Bài giảng Tâm lý học đại cương - Chương 1: Những vấn đề chung của tâm lý học pdf 11 2 MB 1 63 4.6 ( 18 lượt) Bạn đang...
Bài tập Vật lý đại cương A1 PDF
Bạn đang đọc: Bài tập Vật lý đại cương A1 PDF
- HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ===== ===== SÁCH HƯỚNG DẪN HỌC TẬP VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG (A1) (Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) Lưu hành nội bộ HÀ NỘI – 2005
- Giới thiệu môn học GIỚI THIỆU MÔN HỌC 1. GIỚI THIỆU CHUNG: Môn Vật lý học là môn khoa học tự nhiên nghiên cứu các dạng vận động
tổng quát nhất của thế giới vật chất để nắm được các qui luật, định luật và bản
chất của các sự vận động vật chất trong thế giới tự nhiên. Con người hiểu biết
những điều này để tìm cách chinh phục thế giới tự nhiên và bắt nó phục vụ
con người. Vật lý học nghiên cứu các dạng vận động sau: Vận động cơ: là sự chuyển động và tương tác của các vật vĩ mô trong không gian và thời gian. Vận động nhiệt: là sự chuyển động và tương tác giữa các phân tử nguyên tử. Vận động điện từ: là sự chuyển động và tương tác của các hạt mang điện và photon. Vận động nguyên tử: là sự tương tác xảy ra trong nguyên tử, giữa hạt nhân với các electron và giữa các electron với nhau. Vận động hạt nhân: là sự tương tác giữa các hạt bên trong hạt nhân, giữa các nuclêon với nhau. Trong phần Vật lý đại cương A1 của chương trình này sẽ xét các dạng vận
động cơ, nhiệt và điện từ. Do mục đích nghiên cứu các tính chất tổng quát nhất của thế giới vật chất,
những quy luật tổng quát về cấu tạo và vận động của vật chất, đứng về một khía
cạnh nào đó có thể coi Vật lý là cơ sở của nhiều môn khoa học tự nhiên khác
như hoá học, sinh học, cơ học lý thuyết, sức bền vật liệu, điện kỹ thuật, kỹ thuật
điện tử -viễn thông, kỹ thuật nhiệt….. Vật lý học cũng có quan hệ mật thiết với triết học. Thực tế đã và đang
chứng tỏ rằng những phát minh mới, khái niệm, giả thuyết và định luật mới của
vật lý làm phong phú và chính xác thêm các quan điểm của triết học đồng thời 2 - Giới thiệu môn học làm phong phú hơn và chính xác hơn tri thức của con người đối với thế giới tự
nhiên vô cùng vô tận. Vật lý học có tác dụng hết sức to lớn trong cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật hiện nay. Nhờ những thành tựu của Vật lý học, khoa học kỹ thuật đã tiến
những bước dài trong trong nhiều lĩnh vực như: Khai thác và sử dụng các nguồn năng lượng mới: năng lượng hạt nhân, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nước… Nghiên cứu và chế tạo các loại vật liệu mới: vật liệu siêu dẫn nhiệt độ cao, vật liệu vô định hình, vật liệu nanô, các chất bán dẫn mới và các mạch tổ hợp siêu nhỏ siêu tốc độ …. Tạo cơ sở cho cuộc cách mạng về công nghệ thông tin và sự thâm nhập của nó vào các ngành khoa học kỹ thuật và đời sống…. 2. MỤC ĐÍCH MÔN HỌC: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về Vật lý ở trình độ đại học, Tạo cơ sở để học tốt và nghiên cứu các ngành kỹ thuật cơ sở và chuyên ngành, Góp phần rèn luyện phương pháp suy luận khoa học, tư duy logich, phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, Góp phần xây dựng thế giới quan khoa học và tác phong khoa học cần thiết cho người kỹ sư tương lai. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔN HỌC: Để học tốt môn học này, sinh viên cần lưu ý những vấn đề sau : 1- Thu thập đầy đủ các tài liệu : ◊ Bài giảng Vật lý đại cương. Võ Đinh Châu, Vũ Văn Nhơn, Bùi Xuân Hải, Học viện Công nghệ BCVT, 2005. ◊ Bài tập Vật lý đại cương. Võ Đinh Châu, Vũ Văn Nhơn, Bùi Xuân Hải, Học viện Công nghệ BCVT, 2005. Nếu có điều kiện, sinh viên nên tham khảo thêm: 3 - Giới thiệu môn học ◊ Đĩa CD- ROM bài giảng điện tử Vật lý Đại cương do Học viện Công nghệ BCVT ấn hành. ◊ Vật lý đại cương; Bài tập Vật lý đại cương (tập I, II). Lương Duyên Bình, Dư Trí Công, Bùi Ngọc Hồ. Nhà Xuất bản Giáo dục, 2003. 2- Đặt ra mục tiêu, thời hạn cho bản thân: Đặt ra mục các mục tiêu tạm thời và thời hạn cho bản thân, và cố gắng thực hiện chúng Cùng với lịch học, lịch hướng dẫn của Học viện của môn học cũng như các
