Networks Business Online Việt Nam & International VH2

Giáo án Ngữ văn 8 – Tiết 42: Văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000

Đăng ngày 11 September, 2022 bởi admin

Bạn đang xem tài liệu “Giáo án Ngữ văn 8 – Tiết 42: Văn bản: Thông tin về ngày trái đất năm 2000”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

BÀI DỰ THI DẠY HỌC TÍCH HỢP
Tiết : 42 Văn bản: THÔNG TIN VỀ NGÀY TRÁI ĐẤT NĂM 2000
 A. mục tiêu bài dạy. 
 1. Kiến thức: - Thấy được tác hại, mặt trái của việc sử dụng bao bì ni lông, tự mình hạn chế sử dụng bao ni lông và vận động mọi người cùng thực hiện khi có điều kiện.
 - Thấy được tính thuyết phục trong cách thuyết minh về tác hại của việc sử dụng bao ni lông cũng như tính hợp lí của những kiến nghị mà văn bản đề xuất.
 2. Kĩ năng:- Rèn luyện kĩ năng đọc, tìm hiểu và phân tích một văn bản nhật dụng dưới dạng văn bản thuyết minh một vấn đề khoa học, có yếu tố lập luận chặt chẽ và dẫn chứng thuyết phục.
 - Tích hợp : Văn bản nhật dụng, cuộc sống và môn hóa học.
 3. Thái độ: Giáo dục các em có ý thức bảo, giữ gìn vệ môi trường sống trong sạch, ý thức tuyên truyền hạn vận động mọi người có hiểu biết và có hành động cụ thể để hưởng ứng Ngày Trái Đất: Một ngày không sử dụng bao bì ni lông.
B. Chuẩn bị .
 - GV: nghiên cứu sgk, tài liệu tham khảo, soạn bài, các hình ảnh ,máy tính, máy chiếu phục vụ cho bài dạy.
 - Học sinh đọc văn bản và chuẩn bị theo câu hỏi của sgk, sưu tầm tranh ảnh, vẽ tranh với đề tài " Một ngày không sử dụng bao bì ni lông"
C. Nội dung và tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp.
 2. Bài cũ. 
 ? Những thu hoạch của em sau khi ôn tập truyện kí Việt nam.
 ? Em hiểu gì về văn bản nhật dụng, văn bản nhật dụng có thể sử dụng các phương thức biểu đạt nào.
Bài mới : Gv giới thiệu.
 Chúng ta đã biết ngày 22 tháng 4 hằng năm được gọi là ngày Trái Đất. Đã có 141 tổ chức và quốc gia tham gia ngày hoạt động này. Năm 2000, Việt Nam là nước tham gia đầu tiên, và chúng ta được biết chủ đề liên quan đến môi trường nóng bỏng nhất của năm của năm là " Một ngày không sử dụng bao bì ni lông". Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu vì sao Ngày Trái Đất năm 2000 lại có tên như vậy.
Hoạt động của thầy và trò
Gv : Nêu yêu cầu đọc
? Hãy nêu cách chia đoạn của em.
? Kiểu văn bản nào, vì sao.
? Tính nhật dụng của văn bản thuyết minh này biểu hiện ở vấn đề xã hội nào mà nó muốn đề cập.
? Phương thức biểu đạt ở văn bản này có gì khác.
? Phần mở đầu nhằm thuyết minh cho sự kiện nào.
? Ngày Trái Đất được khởi xướng nhằm mục đích gì? Vì sao có nhiều nước tham gia.
? Thuyết minh sự kiện đó bằng cách nào.
? Từ đó em thu nhận được những nội dung nào trong phần mở đầu.
? Vì sao Việt Nam tham gia Ngày Trái Đất lại lấy chủ đề “ Một ngày không sử dụng bao ni lông.”
? Liên hệ việc vứt bao bì ni lông nơi em đang sống.
