Networks Business Online Việt Nam & International VH2

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ CÔNG CỘNG – Tài liệu text

Đăng ngày 17 July, 2022 bởi admin

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ CÔNG CỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (810.12 KB, 130 trang )

BÀI GIẢNG HỌC PHẦN
KINH TẾ CÔNG CỘNG
1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ
TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
CỦA MÔN HỌC KINH TẾ CÔNG CỘNG
Kinh tế học công cộng là một chuyên ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu
về các hoạt động kinh tế của khu vực công cộng (hay khu vực nhà nước) cả ở tầm
quốc gia lẫn địa phương. Các hoạt động kinh tế chủ yếu của khu vực công cộng là
đánh thuế và chi tiêu công cộng. [Bách khoa toàn thư mở Wikipedia].
Kinh tế học công cộng có ba mục tiêu:
– Tìm hiểu những hoạt động nào khu vực công cộng tham gia và những hoạt
động đó được tổ chức như thế nào.
– Tìm hiểu và dự đoán trước những hậu quả mà các hoạt động của chính phủ có
thể gây ra.
– Đánh giá các phương án chính sách.
“Cả thị trường và chính phủ đều cần thiết cho một nền kinh tế vận hành lành
mạnh. Thiếu một trong hai điều kiện này thì hoạt động của nền kinh tế hiện đại chẳng
khác gì vỗ tay bằng một bàn tay”. Paul A.Saumuelson, 1967.
1.1. Chính phủ trong nền kinh tế thị trường
1.1.1. Quá trình phát triển nhận thức về vai trò của Chính phủ
Chính phủ là một tổ chức được thiết lập để thực thi những quyền lực nhất định,
điều tiết hành vi của các cá nhân sống trong xã hội nhằm phục vụ cho lợi ích chung
của xã hội đó và tài trợ cho việc cung cấp những hàng hóa, dịch vụ thiết yếu mà xã hội
đó có nhu cầu.
Ngay từ khi Nhà nước ra đời thì chính phủ, với tư cách là một thể chế điều hành
quốc gia, đã có những vài trò không thể phủ nhận như xây dựng và bảo vệ các khuôn
khổ pháp lý, đánh thuế và chi tiêu Tuy nhiên, chính phủ có nên có một vai trò tích
cực, chủ động trong điều tiết kinh tế quốc dân hay không thì còn là một vấn đề gây
tranh cãi từ nhiều thế kỷ này.

Dưới đây, chúng ta sẽ đi sâu xem xét ba mô hình kinh tế điển hình, đó là nền
kinh tế thị trường thuần tuý, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung và nền kinh tế hỗn hợp
để xem xét vai trò kinh tế của chính phủ.
• Mô hình kinh tế thị trường thuần tuý
– Được xây dựng xuất phát từ quan điểm bàn tay vô hình của Adam Smith.
– Đó là một nền kinh tế mà mọi hàng hoá và dịch vụ đều do khu vực tư nhân sản
xuất và mọi hoạt động mua bán giao dịch đều diễn ra trên thị trường, với giá cả
là sản phẩm của sự tương tác giữa cung và cầu. Mọi cá nhân đều có thể tự do
mua bán mọi thứ hàng hoá, tuỳ theo sở thích và năng lực kinh tế (thu nhập) của
họ.
2
– Vai trò của chính phủ rất hạn chế.
Hạn chế, trong một số trường hợp thị trường thất bại, không thể tự khắc phục
được (mâu thuẫn giữa chủ tư bản và người lao động, khủng hoảng kinh tế, thất
nghiệp).
• Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung
– Từ thất bại không thể tự khắc phục của nền kinh tế thị trường thuần tuý, xuất
hiện tư tưởng hình thành một cơ quan kế hoạch tập trung có khả năng tính toán,
điều phối có kế hoạch mọi cân đối trong nền kinh tế quốc dân
– Mọi quyết định về sản xuất và phân phối sản phẩm đều do một cơ quan trung
ương của chính phủ quyết định, thay vì các lực lượng thị trường
Hạn chế, gây ra sự tuỳ tiện, chủ quan rất lớn trong việc áp đặt giá cả và sản
lượng, thủ tiêu động lực phấn đấu của cá nhân và gây ra sự lãng phí, phi hiệu quả
nghiêm trọng trong xã hội.
• Mô hình nền kinh tế hỗn hợp
– Tư tưởng vận hành song song, tương tác và hỗ trợ lẫn nhau của cả thị trường và
chính phủ
– Vai trò của chính phủ trong mỗi nền kinh tế nhất định lại mạnh yếu khác nhau
– Hiện nay hầu hết được áp dụng ở các nước trên thế giới.
1.1.2. Sự thay đổi vai trò của chính phủ trong thực tiễn phát triển của thế kỷ 20

• Thập kỷ 50 – 70
Các nước có tham vọng xây dựng cho mình một nền kinh tế tự chủ, tự cường và
vững mạnh. Vì thế, họ cho rằng chính phủ có vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo con
đường phát triển. Khi đó chính phủ được coi là người phân bổ các nguồn lực trong xã
hội, xác định các ngành công nghiệp ưu tiên chiến lược để bảo hộ phát triển. Việc
cung cấp hàng hoá và dịch vụ cho nền kinh tế quốc dân do các doanh nghiệp nhà nước
đảm nhiệm.
Kết quả: nền công nghiệp hướng nội phi hiệu quả, ngoại tệ thiếu hụt lớn, nền
nông nghiệp què quặt, dẫn tới hoài nghi về vai trò của chính phủ.
• Thập kỷ 80
Quan điểm lúc này là thu hẹp sự can thiệp của chính phủ, tạo điều kiện cho thị
trường vận hành tự do hơn. Chính bởi vậy, hàng loạt các chính sách như giảm sự định
giá quá cao của đồng bản tệ, tự do hoá lãi suất, thu hẹp khu vực công cộng, giảm điều
tiết thị trường, xoá bỏ sự can thiệp trực tiếp đối với thương mại và đầu tư được ban
hành.
Kết quả: việc thu hẹp khu vực công cộng đã kéo theo sự cắt giảm chi tiêu ngân
sách, nhất là cho những dịch vụ thiết yếu đối với người nghèo như giáo dục và y tế, từ
đó dẫn tới phong trào chỉ trích mạnh mẽ quan điểm này.
• Thập niên 90
Báo cáo của ngân hàng thế giới (WB) cả chính phủ và thị trường hay khu vực
tư nhân đều có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển.
3
– Khu vực tư nhân có nhiệm vụ sản xuất và cung cấp hàng hoá và dịch vụ một
cách có hiệu quả nhất
– Chính phủ có nhiệm vụ phải xây dựng một môi trường thể chế, pháp lý và kinh
doanh thuận lợi, đồng thời bảo đảm những dịch vụ thiết yếu cho người nghèo
tức là chính phủ có vai trò tăng cường thể chế và khung pháp lý trong nền kinh
tế, tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ
giúp đỡ người nghèo.
1.1.3. Chính phủ và khu vực công cộng

Trong nhiều tài liệu khu vực công cộng được sử dụng như một thuật ngữ tương
đương khái niệm về khu vực của chính phủ.
Trong nền kinh tế hỗn hợp ngày nay, luôn có sự đan xen kết hợp giữa hai hình
thức phân bổ nguồn lực: phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường, phân bổ nguồn lực
theo cơ chế phi thị trường.
Phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường phải tuân theo các qui luật của thị
trường như qui luật về sự khan hiếm, quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, Phương
thức này sẽ lấy động cơ tối đa hoá lợi ích làm mục tiêu phân bổ. Phân bổ nguồn lực
theo cơ chế thị trường hình thành khu vực tư nhân.
Phân bổ phi thị trường thường sử dụng các công cụ can thiệp phổ biến của
chính phủ để điều tiết cách phân bổ của thị trường như thuế, trợ cấp, mệnh lệnh hành
chính, Phân bổ nguồn lực không theo tín hiệu của thị trường: hình thành khu vực
công cộng (khu vực chính phủ)
Một số lĩnh vực cơ bản sau đây được xếp vào khu vực công cộng
– Hệ thống các cơ quan quyền lực của nhà nước
– Hệ thống quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội…
– Hệ thống KCHT kỹ thuật và xã hội
– Các lực lượng kinh tế của chính phủ
– Hệ thống an sinh xã hội (ASXH)
1.1.4. Khu vực công cộng ở Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển của khu vực công cộng ở Việt Nam có thể
khái quát lại thành 2 giai đoạn lớn: Giai đoạn nước ta còn trong cơ chế kế hoạch hoá
tập trung và giai đoạn từ khi chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường.
Sau đây chúng ta cùng phân tích đặc điểm của 2 giai đoạn này
• Trước năm 1986
Khu vực công cộng là khu vực chủ đạo, chi phối mọi mặt của đời sống xã hội.
– Chính phủ phát triển kinh tế quốc doanh trên tất cả các lĩnh vực, bao cấp cho
kinh tế tập thể, hạn chế kinh tế tư nhân và gia đình.
– Các quan hệ hành chính đã thay thế cho phần lớn quan hệ thị trường, không tồn
tại sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

– DNNN giữ vị trí độc quyền trong sản xuất, mua bán
4
– Ngoại thương bị hạn chế và kiểm soát gắt gao, đầu tư nước ngoài không được
khuyến khích
• Sau năm 1986
Sự phân định về vai trò của kinh tế công cộng và kinh tế tư nhân ngày càng rõ
nét. Chính phủ không còn đóng vai trò là một lực lượng kinh doanh mà chuyển sang là
người định mục tiêu, tổ chức, điều tiết, hỗ trợ, hướng dẫn và tạo môi trường kinh tế và
pháp luật thuận lợi cho hoạt động kinh doanh. Giai đoạn này, khu vực công cộng đạt
được nhiều thành tựu nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế.
Thành tựu
– Cải cách về thể chế kinh tế để tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của khu vực
tư nhân
– Đầu tư của ngân sách cũng có chuyển biến mạnh, giảm dần việc bao cấp qua
vốn đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng và xoá
đói giảm nghèo.
– Lộ trình cải cách hành chính đã được thực hiện và có nhiều bước tiến bộ đáng kể
– Các doanh nghiệp nhà nước đang phấn đấu thực sự đảm nhận tốt vai trò chủ
đạo của mình
– Hệ thống ASXH đã bước đầu được hình thành và phát triển.
Hạn chế:
– Nền hành chính nhà nước còn mang nặng dấu ấn của cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp
– Hệ thống kết cấu hạ tầng đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp
ứng được mục tiêu đề ra: thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và mất cân đối
nghiêm trọng giữa nông thôn và thành thị. Chưa huy động được nguồn lực của
các TPKT khác ngoài nhà nước tham gia vào phát triển kết cấu hạ tầng
– Hệ thống DNNN vẫn bộ lộ rõ những yếu kém chưa khắc phục được
– Hệ thống ASXH mới ở phạm vi hẹp, chủ yếu mới chỉ tiếp cận được các DNNN,
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, các DNTN

Nguyên nhân dẫn tới hạn chế
– Xuất phát điểm nước ta quá thấp, ngân sách nhà nước nhỏ bé, mất cân đối
nghiêm trọng và kéo dài
– Cải cách hành chính đi chậm so với cải cách kinh tế và thể chế
– Cơ chế thu hút vốn đầu tư của các TPKT khác đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế
công cộng chưa được định hình rõ nét. Thói quen được bao cấp, bảo hộ vẫn
chưa giải quyết triệt để.
1.2. Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế
1.2.1. Các tiêu chuẩn về hiệu quả sử dụng nguồn lực
a. Hiệu quả Pareto và hoàn thiện Pareto
Một sự phân bổ nguồn lực được gọi là đạt hiệu quả Pareto nếu như không có
cách nào phân bổ lại các nguồn lực để làm cho ít nhất một người được lợi hơn mà
5
không phải làm thiệt hại đến bất kỳ ai khác. Vilfredo Pareto (1848 – 1923), nhà kinh tế
– xã hội học người Italia.
Một khái niệm khác có liên quan chặt chẽ đến hiệu quả Pareto là khái niệm
hoàn thiện Pareto. Nếu còn tồn tại một cách phân bổ lại các nguồn lực làm cho ít
nhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại cho bất kỳ ai khác thì cách
phân bổ lại các nguồn lực đó là hoàn thiện Pareto so với cách phân bổ ban đầu.
Ví dụ:
– Hiệu quả trong sản xuất hàng hoá
– Hiệu quả trong trao đổi hàng hoá
Như vậy tiêu chuẩn hiệu quả Pareto dựa trên một quan điểm cho rằng, cá nhân
phải được tự do theo đuổi lợi ích cá nhân, với điều kiện sự theo đuổi đó không làm
phương hại đến lợi ích của người khác.
b. Điều kiện đạt hiệu quả Pareto
Xét một mô hình đơn giản nhất về một nền kinh tế chỉ có 2 người A và B, sử
dụng hai loại đầu vào có lượng cung cố định là vốn (K) và lao động (L), để sản xuất và
tiêu dùng hai loại hàng hoá là lương thực (X) và quần áo (Y). Điều kiện công nghệ là
cho trước.