môn học khác, sinh viên nên tự đặt ra cho mình một kế hoạch học tập cho riêng
mình. Lịch học này mô tả về các tuần học (tự học) trong một kỳ học và đánh
dấu số lượng công việc cần làm. Đánh dấu các ngày khi sinh viên phải thi sát
hạch, nộp các bài luận, bài kiểm tra, liên hệ với giảng viên. Xây dựng các mục tiêu trong chương trình nghiên cứu Biết rõ thời gian nghiên cứu khi mới bắt đầu nghiên cứu và thử thực hiện,
cố định những thời gian đó hàng tuần. Suy nghĩ về thời lượng thời gian nghiên
cứu để “Tiết kiệm thời gian”. “Nếu bạn mất quá nhiều thì giờ nghiên cứu”, bạn
nên xem lại kế hoạch thời gian của mình. 3- Nghiên cứu và nắm những kiến thức đề cốt lõi: Sinh viên nên đọc qua sách hướng dẫn học tập trước khi nghiên cứu bài
giảng môn học và các tài liệu tham khảo khác. Nên nhớ rằng việc học thông qua
đọc tài liệu là một việc đơn giản nhất so với việc truy cập mạng Internet hay sử
dụng các hình thức học tập khác. Hãy sử dụng thói quen sử dụng bút đánh dấu dòng (highline maker) để
đánh dấu các đề mục và những nội dung, công thức quan trọng trong tài liệu. 4- Tham gia đầy đủ các buổi hướng dẫn học tập: Thông qua các buổi hướng dẫn học tập này, giảng viên sẽ giúp sinh viên
nắm được những nội dung tổng thể của môn học và giải đáp thắc mắc; đồng
thời sinh viên cũng có thể trao đổi, thảo luận của những sinh viên khác cùng
lớp. Thời gian bố trí cho các buổi hướng dẫn không nhiều, do đó đừng bỏ qua
những buổi hướng dẫn đã được lên kế hoạch. 5- Chủ động liên hệ với bạn học và giảng viên: 4 - Giới thiệu môn học Cách đơn giản nhất là tham dự các diễn đàn học tập trên mạng Internet. Hệ
thống quản lý học tập (LMS) cung cấp môi trường học tập trong suốt 24
giờ/ngày và 7 ngày/tuần. Nếu không có điều kiện truy nhập Internet, sinh viên
cần chủ động sử dụng hãy sử dụng dịch vụ bưu chính và các phương thức
truyền thông khác (điện thoại, fax,…) để trao đổi thông tin học tập. 6- Tự ghi chép lại những ý chính: Nếu chỉ đọc không thì rất khó cho việc ghi nhớ. Việc ghi chép lại chính là
một hoạt động tái hiện kiến thức, kinh nghiệm cho thấy nó giúp ích rất nhiều
cho việc hình thành thói quen tự học và tư duy nghiên cứu. 7 -Trả lời các câu hỏi ôn tập sau mỗi chương, bài. Cuối mỗi chương, sinh viên cần tự trả lời tất cả các câu hỏi. Hãy cố gắng
vạch ra những ý trả lời chính, từng bước phát triển thành câu trả lời hoàn thiện. Đối với các bài tập, sinh viên nên tự giải trước khi tham khảo hướng dẫn,
đáp án. Đừng ngại ngần trong việc liên hệ với các bạn học và giảng viên để
nhận được sự trợ giúp. Nên nhớ thói quen đọc và ghi chép là chìa khoá cho sự thành công của
việc tự học! 5 - Chương 1 – Động học chất điểm CHƯƠNG 1 – ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM 1.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Sau khi nghiên cứu chương 1, yêu cầu sinh viên: 1. Nắm được các khái niệm và đặc trưng cơ bản như chuyển động, hệ quy
chiếu, vận tốc, gia tốc trong chuyển động thẳng và chuyển động cong. 2. Nắm được các khái niệm phương trình chuyển động, phương trình quỹ
đạo của chất điểm. Phân biệt được các dạng chuyển động và vận dụng được các
công thức cho từng dạng chuyển động.