Nội dung bài học
I. Tìm hiểu chung văn bản.
1. Hoàn cảnh ra đời. - Văn bản được soạn thảo dựa trên bức thông điệp của 13 cơ quan nhà nước và tổ chức phi chính phủ, phát đi ngày 22/ 4 / 2000 nhân lần đầu Việt nam tham gia ngày Trái Đất.
1. Đọc và tìm hiểu chú thích.- Hs đọc văn bản
- Chú thích : sgk
2. Bố cục: 3 phần
 - Từ đầu -> ni lông : Trình bày nguyên nhân sự ra đời của bức thông điệp.
 - Tiếp -> môi trường : Phân tích tác hại và giải pháp.
 - Còn lại: Ba câu cuối : Kết luận- kêu gọi mọi người hãy bảo vệ môi trường Trái đất 
3. Kiểu văn bản.
- văn bản nhật dụng thuyết minh về một vấn đề khoa học.
- Vấn đề bảo vệ sự trong sạch môi trường Trái Đất- 
Một vấn đề thời sự đang đặt ra trong xã hội thời hiện đại.
* Phương thức : Nghị luận + Thuyết minh 
( Nhằm cung cầp cho mọi người những căn cứ rõ ràng về tác hại của việc dùng bao bì ni lông và hạn chế việc sử dụng chúng)
II. Phân tích.
1. Thông báo về ngày Trái đất.
- Ngày 22 tháng 4 hàng năm được gọi là Ngày Trái Đất 
- Có 141 nước tham gia
-> Mục đích: Nhằm bảo vệ môi trường. Môi trường sống của con người ngày càng bị đe dọa. Cho nên nhiều nước đã tham gia vào hoạt động tổ chức này nhằm cứu lấy Trái Đất " Ngôi nhà chung của nhân loại"
- Thuyết minh bằng các số liệu chính xác, ngắn gọn
-> - Đi từ thông tin đến khái quát - thông tin cụ thể.
 - Lời thông báo trực tiếp, ngắn gọn, nên dễ hiểu, dễ nhớ.
- Tác giả rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.Vấn đề bảo vệ môi trường rất cần thiết và được cả thế giới quan tâm.
 - Năm 2000, Việt Nam tham gia với chủ đề :
“ Một ngày không sử dụng bao ni lông" Việt 
-> Ở Việt nam, bao bì ni lông được sử dụng với số lượng lớn: mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông. Điều đáng lo ngại là chúng chỉ được thu gom một phần nhỏ còn lại phần lớn đang bị vứt bừa bài ra khắp nơi công cộng, ao, hồ, sông ngòi.
- Học sinh liên hệ việc sử dụng bao bì ni lông và 
? Theo các nhà khoa học, vì sao bao bì ni lông có thể gây nguy hại cho môi trường.
? Vậy Pla-tíc là chất gì.( tích hợp môn hóa học)
Hs: quan sát sgk và tranh ( Gv chiếu tranh trên màn hình) và nôi dung ở sách giáo khoa về tác hại của bao bì ni lông - Thảo luận theo nhóm theo các nội dung sau:
- Nhóm 1: Bao bì ni lông lẫn vào đất gây ra những tác hại gì.
- Nhóm 2: Bao bì ni lông vứt bừa bãi ra môi trường dẫn đến những tác hại nào.
- Nhóm 3: sử dụng bao bì ni lông màu có tác hại gì.
- Nhóm 4: đốt bào bì ni lông ảnh hưởng như thế nào đến môi trường.
? Qua nội dung thảo luận của các nhóm, em thấy bao bì ni lông có tác hại như thế nào.
? Đoạn văn tác giả đã thuyết minh bằng phương pháp nào, tác dụng.
Ví dụ : Học sinh quan sát màn hình - Miền bắc nước Mĩ mỗi năm có 400.000 tấn pô-li-ê-ti-len được chôn lấp.-> mất diện tích
- Mê hi cô: Cá chết ở sông hồ do nuốt ni lông và hộp nhựa vứt xuống hồ.