Để một nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto toàn diện, trong các lĩnh vực sản xuất,
phân phối và hỗn hợp, cần có 3 điều kiện như sau:
(i) Điều kiện hiệu quả sản xuất: Tỷ suất thay thế kỹ thuật biên giữa 2 loại đầu
vào bất kỳ của tất cả các hãng sản xuất phải như sau: MRTS = MRTS
(ii) Điều kiện hiệu quả phân phối: Tỷ suất thay thế biên giữa 2 loại hàng hoá bất
kỳ của tất cả các cá nhân tiêu dùng phải như nhau: MRS = MRS
(iii) Điều kiện hiệu quả hỗn hợp: Tỷ suất chuyển đổi biên giữa 2 hàng hoá bất
kỳ phải bằng tỷ suất thay thế biên giữa chúng của tất cả các cá nhân: MRT
XY
= MRS =
MRS
Ưu nhược điểm của điều kiện hiệu quả Pareto:
– Ưu điểm: khoa học, chính xác
– Hạn chế: rất khó áp dụng trong thực tế
c. Điều kiện biên về hiệu quả
Mặc dù hiệu quả Pareto rất hữu ích trong lý thuyết kinh tế, nhưng các tiêu chí
mà nó đưa ra lại quá nặng về kỹ thuật, do đó khả năng áp dụng điều kiện này trong
thực tế rất hạn chế. Để khắc phục điều đó, các nhà kinh tế đưa ra nguyên tắc đơn giản
hơn tiêu chuẩn hiệu quả Pareto, đó là điều kiện biên về hiệu quả.
Mức sản xuất hiệu quả nhất về hàng hoá này sẽ đạt khi lợi ích biên bằng chi phí
biên: MB = MC; hay lợi ích biên ròng (MB – MC = 0).
Trong đó, MB là lợi ích biên, tức là lợi ích thu thêm khi sản xuất thêm một đơn vị
hàng hoá; MC là chi phí biên, là chi phí phát sinh thêm để sản xuất đơn vị hàng hoá đó.
1.2.2. Định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợi
a. Nội dung Định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợi
6
Định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi phát biểu rằng:
Chừng nào nền kinh tế còn là cạnh tranh hoàn hảo, tức là những người sản xuất
và tiêu dùng còn chấp nhận giá, thi chừng đó, trong những điều kiện nhất định (sẽ
được bàn đến sau), nền kinh tế sẽ tất yếu chuyển tới một cách phân bổ nguồn lực đạt

hiệu qủa Pareto
Như vậy, nền kinh tế cạnh tranh sẽ tự “động” phân bổ các nguồn lực một cách hiệu
quả nhất mà không cần bất kể một sự định hướng tập trung hoá nào.
b. Hạn chế của tiêu chuẩn Pareto và Định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợi
Có 4 hạn chế chủ yếu như sau:
– Thứ nhất, định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi chỉ đúng trong môi trường
cạnh tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, trong thực tế nền kinh tế không phải lúc nào
cũng bảo đảm được điều kiện này, do đó cần có chính phủ can thiệp
– Thứ hai, hiệu quả chỉ là một tiêu chuẩn để quyết định xem một sự phân bổ
nguồn lực cụ thể là tốt hay xấu, chứ không phải tiêu chuẩn duy nhất. Nó chỉ
quan tâm đến mức lợi ích tuyệt đối của từng cá nhân chứ không quan tâm đến
mức lợi ích tương đối các cá nhân với nhau hay nó không quan tâm tới sự bất
bình đẳng. Do vậy đảm bảo công bằng xã hội trở thành một sứ mệnh quan trọng
của chính phủ.
– Thứ ba, tiêu chuẩn Pareto chỉ đưa ra một dấu hiệu tốt về hiệu quả phân bổ
nguồn lực trong điều kiện nền kinh tế ổn định. Nhưng khi nền kinh tế đứng
trước những bất ổn không thể đưa ra được những tín hiệu tốt. Bằng các công cụ
chủ yếu như chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ, chính phủ cần thiết và có
khả năng đảm nhiệm tốt chức năng này
– Thứ tư, Định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi được nghiên cứu trong bối
cảnh một nền kinh tế đóng. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập toàn cầu hiện
nay, thì tính hiệu quả cần đặt trong một trạng thái động.
Chính vì những lý do nêu trên đã tạo nên một cơ sở khách quan cho sự can
thiệp của chính phủ vào nền kinh tế. Đó là:
– Chính phủ can thiệp để khắc phục thất bại thị trường nhằm nâng cao hiệu quả
phân bổ nguồn lực
– Chính phủ can thiệp để phân phối lại thu nhập và nguồn lực, nhằm đảm bảo
công bằng xã hội
– Chính phủ can thiệp để ổn định hoá kinh tế vĩ mô, nhằm tạo ra một môi trường
cạnh tranh lành mạnh cho các chủ thể trong nền kinh tế quốc dân

– Chính phủ đại diện cho quyền lợi quốc gia trên thị trường quốc tế
1.2.3. Thất bại thị trường – cơ sở chính phủ can thiệp vào nền kinh tế
Thất bại của thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh không thể
sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ ở mức như xã hội mong muốn.
Những trường hợp thất bại thị trường chủ yếu là:
7
a. Độc quyền thị trường
Chúng ta đã biết về độc quyền, khi các hãng có quyền lực độc quyền có thể tạo
thêm lợi nhuận siêu ngạch cho mình bằng cách tăng giá mà không sợ đối thủ mới gia
nhập thị trường. Để ngăn chặn nguy cơ này, chính phủ cần kiểm soát chặt chẽ thị
trường để đảm bảo rằng các rào cản đối với sự gia nhập thị trường không trở thành
những phương tiện khuyến khích quyền lực độc quyền.
b. Ngoại ứng
Ngoại ứng là gì? Ví dụ hoạt động xả khói thải của các nhà máy, phương tiện
giao thông, tác động của tiêm phòng ngừa Vacxin
Trong trường hợp có ngoại ứng, thị trường sẽ không đạt hiệu quả xã hội, vì lợi
ích biên hoặc chi phí biên của tư nhân không nhất quán với lợi ích hoặc chi phí biên
mà xã hội chấp nhận. Để đối phó lại những trường hợp này, chính phủ phải can thiệp
để buộc các bên thamg ia giao dịch thị trường phải tính đến tác động mà mình gây ra
cho đối tượng thứ ba, nhờ đó có thể điều chỉnh các hoạt động của thị trường đạt tới
mức tối ưu xã hội.
c. Hàng hoá công cộng
Hàng hoá công cộng là gì? Lợi ích tiêu dùng hàng hoá này chỉ có thể được thụ
hưởng chung giữa tất cả mọi người. Ví dụ: đường xá giao thông, quốc phòng an ninh,
Đặc điểm nổi bật của hàng hoá công cộng là:
– Cùng một lượng hàng hoá này có thể do nhiều người cùng thụ hưởng, mà
không làm giảm lợi ích thụ hưởng của những người tiêu dùng hiện có.
– Không dễ gì ngăn cản những cá nhân không đóng góp tài chính để cung cấp
chúng tiêu dùng chúng.
Trong nhiều trường hợp, thị trường không thể cung ứng những hàng hoá hoặc

dịch vụ hữu ích cho xã hội, đơn giản vì không thể hoặc rất khó khăn để chia nhỏ hàng
hoá thành những đơn vị tiêu dùng. Khu vực tư nhân sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc
tạo doanh thu để bù đắp chi phí. Vì vậy chính phủ phải đứng ra cung cấp hàng hoá
công cộng.
d. Thông tin không đối xứng
Trong thị trường, đôi khi xuất hiện trường hợp một bên nào đó tham gia thị
trường có thông tin đầy đủ về các đặc tính sản phẩm hơn so với bên kia. Hiện tượng
này gọi là hiện tượng thông tin không đối xứng. Ví dụ thị trường y tế (bác sỹ và bệnh
nhân), thị trường bảo hiểm (khách hàng và người cung ứng), thị trường hàng hoá
(khách hàng và người bán)
Khó khăn trong việc thu thập đủ thông tin đã có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt
động của nhiều thị trường, khiến các nguồn lực được phân bổ quá nhiều hoặc quá ít
cho thị trường đó so với mức hiệu quả xã hội. Do đó cần có sự can thiệp của chính phủ
nhằm giúp bổ sung thông tin cho thị trường hoặc kiểm soát hành vi của những bên có
lợi thế về thông tin để bảo đảm thị trường hoạt động suôn sẻ.
8
e. Bất ổn định kinh tế
Sự bất ổn định kinh tế, ví dụ như thất nghiệp và lạm phát gây rất nhiều tổn thất
cho xã hội. Chính phủ với vai trò và chức năng của mình, sẽ sử dụng các chính sách để
cố gắng ổn định hoá nền kinh tế, tạo sự trợ giúp đắc lực cho thị trường hoạt động hiệu
quả hơn.
Những nguyên nhân trên đây về các dạng thất bại thị trường cho thấy, bản thân
thị trường có thể đưa đến các kết cục phi hiệu quả, nếu không có sự can thiệp của chính
phủ. Nhưng ngay cả khi nền kinh tế đã vận hành có hiệu quả thì vẫn còn 2 lý do nữa để
chính phủ có thể can thiệp, đó là phân phối lại thu nhập và hàng hoá khuyến dụng.
f. Mất công bằng xã hội
Sự không hoàn hảo của thị trường có thể dẫn đến những kết cục thiếu công
bằng. Chính phủ phải có trách nhiệm phân phối lại thu nhập giữa các tầng lớp dân cư,
đồng thời trợ giúp cho các đối tượng dễ bị tổn thương như người già, trẻ em, người tàn
tật. Chính phủ có thể thực hiện thông qua các chương trình trợ cấp trực tiếp hoặc

chương trình cung cấp các phương tiện, dịch vụ cho cả cộng đồng,
g. Hàng hoá khuyến dụng, phi khuyến dụng
Lý do thứ hai để chính phủ can thiệp vào nền kinh tế có hiệu quả Pareto nảy
sinh từ việc cá nhân có thể không hành động vì mục tiêu tốt nhất của mình.
Hàng hóa khuyến dụng Là những hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dùng
chúng có lợi cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân không tự nguyện tiêu dùng, khiến
chính phủ phải bắt buộc họ sử dụng.
Ví dụ: mũ bảo hiểm xe máy, bảo hiểm y tế, thân thể.
Hàng hóa phi khuyến dụng là những hàng hoá hay dịch vụ mà việc tiêu dùng
chúng có hại cho cá nhân và xã hội, nhưng cá nhân lại không tự nguyện từ bỏ, khiến
chính phủ phải có biện pháp không khuyến khích hoặc ngăn cấm việc sử dụng.
Ví dụ: rượu, thuốc lá, ma tuý
Cơ sở ủng hộ sự can thiệp của chính phủ trong trường hợp hàng hoá khuyến
dụng bắt nguồn từ một chức năng gọi là chức năng phụ quyền của chính phủ. Tuy
nhiên, trong một số trường hợp do việc lạm dụng chức năng này có thể khiến chính
phủ trở thành độc đoán hoặc vi phạm thô bạo vào quyền tự do cá nhân.
1.3.Chức năng, nguyên tắc và những hạn chế trong sự can thiệp của chính phủ
vào nền kinh tế thị trường
1.3.1 Chức năng của chính phủ
Ngoài chức năng muôn thuở của chính phủ là xây dựng và bảo vệ các khuôn
khổ pháp luật, chính phủ còn có bốn chức năng kinh tế cơ bản sau:
a. Phân bổ nguồn lực nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế
Mục tiêu kinh tế trọng tâm của chính phủ là hỗ trợ việc phân bổ nguồn lực để
nâng cao hiệu quả kinh tế đạt mức như xã hội mong muốn.
9
Biểu hiện của việc thực hiện chức năng này là việc chính phủ đứng ra cung cấp
các loại hàng hoá công cộng, điều tiết các luồng đầu tư vào các ngành, các vùng theo
quy hoạch chung, khắc phục các thất bại của thị trường.
b. Phân phối lại thu nhập nhằm đảm bảo công bằng xã hội
Ngay cả khi thị trường có hiệu quả thì nó vẫn có thể tạo ra những sự phân phối

thu nhập rất bất bình đẳng. Khi nền kinh tế phát triển, chính phủ cũng sẽ có khả năng
dành nhiều nguồn hơn để cung cấp các dịch vụ cho người nghèo.
Phân phối lại thu nhập thường được thực hiện thông qua chính sách tài khoá và
chi tiêu hoặc bằng mệnh lệnh hành chính.
c. Ổn định hoá kinh tế vĩ mô
Chính phủ có trách nhiệm đối với các vấn đề kinh tế vĩ mô như thất nghiệp và
lạm phát hay khủng hoảng kinh tế.
Công cụ thực hiện chức năng này là các chính sách tài khoá, tiền tệ và sự giám
sát chặt chẽ thị trường tài chính, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng dài hạn.
d. Đại diện cho quốc gia trên trường quốc tế
Thương mại và tài chính quốc tế ngày nay có vai trò hết sức quan trọng. Chính
phủ đóng vai trò đại diện cho quyền lợi quốc gia trên các diễn đàn quốc tế và đàm
phán các hiệp định cùng có lợi với các quốc gia trên thế giới. Cụ thể:
– Tự do hoá thương mại song phương và đa phương
– Các chương trình hỗ trợ quốc tế
– Đối với các chính sách vĩ mô: sự phối hợp giữa các quốc gia trong các chính
sách vĩ mô để chống lại lạm phát, thất nghiệp và khủng hoảng
– Bảo vệ môi trường thế giới
1.3.2 Nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế thị trường
Dưới đây là hai nguyên tắc có tính đặc trưng đối với sự can thiệp của chính phủ
vào nền kinh tế thị trường.
a. Nguyên tắc hỗ trợ
Sự can thiệp của chính phủ phải nhằm mục đích cuối cùng, dài hạn là hỗ trợ,
tạo điều kiện cho thị trường hoạt động hiệu qủa hơn. Điều đó đòi hỏi phải có quan
điểm dứt khoát về vai trò của khu vực công cộng trong nền kinh tế thị trường.
Các hoạt động cụ thể của chính phủ:
– Bảo vệ kết quả cạnh tranh
– Đảm bảo ổn định kinh tế.
– Bảo vệ sở hữu tư nhân
– Đảm bảo an sinh và an toàn xã hội

b. Nguyên tắc tương hợp
– Nguyên tắc tương hợp yêu cầu lựa chọn hình thức can thiệp tối ưu trong hàng
loạt các cách thức có thể có để can thiệp vào thị trường. Chính phủ cần ưu tiên
10
sử dụng những biện pháp nào tương hợp với thị trường, hay nói cách khác là
không làm méo mó thị trường.
Ví dụ: Đánh thuế đối với hàng hoá sẽ làm giá người mua phải trả cho hàng hoá
và giá người bán nhận được có sự chênh lệch, dẫn tới những tổn thất vô ích mà xã hội
phải gánh chịu.
– Thường thực hiện nguyên tắc khi đảm bảo các mục tiêu: toàn dụng nhân công,
tăng trưởng, thương mại, chống lại sự biến động của chu kỳ kinh tế
– Sự can thiệp gián tiếp thông qua các đòn bẩy kinh tế như thuế, lãi suất được
coi là tương hợp với thị trường hơn là cách can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnh
hành chính.
1.3.3 Những hạn chế của chính phủ khi can thiệp vào nền kinh tế
Mặc dù thất bại của thị trường và công bằng xã hội là những lý do tốt để chính
phủ can thiệp vào nền kinh tế, nhưng điều đó không có nghĩa là sự can thiệp của chính
phủ luôn có hiệu quả, bởi lẽ chính phủ cũng có những hạn chế.
a. Hạn chế do thiếu thông tin
Một chính sách can thiệp muốn thực sự hữu hiệu thì cần có đầy đủ thông tin về
thị trường. Tuy nhiên, chính phủ cũng đứng trước tình trạng thông tin không đầy đủ,
khiến cho nhiều khi sự can thiệp của chính phủ không chính xác hoặc thiếu thực tiễn.
b. Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát phản ứng của cá nhân
Chính phủ nhiều khi không thể lường hết được cá nhân sẽ phản ứng như thế nào
trước những thay đổi về chính sách do chính phủ đề ra. Một chính sách khi ban hành sẽ
không thể đạt được hiệu quả nếu như không được các cá nhân trong xã hội hưởng ứng.
c. Hạn chế do thiếu khả năng kiểm soát bộ máy hành chính
Việc ra quyết định trong khu vực công cộng thường phải trải qua một quá trình
phức tạp, qua nhiều khâu nấc trung gian. Nhiều khi do sự phối hợp thiếu đồng bộ giữa
các cơ quan này khiến việc triển khai các chính sách gặp nhiều khó khăn.

