Networks Business Online Việt Nam & International VH2

[CS07 – 12/2019] – VỤ KIỆN “THẦN ĐỒNG ĐẤT VIỆT” – VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ TÁC GIẢ, ĐỒNG TÁC GIẢ VÀ CHỦ SỞ HỮU QUYỀN TÁC GIẢ – Legal Research & Advisory Club

Đăng ngày 05 June, 2023 bởi admin

Nguyễn Thùy Vân (K18501) & Hồ Thị Thanh Tâm (K18502),
Sinh viên Trường Đại học Kinh tế – Luật, ĐHQG Tp. HCM

A. THÔNG TIN VỤ ÁN
1. Các bên trong vụ việc
Nguyên đơn: Họa sĩ Lê Linh.
Bị đơn: Công ty Phan Thị và giám đốc là bà Phan Thị Mỹ Hạnh.
2. Tình tiết, sự kiện chính
Năm 2001, họa sĩ Lê Linh bắt đầu làm việc tại Công ty Phan Thị và được giao thực hiện bộ truyện tranh Thần đồng Đất Việt (“TĐĐV”). Tranh chấp quyền tác giả xảy ra khi đến tập 78, Lê Linh chấm dứt cộng tác với Phan Thị nhưng sau đó Phan Thị đã thuê họa sĩ khác sử dụng hình tượng các nhân vật trong TĐĐV trước đó để tiếp tục thực hiện và xuất bản bộ truyện từ tập 79 trở đi mà không có sự đồng ý của Lê Linh.
Sau khi yêu cầu phía Phan Thị xác nhận lại bản quyền thì họa sĩ Lê Linh phát hiện trong hồ sơ đăng ký bản quyền, bà Hạnh tự nhận là tác giả của các nhân vật.
Năm 2007, Lê Linh bắt đầu khởi kiện Công ty Phan Thị và bà Phan Thị Mỹ Hạnh. Phía họa sĩ Lê Linh cho rằng chỉ có mình là tác giả nên có quyền bảo vệ sự toàn vẹn đối với tác phẩm, không ai có quyền sáng tác các tập tiếp theo dựa trên các nhân vật trong truyện của mình và đưa vụ việc nhờ tới pháp luật để giải quyết.
Tháng 4.2007, họa sĩ Lê Linh đã chính thức khởi kiện Công ty Phan Thị lên Tòa án Kinh tế TP.HCM, sau đó được chuyển đến Tòa án Nhân dân (“TAND”) Quận 1 (“Q.1”) ra quyết định thụ lý và trong thời gian tiếp theo vụ việc lại được chuyển lên TAND TP.HCM.
Cuối cùng, Thẩm phán Nguyễn Quang Huynh đã ra quyết định triệu tập ông Lê Phong Linh (họa sĩ Lê Linh) tới tham gia phiên tòa sơ thẩm về việc “Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” vào ngày 28/12/2018[1].
3. Câu hỏi pháp lý
(i) Bà Phan Thị Mỹ Hạnh có được công nhận là đồng tác giả của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt không? Thỏa thuận công nhận đồng tác giả giữa Lê Linh và bà Phan Thị Mỹ Hạnh có được pháp luật công nhận hay không?
(ii) Với tư cách là người chủ sở hữu quyền tác giả[2], Công ty Phan Thị có những quyền gì?
(iii) Hành vi của Công ty Phan Thị khi sản xuất các tác phẩm phái sinh[3] (sản xuất tiếp bộ truyện từ tập 79 trở đi không phải do Lê Linh vẽ cũng như sản xuất các bộ truyện khác dựa trên ý tưởng của TĐĐV) có bị xem là xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả không?