- Tại vườn quốc gia Lô-bê ( ấn Độ) 90 con thú đã chết do nuốt phải bao ni lông.
- Hằng năm trên thế giới có gần 100.000 chim thú chết do nuốt phải bao ni lông.
? Đọc thầm đoạn văn tiếp và cho biết việc xử lí bao ni lông hiện nay ở nước ta và trên thế giới có những biện pháp nào. Nhận xét mặt hạn chế của những biện pháp đó.
? Trước hiểm họa của việc sử dụng bao bì ni lông, văn bản đưa ra những biện pháp hạn chế nào.
? Theo em các biện pháp trên có thực hiện được không.
? Muốn thực hiện được cần có thêm điều kiện gì.
? Các biện pháp đó đã triệt để chưa, đã giải quyết tận gốc chưa, vì sao.
? Hãy liên hệ việc sử dụng bao ni lông của bản thân và gia đình.
Vd : 1 hộ sử dụng 1 ngày - 1 ngày cả nước có tới 25 triệu bao ni lông thải ra môi trường. Một năm trên 9 tỉ bao bì ni lông thải ra .
? Hiện nay đã có nhiều tổ chức tuyên truyền và phát túi thân thiện với môi trường, em có nhận xét gì việc làm đó.
- GV: giới thiệu một số hình ảnh về các hoạt động tuyên truyền của học sinh, sinh viên.
? Phần cuối văn bản có hai kiến nghị được đưa ra, đó là kiến nghị gì.
? Tại sao nhiệm vụ được nêu trước hành động cụ thể nêu sau.
? Cuối văn bản tác giả dùng kiểu câu gì, nhằm mục đích gì.
? Thảo luận nhóm ( hai em cùng bàn): giả sử thay ba từ " hãy" bằng ba từ " phải" nội dung lời kêu gọi có thay đổi không, vì sao.
? Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật.
? Học xong văn bản em hiểu biết thêm điều gì.
? Em dự định sẽ làm gì để thông tin trên đi vào đời sống, biến thành hành động cụ thể.
GV: giới thiệu một số hình ảnh về việc làm nhằm hạn chế sử dụng bao bì ni lông
? Em có biết những việc làm nào, những phong trào nào nhằm bảo vệ môi trường ở nước ta và ở địa phương em.
xử lí sau khi sử dụng ở địa phương mình.
2.Tác hại của việc dùng bao ni lông và những biện pháp hạn chế sử dụng nó.
-> Nguyên nhân cơ bản : tính không phân hủy của Pla-tíc 
- Pla-tíc: chất dẻo còn gọi chung là nhựa, là 
những vật liệu tổng hợp gồm các phân tử pô-li-me. Túi ni lông chủ yếu được sản xuất từ hạt PE( pô-li-ê-ti-len), PP( pô-li-prô-pi-len) và nhựa tái chế. Các loại túi ni lông cũng như các hạt nhựa có một đặc tính chung là không phân hủy, có nghĩa là không biến đi đâu được. Nó không bị các côn trùng và các mầm sống khác phân hủy. Nếu không bị thiêu ( đốt ) nó tồn tại từ 20 đến 500 năm.
-> Do đặc tính không phân hủy nó gây ra hàng loạt tác hại.
a. Tác hại của bao bì ni lông
 - Hs thảo luận nhóm
 - Đại diện nhóm trình bày- các nhóm nhận xét và bổ sung
+ Lẫn vào đất: - làm cản trở sự sinh trưởng của các loài thực vật.
 - Cản trở phát triển của cỏ -> Hiện tượng xói mòn ở các đồi núi.
+ Vứt xuống cống:- Làm tắc đường ống dẫn nước thải -> tăng khả năng ngập lụt...
 - Tắc hệ thống cống rãnh-> muỗi phát sinh lây truyền dịch bệnh.
+ Trôi ra biển : - Làm chết sinh vật khi nuốt phải.
