Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phát triển sinh kế bền vững ở một số địa phương miền Trung

Đăng ngày 20 September, 2022 bởi admin

Giải pháp quản lý bảo vệ rừng và phát triển sinh kế bền vững ở một số địa phương miền Trung

15/09/2015

     Sông Kôn là xã miền núi huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam có diện tích 79,26 km², với 524 hộ, 2.422 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Cơ Tu bản địa. Trong khi đó, Hương Giang là xã thuần nông thuộc huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có diện tích 7,75 km² với trên 6.000 nhân khẩu. Cả 2 xã đều sống dựa vào rừng, đặc biệt là xã Sông Kôn, tỷ lệ người dân sống phụ thuộc vào hoạt động khai thác gỗ hoặc buôn bán gia công sản phẩm gỗ khá lớn, chủ yếu là cưa thuê, bốc vác và vận chuyển gỗ, thậm chí là làm nhiệm vụ cảnh giới các lực lượng bảo vệ rừng cho các chủ khai thác gỗ không rõ nguồn gốc. Nguyên nhân là do khu vực này còn thiếu các giải pháp sinh kế bền vững nên người dân chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa có nhận thức đầy đủ về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

     Tác động của việc khai thác gỗ trái phép lên sinh kế người dân địa phương

     Khai thác gỗ trái phép làm giảm độ che phủ rừng, ảnh hưởng đến lớp thảm thực vật, giảm khả năng giữ nước, điều hòa nguồn nước và khí hậu, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, mật độ các đợt lũ lụt, sạt lở đất… Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng đến cuộc sống xã hội của khu vực và cộng đồng như làm hỏng đường giao thông, mất an ninh trật tự thôn xóm, đặc biệt, người dân mất đi nguồn tài nguyên được hưởng từ hoạt động quản lý, bảo vệ rừng.

     Nguyên nhân dẫn đến việc khai thác, chế biến, tiêu thụ gỗ trái phép

     Về quản lý nhà nước: Rừng tự nhiên tại một số địa phương đã được giao cho cộng đồng và hộ gia đình quản lý, nhưng hiệu quả quản lý chưa cao (do chính sách hưởng lợi chưa cụ thể và chưa đầy đủ). Bên cạnh đó, các chủ rừng chưa chú trọng đúng mức vai trò, trách nhiệm để có biện pháp cụ thể trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng tại địa phương. Đồng thời, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và các lực lượng (Công an, Quân đội, Kiểm lâm) trong công tác bảo vệ rừng chưa chặt chẽ. Công tác xác minh nguồn gốc lâm sản và xử lý vi phạm chưa triệt để. Ngoài ra, việc tích nước tại các lòng hồ thủy điện cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển công cụ, phương tiện, lương thực vào rừng để khai thác gỗ trái phép.

     Hạn chế trong công tác tuyên truyền: Hoạt động tuyên truyền, vận động và phổ biến thông tin pháp luật chưa được chú trọng đúng mức và không có sự lồng ghép với các dự án, chương trình lễ hội hay hoạt động của các ban, ngành liên quan.

     Công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng chưa hiệu quả: Chưa có quy ước quản lý, bảo vệ rừng và mức chi trả tiền công cho người dân bảo vệ rừng quá thấp (100.000đ/ha/năm) nên chưa thu hút được sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ rừng.

 

Khai thác gỗ trái phép có ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của người dân cả trước mắt và lâu dài

 

     Một số hạn chế trong công tác thực thi pháp luật: Các đơn vị quản lý còn thụ động trong việc nắm bắt, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật, nhất là việc quản lý các đối tượng thường xuyên vi phạm; Năng lực, kinh nghiệm của các ngành chức năng quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế; Công tác xử lý đối với các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng thiếu kiên quyết, chưa triệt để; Công tác giám sát, kiểm tra và đốc thúc sau khi có quyết định xử phạt thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật, tỷ lệ nộp phạt còn thấp. Bên cạnh đó, việc điều tra xác minh, truy tìm đối tượng vi phạm chưa thực hiện triệt để, do đó hiệu lực thi hành pháp luật cũng như hiệu quả pháp chế chưa cao. Hơn nữa, phạm vi quản lý của kiểm lâm quá rộng, địa hình đồi núi, sông suối chia cắt phức tạp, khó khăn trong việc kiểm tra thường xuyên để phát hiện vi phạm và xử lý.