4. Luật áp dụng
Điều 6, 13, 18, 19, 20, 39 Luật Sở hữu trí tuệ 2005
5. Quyết định của Tòa án
Ngày 18/02/2019, tại phiên tòa sơ thẩm, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã tuyên bố công nhận Lê Linh là tác giả duy nhất của 4 hình tượng trong TĐĐV bao gồm Trạng Tí, Sửu Ẹo, Dần Béo, Cả Mẹo; đồng thời xác nhận bà Hạnh không phải là đồng tác giả; buộc Phan Thị chấm dứt việc tạo ra và sử dụng 4 hình tượng nhân vật này trên các biến thể khác nhau; buộc Phan Thị phải xin lỗi ông Lê Linh trên 3 kỳ liên tiếp trên 2 tờ báo; buộc Phan Thị phải thanh toán chi phí 15 triệu đồng chi phí luật sư cho ông Lê Linh.
Ngày 03/09/2019, tại phiên tòa phúc thẩm, HĐXX đã bác bỏ toàn bộ kháng cáo của bị đơn, công nhận và giữ nguyên bản án ở phiên tòa sơ thẩm đã tuyên trước đó. Như vậy, họa sỹ Lê Linh đã được tòa công nhận là tác giả duy nhất của 4 hình tượng nhân vật chính trong bộ truyện tranh TĐĐV.
6. Lập luận của Tòa án
Căn cứ vào các quy định ở Điều 6, Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ, HĐXX nhận thấy ngoài ông Lê Linh thì không còn bất kỳ ai tham gia vào quá trình sáng tạo ra tác phẩm Thần đồng đất Việt. Bà Hạnh không phải là tác giả của 4 hình tượng nhân vật nêu trên. Do đó, bà Hạnh không được công nhận là đồng tác giả.
Về việc ông Lê Linh ký vào văn bản đăng ký ở Cục Bản quyền thừa nhận cả hai là đồng tác giả, HĐXX cho rằng văn bản trên có chữ ký của cả 02 bên đề nghị Cục Bản quyền cấp giấy chứng nhận sở hữu cho Công ty Phan Thị nhưng không có nội dung ghi ai là tác giả hay đồng tác giả mà chỉ ghi chủ sở hữu là của Phan Thị.
Phan Thị được công nhận là chủ sở hữu quyền tác giả, do đó có quyền làm tác phẩm phái sinh theo Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, bị đơn lại không có quyền cắt xén tác phẩm, thực hiện các hành vi dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự, uy tín tác giả. Tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX đối chiếu với quy định của Nghị định 22/2018/NĐ-CP[4], việc Phan Thị tiếp tục sáng tác các tập truyện (từ tập 79) là hành vi tự sửa chữa tác phẩm, không được sự đồng ý của tác giả. Sau khi Phan thị kháng cáo và lấy căn cứ ở điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ, HĐXX khẳng định nếu căn cứ theo điều luật này, Phan thị vẫn xâm phạm quyền tác giả vì có những hành vi gây tổn hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Kết thúc phiên tòa phúc thẩm, HĐXX vẫn giữ nguyên quyết định và bác bỏ toàn bộ kháng cáo của Phan Thị.
B. BÌNH LUẬN
1. Tác giả, đồng tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả
1.1. Cơ sở công nhận tác giả, đồng tác giả
Quyết định Sơ thẩm và Phúc thẩm của TAND Quận 1 TP HCM về việc bà Phan Thị Mỹ Hạnh không được công nhận là đồng tác giả của bộ truyện tranh Thần Đồng Đất Việt là có căn cứ pháp lý.