1.2. TÓM TẮT NỘI DUNG 1. Vị trí của một chất điểm chuyển động được xác định bởi tọa độ của nó
trong một hệ tọa độ, thường là hệ tọa độ Descartes Oxyz, có các trục Ox, Oy,
Oz vuông góc nhau, gốc O trùng với hệ qui chiếu. Khi chất điểm chuyển động,
vị trí của nó thay đổi theo thời gian. Nghĩa là vị trí của chất điểm là một hàm
của thời gian: r = r (t ) hay x=x(t), y=y(t), z=z(t). Vị trí của chất điểm còn được xác định bởi hoành độ cong s, nó cũng là
một hàm của thời gian s=s(t). Các hàm nói trên là các phương trình chuyển
động của chất điểm. Phương trình liên hệ giữa các tọa độ không gian của chất điểm là phương trình quỹ đạo của nó. Khử thời gian t trong các phương trình chuyển động, ta sẽ thu được phương trình quỹ đạo. dr ds 2. Vectơ vận tốc v = = đặc trưng cho độ nhanh chậm, phương chiều dt dt
của chuyển động, có chiều trùng với chiều chuyển động, có độ lớn bằng: dr ds v=v = = dt dt dv 3.Vectơ gia tốc a= đặc trưng cho sự biến đổi của véctơ vận tốc theo dt
thời gian. Nó gồm hai thành phần: gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến. Gia tốc tiếp tuyến a t đặc trưng cho sự thay đổi về độ lớn của vectơ vận tốc,
có độ lớn: dv at = dt 7 - Chương 1 – Động học chất điểm có phương tiếp tuyến với quỹ đạo, có chiều cùng chiều với véctơ vận tốc v
nếu chuyển động nhanh dần, ngược chiều với v nếu chuyển động chậm dần. Gia tốc pháp tuyến a n (vuông góc với a t ) đặc trưng cho sự biến đổi về
phương của vectơ vận tốc, có độ lớn an = v, 2 R có phương vuông góc với quỹ đạo (vuông góc với a t ), luôn hướng về tâm
của quỹ đạo. Như vậy gia tốc tổng hợp bằng: a = an + at Nếu xét trong hệ tọa độ Descartes thì: a = a x i + ay j + azk dv y trong đó, ax= dv x d 2 x =, ay= = d 2y, az= dv z = d 2z. dt dt 2 dt dt 2 dt dt 2 4. Trường hợp riêng khi R = ∞ quĩ đạo chuyển động là thẳng. Trong ,
chuyển động thẳng, an = 0, a = at. Nếu at= const, chuyển động thẳng biến đổi đều. Nếu t0= 0, ta có các biểu thức: ds v= = v o + at dt at 2 Δs = v 0 t + 2 2 a .Δs = v 2 – v 0 2 at 2 Nếu s0 = 0 thì Δs= s = vo t +, và 2 a .s = v 2 – v 0 2 2 Nếu a>0, chuyển động nhanh dần đều. Nếu a0 nhanh dần đều, β - Chương 1 – Động học chất điểm 1 2 ϕ = ϕ0 + ω0t + βt, ω = ω 0 + βt, ω 2 – ω 0 = 2 2βΔϕ 2 Nếu ϕo = 0, các công thức này trở thành: 1 2 ϕ = ω0t + βt, ω = ω 0 + βt, ω 2 – ω 0 = 2 2βϕ 2 1.3. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Hệ qui chiếu là gì? Tại sao có thể nói chuyển động hay đứng yên có tính
chất tương đối. Cho ví dụ. 2. Phương trình chuyển động là gì? Quỹ đạo chuyển động là gì? Nêu cách
tìm phương trình qũy đạo. Phương trình chuyển động và phương trình quỹ đạo
khác nhau như thế nào? 3. Phân biệt vận tốc trung bình và vận tốc tức thời? Nêu ý nghĩa vật lý của
chúng. 4. Định nghĩa và nêu ý nghĩa vật lý của gia tốc? Tại sao phải đưa thêm khái
niệm gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến? Trong trường hợp tổng quát viết dv a = có đúng không? Tại sao? dt 5. Từ định nghĩa gia tốc hãy suy ra các dạng chuyển động có thể có. 6. Tìm các biểu thức vận tốc góc, gia tốc góc trong chuyển động tròn,
phương trình chuyển động trong chuyển động tròn đều và tròn biến đổi đều. 7. Tìm mối liên hệ giữa các đại lượng a, v, R, ω, β, at, an trong chuyển động
tròn. 8. Nói gia tốc trong chuyển động tròn đều bằng không có đúng không?