d. Hạn chế do quá trình ra quyết định công cộng
Việc ra quyết định công cộng là một quá trình phức tạp, phải tuân theo những
qui tắc bỏ phiếu nhất định mà không phải lúc nào cũng đem lại một kết quả có hiệu
quả. Hành động của chính phủ sẽ ảnh hưởng đến nhiều người mà đôi khi lợi ích không
thống nhất, nhưng lại được quyết định bởi một số những đại diện được bầu ra.
1.4. Đối tượng, nội dung và phương pháp luận nghiên cứu môn học
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu của môn học
Kinh tế học công cộng xem xét trả lời bốn câu hỏi cơ bản
a. Sản xuất cái gì?
Hàng hoá công cộng do chính phủ cung cấp, quyết định của chính phủ phải dựa
trên sự cân nhắc về lợi ích và chi phí xã hội biên của việc có thêm hàng hoá, dịch vụ
đó.Nếu lợi ích xã hội biên lớn hơn chi phí xã hội biên thì chính phủ sẽ quyết định cần
phải sản xuất hàng hoá, dịch vụ đó.
11
b. Sản xuất như thế nào?
Không nhất thiết chính phủ phải trực tiếp đứng ra sản xuất những hàng hoá
công cộng, chính phủ có thể có những cách tiếp cận sau:
– Tạo lập những cơ chế, chính sách đặc biệt để thu hút tư nhân tham gia sản xuất
và khai thác, thu lợi nhuận. Ví dụ chính phủ ban hành các chính sách, miễn
giảm thuế, trợ cấp một phần để đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn, hoặc sử
dụng hình thức BOT (xây dựng, khai thác, chuyển giao) để thu hút đầu tư tư
nhân.
– Ký hợp đồng với khu vực tư nhân để sản xuất theo đơn đặt hàng của chính phủ
– Chính phủ trực tiếp đứng ra sản xuất thông qua các doanh nghiệp nhà nước.
– Việc lựa chọn cách thức sản xuất như thế nào là tuỳ quan điểm và hoàn cảnh cụ
thể của từng quốc gia. Xét trên góc độ kinh tế, nguyên tắc chung là chính phủ
không nên làm thay hoặc làm tranh những trường hợp mà khu vực tư nhân có
thể tự giải quyết nếu có một cơ chế thoả đáng.
c. Sản xuất cho ai?
Khi xem xét việc sản xuất hàng hoá công cộng chính phủ thường dựa trên lợi

ích chung của toàn xã hội, đảm bảo công bằng xã hội.
d. Các quyết định kinh tế được đưa ra như thế nào?
Quyết định của khu vực công cộng là một quá trình lựa chọn công cộng rất
phức tạp, thường xuyên có sự xung đột về lợi ích, đòi hỏi phải có cơ chế điều hoà.
1.4.2 Nội dung nghiên cứu môn học
– Tìm hiểu xem khu vực công cộng tham gia những hoạt động kinh tế nào, và
chúng được tổ chức ra sao?
– Tìm hiểu và dự đoán trước tác động mà một chính sách của chính phủ có thể
gây ra.
– Đánh giá các phương án chính sách
1.4.3 Phương pháp luận nghiên cứu
a. Phương pháp phân tích thực chứng
Phân tích thực chứng là một phương pháp phân tích khoa học nhằm tìm ra mối
quan hệ nhân quả giữa các biến số kinh tế. Phương pháp này mang tính khách quan,
người phân tích đơn thuần chỉ mô tả hoặc đánh giá về tác động của chính sách dưới
dạng “nếu… thì…”, mà những giả thuyết đó có thể kiểm chứng được bằng thực tế.
b. Phương pháp phân tích chuẩn tắc
Phân tích chuẩn tắc là phương pháp phân tích dựa trên những nhận định chủ
quan cơ bản về điều gì đáng có hoặc cần làm để đạt được những kết quả mong muốn.
Sản phẩm của phân tích chuẩn tắc là kiến nghị về những chính sách hay giải pháp cần
thực hiện
12
c. So sánh hai phương pháp
Hai phương pháp phân tích trên có mối quan hệ bổ sung hỗ trợ lẫn cho nhau.
Phân tích thực chứng sẽ tạo thêm những cơ sở lập luận vững chắc để các nhận định
chuẩn tắc đưa ra có thêm căn cứ. Còn phân tích chuẩn tắc lại hữu ích đối với phân tích
thực chứng ở chỗ nó xác định các vấn đề và những khía cạnh mà phân tích thực chứng
cần tập trung nghiên cứu để kiểm định tác động của các thay đổi chính sách dự kiến
đến mục tiêu đề ra.
13

Chương 2
CHÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ
2.1. Độc quyền
2.1.1 Độc quyền thường
a. Định nghĩa
Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán, và
sản xuất ra sản phẩm không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi.
Trên thực tế thì không có độc quyền thuần tuý, vì các hàng hoá nói chung đều ít
nhiều có sản phẩm thay thế.
b. Nguyên nhân xuất hiện độc quyền
Độc quyền có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân, chủ yếu là:
– Là kết qủa của quá tranh cạnh tranh
Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho các doanh nghiệp nào kém hiệu quả bị những
doanh nghiệp khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ bị
đào thải ra khỏi cuộc chơi.
– Do được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường.
Nhiều hãng trở thành độc quyền là nhờ được chính phủ nhượng quyền khai thác
một thị trường nào đó. Với những ngành được coi là chủ đạo của quốc gia (quốc
phòng, công nghiệp sản xuất vũ khí), chính phủ thường tạo cho nó cơ chế có thể tồn tại
dưới dạng độc quyền nhà nước.
– Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ.
Chế độ này là một cơ chế bảo vệ quyền lợi của những nhà phát minh, khuyến
khích họ đầu tư công sức, thời gian và tiền của vào hoạt động nghiên cứu và triển khai,
góp phần nâng cao năng suất lao động và đời sống tinh thần cho xã hội. Những người
có bản quyền có một vị thế độc quyền lớn.
– Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt.
Việc nắm giữ được một nguồn lực hay một khả năng đặc biệt nào đó cũng sẽ
giúp người sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường. Ví dụ, Nam Phi có những
mỏ kim cương lớn nhất thế giới, nước này đã có một lợi thế gần như độc quyền về

khai thác và bán kim cương mà các quốc gia khác không có.
– Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất
Do tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng dần theo qui mô đã khiến việc
có nhiều hãng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không hiệu quả và hãng nào đã có
mặt trong thị trường từ trước thì có thể liên tục giảm giá khi mở rộng sản xuất biến nó
thành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường của các hãng mới. Đây
gọi là độc quyền tự nhiên.
14
c. Tổn thất phúc lợi do độc quyền thường gây ra
Nguyên tắc tối đa hoá lợi nhuận trong độc quyền là hãng sẽ sản xuất tại điểm
MR = MC thay vì tại điểm P = MC như trong thị trường cạnh tranh. Điều đó đã giúp
độc quyền có thể bán được với mức giá cao hơn và mức sản lượng thấp hơn thị trường
cạnh tranh để thu lợi nhuận siêu ngạch.
Hình vẽ minh hoạ:
Hình 1: Độc quyền thường
Diễn giải:
– Khi chưa có sự điều tiết của chính phủ hãng độc quyền sẽ quyết định sản xuất
tại mức sản lượng Q
1
và bán giá P
1
thu lợi nhuận siêu ngạch là phần diện tích
P
1
BEP
2
C

A
MC

E
AC
MR
D = MB
D(MSB)
0
Q
P
Q
1
Q
0
P
1
P
0
P
2
15
– Theo điều kiện biên về tính hiệu quả thì mức sản lượng này chưa hiệu quả, do
tại Q
1
thì MB > MC; mức tổn thất xã hội là diện tích tam giác ABC (tổn thất vô
ích do độc quyền)
– Theo định nghĩa về lợi ích biên, đường cầu chính là đường lợi ích biên xã hội
(MSB)
Vậy điểm sản xuất hiệu quả phải là Q
0
, tại đó MB = MC. Đây cũng chính là
mức sản lượng sẽ được sản xuất nếu thị trường này là cạnh tranh hoàn hảo.

d. Các giải pháp can thiệp của chính phủ
• Mục tiêu can thiệp:
Đưa mức sản lượng về mức tối ưu hóa phúc lợi xã hội. Hay nói cách khác là
đưa mức sản lượng về Q
0
hay đưa giá cả về mức P
0
.
Khống chế phần lợi nhuận của nhà độc quyền
• Giải pháp:
– Ban hành luật pháp và chính sách chống độc quyền
Cụ thể:
+ Chính phủ ban hành các điều luật nhằm ngăn cấm những hành vi nhất định
(như cấm các hãng cấu kết để cùng nâng giá) hoặc hạn chế một số cơ cấu thị trường
nhất định.
+ Chính phủ đưa ra các quy định cho phép các cơ quan chức năng được thường
xuyên kiểm tra việc định giá và cung ứng sản lượng của các hãng. Mục tiêu là hướng
dẫn doanh nghiệp cung ứng sản phẩm hàng hoá cần làm gì, định giá như thế nào?
+ Chính phủ đưa ra các chính sách khuyến khích sự cạnh tranh giữa các hãng
bằng cách hạ thấp các hàng rào ngăn cản sự xâm nhập thị trường, thúc đẩy sự phát
triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, dỡ bỏ sự ngăn cản giữa thị trường trong nước và
thị trường quốc tế.
– Sở hữu nhà nước đối với độc quyền
Áp dụng đối với một số ngành trọng điểm quốc gia.
– Kiểm soát giá cả
Mục đích của biện pháp này là buộc hãng độc quyền phải bán sản phẩm ở mức
giá cạnh tranh, tức là P
0
. Tuy nhiên, trong thực tế việc xác định P
0

là việc làm rất khó
khăn, nếu việc định giá không chính xác có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt hàng hoá.
– Đánh thuế
Nhằm giảm bớt lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền, góp phần phân phối lại của
cải trong xã hội.
Trên đây là những giải pháp lớn mà chính phủ thường áp dụng đối với độc
quyền, nói chung không có một giải pháp nào là hoàn hảo theo nghĩa nó có thể khắc
phục hết mọi sự phi hiệu quả của thị trường mà không gây méo mó đối với nền kinh tế.
2.1.2. Độc quyền tự nhiên – trường hợp của các ngành dịch vụ công
16
a. Định nghĩa
Là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quá trình sản xuất đã cho phép
hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi qui mô sản xuất mở rộng, do đó đã dẫn
đến cách tổ chức sản xuất hiệu qủa nhất là chỉ thông qua một hãng duy nhất.
Hình thức tổ chức sản xuất này thường hay thấy trong các ngành dịch vụ công
như điện, nước, thuỷ lợi, đường sắt,
b. Sự phi hiệu quả của độc quyền tự nhiên khi chưa bị điều tiết
Hình vẽ minh hoạ:
Hình 2: Độc quyền tự nhiên
Diễn giải:
– Theo định nghĩa, đường chi phí trung bình AC của hãng độc quyền tự nhiên sẽ
giảm dần khi qui mô sản xuất mở rộng, do đó đường chi phí biên MC cũng đi
xuống và luôn nằm dưới đường AC.
MC
P
DMR
P
0
A
N

AC
B
P
2
F
E
G
P
1
M
0 Q
1
Q
2
Q
0
Q
17
– Khi chưa có sự điều tiết của chính phủ, nhà độc quyền tự nhiên sẽ sản xuất tại
Q
1
là nơi MR = MC, với mức giá P
1
, lợi nhuận siêu ngạch mà hãng đạt được là
P
1
EGF
– Theo điều kiện biên về tính hiệu quả thì tại mức sản lượng Q
1
không hiệu quả.

Mức hiệu quả phải đạt tại Q
0
ở đó P = MC hay MB = MC;
– Tuy nhiên, tại mức Q
0
, mức giá P
0
thấp hơn chi phí sản xuất trung bình (ON),
như vậy hãng không đủ bù đắp các chi phí sản xuất và không thể tồn tại được
trong thị trường. Tổng mức lỗ lúc này là P
0
NMA.
Để giải quyết nghịch lý này, chính phủ sẽ sử dụng các chiến lược định giá bằng
chi phí trung bình, định giá bằng chi phí biên cộng với một khoản thuế khoán,
d. Các chiến lược điều tiết độc quyền tự nhiên của chính phủ
Các chiến lược điều tiết độc quyền tự nhiên của chính phủ bao gồm: định giá
bằng chi phí trung bình; định giá bằng chi phí biên cộng với một khoản thuế khoán;
định giá hai phần.
Mỗi chiến lược đều có ưu, nhược điểm, được mô tả cụ thể qua bảng sau:
Diễn giải Ưu điểm Nhược điểm
Định giá
bằng chi
phí trung
bình
Loại bỏ được hoàn toàn lợi
nhuận siêu ngạch của
hãng độc quyền
Khó xác định chi phí
trung bình của hãng
độc quyền

Vẫn chưa đạt tới mức
sản lượng hiệu quả và
gây tổn thất phúc lợi
xã hội.
Định giá
bằng chi
phí biên
cộng với
một khoản
thuế khoán
Hiệu quả trong việc đạt
mục tiêu
Khó áp dụng thuế
khoán vì nó không
phân biệt giữa mọi cá
nhân dẫn tới tình trạng
không công bằng
Định giá
hai phần
Hiệu quả trong việc đạt
mục tiêu.
Phần cố định bằng nhau =
P
0
N
Phần thay đổi theo mức sử
dụng = OP
o
(= MC)
???

2.2. Ngoại ứng
Ngoại ứng là một trường hợp phi hiệu quả của thị trường đòi hỏi có sự can
thiệp của chính phủ.
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm
18
Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng
trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng những ảnh hưởng đó lại không
được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là các ngoại ứng.
Ngoại ứng có thể là ngoại ứng tiêu cực hoặc tích cực
– Ngoại ứng tiêu cực là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài
người mua và người bán trên thị trường nhưng chi phí đó lại không được phản
ánh trong giá cả thị trường) Ví dụ: ô nhiễm môi trường
– Ngoại ứng tích cực là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba (không phải là
người mua và người bán) và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán.
Ví dụ: tiến bộ của công nghệ thông tin
Đặc điểm của ngoại ứng:
– Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất lẫn tiêu dùng gây ra
– Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ
mang tính tương đối
– Sự phân biệt giữa tính chất tích cực và tiêu cực của ngoại ứng chỉ là tương đối.
– Tất cả các ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu xét dưới quan điểm xã hội. Tức là
khi xuất hiện ngoại ứng, hoặc chi phí biên hoặc lợi ích biên của tư nhân không
nhất trí với chi phí biên hoặc lợi ích biên xã hội. Do đó, mức sản xuất tối ưu thị
trường cũng khác với mức hiệu quả xã hội.
2.2.2 Ngoại ứng tiêu cực
a. Sự phi hiệu quả của ngoại ứng tiêu cực
Bối cảnh nghiên cứu
Ví dụ: Xét trường hợp nhà máy giấy và một hợp tác xã (HTX) đánh cá đang sử
dụng chung một cái hồ. Nhà máy dùng chiếc hồ làm nơi xả thải và đã làm chết cá, gây
ảnh hưởng đến hoạt động đánh bắt thủy sản của HTX.

