Networks Business Online Việt Nam & International VH2

2 ý nghĩa của việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa xã hội khoa học – Tài liệu text

Đăng ngày 18 August, 2022 bởi admin
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản rất đầy đủ của tài liệu tại đây ( 746.78 KB, 202 trang )

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com

cách phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung,

CNXH nói riêng. Chúng ta cần nắm vững những nguyên lý CNXHKH mới

có thể đấu tranh thắng lợi với những lý luận đó.

– Nghiên cứu CNXHKH giúp chúng ta thực hiện tốt hơn công tác

chỉnh đốn Đảng, cải cách bộ máy nhà nước.

CNXHKH đã chỉ ra vai trò của Đảng cộng sản trong thực hiện thắng

lợi sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đảng Cộng Sản là đội quân

tiên phong chiến đấu, là lãnh tụ chính trị của giai cấp công nhân và nhân

dân lao động, do vậy để hoàn thành trách nhiệm của mình đòi hỏi đảng

viên phải ra sức học tập, rèn luyện, phấn đấu. Các tổ chức Đảng phải nâng

cao sức chiến đấu, đáp ứng yêu cầu hiện nay.

Nhà nước XHCN là nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao

động. Nhà nước lấy lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động

làm mục tiêu phấn đấu. Những gì không thể hiện điều đó là không hợp với

bản chất của CNXH, chúng ta cần sửa đổi.

D. Câu hỏi thảo luận và định hướng thảo luận

Câu 1. Nghiên cứu đối tượng chủ nghĩa xã hội khoa học có ý nghĩa

như thế nào với chúng ta hiện nay?

Định hướng thảo luận:

– ý nghĩa lý luận

– ý nghĩa thực tiễn

Câu 2. Phân biệt đối tượng nghiên cứu của CNXHKH với đối tượng

nghiên cứu của Triết học Mác-Lênin và Kinh tế chính trị Mác- Lênin.

Định hướng thảo luận

13

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com

– Phân biệt phạm vi nghiên cứu của

CNXHKH với Triết học Mác-Lênin và Kinh tế chính trị Mác-Lênin.

– Phân biệt nội dung quy luật mà CNXHKH và Triết học Mác-Lênin,

Kinh tế chính trị Mác – Lênin nghiên cứu.

– Chỉ ra được sự thống nhất và tính độc lập tương đối của các bộ môn

khoa học đó.

Câu 3. Vị trí của CNXHKH trong hệ thống lý luận chủ nghĩa MácLênin

Định hướng Thảo luận

– CNXHKH là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin

– CNXHKH đồng nhất với chủ nghĩa Mác-Lênin, thể hiện:

+ Mục đích của chủ nghĩa Mác-Lênin

+ Mối quan hệ giữa Triết học Mác – Lênin và CNXHKH, trong

đó CNXHKH là kết luận hợp lôgic của Triết học Mác – Lênin và Kinh tế

học chính trị Mác – Lênin, CNXHKH ra đời là sự hoàn tất chủ nghĩa Mác Lênin.

Câu 4. Phân biệt sự khác nhau giữa chức năng của CNXHKH và chức

năng của Triết học Mác – Lênin.

Định hướng thảo luận

– Làm rõ chức năng của Triết học Mác – Lênin.

– Làm rõ chức năng của CNXHKH

– So sánh để thấy sự khác nhau về chức năng của Triết học Mác Lênin và CNXHKH:

+ Triết học Mác – Lênin trang bị thế giới quan và phương pháp

luận.

14

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com

+ CNXHKH trang bị hệ tư tưởng chính trị

và lập trường giai cấp công nhân.

– Ngoài sự khác nhau, Triết học Mác – Lênin và CNXHKH đều là

vũ khí lý luận để giai cấp công nhân đấu tranh chống lại giai cấp tư sản,

giải phóng xã hội, giải phóng con người.

E. Những việc sinh viên phải làm

– Đọc nội dung của bài trong các giáo trình (1, 2, 3, 4 ) theo hướng

dẫn ở tập “Giáo trình và tài liệu tham khảo” môn chủ nghĩa xã hội khoa

học”.