Viết biểu thức của gia tốc tiếp tuyến và gia tốc pháp tuyến trong chuyển động
này. 9. Chuyển động thẳng thay đổi đều là gì? Phân biệt các trường hợp:a = 0,
a >0, a< 0. 10. Thiết lập các công thức cho toạ độ, vận tốc của chất điểm trong chuyển động thẳng đều, chuyển động thay đổi đều, chuyển động rơi tự do. 11. Biểu diễn bằng hình vẽ quan hệ giữa các vectơ β, R, a t, v, ω1, ω 2 trong các trường hợp ω2 > ω1, ω2 < ω1. 12. Khi vận tốc không đổi thì vận tốc trung bình trong một khoảng thời gian nào đó có khác vận tốc tức thời tại một thời điểm nào đó không? Giải thích. 1.4. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP A. BÀI TẬP VÍ DỤ 9 - Chương 1 – Động học chất điểm Thí dụ 1. Một chiếc ô tô chuyển động trên một đường tròn bán kính 50m.
Quãng đường đi được trên quỹ đạo có công thức: s = -0,5t2 + 10t + 10 (m). Tìm vận tốc, gia tốc tiếp tuyến, gia tốc pháp tuyến và gia tốc toàn phần của
ôtô lúc t = 5s. Đơn vị của quãng đường s là mét (m). Lời giải ds at 1.Vận tốc của ô tô lúc t: v = = − t + 10 dt αα Lúc t = 5s, v =-5 +10 = 5m/s. an a dv Gia tốc tiếp tuyến at = = −1m / s 2 dt at < 0, do đó ô tô chạy chậm dần đều. 2.Gia tốc pháp tuyến lúc t = 5s: v2 52 an = = = 0,5 m s 2 R 50 3. Gia tốc toàn phần a = a t2 + a n = 1 + 0 ,25 = 1,12 m s 2 2 Vectơ gia tốc toàn phần a hợp với bán kính quĩ đạo (tức là hợp với an ) một góc α được xác định bởi: at +1 o o tg α = = = 2, α = 63 25' 48' ' ≈ 63 26' an 0 ,5 Thí dụ 2. Một vật được ném lên từ mặt đất theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu vo = 20 m/s. Bỏ qua sức cản của không khí, lấy gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. a. Tính độ cao cực đại của vật đó và thời gian để đi lên được độ cao đó. b. Từ độ cao cực đại vật rơi tới mặt đất hết bao lâu? Tính vận tốc của vật khi vật chạm đất. Bài giải a. Khi vật đi lên theo phương thẳng đứng, chịu sức hút của trọng trường nên chuyển động chậm dần đều với gia tốc g ≈ 10m/s2; vận tốc của nó giảm dần, khi đạt tới độ cao cực đại thì vận tốc đó bằng không. v = vo – gt1 = 0, với t1 là thời gian cần thiết để vật đi từ mặt đất lên đến độ cao cực đại. Từ đó ta suy ra: t 1 = vo = 20 = 2s g 10 1 2 v2 Ta suy ra: độ cao cực đại: h max = v o t 1 - gt1 = o =20m 2 2g (Ta có thể tính hmax theo công thức v2–v2o=2gs. 10 - Chương 1 – Động học chất điểm v 2 – vo 2 20 2 Từ đó: hmax = s = = = 20m ) 2g 2.10 b. Từ độ cao cực đại vật rơi xuống với vận tốc tăng dần đều v=gt và 2
s=gt /2=20m. Từ đó ta tính được thời gian rơi từ độ cao cực đại tới đất t2: 2h max 20.2 t2 = = = 2s g 10 Lúc chạm đất nó có vận tốc v= gt 2 = 10.2 = 20m / s Thí dụ 3. Một vôlăng đang quay với vận tốc 300vòng/phút thì bị hãm lại.