Hình vẽ minh hoạ:
19
Hỡnh 3: Ngoi ng tiờu cc
Din gii: vỡ hot ng ca nh mỏy gõy ra ngoi ng tiờu cc cho HTX ỏnh
cỏ nờn i kốm vi ng MPC ny cũn cú mt ng MEC (chi phớ ngoi ng biờn)
cho bit tng thit hi m HTX phi gỏnh chu khi nh mỏy sn xut thờm mt n v
sn lng
Ta cú:
– MB: li ớch biờn m nh mỏy thu c, ng vi tng mc sn lng.
– MPC: chi phớ biờn ca nh mỏy, tc l mi khon chi phớ m nh mỏy thc s
phi chi ra sn xut thờm mt n v sn lng.
– MEC: chi phớ ngoi ng biờn.
– MSC: chi phớ biờn i vi xó hi
– MSC = MPC + MEC
La chn sn xut ca doanh nghip (nh mỏy) ti im B ú MB = MPC,
sn lng t Q
1
. im ny cũn gi l mc sn lng ti u th trng
Theo nguyờn tc biờn v hiu qu, mc sn lng ti u xó hi phi t ti
im A, ú MB = MSC, sn lng t Q
2
.
Suy ra, doanh nghip (nh mỏy) sn xut nhiu hn mong mun ca xó hi, gõy
tn tht l din tớch tam giỏc ABC. Gii thớch:
– Tng li nhun tng thờm khi nh mỏy duy trỡ mc sn lng t Q
0
n Q
1
l
din tớch tam giỏc ABE

HTX b thit hi do ụ nhim nh mỏy thi ra, vi mi n v sn lng do nh
mỏy sn xut HTX s chu thit mt khon bng MEC, vỡ vy khi sn lng t Q
0
n
Q
1
thỡ tng thit hi gõy ra cho HTX s l din tớch hỡnh abQ
1
Q
0
. Vỡ din tớch hỡnh
E
MB
b
a

Thiệt hại HTX
phải chịu thêm
Lợi nhuận
nhà máy
đợc thêm
MEC
B

C

MPC
20
tháng ACBE = diện tích hình thang abQ
1
Q
0
=> tổn thất xã hội bằng = diện tích ACBE
– diện tích ABE = diện tích ABC.
Lưu ý rằng, mức sản xuất hiệu quả xã hội không có nghĩa là một mức sản
lượng không gây ô nhiễm, bởi lẽ yêu cầu như vậy cũng đồng nghĩa với việc chấm dứt
sản xuất. Cái mà xã hội yêu cầu là phải tìm ra mức ô nhiễm chấp nhận được, theo
nghĩa lợi ích của sản xuất mang lại phải bù đắp những chi phí mà xã hội phải gánh
chịu khi tiến hành sản xuất, trong đó tính đến cả chi phí do ô nhiễm.
b. Giải pháp khắc phục ngoại ứng tiêu cực
(i) Các giải pháp tư nhân đối với ngoại ứng
Tư nhân cũng có thể tự hành động để khắc phục tác động của ngoại ứng tiêu
cực. Giải pháp điển hình nhất là trao quyền sở hữu tài sản cho một trong các bên tham
gia thị trường.
Sự xuất hiện ngoại ứng có nguyên nhân từ việc thiếu một qui định rõ ràng về quyền sở
hữu đối với các nguồn lực được các bên sử dụng chung.
Định lý Coase: nếu chi phí đàm phán là không đáng kể thì có thể đưa ra được
một giải pháp hiệu quả đối với ngoại ứng bằng cách trao quyền sở hữu đối với các
nguồn lực được sử dụng chung cho một bên nào đó. Kết quả này không phụ thuộc vào
việc bên nào trong số các bên liên quan đến ngoại ứng được trao quyền sở hữu.
Trở lại ví dụ về nhà máy và HTX đánh cá
Chứng minh:
Trường hợp 1: Quyền sở hữu cái hồ được trao cho nhà máy: HTX phải thực

hiện đền bù cho nhà máy, Mức đền bù tại mức sản lượng J, tại đó:
MEC tại j ≥ Mức đền bù ≥ MB – MPC tại j
Trường hợp 2: Quyền sở hữu cái hồ được trao cho HTX: Nhà máy phải thực
hiện đền bù cho HTX, Mức đền bù tại mức sản lượng J, tại đó:
MEC tại j ≤ Mức đền bù ≤ MB – MPC tại j.
Hạn chế của giải pháp:
– Chỉ có thể thực hiện được nếu chi phí đàm phán không đáng kể
– Chủ sở hữu nguồn lực có thể xác định được nguyên nhân gây thiệt hại cho tài
sản của họ và có thể ngăn chặn điều đó bằng luật pháp.
– Bên nào được trao quyền sở hữu sẽ được nhận đền bù, có thể đó là bên gây
ngoại ứng tiêu cực
Kết luận: Định lý Coase chỉ phù hợp với những ngoại ứng nhỏ, có liên quan
đến một số ít đối tượng và nguyên nhân gây ra ngoại ứng có thể xác định dễ dàng.
Sáp nhập
Một cách để giải quyết vấn đề là “nội hoá” ngoại ứng bằng cách sáp nhập các
bên có liên quan lại với nhau.
Trở lại ví dụ trên nếu nhà máy và HTX liên kết lại với nhau trong một công ty
chung thì lợi nhuận của liên doanh này sẽ cao hơn tổng mức lợi nhuận đơn lẻ của từng
21
bên khi họ chưa liên kết. Khi đó liên doanh sẽ phải cân nhắc lợi ích của cả hai hoạt
động và dừng lại ở mức sản lượng tối ưu xã hội.
Về một mặt nào đó, sáp nhập cũng chính là một hình thức áp dụng định lý
Coase.
Hạn chế: khi ngoại ứng có ảnh đến rất đông đối tượng như cộng đồng dân
chẳng hạn thì không phải lúc nào việc sáp nhập cũng có thể diễn ra suôn sẻ.
Dùng dư luận xã hội
Bằng cách sử dụng dư luận, tập tục, lề thói xã hội làm một công cụ để buộc cá
nhân phải lưu tâm đến ngoại ứng mà mình gây ra.
Ví dụ: phê phán người vứt rác ra thành phố, thuyết phục người tiêu dùng tẩy
chay hàng gây ô nhiễm

(ii) Các phải pháp của chính phủ:
Trong những trường hợp mà giải pháp tư nhân không đủ hiệu lực để tạo ra một
kết cục đạt hiệu quả, chính phủ sẽ can thiệp vào bằng nhiều cách, cụ thể:
Đánh thuế
– Mục tiêu: Làm cho Doanh nghiệp phải giảm sản lượng tới mức sản lượng tối
đa hoá phúc lợi xã hội.
– Nguyên nhân: Chi phí tư nhân biên thấp hơn chi phí xã hội biên (MPC < MSC)
Nguyên nhân khiến nhà máy sản xuất không hiệu quả (sản xuất quá nhiều) là do
giá cả các đầu vào mà nhà máy phải trả để sản xuất không phản ánh đúng chi phí xã
hội biên. Vì thế một giải pháp rất tự nhiên được Pigou đưa ra là đánh thuế ô nhiễm đối
với nhà máy này.
Định hướng là làm tăng MPC của doanh nghiệp, tức tìm cách đẩy đường MPC lên
cao
– Thuế Pigou là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị sản phẩm đầu ra của hãng gây ô
nhiễm, sao cho nó đúng bằng chi phí ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưu
xã hội, tại MEC = Q
xh
.
– Diễn giải (xem hình vẽ minh hoạ)
22
Hình 4: Đánh thuế đối với ngoại ứng tiêu cực
Trên hình vẽ, MEC tại mức sản lượng tối ưu xã hội chính là đoạn aQ
0
, hay đoạn
AE. Khi đánh thuế Pigou, đường MPC của nhà máy sẽ dịch chuyển song song lên trên
thành đường MPC + t; khi đó để tối đa hoá lợi nhuận, nhà máy sẽ đặt MB = MPC + t,
tức là sản xuất tại điểm Q
0
mà xã hội mong muốn.
Chính phủ thu được khoản thuế = diện tích phần in đậm, và sẽ sử dụng thuế này

để bồi thường cho HTX đánh cá.
Khó khăn trong việc đánh thuế Pigou là phải xác định chính xác thuế suất, đây
là việc không dễ dàng;
Đề xuất: đánh thuế gián tiếp vào những hàng hoá bổ sung đi kèm với hoạt động
gây ô nhiễm.
Trợ cấp.
Trong điều kiện số lượng người gây ô nhiễm là cố định thì có thể đạt được mức
sản lượng hiệu quả bằng cách trả cho người gây ô nhiễm để họ giảm bớt mức độ gây
ra ô nhiễm. Hoạt động này tương tự như việc đánh thuế.
– Mục tiêu là giảm sản lượng của nhà máy
– Biện pháp: trợ cấp
E
A


B





0 Q
0
Q
1
Q

23
Diễn giải:
Hình 5: Trợ cấp đối với ngoại ứng tiêu cực

Với tất cả các đơn vị sản lượng từ Q
1
đến Q
0
nhà máy đều có mức lợi ích biên
ròng thấp hơn mức trợ cấp nên khi có trợ cấp, nhà máy sẽ không sản xuất những đơn
vị sản lượng này nữa. Trái lại, với những đơn vị sản lượng từ Q
0
trở xuống thì lợi ích
biên ròng lại lớn hơn nên chính sách trợ cấp không còn hấp hẫn đối với nhà máy nữa.
Kết quả nhà máy sẽ dừng sản xuất tại mức Q
0
.
Diện tích ô in đậm là phần trợ cấp mà nhà máy nhận được.
Ví dụ chương trình định canh, định cư để hạn chế nạn phá rừng.
Hạn chế:
– Giải pháp này đi ngược với quan điểm chung của xã hội là người gây ra tác hại
cho xã hội phải bị trừng phạt chứ khong phải được thưởng (trợ cấp). Vô hình
chung sẽ khuyến khích các nhà máy sản xuất gây ô nhiễm
– Giải pháp này chỉ hữu hiệu khi nó được kết hợp với các biện pháp khác nhằm
ngăn chặn nguy cơ xuất hiện người gây ô nhiễm mới.
– Để có tiền trợ cấp, chính phủ lại phải đánh thuế ở đâu đó trong nền kinh tế, điều
này lại gây ra tính phi hiệu quả ở những nơi khác trong nền kinh tế.
Hình thành thị trường ô nhiễm.
Chính phủ bán giấy phép gây ô nhiễm hay còn gọi là giấy phép xả thải cho các
nhà sản xuất.
E
A





C

B




24
Theo đó, chính phủ sẽ bán cho các nhà sản xuất giấy phép xả thải tương ứng
với lượng phế thải Z
0
(tại điểm Q
0
). Các hãng sẽ tiến hành đấu giá để mua được những
giấy phép này, hãng nào trả giá cao nhất sẽ được nhận.
Mức giá của những giấy phép này sẽ là mức giá cân bằng thị trường, sao cho
lượng ô nhiễm sẽ đúng bằng mức chính phủ mong muốn. Mức giá cân bằng đối với
các giấy phép xả thải được gọi là phí xả thải.
Hình vẽ minh hoạ:
Hình 6: Thiết lập thị trường về giấy phép xả thải
S
z
, Dz lần lượt là đường cung cầu về giấy phép xả thải; chính phủ sẽ tuyên bố
bán đấu giá Z
*
,
mức giá cân bằng cho mỗi đơn vị ô nhiễm đạt tại P

*
.
Chính phủ sẽ thu
tiền được tiền từ cơ chế đấu giá.
Hãng nào không sẵn sàng trả mức giá P
*
cho mỗi đơn vị ô nhiễm gây ra sẽ phải
giảm sản lượng hoặc lựa chọn một công nghệ sản xuất sạch hơn.
Tương tự, chính phủ thay biện pháp đấu giá giấy phép xả thải bằng việc cấp
không giấy phép xả thải cho các hãng, rồi cho phép các hãng được trao đổi, mua bán
các giấy phép này với nhau thì kết quả tạo ra cũng hoàn toàn như nhau. Tuy nhiên, tiền
chuyển nhượng giấy phép sẽ thuộc về những hãng nào may mắn được chính phủ cấp
cho giấy phép.
Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải
Mục tiêu của giải pháp
Theo cách này mỗi hãng gây ô nhiễm sẽ bị yêu cầu chỉ được gây ô nhiễm ở một
mức nhất định gọi là mức chuẩn thải, nếu không sẽ bị buộc đóng cửa. Mục tiêu là làm
cho doanh nghiệp phải giảm sản lượng tới mức sản lượng tối đa hoá phúc lợi xã hội.
Phân tích
Cách làm này thường không có hiệu quả khi có nhiều hãng cùng gây ô nhiễm,
nhưng mỗi hãng có khả năng giảm ô nhiễm với các chi phí khác nhau.
Hình vẽ và diễn giải:
Hai hãng X, Y cùng xả khí thải gây ô nhiễm môi trường.
0 Z*

