trong dạy
học – giáo dục cũng như trong quan hệ ứng xử phải chú
ý nguyên tác sát đối tượng (chú ý đến cái riêng trong tâm
lí mỗi người).
19
– Tâm lí là sản phẩm cúa hoạt động và giao tiếp, vì th ế
phải tổ chức hoạt động và giao tiếp để nghiên cứu sự hình
thành và phát triển tâm lí con người.
b. Bán chát xã hội cùa tâm lí người
– Tâm lí người là sự phản ánh hiện thực khách quan,
là chức năng của não, là kinh nghiệm xã hội lịch sử biến
thành cái riêng của mỗi người. Tâm lí con người khác xa
với tâm lí của
các
loài động vật cao cấp ở,- chỗ : tâm
lí người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
– Bản chất xã hội và tính lịch sử của tâm lí người thể
hiện như sau :
+ Tâm lí người có nguồn gốc là th ế giới khách quan
(thế giới tự nhiên và xã hội) trong đó nguồn gốc xã hội
là cái quyết định (quyết định luận xã hội). Ngay cả phần
tự nhiên trong th ế giới cũng được xã hội hóa. Phần xã hội
của th ế giới quyết định tâm lí người thể hiện
ở, các
quan hệ kinh tế xã hội, các mối quan hệ đạo đức, pháp
quyền, các mối quan hệ con người – con người từ quan hệ
gia đình, làng xtím, quê hương khối phố cho đến các quan
hệ nhóm, các quan hệ cộng đồng… Các mối quan hệ trên
quyết định bản chất tâm lí người (bản chất con người là
sự tổng hòa các mối quan hệ xã hội). Trên thực tế, con
người thoát li khỏi các quan hệ xã hội, quan hệ người người đều làm cho tâm lí người mất bản tính người (những
trường hợp trẻ con do động vật nuôi từ bé, tâm lí của các
trẻ này không hơn hẳn tâm lí loài vật).
+ Tâm lí người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
của con người trong các mối quan hệ xã hội. Con người
vừa là một thực thế tự nhiên lại vừa là một thực thể xã hội.
Phần tự nhiên ở con người (như đặc điểm cơ thể, giác
quan, thẩn kinh, bộ não) được xã hội ho’a ở mức cao nhất.
Là một thực th ể xã hội, con người là chủ th ể của nhận
20
thức, chủ thể của hoạt động, giao tiếp với tư cách là một
chủ thể tích cực, chủ động sáng tạo. Tâm lí của con người
là sản phẩm của con người vớitư cách là chủ thể xã hội,
vì thế tâm lí người mang đẩy đủ dấu ấn xã hội lịch sử
của con ngưòi.
+ Tâm lí của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình
lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiêm xã hội, nền văn hóa xã
hội thông qua hoạt động và giao tiếp (hoạt động vui chơi,
học tập, lao động, công tác xã hội) trong đó giáo dục giư
vai trò chủ đạo, hoạt động của con người và mối quan hệ
giao tiếp của con người trong xã hội co’ tính quyết định.
+ Tâm lí của mổi con người hình thành, phát triển và
biến đổi cùng với sự phát triển của lịch sử cá nhân, lịch
sử dân tộc và cộng đồng. Tâm lí của mỗi con người chịu
sự chế ước bởi lịch sử của cá nhân và của cộng đồng.
