Làm việc trong các công ty, tập đoàn lớn đem lại nhiều lợi ích và sự ổn định cho mỗi cá nhân, tuy nhiên đây cũng chính là hạn chế...
CÁC PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC TRONG KHAI THÁC DẦU KHÍ. – Tài liệu text
22
2.1.1. Phương pháp khai thác dầu bằng máy bơm Piston và máy bơm guồng
xoắn
Bản chất của phương pháp
Loại máy bơm này hoạt động nhờ năng lượng của động cơ điện được chuyển
thành cơ năng và được truyền xuống giếng qua hệ thống cần truyền lực.
Đối với máy bơm Piston cần thì chuyển động quay của động cơ điện thông
qua cần truyền lực chuyển thành chuyển động tịnh tiến để kéo dài Piston trong
giếng. Trên Piston có lắp van ngược, khi Piston hạ xuống thì dầu tràn qua van
ngược đi lên phía trên. Khi Piston di chuyển lên phía trên thì van ngược sẽ đóng lại
và nâng dầu lên mặt đất. Cứ như vậy dầu được truyền từ đáy giếng lên mặt đất.
Đối với bơm guồng xoắn thì chuyển động quay của động cơ được chuyển
thành chuyển động xoay theo phương thẳng đứng đểû quay guồng xoắn trong giếng.
Nhờ vậy mà dầu sẽ chuyển lên mặt đất theo các rãnh xoắn.
Phạm vi ứng dụng
Giải pháp này được áp dụng chủ yếu đối với các mỏ của các nước thuộc Liên
Xô cũ, các vùng mỏ Trung Cận Đông và các mỏ của Mỹ. Các mỏ này có đặc điểm
chung là vỉa sản phẩm có độ sâu không lớn (trung bình khoảng 500 1500 m) và
đang ở trong giai đoạn khai thác giữa và cuối của đời mỏ có áp suất đáy giếng thấp,
dao động khoảng 10 15 at. Bơm Piston cần (bơm gật gù) chỉ sử dụng hiệu quả
trong những giếng có tốc độ khai thác ít hơn 70 t/ngđ. Do điều kiện khai thác trên
biển bằng giàn hay giàn vệ tinh có diện tích sử dụng nhỏ nên việc áp dụng phương
pháp này trên biển có nhiều điểm hạn chế so với các phương pháp cơ học khác.
Phương pháp này không thể áp dụng được ở mỏ Bạch Hổ.
2.1.2. Khai thác dầu bằng máy bơm thủy lực ngầm
Bản chất của phương pháp
Hiện nay trong thực tế khai thác dầu người ta sử dụng hai loại máy bơm thủy
lực ngầm chính: Bơm đẩy thủy lực ngầm và bơm tia.
• Bơm đẩy thủy lực ngầm làm việc bằng động cơ Piston thủy lực được nối
với Piston của bản thân máy bơm. Dòng chất lỏng mang năng lượng (dầu hoặc
nước) được bơm xuống từ mặt đất theo không gian giữa cột ống khai thác và cột
ống chống khai thác, cung cấp năng luợng cho máy bơm, sau đó dòng chất lỏng đẩy
(đã bị tiêu hao năng lượng) cùng với dòng sản phẩm khai thác từ giếng được đẩy
lên bề mặt theo ống khai thác (có thể theo chiều ngược lại).
23
• Bơm tia hoạt động nhờ vào sự biến đổi năng lượng từ áp suất sang vận tốc
và ngược lại. Dòng chất lỏng mang năng luợng cao (áp suất cao) được bơm xuống
từ miệng giếng theo ống khai thác đến thiết bị chuyển hóa năng lượng (lổ nhỏ). Ở
đó năng luợng áp suất được biến thành năng lượng vận tốc. Dòng chất lỏng có vận
tốc lớn nhưng áp suất nhỏ này tiếp tục đẩy dòng sản phẩm khai thác cùng đi vào bộ
phận phân ly. Tại đây các dạng năng luợng được biến đổi ngược lại, lúc này dòng
hỗn hợp chất lỏng có áp suất lớn và vận tốc nhỏ có đủ năng lượng đi lên bề mặt.