Số giấy phép
P*
Phí xả
thải
S

z
Dz
25
Dưới đây, tất cả chúng ta sẽ đi sâu xem xét ba quy mô kinh tế nổi bật, đó là nềnkinh tế thị trường thuần tuý, nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyên sâu và nền kinh tế hỗn hợpđể xem xét vai trò kinh tế của chính phủ nước nhà. • Mô hình kinh tế thị trường thuần tuý – Được thiết kế xây dựng xuất phát từ quan điểm bàn tay vô hình dung của Adam Smith. – Đó là một nền kinh tế mà mọi hàng hoá và dịch vụ đều do khu vực tư nhân sảnxuất và mọi hoạt động giải trí mua và bán thanh toán giao dịch đều diễn ra trên thị trường, với giá cảlà loại sản phẩm của sự tương tác giữa cung và cầu. Mọi cá thể đều hoàn toàn có thể tự domua bán mọi thứ hàng hoá, tuỳ theo sở trường thích nghi và năng lượng kinh tế ( thu nhập ) củahọ. – Vai trò của cơ quan chính phủ rất hạn chế. Hạn chế, trong một số ít trường hợp thị trường thất bại, không hề tự khắc phụcđược ( xích míc giữa chủ tư bản và người lao động, khủng hoảng kinh tế, thấtnghiệp ). • Mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyên sâu – Từ thất bại không hề tự khắc phục của nền kinh tế thị trường thuần tuý, xuấthiện tư tưởng hình thành một cơ quan kế hoạch tập trung chuyên sâu có năng lực thống kê giám sát, điều phối có kế hoạch mọi cân đối trong nền kinh tế quốc dân – Mọi quyết định hành động về sản xuất và phân phối mẫu sản phẩm đều do một cơ quan trungương của cơ quan chính phủ quyết định hành động, thay vì những lực lượng thị trườngHạn chế, gây ra sự tuỳ tiện, chủ quan rất lớn trong việc áp đặt Chi tiêu và sảnlượng, thủ tiêu động lực phấn đấu của cá thể và gây ra sự tiêu tốn lãng phí, phi hiệu quảnghiêm trọng trong xã hội. • Mô hình nền kinh tế hỗn hợp – Tư tưởng quản lý và vận hành song song, tương tác và tương hỗ lẫn nhau của cả thị trường vàchính phủ – Vai trò của chính phủ nước nhà trong mỗi nền kinh tế nhất định lại mạnh yếu khác nhau – Hiện nay hầu hết được vận dụng ở những nước trên quốc tế. 1.1.2. Sự đổi khác vai trò của chính phủ nước nhà trong thực tiễn tăng trưởng của thế kỷ 20 • Thập kỷ 50 – 70C ác nước có tham vọng kiến thiết xây dựng cho mình một nền kinh tế tự chủ, tự cường vàvững mạnh. Vì thế, họ cho rằng chính phủ nước nhà có vai trò quan trọng trong việc chỉ huy conđường tăng trưởng. Khi đó chính phủ nước nhà được coi là người phân chia những nguồn lực trong xãhội, xác lập những ngành công nghiệp ưu tiên kế hoạch để bảo lãnh tăng trưởng. Việccung cấp hàng hoá và dịch vụ cho nền kinh tế quốc dân do những doanh nghiệp nhà nướcđảm nhiệm. Kết quả : nền công nghiệp hướng nội phi hiệu suất cao, ngoại tệ thiếu vắng lớn, nềnnông nghiệp què quặt, dẫn tới thiếu tín nhiệm về vai trò của chính phủ nước nhà. • Thập kỷ 80Q uan điểm lúc này là thu hẹp sự can thiệp của chính phủ nước nhà, tạo điều kiện kèm theo cho thịtrường quản lý và vận hành tự do hơn. Chính thế cho nên, hàng loạt những chủ trương như giảm sự địnhgiá quá cao của đồng bản tệ, tự do hoá lãi suất vay, thu hẹp khu vực công cộng, giảm điềutiết thị trường, xoá bỏ sự can thiệp trực tiếp so với thương mại và góp vốn đầu tư được banhành. Kết quả : việc thu hẹp khu vực công cộng đã kéo theo sự cắt giảm tiêu tốn ngânsách, nhất là cho những dịch vụ thiết yếu so với người nghèo như giáo dục và y tế, từđó dẫn tới trào lưu chỉ trích can đảm và mạnh mẽ quan điểm này. • Thập niên 90B áo cáo của ngân hàng nhà nước quốc tế ( WB ) cả chính phủ nước nhà và thị trường hay khu vựctư nhân đều có vai trò quan trọng trong quy trình tăng trưởng. – Khu vực tư nhân có trách nhiệm sản xuất và cung ứng hàng hoá và dịch vụ mộtcách có hiệu suất cao nhất – nhà nước có trách nhiệm phải kiến thiết xây dựng một môi trường tự nhiên thể chế, pháp lý và kinhdoanh thuận tiện, đồng thời bảo vệ những dịch vụ thiết yếu cho người nghèotức là chính phủ nước nhà có vai trò tăng cường thể chế và khung pháp lý trong nền kinhtế, tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu tư nhân, kiến thiết xây dựng kiến trúc, bảo vệgiúp đỡ người nghèo. 1.1.3. nhà nước và khu vực công cộngTrong nhiều tài liệu khu vực công cộng được sử dụng như một thuật ngữ tươngđương khái niệm về khu vực của chính phủ nước nhà. Trong nền kinh tế hỗn hợp ngày này, luôn có sự xen kẽ phối hợp giữa hai hìnhthức phân chia nguồn lực : phân chia nguồn lực theo cơ chế thị trường, phân chia nguồn lựctheo chính sách phi thị trường. Phân bổ nguồn lực theo cơ chế thị trường phải tuân theo những qui luật của thịtrường như qui luật về sự khan hiếm, quy luật cung – cầu, quy luật giá trị, Phươngthức này sẽ lấy động cơ tối đa hoá quyền lợi làm tiềm năng phân chia. Phân bổ nguồn lựctheo cơ chế thị trường hình thành khu vực tư nhân. Phân bổ phi thị trường thường sử dụng những công cụ can thiệp phổ cập củachính phủ để điều tiết cách phân chia của thị trường như thuế, trợ cấp, mệnh lệnh hànhchính, Phân bổ nguồn lực không theo tín hiệu của thị trường : hình thành khu vựccông cộng ( khu vực chính phủ nước nhà ) Một số nghành cơ bản sau đây được xếp vào khu vực công cộng – Hệ thống những cơ quan quyền lực của nhà nước – Hệ thống quốc phòng, bảo mật an ninh, trật tự bảo đảm an toàn xã hội … – Hệ thống KCHT kỹ thuật và xã hội – Các lực lượng kinh tế của cơ quan chính phủ – Hệ thống phúc lợi xã hội ( ASXH ) 1.1.4. Khu vực công cộng ở Việt NamQuá trình hình thành và tăng trưởng của khu vực công cộng ở Nước Ta có thểkhái quát lại thành 2 tiến trình lớn : Giai đoạn nước ta còn trong chính sách kế hoạch hoátập trung và quy trình tiến độ từ khi tất cả chúng ta chuyển sang cơ chế thị trường. Sau đây tất cả chúng ta cùng nghiên cứu và phân tích đặc thù của 2 tiến trình này • Trước năm 1986K hu vực công cộng là khu vực chủ yếu, chi phối mọi mặt của đời sống xã hội. – nhà nước tăng trưởng kinh tế quốc doanh trên toàn bộ những nghành nghề dịch vụ, bao cấp chokinh tế tập thể, hạn chế kinh tế tư nhân và mái ấm gia đình. – Các quan hệ hành chính đã sửa chữa thay thế cho hầu hết quan hệ thị trường, không tồntại sự cạnh tranh đối đầu giữa những doanh nghiệp – DNNN giữ vị trí độc quyền trong sản xuất, mua và bán – Ngoại thương bị hạn chế và trấn áp gắt gao, góp vốn đầu tư quốc tế không đượckhuyến khích • Sau năm 1986S ự phân định về vai trò của kinh tế công cộng và kinh tế tư nhân ngày càng rõnét. nhà nước không còn đóng vai trò là một lực lượng kinh doanh thương mại mà chuyển sang làngười định tiềm năng, tổ chức triển khai, điều tiết, tương hỗ, hướng dẫn và tạo môi trường tự nhiên kinh tế vàpháp luật thuận tiện cho hoạt động giải trí kinh doanh thương mại. Giai đoạn này, khu vực công cộng đạtđược nhiều thành tựu nhưng cạnh bên đó vẫn còn nhiều hạn chế. Thành tựu – Cải cách về thể chế kinh tế để tạo điều kiện kèm theo thôi thúc sự tăng trưởng của khu vựctư nhân – Đầu tư của ngân sách cũng có chuyển biến mạnh, giảm dần việc bao cấp quavốn góp vốn đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước, tăng cường góp vốn đầu tư hạ tầng và xoáđói giảm nghèo. – Lộ trình cải cách hành chính đã được thực thi và có nhiều bước văn minh đáng kể – Các doanh nghiệp nhà nước đang phấn đấu thực sự tiếp đón tốt vai trò chủđạo của mình – Hệ thống ASXH đã trong bước đầu được hình thành và tăng trưởng. Hạn chế : – Nền hành chính nhà nước còn mang nặng dấu ấn của chính sách tập trung chuyên sâu quan liêubao cấp – Hệ thống kiến trúc đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đápứng được tiềm năng đề ra : thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và mất cân đốinghiêm trọng giữa nông thôn và thành thị. Chưa kêu gọi được nguồn lực củacác TPKT khác ngoài nhà nước tham gia vào tăng trưởng kiến trúc – Hệ thống DNNN vẫn bộ lộ rõ những yếu kém chưa khắc phục được – Hệ thống ASXH mới ở khoanh vùng phạm vi hẹp, đa phần mới chỉ tiếp cận được những DNNN, khu vực có vốn góp vốn đầu tư quốc tế, những DNTNNguyên nhân dẫn tới hạn chế – Xuất phát điểm nước ta quá thấp, ngân sách nhà nước nhỏ bé, mất cân đốinghiêm trọng và lê dài – Cải cách hành chính đi chậm so với cải cách kinh tế và thể chế – Cơ chế lôi cuốn vốn góp vốn đầu tư của những TPKT khác góp vốn đầu tư vào những nghành nghề dịch vụ kinh tếcông cộng chưa được định hình rõ nét. Thói quen được bao cấp, bảo lãnh vẫnchưa xử lý triệt để. 1.2. Cơ sở khách quan cho sự can thiệp của cơ quan chính phủ vào nền kinh tế1. 2.1. Các tiêu chuẩn về hiệu suất cao sử dụng nguồn lựca. Hiệu quả Pareto và hoàn thành xong ParetoMột sự phân chia nguồn lực được gọi là đạt hiệu suất cao Pareto nếu như không cócách nào phân chia lại những nguồn lực để làm cho tối thiểu một người được lợi hơn màkhông phải làm thiệt hại đến bất kể ai khác. Vilfredo Pareto ( 1848 – 1923 ), nhà kinh tế – xã hội học người Italia. Một khái niệm khác có tương quan ngặt nghèo đến hiệu suất cao Pareto là khái niệmhoàn thiện Pareto. Nếu còn sống sót một cách phân chia lại những nguồn lực làm cho ítnhất một người được lợi hơn mà không phải làm thiệt hại cho bất kể ai khác thì cáchphân bổ lại những nguồn lực đó là triển khai xong Pareto so với cách phân chia khởi đầu. Ví dụ : – Hiệu quả trong sản xuất hàng hoá – Hiệu quả trong trao đổi hàng hoáNhư vậy tiêu chuẩn hiệu suất cao Pareto dựa trên một quan điểm cho rằng, cá nhânphải được tự do theo đuổi quyền lợi cá thể, với điều kiện kèm theo sự theo đuổi đó không làmphương hại đến quyền lợi của người khác. b. Điều kiện đạt hiệu suất cao ParetoXét một quy mô đơn thuần nhất về một nền kinh tế chỉ có 2 người A và B, sửdụng hai loại nguồn vào có lượng cung cố định và thắt chặt là vốn ( K ) và lao động ( L ), để sản xuất vàtiêu dùng hai loại hàng hoá là lương thực ( X ) và quần áo ( Y ). Điều kiện công nghệ tiên tiến làcho trước. Để một nền kinh tế đạt hiệu suất cao Pareto tổng lực, trong những nghành sản xuất, phân phối và hỗn hợp, cần có 3 điều kiện kèm theo như sau : ( i ) Điều kiện hiệu suất cao sản xuất : Tỷ suất sửa chữa thay thế kỹ thuật biên giữa 2 loại đầuvào bất kể của tổng thể những hãng sản xuất phải như sau : MRTS = MRTS ( ii ) Điều kiện hiệu suất cao phân phối : Tỷ suất thay thế sửa chữa biên giữa 2 loại hàng hoá bấtkỳ của toàn bộ những cá thể tiêu dùng phải như nhau : MRS = MRS ( iii ) Điều kiện hiệu suất cao hỗn hợp : Tỷ suất quy đổi biên giữa 2 hàng hoá bấtkỳ phải bằng tỷ suất sửa chữa thay thế biên giữa chúng của toàn bộ những cá thể : MRTXY = MRS = MRSƯu điểm yếu kém của điều kiện kèm theo hiệu suất cao Pareto : – Ưu điểm : khoa học, đúng mực – Hạn chế : rất khó vận dụng trong thực tếc. Điều kiện biên về hiệu quảMặc dù hiệu suất cao Pareto rất hữu dụng trong triết lý kinh tế, nhưng những tiêu chímà nó đưa ra lại quá nặng về kỹ thuật, do đó năng lực vận dụng điều kiện kèm theo này trongthực tế rất hạn chế. Để khắc phục điều đó, những nhà kinh tế đưa ra nguyên tắc đơn giảnhơn tiêu chuẩn hiệu suất cao Pareto, đó là điều kiện kèm theo biên về hiệu suất cao. Mức sản xuất hiệu suất cao nhất về hàng hoá này sẽ đạt khi quyền lợi biên bằng chi phíbiên : MB = MC ; hay quyền lợi biên ròng ( MB – MC = 0 ). Trong đó, MB là quyền lợi biên, tức là quyền lợi thu thêm khi sản xuất thêm một đơn vịhàng hoá ; MC là ngân sách biên, là ngân sách phát sinh thêm để sản xuất đơn vị chức năng hàng hoá đó. 1.2.2. Định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợia. Nội dung Định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợiĐịnh lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi phát biểu rằng : Chừng nào nền kinh tế còn là cạnh tranh đối đầu tuyệt vời, tức là những người sản xuấtvà tiêu dùng còn đồng ý giá, thi chừng đó, trong những điều kiện kèm theo nhất định ( sẽđược bàn đến sau ), nền kinh tế sẽ tất yếu chuyển tới một cách phân chia nguồn lực đạthiệu qủa ParetoNhư vậy, nền kinh tế cạnh tranh đối đầu sẽ tự “ động ” phân chia những nguồn lực một cách hiệuquả nhất mà không cần bất kể một sự xu thế tập trung hoá nào. b. Hạn chế của tiêu chuẩn Pareto và Định lý cơ bản của Kinh tế học Phúc lợiCó 4 hạn chế