Sau một phút vận tốc của vô lăng còn là 180 vòng/phút. a. Tính gia tốc gốc của vôlăng lúc bị hãm. b. Tính số vòng vôlăng quay được trong một phút bị hãm đó. Bài giải 300 180 ω1= .2π( rad / s ) =10π (rad/s), ω = 2 .2π = 6π (rad/s) 60 60 a. Sau khi bị hãm phanh, vôlăng quay chậm dần đều. Gọi ω1, ω2 là vận tốc
lúc hãm và sau đó một phút. Khi đó ω2 = ω1 + βt ω2 – ω1 4π β= = – rad / s 2 = – 0 ,209 rad / s 2 Δt 60 β = -0,21rad/s 2 b. Góc quay của chuyển động chậm dần đều trong một phút đó: 1 4π θ = ω1t + βt 2 = 10π .60 + 0 ,5( – ).60 2 = 480 π( rad ) 2 60 Số vòng quay được trong thời gian một phút đó là: θ n= = 240 vòng 2π Thí dụ 4. Một ôtô bắt đầu chuyển động nhanh dần đều trên một đoạn
đường thẳng ox. Ôtô đi qua 2 điểm A và B cách nhau 20m trong khoảng thời
gian τ = 2 giây. Vận tốc của ôtô tại điểm B là 12m/s. Tính: a. Gia tốc của ôtô và vận tốc của ôtô tại điểm A. b. Quãng đường mà ôtô đ đi được từ điểm khởi hành O đến điểm A. Lời giải a. Chọn gốc toạ độ tại vị trí xuất phát x0 = 0, thời điểm ban đầu t0 = 0, vận
tốc ban đầu v0 = 0. Gia tốc của ôtô: a= v B − v A = v B − v A. tB − tA τ Ta suy ra vB-vA =aτ, với vB=12m/s (theo đầu bài). 11 - Chương 1 – Động học chất điểm Khoảng cách giữa hai điểm A và B: Δx = 20m. Áp dụng công thức: v B − v 2 = 2a.Δx 2 A vo vA vB O x Ta suy ra: xo xA xB (vB –vA)( vB +vA)=2a.Δx 2.a .Δx 2.a .Δx 2.Δx vA + vB = = = vB – vA aτ τ 2.Δx 2.20 vA = – vB = -12 = 8m / s τ 2 b. Gọi quãng đường từ O đến A là Δx0, áp dụng công thức: v B – v A 12 – 8 a= = =2m/s2 τ 2 v A – v 0 = 2a .Δx 0 2 2 vA2 82 Trong đó: v0 = 0, vA = 8m/s, ta suy ra: Δx 0 = = = 16m 2.a 2.2 Vậy, quãng đường ôtô đi được từ lúc khởi hành đến điểm A là: Δx0 = 16m. B. BÀI TẬP TỰ GIẢI CHƯƠNG I 1. Một chất điểm chuyển động theo hai phương trình x = 2 cosωt ; y = 4 sinωt Tìm dạng quĩ đạo của chất điểm đó. x 2 y2 Đáp số: + =1 4 16 2. Một ô tô chạy trên đường thẳng từ A đến B với vận tốc v1 = 40 Km/h,
rồi quay lại A với vận tốc v2 = 30 Km/h. Tính vận tốc trung bình của ôtô trên
quãng đường khứ hồi đó. 2v 1v 2 Đáp số: v= = 34,3Km / h v1 + v 2 Hướng dẫn Theo định nghĩa về vận tốc trung bình, vtb =(s1+s2)/(t1+t2). Vì s1 = s2 = s =AB, t1
=s/v1, t2 =s/v2. Từ đó, ta suy ra v = 2v 1v 2 = 34,3Km / h v1 + v 2 3. Một vật rơi tự do từ độ cao h = 19,6m. a. Tính thời gian để vật rơi hết độ cao đó. b. Tính quãng đường mà vật đi được trong 0,1 giây đầu và trong 0,1 giây
cuối cùng của sự rơi đó. c. Tính thời gian để vật rơi được 1m đầu tiên và 1m cuối cùng của quãng đường. Bỏ qua ma sát của không khí. Cho g = 9,8m/s2. 12 - Chương 1 – Động học chất điểm Đáp số: a. t= 2s; b. h1 = 4,9cm, h2 = 19,1m; c. t1 = 0,45s, t2 = 0,05s 4. Một động tử chuyển động với gia tốc không đổi và đi qua quãng đường
giữa hai điểm A và B trong 6s. Vận tốc khi đi qua A là 5m/s, khi qua B là
15m/s. Tính chiều dài quãng đường AB. Đáp số: AB = 60m Hướng dẫn Gia tốc của vật trên đoạn đường AB: a = v A − v B = 15 − 5 = 1,66m/s2. Δt 6 v 2 − v 2 = 2as, A B v B − v A 152 − 52 suy ra: s= = = 60m 2.a 2.1,66 5. Một vật chuyển động thẳng với gia tốc không đổi a lần lượt qua 2 quãng