Về nguyên tắc công nhận tác giả, pháp luật Việt Nam quy định tác giả phải là người tham gia trực tiếp vào quá trình sáng tạo và cho ra đời tác phẩm.[5] “Trực tiếp” tạo ra tác phẩm ở đây nghĩa là người đó phải tham gia vào quá trình cho ra đời tác phẩm bằng công sức lao động, góp phần thể hiện tác phẩm dưới dạng vật chất nhất định. Không những vậy, tác giả phải có sự “sáng tạo” trong tác phẩm của mình. Nghĩa là tác phẩm phải mang tính cá nhân, dấu ấn riêng. Một người được công nhận là tác giả thì đương nhiên sẽ có quyền tác giả (quyền nhân thân và quyền tài sản) đối với tác phẩm mình sáng tạo ra. Tuy nhiên, quyền tác giả được công nhận là phát sinh kể từ khi tác phẩm đó được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định[6] chứ không chỉ đơn thuần là mặt ý tưởng.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.[7] Căn cứ vào việc công sức của các tác giả trong tác phẩm có sự tách biệt với nhau như thế nào, đồng tác giả được chia thành hai loại, bao gồm: (i) các đồng tác giả mà phần sáng tác của mỗi người không thể tách ra để sử dụng riêng, (ii) các đồng tác giả tham gia trong một tác phẩm mà công sức đóng góp của họ có thể được tách ra để sử dụng riêng. Ở (i), mọi sự chuyển giao liên quan đến tác phẩm đều phải cần sự đồng ý của tất cả các tác giả tham gia sáng tạo. Ở (ii), sự chuyển giao liên quan đến phần tác phẩm thuộc phần sáng tác của chính tác giả đó thì không cần đến sự đồng ý của những tác giả còn lại[8].
Trong vụ việc này, bà Phan Thị Mỹ Hạnh cho rằng mình đã nghĩ ra những ý tưởng trong đầu về 4 hình tượng nhân vật và thuê hoạ sĩ Lê Linh thể hiện ý tưởng đó trên giấy. Những ý tưởng này không tồn tại ở dạng vật chất hay dạng thức có thể nhận biết được nên không đáp ứng những quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và không được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Vì vậy, bà Phan Thị Mỹ Hạnh không được công nhận là đồng tác giả của bộ truyện.
Tuy nhiên, hệ thống pháp luật các nước châu Âu và Công ước Berne quy định rằng một tác phẩm chưa thực sự hoàn thành cũng có thể được công nhận quyền tác giả. Nghĩa là chỉ cần xuất hiện sự sáng tạo, mang tính cá nhân ở một hình thức thể hiện nào đó và làm phát sinh giá trị tinh thần (vật chất) thì đã xuất hiện quyền tác giả đối với tác phẩm đó. Một số quốc gia phát triển đến nay vẫn chưa có định nghĩa cụ thể thế nào là tác phẩm.[9] Về hình thức thể hiện này, có những quan niệm khác nhau vì thực chất có những giá trị sáng tạo khó có thể xác định một cách chính xác ví dụ như mùi vị, hương thơm, giai điệu (chưa được phổ thành nốt nhạc),… Vì vậy, Luật Sở hữu trí tuệ của các quốc gia vẫn hướng đến việc bảo hộ tác phẩm, quyền tác giả khi chỉ cần một trong năm giác quan của con người nhận thức được tác phẩm đó. Đây cũng là một trong những quan điểm đáng suy ngẫm về việc liệu ý tưởng được truyền tải bằng cách truyền miệng có được bảo hộ về quyền tác giả, như sự việc bà Phan Thị Mỹ Hạnh truyền tải ý tưởng cho Lê Linh? Trong khi đó, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay vẫn chưa có cơ chế nào quy định về điều này.Theo quan điểm của tác giả, Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên mở rộng phạm vi hình thức thể hiện để tác phẩm được công nhận là xuất hiện quyền tác giả. Đặc biệt, đối với các dạng thức khó xác định như mùi hương, âm thanh v.v. Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam nên học tập cách thức Luật sở hữu trí tuệ tại các nước phát triển đã triển khai áp dụng bảo vệ quyền tác giả trong các lĩnh vực này.
1.2. Chủ sở hữu quyền tác giả
Trong vụ việc, công ty Phan Thị được công nhận là chủ sở hữu quyền tác giả nên có các quyền tài sản đối với tác phẩm này.