Phạm vi ứng dụng
Phương pháp khai thác cơ học này chủ yếu được áp dụng ở những vùng mỏ
trên đất liền và ngoài biển của Liên Xô cũ, các vùng mỏ trên đất liền và thềm lục
địa của Mỹ, vùng Biển Bắc. Giếng khai thác bằng bơm thủy lực ngầm có sản lượng
vừa và trung bình, thường đạt 100 m/ngđ. Các vùng mỏ kể trên có độ sâu tầng sản
phẩm từ 1500 2500 m. Thân giếng có độ nghiêng trung bình từ 20 300.
2.1.3. Phương pháp khai thác dầu bằng bơm ly tâm điện chìm
Bản chất của phương pháp
Đây là loại bơm ly tâm nhiều cấp, hệ thống hoạt động nhờ năng lượng điện
được cung cấp từ các máy biến thế trên bề mặt theo cáp truyền xuống môtơ điện đặt
trong giếng ở phần dưới của bơm. Chuyển động quay của động cơ điện được truyền
qua trục dẫn làm quay các bánh công tác (Rotor). Chất lỏng trong bánh công tác sẽ
bị đẩy theo hướng các cánh của Rotor đập vào bánh tĩnh (Stator) có chiều ngược lại,
tạo ra sự tăng áp đẩy dầu chuyển động lên tầng trên. Cứ như vậy, dầu khi qua mỗi
tầng bơm sẽ được tăng áp và được đẩy lên mặt đất theo cột ống khai thác. Đối với
giếng khai thác có tỷ số khí lớn thì người ta lắp thêm bộ phận tách khí đặt ở trên
động cơ điện. Tổ hợp máy bơm ly tâm điện chìm bao gồm các thành phần chính:
Động cơ điện ba pha, thiết bị bảo vệ động cơ, thiết bị tách khí kiểu ly tâm, máy
bơm, cáp tải điện năng và các thiết bị chuyên dụng trên bề mặt như đầu giếng, trạm
điều khiển.
Phạm vi ứng dụng
Phương pháp tương đối phổ biến vì cấu trúc và toàn bộ thiết bị đơn giản, máy
làm việc dễ dàng, có khả năng thu được dầu tương đối lớn đến hàng trăm tấn ngày
đêm. Loại máy bơm này rất thuận lợi khi khai thác dầu ở những vỉa có tỷ số dầu khí
thấp, nhiệt độ vỉa dưới 250 0C. Đặc biệt hiệu quả trong những giếng khai thác nước,
giếng dầu có độ ngậm nước cao và giếng dầu chưa bão hòa nước.
24
Ngày nay với sự phát triển của kỹ thuật, hệ thống bơm điện chìm được sử
dụng trong những giếng có nhiệt độ lên tới 350 0C, khắc phục những giếng có tỷ lệ
dầu khí cao, bằng cách lắp đặt thiết bị tách khí đặc biệt. Các chất ăn mòn gây hư
hỏng như H2S, CO2 có thể khắc phục nhờ các vật liệu đặc biệt phủ bên ngoài.
Phương pháp này hiện đang được áp dụng tại giàn RP – 1 mỏ Rồng.
2.1.4. Khai thác dầu bằng phương pháp gaslift
Bản chất của phương pháp
Khai thác dầu bằng phương pháp gaslift dựa trên nguyên tắc đưa khí nén cao
áp vào vùng không gian vành xuyến giữa ống khai thác và ống chống khai thác,
nhằm đưa khí cao áp đi vào trong ống khai thác qua van gaslift với mục đích làm
giảm tỷ trọng của sản phẩm khai thác, dẫn đến làm giảm áp suất đáy và tạo nên độ
chênh áp cần thiết đẩy dầu lên mặt đất. Đồng thời do sự thay đổi nhiệt độ và áp suất
trong ống khai thác làm khí giãn nỡ góp phần đẩy dầu lên. Nhờ đó mà dòng sản
phẩm khai thác được nâng lên và vận chuyển đến hệ thống gom, xử lý.