đường bằng nhau, mỗi quãng đường dài s=10m. Vật đi được quãng đường thứ
nhất trong khoảng thời gian t1=1,06s, và quãng đường thứ hai trong thời gian
t2= 2,2s. Tính gia tốc và vận tốc của vật ở đầu quãng đường thứ nhất. Từ đó nói
rõ tính chất của chuyển động. 2 s( t 2 t1 ) 2 Đáp số: a= = 3 ,1 m/s, vo=11,1m/s t 1t 2 ( t 1 + t 2 ) Chuyển động chậm dần đều. Hướng dẫn 1 Ký hiệu AB=BC=s. Ở đoạn đường thứ nhất: s = vA.t1+ at12. 2 s at1 Suy ra: vA = – t1 2 1 at 2 Ở đoạn đường thứ hai: s = vB.t2 + at 2 →vB= s 2 − 2 t2 2 Chú ý là vB = a.t1+vA ; Ta tì̀m được vB – vA= a.t1 2s( t 2 − t 1 ) và suy ra: a=. t 1t 2 ( t1 + t 2 ) 6. Từ một đỉnh tháp cao h = 25m ta ném một hòn đá theo phương nằm
ngang với vận tốc ban đầu vo = 15m/s. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g
= 9,8m/s2. a. Thiết lập phương trình chuyển động của hòn đá. b. Tìm quĩ đạo của hòn đá. c. Tính tầm bay xa (theo phương ngang) của nó. d. Tính thời gian hòn đá rơi từ đỉnh tháp xuống mặt đất. e. Tính vận tốc, gia tốc tiếp tuyến và pháp tuyến của nó lúc chạm đất. Đáp số: 13 - Chương 1 – Động học chất điểm 1 2 a ) x = 15t, y= gt = 4,9t 2 2 gx 2 b) y = = 2,18 x 2 ( parabol ), 2v o 2 c) xmax = 33,9m ; d) tr=2,26s ; e) v =26,7m/s, at = 8,1m/s2, an = 5,6m/s2. 7. Từ độ cao h =2,1m, người ta ném một hòn đá lên cao với vận tốc ban
đầu vo nghiêng một góc α = 45o so với phương ngang. Hòn đá đạt được tầm bay
xa l = 42m. Tính: a. Vận tốc ban đầu của hòn đá, b. Thời gian hòn đá chuyển động trong không gian, c. Độ cao cực đại mà hòn đá đạt được. Đáp số: a. vo = 19,8 m/s, b. t = 3s, c. ymax = 12m. 8. Trong nguyên tử Hydro, ta có thể coi electron chuyển động tròn đều
xung quanh hạt nhân với bán kính quĩ đạo là R = 0,5. 10-8 cm và vận tốc của
electron trên quĩ đạo là v = 2,2.108cm/s. Tìm: a. Vận tốc góc của electron trong chuyển động xung quanh hạt nhân, b. Thời gian nó quay được một vòng quanh hạt nhân, c. Gia tốc pháp tuyến của electron trong chuyển động xung quanh hạt nhân. Đáp số: a. 4,4.1016 rad/s, b. 1,4.10-16s, c. 9,7.1022m/s2 9. Một bánh xe bán kính 10cm quay tròn với gia tốc góc 3,14 rad/s2. Hỏi
sau giây đầu tiên: a. Vận tốc góc của xe là bao nhiêu? b. Vận tốc dài, gia tốc tiếp tuyến, pháp tuyến và gia tốc toàn phần của một
điểm trên vành bánh xe là bao nhiêu? Đáp số: a. vo= βt = 3,14 rad/s; b.v = 0,314 m/s, at = 0,314 m/s2,
an = 0,986 m/s2. 10. Một vật nặng được thả rơi từ một quả khí cầu đang bay với vận tốc
5m/s ở độ cao 300m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí. Vật nặng sẽ
chuyển động như thế nào và sau bao lâu vật đó rơi tới mặt đất, nếu: a. Khí cầu đang bay lên theo phương trhẳng đứng, b. Khí cầu đang hạ xuống theo phương thẳng đứng, c. Khí cầu đang đứng yên, d. Khí cầu đang bay theo phương ngang. 14 - Chương 1 – Động học chất điểm Đáp số: a.8,4m/s, lúc đầu đi lên, sau đó rơi thẳng xuống đất. b.7,3m/s, rơi thẳng; c.7,8m/s, rơi thẳng; d.7,8m/s, có quĩ đạo parabol. 11. Một máy bay bay từ vị trí A đến vị trí B cách nhau 300km theo hướng
tây-đông. Vận tốc của gió là 60km/h, vận tốc của máy bay đối với không khí là