Tóm lại, tâm lí người có nguồn gốc xã hội, vì thế phải
nghiên ‘cứu môi trường xă hội, nên văn hóa xã hội, các
quan hệ xã hội trong đó con người sống và hoạt động. Cẩn
phải tổ chức có hiệu quả hoạt động dạy học và giáo dục,
cũng như các hoạt động chủ đạo ở từng giai đoạn lứa tuổi
khác nhau để hình thành, phát triển tâm lí con người…
2. Chức năng của tâm lí
Hiện thực khách quan quyết định tâm lí con người, nhưng
chính tâm lí con người lại tác động trở lại hiện thực bằng
tính năng động, sáng tạo của nó thông qua hoạt động, hành
động, hành vi. Mỗi hành động, hoạt động của con người
đều do “cái tâm lí” điểu hành. Sự điều hành ấy biểu hiện
qua những m ặt sau :
– Tâm lí co’ chức năng chung là định hướng cho hoạt
động, ở đây muốn nói tới vai trò của động cơ, mục đích
21
hoạt động. Động cơ co’ thể là một nhu cầu được nhận thức,
hứng thú, lí tưởng, niềm tin, lương tâm, danh vọng…
– Tâm lí là động lực thôi thúc, lôi cuốn con người
hoạt động, khác phục mọi khó khăn vươn tới mục đích đã
đề ra.
– Tâm lí điểu khiển, kiểm tra quá trình hoạt động bằng
chương trình, kế hoạch, phương pháp, phương thức tiến
hành hoạt động làm cho hoạt động của con người trở nên
co’ ý thức, đem lại hiệu quả nhất định.
– Cuối cùng tâm lí giúp con người điều chỉnh hoạt động
cho phù hợp với mục tiêu đã xác định, đồng thời phù hợp
với điều kiện và hoàn cảnh thực tế cho phép.
Nhờ co’ các chức năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh
nói trên m à tâm lí giúp con người không chỉ thích ứng với
hoàn cảnh khách quan, mà còn nhận thức, cải tạo và sáng
tạo ra th ế giới, và chính trong quá trình đó con người
nhận thức, cải tạo chính bản thân mình.
Nhờ chức năng điều hành nói trên mà nhân tố tâm lí
giữ vai trò cơ bản, có tính quyết định trong hoạt động của
con người.
3. Phân loại hiện tượng tâm lí
Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lí :
a.
Cách phân loại p h ổ biến trong các tài liệu tâm lí học
là việc phân loại các hiện tượng tâm lí theo thời gian tòn
tại của chúng và vị trí tương đối của chúng trong nhân
cách. Theo cách chia này, các hiện tượng tâm lí có ba loại
chính :
Các quá trìn h tâm lí.
Các trạ n g thái tâm lí.
.22
Các thuộc tính tâm lí.
– Các quá trình tâm lí là những hiện tượng tâm lí diễn
ra trong thời gian tương đối ngán, co’ mở đầu, diễn biến,
kết thúc tương đối rõ ràng. Người ta thường phân biệt ba
quá trình tâm lí :
+ Các quá trình nhận thức gốm cảm giác, tri giác, trí
nhớ, tưởng tượng, tư duy.
+ Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức
giận, dễ chịu, kho’ chịu, nhiệt tình hay thờ ơ…
+ Quá trình hành động ý chí.
– Các trạng thái tâm lí là những hiện tượng tâm lí diễn
ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đấu và kết thúc
không rõ ràng, như : chú ý, tâm trạng…
– Các thuộc tính tâm lí là những hiện tượng tâm lí
tương đối ổn định, kho’ hinh thành và kho’ mất đi, tạo
thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói
tới bốn nhóm thuộc tính tâm lí cá nhân như : xu hướng,
tính cách, khí chất và năng lực.
Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa các hiện tượng tâm
lí bằng sơ đồ sau :
Tâm li
Các trạng thái tâm lí i «-* Ị Các thuộc tính tâm ií
b. Củng có thể phân chia hiện tượng tâm lí thanh :
– Các hiện tượng tâm lí có ý thức
– Các hiện tượng tâm lí chưa được ý thức
Chúng ta có nhiều nhận biết vể các hiện tượng tâm lí
co’ ý thức (được nhận thức, hay tự giác). Còn những hiện
23
tượng tâm lí chưa được ý thức vẫn luôn diễn ra, nhưng
ta không ý thức về nó, hoặc dưới ý thức, chưa kịp ý thức.