Chủ sở hữu quyền tác giả là người có quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm. Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2019) có quy định: “Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.” Theo quy định của Luật này, có nhiều loại chủ sở hữu quyền tác giả. Một vài ví dụ tiêu biểu như chủ sở hữu quyền tác giả có thể là chính tác giả[10], là đồng tác giả[11] trực tiếp sáng tạo tác phẩm hoặc tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm.[12] Ngoài ra, người thừa kế hoặc người được chuyển giao quyền đối với tác phẩm cũng được công nhận là chủ sở hữu quyền tác giả. Xét về mặt đóng góp vào tác phẩm, tác giả và đồng tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm còn chủ sở hữu quyền tác giả thì có thể không trực tiếp tham gia vào quá trình sáng tác (trừ trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả và đồng tác giả) mà chỉ hỗ trợ hoặc cung cấp phương tiện (tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật) để tác giả, đồng tác giả sáng tạo và phát triển tác phẩm.
Có thể thấy, cả tác giả, đồng tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả đều có những quyền đối với tác phẩm. Tuy nhiên, tác giả và đồng tác giả được sở hữu cả quyền nhân thân và quyền tài sản, đồng tác giả có các quyền tác giả tương ứng ( bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản) với phần công sức mà mình có đóng góp, còn chủ sở hữu quyền tác giả chỉ có thể sở hữu quyền tài sản đối với tác phẩm đó.
Cụ thể, công ty Phan Thị là chủ sở hữu quyền tác giả thuộc loại tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả để sáng tạo ra tác phẩm. Hợp đồng được ký kết giữa Lê Linh và công ty Phan Thị vào năm 2002 và văn bản đăng ký ở Cục Bản quyền tác giả để Lê Linh chuyển giao quyền tài sản cho công ty này đồng thời khẳng định công ty Phan Thị là chủ sở hữu quyền tác giả cho bộ truyện TĐĐV. Tuy nhiên, tác giả chỉ có thể chuyển giao quyền tài sản được quy định tại Điều 20 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 còn quyền nhân thân gắn với tác giả là quyền không thể chuyển giao được, thậm chí là khi tác giả đồng ý thì pháp luật vẫn không cho phép.[13]
2. Quyền tác giả và quyền của chủ sở hữu quyền tác giả
Như đã phân tích ở phần trên, tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả hoàn toàn có thể là hai chủ thể riêng biệt (trừ trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả). Ở vụ việc này, tác giả bộ truyện tranh “Thần đồng đất Việt” là ông Lê Linh và chủ sở hữu quyền tác giả là công ty Phan Thị. Bởi vì bản chất của từng chủ thể là khác nhau nên họ cũng sở hữu những quyền riêng biệt.
2.1. Quyền tác giả
Theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản[14], trong đó quyền nhân thân có hai loại là quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Cụ thể, quyền nhân thân không gắn với tài sản là quyền nhân thân gắn với chính tác giả, chỉ tác giả mới có và không thể chuyển giao cho người khác. Trong Luật Sở hữu trí tuệ, quyền nhân thân loại này bao gồm: quyền đặt tên cho tác phẩm[15]; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố hoặc sử dụng[16]; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả[17]. Ngược lại, quyền nhân thân gắn với tài sản có thể được tác giả chuyển giao cho người khác. Trong Luật Sở hữu trí tuệ 2005, đó là quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm[18].
Quay trở lại với vụ việc của ông Lê Linh và Phan Thị, trong quá trình xét xử, bên Phan Thị đã khẳng định ông Lê Linh từng đồng ý ký vào văn bản đăng ký ở Cục Bản quyền tác giả công nhận bà Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả (sau này bị HĐXX phủ nhận rằng văn bản không có nội dung công nhận ai là tác giả hay đồng tác giả). Tuy nhiên, thực tế bà Phan Thị Mỹ Hạnh không trực tiếp tham gia sáng tạo nên tác phẩm thì hoàn toàn không được công nhận là tác giả. Giả sử ông Lê Linh từng đồng ý thỏa thuận công nhận bà Phan Thị Mỹ Hạnh là đồng tác giả thì điều này vẫn không có hiệu lực pháp lý. Vì quyền được đứng tên cho tác phẩm là quyền nhân thân gắn với tác giả, không thể chuyển giao cho bất cứ ai.