600km/h. Hãy tính thời gian bay trong điều kiện: a-lặng gió, b-gió thổi theo
hướng đông-tây, c-gió thổi theo hướng tây-đông Đáp số: a) t1=25phút, b) t2=22,7phút, c) t3=25,1phút. 12. Một bánh xe bán kính 10cm, lúc đầu đứng yên và sau đó quay quanh
trục của nó với gia tốc góc bằng 1,57rad/s2. Xác định: a. Vận tốc góc và vận tốc dài, gia tốc tiếp tuyến gia tốc pháp tuyến và gia
tốc toàn phần của một điểm trên vành xe sau 1 phút. b. Số vòng bánh xe đã quay được sau 1 phút. Đáp số: a.ω=94,2rad/s, v=9,42m/s,at=0,157m/s2, an=0,246m/s2, a=0,292m/s2, b. 450 vòng. 13. Một xe lửa bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều đi qua trước mặt
một người quan sát đang đứng ngang với đầu toa thứ nhất. Cho biết toa xe thứ
nhất đi qua mặt người quan sát hết 6s. Tính khoảng thời gian để toa xe thứ n đi
qua trước mặt người quan sát. Áp dụng cho n=10. Đáp số: τ n= 6( n − n − 1) = 6( 10 − 10 − 1) = 0,97 s 14. Một vật được thả rơi từ độ cao H+h theo phương thẳng đứng DD’ (D’ là
chân độ cao đó). Cùng lúc đó một vật thứ hai được ném lên từ D’ theo phương
thẳng đứng với vận tốc ban đầu v0. a. Để hai vật gặp nhau ở h thì vận tốc v0 phải bằng bao nhiêu? b. Xác định khoảng cách s giữa hai vật trước khi gặp nhau theo thời gian. c. Vật thứ hai sẽ đạt độ cao lớn nhất bằng bao nhiêu nếu không bị cản bởi
vật thứ nhất?. Đáp số: a. v0= H + h 2gH, 2H 15 - Chương 1 – Động học chất điểm H +h c. hmax= ( H + h ). 2 b. x = ( 2 H − 2 gH t ), 2H 4H 2 15. Kỷ lục đẩy tạ ở Hà Nội (có g=9,727m/s ) là 12,67m. Nếu cùng điều kiện
tương tự (cùng vận tốc ban đầu và góc nghiêng) thì ở nơi có gia tốc trọng trường
g=9,81m/s2 kỷ lục trên sẽ là bao nhiêu? Đáp số: 12,63m. 16. Tìm vận tốc dài của chuyển động quay của một điểm trên mặt đất tại
Hà Nội. Biết Hà Nội có vĩ độ là 210. Đáp số: v = Rωcosα = 430m/s. 17. Phương trình chuyển động chuyển động của một chất điểm có dạng: x=acosωt, y=bsinωt. Cho biết a=b=20cm, ω=31,4 (rad/s). Xác định: a. Quỹ đạo chuyển động của chất điểm, b. Vận tốc v và chu kỳ T của chất điểm. c. Gia tốc của chất điểm. Đáp số: a. x2+y2 = R2 =0,04 (đường tròn); b. v = 6,28m/s, T = 0,2s, c. a ≈ 197m/s2 18. Một vật rơi tự do từ độ cao h xuống mặt đất. Trong khoảng thời gian τ
= 3,2s trước khi chạm đất, vật rơi được một đoạn 1/10 của độ cao h. Xác định
độ cao h và khoảng thời gian t để vật rơi chạm đất. Lấy g = 9,8m/s2. Đáp số: t = 1,6s; h≈ 12,5m. 19. Một vật rơi tự do từ điểm A ở độ cao H = 20m xuống mặt đất theo
phương thẳng đứng AB (điểm B ở mặt đất). Cùng lúc đó, một vật thứ 2 được
ném lên theo phương thẳng đứng từ điểm B với vận tốc ban đầu vo. Xác định thời gian chuyển động và vận tốc ban đầu vo để hai vật gặp nhau
ở độ cao h=17,5m. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy g =9,8m/s2. 2( H – h ) H Đáp số: τ = = 0,71s. vo= = 28m/s. g τ 20. Một máy bay phản lực bay theo phương ngang với vận tốc v =1440km/h
ở độ cao H=2,5km. Khi máy bay vừa bay tới vị trí nằm trên đường thẳng đứng
đi qua đầu nòng của khẩu pháo cao xạ thì viên đạn được bắn khỏi nòng pháo.