– Ghi nhớ những vấn đề hoặc những khái niệm khó hiểu để trao đổi

trên lớp.

– Sau khi nghe giảng đọc lại bài giảng ở giáo trình và các phần tài liệu

tham khảo theo hướng dẫn ở tập “Giáo trình và tài liệu tham khảo”.

– Làm những câu hỏi trắc nghiệm của bài trong tập “Câu hỏi trắc

nghiệm” môn chủ nghĩa xã hội khoa học.

– Viết tiểu luận

15

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com

Chương 2

Lược khảo lịch sử tư tưởng

xã hội chủ nghĩa trước Mác

A. Mục đích

– Làm rõ giá trị lịch sử cũng như hạn chế và nguyên nhân hạn chế

của chủ nghĩa xã hội không tưởng.

– Làm rõ quá trình phát triển của tư duy lý luận của mỗi thời đại đều

là sản phẩm của lịch sử.

B. Các thuật ngữ cần lưu ý

– Không tưởng

– Tư tưởng xã hội chủ nghĩa

– Tư tưởng cộng sản chủ nghĩa

– Chủ nghĩa xã hội không tưởng

C. Nội dung chi tiết

1. Khái niệm và phân loại tư tưởng xã hội chủ nghĩa

1.1 Các khái niệm và sự cần thiết phải nghiên cứu tư tưởng xã hội chủ

nghĩa không tưởng

– Tư tưởng XHCN: là những tư tưởng mong muốn xoá bỏ áp bức, bóc

lột giai cấp, xoá bỏ mọi bất công xã hội, mơ ước về một xã hội trong đó

không có tình trạng người bóc lột người và mọi bất bình đẳng khác.

– Tư tưởng CSCN: là những tư tưởng có tính tích cực hơn, triệt để hơn tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Đó là những tư tưởng vươn tới sự xoá bỏ tận gốc

tình trạng áp bức bóc lột và bất công xã hội trên cơ sở xoá bỏ chế độ tư hữu

về tư liệu sản xuất, thay thế bằng chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất.

16

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com

– Không tưởng: có nghĩa là không có cơ sở

thực tế, không thể thực hiện được (những mơ ước không tưởng). Khái

niệm không tưởng do Tômát Morơ đưa ra vào năm 1516 với tác phẩm nổi

tiếng với tên tắt là “Utopia” – có nghĩa là không tưởng. Từ đó đến nay

“Utopia” được dùng để chỉ các học thuyết chính trị – xã hội mang tính chất

không tưởng – không có cơ sở thực tế và không thể thực hiện được.

– Khái niệm chủ nghĩa xã hội: theo các nhà nghiên cứu thì từ “chủ

nghĩa xã hội” đã được các nhà khoa học trước Mác đưa ra. Nhưng nội dung

và ý nghĩa của từ “chủ nghĩa xã hội” với những tác giả khác nhau mà họ có

quan niệm khác nhau, không đồng nhất với nhau. Các nhà tư tưởng đại

diện cho các tập đoàn, các giai cấp xã hội khác nhau, xuất phát từ lợi ích

khác nhau mà họ có quan niệm khác nhau về sự tồn tại, phát triển, nội

dung của CNXH. Chính vì vậy, trong xã hội đã có nhiều loại CNXH:

CNXH tiểu tư sản, CNXH phong kiến, CNXH bảo thủ (tư sản), CNXH

“tôn giáo”… C.Mác và Ph.Ăngghen đã dành cả chương III trong tác phẩm

“Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” để nêu lên đặc trưng và phê phán các

loại CNXH này.

– CNXH không tưởng: là tổng hợp các học thuyết chính trị – xã hội

biểu hiện dưới dạng chưa chín muồi, thiếu cơ sở thực tế những nguyện

vọng, mong ước thiết lập một xã hội kiểu mới trong đó không có tình trạng

người bóc lột người và tất cả các bất bình đẳng khác về xã hội.