Ưu điểm
•
•
•
•
•
•
Có thể đưa giếng vào khai thác ngay sau khi giai đoạn tự phun chấm dứt.
Cấu trúc của cột ống nâng đơn giản không có chi tiết chóng hỏng.
Phương pháp này có thể áp dụng với giếng có độ sâu và độ nghiêng lớn.
Khai thác với giếng có yếu tố khí lớn và áp suất bão hòa cao.
Khai thác lưu lượng lớn và điều chỉnh được lưu lượng khai thác.
Có thể khai thác ở những giếng có nhiệt độ cao và hàm lượng Paraffin lớn,
giếng có cát và có tính ăn mòn cao.
• Khảo sát và xử lý giếng thuận lợi, không cần đưa cột ống khai thác lên mà
có thể đưa dụng cụ qua nó để khảo sát.
•
•
•
•
Sử dụng triệt để khí đồng hành.
Ít gây ô nhiễm môi trường.
Có thể khai thác đồng thời từng vỉa trong cùng một giếng.
Thiết bị đầu giếng khai thác bằng phương pháp gaslift giống với giếng khai
thác bằng chế độ tự phun ngoại trừ hệ thống đo và phân phối khí nén.
• Thiết bị lòng giếng tương đối rẻ tiền và chi phí bão dưỡng thấp hơn so với
các phương pháp khai thác dầu khác.
25
• Hệ thống gaslift trung tâm có thể khai thác và điều hành nhiều giếng một
lúc cách dễ dàng.
• Giới hạn đường kính ống chống khai thác không ảnh hưởng đến sản lượng
khai thác khi dùng phương pháp gaslift.
• Có thể sử dụng kỹ thuật tời trong dịch vụ sửa chữa các thiết bị lòng giếng.
Điều này không những tiết kiệm thời gian mà còn giảm chi phí sửa chữa.
c. Nhược điểm
• Đầu tư ban đầu rất cao so với các phương pháp khác.
• Năng lượng sử dụng để khai thác một tấn sản phẩm cao hơn so với các
phương pháp khác.
• Do dùng khí nén nên dễ hỏng ống chống khai thác.
• Không tạo được chênh áp lớn nhất để hút cạn dầu trong vỉa ở giai đoạn
cuối của quá trình khai thác.
• Nguồn cung cấp năng lượng khí phải đủ cho toàn bộ đời mỏ. Nếu không
đủ hoặc giá khí đắt phải chuyển sang phương pháp khác.
• Chi phí vận hành và bảo dưỡng trạm nén khí cao, đòi hỏi đội ngũ công
nhân vận hành và công nhân cơ khí lành nghề.
Phạm vi ứng dụng
Hiện nay giải pháp khai thác dầu bằng phương pháp gaslift đang được áp dụng
rộng rãi trên cả đất liền và ngoài biển, đặc biệt đối với vùng xa dân cư và khó đi lại.
Giải pháp này thích ứng với những giếng có tỷ số khí dầu cao có thể khai thác ở
những giếng co ùđộ nghiêng lớn và độ sâu trung bình của vỉa sản phẩm trên 3000
m. Phương pháp này hiện đang được áp dụng phổ biến ở mỏ Bạch Hổ.
2.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐỂ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP GASLIFT Ở BẠCH
HỔ
Điều kiện khai thác dầu ngoài biển phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều so với
đất liền. Do vậy thời gian khai thác và phát triển mỏ thường kéo dài trong khoảng
20 30 năm, nên bên cạnh việc đưa nhanh tốc độ khoan và đưa giếng mới vào khai
thác, chúng ta cần áp dụng các phương pháp khai thác khác nhau nhằm gia tăng sản
lượng khai thác các giếng đã khoan và tận dụng triệt để cơ chế năng lượng của vỉa
sản phẩm.
