Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Nguồn vốn ODA là gì? Những điều cần biết về ODA

Đăng ngày 17 September, 2022 bởi admin

A. ODA là gì?
ODA – Official Development Assistance là hình thức đầu tư nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức. Gọi là “hỗ trợ” (viện trợ) vì hình thức đầu tư này không thu lãi suất hoặc thu lãi suất thấp trong thời gian vay dài. Mục tiêu của những khoản đầu tư này là để nâng cao phúc lợi và phát triển kinh tế cho nước nhận đầu tư nên gọi là “Phát triển”.  Gọi là “chính thức” vì hình thức này chỉ cho nhà nước vay.
Vốn ODA là gì?
Vốn ODA là nguồn tiền mà chính phủ, các cơ quan chính thức các nước hoặc các tổ chức phi chính phủ, quốc tế cho các nước đang và kém phát triển vay để phát triển kinh tế – xã hội. Cầu Nhật Tân, nhà ga sân bay T2 Nội Bài… là những công trình của Việt Nam sử dụng nguồn vốn vay ODA của chính phủ Nhật Bản.

B. Những điều cần biết về ODA
1. Ưu điểm nguồn vốn ODA đối với nước đi vay

– Vốn ODA là nguồn vốn vay có lãi suất thấp, thường dưới 2%/ năm. Vì thế đây là một nguồn vốn quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội cho các nước chậm và đang phát triển.
– Thời gian cho vay dài, từ 25 – 40 năm; thời gian ân hạn cũng kéo dài từ 8 – 10 năm.
– Trong tổng nguồn vốn vay ODA, ít nhất sẽ có 25% nguồn vốn không cần hoàn lại.
2. Bất lợi nguồn vốn ODA đối với nước đi vay
– Các nước giàu khi cho các nước vay vốn ODA đều có mục đích của họ: mở rộng thị trường, mở rộng mối quan hệ hợp tác, theo đuổi mục tiêu chính trị, an ninh quốc phòng… Ví dụ, nước vay ODA sẽ phải dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan đối với những mặt hàng của các nước cho vay.
– Đi kèm với nguồn vốn vay ODA, các nước cho vay yêu cầu nước đi vay phải mua thiết bị, thuê dịch vụ, nhân sự… của các cho vay với chi phí khá cao.
– Các nước cho vay ODA còn yêu cầu nước đi vay thực hiện các điều khoản thương mại mậu dịch đặc biệt như nhập khẩu tối đa sản phẩm nào đó của họ.
– Dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia, nước cho vay ODA sẽ tham gia gián tiếp vào các dự án sử dụng nguồn vốn vay đó của nước đi vay. Như vậy, nước cho vay vừa được lợi nhiều mặt: được tiếng là nước viện trợ ODA, các doanh nghiệp của nước cho vay cũng được lợi khi hoạt động tại thị trường nước đi vay, được nhiều quyền lợi kinh tế, chính trị…
– Sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị dòng vốn ODA tăng lên rất cao, đến khi trả nợ thì giá trị ODA cũng sẽ rất lớn.
– Trong quá trình sử dụng vốn vay ODA, nếu xảy ra tình trạng tham nhũng, lãng phí, trình độ quản lý thấp, thiếu kinh nghiệm điều hành dự án… sẽ vô cùng nguy hại cho nước đi vay ODA.

C. Nguồn vốn ODA có tính nhạy cảm
Vốn ODA là gì và nguồn vốn ODA có tính nhạy cảm. Vì ODA là một phần GDP của nước tài trợ nên ODA rất nhạy cảm với dư luận xã hội ở nước tài trợ. Những nước tài trợ lớn trên thế giới có Luật về ODA, như tại Nhật Bản, quốc hội kiểm soát chặt chẽ Chính phủ trong việc cung cấp tài trợ ODA mang tính nhân đạo.

D. Các quốc gia hỗ trợ nguồn vốn ODA vào Việt Nam
– Nhật Bản là quốc gia tài trợ ODA lớn nhất cho Việt Nam, chiếm đến hơn 40% tổng số vốn đầu tư. Trong năm 2011, Nhật Bản đã cam kết hơn 1,9 tỷ USD cho Việt Nam.
– Liên Minh Châu Âu
Liên minh châu Âu (EU) là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai về ODA và là nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996-2010 là hơn 11 tỷ USD, góp phần tích cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. EU cam kết khoảng 1,01 tỷ USD cho năm 2012, tương đương 13,24% tổng cam kết viện trợ nước ngoài. Tài trợ không hoàn lại chiếm 32,5% (khoảng 324,05 triệu USD).
– Hàn Quốc tuyên bố trong giai đoạn từ 2012 đến 2015, nước này sẽ cung cấp khoản tài trợ 1,2 tỷ USD cho Việt Nam, bên cạnh các dự án hợp tác hàng năm từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA).

Source: https://vh2.com.vn
Category : Startup