hầu hết như sau : – Thứ nhất, định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi chỉ đúng trong môi trườngcạnh tranh hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, trong trong thực tiễn nền kinh tế không phải lúc nàocũng bảo vệ được điều kiện kèm theo này, do đó cần có cơ quan chính phủ can thiệp – Thứ hai, hiệu suất cao chỉ là một tiêu chuẩn để quyết định hành động xem một sự phân bổnguồn lực đơn cử là tốt hay xấu, chứ không phải tiêu chuẩn duy nhất. Nó chỉquan tâm đến mức quyền lợi tuyệt đối của từng cá thể chứ không chăm sóc đếnmức quyền lợi tương đối những cá thể với nhau hay nó không chăm sóc tới sự bấtbình đẳng. Do vậy bảo vệ công minh xã hội trở thành một thiên chức quan trọngcủa cơ quan chính phủ. – Thứ ba, tiêu chuẩn Pareto chỉ đưa ra một tín hiệu tốt về hiệu suất cao phân bổnguồn lực trong điều kiện kèm theo nền kinh tế không thay đổi. Nhưng khi nền kinh tế đứngtrước những không ổn định không hề đưa ra được những tín hiệu tốt. Bằng những công cụchủ yếu như chủ trương tài khoá, chủ trương tiền tệ, cơ quan chính phủ thiết yếu và cókhả năng đảm nhiệm tốt công dụng này – Thứ tư, Định lý cơ bản của Kinh tế học phúc lợi được nghiên cứu và điều tra trong bốicảnh một nền kinh tế đóng. Tuy nhiên, trong điều kiện kèm theo hội nhập toàn thế giới hiệnnay, thì tính hiệu suất cao cần đặt trong một trạng thái động. Chính vì những nguyên do nêu trên đã tạo nên một cơ sở khách quan cho sự canthiệp của chính phủ nước nhà vào nền kinh tế. Đó là : – nhà nước can thiệp để khắc phục thất bại thị trường nhằm mục đích nâng cao hiệu quảphân bổ nguồn lực – nhà nước can thiệp để phân phối lại thu nhập và nguồn lực, nhằm mục đích đảm bảocông bằng xã hội – nhà nước can thiệp để ổn định hoá kinh tế vĩ mô, nhằm mục đích tạo ra một môi trườngcạnh tranh lành mạnh cho những chủ thể trong nền kinh tế quốc dân – nhà nước đại diện thay mặt cho quyền lợi và nghĩa vụ vương quốc trên thị trường quốc tế1. 2.3. Thất bại thị trường – cơ sở cơ quan chính phủ can thiệp vào nền kinh tếThất bại của thị trường là những trường hợp mà thị trường cạnh tranh đối đầu không thểsản xuất ra hàng hoá và dịch vụ ở mức như xã hội mong ước. Những trường hợp thất bại thị trường đa phần là : a. Độc quyền thị trườngChúng ta đã biết về độc quyền, khi những hãng có quyền lực tối cao độc quyền hoàn toàn có thể tạothêm doanh thu siêu ngạch cho mình bằng cách tăng giá mà không sợ đối thủ cạnh tranh mới gianhập thị trường. Để ngăn ngừa rủi ro tiềm ẩn này, cơ quan chính phủ cần trấn áp ngặt nghèo thịtrường để bảo vệ rằng những rào cản so với sự gia nhập thị trường không trở thànhnhững phương tiện đi lại khuyến khích quyền lực tối cao độc quyền. b. Ngoại ứngNgoại ứng là gì ? Ví dụ hoạt động giải trí xả khói thải của những xí nghiệp sản xuất, phương tiệngiao thông, ảnh hưởng tác động của tiêm phòng ngừa VacxinTrong trường hợp có ngoại ứng, thị trường sẽ không đạt hiệu suất cao xã hội, vì lợiích biên hoặc ngân sách biên của tư nhân không đồng nhất với quyền lợi hoặc ngân sách biênmà xã hội đồng ý. Để đối phó lại những trường hợp này, chính phủ nước nhà phải can thiệpđể buộc những bên thamg ia thanh toán giao dịch thị trường phải tính đến ảnh hưởng tác động mà mình gây racho đối tượng người tiêu dùng thứ ba, nhờ đó hoàn toàn có thể kiểm soát và điều chỉnh những hoạt động giải trí của thị trường đạt tớimức tối ưu xã hội. c. Hàng hoá công cộngHàng hoá công cộng là gì ? Lợi ích tiêu dùng hàng hoá này chỉ hoàn toàn có thể được thụhưởng chung giữa toàn bộ mọi người. Ví dụ : đường xá giao thông vận tải, quốc phòng bảo mật an ninh, Đặc điểm điển hình nổi bật của hàng hoá công cộng là : – Cùng một lượng hàng hoá này hoàn toàn có thể do nhiều người cùng thụ hưởng, màkhông làm giảm quyền lợi thụ hưởng của những người tiêu dùng hiện có. – Không dễ gì ngăn cản những cá thể không góp phần kinh tế tài chính để cung cấpchúng tiêu dùng chúng. Trong nhiều trường hợp, thị trường không hề đáp ứng những hàng hoá hoặcdịch vụ hữu dụng cho xã hội, đơn thuần vì không hề hoặc rất khó khăn vất vả để chia nhỏ hànghoá thành những đơn vị chức năng tiêu dùng. Khu vực tư nhân sẽ gặp khó khăn vất vả rất lớn trong việctạo lệch giá để bù đắp ngân sách. Vì vậy cơ quan chính phủ phải đứng ra cung ứng hàng hoácông cộng. d. Thông tin không đối xứngTrong thị trường, nhiều lúc Open trường hợp một bên nào đó tham gia thịtrường có thông tin vừa đủ về những đặc tính loại sản phẩm hơn so với bên kia. Hiện tượngnày gọi là hiện tượng kỳ lạ thông tin không đối xứng. Ví dụ thị trường y tế ( bác sỹ và bệnhnhân ), thị trường bảo hiểm ( người mua và người đáp ứng ), thị trường hàng hoá ( người mua và người bán ) Khó khăn trong việc tích lũy đủ thông tin đã có ảnh hưởng tác động xấu đi đến hoạtđộng của nhiều thị trường, khiến những nguồn lực được phân chia quá nhiều hoặc quá ítcho thị trường đó so với mức hiệu suất cao xã hội. Do đó cần có sự can thiệp của chính phủnhằm giúp bổ trợ thông tin cho thị trường hoặc trấn áp hành vi của những bên cólợi thế về thông tin để bảo vệ thị trường hoạt động giải trí suôn sẻ. e. Bất ổn định kinh tếSự bất ổn định kinh tế, ví dụ như thất nghiệp và lạm phát kinh tế gây rất nhiều tổn thấtcho xã hội. nhà nước với vai trò và tính năng của mình, sẽ sử dụng những chủ trương đểcố gắng không thay đổi hoá nền kinh tế, tạo sự trợ giúp đắc lực cho thị trường hoạt động giải trí hiệuquả hơn. Những nguyên do trên đây về những dạng thất bại thị trường cho thấy, bản thânthị trường hoàn toàn có thể đưa đến những kết cục phi hiệu suất cao, nếu không có sự can thiệp của chínhphủ. Nhưng ngay cả khi nền kinh tế đã quản lý và vận hành có hiệu suất cao thì vẫn còn 2 nguyên do nữa đểchính phủ hoàn toàn có thể can thiệp, đó là phân phối lại thu nhập và hàng hoá khuyến dụng. f. Mất công bằng xã hộiSự không tuyệt đối của thị trường hoàn toàn có thể dẫn đến những kết cục thiếu côngbằng. nhà nước phải có nghĩa vụ và trách nhiệm phân phối lại thu nhập giữa những những tầng lớp dân cư, đồng thời trợ giúp cho những đối tượng người tiêu dùng dễ bị tổn thương như người già, trẻ nhỏ, người tàntật. nhà nước hoàn toàn có thể triển khai trải qua những chương trình trợ cấp trực tiếp hoặcchương trình cung ứng những phương tiện đi lại, dịch vụ cho cả hội đồng, g. Hàng hoá khuyến dụng, phi khuyến dụngLý do thứ hai để chính phủ nước nhà can thiệp vào nền kinh tế có hiệu suất cao Pareto nảysinh từ việc cá thể hoàn toàn có thể không hành vi vì tiềm năng tốt nhất của mình. Hàng hóa khuyến dụng Là những sản phẩm & hàng hóa hay dịch vụ mà việc tiêu dùngchúng có lợi cho cá thể và xã hội, nhưng cá thể không tự nguyện tiêu dùng, khiếnchính phủ phải bắt buộc họ sử dụng. Ví dụ : mũ bảo hiểm xe máy, bảo hiểm y tế, thân thể. Hàng hóa phi khuyến dụng là những hàng hoá hay dịch vụ mà việc tiêu dùngchúng có hại cho cá thể và xã hội, nhưng cá thể lại không tự nguyện từ bỏ, khiếnchính phủ phải có giải pháp không khuyến khích hoặc ngăn cấm việc sử dụng. Ví dụ : rượu, thuốc lá, ma tuýCơ sở ủng hộ sự can thiệp của chính phủ nước nhà trong trường hợp hàng hoá khuyếndụng bắt nguồn từ một công dụng gọi là tính năng phụ quyền của cơ quan chính phủ. Tuynhiên, trong 1 số ít trường hợp do việc lạm dụng tính năng này hoàn toàn có thể khiến chínhphủ trở thành độc đoán hoặc vi phạm thô bạo vào quyền tự do cá thể. 1.3. Chức năng, nguyên tắc và những hạn chế trong sự can thiệp của chính phủvào nền kinh tế thị trường1. 3.1 Chức năng của chính phủNgoài tính năng muôn thuở của chính phủ nước nhà là kiến thiết xây dựng và bảo vệ những khuônkhổ pháp lý, chính phủ nước nhà còn có bốn công dụng kinh tế cơ bản sau : a. Phân bổ nguồn lực nhằm mục đích nâng cao hiệu suất cao kinh tếMục tiêu kinh tế trọng tâm của chính phủ nước nhà là tương hỗ việc phân chia nguồn lực đểnâng cao hiệu suất cao kinh tế đạt mức như xã hội mong ước. Biểu hiện của việc thực thi công dụng này là việc cơ quan chính phủ đứng ra cung cấpcác loại hàng hoá công cộng, điều tiết những luồng góp vốn đầu tư vào những ngành, những vùng theoquy hoạch chung, khắc phục những thất bại của thị trường. b. Phân phối lại thu nhập nhằm mục đích bảo vệ công minh xã hộiNgay cả khi thị trường có hiệu suất cao thì nó vẫn hoàn toàn có thể tạo ra những sự phân phốithu nhập rất bất bình đẳng. Khi nền kinh tế tăng trưởng, cơ quan chính phủ cũng sẽ có khả năngdành nhiều nguồn hơn để phân phối những dịch vụ cho người nghèo. Phân phối lại thu nhập thường được triển khai trải qua chủ trương tài khoá vàchi tiêu hoặc bằng mệnh lệnh hành chính. c. Ổn định hoá kinh tế vĩ môChính phủ có nghĩa vụ và trách nhiệm so với những yếu tố kinh tế vĩ mô như thất nghiệp vàlạm phát hay khủng hoảng kinh tế. Công cụ thực thi tính năng này là những chủ trương tài khoá, tiền tệ và sự giámsát ngặt nghèo thị trường kinh tế tài chính, những chủ trương thôi thúc tăng trưởng dài hạn. d. Đại diện cho vương quốc trên trường quốc tếThương mại và kinh tế tài chính quốc tế thời nay có vai trò rất là quan trọng. Chínhphủ đóng vai trò đại diện thay mặt cho quyền hạn vương quốc trên những forum quốc tế và đàmphán những hiệp định cùng có lợi với những vương quốc trên quốc tế. Cụ thể : – Tự do hoá thương mại song phương và đa phương – Các chương trình tương hỗ quốc tế – Đối với những chủ trương vĩ mô : sự phối hợp giữa những vương quốc trong những chínhsách vĩ mô để chống lại lạm phát kinh tế, thất nghiệp và khủng hoảng cục bộ – Bảo vệ thiên nhiên và môi trường thế giới1. 3.2 Nguyên tắc cơ bản cho sự can thiệp của cơ quan chính phủ vào nền kinh tế thị trườngDưới đây là hai nguyên tắc có tính đặc trưng so với sự can thiệp của chính phủvào nền kinh tế thị trường. a. Nguyên tắc hỗ trợSự can thiệp của chính phủ nước nhà phải nhằm mục đích mục tiêu ở đầu cuối, dài hạn là tương hỗ, tạo điều kiện kèm theo cho thị trường hoạt động giải trí hiệu qủa hơn. Điều đó yên cầu phải có quanđiểm dứt khoát về vai trò của khu vực công cộng trong nền kinh tế thị trường. Các hoạt động giải trí đơn cử của chính phủ nước nhà : – Bảo vệ tác dụng cạnh tranh đối đầu – Đảm bảo không thay đổi kinh tế. – Bảo vệ chiếm hữu tư nhân – Đảm bảo phúc lợi và bảo đảm an toàn xã hộib. Nguyên tắc tương hợp – Nguyên tắc tương hợp nhu yếu lựa chọn hình thức can thiệp tối ưu trong hàngloạt những phương pháp hoàn toàn có thể có để can thiệp vào thị trường. nhà nước cần ưu tiên10sử dụng những giải pháp nào tương hợp với thị trường, hay nói cách khác làkhông làm méo mó thị trường. Ví dụ : Đánh thuế so với hàng hoá sẽ làm giá người mua phải trả cho hàng hoávà giá người bán nhận được có sự chênh lệch, dẫn tới những tổn thất vô ích mà xã hộiphải gánh chịu. – Thường thực thi nguyên tắc khi bảo vệ những tiềm năng : toàn dụng nhân công, tăng trưởng, thương mại, chống lại sự dịch chuyển của chu kỳ luân hồi kinh tế – Sự can thiệp gián tiếp trải qua những đòn kích bẩy kinh tế như thuế, lãi suất vay đượccoi là tương hợp với thị trường hơn là cách can thiệp trực tiếp bằng mệnh lệnhhành chính. 1.3.3 Những hạn chế của chính phủ nước nhà khi can thiệp vào nền kinh tếMặc dù thất bại của thị trường và công minh xã hội là những nguyên do tốt để chínhphủ can thiệp vào nền kinh tế, nhưng điều đó không có nghĩa là sự can thiệp của chínhphủ luôn có hiệu suất cao, bởi lẽ chính phủ nước nhà cũng có những hạn chế. a. Hạn chế do thiếu thông tinMột chủ trương can thiệp muốn thực sự hữu hiệu thì cần có khá đầy đủ thông tin vềthị trường. Tuy nhiên, cơ quan chính phủ cũng đứng trước thực trạng thông tin không khá đầy đủ, khiến cho nhiều khi sự can thiệp của cơ quan chính phủ không đúng mực hoặc thiếu thực tiễn. b. Hạn chế do thiếu năng lực trấn áp phản ứng của cá nhânChính phủ nhiều khi không hề lường hết được cá thể sẽ phản ứng như vậy nàotrước những đổi khác về chủ trương do cơ quan chính phủ đề ra. Một chủ trương khi phát hành sẽkhông thể đạt được hiệu suất cao nếu như không được những cá thể trong xã hội hưởng ứng. c. Hạn chế do thiếu năng lực trấn áp cỗ máy hành chínhViệc ra quyết định hành động trong khu vực công cộng thường phải trải qua một quá trìnhphức tạp, qua nhiều khâu nấc trung gian. Nhiều khi do sự phối hợp thiếu đồng điệu giữacác cơ quan này khiến việc tiến hành những chủ trương gặp nhiều khó khăn vất vả. d. Hạn chế do quy trình ra quyết định hành động công cộngViệc ra quyết định hành động công cộng là một quy trình phức tạp, phải tuân theo nhữngqui tắc bỏ phiếu nhất định mà không phải khi nào cũng đem lại một tác dụng có hiệuquả. Hành động của chính phủ nước nhà sẽ ảnh hưởng tác động đến nhiều người mà nhiều lúc quyền lợi khôngthống nhất, nhưng lại được quyết định hành động bởi một số ít những đại diện thay mặt được bầu ra. 1.4. Đối tượng, nội dung và phương pháp luận nghiên cứu và điều tra môn học1. 