Đầu nòng pháo cách mặt đất một khoảng một khoảng h=3,6m. Bỏ qua trọng lực
và lực cản của không khí. Lấy g =9,8m/s2. 16 - Chương 1 – Động học chất điểm Xác định giá trị nhỏ nhất của vận tốc viên đạn vo ở đầu nòng pháo và góc
bắn α để viên đạn bay trúng máy bay. Đáp số: vo = v 2 + 2g( H – h ) =457m/s. 2g( H – h ) góc bắn α phải có giá trị sao cho tgα = = 0,55. v 17 - Chương 2 – Động lực học chất điểm CHƯƠNG 2 – ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
2.1. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Sau khi nghiên cứu chương 2, yêu cầu sinh viên: 1. Nắm được các định luật Newton I,II,III, định luật hấp dẫn vũ trụ, các
định lý về động lượng và định luật bảo toàn động lượng, vận dụng được để giải
các bài tập. 2. Hiểu được nguyên lý tương đối Galiléo, vận dụng được lực quán tính
trong hệ qui chiếu có gia tốc để giải thích các hiện tượng thực tế và giải các
bài tập. 3. Nắm được khái niệm về các lực liên kết và vận dụng để giải các bài tập.
2.2. TÓM TẮT NỘI DUNG 1. Theo định luật Newton thứ nhất, trạng thái chuyển động của một vâṭ cô
lập luôn luôn được bảo toàn. Tức là nếu nó đang đứng yên thì sẽ tiếp tục đứng
yên, cò nếu nó đang chuyển động thì nó tiếp tục chuyển động thẳng đều. Theo định luật Newton thứ 2, khi tương tác với các vật khác thì trạng thái
chuyển động của vật sẽ thay đổi, tức là nó chuyển động có gia tốc a được xác
định bởi công thức: F a = m, trong đó, F là tổng hợp các ngoại lực tác dụng lên vật, gây ra sự biến đổi
trạng thái chuyển động, gia tốc a đặc trưng cho sự biến đổi trạng thái chuyển
động, m là khối lượng của vật, đặc trưng cho quán tính của vật. Nếu biết các điều kiện của bài toán, ta có thể dựa vào định luật Newton II
để xác định được hoàn toàn trạng thái chuyển động của vật. Vì thế, phương
trình trên được gọi là phương trình cơ bản của động lực học. Vận tốc v đặc trưng cho trạng thái chuyển động về mặt động học, còn
động lượng k = mv đặc trưng về mặt động lực học, nó cho biết khả năng truyền
chuyển động của vật trong sự va chạm với các vật khác. Kết quả tác dụng của
lực lên vật trong một khoảng thời gian Δt nào đó được đặc trưng bởi xung
lượng của lực: t2 ∫ Fdt t1 17 - Chương 2 – Động lực học chất điểm Từ định luật Newton II ta chứng minh được các định lý về động lượng, cho
biết mối liên hệ giữa lực và biến thiên động lượng: t2 dk ∫ Fdt =F dt hoặc Δk = t1 Đây là các dạng tương đương của định luật Newton II, nhưng nó tổng quát
hơn, nó áp dụng được cả khi ra khỏi cơ học cổ điển. Từ các định lý này, ta tìm được định luật bảo toàn động lượng đối với hệ
chất điểm cô lập, hoặc không cô lập nhưng hình chiếu của lực tổng hợp của các
ngoại lực lên một phương nào đó bị triệt tiêu. Định luật này có nhiều ứng dụng
trong khoa học kỹ thuật và đời sống, như để giải thích hiện tượng súng giật lùi
khi bắn, chuyển động phản lực trong các tên lửa, máy bay, các tàu vũ trụ… 2. Định luật Newton thứ 3 nêu mối liên hệ giữa lực và phản lực tác dụng
giữa hai vật bất kỳ. Đó là hiện tượng phổ biến trong tự nhiên. Nhờ định luật
này, ta tính được các lực liên kết như phản lực, lực masát của mặt bàn, lực căng
của sợi dây, lực Hướng tâm và lực ly tâm trong chuyển động cong… 3. Định luật hấp dẫn vũ trụ cho phép ta tính được lực hút F giữa hai vật bất
kỳ (coi như chất điểm) có khối lượng m1, m2 cách nhau một khoảng r: m 1 .m 2 F =G r2 trong đó G là hằng số hấp dẫn vũ trụ có giá trị G =6,67.10-11Nm2/kg2.
Công thức trên cũng có thể áp dụng cho hai quả cầu đồng chất có khối lượng
m1, m2 có hai tâm cách nhau một khoảng r. Từ định luật trên, ta có thể tìm được gia tốc trọng trường của vật ở độ cao h
so với mặt đất: GM g = (R + h )2 trong đó R, M là bán kính và khối lượng của quả đất. Ta suy ra gia tốc
trọng trường tại một điểm tại mặt đất: GM go = R2 Cũng từ đó, có thể tính được khối lượng của quả đất: go R 2 M = G Vận dụng định luật này cũng có thể tính được khối lượng của các thiên thể,
vận tốc vũ trụ cấp 1, cấp 2 v.v… 18
nguon tai.lieu. vn
Source: https://vh2.com.vn
Category : Khoa Học