2.2. Quyền của chủ sở hữu quyền tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là nhiều loại chủ thể khác nhau. Tuy nhiên, dựa vào vụ án này, Phan Thị thuộc loại chủ sở hữu là tổ chức giao kết hợp đồng, giao nhiệm vụ cho tác giả, nên ta chỉ xét về quyền của đối tượng chủ sở hữu quyền tác giả là cá nhân, tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả.
Khi giao kết hợp đồng, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền tài sản và một phần quyền nhân thân gắn với tài sản của tác giả. Cụ thể trong trường hợp này, chủ sở hữu có toàn bộ quyền tài sản bao gồm: quyền làm tác phẩm phái sinh[19]; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, phương tiện thông tin điện tử hoặc bất kì phương tiện nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính[20]. Đồng thời, chủ sở hữu cũng có thêm quyền nhân thân là quyền công bố tác phẩm.
Phan Thị được công nhận là chủ sở hữu quyền tác giả, do đó Phan Thị có quyền sao chép và làm tác phẩm phái sinh, tức tiếp tục phát hành các tập truyện tranh “Thần đồng đất Việt” từ tập 78 trở về trước và sử dụng nguyên mẫu 4 hình tượng Tí, Sửu, Dần, Mẹo để sáng tạo nội dung cho những tập tiếp theo. Tuy nhiên, vấn đề về quyền phái sinh 4 hình tượng này lại làm nảy ra nhiều tranh cãi mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự không thống nhất của các văn bản pháp luật. Câu hỏi được đặt ra là: “Liệu việc làm tác phẩm phái sinh trong trường hợp của Phan Thị có vi phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm?”[21]. Nếu áp dụng Điều 20(3), Nghị định 22/2018 NĐ-CP[22], việc Phan Thị làm tác phẩm phái sinh khi chưa có sự đồng ý của tác giả Lê Linh là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, Luật Sở hữu trí tuệ 2005 lại quy định quyền làm tác phẩm phái sinh là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả[23], chỉ khi việc làm tác phẩm phái sinh gây tổn hại đến danh dự và nhân phẩm của tác giả thì hành vi đó mới là trái pháp luật. Có thể thấy, hai quy định này là hoàn toàn khác nhau và có thể dẫn đến những hệ quả khác biệt. Và có chăng quy định của Nghị định 22/2018 NĐ-CP đã vô tình chuyển chủ thể của quyền làm tác phẩm phái sinh từ chủ sở hữu quyền tác giả sang tác giả, bởi suy cho cùng nó phụ thuộc vào ý chí của tác giả?
Trở lại với vụ việc “Thần đồng đất Việt”, tại phiên tòa sơ thẩm, HĐXX đã áp dụng Nghị định 22/2018 NĐ-CP để tuyên bố Phan Thị vượt quá thẩm quyền và xâm phạm đến quyền tác giả. Sau đó, bên Phan Thị kháng cáo, HĐXX tiếp tục chứng minh nếu áp dụng Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Phan Thị vẫn có hành vi xâm phạm đến quyền nhân thân của tác giả. Cụ thể, theo giấy chứng nhận bản quyền tác giả, hình thức thể hiện 4 nhân vật chỉ được diễn hoạt ở một vài khía cạnh trước sau, bên trái, bên phải. Đây được xem là hình thức thể hiện gốc của tác phẩm. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn[24], tức là một tác phẩm sáng tạo dựa trên một nguyên bản của tác phẩm gốc. Tác phẩm phái sinh chỉ được công nhận khi không phương hại đến quyền nhân thân của tác giả. Tuy nhiên, theo các bằng chứng tại tòa, Phan Thị đã có các hành vi sửa chữa và cắt xén các hình tượng nhân vật này, tạo nên những đặc điểm khác với hình thức thể hiện gốc mà Lê Linh đã đăng ký. Các nét vẽ của Phan Thị lại được thể hiện khác với hình tượng gốc, làm linh hồn của từng nhân vật bị thay đổi. Cụ thể, theo luật sư Trương Thị Thu Hồng, luật sư biện hộ bên nguyên đơn: “Cụ thể tôi đưa ra ví dụ về nét vẽ nhân vật “Trạng Tí” ngẫu nhiên trong tập truyện số 190 mà Công ty Phan Thị thuê họa sĩ khác vẽ (hình bên trái) và tập số 69 do thân chủ tôi vẽ (hình bên phải) như sau: chỉ cần so sánh nét mặt của nhân vật “Trạng Tí” có thể thấy: nếp nhăn nơi ấn đường (giữa hai chân mày) khác hoặc không có; đuôi mắt không có nếp nhăn, mí mắt dưới không có nếp nhăn để thể hiện biểu cảm qua cơ mặt.[25] Không diễn tả được tốt cảm xúc khi vui, giận, ngạc nhiên của nhân vật”. Và chính cách thể hiện khác biệt này làm thay đổi ý tưởng tác giả truyền đạt vào hình tượng từ lúc đầu, làm giảm đi uy tín và danh dự của tác giả đồng thời có thể gây sự nhầm lẫn với độc giả, tức phương hại đến quyền nhân thân của tác giả.