     Các giải pháp quản lý rừng và phát triển sinh kế bền vững

     Cải thiện hệ thống quản lý khai thác gỗ gắn liền với FLEGT (Kế hoạch hành động “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản”)

     Cụ thể hóa các quy định pháp luật phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội và văn hóa của người dân địa phương để họ hiểu rõ chính sách phát triển lâm nghiệp, tôn trọng tập tục của người dân địa phương; Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp, bao gồm cả lợi ích từ sản phẩm gỗ; Quy định cụ thể về đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ điều tra, thiết kế và cấp phép khai thác cho người dân địa phương; Vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong hoạt động quản lý bảo vệ. Bên cạnh đó, hỗ trợ, tư vấn về hoạt động quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động sau giao rừng (làm giàu, phục hồi, tuần tra, khai thác…); Điều tra hiện trạng rừng cộng đồng, xác định tăng trưởng và trữ lượng có thể khai thác được hàng năm. Đồng thời, xây dựng các kênh truyền thông qua các hoạt động văn hóa cộng đồng để người dân hiểu và tuân thủ đúng quy định của Luật Lâm nghiệp; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng phân theo địa phương và các chủ rừng, kế hoạch giám sát, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo từng năm; Cấp quyền sử dụng đất hợp pháp cho người dân đối với những hộ có rừng, nương rẫy đã khai hoang từ lâu để hợp thức hóa thủ tục về đất đai, tránh tình trạng tranh chấp giữa các hộ.

     Phát triển các mô hình sinh kế dựa vào tài nguyên rừng

     Quy hoạch diện tích khu vực rừng quản lý, bảo vệ hoặc rừng gần dân cư quản lý kém hiệu quả, ổn định sinh kế cho người dân; Hỗ trợ cho vay vốn lãi suất thấp trong thời gian dài để xây dựng mô hình trồng rừng, chăn nuôi bò và trồng các loài cây ăn quả, cây công nghiệp đặc sản, đặc trưng của vùng; Nghiên cứu những loài cây, con có giá trị kinh tế có thể kết hợp canh tác dưới tán rừng hoặc những loại cây ngắn ngày trồng xen trong giai đoạn vườn rừng chưa khép tán như các loại cây dược liệu… Ngoài ra, đào tạo và phát triển thêm một số nghề, đặt biệt là các nghề sử dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như mây, tre, đan lát, các nghề truyền thống kết hợp du lịch sinh thái như dệt thổ cẩm; Nhân rộng mô hình nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng; Xem xét tăng phí để tăng thêm mức thu nhập cho người dân quản lý, bảo vệ rừng; Đầu tư, quy hoạch và xây dựng hệ thống đường giao thông để thuận lợi cho việc vận chuyển lâm sản sau khai thác từ rừng trồng, giảm chi phí cho vận chuyển.

     Quản lý bảo vệ rừng

     Công tác quản lý, bảo vệ rừng chỉ đạt hiệu quả khi có sự phối hợp tốt giữa chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương. Vì thế, chính quyền địa phương phải xem đây là nhiệm vụ của mình, phải tham gia giải quyết các vấn đề đất đai, sinh kế, an sinh xã hội, đồng thời có biện pháp răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi vi phạm. Trong đó cần: Tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý và khai thác tài nguyên bền vững; Đào tạo và phát triển thêm một số nghề để người dân có thể chuyển đổi nghề khai thác rừng sang một số ngành nghề khác; Có chính sách bảo vệ, giữ bí mật, khen thưởng thích đáng đối với những cá nhân mạnh dạn tố cáo các trường hợp vi phạm Lâm luật; Thực hiện đồng bộ chính sách cấm khai thác và xử lý nghiêm các hành vi khai thác gỗ trái phép; Cắm mốc 3 loại rừng để người dân cũng như các chủ rừng nắm rõ ranh giới quản lý của mình.

     Bên cạnh đó, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trang bị các tư trang, thiết bị cần thiết cho lực lượng bảo vệ rừng; Tuyên truyền việc hạn chế sử dụng gỗ rừng tự nhiên, khuyến khích sử dụng sản phẩm gỗ rừng trồng và các sản phẩm khác ngoài gỗ.