Qua phân tích từng phương pháp khai thác cơ học ở phần trên, ta nhận thấy
rằng một số hạn chế của phương pháp này có thể khắc phục bằng cách sử dụng
phương pháp khác nhưng điều này không toàn diện vì bản thân ưu nhược điểm của
26
các phương pháp trên không thể bù trừ nhau. Để có cơ sở chọn lựa phương pháp
khả thi và hiệu qủa nhất đối với điều kiện mỏ Bạch Hổ cần phải xét đến các yếu tố
sau:
•
•
•
•
•
•
Tính chất lưu thể của vỉa (dầu, khí, nước).
Tính chất Colector của đá chứa.
Điều kiện địa chất của mỏ tiến hành khai thác.
Tình trạng kỹ thuật áp dụng trên mỏ, công nghệ và thiết bị hiện có.
Điều kiện thời tiết, khí hậu và kinh tế xã hội.
Đánh giá hiệu qủa kinh tế kỹ thuật thông qua các thử nghiệm trên mỏ.
Trên cơ sở phân tích ưu nhược điểm của các phương pháp khai thác dầu bằng
cơ học trên thế giới, liên hệ với điều kiện thực tế tại mỏ Bạch Hổ với các giếng khai
thác tập trung trên giàn cố định hay giàn vệ tinh với diện tích sử dụng rất hạn chế,
độ sâu vỉa sản phẩm tương đối lớn từ 3000 3800 m, sản lượng khai thác lại lớn nên
giải pháp khai thác bằng máy bơm cần lắc (máy bơm Piston cần) là không khả thi
đối với mỏBạch Hổ
Từ năm 1991 tại mỏ Bạch Hổ đã tiến hành thử nghiệm khai thác bằng máy
bơm ly tâm điện chìm của hãng “REDA” và của hãng “ESP” (1994), với mục đích
xác định phạm vi sử dụng của máy bơm đối với mỏ dầu có yếu tố khí cao và nhiệt
độ vỉa cao (110 145 0C). Kết quả thí nghiệm như sau:
– 50 % hỏng hóc của máy bơm ly tâm điện ngầm xảy ra ờ phần điện, trong đó
có 30 % hỏng là do mạch dây điện bị xây xước trong khi thả máy bơm xuống giếng
nghiêng và sâu.
– 83 % máy bơm ly tâm điện ngầm làm việc trong điều kiện có hệ số hiệu
dụng tối ưu.
– Chu kỳ giữa hai lần sửa chữa giếng khai thác bằng máy bơm ly tâm điện
chìm tại mỏ Bạch Hổ thay đổi trong phạm vi tương đối lớn, trung bình từ 6 8 tháng.
Kết quả thí nghiệm cho thấy nhiệt độ làm việc của động cơ trong thời gian làm
việc luôn gần giá trị tới hạn của động cơ, nhất là khi khai thác ở tầng móng có nhiệt
độ cao. Trong điều kiện làm việc như vậy, tuổi thọ và khả năng làm việc của máy
bơm sẽ giảm.
Mặt khác, ở mỏ Bạch Hổ có nhiều giếng khoan nghiêng, khoan ngang có độ
nghiêng lớn, điều đó dẫn tới khó khăn trong việc thả máy bơm. Hệ thống bão vệ dây
cáp sẽ bị xây xát trong quá trình thả.