Như vậy, ranh giới của việc làm tác phẩm phái sinh và tác phẩm gây phương hại đến quyền nhân thân của tác giả vẫn còn khá nhập nhằng dựa trên các quy định của pháp luật. Có lẽ căn cứ duy nhất chúng ta có thể phân biệt một tác phẩm phái sinh với một tác phẩm vi phạm quyền nhân thân của tác giả chính là tác phẩm ấy có phương hại đến danh dự và nhân phẩm của tác giả hay không. Chính vụ việc “Thần đồng đất Việt” cũng mở ra nhiều vấn đề pháp lý cần phải được bổ sung và hoàn thiện trong hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ ở nước ta.
3. Kết luận
Tác giả, đồng tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là những chủ thể tác động trực tiếp và có các quyền đối với tác phẩm. Tuy nhiên, mỗi loại chủ thể có những đặc điểm và yếu tố khác nhau để được công nhận bởi pháp luật. Bên cạnh đó, việc xác định phương thức thể hiện tác phẩm và thời điểm phát sinh quyền tác giả được quy định trong pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chưa bao quát được hết được những trường hợp phát sinh trên thực tế và còn nhiều sự khác biệt so với pháp luật trên thế giới.
Từ việc công nhận các chủ thể như trên, quyền tác giả và quyền của chủ sở hữu quyền tác giả (trường hợp là cá nhân, tổ chức giao nhiệm vụ hoặc giao kết hợp đồng với tác giả) luôn tồn tại những ranh giới phân biệt nhất định. Một khi hợp đồng được ký kết, chủ sở hữu quyền tác giả sẽ nhận được quyền tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản như tác giả. Tuy nhiên, và chủ sở hữu quyền tác giả sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi xâm phạm tới quyền nhân thân hay danh dự, uy tín, nhân phẩm của tác giả. Do đó, khi thực hiện giao kết hợp đồng, tác giả và cả chủ sở hữu quyền tác giả cần nhận thức rõ phạm vi quyền của mình nhằm tránh các hành vi vượt quá giới hạn quyền hay bị xâm phạm quyền lợi từ bên còn lại.

[ 1 ] Vũ Hà, ‘ Sau 12 năm tranh chấp, ở đầu cuối vụ kiện quyền tác giả ‘ Thần đồng đất Việt ’ sắp được đưa ra tòa xét xử ’ Báo mới ( 23/12/2019 ) < https://baomoi.com/sau-12-nam-tranh-chap-cuoi-cung-vu-kien-quyen-tac-gia-than-dong-dat-viet-sap-duoc-dua-ra-toa-xet-xu/c/29101476.ep > ; truy vấn ngày 11/12/2019

[2] “Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.”