 

Trần Nam Thắng

Khoa Lâm Nghiệp, ĐH Nông Lâm Huế

Trương Sỹ Hoài Nhân, Đoàn Quốc Tuấn

Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 3/2015

 

Sông Kôn là xã miền núi huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam có diện tích 79,26 km², với 524 hộ, 2.422 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào Cơ Tu bản địa. Trong khi đó, Hương Giang là xã thuần nông thuộc huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế, có diện tích 7,75 km² với trên 6.000 nhân khẩu. Cả 2 xã đều sống dựa vào rừng, đặc biệt là xã Sông Kôn, tỷ lệ người dân sống phụ thuộc vào hoạt động khai thác gỗ hoặc buôn bán gia công sản phẩm gỗ khá lớn, chủ yếu là cưa thuê, bốc vác và vận chuyển gỗ, thậm chí là làm nhiệm vụ cảnh giới các lực lượng bảo vệ rừng cho các chủ khai thác gỗ không rõ nguồn gốc. Nguyên nhân là do khu vực này còn thiếu các giải pháp sinh kế bền vững nên người dân chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa có nhận thức đầy đủ về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Tác động của việc khai thác gỗ trái phép lên sinh kế người dân địa phương Khai thác gỗ trái phép làm giảm độ che phủ rừng, ảnh hưởng đến lớp thảm thực vật, giảm khả năng giữ nước, điều hòa nguồn nước và khí hậu, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, mật độ các đợt lũ lụt, sạt lở đất… Bên cạnh đó, còn ảnh hưởng đến cuộc sống xã hội của khu vực và cộng đồng như làm hỏng đường giao thông, mất an ninh trật tự thôn xóm, đặc biệt, người dân mất đi nguồn tài nguyên được hưởng từ hoạt động quản lý, bảo vệ rừng. Nguyên nhân dẫn đến việc khai thác, chế biến, tiêu thụ gỗ trái phép Về quản lý nhà nước: Rừng tự nhiên tại một số địa phương đã được giao cho cộng đồng và hộ gia đình quản lý, nhưng hiệu quả quản lý chưa cao (do chính sách hưởng lợi chưa cụ thể và chưa đầy đủ). Bên cạnh đó, các chủ rừng chưa chú trọng đúng mức vai trò, trách nhiệm để có biện pháp cụ thể trong hoạt động quản lý bảo vệ rừng tại địa phương. Đồng thời, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý chuyên ngành và các lực lượng (Công an, Quân đội, Kiểm lâm) trong công tác bảo vệ rừng chưa chặt chẽ. Công tác xác minh nguồn gốc lâm sản và xử lý vi phạm chưa triệt để. Ngoài ra, việc tích nước tại các lòng hồ thủy điện cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển công cụ, phương tiện, lương thực vào rừng để khai thác gỗ trái phép. Hạn chế trong công tác tuyên truyền: Hoạt động tuyên truyền, vận động và phổ biến thông tin pháp luật chưa được chú trọng đúng mức và không có sự lồng ghép với các dự án, chương trình lễ hội hay hoạt động của các ban, ngành liên quan. Công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng chưa hiệu quả: Chưa có quy ước quản lý, bảo vệ rừng và mức chi trả tiền công cho người dân bảo vệ rừng quá thấp (100.000đ/ha/năm) nên chưa thu hút được sự tham gia của người dân vào công tác bảo vệ rừng. Khai thác gỗ trái phép có ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của người dân cả trước mắt và lâu dài Một số hạn chế trong công tác thực thi pháp luật: Các đơn vị quản lý còn thụ động trong việc nắm bắt, ngăn chặn và xử lý các vụ việc vi phạm pháp luật, nhất là việc quản lý các đối tượng thường xuyên vi phạm; Năng lực, kinh nghiệm của các ngành chức năng quản lý, bảo vệ rừng còn hạn chế; Công tác xử lý đối với các hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng thiếu kiên quyết, chưa triệt để; Công tác giám sát, kiểm tra và đốc thúc sau khi có quyết định xử phạt thực hiện không đầy đủ các quy định của pháp luật, tỷ lệ nộp phạt còn thấp. Bên cạnh đó, việc điều tra xác minh, truy tìm đối tượng vi phạm chưa thực hiện triệt để, do đó hiệu lực thi hành pháp luật cũng như hiệu quả pháp chế chưa cao. Hơn nữa, phạm vi quản lý của kiểm lâm quá rộng, địa hình đồi núi, sông suối chia cắt phức tạp, khó khăn trong việc kiểm tra thường xuyên để phát hiện vi