4.1 Đối tượng điều tra và nghiên cứu của môn họcKinh tế học công cộng xem xét vấn đáp bốn câu hỏi cơ bảna. Sản xuất cái gì ? Hàng hoá công cộng do cơ quan chính phủ phân phối, quyết định hành động của cơ quan chính phủ phải dựatrên sự xem xét về quyền lợi và ngân sách xã hội biên của việc có thêm hàng hoá, dịch vụđó. Nếu quyền lợi xã hội biên lớn hơn ngân sách xã hội biên thì chính phủ nước nhà sẽ quyết định hành động cầnphải sản xuất hàng hoá, dịch vụ đó. 11 b. Sản xuất như thế nào ? Không nhất thiết chính phủ nước nhà phải trực tiếp đứng ra sản xuất những hàng hoácông cộng, cơ quan chính phủ hoàn toàn có thể có những cách tiếp cận sau : – Tạo lập những chính sách, chủ trương đặc biệt quan trọng để lôi cuốn tư nhân tham gia sản xuấtvà khai thác, thu doanh thu. Ví dụ chính phủ nước nhà phát hành những chủ trương, miễngiảm thuế, trợ cấp một phần để góp vốn đầu tư vào hạ tầng nông thôn, hoặc sửdụng hình thức BOT ( thiết kế xây dựng, khai thác, chuyển giao ) để lôi cuốn góp vốn đầu tư tưnhân. – Ký hợp đồng với khu vực tư nhân để sản xuất theo đơn đặt hàng của chính phủ nước nhà – nhà nước trực tiếp đứng ra sản xuất trải qua những doanh nghiệp nhà nước. – Việc lựa chọn phương pháp sản xuất như thế nào là tuỳ quan điểm và thực trạng cụthể của từng vương quốc. Xét trên góc nhìn kinh tế, nguyên tắc chung là chính phủkhông nên làm thay hoặc làm tranh những trường hợp mà khu vực tư nhân cóthể tự xử lý nếu có một chính sách thoả đáng. c. Sản xuất cho ai ? Khi xem xét việc sản xuất hàng hoá công cộng chính phủ nước nhà thường dựa trên lợiích chung của toàn xã hội, bảo vệ công minh xã hội. d. Các quyết định hành động kinh tế được đưa ra như thế nào ? Quyết định của khu vực công cộng là một quy trình lựa chọn công cộng rấtphức tạp, tiếp tục có sự xung đột về quyền lợi, yên cầu phải có chính sách điều hoà. 1.4.2 Nội dung nghiên cứu và điều tra môn học – Tìm hiểu xem khu vực công cộng tham gia những hoạt động giải trí kinh tế nào, vàchúng được tổ chức triển khai thế nào ? – Tìm hiểu và Dự kiến trước tác động ảnh hưởng mà một chủ trương của cơ quan chính phủ có thểgây ra. – Đánh giá những giải pháp chính sách1. 4.3 Phương pháp luận nghiên cứua. Phương pháp nghiên cứu và phân tích thực chứngPhân tích thực chứng là một giải pháp nghiên cứu và phân tích khoa học nhằm mục đích tìm ra mốiquan hệ nhân quả giữa những biến số kinh tế. Phương pháp này mang tính khách quan, người nghiên cứu và phân tích đơn thuần chỉ miêu tả hoặc nhìn nhận về ảnh hưởng tác động của chủ trương dướidạng “ nếu … thì … ”, mà những giả thuyết đó hoàn toàn có thể kiểm chứng được bằng trong thực tiễn. b. Phương pháp nghiên cứu và phân tích chuẩn tắcPhân tích chuẩn tắc là giải pháp nghiên cứu và phân tích dựa trên những nhận định và đánh giá chủquan cơ bản về điều gì đáng có hoặc cần làm để đạt được những tác dụng mong ước. Sản phẩm của nghiên cứu và phân tích chuẩn tắc là yêu cầu về những chủ trương hay giải pháp cầnthực hiện12c. So sánh hai phương phápHai giải pháp nghiên cứu và phân tích trên có mối quan hệ bổ trợ tương hỗ lẫn cho nhau. Phân tích thực chứng sẽ tạo thêm những cơ sở lập luận vững chãi để những nhận địnhchuẩn tắc đưa ra có thêm địa thế căn cứ. Còn nghiên cứu và phân tích chuẩn tắc lại có ích so với phân tíchthực chứng ở chỗ nó xác lập những yếu tố và những góc nhìn mà nghiên cứu và phân tích thực chứngcần tập trung chuyên sâu điều tra và nghiên cứu để kiểm định tác động ảnh hưởng của những đổi khác chủ trương dự kiếnđến tiềm năng đề ra. 13C hương 2CH ÍNH PHỦ VỚI VAI TRÒ PHÂN BỔ NGUỒN LỰC NHẰM NÂNGCAO HIỆU QUẢ KINH TẾ2. 1. Độc quyền2. 1.1 Độc quyền thườnga. Định nghĩaĐộc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán, vàsản xuất ra loại sản phẩm không có loại sản phẩm & hàng hóa nào thay thế sửa chữa thân mật. Trên trong thực tiễn thì không có độc quyền thuần tuý, vì những hàng hoá nói chung đều ítnhiều có loại sản phẩm sửa chữa thay thế. b. Nguyên nhân Open độc quyềnĐộc quyền hoàn toàn có thể Open do nhiều nguyên do, đa phần là : – Là kết qủa của quá tranh cạnh tranhQuá trình cạnh tranh đối đầu sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu suất cao bị nhữngdoanh nghiệp khác làm ăn hiệu suất cao hơn thôn tính, sở hữu thị trường và rốt cuộc sẽ bịđào thải ra khỏi game show. – Do được chính phủ nước nhà nhượng quyền khai thác thị trường. Nhiều hãng trở thành độc quyền là nhờ được chính phủ nước nhà nhượng quyền khai thácmột thị trường nào đó. Với những ngành được coi là chủ yếu của vương quốc ( quốcphòng, công nghiệp sản xuất vũ khí ), chính phủ nước nhà thường tạo cho nó chính sách hoàn toàn có thể tồn tạidưới dạng độc quyền nhà nước. – Do chính sách bản quyền so với ý tưởng, sáng tạo và sở hữu trí tuệ. Chế độ này là một chính sách bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ của những nhà ý tưởng, khuyếnkhích họ góp vốn đầu tư sức lực lao động, thời hạn và tiền của vào hoạt động giải trí nghiên cứu và điều tra và tiến hành, góp thêm phần nâng cao hiệu suất lao động và đời sống ý thức cho xã hội. Những ngườicó bản quyền có một vị thế độc quyền lớn. – Do chiếm hữu được một nguồn lực đặc biệt quan trọng. Việc nắm giữ được một nguồn lực hay một năng lực đặc biệt quan trọng nào đó cũng sẽgiúp người chiếm hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường. Ví dụ, Nam Phi có nhữngmỏ kim cương lớn nhất quốc tế, nước này đã có một lợi thế gần như độc quyền vềkhai thác và bán kim cương mà những vương quốc khác không có. – Do có năng lực giảm giá tiền khi lan rộng ra sản xuấtDo đặc thù đặc biệt quan trọng của ngành có cống phẩm tăng dần theo qui mô đã khiến việccó nhiều hãng cùng cung ứng một dịch vụ trở nên không hiệu suất cao và hãng nào đã cómặt trong thị trường từ trước thì hoàn toàn có thể liên tục giảm giá khi lan rộng ra sản xuất biến nóthành một hàng rào hữu hiệu ngăn cản sự xâm nhập thị trường của những hãng mới. Đâygọi là độc quyền tự nhiên. 14 c. Tổn thất phúc lợi do độc quyền thường gây raNguyên tắc tối đa hoá doanh thu trong độc quyền là hãng sẽ sản xuất tại điểmMR = MC thay vì tại điểm P = MC như trong thị trường cạnh tranh đối đầu. Điều đó đã giúpđộc quyền hoàn toàn có thể bán được với mức giá cao hơn và mức sản lượng thấp hơn thị trườngcạnh tranh để thu doanh thu siêu ngạch. Hình vẽ minh hoạ : Hình 1 : Độc quyền thườngDiễn giải : – Khi chưa có sự điều tiết của chính phủ nước nhà hãng độc quyền sẽ quyết định hành động sản xuấttại mức sản lượng Qvà bán giá Pthu doanh thu siêu ngạch là phần diện tíchBEPMCACMRD = MBD ( MSB ) 15 – Theo điều kiện kèm theo biên về tính hiệu suất cao thì mức sản lượng này chưa hiệu suất cao, dotại Qthì MB > MC ; mức tổn thất xã hội là diện tích quy hoạnh tam giác ABC ( tổn thất vôích do độc quyền ) – Theo định nghĩa về quyền lợi biên, đường cầu chính là đường quyền lợi biên xã hội ( MSB ) Vậy điểm sản xuất hiệu suất cao phải là Q., tại đó MB = MC. Đây cũng chính làmức sản lượng sẽ được sản xuất nếu thị trường này là cạnh tranh đối đầu hoàn hảo nhất. d. Các giải pháp can thiệp của chính phủ nước nhà • Mục tiêu can thiệp : Đưa mức sản lượng về mức tối ưu hóa phúc lợi xã hội. Hay nói cách khác làđưa mức sản lượng về Qhay đưa giá thành về mức PKhống chế phần doanh thu của nhà độc quyền • Giải pháp : – Ban hành lao lý và chủ trương chống độc quyềnCụ thể : + nhà nước phát hành những điều luật nhằm mục đích ngăn cấm những hành vi nhất định ( như cấm những hãng cấu kết để cùng nâng giá ) hoặc hạn chế một số ít cơ cấu tổ chức thị trườngnhất định. + nhà nước đưa ra những lao lý được cho phép những cơ quan chức năng được thườngxuyên kiểm tra việc định giá và đáp ứng sản lượng của những hãng. Mục tiêu là hướngdẫn doanh nghiệp đáp ứng loại sản phẩm hàng hoá cần làm gì, định giá như thế nào ? + nhà nước đưa ra những chủ trương khuyến khích sự cạnh tranh đối đầu giữa những hãngbằng cách hạ thấp những hàng rào ngăn cản sự xâm nhập thị trường, thôi thúc sự pháttriển của doanh nghiệp vừa và nhỏ, dỡ bỏ sự ngăn cản giữa thị trường trong nước vàthị trường quốc tế. – Sở hữu nhà nước so với độc quyềnÁp dụng so với 1 số ít ngành trọng điểm vương quốc. – Kiểm soát giá cảMục đích của giải pháp này là buộc hãng độc quyền phải bán mẫu sản phẩm ở mứcgiá cạnh tranh đối đầu, tức là P. Tuy nhiên, trong thực tiễn việc xác lập Plà việc làm rất khókhăn, nếu việc định giá không đúng chuẩn hoàn toàn có thể dẫn tới thực trạng thiếu vắng hàng hoá. – Đánh thuếNhằm giảm bớt doanh thu siêu ngạch do độc quyền, góp thêm phần phân phối lại củacải trong xã hội. Trên đây là những giải pháp lớn mà cơ quan chính phủ thường vận dụng so với độcquyền, nói chung không có một giải pháp nào là tuyệt đối theo nghĩa nó hoàn toàn có thể khắcphục hết mọi sự phi hiệu suất cao của thị trường mà không gây méo mó so với nền kinh tế. 2.1.2. Độc quyền tự nhiên – trường hợp của những ngành dịch vụ công16a. Định nghĩaLà thực trạng trong đó những yếu tố hàm chứa trong quy trình sản xuất đã cho phéphãng hoàn toàn có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi qui mô sản xuất lan rộng ra, do đó đã dẫnđến cách tổ chức triển khai sản xuất hiệu qủa nhất là chỉ trải qua một hãng duy nhất. Hình thức tổ chức triển khai sản xuất này thường hay thấy trong những ngành dịch vụ côngnhư điện, nước, thuỷ lợi, đường tàu, b. Sự phi hiệu suất cao của độc quyền tự nhiên khi chưa bị điều tiếtHình vẽ minh hoạ : Hình 2 : Độc quyền tự nhiênDiễn giải : – Theo định nghĩa, đường ngân sách trung bình AC của hãng độc quyền tự nhiên sẽgiảm dần khi qui mô sản xuất lan rộng ra, do đó đường ngân sách biên MC cũng đixuống và luôn nằm dưới đường AC.MCDMRAC 0 Q17 – Khi chưa có sự điều tiết của cơ quan chính phủ, nhà độc quyền tự nhiên sẽ sản xuất tạilà nơi MR = MC, với mức giá P., doanh thu siêu ngạch mà hãng đạt được làEGF – Theo điều kiện kèm theo biên về tính hiệu suất cao thì tại mức sản lượng Qkhông hiệu suất cao. Mức hiệu suất cao phải đạt tại Qở đó P = MC hay MB = MC ; – Tuy nhiên, tại mức Q., mức giá Pthấp hơn chi phí sản xuất trung bình ( ON ), như vậy hãng không đủ bù đắp những chi phí sản xuất và không hề sống sót đượctrong thị trường. Tổng mức lỗ lúc này là PNMA.Để xử lý nghịch lý này, chính phủ nước nhà sẽ sử dụng những kế hoạch định giá bằngchi phí trung bình, định giá bằng ngân sách biên cộng với một khoản thuế khoán, d. Các kế hoạch điều tiết độc quyền tự nhiên của chính phủCác kế hoạch điều tiết độc quyền tự nhiên của cơ quan chính phủ gồm có : định giábằng ngân sách trung bình ; định giá bằng ngân sách biên cộng với một khoản thuế khoán ; định giá hai phần. Mỗi kế hoạch đều có ưu, điểm yếu kém, được diễn đạt đơn cử qua bảng sau : Diễn giải Ưu điểm Nhược điểmĐịnh giábằng chiphí trungbìnhLoại bỏ được trọn vẹn lợinhuận siêu ngạch củahãng độc quyềnKhó xác lập chi phítrung bình của hãngđộc quyềnVẫn chưa đạt tới mứcsản lượng hiệu suất cao vàgây tổn thất phúc lợixã hội. Định giábằng chiphí biêncộng vớimột khoảnthuế khoánHiệu quả trong việc đạtmục tiêuKhó vận dụng thuếkhoán vì nó khôngphân biệt giữa mọi cánhân dẫn tới tình trạngkhông công bằngĐịnh giáhai phầnHiệu quả trong việc đạtmục tiêu. Phần cố định và thắt chặt bằng nhau = Phần biến hóa theo mức sửdụng = OP ( = MC ) ? ? ? 