Như vậy, CNXH không tưởng xuất hiện trong thời đại cách mạng tư

sản, nó phản ánh các mâu thuẫn của CNTB. V.I Lênin viết: “Khi chế độ

phong kiến bị lật đổ và khi xã hội tư bản chủ nghĩa “tự do” đã ra đời, thì

người ta thấy ngay sự tự do ấy có nghĩa là chế độ áp bức và bóc lột mới đối

17

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com

với người lao động. Ngay sau đó, các loại học

thuyết xã hội chủ nghĩa bắt đầu mọc ra, với tư cách là sự phản ánh và sự

phản đối tình trạng áp bức ấy”2

CNXH không tưởng là hình thức đầu tiên phủ nhận trật tự TBCN, ủng

hộ chế độ xã hội cao nhất là chế độ xã hội cộng sản chủ nghĩa, nhưng

CNXH không tưởng “không giải thích được bản chất của chế độ nô lệ làm

thuê trong chế độ TBCN, cũng không phát hiện ra được những quy luật

phát triển của chế độ TBCN và cũng không tìm thấy lực lượng xã hội có

khả năng trở thành người sáng tạo xã hội mới”3

– Trong điều kiện hiện nay chúng ta cần phải nghiên cứu CNXH

không tưởng. Bởi vì:

+ CNXH không tưởng là tiền đề tư tưởng của CNXH khoa học nói

riêng và chủ nghĩa Mác nói chung.

+ Nghiên cứu CNXH không tưởng cho phép chúng ta hiểu được bản

chất không tưởng, sự thiếu cơ sở khoa học trong lý luận CNXH trước đây,

giúp cho ta hiểu một cách sâu sắc sự khác nhau về chất giữa CNXH không

tưởng và CNXH khoa học cũng như thấy được sự cống hiến vĩ đại của

C.Mác và Ph.Ăngghen.

+ Nghiên cứu CNXH không tưởng cho phép ta đánh giá đúng và

chính xác vị trí, vai trò của nó trong lịch sử tư tưởng xã hội; đồng thời chỉ

ra được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế ấy.

+ Nghiên cứu CNXH không tưởng cho phép ta rút ra được những kết

luận, những chân lý, những bài học bổ ích để xây dựng xã hội tương lai,

2

V.I.Lênin: Toàn tập, tập 23, Nxb TB, M, 1980, tr.56

3

V.I.Lênin: Toàn tập, tập 23, Nxb TB, M, 1980, tr.57

18

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com

giúp ta hiểu rõ quá trình đấu tranh để xây dựng

CNXH là quy luật khách quan, là tất yếu.

Như vậy, nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu quá khứ là để hiểu tốt hơn,

sâu sắc hơn không chỉ vì quá khứ mà là để cho hiện tại và tương lai, để

thấy rõ sự nghiệp vĩ đại và chân chính của những người cộng sản – sự

nghiệp giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; Để có

cơ sở phê phán các lý luận của CNXH giả mạo, phản động đồng minh với

chủ nghĩa chống cộng trong thời đại ngày nay.

1.2. Phân loại các tư tưởng xã hội chủ nghĩa (chủ nghĩa xã hội)

– Phân loại tư tưởng XHCN theo lịch đại (tương ứng với các giai đoạn

phát triển của xã hội loài người) gồm:

+ Tư tưởng XHCN thời kỳ cổ đại (TKV.TCN – TK V.SCN)

+ Tư tưởng XHCN thời kỳ trung đại (TK.V – TK. XV)

+ Tư tưởng XHCN thời kỳ cận đại (TK XV – 1917)

+ Tư tưởng XHCN thời kỳ hiện đại (1917 đến nay)

– Phân loại tư tưởng XHCN theo trình độ phát triển

+ Tư tưởng xã hội chủ nghĩa sơ khai

+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng (chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán)

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học

– Kết hợp lịch đại với trình độ phát triển để phân loại các tư tưởng XHCN

Khi phân loại cần chú ý cả nội dung tư tưởng trong thời gian cụ thể

đồng thời chú ý đến sự phát triển của các tư tưởng ấy theo lịch sử.

– Phân chia tư tưởng XHCN dựa trên quyền lợi của giai cấp và tầng

lớp trong xã hội. Đây cũng là cơ sở để chỉ cho ta biết học thuyết đó khoa

học hay phản động, tiến bộ hay lạc hậu trong lịch sử.