27
Bảng 2.1: So sánh điều kiện làm việc của các phương pháp khai thác cơ học
Điều kiện làm việc
Loại ly tâm
Loại xoắn
gaslift
Ngoài khơi
Khá
Khá
Khá
Thành phố đông dân
Khá
Khá
Khá
Trung bình
Khá
Khá
Giếng riêng lẻ
Khá
Khá
Khá
Nhóm giếng
Khá
Khá
Tốt
Độ sâu giếng lớn
Khá
Khá
Tốt
Áp suất vỉa thấp
Khá
Khá
TB
Nhiệt độ cao
Xấu
Xấu
Tốt
Sản phẩm có độ nhớt cao
Xấu
Tốt
TB
Sản phẩm có độ ăn mòn cao
Xấu
TB
Khá
Xuất hiện lắng đọng muối
TB
TB
Xấu
Xuất hiện nhũ tương
TB
Khá
TB
Yếu tố khí cao
Xấu
TB
Khá
Thay đổi sản lượng linh hoạt và
chuyển sang khai thác định kỳ
Xấu
TB
Tốt
Tiến hành khảo sát giếng
Khá
Xấu
Tốt
Các giếng khoan nghiêng
TB
TB
Tốt
Sửa giếng bằng tời
Xấu
Xấu
Tốt
Sa mạc
Sản phẩm chứa nhiều cát
Xấu
TB
Khá
Qua bảng 2.1 cũng cho thấy phương pháp khai thác dầu bằng gaslift có nhiều
ưu thế. Như vậy, theo phân tích, đánh giá nêu trên thì việc chọn phương pháp gaslift
là thích hợp và tối ưu.
28
CHƯƠNG 3
LÝ THUYẾT VỀ KHAI THÁC GIẾNG DẦU BẰNG PHƯƠNG PHÁP
GASLIFT
3.1. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA GIẾNG DẦU KHAI THÁC BẰNG
PHƯƠNG PHÁP GASLIFT
Khai thác dầu bằng phương pháp gaslift dựa trên nguyên tắc nén khí cao áp
vào vùng không gian vành xuyến giữa ống khai thác và ống chống khai thác, nhằm
đưa khí vào trong ống khai thác qua van gaslift với mục đích làm giảm tỷ trọng của
sản phẩm khai thác, dẫn đến làm giảm áp suất đáy và tạo nên độ chênh áp cần thiết
giữa áp suất vỉa và áp suất trong ống khai thác để đẩy dầu lên mặt đất. Đồng thời do
sự thay đổi nhiệt độ và áp suất trong ống khai thác làm khí giãn nở góp phần đẩy
mạnh dầu lên bề mặt. Nhờ đó mà dòng sản phẩm khai thác được nâng lên và vận
chuyển đến hệ thống thu gom, xử lý.
Trong phương pháp khai thác bằng gaslift, người ta có thể thả xuống giếng hai
cột ống: Cột ống ngoài dùng để nén khí, cột ống bên trong là cột ống khai thác.
Hiệu quả của phương pháp gaslift phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Độ sâu nhấn chìm tương đối của ống khai thác, nếu giá trị này nhỏ quá thì
hiệu quả của phương pháp gaslift sẽ giảm. Còn nếu giá trị ấy quá lớn đòi hỏi phải
nén khí với áp suất cao.
+ Phụ thuộc vào đường kính ống khai thác, đường kính ống khai thác càng
nhỏ thì chiều dài nâng càng lớn, tuy nhiên nếu quá nhỏ thì hao phí năng lượng sẽ
lớn.
+ Phụ thuộc vào lượng khí nén xuống giếng, lượng khí nén xuống giếng nhiều
thì tỷ trọng sẽ càng giảm. Như vậy độ nâng cao của hỗn hợp càng lớn.
+ Phụ thuộc vào độ nhớt của chất lỏng khai thác, trong cùng điều kiện như
nhau thì độ nâng cao của dầu lớn hơn nước vì dầu có độ nhớt lớn hơn. Do khí khó
vượt qua dầu hơn là nước nên nó có tác dụng vào dầu lớn hơn dẫn đến nâng được
cao hơn.
+ Phụ thuộc vào áp suất trên nhánh xả.
+ Phụ thuộc vào hệ số sản phẩm.
