Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Câu thơ nào cũng có nội lực riêng tao nên khí vị chung cho bài thơ một khí vị bi hùng hoang dã và quả cảmng 200 ehữ) Tây Tiến doàn binh không mọc tóc Quân xanh

Đăng ngày 27 May, 2023 bởi admin
Bạn than khảo dàn ý :

A. Mở bài
– Giới thiệu tác giả:là một trong những cây bút kí nổi tiếng của văn học Việt Nam hiện đại.
– Giới thiệu tác phẩm: là tác phẩm tiêu biểu cho phong cách kí của H.P.N.T.
– Trích 2 ý kiến nhận định.

B. Thân bài
I. Khái quát chung:
– KTCB liên quan
+ HCST: năm 1981, khi tác giả đang ngồi đọc truyện Kiều giữa mùa thu, trước mắt là Sông Hương.
+ Nội dung: ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương, thiên nhiên và con người xứ Huế với những trang văn vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hoá, lịch sử xứ Huế.
– Giải thích nhận định 1
+ Thơ mộng, tình tứ: dịu dàng, đáng yêu, duyên dáng
+ Vẻ đẹp duyên dáng, yêu kiều đa tình và có phần táo bạo.
– Giải thích nhận định 2
+ Trầm tích là sự đọng thành, lắng lại theo thời gian.
+ Vẻ đẹp của sông Hương còn gắn liền với lịch sử của Huế, của dân tộc, gắn liền với văn hoá, thi ca, âm nhạc.
II. Phân tích cụ thể
1. Nhận định 1: Vẻ đẹp nổi bật của sông Hương là cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ
– Ở thượng nguồn:
+ Khẳng định nét độc đáo riêng của dòng sông: “Trong những dòng sông đẹp … thành phố duy nhất”.
+ Có mối quan hệ sâu sắc với rừng già Trường Sơn: “giữa lòng Trường Sơn, … nửa cuộc đời mình”; “một bản trường ca của rừng già”; “rầm rộ giữa những bóng cây … đáy vực bí ẩn”; “dịu dàng và say đắm … quyên rừng”.
+ So sánh, nhân hoá sông Hương với một vẻ đẹp độc đáo “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”, như có tâm hồn, tính cách “Rừng già đã … trong sáng”.
+ Ra khỏi rừng già, “nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”.
– Ngoại vi thành phố:

+ Liên tưởng tài tình với vẻ đẹp của một người con gái yêu kiều tha thướt trong hành trình tìm người yêu: “Giữa cánh đồng … ngủ mơ màng”
+ Hành trình tìm kiếm: “Nhưng ngay từ đầu … thật mềm”; “Từ ngã ba Tuần, … dần về Huế” => dòng sông giống như người con gái đã dám sống, dám đam mê và khao khát, dám cháy hết mình trong tình yêu.
+ Trước khi đi vào lòng thành phố: “vượt qua một lòng vực sâu … xanh thẳm”; “trôi đi giữa hai dãy … thành quách”; “dòng sông mềm … bằng con thoi”.
+ Sắc màu biến ảo: “mảng phản quang … chiều tím”.
– Về đến Huế:
+ Người tình dịu dàng, say đắm trong tình yêu: “vui tươi hẳn lên … Kim Long”; “kéo một nét … đông bắc”.
+ Dáng vẻ e lệ, thẹn thùng: “sông Hương uốn một cánh cung … của tình yêu”.
+ Điệu slow tình cảm dành riêng cho xứ Huế: “trôi đi chậm … yên tĩnh” => đặc điểm tính cách của sông Hương: dịu dàng, đằm thắm, bịn rịn, lưu luyến, vấn vương, không nỡ xa rời.
+ Vẫn giữ được nét cổ kính: “vẫn lập loè … còn nhìn thấy được”.
+ “Sông Nê-va chảy nhanh quá” >< sông Hương lại trôi đi rất chậm.
– Rời xa thành phố Huế:
+ Quyến luyến, bịn rịn, vấn vương, không muốn xa thành phố: “đột ngột đổi dòng … xưa cổ”.
+ Ví von giống như nàng Kiều “để nói một lời thề trước khi về biển cả”.
2. Nhận định 2: Vẻ đẹp bề sâu của sông Hương là những trầm tích văn hóa, lịch sử
a. Góc độ lịch sử
– Gắn liền với lịch sử của Huế, của dân tộc:
+ Mang vẻ đẹp của một bản hùng ca, “đã sống những thế kỷ quang vinh”, là nhân chứng và cũng là chủ nhân của những chiến công oanh liệt.
+ Ở các triều đại phong kiến vàng son, sông Hương như người dũng sĩ bảo vệ biên giới phía Nam của Tổ quốc: “dòng sông viễn châu … thế kỉ trung đại”, “nó vẻ vang …. Nguyễn Huệ”, “nó sống hết lịch sử … cuộc khởi nghĩa”.
+ Chứng kiến những đau thương và mốc son chói lọi của lịch sử thời đại mới, “tự hiến đời mình làm một chiến công”, “Lịch sử Đảng … cho Tổ quốc”.
– Hoà quyện giữa chất hùng ca và bản tình ca, chất hùng tráng và trữ tình:
+ “Sông Hương là vậy, … dịu dàng của đất nước”. => cô gái kiên trung vs Tổ quốc.
b. Văn hoá, thi ca, âm nhạc

– Thơ ca
+ Là nguồn cảm hứng bất tận, giống như một người con gái đầy hấp dẫn, gợi cảm đối với các văn nhân, nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều nhận ra một vẻ đẹp riêng và mỗi bài thơ lại phô diễn một góc độ, một nét duyên dáng, thi vị riêng của dòng sông.
+ Theo tác giả: “Dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”.
– Âm nhạc
+ Mang vẻ đẹp của “một người tài nữ đánh đàn giữa đêm khuya”.
+ Tác giả khẳng định dòng sông là nơi sinh thành nền âm nhạc cổ điển Huế: “toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông này”.
+ Âm nhạc của Huế gắn liền với không gian sông nước sông Hương.
– Văn hoá
+ Cô gái Hương giang quyến rũ bội phần trong sắc màu sương khói “màu của sương khói trên sông Hương giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn dấu khuôn mặt thực của dòng sông”; “màu tím ẩn hiện” của chiếc áo điều lục ngày xưa “các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng”.
+ Gắn liền không gian huyền thoại: “vì yêu quý con sông … mãi mãi”.
III. Đánh giá
– Cả hai nhận định trên đều đúng và cả hai đều bổ sung cho nhau.
– Giá trị nội dung: ca ngợi vẻ đẹp của sông Hương, thiên nhiên và con người xứ Huế với những trang văn vừa giàu chất trí tuệ, vừa giàu chất thơ, nội dung thông tin về văn hoá, lịch sử xứ Huế rất phong phú.
– Giá trị nghệ thuật: văn phong tao nhã, hướng nội tinh tế, sức liên tưởng kì diệu, phong phú, ngôn ngữ trong sáng, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ, sử dụng nhiều phép tu từ gợi cảm, hấp dẫn: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ…, kết hợp hài hoà giữa chất trí tuệ, chất trữ tình và chất thơ.
– Bài học:

C. Kết bài
– Khái quát: Như vậy, bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông đã cho ta thấy được vẻ đẹp của sông Hương qua cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, tình tứ, những trầm tích văn hóa, lịch sử.
– Tác phẩm thể hiện tình yêu nồng nàn, sâu sắc, thuỷ chung với dòng sông, thiên nhiên và con người xứ Huế.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Đánh Giá