2.2. Ngoại ứngNgoại ứng là một trường hợp phi hiệu suất cao của thị trường yên cầu có sự canthiệp của cơ quan chính phủ. 2.2.1 Khái niệm và đặc điểm18Khi hành vi của một đối tượng người tiêu dùng ( hoàn toàn có thể là cá thể hoặc hãng ) có ảnh hưởngtrực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng người tiêu dùng khác, nhưng những ảnh hưởng tác động đó lại khôngđược phản ánh trong Ngân sách chi tiêu thị trường thì tác động ảnh hưởng đó được gọi là những ngoại ứng. Ngoại ứng hoàn toàn có thể là ngoại ứng xấu đi hoặc tích cực – Ngoại ứng xấu đi là những ngân sách áp đặt lên một đối tượng người dùng thứ ba ( ngoàingười mua và người bán trên thị trường nhưng ngân sách đó lại không được phảnánh trong Ngân sách chi tiêu thị trường ) Ví dụ : ô nhiễm môi trường tự nhiên – Ngoại ứng tích cực là những quyền lợi mang lại cho bên thứ ba ( không phải làngười mua và người bán ) và quyền lợi đó cũng không được phản ánh vào giá bán. Ví dụ : văn minh của công nghệ thông tinĐặc điểm của ngoại ứng : – Chúng hoàn toàn có thể do cả hoạt động giải trí sản xuất lẫn tiêu dùng gây ra – Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tai hại ( hay quyền lợi ) cho ai nhiều khi chỉmang tính tương đối – Sự phân biệt giữa đặc thù tích cực và xấu đi của ngoại ứng chỉ là tương đối. – Tất cả những ngoại ứng đều phi hiệu suất cao, nếu xét dưới quan điểm xã hội. Tức làkhi Open ngoại ứng, hoặc ngân sách biên hoặc quyền lợi biên của tư nhân khôngnhất trí với ngân sách biên hoặc quyền lợi biên xã hội. Do đó, mức sản xuất tối ưu thịtrường cũng khác với mức hiệu suất cao xã hội. 2.2.2 Ngoại ứng tiêu cựca. Sự phi hiệu suất cao của ngoại ứng tiêu cựcBối cảnh nghiên cứuVí dụ : Xét trường hợp xí nghiệp sản xuất giấy và một hợp tác xã ( HTX ) đánh cá đang sửdụng chung một cái hồ. Nhà máy dùng chiếc hồ làm nơi xả thải và đã làm chết cá, gâyảnh hưởng đến hoạt động giải trí đánh bắt cá thủy hải sản của HTX.Hình vẽ minh hoạ : 19H ỡnh 3 : Ngoi ng tiờu ccDin gii : vỡ hot ng ca nh mỏy gõy ra ngoi ng tiờu cc cho HTX ỏnhcỏ nờn i kốm vi ng MPC ny cũn cú mt ng MEC ( chi phớ ngoi ng biờn ) cho bit tng thit hi m HTX phi gỏnh chu khi nh mỏy sn xut thờm mt n vsn lngTa cú : – MB : li ớch biờn m nh mỏy thu c, ng vi tng mc sn lng. – MPC : chi phớ biờn ca nh mỏy, tc l mi khon chi phớ m nh mỏy thc sphi chi ra sn xut thờm mt n v sn lng. – MEC : chi phớ ngoi ng biờn. – MSC : chi phớ biờn i vi xó hi – MSC = MPC + MECLa chn sn xut ca doanh nghip ( nh mỏy ) ti im B ú MB = MPC, sn lng t Q. im ny cũn gi l mc sn lng ti u th trngTheo nguyờn tc biờn v hiu qu, mc sn lng ti u xó hi phi t tiim A, ú MB = MSC, sn lng t QSuy ra, doanh nghip ( nh mỏy ) sn xut nhiu hn mong mun ca xó hi, gõytn tht l din tớch tam giỏc ABC. Gii thớch : – Tng li nhun tng thờm khi nh mỏy duy trỡ mc sn lng t Qn Qdin tớch tam giỏc ABEHTX b thit hi do ụ nhim nh mỏy thi ra, vi mi n v sn lng do nhmỏy sn xut HTX s chu thit mt khon bng MEC, vỡ vy khi sn lng t Qthỡ tng thit hi gõy ra cho HTX s l din tớch hỡnh abQ. Vỡ din tớch hỡnhMBThiệt hại HTXphải chịu thêmLợi nhuậnnhà máyđợc thêmMECMPC20tháng ACBE = diện tích quy hoạnh hình thang abQ => tổn thất xã hội bằng = diện tích quy hoạnh ACBE – diện tích quy hoạnh ABE = diện tích quy hoạnh ABC.Lưu ý rằng, mức sản xuất hiệu suất cao xã hội không có nghĩa là một mức sảnlượng không gây ô nhiễm, bởi lẽ nhu yếu như vậy cũng đồng nghĩa tương quan với việc chấm dứtsản xuất. Cái mà xã hội nhu yếu là phải tìm ra mức ô nhiễm gật đầu được, theonghĩa quyền lợi của sản xuất mang lại phải bù đắp những ngân sách mà xã hội phải gánhchịu khi thực thi sản xuất, trong đó tính đến cả ngân sách do ô nhiễm. b. Giải pháp khắc phục ngoại ứng xấu đi ( i ) Các giải pháp tư nhân so với ngoại ứngTư nhân cũng hoàn toàn có thể tự hành động để khắc phục ảnh hưởng tác động của ngoại ứng tiêucực. Giải pháp điển hình nhất là trao quyền sở hữu tài sản cho một trong những bên thamgia thị trường. Sự Open ngoại ứng có nguyên do từ việc thiếu một qui định rõ ràng về quyền sởhữu so với những nguồn lực được những bên sử dụng chung. Định lý Coase : nếu ngân sách đàm phán là không đáng kể thì hoàn toàn có thể đưa ra đượcmột giải pháp hiệu suất cao so với ngoại ứng bằng cách trao quyền sở hữu so với cácnguồn lực được sử dụng chung cho một bên nào đó. Kết quả này không phụ thuộc vào vàoviệc bên nào trong số những bên tương quan đến ngoại ứng được trao quyền chiếm hữu. Trở lại ví dụ về nhà máy sản xuất và HTX đánh cáChứng minh : Trường hợp 1 : Quyền sở hữu cái hồ được trao cho xí nghiệp sản xuất : HTX phải thựchiện đền bù cho xí nghiệp sản xuất, Mức đền bù tại mức sản lượng J, tại đó : MEC tại j ≥ Mức đền bù ≥ MB – MPC tại jTrường hợp 2 : Quyền sở hữu cái hồ được trao cho HTX : Nhà máy phải thựchiện đền bù cho HTX, Mức đền bù tại mức sản lượng J, tại đó : MEC tại j ≤ Mức đền bù ≤ MB – MPC tại j. Hạn chế của giải pháp : – Chỉ hoàn toàn có thể triển khai được nếu ngân sách đàm phán không đáng kể – Chủ sở hữu nguồn lực hoàn toàn có thể xác lập được nguyên do gây thiệt hại cho tàisản của họ và hoàn toàn có thể ngăn ngừa điều đó bằng lao lý. – Bên nào được trao quyền sở hữu sẽ được nhận đền bù, hoàn toàn có thể đó là bên gâyngoại ứng tiêu cựcKết luận : Định lý Coase chỉ tương thích với những ngoại ứng nhỏ, có liên quanđến 1 số ít ít đối tượng người dùng và nguyên do gây ra ngoại ứng hoàn toàn có thể xác lập thuận tiện. Sáp nhậpMột cách để xử lý yếu tố là “ nội hoá ” ngoại ứng bằng cách sáp nhập cácbên có liên quan lại với nhau. Trở lại ví dụ trên nếu nhà máy sản xuất và HTX link lại với nhau trong một công tychung thì doanh thu của liên kết kinh doanh này sẽ cao hơn tổng mức doanh thu đơn lẻ của từng21bên khi họ chưa link. Khi đó liên kết kinh doanh sẽ phải xem xét quyền lợi của cả hai hoạtđộng và dừng lại ở mức sản lượng tối ưu xã hội. Về một mặt nào đó, sáp nhập cũng chính là một hình thức vận dụng định lýCoase. Hạn chế : khi ngoại ứng có ảnh đến rất đông đối tượng người tiêu dùng như hội đồng dânchẳng hạn thì không phải khi nào việc sáp nhập cũng hoàn toàn có thể diễn ra suôn sẻ. Dùng dư luận xã hộiBằng cách sử dụng dư luận, tập tục, lề thói xã hội làm một công cụ để buộc cánhân phải lưu tâm đến ngoại ứng mà mình gây ra. Ví dụ : phê phán người vứt rác ra thành phố, thuyết phục người tiêu dùng tẩychay hàng gây ô nhiễm ( ii ) Các phải pháp của chính phủ nước nhà : Trong những trường hợp mà giải pháp tư nhân không đủ hiệu lực hiện hành để tạo ra mộtkết cục đạt hiệu suất cao, chính phủ nước nhà sẽ can thiệp vào bằng nhiều cách, đơn cử : Đánh thuế – Mục tiêu : Làm cho Doanh nghiệp phải giảm sản lượng đến hơn cả sản lượng tốiđa hoá phúc lợi xã hội. – Nguyên nhân : Ngân sách chi tiêu tư nhân biên thấp hơn ngân sách xã hội biên ( MPC < MSC ) Nguyên nhân khiến nhà máy sản xuất sản xuất không hiệu suất cao ( sản xuất quá nhiều ) là dogiá cả những nguồn vào mà nhà máy sản xuất phải trả để sản xuất không phản ánh đúng ngân sách xãhội biên. Vì thế một giải pháp rất tự nhiên được Pigou đưa ra là đánh thuế ô nhiễm đốivới xí nghiệp sản xuất này. Định hướng là làm tăng MPC của doanh nghiệp, tức tìm cách đẩy đường MPC lêncao - Thuế Pigou là loại thuế đánh vào mỗi đơn vị chức năng mẫu sản phẩm đầu ra của hãng gây ônhiễm, sao cho nó đúng bằng ngân sách ngoại ứng biên tại mức sản lượng tối ưuxã hội, tại MEC = Qxh - Diễn giải ( xem hình vẽ minh hoạ ) 22H ình 4 : Đánh thuế so với ngoại ứng tiêu cựcTrên hình vẽ, MEC tại mức sản lượng tối ưu xã hội chính là đoạn aQ, hay đoạnAE. Khi đánh thuế Pigou, đường MPC của xí nghiệp sản xuất sẽ di dời song song lên trênthành đường MPC + t ; khi đó để tối đa hoá doanh thu, nhà máy sản xuất sẽ đặt MB = MPC + t, tức là sản xuất tại điểm Qmà xã hội mong ước. nhà nước thu được khoản thuế = diện tích quy hoạnh phần in đậm, và sẽ sử dụng thuế nàyđể bồi thường cho HTX đánh cá. Khó khăn trong việc đánh thuế Pigou là phải xác lập đúng chuẩn thuế suất, đâylà việc không thuận tiện ; Đề xuất : đánh thuế gián tiếp vào những hàng hoá bổ trợ đi kèm với hoạt độnggây ô nhiễm. Trợ cấp. Trong điều kiện kèm theo số lượng người gây ô nhiễm là cố định và thắt chặt thì hoàn toàn có thể đạt được mứcsản lượng hiệu suất cao bằng cách trả cho người gây ô nhiễm để họ giảm bớt mức độ gâyra ô nhiễm. Hoạt động này tương tự như như việc đánh thuế. - Mục tiêu là giảm sản lượng của xí nghiệp sản xuất - Biện pháp : trợ cấp                                                        0 Q23Diễn giải : Hình 5 : Trợ cấp so với ngoại ứng tiêu cựcVới tổng thể những đơn vị chức năng sản lượng từ Qđến Qnhà máy đều có mức quyền lợi biênròng thấp hơn mức trợ cấp nên khi có trợ cấp, xí nghiệp sản xuất sẽ không sản xuất những đơnvị sản lượng này nữa. Trái lại, với những đơn vị chức năng sản lượng từ Qtrở xuống thì lợi íchbiên ròng lại lớn hơn nên chủ trương trợ cấp không còn hấp hẫn so với xí nghiệp sản xuất nữa. Kết quả xí nghiệp sản xuất sẽ dừng sản xuất tại mức QDiện tích ô in đậm là phần trợ cấp mà nhà máy sản xuất nhận được. Ví dụ chương trình định canh, định cư để hạn chế nạn phá rừng. Hạn chế : - Giải pháp này đi ngược với quan điểm chung của xã hội là người gây ra tác hạicho xã hội phải bị trừng phạt chứ khong phải được thưởng ( trợ cấp ). Vô hìnhchung sẽ khuyến khích những xí nghiệp sản xuất sản xuất gây ô nhiễm - Giải pháp này chỉ hữu hiệu khi nó được tích hợp với những giải pháp khác nhằmngăn chặn rủi ro tiềm ẩn Open người gây ô nhiễm mới. - Để có tiền trợ cấp, cơ quan chính phủ lại phải đánh thuế ở đâu đó trong nền kinh tế, điềunày lại gây ra tính phi hiệu suất cao ở những nơi khác trong nền kinh tế. Hình thành thị trường ô nhiễm. nhà nước bán giấy phép gây ô nhiễm hay còn gọi là giấy phép xả thải cho cácnhà sản xuất.                                                                                                                                                                          24T heo đó, cơ quan chính phủ sẽ bán cho những đơn vị sản xuất giấy phép xả thải tương ứngvới lượng phế thải Z ( tại điểm Q. ). Các hãng sẽ thực thi đấu giá để mua được nhữnggiấy phép này, hãng nào trả giá cao nhất sẽ được nhận. Mức giá của những giấy phép này sẽ là mức giá cân đối thị trường, sao cholượng ô nhiễm sẽ đúng bằng mức cơ quan chính phủ mong ước. Mức giá cân đối đối vớicác giấy phép xả thải được gọi là phí xả thải. Hình vẽ minh hoạ : Hình 6 : Thiết lập thị trường về giấy phép xả thải, Dz lần lượt là đường cung và cầu về giấy phép xả thải ; chính phủ nước nhà sẽ tuyên bốbán đấu giá Zmức giá cân đối cho mỗi đơn vị chức năng ô nhiễm đạt tại PChính phủ sẽ thutiền được tiền từ chính sách đấu giá. Hãng nào không sẵn sàng chuẩn bị trả mức giá Pcho mỗi đơn vị chức năng ô nhiễm gây ra sẽ phảigiảm sản lượng hoặc lựa chọn một công nghệ tiên tiến sản xuất sạch hơn. Tương tự, chính phủ nước nhà thay giải pháp đấu giá giấy phép xả thải bằng việc cấpkhông giấy phép xả thải cho những hãng, rồi được cho phép những hãng được trao đổi, mua báncác giấy phép này với nhau thì tác dụng tạo ra cũng trọn vẹn như nhau. Tuy nhiên, tiềnchuyển nhượng giấy phép sẽ thuộc về những hãng nào suôn sẻ được cơ quan chính phủ cấpcho giấy phép. Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thảiMục tiêu của giải phápTheo cách này mỗi hãng gây ô nhiễm sẽ bị nhu yếu chỉ được gây ô nhiễm ở mộtmức nhất định gọi là mức chuẩn thải, nếu không sẽ bị buộc đóng cửa. Mục tiêu là làmcho doanh nghiệp phải giảm sản lượng tới cả sản lượng tối đa hoá phúc lợi xã hội. Phân tíchCách làm này thường không có hiệu suất cao khi có nhiều hãng cùng gây ô nhiễm, nhưng mỗi hãng có năng lực giảm ô nhiễm với những ngân sách khác nhau. Hình vẽ và diễn giải : Hai hãng X, Y cùng xả khí thải gây ô nhiễm thiên nhiên và môi trường. 0 Z * Số giấy phépP * Phí xảthảiDz25

Source: https://vh2.com.vn
Category: Công Cộng