Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Cần xử lý hành vi tụ tập đông người trái pháp luật – Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang

Đăng ngày 12 March, 2023 bởi admin

Thứ ba – 18/05/2021 08:42

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 ghi nhận: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”. Thực tế hiện nay, quyền được biểu tình mới chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp mà chưa được điều chỉnh bằng Luật Biểu tình như để đảm bảo trật tự an toàn xã hội, pháp luật Việt Nam cũng đã có những văn bản pháp quy điều chỉnh hành vi “tập trung đông người tại nơi công cộng”, cụ thể là Nghị định 38/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 của Chính phủ quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng và Thông tư 09/2005/TT-BCA ngày 5/9/2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định 38/2005/NĐ-CP của Chính phủ.

Tại Điều 7, Nghị định 38/2005/NĐ-CP quy định: “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với UBND có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị – xã hội tổ chức”. Theo Nghị định này, hoạt động tập trung đông người ở nơi công cộng là những trường hợp tổ chức tập trung từ 5 người trở lên; đồng thời quy định rõ về những hành vi vi phạm khi tập trung đông người ở nơi công cộng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân chưa nắm bắt quy định của pháp luật, dẫn đến vi phạm, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Vì vậy, các trường hợp không tuân thủ các quy định của pháp luật nêu trên, sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tính chất, mức độ vi phạm. Cụ thể như sau:

– Xử lý vi phạm hành chính: Căn cứ Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ (quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình), hành vi vi phạm trật tự công cộng sẽ bị phạt tiền. Mức phạt thấp nhất là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng đối với hành vi gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ… Mức phạt cao nhất là phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng đối với hành vi gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ.

– Truy cứu trách nhiệm hình sự: Người nào gây rối trật tự công cộng ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này, hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318, Bộ luật Hình sự năm 2015). Theo đó, chủ thể thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 5 – 50 triệu đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm, hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Trường hợp phạm tội có tổ chức; dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng; xúi giục người khác gây rối; hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng…, có thể bị phạt tù từ  2 – 7 năm.

Nếu người nào vi phạm về tội chống người thi hành công vụ thì sẻ xử lý hình sự  (Điều 330, Bộ luật Hình sự năm 2015) với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm; tội bạo loạn (Điều 112, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung 2017) với khung hình phạt tù từ 12 – 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với người tổ chức, người thực hiện đắc lực gây hậu quả nghiêm trọng; tội phá rối an ninh (Điều 118, Bộ luật Hình sự năm 2015) với hình phạt tù mức cao nhất là 15 năm.

Kế thừa các quy định của Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998, Điều 6 của Luật khiếu nại năm 2011 đã đưa ra 9 hành vi bị nghiêm cấm. Cụ thể là: cản trở, gây phiền hà cho người thực hiện quyền khiếu nại; đe doạ, trả thù, trù dập người khiếu nại; thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại; không giải quyết khiếu nại; làm sai lệch các thông tin, tài liệu, hồ sơ vụ việc khiếu nại; cố ý giải quyết khiếu nại trái pháp luật; ra quyết định giải quyết khiếu nại không bằng hình thức quyết định; bao che cho người bị khiếu nại; can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết khiếu nại; cố tình khiếu nại sai sự thật; kích động, xúi giục, cưỡng ép, dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo người khác tập trung đông người khiếu nại, gây rối an ninh trật tự công cộng; lợi dụng việc khiếu nại để tuyên truyền chống Nhà nước, xâm phạm lợi ích của Nhà nước; xuyên tạc, vu khống, đe dọa, xúc phạm uy tín, danh dự của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm giải quyết khiếu nại, người thi hành nhiệm vụ, công vụ khác; vi phạm quy chế tiếp công dân; vi phạm các quy định khác của pháp luật về khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

Từ đó cho thấy, ở Việt Nam, quyền con người và quyền công dân không chỉ được quy định trong Hiến pháp, pháp luật, mà còn được thực thi trong thực tế. Do vậy, người dân cần nâng cao ý thức cảnh giác trước những lời xúi giục của một số đối tượng xấu, không để kẻ xấu lợi dụng lôi kéo, tập trung đông người trái pháp luật, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình yên của mọi người và của chính bản thân mình. Đối với chính quyền địa phương, nhất là ngành Công an cần tập trung chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn hoạt động tuyên truyền kích động tụ tập đông người trái pháp luật.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Công Cộng