Một số tác giả nước ngoài còn chia ý thức thành hai mức :
“vô thức là những lỉnh vực nằm ngoài ý thức, “khó lọt
vào” lĩnh vực ý thức (một số bản năng vô thức, một số
hành động lỡ lời, lỡ chân tay, ngủ mơ, mộng du…) và mức
độ “tiềm thức” là những hiện tượng bình thường nằm sâu
trong ý thức, thỉnh thoảng những hoàn cảnh n h ất định có
th ể được ý thức “chiếu rọi” tới.
c. Nạ ười ta còn phân hiệt hiện tươìì <í tâm ìý thành hai loại:
– Hiện tượng tâm lí sống động : thể hiện trong hành
vi, hoạt động.
– Hiện tượng tâm lí tiêm tàng : tích đọng trong sản
phẩm của hoạt động.
d. Cũng có thề phân biệt hiện tượng tâm lí của cá nhân
với hiện tượng tâm lí xã hội (phong tục, tập quán, định
hình xã hội, tin đồn, dư luận xã hội, tâm trạn g xã hội,
“mốt”…)
Như vậy, th ế giới tâm lí của con người vô cùng đa dạng
và phức tạp. Các hiện tượng tâm lí có nhiều mức độ, cấp
độ khác nhau ? có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hóa
cho nhau.
III. CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHẤP NGHIÊN c ứ u
TÂM LÍ –
1.
Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lí
học khoa học
a) Nguyên tác quyết định luận duy vật biện chứng.
Nguyên tắc này khẳng định tâm lí co’ nguổn gốc ĩà th ế
giới khách quan tác động vào bộ não con người, thông qua
24
“lăng kính chủ quan” của con người. Tâm lí định hướng
điểu khiển, điểu chỉnh hoạt động, hành vi của con người
tác động trở lại thê’ giới, trong đo’ yê’u tố xã hội là quan
trọng nhất. Do đó khi nghiên cứu tâm lí người cẩn thấm
nhuần nguyên tác quyết định luận duy vật biện chứng.
b. Nguyên tác thống nhất tâm lí, ý thức, nhân cách với
hoạt động.
Hoạt động là phương thức hình thành, phát triển và thể
hiện tâm lí, ý thức, nhân cách. Đổng thời tâm lí, ý thức,
nhân cách là cái điều hành hoạt động. Vì thế chúng thống
nhất với nhau. Nguyên tắc này cũng khẳng định tâm lí
luôn luôn vận động và phát triển. Cần phải nghiên- cứu
tâm lí trong sự vận động của no’, nghiên cứu tâm lí qua
sự diễn biến, cũng như qua sản phẩm của hoạt động.
c. Phải nghiên cứu các. hiện tượng tâm lí trong mối liên
hệ giữa chúng với nhau và trong mối liên hệ giữa chúng
với các loại hiện tượng khác : các hiện tượng tâm lí không
tổn tại một cách biệt lập mà chúng có quan hệ chặt chẽ
với nhau, bô sung cho nhau, chuyển ho’a cho nhau, đổng
thời chúng còn chi phối và chịu sự chi phối của các hiện
tượng khác.
d. Phải nghiên cứu tâm lí của một con người cụ thể,
của một nhóm người cụ thể, chứ không nghiên cứu tâm lí
một cách chung chung, nghiên cứu tâm lí ở một con người
trừu tượng, một cộng đồng trừu tượng.
2. Các phưting pháp nghiên cứu tâm lí
Có nhiều phương pháp nghiên cứu tâm lí : quan sát,
thực nghiệm, trắc nghiêm, trò chuyện, điều tra, nghiên củu
sản phẩm hoạt động, phân tích tiểu sử…
a.
Phương pháp quan sát. Quan sát được dùng trong
nhiểu khoa học, trong đó có tâm lí học.
25
Source: https://vh2.com.vn
Category : Khoa Học