19

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com

C.Mác và Ph.Ăngghen cũng đã từng phân

chia và đưa ra:

+ Chủ nghĩa xã hội tiểu tư sản

+ Chủ nghĩa xã hội phong kiến

+ Chủ nghĩa xã hội tư sản (bảo thủ)

+ Chủ nghĩa xã hội khoa học – biểu hiện lý luận của phong trào vô sản.

2. Lược khảo lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa trước Mác. 4

CNXH không tưởng có nguồn gốc từ những tư tưởng xã hội trong quá

khứ đó là những tư tưởng XHCN.

V.I.Lênin viết: “Đã lâu rồi, đã hàng bao thế kỷ nay, thậm chí hàng

ngàn năm nay, nhân loại mong ước thủ tiêu “lập tức” mọi sự bóc lột” 5 và

“xoá bỏ sự khác nhau giữa người giàu và người nghèo. Đó là nguyện vọng

có tính chất xã hội chủ nghĩa”6.

Vậy là, những tư tưởng mang tính XHCN xuất hiện từ khi xã hội có

phân chia giai cấp, có sự áp bức bóc lột, có bất bình đẳng xã hội, tức là nó

có từ rất lâu trước khi chủ nghĩa Mác ra đời.

– Tư tưởng XHCN có quá trình phát sinh, phát triển lâu dài, thể hiện

bằng những nội dung, khuynh hướng khác nhau, dưới nhiều dạng, nhiều

hình thức khác nhau do những điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi thời kỳ

khác nhau quy định từ thời cổ đại đến thời cận đại.

2.1 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời Cổ đại.

Lần đầu tiên, những ước mơ về một đời sống ấm no giữa người và

người xuất hiện vào thời sơ kỳ của chế độ chiếm hữu nô lệ. Sự áp bức bóc

4

Cách nói gọn về “CNXH không tưởng” (Bao gồm cả tư tưởng XHCN, CNXH không tưởng và CNCS không

tưởng)

5 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 12, Nxb TB, M, 1979, tr.53

6 V.I.Lênin, Toàn tập, tập 13, Nxb TB, M, 1979, tr.159)

20

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com

lột, bất công, bất bình đẳng xuất hiện, trong các

tầng lớp những người bị áp bức bóc lột đã xuất hiện tư tưởng phẫn uất

trước những hiện tượng ấy của xã hội đương thời. Họ luyến tiếc quá khứ,

mơ ước trở về thời kỳ hoàng kim thông qua những câu chuyện thần thoại

dân gian, những tiểu thuyết viễn tưởng, họ đi tìm lý tưởng trong quá khứ.

2.2 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời Trung đại

Trong thời trung đại, đạo đức Cơ đốc chi phối nặng nề đời sống tinh

thần ở châu Âu. Giáo hội Cơ đốc biến thành thế lực bảo vệ chế độ quân

chủ chuyên chế và chính nó cũng là thế lực phong kiến hà khắc. Chính

điều kiện ấy đã xuất hiện nhiều trào lưu chống áp bức hướng vào chống

chế độ phong kiến đồng thời chống cả giáo hội Cơ đốc. Trong trào lưu ấy,

những nguyện vọng có tính chất XHCN được biểu hiện thành khát vọng về

một xã hội bình đẳng, trong đó không có luật lệ của trần gian.

Ví dụ: Phong trào Taborít ở Tiệp Khắc, tư tưởng đấu tranh là: “Trên

trái đất không được có vua, không được có kẻ thống trị và thần dân; sưu

thuế phải được xoá bỏ, không ai có thể cưỡng bức người khác làm điều gì

vì tất cả đều là anh chị em. ở thành phố Taborơ không có cái của anh, cái

của tôi, mọi cái đều là của chung và không ai được có tài sản, ai có tức là

phạm tội đáng chết”.