phạm và xử lý. Các giải pháp quản lý rừng và phát triển sinh kế bền vững Cải thiện hệ thống quản lý khai thác gỗ gắn liền với FLEGT (Kế hoạch hành động “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và thương mại lâm sản”) Cụ thể hóa các quy định pháp luật phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội và văn hóa của người dân địa phương để họ hiểu rõ chính sách phát triển lâm nghiệp, tôn trọng tập tục của người dân địa phương; Xây dựng cơ chế chia sẻ lợi ích phù hợp, bao gồm cả lợi ích từ sản phẩm gỗ; Quy định cụ thể về đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ điều tra, thiết kế và cấp phép khai thác cho người dân địa phương; Vai trò, trách nhiệm của chủ rừng trong hoạt động quản lý bảo vệ. Bên cạnh đó, hỗ trợ, tư vấn về hoạt động quản lý bảo vệ rừng, các hoạt động sau giao rừng (làm giàu, phục hồi, tuần tra, khai thác…); Điều tra hiện trạng rừng cộng đồng, xác định tăng trưởng và trữ lượng có thể khai thác được hàng năm. Đồng thời, xây dựng các kênh truyền thông qua các hoạt động văn hóa cộng đồng để người dân hiểu và tuân thủ đúng quy định của Luật Lâm nghiệp; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng phân theo địa phương và các chủ rừng, kế hoạch giám sát, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo từng năm; Cấp quyền sử dụng đất hợp pháp cho người dân đối với những hộ có rừng, nương rẫy đã khai hoang từ lâu để hợp thức hóa thủ tục về đất đai, tránh tình trạng tranh chấp giữa các hộ. Phát triển các mô hình sinh kế dựa vào tài nguyên rừng Quy hoạch diện tích khu vực rừng quản lý, bảo vệ hoặc rừng gần dân cư quản lý kém hiệu quả, ổn định sinh kế cho người dân; Hỗ trợ cho vay vốn lãi suất thấp trong thời gian dài để xây dựng mô hình trồng rừng, chăn nuôi bò và trồng các loài cây ăn quả, cây công nghiệp đặc sản, đặc trưng của vùng; Nghiên cứu những loài cây, con có giá trị kinh tế có thể kết hợp canh tác dưới tán rừng hoặc những loại cây ngắn ngày trồng xen trong giai đoạn vườn rừng chưa khép tán như các loại cây dược liệu… Ngoài ra, đào tạo và phát triển thêm một số nghề, đặt biệt là các nghề sử dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như mây, tre, đan lát, các nghề truyền thống kết hợp du lịch sinh thái như dệt thổ cẩm; Nhân rộng mô hình nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng; Xem xét tăng phí để tăng thêm mức thu nhập cho người dân quản lý, bảo vệ rừng; Đầu tư, quy hoạch và xây dựng hệ thống đường giao thông để thuận lợi cho việc vận chuyển lâm sản sau khai thác từ rừng trồng, giảm chi phí cho vận chuyển. Quản lý bảo vệ rừng Công tác quản lý, bảo vệ rừng chỉ đạt hiệu quả khi có sự phối hợp tốt giữa chủ rừng, lực lượng Kiểm lâm và chính quyền địa phương. Vì thế, chính quyền địa phương phải xem đây là nhiệm vụ của mình, phải tham gia giải quyết các vấn đề đất đai, sinh kế, an sinh xã hội, đồng thời có biện pháp răn đe, giáo dục, phòng ngừa hành vi vi phạm. Trong đó cần: Tập huấn, nâng cao nhận thức cộng đồng trong quản lý và khai thác tài nguyên bền vững; Đào tạo và phát triển thêm một số nghề để người dân có thể chuyển đổi nghề khai thác rừng sang một số ngành nghề khác; Có chính sách bảo vệ, giữ bí mật, khen thưởng thích đáng đối với những cá nhân mạnh dạn tố cáo các trường hợp vi phạm Lâm luật; Thực hiện đồng bộ chính sách cấm khai thác và xử lý nghiêm các hành vi khai thác gỗ trái phép; Cắm mốc 3 loại rừng để người dân cũng như các chủ rừng nắm rõ ranh giới quản lý của mình. Bên cạnh đó, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trang bị các tư trang, thiết bị cần thiết cho lực lượng bảo vệ rừng; Tuyên truyền việc hạn chế sử dụng gỗ rừng tự nhiên, khuyến khích sử dụng sản phẩm gỗ rừng trồng và các sản phẩm khác ngoài gỗ. Trần Nam Thắng Khoa Lâm Nghiệp, ĐH Nông Lâm Huế Trương Sỹ Hoài Nhân, Đoàn Quốc Tuấn Nguồn: Tạp chí Môi trường, số 3/2015

Source: https://vh2.com.vn
Category : Startup