(Luật Sở hữu trí tuệ Điều 36)

[ 3 ] “ Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn từ này sang ngôn từ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn ” ( Luật Sở hữu trí tuệ pháp luật Điều 3 ( 1 ) )
[ 4 ] Nghị định số 22/2018 / NĐ-CP về “ Quy định chi tiết cụ thể về một số ít điều và giải pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và luật sửa đổi bổ trợ 1 số ít điều về Luật Sở hữu trí tuệ 2009 về quyền tác giả, quyền tương quan ” .
[ 5 ] “ Tác giả là người trực tiếp phát minh sáng tạo ra một phần hoặc hàng loạt tác phẩm văn học, thẩm mỹ và nghệ thuật và khoa học. ” – Nghị định 22/2018 / NĐ-CP Điều 6 ( 1 )
[ 6 ] Luật Sở hữu trí tuệ Điều 6 ( 1 )
[ 7 ] “ Tác giả là người trực tiếp phát minh sáng tạo ra một phần hoặc hàng loạt tác phẩm văn học, thẩm mỹ và nghệ thuật và khoa học. ” – Nghị định 22/2018 / NĐ-CP Điều 6 ( 2 )
[ 8 ] Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ ( tái bản có bổ trợ ) 58
[ 9 ] Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ ( tái bản có bổ trợ ) 94
[ 10 ] Luật Sở hữu trí tuệ Điều 37
[ 11 ] Luật Sở hữu trí tuệ Điều 38
[ 12 ] Luật Sở hữu trí tuệ Điều 39
[ 13 ] Trường Đại học Luật TP TP HCM, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ ( tái bản có bổ trợ ) 75

[14] Luật Sở hữu trí tuệ Điều 18

[ 15 ] Luật Sở hữu trí tuệ Điều 19 ( 1 )
[ 16 ] Luật Sở hữu trí tuệ Điều 19 ( 2 )
[ 17 ] Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Điều 19 ( 4 )
[ 18 ] Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Điều 19
[ 19 ] “ Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn từ này sang ngôn từ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn ” – Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Điều 8 ( 4 )
[ 20 ] Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Điều 20
[ 21 ] “ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa thay thế, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kể hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. ” – Luật Sở hữu trí tuệ Điều 19 ( 4 )
[ 22 ] “ Quyền bảo vệ sự vẹn của tác phẩm, không cho người khác thay thế sửa chữa, cắt xén tác phẩm lao lý tại Điều 19 ( 4 ), Luật Sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa thay thế, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa thay thế, tăng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thỏa thuận hợp tác của tác giả ”. – Nghị định 22/2018 NĐ-CP Điều 20 ( 3 )
[ 23 ] Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Điều 39
[ 24 ] Luật Sở hữu trí tuệ 2005 Điều 4 ( 8 )
[ 25 ] Lê Công Sơn, ‘ Gay cấn phiên tòa xét xử phúc thẩm Thần đồng Đất Việt ’ Thanh niên ( 04/09/2019 ) < https://thanhnien.vn/van-hoa/gay-can-phien-toa-phuc-tham-vu-kien-quyen-tac-gia-than-dong-dat-viet-1116708.html > ; truy vấn ngày 27/10/2019

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009
2. Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan
3. Hải Duyên, ‘Tranh cãi gay gắt bản quyền Thần Đồng Đất Việt’ VNExpress (16/07/2019) ;
4. Hoài Thanh, ‘Họa sĩ Lê Linh thắng kiện, đòi được tác quyền Thần đồng đất Việt’ Zing.vn (18/02/2019) ;
5. Lê Công Sơn, ‘Bài học tác quyền từ vụ kiện Thần Đồng Đất Việt’ Thanh niên (04/09/2019) ;
6. Nguyễn Hữu Liêm, “Con đường lao khổ: Từ Luật tác quyền trong công ước Berne đến quan hệ pháp lý giữa Việt Nam và Hoa Kỳ” Thông tin
Pháp luật Dân sự (15/12/2008) ;
7. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Luật sở hữu trí tuệ, Nxb. Hồng Đức năm 2017

Advertisement

Source: https://vh2.com.vn
Category : Đánh Giá