Như vậy, phong trào Taborít kiên quyết phủ nhận chính quyền phong

kiến và quyền tư hữu. Về cơ bản phong trào không đi xa hơn CNCS. Theo

V.P.Vônghin: “Có thể nói rằng, đối với lịch sử chủ nghĩa xã hội, đây là

thời kỳ chẳng làm nên gì cả”7

2.3 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thời Cận đại (CNXH không tưởng thời

Cận đại)

7

Lược khảo tư tưởng XHCN, Nxb CTQG, HN, 1974, tr.143

21

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com

2.3.1. Vài nét về lịch sử châu Âu thế kỷ XV

– XVIII

– Chế độ phong kiến châu Âu suy tàn và CNTB bắt đầu nảy sinh.

– Trong lòng xã hội trung cổ xuất hiện mâu thuẫn và xung đột giữa giai

cấp tư sản và giai cấp quý tộc phong kiến, có sự đối lập giữa người lao động

vất vả nhưng lại nghèo khổ với những kẻ ngồi không nhưng lại hưởng giàu

sang, an nhàn.

– Thời kỳ này diễn ra 2 cuộc cách mạng tư sản: cuộc cách mạng tư sản

Hà Lan thế kỷ XVI, cách mạng tư sản Anh giữa thế kỷ XVII

– Phong trào văn hoá phục hưng phát triển mạnh mẽ cuối thế kỷ XVII.

– Phong trào cải cách tôn giáo.

2.3.2. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Tômát Morơ (1478 – 1535), Người

Anh

– Đôi nét về tiểu sử Tômát Morơ

– Giới thiệu tác phẩm: “Cuốn sách nhỏ rất bổ ích và rất lý thú, bằng

vàng thật về chế độ nhà nước tốt đẹp nhất và về hòn đảo mới không tưởng”

với tên gọi tắt là “Utopia” có nghĩa là “không tưởng”.

– Phê phán xã hội nước Anh thế kỷ XVI

+ Phê phán chế độ quân chủ chuyên chế hà khắc

+ Phê phán chính sách chiếm đoạt ruộng đất của giai cấp tư sản với

hình ảnh “cừu ăn thịt người”

+ Phê phán công trường thủ công kéo dài thời gian lao động để bóc

lột người lao động.

+ Chỉ ra được mọi tệ nạn xã hội do chế độ tư hữu đẻ ra và đi đến tư

tưởng phải hoàn toàn xoá bỏ chế độ tư hữu.

22

Ebook.VCU – www.ebookvcu.com

+ Phác hoạ (mô tả) về một xã hội mới

mang tính cộng sản cả về kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục, gia đình có

giá trị.

Đánh giá chung

+ Ph.Ăngghen: Thế kỷ XVI, chủ nghĩa xã hội đã được trình bày như

một bức tranh chung phản ánh tập trung trong tác phẩm của Morơ.

+ Hạn chế: ông không tin vào sự thật có được như vậy nên không đề

ra biện pháp để xoá bỏ chế độ tư hữu.

2.3.3. Tư tưởng của Tômađo Campanenla (1568-1639), người Italia

– Vài nét về Campanenla

– Giới thiệu về tác phẩm “Thành phố mặt trời” (1601)

– Phê phán xã hội Italia thế kỷ XVII: có nhiều bất công, nhiều tệ nạn xấu

xa.

– Khẳng định nguồn gốc mọi sự bất công, tệ nạn là do chế độ tư hữu

đẻ ra nên cần phải xoá bỏ chế độ tư hữu

– Phác hoạ ra xã hội mới mang tính cộng sản

+ Về kinh tế: “Mọi tài sản đều là của chung”, coi trọng mọi nghề, coi

trọng lao động, coi trọng tài năng, tạo điều kiện mọi người đều có việc làm.

+ Về chính trị: Thành phố mặt trời còn có nhà nước, các nhà chức

trách của nhà nước đều được lựa chọn trên cơ sở tài năng, thông qua việc

bầu cử và bãi miễn của dân.

+ Về xã hội: đó là xã hội hoà bình, không có bạo lực, không có chiến

tranh; xã hội quan tâm đến cuộc sống của con người sao cho thế hệ sau tốt

hơn thế hệ trước.

Đánh giá chung

23

Source: https://vh2.com.vn
Category : Khoa Học

Liên kết:XSTD