 + Làm ô nhiễm thực phẩm: Bao ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm TP do chứa các kim loại như ; chì, cađini là nguyên nhân gây ung thư phổi.
+ Đốt: khí độc thải ra chất Điôxin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôm ra máu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch....
- > Bao bì ni lông có tác hại ở rất lớn đến môi trường và sức khỏe của con người
- Nghệ thuật: + liệt kê các tác hại của việc dùng bao ni lông 
+ Kết hợp phân tích ( phân tích cơ sở thực tế và khoa học của những tác hại đó ).
- > Vấn đề thuyết minh vừa mang tính thực tiễn, mang tính khoa học sáng rõ, ngắn gọn nên dễ hiểu, dễ nhớ.
- Tác hại của bao bì ni lông:
+ Làm ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường
+ Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
+ Làm mất vẻ đẹp mĩ quan
GV: Trong văn bản tác giả đã thống kê sự nguy hiểm của việc bao bì ni lông bừa bãi theo các mức độ:
- lẫn vào đất dẫn đến cản trở quá trình sinh trưởng các loài thực vật, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đến hiện tượng xói mòn.
- Vứt xuống cống làm tắc đường dẫn nước thải, gây lụt lội, gây ra muỗi nhiều, lây truyền dịch bệnh.
- Trôi ra biển làm chết sinh vật khi nuốt phải.
Ba hiện tượng trên mới chỉ ảnh hưởng đến môi trường. Còn trường hợp bao bì ni lông màu đựng thực phẩm thì trực tiếp làm ô nhiễm thực phẩm, gây tác hại cho não và ung thư phổi. Ở đây tác giả nhấn mạnh bằng hai chữ " Đặc biệt". Để gây ấn tượng mạnh hơn, tác giả cò sử dụng cụm từ " Nguy hiểm nhất"đẻ nói về khí độc thải ra khi đốt bao bì ni lông. Tác hại của bao bì ni lông không chỉ gây ra hai bệnh, mà là một loạt: " ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra máu, ảnh hưởng các tuyến nội tiết, giảm khả nawg miễn dịch, gây rối loạn chức năng". Và càng cực kì nguy hiểm khi gay ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh. Điều này là gánh nặng và đau khổ lâu dài cho gia đình và xã hội.
- Liên hệ thực tế : Hiện tượng về ô nhiễm môi trường ở địa phương do bao bì ni lông gây ra
( chợ Đồng Hới, bãi biển Nhật lệ, bãi biển Bảo Ninh)
Ví dụ:- Thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 5 triệu túi ni lông/ 1 ngày, tương đương khoảng 35 tấn.
- Qua khảo sát mới chỉ có 7% người dân mang theo túi khi đi chợ.
- Vứt bừa bãi xuống các nguồn nước, thu gom vào thùng rác công cộng, trên mặt đường, vườn hoa, chợ, nơi công cộng.
- Đốt: thải ra chất Đi-ô-xin -> ảnh hưởng đến sức khỏe
- Tái chế: gặp nhiều khó khăn
-> Việc xử lí bao bì ni lông hiện nay vẫn là một vấn đề phức tạp và chưa triệt để. Trong khi chưa hoàn toàn loại bỏ được bao bì ni lông, chưa có giải pháp thay thế có tính thực tiễn khả thi cao thì chỉ có thể đề ra biện pháp hạn chế việc dùng bao bì ni lông.
Vd: Chôn lấp : Khu vực Nam Sơn ( Sóc Sơn) hằng ngày tiếp nhận 1000 tấn rác thải, trong đó có 10-15 tấn là nhựa ni lông -> Việc chôn lấp gặp nhiều bất tiện gây nên những tác hại nói trên.
b. Biện pháp
- Thay đổi thói quen sử dụng bao ni lông 
-> Cùng nhau giảm thiểu chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lại.
- Không sử dụng khi không cần thiết.
- Thay thế bằng chất liệu khác thân thiện với môi trường: như loại túi làmbằng chất liệu giấy giấy hoặc lá ...