+ Phụ thuộc vào lượng khí tách ra khỏi dầu.
29
Hình 3.1 – Nguyên lý hoạt động của giếng gaslift
3.2. CẤU TRÚC HỆ THỐNG KHAI THÁC BẰNG PHƯƠNG PHÁP
GASLIFT
Cấu trúc hệ thống khai thác bằng phương pháp gaslift bao gồm hệ thống các ống
đặt trong giếng, để thực hiện việc dẫn dòng khí có áp suất cao (ống chống khai thác) và
đưa dòng sản phẩm dầu khí lên mặt mặt đất (ống khai thác), đồng thời đảm bảo độ an
toàn, cũng như hiệu quả của phương pháp khai thác dầu bằng gaslift. Hiện nay trong
khai thác bằng gaslift, người ta sử dụng nhiều cấu trúc ống khác nhau.
Hệ thống ống khai thác bằng gaslift có thể được phân loại như sau:
• Theo số lượng cột ống thả vào giếng:
+ Loại cấu trúc một cột ống.
+ Loại cấu trúc hai cột ống.
• Theo hướng đi của dòng khí nén và dòng sản phẩm:
+ Chế độ vành khuyên
+ Chế độ trung tâm
• Theo việc lắp van một chiều, Paker:
+ Cấu trúc mở
+ Cấu trúc đóng
+ Cấu trúc bán đóng
30
3.2.1. Cấu trúc mở, cấu trúc đóng và bán đóng
– Cấu trúc mở: Ống khai thác được treo tự do, không có paker và van một
chiều. Cách lắp đặt này chỉ được áp dụng khi áp suất ở đáy giếng cao hơn áp suất
bơm ép.
– Cấu trúc đóng: Giếng có lắp paker và van một chiều. Cấu trúc này thường áp
dụng cho khai thác gaslift định kỳ.
– Cấu trúc bán đóng: Giếng có lắp paker nhưng không lắp van một chiều. Cấu
trúc này được sử dụng rộng rãi trong khai thác gaslift liên tục.
Hình 3.2 – Cấu trúc mở, đóng và bán đóng
3.2.2. Giếng Gaslift khai thác theo chế độ vành khuyên, trung tâm
– Giếng gaslift khai thác theo chế độ vành khuyên: Khí nén được bơm vào
khoảng không vành khuyên giữa hai ống, còn sản phẩm khai thác đi lên theo ống
trung tâm.
– Giếng gaslift khai thác theo chế độ trung tâm: Khí nén được bơm vào ống
nâng, còn của giếng làm việc theo khoảng không vành xuyến đi lên.
Trong thực tế, người ta thường khai thác giếng bằng phương pháp Gaslift theo
chế độ vành khuyên. Bởi vì dòng sản phẩm khai thác đi lên trong ống nhỏ nên có
tốc độ cao, nhờ đó mà nâng được cát và các thành phần cơ học khác lên bề mặt nên
giếng sạch hơn.
Giếng 502- MSP 5 cũng áp dụng chế độn vành khuyên.
31
.
Hình 3.3– Chế độ vành khuyên và chế độ trung tâm một cột ống
3.2.3. Cấu trúc một cột ống và hai cột ống
• Cấu trúc hai cột ống: Chia làm hai loại:
+ Cấu trúc hai cột ống thông thường,
+ Cấu trúc hai cột ống đặc biệt ( ống phân bậc).
Thường giếng có cột ống chông khai thác nhỏ thì khoảng vành khuyên không
lớn thì người ta áp dụng cấu trúc vành khuyên một cột ống để tiết kiệm.
Giếng 502 – MSP 5 cũng ap dụng cấu trúc một cột ống.
Hình 3.4 – Cấu trúc một cột ống và cấu trúc hai cột ống
32
Xem thêm: Tiếng Anh – Wikipedia tiếng Việt
Source: https://vh2.com.vn
Category : Startup