- Tuyên truyền gia đình và cộng đồng về tác hại của bao bì ni lông.
 - Các biện pháp trên là hợp lí, có khả năng thực thi vì nó tác động vào ý thức của người sử dụng
- ý thức của mọi người.
- Vẫn chưa giải quyết triệt để, tận gốc. Tốt nhất là không sản xuất loại bao bì này.
- Hs trình bày việc sử dụng bao bì ni lông của bản thân và của gia đình
- Nhiều tổ chức: học sinh, sinh viên, phụ nữ...đã có những việc làm tích cực để giảm việc sử dụng bao bì ni lông. Đó là những việc làm rất cần thiết và cần được biểu dương
- Học sinh quan sát tranh và nêu nhận xét về những việc làm đó.
3. Kiến nghị về việc bảo vệ môi trường.
- Nhiệm vụ to lớn của chúng ta là bảo vệ Trái Đất khỏi nguy cơ ô nhiễm.
- Hành động cụ thể của chúng ta : “ Một ngày không dùng bao ni lông”.
- > Nhấn mạnh việc bảo vệ môi trường là một việc làm lâu dài, thường xuyên, to lớn. Còn hạn chế việc dùng bao ni lông chỉ là việc làm trước mắt.
- Dùng kiểu câu cầu khiến : 
 + Hãy cùng 
 + Hãy bảo vệ
 + Hãy cùng nhau hành động
-> Khuyên bảo, yêu cầu, đề nghị mọi người hạn chế dùng bao ni lông để góp phần giữ gìn sự trong sạch của môi trường Trái Đất, nhằm bảo vệ sức khỏe của con người.
- Nội dung không thay đổi nhưng sắc thái thay đổi:
+ Hãy: vừa mang tính mệnh lênh vừa mang tinhn thuyết phục, động viên, kêu gọi -> chia sẻ sự đồng cảm với mọi người.
+ Phải: chỉ có tính mệnh lệnh -> mang tính bắt buộc.
III. Tổng kết.
1. Nghệ thuật:
- Bố cục chặt chẽ, lô gic
- Thuyết minh bằng các phương pháp: liệt kê, giải thích, phân tích
- Ngôn ngữ diễn đạt sáng rõ, chính xác, thuyết phục
- lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục
2. Nội dung:
- Tác hại của việc dùng bao ni lông và lợi ích của việc hạn chế dùng chúng.
- Hạn chế sử dụng bao bì ni lông là một hành động tích cực để góp phần bảo vệ môi trường trong sạch của Trái Đất.
* Ghi nhớ : sgk
IV. Luyện tập.
- Học sinh trình bày:
+ Em sẽ là tuyên truyền viên tích cực để tuyên truyền gia đình và mọi người xung quanh để mọi người nhận ra tác hại của bao bì ni lông, hạn chế sử dụng nó.
+ Em sẽ cùng các bạn thu gom rác để làm trong sạch môi trường sống ở nơi mình sống.
- Phong trào sinh viên tình nguyện
- Phong trào vệ sinh thôn xóm ở các địa phương
- phong trào vệ sinh môi trường ở xung quanh chợ Đồng Hới của sinh viên và học sinh, tổ thu gom rác ở bãi tắm Nhật Lệ và bãi tắm Bảo Ninh
-> Đây là những hoạt động được duy trì thường xuyên nhằm tác động vào ý thức của mọi người.
4. Củng cố - Hướng dẫn học bài : 
 - Nắm lại những nội dung cơ bản của bài học
 - Em sẽ là tuyên truyền viên tích cực để vận động mọi người hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
 - vẽ bản đồ tư duy
 - Vẽ tranh về chủ đề: tác hại của bao bì ni lông và những hoạt động tuyên truyền hạn chế sử dụng bao bì ni lông.
 - Soạn văn bản: Ôn dịch, thuốc lá.

Source: https://vh2.com.vn
Category : Trái Đất